Lãn Miên

Nhân Ngày Dân Số Thế Giới

1 bài viết trong chủ đề này

Nhân ngày “dân số thế giới” dư luận có lời kêu gọi loài người hãy sống có đạo đức và tình thương.Tôi dịch hai bài này, của phương Tây ngày nay, và của phương Đông cách nay gần 3000 năm, vì thấy tư tưởng nhân văn nó lại giống nhau. Có thể có câu dịch chưa chính xác, mong bạn đọc lượng thứ.

Lời khuyên của một người Cha

Ai khen con đẹp, hãy quên

Sau khi con nói “cảm ơn” họ rồi

Ai khen ngoan, hãy nhớ lời

Gắng ngoan hiền nữa, suốt đời nghe con.

Thấy người đau khổ khóc than

Con kề vai lại thấm tràng lệ rơi

Người mang nặng toát mồ hôi

Con kề vai lại gánh vơi giúp giùm

Gặp người xin xỏ một đồng

Con hãy tặng họ hai đồng nghe con

Lần sau lại gặp họ xin

Con hãy cho họ chỉ nên một đồng

Lần ba gặp họ xin không

Con hãy im lặng mặc lòng bước đi.

Lời khen con biết thực thi

Nhưng đừng vung vãi, nó thì thành suông

Lời chê con hãy giữ riêng

Đừng đem bố thì xóm giềng, ai ai

Nụ cười, cho khắp mọi người

Hào hoa như nắng mặt trời tỏa lan.

Nỗi đau, con nén vào trong

Nỗi buồn, hãy biết chia cùng bạn thân

Chớ quỵ lụy, chớ khóc than

Ngày mai ắt đến, thênh thang bầu trời.

Thấy người vấp ngã con ơi

Con đưa tay đỡ, nâng người ta lên.

Lánh xa kẻ thích quan quyền.

Bạn biết đau với nỗi buồn con tôi

Còn kẻ ghen tức con vui

Nó chính là kẻ thù rồi con ơi

Chọn sai, trả giá cả đời

Bạn hóa thù, họa đến nơi nào dừng.

Hãy cho và lập tức quên.

Cái tăm, sợi chỉ, đừng thèm mượn ai.

Trước điều nghĩ , chớ nhàn vui

Thanh thản chỉ có ở người vô tâm.

Đừng bao giờ sợ bóng đêm

Với người mù nó sáng êm như ngày.

Vui đừng vui quá, buồn ngay

Buồn đừng buồn quá, có ngày lại vui.

Tiến bước mà đánh mất Tôi

Con ơi, dừng lại để lùi, hiểu thêm

Lùi nhiều bước nữa, chẳng phiền

Nhìn xuống thấp để biết mình chưa cao

Nhìn lên, mình vẫn kém sao

Đó là thận trọng thấp cao ở đời.

Hãy luôn nghĩ đến tương lai

Đừng quên quá khứ, những thời đã qua

Ngày mai, hy vọng mãi mà

Nhưng đừng buông thả việc là hôm nay.

May rủi, chuyện của cuộc đời

Cuộc đời đâu chỉ những hồi rủi may.

Sống trên đời, nói ít thôi

Để làm nhiều việc tâm thời nghĩ ra

Nếu cần, con hãy đi xa

Tìm hạt giống mới để ta mang về

Tặng cho xã hội no nê

Dù lòng ta cũng chẳng hề đòi công.

Những điều Cha viết cho Con

Là Cha chắt tự trong tim chân tình

Từ trong lao khổ đời mình

Bao đêm giữa biển, sóng cồn chơi vơi

Long đong vất vả kiếp người

Viết cho con tự cuộc đời của Cha

Trải nghiệm cay đắng, sâu xa

Chắt thành nắng ấm để mà cho Con.

Chông gai, cạm bẫy hãy còn

Con bớt đau, bớt tủi hờn nghe con

Đừng hơn thua với vuông tròn

Phần anh, phần chị, ai giành mặc ai

Con hãy chậm bước đường dài

Dù con đến muộn, đừng hoài phận sau

Dù chẳng ai để phần đâu

Cái điều nhân nghĩa con hầu nhớ ghi

Hãy buồn với chuyện bất nghì

Một điều có thật: Sống thì yêu thương.

Ngày Lễ dành cho Cha 19-6-2011

(Mạng: truewhisper.com Father child patience trust time love pride joy )

Nội dung bài này thể hiện nhân văn của xã hội dân chủ tự do ở nước Mỹ ngày nay. Nhưng nội dung nó cũng phần nào giải thích được câu thành ngữ Việt Nam “giàu con út, khó con út”, ít ra là câu thành ngữ này đã có từ 5000 năm trước, một trong những mật ngữ còn sót lại của thuyết khoa học Âm Dương Ngũ Hành của người Lạc Việt, mà Thiên Sứ đã giải thích trong môn khoa học ứng dụng là “ Lạc Việt Độn Toán” và “ Lạc Việt Luận Tuổi” do Sư Phụ sáng tạo.

Tư tưởng nhân văn ấy của một xã hội văn minh thời hiện đại, lại phảng phất tư tưởng của nền văn minh Văn Lang 5000 năm trước của Lạc Việt, mà về sau Khổng Tử đã tổng kết thành đạo Nho, là đạo đức của dân cư cái nước tuy Nhỏ mà rất Nhã nên gọi là Nho Nhã. Đạo đức xã hội ngày nay ở Trung Quốc và ở Việt Nam đều có hiện tượng xuống cấp trầm trọng trong mọi lĩnh vực. Ở Trung Quốc, ông Lưu Á Châu, chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân Quân khu Bắc Kinh, trong bài nói chuyện ngày 11-9-2002, mục “Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ” đã nêu và dẫn chứng minh ba điểm là : Một là Cơ chế tinh anh (nói về cơ chế tuyển chọn cán bộ), Hai là Độ lượng và Khoan dung, Ba là Sức mạnh vĩ đại về Tinh thần và Đạo đức ( “Ý tưởng dân chủ đã thấm sâu vào sinh mạng của họ, vào máu, trong xương cốt. Một dân tộc như vậy không làm chủ thế giới thì còn ai làm chủ được thế giới?”). Điểm thứ Ba mà ông Lưu nêu, lại giống như Văn Minh Văn Lang thời các vua Hùng, thời mà “vua tôi cùng cày ruộng”, làm gì có chia giai cấp để mà chuyên chính và đấu tranh. Thể hiện ở cái bánh chưng (là Trái Đất) được buộc bằng sợi Lạt Hồng, Lạt Hồng=Lạc Hồng=Luật Rộng. Hiểu tiếng Việt như vậy thì cụm từ “dự thảo luật” chỉ cần gọi bằng một từ là Lạt. Lạt ấy phải qua Luộc Chín (vì bánh chưng có luộc chín rồi mới ăn được). Từ Luộc Chín của tiếng Việt chính là cụm từ “phản biện và thẩm định luật”, việc này từ thời Văn Lang cho đến thời nhà Trần được diễn ra ở hội nghị Diên Hồng ( Diên=Dài=Diện=Dộng=Rộng; Hồng=Rộng, tức là hội nghị rộng toàn dân), để rồi thông qua Lạt trong không khí dân chủ toàn dân, lúc đó thì Luộc Chín sẽ biến thành Luật Chính, và Luật Chính ấy lại là Luật Rộng của Lạc Hồng. ( Sau bị Hán hóa nên không gọi là Luật Chính mà gọi là Chính Luật, lại bảo nó là từ Hán-Việt. Nó là từ gốc ngôn ngữ của dân Chầy Cối là dân Lạc Việt đấy ạ!, nhắn gởi lại trên cái bánh chưng có từ 5000 năm trước). Ở Việt Nam, hiện tình xuống cấp đạo đức xã hội làm nhà thơ Bùi Minh Quốc phải than phiền: “ Ngoảnh mặt vào đâu cũng đều lợm mửa. Ở thời mà cái Đểu lên ngôi”. Việc Trung Quốc mở Viện Khổng Tử khắp thế giới, đặt tượng Khổng Tử ở quảng trường Thiên An Môn, rồi mới đây lại bưng tượng ấy vào trong bảo tàng, thể hiện là vẫn còn loay hoay tìm nguyên lý cho đạo đức toàn xã hội. Văn hóa là cái mạnh nhất để bảo tồn dân tộc cũng như giữ trọn vẹn chủ quyền đất nước. Tư duy của văn hóa cũng là loại tư duy hành động, phải Thấy-Thi-Thụi-Thắng thì mới Thành, chứ nếu chỉ Thờ-Thăm-Thoái-Thất thì vẫn Thua. Trong ngôn ngữ Việt có các cặp đối nghịch (ở đây ký hiệu bằng dấu xẹt) như Nái/Nọc, Cái/Cộc, Nhục/Nhã (Nhục là tư tưởng thấp hèn, Nhã là tư tưởng thanh tao), Đểu/Đức v.v. Trong bài “Bốn thói xấu của người Việt đương đại” của tác giả Thanh Sắc trên vnnet.vn ngày 4/10/2009, nêu là: “gian lận”, “cơ hội”, “vô trách nhiệm” và “chí phèo”, đó chính là tứ Đểu, ngược với tứ Đức của thời văn minh Văn Lang là “Lao”, “Khiêm”, “Cẩn”, “Sắc”. Lao là lao động miệt mài, ắt phải lao tâm khổ tư, ngược với Lười (Lười/Lao), lười nên mới sinh ra “gian lận”. Khiêm là khiêm tốn, tôn trọng con người, luật lệ, qui luật của tự nhiên, tức là Chí Phải, ngược với nó là “chí phèo” (Chí Phèo/Chí Phải, Khuấy/Khiêm). Cẩn là hành xử đúng qui định của nhà nước, ngược với nó là “cơ hội” (Quấy/Cẩn). Sắc là trí tuệ xuất sắc, phong cách bản sắc, hành xử sâu sắc, ngược với “vô trách nhiệm” ( Sơ/ Sắc). Dưới đây là phần tứ Đức trích dịch từ bài “Tăng chú thiên tự văn”có từ mấy ngàn năm trước.

鳴鳳在竹 Minh Phượng Tại Trúc Phượng hoàng hót rặng tre ngà

白駒食場Bạch Câu Thực Trường Trâu, bò, ngựa, ngỗng ăn ra ngoài đồng

化被草木 Hóa Bị Thảo Mộc Muôn cây cỏ đã đều thuần hóa

賴及萬方Lại Cập Vạn Phương Quan trông coi đến tận mọi nơi

蓋此身髪 Cái Thử Thân Phát Tóc, mình tươm tất đời đời

四大五常Tứ Đại Ngũ Thường Luật theo Tứ Đại, phép noi Ngũ Thường

恭惟鞠養Cung Duy Cúc Dưỡng Khuôn dưỡng dục giữ gìn cung kính

豈敢毀傷Khỉ Cảm Hủy Thương Ai dám đâu hủy hoại nếp nhà

女慕貞潔 Nữ Mộ Trân Khiết Gái thì trinh khiết danh gia

男效才良Nam Hiệu Tài Lương Trai thì hiệu quả lại là tài lương

知過必改 Tri Quá Tất Cải Khi biết lỗi thì thường phải sửa

得能莫忘 Đắc Năng Mạc Vong Được tài rồi cũng chớ có quên

岡談彼短 Cương Đàm Bỉ Đoản Cứng khuyên xử phải ngắn mềm

扉恃己長Phi Thị Kỷ Trường Chớ nên cậy thế rằng mình giỏi giang

信使可覆Tín Sử Khả Phúc Giữ được tín thì còn lặp lại

器欲難量 Khí Dục Nan Lường Lòng tham tài thì mãi khó lường

墨悲絲染Mặc Bi Ti Nhiễm Gần mực thì lụa nhuốm đen

詩讚羔羊 Thi Tán Cao Dương Thi ca tán tụng ngọt đường thành kiêu

景行維賢Cảnh Hành Duy Hiền Lòng luôn giữ đạo hiền mãi mãi

克念作聖 Khắc Niệm Tác Thánh Từng phút giây phải nhớ Thánh răn (chưa có Phật, người Việt thờ Thánh,Thần)

德建名位 Đức Kiến Danh Vị Cần rèn đức mới thành danh

形端表正 Hình Đoan Biểu Chính Giữ mình chân chính, đoan trang dáng người

空谷傳聲Không Cốc Truyền Thanh Hang tuy rỗng truyền đời vẫn tiếng

虛堂習聽 Hư Đường Tập Thính Nhà tuy không vẫn kẻ rình nghe

禍因惡積 Họa Nhân Ác Tích Họa lai do ác tích về

福緣善慶Phúc Duyên Thiện Khánh Phúc là duyên bởi thiện kia đón mừng

尺璧非寶Xích Bích Phi Bảo Thước ngọc chẳng phải đồ trân bảo

寸陰是競Thốn Âm Thị Cạnh Tấc âm là thứ phải cạnh tranh

資父事君 Tư Phụ Sự Quân Chăm cha mẹ,việc vua ban

曰嚴與敬 Viết Nghiêm Dữ Kính Giữ nghiêm lại biết lo toan kính nhường

孝當竭力 Hiếu Đương Kiệt Lực Việc hiếu dốc sức mình làm hết

忠則盡命 Trung Tắc Tận Mệnh Việc trung thì lại biết quên thân

臨深 Lâm Thâm Những khi xông trận xa gần

復薄 Phúc Bạc Có công biết nhịn, nhận phân bạc bèo

夙興 Túc Hưng Việc trước hết là lo hưng nghiệp

溫清 Ôn Thanh Khi ấm thân vẫn giữ thanh bần

似蘭斯春 Tự Lan Tư Xuân Giữ đời lan sắc như xuân

如松之盛 Như Thông Chi Thịnh Lòng luôn ngay thẳng như thông giữa trời

川流不息 Xuyên Lưu Bất Tức Sông chảy mãi tháng ngày chẳng hết

淵澄取映 Uyên Trừng Thủ Ánh Đáy sông sâu ngời đọng ánh trăng

容止若思 Dung Chỉ Nhược Tư Mặt nghiêm, nghĩ ngợi mông lung

言辭安定 Ngôn Từ An Định Lời ra thủ thỉ nhẹ nhàng nhã trang

篤初誠美 Đốc Sơ Thành Mỹ Luôn vun vén lo toan cái đẹp

慎終宜令Thận Chung Nghi Lệnh Thành tự nhiên sau trước lo lường

榮業所基 Vinh Nghiệp Sở Cơ Đã đành sự nghiệp vẻ vang

籍甚無竟 Tịch Thậm Vô Tịnh Sử xưa để lại một hàng không hai

學優登仕 Học Ưu Đăng Sĩ Học ưu tú đến hồi nhậm chức

攝職從政 Nhiếp Chức Tùng Chính Đời vì dân , chính trị cầm cương

存以甘棠 Tồn Dĩ Cam Đường Còn thì ngọt tựa cam đường

去而益詠 Khứ Nhi Ích Vịnh Mất thì danh tiếng lưu truyền thế gian

樂殊貴賤 Nhạc Thù Quí Tiện Nhạc biết rõ hèn, sang, quí , tiện

禮別尊卑 Lễ Biệt Tôn Ti Lễ biết chia trên, dưới tôn ti

上和下睦 Thượng Hòa Hạ Mục Dưới trên hòa mục mọi khi

夫唱婦隨 Phu Xướng Phụ Tùy Trong nhà chồng vợ hãy thì nghe nhau

外受傳訓 Ngoại Thụ Truyền Huấn Ngoài thì phải biết nhiều , học rộng

入奉母儀 Nhập Phụng Mẫu Nghì Trong phải nêu con thuận, mẹ chiều

諸姑伯叔 Chư Cô Bá Thúc Chú, dì, cô , bác thương yêu

猶子比兒 Do Tử Bỉ Nhi Gái, trai, anh , chị cũng đều trọng nhau

孔懷兄弟 Khổng Hoài Huynh Đệ Giữ huynh đệ Khổng gia là thế

同氣連枝 Đồng Khí Liên Chi Gắn bó nhau da thịt, cây cành

交友投分 Giao Hữu Đầu Phận Bạn bè cùng phận kết minh

切磨矩規 Thiết Ma Củ Qui Phải theo qui củ giữ mình truốt trau

仁慈隱惻 Nhân Từ Ẩn Trắc Lòng giữ mãi nhân từ trắc ẩn

造次弗離 Tạo Thứ Phất Ly Như anh em nghĩa nặng tình sâu

節義廉推 Tiết Nghĩa Liêm Thoái Chịu lui, tiết nghĩa làm đầu

顛沛匪虧 Điên Bái Phỉ Khuy Chịu nhường, khi giận biết đâu lỡ tràn

性靜情逸 Tính Tịnh Tình Dật Tính giữ tịnh để an mọi sự

心動神疲 Tâm Động Thần Bì Tâm động nhiều thì mệt thần kinh

守真志滿 Thủ Chân Chí Mãn Giữ lòng chân chính, chí minh

逐物意移 Trục Vật Ý Di Dù cho vật ý trọng khinh đổi dời

堅持雅操 Kiên Trì Nhã Thao Kiên trì giữ cuộc đời tao nhã

好爵自縻 Hảo Tước Tự Mi Tức tự mình đón tước vẻ vang

既集賁典 Ký Tập Bí Điển Trong nhà sách xếp từng hàng

亦聚群英 Diệc Tụ Quần Anh Góp gom trí tuệ nhân quần thế gian

策功茂實 Sách Công Mậu Thực Công lao với nước, với làng

勒碑刻銘 Lặc Bi Khắc Minh Viết lên bia khắc rõ ràng thẳng ngay

庶幾中庸 Thứ Kỷ Trung Dung Trung dung giữ đạo tháng ngày

勞謙謹敕 Lao Khiêm Cẩn Sắc Lao, Khiêm, Cẩn , Sắc đức này bền lâu…

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay