Thiên Sứ

Giải Mã Lời Tiên Tri Của Bà Vanga

2 bài viết trong chủ đề này

Giải mã lời tiên tri của bà Vanga

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại

Vanga

I - 1 - 1/ Những điều kiện cần & đủ trong nội dung lời tiên tri.

B

à Vanga đã nói điều này và tôi biết được trong cuốn sách dịch ra tiếng Việt của Nxb CAND khoảng năm 96. Tựa sách, tôi nhớ không nhầm là: "Van Ga - nhà tiên tri vĩ đại". Sau này, một học trò của tôi là Random gửi cho tôi một bản vi tính viết về nhà tiên tri này, cũng có nội dung tương tự. Trong cuốn sách ấy, bà Vanga đã tiên tri:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại".

Hiện tượng bà Vanga được coi là một hiện tương tâm linh theo cái nhìn đương đại - còn cái nhìn đó đúng hay sai, chưa bàn - nên có thể nó không được các nhà khoa học chú ý. Nhưng - nếu xét về góc độ khoa học thì rõ ràng đây là một hiện tượng tồn tại trên thực tế khách quan. Mà theo hiểu biết của tôi thì mọi sự tồn tại khách quan đều phải coi là đối tượng nghiên cứu khoa học. Coi hiện tượng bà Vanga là "tâm linh huyền bí" chỉ là một cách giải thích, do sự bất lực của trí tuệ, khí con người không hiểu được, không có phương tiện nào tìm hiểu được cơ chế và những mối liên hệ hình thành hiện tượng đó. Sự chứng nghiệm những lời tiên tri của bà Vanga đã xác minh tính chính xác của nó với những sự việc đã xảy ra sau lời tiên tri - cho dù được giải thích như thế nào. Bởi vậy, chính thực tế khách quan này là cơ sở khoa học để giải mã lời tiên tri của bà Vanga.

Lời tiên tri của bà đã xác định:

Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại"

Có hai khả năng xảy ra cho lời tiên tri này - vì nó chưa chứng nghiệm - là ĐúngSai

Nếu thời gian trôi qua quá nhiều thế hệ trong tương lai mà không hề thấy sự chứng nghiệm thì có thể cho rằng lời tiên tri này sai. Nhưng chuyện đó chưa xảy ra, nên không thể kết luận là sai, là không có cơ sở khoa học...vv....Khả năng thứ hai được đặt ra là lời tiên tri của bà Vanga đúng. Bởi vậy, tôi hoàn toàn có cơ sở để đặt một giả thuyết cho đây là một lời tiên tri đúng và sẽ xảy ra cho tương lai.

Trên cơ sở giả thuyết này, tôi đi tìm đáp số cho lời tiên tri của bà.

Phân tích lời tiên tri trên, chúng ta thấy có những yếu tố cấu thành

nội dung cần xem xét là:

* Một lý thuyết

* Một lý thuyết cổ xưa.

* Lý thuyết đó quay trở lại với tri thức nhân loại trong tương lai.

* Khái niệm "nhân loại" cho thấy sự bao trùm của lý thuyết đó trong phạm trù nhân loại.

Chúng ta lần lượt xem xét những yếu tố cần cấu thành trong nội dung lời tiên tri trên và đó cũng là những yếu tố cần và đủ để đi tìm hệ thống lý thuyết này. Chúng ta nhận thấy rằng:

a/

Điều kiện của nội dung khái niệm "lý thuyết" trong lời tiên tri.

Với khái niệm "Lý thuyết" thì nó phải là một hệ thống những nhận thức vũ trụ, thiên nhiên, xã hội cuộc sống và con người , có tính nhất quán, hoàn chỉnh, vừa thỏa mãn những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và phải tương thích để lý giải được các quan niệm tôn giáo với mọi vấn đề minh triết về xã hội, cuộc sống và con người.

b/

Điều kiện nội dung của một lý thuyết để có thể quay trở lại với "nhân loại" trong "tương lai"

Tất nhiên không cần phần tích, chúng ta cũng xác định ngay rằng: Với nội dung lời tiên tri thì sự quay trở lại chỉ có trong tương lai. Chính những đoạn tiếp theo trong bản văn của cuốn sách "Vanga - Nhà tiên tri vĩ đại" thì đoạn tiếp theo lời tiên tri trên chứng tỏ điều này, là:

Hỏi:

- Bao giờ lý thuyết đó quay trở lại?

Trả lời:

- Còn lâu lắm......(Có dị bản chép thêm là:"Khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt").

Nhưng chúng ta đều biết rằng: Tương lai nhân loại còn tiếp tục phát triển với sự tồn tại, phát sinh của các tôn giáo, tín ngưỡng và cả những tri thức khoa học được công nhận tính chân lý trong hiện tai cộng với tất cả những tri thức khoa học phát triển trong tương lai.

Hay nói rõ hơn: Nền văn minh nhân loại còn tiếp tục phát triển trong tương lai, nhưng vẫn phải thừa nhận tính vượt trội với sự tương thích của Lý thuyết này trong văn minh tương lai của nhân loại. Có nghĩa là lý thuyết này phải thỏa mãn và giải thích được cả niềm tin tôn giáo và những tri thức khoa học đã khám phá được trong hiện tại và cả những bí ẩn của vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống, xã hội và con người trong tương lai - theo tiêu chí khoa học. Tôi nhắc lại để nhấn mạnh là: Trong văn minh tương lai của nhân loại.

Hay nói một cách khác: Nó phải là một lý thuyết mà riêng trí thức khoa học trong tương lai phải thừa nhận tính vượt trội của nó - chưa nói đến sự chấp nhận của cả các tôn giáo và tín ngưỡng. Để thỏa mãn điều kiện này thì Lý thuyết đó phải chính là "Lý thuyết thống nhất vũ trụ". Vì chỉ có một lý thuyết thống nhất mới đủ khả năng tương thích mang tính bao trùm khái niệm "nhân loại"

c/ Điều kiện khái niệm "Lý thuyết cổ xưa".

Trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại nhận thức được hiện nay - trên cơ sở các văn bản cổ xưa trên mọi chất liệu tìm thấy được - Từ viết trên giấy Papyrus của Ai Cập cổ đại, trên đất sét của nền văn minh Ba Tư, các bộ kinh tôn giáo của Ấn Độ, Do Thái giáo...vv....cho đến cuốn sách mới xuất bản ngày hôm nay - khi tôi đang gõ hàng chữ này - thì chưa có một hệ thống lý thuyết cổ xưa nào - Cho dù hiểu nghĩa cổ xưa là ngày hôm qua -
đủ tư cách để quay trở lại với nhân loại trong tương lai - theo đúng nghĩa của nó với tư cách là một lý thuyết có hệ thống và thỏa mãn điều kiện "a/" và "b/" đã phân tích ở trên. Nếu chúng ta coi hệ thống kinh điển trong cả các tôn giáo là những lý thuyết cổ xưa thì chính nó đang hiện hữu và không cần thiết phải "quay lại với nhân loại" - và - nó không thỏa mãn cho sự tương thích với tri thức khoa học ngay bây giờ, chứ không nói đến tương lai. Tức là mâu thuẫn với yếu tố trên (a/) và "b/" đã phân tích. Như vậy, chúng ta có đủ cơ sở để loại tất cả hệ thống lý thuyết tôn giáo ra khỏi danh sách ứng cử viên "Lý thuyết cổ xưa" có khả năng quay trở lại với nhân loại. Bây giờ chúng ta xét đến những hệ thống lý thuyết phi tôn giáo khác - thì - nếu một hệ thống Lý thuyết thỏa mãn tính minh triết liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội học thì không thỏa mãn tri thức khoa học liên quan đến một số các phạm trù nghiên cứu của khoa học tự nhiên (Tôi bao gồm luôn cả những hệ thống lý thuyết mới xuất hiện ngày hôm qua vào khái niệm cổ xưa cho nó mang tính rộng rãi). Nhưng chính khái niệm "cổ xưa" , nên nó phải đã từng tồn tại trong lịch sử nhận thức được của quá trình lịch sử phát triển văn minh nhân loại.

Hay nói cách khác:

Về phương diện lịch sử - vì là một lý thuyết cổ xưa - nên nó phải đang tồn tại trên thực tế hiện đại dưới dạng nào đó từ một quá khứ xa xăm - mà tri thức nhân loại chưa phát hiện được, nhưng thừa nhận những giá trị của nó đã tồn tại trong quá khứ.

d/ Phạm trù nhân loại.

Khái nhiện nhân loại chó thấy lý thuyết này phải được công nhận rộng rãi ở mọi sinh hoạt xã hội của loài người và tri thức liên quan. Hay nói rõ hơn:

Nó phải là một lý thuyết thống nhất để phù hợp với các yếu tố đã phân tích: a/ b/ c/.

Lý thuyết đó là lý thuyết nào trong suốt lịch sử văn minh nhân loại thỏa mãn những điều kiện trên?

I - 1 - 2/ Thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự tương thích với nội dung lời tiên tri.

Nhưng văn minh phương Đông tồn tại một hệ phương pháp luận rời rạc, mâu thuẫn cục bộ giữa các mảng kiến thức liên quan đến một lý thuyết gọi là Thuyết Âm Dương Ngũ hành, vốn được coi là có cội nguồn xuất xứ từ văn minh Hán. Hệ thống phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành này đã bị chính các nhà khoa học của đất nước - vốn được coi là cội nguồn của nó - phản bác và đòi xóa bỏ (*1). Ngay cả các tri thức khoa học hiện đại đã cất công tìm hiểu cũng không giải thích được và đành phải coi là một sự huyền bí vĩ đại(*2).

Tôi luôn quan niệm cho rằng:

"Người ta không thể tìm một cái đúng từ một cái sai. Mà chỉ có thể phát hiện ra cái sai từ một cái đúng" Các bạn đang xem bài viết này, có thể bỏ qua câu này hoặc công nhận, tôi không quan tâm tranh luận về quan niệm này của tôi.

Bởi vậy, mặc dù những cố gắng của tri thức khoa học hiện đại - cho đến lúc này và còn có thể trong tương lai dài hơn, như lời tiên tri đã nói - chưa khám phá được những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền bí; nhưng họ vẫn phải ngạc nhiên và thừa nhận tính hiệu quả của các phương pháp ứng dụng trên cơ sở phương pháp luận của một hệ thống lý thuyết có vẻ rất mơ hồ liên quan đến nó . Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tôi có thể dẫn chứng ra đây những phương pháp ứng dụng mang tính phổ biến đã tồn tại khách quan trong lịch sử văn minh Đông phương - được đông đảo người đủ mọi tầng lớp trong xã hội Đông phương biết đến (Dù nhìn nhận nó với quan điểm nào) - mang dấu ấn phương pháp luận của hệ thống lý thuyết rất mơ hồ này, là:

a/ Khoa chiêm tinh Tử Vi.

Phương pháp này dựa trên cơ sở ngày tháng năm sinh của một con người để dự đoán một cách chính xác có hiệu quả những hành vi của người đó trong tương lai. Phương pháp coi Tử Vi hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học. Trong phương pháp luận của khoa Tử Vi hoàn toàn sử dụng những khái niệm và cơ sở lý luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mà trong đó tất cả các đại lượng của môn này - gọi là các sao - đều được phân loại theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

b/ Phong thủy Đông phương

c/ Đông y.

Đây là phương pháp chẩn trị bệnh chủ yếu bằng các loại y dược được lấy trực tiếp từ thiên nhiên. Sự bào chế thuộc từ các dược liệu này thành các loại thuốc viên rất hạn chế và cũng chỉ là sự chế tác đôn giản.

* Bí ẩn trong phương pháp chẩn bệnh:

Nhưng để chẩn trị bệnh và khám bệnh bệnh thì rất đáng chú ý vì phương pháp tiếp cận bệnh vô cùng bí ẩn - ít nhất với phương pháp phổ biến của y học hiện đại.

Nếu y học hiện đại dùng các phương tiện tối tân như máy soi Xquang thì để chẩn trị bệnh trong Đông y, thày thuốc dùng phương pháp gọi là "bắt mạch". Trong phương pháp này thày thuốc trong Đông Y dùng ngón tay cái đặt lên động mạch ở cổ tay, dưới ngón trỏ của bệnh nhân. Căn cứ vào mạch đập của bệnh nhân, thày thuốc Đông y xác định chính xác bệnh tật và căn cứ vào bệnh được xác định theo phương pháp nói trên để bốc thuốc.

Cha tôi là Nguyễn Văn Thành - tức Trần Quang Hy - một trong những tứ trụ Đông y dược Việt; Thông gia với dưỡng phụ của tôi là Trung Y sĩ Quan Bồi Thiên, nổi tiếng một thời ở Hanoi. Anh rể tôi là bác sĩ Quan Đông Hoa - Chủ nhiệm khoa Đông y ở Đại học Y khoa Cần Thơ. Bác ruột tôi là Nguyễn Văn Nghị phó Chủ tịch Hội Đông Y Quốc tế. Cho nên - mặc dù không theo nghề - nhưng từ nhỏ, tôi đã chứng kiến những tri thức kỳ lạ của phương pháp chẩn bệnh mà một thời sự phổ biến của nó khiến nó trở thành bình thường trong con mắt thế nhân.

Vấn đề được đặt ra là: Cơ chế nào để các Đông Y sĩ căn cứ vào mạch đập ở cổ tay liên quan đến tình trạng bệnh tật của các bộ phận trong cơ thể? Mặc dù đó là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả và lưu truyền từ hàng ngàn năm nay trong xã hội Đông phương còn đầy huyền bí trong tri thức khoa học hiện đại?

* Bí ẩn của các huyệt vị và Kinh Lạc

Vào năm 1967, các nhà khoa học Pháp đã làm thí nghiệm cho các chất đồng vị phóng xạ vào các huyệt theo phương pháp Đông y. Sau đó dùng tia phóng xạ chiếu vào cơ thể người thí nghiệm để kiểm tra. Họ đã xác định một hệ thống vận động hoàn toàn trùng khớp với các đường Kinh Lạc miêu tả của Đông Y trong cơ thể người. Những máy tìm huyệt - theo Đông y - được sáng chế vào giữa những năm 1970 đã chứng tỏ sự tồn tại của những huyệt vị trên cơ thể người. Tuy nhiên, tri thức khoa học hiện đại chưa tìm hiểu được bản chất của "Khí" là một khái niệm miêu tả sự tồn tại của một dạng vật chất tương tác cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể thông qua các đường Kinh Lạc đã được thừa nhận. Có thể nói rằng: Chính những kết luận về khí sau khi tổng hợp tất cả các ứng dụng về tính tương tác và bản chất hiện tượng , là điều kiện đầu tiên (tất nhiên còn kết hợp với nhiều phát hiện khác) để tôi xác định rằng: "Không thể có Hạt của Chúa" - Tuy nhiên, tôi không có thời gian và điều kiện để diễn giải.Ít nhất là lúc này.)

Như vậy, tôi đã trình bày về những bí ẩn của Đông y, mà đôi khi vì tính phổ biến trong ứng dụng làm người ta thấy bình thường những hiện tượng đó với cái nhìn của người Đông phương. Và khi nền văn minh Đông Tây giao lưu thì lại cho rằng đó là những sự huyền bí và cực đoan hơn, không ít các nhà khoa học - ngay cả Trung Quốc - phủ nhận Đông y và cho là "Không có cơ sở khoa học".

Nhưng mọi việc chưa dừng ở đây: Đông y nói riêng và tất cả các phương pháp ứng dụng các bộ môn khác baon trùm mọi lĩnh vực trong cuộc sống, sinh hoạt và xã hội đều có một hệ thống phương pháp luận của nó.

* Phương pháp luận Đông y

Một cuốn sách nổi tiếng, đứng đầu trong tất cả những cuốn sách mang tính lý luận của Đông y chính là cuốn Hoàng Đế Nội kinh tố vấn. Nền văn minh Hán coi đó là một trong Tứ đại kỳ thư của họ (*/3).Trong cuốn sách này, cơ sở phương pháp luận của Đông y chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Kết luận:

Qua những sự phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng: Với giả thuyết lời tiên tri của bà Vanga đúng thì duy nhất có thuyết Âm Dương Ngũ hành phù hợp với lời tiên tri của bà và đó chính là Lý thuyết thống nhất mà những nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước. Nhưng tất nhiên nó thuộc về Việt sử 5000 năm văn hiến - bắt đầu từ thời Hùng Vương dựng nước:

Nước Văn Lang, Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải - một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử.

Không thể có một lý thuyết nào dù xuất phát từ cái đầu tự kỷ ám thị , hay từ một bộ óc vĩ đại lại không có lịch sử của nó.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cảm ơn thầy về bài viết này! Bài viết có những thông tin rất hay và hữu ích

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay