Posted 11 Tháng 8, 2011 HOÀNG ĐẾ NỘI KINH LINH KHUTOÀN TẬPTHƯỜNG HỶ LÊ NIÊNBiên soạn***Song ngữ( Việt – Hán)***黄帝内经灵枢***MỤC LỤCTHIÊN 01: CỬU CHÂM THẬP NHỊ NGUYÊNTHIÊN 02: BẢN DUTHIÊN 03: TIỂU CHÂM GIẢITHIÊN 04: TÀ KHÍ TẠNG PHỦ BỆNH HÌNHTHIÊN 05: CĂN KẾTTHIÊN 06: THỌ YẾU CƯƠNG NHUTHIÊN 07: QUAN CHÂMTHIÊN 08: BẢN THẦNTHIÊN 09: CHUNG THỈTHIÊN 10: KINH MẠCHTHIÊN 11: KINH BIỆTTHIÊN 12: KINH THỦYTHIÊN 13: KINH CÂNTHIÊN 14: CỐT ĐỘTHIÊN 15: NGŨ THẬP DOANHTHIÊN 16: DOANH KHÍTHIÊN 17: MẠCH ĐỘTHIÊN 18: DOANH VỆ SINH HỘITHIÊN 19: TỨ THỜI KHÍTHIÊN 20: NGŨ TÀTHIÊN 21: HÀN NHIỆT BỆNHTHIÊN 22: ĐIÊN CUỒNGTHIÊN 23: NHIỆT BỆNHTHIÊN 24: QUYẾT BỆNHTHIÊN 25: BỆNH BẢNTHIÊN 26: TẠP BỆNHTHIÊN 27: CHU TÝTHIÊN 28: KHẨU VẤNTHIÊN 29: SƯ TRUYỀNTHIÊN 30: QUYẾT KHÍTHIÊN 31: TRƯỜNG VỊTHIÊN 32: BÌNH NHÂN TUYỆT CỐCTHIÊN 33: HẢI LUẬNTHIÊN 34: NGŨ LOẠNTHIÊN 35: TRƯỚNG LUẬNTHIÊN 36: NGŨ LUNG TÂN DỊCH BIỆT LUẬNTHIÊN 37: NGŨ DUYỆT NGŨ SỨTHIÊN 39: HUYẾT LẠC LUẬNTHIÊN 40: ÂM DƯƠNG THANH TRỌC LUẬNTHIÊN 41: ÂM DƯƠNG HỆ NHẬT NGUYỆT LUẬNTHIÊN 42: BỆNH TRUYỀNTHIÊN 43: DÂM TÀ PHÁT MỘNGTHIÊN 44: THUẬN KHÍ NHẤT NHẬT PHÂN VI TỨ THỜITHIÊN 45: NGOẠI SỦYTHIÊN 46: NGŨ BIẾNTHIÊN 47: BẢN TẠNGTHIÊN 48: CẤM PHỤCTHIÊN 49: NGŨ SẮCTHIÊN 50: LUẬN DŨNGTHIÊN 51: BỐI DUTHIÊN 52: VỆ KHÍTHIÊN 53: LUẬN THỐNG THIÊN 54: THIÊN NIÊNTHIÊN 55: NGHỊCH THUẬN THIÊN 56: NGŨ VỊTHIÊN 57: THỦY TRƯỚNG THIÊN 58: TẶC PHONGTHIÊN 59: VỆ KHÍ THẤT THƯỜNGTHIÊN 60: NGỌC BẢN THIÊN 61: NGŨ CẤM THIÊN 62: ĐỘNG DUTHIÊN 63: NGŨ VỊ LUẬN THIÊN 64: ÂM DƯƠNG NHỊ THẬP NGŨ NHÂN THIÊN 65: NGŨ ÂM NGŨ VỊTHIÊN 66: BÁCH BỆNH THỈ SINHTHIÊN 67: HÀNH CHÂMTHIÊN 68: THƯỢNG CÁCH THIÊN 69: ƯU KHUỂ VÔ NGÔN THIÊN 70: HÀN NHIỆT THIÊN 71: TÀ KHÁCH THIÊN 72: THÔNG THIÊNTHIÊN 73: QUAN NĂNG THIÊN 74: LUẬN TẬT CHẨN XÍCH THIÊN 75: THÍCH TIẾT CHÂN TÀTHIÊN 76: VỆ KHÍ HÀNHTHIÊN 77 : CỬU CUNG BÁT PHONG THIÊN 78: CỬU CHÂM LUẬN THIÊN 79: TUẾ LỘ LUẬNTHIÊN 80: ĐẠI HOẶC LUẬN THIÊN 81: UNG THƯ***目 录九鍼十二原第一 本輸第二 小鍼解第三 邪氣藏府病形第四 根結第五 壽夭剛柔第六 官鍼第七 本神第八 終始第九 經脈第十 經別第十一 經水第十二 經筋第十三 骨度第十四 五十營第十五 營氣第十六 脈度第十七 營衛生會第十八 四時氣第十九 五邪第二十 寒熱病第二十一 癩狂病第二十二 熱病第二十三 厥病第二十四 病本第二十五 雜病第二十六 周痺第二十七 口問第二十八 師傳第二十九 決氣第三十 腸胃第三十一 平人絕穀第三十二 海論第三十三 五亂第三十四 脹論第三十五 五癃津液別第三十六 五閱五使第三十七 逆順肥瘦第三十八 血絡論第三十九 陰陽清濁第四十 陰陽繫日月第四十一 病傳第四十二 淫邪發夢第四十三 順氣一日分為四時第四十四 外揣第四十五 五變第四十六 本藏第四十七 禁服第四十八 五色第四十九 論勇第五十 背腧第五十一 衛氣第五十二 論痛第五十三 天年第五十四 逆順第五十五 五味第五十六 水脹第五十七 賊風第五十八 衛氣失常第五十九 玉版第六十 五禁第六十一 動輸第六十二 五味論第六十三 陰陽二十五人第六十四 五音五味第六十五 百病始生第六十六 行鍼第六十七 上膈第六十八 憂恚無言第六十九 寒熱第七十 邪客第七十一 通天第七十二 官能第七十三 論疾診尺第七十四 刺節真邪第七十五 衛氣行第七十六 九宮八風第七十七 九鍼論第七十八 歲露論第七十九 大惑論第八十 癰疽第八十一***THIÊN 1: CỬU CHÂM THẬP NHỊ NGUYÊNHoàng đế hỏi Kỳ Bá: “Ta xem vạn dân như con, ta nuôi dưỡng trăm họ, thu tô thuế của họ. Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật . Ta không muốn để cho họ bị uống phải độc dược, cũng không muốn dùng đá để biếm. Ta muốn dùng loại kim vi châm để thông kinh mạch cho họ, điều hòa khí huyết cho họ, làm thế nào để cho khí huyết vận hành theo nghịch hay thuận đều có chỗ hội nhau . (Những ước muốn trên) phải có cách nào có thể truyền lại cho hậu thế . Muốn truyền được ắt phải có những phương pháp rõ ràng, ắt phải đạt được kết quả cuối cùng mà không bị hủy diệt, tuy dùng lâu đời mà vẫn không bị tuyệt, dễ làm, khó quên, đáng làm khuôn mẫu có cương kỷ, tách riêng bằng những phạm vi, chương trình, phân biệt biểu và lý, có thỉ có chung . Biết được một cách cụ thể bệnh nào châm kim nào . Vậy trước hết phải viết ra quyển sách CHÂM KINH. Ta mong được nghe thầy trình bày rõ ràng hơn” .Kỳ Bá đáp : “Thần xin được theo thứ tự mà trình bày rộng ra, làm sao cho vấn đề có cương, có kỷ, bắt đầu ở Nhất và chấm dứt ở Cửu . Trước hết, Thần xin nói về (Châm) Đạo . Việc quan trọng trong khi sử dụng tiểu châm là dễ trình bày nhưng rất khó thực hành . Phương pháp vụng về là chỉ lo giữ về mặt hình thái (của bệnh), phương pháp khéo léo là phải lo lưu ý đến thần khí . Thần ư ! Thần và khách đều gặp nhau ở cửa của các kinh. chưa thấy được bệnh ở đâu, làm sao biết được nguyên gốc của bệnh? . Sự vi diệu của phép châm là ở chỗ nhanh hay chậm . Phương pháp vụng về là chỉ lo giữ lấy tứ chi, phương pháp khéo léo là lo giữ cơ . Khi nói đến cái động của cơ là ý nói người châm không được rời sự chú ý của mình đối với huyệt khí .Cơ của huyệt khí vận hành một cách thanh tĩnh, cho nên chúng ta phải chú ý một cách tinh vi . Không nên đón gặp khi nó đến, không nên rượt theo khi nó ra đi . Người biết được con đường vận hành của cơ thì không để sai sót dù là việc nhỏ bằng một sợi tóc . Người không biết con đường vận hành của cơ thì dù có đánh vào nó, nó cũng không phát ra vậy . Biết được con đường vãng lai của khí thì sẽ biết được lúc nào có thể thủ huyệt để châm . Thực là tối tăm thay không những kẻ không biết được (sự vi diệu của cơ)! . Thực là khéo léo thay người nào hiểu rõ châm ý đó . Khí vãng gọi là nghịch, khí lai gọi là thuận . Biết được sự thuận hay nghịch thì sẽ thực hành việc châm bằng con đường chính đạo, không còn thắc mắc gì nữa! .Khí nghịch mà chúng ta dùng phép đoạt, làm sao tránh khỏi sẽ gây cho khí bị hư thêm? . (Khi khí đã ra đi) mà ta rượt theo để thêm cho nó, làm sao tránh khỏi gây cho khí bị thực thêm? . Phép châm theo đúng “nghênh, tùy”, lấy ý để điều hòa nó . Được vậy thì đạo của phép châm mới tròn vẹn vậy” . Phàm khi dụng châm: hư thì áp dụng phép châm thực, mãn thì áp dụng phép châm tiết . Khi tà khí bị tích tàng lâu ngày thì phải trừ đi, khi tà khí thắng thì phải áp dụng phép châm hư . Thiên “Đại Yếu” nói rằng: Châm theo phép “chậm rồi nhanh” gọi là châm thực . Châm theo phép “nhanh rồi chậm” gọi là châm hư .Khi nói đến “thực và hư” là muốn nói đến một cái gì như “có”, như “không có” . Khi nói đến “xét sau và trước” là muốn nói đến một cái gì như “còn” như “mất” . Khi nói đến “hư và thực” là muốn nói đến một cái gì như “được”, như “mất” . Việc trị hư và thực rất quan trọng, dùng phép ‘Cửu châm’ là hay nhất, nhưng phải đợi đúng thời thích hợp cho việc bổ hoặc tả để mà châm .Khi dùng phép tả, tức là dùng phép “nghênh chi”, “nghênh chi” có nghĩa là bắt buộc kim phải được nắm cho chắc, và bên trong phải thật bén nhọn . Đợi lúc khí đến thì phải rút kim thật nhanh và án phải thật chậm, nhờ đó có thể mở được con đường dương đạo giúp cho tà khí tiết ra ngoài . Khi rút kim ra (trong phép tả) mà án huyệt, như vậy sẽ làm cho tà khí bị đẩy trở vào và chất chứa bên trong, huyết sẽ không tán được, khí sẽ không xuất được .Khi dùng phép bổ, tức là dùng phép “tùy chi” . “Tùy chi” có nghĩa là phải làm sao cho người bệnh ít bị kích thích, giống như không có chuyện gì xẩy ra, giống như đang châm, đang dừng (tiến hành thật chậm), giống như con muỗi đang đậu lên, giống như đang giữ lại, đang lấy về . Khi rút kim ra phải thật nhanh như dây đàn bị đứt, vừa làm công việc bên tả, lại lo việc bên hữu, như vậy khí sẽ bị dừng lại, cửa ngoài bị đã bị bế thì khí bên trong mới thực . Điều quan trọng là không làm cho huyết bị lưu giữ (bên trong) . Nếu huyết bị lưu giữ, phải châm xuất cho thật nhanh .Đạo giữ kim phải giữ cho vững mới thật quý, ngay thẳng như ngón tay châm thẳng xuống, không nên nghiêng tả hoặc nghiêng hữu . (Phép giữ) thần khí (phải tinh vi) chính xác như sợi lông mùa thu, phải theo dõi kỹ lưỡng tình trạng bệnh của bệnh nhân . Xét kỹ, xem kỹ huyết mạch, khi châm vào sẽ không còn lo lắng . Trong lúc vừa châm xong, việc theo dõi thần khí là quan trọng nhất, sau đó là để ý đến vệ khí (tại biểu) và tỳ khí (tại tạng phủ) . Nếu thần khí còn, chưa mất thì mới có thể đoán được bệnh sống hay chết . Huyết mạch liên lạc chiều ngang với các kinh du, phải nhìn rõ một cách sáng suốt, phải trừ bỏ nó một cách vững vàng . Tên gọi của 9 loại kim châm, mỗi loại đều có hình dáng khác nhau . Một gọi là Sàm châm, dài 1 thốn 6 phân; Hai gọi là Viên châm, dài 1 thốn 6 phân; Ba gọi là Đề châm, dài 3 thốn rưỡi; Bốn gọi là Phong châm, dài 1 thốn 6 phân; Năm gọi là Phi châm, dài 4 thốn, rộng 2 phân rưỡi; Sáu gọi là Viên lợi châm, dài 1 thốn 6 phân; Bảy gọi là Hào châm, dài 3 thốn 6 phân; Tám gọi là Trường châm, dài 7 thốn; Chín gọi là Đại châm, dài 4 thốn .Sàm châm đầu to mũi nhọn, dùng làm tiết tả dương khí . Viên châm mũi hình như quả trứng, dùng như để xoa chùi trong khoảng phận nhục, không để cho thương tổn phần cơ nhục, dùng để châm cho khí ở giữa khoảng phận nhục tiết ra . Đề châm nhọn như mũi nhọn của hạt lúa thử, chủ về việc án lên mạch không cho bị hãm vào, nhằm làm cho kim tiếp xúc được với khí . Phong châm là loại kim 3 mặt có cạnh sắc, dùng để phát tiết tà khí, trừ cố tật . Phi châm là loại kim thân và mũi nhọn như lưỡi kiếm, dùng để châm lấy mủ . Viên lợi châm to như sợi lông dài, vừa tròn vừa nhọn, giữa thân hơi to ra, dùng để châm lấy bạo khí . Hào châm mũi nhọn như mũi con muỗi, khi châm thì khí sẽ đến một cách yên tĩnh, chậm chạp và nhẹ nhàng cho nên có thể lưu kim thật lâu nhằm dưỡng chính khí và trừ được tà khí đã gây nên chứng thống tý . Trường châm mũi nhọn mà thân mỏng, có thể dùng để lấy khí tý ở xa . Đại châm hình như cây côn mũi nhọn, phần mũi nhỏ, tròn, dùng để tả thủy ở các nơi quan tiết . Cửu châm đến đây là hết” .Ôi ! khí ở tại mạch: tà khí trúng thì ở trên, trọc khí trúng thì ở giữa, thanh khí trúng thì ở dưới . Cho nên châm vào hãm mạch thì tà khí bị xuất rất, châm vào trung mạch thì trọc khí xuất ra, châm vào quá sâu thì tà khí ngược lại, trầm xuống, bệnh càng nặng hơn . Cho nên nói rằng: Bì, phu, cân, mạch, mỗi bộ phận đều có chỗ “xứ: ở” của nó, còn các bệnh đều có chỗ “tạm trú” của nó . Tất cả đều biểu hiện không giống nhau và đều có vai trò riêng của nó, không thể quy định đâu là thực đâu là hư . Nếu ta bớt đi cái “bất túc” để thêm vào cho cái:hữu dư” thì đó gọi là làm cho bệnh nặng hơn [67]. Bệnh càng nặng, nếu châm vào các du huyệt của ngũ tạng thì sẽ chết, nếu châm vào mạch của tam dương thì sẽ làm cho tình trạng suy kiệt hơn . Châm “đoạt âm” thì phải chết, châm “đoạt dương” thì sẽ cuồng . Sự hại của việc châm trị như vậy là rất đầy đủ rồi vậy .Khi châm mà khí chưa đến thì không thể kể đến bao lâu . Khi châm mà khí đã đến thì thôi, không nên châm tiếp trở lại . Phép châm có những nguyên tắc thích hợp, có những cách châm không giống nhau, có những phép châm tùy theo bệnh, đó là những điểm quan trọng của phép châm . Khi nào khí đến đó là châm có kết quả tốt . Dấu hiệu của kết quả tốt ví như gió thổi tan đám mây che, sẽ sáng tỏ như thấy được trời xanh . Đạo của việc châm như vậy là đầy đủ rồi vậy .Hoàng Đế nói: “Ta mong nghe được trình bày về nơi xuất ra của ngũ tạng, lục phủ” . Kỳ Bá đáp : “Ngũ tạng có ngũ du, ngũ ngũ là nhị thập ngũ du . Lục phủ có lục du, lục lục là tam thập lục du . Kinh mạch có thập nhị, lạc mạch có thập ngũ, tất cả là nhị thập thất khí, nhằm để (làm đường) đi lên và đi xuống .Chỗ xuất ra gọi là huyệt Tỉnh . Chỗ lưu gọi là Vinh . Chỗ chú gọi là Du . Chỗ hành gọi là Kinh . Chỗ nhập gọi là Hợp . Con đường vận hành của nhị thập thất khí đều ở ngũ du huyệt vậy .Chỗ giao nhau của tiết có tam bách lục thập ngũ (365) hội . Nếu biết được chỗ quan yếu của nó thì có thể dùng một lời nói mà hiểu được tất cả . Nếu không biết chỗ quan yếu của nó thì sẽ hiểu một cách lưu tán vô cùng . Cái gọi là tiết, chính là nơi du hành, xuất nhập của thần khí, nó không phải là cái thuộc bì, nhục, cân, cốt vậy” .Quan cái sắc, sát đôi mắt, sẽ biết được bệnh đã hết hay còn trở lại . (Người thầy thuốc) phải chuyên chú vào tâm của mình, vào bệnh hình của bệnh nhân, phải theo dõi sát tình huống động hay tĩnh của bệnh, phải luận đúng về tà phong hay chính phong . Tay mặt đẩy kim vào, tay trái nắm vững kim để giữ gìn cẩn thận, khi nào khí đến thì rút kim ra .Phàm trong phép dụng châm, trước hết nên chẩn mạch, phải xét thần khí xem tình trạng nguy kịch hay đang bình thường rồi mới trị .Khi khí của ngũ tạng bị tuyệt bên ngoài, nếu ta dùng phép châm ngược lại, sẽ làm cho bên trong thêm thực, đó gọi là nghịch quyết . Bị nghịch quyết thì phải chết, khi chết thì ở tình trạng sao động, đó là vì người dùng phép châm trị đã châm theo lối tứ mạt .Cái hại của việc châm, đó là châm trúng khí mà chưa chịu rút kim ra, như vậy sẽ làm cho tinh khí bị tiết ra ngoài, hoặc châm chưa trúng khí mà đã rút kim ra, sẽ làm cho khí huyết bị tích trệ . Tinh khí bị tiết thì bệnh sẽ nặng và suy tàn . Khí huyết bị tích trệ sẽ gây thành bệnh ung và nhọt .Ngũ tạng có lục phủ, lục phủ có thập nhị Nguyên . Thập nhị Nguyên đều xuất ra ở tứ quan . Tứ quan chủ trị ngũ tạng . Ngũ tạng có bệnh nên thủ huyệt của thập nhị Nguyên . Thập nhị Nguyên là nơi mà ngũ tạng bẩm thụ “khí vị” của 365 tiết . Ngũ tạng có bệnh phải xuất ra ở thập nhị Nguyên . Thập nhị Nguyên đều có chỗ xuất của nó . Nếu chúng ta biết rõ các Nguyên huyệt, và chúng ta thấy được những biến ứng của nó thì chúng ta sẽ biết được tình trạng bị hại (bệnh) của ngũ tạng vậy .Phế thuộc Thiếu âm trong Dương, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái uyên, có 2 huyệt . Tâm thuộc Thái dương trong dương , Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Đại Lăng, Đại Lăng có 2 huyệt . Can thuộc Thiếu dương trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Xung, Thái Xung có 2 huyệt . Tỳ thuộc Chí âm trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Bạch, Thái Bạch có 2 huyệt . Thận thuộc Thái âm trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Khê, Thái Khê có 2 huyệt . Huyệt Nguyên của Cao xuất ra ở huyệt Cưu Vĩ, Cưu Vĩ có 1 huyệt . Huyệt Nguyên của Hoang xuất ra ở huyệt Bột Ương, Bột Ương có 1 huyệt . Phàm tất cả thập nhị Nguyên chủ trị về bệnh của ngũ tạng và lục phủ vậy .Bệnh trướng thì thủ huyệt của các kinh tam Dương, bệnh tiêu chảy thì thủ các huyệt của các kinh tam Âm .Nay ngũ tạng có bệnh, thí dụ như đang có 1 cái gì cầm dính vào, như đang có 1 cái gì dơ bẩn, như đang có 1 cái gì kết tụ lại, như đang có 1 cái gì bế tắc .Cái gì “cầm dính vào” ấy, tuy dính lâu, vẫn có thể nhổ lên được, cái gì “dơ bẩn” ấy, tuy dơ lâu, vẫn có thể rửa sạch được, cái gì “kết tụ” ấy, tuy kết lâu, vẫn có thể cởi mở được, cái gì “bế tắc” ấy, tuy bế lâu, vẫn có thể khai ngòi cho thoát được .Nay nếu có người cho rằng bệnh lâu, không thể thủ huyệt để chữa trị, lời nói ấy sai . Ôi! Người khéo dụng châm, khi thủ huyệt để trị bệnh, phải giống như một người đang làm công tác “nhổ một vật đang cầm dính vào”, đang “rửa sạch một vật đang dơ bẩn”, đang “cởi mở một vật đang kết tụ”, đang “khai ngòi một vật đang bế tắc” . Bệnh tuy đã lâu, nhưng vẫn có thể trị được . Người nào bảo rằng không trị được, đó là vì họ chưa nắm được (châm) thuật mà thôi .Khi châm về nhiệt, phải như người đang thọc tay vào nước canh nóng . Khi châm về hàn, phải như có người đang bịn rịn không muốn ra đi . Nếu ở âm phận mà có bệnh thuộc về dương, phải thủ huyệt hạ lăng tam lý . Phải chăm chú một cách đứng đắn, không được lười biếng, cho đến khi tà khí thoát hết mới thôi . Nếu chưa thoát hết phải châm trở lại . Bệnh ở phần trên xâm nhập vào thì phải thủhuyệt Âm lăng tuyền . Bệnh ở phần trên, xuất ra ngoài thì nên thủ huyệt Dương lăng tuyền .九针十二原第一法天黄 帝问于岐伯曰:余子万民,养百姓,而收其租税。余哀其不给,而属有疾病。余歌勿使被毒药,无用随石,欲以微针通其经脉,调其血气,营其逆顺出入之会。令可 传于后世,必明为之法,令终而不灭,久而不绝,易用难忘,为之经纪。异其章,别其表里,为之终始,令各有形,先立针经,愿闻其情。岐伯答曰:臣请推而次 之,令有纲纪,始于一,终于九焉,请言其道。小②针之要,易陈而难入,粗守形,上守神,神乎神,客在门,未睹其疾,恶知其原。刺之微,在速迟,粗守关,上 守机,机之动,不离其空,空中之机,清静而微,其来不可送,其往不可追。知机之道者,不可挂以发,不知机道,叩之不发,知其往来,要与之期,粗之暗乎,妙 哉工独有之。往者为逆,来者为顺,明知逆顺,正行无问。逆而夺之,恶得无虚,退而济之,恶得无实,迎之随之,以意和之,针道毕矣。凡用针者,虚则实之,满 则泄之,宛陈则除之,邪胜则虚之。位要油:徐而疾则实,疾而徐则虚。言实与虚,若有若无,察后与先,若存若亡,为虚与实,若得若失。虚实之要,九外最妙, 补泻之时,以针为之。泻曰:必持内之,放而出之,排阳得针,邪气得泄。按而引针,是谓内温,血不得散,气不得出也。补日随之,随之意若妄之,若行若按,如 蚊虹止,如留如还,去如弦绝,令左属右,其气故止,外门已闭,中气乃实,必无留血,急取诛之。持针之道,坚者为宝,正指直刺,无针左右,神在秋毫,属意病 者,审视血脉者,刺之无殆。方刺之时,必在是阳,及与两卫,神属勿去,知病存亡。血脉者,在脑横居,现之独澄,切之独坚。九针之名,各不同形:一日锡针, 长一寸六分;二日员针,长一寸六分;三日胆针,长三寸半;四日锋针,长一寸六分;五日被针,长四寸,广二分半;六日员利针,长一寸六分;七日毫针,长三② 寸六分;八日长针,长七寸;九日大针,长四寸。镜针者,头大本锐,去泻阳气。员针者,针④如卵形,指摩分间,不得伤肌肉,以泻分气。①卷之一:原作'黄帝 素问灵枢经卷之一"。下同。②小:《甲乙经排"夫"。③三:拥已经诽"-"。④针:《太累•九针所生》杨注怅'锋"O116很针者,锋如黍粟之锐,主按脉 勿陷,以致其气。锋针者,刃三隅,以发病疾。彼外考,未如剑锋,以取大脓。员利针者,大如是,且员且锐,中身微大,以取暴气。毫针者,尖如蚊虹呼,静以徐 往,微以久留之而养,以取痛痹。长针者,锋利身薄,可以取远痹。大外者,尖如检,其锋微员,以泻机关之水也。九针毕矣。夫气之在脉也,邪气在上,浊气在 中,清气在下。故针陷脉则邪气出,针中脉则浊气出,针太深则邪气反沉,病益。故曰:皮肉筋脉各有所处,病各有所直,各不同形,各以任其所直。无实无虚,损 不足而益有余,是谓重①病,病益甚。取五脉者死,取三脉者惬;夺阴者死,夺阳者狂,针害毕矣。刺之而气不至,无问其数;剩之而气至,乃去之,勿复针。针各 有所直,各不同形,各任其所为。刺之要,气至而有效,效之信,若风之吹云,明乎若见苍天,刺之道毕矣。黄帝曰:愿闻五藏六府所出之处。岐伯曰:五藏五脑, 五五二十五航;六府六份,六六三十六偷。经脉十二,络脉十五,凡二十七气以上下,所出为井,所渴为荣,所注为辅,所行为经,所人②为合,二十七气所行,皆 在五胞也。节之交,三百六十五会,知其要者,一言而终,不知其要,流散无穷,所言节者,神气之所游行出入也,非皮肉筋骨也。睹其色,察其目,知其散复;一 其形,听其动静,知其邪正。右主推之,左持而御之,气至而去之。凡将用针,必先诊脉,视气之剧易,乃可以治也。五藏之气已绝于内,而用外者反实其外,是谓 重竭,重竭必死,其死也静,治之者辄反其气,取腋与膺;五藏之气已绝于外,而用针者反实其内,是谓逆厥,逆厥则必死,其死也躁,治之者,反取四末。刺之 害,中而不去,则精泄;害中而去,则致气。精泄则病益甚而惬,致气则生为痈疡。五藏有六府,六府有十二原,十二原出于四关,四关主治五藏。五藏有疾,当取 之十二原,十二原者,五藏之所以禀三百六十五节气味也。五藏有疾也,应出十二原,而③原各有所出,明知其原,睹其应,而知五藏之害矣。阳中之少阻,肺也, 其原出于太渊,太渊二。阳中之太阳,心也,其原出于大陵,大陵二。明中之少阳,肝也,其原出于太冲,太冲二。阴中之至阴,脾也,其原出于太白,太白二。阴 中之大阴,肾也,其原出于太溪,太溪二。膏之原,出于鸠尾,鸡尾一。盲之原,出于脖肌脖取一。凡此十二愿者,主治五藏六府之有疾者也。胀取三阳,淮地取三 明。今夫五藏之有疾也,譬犹刺也,犹污也,犹结也,犹团也。刺虽久,犹可拔也;污虽久,犹可雪也;结里久,犹可解也;闭虽久,犹可决也。或言久疾之不可取 者,非其说也。夫善用针者,取其疾也,犹拔刺也,犹雪行也,犹①重:原作"甚",据拥乙经》改。②人:原作"以",据牌乙经)刚素问•咳论征注5;根树文 改。③而:原作"二',揭牌已经》改。117解结也,犹决闭也。疾虽久,犹可毕也。言不可治者,未得其术也。刺话热者,如以手探汤;刺寒清者,如人不欲 行。阴有阳疾者;取之下陵三里,正往无殆,气下乃止,不下复始也。疾高而内者,取之阴之陵泉;疾病而外者,取之阳之陵泉也。 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 8, 2011 THIÊN 2: BẢN DUHoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Phàm Đạo của việc châm (thích), ắt phải thông chỗ chung thỉ của “thập nhị kinh lạc”, chỗ ở riêng biệt của lạc mạch, vị trí của ngũ du huyệt, chỗ “hợp” của lục phủ, chỗ “xuất nhập” của tứ thời, chỗ “trôi chảy” của ngũ tạng, mức độ rộng hẹp, tình trạng sâu cạn, con đường mà mạch khí đi từ trên cao xuống thấp. Ta mong được nghe lời giảng giải về vấn đề đó” [1].Phế (khí) xuất ra ở huyệt Thiếu Thương, Huyệt Thiếu Thương nằm ở mép ngoài đầu ngón tay cái, thuộc Tỉnh Mộc [2]. Nó “lưu” vào huyệt Ngư Tế, Huyệt Ngư Tế nằm ở chỗ giống hình con cá trên lòng bàn tay, thuộc huyệt Huỳnh [3] . Nó “chú” vào huyệt Đại (Thái) Uyên; Huyệt Đại Uyên nằm ở sau huyệt Ngư Tế 1 thốn, ở giữa chỗ lõm vào, thuộc huyệt Du [4]. Nó “hành” vào huyệt Kinh Cừ , Huyệt Kinh Cừ nằm ở giữa Thốn khẩu, động mà không ngừng lại, thuộc huyệt Kinh [5]. Nó “nhập” vào huyệt Xích Trạch, Huyệt Xích Trạch nằm ở động mạch giữakhủy tay, thuộc huyệt Hợp [6]. (Tất cả) đều chạy trên Thủ Thái âm kinh [7].Tâm (khí) xuất ra ở huyệt Trung Xung, huyệt Trung Xung nằm ở đầu ngón tay giữa, thuộc Tỉnh mộc [8]. Nó “lưu” vào huyệt Lao Cung, huyệt Lao Cung nằm ở khoảng giữa ngay gốc khớp (bản tiết) của ngón giữa ở giữa lòng bàn tay, thuộc huyệt Huỳnh [9]. Nó “chú” vào huyệt Đại Lăng nằm ở chỗ thấp xuống giữa hai đầu xương sau bàn tay, thuộc huyệt Du [10] .Nó “hành” ở huyệt Gian Sứ, đường đi của Gian Sứ nằm ở ngay nơi cách (cổ tay) 3 thốn, giữa hai đường gân - Khi nào có bệnh thì mạch nó đến, khi nào không bệnh thì ngưng, thuộc huyệt Kinh [11] .Nó “nhập” vào huyệt Khúc Trạch, huyệt Khúc Trạch nằm ở chỗ lõm vào của mép trong cánh chỏ, co tay lại để thủ huyệt, thuộc huyết Hợp [12]. (Tất cả) đều chạy trên đường Thủ Thiếu âm [13].Can (khí) xuất ra ở huyệt Đại Đôn, huyệt Đại Đôn nằm ở ngay đầu ngón chân và nơi chùm 3 sợi lông (tam mao), thuộc huyệt Tỉnh Mộc [14] .Nó “lưu” vào huyệt Hành Gian, huyệt Hành Gian nằm ở khe ngón chân cái, thuộc huyệt Huỳnh [15]. Nó “chú” vào huyệt Đại (Thái) Xung, huyệt Đại Xung nằm ở chỗ lõm vào cách huyệt Hành Gian 2 thốn, thuộc huyệt Du [16]. Nó “hành” vào huyệt Trung Phong, huyệt Trung Phong nằm ở chỗ lõm vào trước mắt cá trong 1 thốn rưỡi - Nếu châm nghịch thì bị uất, nếu châm hòa thì được thông. Nên co duỗi bàn chân để thủ được huyệt, huyệt này thuộc huyệt Kinh [17]. Nó “nhập” vào huyệt Khúc Tuyền nằm ở trên gân lớn, dưới lồi cầu trong xương đùi - Nên co gối để thủ huyệt, thuộc huyệt Hợp [18]. (Tất cả) chạy trên đường Túc Quyết âm kinh [19].Tỳ (khí) xuất ra ở huyệt Ẩn Bạch, huyệt Ẩn Bạch nằm ở mép trong đầu ngón chân cái, thuộc huyệt Tỉnh Mộc [20]. Nó “lưu” vào huyệt Đại Đô, huyệt Đại Đô nằm ở chỗ lõm vào và chỗ sau bản tiết, thuộc huyệt Huỳnh [21]. Nó “chú” vào huyệt Thái Bạch, huyệt Thái Bạch nằm ở dưới xương mé trong bàn chân, thuộc huyệt Du [22]. Nó “hành” vào huyệt Thương Khâu, huyệt Thương Khâu nằm ở chỗ lõm vào, nhích về phía dưới mắt cá trong, thuộc Kinh [23]. Nó “nhập” vào huyệt Lăng Tuyền thuộc Âm, huyệt Lăng Tuyền thuộc Âm nằm ở chỗ lõm vào của phía dưới xương ống chân (phụ cốt) - duỗi chân ra để thủ huyệt, thuộc huyệt Hợp [24]. (Tất cả) đều chạy trên đường Túc Thái âm kinh [25]. Thận (khí) xuất ra ở huyệt Dũng Tuyền, huyệt Dũng Tuyền nằm ở giữa lòng bàn chân, thuộc huyệt Tỉnh Mộc [26]. Nó “lưu” vào huyệt Nhiên Cốc, huyệt Nhiên Cốc nằm dưới xương nhiên cốt, thuộc huyệt Huỳnh [27]. Nó “chú” vào huyệt Thái Khê, huyệt Thái Khê nằm ở chỗ lõm vào của trên xương gót và sau mắt cá trong, thuộc huyệt Du [28]. Nó “hành” vào huyệt Phục Lưu, huyệt Phục Lưu nằm ở trên mắt cá trong 2 thốn - động mà không ngừng nghỉ, thuộc huyệt Kinh [29]. Nó “nhập” vào huyệt Âm Cốc, huyệt Âm Cốc nằm sau xương phụ cốt, dưới gân lớn, trên gân nhỏ, ấn tay vào thấy mạch ứng với tay - Co gối lại để thủ huyệt - thuộc huyệt Hợp [30]. (tất cả) nằm trên đường Túc Thiếu âm kinh [31].Bàng quang (khí) xuất ra ở huyệt Chí Âm, huyệt Chí Âm nằm ở đầu ngón chân út, thuộc huyệt Tỉnh kim [32]. Nó “lưu” vào huyệt Thông Cốc, huyệt Thông Cốc nằm ở mép ngoài của xương bản tiết, thuộc huyệt Huỳnh [33]. Nó “chú” vào huyệt Thúc Cốt, huyệt Thúc Cốt nằm ở chỗ lõm ngoài sau xương bản tiết, thuộc huyệt Du [34]. Nó “quá” nơi huyệt Kinh Cốt, huyệt Kinh Cốt nằm ở dưới xương to phía ngoài của chân, thuộc huyệt Nguyên [35]. Nó “hành” vào huyệt Côn Lôn, huyệt Côn Lôn nằm ở sau mắt cá ngoài, trên xương gót, thuộc huyệt Kinh [36]. Nó “nhập” vào huyệt Ủy Trung, huyệt Ủy Trung nằm ở giữa khoeo chân (quắc trung ương), thuộc huyệt Hợp - co chân lại để thủ huyệt [37]. (Tất cả) nằm trên Túc Thái dương kinh [38].Đởm (khí) xuất ra ở huyệt Khiếu Âm, huyệt Khiếu Âm nằm ở đầu ngón áp út phía ngón út, thuộc huyệt Tỉnh kim [39]. Nó “lưu” vào huyệt Hiệp Khê, huyệt Hiệp Khê nằm ở khe chân của ngón út và áp út, thuộc huyệt Huỳnh [40]. Nó “chú” vào huyệt Lâm Khấp, huyệt Lâm Khấp nằm ở chỗ lõm, cách trên (huyệt Hiệp khê) 1 thốn rưỡi, thuộc huyệt Du [41]. Nó “quá” nơi huyệt Khâu Khư, huyệt Khâu Khư nằm ở chỗ lõm, trước dưới mắt cá ngoài, thuộc huyệt Nguyên [42]. Nó “hành” vào huyệt Dương Phụ, huyệt Dương Phụ nằm trên mắt cá ngoài, nằm trước xương phụ cốt và ở đầu xương tuyệt cốt, thuộc huyệt Kinh [43]. Nó ‘nhập’ vào huyệt Lăng tuyền thuộc Dương, huyệt Lăng tuyền thuộc Dương nằm ở chỗ lõm, phía ngoài đầu gối, thuộc huyệt Hợp - duỗi chân ra để thủ huyệt [44]. (Tất cả) đều nằm trên đường Túc Thiếu dương kinh [45].Vị (khí) xuất ra ở huyệt Lệ Đoài, huyệt Lệ Đoài nằm ở đầu ngón chân trỏ gần ngón chân cái, thuộc huyệt Tỉnh kim [46]. Nó “lưu” vào huyệt Nội Đình, huyệt Nội Đình nằm ở khe của phía ngoài ngón chân trỏ, thuộc huyệt Huỳnh [47]. Nó “chú” vào huyệt Hãm Cốc, huyệt Hãm Cốc nằm ở khe trên ngón giữa, chỗ lõm phía trên (huyệt Nội đình) 2 thốn, thuộc huyệt Du [48]. Nó “quá” nơi huyệt Xung Dương, huyệt Xung Dương nằm ở chỗ lõm, từ nơi bàn chân (ngón chân) lên trên 5 thốn, thuộc huyệt Nguyên - Dao động (bàn) chân để thủ huyệt [49]. Nó “hành” vào huyệt Giải Khê, huyệt Giải Khê nằm trên huyệt Xung Dương 1 thốn rưỡi, thuộc huyệt Kinh [50]. Nó “nhập” vào huyệt Hạ Lăng, huyệt Hạ Lăng nằm dưới đầu gối 3 thốn, phía ngoài xương ống chân, đó là huyệt Tam Lý, thuộc huyệt Hợp [51]. Lại đi xuống dưới huyệt Tam Lý 3 thốn là huyệt Cự Hư Thượng Liêm[52]. Lại đi xuống dưới huyệt Cự Hư Thượng Liêm 3 thốn nữa là huyệt Cự Hư Hạ Liêm [53]. Đại trường thuộc thượng, Tiểu trường thuộc phía dưới (ha)ï, đều là mạch khí của túc Dương minh Vị [54]. Đại trường và Tiểu trường đều thuộc vào Vị nên đều (có ảnh hưởng với) Túc Dương minh vậy [55].Tam tiêu (khí) lên trên hợp với Thủ Thiếu dương, và xuất ra ở huyệt Quan Xung, huyệt Quan Xung nằm ở đầu ngón tay áp út, về phía ngón út, thuộc huyệt Tỉnh Kim [56]. Nó “lưu” vào huyệt Dịch Môn, huyệt Dịch Môn nằm ở trong khe giữa ngón áp út, thuộc huyệt Huỳnh [57]. Nó “chú” vào huyệt Trung Chử, huyệt Trung Chử nằm ở chỗ lõm ngoài sau xương bản tiết, thuộc huyệt Du [58]. Nó “quá” nơi huyệt Dương Trì, huyệt Dương Trì nằm ở chỗ lõm của cổ tay, thuộc huyệt Nguyên [59]. Nó “hành” vào huyệt Chi Câu, huyệt Chi Câu nằm ở chỗ lõm vào giữa hai xương, cách cổ tay ba thốn, thuộc huyệt Kinh [60]. Nó “nhập” vào huyệt Thiên Tỉnh, huyệt Thiên Tỉnh nằm ở chỗ lõm ngay trên đầu xương mép ngoài khủy tay, thuộc huyệt Hợp - co cánh chỏ lại để thủ huyệt [61].Huyệt hạ du của Tam tiêu nằm ở trước ngón chân cái và sau kinh Thiếu dương, xuất ra ở kheo chân ở mép ngoài, gọi là huyệt Ủy dương, đó là huyệt lạc của kinh Thái dương [62]. (Tất cả) các huyệt trên đều nằm trên Thủ Thiếu dương kinh [63].Kinh Tam tiêu đặt dưới sự lãnh đạo của Túc Thiếu dương và Thái âm, là biệt mạch của kinh Thái dương, nó lên khỏi mắt cá năm thốn rồi biệt nhập xuyên qua “bắp chuối” chân, ra ở huyệt Ủy Dương, tức là cùng với chi biệt (chính) của kinh Bàng quang nhập vào chỗ nếp nhăn để lạc với kinh Bàng quang [64].Hạ tiêu bị thực thì bị chứng lung bế (bí tiểu), hư thì bệnh đái dầm [65]. Bị bệnh đái dầm thì nên châm bổ, bị bệnh lung bế thì nên châm tả [66].Kinh Thủ Thái dương Tiểu trường (khí) lên trên hợp với với kinh Thiếu dương, xuất ra ở huyệt Thiếu Trạch, huyệt Thiếu Trạch nằm ở đầu ngón tay út, thuộc huyệt Tỉnh Kim [67]. Nó “lưu” vào huyệt Tiền Cốc, huyệt Tiền Cốc nằm ở mép ngoài bàn tay, ngay xương bản tiết, thuộc huyệt Huỳnh [68]. Nó “chú” vào huyệt Hậu Khê, huyệt Hậu Khê nằm ở sau bản tiết, mép ngoài bàn tay, thuộc huyệt Du [69]. Nó “quá” nơi huyệt Uyển Cốt, huyệt Uyển Cốt ở trước xương cổ tay, mép ngoài bàn tay, thuộc huyệt Nguyên [70]. Nó “hành” vào huyệt Dương Cốc, huyệt Dương Cốc ở chỗ lõm phía dưới của xương nhô lên (nhuệ cốt) thuộc huyệt Kinh [71]. Nó “nhập’ vào huyệt Tiểu Hải, huyệt Tiểu Hải ở chỗ lõm ngoài xương to, phía trongkhủy tay, cách đầu khủy tay nửa thốn [72]. (Tất cả) đều nằm trên Thủ Thái dương kinh [73].Đại trường (khí) lên trên hợp với Thủ Dương minh, xuất ra ở huyệt Thương Dương, huyệt Thương Dương nằm ở đầu ngón tay trỏ, phía ngón tay cái, thuộc huyệt Tỉnh Kim [74]. Nó “lưu” vào trước xương bản tiết, đó là huyệt Nhị Gian, thuộc huyệt Huỳnh[75]. Nó “chú” vào sau xương bản tiết, đó là huyệt Tam Gian, thuộc huyệt Du [76]. Nó “quá” nơi huyệt Hợp Cốc, huyệt Hợp Cốc nằm ở trong khoảng giữa của xương kỳ cốt, thuộc huyệt Nguyên [77]. Nó “hành” vào huyệt Dương Khê, huyệt Dương Khê nằm ở chỗ lõm vào của xương phụ cốt, phía ngoài khủy tay - co tay lại để thủ huyệt, thuộc huyệt Hợp [78]. (Tất cả) đều nằm trên Thủ Dương minh kinh [79].Trên đây gọi là các huyệt du của ngũ tạng, lục phủ [80]. Ngũ ngũ là nhị thập ngũ huyệt du, lục lục là tam thập lục huyệt du vậy [81].Lục phủ đều xuất ra ở tam Dương của Túc và lên trên hợp với Thủ [82]. Huyệt nằm giữa Khuyết bồn thuộc Nhậm mạch, gọi tên là huyệt Thiên Đột, đó là hàng mạch thứ nhất [83]. Động mạch nằm ở bên cạnh Nhậm mạch thuộc kinh Túc Dương minh, gọi tên là huyệt Nhân Nghênh, đó là hàng mạch thứ hai[84]. Huyệt thuộc kinh Thủ Dương minh, gọi tên là huyệt Phù Đột, đó là hàng mạch thứ ba [85]. Huyệt thuộc kinh Thủ Thái dương, gọi tên là huyệt Thiên Song, đó là hàng mạch thứ tư [86]. Huyệt thuộc kinh Túc Thiếu dương, gọi tên là huyệt Thiên Dung, đó là hàng mạch thứ năm [87]. Huyệt thuộc kinh Thủ Thiếu dương, gọi tên là huyệt Thiên Dũ, đó là hàng mạch thứ sáu [88]. Huyệt thuộc kinh Túc Thái dương, gọi tên là huyệt Thiên Trụ, đó là hàng mạch thứ bảy [89]. Mạch nằm ở ngay chính giữa cổ thuộc Đốc mạch, huyệt này gọi là huyệt Phong Phủ [90]. Huyệt nằm ở động mạch phía trong nách thuộc kinh thủ Thái âm, gọi tên là huyệt Thiên Phủ [91]. Huyệt nằm ở dưới nách 3 thốn, thuộc kinh Thủ Tâm chủ, gọi tên là huyệt Thiên Trì [92]. Khi châm huyệt Thượng Quan, nên há miệng không nên chúm miệng [93]. Khi châm huyệt Hạ Quan, nên chúm miệng không nên há miệng [94]. Khi châm huyệt Độc Tỵ nên co chân không nên duỗi chân [95]. Khi châm 2 huyệt Nội Quan và Ngoại Quan nên duỗi tay không nên co tay [96]. Huyệt Du thuộc động mạch của kinh Túc Dương minh áp tựa vào cổ họng đi xuống dọc 2 bên ngực (ưng) [97]. Kinh thủ Dương minh nằm ngoài các du huyệt của (kinh Túc Dương Minh) không đến (cách khoảng) dưới quai hàm 1 thốn [98]. Kinh Thủ Thái dương (tức huyệt Thiên song) nằm ngang quai hàm [99]. Huyệt của kinh Túc Thiếu dương ở sau quai hàm và dưới tai (Thiên Dung) [100]. Huyệt của kinh Thủ Thiếu dương xuất ra ở sau tai, lên trên ở trên xương hoàn cốt. (Huyệt Thiên Dũ) [101]. Huyệt của kinh Túc Thái dương nằm ở mí tóc giữa đường gân lớn áp tựa vào cổ gáy [102]. Huyệt Ngũ Lý nằm ở động mạch trên huyệt Xích Trạch có quan hệ với Âm khí, đây là huyệt cấm trong ngũ du [103].Phế Hợp với Đại trường [104]. Đại trường là phủ “truyền đạo” [105]. Tâm hợp với Tiểu trường [106]. Tiểu trường là phủ “chứa đựng” [107]. Can hợp với Đởm[108]. Đởm là phủ “nhận cái tinh khiết” [109]. Tỳ hợp với Vị [110]. Vị là phủ của “ngũ cốc” [111]. Thận hợp với Bàng quang [112]. Bàng quang là phủ của “tân dịch” [113]. Kinh Thiếu dương thuộc Thận, Thận đi lên trên liên hệ với Phế, cho nên (1 mình nó) lãnh đạo (tướng) cả 2 tạng [114]. Tam tiêu là phủ “trung độc”, thủy đạo xuất ra từ đấy, thuộc vào Bàng quang, đó là 1 phủ “có: 1 mình” [115]. Trên đây là những nơi mà lục phủ thuộc vào [116].Mùa xuân nên thủ huyệt ở lạc mạch, các huyệt Huỳnh, các huyệt trong khoảng phận nhục và đại kinh [117]. Nếu bệnh nặng châm sâu, nếu bệnh trong khoảng phận nhục nên châm cạn [118].Mùa hạ nên thủ huyệt ở các huyệt Du, tôn lạc hoặc trên bì phu, cơ nhục [119].Mùa thu nên thủ huyệt ở các huyệt Hợp và còn lại là theo như phép châm của mùa xuân [120].Mùa đông nên thủ các huyệt Tỉnh, các huyệt Du, đó là vì muốn lưu kim lâu hơn để thủ khí ở sâu hơn [121].Đây là ý nghĩa của thứ tự 4 mùa, của “chỗ ở” của khí, của “chỗ ở tạm” của bệnh, của sự thích nghi của mỗi tạng [122].Bệnh về chuyển gân nên cho bệnh nhân đứng để thủ huyệt châm có thể làm cho dễ chịu và lành bệnh [123]. Bệnh về nuy quyết nên để người bệnh (nằm ngửa) giang tay chân ra để châm, làm cho bệnh nhân thấy dễ chịu ngay [124].本输第二法地 黄帝问于岐伯曰:凡刺之道,必通十二经络之所终始,络脉之所别处,五输之所留,六府之所与合,四时之所出入,五藏之所溜处,阔数之度,浅深之状,高下所 至。愿闻其解。岐伯曰:请言其次也。肺出于少商,少商者,手大指端内侧也,为井(木);溜干鱼际,鱼际者,手鱼也,为荣;注于太渊,太渊,鱼后一寸陷者中 也,为偷;行于经络,经渠,寸口中也,动而不居;为经;人于尺泽,尺泽,肘中之动脉也,为合,手太阴经也。心出于中冲,中冲,手中指之端也,为井(木); 溜于劳宫,劳营,掌中中指本节之内间也;为荣;注于大陵,大陵,掌后两骨之间方下者也,为脑;行手间使,间使之道,两筋之间,三寸之中也,有过则至,无过 则止,为经;入于曲泽,曲泽,肘内廉下陷者之中也,屈而得之,为合,手少阴也。肝出于大敦,大敦者,足大指之端及三毛之中也,为井(水);溜于行间,行 间,足大指间也,为荣;注于太冲,太冲,行间上二寸陷者之中也,为脱;行于中封,中封,内踝之前一寸半,陷者之中,使逆则宛,使和则通,摇足而得之,为 经;人于曲泉,曲泉,辅骨之下,大筋之上也,屈膝而得之;为合,足厥阴也。脾出于隐白,隐白者,足大指之端内侧也,为井(木);溜于大都,大都,本书之 后,下陷者之中也,为荣;注于太白,太白,腕②骨之下也,为输;行于商丘,商丘,内踝之下,陷者之中也,为经;入于阴之陵泉,阴之陵泉,辅骨之下,陷者之 中也,伸而得之,为合,足太明也。肾出于涌泉,涌泉者,足心也,为井(木);溜于然谷,然谷;然骨之下者也,为荣;注于大溪,太溪,内踝之后,跟骨之上, 陷中者也,为脑;行于复留,复留,上内踝二寸,动而不休,为经;入于阴谷,阴谷,辅骨之后,大筋之下,小筋之上也,按之应手,屈膝而得之,为合,足少阴经 也。膀味出于至阴,至阴者,足小指之端也,为井(金);溜于通谷,通谷,本节之前外侧也,为荣;注于束骨,束骨,本节之后,陷者中也;为偷;过于京骨,京 骨,足外侧大骨之下,为原;行于昆仑,昆仑,在外踝之后,跟骨之上,为经;人于委中,委中,胭中①每篇末均有宋以后人对该篇字词的盲释,因后人所加故删 去。不同。②腕:《甲乙经》、付素》均作'核"。互18央,为合,委而取之,足太阳也。胆出于窍阴,窍阴者,足小指次指之端也,为井(金);溜于侠溪,侠 溪,足小指次指之间也,为荣;注于临泣,临泣,上行一寸半陷者中也,为输;过于丘墟,丘墟,外踝之前,下陷者中也,为原;行于阳辅,阳辅,外踝之上,辅骨 之前,及绝骨之端也,为经;人于阳之陵泉,阳之陵泉,在膝外陷者中也,为合,伸而得之,足少阳也。胃出于厉兑,厉兑者,足大指内次指之端也,为井(金); 溜于内庭,内庭,次指外间也,为荣;注于陷谷,陷谷者,上中指内间上行二寸随者中也,为跑;过于冲阳,冲阳,足科上五寸陷者中也,为原,摇足而得之;行于 解溪,解溪,上冲阳一寸半陷者中也,为经;人于下陵,下陵,膝下王寸,聪骨外三里也,为合;复下三里三寸为巨虚上廉,复下上廉三寸为巨虚下廉也,大肠属 上,小肠属下,足阳明胃脉也,大肠小肠,皆属于冒,是足阳明也。三焦者,上合手少阳,出于关冲,关冲者,手小指次指之端也,为井(金);溜于液门,液门, 小指次指之间也,为荣;注于中治中津,本节之后陷者中也,为偷;过于阳地,阳地,在腕上陷者之中也,为原;行于支沟,支沟,上腕三寸,两骨之间陷者中也, 为经;人于天井,天井,在肘外大骨之上陷者中也,为合,屈肘乃得之;三焦下肺,在于足大指①之前,少阳之后,出于胭中外廉,名曰委阳,是太阳络也。手少阳 经也。三焦者,足少阳太阴(本作。)之所将,太阳之别也,上踝五寸,别入贯胎肠,出于委阳,并太阳之正,人络膀优,约下焦,实则闭瘤,虚则遗溺,遗溺则补 之,闭瘤则泻息手太阳小肠者,上合手③太阳,出于少泽,少泽,小指之端也,为井(金);溜于前谷,前谷,在手外廉本节前陷者中也,为荣;注于后溪,后溪 者,在手外侧本节之后也,为辅;过于腕骨,腕骨,在手外侧腕骨之前,为原;行于阳谷,阳谷,在锐骨之下陷者中也,为经;人于小海,小海,在时内大骨之外, 去瑞半寸陪者中也,伸臂而得之,为合,手太阳经也。大肠上合手阳明,出于商阳,商阳,大指次指之端也,为井(金);溜于本节之前二间,为荣;注于本节之后 三间,为脑;过于合谷,合谷,在大指岐骨之间,为原;行于阳溪,阳溪,在两筋间陷者中也,为经;入于曲他,在肘外辅骨陷者中,屈臂而得之,为合,手阳明 也。是谓五藏六府之脑五五二十五肥六六三十六脑也。六府皆出足之三阳,上合于手者也。缺盆之中,任脉也,名日天突。一次任脉侧之动脉,足阳明也,名日人 迎。二次脉手阳明也,名曰扶突。三次脉手太阳也,名曰天窗。四次脉足少阳也,名日天客。五次脉手少阳也,名曰天隐。六次脉足太阳也,名日天柱。七次脉颈中 央之脉,督①大指:《甲乙经》、优素》、价台》均作''太阳"。②手:原作'于",据村素》改之。119脉也,名日风府。腋内动脉,手太阴也,名日天府。 腋下三寸,手心主也,名曰天池。刺上关者,啥不能欠;制下关者,欠不能哈;刺犊鼻者,屈不能伸;刺两①关者,神不能屈。足阳明挟喉之动脉也,其脑在膺中。 手阳明次在其脱外,不至曲颊~寸。手太阳当曲额。足少阳在耳下曲额之后。手少阳出耳后,上加完骨之上。足太阳挟项大筋之中发际。阴尺动脉在五里,五胞之禁 也。肺合大肠,大肠者,传道之府。心合小肠,小肠者,受盛之府。肝合胆,明者,中精之府。脾合胃,胃者,五谷之府。肾合腿肌,膀脱者,津液之府也。少阻③ 属肾,肾上连肺,敢将两藏。三焦者,中读之府也,水道出焉,属膀胀是孤之府也。是六府之所与合者。春取络脉诸荣大经分肉之间,甚者探取之,间者浅取之。夏 取诸脑孙络肌肉皮肤之上。秋取诸合,余如春法。各取诸井诸份之分,欲深而留之。此四时之序,气之所处,病之所舍,藏之所宣。转筋者,立而取之,可令遂已。 晨厥者,张而刺之,可分立决也。 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 8, 2011 THIÊN 3: TIỂU CHÂM GIẢI Khi nói rằng: Dễ trình bày (dị trần ) có nghĩa là dễ nói [1]. Khó vào (nan nhập) có nghĩa là khó làm cho người khác sáng tỏ vấn đề [2]. Sự vụng về (thô thủ hình) là lo giữ về mặt hình thái của bệnh, có nghĩa là (người châm) chỉ lo giữ lấy phép châm [3]. Sự khéo léo (thượng thủ thần) là phải lưu ý đến thần khí, có nghĩa là (người châm) phải chú ý đến huyết khí của người bệnh đang hữu dư hay bất túc để mà bổ tả [4]. ‘ Thần’ tức là chỉ vào chính khí [5]. ‘Khách ‘ tức là chỉ vào tà khí [6]. Tại cửa, ý nói tà khí tuần hành theo chính khí để ra vào (thân thể) [7]. Chưa thấy được bệnh ở đâu ? có nghĩa là đặt vấn đề biết trước tà khí hay chính khí đang ở kinh nào đang bệnh [8]. Làm sao biết được nguyên gốc của bệnh? có nghĩa là (người châm) biết được trước kinh bị bệnh, và nên thủ huyệt chỗ nào [9]. Sự vi diệu của phép châm là ở chỗ nhanh hay chậm, đó là nói về vấn đề chậm hay nhanh [10]. Phương pháp vụng về (thô thủ quan) là chỉ lo giữ lấy phép châm, ý nói người châm chỉ biết lo giữ lấy tứ chi mà không biết tới sự vãng lai của huyết khí, của chính khí hay tà khí [11]. Phương pháp khéo léo (thượng thủ cơ ) là lo giữ cơ (ý nói người châm biết giữ lấy khí) [12]. Động của cơ là người châm không được rời sự chú ý của mình đối với huyệt khí, ý nói người châm biết được sự hư thực của khí để dụng châm nhanh hay chậm [13]. Cơ của huyệt khí vận hành một cách thanh tịnh, cho nên phải chú ý 1 cách tinh vi, ý nói khi châm phải đợi cho đắc khí, ngầm ý nói rằng phải giữ lấy khí đừng để cho mất [14]. Không nên đón gặp khi nó đến, ý nói rằng khi khí thịnh thì không nên châm bổ [15]. Không nên rượt theo khi nó ra đi, ý nói rằng khi khí hư thực thì không nên châm tả [16]. Không để sai sót dù là việc nhỏ bằng 1 sợi tóc, là có ý nói rằng khí dễ bị mất [17]. Đánh vào nó, nó cũng không phát, ý nói (người châm) không biết vấn đề bổ hay tả, như vậy dù cho có làm cho huyết khí bị kiệt tận đi nữa thì bệnh khí cũng không ứng [18]. Biết được con đường tới lui của khí, có nghĩa là biết được sự nghịch thuận hay thịnh suy của khí [19]. Biết được lúc nào thủ huyệt để châm, có nghĩa là biết cái “thời” thủ huyệt để đắc khí [20]. Sự tối tăm khi chỉ biết có cái thô, ý nói (người châm) bị mờ tối không biết sự vi diệu và kín đáo của khí [21]. Khéo léo thay cho người nào biết rõ châm ý, có nghĩa là sự hiểu biết tường tận về châm ý [22]. Khí tới (vãng) gọi là nghịch, ý nói khi khí bị hư thì mạch bị tiểu, chữ “tiểu” có nghĩa là nghịch[23]. Khí lui (lai) gọi là thuận, ý nói sự “bình” của hình và khí, chữ “bình” có nghĩa là thuận [24]. Biết được sự nghịch hay thuận thì sẽ thực hành việc châm bằng con đường chính đạo, không còn thắc mắc gì nữa, ý nói (người châm) biết được nơi nào phải thủ huyệt nào [25]. Khí nghịch mà châm đoạt, ý nói là châm tả [26]. Rượt theo để cứu thêm, ý nói là châm bổ [27]. Khi nói rằng: Hư thì châm theo thực, ý nói mạch khí khẩu hư nên châm bổ [28]. Mãn thì châm theo tiết (tả), ý nói mạch khí khẩu thịnh nên châm tả [29]. Tà khí bị tích lâu ngày thì phải trừ đi, ý nói phải châm xuất huyết ở mạch [30]. Tà khí thắng thì dùng phép châm hư, ý nói rằng nếu ở các kinh có thịnh khí, nên châm tả khí đi [31]. Châm rồi nhanh gọi là châm thực, ý nói lúc châm vào phải thật chậm, khi rút kim ra phải nhanh [32]. Nhanh rồi châm gọi là châm hư, ý nói lúc châm vào phải nhanh, rút kim ra thật chậm [33]. Khi nói ‘thực và hư’ là muốn nói đến một cái gì như có, như không có, là có ý nói rằng thực tức là hữu khí, còn hư tức là vô khí [34]. Xét sau và trước như còn như mất, ý nói về sự hư thực của khí và vấn đề bồ tả trước và sau, xét khi nào khí đã trỡ lại như bình thường [35]. Khi nói đến hư và thực là muốn nói đến một cái gì như có như không có, ý nói rằng khi châm bổ, ta sẽ phải cảm thấy như (nơi dưới mũi kim) đang có một cái gì tràn ngập, khi châm tả, ta sẽ thấy như đang bị đánh mất một cái gì một cách không rõ ràng [36]. Ôi ! Khí ở tại mạch : tà khí trúng thì ở trên, ý nói rằng khi tà khí trúng vào người thì ở trên, cho nên mới nói ‘tà khí tại thượng’ vậy [37]. Trọc khí (trúng) thì ở giữa, ý nói thủy cốc đều nhập vào Vị, tinh khí của nó lên trên ‘rót’ vào Phế, trọc khí của nó lưu chảy (giữ lại) nơi Trường Vị, nếu sống không thích ứng được với sự ấm lạnh, và nếu ăn uống không điều độ thì bệnh sẽ xảy ra nơi Trường Vị, đó là ý nghĩa của câu ‘Trọc khí tại trung’ vậy [38]. Thanh khí trúng thì ở dưới, ý nói địa khí thanh và thấp, khi trúng vào người, ắt sẽ bắt đầu từ chân, đó là ý nghĩa của câu ‘Thanh khí tại hạ’ vậy [39]. Châm vào hãm mạch thì tà khí bị xuất ra, có nghĩa là đuổi dương tà đang ở trên [40]. Châm trung mạch thì tà (trọc) khí xuất ra, đây nói là phải thủ huyệt Hợp của kinh Túc Dương minh [41]. Châm vào quá sâu thì, ngược lại, tà khí trầm xuống, ý nói rằng những bệnh cạn và nổi (bên ngoài) không nên châm quá sâu, bởi vì nếu châm sâu thì tà khí sẽ nhân theo để nhập vào cơ thể, đó là ý nghĩa của chữ ‘phản trầm’[42]. Bì nhục cân mạch, mỗi bộ phận đều có chỗ ở của nó, ý nói kinh hay lạc đều có chỗ làm chủ của nó [43]. Nếu châm vào các du huyệt của ngũ tạng thì sẽ chết, là có ý nói rằng bệnh đang ở giữa, khí đang bất túc, nhưng chỉ dụng châm để đại tả đến tận các mạch khí của các kinh Âm [44]. Châm vào mạch của tam Dương, ý nói có một điều là tả đến tận khí của tam Dương, làm cho bệnh nhân bị suy tàn mà không thể phục hồi được [45]. Châm đoạt Âm thì chết, ý nói thủ huyệt ‘Xích chi ngũ lý’, đó là theo lối “ngũ vãng” vậy [46]. Châm đoạt Dương thì sẽ cuồng, ý nói cũng như ở trên (châm tam Dương)[47] . Quan cái sắc, sát đôi mắt, sẽ biết được bệnh đã hết hay còn trở lại, chuyên chú vào bệnh hình của bệnh nhân, theo dõi sự động tĩnh của của bệnh, ý nói (người) thầy thuốc giỏi phải biết rõ sự biểu hiện của ngũ sắc nơi mắt (người bệnh), lại phải biết sự điều hòa của các dạng mạch Xích, Thốn, Tiểu, Đại, Hoãn, Cấp, Hoạt, Sắc để kết luận về nguồn gốc của bệnh [48]. Biết được điều tà và chính, có nghĩa là biết luận được thế nào là hư tà phong và chính tà phong [49]. Tay mặt đẩy kim vào, tay trái nắm vững kim, ý nói về sự nắm vững kim để châm vào hay rút ra [50]. Khi nào khí đến thì rút kim ra, ý nói áp dụng phép bổ tả khi nào khí được điều hòa thì rút kim ra, sự điều hòa khí nằm ở chỗ biết được sự chung thỉ của (sự vận hành) của nó [51]. ‘Nhất’ ở đây có nghĩa là sự chuyên tâm của người thầy thuốc [52]. Chỗ giao nhau của tiết có 365 hội, là có ý nói đến vai trò của lạc mạch trong việc tưới thắm các “tiết” vậy [53]. Điều gọi là khí của ngũ tạng đã tuyệt bên trong, là ý muốn nói rằng nhờ ở mạch khẩu mà biết được khí đã bị tuyệt bên trong, không đến nữa, trong lúc đó thì chỉ lo đến cái biểu hiện bề ngoài của bệnh và thủ các huyệt Hợp của kinh Dương, lưu kim để chờ cho được Dương khí, khi Dương khí đến thì bên trong sẽ bị ‘trùng kiệt’ [54]. Bị ‘trùng kiệt’ thì phải chết [55]. Khi chết vì vô khí để động cho nên cái chết trong tình trạng ‘tĩnh’ [56]. Điều gọi là khí của ngũ tạng đã bị tuyệt bên ngoài, là muốn nói rằng nhờ ở mạch khẩu mà biết được khí đã bị tuyệt bên ngoài, không đến nữa, trong lúc đó thì ngược lại, chỉ lo thủ các huyệt du ở tứ chi, lưu kim để chờ Âm khí đến, khi Âm khí đến thì Dương khí bị phản nhập [57]. Dương khí nhập thì sẽ bị nghịch, nghịch thì phải chết [58]. Khi chết trong tình trạng Âm khí hữu dư, cho nên bị xao động [59]. Sở dĩ đặt vấn đề ‘sát đôi mắt’ là vì khí của ngũ tạng sẽ có thể làm cho ngũ sắc của đôi mắt bị sáng chói, mắt bị sáng chói thì kéo theo âm thanh bị gắt to lên [60]. Khi âm thanh bị gắt to lên, lúc bấy giờ lời nói và âm thanh sẽ khác với lúc bình thường vậy [61]. 小针解第三法人 所谓易陈者,易言也。难入者,难著于人也。粗守形者,守刺法也。上守神者,守人之血气有余不足,可补泻也。神客者,正邪共会也。神者,正气也。客者,邪气也。在门考。邪循正气之所出入也。未睹其疾者,先知邪正何经之疾也。恶知其原者,先知何经之病,所取之处也。刺之做在数迟者,徐疾之意也。粗守关者,守四肢而不知血气正邪之往来也。上守机者,知守气也。机之动不离其空中者,知气之虚实,用外之徐疾也。空中之机,清净以微者,针以得气,密意守气勿失也。其来不可逢春,气盛不可补也。其往不可追者,气虚不可泻也。不可控以发者,言气易失也。扣之不发者,言②不知补泻之意也,血气已尽而气不下也。知其往来者,知气之逆顺盛虚也。要与之期者,知气之可取之时也。粗之暗者,冥冥不知气之微密也。妙哉!工独有之者,尽知针意也。往者为逆者,言气之虚而小,小者逆也。来者为顺着,言形气之平,平者顺也。明知逆顺,正行无问者,言知所取之处也。迎而夺之者,泻也。退而济之者,补也。所谓虚则实之者,气口虚而当补之也。满则泄之者,气口盛而当污之也。宛陈①两:(甲乙经》、(太素》均作"内"O②阴:原作"阳",据《甲乙经)、《太累)改。③者,言:原作"言者",据"九针十_二原"篇改。120则除之者,去血脉也。邪胜则虚之者,言请经有盛者,皆泻其邪也。徐而疾则实者,言徐内而疾出也。疾而徐则虚者,言疾内而徐出也。言实与虚,若有若无者,言实者有气,虚者无气也。察后与先,若亡若存者,言气之虚实,补泻之先后也,察其气之已下与常存也。为虚与实,若得若失者,言补者作然若有得也,泻则优然若有失也。夫气之在脉也;邪气在上者,言邪气之中人也高,故邪气在上也。浊气在中者,言水谷皆入于胃,其精气上注于肺,浊溜于肠胃,言寒温不适,饮食不节,而病生于肠胃,故命曰浊气在中也。清气在下者,言清湿地气之中人也,必从足始,故日清气在下也。针陷脉则邪气出者,取之上。针中脉则浊气出者,取之阳明会也。针太深则邪气反沉者,言浅浮之病,不欲深刺也,深则邪气从之入,故日反沉也。皮肉筋脉各有所处者,言经络各有所主也。取五脉者死,言病在中,气不足,但用针尽大泻其诸阴之脉也。取三阳之脉者,唯言尽泻三阳之气,令病人惬然不复也。夺阴者死,言取尺之五里五往者也。夺阳者狂,正言也。睹其色,察其目,知其散复,一其形,听其动静者,言上工知根五色于目,有知调尺寸小大缓急滑涩,以言所病也。知其邪正者,知论虚邪与正邪之风也。右主推之,左持而御之者,言持外而出入也。气至而去之者,言补泻气调而去之也。调气在于终始一者,持心也。节之交三百六十五会者,络脉之渗灌诸节者也所谓五藏之气已绝于内者,脉口气内绝不至,反取其外之病处与阳经之合,有留针以致阳气,阳气至则内重竭,重竭则死矣,其死也无气以动,故静。所谓五藏之气已绝于外者,脉口气外绝不至,反取其四米之输,有留针以致其附气,阴气至则阳气反人,人则逆,逆则死矣,其死也明气有余,故躁。所以察其目者,五藏使五色循明,循明则声章,声章者,则言声与平生异也。 THIÊN 4: TÀ KHÍ TẠNG PHỦ BỆNH HÌNHHoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Tà khí trúng vào người thì thế nào ?” [1]. Kỳ Bá đáp : “Tà khí trúng vào người thì trúng vào chỗ cao” [2]. Hoàng Đế hỏi: “Cao hay thấp, có phân độ gì không ?” [3]. Kỳ Bá đáp : “Từ nửa thân mình trở lên do tà khí trúng vào, từ nửa thân hình trở xuống do thấp khí trúng vào [4]. Cho nên mới nói rằng tà khí khi trúng vào người thì không ở vào 1 nơi nhất định, trúng vào Âm thì lưu chảy vào phủ, trúng vào Dương thì lưu chảy vào kinh [4]. Hoàng đế hỏi: “Âm và Dương, tuy có tên gọi khác nhau, nhưng cùng đồng loại với nhau, trên dưới cùng tương hội, kinh và lạc quán thông nhau như chiếc vòng ngọc không đầu mối [5]. Nay tà khí trúng vào người, có khi trúng vào Âm, có khi trúng vào Dương, trên dưới, trái phải, không ở hẳn vào 1 nơi ‘hằng thường’ nào cả [6]. Lý do nào đã khiến như thế?”[7] Kỳ Bá đáp : “Chỗ hội của các kinh Dương đều ở nơi mặt [8]. Tà khí trúng vào người vào lúc mà (nguyên khí) bị hư, (tà khí) ‘thừa’ lúc đó (để vào), hoặc lúc mới dùng quá sức, hoặc ăn uống mồ hôi ra, tấu lý mở, do vậy mà tà khí mới trúng vào [9]. Khi tà khí trúng vào mặt thì nó theo xuống dưới bằng đường kinh Dương minh [10]. Khi tà khí trúng vào cổ gáy, thì nó theo xuống dưới bằng đường kinh Thái dương [11]. Khi tà khí trúng vào má thì nó theo xuống dưới bằng đương kinh Thiếu dương [12]. Khi tà khí trúng vào ngực và lưng, hai bên sườn thì cũng giống như là trúng vào các kinh (Dương) vậy” [13]. Hoàng Đế hỏi: “Tà khí trúng vào kinh Âm thì thế nào ?” [14]. Kỳ Bá đáp : “Tà khí trúng vào kinh Âm thường theo vùng cánh tay và cẳng chân mà bắt đầu [15]. Ôi ! Cánh tay và cẳng chân có phần da mép trong (Âm bì) mỏng, thịt nhuận mà mềm, cho nên cùng thọ phong tà mà chỉ độc thương ở Âm mà thôi” [15]. Hoàng Đế hỏi: “Nguyên nhân trúng tà này có làm thương đến tạng không ?” [16]. Ký Bá đáp : “Thân thể con người khi trúng phong, không nhất định là phải làm thương đến tạng [17]. Bởi vì khi tà khí nhập vào theo con đường kinh Âm, bấy giờ tạng khí còn thực, tà khí vào, nhưng không thể ‘ở khách’, vì thế nó phải quay trở lại phủ [18]. Cho nên mới nói rằng: “Tà khí trúng vào Dương thì lưu chảy vào kinh, trúng vào Âm thì lưu chảy vào phủ” [19]. Hoàng Đế hỏi: “Tà khí khi trúng vào tạng của con người thì thế nào ?” [20]. Ký Bá đáp : “Buồn sầu, ưu tư, sợ hãi làm tổn thương đến Tâm, thân hình đang bị lạnh, lại uống thức uống lạnh vào thì sẽ làm tổn thương đến Phế, nếu để cho 2 cái hàn (trong và ngoài) cùng cảm thì trong và ngoài đều bị thương, cho nên khí bị nghịch mà thượng hành. có khi bị té xuống, ác huyết giữ vào bên trong, hoặc có khi có việc phải giận dữ, khí lên mà không xuống được, để rồi tích ở dưới sườn, sẽ làm thương đến Can [21]. Có khi bị đánh, té, hoặc uống rượu say rồi làm chuyện trai gái, hoặc mồ hôi mà đứng trước gió, tất cả sẽ làm thương đến Ty [22]ø. Có khi dùng quá sức, gánh vác vật nặng, hoặc làm chuyện trai gái quá độ, mồ hôi ra tắm thì sẽ làm thương đến Thận” [23]. Hoàng Đế hỏi: “Ngũ tạng bị trúng phong như thế nào ?” [24]. Kỳ Bá đáp : “Chỉ khi nào Âm lẫn Dương đều bị cảm thì tà khí mới có cơ hội ‘tấn công’ vào” [25]. Hoàng Đế nói: “Đúng vậy thay !” [26]. Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: “Đầu mặt và thân hình, thuộc vào nhau do cốt (xương), liền vào nhau bởi cân (gân), đồng huyết, hợp khí [27]. Mỗi khi trời lạnh, có thể làm nứt đất, đóng băng, khi cơn lạnh đến vội sẽ làm cho tay chân bị bủn rủn, trong lúc đó thì gương mặt của người không cần che lại tại sao thế ?” [28]. Kỳ Bá đáp : 12 kinh mạch, 365 lạc, huyết khí (của chúng) đều lên mặt và thoát ra bằng những không khiếu [29]. Khí ‘tinh Dương’ thì chạy lên trên vào mắt thành ra tinh khí, khí ‘biệt’ chạy lên trên thoát ra mũi thành ra xú khí, khí ‘trọc’ xuất ra ở Vị chạy lên trên môi và lưỡi thành vị khí [30]. Tân dịch của các khí đều lên trên hơ ấm gương mặt, hơn nữa ø da mặt lại dày, bắp thịt cứng hơn [31]. Cho nên, dù thiên khí có lạnh đến đâu cũng không ‘thắng’ được (sức chịu lạnh của mặt) vậy” [32]. Hoàng Đế hỏi: “Khi tà khí trúng vào người thì bệnh hình như thế nào?” [33]. Kỳ Bá đáp : “Hư tà khi trúng vào thân thì thân hình sẽ như có lúc dao động và rợn người. Chính tà khi trúng vào thân thì sẽ nhẹ hơn. Trước hết nó hiện ra ở sắc mặt, không cảm thấy gì ở thân, như có không, như hết như còn, khó mà nắm được đầy đủ sự bộc lộ ra ngoài” [34]. Hoàng Đế nói: “Đúng vậy thay !” [35]. Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: “Ta nghe nói: Thấy được sắc diện mà biết được bệnh, gọi là ‘minh’, án mạch mà biết được bệnh, gọi là ‘thần’, hỏi bệnh mà biết được nơi bệnh, gọi là ‘công’[36]. Ta mong được nghe rằng làm thế nào để có thể thấy được sắc diện mà biết bệnh, án mạch mà biết bệnh, hỏi bệnh mà biết được đến nơi ?” [37]. Kỳ Bá đáp : “Ôi ! Sắc mặt tương ứng với nơi bì phu của bộ xích, giống như sự tương ứng với tiếng dùi trống đánh trống, không thể để cho “thất điệu” với nhau [38]. Đây cũng là những chứng hậu xuất ra có gốc, có ngọn, có rễ, có lá [39]. Cho nên nếu cái gốc chết thì cái lá sẽ khô vậy [40]. Sắc mặt và hình nhục không thể cùng thất điệu với nhau [41]. Cho nên, biết một gọi là ‘công’, biết hai gọi là ‘thần’, biết ba gọi là ‘thần và minh’ vậy” [42]. Hoàng đế nói: “Ta mong được nghe cho hết” [43]. Kỳ Bá đáp : “Sắc mặt xanh thì mạch phải Huyền, sắc mặt đỏ thì mạch phải Câu, sắc mặt vàng thì mạch phải Đại, sắc mặt trắng thì mạch phải Mao, sắc mặt đen thì mạch phải Thạch. Thấy được sắc diện mà không đắc được mạch tương ứng, ngược lại chỉ đắc được mạch tương thắng, như vậy là chế [44]. Khi nào đắc mạch tương sinh thì bệnh xem như là đã giảm rồi” [45]. Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: Bệnh hình của sự biến hóa sinh ra từ ngũ tạng như thế nào? [46] Kỳ Bá đáp : Trước hết phải định sự tương ứng giữa ngũ sắc và ngũ mạch sau đó mới định được bệnh chứng [47]. Hoàng Đế hỏi: Sắc mặt đã định xong rồi phải phân biệt như thế nào nữa ? [48] Kỳ Bá đáp : Phải “sát” được sự hoãn, cấp, tiểu, đại, hoạt, sắc của mạch, được vậy thì mới định được sự biến của bệnh [49]. Hoàng Đế hỏi: “Sát” như thế nào ? [50] Kỳ Bá đáp : Mạch cấp thì nơi bì phu của bộ xích cũng cấp, mạch hoãn thì nơi bì phu của bộ xích cũng hoãn, mạch tiểu thì nơi bì phu của bộ xích cũng gầy yếu và thiếu khí, mạch đại thì nơi bì phu của bộ xích cũng phồng lên, mạch hoạt thì nơi bì phu của bộ xích cũng hoạt, mạch sắc thì nơi bì phu của bộ xích cũng sắc [51]. Phàm tất cả sự biến này, có vi, có thậm [52]. Cho nên, người nào khéo “sát” được bộ xích thì không cần đến bộ thốn, người nào khéo “sát” được mạch thì không cần đợi ở sắc diện, người nào có thể “tham hợp” tất cả để ứng hành thì đáng gọi là “thượng công”, thượng công thì mười trường hợp có thể thành công đến chín, người nào có thể ứng hành được hai thì được gọi là “trung công”, trung công thì mười trường hợp có thể thành công đến bảy, người nào chỉ ứng hành được một thì gọi là “hạ công”, hạ công thì mười trường hợp chỉ thành công có sáu [53]. Hoàng đế nói: “Ta xin được hỏi về bệnh hình của các mạch hoãn, cấp, tiểu, đại, hoạt, sắc, như thế nào ?” [54]. Kỳ Bá đáp : “Thần xin nói về bệnh biến thuộc ngũ tạng” [55]. Tâm mạch, khi cấp thậm gây thành chứng khiết tùng, khi vi cấp gây thành chứng Tâm thống, dẫn ra đến sau lưng, ăn không xuống [56]. Tâm mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng cười như điên, khi vi hoãn gây thành chứng Phục lương, ở dưới Tâm, chạy lên chạy xuống, thường hay bị thổ huyết [57]. Tâm mạch, khi đại thậm gây thành chứng như có vật gì cứng chận ngang trong cổ họng, khi vi đại gây thành chứng Tâm tý, dẫn ra đến sau lưng, dễ chảy nước mắt [58]. Tâm mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng dễ ói, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [59]. Tâm mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng Tâm sán, dẫn xuống đến rún, vùng tiểu phúc kêu [60]. Tâm mạch, khi sắc thậm gây thành chứng cảm, khi vi sắc gây thành chứng huyết tràn, chứng duy quyết, tai kêu và điên tật [61]. Phế mạch, khi cấp gây thành chứng điên tật, khi vi cấp gây thành chứng Phế hàn nhiệt, lười biếng, uể oải, ho, ói ra máu, dẫn đến vùng thắt lưng, lưng và ngực, trong mũi có mọc cục thịt làm cho mũi không thông [62]. Phế mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng ra nhiều mồ hôi, khi vi hoãn gây thành chứng nuy lũ, thiên phong, từ đầu trở xuống mồ hôi ra không dứt [63]. Phế mạch, khi đại thậm gây thành chứng sưng thủng từ gót chân đến gối, khi vi đại gây thành chứng Phế tý dẫn đến vùng ngực và lưng, khi thức dậy sợ mặt trời [64]. Phế mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng tiêu chảy, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [65]. Phế mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng tức bôn, thướng khí, khi vi hoạt gây thành chứng ra máu mũi miệng ở trên và ra máu ở tiểu và đại tiện [66]. Phế mạch, khi sắc thậm gây thành chứng ói ra máu, khi vi sắc gây thành chứng thử lũ ở khoảng cổ và dưới nách, đó là vì hạ khí không thắng được thượng khí, đưa đến kết quả là chân và gối bị mềm yếu vậy [67]. Can mạch, khi cấp thậm gây thành chứng nói xàm bậy bạ, khi vi cấp gây thành chứng phì khí, ở dưới sườn như cái ly úp xuống [68]. Can mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng dễ ói, khi vi hoãn gây thành chứng thủy hà và tý [69], Can mạch, khi đại thậm gây thành chứng nội ung, dễ ói, chảy máu mũi, tai; khi vi đại gây thành chứng Can tý, chứng teo bộ sinh dục, khi ho sẽ đau dẫn đến tiểu phúc [70]. Can mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng uống nhiều, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [71]. Can mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng đồi sán, khi vi hoạt gây thành chứng đái dầm [72]. Can mạch, khi sắc thậm gây thành chứng uống nhiều, khi vi sắc gây thành chứng khiết luyến, cân tý [73]. Tỳ mạch, khi cấp thậm gây thành chứng khiết túng, khi vi cấp gây thành chứng cách trung, ăn uống vào bị ói trở ra, hậu môn tiêu ra phân có bọt [74]. Tỳ mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng nuy quyết, khi vi hoãn gây thành chứng phong nuy, tứ chi yếu, không co duỗi được, trong lúc đó Tâm lại bình thường như không có bệnh [75]. Tỳ mạch, khi đại thậm gây thành chứng bệnh như bị đánh sắp té xuống, khi vi đại gây thành chứng sán khí, bụng như ôm một cái gì to lớn, đó là mủ và máu ở bên ngoài Trường và Vị [76]. Tỳ mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng hàn nhiệt, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [77]. Tỳ mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng đồi lung, khi vi hoạt gây thành chứng có trùng độc, loại hồi hạt, bụng bị nóng [78]. Tỳ mạch, khi sắc thậm gây thành chứng Trường đồi, khi vi sắc gây thành chứng nội đồi, đi tiểu ra nhiều mủ máu [79]. Thận mạch, khi cấp thậm gây thành chứng cốt điên tật, khi vi cấp gây thành chứng trầm quyết, chứng bôn đồn, chân không co duỗi được, không tiểu tiện và đại tiện được [80]. Thận mạch, khi hoãn thậm gây thành chứng đau muốn gãy lưng, khi vi hoãn gây thành chứng động, chứng động làm cho ăn không tiêu hóa, ăn xuống liền bị ói trở ra [81]. Thận mạch, khi đại thậm gây thành chứng âm nuy, khi vi đại gây thành chứng thạch thủy, khởi lên từ rún xuống đến tiểu phúc, có vẻ nặng nề, bên trên lên đến Vị hoãn, chết, không trị được [82]. Thận mạch, khi tiểu thậm gây thành chứng động tiết, khi vi tiểu gây thành chứng tiêu đơn [83]. Thận mạch, khi hoạt thậm gây thành chứng lung đồi, khi vi hoạt gây thành chứng cốt nuy, ngồi xuống không đứng lên được, đứng lên thì mắt sẽ không thấy gì cả [84]. Thận mạch, khi sắc thậm gây thành chứng đại ung, khi vi sắc gây thành chứng không có kinh nguyệt và chứng nội trĩ trầm trọng [85]. Hoàng đế hỏi: “Lục biến của bệnh, phải châm như thế nào ?” [86]. Kỳ Bá đáp : “Các mạch cấp thì nhiều hàn, các mạch hoãn thì nhiều nhiệt, các mạch đại thì nhiều khí, ít huyết, các mạch tiểu thì huyết và khí đều ít, các mạch hoạt thì Dương khí thịnh, hơi có nhiệt, các mạch sắc thì nhiều huyết, ít khí, hơi có hàn [87]. Cho nên, khi châm các mạch cấp phải châm sâu vào trong và lưu kim thật lâu[88]. Khi châm các mạch hoãn, phải châm cạn vào trong và rút kim ra thật nhanh, nhằm giải bớt nhiệt[89]. Khi châm các mạch đại phải châm tả khí thật nhẹ, đừng cho xuất huyết [90]. Khi châm các mạch hoạt phải châm bằng cách rút kim ra thật nhanh mà châm vào thì phải cạn, nhằm tả bớt Dương khí, giải bớt nhiệt khí[91]. Khi châm các mạch Sắc, phải châm cho đúng với mạch, phải tùy theo lẽ ‘nghịch và thuận’ mà lưu kim lâu [92] . Trước hết phải án huyệt, xoa, khi đã rút kim ra thì phải mau mau án ngay vào vết châm, nhằm mục đích làm cho huyết không xuất ra được, và cũng để làm cho mạch được hòa [93]. Khi gặp các mạch tiểu, đó là trường hợp mà Âm Dương, hình khí đều bất túc, đừng chọn huyệt để châm mà chỉ nên điều hòa khí huyết bằng cam dược” [94]. Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe khí của ngũ tạng, lục phủ, chỗ nhập của huyệt Huỳnh và huyệt Du gọi là huyệt Hợp, vậy nó nhập theo con đường nào ?, nhập vào như thế nào để có sự liên hệ tương thông với nhau ?, Ta mong được nghe nguyên nhân đó” [95].. Kỳ Bá đáp : “Đây là trường hợp Dương mạch biệt nhập vào bên trong thuộc về phủ” [96]. Hoàng đế hỏi: “Huyệt Huỳnh, huyệt Du và huyệt Hợp, mỗi huyệt có định danh hay không ?” [97]. Kỳ Bá đáp : “Huyệt Vinh và huyệt Du trị ngoại kinh, huyệt Hợp trị nội phủ” [98]. Hoàng đế hỏi: “Trị nội phủ phải như thế nào ?” [99]. Kỳ Bá đáp : “Phải thủ huyệt Hợp” [100]. Hoàng đế hỏi: “Huyệt Hợp của Vị nhập vào huyệt Tam lý, huyệt Hợp của Đại trường nhập vào huyệt Cự hư Thượng liêm, huyệt Hợp của Tiểu trường nhập vào huyệt Cự hư hạ liêm, huyệt Hợp của Tam tiêu nhập vào huyệt Ủy Dương, huyệt Hợp của Bàng quang nhập vào huyệt Ủy trung ương, huyệt Hợp của Đởm nhập vào huyệt Dương Lăng tuyền” Phải thủ huyệt như thế nào?” [101]. Kỳ Bá đáp : “Thủ huyệt Tam lý phải buông thấp bàn chân xuống, thủ huyệt Cự hư phải đưa chân lên, thủ huyệt Ủy dương phải co và duỗi chân, thủ huyệt Ủy trung phải co (gối) lại, thủ huyệt Dương lăng tuyền phải ngồi ngay thẳng, co gối, buông thẳng chân, kéo xuống bên mép ngoài huyệt Ủy dương. Thủ các huyệt ngoại kinh, phải duỗi ra, đưa tay chân ra một cách thoải mái để thủ huyệt rồi theo đó mà trị liệu” [102]. Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về bệnh của lục phủ” [103]. Kỳ Bá đáp : “Gương mặt nhiệt, đó là bệnh của kinh Túc Dương minh [104]. Chứng sung huyết nơi ngư lạc, đó là bệnh của kinh Thủ Dương minh [105]. Trên mu của 2 bàn chân mạch kiên mà hãm, đó là bệnh của kinh Túc Dương minh [106]. Đây là những chứng thuộc Vị mạch vậy [107]. Bệnh của Đại trường làm cho trong ruột đau quặn thắt và đồng thời sôi lên ồ ồ [108]. Nếu gặp mùa đông, bị trúng cảm bởi hàn khí thì sẽ bị chứng tiêu chảy, đau ngay ở phần rún, không thể đứng lâu được, cùng 1 chứng hậu với Vị, nên thủ huyệt Cự Hư Thượng Liêm để chữa trị [109]. Bệnh của Vị làm cho bụng trướng to lên, Vị hoãn sẽ đau thấu tới Tâm, chói lên trên vào 2 hông sườn, từ cách lên đến yết hầu không thông, ăn uống không xuống, nên thủ huyệt Tam lý để chữa trị [110]. Bệnh của Tiểu trường làm cho tiểu phúc đau, cột sống ở thắt lưng khống chế đến 2 hòn dái cũng bị đau nhức, lắm khi đau đến nỗi phải nghiêng ra phía sau mới chịu nổi, có khi trước tai bị nhiệt, có khi như thể là lạnh nhiều, hoặc như thể là mí mắt trên bị nhiệt nhiều, cho đến trong khoảng giữa ngón út và ngón áp út cũng bị nhiệt, như thể là mạch bị hãm, đó là những chứng bệnh hậu(của tiểu trường) vậy [111]. Bệnh của kinh Thủ Thái dương nên thủ huyệt Cự Hư Hạ Liêm [112]. Bệnh của Tam tiêu làm cho phúc khí bị đầy, tiểu phúc cứng hơn, không tiểu tiện được khiến cho người bệnh bị quẫn bách, khi nước nhiều quá, sẽ lưu giữ lại một chỗ làm thành chứng trướng [113]. Chứng hậu ở tại đại lạc bên ngoài kinh Túc Thái dương, đại lạc ở khoảng giữa kinh Thái dương và Thiếu dương, cũng hiện ra ở mạch, nên thủ huyệt Ủy Dương để trị [114]. Bệnh của Bàng quang là làm cho tiểu phúc bị sưng thủng mà đau, dùng tay để ấn lên tức thì làm cho bệnh nhân muốn đi tiểu mà không tiểu được, trên mi mắt bị nhiệt, như thể là mạch bị hãm, cho đến ngoài ngón chân út lên đến sau mắt cá và cẳng chân đều bị nhiệt. Nếu mạch bị hãm nên thủ huyệt Ủy Trung Ương để trị [115]. Bệnh của Đởm làm cho (bệnh nhân) dễ bị thở mạnh, miệng đắng, ói ra chất nhờn, dưới Tâm đập mạnh, hay lo sợ là có người sắp bắt lấy mình, trong cổ họng như có vật gì chận ngang và thường hay khạc nhổ (nước bọt) [116]. Ở huyệt gốc và ngọn của kinh Túc Thiếu dương, cũng có thấy được mạch bị hãm xuống, (trường hợp này) thích hợp với phép cứu [117]. Khi nào bị hàn nhiệt thì thủ huyệt Dương Lăng Tuyền” [118]. Hoàng Đế hỏi: “Phép châm này có phải theo một đường lối nào không ?” [119]. Kỳ Bá đáp: “Châm theo phép này ắt phải châm đúng khí huyệt, đừng châm trúng nhục tiết [120]. Nếu châm trúng khí huyệt thì mũi kim sẽ như đang đi chơi nơi con đường hẻm rộng, còn nếu châm trúng nhục tiết sẽ làm cho phần bì phu bị đau [121]. Phép bổ tả mà áp dụng nghịch nhau thì bệnh sẽ càng nặng [122]. Nếu châm trúng cân (gân) sẽ làm cho cân bị hoãn (lơi lỏng), tà khí không xuất ra được, do đó nó sẽ đánh nhau với chân khí tạo thành cuộc hỗn loạn và không chịu ra đi, quay ngược vào trong để rồi lớn dần ra [123]. Người dụng châm nếu không thẩm sát cho kỹ, đó là họ đã biến thuận thành nghịch rồi vậy” [124]. 邪气藏府病形第四法时 黄帝问于岐伯曰:邪气之中人也奈何?岐伯答曰:邪气之中人高也。黄帝曰:高下有度乎?岐伯曰:县半已上者,邪中之也;身半已下者,湿中之也。放曰:邪之中人也,无有常,中于阴则溜于府,中于阳则溜于经。黄帝曰:阴之与阳也,异名同类,上下相会,经络之相贯,如环无端。邪之中人,或中于阴,或中于阳,上下左右,无有恒常,其故何也?岐伯曰:诸阳之会,皆在于面。中人也,方乘虚时及新用力,若饮食汗出股理开,而中于耶。中于面则下阳明,中于项则下太阳,中于颊则下少阳,其中于膺背两胁亦中其经。黄帝曰:其中于阴奈何?岐伯答曰:中于阴者,常从臂俯拾。夫臂与防,其阴皮薄,其肉淖泽,故具受于风,独伤其阴。121黄帝曰:此放伤其藏乎?岐伯答曰:身之中于风也,不必动藏。故邪入于阴经,则其藏气实,邪气入而不能客,故还之于府。故中阳则溜于经,中阴则溜于府。黄帝曰:邪之中人藏奈何?岐伯曰:愁忧恐惧则伤心。形寒寒饮则伤脑,以其两宰相感,中外皆伤,故气逆而上行。有所堕坠,恶血留内,若有所大怒,气上而不下,积于胁下,则伤肝。有所击仆,若醉人房,汗出当风,则伤脾。有所用力举重,若人房过度,汗出浴水,则伤肾。黄帝曰:五藏之中风奈何?岐伯曰:阴阳俱感,邪乃得往。黄帝曰:善哉。黄帝问于岐伯曰:首面与身形也,属骨连筋,同血合于气耳。天寒则裂地凌冰,其卒寒或手足懈情,然而其面不衣何也?岐伯答曰:十二经脉,三百六十五络,其血气管上干面而走空奔,其精阳气上走于目而为暗,其别气走于耳而为听,其宗气上出于鼻而为臭,其浊气出于胃,走唇舌而为味。其气之津液皆上熏于面,而皮又厚,其肉坚,故天气甚寒,不能胜之也。黄帝曰:二邪之中人,其病形何如?岐伯曰:虚邪之中身也,洒渐动形。正邪之中人也做,先见于色,不知于身,若有若无,若亡若存,有形无形,莫知其情。黄帝曰:善哉。黄帝问于岐伯曰:余闻之,见其色,知其病,命日明;按其脉,知其病,命回神;问其病,知其处,命日工。余愿闻见而知之,按而得之,问而极之,为之奈何?吱伯答曰:夫色脉与尺之相应也,如杯鼓影响之相应也,不得相失也,此亦本未根叶之出候也,故报死则叶枯矣。包脉形肉不得相失也,故知一则为工,知二则为神,知三则神且明矣。黄帝曰:愿卒闻之。岐伯答曰:色青者,其脉弦也;赤者,其脉构也;黄者,其脉代也;白者,其脉毛;黑老,其脉石。见其色而不得其脉,反得其相胜之脉,则死矣;得其相生之脉,则病已矣。黄帝问于岐伯曰:五藏之所生,变化之病形何如?妨伯答曰:先定其五色五脉之应,其病乃可别也。黄帝曰:色脉已定,别之奈何?吹伯曰:调其脉之缓、急、小。大、滑、涩,而病变定矣。黄帝曰:调之奈何?岐伯答曰:脉急者,尺之皮肤亦急;脉缓者,尺之皮肤亦级,脉小者,尺之皮肤亦减而少气;脉大者,尺之皮肤亦责而起;脉滑者,尺之皮肤亦滑;脉涩者,尺之皮肤亦涩。凡此变者,有微有甚。故善调尺者,不待于寸,善调脉者,不待于色。能参合而行之者,可以为上工,上工十全九;行二者,为中工,中工十全七;行一者,为下工,下工十全六。黄帝曰:请问脉之缓、急、小、大、滑、涩之病形何如?岐伯曰:臣请言五藏之病变也。心脉急甚者为宿抓;微急为心痛引背,食不下。缓甚为狂笑;微缓为伏梁,在心下,上下行,时唾血。太甚为唯对;微大为心痹引背,善泪出。小甚为善吵;微小122为消津。滑甚为善渴;微滑为心迹引脐,小腹鸣。波甚为哈;微涩为血溢,维厥,耳鸣,颠疾。肺脉急甚为癫疾;微急为肺寒热,怠情,咳唾血,引腰背胸,若鼻息肉不通。缓甚为多汗;微援为控疾,偏风,头以下汗出不可止。太甚为胚肿;微大为肺痹,引胸背,起恶日光。小甚为泄;微小为消萍。滑甚为息贲上气;微滑为上下出血。涩甚为呕血;微涩为鼠志在颈支腋之间,下不胜其上,其应善瘦矣。肝脉急甚者为恶言;微急为肥气,在胁下若覆杯。缓甚为善呕;微援为水痕痹也。太甚为内痈,善呕阶;微大为肝痹,阴缩,咳引小腹。小甚为多饮;微小为消津。滑甚为痰迹;徽滑为遗溺。涩甚为溢饮;微涩为痕挛筋疲。脾脉急甚为德班;微急为嗝中,食饮入而还出,后沃沫。缓甚为衰厥;微级为风控,四肢不用,心慧然若无病。太甚为击仆;微大为沈气,腹里大脓血,在肠胃之外。小甚为寒热;微小为消疼。滑甚为痛瘤;微滑为虫毒蛇蝎腹热。涩甚为肠疾;微涩为内瘠,多下脓血。肾脉急甚为骨癫疾;微急为沉厥奔豚,足不收,不得前后。缓甚为抗脊;微缓为洞,洞者,食不化,下隘还出。太甚为阴疾;徽大为石水,起脐已下至小腹睡睡然,上至胃院,死不治。小甚为洞泄;微小为消萍。滑甚为痛症;微滑为骨屡,坐不能起,起则目无所见。涩甚为大痈;微涩为不月沉痔。黄帝曰:病之六变者,刺之奈何?哎伯答曰:诸急者多寒;缓者多热;大者多气少血;小者血气皆少;滑者阳气盛,微有热;涩者多血少气,微有寒。是故刺急者,深内而久留之。刺缓者,线内而疾发针,以去其热。刺大者,微泻其气无出其血。刺滑者,疾发针而浅内之,以泻其阳气而去其热。刺涩者,必中其脉,随其逆顺而久留之,必先按而循之,已发打,疾按其瘠,无令其血出,以和其脉。诸小者,阴阳形气俱不足,勿取以针,而调以甘药也。黄帝曰:余闻五藏六府之气,荣输所入为合,今何道从人,入安连过,愿闻其故。岐伯答日:此阳脉之别人于内,属于府者也。黄帝曰:荣输与合,各有名乎?岐伯答日:荣输治外经,合治内府。黄帝曰:治内府奈何?岐伯曰:取之于合。黄帝曰:合各有名乎?岐伯答曰:胃合人①于三里,大肠合人于巨虚上廉,小肠合人于巨虚下廉,三焦会人于委阳,膀优合人于委中央,胆合人于阳陵泉。黄帝曰:取之奈何?岐伯答曰:取之三里者,低附;取之巨虚者,举足;取之委阳音,屈伸而索之;委中者,屈而取之;阳陵泉者,正竖膝子之齐,下至委阳之阳取之;取诸外经者,榆申而从之。黄帝曰:愿闻六府之病。吱伯答曰:面热者足阳明病,鱼络血者手阳明病,两跑①人:原无,据(甲乙测、(太累)补。123之上脉竖陷者足阳明病,此胃脉也。大肠病者,肠中切痛而鸣准耀,冬日重感于寒即泄,当脐而痛,不能久立,与胃同候,取巨虚上廉。胃病者,腹腹胀,胃院当心而痛,上肢两胁,隔咽不通,食钦不下,取之三里也。小肠病者,小腹痛,腰脊控星而痛,时窘之后,当耳前热,若寒甚,若独肩上热甚,及手小指次指之间热,若脉随者,此其峰也,手太阳病也,取之巨虚下廉。三焦病者,腹气满,小腹尤坚,不得小便,窘急,溢则水,留即为胀,候在足太阳之外大络,大络在太阳少阳之间,亦见于脉,取委阳。膀优病者,小腹偏肿而痛,以手按之,即欲小便而不得,肩上热,若脉陷,及足小指外廉及胜踝后皆热,若脉陷,取委中央。明病者,善太息,口苦,呕宿汁,心下据馆,恐人将捕之,隘中叶价然,数唾,在足少阳之本末,亦视其脉之陷下者灸之,其寒热者,取阳陵泉。黄帝曰:刺之有道乎?岐伯答曰:刺此者,必中气穴,无中肉节,中气穴则针染(一作路)于巷,中肉节即皮肤痛。补泻反则病益笃。中筋则筋缓,邪气不出,与其真相搏,乱而不去,反还内著,用针不审,以顺为逆也。 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 8, 2011 THIÊN 5: CĂN KẾT Kỳ Bá nói: “Thiên địa cùng cảm nhau, khí lạnh ấm cũng thay đổi nhau [1]. Đạo (vận hành) của Âm Dương lúc nào ít, lúc nào nhiều ? [2] . Đạo của Âm thuộc số “chẵn”, đạo của Dương thuộc số “lẻ” [3]. Khí mở đóng vào mùa xuân, hạ thì Âm khí “ít” và Dương khí “nhiều” [4]. Khí Âm Dương (trong việc mở đóng) không “điều hòa”, vậy nên bổ như thế nào ? Tả như thế nào ? [5]Khi mở đóng vào mùa thu đông thì Dương khí “ít” và Âm khí “nhiều”, Âm khí thịnh và Dương khí suy, cho nên thân cây, lá bị khô héo, thì vũ “mưa” khí và thấp khí quay xuống dưới, (như vậy) Âm Dương có chỗ thay đổi nhau, chúng ta nên tả như thế nào ? Và bổ như thế nào ?[6]Tà khí bất chính thường cảm ở kinh này rồi chuyển sang chỗ khác, không biết bao nhiêu cách [7]. Nếu chúng ta không biết (những huyệt) căn và kết thì khi những cánh cửa và những chốt cửa của ngũ tạng, lục phủ bị gãy, bị sụp, do đó sự mở đóng không còn (chính xác) khiến cho (chân khí) bị thoát, khí Âm Dương bị mất lớn, không thể nào lấy lại (đầy đủ) được nữa.[8] Sự “huyền (diệu)” của cửu châm quan trọng ở “Chung thỉ”, cho nên, nếu chúng ta biết được lẽ “Chung thỉ” thì chỉ cần một lời nói là diễn tả đầy đủ, còn nếu chúng ta không biết lẽ “Chung thỉ” thì “châm đạo” bị tuyệt hẳn [9].Kinh (Túc) Thái dương lấy căn ở huyệt Chí Âm và lấy kết ở huyệt Mệnh Môn [10]. Huyệt Mệnh Môn ở đây chính là đôi mắt vậy [11]. Kinh (Túc) dương minh lấy căn ở huyệt Lệ Đoài, và lấy kết ở huyệt Tảng Đại [12]. Huyệt Tảng Đại nằm ở chỗ kiềm thúc bởi vành tai [13]. Kinh (túc) Thiếu dương lấy căn ở huyệt Khiếu Âm, lấy kết ở huyệt Song Lung [14]. Huyệt Song lung nằm ở giữa tai [15].Kinh (Túc) Thái dương đóng vai trò “khai: mở cửa”, kinh (Túc) Dương minh đóng vai trò “hạp: đóng cửa”, kinh (Túc) Thiếu dương đóng vai trò “khu: chốt cửa” [16]. Cho nên, khi nào “cửa bị gãy” thì bên trong cơ nhục bị nhiễu loạn và bạo bệnh sẽ dậy lên [17]. Cho nên khi bạo bệnh nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thái dương, và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [18]. Chữ “độc” có nghĩa là phần da thịt bị teo mềm và yếu ớt [19]. Khi nào “cửa đóng bị gãy” thì khí không còn chỗ để ngừng nghỉ và chứng nuy tật khởi lên [20]. Vì thế, khi nào bị chứng nuy tật lên nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Dương minh, và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [21]. Câu “không còn có chỗ để ngừng nghỉ” có nghĩa là chân khí bị ngăn lại nhường chỗ cho tà khí ở [22]. Khi nào “chốt cửa bị gãy” tức phần cốt bị dao động, không đứng vững trên mặt đất [23]. Cho nên nếu bị chứng “cốt dao” nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thiếu dương và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [24]. Chữ “cốt dao” có nghĩa là cốt tiết bị giãn ra mà không co (thu) lại được [25]. Cốt dao nói về sự dao động [26]. (Việc chữa trị này) nên xem xét một cách nghiêm túc cái “gốc” của nó (thuộc khai, thuộc hạp hoặc thuộc khu) [27].Kinh (Túc) Thái âm lấy căn ở huyệt Ẩn Bạch và lấy kết ở huyệt Đại (Thái) Thương [28]. Kinh Thiếu âm lấy căn ở huyệt Dũng Tuyền và lấy kết ở huyệt Liêm Tuyền [29]. Kinh (Túc) Quyết âm lấy căn ở huyệt Đại Đôn và lấy kết ở huyệt Ngọc Anh và lạc ở Chiên Trung [30]. Kinh (Túc) Thái âm đóng vai trò “khai: mở cửa”, kinh “Túc” Quyết âm đóng vai trò “hạp: đóng cửa”, kinh (Túc) Thiếu âm đóng vai trò “khu: chốt cửa” [31]. Vì thế, khi “cánh cửa mở” bị gãy thì kho lúa không biết vận chuyển theo con đường nào, gây thành bệnh “cách động” [32]. Khi nào bị bệnh “cách động” nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thái âm và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [33]. Vì thế khi “cánh cửa mở” bị gãy thì khí sẽ bất túc mà sinh ra bệnh vậy [34]. Khi “cánh cửa đóng” bị gẫy thì tức là khí bị tuyệt mà hay buồn [35]. Nếu hay buồn nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Quyết âm và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [36]. Khi “chốt cửa” bị gãy thì mạch có chỗ bị kết và bất thông [37]. Nếu mạch bất thông nên thủ huyệt ở kinh (Túc) Thiếu âm và nên dựa vào tình trạng hữu dư hay bất túc [38]. Mạch có chỗ bị kết đều do ở tình trạng bất túc [39].Kinh Túc Thái dương lấy căn ở huyệt Chí Âm, nó “lưu” vào huyệt Kinh Cốt, “chú” vào huyệt Côn lôn, “nhập” vào huyệt Thiên trụ và huyệt Phi Dương [40].Kinh Túc Thiếu dương lấy căn ở huyệt Khiếu Âm, “lưu” vào huyệt Khâu Hư, ù “chú” vào huyệt Dương Phụ, “nhập” vào huyệt Thiên Dung và huyệt Quang Minh [41].Kinh Túc Dương minh lấy căn ở huyệt Lệ Đoài, “lưu” vào huyệt Xung Dương, “chú” vào huyệt Hạ Lăng, “nhập” vào huyệt Nhân Nghênh và huyệt Phong Long [42].Kinh Thủ Thái dương lấy căn ở huyệt Thiếu Trạch, “lưu” vào huyệt Dương Cốc, “chú” vào huyệt Thiếu (Tiểu) Hải, “nhập” vào huyệt Thiên Song và huyệt Chí Chính [43].Kinh Thủ Thiếu dương lấy căn ở huyệt Quan Xung, “lưu” vào huyệt Dương Trì, “chú” vào huyệt Chi Câu, “nhập” vào huyệt Đại (Thiên) Dũ và huyệt Ngoại Quan [44].Kinh Thủ Dương minh lấy căn ở huyệt Thương Dương, “lưu” vào huyệt Hợp Cốc, “chú” vào huyệt Dương Khê, “nhập” vào huyệt Phù Đột và huyệt Thiên lịch[45].Đây gọi là những huyệt nên “thủ: chọn” để chữa khí 12 kinh có “thịnh lạc” [46].Một ngày một đêm (mạch đi) 50 vòng (Doanh) nhằm cung ứng (doanh) tinh khí của ngũ tạng [47]. Nếu có tình trạng (sự cung ứng này) không ứng đúng với con số thì gọi là “cuồng sinh” [48].Khi nói rằng ‘mạch hành 50 doanh’ tức là nói rằng ngũ tạng đều được ‘thọ khí’ [49]. Chúng ta chỉ cần nắm được mạch khẩu để đếm ‘số chí’, mạch đến 50 động mà không có một lần ‘đại’, đó là ngũ tạng đều được ‘thọ khí’ [50]. Mạch đến 40 động thì có một lần ‘đại’, đó là có một tạng ‘không được thọ khí’[51]. Mạch đến 30 động có một lần ‘đại’, đó là có 2 tạng ‘không được thọ khí’[52]. Mạch đến 20 động có một lần ‘đại’, đó là 3 tạng ‘không được thọ khí’[53]. Mạch đến 10 động thì có một lần ‘đại’, đó là 4 tạng ‘không được thọ khí’ [54]. Chưa đầy 10 động thì đã có một ‘đại’, đó là cả 5 tạng ‘không được thọ khí’, như vậy là sắp tới thời kỳ chết rồi [55]. Ý nghĩa trọng yếu của vấn đề này nằm ở thiên “Chung thỉ” [56].Khi ta nói rằng mạch đến 50 động mà không có một lần ‘đại’ ta xem đó là ‘thường’[57] . Chúng ta sở dĩ biết được ngũ tạng đang ‘sống’ hay gần tới chỗ chết, là nhờ vào mạch động khí đến một cách “thường” hay đến một cách ‘biến’ (thất thường) [58].Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề châm nghịch và thuận đối với 5 loại người có hình thể (ngũ thể) khác nhau, là có ý nói đến con số của kinh lạc, sự ít nhiều của huyết, sự dài ngắn của mạch, sự hoạt sắc của khí, sự thanh trọc của huyết, sự dầy mỏng của làn da, sự cứng mềm của bắp thịt, sự lớn nhỏ của cốt tiết nơi con người [59]. Tất cả những cái đó ta đều đã biết [60]. Tất cả đây thuộc về những người áo vải, thất phu [61]. Ôi ! Những bậc vương, công, đại nhân, những người này ăn (những thứ thức ăn) có máu, thân thể họ yếu đuối, cơ nhục mềm yếu, huyết khí họ mạnh và hung, hoạt và lợi [62]. Vậy trong việc châm chậm hay nhanh, cạn hay sâu, nhiều hay ít, cả hai đàng có giống nhau không ?[63]” Kỳ Bá đáp: “Món ăn cao lương và món ăn đậu rau, ‘vị’ của nó làm sao giống nhau được ?[64] Khi nào gặp khí hoạt thì phải rút kim ra nhanh, khi nào gặp khí sắc thì phải rút kim ra chậm, khi nào gặp khí hãn thì dùng kim nhỏ mà châm vào cạn, khi nào gặp khí sắc thì dùng kim to mà châm vào sâu [65]. Châm sâu là có ý muốn giữ lại (lâu) [66]. Châm cạn là có ý muốn rút ra nhanh [67]. Do đó mà xét, khi nào châm những người áo vải thì nên châm vào sâu và giữ kim lại lâu, khi nào châm bậc đại nhân thì nên châm kim nhỏ và châm chậm (nhanh) [68]. Đó là vì chúng ta gặp phải thứ khí mạnh và hung, hoạt và lợi [69].Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề nghịch thuận của hình khí phải làm thế nào ?” [70].Kỳ Bá đáp: “Hình khí bất túc, bệnh lý hữu dư, nên châm tả ngay [71]. Hình khí hữu dư, bệnh khí bất túc, nên châm bổ ngay [72]. Hình khí bất túc, bệnh khí bất túc, đó là khi cả Âm lẫn Dương đều bất túc, không nên châm[73]. Nếu châm sẽ gây thành ‘trùng bất túc: 2 lần bất túc’[74]. ‘Trùng bất túc’ thì làm cho Âm và Dương đều bị kiệt, huyết và khí đều bị tận, ngũ tạng bị không hư, cân, cốt, tủy đều khô, làm cho người già bị tuyệt diệt, người trẻ không thể phục hồi được [75].Hình khí hữu dư, bệnh khí hữu dư, đó là khi cả Âm lẫn Dương đều hữu dư, nên châm tả ngay tà khí nhằm điều hòa hư thực [76]. Đó là ý nghĩa của câu: “Hữu dư thì châm tả”, “Bất túc thì châm bổ” [77].Cho nên nói rằng: Trong phép châm mà không biết lẽ thuận nghịch thì chân khí và tà khí sẽ đánh nhau, khi mãn (thực) mà châm bổ thì khí Âm Dương sẽ tràn ngập ra tứ chi, Trường và Vị khí sẽ sung ra da, Can và Phế sẽ trướng bên trong, Âm khí và Dương khí lẫn vào nhau[78]. Khí hư mà châm tả sẽ làm cho kinh mạch bị không hư, huyết khí bị khô, Trường và Vị khí bị tích tụ, bì phu bị mỏng manh, lông và tấu lý bị héo nhăn, gần đến chỗ chết rồi vậy[79].Cho nên khi nói rằng, điều quan yếu trong việc dụng châm là ở chỗ điều hòa Âm khí và Dương khí [80]. Điều hòa được Âm khí và Dương khí thì tinh khí mới sáng tỏ, nó sẽ làm hòa hợp được hình và khí, khiến cho thần khí giữ vững bên trong [81].Cho nên nói rằng: Bậc thượng công có thể làm bình được khí, trung công có thể làm cho loạn mạch, hạ công có thể làm cho tuyệt khí, nguy hiểm đến tính mạng[82]. Cho nên nói rằng ở trình độ hạ công, chúng ta không thể không cẩn thận [83]. Chúng ta bắt buộc phải thẩm đoán cho được cái bệnh do sự biến hóa của ngũ tạng, sự ứng với ngũ mạch, sự thực hư của kinh lạc, sự nhu thô của bì phu [84]. Có như vậy, sau đó chúng ta mới thủ huyệt để châm trị được vậy [85]. 根结第五法音 岐伯曰:天地相感,寒暖相移,阴阳之道,孰少孰多?阴道偶,阳道奇,发于春夏,阴气少,阳气多,阴阳不调,何补何泻?发于秋冬,阳气少,附气多,阴气盛而 阳气衰,故茎叶枯槁,湿雨下归,阴阳相移,何泻何补?奇邪离经,不可胜数,不知根结,五藏六府,折关败枢,开阀而走,阴阳大失,不可复取。九针之直,要在 终始,故能知终始,一言而毕,不知终始,针道成绝。太阳根子至明,结于命门,命门者目也。阳明根于历兑,结于领大,领大者钳耳也。少阳根于宪明,结于窗 笼,窗笼者耳中也。太阳为开,阳明为阎,少阳为枢。故开折则肉节读而暴病起矣,故暴病者取之太阳,视有余不足,读者皮肉宛瞧而弱也。阎折则气无所止息而按 疾起矣,故康疾者,取之阳明,现有余不足,无所止息者,真气稍留,邪气居之也。枢折即骨想而不安于地,故骨路者取之少阳,现有余不足,骨路者,节缓而不收 也,所谓骨路者摇故也,当穷其本也。太阳根于隐白,结于太仓。少阴根于涌泉,结于廉泉。厥阴根于大敦,结于玉①未有"黄帝索问灵枢经卷之一(终广11字, 今删去C下同,但无小字'锣'。124英,络于膻中。太阴为开,厥明为闭,少阴为枢。放开抗则包麾无所输隔洞,隔洞者取之太明,视有余不足,故开折者气不 足而生病也。阎折即气绝①而喜悲,悲者取之厥阻,视有余不足。枢折则脉有所结而不通,不通者取之少阴,视有余不足,有结者皆取之不足。足太阳根于至阴,溜 于京骨,注于昆仑,人于天柱、飞扬也。足少阳根于奔阴,溜于庄墟,注于阳辅,人于天客、光明也。足阳明根于厉兑,溜于冲阳,注于下陵,人于人迎、丰隆也。 手太阳根于少泽,溜于阳谷,注于少海,人于天窗、支正也。手少阳根于关冲,溜于阳地,注于支沟,入于天隔、外关也。手阳明根于商阳,溜于合谷,_注于阳 溪,人于扶突、编历也。此所谓十二经者,盛络皆当取之。一日一夜五十营,以营五藏之精,不应数者,名日狂生。所谓五十营者,五藏皆受气。持其脉口,数其至 世,五十动而不一代考,五藏皆受气;四十动一代者,一藏元气;三十动一代者,二藏无气;二十动一代者,三藏无气;十动一代者,四藏无气;不满十动一代者, 五藏无气。手之短期,要在终始。所谓五十动而不一代者,以为常也,以知五藏之期。手之短期者,乍数乍疏也。黄帝曰:逆顺五体者,言人骨节之小大,肉之坚 脆,皮之厚薄,血之清浊,气之滑涩,脉之长短,血之多少,经络之数,余已知之矣,此皆布衣匹夫之士也。夫王公大人,血食之君,身体柔脆,肌肉软弱,血气源 悍滑利,其刺之徐疾浅深多少,可得同之乎?岐伯答曰:膏粱获蕾之昧,何可同世。气滑即出疾,其气涩则出迟,气悍则针小而入浅,气涩则针大而入深,深则欲 留,浅则欲疾。以此观之,刺布衣者深以留之,利大人者微以徐之,此皆因气嫖悍得利也。黄帝曰:形气之逆顺奈何?吹伯曰;形气不足,病气有余,是邪胜也,急 泻之。形气有余,病气不足,急补之。形气不足,清气不足,此阴阳气俱不足也,不可刺之,刺之则重不足,重不足则阴阳惧竭,血气皆尽,五藏空虚,筋骨髓枯, 老者绝灭,壮者不复矣。形气有余,病气有余,此谓阴阳俱有余也,急泻其邪,调其虚实。故曰有余者渴之,不足者补之,此之谓也。放日刺不知逆顺,真邪相搏。 满而补之,则阴阳四溢,肠胃充郭,肝肺内腹,阴阳相错。虚而泻之,则经脉空虚,血气竭姑,肠胃嗝辟,皮肤薄著,毛股夭礁,予②之死期。放日用针之要,在于 知调阴与阳,调阴与阳,精气乃光,合形与气,使神内藏。故日上工平气,中工乱脉,下工绝气危生。故日下工不可不慎也。必审五藏变化之病,五脉之应,经络之 实虚,皮之柔粗,而后取之也。①绝:(甲乙经》、(太素)均作"弛"。②予:原作'子",据日抄本、刻本及(太素•刺法》、(甲乙经)改。 THIÊN 6: THỌ YẾU CƯƠNG NHUHoàng Đế hỏi Thiếu sư: “Ta nghe nói sự sống của con người (biểu hiện) bằng những nét có cương có nhu, có nhược có cường, có đoản có trường, có Âm có Dương, Ta mong được nghe về phương cách xử lý (các trường hợp đã nói trên)”[1].Thiếu sư đáp: “Trong Âm có Âm, trong Dương có Dương [2]. Chúng ta phải thẩm đoán về Âm Dương để biết cách xử trí về việc châm, phải nắm được cái gốc bệnh bắt nguồn ở đâu để cho việc châm trị thuận được cái lý của nó, phải cẩn trọng đo lường được cái đầu mối của bệnh xem nó đang tương ứng với “thời” nào, bên trong nó hợp với ngũ tạng lục phủ, bên ngoài nó hợp với cân cốt bì phu [3]. Do đó, ta biết được rằng bên trong có Âm Dương thì bên ngoài cũng có Âm Dương [4]. Nếu nhìn bên trong thì ngũ tạng thuộc Âm, lục phủ thuộc Dương, nếu nhìn bên ngoài thì cân cốt thuộc Âm, bì phu thuộc Dương [5].Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Huỳnh và huyệt Du thuộc Âm, nếu Dương bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt Hợp thuộc Dương, nếu Dương bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Kinh thuộc Âm, nếu Âm bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt ở lạc mạch [6]. Cho nên nói rằng: Bệnh ở tại kinh Dương được gọi tên là “phong”, bệnh ở tại kinh Âm được gọi tên là “tý”; Cả Âm lẫn Dương đều bị bệnh được gọi là “phong tý” [7].Bệnh hữu hình mà không “thống: đau”, đó là loại của Dương, bệnh vô hình mà đau, đó là loại của Âm[8].Bệnh vô hình mà “thống”, đó là Dương kinh ở tình trạng mạnh còn Âm kinh đang bị “thương”, vậy nên trị gấp Âm kinh mà không nên “công: đánh vào” Dương kinh [9].Bệnh hữu hình mà “bất thống”, đó là Âm kinh ở tình trạng mạnh còn Dương kinh đang bị “thương”, vậy nên trị gấp Dương kinh mà không nên “công: đánh vào” Âm kinh [10].Nếu cả Âm lẫn Dương kinh đều bị “động”, có lúc như “hữu hình”, có lúc như “vô hình”, thêm vào đó nó làm cho Tâm bị phiền, được gọi là Âm thắng Dương, trường hợp này được gọi là “không biểu, không lý”; sự biểu hiện của hình trạng bệnh không kéo dài lâu [11].Hoàng Đế hỏi Bá Cao: “Vấn đề tiên và hậu trong cái bệnh về hình khí được ứng ở ngoại và nội như thế nào ?”[12].Bá Cao đáp: “Phong khí và hàn khí làm thương đến “hình”, ưu, khủng, phẫn nộ làm thương đến “khí” [13]. Khi mà khí làm thương tổn đến tạng thì sẽ làm cho tạng bệnh, hàn làm thương đến hình thì sẽ ứng ra hình, phong làm thương đến cân mạch thì cân mạch mới ứng ra, đó là những sự tương ứng giữa hình khí và ngoại nội vậy” [14].Hoàng Đế hỏi: “Phép châm như thế nào ?” [15].Bá Cao đáp: “Bệnh được 9 ngày thì châm 3 lần là hết bệnh, bệnh 1 tháng châm 10 lần thì hết bệnh, nhiều hay ít, xa hay gần đều dựa vào đó để qui định mức độ[16]. Nếu có trường hợp bệnh “tý” lâu ngày mà không rời khỏi thân thể (bệnh không hết), chúng ta nên tìm những nơi có huyết lạc để mà châm xuất huyết cho hết mới thôi” [17].Hoàng Đế hỏi: “Bệnh ngoại và nội, việc châm trị dễ hay khó, phải hiểu như thế nào?” [18].Bá Cao đáp: “Khi nào hình bệnh trước mà chưa nhập vào tạng thì chỉ nên cần châm chừng phân nửa thời gian châm cần thiết mà thôi [19]. Khi nào tạng bệnh trước rồi sau đó hình mới ứng theo ra, thời gian châm phải tăng lên gấp bội [20]. Đó là vấn đề châm tùy theo sự tương ứng giữa ngoại và nội mà có sự dễ và khó” [21].Hoàng Đế hỏi Bá Cao: “Ta nghe hình thể con người có hoãn có cấp, khí có thịnh có suy, cốt có đại có tiểu, nhục có cứng có mềm, bì (da) có dày có mỏng, Ta phải dựa lên đó như thế nào để định được vấn đề “thọ” hay “yểu” ?” [22].Bá Cao đáp: “Hình với khí tương xứng thì thọ, bất tương xứng thì yểu [23]. Bì với nhục cùng “bao bọc” lấy nhau thì thọ, không “bao bọc” lấy nhau thì yểu [24]. Huyết khí và kinh lạc thắng hình thì thọ, không thắng hình thì yểu” [25].Hoàng Đế hỏi: “Thế nào là sự hoãn cấp của hình ?” [26].Bá Cao đáp: “Hình thể sung nhưng bì phu “hoãn: thư thả” thì thọ, hình thể sung nhưng bì phu “cấp: căng thẳng” thì yểu [27]. Hình sung nhưng mạch kiên đại thì thuận, hình thể sung nhưng mạch tiểu đến nhược, đó là khí suy, khí suy thì nguy [28]. Nếu như hình thể sung nhưng quyền (xương má) không nhô lên thì đó là cốt (người ấy) tiểu, cốt tiểu thì yểu [29]. Hình thể sung nhưng khối thịt to ở mông rắn chắc nổi bật rõ rệt, đó là nhục kiên (rắn), nhục kiên thì tho [30]ï. Hình thể sung nhưng khối thịt ở mông không nổi bật, đó rõ ràng là mông không rắn chắc, tức là nhục bị mềm lỏng, nhục bị mềm lỏng thì yểu [31]. Trên đây là nói về cái sinh mệnh của Trời sinh, dựa vào đó là lập nên cái hình thể, định nên cái khí (chất) [32]. Muốn xem biết được thọ hay yểu, chúng ta bắt buộc phải rõ điều này [33]. Có lập được cái hình đó, định được cái khí đó sau đó mới dựa vào nó khi nó sinh ra bệnh mà quyết việc tử sinh [34].Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề thọ yểu không biết lấy gì để quy định được phải không ?” [35].Bá Cao đáp: “Bốn bên của gương mặt thấp xuống, cao không bằng những nơi như (Minh đường, khuyết, đình... ) những người này chưa đầy 30 tuổi sẽ chết. Nếu có những nhân tố làm bệnh tật gì thêm thì không đầy 20 tuổi sẽ chết” [36].Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề dựa vào sự tương thắng của hình và khí để định sự “thọ” và “yểu” như thế nào ?” [37].Bá Cao đáp: “Ở người bình thường, nếu khí thắng hình thì thọ, giả sử họ bị bệnh đến nỗi phần hình nhục bị thoát, khí thắng hình, phải chết [38]. Những người mà hình (sung) nhưng khí lại suy, hình thắng khí cũng nguy” [39].Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe phép châm có “tam biến”, thế nào gọi là “tam biến”?[40]. Bá Cao đáp: “Có phép châm “doanh khí”, có phép châm “vệ khí”, có phép châm “lưu kinh của hàn khí” [41].Hoàng Đế hỏi: “Châm tam biến phải thế nào ?” [42].Bá Cao đáp: “Châm “doanh khí” phải xuất huyết, châm “vệ khí” phải xuất khí, châm “hàn tý” phải cho nội nhiệt” [43].Hoàng Đế hỏi:” Sự gây bệnh của “doanh khí”, của “vệ khí”, của “hàn tý” như thế nào?” [44].Bá Cao đáp: “Doanh khí” khi gây bệnh sẽ làm cho bị hàn nhiệt, thiếu khí huyết chạy lên xuống [45]. “Vệ khí” gây bệnh sẽ làm cho khí thông, khi đến khi đi, làm cho uất nộ, thở mạnh, ruột sôi mạnh, phong hàn ở khách tại Trường Vị [46]. “Hàn tý” khi gây bệnh sẽ ở lại tại một chỗ, không dời đi nơi khác, gây đau nhức từng lúc, da không còn cảm giác đau (bất nhân) [47].Hoàng Đế hỏi: “Phép châm hàn tý và thực hiện nội nhiệt như thế nào ?”[48].Bá Cao đáp: “Khi nào châm trị cho lớp người áo vải thì dùng lửa(sau khi châm) để hơ đốt thêm [49]. Khi châm trị cho những bậc đại nhân thì phải dùng thuốc để đắp hơ lên (chỗ châm)”[50].Hoàng Đế hỏi: “Phép dùng thuốc để đắp hơ như thế nào ?” [51].Bá Cao đáp: “Dùng 20 cân rượu ngon, Thục tiêu 1 thăng, Can khương 1 cân, Quế 1 cân. Tất cả 4 thứ thuốc này được cắt nhỏ ra ngâm vào trong rượu, Dùng bông gòn 1 cân, vải trắng mịn 4 trượng, tất cả bọc lại cho vào trong rượu, để bình rượu lên cái lò có đốt phân ngựa phơi khô; Bình rượu phải được đậy nắp, trét kín lại không cho ra hơi; Ngâm như vậy trong 5 ngày 5 đêm, xong mới lấy bọc vải có bông đem ra phơi nắng cho khô. Sau đó lại tiếp tục ngâm cho đến khi nào nó ra hết nước cốt (trấp). Bây giờ cứ mỗi lần ngâm là phải tròn 1 ngày và khi lấy ra nó đã khô. Chúng ta lấy cái xác khô ấy đã trộn lẫn với bông gói kín lại trong chiếc khăn dài chừng 6, 7 xích. Chúng ta sẽ có chừng 6, 7 gói như vậy. Trong mỗi khăn đều có chứa sẵn một loại tro than của cây dâu tươi được đốt cháy. Chúng ta dùng khăn này để hơ đắp, cứu lên trên chỗ đã được châm về hàn tý. Làm như vậy, chúng ta sẽ khiến cho cái nhiệt nhập vào tận nơi bị bệnh hàn. Chúng ta làm như vậy khoảng 30 lần mới thôi .Nếu mồ hôi ra, chúng ta dùng khăn để lau khô, lau cũng phải đến 30 lần. Sau đó bảo người bệnh đứng lên đi bộ chậm vào trong nhà (buồng) kín gió. Mỗi lần châm đều phải hơ đắp như thế thì bệnh sẽ khỏi. Đây là phép “nội nhiệt” [52]. 寿天刚柔第六法律 黄帝问于少师回:余闻人之生也,有刚有柔,有弱有强,有短有长,有明有阳,愿闻其方。少师答曰:明中有阴,阳中有限,审知阴阳,刺之有方,得病所始,刺之 有理,谨度病端,与时相应,内合于五藏六府,外合于筋骨皮肤。是故内有阴阳,外亦有阴阳。在内者,五藏为阴,六府为阳;在外者,筋骨为阴,皮肤为阳。故日 病在阴之阴者,刺明之弟输;病在阳之阳者,刺阳之合;病在阳之阴者,刺阴之经;病在明之阳者,刺络脉。故日病在阳者命日风,病在阴者命回痹,阴①阳俱病命 回风痹。病有形而不痛者,阳之类也;无形而痛者,阴之类也。无形而痛者,其限完而阴伤之也,急治其阴,无攻其阳;有形而不痛者,其明完而阳伤之也,急治其 阳,无攻其阴。阴阳俱动,乍有形,乍无形,加以烦心,命日阴胜其阳,此谓不表不里,其形不久。黄帝问于伯高日:余闻形气病之先后,外内之应奈何?伯高答 曰:风寒伤形,忧恐忿怒伤气。气伤藏,乃病藏;寒伤形,乃应形;风伤筋脉,筋脉乃应。此形气外内之相应也。黄帝曰:刺之奈何?伯高答曰:病九日者,三刺而 已。病一月者,十刺而已。多少远近,以此衰之。久痹不去身者,视其血络,尽出其血。黄帝曰:外内之病,难易之治奈何?伯高答曰:形先病而未入藏者,刺之半 其目;藏先病而形乃应者,刺之借其目。此外②内难易之应也。黄帝问于伯商曰:余闻形有缓急,气有盛衰,骨有大小,肉有坚脆,皮有厚薄,其以立寿夭奈何?伯 高答曰:形与气相任则寿,不相任则夭。皮与肉相果②则寿,不相果则夭。血气经络胜形则寿,不胜形则夭。黄帝曰:何谓形之缓急?伯高答曰:形充而皮肤缓者则 寿,形充而皮肤息者则夭。形充而脉坚大者顺也,形充而脉小以弱者气衰,衰则危矣。若形充而颧不起者骨小,骨小则夭矣。形充而大肉肠坚而有分者肉坚,肉坚则 寿矣;形充而大肉无分理不坚者肉脆,肉脆则夭矣。此天之生命,所以立形定气而祝寿夭者。必明乎此立形定气,而后以临病人,决死生。黄帝曰:余闻寿夭,无以 度之。伯高答曰:墙基卑,高不及其地者,不满王十而死;其有因加疾者,不及二十而死也。黄帝曰:形气之相胜,以立寿夭奈何?伯高答曰:平人而气股形者寿; 病而形肉脱,气股形者死,形胜气者危矣。黄帝曰:余闻刺有三变,何谓三变?伯高答曰:有刺营者,有刺卫者,有刺寒痹①阴:此前原有"病"字,据马注本,黄 校本周甲乙经测。②外:原作'月",据胡本、统本、藏本、日抄本及拥己经》改。③果;《甲乙经》作"裹",下同。126之留经者。黄帝曰:刺三变者奈体伯 高答曰:刺营者出血,刺卫者出气,刺寒疾者内热。黄帝日:营卫寒痹之为病奈何?伯高答曰:营之生病也,寒热少气,血上下行。卫之生病也,气痛时来时去,佛 代贲响,风寒客于肠胃之中。寒痹之为病也,留而不去,时痛而皮不仁。黄帝曰:刺寒痹内热奈何?伯高答曰:利布衣者,以火烨之。刺大人者,以药熨之。黄帝 曰:药熨奈何?伯高答日:用淳酒二十升,蜀椒一升,予姜一斤。挂心一斤,凡四种,皆叹阻,渍酒中。用绵絮一斤,细白布四丈,并内酒中。置酒马矢惯中,盖封 涂,勿使泄。五日五夜,出市锦絮,曝干之,干复渍,以尽其汁,每渍必陈其日,乃出干。干,并用律与绵絮复布为复巾,长六七尺,为六七巾。则用之生桑炭炙 巾,以熨寒痹所刺之处,令热人至于病所,寒复炙巾以熨之,三十遍而止。汗出以巾试身,亦三十遍而止。起步内中,无见风。每利必熨,如此病已矣,此所谓内热 也。THIÊN 7: QUAN CHÂMVấn đề quan yếu của châm thích hay nhất phải kể đến “Quan châm” [1]. Sự thích nghi của 9 loại kim đều có cách châm riêng của nó, mỗi cây kim dài ngắn, to nhỏ đều có tác dụng của nó [2]. Nếu chúng ta ứng dụng không đúng phép thì bệnh không thể hết [3]. Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm thương đến phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị “ung” [4]. Bệnh ở sâu mà châm cạn thì bệnh khí sẽ không được tả và ngược lại, nó sẽ gây thành nhiều mủ [5]. Bệnh chỉ đáng châm kim nhỏ mà lại châm kim to, khí sẽ bị tả quá nhiều, bệnh sẽ hại thêm[6]. Bệnh đáng châm kim to mà lại châm kim nhỏ, khí chẳng những không tả mà lại còn trở lại làm tệ hại hơn[7].Nếu chúng ta làm sai đi sự thích hợp trong phép châm, ví dụ như bệnh (đáng châm kim nhỏ) mà lại châm kim to sẽ tả (đến chân khí), và nếu (đáng châm kim to) mà lại châm kim nhỏ thì bệnh sẽ không thay đổi (hết) được [8]. Điều này chúng ta đã nói về sự tai hại của nó rồi, nay xin được nói về phương pháp thi hành (đúng cách) [9].Bệnh ở vùng bì phu, không nằm ở chỗ nào nhất định, nên dùng kim Sàm châm, châm vào chỗ đang bệnh [10]. Nhưng nếu gặp chỗ làn da trắng (không dấu vết) thì không nên châm[11]. Bệnh ở tại khoảng phận nhục, nên dùng kim Viên châm, châm vào chỗ đang bệnh [12]. Bệnh ở tại kinh lạc với chứng Cốt tý, nên dùng kim Phong châm[13]. Bệnh ở tại mạch, khí bị thiểu cần phải được châm bổ, trường hợp này nên dùng kim Đề châm, châm vào các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường kinh [14]. Bệnh gây thành những vùng nhiều mủ, nên dùng kim Phi châm [15]. Bệnh Tý khí bạo phát, nên dùng kim Viêm lợi châm[16]. Bệnh Tý khí gây thành chứng đau nhức không hết, nên dùng kim Hào châm[16]. Bệnh ở chỗ xa (sâu), nên dùng kim Trường châm[17]. Bệnh Thủy thũng làm cho các vùng Quan tiết không thông được, nên dùng kim Đại châm[18]. Bệnh ở tại ngũ tạng bền lâu, nên dùng kim Phong châm[20].Nếu cần châm tả ở các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường kinh thì nên dựa vào sự thay đổi của bốn mùa[21].Phàm các phép gồm có 9 để ứng với cửu biến:[22] - Thứ nhất: gọi là “Du thích”, Du thích là phép châm các huyệt Huỳnh Du của các kinh và các huyệt (bối) du thuộc tạng phủ [23]. - Thứ hai: gọi là “Viễn đạo thích”, Viễn đạo thích ý nói phép châm các huyệt ở dưới mà bệnh ở trên, đó là châm theo lối ‘phủ du’[24].- Thứ ba: gọi là “Kinh thích”, Kinh thích là châm vào vùng kết lạc của các đại kinh, thuộc vùng (phận) của đại kinh [25].- Thứ tư: gọi là “Lạc thích”, Lạc thích là phép châm vào vùng huyết mạch của tiểu lạc[26].- Thứ năm: gọi là “Phận thích”, Phận thích là phép châm vào trong khoảng phận nhục [27].- Thứ sáu: gọi là “Đại tả thích”, Đại tả thích là phép dùng kim Phi châm để châm vào nơi có nhiều mủ [28].- Thứ bảy: gọi là “Mao thích”, Mao thích là phép châm các chứng “tý” nổi cạn lên ở vùng bì phu [29].- Thứ tám: gọi là “Cự thích”, Cự thích là phép châm, nếu bệnh ở tả thì châm ở huyệt bên hữu, bệnh bên hữu thì châm huyệt bên tả [30].- Thứ chín: gọi là “Thôi thích”, Thôi thích là phép châm bằng cách đốt nóng nhờ vậy mà thủ được các chứng tý [31].Phàm các phép châm có 12 tiết để ứng với 12 kinh:[32]- Thứ nhất: gọi là “Ngẫu thích”, Là phép châm dùng tay án ngay chỗ tâm ở trước cũng như ở sau lưng chộ đang đau nhức, châm phía trước 1 kim, phía sau 1 kim, nhằm trị chứng “Tâm tý”, Châm theo phương pháp này phải châm kim nghiêng (bàng) [33].- Thứ hai: gọi là “Báo thích”, Là châm vào những nơi đau nhức không nhất định, chạy lên chạy xuống, châm thẳng vào trong không rút kim ra, dùng tay trái án lên chỗ đau rồi mới rút kim, Châm như vậy nhiều lần [34].- Thứ ba: gọi là “Khôi khích”, Là châm vào bên cạnh, nâng mũi kim lên phía sau hoặc phía trước nhằm khơi lên đường gân đang bị cấp để trị chứng cân tý [35].- Thứ tư: gọi là “Tề thích”, là phép châm 1 kim thẳng 2 kim nghiêng (xiên) nhằm trị chứng hàn khí đang còn chưa đi sâu vào trong, còn có tên là Tam thích, Tam thích nhằm trị tý khí đang còn chưa đi sâu vào trong [36].- Thứ năm: gọi là “Dương thích”, là phép châm ở ngay giữa 1 kim, ở 4 bên 4 kim, châm cạn nhằm trị hàn khí đang còn ở cạn mà rộng [37].- Thứ sáu: gọi là “Trực châm thích”, là phép châm (dùng tay) kéo da lên rồi mới châm nhằm trị hàn khí đang còn ở cạn [38].- Thứ bảy: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào rút thẳng ra, phát kim để châm thật lâu và lưu kim thật sâu, nhằm trị tà khí đang thịnh và nhiệt [39].- Thứ tám: gọi là “Đoản thích”, là phép châm vào đến tận ‘cốt tý’, mũi kim hơi dao động và đi sâu vào đến chỗ ‘cốt’ mà mũi kim phải tới như thế là chúng ta đang có tác động lên xuống nhằm bức thiết tà khí đang ở sâu vào ‘cốt’ (phải đi ra) vậy [40].- Thứ chín: gọi là “Phù thích”, là phép châm các mũi kim vây quanh (vùng đau) và nên châm cạn nhằm trị chứng cơ bị cấp mà hàn [41].- Thứ mười: gọi là “Âm thích”, là phép châm cả hai bên phải bên trái nhằm trị chứng ‘hàn quyết’, châm trúng chứng hàn quyết nằm ở kinh Thiếu âm ngoài sau mắt cá [42].- Thứ mười một: gọi là “Bàng châm thích”, là phép châm 1 mũi kim châm ngay, 1 mũi kim châm xiên bên cạnh, mỗi bên 1 mũi nằm nhằm trị chứng lưu tý ở lâu trong cơ thể [43].- Thứ mười hai: gọi là “Tán thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm nhiều cây mà châm cạn xuất huyết trị ung thũng [44].Khi nào mạch còn ở trong sâu chưa hiện ra thì châm nhẹ vào trong và lưu kim lâu, nhằm tới nơi của khí của ngũ tạng [45]. Khi nào mạch ở chỗ cạn không nên châm ngay, án thế nào cho mạch khí tuyệt vào trong rồi mới châm, nhằm không để cho tinh khí bị xuất mà chỉ có mỗi một mình tà khí xuất mà thôi[46]. Cái gọi là ‘tam thích’ là phép châm làm cho cốc khí đến [47]. Trước hết châm vào phần dưới da nhằm làm cho tà khí vùng Dương phận xuất ra, sau đó châm tiếp tục làm cho Âm tà xuất ra ít, sâu hơn vào dưới da cho đến phần cơ nhục nhưng chưa đến khoảng phận nhục, khi nào đến phần trong khoảng phận nhục thì cốc khí sẽ đến [48]. Cho nên phép châm nói: trước hết châm cạn nhằm trục tà khí và để cho huyết khí đến, sau đó châm sâu vào cho đến vùng tà của Âm khí, sau cùng châm thật sâu vào nhằm làm cho cốc khí hiện ra [49]. Đó là ý nghĩa của (tam thích) [50]. Cho nên người dụng châm nếu không biết “sự gia của niên”, “sự thịnh suy của khí”, “sự bắt đầu của hư thực” thì không thể gọi là “công: khéo” vậy [51].Phàm các phép châm có “ngũ” để ứng với “ngũ tạng” :[52]- Thứ nhất: gọi là “Bán thích”, có nghĩa là châm vào cạn, nhưng phát châm nhanh, đừng châm làm thương đến “nhục” mà phải như động tác nhổ 1 sợi lông, nhằm thủ lấy khí ở nơi bì (da). Đây là phép châm ứng với Phế [53].- Thứ hai: gọi là “Báo văn thích”, là phép châm trái phải, trước sau, châm cho trúng mạch là chính, nhằm thủ huyết ở kinh lạc. Đây là phép châm ứng với Tâm [54].- Thứ ba: gọi là “Quan thích”, là châm thẳng vào hai bên phải trái (tứ chi), tận vào những nơi có cân nối quan tiết, nhằm thủ khí “cân tý”; Nên cẩn thận không nên châm xuất huyết. Đây là phép châm ứng với Can, còn gọi là “Uyên thích”, “Khởi thích” [55].- Thứ tư: gọi là “Hợp cốc thích”, là phép châm hai bên phải và trái giống như cái “kê túc - cẳng gà”. Châm vào vùng phận nhục, nhằm thủ khí “cơ tý”. Đây là phép châm ứng với Ty [56]ø.- Thứ năm: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm sâu vào trong đến tận “cốt”, nhằm thủ khí “cốt tý”. Đây là phép châm ứng với Thận [57].官针第七法星 凡利之要,官针最妙。九针之宜,各有所为,长短大小,各有所施也,不得其用,病弗能移。疾浅针深,内伤良肉,皮肤为痈;病深针浅,病气不泻,支为大脓。病 小针大,气泻太甚,疾必为害;病大针小,气不泄泻,亦复为败。失针之直,大者泻,小者不移,已言其过,请言其所施。病在皮肤无常处者,取以操针于病所,肤 白勿取;病在分肉间,取以员针于病所;病在经络病痹者,取以锋针;病在脉,气少当补之者,取以提针于井荣分输;病为大脓者,取以镇针;病痹气暴发者,取以 员利针;病痹气痛而不去者,取以毫针;病在中者,取以长针;病水肿不能通关节者,取以大针;病在五藏固居者,取以锋针,泻于井荣分输,取以四时。凡利有 九,以应九变。~回输刺,输刺者,刺请经费输藏输也。二日远道刺,远道刺者,病在上,取之下,刺府脑也。三日经刺,经刺者,刺大经之结络经分也。四日络 刺,络利者,刺小络之血脉也。五日分利,分刺者,刺分肉之间也。六日大泻刺,大泻刺者,刺大脓以钦针也。七日毛制,毛刺者,科浮痹皮肤也。八日巨刺,巨刺 者,左取右,右取左。九日辞刺,烨刺者,刺插针则取痹也。凡刺有十二节,以应十二经。一日偶刺,偶刺者,以手直心若背,直痛所,一刺前,一刺后,以治心 痹,刺此者傍针之也。二日报刺,报刺者,刺痛无常处也,上下行者,直内无拔针,以左手防病所按之,乃出针复刺之也。三日恢刺,恢刺者,直刺傍之,举之前 后,恢筋急,以治筋痹也。四日齐刺,齐刺者,直入一,傍人二,以治寒气小深者。或曰三刺,三刺者,治痹气小深者也。五日扬刺,扬刺者,正内一,傍内四,而 浮之,以治寒气之博大者也。六日直针刺,直针刺者,引皮乃利之,以治寒气之浅者也。七日输刺,输刺者,直入直出,稀发针而深之,以治气盛而热者也。八日短 127刺,短刺者,刺骨痹,稍摇而深之,致针骨所,以上下摩骨也。九日浮刺,浮刺者,傍入而浮之,以治肌急而寒者也。十日阴刺,阴刺者,左右率刺之,以治 寒厥,中寒厥,足踝后少明也。十一日傍针刺,傍针刺者,直刺傍刺各一,以治留痹久居者也。十二日赞刺,赞刺者,直入直出,数发针而浅之出血,是调治痈肿 也。脉之所居深不见者,刻之微内针而久留之;以致其空脉气也。脉浅者匆刺,按绝其脉乃刺之,无令精出,独出其邪气耳。所谓三刺则谷气出者,先浅利绝皮,以 出阳邪;再刺则阴邪出者,少益深,绝皮致肌肉,未入分肉间也;已入分肉之间,则谷气出。故嫩法附:始刺浅之,以逐邪气而来血气;后刺深之,以致阴气之邪; 最后刺极探之,以下谷气。此之谓也。敢用针者,不知年之所加,气之盛衰,虚实之所起,不可以为工也。凡刺有五,以应五藏。一日半刺,半刺者,浅内而疾发 针,无针伤肉,如拔毛状,以取皮气,此肺之应也。二曰豹文刺,豹文刺者,左右前后,针之中脉为故,以取经络之血者,此心之应也。三日关刺,关刺者,直刺左 右,尽筋上,以取筋痹,镇无出血,此肝之应也,或曰渊刺,一日岂狲;四日合谷刺,合谷刺者,左右鸡足,针于分肉之间,以取肌痹,此脾之应也。五日输刺,输 刺者,直入直出,深内之至骨,以取骨痹,此肾之应也。 THIÊN 8: BẢN THẦNHoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: Phàm các phép châm, trước hết ắt phải dựa vào cái “gốc”, đó là ‘thần’ [1]. Huyết mạch doanh khí tinh thần, tất cả đều do ngũ tạng ‘tàng chứa’ [2]. Nếu sự sống đến mức dâm dật làm cho tạng khí bị phân ly sẽ đưa đến tình trạng tinh khí bị thất, hồn phách bay xa, chí ý bị hoảng loạn, trí lự rời khỏi thân, nguyên nhân nào đã gây nên như thế ? Trời đất bắt tội ư ? Lỗi ở con người ư ? [3] Thế nào gọi là đức khí sinh ra tinh, thần, hồn, phách, tâm, ý, chí, tư, trí, lự ? Xin được hỏi nguyên nhân của vấn đề” [4].Kỳ Bá đáp : “Cái của Trời ‘ở nơi’ ta, gọi là ‘đức’, cái của Đất ‘ở nơi’ ta gọi là ‘khí’ [5]. Cái ‘thiên đức’ lưu hành xuống dưới, cái ‘địa khí’ giao lên trên mà tạo thành sự ‘sinh (hóa)’ vậy[6]. Cho nên cái mà, khi sự sống bắt đầu có thì nó đã có, gọi là ‘tinh’[7]. Hai ‘tinh’ đánh nhau gọi là ‘thần’[8]. Tùy theo ‘thần’ vãng lai gọi là ‘hồn’ [9]. Cùng với tinh khí ‘xuất nhập’ gọi là ‘phách’ [10]. Đóng vai trò xử trí tròn vẹn với sự vật gọi là ‘Tâm’[11]. Cái ‘tâm’ ‘chứa, nhớ’ gọi là ‘ý’[12]. Nơi ‘gìn giữ’ cái ‘ý’ gọi là ‘chí’[13]. Nhân có cái ‘chí’ mà có thể ‘gìn giữ’ hoặc ‘biến hóa’ gọi là ‘tư’[14]. Nhân có cái ‘tư’ mà chúng ta có thể ‘vươn cái tinh’ của chúng ta để ‘thích nghi’ với sự vật gọi là ‘trí’[15]. Cho nên, bậc ‘trí’ khi ‘dưỡng sinh’, ắt phải thuận với tứ thời và thích ứng được với hàn thử, phải hòa được sự hỉ nộ để ở yên , phải “tiết (chế)” được với Âm Dương để điều hòa được với cương nhu[16]. Được vậy thì tà khí không đến (để tấn công), chúng ta sẽ sống 1 cuộc sống trường sinh” [17].Cho nên, người hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương ‘thần’[18]. Thần bị tổn ‘thương’ sẽ bị khủng và cụ, lưu dâm không ngừng[19]. Người hay bi ai thì bên trong sẽ bị ‘động’, khí bị kiệt, bị tuyệt mà mất dần sức sống[20]. Người thường hỉ lạc thì thần bị sợ hãi và tán đi chứ không giữ lại được[21]. Người hay ưu sầu sẽ làm cho khí bị bế tắc không vận hành được [22]. Người hay thịnh nộ thì sẽ bị mê hoặc và bất trị (loạn) [23]. Người hay khủng cụ thì thần bị sợ hãi mà phóng túng không thu về được [24].Khi nào Tâm hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương thần[25]. Thần bị ‘thương’ sẽ bị khủng và cụ rồi tự mất, làm cho các bắp thịt bị teo (phá), gầy thoát, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa đông[26].Khi nào Tỳ bị sầu ưu mà không giải được thì sẽ làm thương tổn đến ‘ý’, ‘ý’ bị ‘thương’ sẽ làm cho (nơi lồng ngực) bị phiền loạn, tứ chi không cử động được, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa đông[27].Khi nào Can bị bi ai mà bên trong bị ‘động’ thì sẽ làm thương tổn đến hồn, hồn bị ‘thương’ sẽ bị cuồng, bị vong (quên) không còn ‘tinh’, không còn ‘tinh’ thì tà khí vọng hành bất chính, (người này) sẽ bị chứng âm súc (teo bộ phận sinh dục) và gân co quắp, xương sườn hai bên hông sẽ không nổi lên, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa thu[28].Khi nào Phế bị hỉ lạc đến vô vực thì sẽ làm thương tổn đến phách, phách bị ‘thương’ sẽ bị cuồng, khi bị cuồng thì ‘ý’ sẽ làm cho (người bệnh) thấy cạnh mình không có ai khác, bì cách bị nhăn nheo, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa hạ[29].Khi nào Thận bị thịnh nộ không ngừng thì sẽ làm thương đến ‘chí’, ‘chí’ bị thương sẽ làm người ta hay quên những gì mình đã nói, cột sống thắt lưng làm cho không thể cúi ngửa, co duỗi được, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa qúy hạ [30].Khi nào bị khủng và cụ đến không giải được thì sẽ làm thương tổn đến ‘tinh’, tinh bị thương thì cốt bị ê ẩm, nuy quyết, tinh thường bị xuất ra[31].Cho nên, ngũ tạng chủ về tàng tinh, chúng ta không thể làm thương đến nó, nếu làm thương thì (ngũ tạng) sẽ bị thất thủ (không còn được bảo vệ) đưa đến âm khí bị hư [32]. Âm khí bị hư thì không còn khí, không còn khí thì sẽ chết [33]. Cho nên, người dụng châm phải quan sát bệnh thái của người bệnh, nhằm để biết sự còn mất của ‘tinh, thần, hồn, phách’, nắm cho thành cái ý đắc thất [34]. Nếu ngũ tạng khí đã bị thương, thì việc châm trị sẽ không thành công được [35].Can tàng huyết, huyết xá ( chứa) hồn, khi Can khí hư thì hay khủng, thực thì hay nộ [36].Tỳ tàng doanh, doanh chứa ý, khi Tỳ hư thì làm cho tứ chi không làm việc được nữa, ngũ tạng sẽ bất an, thực thì bụng bị trướng, đường tiểu bị bất lợi [37].Tâm tàng mạch, mạch chứa thần, khi Tâm khí hư thì hay bi, thực thì hay cười không thôi[38].Phế tàng khí, khí chứa phách, khi Phế hư thì mũi bị nghẹt, bất lợi (không thông), ngắn hơi, thực thì hơi thở gấp mà âm thanh to, ngực bị đầy, phải ngước lên để thở [39].Thận tàng tinh, tinh chứa chí, khi Thận khí hư thì bệnh quyết, thực thì bị bệnh trướng [40].Khi ngũ tạng bất an, ắt phải thẩm sát bệnh hình của ngũ tạng để biết được sự hư thực của khí, điều hòa 1 cách cẩn trọng [41]. 本神第八法民黄 帝问于岐伯曰:凡利之法,先必本于神。血、脉、营、气、精神,此五藏之所藏也,至其建铁,离藏则精失、魂魄飞扬、志意恍乱、智虑去身者,何因而然乎?天之 罪与?人之过乎?何谓德、气、生、精、神、魂、魄、心、意、志、思、智、虑?请问其故。岐伯答曰:天之在我者德也,地之在我者气也,德流气薄而生者也。故 生之来谓之精,两精相搏谓之神,随神往米者谓之魂,并精而出入者请之魄,所以任物者谓之心,心有所忆谓之意,意之所存谓之志,因志而存变谓之思,因思而远 慕谓之虑,因虑而处物谓之智。故智者之养生也,必顺四时而适寒暑,和喜怒而安居处,节阴阳而调刚柔,如是则僻邪不至,长生久视。是故怵惕思虑者则伤神,神 伤则恐惧流淫而不止。因悲哀动中者,竭绝而失生。喜乐者,神件散而不藏。愁忧者,气闭塞而不行。盛怒者,迷惑而不治。恐惧者,神荡惮而不收O;心怵惕思虑 则伤神,神伤则恐惧自失,破瞩脱肉,毛怀色天,死于冬。脾愁忧而不解则伤意,意伤则说乱,四肢不举,毛怀色夭,死于春。肝悲哀动中则伤魂,魂伤则狂忘不 精,不精则不正当人,明缩而挛筋,两胁骨不举,毛怀色夭,死于秋。128肺喜乐无极则伤魄,魄伤则狂,狂者意不存人,皮革焦,毛怀色夭,死于夏。肾盛怒而 不止则伤志,志伤则喜忘其前言,腰脊不可以俯仰屈伸,毛悻色夭,死于季夏。恐惧而不解则伤精,精伤则骨酸控厥,精时自下。是故五藏主藏精者也,不可伤,伤 则失守而阴虚,阴虚则无气,无气则死矣。是敢用针者,察观病人之态,以知精神魂魄之存亡得失之意,五者已伤,针不可以治之也。肝藏血,血舍魂,肝气虚则 恐,实则怒。脾藏营,营舍意,脾气虚则四肢不用,五藏不安;实则腹胀,经按不利。心藏脉,脉舍神,心气虚则悲;实则笑不休。肺藏气,气舍魄,肺气虚则鼻塞 不利少气;实则喘喝,胸盈仰息。肾藏精,精舍志,肾气虚则厥;实则胀,五藏不安。必审五藏之病形,以知其气之虚实,谨而调之也。 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 8, 2011 THIÊN 9: CHUNG THỈPhàm đạo của việc châm (thích) được trọn vẹn ở thiên ‘Chung thỉ’[1]. Nếu chúng ta biết rõ ‘Chung thỉ’ thì chúng ta sẽ thấy ngũ tạng đóng vai trò ‘kỷ’ làm cho âm dương được định vậy[2]. Âm chủ về tạng, dương chủ về phủ [3]. Dương thọ khí ở tứ mạt, Âm thọ khí ở ngũ tạng, cho nên khi châm tả, chúng ta phải theo phép nghênh khí, khi châm bổ, chúng ta phải theo phép tùy chi[4]. Biết rõ nghênh, tùy, thì có thể làm cho khí được hòa[5]. Con đường đi tới cái hòa của khí là phải thông hiểu âm dương[6]. Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương[7]. Vấn đề này khi truyền lại cho đời sau, mỗi khi cần thề nguyền (minh) thường người ta lấy huyết làm lời minh, có nghĩa là ai kính trọng lời minh thì tốt, ai khinh mạn thì sẽ chết[8]. Hành động không đúng với đạo sẽ bị tai ương bởi Trời, chúng ta phải phụng thiên đạo 1 cách cẩn trọng[9].Bây giờ chúng ta nói đến chung thỉ [10]. Nội dung của chung thỉ là lấy kinh mạch làm kỷ, nắm vững tình trạng của khí ở mạch khẩu và nhân nghênh để có thể biết được sự hữu dư hay bất túc của âm dương, biết được sự bình thường hay bất bình thường của âm dương, đó là chúng ta hành động được tròn vẹn với thiên đạo rồi vậy[11]. Gọi là bình nhân tức là nói đến 1 người không bị bệnh [12]. Người không bị bệnh là người mà mạch khẩu và nhân nghênh ứng với tứ thời bốn mùa, là người mà trên dưới tương ứng với nhau và có đầy đủ sự vãng lai, lục kinh không bị kết động, sự hàn ôn ở bản mạt cùng giữ nhau để điều hành nhau, là người hình nhục, huyết khí ắt phải tương xứng nhau, ta gọi đó là bình nhân [13].Người thiếu khí là người mà mạch khẩu và nhân nghênh đều thiếu không xứng với xích thốn, như vậy là âm dương đều bất túc[14]. Nếu bổ âm thì dương bị kiệt, nếu tả âm thì dương thoát [15]. Trong trường hợp này nên dùng loại thuốc có vị ngọt (cam dược), không thể cho uống loại chi tễ, trường hợp này cũng không nên cứu và nếu không hết bệnh mà ta lại tả cũng sẽ làm cho khí của ngũ tạng bị hoại[16].Mạch nhân nghênh nhất thịnh, bệnh ở tại kinh túc Thiếu dương, nhất thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại kinh thủ Thiếu dương[17]. Mạch nhân nghênh nhị thịnh, bệnh ở tại túc Thái dương, nhị thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thái dương[18]. Mạch nhân nghênh tam thịnh, bệnh ở tại túc Dương minh, tam thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Dương minh[19]. Mạch Dương minh tứ thịnh, vừa đại, vừa sác, gọi tên là dật dương, dật dương gọi là ngoại cách [20].Mạch mạch khẩu nhất thịnh, bệnh ở tại túc Quyết âm, nhất thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Tâm chủ [21]. Mạch mạch khẩu nhị thịnh, bệnh ở tại túc Thiếu âm, nhị thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thiếu âm[22]. Mạch mạch khẩu tam thịnh, bệnh ở tại túc Thái âm, tam thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thái âm[23]. Mạch mạch khẩu tứ thịnh, vừa đại, vừa sắc, gọi tên là dật âm, dật âm gọi là nội quan, Nnäi quan là tình trạng bất thông, chết chứ không trị được[24]. Mạch nhân nghênh và mạch khẩu ở kinh Thái âm nếu đều thịnh lên đến trên 4 bội (lần) thì gọi là Quan cách [25]. Bị Quan cách thì đã gần đến ngày chết rồi vậy[26].Mạch Nhân nghênh nhất thịnh thì châm tả kinh túc Thiếu dương và châm bổ kinh túc Quyết âm, châm 2 lần tả và 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 2 lần để châm[27]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[28]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung, không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi[29].Mạch Nhân nghênh nhị thịnh thì châm tả kinh túc Thái dương và châm bổ kinh túc Thiếu âm, hâm 2 lần tả và 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm[30]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui hay chưa[31]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [32].Mạch Nhân nghênh tam thịnh thì châm tả kinh túc Dương minh và châm bổ kinh túc Thái âm, châm 2 lần tả 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 2 lần để châm[33]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[34]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [35].Mạch Khẩu nhất thịnh thì châm tả kinh túc Quyết âm và châm bổ kinh túc Thiếu dương, Châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm[36]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[37]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi[39].Mạch Khẩu nhị thịnh thì châm tả kinh túc Thiếu âm và châm bổ kinh túc Thái dương, châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm[40]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[41]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi[42].Mạch Khẩu tam thịnh thì châm tả kinh túc Thái âm và châm bổ kinh túc Dương minh, châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm[43]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[44]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [45].Kinh Dương minh chủ về Vị, rất dồi dào về cốc khí, cho nên chúng ta có thể mỗi ngày chọn huyệt 2 lần để châm[46]. Mạch Nhân nghênh và mạch Khẩu đều thịnh lớn hơn 3 lần, được gọi tên là âm dương đều dật[47]. Trong trường hợp này, nếu không châm cho khai thông thì huyết mạch bị bế tắc[48]. Khí không có đường để vận hành, nó sẽ lưu lại và tràn đầy ở trong, làm cho ngũ tạng bị nội thương[49]. Trong trường hợp này, chúng ta lại theo đó mà cứu, ắt sẽ làm thay đổi gây thành bệnh khác nữa[50].Phàm trong cách châm, khi nào thấy khí đã điều hòa thì dừng châm[51]. Nên châm bổ âm và tả dương, như vậy sẽ làm cho âm thanh càng to, rõ, tai, mắt được thông minh, nếu ngược lại thì khí huyết sẽ không vận hành được[52]. Gọi là khí đến và đã có hiệu quả tốt, đó là nếu dùng phép tả, là càng làm hư bớt cái thực[53]. Khi đã châm theo phép hư rồi thì mạch sẽ đại như cũ chứ không kiên (thực)[54]. Nếu kiên như cũ, thì dù có nói rằng bệnh đã hết, nghĩa là đã trở lại trạng thái mạnh khỏe như xưa, nhưng thực sự bệnh vẫn chưa khỏi[55].Nếu dùng phép bổ, đó là càng làm thực thêm cái hư [56]. Khi đã châm theo phép thực rồi thì mạch sẽ đại như cũ chứ không làm tăng thêm cái kiên (thực)[57]. Nếu đại như cũ chứ không kiên hơn, thì dù có nói rằng bệnh đã trở lại trạng thái khoái (sung sướng, dễ chịu) như xưa, nhưng thực sự bệnh vẫn chưa khỏi[58].Cho nên, phép châm bổ làm cho thực thêm cái hư, phép châm tả là làm hư bớt cái thực[59]. Dù cái đau đớn không theo mũi kim mà ra đi hẳn ngay, nhưng cơn bệnh chắc chắn phải giảm bớt vậy[60]. Muốn đạt được kết quả bổ tả, bắt buộc phải thông nguyên nhân sinh ra bệnh ở nơi 12 kinh mạch, được vậy, sau đó mới có thể truyền lại trong chung thỉ vậy [61]. Cho nên muốn cho âm dương không cùng làm sai lệch nhau, hư thực không làm thương lẫn nhau, lúc chúng ta chữa bệnh, chỉ cần chọn chính kinh là được[62].Phàm phép châm, thuộc lần thứ 3, đó là phải châm cho đến lúc có cốc khí [63]. Khi tà khí hợp nhau 1 cách cẩu thả nơi khí phận, làm cho khí âm dương bị thay đổi chỗ nhau, khí nghịch thuận cùng tương phản nhau, khí âm dương không còn hợp với sự phù trầm của kinh mạch, không còn hợp với sự thăng giáng của 4 mùa, nó sẽ vì thế mà lưu giữ 1 cách tràn đầy trong vùng khí phận của âm dương, như vậy, nên dùng phép để đuổi nó đi[64]. Cho nên, châm 1 lần thì làm cho dương tà xuất ra, châm lần nữa sẽ làm cho âm tà xuất ra, châm lần 3 làm cho cốc khí đến thì thôi châm[65]. Khi nói rằng cốc khí đến có nghĩa là sau khi châm bổ xong thì khí sẽ thực, châm tả xong thì khí sẽ hư [66]. Nhờ vậy mà ta biết được khi nào cốc khí đến, tức là tà khí ra đi 1 mình vậy[67]. Dù âm dương chưa được điều hòa nhưng ta biết là bệnh đã khỏi rồi[68]. Vì thế mới có câu bổ tức là làm cho thực thêm cái hư, tả tức là làm cho hư bớt cái thực[69]. Dù sự đau đớn không theo mũi kim mà ra đi hẳn ngay, nhưng cơn bệnh chắc chắn phải giảm bớt vậy[70].Khi nào âm thịnh mà dương hư thì nên châm bổ dương khí trước, sau đó châm tả âm khí để âm dương được điều hòa[71]. Khi nào âm hư mà dương thịnh thì nên châm bổ âm khí trước, sau đó châm tả dương khí để âm dương được điều hòa[72].Tam mạch động ở khoảng trong của ngón chân cái, nên thẩm định rõ sự thực hư, nếu hư mà ta châm tả đó gọi là trùng hư, bị trùng hư thì bệnh càng nặng[73]. Phàm khi châm nơi đây, nên dùng ngón tay án vào, nếu thấy mạch động mà thực và nhanh, nên châm tả cho nhanh; nếu thấy mạch hư mà chậm, nên châm bổ, nếu làm ngược lại như trên thì bệnh càng nặng[74]. Khi động thì Dương minh ở trên, Quyết âm ở giữa, Thiếu âm ở dưới [75]. Vùng ngực có các huyệt Du, nên châm trúng vào các huyệt Du trên vùng ngực, vùng lưng có các huyệt du, nên châm trúng vào những huyệt du trên lưng và vai[76]. Nếu thấy hư nên chọn châm ở trên[77]. Bị bệnh ở trùng thiệt (nơi trùng của lưỡi), nên châm vào nơi thiệt trụ, châm kim Phi châm[78]. Khi nào cánh tay chỉ co lại mà không duỗi ra được, thì đó là bệnh ở cân[79]. Khi nào cánh tay chỉ duỗi ra mà không co vào được, thì đó là bệnh ở cốt [80]. Bệnh tại cốt nên chú trọng chữa ở cốt, bệnh tại cân nên chú trọng chữa ở cân[81].Phép châm (bổ), thứ nhất đợi khí vừa mới thực nên châm sâu vào, án thật nhẹ vào vết châm, nhằm để cho tà khí xuất ra hết, một nữa là đợi lúc khí vừa mới hư, châm cạn, nhằm dưỡng mạch khí, châm xong nên án thật nhanh vào chỗ vết châm nhằm không cho tà khí xâm nhập vào[82]. Tà khí đến, nên châm khẩn, nhanh[83]. Khi cốc khí đến, nên châm chậm và hòa hoãn[84]. Mạch khí thực, nên châm sâu vào nhằm tiết tà khí ra; mạch khí hư, nên châm cạn nhằm làm cho tinh khí không thoát ra được, nhằm dưỡng được mạch khí, chỉ cho mỗi mình tà khí xuất ra mà thôi[85].Châm các chứng thống, mạch của nó đều thực[86]. Cho nên nói rằng: từ thắt lưng trở lên, do kinh thủ Thái âm và Dương minh làm chủ, từ thắt lưng trở xuống, do kinh túc Thái âm và Dương minh làm chủ [87]. Bệnh ở phần trên, thủ huyệt trị ở dưới [88]. Bệnh ở phần dưới, thủ huyệt trị trên cao[89]. Bệnh ở đầu, thủ huyệt trị ở dưới chân[90]. Bệnh tại thắt lưng, thủ huyệt trị ở kheo chân (quắc)[91]. Bệnh sinh ra ở đầu thì đầu bị nặng, bệnh sinh ra ở cánh tay thì cánh tay nặng, bệnh sinh ra ở chân thì chân nặng, khi trị bệnh, nên châm vào những nơi đã sinh ra bệnh[92].Mùa xuân, khí ở tại mao, mùa hạ khí ở tại bì phu, mùa thu khí ở tại phận nhục, mùa đông khí ở tại cân cốt, châm những bệnh này, nên thích ứng đúng vào thời mùa[93]. Cho nên, châm những người mập, nên châm như thể châm vào lúc mùa thu và đông, châm người gầy, nên châm như thể châm vào lúc mùa xuân và hạ[94]. Bệnh thuộc về thống là thuộc về âm, thống mà dùng tay án lên cũng không thấy được vì nó thuộc về âm, nên châm sâu vào[95]. Bệnh ở phần trên thuộc về dương, bệnh ở phần dưới thuộc về âm[96]. Bệnh ngứa thuộc dương châm cạn[97]. Nếu bệnh khởi lên trước ở phần âm thì nên trị phần âm trước rồi sau mới trị phần dương[98]. Nếu bệnh khởi lên trước ở phần dương thì nên trị phần dương trước rồi sau mới trị phần âm[99].Châm chứng “nhiệt quyết”, nếu lưu kim lâu quá sẽ thành ngược lại thành hàn[100]. Châm chứng bệnh hàn quyết, nếu lưu kim lâu quá sẽ ngược lại thành nhiệt[101]. Châm nhiệt quyết thì 2 âm và 1 dương[102]. Châm hàn quyết thì 2 dương 1 âm[103]. Cái gọi là 2 âm, tức là châm âm 2 lần, gọi là 1 dương tức là châm dương 1 lần[104]. Bệnh lâu ngày, tà khí nhập vào sâu, châm trị bệnh này, nên châm sâu vào và lưu kim thật lâu, cứ cách ngày lại châm trở lại[105]. Phải để ý vấn đề điều hòa cách châm phải trái, nhằm đuổi nó ra khỏi huyết mạch trong thân thể [106]. Phép châm (đạo châm) như thế là đầy đủ [107].Phàm trong phép châm, chúng ta phải xem xét phần hình khí, hình và nhục chưa thoát nhau, thiểu khí mà mạch lại táo cấp[108]. Bệnh táo lại quyết nghịch, nên châm theo phép Mậu thích[109]. Tinh khí có bị tán có thể thu lại, tà khí có tụ thì có thể tán ra[110].Người thầy thuốc phải ở 1 nơi sâu nào đó cho yên tĩnh, thấy rõ được sự vãng lai của thần khí, đóng kín cửa lại, cốt làm sao cho hồn phách không bị tán[111]. Phải chuyên chú ý của mình vào với thần làm một, giữ được tinh khí của mình đúng chỗ của nó, không nghe đến tiếng nói người khác, nhằm thu giữ cái tinh khí[112]. Tất cả phải đưa vào với thân làm một, khiến cho chí của người châm theo vào mũi kim[113]. Hoặc châm cạn mà lưu kim, hoặc châm thật nhẹ mà giữ bề ngoài, điều hành cái thần của người bệnh, khi nào chân khí đến mới thôi châm[114]. Nam nội nữ ngoại, kiên quyết giữ cái chính khí của người bệnh, quyết không để cho nó xuất ra[115]. Ngoài ra, phải giữ gìn cẩn thận không để cho tà khí nhập vào, Ta gọi đó là đắc khí [116].Phàm những việc cấm châm gồm: vừa mới nhập phòng (giao hợp) xong đừng châm, đã châm rồi thì đừng nhập phòng; đã say rồi đừng châm, đã châm rồi đừng say; mới vừa nổi giận đừng châm, đã châm rồi đừng nổi giận; vừa làm việc mệt nhọc xong đừng châm, đã châm rồi đừng làm việc mệt nhọc; đã ăn no đừng châm, đã châm rồi đừng ăn no; đã đói đừng châm, đã châm rồi thì đừng để đói; đã khát rồi đừng châm, đã châm rồi đừng để khát; khi mà có việc gì quá kinh khủng, nên có thời để định lại khí rồi hãy châm; mới vừa đi xe đến nên nằm nghỉ trong thời gian bữa cơm rồi mới châm; đi bộ vừa đến nên ngồi nghỉ bằng thời gian đi 10 dặm rồi mới châm[117].Sở dĩ có 12 phép cấm châm trên, là vì lúc bấy giờ mạch đang loạn, khí đang tán, khí vinh (doanh) vệ bị nghịch, kinh khí không còn vận hành theo thứ tự [118]. Nếu trong trường hợp như vậy mà ta châm vào thì sẽ làm cho dương bệnh nhập vào âm, Âm bệnh xuất ra ở dương, tạo cơ hội cho tà khí sinh trở lại[119]. Người thầy châm vụng về, không xét kỹ các lý lẽ trên, đó là họ đã chặt đứt (giết chết) thân thể con người, làm cho hình thể con người không vận hóa bình thường, tiêu hao não tủy, tân dịch không còn hóa, làm cho ngũ vị không còn làm tròn vai trò tạo ra thần khí, Ta gọi đó là thất khí vậy[120].Khi mạch Thái dương bị chung tuyệt, mắt bị trợn, thân hình bị vặn uốn, bị “khiết túng”, màu sắc trắng bệch, da bị héo rời đưa tới việc mồ hôi bị tuyệt, khi mồ hôi bị tuyệt thì chết [121].Khi mạch Thiếu dương bị chung tuyệt, tai sẽ bị điếc, trăm đốt xương đều buông lỏng, phần mục hệ (vùng mắt) bị tuyệt khí, mục hệ bị tuyệt chỉ 1 ngày rưỡi là chết, Khi chết thì sắc mặt đổi từ xanh qua trắng rồi mới chết[122].Mạch Dương minh bị chung tuyệt, miệng và mắt đều không động giựt, hay lo sợ, nói sàm bậy, sắc mặt vàng, kinh mạch ở trên hay dưới đều thịnh và không vận hành được, như vậy là phải chết[123].Mạch Thiếu âm bị chung tuyệt, sắc mặt sẽ đen, răng lộ dài ra như có nhiều chất bẩn, bụng trướng vì bị bế tắc, trên và dưới không còn thông nhau, và sẽ chết[124].Mạch Quyết âm bị chung tuyệt, bên trong nhiệt, cổ họng bị khô, hay đi tiểu, Tâm bị phiền, nếu nặng hơn thì lưỡi bị cuốn lại, trứng dái bị rút lên và teo lại, chết[125].Mạch Thái âm bị chung tuyệt, bụng bị trướng bế, không thở được, hay ợ và hay ói, mỗi lần ói là khí bị nghịch, khi bị nghịch thì mặt đỏ lên; nếu khi không nghịch nữa thì lại xảy ra tình trạng trên dưới bất thông, khi thượng hạ bất thông thì mặt sẽ đen, lông và da bị khô héo, chết[126].终站第九法野 凡刺之道,毕于终站,明知终始,五藏为纪,阴阳定矣。阴者主藏,阳者主府,阳受气于四末,阴受气于五藏。故泻者迎之,补者随之,知迎知随,气可令和。和气 之方,必通阴阳,五藏为阴,六府为阳,传之后世,以血为盟,敬之者昌,慢之者亡,无道行私,必得夭殃。谨奉天道,请言终始,终始者,经脉为纪,持其脉D人 迎,以知阴阳有余不足,平与不平,天道毕矣。所谓平人者不病,不病者,脉口人迎应四时也,上下相应而俱往来也,六经之脉不结动也,本末之寒温之相守司也, 形肉血气必相称也,是谓平地少气者,脉口人迎俱少而不称尺寸也。如是者,则阴阳恨不足,补阳则阴竭,泻阴则阳脱。如是老,可将以百药,不可饮以至剂。如此 者弗灸,不已者因而泻之,则五藏气环矣。人迎一盛,病在足少阳,一盛而躁,病在手少阳。人迎二盛,病在足太阳,二盛而躁,病在手太阳。人迎三盛,病在足阳 明,三盛而躁,病在手阳明。人迎四盛,且•大且数,名曰溢阳,溢阳为外相。脉口一盛,病在足厥阴,厥阴一盛而躁,在手心主。脉口二盛,病在足少明,二盛而 躁,在手少阴。脉口三盛,病在足太阴,三盛而躁,在手太阳。脉口四盛,且大且数者,名曰溢阴,溢明为内关,内关不通死不治。人迎与太阴脉日俱盛四倍以上, 命名关格,关枪者,与之短期。人迎一盛,泻足少阳而补足厥阳,二泻一补,日一取之,必切而验之,疏取之上,气和乃止。人迎二盛,泻足太阳,补足少阻,二泻 一补,二日一取之,必切而验之,疏取之上,气和乃止。人迎三盛,泻足阳明而补足太阴,二泻一补,日二取之,必切而验之,疏取之上,气和乃止。脉口一盛,泻 足厥阻而补足少阳,二补一泻,日一取之,必切而验之,疏而取上,气和乃止。脉口二盛,泻足少朋而补足太阳,二补一泻,二日一取之,必切而验之,疏取之上, 气和乃止。脉口三盛,泻足太阴而补足阳明,二129补一泻,日二取之,必切而验之,疏而取之上,气和乃止。所以日二取之者,大阴①主胃,大富于谷气,故可 日二取之也。人迎与脉口俱盛五倍以上,命日阴阳惧溢,如是者不开,则血脉闭塞,气无所行,流建于中,五藏内伤。如此者,因而灸之,则变易而为他病矣。凡刺 之道,气调而止,补阴泻阳,音气益彰,耳目聪明,反此者血气不行。所谓气至而有效者,泻则益虚,虚者脉大如其故而不坚也,坚如其故者,适虽言故,病未去 也。补则益实,实者脉大如其故而益坚也,夫如其故而不坚者,适虽言快,病未去也。故补则实,泻则虚,痛虽不随针,病必衰去,必先通十二经脉之所生病,而后 可得传于终始矣。故阴阳不相移,虚实不相倾,取之其经。凡刺之属,三刺至谷气,邪僻妄合,阴阳易居,逆顺相反,沉浮异处,四时不得,稽留淫法,须针而去。 故一刺则阳邪出,再刺则阴邪出,三刺则谷气至,谷气至而止。所谓谷气至者,已补而实,已泻而虚,故以知谷气至也。邪气独去者,明与阳未能调,而病知愈也。 故日补则实,泻则虚,痛虽不随针,病必衰去矣。阴盛而阳虚,先补其阳,后泻其明而和之。阴虚而阳盛,先补其附,后泻其阳而和之。三脉动于足大指之间,必审 其实虚。虚而泻之,是谓重虚,重虚病益甚。凡刺此者,以指按之,脉动而实且疾者疾泻之,虚而徐者则补之,反此者病益甚。其动也,阳明在上,厥阴在中,少阴 在下。膺脑中膺,背偷中背。肩膊虚者,取之上。重舌,刺舌柱以钦针也。手屈而不伸者,其病在筋,伸而不屈者,其病在骨,在骨守骨,在筋守筋。补须一方实, 探取之,稀按其疼,以极出其邪气;一方虚,浅利之,以养其脉,疾按其精,无使邪气得入。邪气来也紧而疾,谷②气来也徐而和。脉实者,深刺之,以泄其气;脉 虚者,浅刺之,使精气无得出,以养其脉,独有其邪气。刺诸痛者,其脉皆实。故日:从腰以上者,手太阴阳明皆主之;从腰以下者,足太阴阳明皆主之。病在上者 下取之,病在下者高取之,病在头者取之足,病在足者取之胭。病生于头者头重,生于手者臂重,生于足者足重,治病者光刺其病所从生者也。春气在毛,夏气在皮 肤,秋气在分肉,冬气在筋骨,刺此病者各以其时为齐。故刺肥人者,以③秋冬之齐:刺瘦人者,以春夏之齐。病痛者明也,痛而以手按之不得者阴也,深刺之。病 在上者阳也,病在下者阴也。痒者阳也,钱制之。病先起明者,先治其阴而后治其阳;病先起阳者,先治其阳而后治其附。刺热①阴:原作"阳",据呷乙经》、付 京》改。Q谷:原作"邪",据拥乙经》、什素•三赖政。③以:原脱,据忡乙细、村靠•三刺》补。130厥者,留针反为寒;刺寒厥者,留针反为热。刺热厥 者,二阴一阳;刺寒厥者,二阳一阴。所谓二阴者,二刺明也;一阳者,一利阳也。久病者邪气入深,刺此病者,深内而久留之,间日而复刺之,必先调其左右,去 其血脉,刺道毕矣。凡刺之法,必察其形气,形肉未脱,少气而脉又践,躁厥者,必为缨刺之,散气可收,聚气可布。深居静处,占神往来,闭户塞精,魂魄不散, 专意一神;精气之分,毋闻人声,以收其精,必一其神,令志在针,浅而留之,微而浮之,以移其神,气至乃休。男内女外,坚拒匆出,谨守勿内,是谓得气。凡利 之禁:新内勿刺,新刺勿内。已醉勿刺,已刺勿醉。新怒勿刺,已刺勿怒。新劳勿利,已刺勿劳。已饱勿刺,已刺勿饱。已饥勿利,已刺勿饥。已渴勿刺,已制勿 渴。大惊大怒,必定其气,乃刺之。乘车来者,卧而体之,如食顷乃刺之。出行来者,坐而休之,如行十里顷乃刺之。凡此十二禁者,其脉乱气散,逆其营卫,经气 不次,因而刺之,则阳病人于阴,阴病出为阳,则邪气复生,粗工勿察,是谓代身;形体建铁,乃消脑髓,津液不化,脱其五味,是谓失气也。太阳之脉,其终也, 戴眼,反折,德规,其色白,绝皮乃绝汗,绝汗刚终矣。少阳终者,耳聋,百节尽纵,目系绝,目系绝一日半则死矣,其死也,色青白乃死。阳明终者,口自动作, 喜惊妄言,色黄,其上下之经盛而不行则组矣。少阴终者,面黑,齿长而垢,腹胀闭塞,上下不通而终矣。厥阻终者,中热隘干,喜溺心烦,甚则舌卷,卵上缩而终 矣。太阴终者,腹胀闭不得息,气晴,善呕,呕则逆,逆则面赤,不逆则上下不通,上下不通则面黑皮毛憔而终矣。THIÊN 10: KINH MẠCHLôi Công hỏi Hoàng Đế: “Thiên ‘Cấm phục’ có nói, phàm cái lý của việc châm là phải lấy kinh mạch làm đầu, nó có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó ‘chế’ để cho khí trở thành ‘độ lượng’; bên trong, nó làm cho khí của ngũ tạng vận hành thành thứ tự, bên ngoài, nó làm cho lục phủ phân biệt nhau. Thần mong được nghe về cái đạo vận hành ấy”[1].Hoàng Đế đáp: “Con người khi bắt đầu sinh ra là ‘tinh’ thành trước nhất[2]. Tinh thành rồi mới đến não tủy sinh ra[3]. Cốt đóng vai trò cân, mạch đóng vai trò doanh, cân đóng vai trò cương, nhục đóng vai trò tường, bì phu rắn chắc để lông và tóc được dài ra[4]. Cốc khí nhập vào Vị, mạch đạo sẽ nhờ đó được thông, huyết khí khắc vận hành”[5].Lôi công nói : “Thần mong được nghe về vấn đề bắt đầu sinh ra của kinh mạch”[6].Hoàng Đế đáp: Kinh mạch là những con đường, dựa vào đó để ta quyết được việc sống hay chết, là nơi sắp xếp trăm bệnh, là nơi điều hòa việc hư thực mà người thầy thuốc không thể không thông[7].Phế mạch của thủ Thiếu âm khởi lên ở trung tiêu, đi xuống dưới, lạc với Đại trường, quay trở lên tuần hoàn theo Vị khẩu, lên trên đến hoành cách, thuộc vào phế; từ Phế hệ, rẽ ngang, xuất ra dưới hố nách, lại đi xuống tuần hành theo bên trong cánh tay, đi theo phía trước kinh Thiếu âm và Tâm chủ, đi xuống đến giữa khuỷu tay, tuần hành theo mép dưới, trên xương quay của cẳng tay, rồi nó nhập vào mạch thốn khẩu, lên đến phần ngư của tay, tuần hành đến huyệt Ngư Tế, xuất ra ở đầu ngón tay cái[8]. Chi mạch của nó đi từ sau cổ tay đi thẳng ra đến đầu ngón tay trỏ ở mép trong[9].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ sẽ làm cho phế bị trướng mãn, ngực căng ứ lên thành suyễn, ho, giữa khuyết bồn bị đau, nếu đau nặng thì hai tay phải bắt chéo nhau mà cảm thấy phiền loạn, ta gọi đây là chứng tý quyết[10].Nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ của Phế sẽ gây thành bệnh ho, thượng khí, suyễn, hơi thở thô, tâm phiền, ngực bị đầy, thống quyết ở mép trước phía trong từ cánh tay đến cẳng tay, trong lòng bàn tay bị nhiệt[11]. Khí thịnh hữu dư thì vai và lưng bị thống, bị phong hàn, mồ hôi ra, trúng phong, đi tiểu nhiều lần mà ít [12]. Khí hư thì vai và lưng bị thống hàn, thiều khí đến không đủ để thở, màu nước tiểu bị biến[13]. Khi nào những chứng bệnh trên xảy ra, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thì nên châm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu, mạch bị hãm hạ thì nên cứu; không thịnh, không hư thì tùy theo kinh mà thủ huyệt để châm[14]. Nếu khí thịnh thì mạch Thốn khẩu lớn 3 lần hơn mạch Nhân nghênh, nếu khí hư thì mạch Thốn khẩu, ngược lại, nhỏ hơn mạch Nhân nghênh [15].Đại trường, mạch của thủ Dương minh khởi lên ở đầu ngón tay trỏ phía ngón tay cái, đi dọc theo mép trên của ngón tay xuất ra ở huyệt Hợp cốc, nằm giữa 2 xương, lên phía trên nhập vào giữa 2 gân, đi dọc theo mép trên của cẳng tay, nhập vào mép ngoài khuỷu tay, lên trên dọc mép trước ngoài cánh tay, lên trên đến vai xuất ra ở mép trước xương ngung cốt , lên trên xuất ra ở trên chỗ hội nhau của trụ cốt, nó lại quay xuống để nhập vào Khuyết bồn, lạc với Phế, xuống dưới hoành cách và thuộc vào Đại trường [16].Chi mạch của nó đi từ Khuyết bồn lên cổ xuyên lên đến mặt, nhập vào giữa hàm răng dưới, vòng ra quanh miệng rồi giao nhau ở Nhân trung, đường bên trái giao qua phải, đường bên phải giao qua trái, xong nó lên trên để nép vào lỗ của mũi[17].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ sẽ làm cho răng đau, cổ sưng thủng[18]. Vì là chủ tân dịch cho nên nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ sẽ làm cho mắt vàng, miệng khô, chảy máu mũi, cổ họng bị tý, cánh tay trước vai bị đau nhức, ngón cái và ngón trỏ bị đau nhức, không làm việc được[19]. Khi nào khí hữu dư thì những nơi mà mạch đi qua sẽ bị nhiệt và sưng thủng, khi nào khí hư sẽ làm cho bị lạnh run lên không ấm trở lại được[20]. Nếu bị các chứng bệnh nêu trên, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thì nên châm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu; mạch bị hãm hạ thì nên cứu, không thịnh không hư thì tùy theo kinh mà thủ huyệt để châm[21]. Nếu khí thịnh thì mạch Nhân nghênh lớn 3 lần hơn mạch Thốn khẩu, nếu khí hư thì mạch Nhân nghênh, ngược lại, nhỏ hơn mạch Thốn khẩu[22].Vị, mạch của túc Dương minh khởi lên ở mũi, lên giao nhau ở sống mũi, ngang ra vai để giao với mạch của Thái dương, đi xuống tuần hành theo đường sống mũi, nhập vào giữa hàm răng trên, quay ra để áp vào miệng, vòng quanh môi, đi xuống giao với huyệt Thừa Tương, lại đi dọc theo mép dưới của khóe hàm dưới, xuất ra ở huyệt Đại Nghênh, đi dọc theo huyệt Giáp Xa, lên trên trước tai, đi qua huyệt Khách Chủ Nhân, đi dọc theo bờ trước tóc mai, đến bờ góc trán và vùng trán[23].Chi mạch của nó đi dọc theo trước huyệt Đại Nghênh, xuống dưới đến huyệt Nhân Nghênh, đi dọc theo hầu lung (thanh quản), nhập vào Khuyết bồn, nó đi xuống dưới hoành cách để thuộc vào Vị và lạc với Tỳ[24].Chi mạch của nó đi thẳng, từ Khuyết bồn xuống dưới đi qua mép trong vú, xuống dưới áp vào vùng rốn, nhập vào huyệt Khí Nhai[25].Chi mạch của nó khởi lên ở Vị khẩu, xuống dưới đi dọc theo trong bụng (phúc lý), xuống dưới đến ngay giữa huyệt Khí Nhai để hợp với huyệt này, sau đó, đi xuống đến huyệt Bể Quan, áp theo huyệt Phục Thỏ, xuống dưới đến giữa xương đầu gối, nó lại xuống dọc theo mép ngoài của xương ống chân , xuống đến mu bàn chân, nhập vào trong khoảng ngón chân giữa[26].Chi mạch của nó xuống khỏi đầu gối 3 thốn rồi tách biệt ra, xuống dưới nhập vào ngoài khoảng ngón giữa[27].Chi mạch của nó tách biệt từ giữa mu bàn chân, nhập vào trong khoảng ngón chân cái, xuất ra ở đầu ngón[28].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ thì sẽ bị chân hàn 1 cách ngấm ngầm, hay than thở, ngáp nhiều lần, sắc mặt đen; hi bệnh đến thì ghét gặp người và lửa, mỗi lần nghe tiếng động của gỗ sẽ bị kinh sợ, tim muốn đập mạnh, muốn đóng kín cửa lớn, cửa sổ lại để ở 1 mình; khi nào bệnh nặng thì bệnh nhân muốn leo lên cao để ca hát, muốn trút bỏ quần áo để chạy rong, Trường Vị bị kêu sôi lên, bụng bị trướng lên, ta gọi đây là chứng cân quyết[29].Vị là chủ huyết cho nên nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ sẽ bị chứng cuồng ngược, ôn khí quá nhiều sẽ làm mồ hôi ra, chảy máu mũi, miệng méo, môi lở, cổ sưng thủng, cuống họng bị tý, phần bụng trên bị thủy thủng, đầu gối bị sưng thủng, đau nhức suốt đường từ ngực, vú, xuống dưới huyệt Khí nhai, đùi, huyệt Phục Thỏ, dọc mép ngoài xương chầy đến trên mu bàn chân đều đau nhức, ngón chân giữa không cảm giác[30]. Nếu khí thịnh thì phía trước thân đều bị nhiệt[31]. Khi khí hữu dư ở Vị thì làm tiêu cốc khí, dễ bị đói, nước tiểu màu vàng[32]. Nếu khí bất túc thì phía sau thân đều lạnh[33]. Nếu trong Vị bị hàn thì sẽ bị trướng mãn[34].Nếu bị các chứng bệnh như trên, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thì nên châm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu, mạch bị hãm hạ thì nên cứu, không thịnh không hư thì tùy theo kinh mà thủ huyệt để châm[35]. Nếu khí thịnh thì mạch Nhân nghênh lớn 3 lần hơn mạch Thốn khẩu, nếu khí hư thì mạch Nhân nghênh, ngược lại, nhỏ hơn mạch Thốn khẩu[36].Tỳ, mạch của túc Thái âm khởi lên ở đầu ngón chân cái, đi dọc theo mép trong nơi biên củathịt trắng, qua sau bạch cốt, lên trên đến mép trước của mắt cá trong, lên trên phía trong bắp chuối chân, đi dọc theo mép trong xương chầy, giao chéo trước kinh Quyết âm, lên trên mép trước của gối và đùi trong, nhập vào bụng và thuộc vào Tỳ, lạc với Vị, lên trên xuyên qua hoành cách, nép vào thực quản, nối liền với cuống lưỡi, tản ra dưới lưỡi[37].Chi mạch của nó tách biệt lại đi từ Vị xuyên qua hoành cách rồi rót vào giữa (dưới) Tâm[38].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’thì sẽ gây thành chứng cuống lưỡi cứng, ăn vào thì ói ra, Vị hoãn đau, bụng bị trướng, hay ợ, mỗi lần đại tiện thì cũng chuyển cả khí ra theo phân, sau đó thân người tiến tới suy kiệt rất nhanh chóng, thân thể đều nặng nề[39].Nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ của Tỳ sẽ làm cho cuống lưỡi bị đau, thân thể không lay động được, ăn không xuống, tâm phiền, vùng dưới Tâm đau cấp, tiêu chảy, thủy bế, hoàng đản, không nằm được, ráng đứng lâu thì bị nội thũng và quyết ở đùi vế, ngón chân cái không còn cảm giác[40].Nếu là bị các bệnh chứng như trên, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thì nên châm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu, mạch bị hãm hạ thì nên cứu, không thịnh không hư thì tùy theo kinh mà thủ huyệt để châm[41]. Nếu khí thịnh thì mạch Thốn khẩu lớn 3 lần hơn mạch Nhân nghênhNếu khí hư thì mạch Thốn khẩu, ngược lại, nhỏ hơn mạch Nhân nghênh[42].Tâm, mạch của thủ Thiếu âm, khởi lên từ trong Tâm, xuất ra để thuộc vào tâm hệ, đi xuống dưới hoành cách, lạc với Tiểu trường[43].Chi mạch của nó đi từ Tâm hệ lên trên áp tựa vào yết, buộc vào mục hệ [44].Chi mạch đi thẳng của nó lại từ Tâm hệ đi trở lên Phế, xuất ra dưới nách, đi dọc theo mép sau cánh tay trong đi theo phía sau kinh thủ Thái âm và Tâm chu,û rồi đi xuống phía trong khuỷu tay, đi dọc theo mép sau phía trong cẳng tay, đến đầu nhuệ cốt (xương nhọn) sau gang tay, nhập vào mép sau trong gan bàn tay, đi dọc theo bên trong ngón tay út, rồi xuất ra đầu ngón tay[45].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ thì sẽ làm cho cổ họng bị khô, tâm thống, khát muốn uống nước, gọi đây là chứng Tý quyết [46].Nếu là bệnh ‘sở sinh’ do Tâm làm chủ sẽ làm cho mắt vàng, hông sườn thống, mép sau của phía trong cánh tay và cẳng tay bị đau, quyết. Giữa gan bàn tay bị nhiệt, đau [47].Tất cả các bệnh trên đây, nếu thịnh thì nên châm tả, nếu hư thì nên châm bổ, nếu nhiệt thì nên châm nhanh, nếu hàn thì nên lưu kim lâu, nếu mạch bị hãm hạ thì nên cứu, không thịnh không hư thì tùy theo kinh mà thủ huyệt để châm[48]. Nếu mạch thịnh thì mạch Thốn khẩu sẽ 2 bội lần lớn hơn mạch Nhân nghênh, nếu mạch hư thì ngược lại mạch Thốn khẩu nhỏ hơn mạch Nhân nghênh[49].Tiểu trường, mạch của Thủ thái dương khởi lên ở đầu ngón tay út, dọc theo cạnh ngoài bàn tay, lên trên đến cổ tay, rồi xuất ra ở giữa xương lồi mắt cá (khỏa trung), đi thẳng lên dọc theo mép dưới xương cánh tay, xuất ra ở cạnh trong khuỷu tay, giữa 2 đường gân, lên trên dọc theo mép sau của phía ngoài cánh tay, xuất ra ở khớp vai, đi ngoằn ngoèo ở bả vai, giao nhau ở trên vai, nhập vào Khuyết bồn, lạc với Tâm, đi dọc theo yết xuống dưới hoành cách, đến Vị thuộc vào Tiểu trường[50].Chi mạch của nó đi từ Khuyết bồn dọc theo cổ, lên trên mặt, đến khoé mắt ngoài, rồi nhập vào trong tai[51].Chi mạch của nó tách biệt ở mặt lên đến xương mặt, đến mũi, đến khoé mắt trong, đi lệch ra để liên lạc với gò má[52].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ thì sẽ gây thành chứng đau cổ, hàm sưng thũng, không quay cổ được, vai đau như nhổ rời, cánh tay đau như gẫy ra[53].Nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’, vì chủ về dịch nên sẽ làm cho tai bị điếc, mắt vàng, má sưng, cổ, hàm, vai, cánh tay, khuỷu tay, mép sau phía ngoài cẳng tay, tất cả đều đau[54].Khi gặp các bệnh chứng như trên, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thì nên châm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu, mạch bị hãm hạ thì nên dựa vào đường kinh để thủ huyệt châm[55]. Nếu mạch thịnh thì mạch Nhân nghênh lớn gấp 2 lần hơn mạch Thốn khẩu. Nếu mạch hư thì mạch Nhân nghênh lại nhỏ hơn mạch Thốn khẩu[56].Bàng quang, mạch của túc Thái dương khởi lên ở khoé mắt trong, lên trán, giao nhau với (mạch Đốc) ở đỉnh đầu[57].Chi mạch của nó đi từ đỉnh đầu ra đến bên góc của tai[58].Đường đi thẳng của nó đi từ đỉnh đầu nhập vào để lạc với não, rồi lại quay ra tách biệt đi xuống gáy, đi dọc theo xương bả vai, vào bên trong kẹp theo cột sống đến vùng thắt lưng, nhập vào dọc theo 2 bên cột sống để lạc với Thận thuộc vào bàng quang[59].Chi mạch của nó đi từ giữa thắt lưng xuống dưới, kẹp theo cột sống xuyên qua vùng mông để nhập vào giữa kheo chân[60].Chi mạch của nó đi từ 2 bên phải trái của xương bả vai, tách biệt đi xuống, kẹp theo 2 bên cột sống, đi qua mấu chuyển lớn, dọc theo ngoài mấu chuyền lớn, rồi từ mép sau nó để đi xuống hợp với giữa kheo chân, từ đó, nó đi xuống xuyên qua bên trong bắp chân, rồi xuất ra ở sau mắt cá ngoài, đi dọc theo huyệt Kinh Cốt cho đến cạnh ngoài của ngón chân út[61].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ thì sẽ gây thành chứng “Xung đầu thống”, mắt đau như muốn thoát ra ngoài, cổ gáy như bị gẫy rời ra, cột sống bị đau, thắt lưng như gẫy, mấu chuyền lớn không thể co lại được, kheo chân như kết lại, bắp chuối như nứt ra. Ta gọi đây là chứng ‘khỏa quyết’[61].Đây là chứng ‘sở sinh bệnh’ chủ về cân, trĩ, sốt rét, cuồng điên, giữa đỉnh đầu bị đau nhức, mắt vàng, chảy nước mắt, chảy máu cam, tất cả từ cổ xuống gáy, lưng thắt lưng, xương cùng, kheo chân, chân, đều đau nhức, ngón chân út không còn cảm giác[62].Bị các bệnh chứng như trên, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thì nên châm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu, mạch bị hãm hạ thì nên cứu, nếu không thịnh, không hư thì tùy theo đường kinh để thủ huyệt châm[63]. Nếu thịnh thì mạch Nhân nghênh lớn gấp 2 lần hơn mạch Thốn khẩu, nếu hư thì mạch Nhân nghênh, ngược lại, nhỏ hơn mạch Thốn khẩu[64].Thận, mạch của Túc Thiếu âm, khởi lên ở giữa ngón chân út, đi lệch hướng về giữa lòng bàn chân, xuất ra ở dưới huyệt Nhiên Cốc, đi dọc theo phía sau mắt cá trong, tách biệt ra để nhập vào giữa gót chân, đi lên đến bên trong bắp chuối, xuất ra từ trong mép trong của kheo chân, đi lên đến mép sau của đùi trong, xuyên qua cột sống để thuộc vào Thận và lạc với Bàng quang[65].Đường đi thẳng của nó đi từ Thận lên trên xuyên qua Can, cách (mô), nhập vào giữa Phế, đi dọc theo cuống họng rồi vào cuống lưỡi[66].Chi mạch của nó đi từ Phế ra để lạc với Tâm, rót ra ở giữa ngực[67].Nếu là bệnh thuộc ‘Thị động’ sẽ gây thành chứng đói mà không muốn ăn, mặt đen như dầu đen, lúc ho nhổ nước bọt thấy có máu, suyễn nghe khò khè, ngồi xuống lại muốn đứng lên, mắt lờ mờ như không thấy gì, Tâm như bị treo lên, lúc nào cũng như đang bị đói; Khi nào khí bất túc thì sẽ dễ bị sợ sệt, Tâm như hồi hộp, như sợ có người đang đến để bắt mình, đây là chứng ‘cốt quyết’[68].Nếu bị bệnh “sở sinh” chủ về Thận thì sẽ làm cho miệng bị nhiệt, lưỡi bị khô, yết bị sưng thủng, bị thương khí, cổ họng bị khô và đau nhức, Tâm phiền, Tâm bị thống, hoàng đản, trường phích, mép sau của vế trong và cột sống bị đau, chứng nuy quyết, thích nằm, dưới chân bị nhiệt và đau[69].Bị những chứng trên, nếu thịnh thì nên châm tả, nếu hư nên châm bổ, nếu nhiệt thì châm nhanh, nếu hàn nên lưu kim lâu, nếu mạch hãm hạ thì nên cứu, nếu không thịnh không hư thì nên dựa vào đường kinh để thủ huyệt châm[70].Nếu cứu thì cố gắng ăn thịt tươi, nới dây thắt lưng, xỏa tóc, nên có những bước đi vững chậm với chiếc gậy to[71].Nếu thịnh thì mạch Thốn khẩu lớn 2 bội hơn mạch Nhân nghênh, nếu hư thì mạch Thốn khẩu ngược lại, nhỏ hơn mạch Nhân nghênh[72].Tâm chủ, mạch của thủ quyết âm Tâm bào lạc khởi lên ở trong ngực, xuất ra để thuộc vào tâm bào lạc, xuống dưới hoành cách, trải qua để lạc với Tam tiêu [73].Chi mạch của nó đi dọc theo ngực xuất ra khỏi hông sườn, xuống dưới nách 3 thốn, rồi lên lại đến nách, đi dọc theo bên trong cánh tay, vận hành trong khoảng của kinh Thái âm và Thiếu âm để nhập vào khuỷu tay, xong nó đi xuống dưới cẳng tay, đi giữa 2 đường gân, nhập vào giữa gang tay, đi dọc theo ngón giữa để xuất ra ở đầu ngón[74].Chi mạch của nó tách biệt giữa gan bàn tay đi dọc theo ngón tay áp út phía ngón út để xuất ra ở đầu ngón[75].Nếu là bệnh thuộc ‘Thị động’ sẽ làm cho lòng bàn tay bị nhiệt, cẳng tay và khuỷu tay co quắp, nách bị sưng, nếu bệnh nặng sẽ làm cho ngực và hông sườn bị tức đầy, đánh trống ngực, mặt đỏ, mắt vàng, mừng vui cười không thôi[76].Nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ chủ về mạch sẽ làm cho Tâm phiền, Tâm thống, giữa gan bàn tay bị nhiệt[77].Bị các chứng bệnh kể trên, nếu thịnh nên châm tả, nếu hư nên châm bổ, nếu nhiệt nên châm nhanh, nếu hàn nên châm lưu kim lâu, nếu mạch hãm hạ thì nên cứu, nếu không thịnh không hư thì nên dựa vào đường kinh để chọn huyệt châm[78].Nếu thịnh thì mạch Thốn khẩu lớn 1 bội hơn mạch Nhân nghênh, nếu hư thì mạch Thốn khẩu ngược lại, sẽ nhỏ hơn mạch Nhân nghênh[79].Tam tiêu, mạch của thủ Thiếu dương khởi lên ở đầu ngón tay út, phía ngón út, lên trên xuất ra ở dọc theo khe của 2 ngón, dọc theo mặt ngoài của cổ tay, xuất ra ngoài cẳng tay theo đường giữa2 xương lên trên để xuyên qua khuỷu tay, dọc theo bờ ngoài cánh tay, lên đến vai để giao xuất ra phía sau kinh túc Thiếu dương, nhập vào Khuyết bồn, tán ra ở Chiên Trung, tán ra để lạc với Tâm bào, xuống dưới hoành cách, đi dọc để thuộc vào Tam tiêu[80].Chi mạch của nó đi từ Chiên Trung lên trên, xuất ra ở Khuyết bồn, lên đến cổ gáy, buộc vào sau tai, lên thẳng, xuất ra ở góc trên tai, sau đó vòng cong xuống dưới mặt rồi trở lên đến dưới hố mắt[81].Chi mạch của nó đi từ sau tai, nhập vào trong tai, xuất ra tới trước tai, qua trước huyệt Khách Chủ Nhân, giao với mắt, rồi lại đến với khoé mắt ra ngoài[82].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ thì sẽ làm cho tai điếc 1 cách ù ù, cổ họng sưng , thanh quản sưng[83].Nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ chủ về khí sẽ làm cho bệnh đổ mồ hôi, khoé mắt ngoài đau, má bị đau, phía sau tai, vai, cánh tay, khuỷu tay, mặt ngoài cánh tay đều đau nhức, ngón tay áp út phía ngón út không cảm giác[84].Các bệnh trên xảy ra, nếu thịnh nên châm tả, nếu hư nên châm bổ, nếu nhiệt nên châm nhanh, nếu hàn nên châm lưu kim lâu, nếu mạch hãm hạ thì nên cứu, nếu không thịnh không hư nên dựa vào đường kinh để thủ huyệt châm[85].Nếu thịnh thì mạch Nhân nghênh lớn 1 bội hơn mạch Thốn khẩu, nếu hư, ngược lại, sẽ nhỏ hơn mạch Thốn khẩu[86].Đởm, mạch của Túc thái dương, khởi lên ở khoé mắt ngoài, lên đến góc trán, xuống theo sau tai, dọc theo cổ, đi xuống trước kinh thủ Thiếu dương, đến vai, lên trên, rồi lại giao ra sau kinh thủ Thiếu dương, nhập vào Khuyết bồn[87].Chi mạch của nó đi từ sau tai nhập vào trong tai, xuất ra chạy ra trước tai, đến sau khoé mắt ngoài[88].Chi mạch của nó, tách biệt khoé mắt ngoài đi xuống huyệt Đại Nghênh, hợp nhau với kinh Thủ thiếu dương và chạy đến dưới hố mắt, rồi lại chạy xuống nhập với huyệt Giáp Xa, đi xuống theo cổ hợp với Khuyết bồn, xuống giữa ngực, xuyên qua hoành cách, lạc với Can và thuộc vào Đởm, dọc theo hông sườn, xuất ra ở huyệt Khí nhai, quay quanh lông mu, tiến ngang vào giữa mấu chuyền lớn[89].Mạch đi thẳng của nó đi từ Khuyết bồn xuống nách, dọc theo ngực, qua xương sườn cụt, xuống dưới để hợp với mấu chuyền lớn, rồi lại xuất ra ở mặt vế ngoài, xuất ra mép ngoài của gối, xuống dưới trước ngoài phụ cốt, đi thẳng xuống đến ở đầu xương tuyệt cốt, xuống dưới nữa để xuất ra phía trước mắt cá ngoài, đi dọc theo trên mu bàn chân nhập vào ngón chân áp út phía ngón út[90].Chi mạch của nó tách biệt trên mu bàn chân, nhập vào trong khoảng ngón cái, dọc theo xương kỳ cốt của phía trong ngón chân cái, xuất ra đầu ngón, quay xuyên qua móng chân, xuất ra ở chùm lông ‘tam mao’[91].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ thì sẽ làm cho miệng đắng, thường hay thở mạnh, Tâm và hông sườn đau, khó xoay trở, nếu bệnh nặng hơn thì mặt như đóng lớp bụi mỏng, thân thể không nhuận trơn, phía ngoài bàn chân lại nóng, đây gọi là chứng Dương quyết[92].Nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ chủ về cốt sẽ làm cho đầu nhức, hàm nhức, khoé mắt ngoài nhức, vùng Khuyết bồn bị sưng thủng và đau nhức, dưới nách bị sưng thửng, chứng ung thư mã hiệp anh, mồ hôi ra, sốt rét run, ngực hông sườn, mấu chuyền lớn, phía ngoài đầu gối cho đến cho đến cẳng chân, phía ngoài xương tuyệt cốt, mắt cá ngoài và các đốt xương, tất cả đều bị đau nhức, ngón chân áp út không còn cảm giác[93].Các chứng bệnh trên xảy ra, nếu thịnh nên châm tả, nếu hư nên châm bổ, nếu nhiệt nên châm nhanh, nếu hàn nên châm lưu kim lâu, nếu mạch hãm hạ thì nên cứu, nếu không thịnh không hư nên theo với đường kinh để chọn huyệt châm[94].Nếu thịnh thì mạch Nhân nghênh lớn 1 bội hơn mạch Thốn khẩu, ngược lại, nếu hư, mạch Nhân nghênh nhỏ hơn mạch Thốn khẩu [95].Can, mạch của Túc quyết âm khởi lên ở chòm lông góc ngoài móng ngón chân cái, đi lên dọc theo mép trên của mu bàn chân cách mắt cá trong 1 thốn, lên trên khỏi mắt cá 8 thốn giao chéo xuất ra phía sau kinh Thái âm, lên mép trong kheo chân, dọc theo mặt trong đùi, nhập vào lông mu, vòng quanh bộ sinh dục, lên đến thiếu phúc, đi theo với kinh Vị để thuộc vào Can và lạc với Đởm, lên trên xuyên qua hoành cách, bố tán ở cạnh hông sườn, dọc theo phía sau cổ họng, lên trên nhập vào vùng vòm họng, liên hệ với mục hệ rồi lên trên đến trán, xuất lên nữa, hội với Đốc mạch ở đỉnh đầu[96].Chi mạch của nó đi từ mục hệ, xuống phía trong má, vòng quanh môi trong[97].Chi mạch của nó lại đi từ Can, tách biệt xuyên qua hoành cách lên trên chú vào Phế [98].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ sẽ làm cho lưng đau không thể cúi ngửa được; ở đàn ông sẽ có chứng đồi sán, ở đàn bà sẽ có chứng thiếu phúc bị sưng thủng; nếu bệnh nặng sẽ làm cho cổ họng bị khô, mặt như đóng lớp bụi và thất sắc[99].Nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ thuộc Can, sẽ làm cho ngực bị đầy, ói nghịch, xôn tiết, hồ sán, đái dầm, bí đái[100].Những chứng này xảy ra, nếu thịnh thì nên châm tả, nếu hư nên châm bổ, nếu nhiệt nên châm nhanh, nếu hàn nên châm lưu kim lâu, nếu mạch hãm hạ thì nên cứu, nếu không thịnh không hư nên tùy theo đường kinh mà thủ huyệt để châm[101].Nếu thịnh thì mạch Thốn khẩu sẽ lớn hơn bội đối với mạch Nhân nghênh, nếu hư, ngược lại, mạch Thốn khẩu sẽ nhỏ hơn mạch Nhân nghênh[102].Khí của thủ Thái âm bị tuyệt sẽ làm cho bì mao khô [103]. Kinh Thái âm có nhiệm vụ hành khí để làm ấm cho bì mao, vì thế nên nếu khí không còn vinh thì bì mao bị khô, bì mao bị khô thì tân dịch sẽ tách rời khỏi bì và cốt tiết, khi tân dịch rời đi khỏi bì và cốt tiết thì móng bị khô mao bị rụng, mao bị rụng thì đó là mao chết trước[104]. Ngày Bính bệnh nặng, ngày Đinh chết, đó là hỏa thắng kim vậy[105].Kinh của thủ Thiếu âm bị tuyệt sẽ làm cho mạch khí không thông, mạch khí không thông thì huyết không lưu hành, huyết không lưu hành thì mao sắc không mướt, cho nên sắc diện sẽ đen như cỏ đen, đó là huyết chết trước[106]. Ngày Nhâm bệnh nặng, ngày Qúy chết, đó là Thủy thắng hỏa vậy[107].Khí của Túc thái âm bị tuyệt thì mạch không còn vinh cho cơ nhục, môi lưỡi là phần gốc của cơ nhục, nếu mạch không còn vinh thì cơ nhục bị mềm, nếu cơ nhục bị mềm thì lưỡi bị co rút, nhân trung bị đầy, nhân trung bị đầy thì môi bị kéo ngược lên, môi bị kéo ngược lên tức là nhục đã bị chết trước[108]. Ngày Giáp bệnh nặng, ngày Ất chết, đó là Mộc thắng Thổ vậy[109].Khí của túc Thái âm bị tuyệt thì cốt bị khô, Thiếu âm là mạch của mùa đông, nó vận hành chìm núp bên trong để làm nhu cho cốt tủy, vì thế khi cốt không còn trơn mềm thì nhục không thể tươi, khi cốt và nhục không còn cùng gần gũi nhau sẽ làm cho nhục bị teo, nhục bị mềm teo cho nên răng bị dài ra và tóc không bóng mướt, đó là cốt đã chết trước[110]. Ngày Mậu bệnh nặng, ngày Kỷ chết, đó là Thổ đã thắng Thủy vậy[111].Khí của Túc quyết âm bị tuyệt thì cân khí bị tuyệt, kinh Quyết âm là mạch của Can, Can là chỗ hợp của cân, Cân có đường tụ ở âm khí (bộ sinh dục) và mạch của nó lạc với cuống lưỡi, cho nên, khi mà mạch không còn tươi tốt thì cân bị cấp, cân bị cấp sẽ dẫn ảnh hưởng đến lưỡi và buồng trứng, cho nên, khi môi bị xanh, lưỡi bị cuốn, buồng trứng bị co lại, đó là cân bị chết trước[112]. Ngày Canh bệnh nặng, ngày Tân chết; đó là Kim thắng mộc vậy[113].Khí của năm đường kinh âm bị tuyệt thì mục hệ bị chuyển, bị chuyển thì bị vận, Mắt bị chuyển vận đó là chí bị chết trước, Chí bị chết trước thì khoảng 1 ngày rưỡi là chết[114].Khí của sáu đường kinh Dương bị tuyệt thì sẽ làm cho âm và dương tách biệt nhau, khi tách rời nhau thì tấu lý bị phát tiết, tuyệt hạn chảy ra, Sáng xem thấy bệnh là chiều chết, chiều xem thấy bệnh là sáng chết[115].Thập nhị kinh mạch đi theo lối chìm núp trong khoảng phận nhục, sâu, cho nên không thể hiện những chỗ nó thường hiện, như kinh Túc thái âm đi qua phần trên của mắt cá ngoài, không có chỗ nào ẩn mình được[116]. Các mạch nổi lên mà chúng ta thấy đều thuộc về lạc mạch[117]. Lục kinh lạc với các đại mạch của kinh thủ Dương minh và Thiếu dương được khởi lên ở trong khoảng của 5 ngón tay, lên trên để hợp vào khuỷu tay[117].Khi chúng ta uống rượu, vệ khí vận hành ra bì phu trước, sung vào lạc mạch trước, do đó lạc mạch thịnh trước, vệ khí đã được bình, doanh khí mới đầy để cho kinh mạch đại thịnh[118]. Khi mạch bị động một cách thình lình, đó là do tà khí vào ở, rồi lưu lại ở phần bản mạt, nếu nó bất động thì bị nhiệt, không cứng, thì bị hãm xuống như bị rỗng, không giống với nơi khác, do đó mà ta biết được mạch nào đang động[119].Lôi Công hỏi: “Lấy gì để biết sự khác nhau giữa kinh mạch và lạc mạch”[120].Hoàng Đế đáp: “Kinh mạch thì thường không thể thấy được, sự hư thực của nó chỉ biết qua mạch Khí khẩu, hững mạch hiện ra đều thuộc lạc mạch”[121]. Lôi Công hỏi: “Kẻ bầy tôi này không biết lấy gì để rõ những lẽ ấy”[122].Hoàng Đế nói: Các lạc mạch đều không thể đi qua các đại tiết mà phải đi theo con đường tuyệt đạo để mà xuất nhập, rồi lại hợp nhau ở trong bì (da); Sự hội nhau của nó đều hiện rõ ra bên ngoài; Cho nên các cách châm lạc mạch, phải châm vào nơi kết thượng[123]. Khi thấy nơi nào có tụ huyết nhiều, tuy rằng chưa có chỗ kết, cũng nên châm ngay nhằm tả hết tả khí, tức là châm xuất huyết[124]. Nếu lưu lại, nó sẽ phát sinh thành bệnh tý[125]. Phàm phương pháp xem lạc mạch, nếu thấy mạch sắc màu xanh, thì đó là do hàn tà gây hàn và đau, nếu mạch sắc màu đỏ thì đó là nhiệt tà gây nhiệt[126]. Nếu trong Vị có hàn tà thì nơi ngư của bàn tay, lạc của nó màu xanh nhiều, nếu trong Vị có nhiệt tà thì lạc mạch nơi huyệt Ngư tế sẽđỏ[127]. Nếu lạc mạch nơi đó có màu đen kịt mà để lâu thì sẽ thành chứng tý[127]. Nếu nơi đó lạc mạch vừađỏ, vừa đen, vừa xanh, thì đó là khí vừa hàn vừa nhiệt[128]. Nếu nơi đó lạc mạch xanh mà đoản, đó là do thiếu khí[129]. Phàm phép châm trường hợp hàn và nhiệt đều rất nhiều huyết lạc, như vậy nên cách ngày châm 1 lần, bao giờ huyết hết mới thôi, đó là ta đã điều được sự hư thực[130]. Khi nào gặp lạc mạch nhỏ (thanh) mà ngắn, đó là do thiếu khí[131]. Trường hợp thiếu khí quá nặng mà ta châm tả sẽ làm cho người bệnh bị bứt rứt, bứt rứt nhiều quá sẽ té xuống và sẽ không nói được nữa, ta nên mau mau đỡ người bệnh lên ngay[132].Biệt của thủ Thái âm tên gọi Liệt Khuyết, khởi lên ở phía trên cổ tay trong khoảng phận nhục, cùng đi ngay ở kinh Thái âm, nhập thẳng vào giữa gan tay, tán ra để nhập vào vùng huyệt Ngư Tế [133]. Bệnh thực sẽ làm cho đầu nhọn, cổ tay và gan tay bị nhiệt, bệnh hư sẽ ngáp và vặn mình, đái đón và đái nhiều lần[134]. Nên thủ huyệt ở nơi cách cổ tay nửa thốn, nơi đây tách biệt ra để đi theo kinh Dương minh[135].Biệt của thủ Thiếu âm tên gọi là Thông Lý, khởi lên ở chỗ cách cổ tay 1 thốn rưỡi, tách biệt ra để đi lên, dọc theo kinh chính đi lên nhập vào giữa Tâm, buộc vào cuống lưỡi, thuộc vào mục hệ [136]. Bệnh thực sẽ làm cho màn hoành cách như bị chỏi vào, bệnh hư sẽ làm cho không nói chuyện được[137]. Nên thủ huyệt ở nơi sau gan tay 1 thốn và là nơi nó tách biệt ra để đi theo kinh Thái dương[138].Biệt của thủ Tâm chủ tên gọi là Nội Quan, nằm ở chỗ cách cổ tay 2 thốn, xuất ra ở khoảng giữa 2 đường gân, dọc theo kinh chính để đi lên, buộc vào Tâm bào lạc, vào Tâm hệ[139]. Bệnh thực sẽ làm cho Tâm thống, bệnh hư sẽ làm cho đầu (gáy) bị cứng[140]. Nên thủ huyệt ở giữa 2 đường gân[141].Biệt của thủ Thái dương tên gọi là Chi Chính, lên khỏi cổ tay 5 thốn, bên trong chú vào Thiếu âm[142]. Chi biệt của nó lên trên đi vào khuỷu tay, lạc với huyệt Kiên Ngung[143]. Bệnh thực sẽ làm cho các khớp xương buông lỏng, khuỷu tay không cử động được, bệnh hư sẽ làm cho mọc nhiều mụn cơm nhỏ ở khe tay[144]. Nên thủ huyệt lạc để châm[145].Biệt của thủ Dương minh tên gọi là Thiên Lịch, lên khỏi cổ tay 3 thốn, tách biệt nhập vào kinh Thái âm[146]. Chi biệt của nó lên trên đi dọc theo cánh tay, cưỡi lên huyệt Kiên Ngung, lên trên góc hàm và chân răng[147]. Chi biệt của nó nhập vào tai hợp với tông mạch[148]. Bệnh thực sẽ làm cho răng sâu và tai điếc, bệnh hư làm cho răng lạnh, hoành cách bị tý [149]. Nên thủ huyệt lạc để châm[150].Biệt của thủ Thiếu dương tên gọi là Ngoại Quan, nằm ở khỏi cổ tay 2 thốn, vòng ra ngoài cánh tay, rót vào giữa ngực ở hợp với Tâm chủ[151]. Bệnh thực sẽ làm cho khuỷu tay bị co quắp, bệnh hư sẽ làm cho cổ tay không co lại được[152]. Nên thủ huyệt lạc để châm[153].Biệt của túc Thái dương tên gọi là Phi Dương, nằm ở cách trên mắt cá 7 thốn, tách biệt ra để đi đến kinh Thiếu âm[154]. Bệnh thực sẽ làm cho nghẹt mũi, đầu và lưng đau nhức, bệnh hư sẽ làm cho chảy máu cam[155]. Nên thủ huyệt lạc để châm[156]. Biệt của kinh túc Thiếu Dương tên gọi là Quang Minh, nằm ở trên mắt cá 5 thốn, tách biệt đi về với Quyết âm, xuống dưới lạc với mu bàn chân[157]. Bệnh thực thì quyết, bệnh hư thì bị chứngliệt, qùe, ngồi xuống không đứng lên được[158]. Nên thủ huyệt lạc để châm[159].Biệt của túc Dương minh tên gọi là Phong Long, nằm ở cách trên mắt cá 8 thốn, tách biệt ra để đi với kinh Thái âm[160]. Chi biệt của nó đi dọc theo mép ngoài xươngchầy, lên trên lạc với đầu và cổ gáy, hợp với khí của các kinh, xuống dưới để lạc với cổ họng[161]. Nếu bệnh mà khí nghịch lên thì sẽ làm cho cổ họng bị tý, câm tiếng nói đột ngột[162]. Bệnh thực sẽ làm cho điên cuồng, bệnh hư thì chân sẽ không co lại được, xương chầybị khô[163]. Nên thủ huyệt lạc để châm[164].Biệt của túc Thái âm tên gọi là Công Tôn, nằm ở cách sau xương bản tiết 1 thốn, tách biệt đi với Dương minh[165]. Chi biệt của nó nhập vào để lạc với trường và Vị[166]. Khi quyết khí thượng nghịch sẽ làm thành chứng thổ tả[167]. Bệnh thực thì trong ruột bị đau nhức, bệnh hư bị cổ trướng[168]. Nên thủ huyệt lạc để châm[169].Biệt của túc Quyết âm tên gọi là Lãi Câu, nằm ở trên mắt cá chân trong 5 thốn[170]. Chi biệt của nó đi qua xương chầylên trên đến hòn dái rồi kết lại ở dương vật[171]. Nếu bị bệnh khí nghịch sẽ làm cho trứng dái bị sưng thủng, bị chứng sán đột ngột[172]. Bệnh thực thì dương vật cương và dài ra, bệnh hư sẽ bị ngứa dữ dội (ở bên ngoài bộ sinh dục)[173]. Nên thủ huyệt lạc để châm[174].Biệt của Nhậm mạch tên gọi là Vĩ Ế , xuống dưới tán ra ở bụng[175]. Bệnh thực thì da bụng bị đau, bệnh hư thì da bụng bị ngứa[176]. Nên thủ huyệt lạc để châm[177].Biệt của Đốc mạch tên gọi là Trường Cường, áp theo thịt lữ lên trên đến cổ, tán ra ở trên đầu, xuống dưới ngay ở 2 bên tả hữu xương bả vai, tách biệt ra đi theo kinh Thái dương nhập vào xuyên qua thịt lữ [178]. Bệnh thực thì làm cho cột sống cứng, bệnh hư sẽ làm chứng đầu nặng, đầu choáng váng[179]. Nếu dọc theo cột sống có tà khí ở khách, nên thủ huyệt lạc để châm[180].Đại lạc của Tỳ tên gọi là Đại Bao, xuất ra ở dưới huyệt Uyên Dịch 3 thốn, phân bố dưới ngực và sườn[181]. Bệnh thực thì sẽ làm cho toàn thân bị đau nhức, bệnh hư sẽ làm cho trăm khớp xương trong toàn thân đều bị buông lỏng[182]. Nếu mạch có những huyệt lạc giăng khắp nơi, nên thủ huyệt lạc Đại Bao để châm[183].Phàm 15 lạc trên, nếu thực thì sẽ hiện rõ ra, nếu hư thì mạch bị hãm hạ, nhìn không thấy được, nên tìm các huyệt trên dưới để (xác định)[184]. Kinh mạch của con người không đồng nhau vì thế lạc mạch cũng có chỗ khác nhau[185].经脉第十 雷公问于黄帝曰:禁脉之言,凡刺之理,经脉为始,营其所行,制其度量,内次五藏,外别六府,愿尽闻其道。黄帝曰:人始生,先成精,精成而脑髓生,骨为干, 脉为营,筋为纲①,肉为墙,皮肤坚而毛发长,谷人于胃,脉道以通,血气乃行。雷公日:愿卒闻经脉之始生。黄帝日:经脉者,所以能决死生,处百病,调虚实, 不可不通。肺手太阳之脉,起于中焦,下络大肠,还循胃口,上隔属肺,从肺系横出腋下,下循德内,行少阴心主之前,下肘中,循臂内上骨下廉,八寸口,上鱼, 循鱼际,出大措之端;其支者,从腕后直出次指内廉,出其端。是动则病肺胀满,膨膨而端咳,缺盆中痛,甚则交两手而苦,此为臂厥。是主肺所生病者,咳,上气 喘渴,烦心胸满,德臂①纲:原作"刚",音同而误,据文义改。131内前廉痛厥,掌中热。气盛有余,则肩背痛,风寒,汗出中风,小便数而欠。气虚则肩背痛 寒,少气不足以息,溺色变。为此猪病,盛则泻之,虚则补之,热则疾之,寒则留之,陷下则负之,不盛不虚,以经取之。盛者寸口大三倍于人迎,虚者则寸口反小 于人迎世。大肠手阳明之脉,起于大指次指之端,循指上廉,出台谷两骨之间,上入两筋之中,循臂上廉,入肘外廉,上腺外前廉,上肩,出筋骨之前廉,上出于柱 骨之会上,下人缺盆,络肺,下隔,属大肠;其支者,从缺盆上颈,贯颗,入下齿中,还出挟口,交人中,左之右,右之左,上挨鼻孔。是动则病齿痛颈肿。是主津 液所生病者,目黄口干,既见喉痹,肩前德痛,大指次指痛不用。气有余则当脉所过者热肿,虚则寒票不复。为此诸病,盛则泻之,虚则补之,热则疾之,寒则留 之,陷下则灸之,不盛不虚,以经取之。盛者人迎大王倍于寸口,虚者人迎反小于寸口也。胃足阳明之脉,起于鼻之交额中,旁纳(一本作纳率)太阳之脉,下循鼻 外,人上齿中,还出狭n环唇,下交承浆,却循颐后下廉,出大迎,循颊车,上耳前,过客主人,循发际,至额颅;其支者,从大迎前下人迎,循喉咙,入缺盆,下 隔,属胃,络脾;其直者,从缺盆下乳内廉,下挟脐,入气街中;其支者,起于胃口,下循腹里,下至气街中而合,以下牌关,抵伏兔,下膝腹中,下循脏外廉,下 足附,入中指内间;其支者,下廉三寸而别,下入中指外间;其支者,别跳上,人大指间,出其端。是动则病洒洒振寒,善呻数欠,颜黑,病至则恶人与火,闻木声 则惕然而惊,心欲动,独闭户塞漏而处,甚则欲上高而歌,弃衣而走,贲响腹胀,是为骷厥。是主血所生病者,狂疟温淫汗出,就脱口烟唇版颈肿喉痹,大腹水肿, 膝腹肿痛,循膺、乳、气街、股、伏兔、讲外廉、尼附上皆痛,中指不用。气盛则身以前皆热,其有余于冒,则消谷善饥,溺色黄。气不足则身以前皆寒栗,胃中寒 则胀满。为此诸病,盛则泻之,虚则补之,热则疾之,寒则留之,随下则灸之,不盛不虚,以经取之。盛者人迎大三倍于寸口,虚者人迎反小于寸口也。脾足太阴之 脉,起于大措之端,循指内侧白肉际,过核骨后,上内踝前廉,上端①内,循胜骨后,交出厥阴之前,上膝股内前廉,入腹属脾络胃,上隔,挟咽,连舌本,散舌 下;其支者,复从胃,别上隔,注心中。是动则病舌本强,食则呕,胃院痛,腹胀善隐,得后与气,则快然如衰,身体皆重。是主脾所生病者,舌本痛,体不能动 摇,食不下,烦心,心下急痛,搪、瘤、泄、水闭、黄疽,不能卧,强立之股膝内肿厥,足大指不用。为此诸病,盛则泻之,虚则补之,热则疾之,寒则留之,陷下 则灸之,不盛不虚之,以经取之。盛者寸口大三倍于人迎,虚者寸日反小于人迎世②。①阳肝hu山);原作"端"卜huall旧又读出h),与文义不合,因形 近而误。故据呷己经》、(脉经》、村勃、忏金》改,不同。②也:原脱,据《甲乙经》补。互32心手少明之脉,起于心中,出属心系,下隔络小肠;其支者,从 心系上换咽,系目系;其直者,夏从心系却上肺,下出腋下,下循膨内后廉,行太阴心主之后,下肘内,循臂内后廉,抵掌后锐骨之端,人掌内后廉;循小指之内, 出其端。是动则病隘干心痛,渴而欲饮,是为臂厥。是主心所生病者,目黄胁痛,儒臂内后廉痛厥,掌中热痛。为此请病,盛则泻之,虚则补之,热则疾之,寒则留 之,陷下则灸之,不盛不虚,以经取之。盛者寸口大再倍于人迎,虚者寸口反小于人迎也。小肠手太阳之脉,起于小指之端,循手外侧上腕,出踝中,直上循臂骨下 廉,出时内侧两筋之间,上循膨外后廉,出肩解,绕肩肿,交肩上,人缺盆,络心,循咽下隔,抵胄属小肠;其支者,从缺盆循颈上颊,至目锐助,却人耳中;其支 者,别颊上额抵鼻,至目内毗,斜络于颧。是动则病嗑痛颔肿,不可以顾,肩似拔,儒似折。是主液所生病者,耳聋目黄须肿,颈颔肩儒肘臂外后廉痛。为此诸病, 盛则泻之,虚则补之,热则疾之,寒则留之,陷于则灸之,不盛不虚,以经取之。盛者人迎大再倍于寸口,虚者人迎反小于寸口也膀优足太阳之脉,起于目内毗,上 额交巅;其支者,从巅至耳上角①;其直者,从巅人络脑,还出别下项,循肩骼内,挟脊抵腰中,入循青,终紧属膀味;其支者,从腰中下扶脊,贯臀;人胭中;其 支者,从骼内左右,别下贯肿,挟脊内,过群枢,循牌外从后廉下合胭中,以下贯端内,出外踝之后,循京骨,至小指外侧。是动则病冲头痛,目似脱,项如拔,脊 痛,腰似折,鸡不可以曲,胭如结,湖如裂,是为踝厥。是主筋所生病者,痔疟,狂癫疾,头国项痛,目黄泪出,领风项背腰反胭瑞脚皆痛,小指不用。为此诸病, 盛则泻之,虚则补之,热则疾之,寒则留之,陷下则灸之,不盛不虚,以经取之。盛者人迎大再倍于寸口,虚者人迎反小于寸口也。肾足少明之脉,起于小指之下, 邪走足心,出于然谷之下,循内踝之后,别人跟中,以上取内,出胭内廉,上股内后廉,贯脊,属肾,络膀优;其直者,从肾上贯肛肠,人肺中,循喉咙,挟舌本; 其支者,从肺出络心,注胸中。是动则病饥不欲食,面如漆柴,咳唾则有血,喝喝而喘,坐而歌起,目阮际如无所见,心如是若饥状,气不足则善恐,心竭惕如人将 捕之,是为骨厥。是主紧所生病者,口热舌干,咽肿止气,隘干及痛,烦心0痛,黄疽,肠然脊股内后廉痛,凄厥嗜卧,足下热而痛。为此请病,盛则泻之,虚则补 之,热则疾之,寒则留之,陷下则灸之,不盛不虚,以经取之。负则强食生肉,级带技发,大杖重履而步。盛者寸口大再倍于人迎,虚者寸日反小于人迎也。心主手 厥阴心包络之脉,起于胸中,出属心包络,不隔,历络三焦;其立者,循胸出胁,下肢三寸,上抵腋,下循德内,行太阳少阻之间,人肘中,下臂,行两筋之间,人 掌中,循中指出其端;其支者,别掌中,循小指次指出其端。是动则病手心热,臂肘挛急,腋肿,甚则胸胁支满,心中伯增大动,面赤目黄,喜笑不休。是主脉所生 病者,①角;原作"循",据呷乙经》、机经》、村素•首篇》、惊问•脉解》等篇王冰注改。133烦心心痛,掌中热。为此清清,盛则泻之,虚则补之,热则疾 之,寒则留之,陌下则负之,不盛不虚,以经取之。盛者寸口大一倍于人迎,虚者寸日反小于人迎也。三焦手少阳之脉,起于小指次指之端,上出两指之间,循手表 脱,出臂外两骨之间,上贯肘,循儒外上肩,而交出足少阳之后,入缺盆,布膻中,散落心包,下隔,循届三焦供支者,从膻中上出缺盆,上项,系耳后直上,出耳 上角,以屈下颊至顺;其支者,从耳后入耳中,出走耳前,过客主人前,交颊,至目锐毗。是动则病耳聋浑浑谆谆,隘肿喉痹。是主气所生病者,汗出,目锐毗痛, 额痛,耳后肩德肘臂外皆痛,小指次指不用。为此诸病,盛则泻之,虚则补之,热则疾之,寒则留之,陷下则灸之,不盛不虚,以经取之。盛者人迎大一倍于寸口, 虚者人迎反小于寸口也。胆足少阳之脉,起于目锐毗,上抵头角,下耳后循颈行手少阳之前,至肩上,却突出手少阳之后,入缺盆;其支者,从耳后入耳中,出走耳 前,至目锐毗后;其支者,别锐毗,下大迎,合于手少阳,抵于顺,下加顿车,下颈合缺盆以下胸中,贯隔络肝属胆,循胁里,出气街,绕毛际,横人脚厌中;其直 者,从缺盆下眼,循胸过季胁,下合牌厌中,以下循鸡阳,出膝外廉,下外辅骨之前,直下抵绝骨之端,下出外踝之前,循足附上,入小指次指之间;其支者,别跑 上,人大指之间,循大指岐骨内出其端,还贯爪甲,出三毛。是动则病口苦,善太息,心胁痛不能转侧,甚则面微有尘,体无膏泽,足外反热,是为阳厥。是主骨所 生病者,头痛,颜痛,目锐毗痛,缺盆中肿痛,腋下肿,马刀侠应,汗出振寒,疟,胸胁肋牌膝外至胜绝骨外踝前及诸节皆痛,小指次指不用。为此诸病,盛则泻 之,虚则补之,热则疾之,寒则留之,陷下则灸之,不盛不虚,以经取之。盛者人迎大一倍于寸口,虚者人迎反小于寸口也肝足厥明之脉,起于大指丛毛之际,上循 足附上廉;去内踝一寸,上踝八寸,交出太明之后,上胭内廉,循段明,入毛中,过阴器,抵小腹,挟胃属肝络胆,上贯隔,布胁助,循喉咙之后,上人顽氛连目 系,上出额,与督脉会于巅;其支者,从目系下颊里,环唇内;其支者,复从肝别贯隔,上注肺。是动则病腰痛不可以俯仰,丈夫痕迹,妇人少腹肿,甚则嗑干,面 尘脱色。是主①肝生病者,胸满呕逆飧泄,狐迹遗溺闭瘤。为此诸病,盛则泻之,虚则补之,热则疾之,寒则留之,陷于则灸之,不盛不虚,以经取之。盛者寸口大 一倍于人迎,虚者寸日反小于人迎世。手太阳气绝则皮毛焦,太阴者行气温于皮毛者也,故气不荣则皮毛焦,皮毛焦则津液去皮节;津液去皮书者,则爪枯毛折,毛 折者则毛先死,丙笃丁死,火股金也。手少阴气绝则脉不通,脉不通则血不流;血不流则髦色不泽,故其面黑如漆柴者,血先死,壬笃癸死,水胜火也。足太阴气绝 者,则脉不荣肌肉,唇舌者肌肉之本也,脉不荣则肌肉软;肌肉软则舌萎人中满;人中满则唇反,唇反者肉先死,甲笃已死,木胜土也①主:原脱,据《脉经》、 《太素入《千金》补。134足少阴气绝则骨枯,少阴者冬脉也,伏行而儒骨髓者也,故骨不德则肉不能著也,骨肉不相亲则肉款都肉软却放齿长而垢,发无泽;发 无泽者骨先死,戊笃已死,上胜水也。足厥阴气绝则筋绝,厥明者肝脉也,肝者筋之合也,筋者聚于阴气,而脉络于舌本也,故脉弗荣则筋急;筋急则引舌与卵,故 唇膏舌卷卵缩则筋先死,庚笃辛死,金胜木也。五阴气俱绝,则目系转,转则目运,目运者为志先死,志先死则远一日半死矣。六阳气绝,则阴与阳相离,离则膜理 发泄,绝汗乃出,故旦占夕死,夕占旦死。经脉十二者,伏行分肉之间,深而不见;其常见者,足太阴过于外踝之上,无所隐故也。诸脉之浮而常见者,皆络脉也。 六经络丰阳明少阳之大络,起于五措间,上合肘中。饮酒者,卫气先行皮肤,先充络脉,络脉先盛,放卫气已平,营气乃满,而经脉大盛。脉之卒然动者,皆邪气居 之,留于本末;不动则热,不坚则陷且空,不与众同,是以知其何脉之前也。雷公日:何以知经脉之与络脉异也?黄带回:经脉者常不可见也,其虚实也以气口知 之,脉之见者皆络脉也。雷公日:细于无以明其然也。黄帝日:诸络脉皆不能经大节之间,必行绝道而出,人复合于皮中,其会皆见于外。政清刺络脉者,必刺其结 上,甚血者虽无结,急取之以泻其邪而出其血,留之发为痹也。凡诊络脉,脉色青则寒且痛,赤则有热。胃中寒,手鱼之络多青矣;胃中有热,鱼际络赤;其暴黑 老,留久痹也;其有赤有黑有青者,寒热气也;其青短者,少气也。凡刺寒热者皆多血络,必间日而一取之,血尽而止,及调其虚实,其小而短者少气,甚者泻之则 闷,闷甚则仆,不得言,闷则急坐之也。手太阳之别,名曰列缺,起于腕上分问,并太阴之经直入掌中,散入于鱼际。其病实则手锐掌热,虚则欠税小便遗数,取之 去脱半寸,别走阳明也。手少阴之别,名日通里,去脱一寸半,别而上行,循经入于心中,系舌本,属自系。其实则支隔,虚则不能言,取之掌后一寸,别走太阳 也。手心主之别,名日内关,去腕二寸,出于两筋之间,循经以上系于心,包络心系。实则心痛,虚则为头强,取之两筋间也。手太阳之别,名曰支正,上腕五寸, 内注少阻;其别者,上走肘,络肩滚。实则节弛肘废;虚则生肌,小者如指痴疥,取之所别也。手阳明之别,名曰偏历,去腕三寸,别入太阴;其别者,上循臂,乘 肩服上曲须偏齿;其别者,人耳,合于宗脉。实则龋聋,虚则齿寒痹隔,取之所别也。手少阳之别,名曰外关,去腕二寸,外绕臂,注胸中,合心主。病实则肘挛, 虚则不收,取之所别也。足太阳之别,名日飞阳,去踝七寸,别走少阴。实则就窒头背痛,虚则就虬取之所别也。135足少阳之别,名日光明,去踝五寸,别走厥 阴,下络足附。实则厥,虚则滚墨,坐不能起,取之所别也。足阳明之别,名曰丰隆,去踝八寸,别走大阴;其别着,循胜骨外廉,上络头项,合猪经之气,下络喉 隘。其病气逆则喉痹瘁暗,实则狂巅,虚则足不收,腔枯,取之所别也。足太阴之别,名日公孙,去本节之后一寸,别走阳明;其别者,人络肠胃。厥气上逆则霍 乱,实则肠中切痛,虚则鼓胀,取之所别也。足少阻之别,名目大钟,当踝后绕跟,别走太阳;其刑者,并经上走于心包,下外贯腰脊。其病气逆则烦闷,实则闭 瘤,虚则腰痛,取之所别者也。足厥阴之别,名日合沟,去内踝五寸,别走少阳;其别考,径胜上睾,结于茎。其病气逆则星肿卒抑,实则挺长,虚则暴痒,取之所 别也。任脉之别,名曰尾留,下鸠尾,散于腹。实则腹皮痛,虚则痒搔,取之所别也。督脉之别,名曰长强,挟管上项,散头上,下当肩肿左右,别走太阳,入贯 管。实则脊强,虚则头重,高摇之,挟脊之有过者,取之所别电。牌之大络,名日大包,出渊腋下三寸,布胸胁,实则身尽痛,虚则百节尽皆纵,此脉若罗络之血 者,皆取之脾之大络脉也。凡此十五络者,实则必见,虚则必下,视之不见,求之上下,人经不同,络脉异所别也。 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2011 THIÊN 11: KINH BIỆTHoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Ta nghe con người hợp với Thiên Đạo, bên trong có ngũ tạng để hợp với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị[1]. Ngũ vị: bên ngoài có lục phủ để ứng với lục luật, lục luật để “kiến” nên các kinh thuộc Âm Dương nhằm hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch[2]. Đây là sự “ứng” của ngũ tạng lục phủ với Thiên Đạo[3]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đây, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến (sự hiểu biết về nó)[4]. Người thầy vụng về thường hay đổi sự hiểu biết của mình về nó, người thầy thuốc khéo léo xem nó là vấn đề khó khăn (cần đạt đến)[5]. Ta xin hỏi thầy về sự “xuất nhập ly hợp của nó” như thế nào ?”[6].Kỳ Bá cúi rập đầu xuống lạy 2 lạy, nói: “Sáng suốt thay câu hỏi của bệ hạ ! Đây chính là vấn đề mà người thầy thuốc vụng về thường lơ là và người thầy thuốc khéo léo rất chú trọng, lưu tâm đến. Nay thần xin nói rõ ngay như sau”[7].Kinh ‘Túc Thái dương chi chính’, tách biệt nhập vào trong kheo chân, một đường đi của nó đi xuống dưới xương cùng cụt 5 thốn, tách biệt nhập vào giang môn, thuộc vào Bàng quang, tán ra ở Thận, dọc theo thịt “lữ”, đến ngay Tâm, nhập vào (Tâm) và tán ra[8]. Đường đi thẳng của nó, đi từ đường thịt “lữ” lên trên, xuất ra ở cổ gáy, rồi lại thuộc vào kinh Thái dương, đây là (đường đi) của 1 kinh[9].Kinh “Túc Thiếu âm chi chính”, khi đến giữa kheo chân thì tách biệt ra để đi theo kinh Thái dương và hợp với kinh này, khi nó lên đến Thận thì ngay ở đốt cột sống thứ 14, nó xuất ra để thuộc vào huyệt Đới mạch[10]. Đường đi thẳng của nó đi lên để ràng buộc vào cuống lưỡi, rồi lại xuất ra ở cổ gáy để hợp với kinh Thái dương, ta gọi đây là ‘Nhất hợp’[11]. (Sự tương hợp này) tạo thành (mối quan hệ), đó là các đường kinh “chính” của Dương đều thành các đường kinh “biệt” của Âm[12].Kinh “Túc Thiếu âm chi chính”, quay quanh vùng mấu chuyền lớn, nhập vào ven chòm lông mu, hợp với đường đi của kinh Quyết âm[13]. Đường ‘biệt’ của nó nhập vào trong khoảng bờ sườn cụt, tuần hành theo trong ngực, thuộc vào Đởm rồi tán ra ở đây, nó lại lên trên đến Can, xuyên qua Tâm để lên trên, áp vào yết (thực quản), xuất ra ở hàm dưới mép, tán ra ở mặt, ràng buộc vào mục hệ, hợp với kinh Thiếu dương, rồi cùng đường “biệt” của Thiếu dương cùng đi lên, đây là “Nhị hợp”[14].Kinh “Túc Dương minh chi chính”, lên đến mấu chuyền lớn nhập vào trong bụng, thuộc vào Vị rồi tán ra ở Tỳ, lên trên thông với Tâm, lên trên nữa dọc theo yết (thực quản), xuất ra ở miệng, lên đến chỗ lõm của sống mũi giữa mắt, ràng buộc với mục hệ rồi hợp với Dương minh[15].Kinh “Túc Thái âm chi chính”, lên trên đến vùng mấu chuyền lớn, hợp với kinh Dương minh, rồi cùng đường “biệt” của Dương minh cùng đi lên, lên trên để kết với yết (thanh quản), xuyên qua lưỡi, đây là ‘Tam hợp’[16].Kinh “Thái dương chi chính”, chỉ xuống Địa, tách biệt ra từ 2 vùng khớp vai, nhập vào nách, chạy lên Tâm ràng buộc với Tiểu trường[17].Kinh “Thủ Thiếu âm chi chính”, tách biệt nhập vào ở huyệt Uyên Dịch, giữa 2 đường gân, thuộc vào Tâm, lên trên chạy vào yết hầu, xuất ra ở mặt, hợp với khoé mắt trong, đây là ‘Tứ hợp’[18].Kinh “Thủ Thiếu dương chi chính”, chỉ lên Thiên, tách biệt ra ở đỉnh đầu nhập vào Khuyết bồn, đi xuống chạy vào Tam tiêu rồi tán ra ở giữa ngực[19].Kinh “Thủ Tâm chủ chi chính”, tách biệt đi xuống dưới huyệt Uyên Dịch 3 thốn, nhập vào giữa ngực, tách biệt thuộc về Tam tiêu, xuất ra đi dọc theo hầu lung (thanh quản), xuất ra sau tai, hợp với phía dưới huyệt Hoàn Cốt thuộc kinh Thiếu dương, đây là Ngũ hợp[20].Kinh “Thủ Dương minh chi chính”, đi từ tay, dọc theo 2 bên ngực và vú, tách biệt ra từ huyệt Kiên Ngung, nhập vào dưới trụ cốt (Đại Chùy), xuống dưới chạy vào Đại trường, thuộc vào Phế, lên trên, dọc theo hầu lung (thanh quản), xuất ra ở Khuyết bồn, hợp với kinh Dương minh[21].Kinh “Thủ Thái âm chi chính”, tách biệt nhập vào Uyên Dịch trước kinh Thiếu âm, nhập vào đi đến Phế rồi tán ra ở Thái Dương, lên trên xuất ra ở Khuyết bồn, đi dọc theo hầu lung (thanh quản) rồi lại hợp với kinh Dương minh, đây là Lục hợp[22].经别第十一 黄帝问于岐伯曰:余闻人之合于天道也。内有五藏,以应五音五色五时五味五位也;外有六府,以应六律,六律建阴阳诸经而合之十二月、十二辰、十二节、十二经 水、十二时、十二经脉者,此五藏六府之所以应天道。夫十二经脉者,人之所以生,病之所以成,人之所以治,病之所以起,学之所始,工之所止也,粗之所易,上 之所难也。请问其离合出人奈何?妨伯稽首再拜日:明乎哉问也!此粗之所过,上之所息也,请卒言之。足太阳之正,别人于胭中,其一道下届五寸,别入于肛,属 于膀眈,散之肾,循管当心人散;直者,从管上出于项,复属于太阳,此为一经也足少阳之正,至胭中,别走太阳而合,上至肾,当十四椎,出属带脉;直者,系舌 本,复出于项,合于太阳。此为一合。成以诸阴之别,皆为正也。足少阳之正,绕骼入毛际,合于厥明;别者,入季胁之间,循胸里属胆,散之上肝贯心,以上挟 咽,出颐颔中,散于面,系目系,合少阳于外毗也足厥阴之正,别跑上,上至毛际,合于少阳,与别俱行。此为二合也。足阳明之正,上至牌,人于腹里,属胃,散 之脾,上通于心,上循咽出于口,上颤136颁,还系目系,合于阳明也。足太阳之正,上至滚,合于阳明,与别仅行,上结于咽,贯舌中。此为三合也手太阳之 正;指地,别于肩解,入腋走心,系小肠也。手少阴之正,别人于渊腋两筋之间,属于心,上走喉咙,出于面,合自内附。此为四合也。手少阳之正,指天,别于 巅,入缺盆,下走王焦,散于胸中也。手心主之正,别下渊腋三寸;人胸中,别属三焦,出循喉咙,出耳后,合少阳完骨之下。此为五合也。手阳明之正,从手循膺 乳,别于肩肌入柱骨下,走大肠,属于肺,上循喉咙,出缺盆,合于阳明也。手太阴之正,别人渊腋少阻之前,人走肺,散之太阳,上出缺盆,循喉咙,复合阳明。 此六合也。 THIÊN 12: KINH THỦYHoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Kinh mạch gồm có 12 đường, bên ngoài nó hợp với 12 kinh thủy, bên trong nó thuộc vào ngũ tạng, lục phủ [1]. Ôi ! 12 kinh thủy, trong số đó có lớn nhỏ, có sâu cạn, có rộng hẹp, có xa gần, tất cả đều không đồng nhau[2]. Ngũ tạng lục phủ có những cao thấp, nhỏ lớn, thọ nhận cốc khí nhiều ít cũng không bằng nhau. vậy sự tương ứng giữa chúng với nhau như thế nào?[3] Ôi ! kinh Thủy nhờ thọ được thủy để vận hành, ngũ tạng nhờ hợp được với thần khí hồn phách để tàng giữ, lục phủ nhờ thọ được ‘cốc khí’ để vận hành, thọ được ‘khí’ để mà mở rộng ra, kinh mạch nhờ thọ được ‘huyết’ để mà ‘doanh’ ra[4]. Nay muốn hợp lại nhau để ‘trị bệnh’ phải làm sao?[5] Ta có thể nghe trình bày về sự châm sâu hay cạn, cứu bằng tráng số nhiều hay ít không?”[6].Kỳ Bá đáp rằng: “Câu hỏi khéo thay ! Thiên rất cao không thể đo, Địa rất rộng không lường, đó là ý nghĩa của vấn đề được đặt ra[7]. Vả lại, con người sinh ra trong khoảng Thiên Địa, bên trong lục hợp[8]. Đây là Trời cao, Đất rộng, không phải là cái mà con người có thể đo lường mà đạt được vậy[9]. Đến như những kẻ mình cao 8 thước, da thịt hiện rõ nơi đây, bên ngoài, ta có thể đo lường, rờ mó để biết được, khi chết, ta có thể ‘giải phẫu’ để nhìn xem sự cứng mềm của tạng, sự lớn nhỏ của phủ, sự nhiều ít của cốc khí, sự dài ngắn của mạch, sự thanh trọc của huyết, sự nhiều ít của khí[10]. Trong 12 kinh, kinh nào huyết nhiều khí ít, kinh nào huyết ít,khí nhiều , kinh nào cả huyết khí đều nhiều, kinh nào cả huyết lẫn khí đều thiếu, tất cả đều có ‘số lớn’ của nó[11]. Khi trị, dùng châm cứu nhằm điều hòa khí của đường kinh, mỗi trường hợp đều có chỗ thích hợp của nó”[12].Hoàng Đế nói: “Ta nghe Thầy nói, tai ta rất thích, nhưng Tâm ta chưa được thỏa mãn. Ta mong được nghe cho hết”.[13]Kỳ Bá đáp : “Đây chính là những gì con người ‘tham’ được với Thiên Địa, ứng được với Âm Dương, không thể không xét cho rõ”[14].Kinh túc Thái dương, bên ngoài nó hợp với sông Thanh thủy, bên trong nó thuộc vào Bàng quang có nhiệm vụ làm thông thủy đạo[15].Kinh túc Thiếu dương, bên ngoài nó hợp với sông Vị thủy, bên trong nó thuộc vào Đởm[16].Kinh túc Dương minh , bên ngoài nó hợp với Hải thủy, bên trong nó thuộc vàoVị[17].Kinh túc Thái âm, bên ngoài nó hợp với sông Nhữ thủy, bên trong nó thuộc vào Thận[18].Kinh túc Quyết âm, bên ngoài nó hợp với sông Thằng thủy, bên trong nó thuộc vào Can[19].Kinh thủ Thái dương, bên ngoài nó hợp với sông Hoài thủy, bên trong nó thuộc vào Tiểu trường, thủy đạo xuất ra từ đây[20].Kinh thủ Thiếu dương, bên ngoài nó hợp với sông Tháp thủy, bên trong nó thuộc vào Tam tiêu[21].Kinh thủ Dương minh, bên ngoài nó hợp với sông Giang thủy, bên trong nó thuộc vào Đại trường[22].Kinh thủ Thái âm, bên ngoài nó hợp với sông Hà thủy, bên trong nó thuộc vào Phế [23].Kinh thủ Thiếu âm, bên ngoài nó hợp với sông Tế thủy, bên trong nó thuộc vào Tâm[24].Kinh thủ Tâm chủ, bên ngoài nó hợp với sông Chương thủy, bên trong nó thuộc vào Tâm bào[25].Phàm tất cả ngũ tạng, lục phủ, thập nhị kinh thủy, bên ngoài nó có nguồn, bên trong nó có chỗ bẩm thu, tất cả xuyên suốt nhau như chiếc vòng ngọc không đầu mối[26]. ‘Kinh’ của con người giống như vậy[27]. Cho nên, Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa[28]. Cho nên, từ “hải” về phía bắc thuộc Âm, từ “hồ” về phía bắc thuộc Âm trong Âm, từ sông Chương về phía nam thuộc Dương, từ sông Hà thủy về phía bắc không đến sông Chương thuộc Âm trong Dương, từ sông Tháp thủy về nam đến sông Giang thủy thuộc Thái dương trong Dương[29]. Đây chỉ là 1 vùng đất (tượng trưng) sự tương hợp của Âm Dương mà thôi, nhằm chứng minh con người cùng ‘tham’ với Thiên Địa[30].Hoàng Đế hỏi: Ôi ! Sự tương hợp giữa kinh thủy và kinh mạch có những chỗ xa gần, cạn sâu, thủy và huyết có sựnhiều ít, đều có những bất đồng nhưng hợp nhau, dùng nó vào việc châm như thế nào ?”[31].Kỳ Bá đáp : “Kinh túc Dương minh là ‘biển’ của ngũ tạng, lục phủ, mạch của nó đại, huyết của nó nhiều, khí của nó thịnh, nhiệt của nó tráng; Châm đường kinh này, nếu không sâu thì không làm tán được khí, không lưu kim thì không tả được khí[32].Châm kinh túc Dương minh sâu 6 phân, lưu 10 hô[33]. Châm kinh túc Thái dương sâu 5 phân, lưu 7 hô [34]. Châm kinh túc Thiếu dương sâu 4 phân, lưu 5 hô [35]. Châm kinh túc Thái âm sâu 3 phân, lưu 4 hô [36]. Châm kinh túc Thiếu âm sâu 2 phân, lưu 3 hô[37]. Châm kinh túc Quyết âm sâu 1 phân, lưu 2 hô[38].Âm dương của Thủ có con đường thọ khí gần, khí đến lại nhanh, độ châm sâu không thể quá 2 phân, lưu kim đều không quá 1 hô[39]. Đối với những người còn trẻ hoặc lớn tuổi, đối với người có vóc to hay bé nhỏ, đối với người mập hay gầy, tất cả những trường hợp đó phải được người thầy thuốc dùng Tâm để thẩm định, đây là ta đã phỏng theocái lẽ thường của Thiên[40].Việc dùng phép “cứu” cũng thế, nếu cứu mà quá mức thì người bệnh sẽ bị ‘ác hỏa’, xương bị khô, mạch bị sắc, nếu châm mà quá mức thì sẽ làm cho thoát khí[41].Hoàng Đế hỏi: “Ôi ! vấn đề nhỏ lớn của kinh mạch, nhiều ít của huyết, dày mỏng của làn da, cứng mềm của bắp thịt cho đến vấn đề lớn nhỏ của “khuẩn: kết tụ giữa cân và nhục”, tất cả có thể đo lường được hay không ?”[42].Kỳ Bá đáp : “Nhắm vào những trường hợp của những người có thể ‘đo lường’ được rồi chọn người ‘trung đạt’, đó là những người chưa ‘thoát nhục’ thái quá mà huyết khí cũng chưa suy[43]. Nếu gặp những người không đo lường được, tức là những người gầy yếu, hình nhục đều thoát, như vậy làm sao có thể chỉ dựa vào sự đo lường để mà châm được! Vậy nên thẩm xét lại phương pháp ‘thiết tuần môn án’, nên nhìn vào sự hàn ôn, thịnh suy (của khí huyết) để mà điều hòa (khí huyết), đó mới gọi là nhân theo chỗ thích ứng đáng gọi là con đường đúng đắn nhất vậy[44].经水第十二 黄帝问于岐伯曰:经脉十二者,外合于十二经水,而内属于五藏六府。夫十二经水者,其有大小、深浅、广狭、远近各不同,五藏六府之高下、大小、受谷之多少亦 不等,相应奈何?夫经水者,受水而行之;五藏者,合神气魂魄而藏之;六府者,受谷而行之,受气而扬之;经脉者,受血而营之。合而以治奈何?刺之深浅,灸之 壮数,可得闻乎?岐伯答曰:善哉问也天至高,不可度,地至广,不可量,此之谓也。且夫人生于天地之间,六合之内,此天之高、地之广也,非人力之所能度量而 至也。若夫八尺之士,皮肉在此,外可度量切循而得之,其死可解剖而视之,其藏之坚脆,府之大小,谷之多少,脉之长短,血之清浊,气之多劣,十二经之多血少 气,与其少血多气,与其皆多血气,与其皆少血气,皆有大数。其治以针艾,各调其经气,固其常有合乎?黄帝曰:余闻之,快于耳,不解于心,愿卒闻之。岐伯答 曰:此人之所以参天地而应阴阳也,不可不察。足太阳外合清水,内属膀眯,而通水道焉。足少阳外合于渭水,内属于胆。足阳明外合于海水,内属于胃。足太阳外 合于湖水,内属于脾。足少阴外合于汝水,内属于肾。足厥阴外合于漏水,内属于肝。手太阳外合推水,内属小肠,而水道出焉。手少阳外合于溪水,内属于三焦。 手阳明外合于江水,内属于大肠。手太阳外合于河水,内属于肺。手少阴外合于济水,内属于心。手心主外合于漳水,内属于心包。凡此五藏六府十二经水者,外有 源泉而内有所禀,此皆内外相贯,如环无端,人经亦然。故天为阳,地为阴,腰以上为天,腰以下为地。故海以北者为阴,湖以北者为阴中之阴,漳以南者为阳,河 以北至漳者为阳中之阴,漂以南至江者为阳中之太阳,此一隅之阴阳也,所以人与天地相参也。137黄帝曰:夫经水之应经脉也,其远近浅深,水血之多少各不 同,合而以刺之奈何?妨伯答日:足阳明,五藏六府之海也,其脉大血多,气盛热壮,刺此者不深弗散,不留不泻也。足阳明刺深六分,留十呼。足太阳深五分,留 七呼。足少阳深四分,留五呼。足大阴深三分,留四呼。足少阴深二分,留三呼。足厥阴深一分,留二呼。手之阴阳,其受气之道近,其气之来疾,其刺深者皆无过 二分,其留皆无过一呼。其少长大小肥瘦,以心①撩之,命日法天之常。灸之亦然。灸而过此者很恶火,则骨枯脉涩;刺而过此者,则脱气。黄帝日:夫经脉之小 大,血之多少,肤之厚薄,肉之坚脆,及帼之大小,可为量度乎?岐伯答日:其可为度量者,取其中度也,不甚脱肉而血气不衰也。若失②度之人,癌瘦而形肉脱 者,恶可以度量制乎?审切循们按,视其寒温盛衰而调之,是谓因适而为之真也。 THIÊN 13: KINH CÂNCân của kinh túc Thiếu dương khởi lên ở đầu ngón chân út, lên trên kết ở mắt cá ngoài, đi chếch lên để kết ở gối, đi xuống dọc theo mặt ngoài chân, kết ở gót chân, lên để kết ở gót chân phía sau, rồi kết ở kheo chân[1].Chi biệt của nó kết ở phía ngoài bắp chuối, lên đến mép trong giữa kheo chân rồi cùng đoạn giữa kheo chân lên trên kết ở mông, lên trên, đi cạnh cột sống lên đến cổ gáy[2].Một nhánh biệt nhập vào và kết ở cuống lưỡi[3].Đường đi thẳng của nó kết ở xương chẩm cốt rồi lên đầu, xuống mặt (trán) rồi kết ở mũi[4].Một nhánh tạo thành màng lưới trên mắt, xuống dưới kết ở gò má dưới mắt[5].Một nhánh từ sau mép sau nách kết ở huyệt Kiên Ngung[6].Một nhánh nhập vào dưới nách, lên trên xuất ra ở Khuyết bồn, lên trên kết ở huyệt Hoàn Cốt[7].Một nhánh xuất ra từ Khuyết bồn đi chếch lên xuất ra ở gò má dưới mắt[8].Bệnh của nó sẽ làm cho ngón chân út và ngón chân sưng thủng và đau, kheo chân bị chuột rút, lưng bị ưỡn như muốn gãy, gân gáy bị co rút, vai không đưa cao lên được, đau từ nách lên đến Khuyết bồn như bó vặn lại, không lắc lư được từ phải hay trái gì cả[9].Phép trị nên châm bằng phép ‘phần châm’ để đuổi hàn tà cho nhanh, không kể số lần châm, châm cho đến khi hết thì thôi; khi châm nên tìm chỗ nào đau (thống điểm) thì xem đó là du huyệt để châm, ta gọi là chứng ‘tý của tháng trọng xuân’ vậy[10].• Cân của túc Thiếu dương khởi lên ở ngón chân áp út, phía ngón út, lên trên kết ở mắt cá ngoài, lên trên dọc theo mép ngoài của xương chầy, kết ở mép ngoài gối[11].Một nhánh tách biệt khởi lên ở bên ngoài xương phụ cốt lên cho đến mấu chuyền lớn, phía trước nó kết ở huyệt Phục Thố, phía sau nó kết ở vùng xương cùng[12].Đường đi thẳng của nó lên trên cưỡi lên vùng mềm của bờ sườn cụt, lên trên đi theo mép trước của sườn, ràng buộc vào vùng ngực, vú, kết ở Khuyết bồn[13].Đường đi thẳng của nó lên trên xuất ra từ nách xuyên qua Khuyết bồn xuất ra ở trước kinh Thái dương, đi theo sau tai, lên trên đến góc trán, giao hội ở đỉnh đầu, đi xuống hàm, rồi lên kết ở xương má dưới mắt[14].Một chi nhánh kết ở đuôi mắt đóng vai trò gìn giữ (duy trì) bên ngoài[15].Khi bệnh, nó sẽ làm chuyển cân ở ngón áp út phía ngón út, dẫn lên đến gối và chuyển cân ở mép ngoài gối, làm cho gối không co duỗi được, kheo chân bị co rút, mặt trước co giật lên đến háng (mấu chuyền lớn), phía sau làm cho giật đến vùng xương cùng, nó làm đau lan tràn đến bờ dưới sườn cụt, lên trên nó dẫn đến vùng ngực, vú và Khuyết bồn cũng đau, gân cổ bị co rút từ trái sang phải, mắt phải không mở ra được, lên trên quá góc mặt để cùng vận hành với Kiểu mạch, bên trái lạc với bên phải, cho nên nếu bị thương ở góc trái thì chân phải không cử động được, ta gọi tên là ‘duy cân tương giao’[16]. Phép trị là phải châm bằng phép ‘phần châm’ để đuổi hàn tà cho nhanh, không kể số lần châm, châm cho đến khi hết bệnh thì thôi; khi châm nên tìm chỗ nào đau (thống điểm) xem đó là du huyệt để châm; ta gọi là chứng ‘tý của tháng mạnh xuân’ vậy[17].• Cân của túc Dương minh khởi lên ở giữa 3 ngón chân, kết ở trên mu bàn chân, đi chếch ra ngoài, lên trên gia thêm cho phụ cốt, lên để kết ở mép ngoài gối[18].Đường lên thẳng của nó kết ở mấu chuyền lớn, lên dọc theo hông sườn rồi thuộc vào cột sống[19].Đường đi thẳng của nó lên trên dọc theo xương chầy rồi kết ở gối[20].Một nhánh kết ở ngoài phụ cốt, hợp với kinh Thiếu dương[21].Đường đi thẳng của nó lên trên đi dọc theo huyệt Phục Thố, lên trên kết ở háng, tụ lại ở âm khí (bộ sinh dục), lên đến bụng, bổ tán ra đến Khuyết bồn rồi kết lại, lên cổ, lên áp vào miệng, hợp với xương gò má, xuống dưới kết ở mũi, lại lên trên hợp với kinh Thái dương, (kinh Thái dương tạo thành màng lưới ở trên mắt), kinh Dương minh tạo thành màng lưới ở dưới mắt[22].Một nhánh đi từ má lên kết ở trước tai[23].Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho chuyển cân từ ngón chân giữa lên đếnxf ống chân, bàn chân bị giật nhảy lên và cứng, vùng huyệt Phục Thố bị chuyển cân, vùng háng bị sưng thủng, bị chứng đồi sán, cân ở bụng bị co giật, dẫn lên đến Khuyết bồn và má, miệng bị méo sệch, nếu bệnh cấp thì mắt không nhắm lại được, nếu nhiệt thì cân bị mềm lỏng mắt không mở được, nếu cân ở má bị nhiệt thì nó sẽ làm cho cân bị buông lỏng không co lại được, miệng bị sệ xuống[24].Phép trị là phải dùng “mỡ ngựa”, thoa lên chỗ đang bị co giật, dùng rượu ngâm Quế để bôi vào chỗ bị mềm lỏng, dùng cành Dâu có móc để móc cho miệng được ngay lại (không còn méo nữa), tức là dùng tro lửa của cành dâu sống đặt vào chỗ lõm sâu dưới đất, làm thế nào để cho người bệnh ngồi 1 cách thoải mái, đủ ấm, sau đó dùng mỡ ngựa bôivào nơi má bị co giật, đồng thời cho bệnh nhân uống ít rượu ngon, ăn thịt nướng thơm ngon; người nào không biết uống rượu cũng phải tự mình cố gắng uống cho kỳ được, thoa bóp chỗ đau khoảng 3 lần thì hết bệnh[25].Phép trị nên châm bằng phép ‘phần châm’ để đuổi hàn tà cho nhanh, không kể số lần châm, châm cho đến khi hết thì thôi, Ta gọi là chứng ‘tý của tháng qúy xuân’[26].• Cân của túc Thái âm khởi lên ở bên cạnh trong của đầu ngón chân cái, lên trên kết ở mắt cá trong[27].Đường thẳng của nó lạc với xương phụ cốt trong gối, lên trên đi dọc theo mặt trong đùi, kết ở háng, tụ ở bộ sinh dục, lên trên bụng, kết ở rốn, đi bên trong bụng, kết ở cạnh sườn, tán ra ở giữa ngực[28].Nhánh ở trong bám vào cột sống, khi gây bệnh, nó sẽ làm cho từ đầu ngón chân cái đến mắt cá trong đều đau, đau như chuột rút, xương phụ cốt bên trong gối bị đau, từ mặt trong vế lên đến háng bị đau, vùng bộ sinh dục bị đau xoắn, xuống dưới dẫn đến (lên trên dẫn đến) rốn và hai bên hông sườn đau, dẫn đến ngực và trong cột sống đau[29].Phép trị nên châm bằng phép ‘phần châm’, không kể số lần châm, châm cho đến khi hết bệnh thì thôi, khi châm nên tìm chỗ nào đau thì xem đó là du huyệt để châm, ta gọi là ‘tý bệnh của mạnh thu’ vậy[30].• Cân của Túc Thiếu âm khởi lên từ mặt dưới ngón chân út, cùng với cân của Túc Thái âm đi chếch về phía dưới của mắt cá trong, kết ở gót chân, hợp với cân của Thái dương, đi lên kết ở dưới và phía trong xương phụ cốt, cùng với cân của Thái âm lên trên đi dọc theo cột sống trong rồi dọc theo 2 bên thịt lữ để lên đến cổ gáy, kết ở xương chẩm cốt, hợp với cân của kinh túc Thái dương[31].Khi bệnh, nó sẽ làm cho gan bàn chân bị chuyển cân, cho nên các nơi mà đường kinh kết vào đều đau và đều chuyển cân, vì bệnh được biểu hiện ở các nơi này, cho nên sẽ gây thành động kinh, co quắp, và cứng mình; nếu bệnh ở ngoài thì sẽ không cúi xuống được, nếu bệnh ở trong thì không ngửa lên được, cho nên nếu bệnh ở Dương thì thắt lưng bị gãy ngược ra sau không cúi xuống được, nếu bệnh ở Âm thì không ngửa lên được[32].Phép trị nên châm bằng phép ‘phần châm’ để đuổi hàn tà cho nhanh, không kể số lần châm, châm cho đến khi hết thì thôi, khi châm nên tìm chỗ nào đau thì xem đó là du huyệt để châm, ta gọi đó là chứng ‘tý của trọng thu’ vậy[33].• Cân của túc Quyết âm khởi lên ở mặt trên ngón chân cái, lên trên kết ở trước mắt cá trong, lên trên đi dọc theo xươngchầy, lên trên kết ở phía dưới của bên trong xương phụ cốt, lên trên đi dọc theo mặt trong của vế, kết ở bộ sinh dục, lạc với các cân khác[34].Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho từ ngón chân cái đến trước mắt cá trong đau, trong xương phụ cốt đau, phía trong vế đau, chuyển cân, bộ sinh dục bất dụng, liệt không dùng được nữa; nếu bị thương bên trong nó sẽ không cứng lên được, nếu bị thương bởi hàn tà thì nó bị teo thụt vào trong, nếu bị thương bởi nhiệt thì nó cứng lên không nhỏ lại được[35]. Phép trị là dùng phép ‘hành thủy’ để thanh Âm khí, còn nếu bệnh bị chuyển cân nên dùng phép ‘phần châm’, ‘kiếp thích’, không kể số lần châm, dò thấy nơi nào có điểm đau thì xem đó là du huyệt để châm, ta gọi đây là chứng ‘tý của qúy thu’ vậy[36].• Cân của Thủ Thái dương khởi lên ở trên ngón út, kết ở cổ tay trên, tuần hành dọc theo mép trong cẳng tay, kết ở phía sau chỗ xương lồi nhọn phía trong khuỷu tay, ấn mạnh vào đó thấy cảm giác đến trên ngón tay út, nhập vào để kết ở dưới nách[37].Một nhánh đi ra phía sau nách, lên trên vòng theo bả vai, dọc theo cổ, xuất ra đi theo phía trước kinh Thái dương, kết ở huyệt Hoàn Cốt sau tai[38].Một nhánh nhập vào trong tai[39].Đường đi thẳng của nó xuất ra ở trên và dưới tai, kết ở hàm, lên trên thuộc vào khoé mắt ngoài[40].Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho ngón tay út lan ra đến mép sau xương lồi nhọn phía trong khuỷu tay đều bị đau, đau dẫn lên phía trong cẳng tay nhập vào dưới nách, dưới nách cũng đau, mép sau nách đau, vòng theo sau bả vai dẫn lên đến cổ đau, ứng theo đó là trong tai bị kêu và đau, đau dẫn đến hàm, mắt có khi bị mờ hồi lâu rồi mới thấy trở lại; khi gân cổ bị co rút thì sẽ làm cho gân bị yếu và cổ bị sưng, đó là hàn nhiệt đang ở tại cổ [41].Phép trị nên dùng phép ‘phần châm’, ‘kiếp thích’, không kể số lần châm, dò thấy nơi nào bị đau thì đó là du huyệt để châm, hi nào nó vẫn còn sưng thủng, thì tiếp tục dùng kim nhọn (sàm châm) để châm[42].Đường đi của nhánh gốc lên đến vùng răng, dọc theo trước tai, thuộc vào khoé mắt ngoài, lên đến hàm (trán), kết ở góc trán[43]. Bệnh này làm chuyển cân ở các đường nó đi qua[44]. Phép trị nên dùng phép ‘phần châm’, ‘kiếp thích’, không kể số lần châm, dò thấy nơi nào đau thì đó là du huyệt để châm, gọi là chứng ‘tý của trọng hạ’ vậy[45].• Cân của Thủ Thiếu dương khởi lên ở đầu ngón tay thứ tư phía ngón út, kết ở cổ tay, lên trên đi dọc theo cẳng tay kết ở khuỷu tay, lên trên vòng quanh theo mép ngoài cánh tay, lên trên vai, đi lên cổ, hợp với kinh Thủ Thái dương[46]Một nhánh từ dưới góc hàm nhập vào ràng buộc với cuống lưỡi[47].Một nhánh lên khỏi răng đi dọc ra trước tai, thuộc vào khoé mắt ngoài, lên đến trán kết ở góc trán[48].Khi gây bệnh thì suốt con đường mà kinh đi qua đều chuyển cân, lưỡi bị cuốn lại[49].Phép trị là dùng phép ‘phần châm’, ‘kiếp thích’, không kể số lần châm cho đến khi hết bệnh thì thôi, chỗ nào có điểm đau chỗ đó là du huyệt để châm, gọi là chứng ‘tý của qúy hạ’[50].• Cân của thủ Dương minh khởi lên ở đầu ngón tay trỏ về phía ngón cái, kết ở cổ tay, lên trên đi dọc theo cẳng tay lên trên kết ở ngoài khuỷu tay và lên trên đến cánh tay, kết ở huyệt Kiên Ngung[51].Một nhánh vòng theo bả vai áp vào 2 bên cột sống[52].Đường đi thẳng của nó đi từ huyệt Kiên Ngung lên đến cổ [53].Một nhánh lên má, kết ở trong xương gò má[54].Đường đi thẳng của nó lên trên xuất ra ở trước kinh thủ Thái dương, lên trên đến góc trái của trán để lạc với đầu, đi xuống hàm bên phải[55].Khi bệnh, nó sẽ gây cho suốt trên đường mà nó đi qua đều bị đau và vị chuyển cân, vai không đưa lên cao được, cổ không ngó qua bên trái và phải được[56].Phép trị nên dùng phép ‘phần châm’, ‘kiếp thích’, không kể số lần châm, châm cho hết bệnh thì thôi, nơi nào có điểm đau thì nơi đó có huyệt để châm, gọi là chứng ‘tý của mạnh hạ’[57].• Cân của thủ Thái âm khởi lên ở phía trên đầu ngón tay cái, đi dọc theo ngón tay cái lên trên kết ở sau huyệt Ngư Tế vận hành theo phía ngoài Thốn khẩu, lên trên dọc theo cẳng tay kết ở giữa khuỷu tay, lên trên đến mép trong cánh tay, nhập vào nách, xuống dưới xuất ra ở Khuyết bồn, kết ở trước huyệt Kiên Ngung, lên trên kết ở Khuyết bồn, xuống dưới kết ở trong ngực, tán ra xuyên qua vùng thượng Vị, rồi hợp ở vùng cuối hông sườn[58].Khi bệnh, nó sẽ làm cho suốt con đường mà nó đi qua đều bị chuyển cân, đau, nếu nặng hơn sẽ thành chứng ‘tức bôn’, hông sườn bị vặn, thổ huyết [59].Phép trị nên dùng phép ‘phần châm’, ‘kiếp thích’, không kể số lần châm, cho đến khi hết bệnh thì thôi, dò thấy chỗ nào có điểm đau thì đó là du huyệt để châm, gọi là chứng ‘tý của trọng đông’[60].• Cân của thủ Tâm chủ khởi lên ở đầu ngón tay giữa, cùng đi với cân của Thái âm, kết ở mép trong khuỷu tay, đi lên theo phía trong cánh tay, kết ở dưới nách, đi xuống tán ra phía trước để sau, áp vào hông sườn[61].Một nhánh nhập vào nách, tán ra ở giữa ngực, kết ở cánh tay hoặc vùng thượng Vị[62].Bệnh của nó xẩy ra sẽ làm cho suốt con đường mà nó đi qua đều bị chuyển cân cho đến vùng ngực bị đau, chứng ‘tức bôn’[63]. Phép trị nên dùng phép ‘phần châm’, ‘kiếp thích’, không kể số lần châm, cho đến khi nào hết bệnh thì thôi, chọn chỗ nào có điểm đau thì chỗ đó là du huyệt để châm, gọi là chứng ‘tý của mạnh đông’[63].• Cân của thủ Thiếu âm khởi lên ở mặt trong ngón út, kết ở xương nhọn (cổ tay), lên trên kết ở mép trong khuỷu tay, lên trên nhập vào nách, giao với kinh Thái âm, đi sát vào trong vú, kết ở giữa ngực, tuần hành theo cánh tay (vùng bôn, ngực), xuống dưới ràng buộc vào rốn[64].Nếu gây bệnh nó sẽ làm cân bên trong co rút, chứng ‘Phục lương’, xuống dưới làm cho khuỷu tay như bị một màn lưới co kéo[65].Nếu gây bệnh thì nó sẽ làm suốt con đường mà nó đi qua sẽ bị chuyển gân, gân bị đau[66]. Phép trị nên dùng phép ‘phần châm’, ‘kiếp thích’, không kể số lần châm, khi nào hết bệnh thì thôi[67].Khi nó đã thành Phục lương thì bệnh nhân sẽ ói ra máu và mủ, sẽ chết, không trị được[68]. Bệnh thuộc kinh cân, nếu hàn thì làm cho bệnh nhân bị gãy gấp ra sau, gân bị co rút, nếu nhiệt thì gân bị buông lỏng không co lại được, bị chứng Âm nuy không còn dùng đến (tông cân) được nữa[69]. Khi Dương bị cấp thì bị gãy gấp ra sau, Âm bị cấp thì bị cúi xuống không duỗi người ra được[70]. Khi chúng ta áp dụng phương pháp ‘thối thích’ tức là châm đối với hàn chứng, hàn cấp[71]. Trong trường hợp nếu là nhiệt chứng thì gân bị buông lỏng không co lại được, không nên áp dụng phương pháp ‘phần châm’, gọi là chứng ‘tý của qúy đông’ vậy[72]. Kinh Dương minh ở Túc, kinh Thái dương ở Thủ, khi cân bị co rút thì miệng và mắt bị méo lệch, và đều bị co rút không thể nhìn thấy thẳng, phép trị như phương pháp đã nói[73].经筋第十三 足太阳之施,起于足小指,上给予踝,邪上结于膝,其下循足外踝,结于庭,上循跟,结于胭;其别者,结于端外,上胭中内廉,与胭中共上结于臀,上摔脊上项; 其支者,别人结于舌本;其直者,结于枕骨,上头下颜,结于鼻;其支者,为目上网,下结于颀;其支者,从腋后外廉,结于肩规兵支者,人腋下,上出缺盆,上结 于完骨;其支者,出缺盆,邪上出于颀。其病小指支,跟肿瘤,胭挛,脊反折,项筋急,肩不举,腋支,缺盆中纽痛,不可左右摇。治在插针劫制,以知为数,以痛 为输,名曰仲春痹也。足少阳之筋,起于小指次指,上给外踝,上循脏外廉,结于膝外廉;其支者,别起外辅骨,上走群,前者结于伏兔之上,后者结于屁;其直 者,上乘胜季胁,上走腋前廉,系于膺乳,结于缺盆;直者,上出腋,贯缺盆,出太阳之前,循耳后,上额角,交巅上,下走颔,上结于颀;支者,结于目毗为外 维。其病小指次指支转筋,引膝外转筋,膝不可屈伸,因筋急,前引群,后引凤,即上乘妙季胁痛,上引缺盆膺乳颈,维筋急,从左之右,右目不开,上过右角,并 脚脉而行,左络于右,故伤左角,右足不用,命日维筋相交。治在活针劫刺,以知为数,以痛为输,名日孟春痹也。足阳明之筋,起于中三指,结于跄上,邪外上加 于捕骨,上结于膝外廉,在上给干群枢,上循胁,属脊;其直者,上循所,结于膝;其支者,结于外辅骨,合少阳;其直①心:原书篇末注:"一本作意"0②失: 原作"夫",据呷乙经)、什素)九138者,上循伏兔,上结于外聚于阴器,上胶而布,至缺盆而结,上颈,上挟口,合于颀,下结于鼻,上合于太阳,太阳为目 上网,阳明为目下网;其支者,从颊结于耳前。其病足中指支,胜转筋,脚跳坚,伏兔转筋,碑前肿,癌店;腹筋急,引缺盆及颊,卒口僻,急者目不合,热则筋 纵,目不开。颇筋有寒,则急引颊移口;有热则筋弛纵缓,不胜收故僻。治之以马膏,膏其急者,以白酒和桂,以徐其援者,以桑钩钧之,即以生桑灰置之欢中,高 下以坐等,以膏熨急额,且饮美酒,唤美炙肉,不饮酒者,自强也,为之三税而已。治在插针劫刺,以知为数,以痛为输,名曰季春痹也。粹足太阳之筋,起于大指 之端内侧,上结于内踝;其直者,络于豚内辅骨,上循阴股,结于骼,聚于阴器,上腹,结于脐,循腹里,结于肋,散于胸中;其内者,著于脊。其病足大措支,内 踝痛,转筋痛,膝内铺骨痛,阴股引群而痛,阴器纽痛,下引脐两胁痛,引膺中脊内病。治在插针劫别,以知为数,以痛为输,命日益秋痹也。足少阴之筋,起于小 指之下,并足太阴之筋,邪走内踝之下,结于度,与太阳之筋合,而上结于内辅之下,并太阳之筋而上循阴股,结于阴器,循脊内挟香,上至项,结于枕骨,与足太 阳之筋合。其病足下转筋,及所过而结者皆痛及转筋。病在此者,主痛瘤及痉,在外者不能偏,在内者不能仰。故阳病者腰反折不能俯,阴病者不能抑。治在活舒劫 刺,以知为数,以痛为输,在内者熨引饮药。此筋折纽,纽发数甚者,死不治,名日仲秋痹也。足厥阻之筋,起于大指之上,上结于内踝之前,上循脏,上给内辅之 下,上循阴股,结于阴器,络诸筋。其病足大指支,内踝之前痛,内铺痛,阴股痛转筋,阴器不用,伤于内则不起,伤于寒则阴缩入,伤干热则纵挺不收。治在行水 清明气。其病转筋者,治在活针劫刺,以知为数,以痛为输,命曰季秋痹也。手太阳之筋,起于小指之上,结于脱,上循臂内廉,结于时内锐骨之后,弹之应小指之 上,入结于腋下;其支者,后走腋后廉,上绕肩呷,循颈出走太阳之前,结于耳后完骨;其支者,入耳中植者,出耳上,下结于颔,上属目外毗。其病小指支,肘内 锐骨后廉痛,循臂阴人腋下,腋下痛,腋后廉痛,绕肩肿引颈而痛,应耳中鸣痛,引颔目瞑,良久乃得视,颈筋急则为筋疾颈肿。寒热在颈者,治在活针劫刺之,以 知为数,以痛为输,其为肿者,复而锐之。本支者,上曲牙,循耳前,属自外毗,上颔,结于角。其痛当所过老支转筋。治在插针劫刺,以知为数,以痛为输,名曰 仲夏痹也。手少阳之筋,起于小指次指之端,结手腕,上①循臂结于肘,上绕德外廉,上肩走颈,合手太阳淇支者,当曲颊人系舌本;其支者,上曲牙,循耳前,属 目外毗,上乘颔,结于角。其病当所过者即支转筋,舌卷。治在活针劫刺,以知为数,以痛为输,名曰季夏痹也。手阳明之筋,起于大指次指之端,结于腕,上循 臂,上结于肘外,上编绘于铺;其①上:原作"中",据胡本、拥乙经)别太素•经筋)改。139支者,绕肩呷,挟脊;直者,从肩骰上颈;其支者,上颊,结于 顺;直者,上出手太阳之前,上左角,络头,下右颔。其病当所过者支痛及转筋,肩不举,颈不可左右视。治在插针劫刺,以知为数,以痛为输,名曰益夏痹也。手 太阳之筋,起于大指之上,循指上行,结于鱼后,行寸口外恻,上循臂,结肘中,上腺内廉,入腋下,出缺盆,结肩前够,上结缺盆,下结胸里,散贯贲,合资下, 抵季胁。其病当所过者支转筋痛,甚成急贫,胁急吐血。治在播针劫刺,以知为数,以痛为输,名曰仲冬痹也。手心主之筋,起于中指,与太阴之筋并行,结于肘内 廉,上臂阴,结腋下,下散前后挟胁;其支者,入腋,散胸中,结于臂。其病当所过者支转筋,前及胞癌患责。治在活针劫刺,以知为数,以痛为输,名日益冬痹 也。手少明之筋,起于小指之内侧,结于税骨,上结时内廉,上人腋,交太阳,挟乳里,结于胸中,循臂,下系于脐。其病内急,心承伏梁,下为肘网C其病当所过 者支转筋,筋痛。治在活针劫刺,以知为数,以痛为输。其成伏梁唾血脓者,死不治。经筋之病,寒则反折筋急,热则筋弛纵不收,明展不用。阳急则反折,阴急则 饰不伸。烨刺者,刺寒急也,热则筋弛纵不收,无用播针。名曰季冬痹也。足之阳明,手之太阳,筋急则口目为倾,毗急不能卒视,治皆如右方也。 THIÊN 14: CỐT ĐỘHoàng Đế hỏi Bá Cao: “Thiên ‘Mạch Độ’ có nói về sự dài và ngắn của kinh mạch, vậy chúng ta dựa vào đâu để lập nên (sự quy định) đó ?”[1].Bá Cao đáp : “Trước hết, chúng ta nên đo đạc sự dài ngắn, rộng hẹp, lớn nhỏ của cốt tiết, được vậy thì mạch độ sẽ định vậy” [2].Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về mức độ trung bình của của người trung bình (chúng nhân)[3]. Con người trung bình đo dài được 7 xích 5 thốn, vậy sự dài ngắn, lớn nhỏ của cốt tiết của họ phải tính như thế nào (kỷ hà) ?[4].Bá Cao nói: “Chu vi của đại cốt của đầu dài 2 xích 6 thốn, chu vi của ngực dài 4 xích 5 thốn, chu vi của thắt lưng dài 4 xích 2 thốn, vùng có tóc che phủ, tức là mí tóc trước trán đến mí tóc cổ gáy sau dài 1 xích 2 thốn, từ mí tóc trước xuống đến cằm dài 1 xích, người quân tử nên dùng phép chiết trung (để tính)”[5].Từ kết hầu trở xuống đến giữa Khuyết bồn dài 4 thốn[6]. Từ Khuyết bồn trở xuống đến xương Cưu Vĩ dài 9 thốn[7]. Nếu quá (dài hoặc rộng hơn) thì Phế to ra, nếu không đủ (bất mãn) thì Phế nhỏ lại[8]. Từ xương kiếm (chấn thủy) xuống cho đến Thiên Xu dài 8 thốn[9]. Nếu quá thì Vị to ra, nếu bất cập thì Vị nhỏ lại[10]. Từ Thiên Xu xuống đến Hoành Cốt dài 6 thốn rưỡi[11]. Nếu quá thì hồi trường rộng và dài, nếu không đủthì hẹp và ngắn[12]. Xương hoành cốt dài 6 thốn rưỡi[13]. Từ mép trên của Hoành Cốt trở xuống cho đến mép trên của phía trong xương phụ cốt dài 1 xích 8 thốn[14]. Từ mép trên của phía trong xương phụ cốt trở xuống đến mép dưới dài 3 thốn rưỡi[15]. Từ mép dưới của xương phụ cốt trong xuống dưới đến mắt cá trong dài 1 xích 3 thốn[16]. Từ mắt cá xuống dưới mặt đất dài 3 thốn[17]. Từ kheo chân ngay đầu gối xuống dưới đến mu bàn chân dài 1 xích 3 thốn[18]. Từ mu bàn chân xuống tới mặt đất dài 3 thốn[19]. Cho nên, phần chu vi của cốt lớn thì gọi là thái quá, nhỏ thì gọi là bất cập[20].Từ góc trán đến xương trụ cốt dài 1 xích[21]. Phần vận hành trong nách không hiện rõ ra dài 4 thốn[22]. Từ nách xuống dưới xương sườn cùng (quý hiếp) dài 1 xích 2 thốn[23]. Từ xương sườn cùng xuống đến mấu chuyển lớn (bễ khu) dài 6 thốn[24]. Từ mấu chuyển lớn xuống khe đầu gối dài 1 xích 9 thốn[25]. Từ đầu gối xuống đến mắt cá chân ngoài dài 1 xích 6 thốn[26]. Từ mắt cá ngoài xuống đến huyệt Kinh Cốt dài 3 thốn[27]. Từ huyệt Kinh cốt xuống đến mặt đất dài 1 thốn[28].Phía sau tai, ngay nơi huyệt Hoàn Cốt đo ngang rộng 9 thốn[29]. Trước tai, ngang nơi cửa tai (Thính Cung) đo ngang rộng 1 xích 3 thốn[30]. Trong khoảng lưỡng quyền (2 má), 2 bên cách nhau 7 thốn[31]. Khoảng cách giữa 2 vú rộng 9 thốn rưỡi[32]. Khoảng cách giữa 2 mấu chuyển lớn rộng 6 thốn rưỡi[33]. Chân dài 1 xích 2 thốn, rộng 4 thốn rưỡi[34]. Từ vai đến khuỷu tay dài 1 xích 7 thốn[35]. Từ khuỷu tay đến cổ tay dài 1 xích 2 thốn rưỡi[36]. Từ cổ tay đến xương bản tiết của ngón giữa dài 4 thốn[37]. Từ xương bản tiết đến cuối (ngón tay) dài 4 thốn rưỡi[38].Từ mí tóc gáy xuống dưới đến xương sống lưng dài 2 thốn rưỡi[39]. Từ lữ cốt trở xuống đến xương cùng gồm 21 đốt, dài 3 xích[40]. Các đốt nằm trên mỗi đốt đều dài 1 thốn 4 phân 1 ly, phần còn dư lẻ lại đều được tính ở phần các đốt dưới, cho nên, 7 đốt trên cho đến lữ cốt dài 9 thốn 8 phân 7 ly[41].Đây là những độ của cốt của chúng nhân: đa số người, từ đó (cổ nhân) lập nên sự dài ngắn của kinh mạch[42]. Nhờ đó, ta có thể nhìn kinh mạch được ở thân thể, khi nó hiện ra phù mà kiên, hiện ra rõ ràng mà lớn, đó là huyết nhiều; nhỏ mà trầm, đó khí nhiều[43].骨度第十四 黄帝问于伯高曰:脉度言经脉之长短,何以立之?伯高曰:先度其骨节之大小广狭长短,而脉度定矣。黄帝曰:愿闻众人之度,人长七尺五寸者,其骨节之大小长短 各几何?伯高曰:头之大骨围二尺六寸,胸围四尺五寸,腰围四尺二寸。发所复者,颅至项尺二寸;发以下至颐长一尺,君子终折。结喉以下至缺盆中长四寸,缺盆 以下至骼骷长九寸,过则肺大,不满则肺水踢骷以下至天枢长八寸,过则胃大,不及则胃小。天枢以下至横骨长六寸半,过则回肠广长,不满则狭短。横骨长六寸 半,横骨上廉以下至内辅之上廉长一尺八寸,内辅之上廉以下至下廉长三寸半,内辅下廉下至内踝长一尺三寸,内踝以下至地长三寸,膝团以下至附属长一尺六寸, 附属以下至地长三寸,故骨围大则太过,小则不及。角以下至柱骨长一尺,行腋中不见者长四寸,腋以下至季胁长一尺二寸,季胁以下至辟枢长六寸,群枢以下至膝 中长一尺九寸,膝以下至外踝长一尺六寸,外踝以下至京骨长三寸,京骨以下至地长一寸。耳后当完骨者广九寸,耳前当耳门者广一尺三寸,两颧之间相去七寸,两 乳之间广九寸半,两牌之间广六寸半。14O足长一尺二寸,广四寸半。肩至肘长一尺七寸,肘至脱长一尺二寸半,脱至中指本节长四寸,本节至其本长四寸半。项 发以下至背①骨长二寸半,臂骨以下至尾船二十一书长三尺,上节长一寸四分分之一,奇分在下,故上七节至于育骨九寸八分分之七,此众人骨之度也,所以立经脉 之长短也。是故视其经脉之在于身也,其见浮而坚,其见明而大者,多血;细而沉者,多气也。 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 9, 2011 THIÊN 15: NGŨ THẬP DOANH Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe thế nào là ngũ thập doanh”[1].Kỳ Bá đáp: “Thiên xoay hết 1 chu thì hết nhị thập bát tú, mỗi tú vận hành 36 phân, khí của con người vận hành 1 chu[2]. Trong 1008 phân, nhật hành nhị thập bát tú, kinh mạch của con người vận hành trên dưới, trái phải, trước sau, thế là 28 mạch vận hành chu thân dài 16 trượng 2 xích nhằm ứng với nhị thập bát tú, lậu thủy chảy xuống trăm khắc nhằm phân ra ngày và đêm[3]. Cho nên con người 1 lần hô thì mạch tái động, khí vận hành 3 thốn[4]. Hô hấp định 1 tức, khí vận hành 6 thốn[5]. Khí vận hành trong trong 10 tức được 6 xích, nhật hành nhị phân, 270 tức khí hành 16 trượng 2 xích, khí vận hành giao thông với bên trong 1 chu toàn thân, nước chảy xuống 2 khắc, nhật hành 25 phân, 540 tức khí hành 1 lần nữa chu toàn thân, nước chảy xuống 4 khắc, nhật hành 40 phân, 2700 tức khí vận hành 10 chu toàn thân, nước chảy xuống 20 khắc, nhật hành 5 tú 20 phân, 13.500 tức khí vận hành 50 doanh ở toàn thân nước chảy xuống 100 khắc, nhật hành nhị thập bát tú, nước chảy xuống đã hết, mạch cũng dứt vậy[6]. Cái gọi là giao thông ý nói cùng vận hành với nhau theo đúng với con số. Vì thế con số 50 doanh đã đáp ứng đầy đủ tuổi thọ của Thiên Địa... nghĩa là sự vận hành được 810 trượng vậy[7].五十营第十五 黄帝曰:余愿闻五十营奈何?岐伯答曰:天周二十八宿,宿三十六分,人气行一周,千八分。日行二十八宿,人经脉上下、左右、前后二十八脉,周身十六丈二尺, 以应二十八宿。漏水下百刻,以分昼夜,故人一呼,脉再动,气行三寸,一吸,脉亦再动,气行三寸,呼吸定息,气行六寸。十息,气行六尺,日行二分。二百七十 息,气行十六丈二尺,气行交通于中,一周于身,下水二刻,日行二十五分。五百四十息,气行再周子身,下水四刻,日行四十分。二千七百息,气行十周子身,下 水二十刻,日行五宿二十分O一万三千五百息,气行五十营于身,水下百刻,日行二十八宿,漏水皆尽,脉终矣。所谓交通者,并行一数也,故五十营备,得尽天地 之寿矣,凡行八百一十丈也。THIÊN 16: DOANH KHÍ Hoàng Đế nói: “Con đường của doanh khí qúy nhất là ở chỗ nạp cốc khí nhập vào Vị, sau đó mới truyền lên cho Phế, tràn ngập ở trong và bố tán ra ngoài, phần tinh chuyên vận hành trong kinh toại, nó doanh hành 1 cách thường không bao giờ ngừng lại, chung rồi lại thỉ, đây chính là kỷ của Thiên Địa[1]. Cho nên, khí bắt đầu xuất ra từ Thái âm rồi chú rót vào kinh thủ Dương minh, vận hành lên trên rót vào kinh túc Dương minh, xuống dưới vận hành cho đến mu bàn chân rồi rót vào trong khoảng ngón cái để hợp với kinh Thái âm, đi lên trên áp vào Tỳ, từ Tỳ rót vào giữa Tâm, lại tuần hành theo kinh Thủ Thiếu âm, xuất ra khỏi nách, xuống dưới theo cẳng tay để rót vào ngón tay út, hợp với kinh Thủ Thái dương, lại vận hành lên trên, cưỡi lên nách, xuất ra ở xương má (dưới mắt) rót vào khoé mắt trong, lên đỉnh đầu, xuống đến cổ gáy để hợp với kinh túc Thái dương, tuần hành theo cột sống xuống dưới xương cùng, rồi lại đi xuống để rót vào đầu ngón út, tuần hành theo giữa lòng bàn chân để rót vào kinh túc Thiếu âm, tuần hành lên trên rót vào Thận, từ Thận lại rót vào ngoài Tâm để rồi tán ra ở giữa lồng ngực, tuần hành theo mạch của kinh Tâm chủ, xuất ra dưới nách, đi xuống cẳng tay, xuất ra ở giữa 2 đường gân, nhập vào lòng bàn tay, xuất ra ở đầu ngón giữa, trở lại rót vào đầu ngón áp út phía ngón út hợp với kinh Thủ Thiếu dương, đi lên trên rót vào Chiên Trung, tán ra ở Tam tiêu, từ Tam tiêu rót vào Đởm, xuất ra ở hông sườn, rót vào kinh túc Thiếu dương, lại đi xuống mu bàn chân, rồi lại từ mu bàn chân rót vào trong chỗ khoảng ngón chân cái để hợp với kinh Túc Quyết âm, vận hành lên trên đến Can, từ Can lên trên rót vào Phế, lên trên đến cổ họng, nhập vào khiếu trong mũi (kháng tảng) dứt ở khiếu cổ họng (súc môn)[2].Chi biệt của nó lên trên trán, tuần hành ở đỉnh đầu, xuống dưới cổ gáy, tuần hành theo cột sống nhập vào xương cùng, đó là nơi của Đốc mạch để lạc với Âm khí (bộ sinh dục), lên trên đi qua giữa chòm lông mu, nhập vào giữa rốn, lên trên tuần hành theo bên trong bụng, nhập vào Khuyết bồn, xuống dưới rót vào giữa Phế, rồi lại xuất ra ở kinh Thái âm[3]. Đây chính là con đường vận hành của doanh khí, tạo thành lẽ thường của sự nghịch thuận vậy[4].营气第十六 黄帝曰:营气之道,内谷为宝,谷人于胃,乃传之肺,流溢于中,布散于外,精专者行于经隧,常营无已,终而复始,是谓天地之纪。故气从太阳出,注手阳明,上 行注足阳明,下行至路上,注大指间,与太阳合,上行抵碑,从脾注心中;循手少阴,出腋下臂,注小指,合手太阳,上行乘腋出硕内,注目内毗,上巅下项,合足 太阳,循脊下届,下行注小指之端,循足心注足少阴,上行注肾,从肾注心,外散于胸中;循心主脉出腋下臂,出两筋之间,人掌中,出中指之端,还注小指次指之 端,合手少阳,上行注膻中,散于三焦,从三焦注胆,出胁注足少阳,下行至跑上,复从附注大指间,会足厥阴,上行至肝,从肝上注肺,上循喉咙,八项领之窍, 究于畜门;其支别者,上额循巅下项中,循脊人脱是督脉也,络阴器,上过毛中,入脐中,上循腹里,人缺盆,下注肺中,复出太阴。此营气之所行也,逆顺之常 也。 THIÊN 17: MẠCH ĐỘHoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về vấn đề mạch độ”[1].Kỳ Bá đáp : “Lục dương kinh của Thủ đi từ tay đến đầu, dài 5 xích, 5 lần 6 là 3 trượng[2].Lục âm kinh của Thủ đi từ tay đến giữa ngực dài 3 xích 5 thốn. 3 lần 6 là 1 trượng 8 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại là 2 trượng 1 xích[3].Lục dương kinh của Túc đi từ chân lên trên đến đầu dài 8 xích, 6 lần 8 là 4 trượng 8 xích[4].Lục Âm kinh của Túc đi từ chân lên đến giữa ngực dài 6 xích 5 thốn, 6 lần 6 là 3 trượng 6 xích, 5 lần 6 là 3 xích, hợp lại là 3 trượng 9 xích[5].Kiểu mạch đi từ chân lên đến mắt dài 7 xích 5 thốn, 2 lần 7 là 1 trượng 4 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp lại là 1 trượng 5 xích[6].Đốc mạch, Nhậm mạch mỗi mạch dài 4 xích 5 thốn, 2 lần 4 là 8 xích, 2 lần 5 là 1 xích, hợp lại là 9 xích, hợp lại là 9 xích, tất cả hợp lại là 16 trượng 2 xích[7]. Đây là đại kinh toại của khí[8].Kinh mạch thuộc về lý, phần nhánh và lạc ngang là thuộc về lạc[9]. Biệt của lạc là tôn (lạc, tôn lạc) nếu thịnh thì thành huyết, nên mau mau châm trừ bỏ nó đi[10]. Nếu khí thịnh thì dùng phép châm tả, nếu khí hư thì nên cho uống thuốc để bổ nó[11]. Ngũ tạng thường thông với thất khiếu ở trên[12]. Cho nên Phế khí thông với mũi, nếu Phế lợi thì mũi có thể biết được mùi thối hoặc thơm[13]. Tâm khí thông với lưỡi, nếu Tâm hòa thì lưỡi có thể biết được ngũ vị[14]. Can khí thông với mắt, nếu Can hòa thì mắt có thể phân biệt được ngũ sắc[15]. Tỳ khí thông với miệng, nếu Tỳ hòa thì miệng có thể biết được ngũ cốc[16]. Thận khí thông với tai, nếu thận hòa thì thì tai có thể nghe được ngũ âm[17]. Ngũ tạng bất hòa thì thất khiếu bất thông, lục phủ bất hòa thì khí sẽ bị giữ lại và thành chứng ung[18].Cho nên, nếu tà khí ở tại phủ thì Dương mạch bất hòa, Dương mạch bất hòa thì khí bị giữ lại, khí bị giữ lại thì Dương khí bị thịnh[19]. Nếu Dương khí quá thịnh thì âm bị bất lợi, Âm mạch bất lợi thì huyết bị giữ lại, huyết bị giữ lại thì Âm khí bị thịnh[20]. Nếu Âm khí quá thịnh thì Dương khí không thể tươi, gọi là quan[21]. Nếu Dương khí quá thịnh thì Âm khí không thể tươi, gọi là cách[22]. Nếu cả Âm Dương đều thịnh không cùng làm vinh cho nhau, gọi là Quan Cách[23]. Khi bị Quan Cách thì sẽ không sống được trọn đời mình mà đã chết rồi vậy[24].Hoàng Đế hỏi: “Kiểu mạch khởi lên như thế nào và chấm dứt như thế nào ? Khí nào đã làm vinh nhau ?”[25].Kỳ Bá đáp : “Kiểu mạch là 1 biệt mạch của kinh Thiếu Âm, khởi lên ở sau xương Nhiên cốt, lên trên khỏi mắt cá trong lên thẳng tuần hành theo phía trong đùi, nhập vào Âm khí, lên trên tuần hành theo trong ngực, nhập vào Khuyết bồn, lên trên, xuất ra ở trước huyệt Nhân Nghênh, nhập vào phía dưới mắt rồi thuộc vào khoé mắt trong, hợp với kinh Thái dương và mạch Dương kiểu rồi lên trên nữa; (Âm kiểu và Dương kiểu) cùng giao khí với nhau thì sẽ làm trơn ướt cho mắt; Nếu khí này không làm thông (tươi) cho nhau thì mắt sẽ không nhắm lại được”[26].Hoàng Đế hỏi:“Khí chỉ độc hành ở ngũ tạng mà không làm vinh ở lục phủ, tại sao thế?”[27].Kỳ Bá đáp : “Khí không thể không vận hành, nó ví như nước phải chảy, nhật nguyệt phải vận hành không ngừng[28]. Cho nên Âm mạch làm vinh cho tạng, Dương mạch làm vinh cho phủ, như chiếc vòng ngọc không đầu mối, không biết cái kỷ ở chỗ nào, chung rồi lại thỉ[29]. Khí tràn ngập của nó, bên trong nó tưới ướt tạng phủ, bên ngoài nó làm trơn ướt tấu lý”[30].Hoàng Đế hỏi: “Kiểu mạch có Âm, có Dương, vậy mạch nào tính theo con số nào ?”[31]. Kỳ Bá đáp: “Người con trai phải tính vào số Dương, người con gái phải tính vào số Âm, tính tới con số nào thì đó là kinh, con số không tính gọi là lạc”[32].脉度第十七 黄帝曰:愿闻脉度。岐伯答日:手之六阳,从手至头,长五尺,五六三丈。手之六阴,从手至胸中,三尺五寸,三六一文八尺,五六三尺,合二立一尺。足之六阳, 从足上至头,八尺,六八四文八尺。足之六阴,从足至胸中,六尺五寸,六六三丈六尺,五六三尺,合三丈九尺。跌脉从足至目,七尺五寸,二七一丈四尺,二五一 尺,合一立五尺。督脉任脉各四尺五寸,二四八尺,二五一尺,合九尺。凡都合一十六文。尺,此气之大经隧也。经脉为里,支而横者为络,络之别者为孙,盛而血 者疾诛之,盛者泻之,虚者饮药以补之。五藏常内阅于上七窍也,故肺气通于鼻,肺和则易能知臭香矣;心气通于舌,心和则舌能知五味矣;肝气通于目,肝和则目 能辨五色矣;脾气通于口,脾和则口能知五谷矣;肾气通于耳,肾和则耳能闻五音矣。五藏不利则七窍不通,六府不和则留为痈。故邪在府则阳脉不和,阳脉不和则 气留之,气留之则阳气盛矣。阳气太盛则阴不利,明脉不利则血留之,血留之则阴气盛矣。阴气太盛,则阳气不能荣也,故日关。阳气太盛,则明气弗能荣也,故日 格。阴阳俱盛,不得相荣,放日关格。关格者,不得尽期而死也。黄帝曰:颁脉安起安止?何气荣水?岐伯答曰:缺脉者,少明之别,起于然骨之后,上内踝之上, 直上循阴股入阴,上循胸里入缺盆,上出人迎之前,入颀,属目内附,合于太阳、阳跃而上行,气并相还则为孺目,气不荣则目不合。.黄帝日:气独行五藏,不荣 六府,何也?岐伯答曰:气之不得无行也,如水之流,如日月之行不休,故阴脉荣其藏,阳脉荣其府,如环之无端,莫知其纪,终而复始。其流溢之气,内溉藏府, 外德胜理。黄帝日:颜脉有阴阳,何脉当其数?岐伯答曰:男子数其阳,女子数其阴,当数者为经,其不当数者为络也。 THIÊN 18: DOANH VỆ SINH HỘIHoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Con người thọ khí từ đâu ? Âm Dương hội nhau ở đâu ? Khí gì gọi là Doanh ? Khí gì gọi là Vệ ? Doanh khí sinh ra từ đâu ? Vệ khí hội nhau ở đâu ? Khí của người già và người trai tráng không đồng nhau, Âm Dương ở những chỗ khác nhau, Ta mong được nghe về chỗ hội của chúng”[1].Kỳ Bá đáp : “Con người thọ khí ở cốc khí, cốc khí nhập vào Vị để rồi truyền lên đến Phế, ngũ tạng lục phủ đều nhờ vậy mà thọ được khí ấy[2]. Phần thanh của khí ấy thành doanh, phần trọc của nó thành vệ[2]. Doanh ở trong mạch, vệ ở ngoài mạch, doanh hành thành những vòng không ngừng nghỉ, vận hành đủ 50 chu rồi trở lại họp đại hội với nhau[3]. Âm dương cùng quán thông nhau như chiếc vòng ngọc không đầu mối[4]. Vệ khí vận hành ở Âm 25 độ, vận hành ở Dương 25 độ, phân làm ngày và đêm, cho nên khi khí vận hành đến Dương phận thì thức, vận hành đến Âm thì ngủ[5].Cho nên mới nói: lúc mặt trời giữa trưa là lúc Dương nở rộng ra gọi là trùng Dương, lúc nửa đêm là lúc Âm nở rộng ra, gọi là trùng âm[6]. Cho nên Thái âm chủ bên trong, Thái dương chủ bên ngoài, mỗi bên vận hành 25 độ, phân làm ngày và đêm[7].Giữa đêm là lúc âm nở rộng rất, sau giữa đêm là lúc Âm bị suy, sáng sớm (bình đán) là lúc Âm tận và cũng là lúc Dương thọ (nhận lấy) khí[8].Giữa trưa là lúc Dương nở rộng ra, lúc mặt trời về hướng tây là lúc Dương bị suy, mặt trời lặn là lúc Dương tận và cũng là lúc mà Âm nhận lấy khí[9].Lúc giữa đêm (khí) họp đại hội, lúc đó vạn dân đều nằm (ngủ) gọi là lúc hợp âm[10]. Lúc sáng mai Âm tận và Dương nhận lấy khí[11]. Cứ như thế không bao giờ ngừng, cùng đồng với (cương) kỷ của Thiên Địa vậy[12].Hoàng Đế hỏi: “Người già thì ban đêm không nhắm mắt (để ngủ), khí gì đã khiến nên như thế ? Những người thiếu niên, tráng niên thì ban ngày không nhắm mắt (để ngủ), khí gì đã khiến nên như thế ?”[13].Kỳ Bá đáp : “Khí huyết của người tráng thịnh, cơ nhục của họ hoạt, đường khí đạo thông, sự vận hành của khí doanh vệ chưa mất đi lẽ thường của nó, cho nên ban ngày khí được sảng khoái và ban đêm thì mắt nhắm lại được[14]. Người lão thì khí huyết suy, cơ nhục của họ bị khô, đường khí đạo không còn trơn tru, khí của ngũ tạng đánh nhau, doanh khí của họ bị suy thiếu còn vệ khí thì cũng đánh nhau bên trong, cho nên khí của họ ban ngày không sảng khoái còn ban đêm thì mắt không nhắm lại (để ngủ) được”[15].Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe con đường vận hành của khí doanh vệ, nó từ con đường nào đến ?”[16].Kỳ Bá đáp : “Doanh khí xuất ra từ trung tiêu, vệ khí xuất ra từ hạ tiêu”[17].Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe chỗ xuất ra của Tam tiêu”[18].Kỳ Bá đáp : “Thượng tiêu xuất ra ở Thượng khẩu của Vị, cùng đi dọc theo yết để đi lên, xuyên qua hoành cách để bố tán ở giữa ngực, đi qua nách, tuần hành theo vùng của kinh để đi, quay trở lại đến kinh Dương minh, lên trên đến lưỡi, xuống đến kinh túc Dương minh, thường cùng doanh khí đồng hành ở 25 độ dương, ở 25 độ âm, gọi là 1 chu, cho nên, sau 50 độ, chúng trở lại họp đại hội ở kinh thủ thái âm”[19].Hoàng Đế hỏi: “Có người ăn hoặc uống những thức nóng, vừa xuống đến Vị, khí hãy còn chưa định thì mồ hôi đã ra, hoặc ra ở mặt , hoặc ra ở lưng, hoặc ra ở phân nửa thân người, nó không đi theo con đường của vệ khí để đi ra, tại sao thế ?”[20].Kỳ Bá đáp : “Đó là vì (người này) bên ngoài bị thương bởi phong, bên trong làm cho tấu lý khai, lông bị chưng, tấu lý bị tiết (mồ hôi), vệ khí theo đó mà chạy ra, cho nên nó không đi theo con đường của mình[21]. Khí này rất hung hãn, nhanh nhẹn, khi thấy có chỗ khai thì chạy theo ra, do đó mà nó không còn đi đúng theo con đường của mình nữa, vì thế nên mới gọi đây là lậu tiết”[22].Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe chỗ xuất ra của Trung tiêu”[23].Kỳ Bá đáp : “Trung tiêu cũng cùng đi từ vùng Trung hoãn của Vị, xuất ra ở dưới Thượng tiêu[24]. Đây là nơi thọ nhận cốc khí, nó thải ra chất cặn bã, chưng cất tân dịch, hóa cái tinh vi, lên trên rót vào Phế mạch để rồi hóa thành huyết nhằm phục vụ cho sự sống thân thể, thật không có gì qúy hơn nơi đây[25]. Cho nên chỉ có nó là có thể vận hành trong kinh toại, mệnh danh là doanh khí”[26].Hoàng Đế hỏi: “Ôi ! Huyết và khí , tuy tên khác nhau, nhưng cùng loại với nhau, nói thế có nghĩa là gì ?”[26].Kỳ Bá đáp : “Doanh vệ là tinh khí, Huyết là thần khí, cho nên huyết và khí tuy tên gọi khác nhau, nhưng cùng loại nhau[27]. Cho nên, nếu đoạt huyết thì không nên đoạt hoạt, nếu đoạt hoạt thì không nên đoạt huyết[28]. Cho nên khi con người bị (đoạt) cả hai thì chết, nếu không bị đoạt cả hai (còn có hy vọng) sống”[29].Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về nơi xuất ra của hạ tiêu” [30].Kỳ Bá đáp : “Hạ tiêu, sau khi biệt hồi trường, rót vào bàng quang bằng cách thấm dần vào, cho nên thủy cốc thường cùng ở trong Vị, khi thành chất bã thì đều xuống ở Đại trường và thành Hạ tiêu, nó thấm dần xuống, phân biệt thanh trọc, tuần hành theo Hạ tiêu để thấm vào Bàng quang”[31]. Hoàng Đế hỏi: “Con người khi uống rượu vào, rượu cũng nhập vào Vị, cốc của nó chưa kịp nát ra thì tiểu tiện đã riêng chảy xuống dưới rồi, tại sao thế ?”[32]. Kỳ Bá đáp: “Rượu là chất dịch của thực cốc, khí của nó hung hãn mà nhanh nhẹn, cho nên mặc dù nó vào sau thủy cốc mà nó lại thành chất dịch để ra trước thủy cốc”[33].营卫生会第十八 黄帝问于岐伯曰:人焉受气?阴阳焉会?何气为营?何气为卫?营安从生?卫于焉会?老壮不同气,阴阳异位,愿闻其会。岐伯答曰:人受气于谷,谷人于胃,以传 与脑,五成六府,皆以受气,其清者为营,浊者为卫,营在脉中,卫在脉外,营周不休,五十而复大会,阴阳相贯,如环无端。卫气行于明二十五度,行于阳二十五 度,分为昼夜,放气至阳而起,至阴而止。放日:日中而阳陇为重阳,夜半而阻陇为重阴。故太阳主内,太阳主外,各行二十五度,分为昼夜。夜半为阴陇,夜半后 而为阴衰,平旦阴尽而阳受气矣。日中为阳陇,日西而阳衰,日入阳尽而阴受气矣。夜142半而大会,万民皆卧,命回合阻,平旦阴尽而阳受气,如是无已,与天 地同纪。黄帝日:老人之不夜瞑者,何气使然?少壮之人不昼瞑①者,何气使然?岐伯答曰:壮者之气血盛,其肌肉滑,气道通,荣卫之行,不失其常,故昼精而夜 瞑。老者之气血衰,其肌肉枯,气道渡,五藏之气相搏,其营气衰少而卫气内代,故昼不精,夜不瞑。黄帝曰:愿闻营卫之所行,皆何道从来?妨伯答曰:营出于中 焦,卫出于下焦。黄帝日:愿闻三焦之所出。岐伯答曰:上焦出于胃上口,并咽以上贵嗝而布胸中,走腋,循太阴之分而行,还至阳明,上至舌,不足阳明,常与营 惧行于阳二十五度,行于_阴亦二十五度一周也,故五十度而复大会于手太阳矣。黄帝曰:人有热,饮食了胃,其气未定,汗则出,或出于面,或出于背,或出于身 半,其不循卫气之道而出何也?岐伯曰:此外伤于风,内开膀理,毛蒸理泄,卫气走之,固不得循其道,此气除悍滑疾,见开而出,故不得从其道,故命回漏泄。。 黄帝曰:愿闻中焦之所出。岐伯答曰:中焦亦并胃中,出上焦之后,此所受气者,泌糟粕,蒸津液,化其精微,上注于肺脉,乃化而为血,以奉生身,英贵于此,故 独得行于经隧,命日营气。黄帝曰:夫血之与气,异名同类,何谓也?岐伯答曰:营卫者精气也,血者神气也,故血之与气,异名同类焉。故夺血者无汗,夺汗者无 血,故人生有两死而无两生。黄帝曰:愿闻下焦之所出。妨伯答曰:下焦者,别回肠,注于膀忧而渗入焉。放水谷者,常并居于胃中,成糟粕,而俱下于大肠,而成 下焦,渗而俱下,济泌别对,循下焦而渗入膀优焉。黄帝曰:人饮酒,酒办入胃,谷末熟而小便独先下何也?岐伯答曰:酒者熟谷之液也,其气悍以清,故后谷而 入,先谷而液出焉。黄帝日:善。余闻上焦如雾,中焦如沤,下焦如读,此之谓也。 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 9, 2011 THIÊN 19: TỨ THỜI KHÍ Hồng Đế hỏi Kỳ Bá: “Ơi ! Khí của tứ thời (bốn mùa), mỗi mùa đều cĩ sự biểu hiện khác nhau, sự khởi lên của trăm bệnh đều cĩ sự sinh ra của nĩ, phép cứu châm lấy gì làm chỗ định ?”[1]. Kỳ Bá đáp : “Khí của bốn mùa đều cĩ nơi ảnh hưởng (trong thân thể chúng ta), phép cứu châm phải đắc được khí huyệt là chỗ định[2]. Cho nên mùa xuân thủ ở kinh tức là nơi phận nhục của huyết mạch, nếu nặng thì châm sâu, nếu nhẹ thì châm cạn[3]. Mùa hạ thủ ở thịnh kinh và tơn lạc, thủ ở phận gian, tuyệt nĩ ngay ở bì phu[4]. Mùa thu thủ huyệt Kinh và Du, khí tà ở tại phủ thì thủ huyệt Hợp[5]. Mùa đơng thủ huyệt Tỉnh, Vinh, và tất phải châm sâu mà lưu kim lâu”[6]. Bệnh ơn ngược, mồ hơi khơng ra, thuộc về nhĩm 59 vết châm[7]. Bệnh Phong thủy bì phu bị trướng, thuộc nhĩm 57 vết châm, châm lấy huyết ở bì phu cho đến hết[8]. Bệnh xơn tiết châm bổ Tam âm chi thượng (tức Tam âm), châm bổ huyệt Âm Lăng Tuyền, tất cả đều lưu kim lâu, khi nào nhiệt khí vận hành mới thơi[9]. Bệnh chuyển gân (cân) ở Dương thì trị Dương, chuyển gân ở Âm thì trị Âm, tất cả nên dùng phép thiêu châm[10]. Bệnh đồ thủy, trước hết thủ huyệt dưới Hồn Cốc 3 thốn, dùng phi châm để châm, khi đã châm rồi lại dùng thêm phép đồng châm để châm đi châm lại nhiều lần, nhằm châm cho hết thủy, được vậy thì cơ nhục mới rắn chắc[11]. Khi thủy đến chậm thì lịng phiền muộn, khi thủy đến nhanh thì an tĩnh, cách ngày châm cho đến khi thủy ra hết mới thơi[12]. Nên uống loại thuốc làm thơng cái bế [13]. Trong lúc châm thì chỉ nên uống[14]. Trong lúc uống thì khơng được ăn, trong lúc ăn thì khơng được uống, khơng được ăn cái gì khác (ngồi thủy cốc) trong thời gian 135 ngày (mới bình phục)[15].Bệnh Trước Tý làm cho sự hành động khĩ khăn, hàn khí lâu ngày khơng hết, mau mau thủ huyệt Tam Lý[16]. Cốt cứng rắn như thân cây cứng, (Đại và tiểu) trường đều bất tiện, thủ huyệt Tam Lý, nếu khí thịnh thì châm tả, khí hư thì châm bổ [17]. Bệnh Lệ phong, tìm châm trên chỗ sưng thủng, dùng kim nhọn châm nơi ấy, dùng tay đè cho ác khí xuất ra, cho đến khi nào sự sưng thũng hết mới thơi, nên ăn những thức ăn đúng phép, khơng ăn những gì ngồi ra, để cĩ thể phát độc[18]. Bệnh trong bụng thường kêu (sơi), đĩ là khí xung lên trên đến ngực, làm cho suyễn khơng đứng lâu được, đĩ là tà khí đang ở tại Đại trường, châm huyệt Nguyên của hoang, châm huyệt Cự Hư Thượng Liêm và Tam Lý[19]. Bệnh tiểu phúc (Trường) đau dẫn xuống hịn dái, dẫn đến cột sống, thắt lưng, xung lên đến Tâm, tà ở tại Tiểu trường làm liên hệ đến hịn dái cho đến cột sống, xuyên qua Can, Phế, lạc với Tâm hệ, khi nào khí bị thịnh thì thành chứng Quyết nghịch, xung lên đến trường Vị, hơ nĩng Can, tán ra ở hoang, kết lại ở vùng rớn, vì vậy, nên thủ huyệt Nguyên của hoang để làm tán tà khí, châm kinh Thái âm để đoạt tà khí, châm kinh Quyết âm để hạ tà khí, châm huyệt Cự Hư Hạ Liêm để trừ tà khí, đĩ là xét theo các đường kinh mà tà khí đi qua để điều khí[20]. Bệnh thường hay nơn, mỗi lần nơn ra nước đắng, hay thở dài ra, thở mạnh ra, trong lịng thấy trống rỗng, sợ cĩ người sắp đến bắt mình; đĩ là tà khí ở tại Đởm, nghịch lên đến Vị, chất dịch của Đởm tiết ra làm cho miệng bị đắng, Vị khí bị nghịch thì ĩi ra chất đắng, cho nên gọi là chứng ẩu Đởm, thủ huyệt Tam Lý nhằm làm cho Vị khí hạ xuống[21]. Khi Vị khí bị nghịch nên châm phần huyết lạc của kinh túc Thiếu dương nhằm làm cho khí đởm nghịch được dừng lại, nhằm điều hịa sự hư thực, đuổi được tà khí[22]. Bệnh ăn nuốt khơng xuống, hồnh cách bị bế tắc khơng thơng, đĩ là tà khí ở tại Vị hỗn[23]. Nếu tà khí ở tại thượng hỗn thì nên châm để làm cho thượng hỗn đưa khí đi xuống, nếu tà khí ở tại hạ hỗn thì nên châm để làm cho hạ hỗn tán khí (tả)[24]. Bệnh tiểu phúc, đau và sưng lên, khơng tiểu tiện được, đĩ là tà khí ở tại Tam tiêu, nên thủ huyệt Đại lạc của kinh túc Thái dương bàng quang, cĩ thể luơn cả tiểu lạc và tơn lạc, khi nào trơng thấy những tiểu lạc của (Thái dương) và Quyết âm kết thành huyết lạc, (trong khoảng mu bàn chân cho đến kheo chân), nên châm tả, nếu nĩ sưng lên đến vị hỗn thì thủ huyệt Tam Lý[25}. Nhìn cái sắc, xét cái bệnh do đâu mà ra, biết được bệnh đã tán (hết) hay cịn quay trở lại, xem màu sắc của mắt để biết được bệnh cịn hay hết, nên giữ bình tĩnh để giữ được sự hài hịa giữa hình và thần, lắng nghe sự động tĩnh, nắm giữ mạch Khí khẩu và Nhân nghênh, dựa vào mạch đang cứng và thịnh hoạt, đĩ là bệnh ngày càng tiến thêm, mạch nhuyễn (mềm) đĩ là bệnh đang giảm[26]. Nếu các kinh đang thực thì biết đĩ là trong khoảng 3 ngày bệnh sẽ hết[27]. Mạch Khí khẩu biểu hiện được Âm khí, mạch Nhân nghênh không biểu hiện được dương khí [28]. THIÊN 20: NGŨ TÀTà khí ở tại Phế sẽ làm cho bệnh bì phu bị đau, hàn nhiệt, khí lên trên làm cho suyễn, mồ hôi ra, ho động đến vùng vai và lưng [1]. Thủ huyệt du nằm ở phía ngoài của vùng giữa ngực và huyệt nằm ở cạnh của ngũ tạng du ở tiết xương thứ 3, dùng tay đè lên chỗ nào thấy dễ chịu (đó là chân huyệt), nên châm chỗ đó, thủ huyệt giữa Khuyết bồn để xua đuổi (Phế tà) [2].Tà khí ở tại Can sẽ làm cho trong khoảng hông sườn bị đau, bị hàn ở trong giữa thân, ác huyết ở trong, khi đi đứng thường hay bị co rút, thường là sưng thũng ở chân [3]. Nên thủ huyệt Hành Gian nhằm dẫn thống khí dưới hông sườn, bổ huyệt Tam lý nhằm làm ôn (ấm) trong Vị, thủ ác huyết ở huyết mạch nhằm làm tán ác huyết, thủ những nơi có mạch mầu xanh nằm trong vùng tai nhằm xua đuổi chứng co rút [4].Tà khí ở Tỳ Vị sẽ làm cho bệnh cơ nhục thống, khi Dương khí hữu dư, Âm khí bất túc thì sẽ thành chứng nhiệt trung, dễ đói; khi Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư thì sẽ thành chứng hàn trung, ruột kêu (sôi) bụng đau, đó là Âm Dương đều hữu dư, nếu âm dương đều bất túc thì hữu hàn, hữu nhiệt; tất cả đều điều hòa bằng huyệt Tam Lý [5].Tà khí ở tại Thận sẽ làm cho bệnh cốt thống, Âm tý - bệnh Âm tý là chứng mà ta dùng tay đè lên không biết được, bụng trướng, thắt lưng đau, đại tiện khó khăn, đau từ vai, lưng, cổ và gáy, thường hay bị choáng váng, nên thủ huyệt Dũng Tuyền và Côn Lôn, khi thấy có huyết ứ nên châm xuất huyết cho hết [6]. Tà khí ở tại Tâm sẽ làm cho bệnh Tâm thống, thường hay lo buồn, choáng váng té xuống, nên xem hữu dư hoặc bất túc để điều hòa các du huyệt [7].THIÊN 21: HÀN NHIỆT BỆNH Da bị hàn nhiệt không thể nằm xuống chiếu được, lông tóc khô, mũi khô hết nhờn, không ra mồ hôi, thủ huyệt lạc của kinh Tam dương (túc Thái dương) nhằm bổ thủ Thái âm [1].Cơ (nhục) bị hàn nhiệt làm cho phần cơ bị đau, lông tóc bị khô, môi cũng khô mất trơn nhuận, không có mồ hôi, nên thủ huyệt lạc của Tam dương (Thái dương) nhằm đuổi huyết lạc, châm bổ kinh túc Thái âm nhằm làm cho ra mồ hôi [2].Cốt bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi chảy rót ra không thôi [3]. Nếu răng chưa bị khô thì nên thủ huyệt lạc nơi phía trong đùi kinh Thiếu âm [4]. Nếu răng đã khô thì chết, bất trị [5]. Chứng cốt quyết cũng thế [6].Bệnh Cốt tý làm cho toàn thể khớp xương bị bất dụng mà đau nhức, mồ hôi chảy rót ra, Tâm bị phiền, nên thủ huyệt ở kinh Tam dương để bổ [7].Thân mình nếu có chỗ bị thương, máu ra nhiều, đến nỗi trúng phải Phong Hàn khí, nếu như có khi bị té xuống đất, tứ chi bị buông lỏng không co lại được, gọi là chứng Thể nọa, nên thủ huyệt nơi Tam kết giao dưới rún - Tam kết giao thuộc kinh Dương minh và Thái âm, huyệt nằm dưới rốn 3 thốn, tức là huyệt Quan Nguyên [8].Chứng Quyết tý là chứng mà khí quyết nghịch (của tam dương) lên trên cho đến bụng (mà thôi), nên thủ huyệt lạc của (túc Thái) âm và (túc Dương minh), tuy nhiên người thầy thuốc nên xem chủ bệnh thuộc kinh nào để mà, nếu thuộc kinh dương minh thì tả, nếu kinh thái âm thì bổ [9]. Động mạch bên cạnh của cổ là huyệt Nhân Nghênh, huyệt Nhân Nghênh thuộc kinh Túc Dương minh [10]. Huyệt nằm trước gân cổ và sau gân cổ, thuộc kinh Túc Dương minh, có tên là Phù Đột [11]. Huyệt nằm ở mạch kế bên ngoài thuộc kinh túc Dương minh, có tên là Thiên Dũ [12]. Huyệt nằm ở mạch kết bên ngoài nữa thuộc kinh túc Thái dương có tên là Thiên Trụ [13]. Huyệt nằm dưới nách thuộc kinh thủ Thái âm, gọi tên là Thiên Phủ [14].Dương tà nghịch ở Dương kinh làm cho đầu đau, ngực bị đầy không thở nổi, thủ huyệt Nhân Nghênh [15].Bị cảm 1 cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí nghịch (làm cho cổ họng và lưỡi) bị cứng, thủ huyệt Phù Đột và châm xuất huyết cuống lưỡi [16].Bị điếc 1 cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí bị che lấp xuống dưới làm tai và mắt mất sáng, thủ huyệt Thiên Dũ [17].Bị co quắp, động kinh 1 cách nhanh chóng và mạnh bạo, choáng váng làm cho chân không còn tuân theo thân mình nữa, thủ huyệt Thiên Trụ [18].Bị chứng đản 1 cách nhanh chóng và mạnh bạo, bên trong bị nghịch, Can và Phế cùng đánh nhau, huyết tràn lên đến mũi và miệng, thủ huyệt Thiên Phủ [19].Trên đây là 5 cánh cửa lớn (Thiên) gọi là Thiên Dũ Ngũ Bộ [20].Kinh thủ Dương minh có đi vào vùng xương má và mũi lan tỏa vùng răng, gọi đây là Đại Nghênh [21]. Khi răng dưới bị đau nhức thì thủ huyệt của Tý (Thủ) Dương minh, nếu sợ (uống) lạnh thì châm bổ, nếu không sợ (uống) lạnh thì châm tả [22].Kinh túc Thái dương có đi vào vùng xương má và mũi lan tỏa vùng răng (mạch mà nó hợp để đi vào) đó là huyệt Giác Tôn [23]. Khi răng trên bị đau nhức nên thủ các huyệt ở vùng trước xương mũi và má, nếu là lúc đang bệnh thì mạch thịnh, thịnh thì nên châm tả, nếu hư thì châm bổ, còn 1 cách nữa đó là thủ các huyệt nằm ở ngoài mũi [24].Kinh túc Dương minh có đường đi áp theo mũi nhập vào mặt, gọi nơi đó là huyệt Huyền Lô, (đường đi xuống) thuộc vào miệng, (đường đi lên) đối lại với miệng để nhập vào mục bản, (dù ở miệng hay là ở mắt) nếu thấy có đi qua (bệnh) thì thủ huyệt châm, châm theo lối tổn hữu dư: tả bớt cái hữu dư và ích bất túc, bổ thêm cho cái bất túc, nếu châm ngược lại thì bệnh càng nặng [25].Kinh túc Thái dương có đường thông với cổ gáy nhập vào não, đây chính là thuộc vào gốc của mắt, gọi là Nhân hệ [26]. Khi đầu hay mắt bị đau, thủ huyệt nằm ở giữa 2 đường gân giữa cổ nhập vào não, đây là nơi tương biệt với mạch Âm kiểu và Dương kiểu, là nơi giao hội giữa các đường kinh Âm Dương, là nơi mà mạch Dương (Kiểu) nhập vào Âm, và mạch Âm (Kiểu) xuất ra ở Dương để rồi giao nhau ở khoé mắt ngoài (trong), khi nào Dương khí thịnh thì mắt mở trừng, khi nào Âm khí thịnh thì mắt nhắm lại [27].Chứng Nhiệt quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Thái âm và Thiếu dương, tất cả đều nên lưu kim lâu [28]. Chứng Hàn quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Dương minh và túc Thiếu âm, tất cả đều nên lưu kim lâu [29].Lưỡi bị chảy nước dãi xuống, lòng phiền muộn, thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm [30].Người bị lạnh run, hai hàm đánh nhau, không ra mồ hôi, bụng bị trướng, lòng phiền muộn, thủ huyệt ở kinh thủ (Thái) âm [31].Châm bệnh hư, nên châm lúc nó ra đi, châm bệnh thực nên châm lúc nó đến [32]. Mùa xuân thủ huyệt ở lạc mạch, mùa hạ thủ ở phận nhục và tấu lý, mùa thu thủ huyệt ở Khí Khẩu, mùa đông thủ huyệt kinh du [33]. Phàm trong tứ thời, mỗi thời phải lấy thống nhất (tề) làm chính: Lạc mạch trị bì phu, phận nhục và tấu lý trị cơ nhục, khí khẩu trị cân mạch, kinh du trị cốt tủy [34].Ngũ tạng khí biểu lộ ra thân gồm 5 bộ (vị): vùng huyệt Phục Thố là một, vùng bắp chuối chân là hai, vùng phì tức là bắp chuối chân vậy, vùng lưng là ba, vùng các du huyệt của ngũ tạng là bốn, vùng cổ gáy là năm [35]. Trong 5 bộ trên đây, bộ nào bị ung thư thì chết [36].Bệnh bắt đầu ở cánh tay, trước hết nên thủ huyệt ở kinh thủ Dương minh và thủ Thái âm làm cho mồ hôi ra [37]. Bệnh bắt đầu ở trên đầu nên thủ huyệt ở cổ gáy thuộc kinh túc Thái dương làm cho mồ hôi ra [38]. Bệnh bắt đầu ở vùng ống chân (hĩnh), trước hết nên thủ huyệt của kinh túc Dương minh, làm cho mồ hôi ra [39].Châm kinh thủ Thái âm có thể làm cho mồ hôi ra, châm kinh túc Dương minh có thể làm cho mồ hôi ra, cho nên khi châm kinh âm mà mồ hôi ra quá nhiều có thể châm dứt mồ hôi bằng kinh Dương, châm kinh Dương mà mồ hôi ra quá nhiều có thể châm kinh Âm để dứt mồ hôi [40]. Cái hại của việc châm, đó là châm trúng khí mà chưa chịu rút kim ra, như vậy sẽ làm cho tinh khí bị tiết ra ngoài, hoặc châm chưa trúng khí mà đã rút kim ra sẽ làm cho khí huyết bị tích trệ [41]. Tinh khí bị tiết thì bệnh sẽ nặng mà suy tàn, khí huyết tích trệ sẽ gây thành bệnh ung và thư [42].THIÊN 22: ĐIÊN CUỒNG Khoé mắt ngoài rạch ở mặt gọi là khoé mắt nhọn, khoé mắt nằm trong gần mũi gọi là nội tý: khoé mắt trong [1]. Mí mắt trên thuộc ngoại tý, mí mắt dưới thuộc nội tý [2].Chứng Điên tật lúc mới bắt đầu sinh ra, trước hết làm cho bệnh nhân không vui, đầu bị nặng và đau nhức, nhìn thấy đỏ, nếu bệnh phát lên đến cực rồi giảm (dứt), sau đó bị phiền Tâm, bệnh bộc lộ ở Thiên đình [3]. Nên thủ các huyệt ở kinh thủ Thái dương, thủ Dương minh, thủ Thái âm, châm xuất huyết cho đến khi nào màu của huyết biến (đỏ) mới thôi [4].Bệnh Điên tật khi mới bắt đầu phát, làm cho miệng méo phải rên la, hơi thở suyễn, lo sợ, biểu hiện ở 2 kinh thủ Dương minh và thủ Thái dương [5]. Nếu bên trái bị đau cứng thì công vào bên phải, nếu bên phải bị đau cứng thì công vào bên trái, khi nào màu của huyết biến (đỏ) thì mới thôi [6].Bệnh Điên tật khi mới bắt đầu phát, trước hết người bệnh bị vặn ngược cứng đờ, nhân đó bị cứng cột sống, bệnh biểu hiện ở các kinh túc Thái dương, túc Dương minh, túc Thái âm, thủ Thái âm [7]. Châm xuất huyết cho đến khi nào huyết biến đỏ mới thôi [8].Phép trị bệnh điên tật, (người thầy thuốc) phải thường ở bên cạnh (người bệnh) để quan sát những nơi cần thủ huyệt để chữa [9]. Nếu bệnh đến, ta nhìn kỹ chỗ có bệnh để châm tả, ta chứa huyệt này vào 1 cái bầu, đợi khi nào bệnh phát thì huyết sẽ động 1 mình [10]. Nếu không động thì cứu cùng cốt 20 tráng, Cùng cốt chính là để cốt: đốt xương sống cùng [11].Bệnh Cốt điên tật làm cho bệnh nhân mặt vàng, răng (vùng từ Thái dương đến răng), tất cả phận nhục đó đều bị trướng mãn, tách rời với xương, mồ hôi ra, phiền muốn ói ra nhiều nước có bọt, khí đi xuống dưới và tiết ra ngoài thì không trị được [12].Bệnh Cân điên tật làm cho bệnh nhân thân mình bị cuống lại, co giật (mạch đại) [13]. Nên châm huyệt Đại Trữ của đường kinh lớn ở cổ gáy [14]. Nếu ói ra nhiều nước có bọt, khí đi xuống và tiết ra ngoài thì không trị được [15].Bệnh Mạch điên tật làm cho bệnh nhân hay té nhào dữ dội, các mạch ở tứ chi đều trướng lên và buông lỏng, mạch bị mãn [16]. Nên châm xuất huyết cho kỳ hết [17]. Nếu mạch không mãn thì cứu các huyệt ở dọc theo cổ gáy của kinh Thái dương, cứu huyệt Đới mạch ở thắt lưng, nằm cách thắt lưng khoảng hơn 3 thốn, các huyệt thuộc bản du của tay chân và trong khoảng phận nhục [18]. Nếu ói ra nhiều nước có bọt, khí đi xuống dưới và tiết ra ngoài thì không trị được [19].Bệnh điên tật mà phát ra nhanh như bệnh cuồng thì phải chết, không trị được [20].Khi bệnh cuồng bắt đầu sinh ra, trước hết bệnh nhân thấy buồn, thường hay quên, giận dữ, lo sợ, tất cả đều do lo lắng và đói [21]. Phép trị nên thủ các huyệt của các kinh Ttủ Thái âm, Dương minh, chờ khi nào màu của huyết biến đỏ thì mới thôi, tiếp theo thủ các huyệt ở túc Thái âm và Dương minh [22].Bệnh cuồng bắt đầu phát ra thì bệnh nhân ít nằm, không đói, tự cho mình là người hiền ở trên cao, tự coi mình là người trí, tự cho mình là tôn qúy, thường hay mạ lị người khác ngày đêm không nghỉ [23]. Phép trị nên thủ các huyệt ở kinh thủ Dương minh, Thái dương, Thái âm, huyệt dưới lưỡi, kinh Thiếu âm [24]. Nếu thấy nơi nào thịnh thì thủ huyệt châm, nếu không thấy thịnh thì không châm [25].Bệnh mà cuồng ngôn, kinh sợ, hay cười, thích ca hát, thường hay đi lang thang, đó là do quá khủng khiếp, quá sợ [25]. Phép trị nên thủ các huyệt ở kinh thủ Dương minh, Thái dương, Thái âm [26].Bệnh cuồng làm cho bệnh nhân mắt thấy bậy ba, tai nghe bậy bạ, hay la to, đó là do thiểu khí mà ra [27]. Phép trị nên thủ các huyệt ở kinh thủ Thái dương, Thái âm, Dương minh, túc Thái âm, đầu và 2 bên má, hàm [28].Người bị cuồng thường hay ăn nhiều và thường hay thấy qủy thần, hay cười mà không phát lộ ra bề ngoài, đó là do quá vui mừng [29]. Phép trị là nên thủ các huyệt ở các kinh túc Thái âm, Thái dương, Dương minh, tiếp theo sau là thủ các huyệt ở các kinh thủ Thái âm, Thái dương, và Dương minh [29].Nếu bệnh cuồng mà mới phát lên chưa ứng ra những bệnh chứng như đã nói trên, trước hết nên thủ huyệt Khúc Tuyền ở hai bên động mạch bên trái và phải [30]. Nếu thấy thịnh thì nên châm xuất huyết, bệnh sẽ khỏi trong giây lát, nếu không hết nên dùng phép châm như trên và phép cứu huyệt ở xương cùng 20 tráng [31].Bị chứng Phong nghịch, tứ chi bị bạo thũng, thân mình thấy lạnh cầm cập, có lúc lạnh đến cấm khẩu, lúc đói thì lòng phiền, lúc no thì hay biến động không yên [32]. Nên thủ các huyệt ở các kinh thủ Thái âm, cả biểu lẫn lý, và kinh túc Thiếu âm, Dương minh [33]. Nơi nào nhục khí bị lạnh thì thủ huyệt Huỳnh, nơi nào cốt bị lạnh thì thủ huyệt Tỉnh và Kinh [34].Chứng Quyết nghịch gây bệnh làm cho chân bị lạnh ghê gớm, lồng ngực như muốn vỡ tung ra, trường (ruột) như đang bị dao cắt, lòng bứt rứt nên không được an, mạch đại tiểu đều sắc [35]. Nếu thân còn ấm thì thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm, nếu thân bị lạnh thì thủ huyệt ở kinh túc Dương minh. (Nói tóm lại), nếu lạnh thì châm bổ, nếu ấm thì châm tả [36].Chứng Quyết nghịch làm cho bụng bị trướng, ruột sôi, ngực bị đầy làm cho không thở được [37]. Nên thủ huyệt nằm ở sườn thứ hai bên dưới ngực, nơi mà bệnh nhân ho sẽ động đến đầu ngón tay, đồng thời dùng tay ấn lên huyệt ở bối du thì bệnh sẽ khỏi ngay [38].Nếu bệnh nội bế sẽ làm cho bệnh nhân không đi tiểu được, nên châm huyệt của kinh túc Thiếu âm và Thái Dương cùng với huyệt ở xương cùng, dùng kim Trường châm [39].Bị bệnh khí nghịch, nên thủ các huyệt ở kinh Thái âm, Dương minh, Quyết âm, nếu nặng thì thủ các kinh Thiếu âm, Dương minh, nên quan sát kinh nào có bệnh để châm [40].Nếu bị bệnh khí ngắn, thân mình lạnh cầm cập, tiếng nói kéo dài ra, xương bị đau buốt, thân mình nặng nề, lười biếng không muốn động, châm bổ túc Thiếu âm [41].Người bị bệnh khí ngắn, hơi thở ngắn không liên tục, nếu có làm động tác gì thì khí càng bị tiêu, nên châm bổ kinh túc Thiếu âm, châm xuất huyết các nơi huyết lạc [42].THIÊN 23: NHIỆT BỆNH Chứng bệnh Thiên khô làm cho 1 bên mình không còn hoạt động được và bị đau, lời nói chưa thay đổi, chí chưa loạn, đó là bệnh còn ở nơi phận nhục và tấu lý [1]. Nên dùng kim cự châm để châm [2]. Đó là ích cho (chính khí) đang bất túc, tổn bớt tà khí đang hữu dư, được vậy thì (chính khí) mới có thể hồi phục được [3].Phì khí gây nên bệnh làm cho thân thể không đau đớn, tứ chi không còn co duỗi theo ý nữa, trí vẫn chưa loạn nặng lắm, tiếng nói nhỏ, ta biết bằng bệnh đó còn trị được [4]. Nếu bệnh nặng thì không nói được, bệnh này không chữa được [5]. Nếu bệnh trước hết khởi lên ở Dương, về sau lại nhập vào âm, như vậy, trước hết ta phải trị ở phần dương, rồi sau mới trị đến phần âm, làm sao cho ngoại tà theo phần phù biểu ra ngoài [5].Nhiệt bệnh trong 3 ngày, nhưng mạch khí khẩu còn tĩnh, còn mạch Nhân nghênh thì táo, nên thủ huyệt ở các đường kinh Dương theo lối ‘ngũ thập cửu’, nhằm tả đi cái nhiệt tà, làm cho xuất mồ hôi, làm thực cho âm, tức là bổ cho âm đang bất túc [6]. Nếu thân mình bị nhiệt nặng, mạch âm dương đều tĩnh, trường hợp này không nên châm [7]. Còn như xét thấy có thể châm được thì nên châm ngay, dù cho không có ra mồ hôi, nhưng tà khí vẫn có thể tiết ra ngoài [8]. Khi nói rằng không nên châm có nghĩa là mạch đang có triệu chứng chết [9].Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch Mạch khẩu đóng, suyễn và hơi thở ngắn, nên châm ngay, tức thì mồ hôi sẽ tự ra, châm cạn huyệt nằm ở trong khoảng ngón tay cái [10].Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch vi tiểu, người bệnh tiểu ra máu, trong miệng khô, chết trong 1 ngày rưỡi, nếu mạch đại thì 1 ngày chết [11].Nhiệt bệnh có khi đã ra mồ hôi mà mạch vẫn còn táo, suyễn, có khi bị nhiệt trở lại, không nên châm ở phu biểu, nếu như bị suyễn nặng hơn, nhất định phải chết [12].Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch không táo, hoặc dù táo mà không tán, vả lại còn thêm sác, chờ trong 3 ngày sẽ có mồ hôi ra; nếu như trong 3 ngày mà không có mồ hôi thì ngày thứ 4 sẽ chết [13]. Vả lại, nếu chưa từng ra mồ hôi thì ta cũng châm phần (phu) tấu [14].Nhiệt bệnh, trước hết là đau ở phần bì phu, mũi bị nghẹt sưng lên đến mặt, nên thủ huyệt châm ở ở bì, dùng kim số 1 theo phương pháp ‘ngũ thập cửu’ [15]. Nếu mũi bị tình trạng hà chẩn tỵ thì ta nên tìm quan hệ giữa bì và Phế, nếu không kết quả, ta tìm ở Hỏa, Hỏa tức là Tâm vậy [16].Nhiệt bệnh, trước hết thân mình trì trệ, nóng, phiền muộn, môi miệng cổ họng đều khô, thủ huyệtở bì, dùng kim số 1 theo phương pháp ‘ngũ thập cửu’ [17]. Nếu bì phu trướng, miệng khô, ra mồ hôi lạnh, nên tìm quan hệ giữa mạch và Tâm, nếu vẫn không kết quả, nên tìm ở thủy, thủy tức là ở Thận vậy [18].Nhiệt bệnh, cổ khô, uống nhiều nước, thường hay kinh sợ, nằm xuống không ngồi dậy nổi, thủ huyệt chữa vùng phu nhục, dùng kim số 6 theo phép ‘ngũ thập cửu’ [19]. Nếu như thấy khoé mắt xanh nên tìm quan hệ giữa nhục và Tỳ, nếu vẫn không kết quả, nên tìm ở Mộc, Mộc tức là Can vậy [19].Nhiệt bệnh, mặt xanh, não đau, tay chân bồn chồn không yên, thủ huyệt ở vùng cân cốt, dùng kim số 4 theo phép chữa ‘tứ nghịch’ [20]. Nếu bị vặn gân không đi được hoặc bị chảy nước mắt đầm đìa, nên tìm quan hệ giữa cân và Can, nếu không kết quả, nên tìm ở Kim, Kim tức Phế vậy [21].Nhiệt bệnh, nhiều lần kinh sợ, cân bị khiết túng và cuồng, thủ huyệt chữa vùng mạch, dùng kim số 4, châm tả phần huyết hữu dư [22]. Nếu bị chứng mạch điên tật làm cho lông và tóc bị rụng, nên tìm quan hệ giữa huyết và Tâm, nếu không kết quả, nên tìm ở thủy, thủy tức là Thận vậy [23].Nhiệt bệnh, thân thể nặng nề, xương bị đau, tai điếc, thích ngủ, thủ huyệt chữa vùng cốt, dùng kim số 4 theo phép `ngũ thập cửu’ để châm cốt [24]. Nếu bị bệnh mà không ăn được, cắn răng lại, tai màu xanh, nên tìm quan hệ ở cốt và Thận, nếu không kết quả, tìm ở Thổ, Thổ tức là Tỳ vậy [25].Nhiệt bệnh, không biết đau nhức chỗ nào, tai điếc, (tay chân) không hoạt động co duỗi được, miệng khô, Dương nhiệt nặng, có khi Âm khí làm cho hàn, đó là nhiệt ở tại tủy, sẽ chết, không trị được [26].Nhiệt bệnh, đầu đau, từ huyệt Não Không xuống đến mắt miệng như đang bị đắng, còn mạch hệ bị đau, thường hay chảy máu mũi, đó là Quyết nhiệt bệnh, dùng kim số 3, nên quan sát sự hữu dư và bất túc để trị, nó gây thành chứng hàn nhiệt trĩ [27].Nhiệt bệnh tay chân nặng nề, đó là trường bị nhiệt, dùng kim số 4 châm các du huyệt và các huyệt ở các ngón chân dưới, tìm quan hệ khí ở các lạc của vị (là) nơi đắc khí vậy [28].Nhiệt bệnh, vùng rốn đau rất kịch liệt, ngực và hông sườn đau, thủ huyệt Dũng tuyền và Âm Lăng tuyền, dùng kim số 4, châm huyệt trong cổ họng [29].Nhiệt bệnh, mồ hôi vẫn ra mà lại mạch thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế, Thái Uyên, Đại Đô, Thái Bạch, châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì mồ hôi ra [30]. Nếu mồ hôi ra quá nặng, nên thủ huyệt nằm ở mạch giao ngang ở trên mắt cá trong để dứt mồ hôi [31].Nhiệt bệnh, đã có mồ hôi, nhưng mạch còn táo thịnh, đó là Âm mạch đang cực, sẽ chết [32]. Khi có mồ hôi mà mạch còn tĩnh, thì sống [33]. Nhiệt bệnh, mạch vẫn táo mà không có mồ hôi, đó là Dương mạch đang cực, sẽ chết [34]. Mạch thịnh táo, có mồ hôi, tĩnh, sẽ sống [35].Nhiệt bệnh không thể châm gồm có 9 trường hợp [36]: - Một là: Mồ hôi không ra, 2 gò má ửng đỏ, ói, chết [37].- Hai là: Tiêu chảy mà bụng bị đầy nặng, chết [38].- Ba là: Mắt không còn sáng, nhiệt không giảm, chết [39].- Bốn là: Người già, trẻ con khi bị nhiệt mà bụng đầy, chết [40].- Năm là: Mồ hôi không ra, ói, tiêu ra huyết, chết [41].- Sáu là: Cuống lưỡi bị nhiệt đến như nát lưỡi không dứt, chết [42].- Bảy là: Ho mà ra máu mũi, mồ hôi không ra, mồ hôi ra mà không đến chân, chết [43].- Tám là: Tủy bị nhiệt, chết [44].- Chín là: Nhiệt là giật cong người, chết, thắt lưng gãy, khiết túng, răng cắn chặt [45].Phàm 9 trường hợp nói trên, không thể châm [46].Điều gọi là ‘Ngũ Thập Cửu thích’ gồm có [47]: - Hai bên mép ngoài và trong của 2 tay, mỗi bên gồm 3 huyệt, tất cả có 12 huyệt [48].- Trong khoảng 5 ngón tay, mỗi nơi 1 huyệt, gồm có 8 huyệt, ở chân cũng giống như thế [49].- Ở trên đầu, phần sâu vào trong mí tóc 1 thốn, bên cạnh 3 phân, mỗi nơi 3 huyệt, tất cả có 6 huyệt [50]. Đi sâu vô trong mí tóc 3 thốn, mỗi bên 5 huyệt, gồm 10 huyệt [51].- Ở trước và sau tai, dưới miệng, mỗi nơi 1 huyệt, giữa cổ gáy 1 huyệt, gồm tất cả 6 huyệt [52].- Đỉnh đầu 1 huyệt, Tín Hội 1, mí tóc 1, Liêm Tuyền 1, Phong Trì 2, Thiên Trụ 2 [53].Khi nào khí bị đầy, giữa ngực phát suyễn, thủ huyệt nằm ở đầu ngón chân cái cách móng chân như lá hẹ, thuộc kinh túc Thái âm, nếu hàn thì lưu kim lâu, nhiệt thì châm nhanh, khi nào khí đi xuống mới thôi [54].Bệnh Tâm sán đau dữ dội, thủ các huyệt thuộc kinh túc Thái âm, Quyết âm, châm cho xuất hết huyết lạc [55].Bệnh cổ họng bị tý, lưỡi bị cuốn, trong miệng khô, Tâm phiền, Tâm thống, mép trong cánh tay đau, tay không đưa được lên đến đầu, nên thủ huyệt ở ngón tay áp út phía ngón út, cách móng tay như lá hẹ [56].Giữa mắt bị đau, đỏ, bắt đầu đau từ khoé mắt trong, nên thủ huyệt Âm kiểu [57].Bị chứng Phong kinh làm cho thân mình bị vặn gãy ra sau, trước hết nên thủ huyệt của kinh túc Thái dương ở giữa kheo chân, châm xuất huyết ở huyết lạc [58]. Nếu trung khí có hàn khí, nên thủ huyệt Tam Lý [59]. nếu bị bí tiểu, nên thủ huyệt Âm kiểu và thủ huyệt nằm ở chòm lông Tam mao, xuất huyết lạc [60].Con trai bị bệnh cổ độc, con gái như bị tử, thân thể, thắt lưng, cột sống như bị rã rời, không muốn ăn uống, trước hết nên thủ huyệt Dũng Tuyền, châm cho ra máu, nên xem kỹ vùng trên bàn chân, nếu bị thịnh, nên châm cho xuất huyết cho hết mới thôi [61].THIÊN 24: QUYẾT BỆNHChứng Quyết đầu thống làm cho mặt như bị sưng lên, khởi lên Tâm phiền, thủ huyệt ở kinh túc Dương minh và Thái âm [1].Chứng Quyết đầu thống làm cho mạch ở đầu bị đau, tâm bi, thường hay khóc, nên xem cái động mạch ở đầu, nếu ngược lại bị thịnh, phải châm xuất huyết cho hết, sau đó mới điều bổ kinh túc Quyết âm [2].Chứng Quyết đầu thống xảy ra 1 cách vững chắc, đầu nặng mà đau, nên châm tả 5 hàng mạch trên đầu, mỗi hàng 5 huyệt, trước hết thủ huyệt ở kinh thủ Thiếu âm, sau đó thủ ở kinh túc Thiếu âm [3].Chứng Quyết đầu thống làm cho ý hay quên, dùng tay đè lên không thấy nơi nào đau, nên châm vào nơi động mạch ở 2 bên phải và trái của đầu và mặt, sau đó mới thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm [4].Chứng Quyết đầu thống trước hết làm cho cổ gáy bị đau, ứng với thắt lưng và cột sống, trước hết thủ huyệt Thiên Trụ, sau đó thủ huyệt ở kinh túc Thái dương [5].Chứng Quyết đầu thống làm cho đầu bị đau nặng, mạch ở trước và sau tai như dâng vọt lên, phát nhiệt, châm tả, xuất huyết, sau đó thủ huyệt ở kinh túc Thiếu dương [6]. Chứng Chân đầu thống làm cho đầu bị đau nặng, não bị đau suốt, tay chân bị hàn đến tận các đốt (tiết), trường hợp này chết, không trị được [7].Chứng đầu thống (mà) không thủ các huyệt du để chữa, đó là vì người bệnh bị té, bị đánh, ác huyết lưu lại bên trong, phần cơ nhục bị thương, bị đau chưa khỏi, nếu thấy châm được nơi đau thì châm, nếu không được thì không thể thủ du huyệt ở xa [8].Chứng đầu thống (mà) không thể châm được, đó là chứng đại tý gây thành ác hoạn (bệnh tật khó khăn), gặp ngày Phong đều xảy ra, chúng ta chỉ có thể làm giảm bớt thôi, không thể hết được [9].Chứng đầu thống, hàn 1 bên, trước hết thủ huyệt ở kinh thủ Thiếu dương, Dương minh, sau đó thủ ở kinh túc Thiếu Dương, Dương minh [10].Chứng Quyết tâm thống, đau ra đến vùng lưng, hay bị khiết túng, như có cái gì từ ngoài sau đến chạm vào Tâm, làm cho người bệnh bị gù lưng, đó gọi là Thận tâm thống; trước hết thủ huyệt Kinh Cốt, Côn Lôn, nếu như đã phát châm rồi mà bệnh vẫn không khỏi, thủ thêm huyệt Nhiên Cốc [11].Chứng Quyết tâm thống làm cho bụng bị trướng, ngực bị đầy, Tâm càng bị đau nhiều hơn, gọi là chứng ‘Vị Tâm thống’, thủ huyệt Đại Đô, Thái Bạch [12].Chứng Quyết tâm thống làm cho bệnh nhân đau như như dùng cây chùy đâm vào Tâm, Tâm bị đau nhiều, gọi là chứng ‘Tỳ Tâm thống’, thủ huyệt Nhiên Cốc, Đại Khê [13].Chứng Quyết tâm thống làm cho sắc mặt bị xanh, xanh như mầu của người chết, suốt ngày không thở được 1 hơi dài, gọi là chứng ‘Can Tâm thống’, thủ huyệt Hành Gian, Đại Xung [14].Chứng Quyết tâm thống, nếu nằm hoặc nhàn rỗi thì Tâm thống được giãn, bớt, khi nào hoạt động thì đau nhiều hơn, không biến sắc mặt, gọi là chứng ‘Phế Tâm thống’, thủ huyệt Ngư Tế, Đại Uyên [15].Chứng Chân Tâm thống làm cho tay chân bị xanh cho đến các đốt ngón, Tâm bị đau nhiều, sáng phát chiều chết, chiều phát sáng chết [16].Chứng Tâm thống không châm được: • Ở trung bộ có cái gì thịnh tụ lại, không thể thủ các du huyệt để châm [17].• Trong ruột có trùng hà, và cógiun, tất cả đều không thể châm bằng tiểu châm [18]. Chứng Tâm trường thống làm cho bệnh nhân áo não mà đau đớn, (Những con giun này) tụ lại làm vùng (ngực và bụng) sưng lên, nó đi lên xuống, đau có lúc ngưng nghỉ [19]. Bụng bị nhiệt và hay khát nước, nước dãi chảy ra, đây là bởi con giun gây ra [20]. Dùng tay đè chúng lại, nên kiên trì đừng để đi sai chỗ, dùng kim lớn để châm, nên giữ thật lâu cho đến khi con giun bị bất động rồi mới rút kim ra [21]. Bụng đầy, đau 1 cách áo não (đó là chứng hà tụ) thành hình, từ giữa để đi lên trên [22]. Tai bị điếc không nghe được gì, nên thủ huyệt ở trong tai [23]. Nếu tai bị kêu, thủ huyệt ở động mạch trước tai [24]. Tai đau không châm được, đó là trong tai có mủ như là đang có rái tai khô, tai không nghe được [25]. Tai điếc, thủ huyệt ở ngón tay áp út ở phía ngón tay út, nằm ở chỗ giao nhục với móng tay [26]. Trước hết chọn huyệt ở tay, sau đó chọn huyệt ở chân [27]. Tai kêu, thủ huyệt nằm ở chỗ gần móng tay của ngón tay giữa, đau bên trái chọn huyệt ở bên phải, đau bên phải chọn huyệt ở bên trái, trước hết chọn huyệt ở tay, sau đến huyệt ở chân [28]. Xương đùi không đưa lên được, nên nằm nghiêng một bên để thủ huyệt, huyệt nằm ở chỗ mấu chuyền, châm sâu bằng kim viêm lợi châm, không nên dùng kim đại châm [29]. Bệnh tiêu ra máu, thủ huyệt Khúc Tuyền [30]. Chứng phong tý ngày càng tràn ngập tà khí, bệnh không thể khỏi được, chân như đang đạp trên băng tuyết, có lúc như đi vào nước nóng [31]. Từ đùi đến ống chân đều bị tràn ngập tà khí, Tâm phiền, đầu đau, có khi nôn, có khi bứt rứt, sau khi choáng váng thì mồ hôi ra, để lâu ngày thì mắt hoa, buồn mà hay lo sợ, đoản khí, như vậy sống không quá 3 năm thì phải chết [32].THIÊN 25: BỆNH BẢN Trước bệnh mà sau nghịch, trị bản [1]. Trước nghịch mà sau bệnh, trị bản [2]. Trước hàn mà sau sinh bệnh, trị hàn [3]. Trước bệnh mà sau sinh hàn, trị bản [4]. Trước nhiệt mà sau sinh bệnh trị bản [5]. Trước bị tiêu chảy mà sau sinh ra các bệnh khác, trị bản [6]. Ắt phải điều hòa (Tỳ vị) rồi sau mới trị các bệnh khác [7]. Trước bệnh mà sau bị mãn ở trung (Tỳ vị), trị tiêu [8]. Trước bệnh mà sau tiêu chảy, trị bản [9]. Trước bị mãn ở trung rồi sau đó mới bị Tâm phiền, trị bản [10].Có khi do khách khí, có khi do đồng khí [11]. Đại tiểu tiện bất lợi, trị tiêu [12]. Đại tiểu tiện lợi, trị bản [13].Bệnh phát ra (tà khí) hữu dư, đó là bản đến tiêu, trước hết trị bản, sau đến trị tiêu [14]. Bệnh phát ra chính khí bất túc, đó là tiêu đến bản, trước hết trị tiêu, sau đến trị bản [15]. Nên quan sát 1 cách tường tận vấn đề gián và thậm rồi dùng ý để điều hòa, nếu gặp gián thì cùng trị 1 lúc, nếu gặp thậm thì chỉ nên trị riêng [16]. Ví dụ, trước hết đại tiểu tiện bất lợi, rồi sau đó mới sinh ra các chứng bệnh khác, nên trị bản [17].THIÊN 26: TẠP BỆNH Bệnh quyết nghịch đi áp theo cột sống làm đau lên đến đỉnh đầu, đầu bị trầm trầm, mắt bị hoa hoa, cột sống ở thắt lưng bị cứng, thủ huyệt ở huyết lạc tại kheo chân thuộc kinh túc Thái Dương [1].Bệnh quyết nghịch làm cho lồng ngực bị đầy, mặt bị thũng, môi run cầm cập, bật ra tiếng nói rất khó, nếu nặng hơn, sẽ không nói chuyện được, thủ huyệt ở kinh túc Dương Minh [2].Bệnh quyết nghịch làm cho khí đi lên đến cổ họng, không nói chuyện được, tay chân lạnh, đại tiện bất lợi, thủ huyệt ở túc Thiếu Âm [3].Bệnh quyết nghịch làm cho bụng kêu ồ ồ, khi hàn khí nhiều làm cho trong bụng kêu róc rách, tiêu và tiểu rất khó khăn, thủ kinh túc Thái Âm [4].Cổ họng khô (ách), trong miệng nóng như có keo, thủ kinh túc Thiếu Âm [5].Trong gối bị đau, thủ huyệt Độc Tỵ, dùng kim viên lợi châm, châm xong rồi chờ cách khoảng thời gian để châm tiếp, dùng kim to như sợi lông đuôi trâu, châm gối đau như thế không còn nghi ngờ gì nữa [6].Cổ họng (hầu) bị tý không nói chuyện được, châm kinh túc Dương Minh, nếu còn nói được, châm kinh thủ Dương Minh [7].Bệnh ngược (sốt rét) không khát nước, cách ngày phát tác 1 lần, thủ kinh túc Dương Minh, nếu có khát nước và mỗi ngày phát tác, thủ kinh thủ Dương minh [8].Răng đau không sợ uống nước lạnh, thủ kinh túc Dương minh, nếu sợ uống nước lạnh, thủ kinh thủ Dương minh [9].Bệnh điếc mà không đau nhức, thủ kinh túc Dương minh; điếc mà đau nhức, thủ kinh thủ Dương minh [10].Chứng chảy máu mũi không ngừng, có máu bầm chảy ra, thủ kinh túc Thái dương, nếu máu bầm không chảy nữa, thủ kinh Thủ Thái dương; nếu không hết, châm huyệt nằm dưới xương uyển cốt, nếu vẫn không hết châm xuất huyết lạc ở kheo chân [11].Chứng lưng đau, trên chỗ đau bị lạnh, thủ kinh túc Thái dương, Dương minh, còn nếu trên chỗ đau bị nóng, thủ kinh túc Quyết âm; nếu không cúi ngửa được, thủ kinh túc Thiếu dương [12].Trong ngực bị nhiệt, muốn nôn, thủ huyết lạc ở kheo chân, thuộc kinh úc Thiếu Âm [13].Vì vui mừng và giận dữ mà không muốn ăn, tiếng nói ngày càng nhỏ, thủ kinh túc Thái âm [14]. Vì giận mà nói nhiều, châm kinh túc Thiếu dương [15].Hàm bị đau nhức, châm kinh thủ Dương minh, châm xuất huyết chỗ có thịnh mạch ở vùng má và lên đến Thái dương [16].Cổ gáy bị đau làm cho không thể cúi ngửa được, châm kinh túc Thái Dương, nếu làm cho không thể ngó ngoái lại phía sau thì châm kinh thủ Thái dương [17].Thiếu phúc bị đầy, to, lên trên chạy đến vùng Vị, đến Tâm, thân mình hơi bị dao động, có lúc bị hàn nhiệt, tiểu tiện bất lợi, thủ kinh túc Quyết âm [18]. Bụng đầy, đại tiện bất lợi, bụng to, khí cũng chạy lên đến ngực và cổ họng, thở suyễn mạnh, cổ khan, thủ kinh túc Thiếu âm [19]. Bụng đầy, ăn không tiêu, bụngsôi, không đi tiểu được, thủ kinh túc Thái âm [20].Chứng Tâm thống đau dẫn đến cột sống thắt lưng, muốn nôn, thủ kinh túc Thiếu âm [21].Chứng Tâm thống làm cho bụng bị trướng như có cái gì bị sợ lạnh, đại tiện bất lợi, thủ kinh túc Thái âm [22].Chứng Tâm thống đau dẫn đến lưng làm cho không thở được, châm kinh túc Thiếu âm, nếu không hết, châm kinh thủ Thiếu dương [23].Chứng Tâm thống kéo theo làm cho bụng dưới đầy, dưới trên không nơi nhất định, đại tiện khó khăn, châm kinh túc Quyết âm [24].Chứng Tâm thống chỉ có khí ngắn không đủ để thở mà thôi, châm kinh thủ Thái âm [25].Chứng Tâm thống nên chọn huyệt ngay ở (quanh) đốt xương thứ 9 để châm, trước hết dùng tay ấn lên chỗ phải châm, khi rút kim ra lại dùng tay ấn, ấn xong là hết ngay; nếu không hết, nên tìm các huyệt ở trên và ở dưới (huyệt) đã châm, khi nào đắc khí thì khỏi bệnh ngay [26].Hàm (má) bị đau, châm kinh túc Dương minh, ngay chỗ xương gãy quay hàm, nơi có động mạch quay quanh, châm xuất huyết xong là khỏi ngay; nếu không khỏi, nên ấn lên huyệt Nhân Nghênh của bản kinh (châm cạn), khỏi ngay [27].Chứng khí nghịch lên trên, châm nơi hãm huyết ở vùng ngực, rồi lại châm huyệt có động mạch ở dưới ngực [28].Bệnh Nuy quyết, nên trói tay chân người bệnh lại để làm cho họ bị bực bội, bấy giờ mới mở trói ra, Mỗi ngày 2 lần; Nếu có bị bất nhân là không còn cảm giác, nên chữa như vậy trong 10 ngày sẽ kết quả, đừng ngưng lại, đợi khi nào bệnh khỏi mới thôi [29].Bệnh Uyết nấc, nên dùng cọng cỏ châm nhẹ vào mũi để cho bị ách xì, xong sẽ khỏi bệnh, hoặc là làm sao để cho ngộp thở, xong ngước mặt lên dẫn khí ra ngoài sẽ khỏi, hoặc làm cho người bệnh bị sợ dữ dội cũng có thể khỏi bệnh [30]. Share this post Link to post Share on other sites