yeuphunu

Tranh Dân Gian

5 bài viết trong chủ đề này

Tranh dân gian mất khách, làng giấy dó cũng lụi tàn

Giấy dó Phong Khê (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) vốn nổi tiếng vì gắn liền với làng tranh Đông Hồ. Nay tranh Đông Hồ mất khách nên nghề làm giấy dó cũng theo đó lụi tàn. Cả làng 1.800 hộ gia đình thì 600 hộ sản xuất đủ loại giấy và chỉ 4 hộ còn làm giấy dó.

Ông Nguyễn Văn Chuyển, cán bộ UBND xã Phong Khê, giải thích nghề làm giấy dó ra đời từ đời Tiền Lê, khi nhu cầu sử dụng giấy xuất hiện, nhất là khi có khoa cử. Giấy dó của làng thực sự nổi tiếng khi gắn liền với tranh Đông Hồ. Hồn giấy là những bức tranh dân gian khắc gỗ làng Đông Hồ, một làng cổ Kinh Bắc khác, cách Phong Khê gần 20 km. Những Đám cưới chuột, Hứng dừa, Đánh ghen, Cá chép… chỉ nổi tiếng khi in trên giấy dó Phong Khê.

Cây dó nguyên liệu được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhưng người Phong Khê kén chọn, ít khi chọn thứ dó Yên Bái, Lào Cai mà phải là của Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang và cũng chỉ mua dó vào tháng 8 âm lịch. Dó mang về, lột tiếp lớp vỏ đen, lấy lượt vỏ trắng ngâm nước vôi 24 tiếng mùa hè, 36 tiếng mùa đông. Sau đó vớt ra, bó thành từng mớ, ngâm vào nước vôi tôi. Chuyển sang thùng nấu, cứ một thùng là 50 kg dó hết 20 kg than, than tàn dó cũng chín đúng độ. Một ngày sau, dỡ ra lại ngâm nước cho hết vôi, nhặt bỏ từng mấu nhỏ còn sót lại. Dó đem đi rửa tiếp, cho vào bể ngâm 15-20 ngày, rồi vớt ra, cho vào cối giã nhuyễn, đem đãi lấy nước trong, cho vào bể… Tính sơ sơ từ cây dó ra được tờ giấy phải qua 10 công đoạn, tức là gần một tháng.

Ông cụ Lưu, một lão nghệ nhân lôi ra xấp giấy chính hiệu Phong Khê khoe với khách: “Giấy dó xịn phải trong, mỏng, mịn, sờ vào mát tay như lụa tơ tằm thế này chứ!”. Cụ tự hào vì mấy hôm trước được Bảo tàng Dân tộc học mời về giới thiệu nghề làm giấy dó Phong Khê. Song đến khi trở về làng, cụ lại buồn. Đông Hồ giờ đã chuyển nghề làm hàng mã. Cả làng tranh dân gian nổi tiếng chỉ còn 2 người gắn bó với nghề: nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam. Nhưng cả hai giờ đã già, làm tranh khắc gỗ không phải để mưu sinh mà chỉ để chơi, để đỡ nhớ nghề. Giấy dó Phong Khê vì thế cũng lay lắt theo.

Để tồn tại, Phong Khê chuyển sang làm giấy bản, giấy in, bao bì và cả… giấy vệ sinh. Chị Ngô Thị Thu, một trong số 4 hộ gia đình còn giữ nghề, cho biết, giấy dó bây giờ có dăm bảy loại. Họa hoằn lắm có người đặt hàng, nhà chị mới làm thứ giấy cao cấp từ cây dó Cao Bằng, mỗi lần cũng chỉ dăm ba nghìn tờ. Mỗi tờ giá có 400 đồng, lãi lời chẳng thấm tháp vào đâu so với nhu cầu mưu sinh hằng ngày của hai vợ chồng và cậu con trai đang học ĐH Bách khoa năm cuối. Giấy dó nuôi sống gia đình chị là loại chất lượng kém, pha tạp nhiều.

Làng Phong Khê giờ rất giàu. Cụm công nghiệp làng tập hợp hơn 120 xí nghiệp sản xuất giấy, mỗi doanh nghiệp có vốn từ vài tỷ đến 50 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người gần 20 triệu đồng/năm. Anh Phúc, chủ doanh nghiệp sản xuất giấy Phúc Hân, tự hào rằng khu công nghiệp mỗi năm làm ra hơn 40.000 tấn giấy. Chất lượng chỉ kém giấy Bãi Bằng, còn cỡ giấy Tân Mai thì chẳng có gì phải ngại. Chuyển sang chuyện giấy dó, anh Phúc có vẻ bần thần: “Biết sao được, làng tôi không những phải sống mà còn lo chuyện làm giàu. Xã hội không dùng giấy dó thì sản xuất ra bán cho ai?”.

Theo dongho.bacninh.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã có thời nghĩ rằng: Nếu giải mã và đưa ra những bình luận về nội dung minh triết trong tranh dân gian Việt Nam thì hy vọng có thể cứu vãn được dòng tranh Dân gian. Bởi vậy, tôi đã đem xuống Làng Đông Hồ tăng hàng chục sách Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam. Nhưng tiếc thay, vẫn chẳng được chú ý.

Người ta có thể thờ chữ Tâm, chữ Nhân để trang sức cho tâm hồm làm cho các nghệ nhân gò đồng bán được hàng, người ta có thề tấm tắc khen cái uyên áo của tranh hiện đại với những hoa tiết khó hiểu. Nhưng chẳng ai nhìn vào nội dung bức tranh quê Việt Nam cả.

Tranh Dân Gian Việt biểu hiện của tư duy Việt phát triển trên nền tảng của hệ thống ngôn ngữ Việt. Hệ thống ngôn ngữ đó khiến Phạm Công Thiên phải quăng hết tất cả mọi thứ triết học của thế gian mà theo đuối. Điều đó, cho thấy tính minh triết huyền vĩ trong nội dung tranh dân gian Việt.

Bởi vậy treo một bức tranh dân gian Việt trong nhà chính là một trong hàng ngàn, hàng vạn pháp môn để tới chân lý.

Nếu như không ít lần tôi cho rằng: Nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử lưu giữ trong đó những bí ẩn của cả một nền văn hóa Đông Phương huyền vĩ thì tranh dân gian Việt là một bộ phận quan trọng trong chiếc chía khóa mở cánh cửa huyền vĩ ấy.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh Đông Hồ – một dòng tranh luôn bám theo thời cuộc


Quả thật, cách “nhại” tranh Đông Hồ để “giễu” các vấn đề của cuộc sống đương đại của họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông – đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội (kéo dài đến 15/7/2009) có thể để lại nhiều tiếng cười sảng khoái. Song cũng có những ý kiến khắt khe cho rằng, như thế có vẻ làm “tầm thường hóa” dòng tranh cổ kính của cha ông.

Vậy tranh Đông Hồ có thể phản ánh cuộc sống đương đại hay không? Để trả lời cho những thắc mắc này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết khám phá những điều thú vị về tranh Đông Hồ – một dòng tranh luôn bám theo thời cuộc.

Từ cảnh nhảy đầm đến… nhà chứa!

Ai cũng biết trong phong trào Âu hóa, cái món “nhảy đầm” đã được du nhập vào Việt Nam khiến các cụ đồ Nho phải lắc đầu lè lưỡi. Nhảy đầm đã đi vào tranh Đông Hồ với bức tranh cùng tên, và hiện nay vẫn còn ván khắc để in. Bức tranh mô tả một quầy bar, có ly, cốc, có bồi bàn, có rượu vang hoặc champagne, hình vẽ cũng thô mộc thôi, nhưng rất rõ một sinh hoạt thuộc địa, với hai cặp giai thanh gái lịch trong điệu valse uyển chuyển.

Posted ImageNhảy đầm (tranh Đông Hồ)

Bức tranh đôi Phong tục cải lương – văn minh tiến bộ vẽ ông Tây – bà đầm đi “picnic”, một bên chú thích là Phong tục cải lương moa tăng phú, còn bên kia: Văn minh tiến bộ, tọa (toa) tăng xương. Theo lý giải của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, thì đây là cách chửi kiểu bồi tiếng Tây của một ông đồ cũng thật hay, Toa tăng xương = Toi attention/ Mày liệu hồn, Moa tăng phú = Moi, je m’enfiche/ Tao mặc kệ. Cả hai câu có nghĩa đầy phẫn nộ: Phong tục thay đổi, thì mày liệu hồn; Văn minh tiến bộ, tao đếch cần.

Posted ImageBức tranh đôi Phong tục cải lương - văn minh tiến bộ

Bộ tranh đôi Trai tứ khoái – gái bảy nghề, nghệ nhân đã rất khéo đổi câu vè quen thuộc trong dân gian chê các cô gái hư hỏng: “Ngồi lê là một, dựa cột (lười nhác) là hai/ theo giai là ba/ ăn quà là bốn/ trốn việc là năm/ hay nằm là sáu/ đánh cháu là bảy” thành “đăng sê (nhảy đầm) là một/ theo mốt là hai/ đánh bài là ba/ đàn ca là bốn/ trốn nhà là năm/ đi săm (nhà chứa) là sáu/ Mang cháu (chửa hoang) là bảy. Bộc lộ sự phê phán riết róng cái việc đánh mất thuần phong để đi vào bại tục.



Chỉ một góc nhỏ thôi trong tranh Đông Hồ đã cho ta thấy nghệ nhân với trách nhiệm xã hội đã đóng vai trò phê phán quyết liệt những thói xấu từ quan trường đến đời sống dân sự. Họ là nghệ nhân nhưng cũng là những nhà báo trứ danh đó chứ!

Tranh Đông Hồ: luôn bám theo thời cuộc

Chỉ từ đời sống dân gian, chẳng có ai định hướng mà tranh Đông Hồ cũng có đủ loại từ tranh giáo khoa, phong cảnh, phong tục, sinh hoạt, tín ngưỡng, tranh truyện (dựa theo cổ tích) tranh lịch sử, châm biếm và hài hước, chẳng thiếu thể loại gì.

Posted ImageTranh Gái bảy nghề

Có thể nói, một đặc điểm rất đáng nể của tranh Đông Hồ là luôn bám theo thời cuộc. Ta để ý mảng tranh châm biếm, những bức tranh như Trê cóc, Đám cưới chuột, Đánh ghen, Hứng dừa cách nay vài trăm năm đến những tranh Trai tứ khoái, gái bảy nghề vẽ về thói sinh hoạt đàng điếm của đám trai gái thành thị thời thực dân Pháp đến các tranh vẽ người Pháp Văn minh tiến bộ, phong tục cải lương cách đây sáu bảy mươi năm tự nhiên đóng vai trò phản biện xã hội với con mắt phê phán khá sắc cạnh. Thế mới biết nghệ nhân quan sát cuộc sống và hiểu cuộc sống khá kỹ lưỡng. Có thể nói đó là loại tranh biếm xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, ở tư thế độc lập, cao cấp in màu tử tế và được xã hội chấp nhận, giữ gìn.

Tranh Đám cưới chuột quá nổi tiếng, ai cũng biết nhà chuột trong buổi nghinh hôn phải lo lễ lạt cho bề trên là ông miêu để được vênh vang rước dâu. Nhưng vào thời mua quan bán tước, nghệ nhân ta chế lại hai chữ “nghinh hôn” thành “tiến sĩ”. Cảnh rước dâu thành cảnh rước tiến sĩ vinh quy, cũng lễ lạt cho mèo để được danh phận.

Posted ImageĐám cưới chuột (trái) được “chế” lại thành đám rước Tiến sĩ (dưới) với đầy tính thời cuộc

Ai cũng biết tranh đôi Đánh ghen chê cười cảnh lẽ mọn, ông chồng rụt rè can ngăn vợ cả: Thôi thôi bớt giận là lành… còn Hứng dừa thì “đấy trèo đây hứng” quả là ngoạn mục của sự phồn thực. Nhưng lại có một dị bản Đánh ghen, Hứng dừa nữa của thế hệ sau gần chúng ta hơn, khá đặc biệt với chú thích mới: Ở tranh Đánh ghen, cảnh ông già đang lộn xộn trong cảnh tranh chấp vợ cả vợ bé, ông tuyên bố gân guốc với bà cả “nhân lão tâm bất lão” (người già nhưng lòng chưa già!), quyết tâm giữ bà hai. Còn Hứng dừa thì đi xa hơn trong phồn thực với chú thích lẩy từ câu Kiều có sửa đi đôi chút: “trong như ngọc, trắng như ngà”, chẳng phải là anh chồng đang nói về cô vợ “nuy” sao?

Posted ImageTranh Đánh ghen và Hứng dừa (cũ)

Posted ImageTranh Đánh ghen và Hứng dừa (mới)

Hs Đỗ Đức (TT&VH)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ


Những bức tranh của họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông lấy bố cục và cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ đã khai mạc chiều ngày 16/6/2009 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền Hà Nội). Xem triển lãm mới thấy giá trị và sức sống bền lâu của nghệ thuật dân gian khi người nghệ sĩ biết cày xới trên mảnh ruộng của cha ông để lại…

1. Cách đây mấy năm, tôi đưa Gérald Gorridge, một họa sĩ Pháp, thầy giáo của Trường Đại học Angoulême ở Bordeau chuyên vẽ tranh truyện về thăm làng tranh Đông Hồ. Sau khi nghe giải thích về những bức tranh quê, ông đưa ra nhận xét: “Thì ra mỗi bức tranh đều được xuất phát từ một câu chuyện”.

Posted ImageTranh Lợn đàn của Đông Hồ (trái) và tranh của Phạm Huy Thông

Sau chuyến đi một ngày ấy, Gérald đã nảy ra ý tưởng sẽ lập một dự án vẽ truyện tranh lấy cảm hứng từ tranh Đông Hồ. Cuốn Kể mới ra đời vào năm 2004 là kết quả của dự án giữa trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Alliance Francaise (Trung tâm Văn minh Pháp) do ông khởi xướng đã ra đời.

Phải nói ý tưởng đó thật tuyệt vời nhưng quá trình thực hiện, các họa sĩ trẻ trong đó có những sinh viên đang theo học tại trường đã không làm được theo ý tưởng của Gérald Gorridge. Cuốn sách giống tranh truyện hành động của Âu châu, tinh thần Đông Hồ bị khuất lấp vì các bạn trẻ chưa kịp đọc được cốt lõi tinh thần của người làng Hồ.

Xem các họa sĩ trẻ vẽ hiện đại, học theo tinh thần hội họa phương Tây tôi cứ thấy tiếc tinh thần phương Đông ẩn chứa sau các bức tranh dân gian, tranh thờ cúng khá đặc sắc nhưng không thấy ai tìm hiểu, hoặc tìm hiểu mà chưa thấm để tìm cảm hứng từ đó. Tôi đoán chắc rằng với tinh thần và sức trẻ, một khi đã ngộ ra việc đó thì sẽ có những bức tranh gây biến động đời sống sáng tác trong giới trẻ. Chắc chắn là vậy.

2. Tôi đã không phải chờ lâu. Triển lãm tranh của họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông đã làm được điều đó. Lấy cảm hứng từ trong tranh của người xưa để áp vào cuộc sống hôm nay là cách mà Phạm Huy Thông đã khéo léo dùng để tạo ra những bức tranh của mình vừa hóm hỉnh vừa tức cười. Xem đây người ta mới thấy giá trị và sức sống bền lâu của nghệ thuật dân gian khi người nghệ sĩ biết cày xới trên mảnh ruộng của cha ông để lại.

Phạm Huy Thông đã nhìn tranh đôi Tiến tài tiến lộc thành một hình ảnh đối xứng cụ thể đầy chất trào lộng: tiến tài bê hộp bột giặt Tide, tiến lộc thì đang bê chiếc giày trên tay để quảng cáo hàng.

Tranh Rước trống là lũ trẻ vui nhộn đẩy xe kem, ồn ào như chợ vỡ, chơi đàn thả bóng bay trên đường phố.

Tranh nhà nông với con trâu thành ông nông dân ngán ngẩm vì mất đất rao bán trâu và bắn số điện thoại di động lên mình trâu để người mua tiện liên hệ.

Khoáy âm dương trên mình tranh Lợn đàn biến thành những chiếc băng cối đồ sộ, mõm lợn thành muôn vàn những chiếc loa loe xoe như đang muốn rống lên thống thiết. Tiến sĩ vinh quy thời nay ngồi trên xe tăng lao rầm rầm trên đường phố với loa phóng thanh giống các loa công cộng chĩa về mọi ngả, hai bên sườn xe là những trung nam bản xã áp sát tiền hô hậu ủng hết cỡ cho cái vẻ vang công thành danh toại.

Posted ImageTranh Phú quý của Phạm Huy Thông

Em bé trong tranh Phú quý thì tay cầm micro, tay ôm đài, xung quanh ngổn ngang các thiết bị âm nhạc với đám dây nhợ lằng nhằng cũng đang xả âm thanh chát chúa… Người xem không thể không mỉm cười cách phê phán thời hiện đại được dựng lên từ tinh thần trào lộng của người xưa, quyết liệt hơn người xưa, hài hước hơn người xưa, thật là một sự đồng hành đầy duyên nợ không thể không khiến người xem sau những trận cười vãi nước mắt lại ngậm ngùi về thế sự.

Không thể nói hết cái hay, cái dí dỏm hài hước mà họa sĩ đã khéo đắm mình vào cuộc sống dân gian và thế sự tạo dựng lên trong một bài viết ngắn. Các bạn hãy đến với phòng tranh, đắm mình vào đó để sống với hiện tại và nhớ về cha ông ta một thời, để cùng chia sẻ với họa sĩ và cảm nhận về tinh thần văn hóa một thời của người dân đồng quê Việt.

Hoạ sĩ Đỗ Đức (TT&VH)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh thờ Ngũ hổ Hàng Trống


Posted Image


Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, con Hổ là con vật đã từ lâu được tôn thờ. Và danh xưng của hổ cũng được thần thánh hóa là Ngài, là Ông. Hổ được dựng thành biểu tượng qua nhiều chất liệu của tạo hình: gỗ, đá, vôi giấy, đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy… có ở hầu khắp các công trình: đền, miếu, đình, lăng mộ v.v… Nhưng mẫu tranh được biết đến nhất qua nhiều thế hệ đó là tranh Ngũ hổ của phố Hàng Trống (Hà Nội) ngày xưa.



Tranh Ngũ hổ Hàng Trống có kích cỡ 0,55m x 0,75m. Tranh vẽ năm con hổ được bố cục đông đầy, cân đối trên mặt giấy. Mỗi con một dáng vẻ: con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió… Đây là loại tranh khắc gỗ in trên giấy. Nhưng cách thức của dòng tranh Hàng Trống là chỉ in bản nét rồi dùng bút lông tô màu. Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã vờn chuyển màu, tạo độ đậm, nhạt, sáng, tối. Nên các nhân vật trong tranh không còn là mảng bẹt như cách thể hiện của các dòng tranh đương thời. Với bút pháp diễn tả ấy, các nhân vật đã “nổi khối”. Đồng thời với việc vờn chuyển diễn tả khối này, các nghệ nhân còn đi sâu vào việc phát huy khả năng diễn tả của nét. Cùng với những nét được khắc in qua bản gỗ, khi cần nhấn, đẩy các chi tiết, các nghệ nhân Hàng Trống không ngần ngại dùng bút để nẩy, tỉa. Với cách thức sáng tạo của riêng mình, các nghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nên nét riêng cho dòng tranh, mà đã làm bật lên sức sống nội tại của nhân vật. Điều này người xem rất dễ dàng nhận thấy thông qua các nhân vật hổ: những khối thân chắc khỏe, những dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong đặc biệt những chiếc đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn vồng lên để đập xuống đất mà bật chồm lên. Và những con mắt hổ hừng hực nội lực của loài mãnh chúa.



Màu sắc trong tranh Ngũ hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh. Nhưng nó vẫn được khu biệt với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm nhân vật. Lối dùng màu này của các nghệ nhân Hàng Trống thể hiện rõ một hàm ý, mang triết lý sâu xa của quan niệm dân gian truyền thống:



* Hoàng hổ: Con hổ ngồi chỉnh trện giữa tranh được vẽ vờn bằng màu vàng, tượng trưng cho hành thổ – ứng với trung ương chính điện.

* Thanh hổ: Con hổ được vẽ bằng màu xanh là tượng trưng cho hành Mộc, ứng với phương Đông.

* Bạch hổ: Con hổ được vẽ bằng màu trắng là hành Kim ứng với phương Tây.

* Xích hổ: Con hổ được vẽ bằng màu đỏ là hành Hỏa ứng với phương Nam.

* Hắc hổ: Con hổ được vẽ bằng màu đen là hành Thủy ứng với phương Bắc.



Như vậy 5 nhân vật hổ, được thể hiện bằng 5 màu: đỏ, đen, vàng, xanh, trắng, mang một ý nghĩa tượng trưng cho ngũ hành. Quan niệm cách thể hiện hình, màu mang tính ước lệ, tượng trưng này trong nghệ thuật dân gian xưa là rất phổ biến.



Posted Image Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites