WALL-E

Quan Hệ Việt - Trung Trong Thời Chống Mỹ Và Đường Lối Ngoại Giao Của Bác Hồ .

25 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Kính thưa các Cô, Chú cùng Anh Chị trong diễn đàng !

Thời điểm hiện tại khi quan hệ Việt - Trung đang rất căng thẳng, bất cứ hành đồng nào của hai bên cũng có thể dẫn tới hệ lụy khó lường. Vì thế các cuộc vận động, chạy đua Ngoại Giao của các bên càng căng thẳng, quyết liệt hơn. Tiểu Bảo lại tự hỏi cớ sao lại ra nông nỗi thế này, do chúng ta ư, đương nhiên là không, chúng ta chỉ là bên bị hại. Trong lúc này Tiểu Bảo lại nhớ đến Bác, nhớ đến chính sách, đường lối ngoại giao khôn khéo không những với Trung Quốc, mà với các nước khác, làm cho các thế lực bên ngoài ý đồ không dám manh động, xâm phạm chúng ta. Tiểu Bảo mạn phép xin trích dẫn một trong những bài báo, bằng chứng về đường lối ngoại giao khôn khéo của Bác khi Người còn sống và làm việc.

Bài báo của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy trên trang tuanvietnam.net về quan hệ Việt - Trung trong thời chống Mỹ .

"Nhân 60 năm nước CHND Trung Hoa, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu bàn về quan hệ Việt - Trung thời kì chống Mỹ.

Tổng kết sao cho đúng thực chất quan hệ Việt Trung trong 60 năm qua, để từ đó rút ra những bài học bổ ích nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước tiến tới là một vấn đề rất trọng đại, đòi hỏi công sức, trí tuệ của nhiều bậc tài cao đức trọng nhiều thế hệ. Đó là một công việc vô cùng khó khăn, động chạm tới nhiều vấn đề tế nhị, nhạy cảm của tầng lớp lãnh đạo hai nước, tới những người đã khuất và còn sống... chưa biết chừng còn có thể bị “vạ lây” (vì bị cho là không đúng ý ai đó).

Biết sức mình có hạn, tôi chọn “Quan hệ Việt - Trung thời kỳ chống Mỹ” để mở đầu cho loạt bài viết về quan hệ hai nước trong 60 năm qua, vì đây là giai đoạn tôi đã có chút trưởng thành, được may mắn chứng kiến nhiều sự kiện lớn trong mối quan hệ đó cũng như được gặp gỡ trực tiếp một số nhà lãnh đạo hai nước, hoặc được nghe truyền đạt ý kiến cấp trên, hay của người trong cuộc kể lại.

Tôi biết đây là một việc làm quá sức mình. Hơn nữa, lúc này tôi chỉ có thể bằng vào trí nhớ để viết nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót…, rất mong được bạn đọc rộng lòng tha thứ.

Khác biệt nhưng vẫn được ủng hộ

Quan hệ Việt Trung có vấn đề từ khi quan hệ Xô -Trung "có chuyện", là điều đã được phía Trung Quốc công khai thừa nhận trong cuốn “Lịch sử ngoại giao Trung Quốc”, nhưng theo tôi, một số bất đồng trong quan hệ hai nước đã xảy ra sớm hơn (sẽ đề cập tới trong bài viết về quan hệ Việt Trung trong thời kỳ trước đó).

Chúng ta đều biết giữa Đảng CS và chính phủ Trung Quốc với Đảng CS và chính phủ Liên Xô đã tồn tại từ lâu nhiều mâu thuẫn trong quan hệ hai đảng, hai nước và nhiều bất đồng lớn trong đánh giá tình hình quốc tế. Vì nhiều lý do, lúc đầu những mâu thuẫn, bất đồng đó chỉ âm ỉ tồn tại, nhưng đến đầu năm 1960 của thế kỷ trước chúng đã bùng nổ và dần dần trở nên gay gắt tới mức hai đảng, hai nước coi nhau là kẻ thù: từ luận chiến đến “rút chuyên gia, xé hợp đồng” tới xung đột quân sự tại biên giới (năm 1969).

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau nhưng có một điều có thể khẳng định, việc ban lãnh đạo Trung Quốc không chịu làm “đàn em” của Liên Xô nữa, quyết tâm phá vỡ thế hai cực hình thành từ Yalta và đầu óc nước lớn của một số nhà lãnh đạo Liên Xô đã làm cho mâu thuẫn giữa hai bên không thể điều hoà, dù cả hai đều tự nhận mình là những người trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin.

Trong “cuộc chiến” đó, ban lãnh đạo Trung Quốc muốn và không ngừng gây sức ép để chúng ta đứng về phía họ.

Một ví dụ, năm 1964, ông Đặng Tiểu Bình với tư cách là Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc đã bí mật sang thăm Việt Nam với lời cam kết “sẽ bao toàn bộ viện trợ” của Liên Xô cho Việt Nam, nếu Việt Nam đứng về phía Trung Quốc, nhưng lời đề nghị đó đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Lãnh đạo Việt Nam khôn khéo nhưng cương quyết từ chối.

Posted Image

Tháng 8 năm 1966 cái gọi là “cách mạng văn hoá” của Trung Quốc công khai bùng nổ. Đây là cuộc “nội chiến đẫm máu” kéo dài trong mười năm, gây cho nhân dân Trung Quốc nhiều tổn thất to lớn về người và của. Mặc dù bị “thúc giục ủng hộ” nhưng Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch đã lựa chọn cách làm “không ủng hộ nhưng cũng không phản đối” như những nước xã hội chủ nghĩa khác lúc đó

Như vậy là hai vấn đề đối nội và đối ngoại lớn của Trung Quốc trong thời kỳ này đều không được sự đồng tình của Việt Nam

Sau mấy năm thi hành hiệp định Geneve, chúng ta biết không thể thống nhất nước nhà bằng con đường tuyển cử tự do. Đảng và chính phủ Việt Nam quyết định chọn con đường đấu tranh vũ trang tại miền Nam Việt Nam.

Chủ trương này lúc đầu không được ban lãnh đạo Trung Quốc tán thành. Bằng sức mạnh của dân tộc, chúng ta tự lực tiến hành. Sau khi thấy triển vọng của cuộc đấu tranh và thấy có thể dựa vào đó để “phất cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc “… ban lãnh đạo Trung Quốc mới từng bước từng bước tích cực ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa này.

Sau mấy năm tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, trước phong trào đấu tranh cách mạng tại miền Nam Việt Nam ngày càng phát triển và thu được những thành tựu to lớn và ngày càng được dư luận rộng rãi trên thế giới kể cả một bộ phận nhân dân Mỹ đồng tình v.v., chính quyền Mỹ lúc đó thấy phải thương lượng với ta. Hai bên đã có những cuộc tiếp xúc.

Lúc đầu (năm 1967), ban lãnh đạo Trung Quốc phản ứng khá mạnh (ngoài những thể hiện trong nội bộ, Chu Ân Lai công khai phê phán ý định đúng đắn này khi tiếp một số đoàn đại biểu miền Nam tới thăm Trung Quốc,..) Tuy nhiên trước thái độ kiên quyết, đúng mức của Đảng và Bác Hồ, phía Trung Quốc đành phải thay đổi thái độ, chuyển sang ủng hộ chủ trương đàm phán với Mỹ của ta khi họ thấy Việt Nam làm như vậy là đúng và họ cũng có thể có “thu hoạch” trong vấn đề này,

Như vậy là hai chủ trương lớn của Đảng và chính phủ ta lúc đầu cũng đều không được ban lãnh đạo Trung Quốc tán đồng và bị gây khó dễ.

Nhắc lại mấy việc lớn trên để thấy rõ một điều: dù quan điểm lập trường, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại…, của hai bên Việt Nam và Trung Quốc có những lúc hoàn toàn khác biệt, trái ngược nhau trong một thời gian khá dài, nhưng nhìn chung phía Việt Nam vẫn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rất lớn về nhiều mặt của Trung Quốc (và nhiều nước bạn khác nhất là của Liên Xô) để thực hiện mục tiêu chiến lược cao cả của dân tộc.

Những người ở lứa tuổi tôi (và trẻ hơn hai mưoi, hai nhăm tuổi) hiện nay đều không quên những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tầu thuỷ, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến cái kim sợi chỉ…, không sao kể hết.

Tôi còn nhớ, từ chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời (mũ cối có thể làm ghế ngồi nghỉ sau một trạm hành quân và dùng làm gầu múc nước tắm, còn dép lốp thì bền tới mức chông sắt đâm không thủng, đi mãi không đứt quai).

Nhiều người Việt Nam thời đó từng được ăn nếm những phong lương khô rất ngon của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng để đảm bảo sức khoẻ cho các chiến sĩ ta, một số cán bộ kỹ thuật của nhà máy Ích Dân Thượng Hải đã trực tiếp thử nghiệm trong hơn hai mươi ngày liền chỉ ăn những phong lương khô đó trên đường hành quân mang nặng như các chiến sĩ ta. (Tôi may mắn được đến thăm nhà máy này ba lần và nếm thủ lương khô tại chỗ).

Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực(nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực... vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.

Tôi cũng không thể nào quên những ngày nhiều công dân Trung Quốc sôi nổi gửi tiền ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc kinh và vẫn còn nhớ nhiều vở kịch lấy đề tài từ cuốn “Những lá thư miền Nam” được các nghệ sĩ Trung Quốc chuyển thể thành các vở diễn mang tên “Những bức thư tiền tuyến” công diễn tại nhiều nơi ở Trung Quốc.

Không bao giờ chúng ta quên sự giúp đỡ to lớn, nhiệt tình đó của nhân dân Trung Quốc.

(Nói như vậy không phải là xem nhẹ sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước anh em khác.Một ví dụ: tên lửa SAM và Mig-21 đã góp phần không nhỏ trong chiến thắng Điện Biên Phủ trên không).

Độc lập mà không chống

Một câu hỏi được đặt ra là: vì sao có những bất đồng về nhiều mặt lớn như vậy mà ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn viện trợ cho chúng ta?

Có thể đưa ra một số nguyên nhân, nhưng trong bài viết ngắn này tôi chỉ muốn nhấn mạnh một ý, đó là: "Đảng ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Ban lãnh đạo Trung Quốc tin chắc là trong bất kỳ tình huống nào Việt Nam cũng không bao giờ chống hoặc đi với ai để chống Trung Quốc, chống những lợi ích chính đáng của họ dù chủ trương lớn của hai bên có khi khác biệt.”

Điều này đã được thể hiện rất rõ trong cuộc họp các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng mười (1957) và một số hội nghị quốc tế, khi đại biểu Trung Quốc bị công kích thì đại biểu Việt Nam đã khôn khéo kiên cường bảo vệ bạn.

Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh

Posted Image

Hồ Chủ tịch và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông

Ngoài ra cần nhấn mạnh thêm, trong thời gian đó, chúng ta may mắn có được sự lãnh đạo, dìu dắt chỉ bảo của trí tuệ sáng ngời, bản lĩnh vững chắc và nghệ thuật tài tình Hồ Chí Minh. Có thể đưa ra rất nhiều ví dụ để chứng minh. Ở đây tôi xin phép nêu một vài.

Tôi được một vị trong cuộc, nói cho biết, khi Trung Quốc phát động cái gọi là “cách mạng văn hoá”, trong Trung ương đảng ta đã có một số đồng chí tỏ ý đồng tình và một số đồng chí tỏ ý phản đối. Cả hai phía đều muốn Đảng ta tỏ thái độ.

Với sự hiểu biết sâu sắc về Trung Quốc, Bác Hồ đã có chủ kiến: đây là cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ, sẽ mang lại tai hoạ cho nhân dân Trung Quốc, chúng ta không thể ủng hộ, nhưng cũng không thể khuyên can vì dù có khuyên can họ cũng không nghe. Bác chỉ hỏi: "Ở đây có đồng chí nào hiểu Trung Quốc bằng Bác không?” Tất nhiên chẳng vị nào dám nói mình hiểu Trung Quốc hơn Bác.

Thấy mọi người im lặng, Bác nói tiếp: “Hiện giờ Bác cũng chưa biết “cách mạng văn hoá” là cái gì? Đã chưa biết, chưa hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ!”

Câu nói ngắn gọn đó đã trở thành chủ trương của Đảng và nhân dân ta trong suốt thời gian Trung Quốc tiến hành công việc trên.

Thế là chỉ bằng vào trí tuệ siêu phàm của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã tránh sa vào “những rắc rối” và những hậu quả sau này của cuộc “nội chiến đẫm máu” đó, đã chứng tỏ rằng việc chúng ta không ủng hộ “cách mạng văn hoá” nhưng cũng không phản đối là vô cùng chính xác.

Sau khi thuyết phục và gây sức ép yêu cầu Đảng ta từ bỏ Liên Xô đi theo Trung Quốc không được, Đặng Tiểu Bình rất bực bội. Buổi ông ta rời Hà Nội, Bác và mấy đồng chí đến tiễn tại nhà khách. Lúc Bác tới ông Đặng đang ngồi trên ghế, nhưng khi thấy Bác vào ông ta không đứng dậy theo phép lịch sự. Mấy đồng chí đi theo Bác không ngờ lại có chuyện đó, trong khi chưa biết xử trí ra sao thì thấy Bác nhanh nhẹn bước tới chỗ ông Đặng ngồi, một tay chìa ra bắt tay ông Đặng, một tay vỗ nhẹ mấy cái vào vai ông ta rồi từ từ kéo ông ta đứng đậy. Tất nhiên là ông Đặng phải đứng lên theo.

Cần phải nói thêm kẻo một số bạn trẻ không rõ, đối với người Việt Nam (và Trung Quốc), chỉ có những bậc bề trên, hoặc nhiều tuổi hơn mới được quyền vỗ nhẹ vào vai người được coi như bậc dưới hoặc ít tuổi hơn. Hành động nhỏ này thể hiện rõ bản lĩnh, nghệ thuật ứng xử tuyệt vời của Hồ Chí Minh.

Mặc dù ngay từ đầu chúng ta đã tỏ rõ thái độ là “không ủng hộ nhưng cũng không phê phán "cách mạng văn hóa” nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc (chủ yếu là phái tạo phản) vẫn không ngừng yêu cầu chúng ta chí ít cũng phải có sự ủng hộ về dư luận. Để giải toả vấn đề, Bác Hồ đã có một cử chỉ tuyệt vời nữa

Ngày 26 tháng 12 là sinh nhật của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đúng ngày 26/12/1967 trên trang đầu và ở vào vị trí trang trọng của Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã đăng mấy dòng chữ viết tay bằng chữ Hán của Bác chiếm chỗ khoảng bằng một danh thiếp: “Kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương”. 26/12/1967. Hồ Chí Minh”.

“Vạn thọ vô cương” là mấy từ mà các tiểu tướng Hồng vệ binh Trung Quốc hồi đó thường xuyên hô lớn tại bất kỳ cuộc họp nào, nhất là trong dịp được Chủ tịch Mao tiếp kiến, nay Hồ Chí Minh cũng dùng nó để chúc thọ "người cầm lái vĩ đại" thì còn có sự ủng hộ nào bằng. Sức ép hầu như không còn!

Nhân dịp này tôi muốn nói thêm: người Việt Nam luôn luôn tôn trọng vai trò nước lớn của Trung Quốc và mong sống bình yên hoà thuận với người láng giềng khổng lồ này. Trong quá trình xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước, chúng tôi đã đang và sẽ không bao giờ gây cản trở cho các bạn hoặc đi với người khác để làm phiền các bạn. Chúng tôi chỉ có một yêu cầu, xin các bạn hãy để cho chúng tôi được yên, đừng ép buộc chúng tôi phải theo ý các bạn.

Trong quan hệ hai nước hiện nay đang nổi lên vấn đề biển, đảo. Giải quyết vấn đề này rất khó nhưng không phải là không có biện pháp. Rất khó là nếu cả hai cứ khăng khăng ý mình, còn chìa khoá để giải quyết vấn đề là cả hai đều phải tỉnh táo kiềm chế và có sự nhân nhượng lẫn nhau đúng mức.

Phương châm là “không thể để Biển Đông nổi sóng” .

  • Dương Danh Dy (tuanvietnam.net)
Một ngày thu tháng chín năm 2009

Lưu ý:

sau khi Bác Hồ mất về cơ bản ban lãnh đạo Đảng ta vẫn duy trì được quan hệ với Trung Quốc. Nhưng từ đầu những năm 70, những bất đồng giữa hai bên đã dần gay gắt lên. Dịp khác xin đề cập. " Edited by Tieu Bao

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vẫn phải công nhận rằng, Đường lối ngoại giao, cũng như nghệ thuật ngoại giao của Bác Hồ vẫn là bậc thầy của các nhà ngoại giao cũng như lãnh đạo của VN hiện nay, cách ngoại giao vô cùng thông minh và khéo léo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam,Trung Quốc trong dòng chảy của lịch sử là hai nhánh hoàn toàn khác nhau của lịch sử phương đông. Hai nhánh này trong thế kỷ hai mươi có những điểm tương đồng kỳ vĩ: Cụ Mao cùng thế hệ của cụ thực hiện cuộc "vạn lý trường trinh",cụ Hồ và dân tộc Việt Nam sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

Hai cụ là hai vĩ nhân, cùng các vĩ nhân khác của thế giới đã làm nên lịch sử của loài người trong thế kỷ hai mươi đưa văn minh nhân loại tiến bộ vượt bực để thế giới ngày nay yên bình hơn,nhân loại hạnh phúc hơn,các dân tộc bình đẳng với nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam,Trung Quốc trong dòng chảy của lịch sử là hai nhánh hoàn toàn khác nhau của lịch sử phương đông. Hai nhánh này trong thế kỷ hai mươi có những điểm tương đồng kỳ vĩ: Cụ Mao cùng thế hệ của cụ thực hiện cuộc "vạn lý trường trinh",cụ Hồ và dân tộc Việt Nam sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.

Hai cụ là hai vĩ nhân, cùng các vĩ nhân khác của thế giới đã làm nên lịch sử của loài người trong thế kỷ hai mươi đưa văn minh nhân loại tiến bộ vượt bực để thế giới ngày nay yên bình hơn,nhân loại hạnh phúc hơn,các dân tộc bình đẳng với nhau.

Bài viết trên là nói về đường lối ngoại giao, khôn khéo của Bác. Chứ có nói cụ Mao, cụ Mão nào đưa văn minh nhân loại bình yên, bình đẵng.

Trong một bài viết nào đó, quên rồi đại ý của cụ Mao như thế này: “Chúng ta phải giành cho được bao gồm cả Miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaisia, và Singapore. Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Sô - Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây.”

Anh Liêm Trinh cần phải bổ sung i ốt trong mỗi bữa ăn của mình đi. Posted Image Để phải hiểu rõ: CÁI HỌA MẤT NƯỚC VỀ TRUNG QUỐC RẤT GẦN, GẦN TRONG GANG TẤC.Posted Image RÕ NHẢM.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hì hì như thông à đọc cái loại này mà tin là đúng thì tờ giấy đó phải có 2 con dấu: Dấu bảo mật và dấu giải mật và chắc ăn còn phải đi hỏi cơ quan chức năng xem có đúng là đấu thật không(thỉnh thoảng thấy công an bắt vài vụ làm giấu giả nên phải cẩn thận)
Muối i ốt bây giờ nước nào cũng bán nên con người toàn thế giới thông minh hơn nhân ái hơn,yêu hòa bình hơn.Chỉ có ăn nhiều quá nên phản tác dụng thành hoang tưởng mới lo mất nước lính PLA sọc vào các nhà giầu có dương cả hai lê lên, lê súng giết đàn ông lê người hiếp đàn bà con gái,vơ vét của cải vì giầu.

Đã là lính cộng sản thì lính nào chả được dậy phải thống nhất tổ quốc bảo vệ nhân dân bảo vệ hòa bình nhân loại.Những người anh em PLA họ còn nhiều việc phải làm trong việc thống nhất tổ quốc họ,bảo vệ cuộc sống của dân ngeo trung Quốc. Chắc họ cũng muốn dương lê trong việc đòi công bằng cho những người nông dân bị quan tham trung quốc kết hợp với tư sản bẩn trung quốc tước đoạt ruộng đất. Họ cũng muốn dương lê để sao thu nhập bình quân đầu người của trung quốc 3000 đô thì người ngeo nhất của trung quốc cũng phải có thu nhập hơn 2000 đô.

Tóm lại ăn vừa phải i ốt thì mong ước sao người dân có thu nhập như Mỹ, Nhật, Tây âu để làm ít nghỉ nhiều đi du lịch đó đây.Đấy mới là su thế của nhân loại trong thế kỷ 21.

Cụ mao dụng binh rất giỏi nghi binh, ồn ào biển đông một tý nhưng có khi lại chuyển quân ra eo biển.Hơn ai hết cụ mao hiểu rất rõ biển đông là của Việt Nam và nếu còn sống thì chắc chắn cụ cũng chèo lái biển đông lặng để trung quốc tĩnh.

Cụ Mao là Cộng sản mà cộng sản thì lấy việc lo cuộc sống cho con người làm đầu tiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiểu Bảo xin mạn phép dẫn thêm bài báo của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy về Quan Hệ Việt - Trung thời chống Mỹ và đường lối ngoại giao của Bác .

" Hồ Chí Minh với Trung Quốc

Tác giả: Dương Danh Dy

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã đi tới nhiều nơi trên thế giới, nhưng có lẽ Trung Quốc là một trong mấy nước Bác lui tới nhiều lần nhất, sinh sống ở đó trong thời gian dài nhất, có cống hiến rất lớn cho phong trào cách mạng cũng như để lại ở đó nhiều tình cảm nhất.

Tôn trọng vai trò nước lớn nhưng không nhắm mắt làm theo

Trong bài viết nhỏ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh của Bác này, tôi không dám đề cập tới mọi vấn đề mà chỉ muốn nhắc tới một vài bài học từ Bác mà trong quá trình nghiên cứu về Trung Quốc tôi không bao giờ dám quên.

Trước tiên, Hồ Chí Minh luôn tỏ ra tôn trọng và tán thành vai trò nước lớn mà Trung Quốc cần phải có và xứng đáng phải có trong quan hệ Xô Trung cũng như trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bác rất coi trọng tình đoàn kết Trung - Xô, không đồng tình với một số việc làm thái quá của ban lãnh đạo Liên Xô..., nhưng khi phía Trung Quốc đi quá mức, Bác đã khôn khéo tỏ thái độ không tán thành, giữ vững chính kiến của mình và tiến hành đấu tranh, hành động theo đường lối của đảng ta mà Bác là linh hồn chứ không một chiều với Trung Quốc.

Trong lĩnh vực này, tôn trọng vai trò và lợi ích nước lớn của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế với Bác không có nghĩa là không tôn trọng lợi ích chung của phe xã hội chủ nghĩa của phong trào cộng sản quốc tế, của nhân dân các nước khác.

Posted Image

Với Bác tôn trọng vai trò nước lớn và gìn giữ tình hữu nghị của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam không có nghĩa là nhắm mắt làm theo, từ bỏ lợi ích chính đáng của dân tộc.

Ảnh tư liệu Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông.

Thứ hai, Bác vui lòng chấp thuận vai trò nước lớn mà Trung Quốc nên có và nhất định phải có trong quan hệ với nước Việt Nam láng giềng nhỏ hơn, cần sự giúp đỡ của họ. Bác thực lòng muốn chung sống hữu nghị với Trung Quốc. Bác tôn trọng dân tộc Trung Hoa và người lãnh đạo của họ, nín nhịn, tinh tế khi xử lý vấn đề nhưng không phải bằng bất cứ giá nào. Khi lợi ích dân tộc, chủ quyền lãnh thổ bị xâm phạm, khi đối phương đi quá mức có thể chấp nhận được thì không bao giờ Bác từ bỏ nguyên tắc độc lập, tự chủ, bình đẳng dân tộc và tỏ ra sợ hãi.

Với Bác tôn trọng vai trò nước lớn và gìn giữ tình hữu nghị của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam không có nghĩa là nhắm mắt làm theo, từ bỏ lợi ích chính đáng của dân tộc.

Vài mẩu chuyện cụ thể

Tôi có đầy đủ dẫn chứng để chứng minh cho hai luận điểm trên, nhưng nếu kể ra hết thì rất dài. Vì vậy chỉ xin nêu một vài ví dụ.

Chúng ta đều biết đầu những năm 60 của thế kỷ trước, bất đồng Trung - Xô từ chỗ âm ỉ dần dần công khai bộc lộ. Để lôi kéo Việt Nam đứng hẳn về phía minh chống Liên Xô, ông Đặng Tiểu Bình, lúc đó là Tổng Bí thư TWĐCSTQ, và Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc đã bí mật sang thăm Việt Nam, với lời hứa Trung Quốc sẽ bao toàn bộ số viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam không phải hoàn lại... Và như chúng ta đều biết, Đảng ta và Bác đã khôn khéo nhưng thẳng thắn tỏ rõ lập trường của mình và từ chối "lòi mời" trên.

Khi phong trào "chống xét lại Khrushchov" phát triển, đã có lúc giới truyền thông nước ta do lý do này nọ hầu như quên không nói đến Liên Xô, thì Bác vẫn lặng lẽ viết bài ca ngợi nhân dân Liên Xô.

Vai trò của Bác trong việc giữ gìn sự đoàn kết và bảo vệ Trung Quốc tại hai hội nghị lớn của các đảng cộng sản và công nhân thế giới vào các năm 1957 và 1960 không ai không biết. Chính Bác đã mấy lần đứng ra làm trung gian hoà giải bất đồng Trung Xô.

Tôi buộc phải nói ra điều không muốn nói này: ngay cả khi đã lìa khỏi cõi đời, cái chết của Bác đã tạo cơ hội cho cuộc gặp gỡ hai Thủ tướng Trung Quốc và Liên Xô tại sân bay Bắc Kinh tháng 9 nắm 1969, góp phần mở đầu cho tiến trình đàm phán bình thưòng hoá quan hệ Trung - Xô sau này.

Một ví dụ nữa. Tôi được biết bằng việc nắm chắc tình hình đấu tranh trong nội bộ Trung Quốc nên Bác đã chỉ đạo đảng ta không phản đối nhưng cũng không ủng hộ cái gọi là "đại cách mạng văn hoá" và chính chủ trương sáng suốt đó đã khiến chúng ta tránh khỏi bao nhiêu nguy hiểm, phiền phức.

Ban đầu tôi tưởng chỉ có thế, nhưng sau này qua những tài liệu của chính ngưòi Trung Quốc mà tôi đọc được, tôi mới biết là Bác không chỉ làm như vậy.

Thời kỳ đầu của cách mạng văn hoá khi các tiểu tướng Hồng Vệ Binh phê phán đấu tố các vị Bành Chân, La Thuỵ Khanh... Bác đã nói với Ngũ Tu Quyền, Phó ban đối ngoại của ĐCSTQ: nhân dân Việt Nam khá quen biết mấy đồng chí này, nay xử lý họ như vậy chúng tôi biết nói với nhân dân Việt Nam thế nào? (theo Hồng Tả Quân-nguyên Cục trưỏng Ban Đối ngoại TWĐCSTQ, Tạp chí "Thế giới trí thức" số 13 năm 1999).

Sau đó, trong một lần gặp Bác, Mao Trạch Đông mời Bác khi tới Hàng Châu, ghé thăm Trường Đại Học Triết Giang xem " Báo chữ lớn", Bác vui vẻ trả lời: "Tôi nhất định đi, Việt Nam không phải là không có vấn đề, nhưng trước mắt chưa thể làm cách mạng văn hoá. Chúng tôi còn phải làm đại cách mạng 'vũ hoá'"(tức cuộc đấu tranh chống Mỹ giành thống nhất đất nước). Mao Trạch Đông (đành phải) nghiêm túc trả lời: "Đúng vậy, Việt Nam chưa thể làm đại cách mạng văn hoá, (theo Văn Trang trong "Nhớ Hồ Chí Minh" - Nhà xuất bản Hồng Công tháng 5 năm 2009, tr 144).

Còn khi Khang Sinh, một trong những người lãnh đạo chủ chốt cách mạng văn hoá lúc đó đến thăm Bác, ông ta giới thiệu với Bác rất nhiều về cách mạng văn hóa, đặc biệt nhấn mạnh việc phát động quần chúng chống kẻ cầm quyền đi đường lối tư bản chủ nghĩa. Nghe xong, Bác hỏi lại: đảng uỷ có vấn đề, không thể lãnh đạo, nhưng phát động quần chúng mà không có sự lãnh đạo của đảng thì sẽ ra sao? Suy nghĩ một lúc, Khang Sinh mới trả lời: lần cách mạng văn hoá này là do Mao Chủ tịch lãnh đạo và phát động. Nghe xong Bác không nói gì, nhưng sau khi Khang Sinh ra về, Bác đã nói với Văn Trang (tác giả cuốn sách ): phong trào quần chúng mà không có đảng lãnh đạo sẽ loạn (nguồn nt trang 244).

Qua mấy mẩu chuyện trên có thể thấy Bác không đồng tình với chủ trương lớn này của người lãnh đạo Trung Quốc, không ủng hộ và không làm theo (một việc mà theo lý, đã là bạn đồng minh nhất là lại đang được họ viện trợ to lớn lẽ ra phải nên có) nhưng bằng những câu nói và thái độ hết sức thông minh, khôn khéo Bác đã tỏ rõ được lập trường thái độ của mình mà người ta không thể không chấp thuận, cho dù không đồng ý nhưng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt".

Posted Image

Vì sao Bác Hồ được các nhà lãnh đạo và người dân Trung Quốc đương thời tôn trọng và ngưỡng mộ như vậy? Một lý do quan trọng là Bác luôn coi sự nghiệp và lợi ích của cách mạng Trung Quốc như của chính mình.

Ảnh tư liệu Hồ Chí Minh và Đặng Tiểu Bình.

Vì sao Bác Hồ được các nhà lãnh đạo và người dân Trung Quốc đương thời tôn trọng và ngưỡng mộ như vậy? Một lý do quan trọng là Bác luôn coi sự nghiệp và lợi ích của cách mạng Trung Quốc như của chính mình.

Ngoài một số chuyện như đã kể trên, xin nói thêm mấy việc nữa. Ngay trong thời hoạt động ở Pháp Bác đã giúp đỡ nhiều nhà cách mạng Trung Quốc như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân (sau này chính thủ tướng Chu Ân Lai đã nói với ta, ông coi Bác như bậc huynh trưởng và đã thân quen với Bác trước nhiều người Trung Quốc khác, ông chỉ vào Phó thủ tướng Lý Tiên Niệm và nói thêm, chỉ sau này khi về nước tôi mới quen biết đồng chí ấy).

Với tư cách là đảng viên đảng cộng sản Pháp, Bác đã giới thiệu 3 nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc lúc đó tại Pháp vào đảng cộng sản Pháp (trong đó có nhà thơ nổi tiếng Tiêu Tam sau này).

Trong ba lần hoạt động dài ngày ở Trung Quốc, có lúc Bác tham gia chi đội Bát Lộ Quân của Diệp Kiếm Anh nhưng ngay cả những lúc chuyên hoạt động vì cách mạng Việt Nam, Bác không quên cách mạng Trung Quốc.

Bộ "Toàn tập Hồ Chí Minh" mà tôi có trong tay được xuất bản vào những năm quan hệ hai nước chưa bình thường và tôi biết có một số bài viết của Bác về Trung Quốc không được đưa vào, nhưng chỉ bằng vào những bài đã được công bố trong đó, tôi có thể mạnh dạn nói rằng ngay từ khi ở Pháp, ở Liên Xô cho đến khi hoạt động ở Trung Quốc và về Việt Nam, khi còn là nhà cách mạng hoạt động bí mật cho đến khi trở thành người đứng đầu một nước, Bác luôn là ngưòi nước ngoài tuyên truyền cổ vũ nhiều nhất cho cách mạng Trung Quốc.

Học Bác thế nào?

Để vận dụng tốt hai bài học trong ứng đối với Trung Quốc của Bác, tôi nghĩ mỗi người Việt Nam chúng ta, nhất là những người lãnh đạo và đông đảo những nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà quản lý các địa phưong.. cần nghiêm túc tu dưỡng rèn luyện không ngừng về ba mặt chủ yếu: trí tuệ, bản lĩnh, nghệ thuật. Trong hoạt động đối ngoại đó là ba điều không thể thiếu, nhưng học cho thấu đáo và vận dụng được chúng không dễ.

Bộ mặt của những người dốt nát, lười biếng, rút rát, e sợ, thô lỗ, hay quị luỵ, chỉ lo nghĩ đến bản thân... sớm hay muộn đều không thoát khỏi sự phán xét của nhân dân và lịch sử.

Những ai hết lòng vì đất nước, những chiến sĩ hữu danh và vô danh trên mặt trận này sẽ sống mãi trong lòng dân. "

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hì hì như thông à đọc cái loại này mà tin là đúng thì tờ giấy đó phải có 2 con dấu: Dấu bảo mật và dấu giải mật và chắc ăn còn phải đi hỏi cơ quan chức năng xem có đúng là đấu thật không(thỉnh thoảng thấy công an bắt vài vụ làm giấu giả nên phải cẩn thận)

Muối i ốt bây giờ nước nào cũng bán nên con người toàn thế giới thông minh hơn nhân ái hơn,yêu hòa bình hơn.Chỉ có ăn nhiều quá nên phản tác dụng thành hoang tưởng mới lo mất nước lính PLA sọc vào các nhà giầu có dương cả hai lê lên, lê súng giết đàn ông lê người hiếp đàn bà con gái,vơ vét của cải vì giầu.

Đã là lính cộng sản thì lính nào chả được dậy phải thống nhất tổ quốc bảo vệ nhân dân bảo vệ hòa bình nhân loại.Những người anh em PLA họ còn nhiều việc phải làm trong việc thống nhất tổ quốc họ,bảo vệ cuộc sống của dân ngeo trung Quốc. Chắc họ cũng muốn dương lê trong việc đòi công bằng cho những người nông dân bị quan tham trung quốc kết hợp với tư sản bẩn trung quốc tước đoạt ruộng đất. Họ cũng muốn dương lê để sao thu nhập bình quân đầu người của trung quốc 3000 đô thì người ngeo nhất của trung quốc cũng phải có thu nhập hơn 2000 đô.

Tóm lại ăn vừa phải i ốt thì mong ước sao người dân có thu nhập như Mỹ, Nhật, Tây âu để làm ít nghỉ nhiều đi du lịch đó đây.Đấy mới là su thế của nhân loại trong thế kỷ 21.

Cụ mao dụng binh rất giỏi nghi binh, ồn ào biển đông một tý nhưng có khi lại chuyển quân ra eo biển.Hơn ai hết cụ mao hiểu rất rõ biển đông là của Việt Nam và nếu còn sống thì chắc chắn cụ cũng chèo lái biển đông lặng để trung quốc tĩnh.

Cụ Mao là Cộng sản mà cộng sản thì lấy việc lo cuộc sống cho con người làm đầu tiên.

Mao là tên phát xít giết chết mấy chục triệu người qua cách mạng văn hóa, cải cách ruộng đất, đại nhảy vọt...

Mao mà hiểu Biển Đông của Việt nam? Vậy nó cho chiếm Hoàng Sa năm 1956, 1974 làm gì? Hiểu Biển Đông của VN mà còn nói với ông Lê Duẩn sẽ giải phóng cả ĐNA rồi xuất bản bản đồ Trung quốc năm 1963 bao gồm cả Đông Nam Á.

Đáng thương cho Liêm Trinh - một kẻ sách vở mơ hồ về thế sự và tin một cách ngây ngô về lòng tốt của kẻ thù ngàn đời của dân tộc.

Edited by Thiên Lang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mao là tên phát xít giết chết mấy chục triệu người qua cách mạng văn hóa, cải cách ruộng đất, đại nhảy vọt...

Trung quốc là đất nước Phật giáo vậy luân hồi nhân quả, nghiệp báo tiến kiếp để đâu? Hiểu biết nông cạn hay phán sằng,Văn hóa Việt Nam chính hiệu tuyệt nhiên không có chuyện bới móc nói sấu bất cứ ai- Thiên lang nên trau dồi thêm đạo đức bản thân học thêm Văn hóa Việt Nam để hiểu lòng bao dung, vị tha của người Việt Nam.

Mao mà hiểu Biển Đông của Việt nam? Vậy nó cho chiếm Hoàng Sa năm 1956, 1974 làm gì? .

Lúc đó đang chiến tranh lạnh,mọi việc phải xét ở góc độ đó (Thế chiến quốc,thế xuân thu, thế thời thời phải thế).Cái tấm bản đồ năm 1963 chẳng ai công nhận nhưng chắc chắn có tác dụng to lớn với nhân dân Mỹ, nếu không chiến tranh Việt Nam có thể mở rộng ra toàn miền bắc số binh sỹ Mỹ chết có thể còn lớn hơn (Cao ly là một ví dụ).Thời thế đổi thay nhân loại đã chuyển sang giai đoạn từ các dân tộc luôn đè nén xâm chiếm nhau để lấy cái ăn sang cùng hợp tác để sản xuất ra vật chất phục vụ cuộc sống,Các vấn đề của lịch sử để lại thì giải quyết phù hợp cho sự vận động của thời thế là lẽ đương nhiên mới đảm bảo sự tồn tại tất yếu của mỗi quốc gia. Trong lúc đối đầu quân sự các tướng lĩnh có thể giải quân khắp nơi để phục vụ cho mục tiêu đối đầu giai đoạn đó và khi thời thế thay đổi rút quân đi không ai nghĩ nơi mình đóng quân ngoài biên giới nước mình là đất của quốc gia mình (Người mỹ đóng quân khắp tây âu thời chiến tranh lạnh nhưng chắc chắn nhân dân Mỹ và tướng sỹ quân đội Mỹ không ai nghĩ châu Âu là lãnh thổ của Mỹ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Kính thưa các Anh, các Chú thân mến !

Tiểu xin dẫn thêm bài lượt dịch đoạn phỏng vấn Bác năm 1964, khi Bác trả lời của phóng viên (PV) Pháp .

Và đặc biệt Tiểu Bảo đã xúc động và tự hào là khi thái độ và câu trả lời dứt khoát " JAMAIS " của Bác khi PV hỏi Bác về Trung Quốc. Một câu nói đại diện cho tâm tư, quan điểm nhất quán, ý chí bất khuất của cả dân tộc đối với Trung Quốc .

"Lời dẫn: Hà Nội, tại ngã tư đường Paul Bert và đường Petit Lac (Hồ Nhỏ) cũ, vào giờ tan tầm: không một chiếc ô tô, nhưng rất nhiều xe đạp di chuyển chậm rãi.

Cảm giác bất bình thường ở đất nước này không khiến chúng tôi đi khỏi miền Bắc Việt Nam. Bất bình thường đầu tiên ở chỗ mọi lối sống cá nhân đều biến mất, để cùng xây dựng cho một cố gắng tập thể tuyệt vời, được điều hành bởi một bộ máy thống nhất, quy củ (nguyên văn: dirigé d’une main de fer a la dispositif de sécurité draconienne)

Không bình thường nữa là ở đất nước bị chia làm 2 mười năm về trước, rất nhiều gia đình phải sống trong bi kịch đất nước khó khăn, vẫn có thể chu cấp cho chiến trường miền Nam.

- Thưa Ngài chủ tịch, Ngài có thể cho biết liệu có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự tại miền Nam Việt Nam?

- Không. Bởi vì như cô biết đấy, “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một”. Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng, như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài, người Mỹ sẽ càng sa lầy và sẽ càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi cũng vui mừng là các nhà chính trị Pháp cũng đã biết rõ điều này

- Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này?

- Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười)

- Nhưng nếu tôi không nhầm thì ngoài Hiệp Định Genève, tướng De Gaule có nói về một ý tưởng về sự thống nhất tấ cả các nước ở khu vực Đông Nam Á, Ngài nghĩ sao về điều này?

- Như tôi đã nói một lần rồi, đây là một ý tưởng khá hấp dẫn. Nhưng nó còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của từng nước, phụ thuộc vào cách chúng ta thực hiện nó nữa, đó là một câu hỏi lớn. Tôi không nói là tôi phản đối hay tán thành ý kiến này. Lấy ví dụ về HOA, có rất nhiều loại hoa: hoa trắng, hoa đỏ, hoa vàng … có loài hoa đẹp nhưng cũng có loài không đẹp, nhưng chúng ta vẫn gọi chung là HOA .

- Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi là, với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ … văn hóa giữ hai nước?

- Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế … Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác.

- Oui, thời kì đó đã qua rồi.

- Một mối quan hệ hữu hảo về văn hoá, kinh tế … hay như thể thao chẳng hạn. Chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng.

- Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang tại miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ rằng kinh tế của miền Bắc Việt Nam có thể duy trì được như bây giờ?

- Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển. Cô cũng thấy rằng là ở đây, chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hy sinh và lòng nhiệt huyết, và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp đỡ anh em từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hàng ngày, và chắc chắn là cả trong tương lai nữa.

- Ngài có nhắc tới các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, vậy thì sự giúp đỡ này có bắt nguồn sau những xung đột về ý thức hệ (conflit idiologique) giữa Nga và Trung Quốc?

- Không, …….. (không nghe rõ ) …….. Nhưng những sự giúp đỡ giữa các nước anh em thì vẫn tiếp diễn. và chúng rất quý giá với chúng tôi.

- Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?

- JAMAIS (không bao giờ) "

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=12hhRrojNZ4&feature=related

Edited by WALL-E
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa các Anh, các Chú thân mến !

Tiểu xin dẫn thêm bài lượt dịch đoạn phỏng vấn Bác năm 1964, khi Bác trả lời của phóng viên (PV) Pháp .

Và đặc biệt Tiểu Bảo đã xúc động và tự hào là khi thái độ và câu trả lời dứt khoát " JAMAIS " của Bác khi PV hỏi Bác về Trung Quốc. Một câu nói đại diện cho tâm tư, quan điểm nhất quán, ý chí bất khuất của cả dân tộc đối với Trung Quốc .

"Lời dẫn: Hà Nội, tại ngã tư đường Paul Bert và đường Petit Lac (Hồ Nhỏ) cũ, vào giờ tan tầm: không một chiếc ô tô, nhưng rất nhiều xe đạp di chuyển chậm rãi.

Cảm giác bất bình thường ở đất nước này không khiến chúng tôi đi khỏi miền Bắc Việt Nam. Bất bình thường đầu tiên ở chỗ mọi lối sống cá nhân đều biến mất, để cùng xây dựng cho một cố gắng tập thể tuyệt vời, được điều hành bởi một bộ máy thống nhất, quy củ (nguyên văn: dirigé d’une main de fer a la dispositif de sécurité draconienne)

Không bình thường nữa là ở đất nước bị chia làm 2 mười năm về trước, rất nhiều gia đình phải sống trong bi kịch đất nước khó khăn, vẫn có thể chu cấp cho chiến trường miền Nam.

- Thưa Ngài chủ tịch, Ngài có thể cho biết liệu có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự tại miền Nam Việt Nam?

- Không. Bởi vì như cô biết đấy, “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một”. Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng, như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài, người Mỹ sẽ càng sa lầy và sẽ càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi cũng vui mừng là các nhà chính trị Pháp cũng đã biết rõ điều này

- Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này?

- Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười)

- Nhưng nếu tôi không nhầm thì ngoài Hiệp Định Genève, tướng De Gaule có nói về một ý tưởng về sự thống nhất tấ cả các nước ở khu vực Đông Nam Á, Ngài nghĩ sao về điều này?

- Như tôi đã nói một lần rồi, đây là một ý tưởng khá hấp dẫn. Nhưng nó còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của từng nước, phụ thuộc vào cách chúng ta thực hiện nó nữa, đó là một câu hỏi lớn. Tôi không nói là tôi phản đối hay tán thành ý kiến này. Lấy ví dụ về HOA, có rất nhiều loại hoa: hoa trắng, hoa đỏ, hoa vàng … có loài hoa đẹp nhưng cũng có loài không đẹp, nhưng chúng ta vẫn gọi chung là HOA .

- Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi là, với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ … văn hóa giữ hai nước?

- Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế … Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác.

- Oui, thời kì đó đã qua rồi.

- Một mối quan hệ hữu hảo về văn hoá, kinh tế … hay như thể thao chẳng hạn. Chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng.

- Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang tại miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ rằng kinh tế của miền Bắc Việt Nam có thể duy trì được như bây giờ?

- Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển. Cô cũng thấy rằng là ở đây, chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hy sinh và lòng nhiệt huyết, và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp đỡ anh em từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hàng ngày, và chắc chắn là cả trong tương lai nữa.

- Ngài có nhắc tới các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, vậy thì sự giúp đỡ này có bắt nguồn sau những xung đột về ý thức hệ (conflit idiologique) giữa Nga và Trung Quốc?

- Không, …….. (không nghe rõ ) …….. Nhưng những sự giúp đỡ giữa các nước anh em thì vẫn tiếp diễn. và chúng rất quý giá với chúng tôi.

- Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?

- JAMAIS (không bao giờ) "

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=12hhRrojNZ4&feature=related

Sau khi “Hai bên thỏa thuận định hướng dư luận”, tôi đọc mạng: ( bookmark.people.com.cn ) thấy nhiều bài đăng quá, không có thời gian đưa hết lên, dưới đây chỉ đưa hai bài cho bạn đọc tùy tâm bình luận, nếu thấy bài nào “định hướng dư luận” trên báo ta thì đưa lên cho mình đọc với.

Bài thứ nhất

Bài trên trang chủ báo Nhân Dân điện tử TQ: Kiên định tư tưởng Mao Trạch Đông, đường lối Đặng Tiểu Bình, chủ quyền của TQ đối với biển Nam Hải (biển Đông) là không thể tranh cãi坚定毛泽东思想,邓小平路线,中国南海(东海)主权无可争辩, ngày giờ đăng发表时间: 2011-07-09 10:39:43. Toàn văn:

Trung Quốc đã thể hiện minh xác, Trung Quốc kiên định tư tưởng Mao Trạch Đông, đường lối Đặng Tiểu Bình, chủ quyền của TQ đối với biển Nam Hải (biển Đông) là không thể tranh cãi. Lập trường là “Đánh”, quyết không thoái lùi. Quyết không mềm tay立足于“打”,决不后退。绝不手软. Đối với cácnước xung quanh, TQ kiên trì “trường kỳ ổn định, mặt hướng tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”. Đối với quốc gia như Việt Nam, TQ vẫn cho rằng ý thức hình thái quan của họ là đồng thuận với TQ, tăng cường chỉ đạo tinh thần ‘bốn tốt” là “Láng giềng tốt”, “Bạn bè tốt”, “Đồng chí tốt”, “Đối tác tốt”.

Do nguyên nhân lịch sử, Trung Quốc xưa nay bỏ lơ hành sử quản hạt đối với chủ quyền ở Nam Hải, lưu lại một diện tích trắng to lớn, các nước lân cận tùy tâm tham mà chiếm lấy. Đến ngày nay khi TQ tiến vào hành sử chủ quyền của mình, tất nhiên làm cho các nước ấy có tâm lý bị áp lực . Khiến cho họ có cảm giác bị TQ chèn ép không gian sinh tồn của họ, việc này cần một lộ trình thích đáng, chẳng có gì là lạ. Đương nhiên, nếu các nước lân cận ấy không chịu tu chính, lại còn phán đoán sai lầm hình thế quốc tế, với lại kết bè lợi ích với một số quốc gia khác, khều chọc, quên hết tất cả, tự hót đắc ý, mê mà không ngộ, tất nhiên sẽ dẫn đến họ đuối lý trí, làm hàng loạt các cử động tổn người hại mình, nhưng họ tưởng gây như thế để làm nhụt ý chí kiên cường bảo vệ chủ quyền của TQ, thì họ tuyệt đồi là những ý đồ bệnh hoạn, tuyệt đối không đạt được gì, ắt sẽ thảm bại cuốn khỏi chiến trường ! ! ! Trung Quốc xác thực phải làm cho họ ý thức được điều này với một cảm nhận minh xác必定会以惨败收场!!!中国确实要让他们明确感知且意识到这些。

“Chủ quyền là ở Tôi, Tiêu trừ tranh chấp, Hợp tác cùng thắng” “主权在我,消除争议,合作共赢”. “Chủ quyền ở Tôi”, đấy là tuyệt đối, không thể lung lay, nhận rõ căn nguyên sản sinh tranh chấp,mục đích là để tiêu trừ tranh chấp vô lý sản sinh khi một số nước vì muốn tăng chút nặng lên bàn cân để kiếm chút lợi ích mà tạo nặn ra các tranh chấp. Để đạt mục đích hòa bình, hợp tác cùng thắng, cộng đồng phát triển.

Đường lối thứ hai của Đặng Tiểu Bình, điều thứ 2, thương cáo hợp tác. Nếu họ (các nước lân cận) không nhận rõ địa vị của mình, không chịu hợp tác trên điều kiện công nhận chủ quyền không thể tranh cãi là thuộc TQ, thế thì là họ đã tự bỏ, tự họ gánh lấy mọi hậu quả sẽ xảy ra với họ do việc đó, vừa không thỏa mãn được cái tâm lý quật khởi bất khuất của họ, vừa chẳng đạt được chút phần thưởng nào trong hợp tác. Đợi đến khi Trung Quốc sang bước dùng vũ lực để thu phục thì là ngày họ triệt để thất bại ! 就是他们彻底失败的那一天!Điều kiện tiên quyết mà bị họ chà đạp thì nói hợp tác chẳng còn cơ hội nữa.

Xã hội ngày nay mà có người còn mộng tưởng các thủ đoạn dùng súng chiếm đất, chiếm trộm, hoặc thừa cơ lúc người ta nguy để đạt mục đích của mình thì quá lỗi thời rồi, quá nực cười, những hành vi đó của họ mà đạt được thành quả gì trước một Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh thì chảng hóa TQ là kẻ vô năng, TQ ắt phải rời khỏi vũ đài lịch sử. Giả thiết nếu như có thực những hành vi nêu trên, thì TQ bất cứ lúc nào tùy thích có thể đổi tên những vị trí mà Việt Nam và Philippin đã chiếm rồi.

Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm của thế giới, Trung Quốc kiên trì nguyên tắc của chính mình, quyết sẽ không dao động (cũng không thèm đôi co với tiểu nhân). Trung Quốc ngực có thành trúc. Trung Quốc tất định thắng lợi. Từ thắng lợi bước tiếp thắng lợi càng lớn hơn ! ! ! ! !

Trên thế giới còn có quốc gia nào như Trung Quốc vĩ đại như thế này, thế nhân đều thấy tại mắt , rõ trong lòng. Trung Quốc đích chính nghĩa chi kỳ, tất nhiên cao cao phiêu giương! 中国的正义之旗,必然高高飘扬!

( Thảm thiệt !, “Định hướng” = Bịnh Trương = Bành Trướng )

Bài thứ hai

Bài của Triệu Trung Tường, chủ trì Đài truyền hình trung ương Trung Quốc: Trung Việt wuýnh nhau, nước Mỹ mừng nhất中央电视台主持人赵忠祥:中越打仗,美国最高兴. Toàn văn:

Tôi có một bức ảnh chụp kiểu kinh điển năm 1964, phông sau của ảnh là tấm bản đồ Việt Nam, lúc đó báo đề cập đến vấn đề VN. Từ chống Pháp đến chống Mỹ,lập trường của chúng ta là nhất trí đứng về phía nhân dân VN, ủng hộ lập trường của họ là chống ngoại xâm, đòi độc lập và tôn nghiêm, khiển tránh hành vi chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc, lúc đó quan hệ Trung Việt rất tốt. Đại đa số các bài báo đều là do tôi trực tiếp phát đi. Tôi từng phỏng vấn thủ tướng Phạm Văn Đồng, thay mặt đài truiyeefn hình trung ương TQ, đem thiện ý hữu hảo của nhân dân TQ biểu đạt mong ước viễn cảnh quan hệ hữu hảo giữa hai nước trong tương lai.

Đầu những năm 60 thời kỳ chiến tranh VN, chúng ta đã viện trợ cho VN rất nhiều, là viện trợ vô tư. Lúc đó TQ rất khó khăn, Mao Chủ tịch nói, vét đến đáy kho của chúng ta cũng phải viện trợ cho họ. Trong thời kỳ đó tôi có hai đồng nghiệp phải đi VN làm phóng sự ở tuyến đầu, tôi còn nhớ tôi ra sân ga tiễn họ mà nước mắt lưng tròng. Đó là những năm tháng khó quên, chúng ta kiên quyết chi viện cho họ.

Năm 1979, tôi đang tháp tùng đồng chí Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, ngày thứ ba sau khi đến Mỹ, đột nhiên phát hiện các ký giả Mỹ xung quanh tôi có vẻ rất vui mừng, tôi chưa từng thấy người Mỹ hào hứng như vậy bao giờ. Lúc đó tôi còn chưa biết là xảy việc gì. Họ nói với tôi, các ông đã đánh nhau với VN rồi. Lúc đó tôi cảm thấy, Trung Việt wuýnh nhau, nước Mỹ mừng nhất.

Việt Nam với chúng ta xưa nay quan hệ rất mật thiết, nhưng phải nhìn cho đúng một số vấn đề tồn tại, chúng ta từng binh nhung tương kiến, miêu nhĩ động hòa “vòng hoa dưới núi cao” 兵戎相见,猫耳洞和《高山下的花环》 là sản sinh trong đoạn thời gian ấy. Chúng ta cùng Việt Nam vốn có cội nguồn sâu xa, tôi cho rằng hai nước hòa hợp thì cả hai cùng được lợi, đánh nhau thì cả hai đều thương vong. Chúng ta giữ nguyên tắc “không xưng bá”, nhưng chúng ta cũng không thể vứt bỏ lợi ích căn bản nhất của quốc gia.

Việt Nam là một điển hình trong quan hệ ngoại giao của chúng ta, rất khó nhằn khi xử lý. Cá nhân tôi cho rằng ngày nay không thể hai bên lại giao chiến như trong quá khứ, chúng ta cuối cùng đã là một nước lớn, không những thế chúng ta lớn mạnh đến mức độ mà họ không thể so đọ nổi, nhưng cũng không nên bởi thế mà vì việc này lại đánh nhau với họ. Nhưng trong vấn đề đàm phán , họ lại vô cùng ngoan cố. Do vậy làm cho chúng ta phải đối mặt lâu dài với sự khảo nghiệm to lớn, việc này đối với họ cũng càng là một áp lực. Nước Mỹ ngày nay đang muốn thiết lập quan hệ bạn bè chiến lược với họ, vấn đề có thể biến thành càng phức tạp khó nhằn.

Là một công dân phổ thông của TQ, tôi cho rằng hai nước Trung Việt đã là láng giềng thì nên phát triển quan hệ láng giềng hữu hảo, hai bên đối với một số vấn đề nên thông qua một lộ trình thích đáng mà đàm phán. Tóm lại, từ nguồn gốc lịch sử sâu xa mà nói, tôi cảm thấy hai nước nên đời đời hữu hảo với nhau. Tôi không mong tranh chấp dẫn đến binh nhung tương kiến, nhưng chúng ta cũng không cho phép chủ quyền của chúng ta bị xâm phạm.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nên dịch ra tiếng Anh và phổ biến khắp thế giới.

Sau khi “Hai bên thỏa thuận định hướng dư luận”, tôi đọc mạng: ( bookmark.people.com.cn ) thấy nhiều bài đăng quá, không có thời gian đưa hết lên, dưới đây chỉ đưa hai bài cho bạn đọc tùy tâm bình luận, nếu thấy bài nào “định hướng dư luận” trên báo ta thì đưa lên cho mình đọc với.

Bài thứ nhất

Bài trên trang chủ báo Nhân Dân điện tử TQ: Kiên định tư tưởng Mao Trạch Đông, đường lối Đặng Tiểu Bình, chủ quyền của TQ đối với biển Nam Hải (biển Đông) là không thể tranh cãi坚定毛泽东思想,邓小平路线,中国南海(东海)主权无可争辩, ngày giờ đăng发表时间: 2011-07-09 10:39:43. Toàn văn:

Trung Quốc đã thể hiện minh xác, Trung Quốc kiên định tư tưởng Mao Trạch Đông, đường lối Đặng Tiểu Bình, chủ quyền của TQ đối với biển Nam Hải (biển Đông) là không thể tranh cãi. Lập trường là “Đánh”, quyết không thoái lùi. Quyết không mềm tay立足于“打”,决不后退。绝不手软. Đối với cácnước xung quanh, TQ kiên trì “trường kỳ ổn định, mặt hướng tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”. Đối với quốc gia như Việt Nam, TQ vẫn cho rằng ý thức hình thái quan của họ là đồng thuận với TQ, tăng cường chỉ đạo tinh thần ‘bốn tốt” là “Láng giềng tốt”, “Bạn bè tốt”, “Đồng chí tốt”, “Đối tác tốt”.

Do nguyên nhân lịch sử, Trung Quốc xưa nay bỏ lơ hành sử quản hạt đối với chủ quyền ở Nam Hải, lưu lại một diện tích trắng to lớn, các nước lân cận tùy tâm tham mà chiếm lấy. Đến ngày nay khi TQ tiến vào hành sử chủ quyền của mình, tất nhiên làm cho các nước ấy có tâm lý bị áp lực . Khiến cho họ có cảm giác bị TQ chèn ép không gian sinh tồn của họ, việc này cần một lộ trình thích đáng, chẳng có gì là lạ. Đương nhiên, nếu các nước lân cận ấy không chịu tu chính, lại còn phán đoán sai lầm hình thế quốc tế, với lại kết bè lợi ích với một số quốc gia khác, khều chọc, quên hết tất cả, tự hót đắc ý, mê mà không ngộ, tất nhiên sẽ dẫn đến họ đuối lý trí, làm hàng loạt các cử động tổn người hại mình, nhưng họ tưởng gây như thế để làm nhụt ý chí kiên cường bảo vệ chủ quyền của TQ, thì họ tuyệt đồi là những ý đồ bệnh hoạn, tuyệt đối không đạt được gì, ắt sẽ thảm bại cuốn khỏi chiến trường ! ! ! Trung Quốc xác thực phải làm cho họ ý thức được điều này với một cảm nhận minh xác必定会以惨败收场!!!中国确实要让他们明确感知且意识到这些。

“Chủ quyền là ở Tôi, Tiêu trừ tranh chấp, Hợp tác cùng thắng” “主权在我,消除争议,合作共赢”. “Chủ quyền ở Tôi”, đấy là tuyệt đối, không thể lung lay, nhận rõ căn nguyên sản sinh tranh chấp,mục đích là để tiêu trừ tranh chấp vô lý sản sinh khi một số nước vì muốn tăng chút nặng lên bàn cân để kiếm chút lợi ích mà tạo nặn ra các tranh chấp. Để đạt mục đích hòa bình, hợp tác cùng thắng, cộng đồng phát triển.

Đường lối thứ hai của Đặng Tiểu Bình, điều thứ 2, thương cáo hợp tác. Nếu họ (các nước lân cận) không nhận rõ địa vị của mình, không chịu hợp tác trên điều kiện công nhận chủ quyền không thể tranh cãi là thuộc TQ, thế thì là họ đã tự bỏ, tự họ gánh lấy mọi hậu quả sẽ xảy ra với họ do việc đó, vừa không thỏa mãn được cái tâm lý quật khởi bất khuất của họ, vừa chẳng đạt được chút phần thưởng nào trong hợp tác. Đợi đến khi Trung Quốc sang bước dùng vũ lực để thu phục thì là ngày họ triệt để thất bại ! 就是他们彻底失败的那一天!Điều kiện tiên quyết mà bị họ chà đạp thì nói hợp tác chẳng còn cơ hội nữa.

Xã hội ngày nay mà có người còn mộng tưởng các thủ đoạn dùng súng chiếm đất, chiếm trộm, hoặc thừa cơ lúc người ta nguy để đạt mục đích của mình thì quá lỗi thời rồi, quá nực cười, những hành vi đó của họ mà đạt được thành quả gì trước một Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh thì chảng hóa TQ là kẻ vô năng, TQ ắt phải rời khỏi vũ đài lịch sử. Giả thiết nếu như có thực những hành vi nêu trên, thì TQ bất cứ lúc nào tùy thích có thể đổi tên những vị trí mà Việt Nam và Philippin đã chiếm rồi.

Trung Quốc là một nước lớn có trách nhiệm của thế giới, Trung Quốc kiên trì nguyên tắc của chính mình, quyết sẽ không dao động (cũng không thèm đôi co với tiểu nhân). Trung Quốc ngực có thành trúc. Trung Quốc tất định thắng lợi. Từ thắng lợi bước tiếp thắng lợi càng lớn hơn ! ! ! ! !

Trên thế giới còn có quốc gia nào như Trung Quốc vĩ đại như thế này, thế nhân đều thấy tại mắt , rõ trong lòng. Trung Quốc đích chính nghĩa chi kỳ, tất nhiên cao cao phiêu giương! 中国的正义之旗,必然高高飘扬!

( Thảm thiệt !, “Định hướng” = Bịnh Trương = Bành Trướng )

Bài thứ hai

Bài của Triệu Trung Tường, chủ trì Đài truyền hình trung ương Trung Quốc: Trung Việt wuýnh nhau, nước Mỹ mừng nhất中央电视台主持人赵忠祥:中越打仗,美国最高兴. Toàn văn:

Tôi có một bức ảnh chụp kiểu kinh điển năm 1964, phông sau của ảnh là tấm bản đồ Việt Nam, lúc đó báo đề cập đến vấn đề VN. Từ chống Pháp đến chống Mỹ,lập trường của chúng ta là nhất trí đứng về phía nhân dân VN, ủng hộ lập trường của họ là chống ngoại xâm, đòi độc lập và tôn nghiêm, khiển tránh hành vi chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc, lúc đó quan hệ Trung Việt rất tốt. Đại đa số các bài báo đều là do tôi trực tiếp phát đi. Tôi từng phỏng vấn thủ tướng Phạm Văn Đồng, thay mặt đài truiyeefn hình trung ương TQ, đem thiện ý hữu hảo của nhân dân TQ biểu đạt mong ước viễn cảnh quan hệ hữu hảo giữa hai nước trong tương lai.

Đầu những năm 60 thời kỳ chiến tranh VN, chúng ta đã viện trợ cho VN rất nhiều, là viện trợ vô tư. Lúc đó TQ rất khó khăn, Mao Chủ tịch nói, vét đến đáy kho của chúng ta cũng phải viện trợ cho họ. Trong thời kỳ đó tôi có hai đồng nghiệp phải đi VN làm phóng sự ở tuyến đầu, tôi còn nhớ tôi ra sân ga tiễn họ mà nước mắt lưng tròng. Đó là những năm tháng khó quên, chúng ta kiên quyết chi viện cho họ.

Năm 1979, tôi đang tháp tùng đồng chí Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, ngày thứ ba sau khi đến Mỹ, đột nhiên phát hiện các ký giả Mỹ xung quanh tôi có vẻ rất vui mừng, tôi chưa từng thấy người Mỹ hào hứng như vậy bao giờ. Lúc đó tôi còn chưa biết là xảy việc gì. Họ nói với tôi, các ông đã đánh nhau với VN rồi. Lúc đó tôi cảm thấy, Trung Việt wuýnh nhau, nước Mỹ mừng nhất.

Việt Nam với chúng ta xưa nay quan hệ rất mật thiết, nhưng phải nhìn cho đúng một số vấn đề tồn tại, chúng ta từng binh nhung tương kiến, miêu nhĩ động hòa “vòng hoa dưới núi cao” 兵戎相见,猫耳洞和《高山下的花环》 là sản sinh trong đoạn thời gian ấy. Chúng ta cùng Việt Nam vốn có cội nguồn sâu xa, tôi cho rằng hai nước hòa hợp thì cả hai cùng được lợi, đánh nhau thì cả hai đều thương vong. Chúng ta giữ nguyên tắc “không xưng bá”, nhưng chúng ta cũng không thể vứt bỏ lợi ích căn bản nhất của quốc gia.

Việt Nam là một điển hình trong quan hệ ngoại giao của chúng ta, rất khó nhằn khi xử lý. Cá nhân tôi cho rằng ngày nay không thể hai bên lại giao chiến như trong quá khứ, chúng ta cuối cùng đã là một nước lớn, không những thế chúng ta lớn mạnh đến mức độ mà họ không thể so đọ nổi, nhưng cũng không nên bởi thế mà vì việc này lại đánh nhau với họ. Nhưng trong vấn đề đàm phán , họ lại vô cùng ngoan cố. Do vậy làm cho chúng ta phải đối mặt lâu dài với sự khảo nghiệm to lớn, việc này đối với họ cũng càng là một áp lực. Nước Mỹ ngày nay đang muốn thiết lập quan hệ bạn bè chiến lược với họ, vấn đề có thể biến thành càng phức tạp khó nhằn.

Là một công dân phổ thông của TQ, tôi cho rằng hai nước Trung Việt đã là láng giềng thì nên phát triển quan hệ láng giềng hữu hảo, hai bên đối với một số vấn đề nên thông qua một lộ trình thích đáng mà đàm phán. Tóm lại, từ nguồn gốc lịch sử sâu xa mà nói, tôi cảm thấy hai nước nên đời đời hữu hảo với nhau. Tôi không mong tranh chấp dẫn đến binh nhung tương kiến, nhưng chúng ta cũng không cho phép chủ quyền của chúng ta bị xâm phạm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc bài của Anh Lãn Miên đưa lên, thấy mấy tay này nói thật buồn cười. hề hề. Cái gì mà lớn, với vĩ đại. Tôi nói thật, theo quan điểm của tôi, trung quốc chỉ là một nước to. Không lớn & chưa bao giờ được coi là vĩ đại.

Tìm thử lại trong quá khứ cho đến giờ xem, vượt qua ao làng bao giờ chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tóm lại, từ nguồn gốc lịch sử sâu xa mà nói, tôi cảm thấy hai nước nên đời đời hữu hảo với nhau. Tôi không mong tranh chấp dẫn đến binh nhung tương kiến, nhưng chúng ta cũng không cho phép chủ quyền của chúng ta bị xâm phạm.

Haha, anh bạn to xác Trung quốc mong rằng không tranh chấp để đến dùng súng đạn, nhưng bạn to xác lại vẽ cái bản đồ to đùng chiếm hết đất của người khác và nói là chủ quyền, thề không cho ai xâm phạm và bạn lại đánh chìm tàu việt Nam chiếm đảo gacma năm 1998 là cái gì?

Chán anh bạn trung quốc và cá nhân tôi thì không bao giờ tin bạn này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc bài của Anh Lãn Miên đưa lên, thấy mấy tay này nói thật buồn cười. hề hề. Cái gì mà lớn, với vĩ đại. Tôi nói thật, theo quan điểm của tôi, trung quốc chỉ là một nước to. Không lớn & chưa bao giờ được coi là vĩ đại.

Tìm thử lại trong quá khứ cho đến giờ xem, vượt qua ao làng bao giờ chưa?

Vậy thì tại Á Châu không biết đấy. Chứ thời Văn cách (Đại cách mạng Văn hóa). Ngài Mao Trạch Động được coi là : Tay lái vĩ đại; là: vầng hồng đỏ rực, đỏ rực nhất trong lòng nhân dân Trung Quốc và quần chúng cách mạng trên toàn thế giới.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haha, anh bạn to xác Trung quốc mong rằng không tranh chấp để đến dùng súng đạn, nhưng bạn to xác lại vẽ cái bản đồ to đùng chiếm hết đất của người khác và nói là chủ quyền, thề không cho ai xâm phạm và bạn lại đánh chìm tàu việt Nam chiếm đảo gacma năm 1998 là cái gì?

Chán anh bạn trung quốc và cá nhân tôi thì không bao giờ tin bạn này.

Tôi thì tôi tin, một bàn tay có ngón dài ngón ngắn. Nước TQ bao la cũng có người sáng suốt, người ngu tối. Chúng ta nên phân biệt để tăng bạn, bớt thù. Ngày xưa, khi chiến tranh với Pháp, Mỹ, ở đó cũng nhiều người không đồng thuận với chính phủ của họ. Tuy nhiên, cần tỉnh táo. Khi nhà cầm quyền kích động tinh thần dân tộc cực đoan thì hậu quả không lường (cho họ và cho cả ta). Một anh hàng xóm như TQ mà bỏ được cái kiểu tự sướng, bành trướng thì thật quá tốt.

Tất nhiên, tốt nhất là quan hệ hữu hảo, nhưng đừng chèn ép nhau. Khi đó, tôi nghĩ chúng ta sẵn sàng hợp tác tạo điều kiện cho họ bảo đảm hành lang năng lượng qua Biển Đông, thâm chí giúp nhau khi khó khăn, và họ cũng sẽ có hành động đáp ứng xứng đáng. Lúc đó mới thật là cả hai cùng thắng.

Nhưng cậy nước lớn chèn ép nhau, dẫn đến chiến tranh thì họ sẽ mất hết Biển Đông, một giọt dầu qua đây cũng phải trả bằng máu. Như Nguyễn Trung Trực nói: " Bao giờ người Pháp nhổ hết cỏ nnướcc VN thì mới hết người VN đánh Tây". Hàng ngàn năm nay họ không làm nổi, ngày nay lại càng không làm nổi. Hàng ngàn năm nay ta đã làm nổi, trong điều kiện còn khó khăn hơn, thì tất nhiên, giờ đây ta càng chắc chắn làm được. Lúc bấy giờ thì đúng là cả hai đều thua.

Người TQ không ngu đần đâu, họ hiểu rõ điều đó. Nhưng nhiều khi mấy cái đấu ngu tối nhưng quá nóng có khi lại dẫn dắt xã hội. Đó mới là bi kịch!!!

Kiểu gì thì ta cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi tình huống, đặc biết là tình huống xấu nhất. Cứ lẳng lặng mà làm, nhưng thực chất. Chẳng việc gì phải to mồm cả. Cái thùng càng rỗng thì kêu càng to!

Cũng phải luôn luôn ghi nhớ rằng, tranh thủ được bên ngoài, bạn bè là tốt, nhưng mấu chốt vẫn là nội lực của ta, nếu không muốn bị phản bội, bán đứng. Bác Hồ đã nói" Không có gì quí hơn độc lập tự do". Ngẫm kỹ thấy câu này thật quá hay!!!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiên định tư tưởng Mao Trạch Đông, đường lối Đặng Tiểu Bình, chủ quyền của TQ đối với biển Nam Hải (biển Đông) là không thể tranh cãi

Những người anh em Trung Quốc đã nhầm lẫn về tư tưởng và đường lối của cụ Mao và ông Đặng.Cả cụ Mao Và ông Đặng đều căn cứ vào tình hình thực tiễn để quyết định phù hợp chứ không máy móc dập khuôn.Khi Thế giới đang ở giai đoạn chuyển đổi nền văn minh hai khối đối đầu thì tư tưởng của cụ Mao là cuộc sống cơm áo cho công nông binh trí Trung Quốc.Để bình yên đóng kín cửa xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc cụ Mao vẽ ra vành đai nam á trên bản đồ mà cụ biết chẳng ai công nhận và chẳng bao giờ thành hiện thực nhưng thể hiện ý trí của cụ là đó là những khu vực lực lượng quân sự đối lập không được lập đặt căn cứ để cụ có thể dồn hết tài lực vào xây dựng xã hội.Khi ông Đặng chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế hàng hóa thì cần thông thương và biển đông là một con đường giao thương và ông đặng cũng chỉ cần tự do hàng hải như các nước khác trên toàn thế giới, cả hai con người kỳ tài đó của Trung Quốc tuyệt nhiên không cần một mm chủ quyền biển đông bởi hai con người kỳ tài quán thế đó của Trung Quốc biết rõ Thiên -Địa - Nhân trong văn hóa đông phương và thế giới.

Lập trường là “Đánh”, quyết không thoái lùi. Quyết không mềm tay

Các nhà Lịch sử Trung Quốc tổng kết một tý thì thấy ngay hơn một ngàn năm nay các đạo quân Trung Quốc đánh xuống Việt Nam Chỉ thảm bại chạy về,Ngay xung đột biên giới 1979 gần đây tổn thất không biết bao máu xương và vật lực cuối cùng đường biên giới bộ phân định lại vẫn là cái công ước Pháp-Thanh từ lâu rồi.Đặc biệt cứ khi động binh đánh Việt Nam thì Trung Quốc xuất hiện nội loạn kéo theo sau đó.Mô hình kinh tế hiện tại của Trung Quốc nảy sinh vô số vấn đề xã hội mà một đốm lửa có khi còn kích hoạt cả thùng thuốc nổ làm tan tành Trung Quốc(Quốc gia nào để sát khí binh đao lan ra xã hội mình mà trong xã hội mình có vô số vấn đề cần giải quyết thì sát khí binh đao đó sẽ phát tác ngay trong lòng quốc gia đó)

Share this post


Link to post
Share on other sites

@LiêmTrinh

Bác nói nhảm quá rồi đấy, thôi lặng im đi

Nên kính lão một chút.

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic có biết họ bao nhiêu tuổi đâu, chỉ thấy hay nói năng sách vở, 1 đống kiến thức kiểu sách vở mà chả có thực tiễn gì

Chỉ vì mấy cái tư tưởng kiểu này, nên kéo dài tình trạng bao cấp bao nhiêu năm, làm cho VN bi giờ vẫn còn nghèo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc có câu nói ngoại giao này dành cho Việt Nam từ lâu rồi: “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau)

TQ nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải ta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta thử giả thiết rằng: Sức mạnh như hiện nay của Trung Quốc kéo quân sáng đánh một số nước mà Trung Quốc gọi là xâm phạm chủ quyền với quyền lợi cốt lõi của họ. Cho rằng Trung Quốc thắng - chưa nói đến huề hoặc thua. Nhưng sau đó thì làm sao? Các nước khác chỉ ngồi lên tiếng phản đối thôi sao? Lúc đó dù thắng thì Trung Quốc cũng hao tổn. Lúc ấy, các nước khác trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Úc.... chỉ lên tiếng phản đối ngoại giao, rồi thống nhất bầu Trung Quốc làm bá chủ thế giới để yên tâm nhậu tiếp hay sao?

Bởi vậy, Người Trung Quốc đã sai lầm rất lớn khi đụng tới Việt Nam.

Thôi - Long trọng công nhận chủ quyền Việt Nam ở hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa đi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc đánh, tịch thu tài sản

Bộ Ngoại Giao chưa lên tiếng.

Vitinfo

Thứ năm, 14/07/2011, 06:55(GMT+7)

(PL)- Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 5/7/2011, tại phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Tàu chiến thả một canô chở 10 lính trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa, thuyền trưởng tàu QNG-98868 TS, và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển này. Ông Thừa cho tàu tiếp tục đi đánh bắt để kiếm tổn phí, sau đó mới vào bờ và báo cáo sự việc.

Posted Image

Nhóm nhân sĩ trí thức đang chờ để được Bộ Ngoại Giao mời vào làm việc

Ngày 13/7/2011, báo Pháp Luật đưa tin từ Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết: các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS do ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ đã bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Từ nhiều năm nay, binh lính Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu đánh đập bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc, khi họ đang đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những hành động này của Trung Quốc đã khiến cho ngư dân Việt Nam lâm vào cảnh bần cùng.

Cùng ngày 13/7/2011, theo kế hoạch, đại diện Bộ Ngọai giao có cuộc gặp với các nhân sĩ ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Bộ Ngọai giao cung cấp thông tin về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Nhóm nhân sĩ trí thức muốn có cuộc tham vấn chính thức trước khi trả lời phỏng vấn cho các hãng truyền thông nước ngoài.

18 vị nhân sĩ trí thức đã ký tên vào bản kiến nghị hầu hết là các bậc lão thành quyền cao chức trọng và đã đảm nhận các trọng trách trong chính quyền, trong đó có: thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Hòang Tụy, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và luật sư Trần Vũ Hải...

Tin tổng hợp Nguồn tin:

Phapluattp - Baothuathienhue

============================================

Ít nói thì người ta cho là ngu đần không biết gì....

Nói nhiều thì bị cho là ba hoa rỗng tuyếch ...

William Shakespeare

.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung quốc làm mạnh lần này, tự lột bỏ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của mình có khi lại tạo thế " cùng tắc biến " cho Việt nam và các nước Đông Nam Á. Có khi phải cám ơn họ. Giúp thức tỉnh 1 số người Việt và 1 bộ phận thế giới vẫn còn tin tưởng tuyệt đối vào lời đường mật chết người " trỗi dậy hoà bình, anh cả của giới cần lao ..v..v.."

Chỉ sợ hắn chủ động khuấy động can qua, đẩy xung đột lên cao rồi giảm xuống 1 chút, theo chiêu " lấn 3, lùi 2, còn lời 1 ", vừa được tiếng tốt với thế giới vừa có bánh ăn thì thua thiệt cho Việt nam ta quá. Hoặc giả tay phải giơ cao dọa đánh, tay trái chìa ra cái bánh mốc ( có tẩm thuốc độc 10 năm sau mới phát tác ), mất cảnh giác lơ là thì đất đai, biển đảo teo dần hoặc tệ hơn là bao tử bị bóp, tay chân rũ riệt, dựa dẫm vào họ để sống qua ngày.

-Miền Bắc lai tiếp tục mua điện.

-Cả nước nhập siêu từ TQ cực lớn va ngày càng tăng

-Nông dân thích bán nông sản cho TQ hơn cho thương lái Việt dù rất nhiềi lần bị họ cho lên bờ xuống ruộng.

... còn nhiều vd khác đơn giản dễ thấy nữa chưa kể đến những vấn đề thâm sâu như rất nhiều người mặc nhiên thừa nhận ,đánh đồng lý học đông phương đông với triết học cổ TQ, xem TQ là cội nguồn lý học mà không thèm có chút nghi ngờ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không sợ thuốc súng Trung Quốc, tôi chỉ quan ngại việc Trung Quốc chia nhỏ chính sách Việt Nam để trị và Trung Quốc sẽ làm:

- Tăng cường hợp tác chặt chẽ về kinh tế, chính trị với Việt Nam nếu Trung Quốc có lợi hơn!

- Chia nhỏ, tiếp xúc đơn phương đội ngũ lãnh đạo từ TW đến tỉnh(tồn tại ở một số cán bộ).

- Đẩy giá hàng nông sản-nông nghiệp, vơ vét đẩy thị trường và đẩy doanh nghiệp VN hoảng loạn. Tăng cường làm đồ giả, đồ kém chất lượng giống với các sản phẩm có lợi thế của Việt Nam nhằm phá giá và cô lập sản phẩm trên trường quốc tế.

- Chiếm giữ các gói thầu công trình trọng điểm của đất nước.

- Mua chuộc cán bộ cán bộ và địa phương để xây nhà ở, khu dân cư....Thuê đất trồng rừng và trồng cây công, nông nghiệp, đưa con cháu sang sinh ở.

- Lặng lẽ tiếp xúc đơn phương với các nước để chiếm đảo VN trong vòng 10 năm tới.

(Lào hiện nay có gần 50% dân số, kinh tế là của người TQ; nếu như bạn Lào chúng ta có biển thì nay cũng đã bị TQ chiếm hết rồi)!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số nhân sĩ gửi kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước

Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường, nhóm nhân sĩ kiến nghị.

Ngày 13/7/2011, 20 nhân sĩ, trí thức đã gửi bản kiến nghị đến Quốc hội và Bộ Chính trị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay.

Bản kiến nghị gồm có 3 phần: phần 1 phân tích sâu về những sự kiện xảy ra gần đây trong quan hệ Việt - Trung, phần 2 nói về thực trạng còn nhiều bất cập trong nước và phần cuối cùng nêu 5 điểm kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Quốc hội.

Trong danh sách ký tên đính kèm bản kiến nghị, có nhiều tên tuổi như ông Hồ Uy Liêm (Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam (VUSTA)), Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ( nguyên Đại sứ VN tại Trung Quốc), nhà nghiên cứu Trần Việt Phương, Trần Đức Nguyên (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng), GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Linh mục Huỳnh Công Minh, ông Lê Hiếu Đằng, Gs Tương Lai, Luật sư Trần Quốc Thuận, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Thiền sư Lê Mạnh Thát, nhà văn Nguyên Ngọc, Ts Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Đình An.

"Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ đang bị uy hiếp"

Trước tình hình Biển Đông nóng lên, nhóm nhân sĩ cho rằng, "Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng".

"Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là "công xưởng thế giới" và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài "trỗi dậy hòa bình", Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục...Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước leo thang nghiêm trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông với nhiều hành động bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia giáp Biển Đông. Trung Quốc tự ý vạch ra cái gọi là "đường chữ U 9 đoạn", thường được gọi là "đường lưỡi bò", chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều lần tuyên bố trước thế giới toàn bộ vùng "lưỡi bò" này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc tế này.

Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tăng cường lực lượng hải quân, chuẩn bị giàn khoan lớn, tiến hành nhiều hoạt động quân sự hoặc phi quân sự ngày càng sâu vào vùng biển các quốc gia trong vùng này, gắn liền với những hoạt động chia rẽ các nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc.

Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã tấn công chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa, năm 1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của ta; từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như tự ý ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá trên vùng này, gây sức ép để ngăn chặn hoặc đòi hủy bỏ các hợp đồng mà các tập đoàn kinh doanh dầu khí của nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, liên tục cho các tàu hải giám đi tuần tra như đi trên biển riêng của nước mình. Gần đây nhất, tàu Trung Quốc cắt cáp quang và thực hiện nhiều hành động phá hoại khác đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của ta đang hoạt động trong vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đó là những bước leo thang nghiêm trọng trong các chuỗi hoạt động uy hiếp, lấn chiếm vùng biển của nước ta.

Vị trí địa lý tự nhiên, vị thế địa chính trị và địa kinh tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc coi là chướng ngại vật trên con đường tiến ra biển phía Nam để vươn lên thành siêu cường...", bản kiến nghị viết.

Posted Image

Từ phân tích trên, nhóm nhân sĩ cho rằng "xem xét cục diện quan hệ hai nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ".

Kiến nghị dẫn chứng: Nhập siêu của ta từ Trung Quốc mấy năm qua tăng rất nhanh (năm 2010 gấp 2,8 lần năm 2006) và từ năm 2009 xấp xỉ bằng kim ngạch xuất siêu của nước ta với toàn thế giới. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp gia công của ta, một khối lượng khá lớn xăng dầu, điện, nguyên liệu và thiết bị cho những ngành kinh tế khác; khoảng 1/5 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, chưa kể một khối lượng tương đương như thế vào nước ta theo đường nhập lậu. Đặc biệt nghiêm trọng là trong những năm gần đây, 90% các công trình kinh tế quan trọng như các nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác ti-tan... được xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay (EPC) rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều hệ quả khôn lường.

Trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu từ nước ta chủ yếu dưới dạng vơ vét nguyên liệu, nông sản và khoáng sản, với nhiều hệ quả tàn phá môi trường. Ngoài ra còn nạn cho Trung Quốc thuê đất, thuê rừng ở vùng giáp biên giới, nạn tiền giả từ Trung Quốc tung vào. Sự yếu kém của nền kinh tế trong nước chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xâm nhập, thậm chí có mặt chi phối, lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc. Chưa nói tới hệ quả khôn lường của việc Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn hai con sông lớn chảy qua nước ta.

Cũng không thể xem thường sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước xung quanh ta. Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài.

Trong khi đó tình hình đất nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn...

Theo các nhân sĩ trên, do "vị trí địa lý nước ta không thể chuyển dịch đi nơi khác, nên toàn bộ thực tế hiện nay buộc dân tộc ta phải tạo được bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Là nước láng giềng bên cạnh Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường trở thành siêu cường, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, trở thành một đối tác được Trung Quốc tôn trọng, tạo ra một mối quan hệ song phương thật sự vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Mặt trận gìn giữ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biển đảo, vùng trời của nước ta trong Biển Đông đang rất nóng do các bước leo thang lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc... Tuy nhiên, mặt trận nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta...

Sự xuất hiện một Trung Quốc đang cố trở thành siêu cường với nhiều mưu đồ và hành động trái luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, gây nhiều tác động xáo trộn thế giới, tạo ra một cục diện mới đối với nước ta trong quan hệ quốc tế: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, có lẽ ngoại trừ Trung Quốc, đều mong muốn có một Việt Nam độc lập tự chủ, giàu mạnh, phát triển, có khả năng góp phần xứng đáng vào gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác vì sự bình yên và phồn vinh của tất các các nước hữu quan trong khu vực và trên thế giới"

Các nhân sĩ này cho rằng: "cục diện thế giới mới này là cơ hội lớn, mở ra cho đất nước ta khả năng chưa từng có trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc, qua đó giành được cho nước ta vị thế quốc tế xứng đáng trong thế giới văn minh ngày nay. Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường

Kiến nghị 5 điểm

Từ những phân tích trên, các nhân sĩ "khẩn thiết kiến nghị với Quốc hội và Bộ Chính trị"

1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình ... Chúng ta luôn phân biệt những mưu đồ và hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới lãnh đạo Trung quốc, khác với tình cảm và thái độ thân thiện của đông đảo nhân dân Trung quốc đối với nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước, đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước lớn, cùng với các nước có liên quan giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước. Cải cách sâu sắc, toàn diện về giáo dục và kinh tế ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết, là kế sâu rễ bền gốc để nâng cao dân trí, dân tâm, dân sinh làm cơ sở cho quá trình tự cường dân tộc và nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay.

4. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.

5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường.

Anh hùng Lê Mã Lương:

“Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng”

Đó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..." khi trao đổi với Báo GDVN về vấn đề biển đảo của dân tộc.

Bản chất của Trung Quốc là “khát đất, khát nước”

Là người từng nghiên cứu lịch sử và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông có suy nghĩ gì khi Trung Quốc đang có những hoạt động gây hấn, đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam?

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc là một người bạn, một người hàng xóm vĩ đại của dân tộc ta. Đó là điều đã được lịch sử thừa nhận. Thế hệ chúng tôi không bao giờ quên ơn những đóng góp, ủng hộ của họ, đứng đầu là Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1986, tranh chấp biên giới Việt – Trung liên tục xảy ra. 6 năm liền, tôi chỉ huy binh đoàn chiến đấu từ Quảng Ninh, Lạng Sơn rồi tới Hà Giang, Tuyên Quang, 2 năm liền cầm súng trực tiếp chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi đất liền tạm ổn, từ năm 1986, vấn đề biển Đông lại dội lên. Tất cả những điều đó khiến tôi không lạ gì bản chất của người Trung Quốc.

Bản chất của họ là “khát đất” và “khát nước”. Để có “đất” và “nước”, mỗi một ngày thêm một tấc đất liền, mỗi một ngày thêm một thước nước biển, người Trung Quốc không có cách nào khác là phải bành chướng.

Tôi ở sát biên giới 6 năm, ban đầu rất ngạc nhiên bởi hành động của những người dân Trung Quốc. Mỗi ngày, người ta trồng một cây ngô, một cây đậu, một cây khoai… để lấn được sang đất Việt Nam. Nhưng càng về sau, càng ngẫm nghĩ thì càng hiểu ra rằng: hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành chướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia.

Vì vậy, sự kiện tàu quân sự của Trung Quốc ngụy trang thành tàu dân sự, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking 2 của Việt Nam đã không khiến tôi bất ngờ. Đó là hành động của một kẻ cướp biển, là biểu hiện của tư tưởng “khát đất” và “khát nước”. “Khát” đến không còn giới hạn, không còn tôn trọng luật pháp quốc tế.

Theo ông, những hành động vừa qua của Trung Quốc chỉ là một bước đi trong chiến lược bành chướng lâu dài đã được vạch sẵn?

Đúng vậy. Việc khống chế biển Đông nằm trong chiến lược, ý đồ lâu dài của Trung Quốc, không đơn thuần là vấn đề dầu mỏ, khí đốt mà còn là vấn đề gây áp lực lên các nước Đông Nam Á và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này.

Tuy nhiên, đó là điều Trung Quốc không thể làm được. Thứ nhất, vấn đề lịch sử biển Đông của Trung Quốc nêu ra với thế giới là không có sức thuyết phục đối với những ai quan tâm đến biển và hiểu luật biển trên thế giới.

Thứ hai, tham vọng của Trung Quốc là muốn đàm phán song phương với từng nước có xung đột. Nhưng tất cả các các nước trong khối ASEAN như Philippin, Việt Nam, Malaysia… thừa hiểu, nếu như đoàn kết lại thì buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược biển Đông của mình. Hơn nữa, không chỉ có Mỹ mà các nước khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ đều ủng hộ các nước ASEAN để bảo vệ công lý, bảo vệ luật biển quốc tế.

Vừa qua, có một số người hỏi ý kiến của tôi: “Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippin?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!

Vậy ông nghĩ sao khi một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố sẽ “dạy Việt Nam một bài học lớn hơn”?

Đó là phát ngôn của một kẻ ngông cuồng và thiếu hiểu biết, đồng thời thể hiện rất rõ bản chất võ biền, liều lĩnh của một bộ phận người Trung Quốc.

Hiện nay, tình hình đã khác. Sau năm 1975, sau chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, sau chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc… thế giới đã hiểu tranh chấp biển Đông như thế nào, cái vô lý của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, nếu như Trung Quốc tiếp tục làm căng vấn đề biển Đông thì nội bộ của Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng XVIII sẽ có nhiều vấn đề.

Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.

Vừa qua, việc Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung Quốc đang tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề. Nếu để xảy ra “lình xình” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … thì Trung Quốc sẽ nhận được một bài học xác đáng.

“Trung Quốc lùi một bước để tiến hai bước”

Trung Quốc tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông? Liệu rằng, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng hơn tại biển Đông?

“Lùi một bước và tiến hai bước” là thủ đoạn và sách lược bất biến của người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ quay đầu và biển Đông sẽ là một sự kiện lịch sử không bao giờ hết phức tạp. Hiện tại, Trung Quốc có thể đang trùng xuống nhưng có thể sẽ lại thổi bùng vấn đề lên sau Đại hội Đảng XVIII, khi bộ máy tổ chức kiện toàn. Do đó, chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác lưu ý với từng hành động của họ.

Đâu là giải pháp chiến lược của Việt Nam để đối phó với vấn đề sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp này?

Hơn bao giờ hết, Việt Nam phải thể hiện thái độ cứng rắn của mình. Việt Nam phải tiếp tục thông tin để thế giới và nhân dân trong nước hiểu rõ hơn bản chất tranh chấp ở biển Đông. Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.

Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta đã được đẩy mạnh song vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi cho rằng, không ít người Việt Nam chưa thực sự hiểu được bản chất của vấn đề, thậm chí ngay cả những khái niệm đơn giản nhất như: thềm lục địa, hải lý là gì? “Đường lưỡi bò” ra sao?... Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.

Ngoài ra, ngư dân ta nên được tổ chức thành những tổ hợp đánh cá khi đánh bắt xa bờ.

Thử tưởng tượng, cả một tập đoàn với vài chục con tàu, làm sao Trung Quốc có thể làm được những chuyện phá hoại như đối với tàu Bình Minh và Viking 2. Tất nhiên, nhiều người dân của ta không làm theo phương thức này vì tư tưởng làm ăn riêng lẻ và tư lợi. tuy nhiên, Nhà nước phải kiên quyết đứng ra tổ chức vì cộng đồng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhà nước cần đứng ra bảo trợ, trang bị cho họ phương tiện tự bảo vệ, máy thông tin để liên lạc với đất liền khi xảy ra sự cố.

“Tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam”

Trong suốt quá trình trực tiếp tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, theo ông còn có thông tin nào cần được thông tin để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về chủ nghĩa bành trướng?

Có nhiều điều mà chúng ta chưa tiện nhắc tới vì tình đoàn kết, hòa hảo giữa hai dân tộc. Nhưng có một sự thật tôi có thể nhắc đến ở đây là sự kiện biển Đông năm 1988. Khi đó, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam đã xảy ra một vụ đụng độ.

Chúng ta đã chịu không ít tổn thất nặng nề. Nhiều chiến sĩ ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Chúng ta đã ứng xử bằng một thái độ hết sức mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tuy nhiên, đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng.

Là anh hùng LVTND, một tấm gương đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc, ông có nhắn nhủ điều gì đối với hậu thế?

Để có được một đất nước Việt Nam trọn vẹn và thống nhất như ngày hôm nay, bao thế hệ Việt Nam đã phải đổ cả núi xương, sông máu. Vì vậy, thế hệ trẻ hiện tại và tương lai phải có trách nhiệm để giữ gìn và cống hiến, làm cho nước Việt Nam ngày càng mạnh hơn, uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, chúng ta phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm. Bởi nếu nền kinh tế của chúng ta yếu kém, chúng ta không mạnh lên thì chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt với nguy cơ mất nước.

Thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về thế hệ trẻ Việt Nam khi đứng trước sự an nguy của Tổ Quốc?

Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm.

Thành tựu của đất nước ta trong mấy chục năm qua có sự đóng góp lớn lao của những người trẻ. Đặc biệt, khi dân tộc xảy ra xung đột, ảnh hưởng tới sự an nguy của Tổ Quốc thì lòng tự trọng của thanh niên Việt Nam được đẩy lên rất cao. Họ sẵn sàng dẹp bỏ tất cả mọi rào cản để hành động vì mục tiêu chung.

Vừa qua, tôi nhận thấy Đoàn Thanh niên đã tổ chức những chuyến đi dọc các bờ biển Việt Nam. Đó là một hành động rất hữu ích góp phần trang bị cho thế hệ trẻ hiểu hơn về vùng biển đảo quê hương và tăng cường sự gắn bó quân dân, giúp những người lính hải quân thêm ấm lòng và chắc tay súng.

Thiết nghĩ, các tổ chức, đoàn thể của ta nên tiếp tục hướng tới những hoạt động có ý nghĩa như vậy, vừa có tính chất giáo dục sâu sắc lại vừa làm “mềm” ngoại giao của ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay