Thiên Luân

Linh Khu Đồ - Bức Ký Họa Giản Đơn Chân Dung Người

2 bài viết trong chủ đề này

LINH KHU ĐỒ - BỨC KÝ HỌA GIẢN ĐƠN CHÂN DUNG NGƯỜI


Lê Hưng VKD - Hậu Duệ Thiên Lương

Một sở thích “triết học” mà mọi người (từ nhàtrí thức đến người sơ học) đều muốn khám phá, đó là chủ đề:

- Tìmhiểu về sự sống của mình!

Từ Mẫu số chung nêu trên đã làm nảy sinhnhiều học thuật nhân học (khoa học có, tâm linh có, thậm chí dị đoan cũng nhiều)chuyên khảo về “số phận người” với mục tiêu tích cực và đẹp:

- Đượcsống hạnh phúc hơn, sống thăng tiến hơn, chí ít cũng là được sống bớt khổhơn...

Trong số những họcthuật nhân học, thì bộ môn “Linh khu thờimệnh lý” (dân gian quen gọi là: khoa Tử vi học) được giới trí thức (xưacũng như nay) tìm hiểu và tương đối tín nhiệm về “độ chính xác” các thông tin dự báo... nhiều hơn cả!

Ở bài viết này, ngườiviết vốn hâm mộ Tử vi học của cổ nhân nhưng cũng xin đóng góp vài ý kiến “tư biện”để quí thân hữu tham khảo:

I - Linh khu đồ chỉ là “bức ảnh mờ” về thân phận người.

Nguyên tắc để lập một“Linh khu đồ” (lá số Tử vi) cho mỗi người thì phải căn cứ đủ 4 thông số thời gian sinh ra (theo âm lịchphương đông): Năm, tháng, ngàygiờ theo một chukỳ 60 năm (gọi là lục thập hoa giáp đồng nghi âm hoặc nghi dương), tức là nhânloại có tất cả: 60 năm x 12 tháng x 30 ngày x 24 giờ = 518.400 kiểu mẫu LKĐ(là tổng số dạng mẫu chung cho mọi người nam và nữ sử dung, để luận giải dự báovề quá trình sống của mình), nếu nói theo thuyếttập hợp (của toán đại số hiện đại), thì có tất cả 518.400 tập hợp Mẹ (gọitắt là tập Mẹ) chi phối toàn thể loài người trên hành tinh này, và như vậycuộc đời mỗi người là hiển thị của một tập hợp Con (gọi tắt là tập Con) của một tập Mẹ (trong số 518.400 tập Mẹ). Tạisao vậy? Xin được thưa như sau: thông số giờsinh của LKĐ là giờ cổ truyền gồm 120 phút: mà trong 120 phút này,chắc chắn có người sinh ra ở phút đầu tiên, con người ở những phút kế tiếp...và cũng có người sinh ra ở phút 120. Trên cách nhận định này, rõ ràng LKĐ cổtruyền đã thiếu một thông số quan trọng là “phút sinh”. Sự khác nhau từ phútsinh trong cùng một giờ sinh đã hé mở cách thẩm định về cuộc ssống khácnhau của mỗi cặp song sinh cùng giờ! Tôi đã chứng kiến cụ thể:

- Hainhà giáo nữ song sinh (cùng giờ sinh) ở Bình Dương, cùng bị tai biến mạch máunão, nhưng một người liệt bán thân bên trái, còn người kia liệt bán thânbên phải.

- Cặpsong sinh trai (cùng giờ sinh), năm 1983 cùng tốt nghiệp THCS (cấp 2) ở Saigon,cùng thi vào học ngành Lâm Nghiệp, nhưng một người đậu và học ỏ Bình Dương,còn người kia đậu vào học ở Đồng Nai.

- Hainhà giáo Adiran Riester và Julian Riester, khi sống cùng làm việc ở đại học St.Bonaventure (New York) cùng chết vì bệnh tim ở tuổi 92 (đầu tháng 6 - 2011),nhưng người anh Julian chết vào buổi sáng, còn người em Adrian chết vào chiềutối...

Nói tóm lại, LKĐ cổtruyền không xác định được rõ “nhân ảnhthực” của mỗi thân phận người (vì thiếu “dữ kiện” là thông số củaphút sinh). Nếu tính chi tiết hơn, ta sẽ có 120’ x 518.400 tập Mẹ = 62.208.000 LKĐ tập Con. Nhiều tác giả (trong họcphái hậu TL) còn đề xuất “dữ dội hơn”: khoa Tử vi cổ truyền chỉ có thể dự đoánchính xác cao về thân phận người (sort propre pour chacun), khi nào tìm thêm đượccác dữ kiện mới (tinh đẩu mới) là thông số của các đơn vị thời gian sinh nhỏ như khoa vậtlý hiện đại đang sử dụng (micro giây = 1/triệu của giây: nano giây = 1/tỷ củagiây)... Cho nên LKĐ cổ truyền đang được mọi người sử dụng bấy lâu nay, dù cónhiều trải nghiệm cách mấy, dù có rõ ràng đầy đủ các yếu tố nhân thân - giađình - xã hội... vẫn chỉ là bức ảnh mờvề thân phận người mà thôi!

II - Xác xuất độ tin cậy từ bản dự báo “mờ” của LKĐ cổtruyền

Ngoại trừ cách phối kếthợp việc luận giải bản LKĐ tập Mẹ (có tất cả 518.400 LKĐ tập Mẹ) với các họcthuật khác (nhân tướng học, dịch lý học, tử bình bát tự, chữ viết & chữ ký,chiết tự luận danh...), để có thể thu thập được nhiều hơn thông tin dự báo vềquá trình sống của mỗi người (tức là để giảm bớt được “xác xuất sai số”cho mỗi bản dự báo) như các nhà nghiên cứu lão thành đã và đang vận dụng: GS PhạmKế Viêm (ở Pháp) - GS Nguyễn Tấn Thạnh (ở Mỹ) - GS Võ Tấn Phước (ở Canada); cònnếu chỉ đơn thuần dự đoán theo tinh đẩu (dự kiện) và cách kết cấu âm dương củadữ kiện, thì tác giả bài viết này mạn phép thống kê ra đây: các nghiệm lý độchính xác nguồn thông tin từ một bản LKĐ tập Mẹ (vì chưa có được LKĐ tậpCon như học phái hậu TL mong ước).

Posted Image

TẠM KẾT

Linh khu thời mệnh lý(tức bộ môn tử vi) là học thuật dự đoán về các hệ quả ừ mối quan hệ “dương tán âm tụ” (của vạn vậtnói chung và con người nói riêng) của cổ nhân phương đông châu á; học thuật nàyđã phổ cập tiềm tàng & sâu rộng trong dân gian nước nhà đã nhiều thế kỷ, vàngày nay đang được giới trí thức “vi tính hóa”, để giải mã nguồn tín hiệucó trong ngôn ngữ của 128 dữ kiện (tinh đẩu). Ngoài kết cấu của hệ toán nhịphân quen thuộc, người ta còn thấy như trong LKĐ có cả cấu trúc toán tập mờ (théorie des flous) (3) hiện đại. Tương lai phát triển của linh khu thời mệnh lý sẽ chỉ hoàn hảo vềđộ chính xác thông tin, khinào các học giả tìm thêm được nhiều “thông số mới” (tức là các dữ kiện mới biểuthị về thời gian sinh của mỗi cá nhân: phút sinh, giây sinh, micro giây sinh,nano giây sinh...), tức là tìm ra nhiều hơn số 518.400 LKĐ tập Mẹ. Còn như hiệntại, chúng ta chỉ nên tin tưởng tương đối (với sai số ngẫu xuất còn caohơn p > 0.1) các dự báo của LKĐ cổ truyền; và tạm thời sử dụng nguồn thôngtin ban đầu này vào việc uốn nắn nhân cách cho mẫu người bẩm sinh bất túc,cũng như tích cực bồi dưỡng phát triển cho mẫu người nhiều sở trường(sáng dạ, thông minh...), để ai nấy đều hữu ích cho cộng đồng xã hội (dụng nhânnhư dụng mộc!) Nói cách khác: LKĐ cổ truyền là bản phác họa “tầm nhìn nhân học”cho các chương trình giáo dục & đào tạo vậy./.

Lê Hưng VKD
(BìnhDương - 07 - 2011)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Hainhà giáo nữ song sinh (cùng giờ sinh) ở Bình Dương, cùng bị tai biến mạch máunão, nhưng một người liệt bán thân bên trái, còn người kia liệt bán thânbên phải.

- Cặpsong sinh trai (cùng giờ sinh), năm 1983 cùng tốt nghiệp THCS (cấp 2) ở Saigon,cùng thi vào học ngành Lâm Nghiệp, nhưng một người đậu và học ỏ Bình Dương,còn người kia đậu vào học ở Đồng Nai.

- Hainhà giáo Adiran Riester và Julian Riester, khi sống cùng làm việc ở đại học St.Bonaventure (New York) cùng chết vì bệnh tim ở tuổi 92 (đầu tháng 6 - 2011),nhưng người anh Julian chết vào buổi sáng, còn người em Adrian chết vào chiềutối...

Nếu mà 2 người ko phải song sinh cùng giờ ngày tháng năm sinh mới có ls giống nhau, còn anh chị em song sinh/sinh 3 thì khác nhau

Share this post


Link to post
Share on other sites