Thiên Đồng

Tại Sao Lại Như Thế

16 bài viết trong chủ đề này

Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danhThích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 [3] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.

Ông đã để lại một lời chí tâm như sau:

"Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”

Xin Sư Phụ cùng các Bác, quý vị cùng uống trà đàm đạo, để kẻ hậu bối được hầu trà.

Kính bút.

Đông Thiền

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danhThích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 [3] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.

Ông đã để lại một lời chí tâm như sau:

"Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”

Xin Sư Phụ cùng các Bác, quý vị cùng uống trà đàm đạo, để kẻ hậu bối được hầu trà.

Kính bút.

Đông Thiền

Những phát biểu như thế này chỉ nên có trong nội bộ những người đồng quan điểm, không nên vội đưa ra đại chúng bởi vì trong điều kiện hiện tại, cái hại nhiều hơn cái lợi.

Bởi vì sao vậy?

Một phát biểu phủ định người khác, đề cao cái của mình mà chưa đưa ra được những luận cứ thuyết phục người nghe thì dù có đúng cũng chỉ gây nên phản ứng tiêu cực. Giả sử PCT ngộ được đấy là chân lý mà ông đã mất, không đủ thời gian khai triển thì chỉ nên nói trong nội bộ người đồng chí hướng để họ chứng minh sau này. Nếu nói rộng rãi trước, những phản ứng phụ sẽ gây khó khăn cho quá trình chứng minh trong tương lai. Còn nếu đó không phải chân lý thì chỉ chuốc lấy tiếng cười chê!

Cá nhân tôi cũng cho rằng, trong di sản văn hóa Việt, trong đó có ngôn ngữ, còn ẩn chứa nhiều giá trị minh triết mà ta chưa dễ thấy ngay được. Nhưng khai quật được những giá trị đó thì không phải dễ dàng, nếu không muốn nói cực kỳ khó khăn, và đa phần nọi người hiện nay rất nghi ngờ. Vậy nếu đồng quan điểm thì tốt nhất hãy cần cù khai quật nó, nghiên cứu tìm tòi, khi có những thành tựu nhất định hãy tuyên bố này nọ trong mức độ phù hợp với kết quả. Những nhận định vượt trên kết quả đã làm được chỉ nên có trong nội bộ những người đồng chí hướng để định hướng những tìm tòi tiếp theo. Nếu nói quá sớm, cái hại cho chính mục tiêu đó nhiều hơn cái lợi.

Hơn nữa, những tri thức nhân loại mà các triết gia trên là đại diện chắc chắn có không ít giá trị và đã được kiểm định, thử thách hàng ngàn năm chứng tỏ độ bền vững của nó. Phủ nhận họ, hay ít nhất là coi thường họ rất cần thận trọng.

Vì thế, dù đúng hay sai, trong hoàn cảnh hiện tại, câu phát biểu trên theo tôi là tiêu cực, có hại cho văn hiến Việt hơn là có lợi! Tưởng là đề cao nhưng kết quả thì ngược lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những phát biểu như thế này chỉ nên có trong nội bộ những người đồng quan điểm, không nên vội đưa ra đại chúng bởi vì trong điều kiện hiện tại, cái hại nhiều hơn cái lợi.

Bởi vì sao vậy?

Một phát biểu phủ định người khác, đề cao cái của mình mà chưa đưa ra được những luận cứ thuyết phục người nghe thì dù có đúng cũng chỉ gây nên phản ứng tiêu cực. Giả sử PCT ngộ được đấy là chân lý mà ông đã mất, không đủ thời gian khai triển thì chỉ nên nói trong nội bộ người đồng chí hướng để họ chứng minh sau này. Nếu nói rộng rãi trước, những phản ứng phụ sẽ gây khó khăn cho quá trình chứng minh trong tương lai. Còn nếu đó không phải chân lý thì chỉ chuốc lấy tiếng cười chê!

Cá nhân tôi cũng cho rằng, trong di sản văn hóa Việt, trong đó có ngôn ngữ, còn ẩn chứa nhiều giá trị minh triết mà ta chưa dễ thấy ngay được. Nhưng khai quật được những giá trị đó thì không phải dễ dàng, nếu không muốn nói cực kỳ khó khăn, và đa phần nọi người hiện nay rất nghi ngờ. Vậy nếu đồng quan điểm thì tốt nhất hãy cần cù khai quật nó, nghiên cứu tìm tòi, khi có những thành tựu nhất định hãy tuyên bố này nọ trong mức độ phù hợp với kết quả. Những nhận định vượt trên kết quả đã làm được chỉ nên có trong nội bộ những người đồng chí hướng để định hướng những tìm tòi tiếp theo. Nếu nói quá sớm, cái hại cho chính mục tiêu đó nhiều hơn cái lợi.

Hơn nữa, những tri thức nhân loại mà các triết gia trên là đại diện chắc chắn có không ít giá trị và đã được kiểm định, thử thách hàng ngàn năm chứng tỏ độ bền vững của nó. Phủ nhận họ, hay ít nhất là coi thường họ rất cần thận trọng.

Vì thế, dù đúng hay sai, trong hoàn cảnh hiện tại, câu phát biểu trên theo tôi là tiêu cực, có hại cho văn hiến Việt hơn là có lợi! Tưởng là đề cao nhưng kết quả thì ngược lại.

Ông Phạm Công Thiện đâu phải thành viên của diễn đàn đâu, nên bảo ông ấy nói trong nội bộ đâu có được. Cái này ông ta alo công khai và được đăng tải trên mạng thư viên mở quốc tế mà.

Thiên Đồng - thành viên diễn đàn cũng chỉ đưa lên hỏi thôi, chứ có ai bình lựng gì đâu?

Ông Phạm Công Thiên thì lại chẳng biết gì về thuyết Âm Dương Ngũ hành cả. Nếu ông ấy biết thì chắc ông ấy sẽ nói to hơn.

Vài lời chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Phạm Công Thiện đâu phải thành viên của diễn đàn đâu, nên bảo ông ấy nói trong nội bộ đâu có được. Cái này ông ta alo công khai và được đăng tải trên mạng thư viên mở quốc tế mà.

Thiên Đồng - thành viên diễn đàn cũng chỉ đưa lên hỏi thôi, chứ có ai bình lựng gì đâu?

Ông Phạm Công Thiên thì lại chẳng biết gì về thuyết Âm Dương Ngũ hành cả. Nếu ông ấy biết thì chắc ông ấy sẽ nói to hơn.

Vài lời chia sẻ.

Em cũng biết vậy. Em nói là nói về lời ông ấy được phát tán rộng rãi thôi (cụ thể là trên mạng), và hậu quả có thể ảnh hưởng tới những người khác, tạo sự ngộ nhận không cần thiết trong con mắt những người khác về những nghiên cứu nghiêm túc, chứ không nói về diễn đàn mình.

Thực ra, diễn đàn mình có nhiều người lẳng lặng nghiên cứu chứ phát biểu thì rất biết kiềm chế.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em cũng biết vậy. Em nói là nói về lời ông ấy được phát tán rộng rãi thôi (cụ thể là trên mạng), và hậu quả có thể ảnh hưởng tới những người khác, tạo sự ngộ nhận không cần thiết trong con mắt những người khác về những nghiên cứu nghiêm túc, chứ không nói về diễn đàn mình.

Thực ra, diễn đàn mình có nhiều người lẳng lặng nghiên cứu chứ phát biểu thì rất biết kiềm chế.

Thân ái!

Anh cũng biết vậy. Nhưng vì Việt Sử 5000 năm văn hiến anh chẳng thể im lặng được. Thành công hay thất bại không thành vấn đề. Nhưng ít nhất cũng thể hiện công khai một quan điểm phản biện sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt.

Sự im lặng của " hầu hết " và "cộng đông " (toàn những tay sừng sỏ ) chính là sự chứng tỏ tính chân lý của việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến.

Nếu không có tiếng nói công khai phản biện (Nói chung, không của riêng anh)- thì không biết mọi việc sẽ đi về đâu, khi có những diễn biến phức tạp trong lịch sử hiện tại?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh cũng biết vậy. Nhưng vì Việt Sử 5000 năm văn hiến anh chẳng thể im lặng được. Thành công hay thất bại không thành vấn đề. Nhưng ít nhất cũng thể hiện công khai một quan điểm phản biện sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt.

Sự im lặng của " hầu hết " và "cộng đông " (toàn những tay sừng sỏ ) chính là sự chứng tỏ tính chân lý của việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến.

Nếu không có tiếng nói công khai phản biện (Nói chung, không của riêng anh)- thì không biết mọi việc sẽ đi về đâu, khi có những diễn biến phức tạp trong lịch sử hiện tại?

Em cũng đồng ý là không im lặng, nhất là trong thời điểm hiện tại. Nhưng khi phát biểu, phản biện cần chín chắn và hiệu quả, đúng mực đúng thời điểm. Phát biểu quá mức lại mang đến phản tác dụng . Theo em, phát biểu như ông PCT trước đại chúng trong thời điểm này phản tác dụng cho quảng bá văn hóa Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danhThích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 [3] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.

Ông đã để lại một lời chí tâm như sau:

"Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”

Xin Sư Phụ cùng các Bác, quý vị cùng uống trà đàm đạo, để kẻ hậu bối được hầu trà.

Kính bút.

Đông Thiền

chào huynh thiên đồng

theo tuấn dương cái từ con -cái có liên quan đến chút gì đó trong âm dương ,cũng có thể do đệ đang theo đuổi môn này nên nhạy cảm quá chăng Posted Image

con -dùng để chỉ những thứ chuyển động

cái -dùng để chỉ những thứ ko thể chuyển động

=> con thuộc âm thể khí phát ra là dương khí

=> cái thuộc dương thể khí phát ra là âm khí

dương trước âm sau ,tĩnh rồi mới động ko phải là những gì chúng ta được học sao ?Posted Image

đôi dòng suy nghĩ ....

Posted Imagekính huynh Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào huynh thiên đồng

theo tuấn dương cái từ con -cái có liên quan đến chút gì đó trong âm dương ,cũng có thể do đệ đang theo đuổi môn này nên nhạy cảm quá chăng Posted Image

con -dùng để chỉ những thứ chuyển động

cái -dùng để chỉ những thứ ko thể chuyển động

=> con thuộc âm thể khí phát ra là dương khí

=> cái thuộc dương thể khí phát ra là âm khí

dương trước âm sau ,tĩnh rồi mới động ko phải là những gì chúng ta được học sao ?Posted Image

đôi dòng suy nghĩ ....

Posted Imagekính huynh Posted Image

Bạn sang đọc bài của anh Lãn Miên về vấn đề này ở đây. Hy vọng bạn sẽ thỏa mãn.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào huynh thiên đồng

theo tuấn dương cái từ con -cái có liên quan đến chút gì đó trong âm dương ,cũng có thể do đệ đang theo đuổi môn này nên nhạy cảm quá chăng Posted Image

con -dùng để chỉ những thứ chuyển động

cái -dùng để chỉ những thứ ko thể chuyển động

=> con thuộc âm thể khí phát ra là dương khí

=> cái thuộc dương thể khí phát ra là âm khí

dương trước âm sau ,tĩnh rồi mới động ko phải là những gì chúng ta được học sao ?Posted Image

đôi dòng suy nghĩ ....

Posted Imagekính huynh Posted Image

Rất đáng suy ngẫm. " Mẹ tròn - con vuông" = Cái tròn - con vuông. Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Tuấn Dương

con -dùng để chỉ những thứ chuyển động

cái -dùng để chỉ những thứ ko thể chuyển động

Tuấn Dương hiểu trực quan như thế có thể không ổn.

Mẹ tròn con vuông = Cái tròn con vuông = Dương tinh âm động

Cái "tịnh" nhất thiết không cứ phải là " không thể chuyển động" và Con "động" cũng chưa hẳn là "những thứ chuyển động".

Mặt trời và mặt trăng, mặt trời là dương, mặt trăng là âm, nhưng chúng vẫn vận động trong quỹ đạo của chúng, thế thì cứ hiểu "động là nhất thiết phải là chuyển động" thì rối tinh rối mù lên hết.

Vài lời chia sẻ.

Xin Sư Phụ và các Sư Thúc, Sư Bác chỉ điểm thêm cho học trò.

Kính.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Tuấn Dương

Tuấn Dương hiểu trực quan như thế có thể không ổn.

Mẹ tròn con vuông = Cái tròn con vuông = Dương tinh âm động

Cái "tịnh" nhất thiết không cứ phải là " không thể chuyển động" và Con "động" cũng chưa hẳn là "những thứ chuyển động".

Mặt trời và mặt trăng, mặt trời là dương, mặt trăng là âm, nhưng chúng vẫn vận động trong quỹ đạo của chúng, thế thì cứ hiểu "động là nhất thiết phải là chuyển động" thì rối tinh rối mù lên hết.

Vài lời chia sẻ.

Xin Sư Phụ và các Sư Thúc, Sư Bác chỉ điểm thêm cho học trò.

Kính.

Thiên Đồng

Mặt trời và Trái đất: Mặt trời tịnh, Trái đất động.

Trái đất và Mặt trăng: Trái đất tịnh, Mặt trăng động. Nhưng chúng ta cũng biết là trái đất tự quay quanh trục của mình.

Đó là tính đối đãi của vạn vật.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danhThích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 [3] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.

Ông đã để lại một lời chí tâm như sau:

"Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.”

Chữ Việt theo nhiều giai đoạn, ví dụ sau này thành quả chữ Hán với mỗi hình tượng con chữ điều mang ý nghĩa tuyệt diệu, tuy nhiên trong mối tương quan với triết học thì cần phải được diễn giải trên cơ sở nào.

Bởi sự thống nhất của vũ trụ cho nên bất kỳ một sự vật, hiện tượng xảy ra, nếu muốn, đều có thể lý giải được thông qua những mối tương quan phù hợp.

Tôi nghĩ rằng, sau khi nhận biết và xây dựng xong thuyết Âm Dương Ngũ hành, cha ông đã điều chỉnh lại chữ viết để mang ý nghĩa của học thuyết này là chữ Hán Nôm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHÔNG CẤP PHÉP CHO "HOA HẬU THẬT THÀ"

(TT&VH) - Thật là oan cho anh giám đốc Venus và nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh nếu ai đặt câu hỏi nghi ngờ rằng “Vũ Khắc Tiệp gây sốc dọn đường cho Ngọc Trinh thi hoa hậu?” (Dân Việt, 27/7). Bởi chắc chắn rằng, cách trả lời “hồn nhiên như cô tiên” của Ngọc Trinh trong bài báo "Yêu tôi tốn kém lắm" (Mốt và Cuộc sống), hoàn toàn chẳng có lợi gì cho cô trong việc xin cấp phép tham dự cuộc thi Hoa hậu quốc tế Việt Nam 2011 diễn ra từ 5/8 đến 13/8 tới tại Mỹ. Thậm chí còn gây hiệu ứng ngược.

Lẽ ra, sau bài báo này, Venus không nên đề cử và Cục NTBD nên từ chối cấp phép cho cô đem chuông đi đánh xứ người, trừ phi mọi người chỉ muốn người đẹp của chúng ta nhắm tới danh hiệu “Hoa hậu... thật thà”.

Sau sóng gió của dư luận xung quanh các câu trả lời của Ngọc Trinh trong bài báo Yêu tôi tốn kém lắm, giờ đọc lại một cách bình tĩnh, mới thấy việc chỉ trích cô vô cảm với mẹ đẻ và hám tiền là hơi oan, và dư luận rất không nên dùng những lời lẽ nặng nề xúc phạm đến danh dự của cô.

images460418ngoctrinh1ht.jpg

"Nữ hoàng đồ lót" tự phong Ngọc Trinh

Một cô bé chào đời thì mẹ mất, 6 tuổi đã ở với mẹ kế rồi thì khi được hỏi: Có nhớ mẹ, thương mẹ (đẻ) không? Cô có nói “không” cũng là sự vô tâm có thể hiểu được của cô bé đang tuổi ăn tuổi lớn. Ngay cả giờ đây khi cô thực thà nói rằng “không có ấn tượng gì về mẹ đẻ, tôi chỉ biết thương người mẹ sau thôi” thì cũng không hề chứng tỏ là cô bất hiếu. Có những người tình cảm hình thành một cách lý tính, nhưng cũng có những người sống bản năng, hồn nhiên, chỉ biết yêu biết quý những gì gần gũi, Ngọc Trinh có lẽ là trường hợp thứ hai...

Song nói gì thì nói, một cô chân dài “hồn nhiên” như thế hoàn toàn không có khả năng để có thể thi thố tài năng ở một đấu trường sắc đẹp quốc tế. Một bản lĩnh như thế, một tâm hồn như thế, có lẽ chỉ số IQ hay EQ còn dưới mức trung bình của một cô gái thành niên Việt Nam thì làm sao có thể đại diện cho tâm hồn, trí tuệ Việt Nam được? Với trình độ ấy, với “vẻ đẹp tâm hồn” ấy thì chân có dài bao nhiêu, vòng 1, 3 có “khủng” cỡ nào thì cũng tối đa là đạt được “Hoa hậu... thật thà” như đã nói.

Tôi cho rằng, với cách phát ngôn như Ngọc Trinh, cô ra ngoài không bị vạ miệng là may, nói gì đến việc đáp ứng những tiêu chí to tát của cuộc thi mà cô tham gia.

Đông Kinh

----------------------------------------------------------------------------------

Tại sao lại như thế?

Hóa ra từ lâu nay những người mẫu hay hoa hậu trên đấu trường hoa quốc gia và hoa quốc tế đều "không thật thà", nghĩa họ giao tiếp giữa công chúng hoàn toàn giả dối! Buồn thay cho một hệ thống tư duy muốn cái gì cũng đẹp và hoàn thiện nhưng tấn bi kịch là đều chỉ là lớp sơn ngoài hào nhoáng, giả tạo.

Sao không đặt mình trong tâm thế của cô người mẫu Ngọc Trinh (NT) rằng vì sao NT không có tình cảm gì mẹ ruột? Lẽ đương nhiên là sự dưỡng dục trở thành tình thâm hơn là mẹ đẻ không bao giờ bên cạnh mà bắt người khác nhận có tình cảm thương yêu, hóa ra là hướng cho người khác sự giả dối trong giao tiếp? Tôi cho rằng NT đã nói thật và có ai dám thật như cô ta? Cô ta nếu có khẳng định "yêu tôi (NT) tốn kém lắm" thì là một sự giao tiếp bình thường chưa thể chứng minh rằng "có lẽ chỉ số IQ hay EQ còn dưới mức trung bình của một cô gái thành niên Việt Nam". Một sự võ đoán, xem nhẹ và sức phạm đến nhân cách người khác. Chẳng lẽ tân hồn và trí tuệ Việt Nam là không được nói thật?

Xin lỗi, nhà báo đã đo được chỉ số IQ va EQ của Ngọc Trinh chưa mà khẳng định dưới trung bình? Nếu có thì bằng chứng nào? IG va EQ là bằng chứng cuối cùng cho sự thông minh trí tuệ chăng?

Rỏ chán!

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đà Lạt: Xây "Vạn Lý Trường Thành" trong khu du lịch?

Tác giả: Trần Trung Sơn

Bài đã được xuất bản.: 7 giờ trước

Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qúa nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không... Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?

"Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt"?

Một người bạn của tôi khi đến Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã vội vàng gọi điện thông báo cho tôi một tin thật sửng sốt: Trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ người ta xây hẳn một đoạn Vạn Lý Trường Thành dài mấy trăm mét làm "điểm nhấn"(?). Có cả một đội quân tượng về lính của Tần Thủy Hoàng ở đó nữa.

Nghe xong, tôi thấy bàng hoàng, bán tín bán nghi và quyết trực tiếp đến "hiện trường" để xác minh sự thật.

Đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ nổi tiếng của Đà Lạt, tôi thật sự bất ngờ với khung cảnh và những gì người ta xây dựng nơi đây. Điều đầu tiền đập vào mắt khiến tôi bắt đầu tin lời anh bạn thông báo: Tấm bảng ngay cổng vào liệt kê các hạng mục tham quan trong khu du lịch, trong đó dòng thứ ba từ trên xuống ghi rõ ràng: Vạn Lý Trường Thành.

Đi sâu vào phía sau khu du lịch, tham quan qua một vài hạng mục đại loại như cây Vĩnh hằng, nhà cổ, bàn xoay, vườn thú lạ... thì đến một lối đi được xây dựng chắc chắn bằng bậc tam cấp, hai bên được xây thành cao theo đúng "bản sao" Vạn Lý Trường Thành.

Tường thành này là công trình xây dựng đồ sộ nhất. Nhìn sơ cũng có thể thấy ý đồ của những nhà quản lý khu du lịch là muốn xây dựng "tường thành" này làm "điểm nhấn" cho toàn bộ khu du lịch.

"Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" được xây dựng khá dài, khoảng 300m, uốn lượn, vắt vẻo từ ngọn đồi bên này, sang đến ngọn đồi bên kia của toàn khu. Ở hai đầu "trường thành" cũng được xây dựng cổng thành hẳn hoi, có hình vuông, mỗi bề khoảng 3m, cao hơn tường thành. Bên trên cổng thành còn có hai tượng lính kiểu cổ xưa của Trung Quốc đứng canh thành với giáo mác trong tay.

Posted Image

Đi từ phía thành bên trái khu du lịch xuống dưới hẻm núi, nơi có lối dẫn tới làng văn hóa dân tộc, nơi trưng bày các lọai công cụ, đồ gốm, rượu cần, nhạc cụ của người dân tộc ở vùng cao nguyên xung quanh đỉnh Langbiang, thì tấm bảng ghi "làng văn hóa dân tộc" lại được gắn trên cổng của "Vạn Lý Trường Thành".

Bất ngờ hơn, bởi nơi một cái cổng cạnh đó nữa, người ta khắc dòng chữ nổi tiếng khắp thế giới: "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán". Đây đích thị là ý muốn "dựng" Vạn Lý Trường Thành giữa cao nguyên Đà Lạt chứ không phải là nhầm lẫn nữa.

Cách cái cổng có dòng chữ "Bất đáo..." ấy vài bước chân, giữa một đám cỏ bên cạnh Trường Thành là một nhóm quân tượng được dựng nên, với hình hài, áo mão, vũ khí trong tay. Đặc biệt là "cái thần" trên khuôn mặt của những quân tượng này như đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để "giữ" thành vậy.

Dẫn đầu đội quân ấy có hẳn một tay tướng chỉ huy đàng hoàng. Tất cả có bề ngoài như đội quân của Tần Thủy Hoàng từng được dựng trong phim ảnh Trung Quốc. Điều đáng nói là tất cả "Trường Thành, "toán lính" này nằm sát bên 1 nhà trưng bày và 1 sân khẩu biểu diễn cồng chiêng. Nơi mà khu du lịch vẫn thường tổ chức cho du khách khi có yêu cầu.

Khi bếp lửa bập bùng với tiềng cồng chiêng của núi rừng vang lên ở đây, thì những "tượng lính" nằm bên cạnh có thể "canh giữ" cho cuộc vui ấy?

Thật là lạ. 1 công trình văn hóa nằm trong 1 khu du lịch nổi tiếng, được xây dựng đã nhiều năm, được các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng phê duyệt hẳn hoi, lại "ngoại lai" đến mức... đáng kinh ngạc như thế?

Hội chứng bắt chước hay tâm lý "vong bản"?

Ai cũng biết, 1 công trình văn hóa du lịch cho cộng đồng, điều trên hết nó phải mang tính giáo dục- giáo dục thẩm mỹ, giáo dục về cội nguồn lịch sử, văn hóa dân tộc... cho bất cứ ai đến thăm, vui chơi, nhất là với thế hệ con cháu chúng ta.

Cái điều quá đỗi đơn giản ấy lại được những người "giàu trí tuệ" dựng lên đây một công trình "Trường Thành" hoàn toàn của Trung Quốc. Thử hỏi những ai là "tác giả" của công trình ngoại lai này, và muốn giáo dục điều gì cho mọi người?

Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qua nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không? Hội chứng a dua kiểu ấy chỉ có thể chấp nhận được nếu đó là trẻ con. Hay như các chị em phụ nữ ta thường "hâm mộ" các tài tử điển trai trêm phim ảnh xứ Hàn.

Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế?

Thật đau lòng và xấu hổ. Đứng xem đoạn "Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" 1 lúc, tôi đã chứng kiến hàng trăm người, từ già trẻ, lớn bé thi nhau đứng ở mọi góc độ của "trường thành" này để chụp hình lưu niệm.

Posted Image

Có người còn cho trẻ con khoác lên mình những bộ đồng phục, mũ mão của "Hoàng Châu Cách Cách" ngay tại quầy phục vụ của khu du lịch bên cạnh, để đứng lên "cổng thành" chụp hình lưu niệm nữa. Thật tội nghiệp cho khách du lịch.

Họ chỉ biết những đọan tường thành, cổng thành, quân tượng, những bộ đồng phục đỏ đỏ, vàng vàng ấy "đẹp" thì chụp thôi. Họ đâu có tội gì? Tội là của những người đã "dựng" lên cái công trình "ngoại lai" này, trong khi thành, lũy của bao nhiều triều đại kiêu hùng của ông cha ta thì họ không xây nổi một mét.

Hay đó chính là 1 công trình văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lý "vong bản" đáng xấu hổ?

http://tuanvietnam.v...ong-khu-du-lich-

---------------------------------------------------------------------------------------

Tại sao lại như thế được nhỉ?

Đây là một sự vong bản hẳn hồi. Xin trả lời là sự a dua này cực độ đến nỗi phụ nhận những giá trị văn hóa cha ông, văn hóa Việt hào hùng. Đau đớn thay cho sự "trùng tu" mà thật ra là đập phá vô tội vạ những di tích cỗ làm tiêu biến đi những giá trị lịch sử văn hóa nước nhà. Và sau đó là mù quá với những cái hào nhoáng ngoại ban.

Cần lắm một sự tổ chức và quản lý văn hóa thật chặt chẽ, thông tin và giáo dục sâu rộng hơn về lịch sử văn hóa dân tộc Việt.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh luận Online

Thu hồi đất: Đừng để ‘giọt nước tràn ly’

Tác giả: Phong Lĩnh

Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước

(VEF.VN) - Việc ban hành văn bản pháp quy liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất... cần đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ đầu tư và người dân. Đừng quá chăm chút đến lợi ích của chủ đầu tư và đổ hết lỗi lên đầu người dân có đất trong dự án.

LTS: Sau khi Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietNamNet đăng tải bài viết: "Hành chính hóa thu hồi đất: Đổ thêm dầu vào lửa"; "Hành chính hóa thu hồi đất: Làm lợi cho ai?" chúng tôi nhận được bài viết của tác giả Phong Lĩnh ở TP.HCM. Để đảm bảo thông tin đa chiều, VEF.VN trân trọng giới thiệu bài viết này, trước khi đưa lên tiếng nói chính thức từ nhà quản lý và các chuyên gia.

Mời các bạn đón đọc và tiếp tục tham gia tranh luận. Mọi ý kiến xin gửi về: vef@vietnamnet.vn hoặc phần thảo luận phía dưới.

Luật chưa nghiêm với chủ dự án

Nguyên nhân dự án trì trệ kéo dài, giải phóng mặt bằng chậm tiến độ do người dân có đất trong dự án chỉ là phần rất nhỏ, mà chủ yếu là do:

Mức bồi thường không thỏa đáng: Giá bồi thường chỉ bằng 5-40% giá thị trường

Chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính: Việc chấp thuận dự án đầu tư thường bỏ khâu kiểm tra năng lực tài chính vì những lý do mà ai cũng hiểu. Nhiều dự án được thực hiện theo kiểu "xí phần" rồi sang nhượng dưới chiêu thức liên doanh, hợp tác đầu tư... Khi chưa gọi được đối tác thì tìm cách kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Thiếu đối thoại giữa chủ đầu tư và người bị thu hồi đất: Hầu hết các chủ đầu tư đều biến các cơ quan chính quyền thành công cụ phục vụ cho họ trước khi họ đối thoại với dân thay vì làm ngược lại (Không một chủ đầu tư nào chịu ra mặt đàm phàn thỏa thuận với dân ngay từ đầu, mà họ chỉ ra mặt thỏa thuận với dân sau khi chính quyền áp đặt các biện pháp hành chính không thành và người dân khiếu nại kiện cáo lên các cấp chính quyền cao hơn).

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng chỉ là cơ quan trung gian giữa chủ đầu tư và người dân bị thu hồi đất và không phải là chủ thể đền bù (người bỏ tiền đền bù), nhưng lại quyết định mọi giá cả đền bù là bất hợp lý.

Cách giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân bị thu hồi đất chưa hợp lý: Đơn khiếu nại tố cáo gửi lên cấp trên đều bị chuyển lòng vòng xuống cấp bị khiếu nại tố cáo. Thử hỏi khi nào thì đơn thư được giải quyết, nếu được thì liệu có thỏa đáng hay không?

Thực hiện luật pháp chưa nghiêm với các chủ dự án. Luật Đất đai năm 2003 quy định "... dự án được giao đất mà quá 12 tháng chưa triển khai thực hiện hoặc triển khai chậm quá 24 tháng thì bị thu hồi... ", nhưng thực tế có nhiều dự án sau nhiều năm chưa triển khai hoặc triển khai chậm 10-15 năm vẫn không bị thu hồi và cũng không có biện pháp chế tài nào.

Việc kéo dài thời gian thực hiện dự án hầu hết chủ đầu tư chẳng thiệt hại gì, mà chỉ có người dân là "chịu trận". Chủ đầu tư luôn kêu ca về chi phí hàng ngày cho dự án tăng: như nguyên vật liệu đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng,... nhưng những thứ đó chẳng thấm vào đâu so với giá trị dự án tăng lên. Chẳng thế mà họ (chủ đầu tư) thà kéo dài thời gian thực hiện dự án, chứ đâu chịu bỏ phần chi phí tăng thêm đó để đền bù thỏa đáng cho dân nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.

Trình độ hiểu biết của dân về luật pháp còn hạn chế và cũng có những trường hợp người dân đòi hỏi quá đáng, khiếu nại kiến cáo sai thực tế, nhưng đó chỉ là những hạt cát giữa biển khơi mà thôi.

Posted Image

Bất cập chính sách

Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi, nhưng vẫn tồn tại một số điều bất cập:

Khi một dự án được phê duyệt là gây ảnh hưởng đến hàng trăm hàng ngàn hộ dân, nhưng chỉ cần dự án được phê duyệt là người dân trong dự án gần như mất quyền sử dụng đất: không được xây dựng, sửa chữa, chuyển nhượng...

Gần đây, có quy định cho xây nhà tạm, nhưng lại bắt cam kết tự tháo dỡ và không yêu cầu bồi thường khi giải phóng mặt bằng - đây là điều phi lý và đẩy hết thiệt hại lên đầu người dân. Nếu quy định trong thời hạn 1-2 năm kể từ ngày chấp thuận dự án thì người dân còn chịu được, đằng này nhiều dự án treo hoặc thực hiện trì trệ kéo dài 10-15 năm, người dân quá bị thiệt thòi.

Khi người dân khiếu nại kiện cáo thì bảo phải thực hiện các quyết định hành chính trước rồi kiện cáo khiếu nại sau. Nhà, đất đã bị mất rồi (cưỡng chế thu hồi bất kể đúng sai) rồi mới đi khiếu nại kiện cáo và cách giải quyết khiếu nại kiện cáo như trên chỉ làm cho dân càng thiệt thòi thêm. Nên có trường hợp khiếu nại kiện cáo kéo dài, sau 10-20 năm được giải quyết thỏa đáng thì cũng bằng không vì nhà mất, đất mất lại mất thêm công sức thời gian tiền bạc cho khiếu nại kiện cáo, đôi khi còn mất luôn cả hạnh phúc gia đình, thậm chí mất mạng. Phần mất mát này còn lớn hơn cả nhưng gì được bồi thường cho dù là thỏa đáng.

Đơn thư khiếu nại của dân không được thẩm tra giải quyết rốt ráo mà bị chuyển lòng vòng, cuối cùng lại về với đối tượng bị khiếu nại. Thử hỏi có bao giờ kẻ có tội, làm sai lại tự nhận là mình sai trước kẻ kiện cáo mình.

Sự thiếu minh bạch trong kết quả xét xử khi tòa án các cấp quận, huyện, thành phố, thị xã lại trực thuộc UBND các cấp đó.

Đừng để giọt nước làm tràn ly

Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng lâu nay chưa thỏa đáng, khiến người dân bất bình, dẫn tới khiếu kiện chủ yếu liên quan đến đất đai và công tác đền bù giải phòng mặt bằng. Nay với hai phương án mà Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đề xuất, nên:

Thứ nhất, bỏ việc nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế, thay vào đó Nhà nước thu hồi đất đối với mọi trường hợp.

Thứ hai, vẫn giữ cơ chế nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất, nhưng bổ sung theo hướng trường hợp nhà đầu tư mua được trên 80% diện tích đất cho dự án, hoặc mua được đất của trên 80% số chủ sử dụng ở trong khu vực dự án, mà phần diện tích đất còn lại, hoặc số chủ sử dụng đất còn lại nhà đầu tư không thoả thuận được, thì Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.

Với lý do:

"... một số dự án đã thỏa thuận được trên 90% diện tích đất nhưng vẫn không hoàn tất được việc thu hồi đất do 10% còn lại... không đồng ý nhưng không có cơ chế xử lý!".

"... khi thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất thì giá thỏa thuận thường cao hơn giá bồi thường dẫn tới khó khăn cho việc thu hồi đất của dự án khác trong cùng địa bàn".

Rõ ràng những đề xuất này chỉ nhằm mục đích tạo thuận lợi cho chủ đầu tư và càng làm thiệt hai cho người dân bị giải tỏa. Bác Hồ đã dạy "Khó mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong", nhưng đề xuất như vậy khác nào chỉ chú trọng lợi ích của chủ đầu tư mà chưa qan tâm đến người dân?.

"10% còn lại" không phải không có cơ chế xử lý - chính quyền đã chẳng thi hành cưỡng chế rồi đó sao. Thậm chí không phải còn 10%, 20% chính quyền địa phương mới ban hành quyết định và thi hành cưỡng chế, mà còn 30- 40% đã cưỡng chế dân rồi, như dự án sân golf Rạch Chiếc - An Phú quận 2, TP.HCM chẳng hạn.

Vì sao "... giá thỏa thuận cao hơn giá bồi thường", điều đó chứng tỏ giá bồi thường chưa hợp lý. Các dự án khác cũng phải theo đó mà bồi thường mới đúng chứ. Dân giàu nước mạnh là đường lối chủ trương phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước.

Nhà nước chủ trương: "Phải đảm bảo quyền lợi cho dân, đền bù cho dân thỏa đáng, sát giá thị trường để tránh khiếu nại kiện kéo dài", gây lãng phí tiền bạc, thời gian của dân của nước. Nhưng với đề xuất như thế của Tổng Cục quản lý đất đai, liệu có làm giảm thêm khiếu nại, kiện cáo hay không? Liệu đã đảm bảo quyền lợi của người dân?

Để hạn chế, những người dân đòi hỏi quá đáng, sao không ban hành quy định về "giá trần" bồi thường. Chẳng hạn, giá trần được xác định bởi giá thị trường tại thời điểm thỏa thuận (trong thời hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng tối đa là 6 tháng). Nếu người dân không chấp nhận giá trần thì mới tiến hành cưỡng chế.

=============================================

Bình luận của Lý Học:

Lý Học quan niện rằng:

Dương thịnh Âm suy tắc bế. Âm thịnh dương suy tắc loạn.

và cũng quan niệm rằng:

Trong Dương có Âm, Trong Âm có Dương.

Trong văn bản pháp quy mà bài báo trên nói tới là Dương. Trong Dương có Âm đó là tính cân đối và hợp lý của văn bản. Dương ở đây là những quy định thuộc về chủ đầu tư. Âm là những quy định thuộc về người dân bị thu hồi đất. Nếu Âm Dương hài hòa, tức là quyền lợi của chủ đầu tư và người dân bị thu hồi đất cân bằng hợp lý thì tốt. Nếu quyền lợi chủ đầu tư quá có lợi mà trong khi đó quyền lợi người dân bị thiệt thòi thì là Dương thịnh Âm suy. Như vậy là không tốt.

Thấy báo có bài thảo luận nên đem về đây bàn luận chơi thôi. May mà Thiên Đồng tôi không có cục đất nào chọi chim nên không bị Âm Dương rối loạn. Hehe

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điểm nóng

Mất cảnh giác khi để Trung Quốc thu gom nông sản

Tác giả: Theo GDVN

Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, chúng ta đang mất cảnh giác khi để hiện tượng thương lái Trung Quốc đẩy mạnh tận thu các nguồn nguyên liệu trong dân như hiện nay.

Thời gian qua, trên thị trường Việt Nam, mỗi khi thương lái Trung Quốc có biểu hiện tận mua một mặt hàng nào đó, ngay lập tức giá mặt hàng này bị đẩy lên cao, nguồn hàng nhanh chóng trở nên khan hiếm do người dân tích cực thu gom để bán.

Điển hình là việc thương lái TQ thu mua gỗ sưa khiến hàng nghìn cây gỗ sưa đã bị đốn không thương tiếc, việc thu mua khoai lang khiến hàng nghìn hộ dân chuyển đổi cơ cấu từ trồng lúa sang trồng khoai lang, việc đẩy giá thu mua sắn lát, chè, thủy sản... khiến nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chăn nuôi, thủy sản trong nước trở nên khan hiếm, giá cả đội lên rất cao. Tất cả những sự việc đó tưởng chừng "vô thưởng vô phạt" nhưng lại có những ảnh hưởng lâu dài, âm ỉ bởi những xáo trộn trong đời sống kinh tế, xã hội.

Posted Image Không chỉ xuống tận nhà dân thu mua, người Trung Quốc "núp bóng" nhiều "cò" thuê đất của dân ở Vĩnh Long để trồng khoai lang gây xáo trộn cơ cấu cây trồng

Là một chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đồng thời cũng từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, bà Phạm Chi Lan đã có những kiến giải về điều này. Chúng tôi xin gửi tới độc giả "đơn thuốc" chẩn đoán "sức khỏe" nền kinh tế Việt Nam của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

"Chúng ta đang mất cảnh giác"

- Gần đây, mỗi khi thương lái bên Trung Quốc thu mua sản phẩm hàng nào đó thì y rằng mặt hàng đó trở nên khan hiếm, ít nhiều gây ra xáo trộn trong nền kinh tế Việt Nam. Điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, nhất là tỷ lệ nhập siêu lớn như hiện nay. Bà đánh giá thế nào về hiện tượng này?

Posted Image Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Chúng ta đang mất cảnh giác"

Bà Phạm Chi Lan: Thực sự đây là một điều đau. Điều này cũng đã được các chuyên gia cảnh báo từ khá lâu. Nhất là từ khi chúng ta tham gia WTO và nhập siêu vọt lên trở thành vấn đề đáng quan tâm như hiện nay thì càng ngày thấy rõ bóng quá lớn của Trung Quốc trong việc nhập khẩu nói chung của Việt Nam và nhập khẩu từ Trung Quốc nói riêng. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đang mất cảnh giác khi để tình hình diễn biến đến như hiện nay.

- Theo bà, ngay tức thời, cần làm gì để khắc phục hiện tượng này?

Có một cách duy nhất để khắc phục được đó là chấn chỉnh lại toàn bộ nền kinh tế của mình. Nhanh chóng thực hiện chương trình tái cấu trúc kinh tế, thực hiện những cải cách kinh tế đã thực hiện ở trong nước, kể cả cải cách về cơ chế kinh tế cũng như vận hành nền kinh tế của chúng ta.

Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước để tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, trong tái cấu trúc kinh tế chúng ta còn phải tái cấu trúc về thị trường nữa. Tức là giữa thị trường Việt Nam với các thị trường trên toàn cầu. Chúng ta đã có được quan hệ kinh tế càng ngày càng phát triển khá tốt đẹp với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu... Nếu chúng ta tập trung vào làm tốt hơn để cân bằng với họ thì sẽ giảm rất đáng kể sức ép từ Trung Quốc, sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc.

Tôi cho là chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để làm như vậy miễn là về chỉ đạo, điều hành của nhà nước phải thực sự thấy được những nguy cơ theo sự lệ thuộc vào Trung Quốc hiện nay, điều hành tốt nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước vì suy cho cùng các dự án to nhất mà đưa vào tay người Trung Quốc cũng là từ các doanh nghiệp nhà nước thôi.

Nhà nước cần kiên quyết việc này, các doanh nghiệp nhà nước cũng phải nhìn thấy cả lợi ích của dân tộc, của đất nước chứ không chỉ lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Tôi tin là Việt Nam hoàn toàn có thể làm được, phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ, vững mạnh trong xu thế này.

- Bà đánh giá thế nào về sức mạnh kinh tế Việt Nam hiện nay?

Trong thế giới hiện đại ngày nay, nhất là trong điều kiện hòa bình, sức mạnh kinh tế là hàng đầu, là sức mạnh cơ sở để làm chỗ dựa phát triển đất nước cũng như trong sự cạnh tranh, hợp tác với các nước khác liên quan trên toàn thế giới. Nếu nền kinh tế không vững mạnh, nó sẽ không thể đảm bảo vai trò là cơ sở cho an ninh quốc phòng hay là cho độc lập tự chủ cũng như vị thế chính trị của một nước trên trường quốc tế.

Về sức mạnh kinh tế Việt Nam hiện nay, tiềm năng rất lớn, những cơ sở khai thác để biến nền kinh tế Việt Nam trở lên mạnh mẽ đều có và vẫn đang còn đó. Nhưng trên thực tế, chúng ta đang trong một thời kỳ hết sức khó khăn. Có thể nói năm nay là năm thứ 4 liên tục, chúng ta trong tình trạng bất ổn vĩ mô cũng như trong các vấn đề lớn về kinh tế.

Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta thực hiện đúng những điều mà nội bộ mình đã nhìn nhận được rõ, qua phân tích và làm theo những mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế như ở Đại hội XI vừa rồi đã đưa ra. Chỉ cần chúng ta làm được đúng những điều đó thôi là chúng ta đã có thể đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay và lấy lại cũng như tăng cường sức mạnh kinh tế của mình.

Doanh nghiệp nhà nước nên chủ động cân bằng nhập siêu từ TQ

- Theo bà, vai trò của các nhà doanh nghiệp trong vấn đề đối ngoại với Trung Quốc thể hiện như thế nào?

Tôi cho là các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Thực ra quyết định mua ở đâu, bán cho ai thì một phần định hướng là của nhà nước, một phần rất quan trọng là của các nhà doanh nghiệp. Các doanh nghiệp của chúng ta chia thành hai khối rất rõ rệt: các doanh nghiệp lớn hầu hết là các doanh nghiệp nhà nước và họ là những đơn vị chiếm thị phần lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu từ bên ngoài vào Việt Nam.

Posted Image DN chế biến trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt với thương lái Trung Quốc trong việc thu mua nguyên liệu thủy sản ngay tại ngư trường

Hiện nay, các dự án lớn của Việt Nam có đến 90% là do Trung Quốc thực hiện. Các tập đoàn thay đổi đi, các doanh nghiệp thay đổi đi, tính toán kỹ càng lại đi thì thấy có nhiều dự án có thể đưa ra cho các đối tác khác làm và một phần cho chính người Việt Nam mình làm cho trưởng thành lên. Chứ không phải tất cả giao cho Trung Quốc như vậy. Chúng ta sẽ thay đổi được. Tôi nghĩ là riêng phần tổng thầu các dự án lớn thôi thì cũng đủ để thay đổi dần dần, lấy lại cân bằng giảm đáng kể tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc.

- Hiện nay, dù biển Đông đang là khu vực có tranh chấp nhưng việc giữ vững ổn định tại khu vực này vô cùng quan trọng. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự ổn định đó là ổn định kinh tế. Theo bà cần phải làm gì để thực hiện điều này?

Trong Nghị quyết 11 của chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của năm nay có bao gồm 6 nhóm giải pháp lớn. Tôi cho rằng điều đầu tiên và quan trọng số 1 là thực hiện đầy đủ cả 6 nhóm giải pháp do Chính phủ đề ra. Tiếc là trong 6 nhóm giải pháp này trong thời gian vừa qua, trong thực hiện tập trung quá nhiều vào các giải pháp về tín dụng về tín dụng hơn là những chính sách về tài khóa: chính sách về đầu tư công... Chúng ta cần phải làm mạnh hơn nhóm giải pháp này.

Ngoài ra, còn một vấn đề quan trọng không kém đó là bắt tay thực hiện những đề án của chính phủ đưa ra, tăng trưởng theo tỷ trọng, chuyển dần sang phát triển theo chiều sâu nhấn mạnh về yếu tố chất lượng, năng suất lao động, hiệu quả quản lý, cạnh tranh từ đó phát huy thế mạnh của đất nước.

- Xin cảm ơn chuyên gia!

Theo GDVN

=====================================================

Bình Luận Của Lý Học.

Cơ chế quản lý nhà nước là Dương. Hoạt động giao dịch trong thương mại là Âm. Trong hoàn cảnh này, thị trường nông sản trong nước đang bị rối loạn thể hiện Âm thịnh dương suy tắc loạn. Khi thị trường nông sản bị đầu cơ nhũng nhiễu với mọi hình thức nào thì sẽ tạo sự mất cân bằng âm dương. Trong âm có dương, khi gia dịch thưng mại có sự biểu hiện thái quá, cụ thể thông qua sự chiếm hữu nông sản từ một phía thì tạo sự mất cân bằng nội tại, lẽ dĩ nhiên là sự rối loạn dây chuyền.

Thiên Đồng tôi không dùng khoai lang làm thực phẩm chính nhưng khi giá cả khoai đột biết chắc cũng có nguy cơ..."khoái ăn sang" để nhín lương. Hic

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay