Mục Đồng

Vì Sao Chúng Em Ngán Học Lịch Sử?

1 bài viết trong chủ đề này

Vì sao chúng em ngán học Lịch sử? Cập nhật lúc 30/07/2011 03:42:49 PM (GMT+7) Posted Image- Sau khi kết quả thi ĐH được công bố, ai cũng bất ngờ với điểm thi môn Lịch sử: hàng nghìn điểm 0 và phổ điểm tương đối thấp, phần lớn là 2,3. Còn em...

Bộ trưởng nói gì về việc Toán học "ngã ngựa"?

Posted Image Thí sinh chuẩn bị làm bài thi (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Đọc nhiều tờ báo em thấy được đây không chỉ là vấn để của riêng những thí sinh thi môn Lịch sử, các thầy cô dạy môn Lịch sử mà là vấn đề của toàn xã hội khi giới trẻ ngày nay ngày càng “mù” về lịch sử của dân tộc. Là một người thuộc bộ phận giới trẻ em có một vài ý kiến của cá nhân về việc dạy và học bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông.

Chỉ biết chép như một cái máy...

Các khối ngành kinh tế đang được giới trẻ ưa chuộng vì có một môi trường học tập năng động, cơ hội việc làm rộng mở. Trong khi đó một số ngành thiên về xã hội bị giới trẻ coi nhẹ vì tính chất và môi trường làm việc không phát huy được nhiều những lợi thế của bản thân, để tìm được việc đúng chuyên ngành học của mình khó như “hái sao trên trời”.

"Một quyển sách giáo khoa chi chít chữ đến nhìn cũng cảm thấy “ngại” huống gì là đọc nó một cách say mê và yêu thích."

Chính vì thế mà chúng em thường chọn học các môn tự nhiên có tư duy logic, có kết cấu rõ ràng và quan trọng là có nhiều sự lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai của mình sau này. Để nói về các môn tự nhiên không thể nói chúng dễ hơn các môn xã hội vì chúng mang nặng tính tư duy, các bài học chương trình cũng được móc xích với nhau, có thứ tự rõ ràng chúng em không phải học nhớ mà là học hiểu, hiểu được sẽ nhớ được. Còn với bộ môn Lịch sử, đặc thù nặng về lí thuyết. Nhắc đến lịch sử là nhắc đến hàng trăm các sự kiện, ý nghĩa, diễn biến …

Một quyển sách giáo khoa chi chít chữ đến nhìn cũng cảm thấy “ngại” huống gì là đọc nó một cách say mê và yêu thích. Lịch sử mang nặng tính phân tích, học lịch sử nên học để hiểu và sau đó là xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau tiếp đến nữa mới nhớ. Nhưng nếu học sinh không có một niềm yêu thích thực sự với môn Lịch sử sẽ không đủ kiên trì với phương pháp đó.

Đề thi môn Lịch sử thường đi theo hướng phân tích, hiểu rõ bản chất của vấn đề, không phải học chỉ để nhớ mà phải hiểu rõ bản chất và biết cách tư duy.

Chúng em học lịch sử một cách thụ động, chỉ biết ghi chép như một cái máy. Học thuộc như một cái máy....

Với những học sinh theo Ban tự nhiên lại càng bỏ bê thờ ơ với bộ môn Lịch sử, đến lớp hầu như không chép bài, không nghe giảng. Nhắc đến lịch sử, đa số các bạn đều ngán ngẩm khi nghĩ đến những tiết học nhàm chán, khô khan, đi kèm theo đó là những cuốn đề cương mà chỉ mới nhìn thôi đã muốn lăn ra ngủ.

Với những bạn theo Ban xã hội có một thực tế cho thấy rằng, đa phần các bạn chọn Ban xã hội vì không thể học được Ban tự nhiên. Không ít bạn nghĩ Ban xã hội là ban “học thuộc” chỉ cần nhớ các sự kiên lịch sử mà không phải tư duy logic như Toán, Lý, Hóa.... Thầy cô dạy thế nào thì học thuộc y nguyên như thế, do vậy mà rất dễ gây ra hiện tượng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” vì rất khó nhớ chính xác các số liệu chỉ với việc “học thuộc thụ động”.

Rất ít các bạn chọn Ban xã hội vì yêu thích và niềm đam mê với chúng, đặc biệt là với bộn môn Lịch sử càng bị học sinh “coi nhẹ”.

Cả giáo viên và học sinh đều không hứng thú?

Em không đồng ý lắm với một số bài báo khi đưa tựa đề “ Lỗi từ cách dạy” . Thực sự việc giảng dạy môn Lịch sử một cách khô khan của các thầy cô lỗi một phần là do học sinh. Vì thực tế, trong 1 lớp chỉ có vài ba bạn thích học lịch sử, số còn lại rất thờ ơ. Khi học sinh cảm thấy ngán ngẩm với Lịch sử tỏ thái độ “coi thường” môn học này thì điều dĩ nhiên giáo viên không thể có đủ nhiệt tình để truyền đạt một cách hiệu quả nhất môn học này. Chính học sinh mới là nguồn “cảm hứng” cho giáo viên đi sâu vào một vấn đề.

Không ít giáo viên trước khi lên lớp đều cố gắng chuẩn bị những gì tốt nhất, hay nhất nhằm làm tiết giảng của mình thêm sinh động, có thể hấp dẫn học trò. Thế nhưng những nỗ lực ấy của giáo viên chỉ mang tính chất đối phó trước thực trạng môn Sử bị ghẻ lạnh.

Vâng, cách học mới, học sinh tự giác chủ động, tăng khả năng làm việc theo nhóm, còn giáo viên là người định hướng phương pháp. Nhưng thực tế cho thấy, ở các môn tự nhiên học sinh mới làm được như thế còn với các môn xã hội đặc biệt là lịch sử, sự tương tác giữa học sinh và giáo viên là rất ít.

Ngoài ra việc học sinh luôn coi môn Lịch sử là môn phụ nên rất ít có sự trao đổi với các thầy cô giáo. Các thầy cô giáo bộ môn Lịch sử không được yêu quí như các thầy cô dạy những bộ môn chính khác.

"Thực sự việc giảng dạy môn Lịch sử một cách khô khan của các thầy cô lỗi một phần là do học sinh."

Không có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Các thầy cô không biết học sinh muốn học như thế nào, muốn hiểu như thế nào còn học sinh thì là có suy nghĩ một chiều, là tại các tiết Sử luôn nhàm chán và gây buồn ngủ nên không thể nào mà nhồi nhét được. Giáo viên và học sinh không tìm được tiếng nói chung không thể “khớp” được với nhau và kéo theo đó là cả một hệ lụy dây truyền giáo viên - học sinh đều không mấy hứng thú với môn Lịch sử gây ra những kết quả không mong muốn đối với bộ môn Lịch sử.

Nhìn vào SGK là hoa mắt, chóng mặt

Sách giáo khoa (SGK) cũng là một trong những vấn đề mà cần được quan tâm khi sách Lịch sử có quá nhiều chữ, quá nhiều con số, sự kiện… Chỉ cần nhìn vào sách Lịch sử là chúng em cảm thấy hoa mắt chóng mặt chứ đừng nói là đọc để hiểu hay để nhớ.

Không phải là chúng em không thích đọc lịch sử mà sách viết quá dài dòng và mang nặng tính “chính luận” khó nhớ, khó tiếp thu, khóc học. Có thể có một cuốn giáo khoa về sử ít chữ, ít dòng, giàu ý, nhiều hình ảnh sẽ hiệu quả hơn.

Em nghĩ nên đưa ra câu hỏi: “HS muốn học môn Lịch sử như thế nào?“Giáo viên muốn giảng dạy môn Lịch sử ra sao?”. Dư luận đừng áp đặt suy nghĩ lên một trong hai đối tượng đó, lỗi là do nhiều nguyên nhân.

Tác động của xã hội cũng là một nguyên nhân chiếm phần lớn đối với lịch sử.

Giới trẻ không thích tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, do đâu? Do từ việc học, do sách viết chưa thực sự lôi cuốn tâm lí của người đọc? …

Cây được vun trồng từ khi mới lên mầm, có rễ có gốc thì mới phát triển một cách khỏe manh và bình thường được. Đừng để khi chúng đã trưởng thành mới vun đắp có thể sẽ là quá muộn.. Hãy dạy cho chúng em niềm say mê lịch sử từ khi còn nhỏ và định hướng cho chúng em biết tầm quan trọng của lịch sử dân tộc. Trẻ con lớn lên, yêu thích cái gì ? muốn học gì ? đó là một phần nhờ vào sự giáo dục định hướng của xã hội, gia đình và nhà trường.

Với tư cách là một người đã từng học môn Lịch sử muốn cho mọi người thấy được những suy nghĩ của giới trẻ về bộ môn chưa bao giờ khô khan này.

Bạn đọc Lê Thu Hà

*****************************

Bạn có đồng quan điểm với bạn Lê Thu Hà hoặc có quan điểm nào khác? Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ email: bangiaoduc@vietnamnet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay