Rin86

Tìm Hiểu Về Nhân Sư

1 bài viết trong chủ đề này

Nhân sư là một nhân vật thần thoại biến thái động vật được thể hiện như một con sư tử nằm với một cái đầu người. Nó có nguồn gốc từ các nhân vật điêu khắc thời Cổ Vương quốc Ai Cập, được người Hy Lạp cổ đại gọi bằng cái tên riêng của họ cho một quái vật nữ, "kẻ bóp cổ", một nhân vật cổ của thần thoại Hy Lạp. Các nhân vật tương tự xuất hiện trên khắp Nam và Đông Nam Á. Trong nghệ thuật trang trí Châu Âu, hình tượng nhân sư đã được khôi phục mạnh từ thời Phục Hưng về sau.

Nhân sư Ai CậpTrong thần thoại Ai Cập cổ đại, nhân sư là một nhân vật biến thái động vật, thường được thể hiện như một con sư tử đực hoặc cái nằm và có đầu người, nhưng thỉnh thoảng là một con sư tử với đầu chim ưng, diều hâu, hay cừu. Nhân vật này có nguồn gốc từ thời Cổ Vương Quốc và gắn liền với vị thần mặt trời Sekhmet. Việc sử dụng đầu của những loài vật khác gắn trên mình sư tử tuân theo chức vụ thần thánh của thành phố hay vùng nơi chúng được xây dựng hay của loài nào đang chiếm ưu thế trong Đền bách thần Ai Cập ở thời điểm đó.

Sau này, hình ảnh nhân sư, một thứ rất giống với ý tưởng nguyên gốc Ai Cập, đã được xuất khẩu tới nhiều nền văn hoá, dù thường được thể hiện khá khác biệt vì sự chuyển nghĩa từ các văn bản gốc và sự tiến hoá ý tưởng liên quan tới các truyền thống văn hoá khác.

Posted Image

Nhân sư cuối thời cổ đại Hy Lạp, Attica, khoảng 530 trước Công Nguyên

Các truyền thống Hy Lạp về nhân sư

Từ thời đồ Đồng, người Hy Lạp đã có các giao lưu văn hoá và thương mại với Ai Cập. Trước khi Alexander Đại Đế chiếm Ai Cập, cái tên Hy Lạp, sphinx, đã được dùng để gọi những bức tượng đó. Các nhà sử học và địa lý Hy Lạp đã viết nhiều về văn hoá Ai Cập. Họ thỉnh thoảng gọi các nhân sư đầu cừu là criosphinxes, và các nhân sư đầu chim là hierocosphinxes.[cần dẫn nguồn]

Từ sphinx có từ từ Hy Lạp Σφίγξ, rõ ràng từ động từ σφίγγω (sphíngō), có nghĩa "bóp cổ".[2] Cái tên này có thể xuất phát từ thực tế rằng những kẻ đi săn trong một bầy sư tử là các con sư tử cái, và giết con mồi bằng cách bóp cổ, cắn vào yết hầu con mồi và giữ tới khi nó chết. Từ sphincter (cơ vòng) cũng có cùng nguồn gốc.

Có một nhân sư duy nhất trong thần thoại Hy Lạp, một con quái vật duy nhất của sự huỷ diệt và đen đủi. Theo Hesiod, nhân sư là con của EchidnaOrthrus; theo những người khác, nhân sư là con của Echidna và Typhon. Tất cả chúng đều là các nhân vật từ thời đầu thần thoại Hy Lạp, trước khi các thần Olympia chiếm ưu thế trong đền bách thần Hy Lạp. Cuốn The Penguin Dictionary of Classical Mythology của Pierre Grimal nói rằng tên thật của Sphinx là Phix (Φιχ), dù ông không đưa ra nguồn của thông tin này. Dù vậy, Sphinx được gọi bằng tên (Phix (Φιχ)) bởi Hesiod ở dòng 326 cuốn Theogony (Thần hệ).

Trong Thần thoại Hy Lạp, một nhân sư được thể hiện như một con quỷ với đầu và bộ ngực phụ nữ, thân của sư tử, cánh của đại bàng, và chót đuôi rắn.

Nhân sư là biểu tượng của thành bang cổ Chios, và xuất hiện trên các con dấu và trên các đồng xu từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên cho tới thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên.

Bí ẩn Nhân sư

Nhân sư được cho là đã gác cửa vào thành phố Thebes Hy Lạp, và đưa ra một câu đố bí hiểm cho ai muốn vào thành. Câu đố chính xác của Nhân sư không được những người thời cổ kể lại rõ trong các câu chuyện của họ, và không được tiêu chuẩn hoá như câu đố dưới đây thời kỳ cuối lịch sử Hy Lạp.[3]

Truyền thuyết về sau nói rằng Hera hay Ares đã gửi Nhân sư từ quê hương Ethiopia (người Hy Lạp luôn nhớ về nguồn gốc nước ngoài của Nhân sư) tới Thebes tại Hy Lạp nơi nó sẽ hỏi tất cả mọi người đi qua câu đố nổi tiếng nhất trong lịch sử: “Sinh vật nào buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi hai chân và buổi chiều đi ba chân, và khi nó càng có nhiều chân thì nó càng yếu?” Nhân sư bóp cổ ăn thịt tất cả những người không thể trả lời. Oedipus đã giải được với câu trả lời như sau: Con người—bò bằng hai tay hai chân khi là trẻ con, sau đó đi trên hai chân khi trưởng thành, và chống gậy đi khi đã già. Một số nguồn khác cho rằng[4] (nhưng hiếm hơn), có một câu đố thứ hai: "Có hai chị em: một người sinh ra người kia và người kia lại sinh ra người này." (trả lời: ngày và đêm,—cả hai từ đều là giống cái trong tiếng Hy Lạp.)

Câu chuyện kể tiếp rằng, khi bị giải đố, Nhân sư tự lao mình xuống thềm đá và chết. Một phiên bản khác nói rằng nó tự ăn thịt mình. Vì thế Oedipus có thể được công nhận là một nhân vật "liminal" hay giới hạn, giúp tạo ra sự chuyển tiếp giữa việc thực hành tôn giáo cũ đại diện bởi cái chết của Nhân sư, và sự trỗi dậy của cái mới, các vị thần Olympia.

Nhân sư ở Nam và Đông Nam Á

Posted Image

Cung điện La Granja, Tây Ban Nha, giữa thế kỷ 18

Nhân sư Mannerist ở thế kỷ mười sáu thỉnh thoảng được cho là nhân sư Pháp. Tóc trên đầu nhân sư dựng thẳng và nó có ngực một phụ nữ trẻ. Thông thường nhân sư có đeo khuyên tai và ngọc trai. Thân nhân sư được diễn tả như một sư tử cái nằm. Những nhân sư này đã được phục sinh khi phong cách trang trí grottesche hay "grotesque" của "Golden House" (Domus Aurea) thời Nero được phát hiện hồi cuối thế kỷ mười lăm tại Rome, và nó được tích hợp vào nhiều phong cách thiết kế cổ điển và arabesque lan tràn khắp Châu Âu trong nghệ thuật điêu khắc hồi thế kỷ mười sáu và mười bảy. Những con nhân sư cũng xuất hiện trong trang trí loggia của Vatican Palace bởi xưởng Raphael (1515-20).

Posted Image

Một phiên bản nhân sư biểu tượng của

Lần xuất hiện đầu tiên của Nhân sư trong nghệ thuật Pháp là tại "School of Fontainebleau trong thập niên 1520 và 1530 và nhân sư tiếp tục xuất hiện trong phong cách Hậu BaroqueRégence Pháp (1715–1723).

Từ Pháp, nhân sư tràn đi khắp Châu Âu, trở thành một nhân vật thường thấy trong điêu khắc trang trí ngoài trời tại các vườn cung điện thế kỷ mười tám, như tại La Granja ở Tây Ban Nha, ở Białystok, hay những ví dụ Rococo sau này ở Queluz National Palace Bồ Đào Nha (hay có lẽ thập niên 1760), với cổ áo xếp nếp và ngực mặc áo và chấm dứt với một áo choàng nhỏ.

Nhân sư là một đặc điểm trang trí nội thất của Kiến trúc tân cổ điển của Robert Adam và những đệ tử của ông, quay trở lại gần hơn với kiểu không mặc quần áo. Nhân sư đã thu hút sự quan tâm của cả các nghệ sĩ và nhà thiết kế của chủ nghĩa lãng mạn, và sau này là của các phong trào tượng trưng ở thế kỷ mười chín. Đa số các nhân sư thời kỳ này đều được đơn giản hoá theo Nhân sư Hy Lạp, chứ không theo phong cách Ai CẬp, dù chúng có thể không có cánh.

nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_s%C6%B0

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites