Thiên Luân

Học Tiếng Và Chữ Trung Hoa Bằng Tiếng Việt

1 bài viết trong chủ đề này

HỌC TIẾNG VÀ CHỮ TRUNG HOA BẰNG TIẾNG VIỆT

Nguyễn Xuân Quang

Ta có thể học ngôn ngữ thế giới bằng tiếng Việt (Tiếng Việt Huyền Diệu), dĩ nhiên trong đó có tiếng Trung Hoa. Học tiếng Trung Hoa bằng tiếng Việt lại càng dễ dàng hơn, bởi vì một điều dễ hiểu là tiếng Việt và Trung Hoa liên hệ mật thiết, khắng khít với nhau. Thật vắn tắt ở đây, một trong những cách làm giầu thêm, phát triển, bành trướng thêm tiếng Việt là du nhập thêm tiếng ngoại ngữ khi tiếp cận với ngôn ngữ đó qua hiện tượng từ láy, tiếng đôi hay trực tiếp lấy tiếng ngôn ngữ đó, lấy nguyên con theo phát âm gốc hay có biến đổi, Việt hóa đi (như trường hợp chữ Hán Việt chẳng hạn).

Ai cũng biết từ Hán Việt nhan nhản trong tiếng Việt, có tác giả đã cho rằng có tới hơn 60% từ Hán Việt trong Việt ngữ. Hán Việt là từ lấy từ Hán ngữ nhưng đã Việt hóa theo những qui luật ngôn ngữ học có qui củ. Người Trung Hoa không hiểu từ Hán Việt dù là gốc của Hán Việt là Hán ngữ. Các nhà trí thức, khoa bảng Việt Nam đã Việt hóa Hán ngữ để giữ độc lập, giữ chủ quyền Việt đối với Trung Hoa. Ngày nay những từ Hán Việt dùng ở Việt Nam không còn theo những qui luật Việt hóa độc lập như xưa nữa mà dùng lung tung, hổ lốn, loạn xà ngầu, mạnh ai người ấy chế ra đem dùng. Hoặc vì ngu dốt, vì lười biếng, vì rơi vào chính sách đồng hóa của Trung Hoa, giới trí thức Việt Nam, báo chí truyền thông Việt Nam tự mình chế ra những từ Hán Việt đem vào ngôn ngữ Việt (một số giới báo chí, truyền thông Việt Nam ở hải ngoại mù quáng bắt chước lấy theo).

Áp dụng các qui luật ngôn ngữ học của tổ tiên ta ngày xưa ta có thể học tiếng Trung Hoa qua tiếng Việt bằng:

a. Từ đôi

Từ đôi là hai từ thường là danh từ khác âm đi đôi với nhau hay bắt cặp với nhau theo âm dương.

Có hai trường hợp:

.theo âm dương tương thuận có nghĩa như nhau hay có cùng một gốc nghĩa, tôi gọi là từ đôi điệp nghĩa ví dụ như gà qué: con gà là con qué, ta có gà = qué.

.hoặc theo âm dương đối nghịch có nghĩa đối nghịch nhau theo âm dương, tôi gọi là từ đôi nghịch nghĩa, ví dụ trăng trời.

Qui luật âm dương về từ đôi trong Việt ngữ của Nguyễn Xuân Quang:

Hai từ đôi theo âm dương tương thuận có nghĩa như nhau hay có cùng một gốc nghĩa, tôi gọi là từ đôi điệp nghĩa hoặc theo âm dương đối nghịch có nghĩa đối nghịch nhau, tôi gọi là từ đi đôi nghịch nghĩa.

Ta có thể dùng từ đôi, từ cặp đôi để học tiếng Trung Hoa ví dụ

./ Từ đôi gồm một từ Việt và một từ Hán phát âm theo piyin:

-đen xì

Theo qui luật từ đôi hay đi cặp đôi ta có đen = xì.

Xì là tiếng pinyin (phiên âm, giọng Quan Thoại) của Hán ngữ tịchlà tối, đêm bao hàm nghĩa đen (tối đen, đêm đen).

-mảnh dẻ

Mảnh là mỏng như mỏng manh. mỏng mảnh, mảnh khảnh. Theo qui luật từ đôi ta có mảnh = mỏng = dẻ. Từ dẻ chính là tiếng pinyin dié của gốc cổ Hán ngữ điệp có nghĩa là mỏng được diễn tả bằng cách vẽ hình cây có lá.



Posted Image

Dié là mỏng (cổ ngữ).

(Wang Hongyuan, The Origins of Chinese Characters, Sinolingua Beijing, 1993)



Dié, mỏng dạng chữ cổ như thấy trong hình vẽ hình cây có lá. Dẻ, dié biến âm với yè, điệp, lá. Ta thường ví mỏng như lá, áo lá là áo lót mỏng, mỏng như tờ giấy.

Cũng xin nói thêm là tiếng Việt rất đa dạng, từ mỏng của Việt ngữ biến âm với nhiều ngôn ngữ. Ta có từ đôi mỏng dính với dính chính là Anh ngữ thin (theo d=th, dính = thin), từl áy mỏng manh với manh chính là Pháp ngữ mince (mỏng) và mỏng tang, mỏng tanh với tang, tanh là Phạn ngữ tan, mỏng.

-xì hơi

Ta có xì = hơi.

Theo x=q= qu như xoăn xoắn = quăn, quắn, xì = qì. là pinyin của Hán Việt khí. Theo q=c=k = kh, = khí (khí mây, hơi…).



Tóm lại xì hơi có = pinyin = Hán Việt khí = hơi.

-xì mũi

Ta cũng có mũi liên hệ với khí, không khí, hơi nên có từ xì mũi, xỉ mũi: hỉ mũi (theo h= s = x như hói = sói, ta có xì, xỉ = hỉ)

nên xì ruột thịt với mũi, Hán Việt tị, tì 鼻, theo x=b, như xẹp = bẹp, xì, xí = bí (pinyin là mũi). Tị biến âm với xì thấy rõ qua từ Tỵ (chi thứ sáu trong 12 địa chi) có pinyin cũng là xì. Xì liên hệ với mũi thấy rõ qua tên con tê giác pinyin là xì. Con tê giác là con thú có sừng ở mũi (tê biến âm với tị, mũi) và xì biến âm với zì (tự) vẽ hình cái mũi.

Posted Image

Chữ Zì (tự) vẽ hình cái mũi.

-cũ xì

tích, xưa, trước, tích nhật ngày xưa.

Piyin là xì, cũ xìcũ xưa.

Xì cùng âm với xì là tịch, đêm giống như tích biến âm với tịch nên tích cũng có một nghĩa là đêm như nhất tích một đêm.

./ Từ đôi gồm một từ Việt và một từ Hán Việt:

-kẻ sĩ



Ta có kẻ = sĩ.

Việt ngữ kẻ = kẻ (cây thẳng dùng làm thước để gạch: thước kẻ), kẻ = kè (nọc đóng ở bờ nước) = ke (bộ phận sinh dục nam) = kì , ki (cây) = que (nọc, cọc)…

Tóm lại kẻ có gốc cây, nọc, cọc, c…c . Kẻ chỉ người nam, người cột trụ, người miền núi,người tộc hươu, tộc Kì Dương Vương, chỉ núi kì, núi cột trụ thế gian. Hán Việt sĩ chỉ phái nam có học thức, học giả giữ vai cột trụ, rường cột, lương đống:

Trong lăng miếu ra tài lương đống,

Ngoài biên thùy rạch mũi can tương.

(Nguyễn Công Trứ, Kẻ Sĩ).

là những người quan trọng nhất trong xã hội ngày xưa :

Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,

Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. (1)

Có giang sơn thì sĩ đã có tên,

Từ Chu Hán, vốn sĩ này là quí…

(Nguyễn Công Trứ, Kẻ Sĩ).

(1) Tước có năm bậc thì sĩ cũng dự vào; dân có bốn nghề thì sĩ đứng đầu tiên: sĩ, nông, công thương.

Và sĩ cũng rất quan trọng trong xã hội ngày nay như bác sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ, binh sĩ (binh lính cũng được gọi là sĩ vì ngày xưa chỉ phái có sĩ, có cọc mới phải đi lính (lính ngày xưa phải có linga) và binh lính liên hệ với cọc nhọn, khí giới (Ngoài biên thùy rạch mũi can tương).

Nguồn gốc của từ sĩ cũng giống như từ kẻ có nghĩa là cọc, cược, bộ phận sinh dục nam.


Posted Image

Chữ sĩ vẽ hình bộ phận sinh dục nam hay phát nguyên từ hình vẽ một thứ khí giới cổ.


Theo hình trên, sĩ vẽ hình bộ phận sinh dục nam hay phát nguyên từ hình vẽ một thứ khí giới cổ. Bộ phận sinh dục nam được biểu tượng bằng cọc, nọc vật nhọn (ví dụ penis có pen-, cây viết, nguyên thủy cây viết là một vật nhọn), giống như khí giới cổ đơn giản cũng chỉ là một vật nhọn.

Sĩ chỉ bộ phận sinh dục đực cũng thấy rõ qua từ , Hán Việt mẫu chỉ con thú đực có chữ sĩ như mẫu ngưu là con bò đực. Mẫu cũng còn có nghĩa là cây chốt cửa, nọc then cài cửa, như thế con vật đực có nghĩa là con thú có nọc, cọc. Mẫu biến âm với mâu, vật nhọn, khí giới nhọn như xà mâu, mâu thuẫn, với Việt ngữ mấu (ngạnh sắc), bấu (bằng móng nhọn sắc).

Ở hình trên cũng xin lưu ý ở phần tham khảo (for reference) của chữ mũ (đực, nọc, cọc) có vẽ hình con hươu sừng ở dưới bụng có phụ đề hình cây cọc cắm trên mặt đất có ý cho biết là con hươu cọc, hươu nọc, đực. Điểm này cho thấy hươu sừng biểu tượng cho thú đực, nọc, cọc. Con hươu, con hưu, con hiêu là con hèo (roi, nọc). Theo h=k như hết = kết, ta có hèo = kèo (cọc nhỏ), ta có từ đôi kì kèo nên kèo = kì ( ki, cây). Con hươu = con hèo = con kèo = con kì. Kì Dương Vương có một nghĩa là Vua Hươu Đực có nhũ danh là Lộc Tục (Hươu Đục, Hươu Đực). Hán Việt lộc = Việt ngữ nọc. Con lộc là con nọc, con cọc, con log (khúc cây). Vì thế con hươu là con cọc như thấy trên hình, tên cổ Việt con hươu sừng là con Cọc do đó trò chơi Bầu Cua có con hươu sừng, con Cọc nên phải gọi là Bầu Cua Cá Cọc thay vì gọi sai là Bầu Cua Cá Cọp (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).

Cũng xin lưu ý chữ sĩ 士 tương tự như chữ thổ 土 đất, tại sao? là vì thổ, đất thế gian liên hệ với trụ chống trời được biểu tượng bằng Núi Trụ Thế Gian (núi Kì), trong ngũ hành của Trung Hoa khi diễn tả theo hình vuông thì hành Thổ ở giữa tâm hình vuông, tức là hành trục, cột trụ. Trong giáp cốt văn Thổ được diễn tả bằng một trụ đá mang hình ảnh núi trụ thế gian, núi Kì, trụ chống trời, hình ảnh ông Bàn Cổ (Bàn là phiến đá bằng như bàn thạch là đế giữ trụ cho vững và Cổ là cột trụ (cổ là cột trụ cắm đầu vào thân mình). Ông Bàn Cổ là ông Trụ Chống Trời biểu tượng cho cõi đất thế gian.

Posted Image

Trong giáp cốt văn Thổ (tũ) được diễn tả bằng một trụ đá.

Thổ liên hệ với cột trụ, cọc như chữ sĩ nên giống chữ sĩ chỉ khác nét ngang ở đáy. Thổ là đất là cõi bằng vì thế nét ngang ở dưới biểu tượng cho mặt đất bắng nên phải cường điệu dài hơn nét ngang ở đáy chữ sĩ (nét này ở chữ sĩ chỉ thành bụng chỗ cái cọc đâm ra).

(sẽ có một bài viết riêng về từ sĩ).

-ngạt thở

ngạt hiểu theo Việt ngữ là không thở được, ngạt thở liên hệ với chết (hết thở), chết ngạt. Ngạt đi với chết như thấy trong chữ “TỬ” , chết nửa chữ bên trái có bộ ngạt : tan biến, tiêu tan, mất tiêu liên hệ với chết. Ngạt thở với ngạt hiểu theo Hán Việt là mất tiêu, hết thở.

./Từ đôi hoàn toàn là Hán Việt:

-bạch nhật:

sáng rõ, trời sáng rõ ví dụ như “Dậy đi, trời đã bạch nhật ra rồi đấy

ta có bạch = nhật,

Hán ngữ bạchcó chữ nhật.

-thế lực

Ta có thế = lực, Chữ Thế (quyền, sức, hình dạng, như trận thế, Thế lực, uy Thế) có Bộ LỰC

Muốn có thế phải có lực đẩy lên.

-tập hợp

Chữ hợp có phần trên là chữ TẬP cổ có hình cái lệnh. Gõ lệnh để tập hợp mọi người lại một điểm (chữ khẩu là dạng dương hóa của vòng tròn chỉ chỗ quây quần lại).

…….

b. Từ láy

Xin nhắc lại

Tiếng láy gồm một từ gốc và một từ tố lặp lại theo âm điệu, vần điệu nhịp nhàng, uyển chuyển với từ gốc thường cùng một vần, một mẫu tự (như b đi với b ví dụ bầu bì). Tôi gọi từ tố láy với từ gốc là thành tố láy (TTL), ví dụ liếm láp thì láp là TTL của liếm.

Qui luật về thành tố láy trong tiếng láy của Việt ngữ của Nguyễn Xuân Quang:

Thành tố láy trong tiếng láy của Việt ngữ thường có nghĩa gần nhau hay như nhau, thường là một từ ở trong Việt ngữ hay ở trong một ngôn ngữ khác, nhất là những ngôn ngữ ruột thịt, họ hàng với tiếng Việt.

Ta có thể học Hán ngữ qua từ láy

-Bầu bì



Ta có bầu = bì. Bầu là bao, bọc, túi. Hán Việt bì là da như bì phu. Da là cái túi, bao bọc thân người. Bì cũng có nghĩa là bao bọc thấy qua từ phong bì.

Bì biến âm với bị, bí. Cái bị là cái túi có quai (ông ba bị), người Trung gọi túi áo quần là cái bị. Bí cũng có nghĩa là bầu, bao, túi. Quả bí cùng họ nhà bầu tuy rằng khác giống: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Pinyin bì Hán Việt bí là bộ phận sinh dục nữ, âm đạo, l…

Posted Image

Bộ phận sinh dục nữ, âm đạo là cái túi. cái bao. Anh ngữ vagina, âm đạo, theo v=b, vagina có vag- = bag, túi bao. Cũng theo b=v, bí = ví (Việt ngữ ví là túi bao, tiếng lóng chỉ bộ phận sinh dục nữ).

-cà kê

Ta có cà = kê.

Mường ngữ cà là gà, theo biến âm c=g như cài = gài, ta có cà = gà. Hán Việt kê là gà. Kê viết với bộ chuy chim đuôi ngắn. Gà thuộc loài chim nhưng sống nhiều trên mặt đất, biểu tượng cho mặt trời thế gian, trên bàn Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc, con gà đội lốt thần mặt trời Viêm Đế ở cõi tạo hóa là mặt trời cõi thế gian. Qua Việt ngữ ta sẽ hiểu và nhớ từ kê hơn. Kê biến âm với kẻ (cọc, nọc), kè (nọc ở bờ nước), ke (bộ phận sinh dục nam, Alexandre de Rhodes, từ điển Việt Bồ La), que (nọc), qué, ké (gà như trói thúc ké là trói ghịt cánh gà)… Ta có từ đôi gà qué, con gà là con que, con qué, con kê biểu tượng cho nọc, dương, mặt trời. Anh ngữ cock là con cọc cũng có nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nam. Do đó có từ Hán Việt kê gian là đồng tính luyến ái nam.

-khúc khuỷu

Hán ngữ khúc, Pinyin: qǔ, cong, không thẳng.
Việt ngữ khuỷu cũng có nghĩa là cong, gẫy như khuỷu tay. heo luật từ láy ta có khúc = khuỷu.


………

c. Lấy trực tiếp nguyên cách phát âm pinyin

Thu nhập từ Hán lấy nguyên cả cách phát âm pinyin, xin đưa ra một ví dụ điển hình là

-gié lúa

Gié chính là hé, pinyin của chữ hòa (hình gié lúa trên cây MỘC ). Theo g=h như gặt = hái, gié = hé.



-tính tình tang, tang tính tình

điệu hát tình tang, tính tình chính là piyin tĩng, tìng của 聽 thính, nghe, nghe bằng tai [Giản thể: ], còn Việt ngữ tang là tai, gốc champa ngữ tang là tai như màng tang, bên tai. Tình tang nghĩa đen là “tai nghe”.

-xịn

như hàng xịn, đồ xịn.

Xịn chính là pinyin của Hán ngữ mà Hán Việt là tân có nghĩa là mới như tân thời, tân tiến, hàm nghĩa “hiện đại” mới và đẹp. Đố xịn là đồ mới và đẹp, “gái xịn” là gái (còn) tân, còn mới (và đẹp).

…….

d. Theo cách diễn giải bằng Việt ngữ

-Xuân

Tên một mùa trong bốn mùa.

Posted Image


Chữ Xuân cổ diễn tả cây, cỏ non mọc dưới ánh sáng mặt trời.

Trong giáp cốt văn , kim văn, cổ văn, triện văn, xuân diễn tả câyPosted Imagecỏ non Posted Image

cỏ non có chữ tún (đồn) là mầm cây tức non và cũng có nghĩa là khai hoang làm ruộng, trồng cây như đồn điền liên hệ với cây cỏ (và tún cũng dùng lấy âm cho chùn, xuân),

Cỏ non mọc dưới ánh mặt trời:

Posted Image

Lưu tâm mặt trời nguyên thủy là chữ viết nòng nọc vòng tròn nòng có chấm nọc dương sau dương hóa thành hình chữ nhật ngày nay.

Xuân về cỏ non mọc xanh tươi dưới nắng mặt trời được diễn tả trong nhạc, thơ Việt Nam:

Xuân lại về trên bãi cỏ non.

(Phạm Duy, Hoa Xuân).

Hay

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Nguyễn Du, Kiều).

- Ngũ

Là năm, giống hình người ngồi bắc một chân lên chân kia, hai tay để ngang trên đầu:

Bắc chân chữ ngũ, đánh củ khoai lang,

Hỡi cô nhà hàng, rót anh chén nước.

(ca dao)

-Tử

Tử là con, là chữ liễu chỉ phái nữ có nét ngang:

Phận liễu sao đành nẩy nét ngang

(Hồ Xuân Hương).

-Tá

Tá là giúp.

Người phụ giúp, thường được cho là cánh tay trái của một người nào đó. Tá có chữ nhân người và chữ tả 左 là phía tay trái.

Việt ngữ có tứ giúp công và trong chữ tá, tả có chữ công.

……….

Ngoài ra còn có thể dùng các phương ngữ ở miền nam Trung Hoa thuộc địa bàn cũ của Bách Việt như Quảng Đông, Hẹ, Triều Châu, Choang… để học tiếng Trung Hoa. Xin đề cập tới vào dịp khác.

Tóm lại

Ta có thể học tiếng Trung Hoa bằng tiếng Việt. Khi học chữ Hán, chữ Nho hãy cố liên hệ với tiếng Việt để dễ hiểu nghĩa và dễ nhớ.

Share this post


Link to post
Share on other sites