Posted 18 Tháng 7, 2011 Đường tăng! Anh là ai? Năm mà một Tây du ký là câu chuyện trường thiên về hành trình qua phương Tây thỉnh kinh của năm thầy trò: Tam tạng, Tề thiên, Bát giới, Sa tăng, và con ngựa trắng. Thông thường, người ta sơ ý, chỉ kể có bốn, quên đi con ngựa, nguyên là con rồng ngọc (ngọc long), thái tử thứ ba, con của Tây hải Long vương Ngao Nhuận. Quên kể đến ngựa rồng, phải chăng vì vai trò đỡ chân cho Đường tăng của ngọc long tam thái tử hình như có vẻ lu mờ? Hay quên kể, vì không thấy ở Tây du ký tản mác ẩn ngữ nơi này, rải rác ẩn dụ nơi kia, mà ngòi bút của Ngô Thừa Ân đã ung dung viết như giỡn chơi, như bông đùa, mà ý hàm tàng thì rất thực. Và nên hiểu chỗ thực trong cái hư của Tây du ký, nét nghiêm trang trong vẻ bỡn cợt của Ngô Thừa Ân như thế nào? Tây du ký là truyện xuất thế gian, do đó không có dấu ấn của Nho giáo, vì Nho giáo về cơ bản là đạo nhập thế, thuộc phạm vi hình nhi hạ học mà ngày nay Cao Đài gọi là ngoại giáo công truyền (exoterism). Đọc Tây du mà bảo Ngô Thừa Ân có cái gọi là tư tưởng chống Trời, chống thiên tử, tức là đã quên đi ngay từ ban đầu câu chuyện xuất gia, thỉnh kinh vốn đã hàm ngụ ý ngoại thế gian pháp.[1] Tây du nào có chống ai đâu, vì Tây du là câu chuyện ngụ ngôn, đem chuyện thỉnh kinh để diễn bày tư tưởng thiền học giải thoát trong đạo Lão, đạo Phật, thuộc phạm vi hình nhi thượng học mà ngày nay Cao Đài gọi là nội giáo tâm truyền (esoterism). Muốn đọc Tây du, hiểu Ngô Thừa Ân, cần thiết biết đọc giữa hai hàng chữ, nắm lấy bốn chữ ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời). Như chép ở kinh Viên giác, Phật bảo lấy ngón tay chỉ trăng, nếu đã thấy mặt trăng thì có thể biết rằng phương tiện để chỉ trăng rốt cuộc chẳng phải là mặt trăng. Trang tử khuyên: «Có nơm vì cá, đặng cá hãy quên nơm. Có dò vì thỏ, đặng thỏ hãy quên dò. Có lời vì ý, đặng ý hãy quên lời.» Thế thì, vượt lên trên mọi hư cấu văn chương của Tây du ký với tài hí lộng chữ nghĩa của Ngô Thừa Ân, cuộc thỉnh kinh của Đường tăng thực chất là chi? Đường tăng là ai đó? Nước Thiên Trúc với chùa Lôi âm ở đâu? Sẽ là sửng sốt nếu nói rằng Đường tăng vẫn còn đang thỉnh kinh dù đã thỉnh kinh xong rồi từ vạn cổ. Tề thiên đã hàng phục xong thiên ma vạn quỷ, đã cởi được kim cô niệt đầu, đã được Phật tổ tán thán là Đấu chiến thắng phật ở giữa bửu điện trang nghiêm của chùa Lôi âm, nhưng Tề thiên vẫn còn đang và vẫn sẽ còn tiếp tục vất vả đánh nhau với yêu tinh ma quái. Mãi mãi cuộc chiến đấu vẫn chưa xong. Tề thiên nào đã thành phật? Tề thiên nào chưa thành phật? Yêu ma nào đã quy hàng? Yêu ma nào còn chưa ngừng dấy động phong ba? Nước Thiên Trúc với chùa Lôi âm không ở về phương Tây, và cũng không phải là một địa danh trên bản đồ kim cổ. Vậy, cuộc thỉnh kinh đi về phương trời nào viễn xứ? Nên ta thử hỏi lớn tiếng rằng: Đường tăng! Anh là ai? Câu hỏi ấy phải chăng xấc xược? Sao lại dám xưng hô với Đường tăng là... Anh? Ta cứ hỏi nữa: Đường tăng! Anh là ai? Cũng là ta hỏi chính ta đó thôi. Mỗi một người trong chúng ta đều là Đường tăng. Mỗi thời đại của quá khứ, hiện tại và vị lai đều có Đường tăng, đều vẫn đã, đang và sẽ còn tiếp tục thỉnh kinh. Cuộc thỉnh kinh chính là hành trình đầy trắc trở của mỗi người trong chúng ta truy tầm Chân lý - tìm cái mà Lão tử gượng cho là Đạo, gọi tên là Xích tử chi tâm, Phật mệnh danh là Bổn lai diện mục, và Cao Đài ngày nay bảo là Nhân bản hay Thượng đế tính - vốn dĩ đã sẵn tàng ẩn trong mỗi con người. Đi về đâu để có được Chân lý đó? Thiên Trúc ư? Hà xứ tại? Thưa rằng nước Thiên Trúc ấy nào có đâu xa và con đường thỉnh kinh cũng chẳng phải là hành trình từ phương Đông qua phương Tây diệu vợi. Vương Dương Minh bảo: Vũ trụ là tâm ta, tâm ta là vũ trụ. Ngô Thừa Ân ám chỉ: Thiên Trúc là thân ta, thân ta là Thiên Trúc. Kinh báu chùa Lôi âm là hình ảnh tượng trưng cho Chân lý, nó nằm trong tự thân nội thể con người. Cuộc thỉnh kinh vì vậy là con đường quy hướng về nội tâm của mỗi người, là hành trình phản tỉnh nội cầu, quay lại nhìn vào chính nội thân của mình, tìm thấy trong chính ta cái chân lý: Người là một thiêng liêng tại thế, cùng với Trời đồng thể linh quang (ánh sáng thiêng liêng). Do đó phải nói rằng bộ phim Tây du ký hai mươi lăm tập của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết đã rất tài tình khi nhạc mở đầu cho phim là bài hát «Con đường nào ta đi...» Con đường thỉnh kinh là đường trở về nội tâm. Trên con đường cô đơn đó, ta là Đường tăng, và ta cũng là Tề thiên, Sa tăng, Bát giới, long mã. Như vậy cuộc thỉnh kinh phải bắt buộc đủ bộ năm thầy trò. Thiếu một là không được! Nhưng năm mà một: là một con người với năm phương diện. Long mã Con ngựa mà vua Đường cấp cho Đường tăng bắt buộc phải chết đi, để đem thay bằng ngựa thần, ngựa rồng. Ngựa là xác thân. Ngựa thần là xác thân cương kiện. Một tinh thần minh mẫn trong một xác thân tráng kiện. Con người đi tìm Chân lý, tìm Đạo, cần có xác thân vững vàng, khoẻ mạnh. Không có ngựa tốt thì Đường tăng không tới được Lôi âm. Người mà thể xác bịnh hoạn, tinh thần ươn hèn thì làm sao có thể quyết tâm chiến đấu để đạt tới Chân lý, đạt Đạo? Sa tăng Sa tăng là tánh cần cù, nhẫn nại. Ngô Thừa Ân bắt Sa tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề thiên mấy bận giận Thầy, mấy phen đào nhiệm, từng quay về Thủy liêm động quê xưa; Bát giới nào có thua, đã trăm lần ngàn lượt cứ lẻo nhẻo đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy, chàng về cố thổ lấy vợ cho xong. Chỉ riêng có Sa tăng suốt cuộc hành trình thiên ma bách chiết, vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui. Không một lòng biến đổi. Sa tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ, tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào, ghim chặt vào. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa tăng vì thế là Ngộ tịnh: tịnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tịnh để mà kham nhẫn, chịu đựng. Sa tăng Bát giới Bát giới Bát giới là tánh tham. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Có lẽ vì thế mà pháp danh của chàng là Ngộ năng.[2] Tề thiên Tề thiên là trí, lý trí. Bộ phim Tây du của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết cho thấy đạo diễn dường như đã hiểu được vai trò quan trọng của Tề thiên. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò. Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém nhường nhịn ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng «Lão Tôn» là tánh kiêu căng. Trước mặt Trời vẫn nghinh ngang, đứng xổng lưng không chịu quỳ, ăn nói lôi thôi bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế. Lý trí ưa phân biện, cho nên Tề thiên mới có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái là thấy rõ bản chất và hiện tượng, biết ngay ai đúng là căn tiên cốt phật, ai đậy che dáng quỷ hình ma. Lý trí cũng thích đả phá, ưa đả kích, cho nên khí giới của Tề thiên phải là thiết bổng (gậy sắt), để mà đập phá. Pháp danh của Tề thiên vì thế là Ngộ không: Không (sunyata) để mà siêu vượt lên mọi đối đãi của thế giới sắc tướng và thế giới phi sắc tướng. Lý trí, tư tưởng đã suy xét, đã vận động thì ôi thôi, thiên biến vạn hóa. Cho nên thiết bổng của Tề thiên khi nặng thì nặng vô cùng, mà lúc nhẹ thì nhẹ hơn mảy lông, muốn to nhỏ ngắn dài tùy ý, nhét gọn lỗ tai cũng xong, thế nào cũng được. Đó cũng là tư duy, ngôn ngữ, lý lẽ của con người. Hay cũng nó. Dở cũng nó. Bóp méo, vo tròn đều được cả. Đó vốn là nghề của chàng. Lý trí vì những «thuộc tính» như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Tuy nhiên, khi về tới chùa Lôi âm, thành phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn. Cái trí của con người còn có một đặc điểm là xẹt rất lẹ, phóng rất nhanh, cực nhanh. Ngồi ở Sài Gòn mà có thể lan man nghĩ ngợi tới tận đâu đâu, như chu du năm châu dạo cùng bốn biển; chuyện mấy chục năm quá khứ, chớp mắt một cái là cả cuốn phim dĩ vãng trường thiên vùn vụt hiện về. Diễn tả ý này, truyện Tây du bảo Tề thiên có được phép cân đẩu vân, «mỗi cân đẩu vân đi được mười vạn tám nghìn dặm» [TDK I 1982: 63]. Con số 108.000 dặm ngoài ý nghĩa tượng số học [3] còn nhằm ám chỉ tốc độ khủng khiếp của tư tưởng con người. Ngộ Không Đường Tăng Đường tăng Đường tăng là con người có lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ. Truyện Tây du chưa lột được cái đấu tranh ghê gớm của Đường tăng ở Tây Lương nữ quốc và khi chàng rơi vào tay yêu nữ động Tỳ bà [TDK VI 1988: 88-92, 108-109], thì bộ phim Tây du của Trung Quốc đã dàn dựng rất đạt những thử thách này. Đường tăng trong hai đoạn phim ấy hoàn toàn là một con người bằng xương bằng thịt, có giới hạn mà bản thân Đường tăng không thể vượt qua, nếu không được Tề thiên giải cứu kịp thời. Đường tăng còn có tánh phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Đọc truyện hay xem phim Tây du ai cũng dễ thấy ghét... chàng. Một trăm lần Tề thiên cản: Yêu ma đấy, Thầy chớ có cứu. Và đủ một trăm lần Đường tăng cãi, cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là nhận giặc làm con vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí. Đường tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lương tâm mà chỉ biết chìu theo vọng tâm, tình cảm nhất thời. Trong các đệ tử, Đường tăng thường «cưng» ai nhứt? Chàng vốn tỏ ra cưng Bát giới hơn cả. Bát giới tượng trưng cho các bản năng dục vọng tiềm tàng trong tâm mỗi người; vậy, phải chăng chính ta, ta vốn vẫn thường có xu hướng nhắm mắt đưa chân, phớt lờ cái lẽ đúng mà nuông chìu theo thói hư tật xấu của mình? Trong Tây du, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn có khi gay gắt giữa Tề thiên và Đường tăng, khiến cho thầy trò phải mấy phen chia lìa, thậm chí ngay khi Tề thiên mới bái Đường tăng làm sư phụ xong mà đã vội giận dữ bỏ đi [TDK II 1982: 84]. Đó cũng là cách biểu tượng hóa những đối nghịch giữa lý trí với tình cảm, cảm tính. Cà sa và tích trượng Đường tăng rõ ra là lương tri, nhưng tiếng nói của lương tri nhiều khi quá yếu mềm trước những sức mạnh đối kháng. Ngoài cái lý trí (là Tề thiên) chống đỡ, bảo vệ, Đường tăng còn cần phải được trang bị thêm hai phương tiện hữu hiệu để hộ thân, tự vệ. Đó là cà sa và tích trượng. Cà sa là áo giáp chở che, tích trượng để thêm sức cho đôi chân vững vàng trụ lập. Cà sa và tích trượng ấy chính là đạo đức chân chánh của con người. Có đạo đức, con người đủ khả năng tự phòng thủ, tự bảo vệ mình khỏi sa chân vào tội lỗi lạc lầm, tránh xa được sự trừng phạt của ngục hình đày đọa. Cho nên, khi Phật tổ Như lai sai A nan và Ca diếp mang áo cà sa gấm và tích trượng chín vòng trao cho Quan âm Bồ tát, đã dặn dò rằng: «Tấm áo cà sa và cây gậy này đưa cho người lấy kinh dùng. Nếu người ấy (...) mặc tấm áo cà sa của ta, thì thoát khỏi luân hồi; cầm gậy tích trượng của ta thì không bị hãm hại.» [TDK I 1982: 190]. Và khi ở kinh thành Trường An, giải thích chỗ quý báu của cà sa, Quan âm Bồ tát cũng bảo: «Mặc tấm áo cà sa của ta thì không bị đắm chìm, không sa địa ngục, không gặp tai ương ác độc, không bị hoạn nạn sói lang.» [TDK II 1982: 36] Trong bộ phim Tây du hai mươi lăm tập của Trung Quốc, nữ đạo diễn Dương Khiết có lẽ đã hiểu tường tận ý nghĩa cà sa là áo giáp đạo đức hộ thân, cho nên rất tài tình khi dàn dựng cảnh yêu nữ động Tỳ bà quyến rũ Đường tăng sa vào sắc dục. Lúc ấy Đường tăng như trong cơn mộng du, lảo đảo bước gần tới vòng tay yêu nữ đón mời, và mảnh cà sa đỏ rực bỗng nhẹ tênh, vuột bay khỏi thân Đường tăng. Còn tấm áo, Đường tăng còn an ổn; áo vuột rơi rồi, tội lỗi mở cửa chực chờ. Đạo đức mất đi, cái xấu chen vào. Yêu tinh Yêu tinh quỷ quái hằng hà sa số cản đường ngăn lối cuộc thỉnh kinh cũng là những thói hư tật xấu của chính ta. Yêu tinh có hai loại. Có thứ là giống chồn cáo, rắn rít, cọp beo... biến thành. Hình ảnh này là ẩn dụ con người luôn luôn đương đầu với cái xấu, cái ác, các nghịch cảnh từ bên ngoài tác động vào bản thân. Loại yêu quái này luôn luôn bị Tề Thiên đập chết, không ai cứu chúng. Trên nẻo đường truy cầu Chân lý, tìm Đạo, con người phải dũng mãnh, nghị lực, quyết tâm san bằng mọi trở lực, chướng ngại ngoại lai để đạt cho kỳ được cứu cánh chân lý của mình. Dứt khoát không khoan nhượng. Nhưng... lại kỳ quặc hơn, có thứ quỷ quái mà Tề Thiên vừa vung thiết bổng định đập chết, thì liền có tiên này phật kia hiện ra cản lại, xin tha mạng chúng để rồi mang về thượng giới quản lý. Loại yêu này xét lý lịch đã rõ, vốn là các con thú con vật mà các vị ở cõi trời nuôi giữ, chẳng may để sổng, nên chúng lẻn xuống trần làm tinh ma quái quỷ.[4] Có người xem phim hay đọc truyện Tây du, gặp những chỗ như vậy, liên hệ gần xa rồi nhếch miệng cười: Tưởng sao, cũng là một kiểu «xử lý nội bộ»! Loại yêu có «ô dù» cỡ bự như vừa nói, chính là cái xấu, cái ác, cái chướng ngại cản ngăn nội tại. Chúng nằm trong chính ta, và là một phần của ta. Giết chúng đi là giết ta ư? Một hình ảnh hai cuộc đời Phật bảo: Hồi đầu thị ngạn. Quay đầu nhìn lại sẽ thấy ngay bến bờ giác ngộ. Buông dao đẫm máu xuống, mười tám ông ăn cướp lập tức hóa ra thập bát la hán. Con người là một hình ảnh hai cuộc đời. Trong ta là sự tồn tại của hai mặt đối lập lẫn nhau. Ta là Giê-xu mà ta cũng là Lu-xi-phe chúa quỷ. Ta là Thích ca, Lão tử mà ta cũng thừa sức bày trò ngạ quỷ, giở thói súc sanh. Trong ta vừa có thiên đàng, niết bàn cực lạc, vừa có cả hỏa ngục, a tỳ. Trong cuộc chiến đấu để đạt tới Chân lý, con người có thể chuyển hóa cái ác thành cái thiện. Hôm trước còn là Hồng hài nhi hung tợn, khoái ăn thịt người thì hôm sau đã là Thiện tài Đồng tử trang nghiêm, cung kính hầu cận một bên Quan âm Bồ tát.[5] Bữa nọ còn làm yêu quái tụm bầy chận đường bắt người cướp của, ăn tươi nuốt sống, thì bữa nay đã thành voi thần, sư tử thánh đỡ chân cho Phổ hiền và Văn thù Bồ tát nơi cõi phật [TDK VIII 1988: 173-174]. Văn Thù Phổ Hiền Tánh tham là xấu, nhưng thay vì tham cái vị kỷ đê hèn, biết tham làm cái vị tha ích quốc lợi dân, thì tham ấy Chúa, Phật cũng tham. Tánh sân giận đáng chê, nhưng thay vì cái giận khí huyết của lòng ty tiểu, biết giận cho cái bất bằng chính nghĩa, thì giận ấy Lão Đam, Khổng tử cũng xá dài bái phục. Phân biệt hai hạng yêu tinh nội tại và ngoại lai như thế, người đọc truyện Tây du thử gẫm lại vì sao luôn luôn khi Tề thiên gặp yêu quỷ đều tróc Sơn thần, Thổ địa để truy tầm ngọn nguồn, gốc tích con yêu ở đâu. Cho dù đang thua sức lũ yêu, mà một khi đã nắm chắc lý lịch của chúng rồi thì trăm lần đánh là trăm lần thắng. Chuyển bại thành thắng là sau khi đã điều tra, xác minh lý lịch xong xuôi. Sao lạ vậy? Cái xấu, cái ác vốn muôn đường nghìn lối, thiên hình vạn trạng. Con người phải biết nó từ đâu tới, do đâu mà ra. Như thầy thuốc giỏi, trị bịnh phải biết trị tận gốc chứ không trị ngọn. Tề thiên tróc Sơn thần và Thổ địa Đi tìm nghịch lý Tây du thoạt xem, tưởng đâu rặt chuyện nghịch lý, vô lý. Tại sao Tề thiên náo loạn thiên cung, cõi trời nghiêng ngửa, vậy mà lắm phen cam đành thất điên bát đảo với lũ yêu ma? Tề thiên không ngán Lão tử, thế sao chẳng trị nổi con trâu xanh của Lão tử sổng chuồng ở núi Kim Đâu? [TDK V 1988: 227-247; TDK VI 1988: 5-51] Tề thiên tuy có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái biết ngay chân tướng yêu ma nhưng không phải luôn luôn đều dễ dàng chế ngự được yêu ma. Phải lắm phen cất công đi tìm phật, tiên, bồ tát cứu nạn. Bồ tát và phật tiên trong Tây du tượng trưng cho đạo đức chơn chánh. Vậy, phải chăng lý trí tuy có khả năng xét suy phân biện phải trái rạch ròi, nhưng chưa đủ mạnh mẽ? Đối với tha nhân, sửa chữa cái xấu, cải tạo cái ác có khi không bằng lý lẽ, hay sức mạnh, mà phải cảm hóa bằng đạo đức nghĩa nhân. Còn với chính bản thân, có những cái xấu, cái ác mà lương tri, lương tâm đã tự biết là xấu, là ác, là không nên nhúng tay vào, nhưng con người lại quá yếu đuối, thường không đủ sức cưỡng lại nổi những ham muốn mãnh liệt, đành buông xuôi. Khi đó, chỉ còn có nhân nghĩa đạo đức là chiếc phao cuối cùng cho khách hồng trần bấu víu để khỏi đắm chìm trước cơn phong ba bão táp của hải hà dục vọng. Phật tiên hay Thượng đế cõi trời còn là hình ảnh biểu tượng của chính đại quang minh, của đại nhân quân tử. Yêu ma quỷ quái là phản diện, tiêu biểu cho tiểu nhân, giả trá, lọc lừa. Tề thiên vốn không từng lép vế với cõi trời mà lại nhiều phen chịu ngậm hờn cùng lũ quỷ. Trong cuộc đấu tranh của con người với con người, từ nghìn xưa đến nay, soi gương kim cổ, phải chăng ai cũng thấy rằng ta không sợ đấu lý, đấu tranh với người biết điều, đại độ, chính trực, mà ta lại đều phải sợ giáp mặt cùng kẻ hẹp hòi, ngu dốt, chấp nê. Hai mặt trận với hai đối thủ rõ ràng khác biệt! Đọc Tây du hóa ra không phải đọc Tây du, mà là đọc lại chính ta. Ngô Thừa Ân hóa ra không phải Ngô Thừa Ân mà là mật ngữ siêu thoát của Lão, Phật. Ngô là họ Ngô; Thừa là thừa hưởng, thọ nhận; Ân là ân sâu đức cả. Ai xưa kia đã thọ hưởng được cái học của thánh hiền mà giác ngộ, không nỡ đem giấu làm của báu tư riêng, nên lấy cuộc văn chương, mượn trò chữ nghĩa bày truyện Tây du? Thọ nhận ân Ai mà Ngô Thừa Ân muốn đáp tạ ân Ai? Kiếp tằm đem trả nợ dâu, Đem lời huyễn tưởng diễn câu diệu huyền. Ngỡ rằng ma quái thần tiên, Nào hay rốt lại nhãn tiền chính ta. Cuộc chơi sực tỉnh giang hà, Mực đen giấy trắng gọi là nhân duyên.● LÊ ANH DŨNG (26.8.1991 – 01.01.1995) [1] Ở đây, khi nói Tây du ký là truyện xuất thế gian, và câu chuyện xuất gia thỉnh kinh hàm ngụ ý ngoại thế gian pháp, thì nên hiểu hai chữ xuất thế theo nghĩa là một phương diện trên con đường tu học để hành đạo độ đời. Xuất thế để mà có đủ bản lĩnh nhập thế, biết vượt lên cuộc đời dù vẫn lăn lóc giữa cuộc đời trần cấu. Pháp bảo đàn kinh chép lời Lục tổ Huệ Năng dạy rằng: «Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Ly thế mịch bồ đề, cáp như cầu thố giác.» Nghĩa là, phương pháp tu của Phật nhằm tìm sự giác ngộ ngay trong cõi đời; nếu như rời bỏ cuộc đời mà tìm cầu giác ngộ, việc ấy là ảo tưởng, ví như đi tìm sừng thỏ vốn là thứ không có thực trong đời. Đạo Lão và Cao Đài cùng bảo: «Dục tu thiên đạo, tiên tu nhân đạo. Nhân đạo bất tu, thiên đạo viễn hỹ.» (Muốn tu đạo giải thoát trước tiên hãy lo tròn đạo làm người. Không tròn đạo người thì đạo trời hãy còn xa xôi lắm.) [2]Xem Phụ lục 5: Nói chuyện Trư Bát giới. [3]Xem bài Ngọn gió trong lò. [4]Theo [TDK VII 1988: 98-139], đặc biệt có một con yêu rất lạ đời, nguyên là tên tiểu đồng lông mày vàng giữ chiếc khánh vàng của Phật Di lặc. Thích chơi trội hơn lũ yêu ma khác, y lẻn xuống trần mạo xưng là Hoàng mi Lão phật, lập chùa Lôi âm giả, cũng chiêu tập quỷ quái lớn nhỏ về giả làm la hán, kim cang, yết đế, bồ tát... để lừa Đường tăng vô chùa bái lạy thì bắt giữ. Đối với hành giả tu thiền, tình tiết này rất lý thú; nó cảnh giới người tu chân chính đừng nên vọng cầu phật ở ngoài thân. Trong lúc đang công phu hành thiền mà lỡ có thấy chư phật xuất hiện thì hãy coi chừng đó là ma cảnh ám chướng phá hoại chánh giác chánh định. Đó là lý do vì sao xưa kia có thiền sư đã nêu một phương châm thoạt nghe mà rởn mình: Gặp phật giết phật, gặp tổ giết tổ (Phùng phật sát phật, phùng tổ sát tổ). [5]Xem bài Bốn biển không yên cơn lửa trẻ. HẾT Ai biết được núi Hoa Quả Sơn ở đâu thì sẽ biết tác giả của truyện Tây Du Ký.* Phúc Lộc Thọ mãn đường * Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2011 Đọc đi đọc lại Tây Du ký với bao nhiêu phân tích minh triết, cuối cùng tôi cũng chẳng hiểu gì cả. Vượt qua bao nhiêu gian khổ để thành Phật. Nhưng thành Phật rồi thì làm gì nữa? Ngồi mãi trên tòa sen không khéo bị vôi hóa cột sống. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2011 Đường tăng! Anh là ai? Ai biết được núi Hoa Quả Sơn ở đâu thì sẽ biết tác giả của truyện Tây Du Ký. YPN chỉ biết rằng tề thiên bị núi ngũ hành sơn đè tại Đà Nẵng đó Đố bạn nào tìm thấy địa danh núi ngũ hành sơn ở china. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2011 YPN chỉ biết rằng tề thiên bị núi ngũ hành sơn đè tại Đà Nẵng đó Đố bạn nào tìm thấy địa danh núi ngũ hành sơn ở china. Theo Tây du ký, Tôn Ngộ Không sinh ra ở Đông Thắng Thần Châu, là một trong bốn đại bộ châu của Phật giáo. Phật Giáo bắt nguồn ở phía Tây tại Ấn Độ ( (Đại Thục), thì Đại bộ Châu phía Đông hẳn là Trung Hoa. Thế mà... Câu đối ở đền Hùng: Quá cố quốc miện Lô Thao, y nhiên bích lãng hồng đào khâm đới song lưu hồi Bạch Hạc Đăng tư đình bái lăng tầm, do thị Thần châu Xích huyện, sơn hà tứ diện khống Chu Diên. Tạm dịch: Qua nước cũ ngắm sông Lô, sông Thao, vẫn còn sóng biếc hồng, hai dòng chảy về ngã Bạch Hạc Lên sân đình, bái lăng tẩm, đây Châu Thần Huyện Xích, núi sông bốn mặt hướng về đất Chu Diên. Câu đối này cho biết Thần châu xích huyện chính là ... Việt Nam. Vậy Tôn Ngộ Không sinh ra ở Thần Châu thì không phải sinh ra ở Việt Nam là gì? Trung Quốc phóng tên lửa lên vũ trụ cũng lấy tên Thần Châu, đâu có biết rằng Thần Châu vốn là tên gọi của mảnh đất Việt, quê hương của Lạc Long Quân (Thần=Thìn là rồng) và của Thần Nông Viêm Đế (Xích Huyện, Xích Quỉ). Còn nữa, không biết Tôn Ngộ Không có họ hàng gì với... Thạch Sanh hay không? Thạch Sanh nghĩa là sinh ra từ đá, cũng giống như Tôn Ngộ Không vậy. Thạch Sanh cũng đáng đông đánh tây với đủ loại yêu quái từ Trăn tinh tới Đại Bàng, đâu có kém gì Tôn Ngộ Không. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2011 Theo những tâm sự của chú Lãn Miên về những nghiên cứu của bác, Truyện Tây Du Ký được viết ra bởi vua Trần Nhân Tông. Đích thị là nguyên quán khai sinh của Tây Du Ký cũng như của Tôn Đại Thánh là ở...Đại Việt. Vì lý do lịch sử mà rơi vô tay Tàu. Ai muốn biết rỏ thêm thì nghiên cứu và hỏi bác ấy. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 7, 2011 Câu đối ở đền Hùng: Quá cố quốc miện Lô Thao, y nhiên bích lãng hồng đào khâm đới song lưu hồi Bạch Hạc Đăng tư đình bái lăng tầm, do thị Thần châu Xích huyện, sơn hà tứ diện khống Chu Diên. Tạm dịch: Qua nước cũ ngắm sông Lô, sông Thao, vẫn còn sóng biếc hồng, hai dòng chảy về ngã Bạch Hạc Lên sân đình, bái lăng tẩm, đây Châu Thần Huyện Xích, núi sông bốn mặt hướng về đất Chu Diên. "Chu Diên" có nghĩa như thế nào nhỉ ? Liệu có liên quan gì tới danh xưng nhà Chu không nhỉ ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2011 Người Việt ta giỏi thật, ý tưởng của mọi người hình như đã nằm đâu đó sẵn rồi. Như vậy, với sự phân tích của nhà nghiên cứu Lê Anh Minh thì có thể nhận thấy rằng: Tác giả của Tây Du Ký quá siêu việt, phải am tường Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, sức tưởng tượng phong phú, sự nghiên cứu rộng và sâu ví dụ sử dụng hình ảnh và tên gọi Tôn Ngộ Không cho một chú khỉ (khỉ thần Hanuman?), am tường văn chương thơ phú, có tâm hồn phóng khoáng, và dĩ nhiên trước tác... không thể ít. Ngô Thừa Ân có thể nào là tác giả chăng???, nếu có tài liệu cá nhân, chỉ cần so sánh là dễ dàng biết ngay. Hoa quả Sơn chính là núi Hải Vân nằm giữa Huế và Đà Nẵng, nơi mà "mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Đây chính là một thắng cảnh thần tiên tại trần gian. Núi Ngũ hành chính là tại Đã Nẵng như Yeuphunu đã nói. Vua Trần Nhân Tông có ở lại Trà Kiệu trong khoảng 6 tháng nghiên cứu đạo Bà La Môn và trao đổi Phật pháp ở đây. Tượng Phật Đồng Dương của ngôi chùa hoành tráng nhất của Chiêm Thành cũng được phát hiện tại nơi này. Nơi đây không gọi là Đông Thắng Thần Châu như Bác Minh Xuân mà gọi là Nam Thiệm Bộ Châu. Tôi nghĩ rằng câu chuyện này còn mang ý nghĩa sâu đậm khác mà không được trình bày: đó là kỷ niệm sự tấm lòng cao cả của công chúa Trần Huyền Trân. Nếu có nơi xuất phát thì phải có đích tới của Đường Tăng... chứ?. "CHÂU LẠI VỀ HIỆP PHỐ" * Phúc Lộc Thọ mãn đường * Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2011 Tôn Ngộ Không sinh ra ở Đông Thắng Thần Châu. Còn khi bị Phật tổ đè dưới Ngũ Hành Sơn ở châu nào thì không biết. Xem ra thì Việt Nam nằm trên 2 châu. Phía Bắc phần Việt là ở Đông Thắng Thần Châu. Phía Nam phần Nam (trong Việt Nam) thì ở Nam Thiện Bộ Châu. Theo anh Văn nhân thì: - Chu Diên là Châu Diên hay Châu Dương, chỉ vùng Quảng Đông, nơi có Dương Thành. Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt hợp thành đất Diên Chỉ (Châu Diên và Giao Chỉ) vào thời Đại Việt của Lý Công Uẩn. - Đường Tăng trong sử Việt là Nguyễn Đạo Thành thời Lý (Lý Đường?) đi thỉnh kinh Tam Tạng ở Trung Quốc (?). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2011 Trong tổng tập Trần Nhân Tông thì không thể thấy các dữ liệu nào liên quan đến Tây Du Ký cả. Ngài chỉ có nói 1 câu: Giáo hóa bằng câu chuyện của Tiên Thánh. * Phúc Lộc Thọ mãn đường * Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 7, 2011 Chúng ta tham khảo thêm thông tin thú vị này nữa ===================================================================================== Tây Thiên - Chiếc nôi Phật giáo Việt Nam Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng tại khu di tích Danh Thắng Tây Thiên là để góp phần bảo tồn và tôn vinh giá trị của Phật giáo ở Tây Thiên, nó tạo nên những tiền đề cho những công trình nghiên cứu, khảo cổ di tích tiếp theo sau này. Trong bài viết này chúng tôi mời quý vị cùng chúng tôi dở lại trang lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Trên cơ sở đó tìm hiểu về: - Phật giáo Tây Thiên có từ bao giờ và Tây Thiên có phải là chiếc nôi của PGVN không? Trước hết chúng tôi xin được trích những sử liệu có liên quan đến Tây Thiên mà chúng ta có được, từ cơ sở này chúng ta đi đến kết luận … I. Nguồn sử liệu: 1. Theo Jean Filliozat (Giáo sư Đại học pháp) - Trong quyển đạo Phật Việt Nam - Hoà Thượng Thích Đức nghiệp trích dịch ở sách Préence du Boud - dhisme, Asoka et Expansion Bouddhhique của Jean Filliozat trang 369 - 373, saigon, 1959, dựa chương XII sách đại sử ký - Mahavamsa - của Tích Lan,…."Ngay sau đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba " tại thành phố Pataliputra (Hoa Thị) - ấn Độ, trước tây lịch 300 năm, vua Asoka (A Dục) cùng với Đại lão Hoà Thượng Moggaliputta Tissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tu) đã cử và đẩy mạnh các phái đoàn như Lai Sứ giả trên đường truyền bá Phật pháp tới các nước Viễn Đông, Đông Bộ, Địa Trung Hải, Tích Lan và toàn cõi bán đảo Đông Dương, trong đó có Miễn Điện, Thái Lan và Việt Nam. Do hai vi cao tăng Sona và Uttara truyền tới. Hầu hết cácnơi thường có dấu ấn bằng chùa tháp, cột đá hay bia đá để ghi lại công đức của vua Asoka (đạo phật Việt Nam, trang 4). 2. Theo Gs. Edward Conze (Giáo sư Đại học Luân Đôn) - Tác giả cuốn Le Bouddhisme dans son essence et son de'veloppement, trang 70 đã ghi lại các vị cao Tăng của các đoàn Như Lai sứ giả, sau đại hội kết tập kinh điển lần III đến các nước như sau: "1- ngài Majjhantika được gởi đến Kasmir và Gandhara, thuộc vùng Tây Bắc ấn Độ, 2 ngài Mahadeva đến Mahisamandala, thuộc miền nam ấn Độ, 3 Ngài Rakkhita đến Vanavasa, vùng Đa Lâm cũng thuộc miền nam ấn Độ, nhưng ở phía Bắc của sứ Kamada, 4 ngài Dhammarakkita (người Hi Lạp) tới Aparantaka, ở phía tây miền Gujrat. 5 Ngài Mahadhammarakkhita đến xứ Marathe ở miền Tây nam ấn độ. 6 Maharakkhita đến nước Hy Lạp, 7. Ngài Kjjhima tới vùng Hy mã Lạp Sơn, 8 Ngài Sona và ngài Uttara đến vùng Kim Địa (Suvanabhumi) bao gồm các nước Miến Điện, toàn cõi bán đảo Đông Dương (trong đó có Việt Nam, Lào, Campuchia) và một phần bán đảo Mã Lai., 9 - ngài Manhinda, con trai Hoàng đế Asoka, đến Tích Lan (Sri Lanka ngày nay). 3. Theo Maurice Duranr (thành viên trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp) -trong quyển Presence du Bouddhisme, trang 798, trong bài đạo phật truyền vào Việt Nam bằng hai con đường: Con đường thứ nhất bằng đường biển phía Nam, từ ấn độ và các nước có ảnh hưởng ấn độ như bờ biển vịnh Bengale, hải cảng Bom bay và Calcutta, con đường thứ 2 từ Trung Quốc truyền sang …" Ngoài ra còn có con đường thứ 3, rất quan trọng cho việc truyền bá đạo Phật vào Việt Nam, đó là con đường (từ ấn Độ) qua Miến Điện, Vân Nam rồi tới vùng thung lũng Sông Hồng (vùng Trung Du Bắc Bộ, vào thời Hùng Vương là Trung Tâm văn hoá của nước Văn Lang). Đây là con đường mà ngài Sona và Uttara đã đi để đến Việt Nam. 4. Theo HT Thích Đức Nghiệp. - viết trong quyển "Đạo phật Việt Nam " NXB TP Hồ Chí Minh 1995, trang 28, "Biết rằng: Đồ Sơn là một địa danh chỉ cách thành phố Hải Phòng chừng 12km thì chắc chắn vào thế kỷ thứ III trước tây lịch, 2 ngài Sona và Uttara, đã tới đây thuyết pháp, và cùng nhân dân địa phương, đã xây bảo tháp Asoka …" Hoà Thượng trích dẫn lời ông cụ coi chùa Hang - Cốc Sơn Tự kể chuyện "thời xưa vào cuối thời vua Hùng Vương có một nhà sư tên là Sư Bần (Bần tăng)", người ấn Độ, lập bàn thờ phật và tu ở trong hang núi này và sau đó, cũng viên tịch tại hang núi này, bởi vậy dân địa phương gọi là chùa Hang hay Cốc Tự. Biết rằng khi có bình sinh, Sư Bần có giảng đạo Phật cho Chử Đồng Tử. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái, thì Chử Đồng Tử có ghé thuyền vào núi Quỳnh Viên Sơn ….vậy, ngày xưa gọi là Quỳnh Viên Sơn sư Phật Quang; thì nay gọi là Mẫu Sơn và Sư Bần …" 5. Theo Ngô Đăng Lợi - Nhà nghiên cứu khoa học Hải Phòng viết trong sách Phật giáo Văn hoá và dân tộc, Hà Nội 1990, trang 12 "Vùng Đồ Sơn mà có nhà nghiên cứu khẳng định chính là thành Nê Lê, nơi có bảo tháp của vua Asoka. Nếu quả vậy thì trước thể kỷ thứ ba trước tây lịch, đạo Phật đã được trực tiếp truyền vào nước ta". 6. Theo truyện Nhất Đàm Dạ Trạch: Trong Lĩnh Nam Trích Quái ghi lại việc công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng thứ ba lấy Trử Đồng tử, chuyện kể Trử Đồng Tử được học đạo như sau " ….Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán kính thờ Tiên Dung và Trử Đồng Tử làm chúa, có một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng: 'quý nhân hãy bỏ ra một dật vàng, năm nay cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quý, đến sang năm được lãi mười dật' …Đồng Tử cùng thương nhân đi buôn bán lênh đênh ra khắp nước ngoài, có núi Quỳnh viên (Quỳnh vi) trên núi có am nhỏ. Thương nhân ghé thuyền vào lấy nước. Trử Đôngd Tử lên am dạo chơi. Trong am có một tiểu tăng tên Phật Quang truyền tháp cho Đồng Tử. Đồng Tử ở lại để nghe tháp; đưa vàng cho thương nhân đi mua hàng, đến lúc thương nhân trở về lại tới am đó chở Trử Đồng Tử về nhà. Nhà sư bèn tặng cho Chử Đồng Tử một cây gậy và một cái nón vừa bảo: ' Các việc linh thông đều ở đó rồi" Đồng tử trở về đem đạo phật nói hết với Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ cả quán chợ nghề buôn để cùng Đồng Tử du phương tìm thầy học đạo. 7. Theo GS Lê Mạnh Thát . viết trong quyển lịch phật giáo Việt Nam, quyển I, NXB Thuận Hoá, 1999, trang 31 - "Trước đây, Claude Madrolle căn cứ vào tên thành Nê - Lê, tức là thành Bùn Đen, để giả thiết thành Nê Lê ở chính vùng Đồ Sơn của thành phố Hải Phòng. Nê Lê hiểu như nghĩa bùn đen tất nhiên không phù hợp với văn phạm chữ Hán. Bởi vì nếu hiểu Nê là Bùn và Lê là màu đen, thì thành này phải có tên là Lê Nê, chứ không phải là Nê Lê. Hơn nữa cụm từ Nê Lê trong Hán văn thường được dùng như một phiên âm của chữ naraka của tiếng Phạn. và naraka lại có nghĩa là địa ngục. Tại vùng núi Tam Đảo có ba ngọn cao nhất là Thạch Bàn, Phù Nghĩa và Thiên Thị, trong đó giữa chân ngọn Thạch Bàn tại làng Sơn Đình có ngôi chùa Tây Thiên, chùa này tương truỳên là có liên hệ với vua Hùng và có một bản ngọc phả về vua Hùng thờ tại đây, điểm lôi cuấn là chùa Tây Thiên này lại có tên nôm na là chùa Điạ Ngục, đã là chùa thì thiếu gì tên mà lại có tên là Điạ Ngục, phải chăng là do từ chữ naraka mà ra. Huyện An Định do thế có khả năng nằm tại vùng núi Tam Đảo này chăng? Muốn trả lời rứt khoát câu hỏi này, ta phải đợi một cuọc điều tra khảo cổ thực địa". 8. Theo Lưu Hân Kỳ - Viết trong cuốn Giao Châu ký "thàng Nê Lê ở phía Nam huyện Định An, cách sông 7 dặm, tháp và giảng đường do vua A Dục dựng vẫn còn. Những người đốn hái của gọi là kim tượng" (Nê Lê thành tại An Định huyện, đông nam cách thuỷ thất lý, A Dục vương sở tạo tháp giảng đường thượng tại hữu, thái tân giả vân thị kim tượng). 9. Theo Lê Đạo Nguyên - viết trong Thuỷ Kinh Chú (quyển 37, tờ 6b4-6, Bến đò Quan tắc xuất phát từ đó, song nó từ phía đông huyện đi qua huyện An Định và Trường Giang cảu Bắc Đái. trong sông có nơi vua Việt Vương đúc thuyền đồng, khi nước triều rút, người ta còn thấy dấu vết, Sông lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, người ta bảo là vua A -Dục dựng". Trong lịch sử PGVN quyển I, trang 30 Gs Lê Mạnh Thát cho biết "tên huyện An Định xuất hiện sớm nhất trong tiền Hán thư 28 hạ, tờ 10b9-11a25; ở đấy nó là motk trong mười huyện thuộc quận Giao Chỉ mà ngoài nó ra, gồm có Luy Lâu, Liên Lâu, Phú Lầu, Mê Linh, Khúc Dương, Khúc Bắc Đái, và Chu Biên …". Nhưng đến thời Tam Quốc đổi thành Định An (Hậu Hán thư 33, tờ 21a8-P5), đến thời Tấn đổi thành An Định (tấn thư 15 tờ 8b 13-9a2), qua đời Lưu Tống An Định được đổi thành An Định (tống thư 38 tờ 40b1) "vậy trong vòng năm thế kỷ danh xưng Định An hay An Định cứ thay đổi nhau để chỉ có một vùng đất, một huyện Giao Chỉ". (lịch sử PGVN, Gs Lê Mạnh Thát, trang 31). \ 10. Theo Tăng Chiêu - Người đã biên tập lại Giao Châu ký từ những đoạn phiến trích dẫn rãi rác trong các tác phẩm Trung Hoa như Hậu Hán Thư, Thuỷ Kinh Chú, Tế Dân yếu thuật, Bắc đường thư sao, Nghệ văn loại tụ, Sơ học ký, Thái Bình Ngự Lãm, ….đã kết luận "Giao Châu Ký viết vào thời Nhà Tấn và Lưu Hân Kỳ là người Đông Tấn, như vậy Lưu Hân Kỳ phải sống và viết vào những năm 236-420." Qua đó chúng ta thấy cho tới những những năm 380 - 420 những người đi hái củi ở nước ta vẫn còn thấy được thành Nê Lê và tháp vua Asoka, ở huyện Định An. 11. Theo Lê Quí Đôn - (nhà sử học thế kỷ XVIII) đã mô tả về cảnh ở Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông thốt, cảnh sắc thanh nhã rộng rãi, trên đỉnh núi cao có chùa Đồng cổ, vừa lên vừa xuống mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến Hồ Sen, nước xanh biếc, trong hồ có đá lạ và thứ sen đỏ, hoa nở bốn mùa, hai bên ngoài hồ, suối từ sườn núi chảy ra, bên trái gọi là suối bạc, phát nguyên từ khe đấ đỉnh núi chảy xuống, trồng như tấm lụa; bên phải gọi là suối vàng, từ chùa bên phải chảy ra, chùa bên phải này vuông vắn phỏng hơn một trượng, tường nhà toàn bằng đá, hai bên cánh cửa khoá chặt lại bằng khoá sắt lớn, trên viên đá khắc chữ Triệu là "Địa Ngục Tự" không biết dựng từ đời nào, suối ở đây từ trong khe cửa chảy ra, sắc nước trông như vàng, suối Bạc và suối vàng hợp lưu ở trước hồ sen, quanh có chảy xuống rồi quanh co chảy xuống rồi hợp lưu với khe Giải Oan …" 12. Theo ngọc phả Hùng Vương - đã ghi "có lần vua Hùng Vương thứ 7 là chiêu Vương lên núi Tam Đảo cầu Tiên thì nghiễm nhiên đã thấy có chùa thờ phật." Và cũng theo sử liệu cổ còn lại thì " từ thời các vua Hùng tại Tây Thiên đã có ba ngôi chùa cổ tên là: Hoa Long Thiền Tự, Thiên Quang Thiền Tự, Thiên ân Thiền Tự …" II. Tổng hợp nhân tích dữ liệu: Qua dữ liệu, chúng ta thấy có ba vấn đề cần làm sáng tỏ: - Phật giáo truyền vào nước ta vào lúc nào? Ai là người đầu tiên đem đạo phật truyền vào Việt Nam? Những nhà truyền giáo đạo phật đầu tiên đến nơi nào trên đất nước ta? Chúng ta hãy lần lượt xét từng vấn đề. 1. Phật giáo truyền vào nước ta từ lúc nào? - Qua ngọc phả Hùng vương chúng ta biết - thời Hùng Vương thứ 7 (Chiêu Vương) trên núi Tam Đảo đã có chùa thờ phật. - Truyện "Nhất Đàm Dạ Trạch" trong Lĩnh Nam Trích Quái thì Tiên Dung là con gái vua Hùng vương thứ ba, qua đó chúng ta biết được Trử Đồng Tử là người phật tử thời Hùng Vương. - Đại Việt Sử ký Toàn thư (trang 178) ghi … Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương, được phong năm nhâm tuất, cùng thời với Đế Nghi (Trung Hoa), truyền đến cuối đời Hùng Vương, ngang với đời Doãn Vương nhà chu năm thứ 57 (258 TCN) là năm quí mão thì hết, tất cả 2622 năm (2879 -258 TCN) …. Hùng Vương cuối đời vì bỏ bê võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Quân Thục kéo sát đến nơi, hãy còn say mềm chưa tỉnh, rồi thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng Thục Vương (năm 257) …. Thục phán lên ngôi đóng đô ở Phong Khê (nay là thành cổ loa), ở ngôi được 50 năm …." Theo sách đại sử ký - Mahavamsa - của Tích Lan thì năm 325 TTL đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba diễn ra tại thành Pataliputta (Hoa Thị), nước Maghada (Ma Kiệt Đà), do Hoàng đế Asoka (A-Dục) đề xướng bảo trợ, Đại lão Hoà Thượng Moggaliputta - Tissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tư) làm chủ toạ, sau đại hội này thì có của 9 phái đoàn đi hoằng pháp khắp các nơi trong nước ấn Độ và các nước bên ngoài ấn Độ. Do vậy đoàn hoằng pháp của vua A - Dục đi các nước trong khoảng thời gian (325 TCN - 258 TCN). Thời gian tương ứng với thời Hùng Vương ở nước ta và trùng hợp với câu chuyện ghi trong ngọc phả Hùng Vương, chuyện Trử Đồng Tử và thành Nê Lê, tháp vua A Dục ghi trong Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ và Thuỷ Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên. Qua các dữ liệu trong và ngoài nước nêu dẫn ở trên, chúng ta đã thấy quá đủ cơ sở để chứng minh phật giáo truyền vào nước ta vào thời Hùng Vương. 2. Ai là người đầu tiên đem đạo phật truyền vào Việt Nam? Theo sách Đại Sử ký - Mahavamsa - của Tích Lan mà Gs Jean Filliozat và Edward Conze trích dẫn ở trên đã cho chúng ta biết: vào năm 325 TTL, sau khi kết tập kinh điển lẫn thứ ba, lần đầu tiên kinh sách được ghi lại trên lá bối bằng tiếng Maghadi. Sau đó vua A Dục và Đại Lão Hoà Thượng Moggaliputta - Tissa đã tích cực hoằng dương phật pháp, bằng cách cử 9 phái đoàn "như lai sứ giả" đi khắp lãnh thổ ấn độ và đến các nước bên ngoài ấn độ để hoằng dương phật giáo, trong đó đoàn thứ 8 do ngà Sona và Uttara đến Việt Nam và các nước Đông Dương, các đoàn Như Lai Sứ giả" này làm việc có chủ trương, có mục đích rõ ràng và thống nhất ở những nơi họ đến trách nhiệm các ngài là Hoằng dương phật pháp, xây chùa, dựng bia tháp để đánh dấu, ghi lại những nơi thánh tích hay đánh dấu việc làm của đoàn do vua A Dục phái đi, nhờ đó sau này các nhà khảo cổ Anh quốc đi tìm thấy những trụ đá viết do vua A Dục dựng lập ở những nơi thánh tích phật giáo ở ấn Độ, và tháp A Dục ở các nước do các đoàn hoằng pháp của vua A Dục thực hiện. Điều này trùng hợp với A Sử Giao Châu ký và Thuỷ Kinh Chú đã ghi "ở An Định có thành Nê Lê và tháp A Dục". - Theo Lịch sử PGVN (Gs Lê Mạnh Thát), NXB Thuận Hoá - 1999, quyển I, trang 35 ghi "đặc biệt khi ta nghiên cứu tư liệu lịch sử phật giáo Trung Quốc ta thấy vào khoảng hai thế kỷ thứ IV và thứ V sdl, tức là cùng thời niên đại của Lưu Hân Kỳ, nổi bật một phong trào đi tìm chùa của vua A Dục ở Trung Quốc. Thí dụ việc tìm chùa của vua A Dục ở Bành Thạnh, Thạch Lặc và Thạch Hổ, đào chùa của vua A Dục ở Lâm Chi và Đào Khản, tìm cách nghinh tượng phật của vua A Dục từ chùa Hàn Khê …vv. Cả một thời đại đi tìm chùa ở Trung Quốc như thế ắt không thể nào không ảnh hưởng đến việc tìm chùa vua A Dục ở nước ta. Qua các tư liệu đã trích dẫn ở trên, chúngta thâý có sự nhất trí giữa các nhà viết sử (Thích Đức Nghiệp, Lệ Đạo Nguyên) và các nhà nghiên cứu (Claude madrolle, Ngô Đặng Lợi) về việc có thành Nê Lê và tháp A Dục do các đoàn hoằng pháp của vua A Dục phái đến nước ta dựng lập. Vậy thành Nê Lê và tháp A Dục phải chắc chắn là do ngài Sona và Uttara dựng lập, để đánh dấu việc làm, chủ chương của vua A Dục, hay để ghi lại công đức của vua A Dục, nếu không phải là 1 trong 9 đoàn của vua A Dục cử đi thì các ngài chỉ xây chùa (thành Nê Lê), giảng dạy phật giáo, lo tu giải thoát mà thôi, vì các ngài hoằng pháp không có chủ trương của vua A Dục, nên không dựng tháp A Dục. Do đó dựa vào sách Đại Sứ ký - Mahavamse- của Tích Lan và sách giao châu ký của Lưu Hân Kỳghi lại "thành Nê Lê ở phía nam huyện Định An, cách sông bảy rặm, tháp và giảng đường do vua A Dục dựng vẫn còn, những người đốn hái củi gọi là kim tượng", và trách nhiệm do 9 đoàn do vua A Dục và Đại Lão Hoà Thượng Moggaliputta Tissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tu) cử đi hoằng pháp, chúng ta có thể nói: Đoàn do Ngai Sona và Uttara là người đầu tiên đem phật giáo vào nước Văn Lang thời Hùng Vương. 3. Những nhà truyền giáo đạo phật đầu tiên đến nơi nào trên đất nước ta? Qua các sử liệu trích dẫn ở trên, chúng ta thấy có 3 nơi được đề cập đến cần làm sáng tỏ: Đồ Sơn (Hải Phòng), núi Quỳnh Viên (núi Quỳnh Vi) ở Tây Thiên (Tam Đảo - Vĩnh Phúc). a. Đồ Sơn (Hải Phòng) theo Claude Madrolle tác giả sách "Le Tokin Ancien" (Bắc Bộ xưa 1937) hiểu từ ngữ Nê Lê theo nghĩa là Bùn Đen (Nê: bùn, Lê: Đen) từ đó đưa ra giải thiết Nê Lê là vùng Đồ Sơn Hải Phòng, vì từ móng cái đến Bắc Trung Bộ thì bãi biển cát vàng, chỉ có vùng Đồ Sơn có bùn đen, từ đó các nhà viết lịch sử phật giáo, các nhà nghiên cứu như: HT Thích Đức Nghiệp, Ngô Đăng Lợi, ông cụ coi chùa Hang Cốc, … đều cho Đồ Sơn là nơi phái đoàn truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam, ông cụ chùa Hang còn nói "…xưa gọi là Quỳnh Viên và sư Phật Quang, thì ngày nay gọi là mẫu sơn và sư Bần (sách đạo phật Việt Nam, HT Thích Đức Nghiệp, TP HCM - 1995, trang 32) . các nhà nghiên cứu này cũng còn dựa vào bài thơ Tháp Sơn Hoài Cổ ghi trong gia phả bằng chữ nho của gia đình ông Hoàng Gia Mỹ "Cổ tháp di hư loạn thảo đôi", Dục Vương khứ hậu uỷ yên đồi ………………………………." Dịch: "Tháp xưa lau cỏ tốt bời bời Dục Vương đi, vua sau cũng đổ rồi! ……………………………………" Những người dựa vào hai câu thơ này, cho rằng "trên núi Thái Sơn có bảo tháp A Dục vương dựng nên vào khoảng 300 năm trước tây lịch; sau khi tháp này tàn phế, tiếp đến tháp này tán phế, tiếp đến tháp Tường Long do vua Lý Thánh Tông xây trên nền tháp cũ " … Chúng ta thấy ý kiến này chưa ổn: "Vùng đồ sơn mà có nhà nghiên cứu khẳng định chính là thành Nê Lê …" (theo Đặng Ngô Lợi)- Đồ Sơn là vùng vùng bãi biển có núi sao lại Chính là thành Nê Lê được. - Về bài thơ "tháp sơn hoài cổ" cũng chưa đủ để gọi là chứng cứ sử liệu, vì không rõ tên tác giả và niên đại của bài thơ này. Nếu là của một thi nhân ở thời cận đại nghe truyền thuyết rồi làm thi thì sao: Sách đạo Phật Việt Nam dòng 20 trang 29 dựa theo bài thơ này ghi " Chính tôi đã trèo lên ngọn mẫu sơn (núi Mẹ, cao chừng 168m so với mặt bể; trên đình núi này, trước hết có một bảo tháp Dục Vương dựng lên vào khoảng 300 năm trước tây lịch; sau khi tháp này tàn phế, tiếp đền tháp tường lòng do vua Lý Thánh Tông xây trên nền tháp cũ, vào khoảng giữa thế kỷ XI sau tây lịch)"… Truyền thuyết cho rằng tháp Tường Long xây trên nền tháp Tường Long, việc xây tháp lại mới trên nền có di tích lớn như tháp A Dục không ai xoá tên tháp cũ để đặt tên tháp mới là Tường long, việc xây tháp lại (mới), thì đó là công tác đại trùng tu nên phải để tên di tích cũ là tháp A Dục. Do vậy tháp tường Long không phải là tháp A Dục, nói khác đi tháp A Dục phải ở vị trí khác, ở nơi khác không phải là đồ sơn . - Từ đó giả thuyết cho rằng Đồ Sơn là thành Nê Lê và tháp Tường Long chính là tháp A Dục không hợp lý. b. Núi Quỳnh Viên ở đâu Ông cụ chùa Hang còn nói với HT Thích Đức Nghiệp " …xưa gọi là Quỳnh Viên và sư phật quang, thì ngày nay gọi là mẫu sơn và Sư Bần" nhận xét này thiếu cơ sở. Theo Gs Lê Mạnh Thát viết trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam trang 14 - 15 ghi: "…đọc Minh lương cẩm tú do Lê Thánh Tông viết về 13 cửa biển của đất nước ta trong khi tiến quân chinh phạt Chiên thành vào năm 1470, thì ta gặp bài thơ thứ 7 nói về Nam Giới Môn Lữ Thứ trong đó có 2 câu thơ. "Di miếu nan truyền kim Vũ Mục Danh sơn do thuyết cổ quỳnh viên "". Dịch Di miếu còn truyền nay vũ mục Danh sơn vẫn nhắc cổ quỳnh Viên. Vũ mục đây tức chỉ tướng Lê Khôi, cháu ruột của Lê Lợi, năm Thái Hoà thứ 2 (1444) đi đánh chiêm thành, bắt được vua Chiêm là Bí Cai, khi trở về với cửa biển Nam Giới thì mất. Dân thương nhớ lập đền thờ tại cửa biển này. Cửa biển này còn được gọi nôm na là cửa Sót. Còn núi Quỳnh Viên thì nằm ở phía nam cửa biển này là từ thời Lê Thánh Tông đã được xác nhận là một Danh Sơn, một ngọn núi kia, nó dứt khoát không phải là ngọn núi thần thoại, càng không phải là một ngọn núi không có địa điểm cụ thể trên đất nước ta.. '' Hơn nữa trong Lĩnh Nam Trích Quái ghi " …Đồng Tử cùng thương nhân đi buôn bán lênh đênh ra khắp nước ngoài, có núi Quỳnh Liên (Quỳnh Vi) trên núi có am nhỏ " do đó có thể thời Hùng Vương phần đất này chưa sát nhập vào đất nước ta mà vẫn thuộc Chiêm Thành, nên nói nó thuộc cửa biển Nam Giới (cửa biiển phía nam) . Do vậy ông cụ chùa Hang cho "…xưa gọi là Quỳnh Viên và sư Phật Quang, thì ngày nay gọi là Mẫu Sơn và sư Bần" là điều không hợp lý và không có cơ sở, và truyền thuyết này sai lệch sự thật. Nếu cho rằng núi Quỳnh Viên là nơi các nhà truyền giáo đạo Phật đến đầu tiên trên đất nước ta, thì cũng không đúng, vì căn cứ theo truyện Trử Đồng Tử thì thời Hùng Vương phần đất này thuộc lãnh thổ nước ngoài " …Đồng Tử cùng thương nhân đi buôn bán lênh đênh ra khắp nước ngoài. Có núi Quỳnh Viên (Quỳnh Vi) trên núi có am nhỏ …" nên không thể nói Quỳnh Viên là thuộc lãnh thổ Việt Nam ở thời Hùng Vương được và câu chuyện Chử Đồng Tử chỉ cho chúng ta cứ liệu - Chử Đồng Tử là phật tử đầu tiên mà sử liệu còn ghi lại. c. Tây thiên là cái nôi của Phật giáo? Muốn gọi là cái nôi của Phật giáo thì nơi đó phải là: - nơi chư tăng đầu tiên đến truyền bá Phật Pháp và có nhiều chùa (nhiều tự) nhiều tăng (Ni) tu hành ….. - Như chúng ta đã biết kinh đô (thủ đô) là Trung tâm văn hoá, chính trị kinh tế, quân sự của một quốc gia; là nơi có mật độ dân cư đông nhất, là nơi giao lưu văn hoá kinh tế với các nước, nên có nhiều người biết nước nước ngoài. Do đó, các nhà truyền giáo muốn đạt được mục đích hoằng pháp, thì tất yếu phải đến kinh đô quốc gia, để tìm hiểu quan sát sinh hoạt, phong tục tập quán, căn cơ của nhân dân, sau đó tìm người hữu duyên để gieo duyên, giáo hoá và ngược lại sự giúp đỡ, hướng dẫn của nhân dân tìm nơi tu hành và hành đạo. Đối với những bậc chân tu theo đạo Phật, các ngài thường tìm chốn "Sơn lâm cùng cốc" để tĩnh tụ, để buôn xả thân tâm, sống đời "thiểu dục tri túc", giải thoát …Trong vùng Trung du Bắc Bộ, núi đồng thấp nằm giải giác trên những cánh đồng, chỉ có vùng núi Tam Đảo núi non liên hoàn hùng vĩ, cảnh trí u nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao rừng rậm, thâm u tịch tĩnh, thích hợp cho người thu Thiền, nên các ngài tìm đến để tu và hành đạo; hơn nữa vào thời Hùng Vương Tam Đảo là một danh sơn thâm u huyền bí, thiêng liêng ở gần kinh đô nước Văn Lang, nên vua Hùng Vương mới tìm đến Tam Đảo cầu Tiên và phát hiện có chùa trên đó. Có thể nói vì những lẽ trên mà đoàn hoằng pháp của ngài Sona và Uttara chọn Tam Đảo, làm nơi tu hành hoằng Dương Phật pháp, đầu tiên các người cất am thiền, rồi thỉng thoảng đến kinh đô khất thực hoá duyên. Khi tín đồ hướng về đông đảo các Ngài xây thành Nê Lê (chùa Địa ngục) và dựng tháp A Dục. Tại sao gọi là thành Nê Lê mà không gọi là chùa Nê Lê? có lẽ vì thời bấy giờ từ ngữ còn nghèo nàn, vả lại đạo Phật mới truyền sang, người dân chưa biết đặt tên gọi nơi tu hành thờ Phật của các sư là gì, chỉ thấy chùa xây bằng đá giống thành trì nên gọi thành Nê Lê? về sau quen miệng, nên người dân địa phương vẫn gọi là thành Nê Lê, sau này khi Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang, nhờ giao lưu văn hoá chúng ta có thêm những từ ngữ mới để gọi nơi thờ phật là Tự và từ ngữ dịch các kinh … Thế nên thành Nê Lê đổi thành "Địa Ngục Tự" là Lê Quí Đôn đã miêu tả trong kiến văn Tiểu Lục. Tiếp nối các ngài Sona và Uttara là những đệ tử của Ngài mở mang Phật pháp, từ đó chùa triền ở Tây thiên phát triển, dần dần lan toả đi các nơi, điều này trùng hợp với sử liệu cổ đã ghi vào thời Hùng Vương tại Tây Thiên có 3 ngôi chùa, Hoa Long Thiền Tự, Thiên Quang Thiền Tự, Thiên Ân Thiền Tự. Sau này khi An Dương Vương dời kinh đô về thành cổ loa, là khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đất trù phú lớn và rộng lớn, dan cư quy tụ về mở mang phát triển nông nghiệp (vùng Bắc Ninh Hà Nội ngày nay). Phật giáo đã trở thành một nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, phục vụ đời sống tâm linh của xã hội, nên đã theo dân và phát triển. Từ đó trung tâm Luy Lâu được hình thành. Đến thế kỷ thứ II Ngài Khương Tăng Hội từ Tây Thiên đến đó thuyết giảng, sau đó ngài sang Trung Hoa giảng đạo, lập chùa kiến sơ. Từ đó Luy Lâu trở thành trung tâm sinh hoạt của phật giáo từ thế kỷ II đến thứ VI. Đến thế kỷ IX, thì dãy núi Đông Triều hình thành cái cung, núi non hùng vĩ liên quan, cảnh trí thâm u, có suối chảy nước trong, ghềnh thác,… giống như Tây Thiên, nên các bậc chân tu tìm đến cất am thiền tu hành trên núi Yên Tử. Đạo Hạnh các ngài lan toả khắp nơi, chư tăng nư kéo về, vua quan tìm đến (Trần Thái Tông bỏ ngôi lên Yên Tử tu hành), từ đó Yên Tử trở thành Trung tâm Phật giáo đời nhà Trần ở thế kỷ XIII. Theo thầy chúng tôi từ Tây Thiên phát xuất từ ý nghĩa "nơi các nhà sư Tây Thiên " sư ấn Độ tu hành. Vì theo trong kinh từ Tây Thiên chỉ cho nước ấn Độ, cũng như từ Đông Độ chỉ cho nước Trung Hoa. Do đó, trong khi chờ đợi sự phát hiện mới về khảo cổ học của Tây Thiên, theo chúng tôi, qua sử liệu và lịch sử phát triển của dân tộc, chúng ta có thể nói - Tây thiên là chiếc nôi Phật giáo của Việt Nam. III. Tổng kết. - Qua các sử liệu mà chúng ta nêu dẫn trên, đã cho phép chúng ta dự đoán khá chính xác về: - Đạo Phật truyền bá vào đất nước ta từ thời Hùng Vương. - Đoàn hoằng pháp đầu tiên là ngài Sona và Uttara do vua A Dục và đại lão Hoà Thượng Moggaliputta Tissa phái đi. - Tây Thiên là chiếc nôi của phật giáo Việt Nam. Trong khi chờ đợi các nhà khảo cổ khai quật tìm những chứng tích về thành Nê Lê và tháp A Dục, để xác minh và làm sáng tỏ những vấn đề Phật giáo ở Tây Thiên? chúng tôi thấy những nhận định trên đây của Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên sẽ tạo điều kiện cho những công trình nghiên cứu, khảo sát sau này … Nguồn: Giacngo online Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 7, 2011 Vì sao vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành? Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành? Đã từng có rất nhiều phỏng đoán... Sau hơn một năm truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, vào tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Hải – Hoa Lư – Ninh Bình). Sự kiện này[1] đã được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Nhưng đến tháng 7 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng lại rời hành cung Vũ Lâm về Yên Tử tu hành 10 năm rồi viên tịch ở đây (1308). Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ Lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành? Về sự kiện này, Hải Lượng Thiền sư – người tự coi mình là “đệ tứ Tổ Trúc Lâm” ở thế kỷ XVIII, cho rằng: “Người ta thấy Điều ngự Đệ nhất Tổ đến chùa Hoa Yên thì bảo Ngài xuất gia. Ta biết rằng Đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công, trong nước vô sự, nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, sợ người ta dao động cho nên nhằm được ngọn núi Yên Tử là cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, dựng lên ngôi chùa, thường thường dạo chơi để xem động tĩnh để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm”. Một số học giả thời nay đã hết sức tán đồng kiến giải trên của Hải Lượng Thiền sư. Những ai đã từng lên đỉnh núi Yên Tử (ở độ cao 1068 mét so với mặt biển), phóng tầm mắt bốn phương tám hướng, chúng ta không khỏi mỉm cười trước những võ đoán thiếu cơ sở thực tế của danh sĩ thời Lê. Thật ra, đỉnh núi Yên Tử nơi vua Phật tu hành không đủ cao để nhìn tới tận biên cương phương Bắc, không thể nhìn xa đến biển Đông. Hơn nữa, một ông vua biểu trưng cho quyền lực quốc gia, trong tay có hàng vạn binh mã, quốc gia lâm nguy, mỗi người dân lại có thể trở thành một chiến sĩ… sao lại tự trở thành một cái tôi hữu hạn, biến mình thành lính gác biên thùy như nhận định trên của Hải Lượng Thiền sư được? Việc coi vua Trần Nhân Tông trở thành lính gác biên thùy có thể là ý tưởng đẹp đẽ theo kiểu tư duy thời chiến tranh, có tác dụng giáo dục bao thế hệ biết hi sinh cả cuộc sống yên bình hưởng lạc, xông pha nơi bom đạn chiến trường, song vô tình lại làm giảm đi cái đẹp lớn lao của ông vua hóa Phật. Cách lý giải chủ quan của người đời sau như trên mà ngày nay chúng ta cứ mặc nhiên công nhận đã làm giảm sút, lệch lạc cái động cơ và mục đích tu hành rất cao cả, thiêng liêng của vua Phật Trần Nhân Tông. Điều này dễ hiểu, vì lúc xuất gia, vua Trần chỉ “bách niên Tâm ngữ Tâm”, không nói cho ai biết vì sao mình lại đi theo gót chân Bụt và vì sao lại chọn nơi tu hành là Yên Tử để đời sau mặc sức luận bàn. Thử lý giải vì sao vua Trần Nhân Tông chọn núi Yên Tử để tu hành Trong bài viết này, chúng tôi xin góp thêm ý kiến nhỏ thử lý giải vì sao vua Trần Nhân Tông chọn núi Yên Tử để tu hành: Thứ nhất, Yên Tử là “linh địa”, là nơi có vị trí đặc biệt của dòng họ nhà Trần, với vua Phật Trần Nhân Tông. Theo Đại Nam nhất thống chí, bộ quốc sử thời Nguyễn, Yên Tử là “Tổ sơn” của toàn bộ khu vực núi non vùng Hải Đông (tức toàn bộ phía Đông đồng bằng châu thổ Bắc Bộ thời Trần, trong đó có Hải Dương, Quảng Ninh ngày nay) và vùng Đông Triều thuộc khu vực sườn nam dãy núi Yên Tử là nơi phát tích của nhà Trần, không phải là vùng Tức Mặc-Long Hưng-Thiên Trường. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng “nhà Trần là dân đánh cá, vốn là người Đãn, một cư dân sống dọc theo biển từ Phúc Kiến trở xuống, di cư đến Việt Nam và trở thành một thế lực vào lúc Lý mạt”. Đông Triều có thể là nơi định cư đầu tiên của nhà Trần sau cuộc di cư về Nam ấy. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Trước kia tổ tiên vua (Trần Cảnh – Trần Thái Tông) là người đất Mân”. Trong phần lăng mộ của tỉnh Hải Dương, Đại Nam nhất thống chí viết: “Lăng Tư Phúc nhà Trần ở xã Yên Sinh, huyện Đông Triều. Lăng tẩm Trần Thái Tông, Thánh Tông và Giản Định đế đều ở đây. Các đời Hồng Thuận và Hoằng Định triều Lê đều có tu bổ, lâu ngày đổ nát, nền cũ vẫn còn; năm Minh Mệnh thứ 21 sửa đắp lại và dựng bia. Xét sử chép (kỷ Trần Anh Tông) bia thần đạo ở Yên Sinh nói rằng tiên tổ nhà Trần vốn là người Yên Sinh, huyện Đông Triều, sau dời đến ở hương Tức Mặc phủ Thiên Trường cho nên các vua Trần đều táng ở Yên Sinh, mà khi nhường ngôi xuất gia cũng lấy Yên Sinh làm nơi tu ẩn" [2]. Đông Triều cũng là nơi phong thái ấp cho Trần Liễu, tước hiệu Yên Sinh vương, con cả của Trần Thừa, anh của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). An Nam chí lược của phản thần Lê Tắc là một trong số những bộ sử được coi là sớm nhất ở nước ta còn lại đến ngày nay ghi chép khá rõ về Yên Tử: “Núi Yên Tử gọi là Yên Sơn hoặc Tượng Sơn, bề cao lên quá tầng mây. Đầu niên hiệu Hoàng Hựu, nhà Tống (1049-1053), triều đình lại ban tên Tử Y Đông Uyên. Đại sư là Lý Tự Thông có dâng lên vua hải nhạc danh sơn đồ và vịnh thơ tán: Phúc Địa thứ tư tại Giao Châu là Yên Tử sơn. Tân kỳ chóp núi nêu vài nụ, Yểu điệu hình khe trổ một ngành. Tiên cỡi loan qua ngồi cảnh Tịnh, Người xem rồng xuống giỡn đầm xanh”. Như vậy, Yên Tử là phúc địa thứ tư trong bốn vùng đất được coi là “phúc địa của Giao Châu”. “Đã có một loại quy hoạch tâm linh” nào đó ít nhất tồn tại dưới thời Lý, thời Trần về bốn ngọn núi ở Bắc Bộ. Không phải vô cớ khi chính Trần Nhân Tông lại chọn Yên Tử làm nơi tu tập của mình, bởi vì Ngài không thể không biết đó là phúc địa (đất phúc). [3] Yên Tử là nơi ông nội của vua Trần Nhân Tông – Trần Thái Tông thời trai trẻ (năm Thiên Ứng Chính Bình, 1236) đã tìm về đây để “cầu làm Phật”. Nhờ có lời khuyên của Trúc Lâm Đạo Viên trên núi Yên Tử cùng với thái độ kiên quyết can ngăn của thúc phụ - Thái sư Trần Thủ độ và quần thần thân tín, Trần Thái Tông mới chịu quay trở lại triều đình làm vua và trở thành một bậc minh quân mang tâm Phật. Yên Tử cũng là nơi thường thăm viếng của Thượng hoàng Trần Thánh Tông – phụ thân vua Phật Nhân Tông. Những áng thơ hay của Trần Thánh Tông cũng được viết ra từ non thiêng Yên Tử. Bản thân vua Trần Nhân Tông năm 16 tuổi (1274) được vua cha lập làm Hoàng thái tử nhưng ông từ chối, muốn nhường lại cho em mình là Đức Việp mà không được. Sau đó có lần Hoàng thái tử đã bỏ nhà lên núi Yên Tử định đi tu. Sự kiện này đã được ghi trong Thánh đăng ngữ lục. Cho nên, “vùng Đông Triều – Yên Tử có một vị trí đặc biệt với dòng họ nhà Trần. Có thể gọi vùng này là linh địa của thời Trần, nên các vị vua triều Trần có chuyện thì về đấy mà khi chết thì cũng về đấy. Người ta thường muốn chết ở nơi quê hương mình”[4]. Mười năm cuối đời dành cho việc xuất gia tu hành, vua Trần Nhân Tông trở về nơi phát tích Yên Tử cũng không ngoài lệ chung gia tộc ấy. Thứ hai, vua Trần Nhân Tông về Yên Tử bởi nơi này trước đó đã được coi là nơi tu hành đạt đạo của tiền nhân. Trước khi vua Trần về tu hành ở đây, Yên Tử đã từng lưu danh Yên Kỳ Sinh tu tiên đắc đạo. Tuy không có bằng chứng sử liệu nhưng với một pho tượng bằng đá (không biết do thiên tạo hay nhân tạo) tương truyền là tượng Yên Kỳ Sinh gần đỉnh núi Yên Tử cũng cho thấy đây là một địa chỉ đạo giáo lâu đời và cũng là nơi con người tu luyện đạt đạo Tiên. Cuối đời Lý, Yên Tử có tổ sư Hiện Quang, đầu thời Trần có quốc sư Đạo Viên, quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Dao, Thiền sư Huệ Tuệ là thầy độ của đức Điều ngự Giác hoàng, cũng đã tu hành và đắc pháp, khơi nguồn mạch cho dòng thiền Yên Tử. Đại Nam nhất thống chí viết: “Núi Yên Tử ở cách huyện Đông Triều 35 dặm về phía đông bắc, có tên nữa là Tượng sơn… Năm Tự Đức thứ 3 liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ. Xét: núi này các vua triều Trần cho là đất danh thắng nên dùng làm chỗ tham thiền…”. Cho nên, việc Điều ngự Giác hoàng không tìm về nơi khác mà lại chọn Yên Tử làm nơi tu hành không phải là vô căn. Thứ ba, Yên Tử có đủ những điều kiện để giúp cho những bậc tu hành đắc đạo, không kém gì xứ sở Phật-đà-già-la (NairanJana) của đức Phật Thích-ca. Đức Phật Tổ Thích-ca-mâu-ni đắc đạo thành Phật là nhờ vào phép tu thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Vua Trần cũng tu thiền, lấy pháp tu thiền để đạt đạo. Người tu theo pháp môn thiền định rất cần tới một nơi yên tĩnh, thanh tịnh để ngồi thiền. Núi rừng Yên Tử cách biệt với phàm trần là một nơi lý tưởng để tu thiền. Không bàn tới yếu tố tĩnh mịch, linh thiêng hay yếu tố phong thủy của núi này mà xét tới tính khoa học của vấn đề, các nhà nghiên cứu cho rằng: những quả núi lâu đời như Yên Tử, Hy Mã Lạp Sơn (Tây Tạng) Phú Sỹ (Nhật Bản)… đều có lực từ trường khá lớn. Những luồng điện này sẽ làm tăng thêm lực cho dòng lưu nhân điện trong thân thể những người ngồi thiền nơi núi đó. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã từng nhập định và thành đạo dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, cạnh núi Tượng Đầu. Sau khi đắc đạo, Ngài vẫn thường cùng với các đệ tử ngồi thiền định trên non Linh Thứu. Người ngồi thiền mặt quay về hướng nam, lưng xây về hướng bắc là tốt nhất. khi ngồi, tư thế lưng phải thật thẳng đứng để cho cho luồng hỏa hầu của cơ thể lưu chuyển dễ dàng trong cột sống. Muốn vậy, người ta phải kê gối ngồi thiền (bồ đoàn) hay tận dụng mặt bằng có độ dốc hơn nghiêng về phía trước. Vị trí ngồi thiền phải ở nơi thanh tịnh, thoáng khí trong lành, môi trường ô nhiễm sẽ làm cho khí prana trong cơ thể (được tạo ra trong khi tọa thiền) sẽ không được tinh khiết, bất lợi cho việc tạo luồng hỏa hầu trong cơ thể. Vạt núi sườn nam của Yên Tử hợp cách rất tự nhiên giúp cho người tu thiền có được các điều kiện ngoại cảnh đó. Núi rừng Yên Tử đã từng được coi là núi Linh Thứu bên Tây Trúc qua áng thơ của đệ tam tổ Huyền Quang: Tây Trúc đường vào Nam Châu có mấy. Non Linh Thứu ai đem về đây, Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đáy. Vào chung cõi thánh thênh thênh, Thoát rẽ lòng phàm phây phấy[5]. 15 năm ở ngôi Thái thượng hoàng, cũng là thời gian vua Nhân Tông tu hành và hiển Phật. “Thế Tôn bỏ ngai vàng quý báu, nửa đêm vượt thành, bỏ áo rồng cao sang, non xanh cắt tóc, mặc chim thước làm tổ trên đỉnh đầu, mặc con nhện giăng tơ trên vai cánh, tu phép tịch diệt để tỏ đại chân như, dứt cõi trần duyên mà thành bậc Chánh giác. Đức Tổ ta là Điều ngự Nhân Tông hoàng đế ra khỏi cõi trần, thoát vòng tục lụy, bỏ chốn cung vua ra giữ sơn môn”[6]. Làm vua chỉ chăn dân trăm họ. Làm Phật cứu độ cả muôn loài. Như thế, Phật hoàng Trần Nhân Tông về Yên Tử đâu chỉ “dựng lên ngôi chùa thường thường dạo chơi để xem động tĩnh cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm như lời nhận định của Hải Lượng thiền sư? Người tu thiền thành chính quả có thể đạt được những quyền năng siêu việt mà người thường không dễ gì có được. Nhờ phép tu thiền định, Đức Phật Thích-ca-mâu-ni có phép tha tâm thông (thấy được lòng người khác) nên từ xa đã đọc được tư tưởng của đại đệ tử Tu-bu-đề. Tôn giả A-na-luật tuy bị mù lòa vẫn có khả năng thiên nhãn thông (nhìn xa ngàn dặm). Tôn giả Xá-lợi-phất mắt có thể nhìn thấy 60 tiểu kiếp người về trước… Phật hoàng Trần Nhân Tông tu thiền và Ngài cũng có thể đạt được những quyền năng siêu việt đó. Các nhà sư tu thiền khẳng định rằng: tuy ngồi thiền trong am cỏ Ngọa Vân trên đỉnh núi Yên Tử, đức Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông đã dùng hào quang định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên, dưới. Mọi sự với Ngài đều thông tỏ. Trên đỉnh Yên Sơn cách biệt với kinh kỳ, vua Phật Nhân Tông vẫn rõ được triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành bậc quân vương tôn kính. Ngài còn biết rõ được biên cương phương Bắc, phương Tây và phương Nam, có được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang giao giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững nền an ninh chính trị nước nhà. Trên non Yên Tử, Ngài hoàn thiện hệ thống tư tưởng thiền phái Trúc Lâm, trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một thời đại hoàng kim triều Trần, giai đoạn Phật giáo được coi là quốc đạo. Vua Trần đi tu không phải là để trốn đời, yếm thế, mà đi tu để nhập thế cứu đời. Có điều, nhà vua cứu đời không phải theo kiểu của một ông vua, mà là theo kiểu của thánh nhân. Làm vua chỉ chăn dân trăm họ. Làm Phật cứu độ cả muôn loài. Bởi vậy, tấm gương vua Phật tuy ẩn mà lại hiện, tuy mờ mà lại sáng. Ngài bứt khỏi cái bình thường để vượt lên thành cái phi thường. Bởi thế, hàng ngàn năm qua, bao triều đại thịnh suy trị vì đất nước này, bao người đã làm vua, song có ai được nhân gian ngưỡng vọng, tôn thờ như vua Phật Trần Nhân Tông? Cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông là một biểu hiện cao đẹp, tiêu biểu nhất tinh thần nhập thế “đạo pháp gắn liền với dân tộc”. Từ chức vị cao sang của nhà vua, vua Trần trở về ngôi tôn quý nhà Phật. Nhà vua đã từ cái nhất thời hữu hạn mà trở về cái vô hạn, vĩnh hằng. Hằng năm, mỗi độ xuân về, hàng triệu lượt cháu con của Rồng Tiên đất Việt và bạn bè bốn phương lại về Yên Sơn lễ Phật và vãng cảnh. Họ bồi hồi tưởng niệm Đức Vua Trần, một ông vua đã khước từ tước vị cao sang, giã biệt chốn phồn hoa đô hội lên non xanh Yên Tử tu hành để trở thành một Đức Phật Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí và Đại Bi, xứng danh là Đức Phật Thích-ca-mâu-ni của Việt Nam. Nguyễn Trần Trương (Nguồn: VNN) Ghi chú: [1] Theo Khâm định Việt sử khâm giám cương mục thì sự kiện này xảy ra vào tháng 6 năm Ất Mùi (1259). [2] Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tr.419-420 [3] Trích báo cáo tổng hợp Đề tài khoa học Nghiên cứu đạo Phật Việt Nam đời nhà Trần tại Quảng Ninh… do TS. Nguyễn Quốc Tuấn và CN. Nguyễn Trần Trương đồng chủ nhiệm đề tài. [4] Trích báo cáo đã dẫn [5] Theo Trần Nhân Tông – con người và tác phẩm, bản sách điện tử, website Thích Quảng Đức [6] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí – Văn tịch chí. Đoạn văn trên của vua Trần Minh Tông viết về ông nội của mình." Rồi ra mới biết thánh minh, Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò." * Phúc Lộc Thọ mãn đường " Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 4, 2012 KẾT THÚC CỦA TÂY DU KÝ, SỰ CHỐNG LẠI ĐẠO ĐỨC Thích Nhật Từ Tây Du Ký còn gọi là Truyện Tề Thiên Ðại Thánh, một bộ tiểu thuyết trường thiên, cổ điển của văn học Trung Quốc, đã được giới độc giả trên khắp thế giới hâm mộ, ưa thích, mỗi khi đọc đến quên cả ăn và bỏ cả ngủ. Gần đây, các đài truyền hình trong nước, từ đài Cần Thơ cho đến đài TP. HCM đã cho chiếu rộng rãi bộ phim truyện này do nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện, thì Tây Du Ký một lần nữa trở nên phổ biến hơn và quen thuộc hơn đối với mọi người từ già đến trẻ, từ trí thức đến bình dân. Từ mọi góc độ, người đọc cũng như người xem cảm nhận tác phẩm theo những nhận thức khác nhau, và đúc kết cho mình những bài học cũng vô cùng khác nhau. Tác dụng của tác phẩm rất đa dạng. Nó đến với lòng người dĩ nhiên không thể đồng dạng với ý tưởng nắn ra tác phẩm của tác giả Ngô Thừa Ân. Và do vậy, sự đánh giá, nhận định, bình phẩm, dù trải qua nhiều thời kỳ vẫn cứ nghiễm nhiên diễn ra theo chủ kiến của người cầm bút. Từ góc độ nghệ thuật cũng như diễn xuất, Tây Du Ký của đạo diễn Dương Khiết phong phú và hấp dẫn không kém gì nguyên tác truyện của Ngô Thừa Ân. Có thể nói, đạo diễn Dương Khiết và các tay diễn viên lão luyện của bà đã thành công đáng kể ở mặt này. Tuy nhiên, một bộ phim dài 25 tập, tuy có chọn lọc từ bộ truyện dài hơn 2000 trang với 81 nạn trên đường thầy trò Ðường Tăng thỉnh kinh, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Ngay cả nguyên tác, ngoài mặt thành công nghệ thuật và tính cách của các tuyến nhân vật, thiện ác rõ ràng, đẹp xấu phân minh, Ngô Thừa Ân cũng vấp phải nhiều thiếu xót rất lớn. Chẳng hạn như sự thiếu tính logic trong diễn tiến các tình tiết của nhân vật Sa Tăng và Ngựa Bạch giữa trước lúc còn là yêu quái với lúc sau khi được Ðường Tăng nhận làm học trò và theo thầy sang Thiên Trúc thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông biến hóa phi thường, nhào một cái là mấy trục vạn dặm, vậy mà phải mất đến 17 năm trời mới cùng thầy đến được Thiên Trúc, một nước cách Ðại Ðường có là bao xa, so với cái nhào nhảy "khôn lường" đó. Các vị Phật và Bồ-tát tuy được tác giả mô tả trong truyện vượt xa 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không và dĩ nhiên hơn cả Ngọc Hoàng Thượng Ðế, Thái Thượng Lão Quân và bỏ xa Nương Nương Thánh Mẫu, nhưng lại là các tuyến nhân vật đóng vai phản diện hơn là chính diện. Chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm đã bắt giam Tôn dưới chân núi Ngũ Hành ngót 500 năm dài và cũng chính Phật Tổ Như Lai và Bồ-tát Quán Thế Âm một lần nữa tạo ra 81 nạn cho 4 thầy trò Ðường Tăng, để rồi dẫn đến kết thúc của tác phẩm chẳng có nghĩa lý gì: Như Lai là người chủ mưu cuộc hối lộ cái "bát vàng" trước khi giao chân kinh có chữ về Ðông Thổ. Hẳn rằng phim của đạo diễn Dương Khiết giữ lại tình tiết này bằng một tập cuối, trong khi đã lược bỏ rất nhiều nạn khác, hẳn không phải là không có dụng ý và mục đích của nó. Ðiều này thiết tưởng không cần nói thì người xem vẫn rõ. Chúng ta có thể thông cảm với Ngô Thừa Ân rằng muốn cốt truyện ăn khách thì phải hư cấu. Tuy nhiên hư cấu để cho người xem có thể chấp nhận được mà không gượng ép thì hư cấu đó phải bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực. Nghĩa là mượn những nhân vật có thật, chẳng hạn A, B, C, để tố cáo, phản ánh các nhân vật A' B' C' mà mình không tiện nói thẳng hay không dám đụng tới. Ðối tượng cần được phản ánh núp sau tính cách bỉ lậu của nhân vật được hư cấu phải được xác lập trên nền tảng sự thật và không nên đi qúa đà. Vì khi hư cấu quá đà thì tác phẩm không những trở nên kỳ cục mà quan trọng hơn, khó được người đọc chấp nhận. Trong truyện cũng như trong phim Phật Tổ Như Lai chủ mưu cuộc hối lộ bằng cách "ném đá dấu tay," mặc ra lệnh cho hai tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những vị thánh tăng hàng đầu trong hàng đệ tử Phật, đòi "quà thông cảm" với bốn thầy trò Ðường Tăng. Ðiều đó đã làm cho ba vị đồ đệ cương trực của Ðường Tăng bất bình. Nhưng vì thấy tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà "xuống nước nhỏ" (nhưng thật chất là đánh lừa), cả ba vị đã hỷ xả mà không làm lớn chuyện! Bốn thầy trò tưởng mọi việc êm xuôi, hớn hở đem kinh về. Gần về đến Ðại Ðường thì bổng đâu chim Ðại Bàng của Phật Di-lặc cướp bay lên không, rồi sau đó bỏ xuống đất. Lúc đó, thầy trò Ðường Tăng mới vỡ lẽ ra là kinh mà họ khổ công mang về là "kinh vô tự." Ở đây, theo dụng ý của Ngô Thừa Ân, Phật Di-lặc cũng là người gián tiếp gây họa, vì biết việc hối lộ mà không truy tố, đợi đi về gần tới nước mới cho hay. Có lẽ tác giả cố nắn ra những cái éo le như vậy để ru ngủ độc giả. Cái gút "kinh vô tự và kinh hữu tự" mà tác giả dựng lên không mang dụng ý thiền học như nhiều người đã cố tình lý giải. Thật ra, nó nhằm tạo ra thái độ căm phẫn, cay cú của độc giả đối với đức Phật và Bồ-tát, thông qua đó, bôi bác, xuyên tạc Phật giáo. Mặc dù chúng ta co thể chấp nhận với tác giả Ngô Thừa Ân rằng ở bất kỳ thời đại nào, sự đút lót, hối lộ, ăn chận không thể tránh khỏi với những phần tử cơ hội và phản diện, nhưng chúng ta không thể đồng tình với tác giả khi ông áp đặt các phần tử xấu xa, đáng lên án bằng hình ảnh của đức Phật và các vị thánh tăng. Không phải ở các xã hội phong kiến, nạn hối lộ mới có, mà cả các xã hội tư bản và cộng sản, nạn này tràn lan không kém gì, thậm chí còn tinh vi và thâm độc hơn nhiều, như gần đây báo chí trong và ngoài nước đã vạch mặt điểm tên. Tác giả Ngô Thừa Ân thật là quái đãng. Ông đã dựng lên một con khỉ không cha không mẹ, một con heo với nhiều tính cách xấu và một con yêu quái phá hại dân lành. Nhưng khi làm đồ đệ Ðường Tăng, chúng đã trở thành nào là Chiến Ðấu Thắng Phật, Tịnh Ðàn Sứ Giả và nào là Kim Thân A-la-hán, để rồi làm gì? Bất quá chỉ thành cỡ Phật Tổ Như Lai hay tôn giả Ca-diếp và A-nan-đà, những người đã chủ mưu cuộc hối lộ là cùng!? Có rất nhiều hình tượng để chúng ta hư cấu, mà thông qua đó gởi gấm tâm sự của mình, hay phê phán hoặc giáo dục thói hư tật xấu của xã hội. Phật, Bồ-tát và thánh tăng là những mẫu người toàn thiện của xã hội, những bậc vĩ nhân của nhân loại (chứ không phải của chủ nghĩa lý tưởng hóa). Các ngài là những con người lịch sử thật. Các đóng góp về đạo đức và trí tuệ của các ngài cho nhân loại là những sự thật lịch sử không phủ nhận được. Những người cầu tiến bộ về đời sống đạo đức và tâm linh phải học hỏi ở các ngài. Do đó, người làm công tác văn học không nên tùy tiện đem các ngài ra mà mua bán, mà giễu cợt với một thái độ trịch thượng với dụng ý kích bác và vu khống. Phật và Bồ-tát không những không thể có các thói hư thế tục đó mà các ngài là những người đã giáo dục cuộc đời từ bỏ chúng. Do đó không thể tô đen các ngài để giáo dục xã hội. Bởi lẽ chính các ngài bằng hành động, lời nói và ý nghĩ đã để lại nhiều bài học đạo đức vô giá để cho toàn nhân loại học hỏi và trau dồi. Tôi cho rằng Ngô Thừa Ân đã xúc phạm một cách trịch thượng đến đức Phật, các vị Bồ-tát và các vị thánh tăng, khi ông bất chấp dư luận, dựng lên một tình tiết trái ngang "tồi" như trên. Nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một vị Hòa thượng tu đến cuối cuộc đời, chỉ vì tham vọng cưỡng đoạt y bát của Ðường Tăng mà gây ra thảm họa thiêu hủy ngôi đại Già-lam và cuối cùng phải bị chết thiêu một cách tàn khốc; nếu Ngô Thừa Ân biết hư cấu một nhà sư chỉ vì đam mê sắc đẹp của yêu tinh Ngọc Thố mà phải bị yêu tinh này giết chết lúc nửa đêm, và nhiều hư cấu khác có thể chấp nhận được trong cuộc sống v.v... thì tại sao Ngô Thừa Ân không biết hư cấu những vị "phàm tăng" nào đó trông coi hay cận phụ Linh Sơn Tự đã bày trò "đúc lót" bốn thầy trò Ðường Tăng thì có phải khả dĩ chấp nhận hơn không? Vì đó có thể là chuyện đời thường, có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, và ở bất kỳ con người nào chưa dứt trọn vẹn lòng tham lam, ích kỷ, Ðây là mà điều đức Phật dạy không chỉ mang lại kết quả xấu xa, bất hạnh cho mình mà còn cho người khác, không chỉ ở đời nay mà còn ở đời khác nữa. Những điều gì mà đức Phật khuyên người ta nên từ bỏ, xa lìa thì Ngô Thừa Ân lại đem những cái đó gán lên đức Phật. Như vậy mục đích của Ngô Thừa Ân nhằm vào đâu: truyền bá đạo đức hay chống lại đạo đức? Dĩ nhiên câu trả lời là chống lại đạo đức Phật giáo. Mục đích giáo dục của Ngô Thừa Ân nếu có thông qua truyện cũng đã trở nên vô nghĩa, khi ông dựng lên cái trò quái gỡ ở đoạn cuối của truyện: Phật Tổ hối lộ một cách trắn trợn lại còn lên tiếng mắng Tôn Ngộ Không, khi chú khỉ này đòi làm lớn chuyện: "Nhà ngươi chớ nói ồn lên! Chuyện hai người đó [Ca-diếp và A-nan] đòi lễ bọn ngươi, ta đã biết rồi. Có điều là kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được..." và "chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu, ba thăng vàng cốm đêm về, ta còn bảo bọn họ bán quá rẽ, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà dùng!" Ðể làm cơ sở cho việc Phật tổ chủ mưu hối lộ, Ngô Thừa Ân còn dựng chuyện Ðường Tăng đã chấp nhận thủ tục "đầu tiên" để lấy được các loại kinh có chữ: "Lũ hạ thần biết rằng Phật tổ biết rõ việc hai tôn giả đòi ăn lễ, đành phải đem cái bát tộ bằng vàng tía vua ban biếu họ, họ mới chịu truyền bộ chân kinh có chữ." Có thể khẳng định rằng mục đích bôi nhọ này đã được Ngô Thừa Ân định hướng ngay từ đầu truyện hư cấu của ông. Bởi vì theo quy định của Phật người tu sĩ Phật giáo không được sử dụng bát bằng vàng. Ở đây, Ngô Thừa Ân dựng lên sự kiện vua Ðường Thái Tông tặng cho ngự đệ Huyền Trang mới kết nghĩa của mình một cái bát bằng vàng, để rồi mấy chục hồi sau mới có chuyện có phẩm vật quý để đúc lót kẻ hối lộ. Xem Tây Du Ký nếu những cái hay, cái độc đáo, cái ly kỳ của nó chúng ta khen ngợi thì những cái phi lý của nó nhất là cái phản đạo đức, phản giáo dục, đi ngược lại sự thật thì chúng ta phải thẳng thắn lên án, nếu chúng ta không muốn để mặc tình cho thế giới hư cấu của Tây Du Ký cũng như tên tuổi của Ngô Thừa Ân đã bao đời được các nhà văn học nhận định, đánh giá một cách a dua theo kiểu "thấy ai sang bắt quàng làm họ" đi vào ngỏ cụt của bế tắt, của sự phản lại đạo đức cuộc sống. Tháng 7 năm 1989 Thích Nhật Từ Cuốn truyện Tây Du Ký là 1 trong 3 cuốn truyện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại - tôi chắc chắn như vậy. Share this post Link to post Share on other sites