Thiên Luân

Chuyện Tâm Linh Ở Nghĩa Trang Trường Sơn

8 bài viết trong chủ đề này

Chuyện tâm linh ở Nghĩa trang Trường Sơn



Giữa mênh mông đại ngàn, suốt ngày đêm vi vu tiếng gió, Nghĩa trang Trường Sơn là nơi an nghỉ của 10.363 liệt sĩ. Phần lớn trong số đó là những chiến sĩ Đoàn 559 anh hùng - những chàng trai đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi, cái tuổi đang son và thớ thịt căng da. Họ đã chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước.

Posted Image

Nhiều câu chuyện, theo anh Hồ Tất Ái - Trưởng ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thuộc khoa học huyền bí, là chuyện của thế giới tâm linh. Anh kể rằng, khi một đoàn các Mẹ Việt Nam anh hùng ở Bình Định lên thăm nghĩa trang, có một gia đình trong đoàn đi tìm mộ người thân, cả năm rồi không thấy. Hôm ấy, bác gái đi thắp hương ở các phần mộ, cũng là ngẫu nhiên. Bỗng thấy bác hét lên một tiếng rồi ngất đi, chúng tôi cứ tưởng bác bị cảm, hoặc giả cũng do quang cảnh nghĩa trang trầm mặc quá mà bác xúc động. Thế nhưng khi tỉnh lại, bác bảo với chúng tôi đúng đây là phần mộ của người em mà bác đang tìm kiếm nhiều năm qua. Rồi nhiều trường hợp khác, chỉ biết con em mình hy sinh trong chiến tranh, không biết phần mộ ở đâu. Gia đình đã đi tìm nhiều năm mà không thấy. Vậy mà trong một chuyến đi cùng mấy đoàn khách thăm nghĩa trang, đốt hương xong, họ như có người cầm tay dẫn đường, đi vòng vèo tới mấy ngôi mộ ở tận xa thắp hương, nhìn lại mới biết là mộ người nhà mình. Người dân ở đây cho rằng đó là các anh hùng liệt sĩ dẫn đường chỉ lối.

Anh Ái trầm ngâm: Ở nơi linh thiêng này, lời hứa là rất quan trọng, điều gì đã hứa là phải làm. Anh hồi tưởng lại: Một lần vào dịp cuối năm Quý Mùi (2003), anh em ở Ban quản lý Nghĩa trang bàn nhau dự định chiều ngày 26 - 12 âm lịch sẽ làm vài mâm cỗ, trước là thắp hương cúng các anh chị, sau là bữa cơm tất niên coi như động viên anh chị em trong cơ quan sau một năm làm lụng vất vả. Thế rồi nhiều đoàn lên thăm viếng, thành ra công việc bận quá, chưa tổ chức được. Đêm hôm ấy, rồi đến ngày 27, 28 cũng thế, đêm nào các anh cũng gọi: Anh em sao hứa mà không làm... sao hứa mà không làm...?

Một chuyện khác, thầy giáo Hải quê Hà Nam, công tác ở trường Đại học KHXH&NV đi cùng đoàn lên thăm nghĩa trang, khi đi qua nghĩa trang khu III là khu quy tập mộ các liệt sĩ của mấy tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh... thì người ta bỗng nghe thầy hát vang cả núi rừng liền một lúc 6 bài về Trường Sơn. Ngay đêm hôm ấy, thầy gọi điện về cho gia đình kể rằng đi ngang qua nghĩa trang khu III, các anh bảo hát cho các anh nghe những bài hát Trường Sơn nên thầy hát.

Anh em ở Ban quản lý cho biết rằng khu ấy thiêng lắm. Ngày rằm, mồng một đến thắp hương tại đó, họ vẫn nghe thấy tiếng anh em liệt sĩ nói cười, chào hỏi: “Các anh đến thắp hương đấy à?”

Anh Ái từng là lính trinh sát đặc công. Đối với người chiến sĩ được rèn luyện vững vàng như anh thì chuyện sống chết, hoang đường không có gì đáng sợ. Sau 7 năm công tác tại đây, một kỷ niệm làm anh còn nhớ mãi. Anh kể rằng:

- Đêm 14-11-2001, tôi và đồng chí Chủ tịch công đoàn cơ quan lên khu nghĩa trang thắp hương, chúng tôi thấy một người ngồi bên cạnh tượng đài. Chuyện thân nhân liệt sĩ lên nghĩa trang đêm hôm khuya khoắt cũng không phải là lạ. Tôi cứ nghĩ, có lẽ khách phương xa tới muộn. Dù sao tôi cũng đánh tiếng từ xa, không thấy người đó trả lời. Tôi ngạc nhiên quá, đến gần hơn, cách khoảng chục mét, tôi lại cất tiếng chào hỏi. Người đó vẫn im lặng. Khi chúng tôi tới gần tượng đài còn cách khoảng vài mét, người đó đi lùi ra một đoạn. Tôi đốt hương và nói: “Chúng tôi lên đây thắp hương và có vài lời với các anh hùng liệt sĩ. Anh ở đâu tới vậy?” Người đó nói: “Tôi cũng là liệt sĩ, ở nơi khác đến đây thăm anh em!” Quả thật lúc đó tôi vã mồ hôi hột, còn anh Chủ tịch công đoàn thì châm cả lửa vào tay. Quay lại thì không thấy người ấy đâu nữa.

Còn nhiều chuyện thuộc về thế giới tâm linh ở nghĩa trang này. Chị Trần Thị Thê, công tác nghĩa trang đã 25 năm. Chị có mặt ở đây từ năm 1981 khi mới thành lập nghĩa trang đến giờ. Chị kể thời kỳ đầu có hơn chục người, chủ yếu là chị em. Những ngày mới lên nghĩa trang, đêm đêm nằm nghe thấy tiếng các anh linh liệt sĩ cười đùa, rồi đàn hát những bài ca thời xưa, chị em cũng hoảng. Hai ba người quây lại ngủ chung một giường. Rồi sáng sớm, nghe tiếng các anh tập thể dục, tiếng bước chân hành quân trong đội ngũ, tiếng hô chào cờ, tiếng hô khẩu hiệu. Các chị mới đầu rất sợ, nhưng sau nghĩ đến các liệt sĩ xả thân vì nước lại cảm thấy thương vô cùng, thành ra ngày rằm, mồng một nào cũng lên thắp hương viếng mộ.

Nhà ngay cạnh nghĩa trang và lại công tác ngay trong ban quản lý, vì thế nên chị Thê gần như trực luôn ở đây ban đêm cũng như dịp lễ tết. Chị kể rằng, cả chục năm sống ở đây, cứ mỗi khi nhà có việc gì lớn thì đều lên xin các anh. Năm ngoái chị xây nhà, cũng làm mâm cỗ cúng, gọi là “báo cáo với các anh”. Chị tin rằng, chắc các anh phù hộ nên cái quán nhỏ của chị rất đông khách, ăn nên làm ra. Rồi thì chuyện người nhà ốm đau, thi cử của con cái, chị cũng làm lễ, trước là tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, sau nữa cũng mong các anh phù hộ độ trì cho. Dần dần, việc đó trở thành nghi lễ quen thuộc của bà con người Kinh ở quanh đây.

Những câu chuyện tâm linh có lẽ sẽ làm nhiều người mơ hồ sợ hãi. Nhưng với những người đồng đội của các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ nơi đây, đó là câu chuyện của những người đang sống, các anh vẫn đang hiện hữu bên cạnh cuộc đời này. Có đoàn thương binh từ Hà Nội vào, năm nào cũng tới thăm nghĩa trang. Có anh mù 2 mắt, anh cụt 2 chân, hai tay, về đây thăm lại chiến trường xưa, thăm lại đồng đội cũ. Các anh ngủ lại giữa nghĩa trang, đốt lửa, thầm thì trò chuyện và hát lại những bài hát năm xưa cho những người đồng đội nghe. Họ đang sống lại những năm tháng hào hùng.

Chuyện linh thiêng, huyền bí ở nơi đây có phải thuộc khoa học huyền bí - như nhận định của anh Ái, chị Thê - hay do họ quá xúc động vì tấm gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, hoặc vì khung cảnh tịch mịch, thâm nghiêm, sự thăm thẳm đất trời giao hoà giữa âm dương, hư thực ở nơi đây thêu dệt nên? Dù là hoang đường, những câu chuyện đầy tính nhân bản đó vẫn gửi gắm một điều: Các anh đã chiến đấu anh dũng, đã nằm xuống, nhưng các anh không bao giờ chết; các anh đã trở thành bất tử trong mỗi trái tim Việt Nam.

Ngày 27-7, trong chương trình Nhịp cầu xuyên Á, thanh niên 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan gặp nhau tại đây. Họ sẽ cùng nắm tay nhau, thắp những nén hương, những ngọn nến lên 10.363 ngôi mộ. Nghĩa trang Trường Sơn sẽ lung linh trong ánh nến, khói hương huyền ảo. Một thông điệp mà các thế hệ sau gửi đến các anh là: Các anh sẽ sống mãi trong lòng Tổ quốc và nhân dân.

Nguyễn Ánh Ngọc
(Báo Sức khỏe và Đời sống)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện tâm linh từ liệt sĩ Trường Sơn bất tử Cập nhật lúc 03/07/2011 03:52:21 PM (GMT+7) Tuy nằm ở một nơi xa xôi nhưng vào mùa hè hằng năm (mùa tri ân) thì người người về nghĩa trang Trường Sơn trong niềm biết ơn chân thành. Mỗi năm có nửa triệu lượt người đến đây như về chốn tâm nguyện trả nghĩa, thỏa lòng.

TIN BÀI KHÁC

Xem xét lại việc tìm mộ bằng ngoại cảm

Tin 'nhà ngoại cảm', bốc nhầm mộ người khác

Chuyện nhí nhố ở “trung tâm tìm mộ”

Đang làm rõ chuyện nữ sinh bị liệt sĩ 'nhập hồn'

Ly kỳ học sinh đi học bị liệt sĩ nhập hồn

Từ khi đứng trước tượng Hồ Chủ tịch trong khu tưởng niệm cho đến khi ra Đài tưởng niệm của các liệt sĩ, ai về Trường Sơn cũng trầm lắng, nghẹn ngào. Phóng viên đã hòa cùng dòng người lắng lòng và nghiêng mình giữa Trường Sơn trong mùa tri ân ngập nắng. Chuyện thực và chuyện như mơ đã vang bên tai và trong lòng giữa ngập tràn cảm xúc khó quên…

Giữa mênh mông nghĩa trang "chăm" hàng vạn đồng đội

Posted ImageMột góc nhỏ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Đến đây vào những ngày nắng chói chang của miền Trung, ai cũng rưng rưng trước cả vạn ngôi mộ trắng san sát nối tít tắp. Những người quản trang đang lặng lẽ làm nhiệm vụ tưới nước cho hoa cỏ ở các tượng đài... Họ cùng nhau chăm lo mộ phần cho hàng vạn đồng đội của mình.

Bởi hầu hết cả chục người làm quản trang ở đây có chung hoàn cảnh như chồng là thương binh vợ là thanh niên xung phong. Chiến tranh kết thúc, họ tình nguyện ở lại Nghĩa trang Trường Sơn, chấp nhận mọi khó khăn về vật chất cũng như tình cảm vì phải xa gia đình.

Điều gây xúc động với chúng tôi là những người quản trang có thể nhớ hết tên và vị trí của tất cả các ngôi mộ liệt sĩ trong các khu mộ quy tập theo các tỉnh thành. Các thành viên trong ban quan lý nghĩa trang được “chuyên trách” các khu vực nhất định. Mỗi người đều nhớ tên liệt sĩ trên hàng ngàn bia mộ.

Khi tìm hiểu, chúng tôi được biết rằng đã có các thân nhân của liệt sĩ lo lắng chồng, cha, con, em mình phải nằm nơi heo hút nên định đến đưa mộ về quê nhà, nhưng khi được thấy người thân nằm giữa mênh mông nghĩa trang, nối dài thẳng tắp hàng lối cùng đồng đội, lại chứng kiến sự chăm sóc chu đáo của các quản trang, gia đình đã thay đổi ý định.

Tin chuyện tâm linh vì tin các anh bất tử

Ông Hồ Tất Ái- Trưởng ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn trao đổi với phóng viên: “Toàn bộ nghĩa trang được chia làm 5 khu và 68 ngôi mộ vô danh. Dẫu là việc thường ngày, nhưng những người quản trang ở đây đều luôn cảm nhận rõ sự thiêng liêng.”

Trong câu chuyện cùng chúng tôi, ông Hồ Tất Ái cho biết: “Chuyện tâm linh của nghĩa trang Trường Sơn thì nhiều lắm. Có khi các anh về báo mộng cũng nhiều khi là tiếng nói trực tiếp, tiếng của từng người và cả tiếng nói cùng lúc của nhiều người…”

Đó là các trường hợp như người nhà chỉ biết con em mình hy sinh trong chiến tranh, không biết phần mộ ở đâu. Khi đi cùng đoàn khách đến thăm nghĩa trang thì cứ như có người cầm tay dẫn lối đi vòng vèo tới ngôi mộ ở rất xa thắp hương, nhìn lại mới biết là mộ người nhà mình.

Còn chuyện liệt sĩ về báo mộng trước rằng hôm sau có người nhà tìm đến vẫn thường có. Ở đây các “quản trang viên” đều rất tin vào những chuyện tâm linh. Ông Ái bảo: “Các liệt sĩ thiêng lắm!”

Ông Ái chia sẻ: “Ở nơi linh thiêng này, lời hứa là rất quan trọng, điều gì đã hứa là phải làm. Ông hồi tưởng lại: Một lần vào dịp cuối năm, anh em ban quản lý nghĩa trang bàn nhau dự định chiều 26/12 âm lịch sẽ làm vài mâm cơm, trước là thắp hương cúng các anh, chị, sau nữa là bữa cơm tất niên coi như động viên anh chị em trong cơ quan sau một năm cặm cụi chăm lo những mộ phần.

“Định là thế, nhưng rồi nhiều đoàn lên thăm viếng, thành ra công việc bận quá, chưa tổ chức được. Đêm hôm ấy, rồi đến ngày 27, 28 cũng thế, đêm nào các anh cũng gọi: Anh em sao đã hứa mà không làm... sao đã hứa mà không làm...?

Được biết, ông Ái từng là người lính trinh sát đặc công. Đối với người chiến sĩ được rèn luyện vững vàng thì chuyện sống chết, hoang đường không có gì đáng sợ. Vậy mà có kỷ niệm làm ông nhớ mãi. Ông kể: “Đêm 14/11/2001 tôi và đồng chí Chủ tịch công đoàn cơ quan lên khu nghĩa trang thắp hương, chúng tôi thấy một người ngồi bên cạnh tượng đài."

"Tôi cứ nghĩ, có lẽ khách phương xa tới muộn. Tôi cũng đánh tiếng từ xa, không thấy trả lời. Đến gần hơn, cách khoảng chục mét, tôi lại cất tiếng chào hỏi. Người đó vẫn im lặng. Khi chúng tôi tới gần tượng đài còn cách khoảng vài mét, người đó đi lùi ra một đoạn. Tôi đốt hương, và nói: Chúng tôi lên đây thắp hương và có vài lời với các anh hùng liệt sĩ, anh ở đâu tới vậy."

"Người đó nói: Tôi cũng là liệt sĩ, ở nơi khác đến đây thăm anh em. Quả thật lúc đó tôi vã mồ hôi hột, còn anh Chủ tịch công đoàn thì châm cả lửa vào tay. Quay lại thì không thấy người ấy đâu nữa,” ông Hồ Tất Ái kể tiếp rồi trầm ngâm.

Còn nhiều chuyện thuộc về thế giới tâm linh ở nghĩa trang này. Các chị trong ban quản trang cho biết: “Những ngày mới lên nghĩa trang các chị cũng rất sợ khi đêm đêm nằm nghe thấy tiếng cười đùa, rồi đàn hát những bài ca thời chống Mỹ cứu nước. Sáng sớm, nghe tiếng các anh tập thể dục, tiếng bước chân hành quân trong đội ngũ, tiếng hô chào cờ, tiếng hô khẩu hiệu.”

Các anh chị cũng tâm sự, sau này nghĩ đến các liệt sĩ hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước nên lại cảm thấy thương vô cùng. Nếu không làm nữa thì tự day dứt lắm, tâm sẽ không yên. Tại nghĩa trang, cứ vào ngày rằm, mùng một nào các anh chị cũng lên thắp hương và viếng toàn bộ các mộ phần. Với cán bộ phụ trách khu mà có gia đình ở gần thì phải huy động cả nhà đi thắp hương suốt ngày mới hoàn thành.

Suốt những năm qua, đã có các đoàn thương binh, cựu chiến binh ngoài Hà Nội về đây thăm chiến trường xưa, thăm lại đồng đội cũ đã ngủ lại giữa nghĩa trang, đốt lửa, thầm thì trò chuyện và hát lại những bài hát năm xưa cho những người đồng đội nghe. Họ đang sống lại những năm tháng hào hùng.

Ông Ái cho biết thêm: "Càng ngày càng có nhiều cặp cô dâu-chú rể đến nghĩa trang thắp hương trước khi làm hôn lễ."

Coi các liệt sĩ là người thân

Các cán bộ và nhân viên quản trang tại nghĩa trang Trường Sơn coi liệt sĩ là người thân. Cứ khi nhà có việc gì lớn, đều lên xin các anh. Từ xây nhà, thi cử của con cái, nỗi lo khi đau ốm đều thắp hương “báo cáo” với các anh và mong các anh phù hộ độ trì. Dần dần đó trở thành nghi lễ quen thuộc của bà con người Kinh ở quanh đây.

Những câu chuyện tâm linh có lẽ sẽ làm không ít người thấy mơ hồ sợ hãi. Nhưng với những người muốn nhớ mãi các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ nơi đây, đó là câu chuyện của những người đang sống, các anh vẫn đang hiện hữu trong đời không phải để gây sợ hãi mà nhắc nhớ những điều thiêng liêng không thể phôi phai.

Chuyện linh thiêng, huyền hoặc ở nơi đây, không thể khẳng định là do khoa học huyền bí hay do niềm xúc động, xót xa trước những người con “hóa thân cho dáng hình xứ sở, làm nên Đất nước muôn đời” tạo thành.

Chỉ thấy giữa khung cảnh tịch mịch, thâm nghiêm, tít tắp mộ bia, thăm thẳm đất trời, âm dương như giao hoà mà lời trò chuyện dễ có đồng cảm, sẻ chia. Ngỡ như không thực song những câu chuyện đầy tính nhân bản giữa nghĩa trang Trường Sơn mà chúng tôi có mặt lúc đúng ngọ đã hàm chứa một điều: Các liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, đã nằm xuống, nhưng các anh không bao giờ chết.

Các anh đã trở thành bất tử trong trái tim mỗi người đang sống. Thế nên trong đoàn công tác của chúng tôi, đã có một nhận định thu được sự đồng tình rằng: “Khi tin những chuyện tâm linh ở nghĩa trang Trường Sơn không phải là mê tín mà là chân thành bộc lộ thái độ của các thế hệ sau gửi đến các liệt sĩ: Các anh luôn sống mãi trong lòng Tổ quốc, trong lòng nhân dân.”

Nghĩa trang Trường Sơn ở xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị được xây dựng năm 1975 ở cầu Bến Tắt sông Bến Hải, nơi khởi đầu của đường Hồ Chí Minh vào Nam.

Nghĩa trang Trường Sơn rộng tới 52ha nằm trên 5 quả đồi sát bờ Nam sông Bến Hải, đây là nơi yên nghỉ của 10.263 liệt sỹ của 61 tỉnh thành, trong đó có 5 mộ của cán bộ trung cao cấp, 10 mộ anh hùng liệt sĩ.

Có quy mô lớn nhất, có số mộ nhiều nhất, có nhiều liệt sĩ ở nhiều địa phương nhất, nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn mang tầm cỡ của nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia.

(Theo Vietnam+, TTXVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ghép bài này vào topic đã post!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ghép bài này vào topic đã post!!!

Cảm ơn huynh !

Vì bận nên thấy bài hay là đệ đưa lên ngay nên không biết huynh đã đưa lên trước rồi . Đệ vốn từ lâu đã rất chú ý tới chủ đề này và từ lâu đã thấy bản thân đệ gặp những truyện rất lạ ,nó kểu như có người mách bảo và xui khiến mình làm thế nọ làm thế kia ấy ..... nhưng mà rút cục là mình không hiểu . Sau thấy hỏng việc rồi mới gẫm ra ... Không biết do ngẫu nhiên hay là có một lực lượng siêu nhiên nào đó tác động vào . Hy vọng trong tương lai các nhà khoa học chuyên nghành sẽ khám phá và tìm ra căn nguyên của những hiện tượng ấy .

Chào huynh !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn huynh !

Vì bận nên thấy bài hay là đệ đưa lên ngay nên không biết huynh đã đưa lên trước rồi . Đệ vốn từ lâu đã rất chú ý tới chủ đề này và từ lâu đã thấy bản thân đệ gặp những truyện rất lạ, nó kiểu như có người mách bảo và xui khiến mình làm thế nọ làm thế kia ấy ..... nhưng mà rút cục là mình không hiểu . Sau thấy hỏng việc rồi mới ngẫm ra ... Không biết do ngẫu nhiên hay là có một lực lượng siêu nhiên nào đó tác động vào . Hy vọng trong tương lai các nhà khoa học chuyên nghành sẽ khám phá và tìm ra căn nguyên của những hiện tượng ấy .

Chào huynh !

Chào huynh Cóc Vàng, sức khỏe của Huynh dạo này thế nào? Huyết áp ra sao? đêm ngủ không ngon đúng không?

Nếu thực sự anh mà hiểu và điều khiển được bản thân như anh nói ở trên thì diễn đàn ta lại sắp có thêm nhà ngoại cảm rùi đây!!!!! hihhihihihhehehehehahahaha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào huynh Cóc Vàng, sức khỏe của Huynh dạo này thế nào? Huyết áp ra sao? đêm ngủ không ngon đúng không?

Nếu thực sự anh mà hiểu và điều khiển được bản thân như anh nói ở trên thì diễn đàn ta lại sắp có thêm nhà ngoại cảm rùi đây!!!!! hihhihihihhehehehehahahaha

Quá khen !!!! quá khen !!!!!

Nhưng vẫn chưa ngủ à ? Đang gồi viết thư cho huynh Thiên Luân gần xong thì cua tay định đập con mẹ muỗi góa chồng cứ loanh quanh từ tối bên mình,thế là không hiểu vaạ tay vào đâu mà mất hết chữ và chịu không phục hồi được nên từ bỏ ý định viết thư luôn . Quay lại may thấy chú tiếp truyên nên thấy vui vui .

Cái truyện tâm linh ấy tớ có nhiều chứng nghiệm từ bản thân lắm .... Chắc chắn nó có một cái gì đó mà khoa học chưa tìm hiểu ra thôi . Hiện thì chỉ có hướng giải thí như tiến sỹ Đỗ Kiên Cường rằng : Đó là do bức xạ tàn dư - Bức xạ hoại tử chứ không phải là ma mãnh gì hết . Ông ấy đã bỏ ra cả hàng chục năm để nghiên cứu về đề tài này và cũng phối hợp với nhiều nhà khoa học trên thế giới để cùng nghiên cứu ...... và kết luận là không có ma . Cái mà người ta cảm nhận thấy chỉ là :

- Trí tưởng tượng phong phú của con người .

- Do sự giải mã các thông tin được mã hóa của người đã chết từ lúc họ còn sống mà nhà ngoại cảm mới có khả năng này do bẩm sinh hay một Cú Sốc bất gờ có tác dụng kích hoạt khả năng tiền ẩn ấy trong nhà ngoại cảm .

Ông ấy lại không giải thích được rằng vậy tại sao ông bà nhà mình đã mất mà lại báo mộng rằng " Cụ" đang nằm ở chỗ này chỗ kia ,họ sẽ xây những cái này cái kia và để cái nọ cái kia ở đó ..... cứ như là mình đang xem phim . Con cháu thấy vậy đi tìm toán loạn cả cánh đồng chẳng thấy chỗ nào như vậy . Cuối cùng cả họ kết luận ông này chập cheng .. cần phải lấy vợ gấp ,sứt rốn hở môi cũng được .

Hơn tháng sau đang giờ Vàng ,giờ Ngọc của nhà nước thấy người cứ nóng ruột nôn nao .. chợt nghĩ chắc có truyện gì ở nhà nên xin thủ trưởng cho về qua nhà một chút ,phóng gần chục cây số và qua đoạn nghĩa trang của lang nhìn thấy có vài ba người đang lúi húi làn gì ở một góc . Rẽ cướp đường cái rẹt và phón thẳn xuống và lại đó thì đướng sững và lạnh hết cả người ,thấy cảnh tựng một gia đình đang xây khu mộ nhà họ và xây bao luôn cả ngôi mộ của cụ bị thất lại lại . Điều ngạc nhiên là thấy đúng từ số người,giới tính,và cả từng viên gạch cũng như hình dáng của từng xây như trong cuộc báo mộng .

Khi mấy ông thợ xây bảo nước đá ở đâu mà rơi lả tả thế kia thì mói dật mình và trở lại hiện thực . Sau này bằng kết quả xét nghiệm ADN thì thấy đúng thật .

Tớ trước kia cũng rất duy vật ,do ảnh hưởng của mái trường XHCN ,lại sống trong gia đình có bố là Việt Minh,mẹ là Việt Cộng nên bác hết ba cái truyện ma mãnh ... ; Nay cũng vẫn duy vật ,nhưng có lẽ do từng trải hơn nên thấy vấn đề này cần phải nghiên cứu một cách khoa học chứ không phải như ngày xưa người ta từng nghĩ và bác bỏ tất cả . Lẽ tất nhiên không thể nghe theo những truyện bói toán nhảm nhí .

Có điều tớ đã đọc nhiều sách do ông ấy viết và không thấy ông ấy đề cập đến chuyện ấy .

Thôi chết ! Bà xã pha cho cốc sữa để nguội mất rồi !

Tạm biệt nhé !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quá khen !!!! quá khen !!!!!

Nhưng vẫn chưa ngủ à ? Đang gồi viết thư cho huynh Thiên Luân gần xong thì cua tay định đập con mẹ muỗi góa chồng cứ loanh quanh từ tối bên mình,thế là không hiểu vaạ tay vào đâu mà mất hết chữ và chịu không phục hồi được nên từ bỏ ý định viết thư luôn . Quay lại may thấy chú tiếp truyên nên thấy vui vui .

Cái truyện tâm linh ấy tớ có nhiều chứng nghiệm từ bản thân lắm .... Chắc chắn nó có một cái gì đó mà khoa học chưa tìm hiểu ra thôi . Hiện thì chỉ có hướng giải thí như tiến sỹ Đỗ Kiên Cường rằng : Đó là do bức xạ tàn dư - Bức xạ hoại tử chứ không phải là ma mãnh gì hết . Ông ấy đã bỏ ra cả hàng chục năm để nghiên cứu về đề tài này và cũng phối hợp với nhiều nhà khoa học trên thế giới để cùng nghiên cứu ...... và kết luận là không có ma . Cái mà người ta cảm nhận thấy chỉ là :

- Trí tưởng tượng phong phú của con người .

- Do sự giải mã các thông tin được mã hóa của người đã chết từ lúc họ còn sống mà nhà ngoại cảm mới có khả năng này do bẩm sinh hay một Cú Sốc bất gờ có tác dụng kích hoạt khả năng tiền ẩn ấy trong nhà ngoại cảm .

Ông ấy lại không giải thích được rằng vậy tại sao ông bà nhà mình đã mất mà lại báo mộng rằng " Cụ" đang nằm ở chỗ này chỗ kia ,họ sẽ xây những cái này cái kia và để cái nọ cái kia ở đó ..... cứ như là mình đang xem phim . Con cháu thấy vậy đi tìm toán loạn cả cánh đồng chẳng thấy chỗ nào như vậy . Cuối cùng cả họ kết luận ông này chập cheng .. cần phải lấy vợ gấp ,sứt rốn hở môi cũng được .

Hơn tháng sau đang giờ Vàng ,giờ Ngọc của nhà nước thấy người cứ nóng ruột nôn nao .. chợt nghĩ chắc có truyện gì ở nhà nên xin thủ trưởng cho về qua nhà một chút ,phóng gần chục cây số và qua đoạn nghĩa trang của lang nhìn thấy có vài ba người đang lúi húi làn gì ở một góc . Rẽ cướp đường cái rẹt và phón thẳn xuống và lại đó thì đướng sững và lạnh hết cả người ,thấy cảnh tựng một gia đình đang xây khu mộ nhà họ và xây bao luôn cả ngôi mộ của cụ bị thất lại lại . Điều ngạc nhiên là thấy đúng từ số người,giới tính,và cả từng viên gạch cũng như hình dáng của từng xây như trong cuộc báo mộng .

Khi mấy ông thợ xây bảo nước đá ở đâu mà rơi lả tả thế kia thì mói dật mình và trở lại hiện thực . Sau này bằng kết quả xét nghiệm ADN thì thấy đúng thật .

Tớ trước kia cũng rất duy vật ,do ảnh hưởng của mái trường XHCN ,lại sống trong gia đình có bố là Việt Minh,mẹ là Việt Cộng nên bác hết ba cái truyện ma mãnh ... ; Nay cũng vẫn duy vật ,nhưng có lẽ do từng trải hơn nên thấy vấn đề này cần phải nghiên cứu một cách khoa học chứ không phải như ngày xưa người ta từng nghĩ và bác bỏ tất cả . Lẽ tất nhiên không thể nghe theo những truyện bói toán nhảm nhí .

Có điều tớ đã đọc nhiều sách do ông ấy viết và không thấy ông ấy đề cập đến chuyện ấy .

Thôi chết ! Bà xã pha cho cốc sữa để nguội mất rồi !

Tạm biệt nhé !

Em chào Bác!

Vậy là bác Cóc Vàng đã có khả năng từ lâu, nhưng hình như còn hơi yếu, theo em bác nên tìm hiểu thêm và làm sao đó cho kích hoạt khả năng đó mạnh lên đến khi bác có thể chủ động điều khiển được nó thì quá tuyệt vời.

Chúc mừng Bác được vợ chăm chút như thế, em đây chưa bao giờ được vợ pha cho cốc sữa nào, tủi thân quá huhuhuuuuuu.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em chào Bác!

Vậy là bác Cóc Vàng đã có khả năng từ lâu, nhưng hình như còn hơi yếu, theo em bác nên tìm hiểu thêm và làm sao đó cho kích hoạt khả năng đó mạnh lên đến khi bác có thể chủ động điều khiển được nó thì quá tuyệt vời.

Chúc mừng Bác được vợ chăm chút như thế, em đây chưa bao giờ được vợ pha cho cốc sữa nào, tủi thân quá huhuhuuuuuu.....

Không thích , không thích đâu !

Để rồi con nhang đệ tử lại suốt ngày dập dình sớm tối ở cổng chờ xin gặp thầy có này nhờ tìm mộ rồi gọi người thân về để hỏi truyện này truyện kia thề bà xã bà ấy bỏ luôn !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay