thanhphuc

Thăm Đền Thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

7 bài viết trong chủ đề này

Đất Cổ Nõi xưa, nơi có mạch nguồn thiên phú, thần linh bảo hộ, nơi lưu giữ những huyền thoại tươi đẹp không chỉ của một vùng miền nhỏ hẹp mà còn là của cả dân tộc Việt.

Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân nguyên thủy là Đình Nội làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội

Truyền thuyết kể rằng, Kinh Dương Vương và Long Nữ có bốn người con, người con thứ ba là Sùng Lãm được vua cha truyền ngôi, kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra bọc trứng nở trăm con, 50 người theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên rừng.

Đất Bình Minh ngày nay, theo truyền thuyết, chính là nơi cha mẹ các đời Vua Hùng mở cõi Lĩnh Nam. Cả một vùng quê vẫn còn in dấu những câu chuyện trong truyền thuyết ấy. Và tài sản vô giá của làng xã là những di tích lịch sử văn hóa. Tên Kựu Đà, Bảo Kựu, Bảo Đà, Bình Đà đã theo người dân suốt trong quá trình mở đất, dựng làng, giữ nước góp phần vào dòng chảy văn hóa Việt. Trong đó, đền Nội uy nghi với những tài sản tinh thần vô giá .

Posted Image

Đền thờ thật uy nghi, bề thế, dưới tán những cây cổ thụ nhiều trăm năm tuổi

Posted Image

Trước cửa Đền là ao sen, mới được khôi phục lại năm Canh Dần

Posted Image

Ngôi đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, nằm trên khu đất rộng, rợp bóng cổ thụ hàng ngàn năm tuổi. Cũng như các ngôi đền khác, đao cong uốn lượn vươn cao trên nền trời xanh bình an, nhưng có một đặc điểm là họa tiết của đền còn có bình rượu cô dịch, hay nước thần bắt nguồn từ ao trời, hương thơm hơn cả hương lan, hồ tiêu, vị ngọt hơn cả rượu lê, rượu táo…

Posted Image

Mái đao cong uốn lượn vươn cao trên nền trời xanh bình an

Cửa đền còn lưu bức đại tự “Vi bách Việt tổ’’- Tổ của trăm họ Việt, đây cũng là điều đặc biệt không nơi nào có được. Ngàn năm đi qua, ngôi đền đã có khi cùng dân tiêu thổ kháng chiến, những cây cổ thụ từng bị chặt làm bàn ghế cho học sinh, nhưng khi hiểu ra những giá trị văn hóa quý báu thì ngôi đền đã được trùng tu lại.

Posted Image

Posted Image

Bên trong Đền

Posted Image

Ban VĂN

Posted Image

Ban VÕ

Posted Image

Mặt Nhật trên mái Đền soi bóng xuống Ao sen - Cụ thủ Đền kể lại cứ buổi sáng mặt trời mọc, chiếu ánh sáng vào mặt nhật, soi bóng xuống Ao sen, rồi tỏa hắt lên muôn vàn luồng năng lượng sinh khí của tất cả những giờ "Hoàng đạo" trong ngày, ngược lại buổi chiều khi xế tà - làm cho "trăm họ" thông minh, sáng suốt. Thế mới biết phong thủy Lạc Việt được các thế hệ người Việt sử dụng thật tài tình.(đây chắc là: Chiêu Thiên quang tỉnh)

Posted Image

Bức phù điêu bằng gỗ quý, dát vàng

Posted Image

Đức Lạc Long quân cùng văn võ bá quan xem đua thuyền

Posted Image

Bức phù điêu tạc vua cha Lạc Long Quân cùng các triều thần văn võ bá quan đã mấy trăm năm tuổi. Bức phù điêu chạm hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào ở chính giữa, bên cạnh là 20 vị quan văn, 16 vị quan võ, 18 thị nữ mặc áo dài, phía xa có voi ngựa và một tốp nam thanh niên đội mâm hoa quả, tiền cảnh bức phù điêu là dòng sông với 10 thuyền rồng là một cổ vật quý giá của Quốc gia. Bức phù điêu này đi qua giai đoạn tiêu thổ kháng chiến của thời kỳ chống Pháp vẫn nguyên vẹn, chính điều này cùng những sắc phong đã là bằng chứng chính xác cho những nhà nghiên cứu lịch sử Việt về sự ra đời của truyền thuyết Lạc Long quân và khởi nguyên của dân Việt tại vùng đất này.(Lạ nhỉ, thời này đã ăn mặc đẹp như thế kia - sao con của Ngài lại ở trần đóng khố??? hay bị bọn nào cướp (ăn trộm) mất hết cả quần áo????)

Chốn linh từ là hồn vía của làng. Người dân tự hào về tài sản quí báu này qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, và biến động chính trị… ngôi đền vẫn còn đó và mang trong mình những ngọn lửa quí giá của tình yêu quê hương, hướng đến cội nguồn, phải chăng chính nơi này đã cho ra đời “nghĩa đồng bào” mà chỉ riêng người Việt mới có. Ngôi đền đã cùng người dân trong làng trải qua bao buồn vui, báu vật trong đền chính là lớp thời gian trùm lên và tâm thức người dân trải lòng mình ra vun đắp. Những sắc phong này là bằng chứng của sự ngưỡng mộ bao đời. Cùng với đó là văn tự trên bia đá còn ghi. Miền đất này xưa cổ thụ nhiều vô kể, người dân truyền nhau rằng, đó là nơi lập đàn tế, hội tụ nhiều cuộc hội họp của các tướng sỹ nhà binh các triều đại. Màu thời gian xanh thẫm trên lá càng tôn lên vẻ uy nghiêm của ngôi đền.

Posted Image

Giếng Ngọc dùng để thả bánh thánh trong ngày Lễ hội 6 tháng ba (Âm lịch) hàng năm

Posted Image

Truyền thuyết nói đến “Tam thai, hay còn gọi là Ba gò”, tương truyền là mộ của Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, xưa người trong làng chọn nơi đây làm nghĩa địa cho xóm dưới chân Ba gò, qua nhiều đời đất chật, người ta cải táng lên tận gò, khiến hình dáng không còn xanh mướt cỏ như xưa. Cách đây không lâu có gia đình đào đất cải táng mộ đã tìm thấy gạch cổ, các nhà khoa học đã xác định niên đại khoảng 2000 năm. Từ Kựu Đà, Bảo Kựu, hay Bảo Đà, đến nay là Bình Đà… đã cho thấy một dòng chảy văn hóa ngàn đời. Thế nên, đất này là đất thiêng, lục long triều hội, lưỡng phượng giao vi con Lạc cháu Hồng đã bao đời hun đúc trí tuệ tài năng và công lao để xây nên vùng đất khởi nguyên này bằng những tháng ngày mở đất đầy gian nan. Người Việt có đức ân tình, đức ấy truyền nhau từ nghĩa đồng bào nguyên thủy để sau này đi đâu về đâu cũng biết cúi đầu nhớ về ngày giỗ Tổ.

Nhận ra giá trị quý báu của ngôi đền, ngay từ những năm 1986, chính quyền xã đã lập hồ sơ gửi lên Bộ VHTT và ngôi đền đã được công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Nhân dân trong làng luôn coi trọng việc trông nom tế tự. Những cụ từ được trông coi nơi cửa đền bao giờ cũng là những người có danh tiếng thơm trong làng. Họ là người trung thực, có gia đình yên ấm, con cháu hiếu thảo… Việc của nhà đền cũng là việc của mỗi người, của làng, của xã, rộng hơn là của các cấp chính quyền. Bà con nhân dân xã Bình Minh rất mừng là ngôi đền đã được UBND thành phố Hà Nội cấp 30 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo.

Với một vốn quý là nơi thờ tự Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, nơi mà ngày 5/3 hằng năm trên đền thờ Hùng Vương vẫn cử đoàn cung kính về đây xin chân hương đem về thờ tự trên đền Vua Hùng, điều đó chứng tỏ mối quan hệ bền chặt truyền đời của người cha dân tộc Việt với 18 đời Hùng Vương. Cùng với chính sử, những điều kỳ diệu sống trong truyền thuyết và lòng dân này luôn được coi là tài sản quí giá của văn hóa làng xã.

Ngôi đền Nội cách trung tâm thành phố không xa, khoảng hơn 20 km, trên đường đi chùa Hương, bên cạnh quốc lộ 22. Với tấm lòng người dân làng Bình Đà hiếu khách, nếu du khách qua đây hẳn sẽ có được những điều thú vị về khởi nguyên dân tộc Việt – cha rồng mẹ tiên- cùng những điều rất quý làm nên danh thơm Bình Đà, Bình Minh, mảnh đất mà huyền thoại lấp lánh cùng lịch sử xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới.

Bài viết có sử dụng tư liệu của báo kinh tế & Đô thị

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hé lộ bí mật từ báu vật triều Nguyễn: Bảo vật và quyền lực

Cập nhật lúc :7:29 AM, 03/06/2011

Khi chúng tôi có dịp đến Huế, được nghe một số nhà nghiên cứu về Huế hỏi chuyện thực, hư về lời đồn khoảng tám tạ vàng bạc, châu báu của triều đình nhà Nguyễn. Được chúng tôi cho biết, hiện nay chỉ có ở BTLSVN đang lưu giữ khoảng 3000 báu vật bằng vàng bạc, đá quý... phần nào đã giải tỏa thắc mắc ở các nhà nghiên cứu.

Hé lộ bí mật từ báu vật triều Nguyễn

Chuyện xung quanh các báu vật ở Huế, nhiều tài liệu còn đề cập đến một Kim ấn “Hoàng Đế chi bảo” và một Bảo kiếm, một chiếc nghiên “Tức Mạc hầu” hiện nay ở đâu không ai rõ ? Trong sưu tập báu vật Hoàng cung, có thể chia thành nhiều sưu tập nhỏ theo chất liệu hay theo hình dáng, loại hình, theo công năng của hiện vật để tiện theo dõi.

Mũ vua

Posted Image

Một trong những báu vật quý hiếm và được nhắc đến nhiều là bốn mũ triều phục vua dùng trong những lúc thiết triều. Bốn mũ triều phục, hiện đã được tu sửa, phục hồi và đang trưng bày giới thiệu cho khách trong, ngoài nước tham quan chiêm ngưỡng tại BTLSVN. Khi tiếp nhận, bốn mũ này chỉ đựng trong hai túi vải nhỏ, một túi ghi “một mũ thượng triều”, túi còn lại ghi “ ba mũ thượng triều”.

Trong cả hai túi vải, có đựng hơn 2100 chi tiết gắn trên mũ bằng vật liệu quý như vàng, bạc, đá quý. Riêng cốt mũ thì không còn. Chúng bao gồm mặt rồng phù bằng vàng, những con rồng chầu được tết từ những sợi chỉ vàng rất cầu kỳ, tinh xảo. Những đao lửa cũng tết từ sợi chỉ vàng, ở giữa gắn những viên đá đủ màu sắc, hình dáng. Bên cạnh là hốt thông thiên, là bác sơn và nhiều chi tiết khác.

Bảo kiếm

Một thứ báu vật khác là Bảo kiếm. Đây là đồ dùng của vua và là vật báu truyền ngôi. Tất cả các thanh Bảo kiếm có chuôi bằng ngọc hoặc bằng ngà. Bảo kiếm để bên trong cốt gỗ thơm, ngoài bọc đồi mồi, có ba đoạn bọc vàng hoặc bạc và được trang trí hoa văn rất đẹp. Trên các chuôi kiếm có khảm vàng.

Trong bộ sưu tập kiếm, phải kể đến thanh kiếm bao vàng chuôi ngọc. Kiếm có chiều dài cả chuôi là 71 cm. Chuôi kiếm được chế tác từ một miếng bạch ngọc nguyên khối, mô phỏng hình chiếc lá cách điệu và có khắc hình dây leo. Vỏ kiếm bằng vàng đúc, có ba đoạn trang trí. Mỗi đoạn trang trí khoảng gần 100 hạt đá quý và bán quý với các màu xanh, đỏ đan xen các hạt ngà.

Các hạt đá và ngà được gắn vào các ổ bằng vàng. Một thanh bảo kiếm khác, trên chuôi vàng có dòng chữ Hán “ bảo quốc an dân.” Trong lần tu bổ đầu tiên, năm thanh Bảo kiếm bị hư hỏng nặng đã được trả lại nguyên dạng ban đầu.

Posted Image

Hội đồng khoa học tham gia ý tìm biện pháp tu sửa. (Ảnh: NMH)

Ấn vua

Kim Ngọc Bảo Tỷ cùng với Bảo kiếm là biểu tượng của quyền lực tuyệt đối của người đứng đầu thiên hạ. Sưu tập Kim Ngọc Bảo Tỷ, theo nhiều tài liệu thì các vua triều Nguyễn cho chế tạo và đưa vào sử dụng hơn 100 chiếc. Tuy nhiên, trong kho của BTLSVN, hiện lưu giữ 85 chiếc, số còn lại có thể đang lưu lạc tại Pháp, Mỹ hoặc trôi nổi trong dân gian.

Những Bảo Tỷ bằng vàng, bằng bạc được gọi là Kim Bảo Tỷ. Bảo Tỷ bằng ngọc gọi là Ngọc Tỷ. Ngoài ra còn có một số Bảo Tỷ bằng ngà. Số lượng Kim Bảo Tỷ có 71 cái, chiếm phần lớn trong sưu tập.

Các Kim Ngọc Bảo Tỷ có vị trí đặc biệt quan trọng trong thể chế quân chủ phong kiến. Vì vậy, việc chế tác, sử dụng, cất giữ Kim Ngọc Bảo Tỷ được quy định rất cẩn thận, chi tiết và phân công trách nhiệm rõ ràng. Mỗi Bảo Tỷ được sử dụng theo chức năng riêng. Những sớ tấu, sách tấu, chỉ, bản dụ thì dùng Kim Bảo Văn Lý mật sát. Kim Bảo Phong tặng chi bảo đóng trên các đạo sắc, cáo phong tặng cho các quan văn võ…

Theo thống kê của BTLSVN, Kim Ngọc Bảo Tỷ được chế tác tập trung trong khoảng từ đời vua Gia Long đến đời vua Thiệu Trị. Trong các Kim Ngọc Bảo Tỷ, Kim Bảo Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo và Thủ tín Thiên hạ văn võ quyền hành. Cả hai Kim Bảo Tỷ được làm bằng vàng tám tuổi. Về hình thức chúng tương tự nhau, chỉ có kích thước và một số hoa văn trên quai hình con kỳ lân có một số chi tiết khác nhau được chế tạo thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1709). Khi Nguyễn Ánh xưng vương ở Sài Gòn (1780) đã dùng làm ấn truyền quốc và dùng vào các việc nội vụ, chính sự quan trọng khác.

Posted Image

Khay trà là đồ dùng hàng ngày của vua và hoàng hậu. Trong ảnh, khay trà trước khi tu sửa. (Ảnh: NMH)

Trong đồ ngự dụng, còn nhiều bộ ấm tách chén cầu kỳ, đa dạng. Ấm bằng vàng, hình bốn cạnh có phù điêu hình hoa lá; ấm vàng hình quả cam, đầu hình con rùa. Ấm chén ngọc, miệng và đầu vòi bịt vàng, trên thân ấm có trang trí hoa văn mờ. Chén khay, đĩa bằng bạc có trang trí đơn giản nhiều vô kể. Loại hình hộp đựng chủ yếu được chế tác bằng bạc, với nhiều hình dáng, kiểu cách. Hộp đựng trầu cau hình tròn, hình vuông. Hộp đựng đồ trang sức hình tròn có hoa văn trang trí nổi là hình rồng, hình phượng.

Đồ trang sức, trang trí

Cành vàng lá ngọc là đồ trang trí trong cung, là thú chơi của một số vị vua. Trong kho BTLSVN lưu giữ bốn cành : cành vàng lá ngọc quả phật thủ, cành san hô quả ngọc trai, cành vàng quả nho và cành trúc vàng. Đây là những báu vật được chế tác cầu kỳ, tinh xảo, nhưng rất tiếc là chưa có điều kiện tu sửa, phục dựng để giới thiệu cho khách tham quan thưởng ngoạn.

Trong sưu tập còn có nhiều đồ thờ cúng trong cung như lư, đỉnh. Đỉnh bằng vàng, hai tai là hai đầu dơi (phúc ) và nắp được gắn một con nghê rất sinh động. Có nhiều đỉnh bằng bạc, có hai tai là hai con rồng và hoa văn trang trí hình rồng. Những chiếc lư bằng bạc, trang trí phù điêu đầu rồng, chữ vạn xen kẽ các loại hình hoa văn khác.

Posted Image

Mặt rồng hình dơi. (Ảnh: NMH)

Sưu tập đồ trang sức của phụ nữ. Đây là loại hình khá phong phú như vòng đeo tay hình thú bằng vàng; trâm cài hình bán nguyệt có hình đầu rồng ngậm lồng đèn. Kim sách bằng vàng được vua phong tặng khi các Thái Hoàng Thái hậu, Hoàng Thái hậu được tấn tôn, con trai của vua được lập hoàng tử…

Tất cả các loại hình báu vật hoàng cung, dưới bàn tay tài ba, khéo léo của các nghệ nhân cung đình xưa, cùng với tư duy sáng tạo đã để lại cho hậu thế những tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác. Trong lần tu bổ các báu vật đầu tiên tại bảo tàng, một số chi tiết bị mất trên mũ như đầu rồng, định gia công, chế tác thử. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, thấy việc kéo vàng thành sợi có đường kính 0,6mm rồi ráp lại (chuyên môn gọi là “đậu” lại) giống như trên mũ, các nghệ nhân kim hoàn thời nay không dám làm...

Nguyễn Mạnh Hà, Kỹ sư cao cấp, nguyên TP Kỹ thuật Bảo quản – Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một Mối Dây Xuyên Suốt 5000 Năm Văn Hiến Việt

Từ hình ảnh bức phù điêu tại đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân nguyên thủy là Đình Nội làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội đến những di vật của các vua triều Nguyễn, tôi nhật thấy một mối dây xuyên suốt 5000 từ những dấu tích trong văn hóa dân gian và trên cổ vật trống đồng.

Xin hãy nhìn lại những hình ảnh sau:

Posted Image

Mũ vua nhà Nguyễn

Posted Image

Posted Image

Mũ Ông Công Ông Táo trên khắp chợ cùng quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay.

Posted Image

Hình người trên trống Đồng Lạc Việt với mũ có hình đầu rồng (bên phải) và hai dải mũ cao vút.

Một mô típ xuyên suốt về kiểu dáng mũ miện của quan hay vua chúa được thể hiện giống nhau, bảo tồn ngay cả trong tâm thức là mũ miện được thể hiện với hai cánh chuồn phía sau cao hơn đỉnh mũ miện của vua. Mô típ này lưu dấu ngay trên cổ vật trống đồng, tồn tại xuyên thời gian qua vật thờ cúng là mũ ông công ông táo, đến cả được tái hiện ngay trên cổ vật một thời nhà Nguyễn. Một sự xuyên suốt nào đó được truyền ngàn đời xuyên thời gian.

Bình Ngô đại cáo có đoạn:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Nước non bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;

Tuy vậy, "Phong tục Bắc Nam cũng khác;" lại không được thể hiện ngay trong ngày nay qua hình ảnh của phim hình, một phương tiện hiện tại có thể tác động không nhỏ đến nhận thức bao người dân Việt Nam. Xin thử xem qua hình ảnh sau:

Posted Image

Hình ảnh vua Lý Công Uẩn trên phim Việt "Đường tới thành Thăng Long"

Một bản nhái về Tần Thỷ Hoàng hay một sự đồng hóa ngay tận trong tâm thức? Bởi, tiếc thay, một mối dây xuyên suốt đã bị lãng quên từ bao lâu hay ít ra đã tồn tại và hiện hữu một sự thờ ơ đối với nền văn hiến gần 5000 năm của dân tộc Việt, tính từ năm Nhâm Tuất 2897 trước CN.

Bao giờ mới thể hiện được cái bản sắc của " "Phong tục Bắc Nam cũng khác;"?

Thiên Đồng

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chém lợn tế thần

17:00' 14/02/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hôm nay, mồng 6 tết, dân làng Niệm Thượng (xã Khắc Niệm, Tiên Du - Bắc Ninh) theo cổ lệ đã mở lễ Chém lợn tế thần. Đây là một lễ hội còn nhiều nét nguyên sơ thể hiện tín ngưỡng phồn thực tồn tại hàng ngàn năm nay...

Posted Image

"Cụ ỉn" số một của làng Niệm Thượng

Ngay từ sáng sớm, cả làng Niệm Thượng đã sống trong không khí chờ đợi đầy háo hức giờ hành lễ Chém lợn tế thần. Ông Nguyễn Hữu Tản, thành viên Ban tổ chức lễ chém lợn, cho biết: Đáng lý chúng tôi phải rước "cụ ỉn" lên núi Nghè sau đó mới rước "cụ" về đình hành lễ nhưng hôm nay mưa quá nên chúng tôi chỉ rước "cụ" quanh làng được thôi..." . Tục hành lễ Chém lợn tế thần đã tồn tại ở làng Niệm Thượng hàng mấy trăm năm nay với những quy định rất ngặt. Ông Nguyễn Hữu Tản cho hay: "Ngay từ rằm tháng 8 âm lịch, dân làng chúng tôi đã chọn ra 2 con lợn nhỡ giao cho 2 tráng niên độ tuổi 49 chăm sóc. Đợi đúng ngay 6 tết, dân làng mở hội rước cụ ra đình hành lễ...".

Posted Image

Cúng tiền vào hòm "cụ ỉn" để cầu may

Sau khi tắm gội sạch sẽ cho "cụ ỉn", dân làng mời "cụ ỉn" vào cũi để bắt đầu lễ rước. Khoảng 9h, lễ rước "cụ ỉn" bắt đầu từ đình làng đi vòng quanh làng. Dẫn đầu có đội nghi trượng, ngai kiệu và phường bát âm. Người dân đứng chờ trước cổng nhà mình, chuẩn bị sẵn tiền lẻ, thức ăn... để bỏ vào hộp ngay trên cũi "cụ ỉn". Tầm 10h, lễ rước "cụ ỉn" về lại sân đình và đại lễ Chém lợn tế thần mới chính thức bắt đầu.

Trước khi tế thần, "cụ ỉn" được cho ăn lấy lệ những thứ do dân làng dâng lên trong suốt hành trình lễ rước. Sau khi trưởng lão của làng thắp hương khấn thần, 2 tráng niên (cũng phải vào tuổi 49), múa đao...chém lợn. Nếu lưỡi đao bén ngọt, "cụ ỉn" ra đi thanh thản, mãu xối hết thì đấy là điềm báo vị thần hài lòng và năm nay sẽ được mùa.

Posted Image

Tay đao chém lợn được tặng cờ!

Sau khi hành lễ chém lợn, dân làng chen nhau lấy tiền quệt vào máu lợn rồi mang đồng tiền ấy về nhà thờ. Dân làng Niệm Thượng tin rằng tài, lộc, vận đỏ sẽ đến với suốt năm.

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá thì tục chém lợn là biểu hiện còn sót lại của tín ngưỡng phồn thực sơ khai. Máu lợn được đồng nhất với mưa, với phôi mẫn sự sống nên có tác dụng làm cho cây trồng, vật nuôi thụ thai, sinh trưởng và sinh sản nhiều.

Bài và ảnh: Lê Anh Dũng - Phụng Hoài

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân gian luôn là một bảo tàng quan trọng để bảo tồn nét nhất thống của văn hóa Việt, xuyên thời gian và không gian.

Mô típ Mũ vua Hùng trong bức phù điêu đều đồng một mô típ với mũ người chủ lễ hội chém lợn ở làng Niệm Thượng.Posted Image

Posted Image

Nếu không thấy sự nhất thống từ quá khứ đến hiện tại thì không thấy được bản sắc. Cái bản sắc không ở đâu xa.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 7/8/2011 at 04:51, 'Thiên Đồng' said:

Dân gian luôn là một bảo tàng quan trọng để bảo tồn nét nhất thống của văn hóa Việt, xuyên thời gian và không gian.

Mô típ Mũ vua Hùng (ĐỨC LẠC LONG QUÂN chứ) trong bức phù điêu đều đồng một mô típ với mũ người chủ lễ hội chém lợn ở làng Niệm Thượng.Posted Image

Posted Image

Nếu không thấy sự nhất thống từ quá khứ đến hiện tại thì không thấy được bản sắc. Cái bản sắc không ở đâu xa.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ui, Thiên Đồng đánh nhầm, đầu nghĩ này, tay đánh khác. Cảm ơn anh thanhphuc nhắc nhở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay