HungNguyen

Singapore: Thu Hẹp Chia Rẽ Sắc Tộc Nhờ... “Mối Đe Dọa Ngoại Lai”

1 bài viết trong chủ đề này

Vấn đề xung đột sắc tộc là vấn đề cấm kỵ, hầu như ít ai dám nhắc đến, hoặc nhắc đến theo xu hướng " đại đoàn kết dân tộc ". Tuy nhiên dù ở Mỹ, Singapore "melting spot " - nồi lẩu thâp cẩm các sắc dân hay ở Đức từng 1 thời hô hào thuần chủng gốc dân Arian, hay sự nồi da xáo thịt khốc liệt ở lục địa đen...lúc nào cũng âm thầm tồn tại sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức, từ dã man như ác thú ( châu Phi) cho đến sâu sắc nhức nhối, chỉ có thể cảm nhận mà không biết thưa kiện như thế nào ( Mỹ ). Bài viết dưới đây lại nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác, lạc quan hơn và trên hết ước mơ rằng ở đâu đó xứ Việt này...cũng như vậy. Bất kể dân tộc nào Kinh hay Hoa, hay Khmer, Mường Mán...sinh ra và lớn lên ở nơi nào thì nơi đó là quê hương, hễ cứ quốc gia nào cưu mang bản thân mình và gia đình thì tận sâu trong tâm khảm xin coi đó chính là quê hương mình...

Singapore: Thu hẹp chia rẽ sắc tộc nhờ... “mối đe dọa ngoại lai”

Làn sóng lao động nhập cư hiện nay từ Trung Quốc và Ấn Độ có một lợi ích ngoài mong đợi đối với Singapore: nó giúp thu hẹp bất đồng giữa người bản địa gốc Hoa và gốc Mã Lai.

Cuộc cạnh tranh mới mà người nhập cư tạo ra khi tham gia lực lượng lao động Singapore đã giúp các sắc tộc từng một thời cãi cọ nhau ở nước này gạt ra một bên các tranh cãi cũ và cùng nhau đối mặt với thách thức mới.

Trong những năm 60 và 70, các cuộc xung đột sắc tộc là chuyện thường ngày ở Singapore, chủ yếu liên quan đến việc ai sẽ được phần nhiều hơn của chiếc bánh kinh tế. Xét cho cùng, mọi vấn đề dường như đều liên quan đến hai chữ sắc tộc.

Tác động của toàn cầu hóa và dòng người nhập cư đã giúp người Hoa và Mã Lai ở Singapore tiến hành hòa hợp với nhau nhanh hơn bất cứ việc gì. Họ đã tạo ra một hợp đồng - mang sắc thái dân tộc chủ nghĩa - việc có lẽ sẽ còn lâu mới thành hiện thực nếu không có sự xuất hiện của 2 triệu người nước ngoài đến Singapore.

Ví dụ mới nhất, đa số người gốc Hoa ở Singapore đã tập hợp lại để lên án một công nhân nhập cư người Trung Quốc sau khi người này tấn công một công dân Singapore gốc Mã Lai và còn khoe khoang trên mạng.

Đó là anh Zhou Hou, một nhân viên đưa hàng 24 tuổi. Anh ta đã khoe khoang trên trang Facebook của mình rằng đã hạ gục một người Singapore như thế nào chỉ vì "hắn thấy tôi đến mà không tránh đi", và còn gọi người Singapore "đồ chậm chạp". Vụ việc có thể chứng tỏ Zhou ghét người Singapore nói chung, hơn là một sắc tộc đặc biệt nào. Zhou sau đó đã xóa bài viết trên (cùng với bức ảnh) và xin lỗi người Singapore, nói rằng hành động trên chỉ vì anh đang "vỡ mộng". Zhou viết: "Tôi đến đây không phải là để bắt nạt hay sỉ nhục ai". Hiện cảnh sát đang điều tra vụ việc.

Hội nhập đạt bước tiến dài

Trải qua một lịch sử rối loạn sắc tộc, nên Singapore luôn đặt mục tiêu là sự hài hòa về sắc tộc, điều mà ít người nhập cư mới đến từ Trung Quốc và Ấn Độ ý thức được. Kể từ khi nước nhà độc lập, một thế hệ mới người Singapore - đặc biệt là gốc Hoa và gốc Mã Lai - đã lớn lên và được đi học, sống và đi nghĩa vụ quân sự cùng nhau. Sự hội nhập đã ổn định nhiều thứ nhưng các bất đồng sắc tộc chưa bao giờ biến mất hoàn toàn.

Trong những ngày đầu tiên, rất dễ thấy những người Singapore gốc Hoa ăn mừng các đội bóng đến từ Trung Quốc thi đấu với đội của Singapore - vốn chủ yếu gồm các cầu thủ gốc Mã Lai. Khi còn là thanh niên, tôi đã thấy khoảng 8.000 người Singapore gốc Ấn ủng hộ một đội của Ấn Độ sang thi đấu với đội của nước chủ nhà. Singapore khi đó chưa thể nói là một quốc gia thực sự dù đã có quân đội và nhiều năm cử hành Quốc khánh. Đối với người Mã Lai, người gốc Hoa và gốc Ấn đã lấy mất công việc của họ, và ngược lại. Ngôn ngữ, các chuẩn mực xã hội và cả lương thực đã trở thành những vấn đề tranh chấp.

Nhưng khi người nước ngoài ồ ạt đến, người gốc Mã Lai cùng với các sắc tộc khác dần dần lo lắng hơn về "mối đe dọa ngoại lai" đối với công việc và nguồn sống của mình.

Cách nhìn của dân địa phương về người nước ngoài

Thay vì nhìn nhau với một con mắt e ngại như thời cha mẹ họ, người Singapore gốc Hoa và Mã Lai đã lo lắng hơn đến những gì có thể mất vào tay người nước ngoài. Trong khi đó, chính phủ có vẻ cởi mở với người nhập cư từ Trung Quốc và Ấn Độ vì tin rằng về mặt văn hóa, họ sẽ có thể dễ chấp nhận hơn đối với dân địa phương.

Một câu hỏi đặt ra là liệu người thiểu số Mã Lai có phản đối dòng người nhập cư từ Ấn Độ và Trung Quốc hay không. Câu trả lời là không, bởi chính sách này bị phản đối rộng rãi trong đại đa số người dân Singapore.

Một giáo sư đại học nhận định, khi người Mã Lai thấy những người đồng hương Singapore của mình - đặc biệt là gốc Hoa - là những người phản đối mạnh mẽ, họ thấy cái gì đó đảm bảo rằng đây không phải là một vấn đề sắc tộc. Ông nói: "Một cuộc xung đột sắc tộc có thể xảy ra khi người gốc Hoa muốn có nhiều người nhập cư đến từ Trung Quốc trong khi người gốc Ấn muốn nhiều người nhập cư đến từ Ấn Độ hơn". Nhưng chuyện này chưa bao giờ xảy ra. Ngược lại, trên thực tế chính người gốc Hoa lên án về người nhập cư từ Trung Quốc và người gốc Ấn lên án các công nhân Ấn Độ nhập cư vào Singapore. Điều đó đã loại bỏ mầm mống sắc tộc.

Ủng hộ "những người anh em" Singapore

Tôi đã nói đến những năm tháng người Singapore gốc Hoa to tiếng lên án chính sách hơn người gốc Mã Lai. Điều tương tự cũng đúng với người gốc Ấn chống lại dòng nhập cư gồm các chuyên gia từ Ấn Độ đến Singapore tìm việc.

Sự cố Zhou Hou, rất nhạy cảm vì nó động đến sắc tộc, đã chứng tỏ người Singapore hội nhập tốt như thế nào. Một cuộc thảo luận trên mạng đã được mở ra về việc liệu người Singapore gốc Hoa có thể giúp một người gốc Mã Lai nếu bị một người Trung Quốc tấn công hay không, kết quả là câu trả lời "có" đã chiếm đa số và sau đây là một số ví dụ về các bình luận.

-Tôi cảm thấy gần gũi với những người anh em Singapore gốc Mã Lai và gốc Ấn - những người mà tôi đã lớn lên bên họ, tham gia nghĩa vụ quân sự cùng họ - hơn là người Trung Quốc.

-Tôi là người Singapore gốc Hoa. Bất cứ người Trung Quốc nào dám tấn công người anh em Singapore gốc Mã Lai của tôi sẽ nhận được câu trả lời là cú đấm của tôi. Dù có mang gốc Hoa hay không, thực tế là chúng tôi đều là người Singapore.

Trong một giai đoạn nào đó, những người thiểu số đã lo sợ rằng người nhập cư có thể biến Singapore thành một "tỉnh của Trung Quốc". Tuy nhiên, người Singapore giờ đây dường như khẳng định: " Không đời nào - không phải bây giờ và không bao giờ"./.

Châu Giang dịch từ Singapore Scence

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay