VULONG

Lớp Học Tứ Trụ Cao Cấp Tự Do Cho Tất Cả Mọi Người

37 bài viết trong chủ đề này

Lớp học Tứ Trụ cao cấp tự do cho tất cả mọi người

Bài 17 : Phương pháp tính điểm hạn

Chương 13

Phương pháp tính điểm hạn

Từ chương này, bạn đọc bắt đầu làm quen với Phương Pháp Tính Điểm Hạn. Phương pháp này có khả năng tính điểm hạn (đh) cho từng năm một, nghĩa là xác định xem một năm bất kỳ có hạn hay không, hạn đó nặng hay nhẹ đến mức độ nào và tìm cách giải cứu cho hạn đó .

I – Tìm các quy tắc tính điểm hạn

Muốn biết hạn của một người tại một năm nào đó (được gọi là lưu niên) có hay không, nặng hay nhẹ,…. , ta phải tìm được các quy tắc tính các điểm hạn. Do vậy muốn tìm được các quy tắc này chúng ta phải bắt đầu từ các ví dụ trong thực tế đã xẩy ra các hạn, sau đó đi tìm các yếu tố nào có thể dẫn đến hạn đó. Các yếu tố gây ra hạn đó chính là các quy tắc tính điểm hạn và số điểm của từng quy tắc phải được điều chỉnh sao cho đúng với bản chất thực sự khách quan của chúng (cứ tạm thời coi điểm hạn của các quy tắc này tuân theo định luật Vật lý về mệnh học của Thuyết Vũ Trụ Hẹp). Khi biết được tổng số các điểm hạn đã gây ra hạn của năm đó, ta so sánh số điểm đó với mức độ nặng nhẹ của hạn đã xảy ra, sau đó mới có thể lập lên bảng điểm hạn để diễn tả mức độ hạn nặng nhẹ theo số điểm

II – Các nguyên nhân chính gây ra hạn

1 – Các nguyên nhân trong tứ trụ (từ ví dụ số 1 tới ví dụ số 137).

Phần lớn các hạn do chính các yếu tố trong tứ trụ của người đó gây ra, (chiếm khoảng 60% trong tổng số các hạn?). Các yếu tố này chính là các tổ hợp quá xấu giữa tứ trụ, đại vận, tiểu vận và lưu niên của người đó gây lên (như hình, xung, khắc, hại, hợp ,…..).

2 – Các nguyên nhân bên ngoài tứ trụ (từ ví dụ số 158 đến 203)

Các hạn do các yếu tố bên ngoài tứ trụ gây ra (chiếm khoảng 40% ?):

a - Vợ khắc chồng, chồng khắc vợ, con cái khắc cha mẹ, cha mẹ khắc con cái... và kể cả các phương tiện vận chuyển giao thông....

b - Do phong thủy (tức là gió và nước trong lòng đất) của ngôi nhà hay khu đất người đó ở, hoặc không may đi vào vùng đất đúng vào giờ phút nó có sát khí quá nặng như vùng sông nước, vùng núi đá hiểm trở nguy hiểm, nơi có động đất, chiến tranh, khí độc...

c – Trong nhà hay dưới mặt đất của ngôi nhà

Đây là yếu tố mà mọi người thường gọi là nhà có ma. Những người ở trong các nhà này nhẹ thì chỉ bị ma quấy rầy, còn nặng thì bị ốm đau, tai nạn, có thể dẫn đến tử vong (thường là do trong nhà này có người chết oan ức hoặc dưới lòng đất của ngôi nhà đó có xương cốt của người chết hay ngôi nhà đó khi động thổ hay cất nóc vào các giờ cấm kỵ, tức là vào giờ tử…). Các yếu tố này thì tôi hoàn toàn không biết bởi vì tôi chưa được đọc một cuốn sách nào về lĩnh vực này.

d - Do chết bất ngờ

Như người đó không may đi trên một chiếc ô-tô, tầu thủy, máy bay….mà phương tiện vận tải đó đến ngày tận số, vì theo mệnh học chúng đều có tứ trụ, tức chúng đều phải có số mệnh (như chiếc tầu Titaníc chẳng hạn),…

Các hạn này do các yếu tố bên ngoài tứ trụ gây lên. Do vậy trong thực tế có rất nhiều tai họa đã xẩy ra (kể cả cái chết) không thể phát hiện bằng tứ trụ (mệnh) của người đó.

3 - Dự đoán hạn

Vì hạn do nhiều yếu tố gây ra như vậy, nên để dự đoán chính xác người ta thường phải kết hợp nhiều phương pháp dự đoán khác nhau. Tất cả các yếu tố này cùng một lúc tác động tới con người để gây ra hạn, và cái mà phản ánh nhanh nhất, chính xác nhất các hạn này chính là khuôn mặt của con người. Do vậy môn xem tướng mặt có thể phát hiện hạn xẩy ra trước vài tháng hay vài ngày, thậm chí có thể trước vài phút. Giá trị của môn xem tướng mặt là nó có thể giúp con người tránh được các hạn dược gây lên bởi các yếu tố bên ngoài của tứ trụ. Bởi vì các yếu tố này con người thường bị bất ngờ vì khó dự đoán trước được (trừ câu 2 phần a). Còn các yếu tố do tứ trụ (mệnh) của con người gây ra thì không có gì là bất ngờ cả, vì con người có thể dự đoán được nó từ khi mới sinh (kể cả câu 2 phần a).

Bởi vì tất cả các yếu tố này cùng một lúc tác động tới con người để gây ra hạn, do vậy phương pháp tính điểm hạn chỉ khi kết hợp được cả hai nguyên nhân này để xét điểm hạn cho mỗi hạn thì khả năng dự đoán chính xác mới có thể cao được (?). Hiện giờ tôi chưa có khả năng kết hợp được 2 nguyên nhân này để xét cho một hạn mà vẫn xét riêng từng nguyên nhân gây ra hạn. Hy vọng bạn đọc có thể giúp tôi giải quyết được vấn đề này.

Ví dụ về môn xem tướng mặt : Con của Trần Đoàn (Trần Đoàn tức Hi Di một nhà mệnh học nổi tiếng của TQ) một lần qua sông trên chiếc thuyền nhỏ, khi thuyền vừa rời bến đã hốt hoảng kêu lên “Không được đi nữa phải quay thuyền vào bờ ngay nếu không sẽ chết đuối hết”. Khi thuyền đã cập lại bờ thì bỗng nhiên có một người què cứ mặc nhiên chống nạng đi xuống thuyền, trong khi mọi người đang vội vã rời khỏi thuyền. Con của Trần Đoàn lúc đó lại kêu lên “Bây giờ thì chúng ta lại qua sông được vì đã có quý nhân đây rồi”. Khi con thuyền ra được giữa sông thì một cơn cuồng phong nổi lên làm con thuyền chao đảo như muốn lật úp, nhưng rồi nó cũng qua được tới bờ sông bên kia an toàn.

Vì sao con của Trần Đoàn lại dự đoán chính xác đến như vậy ? Trong sách có nói qua là khi thuyền vừa rời bờ con của Trần Đoàn nhìn thấy tất cả các lỗ mũi của mọi người trên thuyền đều có sắc ám mầu đen. Vì lỗ mũi là nơi lưu thông của hơi thở (tức là chỗ lưu thông của khí ngũ hành), cho nên khi có sắc ám mầu đen là hành của Thủy thì tất có tai họa về Thủy, do vậy phải rời khỏi sông nước ngay lập tức. Còn khi người què đi xuống thuyền thì lúc đó lỗ mũi của mọi người không còn sắc ám mầu đen nữa lên có thể tiếp tục qua sông. Tai họa này nếu có xẩy ra thì chúng ta không thể phát hiện qua Tứ Trụ của những người này được.

Đây là ví dụ tai họa về Thủy còn tai họa về đường hàng không (hay đường bộ) thì mầu sắc nào xuất hiện trên khuôn mặt hay lỗ mũi của mọi người đi trên máy bay (ô tô, tầu hỏa, …) sẽ báo hiệu sắp bị tai họa ? (hy vọng bạn đọc có thể giúp tôi trả lời câu hỏi này).

Những người giỏi về tướng mặt họ có thể nhìn và dự đoán khá chính xác mức độ nặng nhẹ của tai họa và khoảng thời gian sẽ xẩy ra tai họa đó.

(Tôi chưa tìm được một ví dụ nào có thể chứng minh tai họa được gây ra bởi cả 2 yếu tố này (bên trong và bên ngoài của tứ trụ)).

III - Điểm hạn với thực tế

Qua nhiều ví dụ tai họa đã xẩy ra trong thực tế nếu thừa nhận các điểm hạn chuẩn theo dự kiến của tôi như các điểm hạn của dụng thần, ngũ hành... cũng như các điểm hạn của hình, xung, khắc, hợp, hại, …., thì tổng điểm hạn tại một thời điểm của một năm có thể sẽ diễn tả được mức độ nặng hay nhẹ của tai họa đó như sau :

1 - Từ 4đh (điểm hạn) đến 4,4đh, chỉ có hạn nhẹ, có thể phải đến bệnh viện nhưng không phải nằm lại bệnh viện để điều trị.

2 - Từ 4,4đh đến 4,6đh, có hạn nặng, phải nằm điều trị ở bệnh viện, hoặc bị phá tài hay lao tù (dựa theo các thông tin của tứ trụ với tuế vận).

3 - Từ 4,6đh đến 4,8đh, hạn khá nặng có thể phải cấp cứu, hoặc bị phá sản hay lao tù nặng.

4 - Từ 4,8đh đến 4,9đh , hạn rất nặng có thể bị ngất.

5 - Từ 4,9đh đến 4,99đh, hạn cực nặng có thể tới mức chết lâm sàng.

6 - Từ 5,0đh trở lên có thể dẫn tới tử vong nếu không có cách nào giải cứu được.

Theo phương pháp này sai số có thể từ - 0,1đh tới + 0,1đh.

(Chú ý: Số điểm này chỉ do các yếu tố giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận gây ra, chưa tính tới các yếu tố trong môi trường mà người đó sống tác động vào Tứ Trụ, tuế vận và tiểu vận của người đó.)

IV – Các bước bắt buộc phải thực hiện

A – Trong tứ trụ :

1 - Xác định tứ trụ.

2 - Xác định các hợp có hóa hay không hóa cục.

3 - Xác định các thiên khắc địa xung (TKĐX).

4 - Xác định điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm.

5 - Xác định Thân là vượng hay nhược.

6 - Xác định dụng thần chính và vị trí của nó trong tứ trụ.

7 - Xác định các đại vận và thời gian của chúng.

8 - Xác định các cát thần và hung thần có khả năng gây ra điểm hạn của tứ trụ.

B - Tứ trụ với tuế vận (đại vận và lưu niên) và tiểu vận.

1 – Xác định can chi của năm cần dự đoán (lưu niên), cũng như xác định can chi của đại vận và 2 tiểu vận của năm cần dự đoán đó.

2 – Khi vào đại vận cần xác định tất cả các tổ hợp có hóa cục hay không hóa cục cũng như các TKĐX.

Đến lưu niên cũng phải xem như trên để xác định lại các tổ hợp và các TKĐX còn hay mất (vì đại vận thường xuất hiện trước lưu niên).

Xác định điểm vượng trong vùng tâm có phải tính lại hay không.

Xác định điểm hạn của các TKĐX, điểm hạn của các hóa cục cũng như của các Đại Chiến nếu có.

3 - Xác định điểm kỵ vượng của các can và chi.

4 – Xác định điểm hạn của dụng thần ở trong tứ trụ cũng như ở đại vận và lưu niên. Nếu xét hạn tại năm sinh thì dụng thần còn có thêm điểm hạn ở tháng cần dự đoán của năm đó.

5 – Xác định điểm hạn của Nhật can ở đại vận và ở lưu niên. Nếu xét hạn tại năm sinh thì Nhật can còn có thêm điểm hạn ở tháng cần dự đoán của năm đó.

6 – Xác định điểm hạn của các can khắc nhau kể cả các can trong hợp không hóa. Sau đó xác định đh của các can động này theo lệnh tháng, đại vận và lưu niên (thường được gọi là điểm hạn của can), cũng như đh của các cát thần và hung thần của các can chi ở tuế vận và tiểu vận (chú ý các can chi trong hợp hay trong tứ trụ không có điểm hạn của các thần này trừ Tứ Phế) .

7 – Xác định các điểm hạn của hình, tự hình, hại và tứ hình.

8 – Xác định điểm hạn của 4 chi giống nhau hợp với 1 chi không hóa hay 4 can hợp với 1 can.

8 – Xác định nạp âm của các trụ và tính điểm hạn của các nạp âm khắc nhau.

9 – Xác định đh Kình dương.

10 – Xác định đh thương quan gặp quan (chính quan).

11 – Xác định đh tuế vận cùng gặp.

12 – Xác định đh của các hóa cục trong tứ trụ bị phá.

13 - Tính tổng điểm hạn là bao nhiêu và xét xem tổng điểm hạn có được giảm hay không. Cuối cùng đó chính là điểm hạn của năm cần dự đoán, sau đó đối chiếu với bảng điểm hạn sẽ biết được hạn nặng hay nhẹ ra sao.

Qua các thông tin xuất hiện trong từng tai họa, chúng ta có thể dự đoán hạn đó có thể xẩy ra về bệnh tật, tai nạn, phá tài, bại quan hay lao tù. Điều quan trọng là cách giải cứu các hạn đó như thế nào? Nếu may mắn đã có người giải được và cho chúng ta biết thì thật quý báu vô cùng, nếu không chúng ta đành phải tự mình đi tìm cách giải cứu các hạn đó. Theo như sự hiểu biết của tôi thì đã có rất nhiều cách giải hạn hữu hiệu nhưng đáng tiếc hiện giờ chúng đang được cất dấu trong các cuốn sách gia truyền của một số người, không biết đến khi nào họ cho chúng ta biết các cách giải cứu đó?

Hiện tại chúng ta hy vọng những ai đã may mắn được các nhà mệnh học giải cứu sẽ cho chúng ta biết cách giải cứu đó như thế nào cùng với tứ trụ và năm hạn đó của họ cho mọi người biết qua các trang web lý số.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 18 - Các yếu tố cơ bản và các giả thiết của chúng

(Ở đây tôi sắp xếp lại thứ tự một số mục cho dễ hiểu)

Tuần Thứ Ba

Chương 14

Các yếu tố cơ bản và các giả thiết của chúng

I - Các yếu tố cơ bản gây ra điểm hạn

Thực chất của “Phương pháp tính điểm hạn” là từ các ví dụ cụ thể trong thực tế, chúng ta phải tìm ra các thông tin (giả thiết) có thể gây ra tai họa, sau đó chúng ta phải tự xác định điểm tai họa cho các thông tin này và điều chỉnh các điểm tai họa này cho phù hợp với càng nhiều ví dụ càng tốt.

Để tìm các điểm hạn thì chúng ta phải bắt đầu từ các yếu tố chính gây ra hạn đã được cổ nhân truyền lại tới bây giờ chủ yếu qua các định luật : Hình (1), xung (2), khắc (3), hại (4), hợp (5) ...ngoài ra tôi đã tìm ra một số các yếu tố mới như : Điểm hạn của can, điểm kỵ vượng .... Qua các ví dụ trong thực tế tôi đã xác định được các yếu tố chính này gây ra các điểm hạn (đh) như: +1đh ; +0,75đh, +0,5đh ; +0,25đh ; +0,13đh ; 0đh hay +0,3đh ; +0,15đh …cho các yếu tố xấu có thể gây ra tai họa và -1đh, -0,75đh, -0,5đh ; -0,25đh ; -0,13đh và 0đh cho các yếu tố tốt có thể ngăn chặn tai họa. Theo cách nhìn của các nhà Vật Lý thì các điểm hạn này không tuân theo cơ học cổ điển (các điểm hạn tăng có tính liên tục) mà tuân theo cơ học lượng tử (các điểm hạn tăng theo các bước nhẩy cố định). Do vậy chúng ta liên tưởng tới sự tương tác của ngũ hành là ở dạng khí trong thế giới vi mô (các hạt cơ bản vô cùng nhỏ).

Các yếu tố cơ bản này được viết tắt là cácY và các giả thiết của chúng chưa được xem là các quy tắc chính thức bởi vì hầu như đa số các giả thiết này tôi chưa có thêm các ví dụ để kiểm tra chúng có chính xác hay không.

II - Ứng dụng điểm hạn của ngũ hành

Y2 – Điểm hạn của dụng thần

Can làm dụng thần chính được gọi tắt là dụng thần.

31/20 - Nếu dụng thần ở tử, mộ hay tuyệt (các trạng thái ở tử, mộ hay tuyệt) tại lệnh tháng (chi của trụ tháng) có 0,5đh.

32/1 - Dụng thần ở tử, mộ hay tuyệt tại chi của lưu niên có 1đh.

33/5 - Dụng thần nhược (các trạng thái suy, bệnh, thai và dưỡng) tại lưu niên có 0đh.

34/2 - Dụng thần nhập mộ tại chi của đại vận có 1đh (bất kể Thân vượng hay nhược) :

35/126 - Tại năm sinh dụng thần có thêm điểm hạn ở tháng (chi của tháng đó) cần tính các điểm hạn (như tính ở lưu niên).

36/ (88/130) - Tại năm sinh, dụng thần tàng trong chi của Tứ Trụ bị khắc bởi can đại vận (cùng dấu) tại các tháng của lưu niên nếu can của tháng đó giống với dụng thần.

36a/28 - Vị trí của dụng thần chính trong tứ trụ (xem câu 2 phần I trong chương 10).

37/133 - Tại năm sinh, nếu Thân (Hỏa) vượng mà trong tứ trụ có 4 can là Hỏa, lệnh tháng là Tị hay Ngọ, kiêu ấn ít còn Thổ và Thủy quá yếu thì tại năm sinh dụng thần Thủy tàng chi bị khắc bởi các can Hỏa có cùng dấu ở trong tứ trụ hay ở tuế vận có max 1đh chỉ khi ở tuế vận hay ở các tháng của năm sinh xuất hiện can Hỏa có cùng dấu với dụng thần chính (?).

38/(1;25) - Dụng thần là can lộ hay tàng trong địa chi của tứ trụ, nếu can hay chi này hợp với tuế vận thì dụng thần được xem như vô dụng nên có 1đh, trừ trường hợp can hay chi mà dụng thần tàng hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của dụng thần (ví dụ 1). Nếu chi chứa dụng thần không hóa cục từ khi sinh mà nó không hợp với tuế vận hóa cục thì dụng thần có 1đh chỉ khi hành của dụng thần không giống hành của hóa cục này (ví dụ 25).

39/56- Nếu chi tàng chứa Dụng thần trong Tứ Trụ hợp với chi ở tuế vận có cùng hành với hành của dụng thần thì Dụng thần có thể không có 1đh khi tổ hợp này chỉ là lục hợp hay bán hợp không hóa (?).

40/15 - Can tàng chính tàng trong chi của tứ trụ vẫn có thể là dụng thần chính khi chi này hóa cục không cùng hành từ khi mới sinh.

41/127 - Nếu dụng thần chính tàng trong chi của tứ trụ ở trạng thái Lộc hay Kình Dương tại lệnh tháng mà bị tuế vận hợp thì dụng thần tàng ở trong các chi khác của tứ trụ có thể thay thế để làm dụng thần chính cho dù nó chỉ là can tàng phụ hay chúng chỉ ở trạng thái Lộc.

Y3 - Điểm hạn của Nhật can

61/6 - Nhật can nhập mộ đại vận chỉ khi Thân nhược mới có 1đh.

62/1 - Nhật can ở tử, mộ hay tuyệt ở lưu niên có 1đh.

63/2 - Nhật can nhược (các trạng thái suy, bệnh, thai và dưỡng) ở lưu niên có 0đh.

64/126 - Tại năm sinh Nhật can còn có thêm điểm hạn tại tháng cần tính điểm hạn (như tính ở lưu niên).

64a/ - Nếu nhật Can hợp với can tháng hay can giờ hóa thành hành khác với hành của Nhật Can (Cách hóa khí) thì hành của Nhật Can đã chuyển thành hành hóa khí, vì vậy lúc này Nhật can đã trở thành can giống can tàng trong lệnh tháng dẫn hóa cho hóa cục này.

64b/ - Nếu Nhật Can hợp với tuế vận hóa thành hành khác với hành của Nhật Can thì ta vẫn lấy dấu và hành của Nhật Can cũ để tính điểm hạn của nó ở tuế vận (nghĩa là hành của Thân không thay đổi).

Y5 – Can động và điểm hạn của can động

90 – Can động

90a - Can động, nó có nghĩa là can đó phải khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) các can khác (xem phần lý thuyết về TKĐX) hay nó khắc các hóa cục. Các can động có điểm hạn riêng của chúng và điểm hạn này chỉ có ở các can lộ khi chúng ở trong trạng thái động, gọi tắt là điểm hạn của can. Nếu các can ở trong cùng tổ hợp không hóa khắc nhau thì chỉ có các can này là động (bởi vì chúng không có liên quan gì tới các can giống với chúng ở bên ngoài tổ hợp này).

90b/ - Tất cả các can ở trong hóa cục không có điểm hạn này.

90c/ - Can tiểu vận không có điểm hạn này.

Ví dụ : Bính đại vận hợp với Tân trụ năm không hóa thì Bính và Tân là động (vì Bính khắc Tân), nhưng Bính ở trụ ngày (hay trụ giờ) là tĩnh vì nó không hợp được với Tân trụ năm, nhưng Bính trụ ngày là động nếu khắc được các can khác như Canh ở lưu niên hay nếu nó bị khắc bởi Nhâm hay Quý ở lưu niên cũng như nếu nó khắc được Kim cục.

90d/ - Nếu các can ở tuế vận khắc với nhau hay chúng khắc các can trong tứ trụ thì các can giống với các can này ở trong tứ trụ là động nếu chúng khắc được nhau.

91 – Điểm hạn của các can động (điểm hạn Can)

91a/8 – Với các can ở trong tứ trụ thất lệnh và các can ở tuế vận :

Nếu chúng vượng ở lưu niên thì chúng có điểm hạn đúng bằng điểm hạn của hành của chúng.

Nếu chúng chỉ vượng ở đại vận thì chúng có điểm hạn chỉ bằng ½ điểm hạn của hành của chúng.

Nếu chúng không vượng cả ở đại vận và lưu niên thì chúng có 0đh.

Các điểm hạn này giảm tỉ lệ thuận theo các lực khắc tới các can của chúng.

91b/2 - Với các can ở trong tứ trụ được lệnh :

Nếu chúng vượng ở lưu niên thì chúng không có điểm hạn.

Nếu chúng chỉ vượng ở đại vận thì chúng có điểm hạn chỉ bằng ½ đh của hành của chúng nhưng phải đổi dấu.

Nếu chúng nhược ở tuế vận thì chúng có điểm hạn đúng bằng điểm hạn của hành của chúng nhưng phải đổi dấu.

Các điểm hạn này không bị giảm khi các can của chúng bị khắc (phải thừa nhận).

91c/126 – Các trạng thái của các can tại năm sinh phải được xác định tại chi của tháng cần tính điểm hạn của năm đó.

(Trong Y7) - Điểm hạn của hóa cục

113/1- Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với ½ số điểm hạn của hành của hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành).

(Trong Y1) - Điểm hạn kỵ vượng

14/6 - Nếu một hành là kỵ 1 có điểm vượng trong vùng tâm (hay sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm hoặc sau khi tính thêm điểm vượng của tuế vận) lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv (sai số có thể từ -0,05đv tới +0,05đv) trở lên thì hành đó được gọi là hành kỵ vượng và nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv đến 19,99đv thì mỗi can hay chi (trừ các chi trong tứ trụ) của hành kỵ vượng có thể có điểm (hạn) kỵ vượng bằng đúng điểm hạn của hành của nó (chú ý điểm kỵ vượng của can hay chi tiểu vận chỉ bằng ½ ), còn nếu nó lớn hơn từ 20đv trở lên thì mỗi can chi của nó có thể có điểm kỵ vượng gấp 2 lần số điểm hạn của hành của nó, trừ các giả thiết 14a/135; 22/17; 23/8; 24/11...).

Ví dụ minh họa :

Ví dụ 10 : Bé trai Elgin Alexander Fraser (Canada) sinh ngày 10/4/2004 lúc 12,00’. Bị bệnh ung thư từ khi mới 8 tháng tuổi và được sống tới ngày 19/5/2007 lúc 19,45’.

Posted Image

Hình chụp với trung phong (Centre) Mike Fisher gần đây, khi còn sống

Posted Image

Ngày 19/5/2007 là năm Đinh Hợi thuộc đại vận (tức tiểu vận) Giáp Tuất (vì đã qua ngày sinh là 10/4). Mà mệnh này đến tháng 8/2012 mới bước vào đại vận đầu tiên là Kỷ Tị, vì vậy phải lấy tiểu vận để thay thế đại vận .

1 – Mệnh này Thân quá vượng mà kiêu ấn Hỏa ít (vì Ngọ hóa Thổ nhưng vẫn còn Đinh là tạp khí tàng trong Mùi không bị hóa Thổ) và thực thương đủ, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là quan sát Ất tàng trong Thìn trụ tháng. Thổ là kỵ vượng.

..................................................................

Qua sơ đồ trên ta thấy:

a - Ất tàng trong Thìn trụ tháng là dụng thần nhập Mộ ở đại vận Tuất nên có 1đh (được ghi bên trái của Tuất đại vận, còn bên phải để ghi cho Nhật can) và Tử (hay Mộ hoặc Tuyệt) ở lưu niên Hợi có 1đh (được ghi bên trái của lưu niên Hợi)..

b - Nhật can Kỷ nhược ở lưu niên Hợi có 0đh (nếu nó vượng có -1đh còn Tử, Mộ hay Tuyệt có 1đh) (được ghi bên phải của lưu niên Hợi).

c - Lục hợp của Giáp đại vận với Kỷ trụ ngày hóa Thổ thành công có 0,5đh (vì tổ hợp này có 2 can mà điểm hạn của hành Thổ là 0,5 nên Thổ cục có 2.0,5.1/2đh = 0,5đh nhưng số điểm này bị Giáp trụ năm khắc mất hết bởi vì Giáp vượng ở lưu niên Hợi.

d - Kỵ thần Thổ có 30,28đv lớn hơn hỷ thần Kim 10đh nên Thổ là hành kỵ vượng và có điểm kỵ vượng. Do vậy mỗi can Giáp và Kỷ trong Thổ cục có 0,5đh kỵ vượng (điểm này không bị giảm khi điểm hạn của Thổ cục bị khắc).

Tuất đại vận xung Thìn trụ tháng nên Tuất là động cũng có 0,5 đh kỵ vượng.

Nếu Thổ có 30,4đv trong vùng tâm tức nó lớn hơn Kim 20đv thì các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi.

e - Đinh lưu niên khắc Canh trụ giờ, vì vậy 2 can này được xem là động. mặc dù lực khắc này có 0đh vì Đinh nhược cả ở đại vận và lưu niên và dĩ nhiên Đinh không có điểm can vượng (nếu nó vượng ở lưu niên Hợi sẽ có 1đh đúng bằng điểm hạn của hành của nó, còn nếu nó chỉ vượng ở đại vận thì có 0,5đh). Canh trụ giờ mặc dù động nhưng nó thất lệnh và nhược cả ở đại vận và lưu niên nên không có điểm hạn can.

Giáp khắc Thổ cục nên Giáp thành động có -1đh, vì nó thất lệnh và vượng ở lưu niên Hợi.

f - Hợi thái tuế (chi của lưu niên) có 2 hung thần có 2.0,25đh (tất cả các hung thần đều có 0,25đh, còn cát thần đều có -0,25đh (nhưng nếu nó ở can chi tiểu vận thì điểm hạn của nó chỉ bằng 1/2).

g - Canh trụ giờ là Thương quan mặc dù gặp Quan là Giáp ở trụ năm nhưng nó không có điểm hạn vì Canh thất lệnh và nhược ở tuế vận.

h - Thân trụ năm hại Hợi thái tuế có 1đh (các điểm hạn về khắc, hình, tự hình hay hại của 1 can hay 1 chi với 1 can hay 1 chi khác đều có điểm lớn nhất là bằng 1đh, nạp âm khắc nạp âm cũng vậy).

k - Lửa đỉnh núi của đại vận có can của nó là Giáp vượng ở lưu niên nên khắc Đất mái nhà của lưu niên có 1đh.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 19 - Điểm hạn và khả năng của thiên can

Y4 – Điểm hạn và khả năng của thiên can

A - Điểm hạn của thiên can

65a/ - Các can khắc được các can khi hành của chúng khắc được nhau.

65b/ - Can trong tứ trụ không khắc được can ở tiểu vận và ngược lại.

65c/ - Can trong hợp không khắc được các can ngoài hợp và ngược lại.

66/1 - Một can vượng ở lưu niên (thái tuế) (lấy chi của lưu niên để xác định trạng thái vượng hay suy của nó) hay can tiểu vận vượng ở tiểu vận (lấy chi của tiểu vận để xác định trạng thái vượng hay suy của nó), nếu nó chỉ khắc một can có cùng dấu (tức là cùng dấu âm hay cùng dấu dương với nó) hay khác dấu thì lực khắc mà nó được sử dụng chỉ max là 1đk (chú ý các lực khắc của các can không bị giảm khi chúng khắc thêm các hóa cục), còn nếu nó khắc từ 2 can trở lên có cùng dấu hay khác dấu thì nó chỉ được sử dụng max là 1,5đk, nhưng nó chỉ có thể gây ra các điểm hạn như sau :

Nếu nó khắc 1 can cùng dấu thì nó chỉ gây ra max là 1đh.

Nếu………....2 ………………………………........….....1,4 đh.

Nếu …… …..3 ……………………………....………......1,3 đh

Nếu .............4 .......................................................1,2 đh.

Nếu .............5 .......................................................1,1 đh.

Nếu .............6 .......................................................1,0 đh.

Nếu nó khắc các can khác dấu thì điểm hạn mà nó gây ra tương tự như các trường hợp ở trên nhưng chỉ bằng ½ .

67/16 - Nếu một can chỉ vượng ở đại vận (lấy chi của đại vận để xác định trạng thái vượng hay suy của nó) thì nó chỉ có max 0,5đk để khắc 1 can và nó chỉ có thể gây ra max 0,5đh, cũng như nó chỉ có max 0,75đk để khắc từ 2 can trở lên và nó chỉ có thể gây ra max 0,75đh.

68/1 - Nếu các can ở tuế vận mà nhược ở tuế vận (tức nhược cả ở đại vận và lưu niên) thì chúng không có khả năng khắc các can khác.

69/2 - Nếu các can ở trong tứ trụ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận thì chúng chỉ có 0,25đk để khắc 1 hay nhiều can khác và chúng chỉ gây ra được max 0,25đh, còn nếu chúng thất lệnh và nhược ở tuế vận thì chúng không khắc được các can khác.

70/12 – Can đại vận hay can lưu niên khắc can tiểu vận thì điểm khắc của nó vẫn tính như bình thường nhưng điểm hạn mà nó gây ra bị giảm ½ .

71/1 – Can tiểu vận thì lấy chính chi tiểu vận để xác định trạng thái vượng hay suy của nó và điểm hạn mà nó khắc can đại vận và can lưu niên được tính như bình thường.

73/78 - Nếu có từ 4 can trở lên hợp với 1 can có ít nhất 0,5đh, còn từ can thứ 5 trở đi mỗi can được thêm …?đh.

74/8 – Lực khắc của các can bị khắc với các can khác giảm tỷ lệ thuận theo lực khắc chúng.

Ví dụ : Bính trong tứ trụ mà vượng ở lưu niên, nếu nó khắc được 1 Canh ở tuế vận thì khi đó Bính mới khắc được các Canh trong tứ trụ, vì vậy các lực khắc này gây ra các điểm hạn như sau :

a - Nếu nó khắc 2 Canh (một Canh ở tuế vận và một Canh ở trong tứ trụ) thì mỗi lực khắc gây ra 1,4.1/2.đh = 0,7đh với các Canh ở gần ; 0,7.1/2đh = 0,35đh với Canh cách 1 ngôi và 0,7.1/4đh = 0,18đh với Canh cách 2 ngôi.

b - Nếu Bính bị Nhâm hay Quý khắc có tổng cộng có 0,5đh thì mỗi lực của Bính khắc Canh sẽ bị giảm 50%đh.

c - Nếu Bính bị Nhâm hay Quý khắc tổng cộng có từ 1đh trở lên thì Bính không có khả năng khắc các can khác (tức là 1 Can bị khắc tổng cộng có xđh thì lực khắc của Can này với các Can khác bị giảm x%đh).

B – Khả năng và tính chất của thiên can

75/ - Các hóa cục chỉ có các chi trong tứ trụ không được tính trong các trường hợp đưới đây (bởi vì chúng không có khả năng tác động lên trên và các can cũng không có khả năng khắc được chúng) và ta quy ước các can chủ khắc nói dưới đây là vượng ở lưu niên nếu không nói nó nhược hay vượng.

75a/ - Nếu các can trong tứ trụ thất lệnh và nhược ở tuế vận thì chúng không có khả năng khắc các hóa cục.

Nếu các can trong tứ trụ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận thì chúng chỉ có thể khắc mất ¼ điểm hạn của hóa cục.

Nếu các can chỉ vượng ở đại vận thì chúng chỉ có thể khắc mất ½ điểm vượng của các hóa cục và nếu các can vượng ở lưu niên thì chúng có thể khắc hết điểm hạn của các hóa cục.

75b/1 - Các can có khả năng dẫn hóa cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục, trừ can tiểu vận chỉ dẫn hóa cho tổ hợp của chi tiểu vận hóa cục (xem câu 9 của phần III trong chương 6).

76/83 – Hành đầu tiên của các can hay các chi và hành mới của chúng sau khi chúng hóa cục vẫn có khả năng dẫn hóa cho 2 hành này.

77/29 - Các can trong tứ trụ không có khả năng khắc được các hóa cục của các can ở tuế vận với tiểu vận hay của tuế vận với nhau (bởi vì các hóa cục này ở quá cao) nhưng chúng khắc được các hóa cục này nếu có thêm hóa cục có cùng hành ở dưới (trừ các hóa cục có cùng hành của các chi trong tứ trụ) bởi vì các hóa cục này có khả năng liên kết với nhau và khi đó chúng được xem như một hóa cục.

77a/ - Các can trong tứ trụ có thể khắc hết điểm hạn của một hóa cục chỉ có 2 hoặc 3 can chi và khi đó chúng còn khắc được các can có cùng hành với hóa cục này.

78/30 - Các can trong tứ trụ không thể khắc được các hóa cục (kể cả hóa cục của các can ở tuế vận và tiểu vận bởi vì chúng có thể liên kết với nhau) có cùng hành có tổng số ít nhất 5 can chi nhưng các can có cùng hành với các hóa cục này không bị các can khác khắc chỉ khi các hóa cục này có ít nhất 5 can chi có điểm hạn.

79/31 – Các can trong tứ trụ không khắc được 2 hóa cục có cùng hành có ít nhất 4 can chi và các can cùng hành với các hóa cục này nếu hành của các hóa cục này là kỵ vượng.

80/(32;36;55) – Các can trong tứ trụ không khắc được một hóa cục có 4 hay 5 chi nhưng các can cùng hành với hóa cục này vẫn bị khắc như bình thường nếu hóa cục này không có ít nhất 2 chi có điểm hạn và điểm hạn này phải được gấp đôi.

...........................

86/76 – Hành của Thân là kỵ vượng mà trong tứ trụ có từ 5 can chi tỷ kiếp trở lên (kể cả can trụ ngày), nếu các can tỷ kiếp ở trong tứ trụ chỉ bị can của tuế vận khắc thì các lực khắc này không có điểm hạn nhưng các điểm hạn khác của các can này vẫn có và chúng vẫn bị giảm như bình thường (vd 76), nhưng nếu các can tỷ kiếp ở trong tứ trụ bị 1 can trong tứ trụ khắc thì tất cả các lực khắc sẽ có điểm hạn như bình thường (vd 36).

87/95 - Can đại vận khắc được dụng thần tàng trong chi trong tứ trụ chỉ khi nó cùng dấu với dụng thần và trong tứ trụ phải xuất hiện can giống với nó và can này không bị hợp, khi đó các can giống với nó ở các vị trí khác mới có thể khắc được dụng thần.

88/130 - Tại năm sinh, dụng thần tàng trong chi của Tứ Trụ bị khắc bởi can đại vận (cùng dấu) tại các tháng của lưu niên nếu can của tháng đó giống với dụng thần.

89/131 - Tại năm sinh nếu một can khắc can trụ năm và lưu niên thì điểm hạn của mỗi lực này bị giảm 50%.

Ví dụ minh họa :

Ví dụ 12 : Nam sinh ngày 21/5/1949 lúc 22,00’. Ônh ta bị phá sản vào năm 1989.

(Đây là ví dụ số 7 trang 539 trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa).

Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn và bài giải của tôi :

Posted Image

Năm 1989 là năm Kỷ Tị thuộc đại vận Ất Sửu, tiểu vận Kỷ Mùi và Mậu Ngọ.

1 – Nếu sử dụng giả thiết 27/12 (190/12) thì mệnh này Thân nhược mà kiêu ấn có 20đv nhiều hơn Thân, vì vậy kiêu ấn đã trở thành kỵ thần và nó là kỵ vượng bởi vì nó có 10đv nhiều hơn kỵ thần 1 là Hỏa (đây là trường hợp đặc biệt, vì Thân nhược thì Kiêu Ấn thường là hỷ thần nên điểm kỵ vượng của nó trong trường hợp này không được gấp đôi). Cho nên dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp là Canh tàng trong Tị trụ tháng.

Ta nhận thấy Tài tinh Mộc ít và quan sát cũng ít, do vậy Mộc có tác dụng chế ngự kiêu ấn Thổ có lợi hơn là làm hao Thân, vì vậy Mộc là hỷ thần có -0,5đh, Hỏa có 1đh (vì nó sinh cho kỵ thần Thổ và khắc dụng thần Kim là xấu nhất) còn Thổ có 0,5đh và Thủy có 0,5đh.

....................................................

Ta thấy:

a - Ất đại vận vượng ở lưu niên Tị, vì vậy nó có max 1,5đk (điểm khắc) để khắc các can khác. Nhưng ở đây nó khắc 5 can nên chỉ có thể gây ra max là 1,1đh. Do vậy mỗi lực khắc chỉ có thể gây ra 1.1: 5 đh = 0,22 đh , riêng điểm hạn của lực khắc Kỷ tiểu vận bị giảm ½ còn 0,11 đh.

3 Kỷ trong Tứ Trụ thuộc hành Thổ là hành kỵ vượng bị can đại vận khắc nên có điểm kỵ vượng, vì vậy mỗi can này có 0,5 đh kỵ vượng, khi đó Kỷ lưu niên và Kỷ tiểu vận cũng bị khắc mới có điểm kỵ vượng. Kỷ lưu niên có 0,5đh còn Kỷ tiểu vận chỉ có 0,5.1/2 = 0,25 đh kỵ vượng.

Mỗi điểm kỵ vượng này bị khắc 0,22 đh nên chỉ còn 0,5.0,78 = 0,39 đh (chú ý Kỷ lưu niên có thêm 0,5 đh can động, nó cũng bị giảm như điểm kỵ vượng), riêng điểm hạn của Kỷ tiểu vận còn 0,25.0,89 = 0,22 đh.

Ất đại vận vượng ở lưu niên có -0,5đh. Các Kỷ trong Tứ Trụ được lệnh và vượng ở lưu niên nên không có điểm vượng của can động.

....................

Có 2 Hợi trong Tứ Trụ khắc Tị thái tuế nên tổng điểm hạn được giảm 50% (tức chúng có khả năng giải cứu). Điều này hầu như các cao thủ Tử Bình từ Cổ tới Kim không hề biết (?), nếu có biết chắc chỉ có “Manh phái” của người mù biết mà thôi (?).

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 20 - Điểm hạn và khả năng của địa chi

Y6 – Điểm hạn và khả năng của địa chi

92/ - Theo “Phương Pháp Tính Điểm Hạn” thì chi đại vận ở trạng thái động đầu tiên, vì vậy nó có thể tác động (như xung, khắc, hình, hại, hợp) với các chi khác đầu tiên, sau đó mới đến các chi trong tứ trụ và chi tiểu vận, cuối cùng mới là Thái tuế (chi của lưu niên). Nếu các chi này tác động được với nhau thì khi đó các chi giống với chúng ở trong tứ trụ (không bị hợp) mới có khả năng như vậy (trừ chi tiểu vận).

1 - Điểm hạn của địa chi

92a/ - Các chi động trong tứ trụ hay giữa tứ trụ với tuế vận xung hay khắc với nhau gần cũng như chi của đại vận xung hay khắc với chi của lưu niên (thái tuế), mỗi lực có 0,3đh nếu chúng không là Thổ, và 0,15đh nếu chúng là thổ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Chi đại vận xung hay khắc với chi tiểu vận cũng như chi của tiểu vận xung hay khắc chi của lưu niên chỉ có 0,15đh nếu chúng không là Thổ và 0,07đh nếu chúng là Thổ. Các chi trong tứ trụ xung hay khắc nhau điểm hạn bị giảm ½ nếu chúng cách 1 ngôi và ¾ nếu chúng cách 2 ngôi.

92b/ – Riêng Thái tuế (chi của lưu niên) bị các chi khác (kể cả chi tiểu vận) khắc, mỗi lực có thêm 1đh, còn Thái tuế bị xung (kể cả các chi là Thổ) mỗi lực có thêm 0,5đh.

92c/ – Riêng lệnh tháng (chi của trụ tháng) bị các chi khác khắc gần có thêm 0,5đh, còn nó bị xung gần có thêm 0,25đh.

(Chú ý : Các lực xung hay khắc gây ra các điểm hạn này không liên quan đến điểm vượng của chúng).

2 - Các lực xung, khắc hay hợp của các địa chi

93a/ - Ở đây, các chi không cần phải động và các lực này chỉ để xét khả năng tranh hay phá hợp của các địa chi. Các lực này hoàn toàn phụ thuộc vào độ vượng của chúng ở lưu niên (năm cần dự đoán).

93b/ - Các chi trong tứ trụ và chi tiểu vận với các chi ở tuế vận cũng như chi đại vận với chi lưu niên (thái tuế), chúng đều được xem là gần nhau.

93c - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi trong tứ trụ từ khi mới sinh (khi tuế vận được xem như chưa xuất hiện) được xác định bởi chính điểm vượng của chúng tại lệnh tháng (chi của trụ tháng).

93d/ - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi tại một năm (lưu niên) bất kỳ được xác định bởi điểm vượng của chúng ở lưu niên đó như sau :

Điểm vượng của các chi trong tứ trụ chính là điểm vượng trung bình của chúng tại lệnh tháng, đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên.

Điểm vượng của chi tiểu vận và đại vận chính là điểm vượng trung bình của chúng tại chi đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên.

Điểm vượng của chi lưu niên là điểm vượng của nó tại chi của lưu niên. (thái tuế)

a - Lực hợp của các địa chi bị giảm

94/ - Lực hợp của 1 chi với y chi bị giảm :

94a/21 - (y - 1)/y.đv nếu nó hợp với mỗi chi gần.

94b/ - 1/3.(y - 1)/y.đv nếu nó hợp với chi cách 1 ngôi.

94c/ - 1/2.(y - 1)/y.đv ...................................... 2 ngôi.

b - Lực xung hay khắc của các địa chi

95/ Lực của 1 chi xung hay khắc với 1 hay nhiều chi và hợp với y chi bị giảm :

95a/19 - y/(y + 1).đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi gần.

95b/56 - y/(y + 1).đv và thêm 1/3.đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi cách 1 ngôi.

95c/89 - y/(y + 1).đv và thêm 1/2.đv ....................................với mỗi chi cách 2 ngôi.

3 - Các lực trên bị giảm thêm như sau :

96a/(30;70;79;89) - 2/3.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 1 hay 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi gần với nó (chỉ xét về ngũ hành) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả chi này bị hợp nhưng không hóa cục). (vd 68; 77).

96b/ - ½.đv nếu nó, hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi (chỉ xét...) cách 1 ngôi giữa chúng (kể cả chi này ...).

96c/ - 2/3. ½.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) cả chi gần và cách 1 ngôi (chỉ xét ...) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả các chi này ...).

4 - Khả năng phá hợp và các tính chất của địa chi

97/ Các quy ước : Một chi xung hay khắc với tam hợp hay tam hội có X chi, nghĩa là tổ hợp này có tổng cộng X chi, còn với lục hợp hay bán hợp có X chi thì có nghĩa là chỉ có nhiều nhất X-1 chi trong tổ hợp hợp với chi này.

98/7 - Nếu các địa chi xung nhau phá được hóa cục thì cũng phá được tổ hợp của nó (còn các TKĐX có thể phá được cả cục và hợp hoặc vẫn còn hợp).

99/77 - Nếu giữa tứ trụ, tiểu vận và tuế vận có 4 chi hợp với 1 chi không hóa thì mỗi chi có 0,4đh, riêng chi tiểu vận có 0,2đh chi thứ 5 trở đi mỗi chi được thêm.... đh ?

100/(19;22;61) - Tý, Ngọ, Mão và Dậu giữa tiểu vận và tuế vận xung với nhau chỉ phá được bán hợp, lục hợp hay tam hợp có 3 chi, trừ chi tiểu vận tử, mộ hay tuyệt ở tuế vận.

101/61 - Nếu Mão hay Dậu ở tiểu vận mà tử, mộ hay tuyệt ở tuế vận thì nó xung tuế vận phá được các bán hợp hay lục hợp chỉ khi có thêm TKĐX với trụ có chi đó.

102/64 - Tý, Ngọ, Mão và Dậu xung gần với nhau luôn luôn phá được bán hợp hay lục hợp (trừ câu 101/61).

103/ - Dần, Thân, Tị và Hợi hay Thìn, Tuất, Sửu và Mùi xung với nhau phá được các bán hợp hay lục hợp chỉ khi lực xung của nó bằng hay lớn hơn lực hợp và khi chúng xung gần nhau có thể phá được tam hợp không hóa có 3 chi nếu lực xung của chúng bằng hay lớn hơn lực hợp của tam hợp đó.

104/20 - Tý, Ngọ, Mão và Dậu trong tứ trụ xung gần với nhau phá được tam hợp trong tứ trụ hay tam hợp ngoài tứ trụ có 4 chi (bởi vì lực liên kết của tam hợp ngoài tứ trụ có 4 chi chỉ tương đương với tam hợp trong tứ trụ có 3 chi), còn nếu chúng xung với nhau giữa tứ trụ với tuế vận hay giữa lưu niên với đại vận thì chúng chỉ phá được tam hợp có 3 chi không hóa.

105/21 - Tý, Ngọ, Mão và Dậu trong tứ trụ xung nhau gần chỉ phá được tam hội ngoài tứ trụ có 3 chi (bởi vì lực hợp của nó chỉ tương đương với lực hợp của tam hợp trong tứ trụ có 3 chi).

106/61 - Tý, Ngọ, Mão và Dậu cách 1 hay 2 ngôi trong tứ trụ xung nhau không phá được tam hợp hay tam hội nhưng phá được bán hợp hay lục hợp khi lực xung của nó không nhỏ hơn lực hợp.

Ví dụ minh họa :

Ví dụ 67: Nam sinh ngày 29/2/1956 lúc 2,30’sáng. Anh ta bị cấp cứu vì bệnh gan vào mùa hè năm 2004.

Posted Image

Mùa hè năm 2004, nó là năm Giáp Thân thuộc đại vận Ất Mùi và tiểu vận Mậu Dần.

1 - Tứ trụ này có Thân vượng mà kiêu ấn nhiều, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh Tân tàng trong Sửu trụ giờ. Mộc là kỵ vượng.

................................................

Theo lý thuyết ta thấy 2 Dần trong Tứ Trụ và Dần Tiểu vận cùng xung thái tuế Thân, trong đó :

Dần trụ ngày xung thái tuế Thân có 0,3đh và thêm 0,5đh (vì thái tuế bị xung)

Dần tiểu vận xung từ trong tiểu vận ra ngoài là thái tuế nên có 0,3đh và thêm 0,5đv (chú ý: chi đại vận xung hay khắc chi tiểu vận chỉ có 0,13đh nếu chi không là Thổ, và 0,07đh nếu chi là Thổ).

Dần trụ tháng xung thái tuế có 0,3 đh và thêm 0,5 đh, khi đó thái tuế khắc lại Dần lệnh tháng có 0,5đh.

Có Dần trong Tứ Trụ xung thái tuế Thân nên nó mới có thể xung được Thân trụ năm, vì vậy Dần trụ ngày xung Thân trụ năm có 0,3.1/2đh = 0,15đh (vì cách 1 ngôi). Dần trụ tháng xung Thân trụ năm có 0,3đh, vì vậy Thân trụ năm khắc lại Dần lệnh tháng có 0,5đh.

Canh trụ tháng hợp với Ất đại vận không hóa nên Canh thất lệnh và vượng ở lưu niên (Thân) có -1đh can động và khắc Ất đại vận có 1.1/2đh = 0,5đh (vì trái dấu). Ất đại vận có 0,5.1/2đh kỵ vượng = 0,25đh (đây là trường hợp đặc biệt, vì chỉ có can đại vận (Ất) thuộc hành kỵ vượng mà bị Can trong Tứ Trụ (Canh) hợp và khắc mới có điểm kỵ vượng còn Giáp lưu niên cũng thuộc hành kỵ vượng hợp và khắc Kỷ trong Tứ Trụ nhưng không có điểm kỵ vượng).

Dần tiểu vận thuộc hành kỵ vượng nên xung thái tuế thành động mới có 0,5.1/2đh = 0,25đh kỵ vượng (vì nó là chi tiểu vận).

Mùi đại vận xung Sửu trụ giờ có 0,15đh.

Có 3 Dần xung thái tuế Thân nên có 2,5G (điểm giảm), nó tương đương với tổng điểm hạn được giảm ¼.

3 Dần (Mộc) xung khắc 2 Thân (Kim), vì vậy Kim và Mộc đều bị tổn thương. Mộc đại diện cho gan, và Mộc tử tuyệt vào mùa hè còn Kim thì vượng (tháng Ngọ và Mùi) nên vào mùa hè người này đã bị bệnh về gan.

.........................

(Chú ý: Tất cả các chi trong Tứ Trụ không có khả năng hình, tự hình hay hại chi đại vận nhưng chi tiểu vận và thái tuế có thể hình, tự hình và hại chi đại vận. Còn khi chi đại vận bị hợp thì tất cả các chi đều có khả năng hợp, xung hay khắc chi đại vận với mục đích chỉ để tranh phá hợp nên các lực này không gây ra điểm hạn.)

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin đính chính lại phần định nghĩa về ít, đủ và nhiều của Kiêu Ấn trong chương trình trung cấp ở đoạn sau:

"4 – Xác định dụng thần khi Thân vượng

Mẫu 1 : Kiêu ấn không có trong tứ trụ

Dụng thần đầu tiên phải là... (xem giả thiết 44/ ở chương 14).

(44/ - Nếu Thân vượng mà trong tứ trụ không có kiêu ấn (tức là không có cả các can tàng tạp khí của nó) thì dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh, sau mới lấy đến thực thương (nếu không có tài), cuối cùng mới phải lấy đến quan sát (nếu không có tài và thực thương).)

Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ

Kiêu ấn nhiều chỉ khi:

a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn.

b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng có ít nhất 1 trong 2 can chi này có điểm vượng vùng tâm từ 6đv trở lên.

Câu b này xin sửa lại là :

b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng phải có ít nhất 1 trong chúng được lệnh.

c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm.

Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14).

((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.)

Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ

Kiêu ấn đủ chỉ khi :

a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn và điểm vượng ở vùng tâm của chúng nhỏ hơn 6đv.

Câu a này xin sửa lại là:

a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn đều thất lệnh.

b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm.

Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14).

(46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.

47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.)"

Định nghĩa về ít, đủ hay nhiều của Thực Thương hay các thần khác cũng tương tự.

Thành thật xin lỗi mọi người.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ minh họa về khả năng tranh phá hợp của các địa chi.

Sau đây là ví dụ trong chủ đề "Khả năng tranh phá hợp của các địa chi" tại mục "Tử Bình-Bát Tự" này.

"Đây là ví dụ thứ 3 trong "Kỳ 4. Lấy lộc là tài" cuốn "Bát Tự Trân Bảo" của Đoàn Kiến Nghiệp được dịch bởi Phiêu Diêu trong mục Tử Bình bên trang web: "Huyền Không Lý Số".

"Ví dụ. Khôn tạo

Đinh Mùi - Kỷ Dậu - ngày Tân Sửu - Tân Mão

Mệnh này rất nhiều người lấy tài làm dụng thần, mão mộc cực suy, không có nguyên thần sanh trợ, về lý không thể làm dụng thần. Lấy lộc làm dụng thần, tài sát là kỵ thần. Vận quý sửu, năm canh thìn, cùng với người khác hợp tác đầu tư sản xuất dụng cụ chữa bệnh, kiếm rất nhiều tiền. Sửu thổ sanh kim, thìn thổ sanh kim, canh kim cũng không phải là kỵ thần lắm, là hợp tác với nhiều người đa phần về tiền bạc mà thôi."

Qua đoạn dịch này tôi không hiểu khi ông Đoàn Kiến Nghiệp đã "Lấy lộc làm dụng thần, tài sát là kỵ thân" thì dĩ nhiên ta phải hiểu Kiêu Ấn (Thổ) và Tỷ Kiếp (Kim) phải là hỷ dụng nhưng câu sau ông ta lại viết "canh kim cũng không phải là kỵ thần lắm" . Vậy thì ở đây phải hiểu như thế nào khi ông ta lấy Dậu (Kim) là Lộc làm dụng thần thì Canh không phải là Kim thuộc hành của dụng thần hay sao ?

Sau đây tôi sẽ chứng minh điều ông ta luận "Sửu thổ sanh kim, Thìn thổ sanh kim" nên phát Tài xem có đúng hay không ?

Sơ đồ minh họa "Vận quý sửu, năm canh thìn" như sau:

Posted Image

Trong tứ trụ có bán hợp của Sửu trụ ngày với Dậu trụ tháng hóa Kim nhưng trụ ngày bị trụ năm thiên khắc địa xung nên Kim cục bị phá chỉ còn tổ hợp. Do vậy điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm như trên.

Năm Canh Thìn thuộc đại vận Quý Sửu, tiểu vận Giáp Tý và Ất Sửu. Ta xét tiểu vận Giáp Tý.

1 - Tứ trụ này có Thân quá vượng mà Kiêu Ấn lại nhiều nhưng không thể là cách Kim độc vượng bởi vì có Đinh trụ năm được lệnh là Quan Sát của Thân Kim, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Ất tàng trong Mão trụ giờ.

2 - Theo sơ đồ trên ta thấy lực hợp của Sửu đại vận với Tý tiểu vận là (3 (của Sửu đại vận tại Sửu đại vận) + 2.5,1 (2 lần tại Thìn lưu niên)).1/3 (lấy điểm trung bình).1/2 đv (vì Sửu phải hợp với Dậu trụ tháng) = 2,2 đv là nhỏ hơn lực hợp của Thìn thái tuế với Tý tiểu vận là 8 (của Thìn tại Thìn thái tuế).1/2 đv (vì Thìn cũng phải hợp với Dậu trụ tháng) = 4 đv.

Ta xét tiếp lực hợp của Tý tiểu vận với Thìn lưu niên là (5,1 (của Tý tại Sửu đại vận) + 2.3 (2 lần tại Thìn thái tuế)).1/3 (lấy điểm trung bình).1/2 đv (vì Tý phải hợp với Sửu đại vận) = 1,85 đv là lớn hơn lực hợp của Dậu trụ tháng với Thìn thái tuế là (9 (của Dậu tại lệnh tháng) + 4,2 (tại Sửu đại vận) + 2.3 (2 lần tại Thìn thái tuế).1/4 (lấy điểm trung bình). 1/3 (vì Dậu hợp với 2 Sửu và Thìn thái tuế) đv = 1,6 đv.

Xin sửa lại đoạn này như sau:

Lực xung của Mùi trụ năm với Sửu đại vận là (6 (tại lệnh tháng) + 3 (tại Sửu đại vận) + 2.5,1 (tại lưu niên)).1/4 đv (tính điểm vượng trung bình).1/2 đv (vì Mùi phải hợp với Mão trụ giờ)= 2,4 đv là lớn hơn lực hợp của Dậu với Sửu đại vận.

Lực xung của Mùi với Sửu trụ ngày bị giảm thêm 1/3 (vì cách 1 ngôi) và giảm 2/3 (vì Mùi phải sinh cho Dậu gần), vì vậy nó chỉ còn 2,4.2/3.1/3 đv = 0,53 đv là nhỏ hơn lực hợp của Dậu với Sửu trụ ngày.

Lực xung của Mão trụ giờ với Dậu trụ tháng là (3,1 + 5,1 + 2.8).1/4 (điểm trung bình).1/2 (vì Mão hợp với Mùi trụ năm).1/3 (vì Mão phải khắc Sửu gần).2/3 (vì Mão xung Dậu cách 1 ngôi) đv = 0,67 đv là nhỏ hơn lực hợp của 2 Sửu với Dậu.

Do vậy Thìn thái tuế hợp được với Tý tiểu vận hóa Thủy còn Dậu trụ tháng chỉ hợp được với Sửu trụ ngày không hóa được Kim vì trụ năm Đinh Mùi thiên khắc địa xung với trụ ngày Tân Sửu và đại vận Quý Sửu nhưng nó vẫn còn bán hợp (vì 2 Sửu trong 2 trụ của bán hợp bị thiên khắc địa xung giống nhau).

Từ đây ta thấy chính Thủy cục này có tác dụng xì hợi Thân vượng để sinh cho Tài mộc, vì vậy mà người này đã phát tài (Kỷ trụ tháng mặc dù được lệnh nhưng suy nhược ở tuế vận nên lực khắc của nó với Quý đại vận và Thủy cục không mạnh (lực khắc này bị giảm 3/4), vì vậy Quý vẫn khắc được Đinh trụ tháng và cùng Thủy cục có thể sinh cho Tài mộc).

Qua ví dụ này chứng tỏ ông Đoàn Kiến Nghiệp không hề biết đến cách tính các lực tranh phá hợp của các địa chi nên mới ngộ nhận lấy Lộc (Kim) làm dụng thần cho Tứ Trụ này mà Thân kim đã quá vượng còn thêm "Sửu thổ sinh Kim, Thìn thổ Sinh Kim", Kim cực vượng thì phát tài kiểu gì khi Tứ Trụ không phải cách Kim Độc Vượng?".

Chú ý: Một chi khắc với một chi hay với nhiều chi thì các lực khắc này không bị giảm và chúng bằng nhau (trừ khi khắc chi cách ngôi hay phải sinh hay khắc với chi....như lý thuyết đã đề cập), còn một chi hợp với nhiều chi thì lực hợp của chi này với mỗi chi chỉ bằng phần thương của lực khắc của nó chia cho số chi mà nó phải hợp và riêng mỗi lực hợp này bị giảm thêm nếu .....(như lý thuyết đã đề cập).

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 21: Điểm hạn và khả năng của Thiên Khắc Địa Xung (TKĐX)

Y8 - Điểm hạn và khả năng của TKĐX

A - Điểm hạn của TKĐX hoàn toàn phụ thuộc vào can chủ khắc của nó như sau :

156a/ - 1 trụ TKĐK (có can và chi của nó đều là chủ khắc) với 1 trụ khác:

Nếu can chủ khắc của nó vượng ở lưu niên thì nó có 1đh.

Nếu can chủ khắc của nó chỉ vượng ở đại vận thì nó chỉ có 0,75đh.

Nếu can chủ khắc của nó ở tuế vận mà nhược ở tuế vận thì nó chỉ có 0,5đh.

Nếu can chủ khắc của nó ở trong tứ trụ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận thì nó có 0,5đh.

Nếu can chủ khắc của nó ở trong tứ trụ mà thất lệnh và nhược ở tuế vận thì nó chỉ có 0,25đh.

156b/(42;53a;70) - Điểm hạn của TKĐX bị giảm 2/3 nếu can chủ khắc của nó bị khắc bởi ít nhất 1 lực có 1đh (vd 42 ;157c) và TKĐX là vô dụng nếu can chủ khắc của nó bị khắc bởi ít nhất 2 lực cùng có 1đh (vd 70). Ðiểm hạn của TKĐX bị giảm 1/4 nếu can chủ khắc của nó bị khắc it nhất bởi 2 lực cùng có 0,7đh (vd 53a).

157/ – Nếu 1 trụ TKĐX (có can của nó là chủ khắc nhưng chi của nó chỉ là chủ xung hay các chi của nó là Thổ (hành của nó là Thổ)) với 1 trụ khác thì điểm hạn của nó hoàn toàn tương tự như các trường hợp TKĐK nhưng nó bị giảm ½ .

158/(68;161) – TKĐX* (có chi là Thìn và Tý) chỉ có khi các chi của nó ở gần nhau và các chi này không cùng ở trong tam hợp, khi đó điểm hạn của TKĐX* chỉ bằng 2/3 điểm hạn của TKĐX.

159/(12...) - Giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận nếu có các TKĐX (kể cả TKĐX*) thì ngoài điểm hạn chính của chúng, chúng còn được thêm điểm hạn phụ như sau:

Nếu chúng có 2 trụ TKĐX với nhau thì chúng có thêm 0,05đh.

Nếu .............. 3 ................. .............................................0,1đh.

Nếu................4 .............................................................. 0,3đh.

Nếu................5 .............................................................. 0,3.2đh.

Nếu................6 .............................................................. 0,3.5đh

Nếu ...............7 ...............................................................0,3.8đh ?

B - Các tính chất của TKĐX

159a/ Một trụ TKĐX (là nói chung cho cả TKĐK, TKĐX* và TKĐK*) với tam hợp hay tam hội có X chi, nghĩa là tổ hợp này có tổng cộng X chi, còn với lục hợp hay bán hợp có X chi thì có nghĩa là chỉ có X-1 chi trong tổ hợp hợp với chi này.

160/(12) - Nếu đại vận hay lưu niên TKĐX với tiểu vận thì điểm hạn của nó bị giảm ¾.

160a/27 - Nếu tiểu vận TKĐX với đại vận hay lưu niên thì điểm hạn của nó được tính như bình thường.

160b/7 – 1 trụ có khả năng TKĐX với các bán hợp và ngũ hợp (ví dụ 125) hay các tam hợp và tam hội không hóa có từ 3 chi trở lên (ví dụ 53a) nhưng nó không có khả năng TKĐX với tam hợp cục hay tam hội cục có ít nhất 4 chi.

(Chú ý : TKĐX với bán hợp hay tam hợp là chỉ tính chi của trụ TKĐX với các chi hợp với nó, còn TKĐX với tam hợp hay tam hội là tính tất cả các chi có trong tổ hợp đó).

161/55 – Nếu có it nhất 2 trụ giống nhau mà chúng chỉ TKĐX với 1 trụ khác thì điểm hạn của mỗi TKĐX được tăng ¼ .

162/(55;113;157a) – Một trụ (hay nhiều trụ giống nhau) TKĐX với ít nhất 2 trụ giống nhau thì điểm hạn của mỗi TKĐX bị giảm ¼ và nếu can chủ khắc khắc được 2 can của 2 trụ giống nhau này có điểm hạn thì điểm hạn của mỗi TKĐX bị giảm thêm ít nhất ¼ đh..

163/62 - Nếu tuế vận cùng gặp hay 2 trụ giống nhau ở trong tứ trụ TKĐK với các trụ khác giống nhau thì điểm hạn chính của mỗi TKĐK này được tăng gấp đôi, khi đó các trụ khác giống với hai trụ này TKĐK với các trụ đó điểm hạn cũng được tăng gấp đôi (hay 25% , 50% ?).

164/ - Các điểm kỵ vượng tại các can chi của một hóa cục vẫn còn khi điểm hạn của hóa cục này bị can khắc mất hết và dĩ nhiên điểm vượng của các can chi của hóa cục này không bị giảm.

165/55 – Nếu 1 trụ TKĐX với các trụ có các chi giống nhau của một tam hợp hay tam hội thì chúng chỉ được coi là TKĐX với 1 trụ của tam hợp hay tam hội đó.

166/(55;60;115) - Nếu lưu niên và trụ trong tứ trụ đang mang vận hạn TKĐX với nhau thì tất cả các điểm hạn của các lực xung hay khắc tới trụ này đều được tăng gấp đôi (riêng với lực của TKĐX được tính cả 2 chiều), nhưng nếu can của lưu niên là chủ khắc mà nhược ở tuế vận thì điểm hạn của các lực xung hay khắc vào trụ này không được tăng gấp đôi (trừ khi có thêm ít nhất 1 trụ giống với lưu niên TKĐX với trụ đang mang vận hạn (?)).

167/ - (bỏ vì sai).

168/ – Nếu lưu niên và trụ đang mang vận hạn TKĐX* với nhau thì các điểm hạn của các lực xung hay khắc vào trụ này được tăng gấp đôi ? (chưa có ví dụ để chứng minh).

169/128 - Tại năm sinh nếu trụ năm và lưu niên TKĐX với 1 trụ thì điểm hạn của các TKĐX này không được tăng ¼ (nhưng 1 trụ TKĐX với trụ năm và lưu niên vẫn bị giảm ¼ ?)

170/129 – Nếu tại năm sinh có một trụ trong tứ trụ và trụ năm (là trụ đang mang vận hạn) TKĐX với nhau thì tất cả các điểm hạn của các lực tác động vào trụ năm được tăng gấp đôi (kể cả các lực hình, tự hình và hại)

171/134 - Dưới 12 tháng tuổi nhưng khác năm sinh nếu trụ năm bị 1 trụ trong tu tru TKĐX thì các điểm hạn của các lực xung hay khắc vào trụ năm chỉ được tăng ½.

172/59 - TKĐX là vô dụng khi nó có ít nhất 1 can của nó là tranh hợp thật hay can chủ khắc của nó hóa cục.

C – Các chi của TKĐX hóa cục

173/(74;157b) - Nếu 4 trụ tạo thành hai cặp TKĐX khác nhau mà 4 chi của chúng hợp với nhau hóa thành 2 cục cùng một lúc và khắc nhau thì các TKĐX này chỉ phá được các hóa cục (trừ tam hội cục) nhưng vẫn còn các tổ hợp của chúng và các TKĐX này không có điểm hạn, trừ trường hợp 2 cặp TKĐX này có ít nhất 1 chi của chúng là Thổ thì các hóa cục này vẫn bị phá (trừ tam hội cục) và các TKĐX vẫn có các điểm hạn như bình thường (riêng tam hợp cục vẫn còn tổ hợp nếu nó chỉ bị TKĐX bởi 2 cặp TKĐX này).

174/146 - 2 chi của TKĐX không phải Thổ đều hóa cục có hành giống hành của chi của chúng, nếu TKĐX và 2 hóa cục này cùng xuất hiện một lúc thì các cục bị phá (trừ tam hợp cục và tam hội cục) nhưng còn lại các tổ hợp của chúng và các TKĐX này không có điểm hạn.

175/57 - Nếu 2 chi của TKĐX không phải Thổ đều hóa cục nhưng ít nhất có một hóa cục có hành không giống hành của chi của nó thì các hóa cục này vẫn bị phá (trừ tam hợp và tam hội) và điểm hạn của TKĐX vẫn có như bình thường.

176/61 - Nếu hai chi của TKĐK không là Thổ hóa thành 2 cục có hành giống hành của các chi của chúng thì TKĐX thành vô dụng khi trong chúng có ít nhất 1 hóa cục có trước TKĐX này.

177/89 – Nếu 2 chi của TKĐK không phải Thổ hóa cục có hành giống hành của các chi của chúng thì các hóa cục này không bị phá mà điểm hạn TKĐX được tăng gấp đôi chỉ khi TKĐX xuất hiện trước 2 hóa cục này hay cùng với một hóa cục nhưng trước hóa cục kia.

D - Khả năng phá hợp của TKĐX

177a/ - Nếu các tổ hợp và các thiên khắc địa xung cùng xuất hiện thì các tổ hợp luôn luôn được tạo thành trước, sau đó chúng mới bị thiên khắc địa xung bởi các trụ.

178/(37;42) – 1 trụ TKĐX với bán hợp cục hay lục hợp cục có thể phá được cục nhưng vẫn còn tổ hợp của nó và phá được tổ hợp nếu nó không hóa cục nhưng nó không thể phá được các hóa cục trong tứ trụ từ khi mới sinh nếu 2 chi của TKĐX này là Thổ.

179/60 – 2 trụ thiên khắc địa xung giữa tuế vận với Tứ trụ hay giữa tuế vận (kể cả tiểu vận) với nhau chỉ có thể phá được tam hợp không hóa có 3 chi giữa Tứ trụ với tuế vận nếu 2 chi của thiên khắc địa xung này là Tý với Ngọ hay Mão với Dậu còn nếu 2 chi này là Dần với Thân hay Tị với Hợi hoặc 2 chi này là Tý với Ngọ hay Mão với Dậu xung cách ngôi trong Tứ Trụ thì lực xung này phải không nhỏ hơn lực hợp.

180/(64;125) - Nếu 1 trụ TKĐK với 1 trụ mà chi của nó hợp với 3 chi giống nhau hóa cục thì TKĐX phá được cục này nhưng vẫn còn hợp và TKĐX phá được tổ hợp nếu chi này hợp với ít nhất 4 chi giống nhau không hóa.

181/136 - Nếu can của ngũ hợp ở tuế vận là chủ khắc hợp với can ở tuế vận và can trong tứ trụ thì liên kết của can chủ khắc với can ở tuế vận bị phá khi trụ của can bị khắc ở tuế vận TKĐX với trụ khác

182/ - (bỏ vì sai)

183/66 - Tam hợp cục bị phá cả cục lẫn hợp của nó khi có ít nhất 3 trụ TKĐX với nó.

184/55 – Nếu 2 trụ TKĐX với 1 trụ của tam hợp cục có 3 hay 4 chi (còn 5, 6...chi ?) thì chúng chỉ phá được cục nhưng vẫn còn hợp của nó và phá được hợp nếu nó không hóa cục.

185/157 - 2 trụ TKĐX với 2 trụ của tam hợp cục phá được cả cục và tổ hợp của nó.

186/(28;49) - Tam hội trong tứ trụ không hóa bị phá khi có ít nhất 2 trụ TKĐX với 2 trụ của nó còn tam hội hóa cục ngoài tứ trụ có 3 chi bị phá cả cục và hợp của nó.

187/146– Từ 3 trụ trở lên TKĐX với ít nhất 2 trụ của tam hội cục trong tứ trụ mới có thể phá được cả cục và hợp của nó.

188/(69;113) - Chỉ có 2 trụ TKĐX* với nhau không phá được bán hợp của Tý với Thìn tại các chi của TKĐX* và TKĐX* này không có điểm hạn nếu 2 chi của nó hóa Thủy nhưng nếu có 2 trụ TKĐX* (hoặc 1 trụ TKĐX và 1 trụ TKĐX*) với 1 trụ của bán hợp này thì chúng phá được cả cục và hợp tại chi của trụ đó.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 49 (Giải Mã Tứ Trụ): Đây là Tứ Trụ của cụ Thiệu Ung (Thiệu Khang Tiết) một đại sư lừng danh của Trung Quốc (mà cụ Thiệu Vĩ Hoa là cháu nội đời thứ 29) do nick LingLingLing đã đưa ra thách đố tôi dự đoán trong chủ đề “Uyên Hải Tử Bình - Thiệu Vĩ Hoa” tại mục Tử Bình bên trang web tuvilso.com (nay là tuvilyso.org) vào khoảng đầu năm 2007.

Xét hạn năm Đinh Dậu thuộc đại vận Đinh Dậu tức tuế vận gặp nhau.

Sơ đồ mô tả các điểm hạn như sau:

Posted Image

Năm cụ Thiệu Ung 46 tuổi là năm Đinh Dậu thuộc đại vận Đinh Dậu, tiểu vận Đinh Hợi và Bính Tuất. Ta xét tiểu vận Bính Tuất.

1 - Mệnh này Thân vượng mà kiêu ấn đủ, quan sát cũng đủ nên dụng thần đầu tiên phải là thực thương Đinh tàng trong Tuất ở trụ giờ.

2 – Trong tứ trụ có tam hội Hợi Tý Sửu không hóa.

3 – Năm Đinh Dậu và đại vận Đinh Dậu tức tuế vận cùng gặp có 1đh (vì đinh vượng ở lưu niên).

4 - Dụng thần Đinh mộ ở lệnh tháng nên có 0,5đh và vượng ở lưu niên có -1đh.

5 - Nhật can Giáp nhược ở lưu niên có 0đh.

6 – Đinh đại vận và Đinh lưu niên đều vượng ở lưu niên có -1đh và khắc 2 Tân, vì vậy mỗi lực có 0,7đh.

2 Tân thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên, vì vậy mỗi Tân có -0,5đh nhưng bị 2 Đinh khắc còn -0,5.0,3.0,3đh = .0,05đh.

Dậu thái tuế và Dậu đại vận, mỗi Dậu có 1 hung thần có 0,25đh. Tuất tiểu vận có 1 hung thần có 0,13đh.

7 - Dậu đại vận tự hình Dậu thái tuế có 1đh, hại Tuất trụ giờ có 1đh và hại Tuất tiểu vận có 0,25đh (vì nó là lực thứ 3).

Dậu thái tuế bị hình nên vẫn hại được Tuất trụ giờ có 1đh và hại Tuất tiểu vận có 0,25đh (vì là lực thứ 3 bởi Dậu thái tuế và Dậu đại vận tự hình với nhau).

8 - Nạp âm Lửa dưới núi ở tuế vận có can Đinh vượng ở lưu niên nên khắc kim trang sức trụ năm, đất trên tường trụ tháng và đất mái nhà tiểu vận, vì vậy mỗi lực khắc có 1.1/3đh = 0,33đh (vì Đinh đã sử dụng 1,5đk), riêng lực khắc nạp âm tiểu vận chỉ có 0,33.1/4đh = 0,08đh (khắc nạp âm tiểu vận bị giảm 3/4 đh).

Lửa đỉnh núi trụ giờ có can Giáp được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên khắc đất trên tường và kim trang sức, vì vậy mỗi lực chỉ có 0,5đh .

9 – 2 Đinh ở tuế vận là Thương quan gặp Quan là Tân trụ năm nên mỗi Thương quan có 1đh (vì Đinh vượng ở lưu niên).

Tổng số là 9,81đh. Số điểm này không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra giả thiết (nay đã thành quy tắc chính thức) :

“270/49 - Nếu 3 chi của tam hội trong Tứ Trụ liền nhau thì tổng điểm hạn được giảm ½ chỉ khi có ít nhất 2 trụ của nó động”.

Nếu sử dụng giả thiết này thì ở đây trụ năm và trụ tháng động (vì có 2 can Tân hay 2 nạp âm của nó bị khắc, còn trụ ngày tĩnh vì can, chi và nạp âm của nó không tác động với bên ngoài), do vậy tổng điểm hạn được giảm ½ còn 9,81.1/2dp = 4,91đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Cụ Thiệu Ung là một nhà dịch học nổi tiếng nên biết cách giải cứu. Thực tế gia phả của nhà cụ có viết “Mặc dù được vua mời ra làm quan trong triều đình nhưng cụ đã khước từ. Mãi đến khi qua năm Đinh Dậu cụ mới nhận lời và ra làm quan“. Qua đây chúng ta thấy đại vận Đinh Dậu là đại vận Thương quan (Đinh) gặp Quan (Tân ở trụ năm và tháng) và lại là đại vận có hình và hại (bởi vì có Dậu đại vận hại Tuất trụ giờ và tự hình Dậu thái tuế). Do vậy cụ biết đến năm Đinh Dậu tuế vận cùng gặp là năm hạn rất nặng, nên cụ vẫn chưa ra làm quan mà ở nhà để giải hạn (có thể cụ đã vào chùa hay sống ẩn dật trên núi cao hay rừng sâu để giải hạn).

Ta xét năm Đinh Tị

Posted Image

Cụ Thiệu Ung mất khi 66 tuổi, đó là năm Đinh Tị thuộc đại vận Ất Mùi, tiểu vận Mậu Thìn và Đinh Mão.

1 - Trong tứ trụ có tam hội Hợi Tý Sửu không hóa.

Vào đại vận Ất Mùi và năm Đinh Tị có Tị thái tuế xung hợi trụ năm và thêm Mùi đại vận xung Sửu trụ tháng cũng như giả sử đại vận Ất Mùi TKĐX với trụ tháng Tân Sửu và lưu niên ĐinhTị TKĐX với trụ năm Tân Hợi cũng không thể phá được tam hội này.

2 – Ta đã biết từ 65 tuổi đến 85 tuổi trụ mang vận hạn lại trở về trụ năm, nên tất cả các lực xung hay khắc vào trụ năm đều được tăng gấp đôi. Do vậy Lưu niên Đinh Tị TKĐK trụ năm Tân Hợi có 2.0,5đh (vì Đinh vượng ở lưu). Trụ tháng Tân Sửu TKĐX với đại vận Ất Mùi có 0,13đh (vì can Tân thất lệnh lại còn nhược ở tuế vận).

Có 4 trụ TKĐX với nhau nên có thêm 0,3đh.

3 - Dụng thần Đinh mộ ở lệnh tháng nên có 0,5đh và vượng ở lưu niên có -1đh.

4 - Nhật can Giáp nhược ở lưu niên có 0đh.

5 – Đinh lưu niên vượng ở lưu nên có -1đh can động và khắc 2 Tân nên mỗi lực có 0,7đh, nhưng lực khắc Tân trụ năm được tăng gấp đôi thành 1,4đh.

Ất đại vận vượng ở lưu niên có 0,5đh can động và khắc Mậu tiểu vận có 1.1/2.1/2 đh = 0,25đh (vì khắc trái dấu và khắc vào can tiểu vận). Ất còn có 1 cát thần có -0,25đh.

6 – Mùi đại vận hình Tuất trụ giờ có 1đh.

7 - Lửa đỉnh núi trụ giờ có can Giáp được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên chỉ khắc được đất trên tường trụ tháng và kim trang sức trụ năm có 1đh, vì vậy mỗi lực có 0,5đh, riêng lực khắc kim trang sức của trụ năm được tăng gấp đôi thành 1đh.

Cát trong đất lưu niên có Đinh vượng ở lưu nên khắc được kim trong cát của đại vận có 1đh.

8 – Đinh lưu niên là Thương quan gặp Quan là Tân ở trụ năm và trụ tháng nên mỗi Thương quan có 1đh (vì Đinh vượng ở lưu niên).

Tổng số có 6,91.1/2đh = 3,96đh (vì tam hội trong tứ trụ có 2 trụ của nó động). Số điểm này không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dị này chúng ta phải đưa ra giả thiết (nay đã thành quy tắc chính thức) :

"186/(28;49) - Tam hội trong tứ trụ không hóa bị phá khi có ít nhất 2 trụ TKĐX với 2 trụ của nó còn tam hội hóa cục ngoài tứ trụ có 3 chi bị phá cả cục và hợp của nó".

Nếu sử dụng giả thiết này thì tam hội Hợi Tý Sửu trong tứ trụ bị phá.

Tổng số là 8,61đh (số điểm hạn được mô tả ở sơ đồ trên) và nó không được giảm ½ (vì tam hội cục đã bị phá). Vì số điểm hạn quá cao nên cách đây vài trăm năm nhà mệnh học Thiệu Ung đã không tự giải cứu được.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 22 : Điểm hạn và khả năng của hóa cục

Y7 – Điểm hạn và khả năng của hóa cục

1 - Điểm hạn và các tính chất của hóa cục của các can chi

111/ – Trạng thái hành của hóa cục được xác định như 5 can dương.

112/ - Chỉ có 2 can hợp với nhau mới có khả năng hóa cục nếu có thần dẫn (xem câu 4 và 5 của phần II trong chương 6 hay xem giả thiết 108/(8;114)).

113/ - Các tổ hợp của các địa chi chỉ có thể hóa cục khi có thiên can dẫn hóa (xem câu 9 của phần III trong chương 6).

114/1- Điểm hạn của các hóa cục bằng chính tổng số các can hay chi có trong hóa cục đó nhân với ½ số điểm hạn của hành của hóa cục đó (trừ các chi trong tứ trụ đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành).

115/6 - Hóa cục là kỵ thần không sinh được cho hóa cục là hỷ dụng thần.

116/ - Hóa cục là hỷ dụng thần sinh cho hóa cục cũng là hỷ dụng thần như bình thường nhưng chúng có điểm hạn âm ?

117/24 - Mỗi can chi của hóa cục A sinh được cho hóa cục B ít nhất là 0,6đh chỉ khi hóa cục B là kỵ thần và hành của hóa cục B có 1đh và 0,3đh khi hành của hóa cục B có 0,5đh (can chi tiểu vận chỉ sinh được bằng ½).

118/25 - Thủy cục ở phía trên sinh cho Mộc cục là kỵ thần ở các địa chi trong tứ trụ, vì vậy Thủy cục này cũng có thể khắc Hỏa cục của các địa chi trong tứ trụ để gây ra đại chiến (ĐC).

Giải thích: Thủy ở trên trời là những đám mây mang hơi nước, khi gặp lạnh chúng ngưng tụ thành những hạt nước rơi xuống đất và nuôi cho cây cối phát triển, vì vậy nó cũng có thể dập tắt được lửa.

119/10 - Các điểm kỵ vượng tại các can chi của một hóa cục vẫn còn khi điểm hạn của hóa cục này bị can khắc mất hết và dĩ nhiên điểm vượng của các can chi của hóa cục này không bị giảm.

120/91 - Thủy cục của các chi có thể sinh cho lửa sấm sét cùng trụ, vì vậy tổng số lực khắc của lửa sấm sét này với các nạp âm khác được thêm 0,25đh chỉ khi lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác có điểm khắc và tổng điểm khắc này khi thêm 0,25đk không nhiều hơn tổng điểm khắc khi can của nó vượng ở lưu niên.

121/30 - Hóa cục của các chi (trừ hóa cục của các chi trong tứ trụ từ khi mới sinh (?)) có thể sinh cho các nạp âm cùng trụ, vì vậy lực khắc của mỗi nạp âm này với các nạp âm khác được thêm tổng cộng max 0,25đk chỉ khi lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác có điểm khắc và tổng điểm khắc này khi thêm 0,25đk không vượt quá tổng điểm khắc khi can của nó vượng ở lưu niên.

122/13 - Giữa tứ trụ với tuế vận có hóa cục, nếu các chi trong tứ trụ của hóa cục mới này đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành với hành của hóa cục mới này thì chúng không có điểm hạn.

123/8 - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận có tam hợp cục hay tam hội cục từ 4 chi trở lên mà hành của nó là kỵ 1 (hoặc sau khi tính lại hay tính thêm điểm vượng ở tuế vận) thì điểm hạn chính của hóa cục này được tăng gấp đôi và từ chi thứ 4 trở đi có điểm hạn, mỗi chi được thêm 0,25đh.

124/55 – Hóa cục giữa tứ trụ với tuế vận có 4 chi có điểm hạn, nếu điểm hạn của hóa cục này không được tăng gấp đôi thì nó không bị khắc bởi các can nhưng các can cùng hành với nó vẫn bị khắc như bình thường.

125/81 – Nếu hai hóa cục khắc nhau thì chúng có thể được tạo thành trong cùng một lúc nhưng hóa cục bị khắc không thể được tạo thành nếu nó có sau so với hóa cục là chủ khắc (vì nó bị cản phá bởi hóa cục là chủ khắc, trừ khi hóa cục chủ khắc quá yếu, xem ví dụ 86 và ĐC-1).

126/85 - Hóa cục ở can hay chi tiểu vận với can hay chi đại vận hay lưu niên chỉ có 1,5 chi (ở đây ta quy ước can hay chi tiểu vận chỉ được tính là 0,5 can hay 0,5 chi) mặc dù là chủ khắc và có trước nhưng nó quá yếu không thể cản phá được các hóa cục bị khắc có ít nhất 2 can chi mặc dù chúng có sau.

2 – Khả năng phá hợp của các tổ hợp

a – Các quy tắc ưu tiên hợp và hóa của các địa chi

127/ – Nếu trong tứ trụ hay giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận có tam hội, tam hợp, bán hợp hay lục hợp không hóa thì tam hội sẽ được ưu tiên trước nhất sau đó mới đến tam hợp rồi tới bán hợp (nếu lực hợp của lục hợp không lớn hơn lực hợp của bán hợp) và cuối cùng mới đến lục hợp.

128/ – Nếu trong tứ trụ hay giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có lục hợp, bán hợp, tam hợp hay tam hội có khả năng hóa thành cùng một hành thì tam hội được ưu tiên trước sau đến tam hợp rồi tới bán hợp (nếu bán hợp có lực hợp bằng hay lớn hơn lực hợp của lục hợp) và cuối cùng mới là lục hợp (kể cả các hóa cục của các chi trong tứ trụ từ khi mới sinh).

129/ – Nếu trong tứ trụ hay giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận có các tam hợp cục hay các tam hội cục, khi các hóa cục này bị phá bởi các chi hay các thiên khắc địa xung... thì các quy tắc ưu tiên hợp và hóa với các chi của tam hợp hay tam hội này mới có hiệu lực.

b – Khả năng phá hợp của các tổ hợp

130/ – Lục hợp cục hay bán hợp cục trong tứ trụ từ khi mới sinh chỉ bị phá khi :

a/ – Chi của nó bị xung hay bị khắc bởi chi có lực xung hay lực khắc lớn hơn lực hợp với chi bị xung hay bị khắc (riêng với lực xung hay lực khắc của bán hợp chỉ cần bằng lực hợp của lục hợp). Riêng các chi Tý, Ngọ, Mão và Dậu xung gần nhau thì luôn luôn phá được, không cần tính lực xung.

b/ - Theo quy tắc ưu tiên, đầu tiên là tam hội, sau đến tam hợp, cuối cùng mới đến bán hợp nếu hóa cục của chúng cùng một hành (riêng với bán hợp phải tính lực xung hay lực khắc và lực này chỉ cần bằng lực hợp của lục hợp).

c/88 – Tam hợp cục hay tam hội cục của tuế vận và tiểu vận nếu nó hợp được với ít nhất 1 chi trong hóa cục này.

d/ – TKĐX với hóa cục này nếu 2 chi của nó không phải là Thổ.

e/ - Nếu TKĐX và các hóa cục cùng xuất hiện từ khi mới sinh thì TKĐX có 2 chi là Thổ có thể không phá được các hóa cục này ?

131/(25;197) - Các bán hợp cục hay lục hợp cục bị phá khi lực hợp của các bán hợp hay lục hợp mới lớn hơn lực hợp của các bán hợp cục hay lục hợp cục cũ (riêng lực hợp của bán hợp chỉ cần bằng lực hợp của lục hợp), nhưng nếu chúng là các hóa cục của các địa chi trong tứ trụ từ khi mới sinh thì điều này chỉ đúng khi các tổ hợp mới này có thể hóa được cục có cùng hành với chúng.

132/ - Nếu hóa cục của can hay chi tiểu vận với tuế vận là chủ khắc chỉ có 1,5 can hay chi (vì can hay chi tiểu vận chỉ được tính là 0,5 can hay chi) thì nó không có khả năng cản được các hóa cục là bị khắc có ít nhất 2 can hay chi được tạo thành sau.

133/88 - Hóa cục chỉ có 2 can là chủ khắc có trước không cản phá được tam hợp cục hay tam hội hóa cục có ít nhất 4 chi là bị khắc có sau (xem thêm giả thiết 126/85).

3 - Các hóa cục khắc nhau

134/79 – Nếu giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận có 2 hóa cục khắc nhau được gọi là Ðại Chiến (ÐC) và điểm hạn của các hóa cục này luôn luôn có dấu dương.

134a/(147;212) – Nếu có 3 hóa cục là A, B và C mà A có thể sinh được cho B và B có thể sinh được cho C thì chúng không có khả năng gây ra ÐC nhưng nếu A phải ngăn cản (khắc) sự tạo thành của C (tức A phải được tạo thành trước C) thì nó không có khả năng sinh cho B và khi đó C vẫn được tạo ra nhưng không có điểm hạn và C không có khả năng nhận được sự sinh từ B (?).

134b/91 – Nếu giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận có 3 hóa cục A, B và C mà A có thể khắc B và B có thể khắc C thì chỉ có A và B gây ra ÐC còn B có thể khắc C nhưng không có điểm hạn, vì vậy C không thể sinh được cho A (?).

135/ - Điểm hạn của can hay chi ở tiểu vận tham chiến (nó được gọi là can hay chi phụ tham chiến) chỉ bằng ½ đh của các can chi khác tham chiến.

a - Đại chiến

136/79 - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận có ít nhất 2 hóa cục khắc nhau thì chúng được gọi là Đại Chiến (ĐC) và điểm hạn của các hóa cục này luôn luôn dương.

b - Điểm hạn của Đại chiến

137/91 - Nếu hóa cục có 1,5 can chi khắc hóa cục cũng chỉ có 1,5 can chi (tức 2 hóa cục này cùng ở tiểu vận) thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,3đh và hóa cục bị khắc vẫn khắc được các hóa cục khác nhưng lực khắc này không thể gây ra được các loại Ðại Chiến nhưng nó vẫn đủ khả năng khống chế các hóa cục đó không sinh được cho hóa cục khắc nó (?).

138/84 – Nếu hóa cục ở tiểu vận có 1,5 can chi là kỵ thần khắc hóa cục có từ 2 can chi trở lên thì nó vẫn chỉ gây ra ĐC và điểm hạn cho mỗi can hay chi tham chiến là 0,15đh

139/85 - Nếu hóa cục ở tiểu vận có 1,5 can chi là hỷ dụng thần khắc hóa cục cũng là hỷ dụng thần có từ 2 can chi trở lên thì nó vẫn chỉ gây ra ĐC và điểm hạn của mỗi can chi tham chiến là 0,15đh.

140/ – Nếu hóa cục có từ 2 can chi trở nên khắc hóa cục chỉ có 1,5 can chi thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là ...0,4đh (?).

141/79 – Nếu các hóa cục chủ khắc có từ 2 can chi trở lên mà ít hơn tổng số can chi của các hóa cục bị khắc thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,2đh.

142/80 – Nếu các hóa cục chủ khắc có từ 2 can chi trở lên mà nhiều hơn tổng số can chi của các hóa cục bị khắc cũng có từ 2 can chi trở lên thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,4đh.

143/81 - Nếu các hóa cục chủ khắc có từ 2 can chi trở lên mà bằng tổng số can chi của các hóa cục bị khắc thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,3đh.

144/81 - Nếu một hóa cục của ĐC là chủ khắc khi nó bị khắc mà điểm hạn của nó không bị mất hết thì điểm hạn của ĐC không thay đổi (?).

145/(61;84;87) - Nếu các chi trong tứ trụ của các hóa cục tham gia ĐC đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành thì chúng không có điểm hạn trong các hóa cục đó và chúng cũng không có điểm hạn trong đại chiến, trừ trường hợp nếu các hóa cục này không hợp với tuế vận thì mặc dù các chi của chúng không có điểm hạn trong các hóa cục đó nhưng chúng vẫn có điểm hạn trong Đại Chến.

(Chú ý : Tất cả can chi trong các hóa cục tham gia đại chiến đều được tính để xác định tổng số can chi tham chiến của mỗi bên).

146/87 - Các hóa cục của các chi trong tứ trụ không có khả năng khắc các hóa cục ở phía trên và ngược lại, trừ Thủy cục ở phía trên khắc được Hỏa cục của các địa chi trong tứ trụ gây ra ĐC và điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến được thêm ít nhất 0,01đh (vì nước mưa rơi xuống đất có thể dập tắt lửa và đại chiến ở đây là nước với lửa không phải là hơi nước với lửa).

147/88 - Nếu cung phối hôn hợp với tam hợp cục hay tam hội cục của tuế vận với tiểu vận gây ra đại chiến thì điểm hạn của đại chiến này có thêm ít nhất 0,25đh (trừ cung phối hôn đã hóa cục có cùng hành từ khi mới sinh?).

148/(114;206) - Các hóa cục của các can trong tứ trụ có từ khi mới sinh không bị mất khi hành của lệnh tháng thay đổi cũng như chúng không có khả năng cản được các hóa cục được tạo thành sau nhưng chúng vẫn có khả năng gây ra Đại Chiến và mặc dù các hóa cục này không có điểm hạn nhưng các can của chúng vẫn có điểm hạn trong ĐC như bìng thường.

149/158 - Nếu ĐC được gây ra bởi tam hội cục là chủ khắc có thái tuế và hành của nó cùng hành với hành của cả can và chi của lưu niên khi chúng chưa hóa cục thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến được tăng thêm 0,2đh nếu hóa cục chủ khắc có số can chi nhiều hơn 1 can chi so với tổng số can chi của hóa cục bị khắc, 0,4đh nếu nó nhiều hơn là 2 can chi, 0,6đh nếu nó nhiều hơn 3 can chi,... (tôi chưa có thêm ví dụ để kiểm tra giả thiết này).

c - Đại chiến 1 và điểm hạn của nó

150/89 - Nếu hóa cục của tiểu vận là hỷ dụng thần có 1,5 can chi khắc hóa cục là kỵ thần có từ 2 can chi trở lên thì nó được gọi là đại chiến 1 (ĐC-1). Nếu hành của hóa cục bị khắc có 0,5đh thì điểm hạn của ĐC-1 là tổng số của các can chi tham gia ĐC-1 nhân với :

0,65 nếu các hóa cục bị khắc có tổng số 2 can chi.

0,7 ......................................................3 ............

0,75.....................................................4 ............

0,8 ......................................................5 ............

0,85.....................................................6 ............

0,9 ......................................................7 ...........

(Chú ý : Điểm hạn của can hay chi tiểu vận tham chiến chỉ bằng ½).

151/90 - Nếu hành của hóa cục bị khắc có 1đh thì điểm hạn của ĐC-1 giống như giả thiết 150/89 ở trên nhưng các trường hợp tương tự được thêm 0,05đh.

152/92 - Nếu hóa cục chủ khắc trong ĐC-1 bị các can trong tứ trụ khắc mất 25%đh của nó thì điểm hạn của mỗi can hay chi tham chiến được thêm 0,25đh.

153/93 - Nếu hóa cục chủ khắc trong ĐC-1 bị các can trong tứ trụ khắc mất 50%đh của nó thì mỗi can hay chi tham chiến được thêm 0,38đh.

d - Đại chiến 2 và điểm hạn của nó

154/94 - Nếu hóa cục bị khắc trong ĐC là hỷ dụng thần, khi nó bị các can trong tứ trụ khắc mất 50%đh của nó thì ĐC trở thành đại chiến 2 (ĐC-2) và điểm hạn của ĐC-2 bằng tổng điểm hạn của ĐC và ĐC-1 khi 2 hóa cục này có số can chi bằng nhau, trong đó điểm hạn của ĐC-1 được xác định bởi số can chi của hóa cục chủ khắc.

155/ - Nếu tổng «số can chi tham chiến của các hóa cục bị khắc và chủ khắc trong ĐC-2 là khác nhau hay điểm hạn của hóa cục là hỷ dụng thần chỉ bị khắc mất 25%đh thì điểm hạn của ĐC-2 là …? Hy vọng bạn đọc có thể giúp tôi trả lời các câu hỏi này

Ví dụ minh họa :

Ví dụ 90 :

Posted Image

Tháng 3/1967 là năm Đinh Mùi thuộc đại vận Tân Tị và tiểu vận Đinh Dậu.

1 - Mệnh này Thân vượng mà kiêu ấn ít nên dụng thần đầu tiên phải là quan sát Canh tàng trong Thân trụ ngày (vì quan sát chỉ có 3 can chi, còn tỷ kiếp có 4 can chi và nắm lệnh). Mộc là kỵ vượng

2 – Trong tứ trụ có ngũ hợp của Giáp với Kỷ và tam hội Thân Dậu Tuất đều không hóa.

Vào đại vận Tân Tị và năm Đinh Mùi có:

Bán hợp của Tị đại vận với Dậu tiểu vận hóa Kim.

Tam hội Thân Dậu Tuất trong tứ trụ hóa Kim.

Bán hợp của Mão trụ tháng với Mùi thái tuế hóa Mộc (vì mặc dù Mộc cục có sau nhưng Kim cục của tiểu vận chỉ có 1,5 chi và tam hội Kim trong tứ trụ đều không có khả năng ngăn cản được nó). Do vậy Kim cục ở tiểu vận và Mộc cục đã tạo thành ĐC-1 (vì Kim cục là hỷ dụng thần có 1,5 chi còn Mộc cục là kỵ thần có 2 chi). Vì vậy bán hợp Kim có 1đh và tam hội Kim có 1,5đh, Mộc cục có 0,5đh và Mùi thái tuế hóa Mộc có 0,5đh kỵ vượng (chú ý : Hóa cục của các chi trong Tứ Trụ không có khả năng tham gia Đại Chiến, trừ khi nó là Hỏa cục bị Thủy cục phía trên khắc).

Nếu sử dụng giả thiết 150/89 thì điểm hạn của ĐC-1 là (3.0,65 + 0,33)đh = 2,28đh (vì Mộc cục là hóa cục bị khắc có 2 chi và hành của nó có 0,5đh).

3 - Dụng thần Canh tàng trong Thân của tam hội cục Kim trong tứ trụ không hóa có 0đh (vì khi tam hội Thân Dậu Tuất hợp với tuế vận hóa Kim có hành giống với hành của dụng thần Canh) và Canh vượng ở lưu niên có -1đh (xem giả thiết 38/1).

4 - Nhật can Giáp mộ ở lưu niên có 1 đh.

5 – Đinh lưu niên vượng ở lưu niên có -0,5đh và khắc Tân đại vận có 1đh. Đinh có 1 cát thần có -0,25đh

Đinh tiểu vận vượng ở tiểu vận nên khắc Tân đại vận có 1đh và Tân có 1 cát thần có -0,13đh.

Ất trụ năm được lệnh nhưng chỉ vượng ở đại vận nên có -0,25đh và Ất có 0,5đh kỵ vượng (vì bị Tân đại vận khắc).

Giáp trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên có -0,5đh và Giáp có 0,5đh kỵ vượng (vì bị Tân đại vận khắc).

6 – Tân của lưu niên là Thương quan vượng ở lưu niên, vì vậy nó gặp Ất của đại vận là Quan có 1đh (theo lý thuyết của tôi - cũng như của cụ Thiệu - thì các ví dụ thực tế đã chứng minh rằng Thương và Quan không ở trong hợp thì mới có thể gặp nhau và khi đó mới có thể có điểm hạn Thương gặp Quan. Điều này khác hẳn với các sách từ Cổ tới Kim là họ cho chúng gặp nhau tuốt kể cả khi chúng đã hóa thành cục, thật là "Khủng" ...).

7 - Đất trên thành trụ tháng có Kỷ thất lệnh nhưng vượng ở lưu nên khắc nước mưa lưu niên có 1đh nhưng can chi của nạp âm đều bị hợp trong đó chỉ có Mão hợp với tuế vận hóa cục nên bị giảm 25%đh còn 0,75đh.

Nước mưa lưu niên có Đinh vượng ở lưu nên khắc được lửa đỉnh núi trụ giờ có 1đh nhưng bị đất trên thành khắc mất 75%đh còn 0,25đh.

Tổng số có 9,15đh. Nếu ta sử dụng giả thiết 269/48 (nay đã thành quy tắc chính thức) thì tam hội cục trong tứ trụ không có 3 chi liền nhau nhưng có 2 trụ động nên tổng điểm hạn được giảm 1/3 còn 9,15.2/3.đh = 6,10đh. Số điểm này chấp nhận được.

Các nguyên nhân chính gây ra hạn này bởi các điểm hạn của ĐC-1, nạp âm, Hỏa khắc Kim và Mộc quá vượng đã chống lại Kim. Do vậy ta phải dùng Kim để giải cứu.

Trong tứ trụ có Mão hợp với Mùi thái tuế hóa Mộc gây ra ĐC- 1 và Kim (Tân) bị Hỏa (2 Đinh) khắc, vì vậy tai họa đã xẩy ra vào tháng Mão và nó thuộc mùa Xuân là mùa mà Hỏa và Mộc vượng, còn Kim ở tử tuyệt.

Tai họa này dễ liên quan tới 2 hành là Kim và Mộc.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 23 - Điểm hạn và các tính chất của nạp âm

Nói chung phần nạp âm này hầu như tôi chỉ dựa vào các ví dụ trong thực tế để xác định điểm hạn của chúng, mặc dù có giải thích một vài trường hợp nhưng chắc cũng chỉ là gượng ép, chưa có tính thuyết phục. Nhiều cái đến giờ tôi vẫn không hiểu được nó là cái gì như Lửa Dưới Núi chẳng hạn cũng như tại sao sách cổ viết về nạp âm của gỗ Lựu là “Gỗ Lựu gặp Lửa Mặt Trời có thể tốt mà cũng có thể xấu” ? Các ví dụ thực tế đã chứng minh chúng đúng là phức tạp như vậy.... Một điều mà ai ai cũng cảm thấy vô lý là sách cổ chỉ nói “Gỗ Đồng Bằng sợ Kim Lưỡi Kiếm” còn các loại gỗ khác không hề sợ, trong khi thực tế thì dao, kiếm, rìu, máy cưa...có ngán loại gỗ nào đâu...

Y10 - Điểm hạn và tính chất của các nạp âm

Chúng ta quy ước gọi nạp âm B có can hay chi C, can hay chi C của nạp âm B, nó có nghĩa là can hay chi C và nạp âm B ở trong cùng trụ.

Điểm hạn của nạp âm khắc các nạp âm khác hoàn toàn phụ thuộc vào độ vượng hay suy theo can của nó như sau :

195/5 - Nếu can của nạp âm vượng ở lưu niên thì tổng lực khắc của nạp âm và can của nó với các nạp âm và các can khác max là 2,5đk để có thể gây ra max 2,5đh, nhưng nạp âm này chỉ được sử dụng phần hiệu số của 2đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng.

196/16 - Nếu can của nạp âm ở tuế vận chỉ vượng ở đại vận thì tổng lực khắc của nạp âm và can của nó với các nạp âm và các can khác có max 0,75đk để có thể gây ra max 0,75đh, nhưng nạp âm này chỉ được sử dụng phần hiệu số của 0,75đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng

197/58 - Nếu can của nạp âm được lệnh (tức nó ở trong tứ trụ) nhưng chỉ vượng ở đại vận thì tổng lực khắc của nạp âm và can của nó với các nạp âm và các can khác max là 1,75đk để có thể gây ra max 1,75đh. Mặc dù nạp âm này chỉ được sử dụng max 1,5đk để có thể gây ra 1,5đh nhưng nó chỉ được sử dụng phần còn lại của 0,5đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng để khắc các nạp âm ở tuế vận, phần còn lại nó khắc các nạp âm trong tứ trụ.

198/1 - Nếu can của nạp âm được lệnh nhưng nhược ở tuế vận thì tổng lực khắc của can và nạp âm của nó với các nạp âm và các can khác max là 1đk để có thể gây ra max 1đh. Mặc dù nạp âm này có thể sử dụng 1đk để có thể gây ra 1đh, nhưng nó chỉ được sử dụng phần hiệu số của 0,5đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng để khắc các nạp âm ở tuế vận, phần còn lại nó khắc các nạp âm trong tứ trụ.

199/(11;30) - Nếu can của nạp âm thất lệnh nhưng chỉ vượng ở đại vận thì tổng lực khắc của can và nạp âm của nó với các nạp âm và các can khác max là 0,75đk. Mặc dù nạp âm này có thể sử dụng max 0,75đk để có thể gây ra 0,75đh nhưng nó chỉ được sử dụng phần hiệu số của 0,5đk trừ đi điểm khắc mà can của nó đã sử dụng để khắc các nạp âm ở tuế vận, phần còn lại nó khắc các nạp âm trong tứ trụ.

200/ - Nếu can của nạp âm thất lệnhnhược ở tuế vận hay can của nạp âm ở tuế vậnnhược ở tuế vận thì nạp âm này không có khả năng khắc các nạp âm khác.

201/(93;95,157) – Nạp âm là vô dụng (nó không khắc được các nạp âm khác) chỉ khi chi của nạp âm là Ngọ hay Mão bị khắc, trừ lực khắc của lửa mặt trời với các nạp âm khác chỉ bị giảm 50%đh (hay nó không bị giảm ?)

202/63 – Lực khắc của nạp âm với các nạp âm khác không bị giảm khi chi của nó bị xung hay bị khắc trừ giả thiết 201/.

202a/91– Thủy cục của các chi có thể sinh cho lửa sấm sét cùng trụ ...(tương tự như giả thiết 202 /30).

202b/30- - Hóa cục của các chi có thể sinh cho các nạp âm cùng trụ, vì vậy lực khắc của mỗi nạp âm này với các nạp âm khác được thêm tổng cộng max 0,25đk chỉ khi lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác có điểm khắc và tổng điểm khắc này khi thêm 0,25đk không vượt quá tổng điểm khắc khi can của nó vượng ở lưu niên.

203/(8;42) – Nếu can của nạp âm bị khắc bởi ít nhất 1 lực có 1đh thì nạp âm trở thành vô dụng còn nếu can của nó bị khắc ít nhất bởi 1 lực có 0,7đh thì điểm hạn của nạp âm khắc các nạp âm khác bị giảm ít nhất 3/4.

204/78 – Nạp âm là vô dụng khi can của nó bị khắc bởi 4 can, nếu mỗi lực này có ít nhất 0,5đh.

205/60 - Nếu lửa đỉnh núi không khắc được nước khe núi thì nước khe núi mới khắc được lửa đỉnh núi, các lực này có max 0,5đh.

206/(47;53;62) - Gỗ lựu gặp Lửa mặt trời có khoảng từ -1đh tới +1đh (vì theo sách cổ để lại thì gỗ lựu gặp lửa mặt trời có thể tốt nhưng cũng có thể xấu). Điểm hạn này phụ thuộc vào hành Kim là hành của can chi của nạp âm gỗ lựu (Canh Thân, Tân Dậu) :

a - Nếu Kim là hỷ dụng thần thì điểm hạn của gỗ lựu gặp lửa mặt trời có dấu dương, nó là xấu (bởi vì nó giúp lửa mặt trời mạnh thêm để khống chế hỷ dụng thần Kim).

b - Nếu Kim khắc hành của hỷ dụng thần thì điểm hạn này có dấu âm, nó là tốt (bởi vì Kim bị khống chế là tốt cho hỷ dụng thần).

c - Nếu can và chi của gỗ lựu ở trạng thái tĩnh hay can của gỗ lựu thất lệnh và nhược ở tuế vận hay gỗ lựu bị khắc bởi một lực có 1 đh thì điểm hạn này có thể là 0đh (?).

207/1 - Mặt trời khắc đất trên tường, lửa đèn, gỗ liễu, kim trang sức, mỗi lực có max 1đh. Lửa sấm sét khắc Kim lưỡi kiếm, đất trên thành....mỗi lực có max 1đh (xem bảng phía dưới).

208/37 - Gỗ đồng bằng khắc gỗ dâu có max 0,25đh.

209/13 - Đất ven đường, đất dịch chuyển, đất trên thành, đất mái nhà và đất trên tường khắc nước mưa, mỗi lực có max 1đh.

210/38 - Mỗi nạp âm khắc các nạp âm khác có max 2đh.

211/7 – Các loại nạp âm có hành là Thủy không khắc được lửa dưới núi. Lửa dưới núi không khắc được kim trang sức. Nước khe và nước suối khắc nước sông, mỗi lực có 0,25đh, còn nước mưa và nước sông khắc nước sông, mỗi lực có ... ?

212/11 - Đất trên thành, đất ven đường, đất mái nhà và đất trên tường khắc nước khe núi, mỗi lực có max 0,5đh, riêng đất dịch chuyển khắc nước khe núi có max 0,75đh

Giải thích: Nước khe núi thực chất bởi 2 phần, phần ở phía trên vẫn còn là xương mù, còn phần ở dưới là phần xương mù đã ngưng tụ thành các hạt nước rơi xuống tạo thành các dòng nước nhỏ chẩy ở vách đá và dưới khe núi. Cho nên đất trên thành, đất trên tường, đất ven đường hay đất mái nhà chỉ khắc được phần nước chẩy ở vách núi và khe núi còn phần xương mù phía trên không khắc được, do vậy chỉ gây ra 0,5đh là hợp lý. Chỉ có đất dịch chuyển (có thể coi như là bụi và dung nham của núi lửa (?)) khắc nước khe có 0,75đh (vì là bụi và dung nham của núi lửa dịch chuyển, nên phần bụi khắc được một phần sương mù phía trên nên có thêm 0,25đh).

213/30 - Đất trên thành, đất ven đường, đất mái nhà đất, trên tường và đất dịch chuyển khắc nước sông và suối, mỗi lực có max 1đh.

214/47a - Nếu can và chi của nạp âm đều bị hợp nhưng chỉ có can của nạp âm hợp với tuế vận mà nó có hành giống với hành của nạp âm và nó không bị khắc bởi chi cùng trụ thì lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác bị giảm 1/2 đh (?).

215/127 - Tại năm sinh, nạp âm của trụ năm và lưu niên khắc các nạp âm khác bị giảm ½ đh.

216/(6;46) - Nếu can và chi của nạp âm đều bị hợp nhưng chỉ có can hay chi của nó hợp với tuế vận và tổ hợp này phải hóa cục thì lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác mới bị giảm ¼ đh, nhưng nếu chi của nó hợp với tuế vận hóa cục có cùng hành với nạp âm này thì lực khắc này không bị giảm.

217/(9;24) – Nếu can và chi của nạp âm đều bị tuế vận hợp thì lực khắc của nạp âm này với các nạp âm khác bị giảm ½ điểm hạn nhưng nếu chi của nó hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của nạp âm này thì lực khắc này không bị giảm.

218/(4;31;16) – Nạp âm tiểu vận khắc nạp âm đại vận bị giảm ½ đh và nạp âm đại vận hay lưu niên khắc nạp âm tiểu vận bị giảm ¾ đh

219/46 - Nếu các nạp âm của nước sông và nước suối trong tứ trụ có các can của chúng được lệnh và vượng ở lưu niên hay chúng ở tuế vận mà vượng ở tuế vận thì lực khắc của chúng với các nạp âm khác không bị giảm mặc dù chúng bị khắc bởi các nạp âm khác.

Giải thích: Nếu can của các nạp âm là nước suối hay nước sông thất lệnh hay không vượng ở lưu niên nên chúng có ít nước, khi chúng bị các con đê chặn lại (bị khắc bởi các loại nạp âm là Thổ) thì chúng không thể tràn qua các con đê để khắc được các nạp âm khác như lửa đỉnh núi.

220/50 - Nếu nạp âm của 1 trụ bị khắc nhưng không có điểm hạn thì trụ đó được xem như nó không bị khắc.

221/(33;105) – Nếu không có lửa đèn tác động tới các nạp âm là gỗ thì khi các nạp âm là gỗ khắc kim giá đèn có 0,5đh chỉ khi can của chúng ở các trạng thái Lộc hay Kình Dương tại lưu niên (trừ gỗ lựu, có thể lực khắc của gỗ lựu bị giảm bởi vì can chi của gỗ lựu cùng có hành kim), còn nếu các nạp âm này ở trong tứ trụ mà các can của chúng nhược ở tuế vận thì chúng khắc kim giá đèn ở trong tứ trụ có 0,5đh chỉ khi các can của chúng phải ở trạng thái Lộc hay Kình Dương của lệnh tháng (trừ gỗ lựu). Ngoài 2 trường hợp này chúng khắc kim giá đèn chỉ có max 0,25đh.

Bảng điểm hạn của các nạp âm khắc nhau

Posted Image

Posted Image

Chú ý :

1 – Kim giá đèn * xem giả thiết 221/(33;105).

2 - Dấu * của Gỗ Lựu có thể từ -1đh tới +1đh.

3 - Các điểm hạn trong bảng này là lớn nhất khi chúng khắc nhau (tức can của chúng vượng ở lưu niên) mà tôi đã tìm ra được từ trong các ví dụ đã xẩy ra trong thực tế, tuy nhiên số ví dụ để kiểm tra chúng là quá ít, vì vậy các điểm hạn này có thể chưa chính xác.

4 - Ở đây tôi mới tìm được 1 trường hợp của nạp âm gỗ lựu gặp lửa mặt trời trong một vài trường hợp có điểm hạn âm.

Hy vọng bạn đọc có thể giúp tôi tìm thêm các điểm hạn mang dấu âm và dương mới cũng như kiểm tra lại tất cả các điểm hạn trong cuốn sách này.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 46 - trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ": Tứ trụ của minh tinh màn bạc Hollywood Christopher Reeve (thủ vai Superman).

Posted Image

Ngày 27/5/1995 là năm Ất Hợi thuộc đại vận Quý Sửu và tiểu vận Quý Sửu.

1 - Mệnh này Thân nhược mà Kim là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn/ Nhâm ở trụ năm.

2 – Trong tứ trụ có ngũ hợp của Giáp với Kỷ không hóa, lục hợp của Thìn với Dậu hóa Kim và bán hợp của Ngọ với Tuất không hóa (với nam, trong tứ trụ có 3 tổ hợp thường là người nổi tiếng).

Vào đại vận Quý Sửu và đến năm Ất Hợi có ngũ hợp của Ất trụ giờ với Canh ở lưu niên hóa Kim nên phải tính lại điểm vượng vùng tâm. Sau khi tính lại và tính thêm điểm vượng của tuế vận, kỵ thần Kim có 18,1đv, còn các hành khác không thay đổi. Do vậy Kim là kỵ vượng, vì vậy Kim cục có 0,5đh, Ất và Canh mỗi can và chi có 0,5đh kỵ vượng.

3 - Dụng thần Nhâm vượng ở lưu niên có -1đh .

4 - Nhật can Giáp vượng ở lưu niên có -1đh .

5 - Lửa đỉnh núi của trụ ngày có Giáp vượng ở lưu niên khắc được đất dịch chuyển của trụ tháng có 1đh, vì vậy đất dịch chuyển thành vô dụng (vì sao thì tôi chưa giải thích được, chỉ thấy áp dụng như vậy thì mới đúng cho các ví dụ tương tự khác).

Lửa đỉnh núi của lưu niên có Ất nhược ở tuế vận nên thành vô dụng.

Đất ven đường của trụ giờ có Canh được lệnh nên khắc được nước sông có 1đh nhưng vì can chi của nạp âm đều bị hợp nhưng chỉ có Canh hợp với tuế vận hóa Kim, nếu sử dụng giả thiết 216/6 thì lực khắc này chỉ bị giảm ¼ đh còn 1.3/4.đh = 0,75đh.

Nếu sử dụng giả thiết 219/46 thì nước sông có Nhâm được lệnh và vượng ở lưu niên khắc lửa đỉnh núi của trụ ngày và lưu niên mỗi lực có 1đh

6 – Trong tứ trụ đã có Thìn, Dậu và Ngọ đến năm Hợi có đủ tứ tự hình nên có 1đh.

Tổng số có 5đh. Số điểm này có thể chấp nhận được (vì các bác sĩ giỏi cấp cứu kịp thời, sự giải cứu này tương đương với khoảng -0,1đh, vì vậy anh ta mới thoát chết).

Các nguyên nhân chính gây ra hạn này bởi các điểm hạn của các nạp âm, tứ hình và do Kim quá vượng. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu (vì Thân Mộc là nhược) và kết hợp với giải cứu về tứ hình (giống như hình và hại).

Hạn đã xẩy ra vào tháng Tân Tị bởi vì nó TKĐK với lưu niên Ất Hợi và nó là tháng và mùa mà dụng thần Thủy ở tử tuyệt, còn Kim bắt đầu vượng, vì vậy Thủy không có khả năng làm dụng thần thông quan để hóa Kim sinh cho Thân (Mộc).

Christopher Reeve mất ngày 10/10/2004, đó là năm Giáp Thân thuộc đại vận Giáp Dần, tiểu vận Quý Hợi.

Posted Image

1 – Trong tứ trụ có:

Lục hợp của Thìn với Dậu hóa Kim:

Ngũ hợp của Giáp với Kỷ và bán hợp của Ngọ với tuất là không hóa.

Vào đại vận Giáp Dần có:

Tam hợp Dần Ngọ Tuất không hóa.

Ngũ hợp của Giáp đại vận và Giáp trụ ngày với Kỷ trụ tháng.

Đến năm Giáp Thân có:

Tam hội Thân Dậu Tuất hóa Kim (vì theo quy tắc ưu tiên lục hợp Kim bị phá bởi tam hội Kim là cùng hành và tam hợp Dần Ngọ Tuất bị phá vì nó không hóa cục).

Lục hợp của Hợi tiểu vận với Dần đại vận không hóa bởi vì Kim cục có trước đã ngăn cản.

Bởi vì Kim cục trong tứ trụ bị phá và chi Dậu của nó hợp với tuế vận hóa cục nên phải tính lại điểm vượng vùng tâm. Sau khi tính lại và tính thêm điểm vượng của tuế vận, kỵ thần Kim có 29,9đv, còn hỷ thần Mộc có 18,47đv. Do vậy Kim có điểm kỵ vượng. Tam hợp Kim cục có 0,75đv và Thân thái tuế có 0,5đh kỵ vượng.

Lục hợp Kim cục có 2 chi trong tứ trụ bị phá có -0,5đh, chi Thìn có 1đh và chi Dậu có 0,5đh.

2 - Dụng thần Nhâm vượng ở lưu niên có -1đh.

3 - Nhật can Giáp vượng ở lưu niên có -1đh.

4 – Giáp đại vận và Giáp lưu niên chỉ vượng ở đại vận nên mỗi Giáp có -0,25đh can động và khắc Kỷ, vì vậy mỗi lực khắc có 0,25đh.

Giáp trụ ngày thất lệnh chỉ vượng ở đại vận nên có -0,25đh và khắc Kỷ có 0,25đh.

5 - Lửa đỉnh núi của trụ ngày có Giáp thất lệnh chỉ vượng ở đại vận nên chỉ khắc được đất dịch chuyển của trụ tháng có 0,25.1/2.đh = 0,13đh (bởi vì Giáp đã dùng mất 0,5đh và can chi của nạp âm đều hợp với tuế vận).

Nếu sử dụng giả thiết 213/30 thì đất dịch chuyển của trụ tháng có Kỷ được lệnh và vượng ở lưu niên khắc được nước sông của trụ năm và nước suối của đại vận, mỗi lực có 1.1/2.87%đh = 0,44đh (vì can chi của nạp âm đều hợp với tuế vận và bị lửa đỉnh núi khắc mất 13%đh).

Đất ven đường của trụ giờ có Canh được lệnh và vượng ở lưu niên khắc được nước sông và nước suối, vì vậy mỗi lực có 1đh.

Nếu sử dụng giả thiết 219/46 thì nước sông của trụ năm có can Nhâm được lệnh lại vượng ở lưu khắc lửa đỉnh núi của trụ ngày có 1đh (mặc dù nó bị khắc bởi các loại nạp âm là Thổ).

Nước suối của đại vận có Giáp chỉ vượng ở đại vận nên nó không thể khắc được lửa đỉnh núi (vì nó bị khắc 1đp bởi đất ven đường).

Tổng số có 6,26đh. Tam hội kim cục ngoài tứ trụ có 2 chi khác nhau trong tứ trụ, vì vậy điểm hạn được giảm 1đh. Do vậy tổng số chỉ còn 5,26đh. Số điểm này chấp nhận được.

Các nguyên nhân chính gây ra hạn này bởi các điểm hạn của các nạp âm và Kim quá vượng. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu.

Trong tứ trụ có Dậu và Tuất hợp với Thân thái tuế hóa Kim cục đã gây ra tai họa, vì vậy tai họa dễ xẩy ra vào các tháng Dậu hay Tuất. Ở đây, tại sao tai họa không xẩy ra vào tháng Quý Dậu mà lại xẩy ra vào tháng Giáp Tuất ? Có thể giữa tứ trụ với tuế vận có 3 Giáp hợp với Kỷ trụ tháng, vì vậy vào tháng Giáp Tuất, có thêm Giáp đã tác động tới Kỷ thì tai họa mới xẩy ra (?)

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ mẫu về tranh hợp thật hay giả

Sau đây là ví dụ trong chủ đề “Giải đoán tb nhiều pháp….vui học làm chính…“ của Tyty trong mục Tử Bình bên trang web tuvilyso.org.

Tyty đã viết:

“Có ai thích giải vài tứ trụ mẫu...

theo pp của mình...? sao cũng được, miễn là ... đoán trúng ! :Thumb Up (đoán sai càng tốt, học hỏi là chính...)

(1) Nam nhân bị xử án tử hình trong vận Sát/Kiêu!

Hỏi: Năm nào trong đại vận này bị thọ án (xử bắn)?

Tứ trụ: Đinh Mùi - Ất Tị - Bính Tý - Quí Tị

đại vận: 2 tuổi Giáp Thìn, 12 tuổi Quí Mão, 22 tuổi Nhâm Dần

lưu niên trong vận Nhâm Dần: 89 Kỉ Tị, 90 Canh Ngọ, 91 Tân mùi, 92 Nhâm Thân, 93 Quí Dậu, 94 Giáp Tuất, 95 Ất hợi, 96 Bính Tí, 97 Đinh sửu, 98 Mậu Dần.

Luận theo Manh phái: "Nhật chủ quá vượng, cùng Quan Sát đối kháng, nhất định là mệnh phạm quan. Tòng thế mạnh của Quan Sát là bệnh, mục đích của nhật chủ là muốn chế phục Quan Sát thành ra cường lực của mình, vì Tý nằm ở chũ vị (trụ ngày). Vì vậy mà năm ??? xung khứ quan tinh mà phạm án, năm ??? thì có tượng hợp bán lộc mà bị chộp sau khi phạm tội giết người. Đến năm ??? thì bị xử bắn."

mấy chỗ " ??? " là câu hỏi... điền vào chỗ trống! nào nào, mời các chư huynh đệ... leo núi, xuống đèo, ra khơi...đi thôi... :D (cùng các bạn Tử Vi ghé qua đây chơi...: người này sinh ngày âm lịch: 4 tháng 4 năm Đinh mùi 1967).

Sửa bởi tyty: 22/09/2011 - 09:20 PM

Nguồn: http://tuvilyso.org/forum/index.php?/topic/4543-giai-doan-tb-nhieu-phap/page__pid__56502#entry56502

Copyright © TuViLySo.org

Sau đây là đáp án của Tyty:

“ tyty thấy giải cho rồi...

vì chắc kô còn ai thích chơi với mình...hihi

himama đoán trúng năm bị chích chết: là năm Nhâm Thân!

như thế này, trong bài thí dụ đó có 1 điểm chính yếu khi luận chết... đó là ở câu: "năm ??? thì có tượng hợp bán lộc mà bị chộp.." MP coi Lộc là thọ tinh, nếu Lộc bị phạm thì coi chừng tính mạng!“

tên gian ác kia bắt đầu vận Nhâm Dần đã thấy có mòi phạm tội... vì Nhâm Sát tinh ló ra, là quyền lực bắt đầu manh nha... Sát là Khách đến khắc Chủ là Bính... Dần hình Tị là động lộc vị của nhật chủ (Bính lâm quan ở Tị, đó là lộc vị)...

Thường là đại vận có xung động thì mấy năm đầu động rất nhanh... năm Kỉ Tị thì nhờ Kỉ thương quan chế quan mà chắc là chỉ tính toán trong bóng tối... năm Canh Ngọ thì hành động... vì NGỌ xung TÝ, Ngọ lại hợp Mùi mà Đinh trong Mùi thông lộc ở Ngọ ... (thông lộc là kô phải chủ vị mà chỉ rằng 1 thiên can đi thông gốc lâm quan ở 1 địa chi) mấy cái này mâu thuẩn nhau... gây ra án mạng.

trốn chui nhủi được ở năm Tân Mùi... tới năm Nhâm Thân thì bị chộp, vì thêm 1 Sát tinh cùng Thân hợp Tị (bán hợp Lộc)... hết đường chạy thoát...cùng trong năm đó bị xử chết luôn!

ban đầu bao giờ cũng phải có gốc có nguồn...như có lửa có khói... mệnh muốn xung quan sát, mà lại quá vượng...thì khi ứng kỳ (quan sát lên), nội tình đầu óc xáo trộn...mà phạm quan.

nhưng kô phải ai cũng giết người... có thể người khác thì thụt két, hay ẩu đả với xếp văng luôn cái ghế ngồi ... hihi bài học: khi động Lộc vị hoặc thọ tinh nào khác : nên ăn chay ngồi thiền là rất phải a! :Thumb Up

Nguồn: http://tuvilyso.org/forum/index.php?/topic/4543-giai-doan-tb-nhieu-phap/page__pid__56502#entry56502

Copyright © TuViLySo.org“

Đây là ví dụ mẫu trong một cuốn sách của “Manh Phái“ mà tyty đang dịch. Ở đây tôi không quan tâm tới cách luận của “Manh Phái“ mà tôi chỉ cần lấy thông tin của ví dụ này là người này bị tử hình vào năm Nhâm Thân để hoàn thiện lý thuyết của tôi.

Sơ đồ điểm hạn năm 1992 khi giả thiết về tranh hợp thật đã được sửa đổi theo phương pháp của tôi như sau:

Posted Image

Năm 1992 là năm Nhâm Thân thuộc đại vận Nhâm Dần, tiểu vận Mậu Thìn và Đinh Mão.

1 - Tứ trụ này có Thân vượng mà kiêu ấn ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Quý ở trụ giờ.

2 – Nếu theo giả thiết về tranh hợp thật thì vào vận Nhâm Dần và năm Nhâm Thân có 2 Nhâm ở tuế vận là can chủ khắc hợp với Đinh trụ năm ở tiểu vận Mậu Thìn và hợp thêm với Đinh tiểu vận ở tiểu vận Đinh Mão đều là tranh hợp thật cũng như 2 Tị trong Tứ trụ là chi chủ khắc hợp với Thân thái tuế cũng là tranh hợp thật. Các can chi tranh hợp thật đều là vô dụng hay coi như chúng không xuất hiện. Ta thấy chỉ có nước khởc trụ ngày khắc nước sông trụ giờ có 0,25đh và Dần đại vận có 1 hung thần có 0,25đh. Số điểm này quá thấp không thể gây ra một tai họa nào cả. Vậy thì tại sao người này bị chết?

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải sửa lại giả thiết về tranh hợp thật như sau:

Tranh hợp thật của thiên can và địa chi:

1 - Nếu chỉ có 2 can dương giống nhau mang hành chủ khắc cùng ở trong Tứ Trụ hợp với can đại vận hay can lưu niên thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật, khi đó các can này được xem như vô dụng.

2 - Nếu 2 can tuế vận là dương giống nhau mang hành chủ khắc hợp với can tiểu vận hay với một can trong Tứ Trụ thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật, khi đó các can này cũng được xem như vô dụng.

3 - Nếu chỉ có 2 chi dương giống nhau mang hành chủ khắc ở trong Tứ Trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật, khi đó các chi này được xem như vô dụng.

4 - Nếu 2 chi tuế vận là dương giống nhau mang hành chủ khắc hợp với chi tiểu vận hay hợp với một chi trong Tứ Trụ thì tổ hợp này cũng được gọi là tranh hợp thật nên các chi này cũng được xem như vô dụng (?) (câu này có thể sai bởi vì điểm vượng (tức thế lực) của chúng ở lưu niên không bằng nhau).

Nếu chúng ta áp dụng giả thiết mới sửa đổi này thì ở tiểu vận Mậu Thìn tổng điểm hạn rất thấp vì 2 Nhâm ở tuế vận hợp với Đinh trụ năm là tranh hợp thật. Còn ở tiểu vận Đinh Mão, 2 Nhâm hợp với 2 Đinh nên không phải là tranh hợp thật, cũng như 2 Tị là chi mang dấu âm nên mặc dù là chủ khắc hợp với Thân thái tuế nhưng không phải là tranh hợp thật.

(Giải thích: 2 Tị là chi mang dấu âm (đại diện cho phái nữ) là chủ khắc, tức nó đại diện cho những bà thống trị chồng mà chúng ta thường gọi họ là “Sư Tử Hà Đông“).

Qua sơ đồ chúng ta thấy lực hợp của 2 Tị với Thân thái tuế có 2.6,75đv là lớn hơn lực xung của Dần đại vận với Thân thái tuế chỉ có 5,07đv và lực hợp của Tý trụ ngày với Thân thái tuế chỉ có 4,98đv. Do vậy 2 Tị hợp với Thân hóa Thủy.

Vì trong Tứ Trụ có 2 chi hớp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của 2 chi này nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm. Hỏa có 14,27đv bị mất 2,81đv của Tị trụ giờ và mất 3,6đv của Tị trụ tháng, vì vậy nó còn 7,86đv. Thủy có 6,38đv được thêm 2,81đv và 5,6đv của 2 Tị thành 12,79đv. Thân trở thành nhược mà Quan sát là kỵ thần số 1 nên dụng thần đầu tiên lúc này phải là Kiêu Ấn/ Ất ở trụ tháng. Vì Thủy là kỵ thần số 1 động nên ta phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận. Thủy có 12,79đv được thêm 2.9đv của Thân thái tuế, 2.6đv của Nhâm lưu niên và 6đv của Nhâm đại vận thành 48,79đv. Hỏa có 7,86đv được thêm 4,8đv của Đinh tiểu vận thành 12,66đv. Thủy lớn hơn Hỏa trên 20đv nên Thủy là kỵ vượng nhưng điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi (vì Thủy không phải là kỵ thần số 1 từ khi mới sinh).

Thủy cục có 0,75đ h và Thân thái tuế hóa Thủy có 0,5đh kỵ vượng. Nhâm đại vận là kỵ vượng hợp và khắc Đinh trong Tứ Trụ nên có 0,5đh kỵ vượng, khi đó Nhâm lưu niên động (khắc Đinh) nên mới có 0,5đh kỵ vượng. Nhâm ở tuế vận vượng ở lưu niên nên mỗi Nhâm có 0,5đh can động và khắc 2 Đinh nên mỗi lực có 1,4.1/2.1/2 đh = 0,35đh nhưng mỗi lực khắc Đinh tiểu vận bị giảm thêm ½ còn 0,35.1/2 đh = 0,18đh..

Dần đại vận có 1 hung thần có 0,25đh.

Nước khe trụ ngày có Bính được lệnh nên khắc nước Sông trụ giờ có 0,25đh.

Tổng cộng có 4,81đh. Số điểm này không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa tiếp một giả thiết nữa là:

“Nước mưa khắc nước sông có ít nhất là 0,25đv khi can của nó được lệnh hay vượng ở đại vận hoặc lưu niên (vì nước khe núi còn khắc được nước sông có 0,25đh).

Nếu sử dụng giả thết này thì tổng điểm hạn là 5,06đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Vì trong Tứ Trụ có 2 Tị hợp với Thân thái tuế hóa Thủy là nguyên nhân chính gây ra tai họa nên có thể vào tháng Tị người này bị tóm cổ, tháng Thân bị tuyên án tử hình và vào mùa Đông là mùa mà Thủy vượng thì bị tử hình (?).

Các giả thiết tính điểm hạn hoàn toàn được đưa ra từ các ví dụ trong thực tế và chúng sẽ được kiểm tra, sửa đổi sao cho càng ngày càng phù hợp với càng nhiều ví dụ trong thực tế càng tốt.

Trên đây chỉ là 1 ví dụ để chứng minh “Phương pháp tính điểm hạn“ của tôi được xây dựng lên như thế nào. Qua đây tôi hy vọng có nhiều người sẽ hiểu rõ và cùng tôi nghiên cứu để nhanh chóng hoàn thiện phương pháp tính điểm hạn này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 24 – Tính lại điểm vượng trong vùng tâm và điểm kỵ vượng

Y1 – Tính lại điểm vượng trong vùng tâm và điểm kỵ vượng

Đây là phần quan trọng nhất của phương pháp tính điểm hạn này. Thường thì các can chi trong tứ trụ không thay đổi hành của chúng nên điểm vượng vùng tâm của chúng không thay đổi, nhưng vào một năm nào đó can chi trong tứ trụ có sự hợp hóa thành hành khác thì điểm vượng vùng tâm của chúng có thể bị thay đổi. Trong một số trường hợp can chi trong tứ trụ thay đổi hành của chúng thì điểm vượng vùng tâm của các hành phải được tính lại. Sau đó ta phải xác định lại dụng thần và điểm hạn của các hành. Tiếp theo có thể ta phải tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận và tiểu vận để xác định chính xác độ lớn của các hành ở năm đó (điểm vượng tính thêm ở tuế vận này không có khả năng làm thay đổi dụng thần cũng như điểm hạn của các hành, trừ một vài trường hợp ngoại lệ).

A – Hành kỵ 1 và hành kỵ vượng

Nếu 1 hành là kỵ thần có điểm vượng vùng tâm (hay sau khi tính lại hoặc tính thêm các can và chi động ở tuế vận) lớn hơn các kỵ thần khác thì nó được gọi là hành kỵ 1 và nếu nó lớn hơn các hành là hỷ dụng thần từ 10đv trở lên thì nó được gọi là hành kỵ vượng và can hay chi của nó trong một số trường hợp có điểm hạn và các điểm hạn này được gọi là các điểm kỵ vượng.

B - Tính lại điểm vượng trong vùng tâm

Cách tính lại các điểm vượng trong vùng tâm là lấy chính điểm vượng trong vùng tâm của các can hay các chi này từ khi mới sinh (điểm vượng này được tính từ khi mới sinh nên chúng không bao giờ thay đổi). Do vậy nếu 1 can hay 1 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của can hay chi này thì hành của hóa cục đó được thêm số điểm của các can hay chi này còn hành của các can hay chi này bị giảm đi số điểm như vậy. Điểm vượng trong vùng tâm của các hành thay đổi, vì vậy dụng thần hay điểm hạn của các hành trong vùng tâm có thể thay đổi. Đối với các sách cổ về mệnh học thì dụng thần thay đổi là phần khó nhất, nhưng với phương pháp này thì nó không phải là quá khó.

1B - Điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại trong các trường hợp sau :

1/(10;35;86;206) - Nếu có ít nhất 1 can trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục. Khi đó các can chi động trong tứ trụ được tính như bình thường và các điểm vượng ở lưu niên của các can ở tuế vận hợp với các can trong tứ trụ hóa cục cũng được tính vào trong vùng tâm, nhưng các điểm vượng ở lưu niên của các chi ở tuế vận hợp với các chi trong tứ trụ hóa cục không được tính vào trong vùng tâm.

2/ - Tất cả các can chi của tuế vận hóa cục có cùng hành mà có hóa cục liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận (?).

Riêng trường hợp này thì sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận, điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành được xác định như từ khi mới sinh (nghĩa là các can chi ở tuế vận hóa cục được xem như ở trong Tứ Trụ từ khi mới sinh).

3/30 - Nếu các can của tuế vận và can tiểu vận hóa cục mà có thêm hóa cục của các địa chi có cùng hành liên kết giữa tứ trụ với tuế vận.

4/13 - Trong tứ trụ có hóa cục từ khi mới sinh nếu nó hợp với tuế vận hóa cục có cùng hành.

5/6 - Giữa tứ trụ với tuế vận có các hóa cục, trong đó có ít nhất 2 chi ở trong tứ trụ của các hóa cục này thay đổi hành của chúng.

6/29 - Hóa cục trong tứ trụ từ khi mới sinh bị phá mà có ít nhất 1 chi của nó hợp với tuế vận hóa cục.

7/9 – Các chi tuế vận đều hóa cục có cùng hành và có tổ hợp của thiên can liên kết tứ trụ với tuế vận.

2B - Điểm vượng vùng tâm không phải tính lại

8/28 - Nếu các chi trong tứ trụ ở trong hay ở ngoài các tổ hợp không hóa thì khi chúng hợp với tuế vận hóa cục mà trong chúng chỉ có 1 chi trong tứ trụ của các hóa cục này thay đổi hành.

9/53 - Các tổ hợp của các địa chi trong tứ trụ không hợp với tuế vận hóa cục (khi có thần dẫn ở tuế vận) hoặc chúng bị phá (kể cả chúng hóa cục từ khi mới sinh).

3B – Tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận

(Các can chi ở tuế vận và tiểu vận được xem là động khi nó xung, khắc hay hợp với các can chi khác)

10/6 – Sau khi tính lại các điểm vượng trong vùng tâm (chỉ xét các can chi trong tứ trụ và các can ở tuế vận hợp với các can trong tứ trụ hóa cục) nếu hành kỵ thần 1 ở trạng thái động thì phải tính thêm điểm vượng của các can chi động ở tuế vận (viết tắt là tính thêm điểm vượng ở tuế vận), nếu hành kỵ 1 là tĩnh thì không phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận (trừ một vài trường hợp ngoại lệ như câu 11/30...).

11/30 - Sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm nếu một hành là kỵ thần nhưng không phải là kỵ 1 hay hành kỵ 1 là tĩnh, mà các hóa cục của nó có tổng cộng từ 6 can chi trở lên thì phải tính thêm điểm vượng tuế vận (đây là một trường hợp ngoại lệ).

11a/ - Nếu tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân vượng thì khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, quan sát không bao giờ là kỵ 1 hay kỵ vượng cho dù nó lớn hơn các hành khác từ 10đv trở lên.

12/50 - Nếu tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân thay đổi hay không thay đổi thì khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, điểm hạn của các hành sẽ không thay đổi (trừ các trường hợp ngoại lệ: 2/ ; 12a/215; 29/(98;99) ;...), nói chung hành kỵ vượng sẽ mất nếu điểm vượng của nó nhỏ hơn điểm vượng của hỷ dụng thần, nhưng nếu nó có tam hợp hay tam hội cục trong Tứ Trụ thì các điểm kỵ vượng của nó chỉ bị giảm 50% nếu điểm vượng của hành kỵ vượng này không nhỏ hơn điểm vượng của hỷ dụng thần 10đv (?).

12a/215 - Nếu tính lại điểm vượng trong vùng tâm mà cách "Lưỡng Vượng" (kể cả các cách độc vượng (?)) bị phá thì sau khi tính thêm các điểm vượng ở tuế vận điểm hạn của ngũ hành mới có thể được thay đổi như bình thường.

4B - Cách tính thêm điểm vượng ở tuế vận

13a/ - Điểm vượng của can đại vận cũng như can và chi của lưu niên chính là điểm vượng của chúng tại lưu niên (nghĩa là tại chi của lưu niên (thái tuế) và xem thái tuế như lệnh tháng), chúng được viết ngắn điểm vượng của chúng tại lưu niên, nhưng với chi của lưu niên thì số điểm vượng này được tăng gấp đôi, trừ trường hợp trong tứ trụ không tồn tại hành của nó (kể cả can tàng là tạp khí) - (ví dụ 197), còn với can lưu niên thì số điểm vượng này cũng được tăng gấp đôi, trừ khi nó hợp với can trong tứ trụ hóa cục (ví dụ 212).

13b/ - Điểm vượng của can tiểu vận chính là điểm vượng của nó tại tiểu vận (nghĩa là tại chi của tiểu vận và xem chi tiểu vận như lệnh tháng).

13c/ – Điểm vượng của chi đại vận và chi tiểu vận là điểm vượng trung bình của chúng tại đại vận (nghĩa là tại chi của đại vận và xem chi đại vận như lệnh tháng) và 2 lần điểm vượng của chúng tại lưu niên (thái tuế).

13d/208 - Nếu Nhật can hợp với tuế vận hóa thành cục nhưng điểm hạn của hóa cục này bị các can khắc mất hết hoặc chúng hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can thì điểm vượng trong vùng tâm từ khi mới sinh của Nhật can không bị mất và hành mới hóa cục không được thêm số điểm này.

. 13e/ - Nếu các can là tranh hợp thật thì các can này không có điểm vượng (?).

13f/10 - Nếu điểm hạn của hóa cục bị khắc mất x% thì chỉ có các điểm vượng của các can (hay các chi ?) có điểm hạn của hóa cục này mới bị giảm x%, nhưng các điểm kỵ vượng của chúng (nếu có) không bị giảm.

Ví dụ : Nếu đại vận là Bính Thân, tiểu vận là Kỷ Dậu và năm Nhâm Ngọ thì điểm vượng của các can chi này ở năm Nhâm Ngọ được tính như sau:

1 - Kỷ tiểu vận có 6đv tại Dậu tiểu vận .

2 - Bính đại vận có 10đv tại Ngọ của lưu niên (thái tuế).

3 - Nhâm lưu niên có 4,1đv tại Ngọ lưu niên nhưng nó được tăng gấp đôi thành 4,1.2đv, nếu Nhâm hợp với can trong tứ trụ hóa cục thì điểm vượng này không được gấp đôi.

4 - Ngọ lưu niên có 10đv tại chi Ngọ lưu niên nhưng nó được tăng gấp đôi thành 10.2đv

5 - Dậu tiểu vận có 10đv tại Thân của đại vận và 4,8đv tại Ngọ của lưu niên nhưng nó được gấp đôi thành 2.4,8đv, vì vậy điểm vượng của Dậu ở lưu niên là (10đv + 4,8.2đv).1/3 đv = 6,53đv.

6 – Thân đại vận có 9đv tại Thân của đại vận và 7.2đv = 1,4đv tại Ngọ của lưu niên, vì vậy điểm vượng của Thân ở lưu niên là (9đv + 7.2đv).1/3 = 7,67đv.

C – Hành và điểm kỵ vượng

14/6 - Nếu một hành là kỵ 1 có điểm vượng vùng tâm (hay sau khi tính lại điểm vượng của vùng tâm hoặc sau khi tính thêm điểm vượng của tuế vận) lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv (sai số có thể từ -0,05đv tới +0,05đv) trở lên thì hành đó được gọi là hành kỵ vượng và nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần từ 10đv đến 19,99đv thì mỗi can hay chi (trừ các chi trong tứ trụ) của hành kỵ vượng có thể có điểm (hạn) kỵ vượng bằng đúng điểm hạn của hành của nó (chú ý điểm kỵ vượng của can hay chi tiểu vận chỉ bằng ½ ), còn nếu nó lớn hơn từ 20đv trở lên thì mỗi can chi của nó có thể có điểm kỵ vượng gấp 2 lần số điểm hạn của hành của nó, trừ các giả thiết 14a/135; 22/17; 23/8; 24/11...)..

14a/135 - Nếu dưới 12 tháng tuổi thì điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi mặc dù hành kỵ vượng lớn hơn hỷ dụng thần 20đv trở lên.

15/9 - Nếu can đại vận là kỵ vượng khi khắc được can trong tứ trụ mới có điểm kỵ vượng (kể cả khi nó bị hợp), khi đó các can kỵ vượng ở các vị chí khác có điểm kỵ vượng chỉ khi chúng ở trong các trạng thái động.

16/(12;176) - Các can trong tứ trụ là kỵ vượng bị can đại vận khắc thì chúng mới có điểm kỵ vượng, khi đó các can kỵ vượng khác ở trong trạng thái động mới có điểm kỵ vượng. Điểm kỵ vượng của các can bị khắc giảm tỷ lệ thuận theo các lực khắc chúng.

17/67a - Nếu can đại vận là kỵ vượng hợp với can trong tứ trụ thì nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó bị khắc bởi can trong tứ trụ có hành của dụng thần, khi đó các can khác trong tổ hợp này là kỵ vượng mới có điểm kỵ vượng.

18/12 - Nếu các chi trong tứ trụ, tuế vận và tiểu vận là kỵ vượng xung khắc nhau thì chỉ có các chi ở tuế vận, tiểu vận mới có điểm kỵ vượng. Các điểm kỵ vượng của các chi không bị giảm khi chúng bị xung hay bị khắc.

19/10 - Nếu các can ở trong các hóa cục giữa tứ trụ với tuế vận hay giữa tuế vận và tiểu vận mà hành của các hóa cục này là kỵ vượng thì chúng có điểm kỵ vượng.

20/8 - Nếu các chi ở tuế vận hay tiểu vận ở trong các hóa cục mà hành của các hóa cục này là kỵ vượng thì chúng có điểm kỵ vượng.

21/(10;101) - Điểm kỵ vượng của các can hay các chi trong hóa cục không bị giảm khi điểm hạn hóa cục của chúng bị khắc.

22/17 - Một hành sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mới là kỵ 1 và nếu nó là kỵ vượng thì các điểm kỵ vượng này không được tăng gấp đôi mặc dù nó có 20đv nhiều hơn hỷ dụng thần

23/8 - Nếu sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm mà một hành mới là kỵ 1 và khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mà nó vẫn là kỵ 1 thì mặc dù nó lớn hơn hỷ dụng thần từ 20đv trở lên, các điểm kỵ vượng của nó không được tăng gấp đôi.

24/11 - Nếu điểm vượng vùng tâm của kỵ 1 từ khi mới sinh không lớn hơn điểm vượng vùng tâm của hỷ dụng thần và khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mà nó vẫn là kỵ 1 thì mặc dù nó lớn hơn hỷ dụng thần từ 20đv trở lên, điểm kỵ vượng của nó không được tăng gấp đôi.

25/210a – Sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, hành kỵ vượng sẽ mất nếu điểm vượng của nó nhỏ hơn điểm vượng của các hành là hỷ dụng thần hoặc nó nhỏ hơn hành kỵ thần mới (sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận) ít nhất 10đv.

26/15 - Nếu điểm kỵ vượng vẫn được tăng gấp đôi cả khi tính lại điểm vượng vùng tâm thì khi tính thêm điểm vượng tuế vận nếu điểm vượng của hỷ dụng thần không lớn hơn điểm vượng của kỵ vượng thì điểm kỵ vượng vẫn được tăng gấp đôi.

D - Các trường hợp ngoại lệ

27/12 – Nếu tứ trụ nó có Thân nhược và kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì kiêu ấn là kỵ thần có +0,5đh và nó là kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.

28/ – Bỏ vì sai.

29/(98;99) - Nếu Thân nhược mà Nhật can bị khắc hay bị hợp, khi kiêu ấn có 1 hóa cục có ít nhất 6 chi thì ta phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận (kể cả khi kỵ 1 là tĩnh), khi đó nếu kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì nó trở thành kỵ thần có +0,5đh, và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên (các bán hợp hay lục hợp hóa cục của Kiêu Ấn có từ 6 chi trở lên thì chưa có ví dụ để nghiên cứu).

30/(18;158) – Nếu hành của tam hội cục có thái tuế là kỵ 1 mà nó có hành giống với hành của can và chi của lưu niên (khi chúng chưa hóa cục) thì điểm kỵ vượng của nó được tăng ít nhất ¼ lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 10đv, ít nhất ½ lần (?) nếu nó lớn hơn hỷ dụng ít nhất 20đv, ¾ lần (?) nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất từ 30đv trở lên, 2 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất từ 40đv trở lên (?)....(kể cả khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận và tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân bị thay đổi (nghĩa là Thân từ vượng trở thành nhược và ngược lại)).

Ví dụ minh họa.

Ví dụ 6 : Nam sinh ngày 25/9/1990 lúc 13,00’. Tháng 7/1991 bị mổ u não may thoát chết.

Posted Image

Tháng 8/1991 là năm Tân Mùi thuộc đại vận (tức tiểu vận) Kỷ Mùi.

1 - Mệnh này Thân nhược mà Quan Sát Thổ là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn/ Canh ở trụ năm.

2 – Trong tứ trụ có Tị hợp với Dậu và Ất hợp với Canh đều hóa Kim.

Vào đại vận Kỷ Mùi và năm Tân Mùi, 2 Mùi hợp với 2 Ngọ hóa Thổ (bởi vì bán hợp Kim của Tị với Dậu trong tứ trụ không bị phá nên tam hội Tị Ngọ Mùi không thể được tạo thành).

Nếu sử dụng giả thiết 5/6 thì trong Thổ cục có 2 chi Ngọ ở trong tứ trụ thay đổi hành của chúng nên điểm vượng vùng tâm phải được tính lại. Thổ có 4đv được thêm 1,5đv của Ngọ trụ năm và 1,8đv của Ngọ trụ giờ thành 7,3đv. Hỏa có 3,3đv, nó bị mất hết (vì hóa thành Thổ). Vì vậy Thổ vẫn là kỵ 1.

Bán hợp Thổ cục có 1đh và có thêm 0,25đh (vì Thổ cục có chi thứ 4).

Nếu sử dụng giả thiết 114/6 thì Thổ cục là kỵ thần không sinh được cho Kim cục là hỷ dụng thần.

3 - Dụng thần Canh vượng ở lưu nên có -1đh.

4 - Nếu sử dụng giả thiết 61/6 thì Nhật can Quý mộ ở đại vận có 1đh (vì Thân nhược) và Quý mộ ở lưu niên có 1đh.

5 – Tân lưu niên có 1 cát thần có -0,25đh.

6 - Nếu sử dụng giả thiết 216/6 thì đất ven đường của trụ năm có Canh được lệnh nên khắc nước sông của trụ ngày có 1đh (không bị giảm ¼ đh, vì mặc dù can và chi của nạp âm này đều bị hợp nhưng có chi Ngọ của nó hợp với tuế vận hóa Thổ có hành giống với hành của nạp âm).

Đất trên tường đại vận có Kỷ vượng ở lưu niên khắc nước sông có 1đh.

Tổng số là 4,00đh. Số điểm này không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra áp dụng giả thiết 10/6 thì sau khi tính lại điểm vượng vùng tâm Thổ vẫn là kỵ 1 và động nên phải tính thêm các điểm vượng ở tuế vận. Thổ có 7,43đv được thêm 8đv của Mùi đại vận và 8.2đv của Mùi lưu niên, vì vậy (hành) Thổ tại năm Tân Mùi có 7,43đv +24đv = 31,43đv (can Tân và Kỷ ở tuế vận không động nên điểm vượng của chúng không được tính).

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra áp dụng tiếp các giả thiết 13a/ và 14/6 thì Thổ là kỵ vượng, vì vậy mỗi chi Mùi ở tuế vận có 0,5đh kỵ vượng (chú ý : Nếu điểm vượng tại lưu niên của Mùi thái tuế không được tăng gấp đôi thì Thổ không phải là kỵ vượng). Tổng số là 5,00đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được (vì phương pháp này có sai số từ -0,1đh đến +0,1đh).

Các nguyên nhân chính gây ra tai họa này bởi các điểm hạn của nạp âm và Thổ quá vượng. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu, bởi vì Thủy là hành của Thân và nó có thể hóa Kim (Kim khá mạnh đủ để hóa Thổ để sinh cho Thủy, vì vậy nó không cần thêm) để sinh cho Mộc, Mộc trở thành vượng mới có thể chế ngự được kỵ thần Thổ (bởi vì Mộc là kỵ thần nhưng nó quá yếu mà Thổ thì quá vượng).

Trong tứ trụ có Ngọ hợp với Mùi thái tuế hóa Thổ gây ra hạn cho nên tai họa dễ xẩy ra vào tháng Ngọ nhưng ở đây nó đã xẩy ra vào tháng Mùi bởi vì tháng Mùi là tháng mà Mộc nhập Mộ và nó đã tác động với 2 Ngọ trong tứ trụ làm cho tai họa xẩy ra.

Ất (Mộc) trong tứ trụ ở trạng thái tử tuyệt và nó bị hóa thành Kim mà Kim là quá vượng còn được Thổ cục sinh cho, vì vậy nó cực vượng còn Mộc nhập mộ 3 lần (ở đại vận, lưu niên và tháng Mùi). Do vậy người này bị khối u ở não (vì Mộc đại diện cho đầu, thần kinh, gan...).

Qua ví dụ này chúng ta nhận thấy nếu một hành quá nhược thì nó không cần phải bị khắc hay bị phản khắc bởi một hành khác, nó vẫn có thể gây ra tai họa liên quan tới hành đó.

- Nếu không có điểm kỵ vượng thì điểm hạn quá thấp nên không thể chấp nhận được.

- Nếu tam hội Tị Ngọ Mùi phá được Kim cục thì cũng không hóa được Hỏa (vì không có thần dẫn) thì điểm hạn quá thấp cũng không thể chấp nhận được.

- Nếu Thổ cục là kỵ thần sinh được cho Kim cục là hỷ dụng thần thì điểm hạn quá thấp cũng không thể chấp nhận được.

- Nếu lực khắc của nạp âm vẫn bị giảm ¼ thì tổng điểm hạn là 4,75 có thể là hơi thấp.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ví dụ minh họa :

Ví dụ 18: Bé trai sinh ngày 6/1/1983 lúc 0,00’ sáng. Chết vào tháng 7 năm 1983.

Posted Image

Tháng 7/1983 là năm Quý Hợi thuộc đại vận Quý Sửu (tiểu vận Quý Sửu).

1 - Tứ trụ này có Thân vượng và kiêu ấn nhiều, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh Mậu tàng trong Tuất trụ năm. Thủy là kỵ vượng.

2 - Nếu sử dụng giả thiết 30/(18;158), 105/18 và 123/6 thì vào đại vận Quý Sửu và năm Quý Hợi, giữa tứ trụ với tuế vận có tam hội Hợi Tý Sửu hóa Thủy cục có 4 chi có (1.2 + 0,25)đh = 2,25đva, Sửu và Hợi ở tuế vận, mỗi chi có 0,5.5/4đh = 0,63đh kỵ vượng (bởi vì Ngọ trụ ngày xung gần 2 Tý trong tứ trụ không thể phá được tam hội có 4 chi, cũng như điểm hạn của Thủy cục được tăng gấp đôi và điểm kỵ vượng được tăng 1/4)

3 - Dụng thần Mậu tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.

4 - Nhật can Giáp vượng ở lưu niên có -1đh.

5 – 2 Quý ở tuế vận, mỗi Quý có 1 cát thần có -0,25đh.

6 - Nước biển ở trụ năm và lưu niên có Nhâm và Quý vượng ở lưu niên khắc kim trong cát, mỗi lực có 1đh.

Tổng số là 5,01đh. Số điểm này là chấp nhận được. Từ ví dụ này chúng ta khẳng định tam hội cục ngoài tứ trụ chỉ có 2 chi trong tứ trụ mà 2 chi này giống nhau thì điểm hạn không được giảm (giả thiết 267/(26;18).

Các nguyên nhân chính gây ra tai họa này bởi các điểm hạn của nạp âm và Thủy là quá vượng. Do vậy ta phải dùng Hỏa và Thổ, nhất là Thổ để giải cứu (năm 1983, đứa bé này phải được đưa về phương nam và sống trong....như câu 2 phần II ở chương 18).

Năm Quý Hợi là năm mà Thủy vượng còn có thêm tam hội Thủy, Thủy là quá vượng, vì vậy tai họa đã xẩy ra vào tháng Thân bởi vì nó là tháng mà Hỏa và Thổ bắt đầu suy yếu còn Thủy bắt đầu vượng khắc Hỏa và sinh cho Thân (Mộc). Thân (Mộc) càng thêm vượng khắc dụng thần Thổ.

Chị của bé trai đã kể :

“Trước đây rất nhiều người bảo phải bán khoán đứa em này cho nhà chùa thì mới nuôi được. Tuy nhiên bố mẹ tôi không tin nên hậu quả là khi bị bệnh rồi thì không còn kịp nữa. Em của tôi bị bệnh mà các bác sỹ không chuẩn đoán ra bệnh gì. Nó khóc 23 hôm thì mất”.

Nếu theo tứ trụ này thì chúng ta nhận thấy vào năm Quý Hợi xuất hiện tam hội Hợi Tý Sửu, nó đại diện cho các vị thần linh, vì vậy nó thường là tốt. Nhưng ở đây nó hóa Thủy mà trong tứ trụ Thủy là kỵ thần đã quá vượng và không có 2 chi khác nhau trong Tứ Trụ nên điểm hạn không được giảm, vì vậy nó trở thành cực kỳ xấu cho cháu bé (nghĩa là các vị thần đã xuất hiện nhưng lại muốn mang cháu bé đi theo họ chăng ?).

Ví dụ 158 : Ngày 15/4/1912 Tầu Titanic bị tai nạn. Nghĩa của từ Titanic là khổng lồ, vĩ đại, vì vậy nó mang tính của phái mạnh tức đàn ông.

Posted Image

Ngày 15 tháng 4 năm 1912 là năm Nhâm Tý thuộc đại vận Mậu Tuất (tiểu vận đầu tiên).

1 - Mệnh này Thân vượng kiêu ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là tài tinh Giáp tàng trong Hợi trụ năm.

2 – Vào đại vận Mậu Tuất và năm Nhâm Tý có.

Ngũ hợp của Mậu đại vận với Quý trụ tháng hóa Hỏa (xuất hiện trước, năm 1911) và tam hội Hợi Tý Sửu có 4 chi hóa Thủy (xuất hiện sau, năm 1912), vì vậy Hỏa cục và Thủy cục đã gây ra đại chiến.

Vì có Quý ở trụ tháng hợp với tuế vận hóa cục nên phải tính lại điểm vượng vùng tâm. Thổ có 20đv bị mất 10đv của Sửu còn 10đv. Thủy có 5đv được thêm 10đv của Sửu thành 15đv.

Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm đã thay đổi như sau :

1............0,5..........-1.........-0,5............0,5

Mộc......Hỏa........Thổ..........Kim............Thủy

#4,8.........2.........10............9,8.............15

Thân trở thành nhược và thực thương Thủy là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn Kỷ ở trụ giờ.

Thủy là kỵ 1 (động) nên phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận. Hỏa có 2đv được thêm 2,62đv của Quý trụ tháng và 4,1đv của Mậu đại vận, thành 8,72đv. Thủy có 15đv bị mất 2,62đv của Quý trụ tháng, thêm 2.10đv của Tý thái tuế và 2.10đv của Nhâm lưu niên thành 52,38đv. Do vậy Thủy lớn hơn hỷ dụng thần Thổ và Kim trên 40đv.

Điểm hạn của tam hội Thủy cục có 4 chi có 1.2đh +0,25đh (vì Thủy là kỵ 1). Nếu sử dụng giả thiết 30/(18;158) thì điểm kỵ vượng của Tý thái tuế được tăng gấp 4 lần có 4.0,5đh = 2đh. Hỏa cục có 0,5đh và điểm hạn của ĐC có 6.0,4đh = 2,4đh.

3 - Trụ tháng Quý Tị TKĐK với trụ giờ Kỷ Hợi có (0,25 + 0,05)đh = 0,3đh (vì Kỷ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận).

4 - Dụng thần Kỷ tuyệt ở lưu niên nên có 1đh.

5 - Nhật can Tân vượng ở lưu nên có -1đh.

6 - Kỷ trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên có 1đh và khắc Nhâm lưu niên có 0đh (vì Thủy cục có 4 chi có điểm hạn và điểm hạn được tăng gấp đôi - giả thiết 80/(32;36;55) - “Các can trong tứ trụ không khắc được một hóa cục có 4 hay 5 chi nhưng các can cùng hành với hóa cục này vẫn bị khắc như bình thường nếu hóa cục này không có ít nhất 2 chi có điểm hạn và điểm hạn này phải được gấp đôi”.

7 - Đất trên tường trụ ngày có Tân vượng ở lưu nên khắc nước sông trụ tháng có 1đh, vì vậy nước sông không khắc được kim trang sức ở trụ năm.

Gỗ đồng bằng trụ giờ có Kỷ được lệnh nên khắc được gỗ dâu lưu niên có 0,25đh.

Tổng số là 10,2đh. Tam hội 4 chi ngoài tứ trụ mà trong tứ trụ có 3 chi mà có 2 chi khác nhau nên điểm hạn được giảm 1,25đh và 2 trong 3 chi này là Hợi cùng hành với Thủy cục. Do vậy tổng điểm hạn được giảm ½ còn (10,2 -1,25).1/2.đh = 4,48đh. Số điểm này không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra giả thiết 149/158:

“Nếu ĐC được gây ra bởi tam hội cục là chủ khắc có thái tuế và hành của nó cùng hành với hành của cả can và chi của lưu niên khi chúng chưa hóa cục thì điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến có 0,5đh nếu hóa cục chủ khắc có 1 can chi nhiều hơn so với can chi của hóa cục bị khắc, 0,6đh nếu nó có 2 can chi nhiều hơn, 0,7đh nếu nó có 3 can chi nhiều hơn,...” (tôi chưa có thêm ví dụ để kiểm tra giả thiết này).

(Chú ý: Tôi vừa mới sửa lại giả thiết này nên nó có khác một chút với Bài 22).

Nếu áp dụng giả thiết này thì tam hội Thủy cục là chủ khắc có nhiều hơn Hỏa cục 2 chi nên điểm hạn cho mỗi can chi tham chiến là 0,6đh. Vì vậy điểm hạn của ĐC này là 6.0,6đh = 3,6đh. Tổng số là (11,4 -1,25).1/2.đh = 5,08đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Có Thủy khắc Hỏa và trong tứ trụ có Hợi và Sửu hợp với thái tuế hóa Thủy gây ra ĐC, do vậy vào các tháng Hợi và Sửu của mùa Đông tai họa dễ xẩy ra. Nhưng đại vận Mậu Tuất của năm Nhâm Tý (từ 4/2/1912 tới 31/5/1912) chỉ có các tháng Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn và Ất Tị. Trong đó chỉ có tháng Ất Tị là xấu nhất bởi vì nó TKĐX với trụ giờ Kỷ Hợi và nó là tháng và mùa mà Hỏa vượng còn Thủy ở tử tuyệt. Nhưng ở đây tai họa đã xẩy ra vào tháng Giáp Thìn. Tại sao như vậy ? Có thể tháng Giáp Thìn TKĐX với đại vận Mậu Tuất và nó là tháng mà Hỏa vượng còn Thủy nhập Mộ.

Các nguyên nhân chính gây ra hạn ở đây là các điểm hạn của ĐC và nạp âm thì hiện giờ Tôi chưa có cách nào để ngăn chặn.

Hy vọng thời gian tới, tôi hoặc ai đó sẽ tìm được giờ sinh khác hoặc cách chứng minh khác cho tai họa của con tầu Titanic có tính thuyết phục hơn cách chứng minh này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết để tham khảo

LamPhong đã viết trong chủ đề “Tổng kết các case đoán“ trong mục Tử Vi bên trang web tuvilyso.org):

Case 1:

- Chủ thớt: Thienkyquy

- Đề: Đây là số của người cầm tù vợ trong nhà vì tính ghen và tính chiếm hữu, khi vợ trốn về nhà mẹ ở miền Tây, đã rượt theo và bắn 5 phát vào ngực và đầu ngày 13 tháng 9 năm 1947 lúc 9:30 sáng. Sau đó bắn vào đầu mình tự sát lúc 9:30 sáng và đến chiều lúc 16:03 thì chết. Nam sinh năm tháng ngày giờ Âm Lịch Bính Ngọ (1906) ngày 26 tháng 9 giơ gì???? (lá số lập từ giấy khai sinh). Chúng ta thử tìm xem có thể tìm đúng giờ sinh này không?

Kết quả: Giờ Hợi“

Và đây là chủ đề “Chồng giết vợ“ của ThienPhucThienQuan (cũng trong mục Tử Vi bên tuvilysso.org):

“Hồ sơ Chồng giết Vợ xong rồi tự sát quả thật lý thú vì tôi truy cập thêm tin tức và biết ngày giờ tháng năm sinh của người vợ. Lập lá số thấy rùng mình vì lá số của người vợ quá trùng khớp với lá số chồng, càng xác định chồng sinh giờ Thân.

Tôi sẽ trình làng sự luận giải dùng phép Lưu Cung và Thái Tuế Nhập Quái để cho thấy biến cố dữ dội xãy ra không phải là vô cớ, nhất là sự trùng cung và sự truyền tinh thể hiện quá sắc nét qua cặp hồ sơ hi hữu này.

Vợ người Mỹ, sinh ngày 16 tháng 11 DL, 1912, giờ Mão

Chồng nguời Mỹ, sinh ngày 12 tháng 11 DL, 1906, giờ Thân

Lá số vợ: http://www.lyso.vn/d...47/Vobigiet.jpg

Trích:

American homicide victim who was shot five times in the head and chest by her jealous husband at her mom's home where she had taken refuge on 9/13/1947, 9:30 PST, Los Angeles, CA. The husband then turned the gun on himself; he died later that day.

Born on 16 November 1912 at 05:30 (= 05:30 AM )

Sửa bởi ThienPhucThienQuan: 14/09/2011 - 07:40 AM“

Vậy thì trong 2 giờ, Hợi và Thân thì giờ nào đúng?

Theo phương pháp tính điểm hạn của tôi thì sơ đồ tính điểm hạn của năm Đinh Hợi (1947) theo giờ Hợi như sau:

Posted Image

Ngày 13/9/1947, đó là năm Đinh Hợi thuộc đại vận Quý Mão và tiểu vận Mậu Thìn.

1 - Ta thấy Thân vượng mà Thực Thương Thủy nhiều (có 2 Hợi được lệnh), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh Mộc tàng trong Hợi trụ tháng.

2 – Ta thấy Nhâm đại vận hợp với 2 Đinh và Dần đại vận hợp với 3 Hợi đều không hóa (vì lực hợp của Ngọ trụ năm với Dần đại vận cũng như lực xung của Thân trụ ngày với Dần đại vận nhỏ hơn lực hợp của 3 Hợi với Dần).

3 - Dụng thần Giáp tàng trong Hợi trụ tháng hợp với tuế vận có 1đh, và nó vượng ở lưu niên có -1đh.

4 - Nhật can Canh nhược ở lưu niên có 0đh.

5 – Nhâm đại vận vượng ở lưu niên có -0,5đh và khắc 2 Đinh, vì vậy mỗi lực khắc có 1,4.1/2.1/2 đh = 0,35đh.

3 Hợi trong tổ hợp không hóa nên chúnh tự hình với nhau như bình thường. Hợi trụ tháng và Hợi trụ giờ tự hình Hợi thái tuế, mỗi lực có 1đh. Do vậy Hợi trụ tháng tự hình Hợi trụ giờ có 0,5.1/2 đh = 0,25đh (vì cách 1 ngôi).

6 - Đất mái nhà ở trụ giờ và lưu niên có Đinh thất lệnh (với Đinh trong Tứ Trụ) và nhược ở tuế vận nên không khắc được nước mưa ở trụ năm.

Tổng điểm hạn chỉ có 2,45đh. Nếu không xét đến các yếu tố tác động từ bên ngoài thì với số điểm này không thể gây ra bất kỳ một tai họa nào cả. Và với sơ đồ trên thì tôi không thể “BÓI“ ra được 1 giả thiết nào để cho số điểm hạn tăng thêm.

Còn theo giờ Thân thì sơ đồ tính điểm hạn của năm Đinh Hợi như sau:

Posted Image

Theo giờ Thân thì tai họa xẩy ra ở tiểu vận Ất Sửu.

1 - Ta thấy Thân vượng mà Kiêu Ấn và Thực Thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát Đinh tàng trong Ngọ trụ năm.

2 - Nếu không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì Dần đại vận hợp với Hợi trụ tháng và Hợi lưu niên hóa Mộc có -0,75đh. Nhâm đại vận hợp với Đinh lưu niên hóa Mộc có -0,5đh.

3 - Dụng thần Đinh nhược ở lưu niên có 0đh.

4 - Nhật can Canh nhược ở lưu niên có 0đh.

Tổng điểm hạn là -1,25đh. Số điểm này càng không thể gây ra bất kỳ 1 tai họa nào cả (nếu không tính đến các tác động ở bên ngoài).

Nếu chúng ta đưa ra giả thiết là phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì sau khi tính lại, ta thấy chỉ có Thực Thương (Thủy) mất 3đv còn điểm của Tài Mộc tăng từ 1,6đv thành 4,6đv. Số điểm này không làm cho Thân và dụng thần thay đổi.

Đến đây nếu ta đưa tiếp ra giả thiết là phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận thì Mộc có 4,6đv được thêm (9 + 2.6).1/3 đv = 7đv; 2.10đv của Hợi thái tuế; 9đv của Nhâm đại vận và 2.4,1đv của Đinh lưu niên, vì vậy Mộc có tới 48,8đv. Theo như bình thường thì sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, điểm hạn của ngũ hành không thay đổi. Nhưng nếu như vậy thì hành Mộc vẫn có điểm hạn âm thì tổng điểm hạn vẫn là số âm nên cũng không thể chấp nhận được.

Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải “BÓI“ ra giả thiết :

“2/ - Nếu tất cả các can chi của tuế vận hóa cục có cùng hành mà có hóa cục liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận thì phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận, và nếu sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mà Thân mới bị thay đổi thì dụng thần và điểm hạn của ngũ hành được xác định như bình thường“.

(Tôi đã sửa lại giả thiết số 2/ trong Bài 24 cho ngắn gọn và chính xác hơn).

Nếu sử dụng giả thiết này thì Thân sẽ là nhược mà Tài tinh Mộc là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp/ Canh tàng trong Thân ở trụ ngày. Mộc là kỵ vượng và điểm kỵ vượng được tăng gấp đôi (vì nó lớn hơn hỷ dụng trên 20đv).

Bán hợp Mộc có 0,75đh. Lục hợp Mộc có 0,5đh. Các can chi Nhâm, Đinh, Dần và Hợi ở tuế vận, mỗi can chi có 2.0,5đh kỵ vượng.

Dụng thần Canh và Nhật can Canh đều nhược ở lưu niên nên đều có 0đh.

Tổng điểm hạn là 5,25đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Từ ví dụ này tôi mới đưa ra giả thiết số 2/ này, vì vậy nó chưa có gì là chắc chắn cả, cần phải có nhiều ví dụ tương tự để kiểm tra. Nhưng về lý thì giả thiết này có thể đúng vì theo Tử Bình, Mộc của Tứ Trụ này là Tài mà Tài đại diện cho Tiền, Vợ và Cha. Mà rõ ràng tai họa này gây ra bởi số điểm hạn toàn là của hành Mộc và thực tế đúng là ông ta chết vì gen tuông vợ. Do vậy Tài gây ra tai họa ở đây không phải Tiền hay Cha mà chính là liên quan tới Vợ của ông ta.

Nếu như không tính đến các điểm hạn do bên ngoài gây ra thì dĩ nhiên sinh giờ Thân mới có thể giải thích được tai họa này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 25 - Điểm hạn của hình, tự hình và hại.....

Y9 - Kiêu ấn và điểm hạn của nó

190/ – Xem giả thiết 27/12

(27/12 – Nếu tứ trụ nó có Thân nhược và kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì kiêu ấn là kỵ thần có +0,5đh và nó là kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.)

192/ - Xem giả thiết 28/100 và 29/(98;99

(28/100 – Thân nhược và khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm hay tính thêm điểm vượng ở tuế vận, Kiêu Ấn trở thành kỵ thần có 0,5đh nếu nó lớn hơn Thân ít nhất 20đv, trừ trường hợp nếu tính lại điểm vượng trong vùng tâm, Kiêu Ấn chỉ được thêm không quá 10đv mà nó đã lớn hơn Thân 20đv thì Kiêu Ấn trở thành kỵ thần chỉ có 0,38đh. Kiêu Ấn trở thành kỵ vượng.... giống như giả thiết 27/12.

29/(98;99) - Nếu Thân nhược mà Nhật can bị khắc hay bị hợp, khi kiêu ấn có 1 hóa cục có ít nhất 6 chi thì ta phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận (kể cả khi kỵ 1 là tĩnh), khi đó nếu kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì nó trở thành kỵ thần có +0,5đh, và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên (các bán hợp hay lục hợp hóa cục của Kiêu Ấn có từ 6 chi trở lên thì chưa có ví dụ để nghiên cứu).)

Y11 – Điểm hạn của hình, tự hình và hại

B - Các chi không bị xung hay bị khắc hình, tự hình hay hại các chi khác

Như trên đã nói ở trên chi đại vận phải được xem là động đầu tiên, sau mới đến các chi trong tứ trụ và chi tiểu vận, cuối cùng mới đến thái tuế (chi của lưu niên) và ở đây nói về Hình thường bao hàm cả Tự hình.

222/124 - Mỗi chi hình hay tự hình nhiều chi, mỗi loại có tổng cộng max 2 đh.

223/108 - Mỗi chi hại nhiều chi có tổng cộng max 2 đh.

224/4 - Chi đại vận hình, tự hình hay hại thái tuế có 1đh.

225/40 – Chi đại vận hình, tự hình hay hại các chi trong tứ trụ mỗi lực có 1đh và khi đó các chi trong tứ trụ giống chi đại vận mới có thể hình, tự hình hay hại được với các chi trong tứ trụ này, nhưng số điểm hạn của mỗi lực chỉ có 0,5đh nếu là chi gần, 0,25đh nếu cách 1 ngôi và 0,13đh nếu cách 2 ngôi (nó nghĩa là các lực hình, tự hình hay hại với chi cách 1 ngôi bị giảm ½ đh và ¾ đh nếu cách 2 ngôi).

226/2 – Các chi trong tứ trụ hình, tự hình hay hại thái tuế mỗi lực có 1đh và khi đó các chi này mới hình, tự hình hay hại được các chi giống chi thái tuế ở trong tứ trụ có điểm hạn giống như câu trên nhưng nó không hình hay hại được với chi đại vận và tiểu vận.

227/20 – Chi tiểu vận hình hay hại chi đại vận hay thái tuế, mỗi lực có 0,5đh nhưng nó không hình hay hại được các chi trong tứ trụ.

228/66 - Thái tuế hình hay hại chi đại vận hay chi trong tứ trụ mỗi lực có 1đh.

229/(15;38;109) - Thái tuế hay chi đại vận hình hay hại chi tiểu vận có 0,5đh chỉ khi lực tác động này không phải là lực thứ 3 trở nên (riêng Dần ở tuế vận hình và hại Tị tiểu vận chỉ được tính là 1 lực), riêng Thân thái tuế hay đại vận hình Dần tiểu vận có 0,5đh nếu lực này mới là lực thứ 5, ngoài ra các lực này chỉ có 0,25đh, và riêng mỗi lực hợp được tính là 0,5 lực và nếu chi tuế vận hình hay hại chi tiểu vận mới là 2,5 lực thì mỗi điểm hình hay hại này chỉ bị giảm 1/3 đh.

230/39 - Các chi trong một tổ hợp giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận không hóa vẫn hình hay hại được với nhau và có điểm hạn như bình thường.

231/40 – Chi bị hại không hình và hại được các chi khác.

232/40 – Chi bị hình không hình được chi khác (trừ Thái tuế) nhưng chúng vẫn hại được các chi khác và có điểm hạn như bình thường.

233/40 – Chi bị tự hình vẫn hình, tự hình hay hại các chi khác có điểm hạn như bình thường.

B – Các chi bị xung hay bị khắc hình hay hại các chi khác

Chú ý : Ở đây, các lực xung hay khắc các chi này phải có điểm hạn.

234/ - Lực hình, tự hình hay hại của các chi bị xung hay bị khắc với các chi khác bị giảm tỉ lệ thuận theo lực xung hay khắc chúng, các lực này chỉ xét về ngũ hành và nếu chúng ta quy ước các lực xung hay khắc này là 1 (nghĩa là các lực này không liên quan tới điểm vượng của các chi của chúng) thì các lực này bị giảm giống như giả thiết 95/ nhưng chúng không có điểm vượng.

235/ - Mỗi lực xung hay khắc với mỗi chi của giả thiết 95/ còn bị giảm thêm giống như giả thiết 96/ nhưng không có điểm vượng.

236/(54;159) - Nếu 1 chi xung gần với 1 chi thì lực này bị giảm ¼ với các chi Thổ (vd 54) và ½ với các chi không phải Thổ (ví dụ 159), các lực này bị giảm thêm ...nếu nó xung 1 chi cách 1 hay 2 ngôi như các giả thiết 234/ và 235/.

237/(30;106) - Nếu 1 chi xung với 2 chi thì mỗi lực xung này bị giảm ½ khi nó xung với các chi là Thổ (ví dụ 106) và 2/3 với các chi không phải là Thổ (ví dụ 30; 66), nó bị giảm thêm....như các giả thiết 234/ và 235/.

237a/106 - Nếu lực hình hay tự hình của một chi với một chi bị giảm x% đh thì lực hình của chi bị hình này với các chi khác bị giảm (100-x)% đh,

238/(43;113) - Nếu 1 chi xung với 3 chi thì mỗi lực xung này bị giảm 7/8 khi nó xung gần với các chi là Thổ (ví dụ 43) và 15/16 với các chi không phải là Thổ (ví dụ 30; 66), nó bị giảm thêm....như các giả thiết 234/ và 235/.

238a/104 - Nếu 1 chi xung với 4 chi thì mỗi lực xung này bị giảm 15/16 khi nó xung gần với các chi là Thổ và 31/32 đv với các chi không phải là Thổ, nó bị giảm thêm....như các giả thiết 234/ và 235/.

239/(50;68) - Nếu từ 2 chi trở lên chỉ xung với 1 chi thì chi bị xung này không hình hay hại được các chi khác chỉ khi chúng xung gần với nhau (riêng chi Tý cũng được coi là bị xung bởi Thìn nếu nó bị xung bởi TKĐX* có điểm hạn - ví dụ 68), các lực này bị giảm thêm... như câu 234/30 và 235/30.

240/(115;131) - Nếu 1 chi khắc với 1; 2; 3; 4 chi thì các chi bị khắc gần không hình hay hại được các chi khác, nhưng lực hình hay hại của chi bị khắc cách 1 ngôi với các chi khác bị giảm ...?, và cách 2 ngôi.... bị giảm....?

Nếu 1 chi khắc ít nhất 5 chi thì....(?).

Hy vọng bạn đọc giúp tôi trả lời các câu hỏi này.

Y12 - Điểm hạn của Tứ hình

241/ Tứ hình là phải có đủ 4 chi của tự hình là Thìn, Ngọ, Dậu và Hợi

242/41 – Nếu trong tứ trụ có ít nhất 3 chi khác nhau và chỉ khi có thêm chi lưu niên (thái tuế) mới đủ tứ hình thì nó mới có 1đh (kể cả khi chúng hóa cục), sau đó mới tính đến các chi thứ 5 trở đi của tứ hình ở trong tứ trụ, đại vận và tiểu vận, mỗi chi được thêm 0,25đh (riêng chi tiểu vận chỉ được thêm 0,13đh).

Y13 – Điểm hạn của Thương quan gặp Quan

245/ – Thương quan lộ gặp được Quan cũng lộ thì mới có điểm hạn và điểm hạn này được gọi là điểm hạn của thương quan gặp quan. Nếu Quan hay Thương quan ở trong hợp thì chúng được xem như không gặp được nhau.

Các điểm hạn của thương quan gặp quan không bị giảm khi Thương quan bị khắc.

Điểm Thương quan gặp Quan phụ thuộc vào các trạng thái vượng hay suy của thương quan như sau :

245a/ - Thương quan ở tuế vận mà nó vượng ở lưu niên có 1đh, nó chỉ vượng ở đại vận có 0,5đh, còn nó nhược ở tuế vận có 0đh.

245b/ - Thương quan ở trong tứ trụ mà nó vượng ở lưu niên có 1đh, nếu nó chỉ vượng ở đại vận có 0,5đh, nếu nó được lệnh nhưng nhược ở tuế vận có 0,25đh, còn nếu nó thất lệnh và nhược ở tuế vận có 0đh.

246/120 - Thương quan ở tiểu vận gặp Quan ở tuế vận không có điểm hạn.

Y14 – Điểm hạn của các thần sát

248a/ - Mỗi cát thần ở can hay chi của đại vận hay lưu niên có -0,25đh (ở tiểu vận chỉ có -0,13đh), còn mỗi hung thần có 0,25đh (nó chỉ có 0,13đh ở can hay chi của tiểu vận).

248b/ - Thần sát của các can và chi trong các tổ hợp và trong tứ trụ không có điểm hạn (trừ Tứ Phế hay Kình Dương).

248c/ - Điểm hạn của các thần sát ở thiên can bị giảm tỉ lệ thuận theo các lực khắc chúng, còn điểm hạn của các thần sát ở địa chi mất hết khi chúng bị xung hay bị khắc.

249/(2;109) - Nếu can tiểu vận ở trạng thái tử, mộ hay tuyệt ở tiểu vận và nhược ở cả lưu niên và đại vận cũng như can đại vận hay can lưu niên mà ở tử, mộ hay tuyệt ở cả lưu niên và đại vận thì các thần sát của chúng không có điểm hạn. Nếu can đại vận hay can lưu niên nhược ở cả đại vận và lưu niên mà bị khắc ít nhất bởi 1 lực có 0.7 đh thì tất cả điểm hạn của các cát thần của nó bị mất hết.

250/(7;11) – Kình dương ở đại vận hay lưu niên không bị hợp mới có 1đh, khi đó Kình dương ở các vị trí khác không bị hợp mới có 1đh và điểm hạn của Kình Dương không bị giảm khi nó bị khắc.

250a/(28;149) - Ðiểm hạn của Kình Dương tại lưu niên bị giảm ít nhất 50% nếu thái tuế bị xung hay khắc bởi TKÐX, trừ khi chi xung thái tuế bị xung hay bị khắc bởi chi đại vận (tức chi đại vận cũng là Kình Dương).)

251/133 - Tại năm sinh, Kình dương ở chi của các tháng của lưu niên cũng có điểm hạn (nếu nó không bị hợp).

252/2 - Trụ ngày là tứ phế có 1đh. Nếu trụ ngày là Tứ Phế thiên khắc địa khắc với trụ tháng (tức can và chi trụ ngày đều là chủ khắc) thì điểm Tứ Phế được tăng ít nhất 0,25đh.

253/ - Nếu không sống ở phương (so với nơi sinh của người có tứ trụ) của Nguyên thần (theo hành của Nguyên Thần) thì Nguyên Thần có thể không có điểm hạn (?). .

254/27 - Nếu can và chi của Không Vong ở tuế vận (hay tiểu vận) không bị hợp thì Không Vong mới có 0,25đh (0,13đh với tiểu vận), điểm hạn này bị giảm tỉ lệ thuận theo lực khắc can của nó và nó không có điểm hạn khi chi của nó bị xung hay bị khắc.

255/(147;150) - Nếu trong tứ trụ có kim thần thì Hỏa cục luôn luôn có điểm hạn âm, trừ khi có Mộc cục sinh cho nó hay Hỏa cục có ít nhất có 4 chi có điểm hạn (trừ Hỏa cục của các chi trong tứ trụ (?)) bởi vì khi Hỏa quá mạnh, nó sẽ làm kim thần ra tro).

Y15 - Điểm hạn của thiên la và địa võng

256/73 - Nếu thiên la (TL) hay địa võng (ĐV) ở trụ ngày trong tứ trụ thì khi nó gặp thái tuế cũng là TL hay ĐV có ít nhất 0,3đh (vì theo các sách cổ thì TL và ĐV là 2 hung thần).

257/75 - Nếu TL hay ĐV ở trụ năm trong tứ trụ thì khi nó gặp TL hay ĐV ở lưu niên có 0,15đh.

258/76 - Nếu TL hay ĐV ở trụ năm trong tứ trụ thì khi nó gặp TL hay ĐV ở lưu niên mà có Kình dương ở trong tứ trụ hợp với thái tuế và chi giống với thái tuế trong tứ trụ hóa thành cục có hành giống với hành của Kình dương thì thiên la hay địa võng có 0,38đh.

259/75 – Nếu trong tứ trụ có Thiên La hay Địa Võng, tới năm Thiên La hay Địa Võng thì tất cả điểm hạn của các thần sát tại thái tuế sẽ bị mất.

Y16 - Tuế vận gặp nhau

260/ - Tuế vận gặp nhau (can và chi của đại vận và lưu niên giống nhau) mà can của chúng vượng ở lưu niên có 1đh, nếu chúng chỉ vượng ở đại vận có 0,5đh, còn nếu chúng nhược ở tuế vận có 0,25đh

261/(62;105) - Nếu tuế vận cùng gặp mà các can của nó là Quan Sát của dụng thần (nghĩa là hành của các can này khắc hành của dụng thần) không bị hợp thì điểm hạn của tuế vận cùng gặp được tăng thêm 50%.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ví dụ minh họa:

Ví dụ 40 : Nữ sinh ngày 6/6/1961 lúc 7,01’ sáng. Năm 1963 bị liệt 2 chân vì sốt cao.

Posted Image

1963 là năm Quý Mão thuộc đại vận Nhâm Ngọ và Quý Mùi (tức tiểu vận). Ta xét đại vận Nhâm Ngọ (vì điểm hạn ở đại vận Quý Mùi quá thấp).

1 – Mệnh này Thân vượng mà Kiêu Ấn nhiều, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Ất tàng trong Thìn trụ giờ.

2 - Dụng thần Ất vượng ở lưu niên có -1đh.

3 - Nhật can Canh nhược ở lưu niên có 0đh.

4 - Ngọ đại vận hại Sửu trụ năm có 1đh, tự hình Ngọ trụ tháng và Ngọ trụ ngày mỗi lực có 1đh.

Sửu trụ năm bị hại, vì vậy nó không hình hay hại được các chi khác, còn mặc dù 2 Ngọ trong tứ trụ bị tự hình bởi Ngọ đại vận nhưng chúng vẫn hình, tự hình hay hại được với các chi khác (giả thiết 233/40). Do vậy 2 Ngọ trong tứ trụ tự hình với nhau có 0,5đh, Ngọ trụ tháng hại Sửu trụ năm có 0,5đh và Ngọ trụ ngày hại Sửu trụ năm có 0,25đh (vì cách 1 ngôi).

Thìn trụ giờ hại Mão thái tuế có 1đh.

na

5 – Quý lưu niên có 1 cát thần có -0,25đh. Ngọ đại vận có 2 cát thần có -2.0,25đh. Mão lưu niên có 1 hung thần có 0,25đh.

6 - Đất ven đường trụ ngày có Canh được lệnh nên khắc được kim trong cát trụ tháng có 1đh.

Tổng số là 4,75đh. Số điểm này có thể chấp nhận được.

Các nguyên nhân chính gây ra hạn này bởi các điểm hạn của tự hình và hại. Vì vậy ta phải giải cứu về tự hình và hại.

2 Ngọ trong tứ trụ bị tự hình bởi Ngọ đại vận và 3 Ngọ hại Sửu trụ năm, vì vậy tai họa dễ xẩy ra vào tháng Ngọ.

Ví dụ 54 : Nam sinh ngày 5/8/1950 lúc 0,00’ sáng. Tháng 4/2006 mất Quan vào tù.

Posted Image

Tháng 4/2006 là năm Bính Tuất thuộc đại vận Kỷ Sửu và tiểu vận Bính Thân.

1 - Mệnh này Thân vượng mà kiêu ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là tài tinh/ Đinh tàng trong Mùi trụ tháng. Thủy là kỵ vượng.

2 – Trong tứ trụ có bán hợp của Thân với Tý hóa Thủy.

Vào đại vận Kỷ Sửu và năm Bính Tuất có đại vận Kỷ Sửu TKĐX với trụ tháng Quý Mùi có 0,25đh +0,05đh (vì Kỷ nhược ở tuế vận).

3 - Dụng thần Đin la nhập Mộ ở đại vận Sửu nên có 1đh và nhược ở lưu niên có 0đh.

4 - Nhật can Nhâm vượng ở lưu niên có -1đh.

5 – Quý trụ tháng thất lệnh chỉ vượng ở đại vận nên có 0,5đh và khắc Bính lưu niên có 0,25đh.

Nhâm trụ ngày thất lệnh nhưng vượng ở lưu nên có 1đh và khắc Bính lưu niên có 1đh.

Sửu đại vận xung Mùi trụ tháng có 0,4đh (vì lệnh tháng Mùi bị xung bởi Mùi)

Tuất lưu niên có 1 hung thần có 0,25đh.

6 – Ta thấy Mùi trụ tháng hình hay không hình được Tuất lưu niên thì Tuất lưu niên vẫn hình được Sửu đại vận có 1đh, vì vậy Sửu đại vận không thể hình được Mùi trụ tháng.

Nếu sử dụng giả thiết 236/(54;159) và 237a/106 thì Mùi trụ tháng bị xung gần bởi Sửu đại vận nên lực hình của nó với Tuất thái tuế bị giảm ¾ , vì vậy điểm hình của nó với Tuất thái tuế có 1đh bị giảm ¾ còn 1.1/4 đh = 0,25đh.

Tổng số là 4,95đh. Số điểm này không thể chấp nhận được (vì quá cao).

Nếu sử dụng giả thiết 254/27 thì Không Vong không có điểm hạn (vì can của Không Vong là Bính bị Nhâm khắc một lực có 1đh), vì vậy tổng số điểm hạn chỉ còn (4,95 - 0,25)đh = 4,7đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Các nguyên nhân chính gây ra hạn này bởi các điểm hạn của TKĐX, Hurt, Thủy quá vượng khắc Hỏa, trong khi dụng thần Hỏa quá nhược (vì Hỏa chỉ là can tàng tạp khí). Do vậy ta phải dùng Mộc và Hỏa, nhất là Hỏa để giải cứu và kết hợp với giải cứu về hình.

Thủy quá vượng khắc Hỏa quá nhược, vì vậy tai họa đã xẩy ra vào tháng Nhâm Thìn bởi vì nó TKĐX với lưu niên Bính Tuất và nó là tháng mà Hỏa vượng còn Thủy nhập Mộ.

Hỏa bị tổn thương mà Hỏa của tứ trụ này là Tài (tiền), vì vậy người này vì tiền mà phải vào tù.

Người này mất quan và vào tù bởi vì đại vận là đại vận hình (Sửu đại vận hình Mùi trong tứ trụ), vào năm Bính Tuất giữa tứ trụ với đại vận và lưu niên có đủ tam hình Sửu Mùi Tuất.

Thân vượng mà Tài (Đinh) và Quan (Kỷ) tàng trong Mùi đều vượng. Đó là mệnh của người phú quý và thường đại phát vào các vận tài hay quan. Thực tế người này đã làm đến cục trưởng. Ở đây đại vận là Quan (Kỷ) nhưng đáng tiếc đại vận Quan bị hình hại là xấu.

Tổng điểm hạn ở tiểu vận Đinh Dậu là 4,92 nhưng trong thực tế người này không bị thêm tai họa nào bởi vì có thể phần lớn số điểm hạn này đã gây ra tai họa ở tiểu vận Bính Thân hay ông ta vẫn đang còn ngồi trong tù (?).

Ví dụ 30 : Trương Chấn Hoàn chủ nhiệm ủy ban khoa học kỹ thuật quốc phòng (TQ), sinh ngày 21/10/1915 lúc 12,00’ sáng. Năm 1993 có hạn cực nặng.

Posted Image

1993 là năm Quý Dậu thuộc đại vận Mậu Dần, tiểu vận Giáp Tý và Quý Hợi. Ta xét tiểu vận Giáp Tý.

1 - Mệnh này Thân nhược mà quan sát Kim là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn/ Nhâm ở trụ giờ.

2 – Trong tứ trụ có lục hợp của Mão với Tuất bị phá. Bởi vì lực xung của Dậu trụ ngày với Mão trụ năm có 8.2/3 đv = 5,33đv (vì cách 1 ngôi) là lớn hơn lực hợp của Tuất trụ tháng với Mão trụ năm chỉ có 3.1/2đv = 1,5đv (vì Tuất phải hợp với Ngọ trụ giờ).

Vào đại vận Mậu Dần và năm Quý Dậu có:

Tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa.

Ngũ hợp của Mậu với Quý hóa Hỏa (vì chi đại vận hay lệnh tháng là Hỏa dẫn hóa).

Nếu sử dụng giả thiết 3/30 thì điểm vượng vùng tâm phải tính lại. Hỏa có 3,3đv được thêm 0,96đv của Tuất trụ tháng thành 4,26đv. Thổ có 0,96đv bị mất hết. Do vậy Kim vẫn là kỵ 1 và động (vì Mão trụ năm xung Dậu trụ ngày). Do vậy ta phải tính thêm điểm vượng tuế vận. Kim có 6,4đv được thêm 2.9đv của Dậu thái tuế thành 24,4đv. Hỏa có 4,26đv được thêm 5,75đv của Dần đại vận, 2.4,8đv của Quý và 3đv của Mậu đại vận thành 22,61đv. Kim lớn hơn hỷ dụng thần Thủy và Mộc trên 10đv nên Kim là kỵ vượng.

Nếu sử dụng giả thiết 77/29 và 78/30 thì Nhâm không khắc được 2 Hỏa cục có tổng cộng 5 can chi. Vì vậy tam hợp Hỏa cục có 0,75đh và ngũ hợp Hỏa cục có 0,5đh.

3 - Dụng thần Nhâm vượng ở lưu niên niên có -1đh.

4 - Nhật can Ất tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.

5 – Mão trụ năm xung thái tuế Dậu có 0,8đh và Mão xung Dậu trụ ngày có 0,15đh (vì cách 1 ngôi).

Dậu thái tuế có 1 hung thần có 0,25đh nhưng nó bị Mão xung mất hết.

Tý tiểu vận có 2 cát thần có -2.0,13đh và 1 hung thần có 0,13đh.

Nếu sử dụng giả thiết 15/12 thì Dậu thái tuế bị Mão xung có 0,5đh kỵ vượng.

6 – Nếu sử dụng các giả thiết 237/, 234/và 235a/ thì lực xung của Mão trụ năm với Dậu trụ ngày bị giảm 2/3 (vì Mão xung 2 Dậu không phải Thổ) còn 1/3 nhưng nó bị giảm thêm 1/3 (vì cách 1 ngôi), nó còn 1/3.2/3 và Mão phải sinh cho Hỏa cục động tại Tuất, nó bị giảm thêm 2/3, vì vậy lực này chỉ còn 1/3.2/3.1/3 = 0,07. Cho nên Dậu trụ ngày tự hình Dậu thái tuế có 1đh nhưng nó bị giảm 7%đh còn 1.93%.đh = 0,93đh.

7 - Đất trên thành của đại vận có can Mậu chỉ vượng ở đại vận nên khắc được nước suối của trụ năm có 0,75đh nhưng can chi của nạp âm đều bị tuế vận hợp nên bị giảm ½ đh còn 0,38đh.

Đất mái nhà trụ tháng có Bính thất lệnh chỉ vượng ở đại vận nên chỉ khắc nước suối có 0,75đh.

Tổng số có 4,62đh. Số điểm này không thể chấp nhận được (vì nó quá thấp so với thực tế).

Nếu sử dụng giả thiết 121/30 thì đất mái nhà của trụ tháng khắc nước suối của trụ năm có (0,75 + 0,25)đh = 1đh và đất trên thành khắc nước suối có (0,75 + 0,25).1/2đh = 0,5đh (vì các nạp âm này nhận được sự sinh từ Hỏa cục cùng trụ).

Tổng số là 5,00đh. Số điểm này mới phù hợp với thực tế mà Trần Viên đã viết: “ Khắp nơi các cao sư khí công đều kéo về cứu giúp. Thầy Thiệu Vĩ Hoa cũng dốc hết sức mình cố kéo dài tuổi thọ cho ông “.

Các nguyên nhân chính gây ra tai họa này bởi các điểm hạn của nạp âm, Mộc xung Kim và Hỏa quá vượng. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu.

Trong tứ tự có Mão xung Dậu thái tuế và vào đại vận Mậu Dần có Hỏa quá vượng, vì vậy tai họa dễ xẩy ra vào các tháng của mùa Xuân và mùa Hè, nhất là tháng Mão. Hỏa quá vượng, vì vậy người này bị bệnh Tim bởi vì Hỏa đặc trưng cho Tim,...

Nếu Nhâm trụ giờ vượng ở lưu khắc hết tổng điểm hạn của 2 Hỏa cục có 5 can chi thì số điểm hạn quá thấp là không thể chấp nhận được.

Nếu điểm kỵ vượng ở thái tuế bị giảm 1/3 khi nó bị Mão xung còn 0,33 thì tổng số là 4,75đh, nó là quá thấp so với thực tế nên không thể chấp nhận được.

Ta xét tiểu vận Quý Hợi của năm Quý Dậu:

Posted Image

Ở tiểu vận Quý Hợi của năm Quý Dậu (bắt đầu từ ngày 21/10/1993), nếu sử dụng giả thiết 78/30 thì điểm hạn của Hỏa cục bị Nhâm trụ giờ vượng ở lưu niên khắc mất hết, vì vậy đất trên thành và đất mái nhà không được sinh bởi Hỏa cục.

Các điểm hạn ở tiểu vận Quý Hợi được mô tả ở sơ đồ trên.

1 – Ngũ hợp của Mậu đại vận với Quý lưu niên và Quý tiểu vận.

Điểm hạn của Hỏa cục có 3 chi bị Nhâm vượng ở lưu niên khắc mất hết.

Mậu chỉ vượng ở đại vận nên có 0,5đh và khắc 2 Quý có 0,75đh, nên mỗi lực có 0,75.1/2.1/2.đh = 0,19đh, riêng lực khắc Quý tiểu vận chỉ có 0,19/2đh = 0,1đh (vì khắc tiểu vận điểm hạn giảm một nửa).

Quý lưu niên chỉ vượng ở đại vận nên có -0,5đh bị khắc mất 19% nên còn -0,5.0,81đh = -0,41đh.

2 – Nước biển ở tiểu vận có Quý vượng ở tiểu vận khắc khắc đất trên thành của đại vận có 0,5đh.

Đất trên thành đại vận có Mậu chỉ vượng ở đại vận khắc nước suối trụ năm có 0đh (vì Mậu đã dùng tất cả 0,75đh để khắc 2 Quý)

Đất mái nhà trụ tháng có Bính thất lệnh nhưng chỉ vượng ở đại vận khắc nước suối trụ năm có 0,75đh.

....................

Tổng số là 3,51đh. Số điểm này là chấp nhận được bởi vì nó phù hợp với thực tế mà Trần Viên đã viết “Ngày 24/10/1993 sau khi bệnh đỡ đã ra viện đi ăn dưỡng, trong nửa năm đó ông lại cố gắng làm việc”.

Nếu điểm hạn của Hỏa cục không bị Nhâm khắc mất hết thì tổng số là 4,57đh (vì Hỏa cục có 0,75đh, đất mái nhà và đất trên thành khắc nước suối có (0,75 + 0,25)đh = 1đh và 0,25.1/2.1/2 đh = 0,06đh)). Số điểm này không thể chấp nhận được bởi vì với số điểm này ông ta không thể rời khỏi bệnh viện.

Ta xét điểm hạn của năm 1994:

Posted Image

1 – 23/3/1993 đó là năm Giáp Tuất thuộc đại vận Mậu Dần và tiểu vận Quý Hợi có:

Tam hợp Dần Ngọ Tuất có 4 chi hóa Hỏa, vì vậy Ngũ hợp của Mậu đại vận với Quý tiểu vận hóa Hỏa. Nếu sử dụng giả thiết 11/30 (Nếu các hóa cục cùng hành giữa tứ trụ với tuế vận có tổng cộng từ 6 can chi trở lên (trừ hóa cục của các địa chi trong Tứ Trụ) thì phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng tuế vận mặc dù kỵ 1 là tĩnh (đây là một trường hợp ngoại lệ)) thì điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại. Hỏa có 3,3đv được thêm 0,96đv của Tuất trụ tháng thành 4,26đv. Kim vẫn có 6,4đv, vì vậy Thân vẫn nhược và dụng thần không thay đổi. Ta phải tính tiếp các điểm vượng ở tuế vận.

Hỏa có 4,26đv được thêm 2.3đv của Tuất thái tuế, 5,8đv của Dần đại vận, 3đv của Mậu đại vận và 10đv của Quý tiểu vận thành 29,06đv. Nếu sử dụng giả thiết 22/17 thì Hỏa đã thành kỵ 1 (vì nó lớn hơn Kim là kỵ 1 trên 10đv) và Hỏa có điểm kỵ vượng (vì lớn hơn hỷ dụng thần trên 20đv) nhưng các điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi (vì Hỏa không phải là kỵ 1 từ khi mới sinh). Do vậy nếu sử dụng giả thiết 101/29 thì điểm hạn chính của tam hợp Hỏa có 4 chi được tăng gấp đôi là 1.2đh + 0,25đh và Dần, Tuất và Mậu mỗi can và chi có 0,5đh kỵ vượng còn Quý tiểu vận chỉ có 0,25đh kỵ vượng.

2 - Dụng Nhâm vượng ở lưu niên có -1đh.

3 - Nhật can Ất mộ ở lưu niên niên có 1đh.

4 – Nhâm trụ giờ vượng ở lưu niên nhưng nó không thể khắc được Hỏa cục có tổng cộng 6 can chi.

5 - Nước biển của tiểu vận Quý Hợi có can Quý vượng ở tiểu vận khắc lửa đỉnh núi của lưu niên có 1đh và khắc đất trên thành của đại vận có 0,5đh (vì khắc đại vận bị giảm ½).

Đất trên thành của đại vận có can Mậu chỉ vượng ở đại vận nên khắc nước suối của trụ năm có (0,75 + 0,25)đh = 1đh (vì nó được Hỏa cục trong cùng trụ sinh cho), nhưng nó bị giảm ½ đh (vì nước biển khắc) và ½ đh (vì can và chi của nạp âm đều bị hợp ở tuế vận), nó chỉ còn 1.1/2.1/2.đh = 0,25đh.

Lửa đỉnh núi của lưu niên có can Giáp chỉ vượng ở đại vận nên khắc đất mái nhà và gỗ liễu có 0,75đh, vì vậy mỗi lực có 0,38đh (chú ý lửa đỉnh núi là lửa của núi lửa nên nó không bị giảm khi nó bị khắc bởi các loại nạp âm của nước).

Đất mái nhà có Bính thất lệnh nhưng chỉ vượng ở đại vận khắc nước suối có (0,75 + 0,25)đh = 1đh (vì nó được sinh bởi Hỏa cục cùng trụ), nhưng nó bị giảm 38%đh (vì lửa đỉnh núi khắc), nó còn 0,62đh.

Tổng số là 7,63đh. Số điểm này chấp nhận được bởi vì nó phù hợp với thực tế mà Trần Viên đã viết : “Cấp cứu nhưng không có hiệu quả, đã tạ thế ở Bắc Kinh hồi 23,30’ ngày 23 tháng 3 năm 1994 hưởng thọ 79 tuổi“ (theo Tử Bình đã sang ngày 24/3).

Các nguyên nhân chính gây ra tai họa này bởi các điểm hạn của nạp âm và do Hỏa quá vượng. Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu.

Thân nhược mà thực thương quá mạnh, vì vậy kiêu ấn ở đây vô cùng quan trọng bởi vì nó có chế ngự thực thương Hỏa và sinh cho Thân. Tai họa đã xẩy ra vào tháng Mão của mùa Xuân. Bởi vì vào tháng Mão dụng thần Thủy bắt đầu ở trạng thái tử tuyệt nên nó không có khả năng chế ngự Hỏa và sinh cho Thân.

Qua ví dụ này cho ta biết khả năng giải hạn của các cao thủ Tử Bình và khí công Trung Quốc chưa đạt tới 7,63đh (nếu số điểm này chính xác).

Đây là mệnh quý hiển vì Thân nhược có Ấn vượng sinh Thân và chế ngự Thương nhược nên thực sự đúng với câu : «Thương quan mang ấn quý hết chỗ nói».

Nếu không tính thêm điểm vượng của tuế vận thì Hỏa không phải là kỵ 1 nên điểm hạn của hóa cục không được tăng gấp đôi và không có các điểm kỵ vượng, vì vậy tổng số là 4,76đh. Số điểm này là không thể chấp nhận được.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin sửa lại giả thiết 28/ và 30/ trong Bài 24 như sau:

D - Các trường hợp ngoại lệ

27/12 – Nếu tứ trụ nó có Thân nhược và kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì kiêu ấn là kỵ thần có +0,5đh và nó là kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên.

28/ – Bỏ vì sai. Giả thiết này không sai nhưng phải sửa lại như sau:

28/100 – Thân nhược và khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm hay tính thêm điểm vượng ở tuế vận, Kiêu Ấn trở thành kỵ thần có 0,5đh, nếu nó lớn hơn Thân ít nhất 20đv. Nhưng nếu tính lại điểm vượng trong vùng tâm, Kiêu Ấn chỉ được thêm không quá 10đv mà nó đã lớn hơn Thân 20đv thì Kiêu Ấn trở thành kỵ thần chỉ có 0,38đh và Kiêu Ấn trở thành kỵ vượng.... giống như giả thiết 27/12.

29/(98;99) - Nếu Thân nhược mà Nhật can bị khắc hay bị hợp, khi kiêu ấn có 1 hóa cục có ít nhất 6 chi thì ta phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận (kể cả khi kỵ 1 là tĩnh), khi đó nếu kiêu ấn lớn hơn Thân từ 20đv trở lên thì nó trở thành kỵ thần có +0,5đh, và nó có điểm kỵ vượng chỉ khi nó lớn hơn kỵ 1 từ 10đv trở lên và các điểm kỵ vượng này được tăng gấp đôi nếu nó lớn hơn Thân từ 30đv trở lên (các bán hợp hay lục hợp hóa cục của Kiêu Ấn có từ 6 chi trở lên thì chưa có ví dụ để nghiên cứu).

30/(18;158) – Nếu hành của tam hội cục có thái tuế là kỵ 1 mà nó có hành giống với hành của can và chi của lưu niên (khi chúng chưa hóa cục) thì điểm kỵ vượng của nó được tăng ít nhất ¼ lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 10đv, ít nhất ½ lần (?) nếu nó lớn hơn hỷ dụng ít nhất 20đv, ¾ lần (?) nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất từ 30đv trở lên, 2 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất từ 40đv trở lên (?)....(kể cả khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận và tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân bị thay đổi (nghĩa là Thân từ vượng trở thành nhược và ngược lại)).

Giả thiết 30/(18;158), tôi diễn đạt không rõ nghĩa xin sửa lại như sau:

30/(18;158) – Nếu hành của tam hội cục có thái tuế là kỵ 1 mà nó có hành giống với hành của can và chi của lưu niên (khi chúng chưa hóa cục) thì điểm kỵ vượng của nó được tăng 5/4 nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 10đv, 2 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng ít nhất 20đv, 3 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 30đv, 4 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 40đv, 5 lần nếu....(kể cả khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận và tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân bị thay đổi (nghĩa là Thân từ vượng trở thành nhược hay ngược lại)).

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 26 - Định luật giảm và điểm G

Chương 16

Định luật giảm và điểm G

I - Định luật Giảm

Đây là phần phức tạp nhất của Phương Pháp Tính Điểm Hạn. Định luật giảm có nghĩa là tổng điểm hạn sẽ được giảm theo một tỷ lệ nhất định nào đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố giữa tứ trụ với tuế vận mà ở trên ta đã biết trong các dạng đơn giản nhất như tam hợp, tam hội, hóa cục của các chi giống nhau trong tứ trụ ... còn ở phần này bạn đọc sẽ được biết đến một dạng khác.

Khi thái tuế hay các chi trong tứ trụ bị các chi khác hình, xung, khắc hay hại thì trong một số trường hợp các lực này có điểm giảm được gọi là điểm G. Tổng các điểm G này tương đương với tổng điểm hạn được giảm theo một tỷ lệ nhất định nào đó. Để cho đơn giản tôi tạm thời phân ra thành 10 trường hợp tổng điểm hạn được giảm theo các điểm G như sau :

Bảng G

Posted Image

Dòng đầu tiên trong bảng là số thứ tự, dòng thứ hai là điểm G và dòng thứ ba là tỉ lệ tổng điểm hạn được giảm tương ứng theo điểm G.

Nếu số điểm G ít nhất bằng điểm giữa của 2 mức giảm thì tổng điểm hạn mới được giảm ở mức trung bình của 2 mức giảm đó (vd 106; 107).

Trong phần này hình và tự hình có tác dụng khác nhau

II - Điểm giảm G

A - Có 5 dạng chính gây ra các điểm G

E1 – Các chi ở tuế vận tác động tới các chi trong tứ trụ.

E2 – 1 hay 2 chi giống nhau trong tứ trụ xung thái tuế

E3 – 1 hay 2 chi giống nhau trong tứ trụ khắc thái tuế

E4 – 1 hay 2 chi giống nhau trong tứ trụ tự hình thái tuế.

E5 – Có ít nhất 3 chi giống nhau trong tứ trụ xung, khắc, tự hình, hình hay hại thái tuế.

E1 - Tuế vận tác động tới các chi giống nhau trong tứ trụ

281/(101 ;102) : Các trường hợp như sau:

1 - Dần đại vận hình và hại 2 Tị trong Tứ Trụ.

2 - Sửu đại vận hình và xung 2 Mùi trong Tứ Trụ.

3 - Thân đại vận khắc và hình 2 Dần trong Tứ Trụ.

4 - Tý ở tuế vận cùng hại 2 Mùi trong Tứ Trụ.

5 - Mùi ở tuế vận cùng hại 2 Tý trong Tứ Trụ.

6 - ........ ????

Các lực này mới có các điểm G và chúng được xác định như sau :

a - Thái tuế hình hay hại có 1G.

b - Đại vận khắc hay xung có 1G và hình hay hại có 0,5G.

282/(105;106;107) – Nếu trong tứ trụ có 2 chi giống nhau là Thổ mà mỗi chi này chỉ có 1 lực tác động tới thái tuế hay nếu 2 chi giống nhau này không là thổ mà mỗi chi chỉ có 1 lực hình hay hại thái tuế thì các lực này có điểm G chỉ khi các chi này bị tác động bởi 2 lực của đại vận, khi đó điểm G của các lực này được xác định như sau :

a - Mỗi lực xung thái tuế có 0,5G.

b - Mỗi lực hình hay hại thái tuế có 0,25G ?

(Chú ý dấu ?, nó nghĩa là các giả thiết đó chưa có ví dụ để kiểm tra).

283/108 - Chi tuế vận tác động với ba chi giống nhau trong tứ trụ :

a - Mỗi lực hình hay hại của chi đại vận với mỗi chi trong Tứ Trụ có 1,1G

b - Mỗi lực xung hay khắc của chi đại vận với mỗi chi trong Tứ Trụ có ...?

c - Mỗi lực hình hay hại của thái tuế với mỗi chi trong Tứ Trụ có... ?

E2 - 1 hay 2 chi giống nhau trong tứ trụ xung thái tuế

1 – Các chi là Thổ

284/(105;109) – 1 hay 2 chi Sửu trong tứ trụ hình và xung Mùi thái tuế có điểm G, còn nếu trong tứ trụ chỉ có 2 chi giống nhau, khi chúng chỉ có 1 lực xung thái tuế thì mỗi lực này có 0,5G chỉ khi chúng bị đại vận tác động có điểm G.

285/70 – Trong tứ trụ có 1 hay 2 chi là Mùi, Tuất hay Thìn xung thái tuế và có ít nhất 1 chi hình, tự hình hay hại thái tuế thì các lực này có điểm G hay không (chưa có ví dụ để kiểm tra) ?

2 – Các chi không là Thổ

286/ 113 - Nếu trong Tứ Trụ chỉ có một chi xung thái tuế (không có các lực hình hay hại thái tuế, trừ lực tự hình thái tuế) thì các lực tác động tới thái tuế có điểm G chỉ khi có chi đại vận xung thái tuế.

287/112 - Nếu các tổ hợp trong tứ trụ bị phá mà chúng có ít nhất 1 chi xung và 1 chi hình hay hại thái tuế thì các lực này không có điểm G nhưng các lực khác vẫn có điểm G khi có chi đại vận tác động tới thái tuế (trừ lực tự hình).

288/111 - Các lực tác động tới thái tuế có điểm G khi trong tứ trụ có ít nhất một chi xung và 1 chi hình (trừ tự hình) hay hại thái tuế.

289/114 – Các lực tác động tới thái tuế có điểm G khi có ít nhất hai chi giống nhau trong tứ trụ xung thái tuế.

E3 - 1 hay 2 chi giống nhau trong tứ trụ khắc thái tuế

290/115 - Các lực tác động tới thái tuế có điểm G khi trong tứ trụ có ít nhất 1 chi khắc và 1 chi hình (trừ tự hình) hay hại Thái tuế.

291/(116;117;118) - Nếu trong tứ trụ chỉ có 1 chi khắc Thái tuế, ngoài ra không có các lực tác động khác (trừ chi Thân nếu nó hình được thái tuế và các chi trong tứ trụ tự hình thái tuế) thì tất cả các lực tác động tới thái tuế có điểm G chỉ khi có thêm lực của chi đại vận hay tiểu vận tác động với thái tuế (kể cả lực tự hình), còn nếu nó ở trong tổ hợp trong tứ trụ từ khi mới sinh bị phá thì các lực này tác động tới thái tuế có điểm G chỉ khi có chi đại vận khắc thái tuế.

292/118 - Các lực tác động tới thái tuế có điểm G khi trong tứ trụ có Thân khắc và hình Dần thái tuế.

293/120 - Các lực tác động tới thái tuế có điểm G khi trong tứ trụ có 2 chi khắc thái tuế.

294/121 – Các lực tác động tới thái tuế không có điểm G khi 2 chi trong tứ trụ và chi đại vận hay tiểu vận giống nhau là các chi thuộc loại tự hình khắc thái tuế.

E4 – Thái tuế bị tự hình bởi các chi trong tứ trụ

295/123 - Nếu trong tứ trụ chỉ có 1 hay 2 chi tự hình với thái tuế thì các lực này có điểm G chỉ khi có thêm chi đại vận cũng tự hình thái tuế, khi đó điểm G của các lực được xác định như sau :

Mỗi chi trong tứ trụ tự hình thái tuế có 2G.

Chi đại vận tự hình thái tuế có 1G.

Chi tiểu vận tự hình, hình hay hại thái tuế có 0,5G, còn xung hay khắc thái tuế có 1G.

Chi đại vận tự hình các chi trong tứ trụ, mỗi lực có 0,5G, trong đó mỗi lực tự hình với lệnh tháng có thêm 0,25đh..

Các chi trong tứ trụ tự hình gần với nhau, mỗi lực có 0,25G, trong đó mỗi lực tác động gần với lệnh tháng có thêm 0,13G

E5 - Ba chi giống nhau trong tứ trụ tác động với thái tuế

296/125 - 3 chi trong tứ trụ tự hình thái tuế, mỗi lực có ít nhất 1.5G và mỗi lực hình, hại thái tuế có ... ?

297/211 – 3 chi giống nhau là Thổ trong tứ trụ xung thái tuế, mỗi lực có 1,25G (còn nếu 3 chi giống nhau này không là Thổ ?) và mỗi lực hình, tự hình và hại của các chi trong tứ trụ với thái tuế có 0.5G (?), khi đó :

- Chi đại vận xung thái tuế có 0.5G (?) và mỗi lực hình, tự hình và hại thái tuế có 0.25G (?).

- Chi tiểu vận xung thái tuế có 0,25G (?) và mỗi lực hình, tự hình và hại thái tuế có 0.13G.

B – Nói chung E1, E2 và E3 tuân theo các giả thiết sau đây:

298/109 - Mỗi chi trong tứ trụ xung thái tuế có 1G và mỗi chi hình hay hại thái tuế có 0,5G, còn chi đại vận hay chi tiểu vận xung thái tuế có 0,5G và hình hay hại thái tuế có 0,25G.

299/(116...) - Mỗi chi trong tứ trụ khắc thái tuế có 2G và hình hay hại thái tuế có 1G, khi đó chi đại vận khắc thái tuế có 2G (riêng Thân đại vận khắc thái tuế chỉ có 1G) nhưng chi tiểu vận khắc thái tuế chỉ có 1G, còn chi đại vận và chi tiểu vận hình hay hại thái tuế mỗi lực có 0,5G. Tất cả các lực này không có điểm G chỉ khi có 3 hay 4 chi giống nhau là tự hình khắc thái tuế mà ở trong tứ trụ chỉ có 2 trong 3 hay 4 chi này (vd 121 ;122).

300/ - Nếu chi đại vận xung thái tuế có điểm G thì nó xung với mỗi chi giống với thái tuế ở trong tứ trụ mới có điểm G như vậy.

301/ - Nếu chi đại vận khắc thái tuế có điểm G thì nó khắc với mỗi chi giống với thái tuế ở trong tứ trụ mới có điểm G nhưng chúng chỉ bằng ½ điểm G như vậy (trừ lực khắc của Thân đại vận không bị giảm - ví dụ 118).

301a/ - Nếu chi trong Tứ Trụ khắc thái tuế có 2G và chi đại vận hình, tự hình hay hại thái tuế có 0,5G thì chi đại vận hình, tự hình hay hại các chi trong Tứ Trụ cũng có 0,5G chỉ khi trong chúng có ít nhất một chi giống thái tuế (?).

301b/ - Nếu chi trong Tứ Trụ xung thái tuế có 1G và chi đại vận hình, tự hình hay hại thái tuế có 0,25g thì chi đại vận hình, tự hình hay hại với mỗi chi trong Tứ Trụ có 0,13G chỉ khi trong chúng có ít nhất một chi giống thái tuế (?).

302/103 - Nếu chi đại vận tác động với các chi trong tứ trụ có điểm G thì các chi giống với chi đại vận ở trong tứ trụ tác động với các chi này mới có điểm G nhưng chúng chỉ bằng ½ .

303/101 - Nếu mỗi lực của chi đại vận tác động với lệnh tháng có điểm G thì mỗi lực đó được thêm 0,25G và khi đó mỗi lực của thái tuế tác động tới lệnh tháng có điểm G, mỗi lực này mới được thêm 0,25G.

304/103 - Nếu mỗi lực của các chi trong tứ trụ tác động với lệnh tháng có điểm G thì mỗi lực này cũng được thêm 0,13G.

Chú ý : Các điểm G ở đây được xác định bởi các chi tác động gần với nhau, còn chúng bị giảm ½ G nếu chúng cách 1 ngôi và ¾ G nếu chúng cách 2 ngôi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ minh họa:

Ví dụ 108: Nam sinh ngày 14/11/1977 lúc 21,30’. Năm 2005 không có hạn.

Posted Image

Năm 2005 là năm Ất Dậu thuộc đại vận Mậu Thân, tiểu vận Kỷ Mùi và Mậu Ngọ .

1 - Mệnh này Thân vượng mà kiêu ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên lấy tài tinh là Mậu tàng trong Tị trụ năm.

2 - Vào đại vận Mậu Thân có lục hợp của Thân đại vận với Tị trụ năm không hóa bị phá bởi trụ tháng Tân Hợi TKĐX với trụ năm Đinh Tị.

Tới năm Ất Dậu có bán hợp của thái tuế Dậu với Tị trụ năm hóa Kim nhưng cũng bị TKĐX này phá tan Kim cục nhưng nó còn lại tổ hợp (vì lực xung của Hợi với Tị là 5,65đv là nhỏ hơn lực hợp của Dậu với Tị là 9đv), vì vậy TKĐX có 0,5đh + 0,05đh (vì Đinh vượng ở lưu niên).

4 - Dụng thần Mậu tàng trong Tị trụ giờ bị tuế vận hợp có 1đh và tử ở lưu niên có 1đh.

5 - Nhật can Ất tuyệt ở lưu niên có 1đh.

6 – Tân trụ tháng vượng ở lưu nên khắc 2 Ất, vì vậy mỗi lực có 0,7đh.

Ất lưu niên có 2 cát thần có -2.0,25đh nhưng bị Tân khắc mất 70% chỉ còn -0,15đh.

Thân đại vận có 4 hung thần và 1 cát thần có tổng cộng 0,75đh.

7 – Thân đại vận hại 3 Hợi nên có tổng cộng 2đh.

Tổng số có 7,55đh. Nếu sử dụng giả thiết 283/108 và 303/101 thì tổng số có 3,55G (thêm 0,25G vì lệnh tháng bị hại) nên tổng điểm hạn được giảm 5/12, vì vậy nó còn 7,55.7/12đh = 4,40đh. Số điểm này là cao nhất có thể chấp nhận được.

Nếu mỗi lực hại chỉ có 1,0G thì tổng cộng có 3,25G, vì vậy tổng điểm hạn được giảm ở giữa 2 mức 1/3 và 5/12, nó còn 7,55.(2/3 + 7/12).đh = 4,72đh. Số điểm này là không thể chấp nhận được.

........................................................................

Chủ đề “Nhiệm lý lá số hạn nặng“ của GiáoViên trong mục Tử Vi bên trang web tuvilyso.org nói về một phụ nữ trẻ có Tứ Trụ :

Nhâm Tuất – Canh Tuất – ngày Kỷ Tị - Giáp Tuất

Giáo Viên đã viết:

“Cô bé này, tháng 11 năm ngoái (2010) sinh con gái. Trước hôm đi sinh con 1 tuần, thì phát hiện ra bị liệt một chân, sau đó bác sỹ mổ lấy con ra, rồi nghi là mẹ bị lao xuơng, chuyển qua viện lao nằm 1 tháng.

...............................................

Tháng 1 năm 2011, bác sỹ quyết định mổ cột sống. Nhưng mổ ra, mới biết không phải lao xuơng, mà là một thứ bệnh quái lạ, ung thư đốt sống cùng. Xét nghiệm là tế bào ác, kháng điều trị, và hiện đang chuyển về nhà chờ........

...........................................................

Bé Vân mất sáng nay rồi (8/10/2011), chiều GV đi Ninhbinh viếng, có gì về sẽ update với mọi người sau.

Buồn quá .................“ .

Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn ở tiểu vận Ất Tị (sau ngày sinh 13/10/2010) của năm 2010.

Posted Image

11/2010 là năm Canh Dần thuộc đại vận Đinh Mùi và tiểu vận Ất Tị.

1 - Tứ Trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn và Thực Thương đều ít nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Giáp ở trụ giờ.

2 – Ta thấy Nhâm trụ năm hợp với Đinh đại vận và Ất tiểu vận hợp với Canh lưu niên đều không hóa.

3 - Dụng thần Giáp nhập Mộ ở đại vậnMùi có 1đh và vượng ở lưu niên có -1đh.

4 - Nhật can Kỷ tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.

5 – Nhâm trụ năm được lệnh nhưng nhược ở tuế vận có 0,5đh can và khắc Đinh đại vận có 0,25.1/2 đh = 0,13đh (vì khắc trái dấu). Do vậy Đinh đại vận chỉ vượng ở đại vận nên có 0,5đh can nhưng nó bị giảm 13% (bị khắc bởi Nhâm) còn 0,5.0,67đh = 0,34đh..

Canh lưu niên cũng chỉ vượng ở đại vận nên có -0,25đh và khắc Ất tiểu vận có 0,5.1/2.1/2 đh= 0,13đh (vì khắc trái dấu và khắc vào chi tiểu vận).

Mùi đại vận có 1 hung thần có 0,25đh. Tị tiểu vận có 1 cát thần và 1 hung thần.

6 – Mùi đại vận hình 3 Tuất trong Tứ Trụ có tổng cộng max 2đh.

Tị trụ ngày và Tị tiểu vận hại Dần thái tuế có 1đh và 0,5đh, vì vậy Dần thái tuế không hình và hại được 2 Tị.

7 – Nước biển ở tụ năm có Nhâm được lệnh nhưng nhược ở tuế vận, vì vậy nó khắc Kim trang sức, Lửa trên núi và gỗ Tùng có tổng cộng 0,75đh (vì Nhâm đã sử dụng 0,25đk).

Nước mưa đại vận có Đinh chỉ vượng ở đại vận nên khắc Lửa đỉnh núi có 0,75đh.

Lửa trên núi có Giáp vượng ở lưu niên khắc Kim trang sức có 1đh (lực khắc của Lửa đỉnh núi với các nạp âm khác không bị giảm khi nó bị khắc).

Tổng số là 8,1đh. Nếu ta sử dụng giả thiết 283/108 thì Mùi đại vận hình 3 Tuất có tổng cộng 3,55G (mỗi lực hình có 1,1G và thêm 0,25G vì lệnh tháng bị hình), vì vậy tổng điểm hạn được giảm 5/12, nó còn 8,1.7/12 đh = 4,73đh. Số điểm này có thể chấp nhận được.

Ở tiểu vận Bính Ngọ có Bính khắc Canh lưu niên có 1đh và Bính có 3 cát thần có -3.0,13đh. Dần thái tuế hợp với Ngọ tiểu vận có 1đh. Tổng số là 8,33đh, nó cũng được giảm 5/12 còn 8,33.7/12 đh = 4,86đh. Với số điểm cao như vậy, tại sao tai họa không xẩy ra ? Cụ Thiệu Vĩ Hoa có nói tới trong cuốn «Dự Đoán Theo Tứ Trụ» là có thai và sinh con có thể giảm được một phần hạn. Điều này có thể được giải thích đơn giản là khi đứa con còn trong bụng mẹ, nó có thể Cõng Giúp cho mẹ nó ít nhất khoảng 0,5đh, vì vậy chỉ còn 4,36đh. Với số điểm này khá thấp nên nó không thể gây ra tai họa nào cả.

Đến tiểu vận Ất Tị, đáng tiếc là với 4,73đh còn khá cao nên chúng ta dự đoán : Đứa trẻ chưa ra đời, nó mới có thể Cõng Giúp hạn cho mẹ nó còn khi đứa bé đã ra đời thì nó không còn giúp được gì cho mẹ nó nữa (?).

Nếu sự lý luận này là đúng thì nó là một cách giải hạn vô cùng hữu hiệu cho phái nữ, bởi vì ngày nay người ta sinh đẻ có thể chủ động qua việc thụ tinh bên ngoài ống nghiệm.

Nếu mỗi lực hình có 1,2G thì tổng cộng có 3,85G, nó tương đương với tổng điểm hạn được giảm giữa 2 mức 5/12 và ½ còn 8,1.(7/12 + ½).1/2đh = 4,39đh. Số điểm này không thể chấp nhận được (vì nó không phù hợp với thực tế). Kết hợp với ví dụ trên thì các lực hình hay hại này có 1,1G là tin cậy được.

Sơ đồ tính điểm hạn ngày 8/10/2011 như sau :

Posted Image

8/10/2011 là năm Tân Mão thuộc đại vận Đinh Mùi và tiểu vận Ất Tị.

1 – Ta thấy Nhâm trụ năm hợp với Đinh đại vận không hóa và lục hợp của 3 Tuất trong Tứ Trụ hợp với Mão thái tuế hóa Hỏa (vì lực hợp của Mùi đại vận với Mão thái tuế có 5,87đv là nhỏ hơn lực hợp của 3 Tuất với Mão thái tuế có 3.5,03đv). Vì trong Tứ Trụ có 3 chi hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại.

Hỏa có 4,2đv được thêm 1,5đv của Tuất trụ năm, 1,8đv của Tuất trụ tháng và 0,9đv của Tuất trụ giờ thành 8,4đv. Thổ có 11,3đv bị mất 4,2đv của 3 Tuất còn 7,1đv. Ta thấy Thân vẫn vượng nhưng Kiêu Ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Nhâm ở trụ năm. Vì Hỏa là kỵ 1 động nên ta phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận. Hỏa có 8,4đv được thêm 2.9đv của Mão thái tuế và 4,8đv của Đinh đại vận thành 31,2đv. Kim có 5,28đv được thêm 2.3,1đv của Tân lưu niên thành 11,48đv. Mộc có 4,2đv được thêm 7đv của Ất tiểu vận thành 11,2đv (Tân và Ất động vì Tân khắc Ất tiểu vận). Tị tiểu vận và Mùi đại vận ở trạng thái tĩnh nên điểm vượng của chúng không được tính. Hỏa là kỵ vượng.

Hỏa cục có 1đh + 0,25đh (vì Hỏa cục có chi thứ 4) và Mão thái tuế hóa Hỏa có 0,5đh kỵ vượng.

2 - Dụng thần Nhâm bị tuế vận hợp có 1đh và tử tuyệt tại lưu niên có 1đh.

3 - Nhật can Kỷ nhược ở lưu niên có 0đh.

4 – Nhâm được lệnh nhưng nhược ở tuế vận có 1đh và khắc Đinh đại vận có 0,25.1/2 đh = 0,13đh (vì khắc trái dấu). Đinh đại vận chỉ vượng ở đại vận có 0,25đh và nếu sử dụng giả thiết 17/67a thì Đinh đại vận có 0,5đh kỵ vượng nhưng 2 điểm hạn này đều bị giảm 13% (vì bị Nhâm khắc) còn 0,25.0,65đh = 0,22đh và 0,5.0,67đh = 0,44đh.

Mùi đại vận có 1 hung thần có 0,25đh. Tị tiểu vận có 1 cát thần và 1 hung thần.

5 - Nước biển trụ năm có Nhâm được lệnh nhưng nhược ở tuế vận khắc Kim trang sức và gỗ Tùng có tổng cộng 0,75đh (vì Nhâm đã sử dụng 0,25đk).

Nước mưa đại vận có Đinh chỉ vượng ở đại vận nên khắc Lửa đỉnh núi chỉ có 0,75đh.

Lửa đỉnh núi có Giáp vượng ở lưu niên nên khắc Kim trang sức có 1đh.

Tổng số là 8,29đh. Nếu sử dụng giả thiết 278/38 ( - Nếu trong tứ trụ có 3 chi giống nhau, khi tất cả 4 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của 3 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm 2/3, còn nếu chỉ có 3 chi giống nhau trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của 3 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm giữa 2 mức 1/3 và 5/12 (trước ví dụ này tôi đã dự đoán được giảm tới ½ nhưng nay thấy không phải như vậy)) thì tổng số các điểm hạn được giảm giữa 2 mức 1/3 và 5/12, nó còn 8,29(2/3 + 7/12).1/2 đh = 5,18đh. Số điểm này có thể chấp nhận được.

Vì tai họa chủ yếu do điểm hạn của 3 Tuất trong Tứ trụ hợp với tuế vận hóa Hỏa nên tai họa dễ xẩy ra vào mùa hè và tháng Tuất. Thực tế cho thấy bệnh của người này đã phát nặng vào mùa hè và cái chết đáng nhẽ phải xẩy ra vào tháng Tuất nhưng đến 23,57' ngày 8/10/2011, tức còn ít nhất 12 tiếng nữa mới sang tháng Tuất. Tại sao lại như vậy? Phải chăng giờ giao lệnh người ta đã xác định sai?

Ở đây ta thấy chỉ có Hỏa quá vượng và có sự xung khắc của Thủy (Nhâm) với Hỏa (Đinh) nên Thủy và Hỏa đều bị tổn thương, nhất là Thủy. Ta đã biết Thủy đại diện cho bệnh ung thư, vì vậy người này đã bị bệnh ung thư. Còn Hỏa đã đại diện cho xương chăng ?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ví dụ tham khảo :

Xác định giờ sinh với Tứ Trụ của Steve Jobs là quá dễ dàng với phương pháp của tôi. Bởi vì Tứ Trụ này chỉ có thể vượng khi Kiêu Ấn sinh được 50% đv của nó cho Thân. Điều này xẩy ra khi điểm vượng của Kiêu Ấn ít nhất phải bằng điểm vượng của Thực Thương (vì Kiêu Ấn đã lớn hơn Tài tinh và Nhật can đã được lệnh hoặc Thân đã lớn hơn Tài Quan).

Chưa tính can chi trụ giờ thì Mộc đã có 11,4đv còn Thổ có 6,1đv nếu Thìn trụ ngày bị khắc, và 8,5đv nếu Thìn trụ ngày không bị khắc. Nếu tính lần lượt từng giờ thì chỉ có giờ Mậu Tý và Mậu Tuất là Thân nhược nên Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (Đinh, Bính, Ất, Giáp) mới là hỷ dụng phù hợp với các vận của Steve Jobs. Trong đó giờ Mậu Tý có tổng số điểm hạn quá thấp (với năm 2011) là không thể chấp nhận được cho dù phải hay không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm. Do vậy Steve Jobs sinh giờ Tuất là một điều không thể chối cãi được.

Nếu Steve Jobs sinh giờ Tuất thì sơ đồ tính điểm hạn vào ngày 5/10/2011 như sau :

Posted Image

5/10/2011 là năm Tân Mão thuộc đại vận Quý Dậu và tiểu vận Tân Sửu.

1 - Tứ Trụ này có Thân nhược mà Thực Thương là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn/ Ất ở trụ năm.

2 – Vào đại vận Quý Dậu và năm Tân Mão có :

2 Mậu trong Tứ Trụ hợp với Quý đại vận là tranh hợp thật.

Bính trụ ngày hợp với Tân lưu niên không hóa.

Tam hội Dần Mão Thìn hóa Mộc (vì Dậu đại vận xung gần Mão không thể phá được tam hội cục).

Đến tiểu vận Tân Sửu có Dậu hợp với Sửu tiểu vận hóa Kim.

Nếu không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì tổng điểm hạn rất thấp là không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra giả thiết :

"Nếu 2 can trong Tứ Trụ hợp với tuế vận là tranh hợp thật mà có ít nhất một địa chi trong Tứ Trụ hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của nó thì phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm".

Nếu sử dụng giả thiết này thì điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại. Mộc có 11,4đv được thêm 3,6đv của Thìn trụ ngày thành 15đv. Thổ có 15,06 mất 3,6đv của Thìn còn 11,46đv (nếu điểm vượng của 2 Mậu cũng bị mất thì Thổ chỉ còn 4,6đv). Ta thấy Kiêu Ấn sinh được cho Thân 50% đv của nó, vì vậy Thân có 13,5đv. Thân trở thành vượng mà Kiêu Ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Tân tàng trong Tuất ở trụ giờ. Mộc là kỵ 1 động nên ta phải tính thêm các điểm vượng ở tuế vận. Mộc có 15đv được thêm 2.9đv của Mão thái tuế thành 33đv. Kim có 0đv được thêm 2.3,1đv của Tân lưu niên, 5,07đv của Dậu đại vận và 5,02đv của Sửu tiểu vận thành 10,27đv. Mộc là kỵ vượng nhưng điểm kỵ vượng không được gấp đôi (vì Mộc không phải kỵ 1 từ khi mới sinh).

Kim cục ở tiểu vận chỉ có 1,5 chi là hỷ dụng khắc Mộc cục là kỵ thần có 3 chi, vì vậy Mộc cục và Kim cục đã gây ra ĐC-1 có (0,7.4 + 0,35) đv = 3,15đh, vì vậy Kim cục có 1đh còn Mộc cục có 0,75đh. Thái tuế Mão có 0,5đh kỵ vượng.

3 - Dụng thần Tân tử tuyệt tại lưu niên có 1đh.

4 - Nhật can Bính vượng ở lưu niên có -1đh.

5 – Bính trụ ngày vượng ở lưu niên khắc Tân có 0,5đh, vì vậy Tân chỉ vượng ở đại vận có -0,5đh, nhưng nó bị giảm 50% còn -0,25đh.

Tổng số là 5,65đh. Tam hội Dần Mão Thìn ngoài Tứ Trụ hóa Mộc có 2 chi khác nhau trong Tứ Trụ được giảm 1đh nên tổng số còn 4,65đh. Số điểm này là không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải áp dụng giả thiết 202/63 (xem tai họa năm 2009 phía dưới) thì Kim lưỡi kiếm ở đại vận có Quý vượng ở lưu niên (là can tranh hợp thật) nên khắc gỗ đồng bằng trụ giờ có 1.3/4 đh = 0,75đh. Tổng điểm hạn là 5,4. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Ví dụ này đã chứng minh rằng các can tranh hợp thật không phải hoàn toàn vô dụng như tôi đã kết luận mà nó vẫn còn khả năng quyết định được lực khắc của các nạp âm của chúng.

Sơ đồ tính điểm hạn bị mổ để cấy ghép gen vào tháng 6/2009 do sự mất cân bằng hocmon :

Posted Image

6/2009 là năm Kỷ Sửu thuộc đại vận Quý Dậu và tiểu vận Quý Mão.

1 – Thân nhược và dụng thần là Ất ở trụ năm.

2 – 2 Mậu trong Tứ Trụ hợp với Quý đại vận là tranh hợp thật.

Mão tiểu vận xung Dậu đại vận phá tan bán hợp hay lục hợp của Dậu với Sửu thái tuế hay Thìn trụ ngày.

3 - Trụ năm Ất Mùi TKĐX với lưu niên Kỷ Sửu có 0,25đh + 0,05đh (vì Ất được lệnh nhưng nhược ở tuế vận).

4 - Dụng thần Ất nhược ở lưu niên có 0đh.

5 - Nhật can Bính nhược ở lưu niên có 0đh.

6 - Ất trụ năm được lệnh nhưng nhược ở tuế vận có 1đh và khắc Kỷ lưu niên có 0,25đh.

Kỷ lưu niên chỉ vượng ở đại vận có 0,25đh nhưng bị giảm 25% (bị khắc bởi Kỷ) chỉ còn 0,25.0,75đh = 0,19đh. Kỷ khắc Quý tiểu vận có 0,5.1/2= 0,25đh (vì khắc can tiểu vận) nhưng cũng bị giảm 25% còn 0,19đh (vì bị Ất khắc). Quý tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh nhưng bị giảm 19% do Kỷ khắc còn -0,11đh.

Dậu đại vận xung Mão tiểu vận có 0,15đh và hại Tuất trụ giờ có 1đh., vì vậy Tuất không hình được Sửu thái tuế.

Mùi trụ năm xung Sửu thái tuế có 0,65đh, vì vậy Sửu thái tuế hình Mùi trụ năm có 1đh nhưng bị giảm ¾ còn 1.1/4 đh = 0,25đh.

7 – Sét ở lưu niên có Kỷ chỉ vượng ở đại vận nên khắc Kim lưỡi kiếm ở đại vận và Đất trên thành ở trụ tháng, mỗi lực có 0,25.1/2 đh = 0,13đh (vì Kỷ đã sử dụng 0,5đk).

Tổng số là 4,13đh. Số điểm này là không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra giả thiết 202/63 (tôi mới bổ xung thêm từ ví dụ này):

"202/63 – Lực khắc của nạp âm với các nạp âm khác không bị giảm khi chi của nó bị xung hay bị khắc (trừ giả thiết 201/) nhưng bị giảm khoảng ¼ nếu can của nó là tranh hợp thật".

Nếu áp dụng giả thiết này thì Kim lưỡi kiếm ở đại vận có Quý vượng ở lưu niên nhưng là can tranh hợp thật nên lực khắc gỗ đồng bằng ở trụ giờ bị giảm 1/4 và bị giảm thêm 13% do bị sét khắc còn 1.3/4.0,87đh = 0,65đh.

Tổng số là 4,78đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Nếu lực khắc của Kim lưỡi kiếm ở đại vận với gỗ đồng bằng không bị giảm 1/4 thì tổng số là 5,00đh. Số điểm này có thể là hơi cao (?).

Sơ đồ tính điểm hạn bị mổ vào tháng 8/2004 bởi ung thư tuyến tụy :

Posted Image

8/2004 là năm GiápThân thuộc đại vận Quý Dậu, tiểu vận Mậu Thân và tháng 8 của lưu niên là Nhâm Thân.

1 - Tứ Trụ này có Thân nhược, dụng thần là Ất ở trụ năm.

2 – Có 3 Mậu hợp với Quý đại vận và tam hội Thân Dậu Tuất ngoài Tứ Trụ có 3 chi không hóa. Nhìn qua ta thấy tổng điểm hạn là một số âm vì mỗi Mậu trong Tứ Trụ khắc Quý có -0,5đh can trong khi chỉ có 0,5đh + 0,05đh của trụ tháng Mậu Dần TKĐX với lưu niên GiápThân (vì Giáp nhược ở tuế vận). Do vậy nếu giờ sinh là đúng và không có các điểm hạn dương do bên ngoài tác động vào mệnh của người này thì bắt buộc tam hội Thân Dậu Tuất phải bị phá mới có hy vọng giải thích được tai họa này.

Nhưng với các giả thiết đã có thì chỉ có Tý, Ngọ, Mão và Dậu xung nhau gần trong Tứ Trụ mới có thể phá được tam hội ngoài Tứ Trụ có 3 chi, mà ở đây chỉ có Dần xung Thân thái tuế. Vậy thì làm sao có thể «Bói» ra giả thiết như thế nào mà có thể phá được tam hội này ?

Giả thiết này có thể phát biểu như sau :

"Tam hội có 3 chi không hóa ngoài Tứ Trụ có thể bị phá khi có ít nhất một trụ của nó TKĐX với một trụ ở bên ngoài và có ít nhất 2 chi của nó bị xung hay bị khắc gần bởi 2 chi ở bên ngoài".

Nếu áp dụng giả thiết này thì rõ ràng có lưu niên Giáp Thân TKĐX với trụ tháng Mậu Dần, Dần xung Thân và Thìn xung Tuất đều là xung gần, vì vậy tam hội đã bị phá.

3 - Dụng thần Ất nhược ở lưu niên có 0đh.

4 - Nhật can Bính nhược ở lưu niên có 0đh

5 – 2 Mậu trong Tứ Trụ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên mỗi Mậu có -0,5đh can động và khắc Quý đại vận mỗi lực có 0,13đh.

Dần trụ tháng xung Thân thái tuế có 0,65đh , vì vậy Thái tuế xung lại lệnh tháng có 0,5đh và hình lại Dần trụ tháng có 1.1/2 đh = 0,5đh (vì bị Dần xung).

Dậu đại vận hại Tuất trụ giờ có 1đh.

Tổng số là 2,46đh. Số điểm này quá thấp là không thể chấp nhận được. Vậy thì đành phải bó tay sao ? Theo châm ngôn : "Còn nước còn tát" hay "Thà Giết Nhầm còn hơn Bỏ Sót" mà "Binh Pháp của Đạo XXX" gì đó đã dạy mang áp dụng vào đây thành "Thà Sai còn hơn Sót Bỏ" như sau :

"Nếu lưu niên và trụ tháng của lưu niên có chi giống nhau cùng TKĐX với ít nhất 1 trụ trong Tứ Trụ mà các chi của chúng không bị hợp thì can, chi và nạp âm của trụ tháng này chỉ có thể tác động được với các can, chi và nạp âm trong tứ trụ và ngược lại nhưng điểm hạn của chúng bị giảm ít nhất 1/2".

Nếu áp dụng giả thiết này thì Dần xung 2 Thân nên Thân thái tuế hình lại Dần chỉ bị giảm 1/3 còn 1.2/3 đh = 0,67đh.

Dần xung Thân (của trụ tháng Nhâm Thân) bị giảm ½ còn 1,3.1/2 đh = 0,65đh và Thân trụ tháng này hình Dần có 0,67.1/2 đh = 0,34đh.

Nhâm vượng ở lưu niên có 0,5đh can và khắc Bính trụ ngày có 1.1/2 đh = 0,5đh. Bính trụ ngày được lệnh nhưng nhược ở lưu niên có -0,5đh (các điểm hạn can không bị giảm vì chúng không phải là các điểm hạn xung khắc hay hình hại nhau).

Kim lưỡi kiếm ở trụ Nhâm Thân có Nhâm vượng ở lưu niên khắc Gỗ đồng bằng trụ giờ có 1.1/2 đh = 0,5đh.

Trụ tháng Mậu Dần TKĐX với trụ Nhâm Thân có 0,25.1/2 đh = 0,13đh (vì Mậu được lệnh nhưng nhược ở tuế vận). Có 3 trụ TKĐX với nhau có thêm 0,1đh.

Tổng số là 4,82đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được

(Chú ý : ở đây ta mới chỉ xét đến các thông tin giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận, còn nếu tai họa này là do các thông tin bên ngoài tác động vào mệnh của người này gây lên thì giả thiết này là sai).

.......................................

Trong chủ đề "Giải đáp các thắc mắc về khoá học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp" bác Học Hỏi đã hỏi tôi về cách tính điểm hạn của tai họa sau :

"Tôi có 1 người bạn cùng tuổi. sinh ngày 31-7-1930 giờ Hợi. Ngày 7-9-2011 bạn tôi bị sốt mấy ngày, ngày 20 hết sốt thì sáng 21 khi ngủ dậy thấy bị liệt 1 tay phải, phải đi nằm viện mãi đến giữa tháng 10 mới gần bình phục hoàn toàn".

Sơ đồ tính điểm hạn tháng 9/2011 :

Posted Image

9/2011 là năm Tân Mão thuộc đại vận Tân Mão và tiểu vận Quý Dậu.

1 – Tứ Trụ này có Thân vượng (vì Kiêu Ấn sinh được 50% ddvcủa nó cho Thân, Kiêu Ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Đinh tàng trong Ngọ trụ năm.

2 - Trong Tứ Trụ có lục hợp của 2 Ngọ hợp với Mùi là tranh hợp giả không hóa.

Đến đại vận Tân Mão và năm Tân Mão có tam hợp Hợi Mão Mùi có 4 chi không hóa phá tan lục hợp. Dậu tiểu vận tử tuyệt tại tuế vận xung 2 Mão không phá được tam hợp có 4 chi này.

3 - Dụng thần Đinh nhược ở lưu niên có 0đh.

4 - Nhật can Nhâm tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.

5 - Tuế vận cùng gặp có 0,25đh.(vì 2 Tân nhược ở tuế vận).

Tổng số là 1,25đh. Số điểm này là không thể chấp nhận được.

Nếu như tai họa này không phải do các nguyên nhân tác động từ bên ngoài gây ra thì ta bắt buộc phải sử dụng đến tháng 9 mà tai họa đã xẩy ra là tháng Đinh Dậu nó TKĐX với tuế vận. Nếu áp dụng giả thiết 179/60 thì trụ tháng của lưu niên là Đinh Dậu TKĐX với 2 trụ Tân Mão đã phá tan tam hợp cục có 4 chi (bới vì 2 trụ là Mão của tam hợp không hóa đều bị TKĐX nên ta có thể coi tam hợp cớ 4 chi chỉ như có 3 chi).

6 - Ta có thêm 0,15đh của Mão đại vận xung Dậu tiểu vận và 1,3đh của Dậu tiểu vận khắc Mão thái tuế. Dậu tiểu vận có điểm hạn của 2 hung thần nhưng bị Mão đại vận xung mất hết.

Tổng số là 2,7đh. Số điểm này cũng không thể chấp nhận được.

Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra giả thiết :

"Nếu trụ tháng của lưu niên chỉ TKĐX với 2 trụ của tuế vận cùng gặp thì can, chi và nạp âm của trụ tháng này chỉ có thể tác động tới các can, chi và nạp âm của tuế vận và ngược lại nhưng các điểm hạn của các lực này bị giảm ¼ cũng như can chi đại vận với can chi của trụ tháng này được coi như cách nhau 1 ngôi và độ vượng suy của can này được xác định tại chi của nó".

Nếu sử dụng giả thiết này thì ta có thêm các điểm hạn sau :

7 – Mão đại vận xung Dậu trụ tháng của lưu niên có 0,3.1/2.3/4 đh = 0,11đh.

Dậu trụ tháng này khắc Mão thái tuế có 1,3.3/4 đh = 0,98đh.

Đinh trụ tháng này vượng ở Dậu nên có -1đh can và khắc 2 Tân có 1.4.1/2.3/4 đh = 0,53đh, trong đó lực khắc Tân đại vận bị giảm thêm ½ còn 0,53.1/2 đh = 0,27đh (vì cách 1 ngôi). Đinh có 1 cát thần có -0,25đh (điểm hạn can động và của các thần sát không bị giảm ¼ vì nó không phải là điểm hạn xung, khắc, hình, hại).

8 - Trụ tháng Đinh Dậu TKĐX với 2 trụ giống nhau là Tân Mão, vì vậy mỗi lực bị giảm ¼ và bị giảm thêm ¼ do giả thiết trên còn 1.3/4.3/4 đh = 0,56đh. Có 3 trụ TKĐX với nhau có thêm 0,1đh.

Tổng số là 4,56đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Trường hợp này kết hợp với trường hợp trên của Steve Jobs thì chúng ta còn thiếu trường hợp trụ tháng của lưu niên TKĐX với cả tuế vận và các trụ trong Tứ Trụ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sơ đồ tính điểm hạn của Steve Jobs bị mổ vào tháng 8/2004 bởi ung thư tuyến tụy :[/size]

Posted Image

Sơ đồ tính điểm hạn trên có sai sót, đó là Dần trụ tháng xung tháng Thân của lưu niên chỉ có 0,3đh và thêm 0,5đh của tháng Thân khắc lại lệnh tháng Dần, vì vậy nó chỉ có 0,8đh. Khi bị giảm 1/2 nó chỉ còn 0,4đh. Tổng số là 4,64đh, số điểm này có thể là khá thấp (vì nếu không mổ kịp thời để giải cứu thì tính mạng khó bảo toàn). Do vậy các lực tác động này không được giảm ở mức 1/2 (tức 6/12) mà chỉ được giảm ở mức 5/12.

Sơ đồ tính điểm hạn được sửa lại như sau:

Posted Image

Tổng số là 4,87đh, số điểm này mới có thể chấp nhận được.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài 27 - Điểm hạn và tổng điểm hạn được giảm...

Chương 15

Điểm hạn và tổng điểm hạn được giảm

1 - Tam hợp .

263/5 – Nếu giữa tứ trụ và tuế vận có tam hợp không hóa có ít nhất 4 chi, trong chúng có ít nhất 3 chi trong tứ trụ thì điểm hạn được giảm 1đh và từ chi thứ 4 trở nên mỗi chi được giảm thêm 0,25đh (riêng chi tiểu vận chỉ được giảm thêm 0,13đh), nếu 3 chi trong tứ trụ tạo thành tam hợp có chi tháng thì được giảm thêm 0,5đh.

264/(7;14;32) - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận có tam hợp cục có từ 4 chi trở nên, trong đó có ít nhất 3 chi trong tứ trụ và tam hợp có ít nhất 4 chi có điểm hạn thì điểm hạn mới được giảm 1đh và từ chi thứ 4 có điểm hạn trở nên, mỗi chi được giảm thêm 0,25đh (riêng chi tiểu vận chỉ được giảm thêm 0,13đh) và khi đó nếu trong tứ trụ có 3 chi tạo thành tam hợp có chi tháng thì điểm hạn mới được giảm thêm 0,5đh.

(Chú ý : Các chi trong tứ trụ của tam hợp cục này đã hóa cục có cùng hành từ khi mới sinh thì các chi này mới không có điểm hạn).

265/35 - Giữa tứ trụ với tuế vận có tam hợp cục có từ 4 chi trở nên, trong đó có ít nhất 3 chi trong tứ trụ, nếu 2 trong 3 chi này giống nhau mà tam hợp cục có hành giống với hành của 2 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm ½ , còn nếu 2 trong 3 chi này đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành với hành của tam hợp cục thì tổng điểm hạn chỉ được giảm 1/3.

2 – Tam hội trong và ngoài tứ trụ

266a/ - Tam hội ngoài tứ trụ, nó nghĩa là chỉ khi có thêm chi của tuế vận mới có tam hội.

266b/ - Tam hội trong tứ trụ là trong tứ trụ đã có đủ 3 chi để tạo thành tam hội.

266c/50 - Một trụ được coi là động khi can, chi hay nạp âm của nó xung hay khắc với các can, chi hay nạp âm khác cũng như can hay chi của nó hợp với tuế vận (nếu nạp âm bị khắc hay khắc với các nạp âm khác không có điểm hạn thì nó được coi là tĩnh).

266d/52 - Nếu tam hội trong tứ trụ hợp với tuế vận thì cả 3 trụ của nó được coi là động.

267/(26;18;210) - Nếu tam hội ngoài tứ trụ có ít nhất 2 chi khác nhau trong tứ trụ thì điểm hạn được giảm 1đh và từ chi thứ 4 trở đi mỗi chi được giảm thêm 0,25đh (chi tiểu vận chỉ được giảm thêm 0,13đh), nhưng nếu các chi của tam hội tự hình và hại được với nhau thì tổng điểm hạn không được giảm.

268/34 - Tam hội cục ngoài tứ trụ có ít nhất 3 chi trong tứ trụ, nếu 2 trong 3 chi này giống nhau mà tam hội cục có hành giống với hành của 2 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm ½ , còn nếu 2 trong 3 chi này đã hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành với hành của tam hội cục thì tổng điểm hạn chỉ được giảm 1/3.

269/48 - Nếu trong tứ trụ có tam hội mà 3 chi của nó không liền nhau thì tổng điểm hạn được giảm 1/3 khi có ít nhất 2 trụ của nó động.

270/49 - Nếu 3 chi của tam hội trong tứ trụ liền nhau thì tổng điểm hạn được giảm ½ khi có ít nhất 2 trụ của nó động.

272/51 - Tam hội trong tứ trụ không được giảm thêm điểm hạn của tam hội ngoài tứ trụ.

3 – Hình và Hại

272b/ 206 - Tổng điểm hạn được giảm 5/12 nếu tất cả 7 chi của tứ trụ, tuế vận và tiểu vận hình và hại nhau, và giữa hai mức 1/3 và 5/12 nếu chỉ có 6 chi hình và hại nhau chỉ khi các chi này không bị hợp.

4 – Hóa cục có các chi giống nhau trong tứ trụ

273/33 - Nếu trong tứ trụ có 2 chi giống nhau mà 1 trong 2 chi này cùng 1 chi khác trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của 2 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm 1/3.

274/36 - Nếu trong tứ trụ có ít nhất 2 chi giống nhau mà tất cả 4 chi trong tứ trụ đã hóa thành bán hợp cục hay lục hợp cục từ khi mới sinh có hành giống với hành của các chi giống nhau này thì mặc dù chúng có hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của các chi giống nhau này thì tổng điểm hạn không được giảm.

275/82 - 4 chi trong tứ trụ hợp với nhau tạo nên 1 bán hợp hay lục hợp không hóa và trong chúng có 2 chi giống nhau, nếu nó không hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của các chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm giữa 2 mức ½ và 7/12, còn nếu nó hợp với tuế vận hóa cục vẫn là bán hợp hay lục hợp thì tổng điểm hạn được giảm 7/12 (?).

276/42 - Nếu trong tứ trụ có 2 chi giống nhau và trong chúng chỉ có 1 trong 2 chi này hợp với 1 chi khác trong tứ trụ hóa cục từ khi mới sinh có cùng hành với hành của 2 chi giống nhau này còn chi thứ hai không bị hợp thì tổng điểm hạn được giảm ¼.

277/37 - Nếu trong tứ trụ có 3 chi giống nhau, khi 1 trong 3 chi này hợp với chi thứ 4 trong tứ trụ hóa cục có hành giống hành của 3 chi này thì tổng điểm hạn được giảm 1/3.

278/38 - Nếu trong tứ trụ có 3 chi giống nhau, khi tất cả 4 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của 3 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm 2/3, còn nếu chỉ có 3 chi giống nhau trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành khác với hành của 3 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm giữa 2 mức 1/3 và 5/12.

279/ - Nếu 3 chi trong tứ trụ giống nhau, khi có 3 chi hay cả 4 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành giống với hành của 3 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm...?

280/ - Nếu 4 chi trong tứ trụ giống nhau, khi cả 4 chi trong tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục có hành giống hay khác với hành của 4 chi giống nhau này thì tổng điểm hạn được giảm .... ?.

(Chú ý : Tổng điểm hạn được giảm theo các chi giống nhau trong tứ trụ và giảm theo tam hợp hay tam hội trong tứ trụ hay ngoài tứ trụ là khác nhau).

Chương 17

Dự đoán về thời gian và các lĩnh vực dễ xẩy ra hạn

I – Dự đoán về thời gian xẩy ra tai họa

1 - Các tháng trong một năm

305/ - Nếu một trong các nguyên nhân chính gây ra tai họa là hóa cục thì hạn thường xẩy ra vào mùa có hành giống với hành của hóa cục này, nhất là vào các tháng có chi giống với các chi trong tứ trụ của hóa cục này.

306/ - Nếu một trong các nguyên nhân chính gây ra tai họa bởi các chi trong tứ trụ xung hay khắc thái tuế thì tai họa thường xẩy ra vào các tháng của lưu niên có các chi giống như vậy.

307/ - Nếu một trong các nguyên nhân chính gây ra tai họa là các trụ trong tứ trụ và tuế vận TKĐX với nhau thì tai họa dễ xẩy ra vào các tháng của năm đó TKĐX với lưu niên hay các trụ trong tứ trụ....

2 - Tiểu vận và các tháng của năm sinh

308/ - Tại một năm (lưu niên) nếu hạn đã xẩy ra ở tiểu vận đầu thì sang tiểu vận sau thường không có hạn, mặc dù tổng điểm hạn ở tiểu vận sau vẫn cao (bởi vì đa số các điểm hạn đã gây ra tai họa ở tiểu vận đầu).

309/ - Tại năm sinh nếu hạn đã phát ra ở một tháng nào đó thì các tháng sau nó không còn khả năng gây ra hạn, cho dù ở các tháng đó vẫn có các điểm hạn cao (bởi vì....tương tự như câu trên).

..................................................

Giả thiết số 309/ đã kết thúc phần lý thuyết chính của cuốn “Giải Mã Tứ Trụ“ (đến nay đã có thêm hàng chục giả thiết mới). Sau phần lý thuyết này là 136 ví dụ minh họa cho lý thuyết. Thực chất của 136 ví dụ này là những ví dụ mẫu để từ đó đưa ra 309 giả thiết trên. Trong các ví dụ mẫu này tôi đã diễn giải chi tiết cách xác định dụng thần và cách tính các điểm hạn theo 309 giả thiết này cũng như đưa ra cách giải cứu....

Tới bây giờ từ các ví dụ mới tôi vẫn tiếp tục đưa ra những giả thiết mới. Số lượng các giả thiết là khá nhiều, đến nỗi tôi cũng không thể nhớ nổi chúng mà thường là phải xem lại như tra Từ Điển khi nghiên cứu 1 ví dụ nào đó. Tôi hy vọng sau này có ai đó sẽ rút gọn hay tóm tắt được các giả thiết này bằng một lý thuyết hay những cách nào đó (tất nhiên chỉ với các giả thiết đã được kiểm tra là đúng).

Phần lý thuyết sau thuộc về phần “Mở Rộng“ của cuốn sách này. Tôi sẽ trình bầy nội dung chúng qua các bài :

Bài 28 : Khắc phối hôn (có các giả thiết từ 310 đến 332. Phần này có 28 ví dụ mẫu).

Bài 29 : Con cái khắc cha mẹ và cha mẹ khắc con cái (có các giả thiết từ 333 đến 348 . Phần này có 16 ví dụ mẫu).

Bài 30 : Dự đoán về phát Tài

Bài 31 : Dự đoán về phát Quan.

Hai bài cuối cùng này tôi mới đang nghiên cứu nên chưa có khả năng đưa được số điểm vào để Cân Đo Đong Đếm xem chúng phát mạnh hay nhẹ như phần dự đoán tai họa.

Ví dụ minh họa :

Ví dụ 48 (Giải Mã Tứ Trụ):

Posted Image

9/2/2001 là năm Tân Tị thuộc đại vận Giáp Thìn và tiểu vận Giáp Dần .

1 - Mệnh này Thân vượng mà kiêu ấn đủ nên dụng thần đầu tiên phải là thực thương/ Nhâm tàng trong Thân trụ tháng.

2 – Trong trụ có tam hội Thân Dậu Tuất hóa Kim cục.

3 - Dụng thần Nhâm tử tuyệt ở lưu nên có 1đh và nhập mộ ở đại vận nên có 1đh.

4 - Nhật can Tân tử tuyệt ở lưu niên có 1đh.

5 – Đinh trụ năm vượng ở lưu niên khắc 2 Tân nên lực khắc Tân lưu niên có 1,4.1/2 đh = 0,7đh còn khắc Tân trụ ngày có 0,7.1/2 đh = 0,35đh (vì cách 1 ngôi).

Giáp đại vận nhược ở tuế vận khắc 2 Mậu trong tứ trụ, mỗi lực có 0đh và Giáp có 1 cát thần có -0,25đh.

2 Mậu trong tứ trụ được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên mỗi Mậu có 1đh.

Giáp tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh. Dần tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh và 3 hung thần có 3 .0,13đh.

Tân lưu niên có 1 cát thần có 0đh (vì Tân tử tuyệt ở tuế vận).

6 - Dần tiểu vận hình và hại thái tuế, vì vậy mỗi lực có 0,5đh.

7 - Lửa dưới núi trụ năm có Đinh được lệnh nên khắc đất dịch chuyển trụ tháng có 1đh (phải thừa nhận), vì vậy đất dịch chuyển không khắc được Lửa đèn ở đại vận.

Kim giá đèn không bị gỗ đồng bằng khắc bởi vì có lửa yếu là lửa đèn (vì theo các sách cổ đã viết như vậy, hy vọng sẽ có bạn đọc giúp tôi giải thích điều này).

Tổng số là 7,42đh. Số điểm này quá cao là khôn g thể chấp nhận được.

Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra và sử dụng giả thiết 269/48 thì tổng số điểm hạn được giảm 1/3 còn 7,42.2/3 đh = 4,95đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được (vì cả 3 trụ của tam hội cục đều động).

Các nguyên nhân chính gây ra hạn này là các điểm hạn của nạp âm, hình, hại và năm Tị có Hỏa quá vượng khắc Kim (tức Kim bị thương tổn chứ không phải do Kim quá vượng như VIETHA đã dự đoán, mặc dù đoán đúng năm Canh Tân). Do vậy ta phải dùng Thủy để giải cứu và kết hợp với giải cứu về hình và hại.

Người này đã may mắn thoát chết bởi vì anh ta sống ở phương tây bắc nên Thủy nhiều phù trợ cho dụng thần Nhâm (thủy) và nó làm cho Hỏa bị suy yếu đi một phần (tam hội ở đây đã chứng minh đúng như thực tế là đã có các Quý Nhân và Thần Linh phù hộ). Nếu anh ta biết trước để giải cứu thêm về hình và hại thì có thể làm cho hạn nhẹ thêm hoặc không có (thực tế đây là một vụ ám sát chính trị bằng khí độc).

Có Dần tiểu vận hình và hại Tị thái tuế nên vào tháng Dần và ngày Quý Mão (ngày 9/2/2001) đã TKĐX với trụ năm Đinh Dậu, đó chính là 2 nguyên nhân đã tác động làm tai họa xẩy ra.

Có Hỏa (Đinh) khắc Kim (Tân), vì vậy người này đã bị phẫu thuật phổi bởi vì Hỏa đại diện cho tim, máu,... còn Kim đại diện cho phổi, máu,... và dao, kéo,...

Tứ Trụ của ví dụ này chính là Tứ Trụ trên bìa của cuốn “Giải Mã Tứ Trụ” và nó cũng chính là Tứ Trụ trong chủ đề “Tứ Trụ của Thánh Nhân” trong mục Tử Vi hay chủ đề “Thánh Nhân trong Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” trong mục Tử Bình-Bát Tự tại trang web này (trong đó tôi có nói qua về tiểu sử của người này).

Người có Tứ Trụ này là bạn thân của tôi học bên khoa toán. Mặc dù khác khoa nhưng chúng tôi chơi rất thân với nhau.... và cùng vượt biên giới sang tị nạn tại Đức. Và mọi cái được bắt đầu từ các câu hỏi của bạn tôi: “Tại sao tai họa lại xẩy ra đúng ngày Quý Mão (9/2/2001) nó thiên khắc địa xung với trụ năm Đinh Dậu ?”... “Tại sao nó không lệnh đi trước hay sau một ngày?” Là một nhà “Vật Lý” thất nghiệp tôi đã cố gắng suy nghĩ nhưng vẫn không thể giải thích được. Từ hồ nghi rồi đi đến khẳng định rằng: Không, không.... không thể là duy tâm, mê tín dị đoan như cả một hệ thống tuyên truyền trong cái xã hội “Văn Minh-Khoa Học” đã nhồi nhét vào đầu những người như chúng tôi từ khi mới lọt lòng mẹ. Chắc chắn nó phải được xây dựng trên một lý thuyết chính thống của Khoa Học thì mới tồn tại và còn chính xác đến ngày nay như vậy.

Vâng chính từ điều khẳng định này mà những kiến thức Vật Lý của tôi sau 4 năm học ở trường đã không uổng phí, nhất là khi đang thất nghiệp (tị nạn) này. Đó là lý do sự ra đời của cuốn “Giải Mã Tứ Trụ”.

Tất cả những gì tôi muốn nói thêm ở đây đã được viết trong “Lời Nói Đầu” của cuốn “Giải Mã Tứ Trụ”.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sơ đồ tính điểm hạn trên có sai sót, đó là Dần trụ tháng xung tháng Thân của lưu niên chỉ có 0,3đh và thêm 0,5đh của tháng Thân khắc lại lệnh tháng Dần, vì vậy nó chỉ có 0,8đh. Khi bị giảm 1/2 nó chỉ còn 0,4đh. Tổng số là 4,64đh, số điểm này có thể là khá thấp (vì nếu không mổ kịp thời để giải cứu thì tính mạng khó bảo toàn). Do vậy các lực tác động này không được giảm ở mức 1/2 (tức 6/12) mà chỉ được giảm ở mức 5/12.

Sơ đồ tính điểm hạn được sửa lại như sau:

Posted Image

Tổng số là 4,87đh, số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Chào bác !

Bác làm ơn cho tôi hỏi : Vậy bài 01 ở đâu mà tôi thấy ở đây bắt đầu từ bài 17 ạ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác !

Bác làm ơn cho tôi hỏi : Vậy bài 01 ở đâu mà tôi thấy ở đây bắt đầu từ bài 17 ạ ?

Bạn vào đọc chủ đề "Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người".

Thân chào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn vào đọc chủ đề "Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người".

Thân chào.

"Chào bác !

Tôi tìm mãi mà không thấy các phần bác hướng dẫn ở chỗ nào bác ạ !.....

........ Vậy bác làm ơn hướng dẫn tôi xem "Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người " nó ở mục nào được không ạ !

Cảm ơn bác đã quan tâm !"

Chủ đề này ngay cạnh chủ đề "Lớp học Tứ Trụ cao cấp tự do cho tất cả mọi người" tại mục này "Tử Bình-Bát Tự". Sao bác phải đi tìm ở đâu cơ chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Chào bác !

Tôi tìm mãi mà không thấy các phần bác hướng dẫn ở chỗ nào bác ạ !.....

........ Vậy bác làm ơn hướng dẫn tôi xem "Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người " nó ở mục nào được không ạ !

Cảm ơn bác đã quan tâm !"

Chủ đề này ngay cạnh chủ đề "Lớp học Tứ Trụ cao cấp tự do cho tất cả mọi người" tại mục này "Tử Bình-Bát Tự". Sao bác phải đi tìm ở đâu cơ chứ.

À vậy tốt rồi ! Cũng tại tôi quá bận nên vào diễn đàn cứ nhấp nha nhấp nhoáng mà không trông thấy bác ạ !

Cảm ơn !

Share this post


Link to post
Share on other sites