Thiên Sứ

Thái Lan Và Ngày Tam Nương

130 bài viết trong chủ đề này

Thái Lan: Hiến pháp tạm ngưng hiệu lực

22/05/2014 20:19 (GMT + 7)

TTO - Phó phát ngôn quân đội Thái Lan Winthai Suvaree phát biểu trên truyền hình chiều 22-5 cho biết Hiến pháp nước này tạm thời ngưng hiệu lực nhưng Thượng nghị viện và tất cả tòa án vẫn tiếp tục làm việc như bình thường, theo Reuters.

Posted Image

Binh sĩ Thái canh gác trong cuộc đảo chính diễn ra ở Army Club, trung tâm Bangkok ngày 22-5-2014. Ảnh: Reuters

Winthai Suvar cho biết thêm Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Niwattumrong Boonsongpaisan, người quyết không từ chức, được lệnh phải báo cáo với quân đội.

Quân đội Thái Lan cũng cấm tụ tập nhóm từ năm người trở lên. “Không ai được phép tụ tập nhóm từ năm người trở lên ở bất kỳ nơi nào… Bất cứ ai vi phạm quy định này có thể bị án tù không dưới một năm”, Winthai khẳng định.

Tướng Prayut, 60 tuổi, nói ông giành chính quyền bởi vì “bạo lực ở Bangkok và nhiều nơi khác trên đất nước đang có khả năng gia tăng, khiến nhiều người vô tội thiệt mạng và gây thiệt hại tài sản”.

Prayut trước đó thề sẽ không cho phép Thái Lan trở thành một “Ukraine hay Ai Cập”. “Những gì tôi đang làm là trong khả năng an ninh của tôi - nếu tôi có làm buồn lòng ai đó, tôi xin lỗi nhưng điều này là cần thiết”, ông phát biểu ngày 22-5 trước khi cuộc đảo chính xảy ra.

“Tất cả người dân Thái phải giữ bình tĩnh và các quan chức chính phủ phải làm việc như bình thường”, ông Prayut nhấn mạnh trong một bản tuyên bố ngắn gọn phát đi lúc 5 giờ chiều địa phương (10g GMT).

Arnusit Chenruk, một nhân viên văn phòng 39 tuổi ở Bangkok, nói cuộc đảo chính là một điều tốt cho đất nước. “Đất nước tôi đã xảy ra hỗn loạn trong một thời gian dài mà chưa tìm ra giải pháp”, Arunsist nói với AFP.

Tuy nhiên, một số chuyên gia bày tỏ lo lắng rằng việc quân đội nắm giữ chính quyền có thể gây thêm nhiều bất ổn chính trị.

“Đảo chính không phải là một giải pháp để kết thúc khủng hoảng”, chuyên gia Pavin Chachavalpongpun ở trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á ỏ trường ĐH Kyoto, Nhật Bản nói với AFP.

“Nó cho thấy quân đội Thái chưa bao giờ rút ra bài học năm 2006”, ông Pavin nói, ám chỉ đến khủng hoảng chính trị sau vụ lật đổ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Ông Pavin nói thêm cuộc đảo chính quân sự lần này khiến những người biểu tính chống chính phủ cảm thấy “rất hạnh phúc”.

Trước đó, chiều 22-5, Tổng tư lệnh lục quân Thái Lan tướng Prayuth Chan-ocha đã chính thức tuyên bố đảo chính quân sự. Sau khi nắm được quyền, quân đội Thái Lan đã công bố lệnh giới nghiêm toàn quốc.

Theo lệnh thiết quân luật, Ủy ban gìn giữ hòa bình quốc gia cấm tất cả mọi người ở khắp vương quốc rời khỏi nhà từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng”, một phát ngôn viên của quân đội nói trên truyền hình.

Quân đội Thái cũng yêu cầu tất cả kênh truyền hình và phát thanh tạm ngừng phát các chương trình bình thường.

QUỲNH TRUNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những phân cảnh cuối của bộ phim:

"Ngày Tam nương sát trên đất Thái"....

========================

Quân đội Thái yêu cầu bà Yingluck, các cựu bộ trưởng ra trình diện

Thứ Sáu, 23/05/2014 - 06:58

(Dân trí) - Quân đội Thái Lan đã yêu cầu cựu nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, nội các bị phế truất và các lãnh đạo đảng cầm quyền ra trình diện chính quyền quân đội mới vào hôm nay 23/5, một ngày sau cuộc đảo chính quân sự vốn gây ra sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Posted Image

Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Khẳng định quyền hành động để chấm dứt nhiều tháng bất ổn chính trị, chính quyền quân đội Thái Lan dưới sự lãnh đạo của Tư lệnh quân đội Thái Lan, Tướng Prayut Chan-O-Cha, đã tuyên bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm trên cả nước, hạn chế các quyền tự do dân sự và yêu cầu các đám đông biểu tình đối lập tại Bangkok giải tán ngay tức thì khỏi các đường phố.

Quân đội Thái Lan cũng thông báo đình phần lớn hiến pháp, gây ra các chỉ trích từ Mỹ, châu Âu, Tổng thư ký Liên hợp quốc, vốn kêu gọi phục hồi sự kiểm soát dân sự.

Theo thông báo mới nhất, cựu nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, các thành viên của nội các hiện đã bị phế truất, cùng các lãnh đạo của đảng Puea Thai vốn nắm quyền trước đó, đã được yêu cầu ra trình diện giới chức quân đội ở trung tâm Bangkok vào 10 giờ sáng ngày 23/5.

Hiện chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với các thành viên của chính phủ bị lật đổ nếu họ ra trình diện.

Nhưng ít phút trước cuộc đảo chính, các lãnh đạo của đảng Puea Thai và đảng Dân chủ đối lập, cùng lãnh đạo biểu tình của các bên, đã bị quân đội đưa đi khỏi các cuộc đàm phán ở Bangkok, vốn được ông Prayut chủ trì để thu hẹp bất đồng giữa các đảng đối lập.

Hiện chưa rõ những người bị đưa đi đang ở đâu.

Thủ tướng tạm quyền Niwattumrong Boonsongpaisan cũng được lệnh ra trình diện quân đội vào hôm nay. Hiện chưa rõ tung tích của ông Niwattumrong.

Nhưng ông Chalerm Yubamrung, một người thân cận với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và giữ chức bộ trưởng lao động cho tới tận gần đây, đã bị quân đội bắt giữ ngày 22/5, con trai Doung Yubamrung của ông này cho biết.

Quân đội Thái Lan ngày 22/5 đã tuyên bố đảo chính và thành lập Ủy ban gìn giữ hòa bình quốc gia để nắm quyền điều hành đất nước.

Tướng Prayut cho biết cuộc đảo chính nhằm "đưa đất nước nhanh chóng trở lại bình thường".

"Tất cả người Thái phải bình tĩnh và các quan chức chính phủ phải đi làm như thường lệ", ông Prayut nói trong bài phát biểu trên truyền hình khi công bố đảo chính, ngồi cạnh ông là các quan chức quân đội và cảnh sát cấp cao.

Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ, Pháp, Đức đã lên tiếng chỉ trích cuộc đảo chính quân sự tại Thái Lan và bày tỏ lo ngại nghiêm trọng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho hay không có sự biện minh nào cho điều đó và nói rằng 10 triệu USD viện trợ song phương có thể bị tạm ngừng.

An Bình

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đảo chính lần này ở Thái Lan có gì khác?

23/05/2014 12:07 GMT+7

http://vietnamnet.vn...o-gi-khac-.html

Các hoạt động kinh doanh ở Thái Lan thường không bị ảnh hưởng vì bất ổn nhưng cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5 diễn ra trong một hoàn cảnh chính trị đã thay đổi.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Khắp thế giới lên án đảo chính ở Thái Lan

Hình ảnh Thái Lan ngày đảo chínhQuân đội

Thái Lan tuyên bố đảo chính

Quân đội Thái "giao bài tập về nhà" cho các phe

Thái Lan ra sao khi chịu thiết quân luật?

"Lần này khá khác biệt với các cuộc đảo chính mà chúng ta đã chứng kiến trước kia. Đây là loại khủng hoảng chính trị trăm năm mới có một lần", hãng tin CNBC dẫn lời Ernest Bower, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Các nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, nhận định.

Posted Image

Quân đội Thái nói đảo chính là để khôi phục trật tự và thúc đẩy cải cách chính trị. (Ảnh: EPA)

Sau hơn 7 tháng chứng kiến các cuộc biểu tình rầm rộ và hai ngày thiết quân luật, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Prayuth Chan-ocha tuyên bố quân đội nắm giữ quyền lực trong một cuộc đảo chính. Báo chí đưa tin, các lãnh đạo của phong trào Áo Đỏ ủng hộ chính phủ đã bị bắt giữ.

Đến nay, Thái Lan đã trải qua 19 lần đảo chính quân sự, với 12 lần thành công, kể từ khi nước này trở thành một nền quân chủ lập hiến năm 1932.

"Đó là về chuyện ai sẽ nắm quyền khi việc nối ngôi ở Hoàng gia diễn ra", ông Bower nói với CNBC, đồng thời nhận định, quân đội không muốn chịu nguy cơ lực lượng ủng hộ chính phủ lên nắm quyền trong thời kỳ chuyển giao này.

Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã trị vị nền quân chủ lập hiến ở Thái Lan hơn 60 năm nhưng sức khỏe của ông đang giảm sút. Tuy ông được người dân khắp cả nước sùng kính nhưng Thái tử nối ngôi là một nhân vật ít được biết đến hơn nhiều.

Theo CNBC, một số người biểu tình chống chính phủ tin rằng, tầm vóc của chế độ quân chủ đang bị đe dọa bởi sự nổi tiếng của Thaksin Shinawatra, cựu Thủ tướng bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cũng do quân đội thực hiện năm 2006.

"Phe Áo Vàng (chống chính phủ) nghĩ đây là cơ hội cuối cùng của họ để "ấn định mọi thứ" trước khi... Quốc vương qua đời và chúng ta có một quốc vương mới", Steve Vicker - Tổng giám đốc hãng tư vấn giảm nhẹ rủi ro Steve Vickers & Associates, nói với CNBC. "Đó là cơ hội cuối cùng của họ để thay đổi hiến pháp, thay đổi hệ thống bầu cử".

Một lo ngại khác là tiềm năng bùng phát bạo lực khi phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ được tổ chức tốt hơn so với hồi xảy ra đảo chính năm 2006. Áo Đỏ hiện nay dường như có khả năng không chỉ huy động được các cuộc biểu tình quy mô lớn trên đường phố mà còn có thể hình thành một lực lượng đối lập nghiêm trọng từ thành trì ở miền bắc đất nước.

Trong những lần hỗn loạn chính trị trước kia, việc làm ăn ở Thái Lan hiếm khi chịu tác động, nhưng lần này, kinh tế bị ảnh hưởng rõ ràng, với GDP quý 1 giảm 2,1% nhiều hơn dự kiến/quý. Nhiều chuyên gia phân tích còn hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Thái Lan.

"Nếu Thái Lan không chịu bất ổn chính trị căng thẳng này thì nền kinh tế có thể tăng trưởng khoảng 4-4,5% năm nay. Giờ chúng tôi đang đánh giá ở mức 1-2%", CNBC trích lời Thomas Byrne, một Phó Chủ tịch cấp cao tại Moody. Ông dẫn chứng, bất ổn đã khiến cho các dự án hạ tầng hứa hẹn trị giá khoảng 60 tỷ USD bị đình hoãn.

"Họ thực sự cần một chính phủ có thể thông qua một ngân sách mới và có thể có được chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đạt mức họ mong muốn. Tôi nghĩ điều đó cần thiết cho sự cạnh tranh dài hơi của nền kinh tế Thái Lan", Byrne nói với CNBC.

Hiện chưa rõ động thái mới của quân đội Thái Lan sẽ ảnh hưởng đến các thị trường tài chính tới mức nào. Lúc đầu đồng Baht phản ứng tiêu cực với thông tin đảo chính nhưng sau đó đã phục hồi. Giá USD vào khoảng 32,44 Baht, tụt khỏi mức 32,59 Baht sau khi Tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố nắm giữ quyền lực.

Thanh Hảo

Share this post


Link to post
Share on other sites
Yingluck 'biết bị lật đổ ngay ngày đầu làm thủ tướng Thái'
24/11/2014 14:00
 

(TNO) Cựu thủ tướng Thái Lan bà Yingluck Shinawatra tiết lộ lần đầu tiên sau đảo chính rằng bà biết ngay từ ngày đầu tiên lên nắm chính phủ sẽ có ngày quân đội lật đổ chính phủ của bà như đã làm với anh trai.

 

yingluck.jpg
Bà Yingluck những ngày đầu nắm quyền thủ tướng Thái Lan - Ảnh: Minh Quang

 

Tờ Bangkok Post sáng nay 24.11 cho hay bà Yingluck đã có cuộc gặp với công chúng và lần đầu tiên bà nói đến điều này. “Ngay ngày đầu tiên làm thủ tướng tôi đã biết nếu không bị cơ quan tư pháp độc lập loại khỏi chính trường thì cũng sẽ có 1 cuộc đảo chính xảy ra để lật đổ chính phủ của tôi”, bà Yingluck thổ lộ.

Bà ví chuyện làm thủ tướng của mình giống như chuyện lái 1 chiếc xe. “Người ta đưa tôi 1 chiếc xe và bảo lái đi. Tôi leo lên lái, rồi bất chợt 1 người xuất hiện dí súng vào đầu và bảo tôi xuống xe trong khi tôi đang đưa “hành khách” chạy về phía trước”, bà ví von.

Anh trai bà cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra cũng bị quân đội lật đổ bằng 1 cuộc đảo chính hồi 2006 khi ông đang điều hành chính phủ nhiệm kỳ thứ 2.

6 tháng sau đảo chính, bà tâm sự muốn chọn cuộc sống yên lặng, chủ yếu chăm sóc gia đình, mua sắm và du lịch. Cựu thủ tướng Thái nói tránh xuất hiện hoặc tham gia vào những hoạt động có thể gây rối thêm cho chính trường Thái Lan.

Bà Yingluck khẳng định không cảm thấy hối tiếc về khoảng thời gian ngắn ngủi ngồi trên “ghế nóng”, ngược lại bà muốn ngồi lại chiếc ghế đó 1 lần nữa. Bà cho biết sẽ tham gia tranh cử vào bầu cử được quân đội ấn định vào 2016 nếu như luật không cấm bà.

Chính quyền quân sự Thái Lan đang soạn thảo hiến pháp và luật bầu cử mới. Luật này bị phe đối lập chỉ trích vì có thể đưa vào những điều khoản loại bỏ dòng họ Shinawatra khỏi cuộc chơi chính trị nước Thái.

Sau khi nắm chính phủ Thái Lan trong 2 năm 9 tháng 2 ngày, bà Yingluck bị phế truất bởi 1 phán quyết của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia về tội thiếu trách nhiệm trong điều hành chính sách trợ giá gạo, dẫn đến thất thoát lớn cho ngân sách quốc gia. Không lâu sau đó, chính phủ của bà bị quân đội lật đổ và quân đổi đang kiểm soát hoàn toàn Thái Lan.

Dựa trên phán quyết của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia, cơ quan công tố đang chuẩn bị lại hồ sơ để khởi tố bà về trách nhiệm hình sự đối với cáo buộc trên. Hai tháng trước, Tòa tối cao đã bác cáo buộc của cơ quan công tố vì cho rằng chưa đủ chứng cứ để khởi tố cựu thủ tướng Yingluck.

Bà Yingluck nhiều lần phủ nhận cáo buộc của ủy ban chống tham nhũng cũng như của cơ quan công tố Thái Lan. Sự xuất hiện của cựu thủ tướng lần này cũng nhằm mục đích khẳng định mình vô tội và chính phủ của bà không tham nhũng.

Minh Quan

====================

Bà Yingluck biết rằng mình sẽ bị phế truất ngay sau khi lên làm thủ tướng. Còn Lão Gàn biết trước khi bà Yingluck lên làm thủ tướng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Yingluck bị buộc từ chức

Thứ Tư, 07/05/2014 13:56

(NLĐO) - Tòa án Hiến pháp Thái Lan trưa 7-5 ra phán quyết Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra phải từ chức vì tội lạm dụng quyền lực.

Đỗ Quyên (Theo BBCm, Reuters)

=================

 

Sự hỗn độn của Thái Lan vừa qua và phán quyết của tòa án là một ví dụ về ngày Tam Nương. Nhưng sự bất ổn của Thái Lan chưa dừng lại ở đây cho đến khi Hoàng Gia Thái có ý thức khắc phục sự xui xẻo này.

Thế gian này luôn tồn tại hai cách giải thích hiện tượng, sự kiện và vấn đề:

1/ Giải thích bằng nhận thức trực quan.

2/ Giải thích trên cơ sở một hệ thống lý thuyết.

Kito giáo cho rằng đó là ý muốn của Chúa. Phật giáo cho rằng đó là nghiệp chướng. Lý học cho rằng đó là những quy luật tương tác của vũ trụ, có xấu, có tốt.

 

 

 

 

Các nước khu vực lo ngại về tình hình Thái Lan

20/05/2014 11:22 (GMT + 7)

TTO - Ngày 20-5, một số nước khu vực đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc quân đội Thái Lan ban bố tình trạng thiết quân luật tại nước này.

NGUYỆT PHƯƠNG

====================

 

Như vậy khủng hoảng Thái Lan đã gây hiệu ứng quốc tế và khu vực. Bởi vậy, cái gì rơi vào ngày Tam Nương cũng rất phiền. Nó là hiệu ứng tương tác gián tiếp bới những quy luật vũ trụ thuộc về sự phát hiện và nhận thức không thuộc về lịch sử phát triển của nền văn minh hiện đại. Chứ nếu nó trực tiếp thì không cần phải chứng nghiệm.

Ngày Chủ Nhật 11. 4. 2014 vừa qua cũng là ngày Tam Nương đấy. Bởi vậy, xét về góc độ Lý học. Đây là một sai lầm khi chọn ngày này để mở đầu một công việc gì đó. Đã vậy giờ Thìn - tính từ 7g 40 phút sang đến hết 9g 40 phút sáng là giờ cực xấu: Kinh Lưu niên và là giờ Thiên lao Hắc đạo. Híc!

 

 

 

Mỹ lo ngại chiến lược tại châu Á bị phá vỡ do Thái Lan

Đăng Bởi Một Thế Giới -  

06:30 13-06-2015

 

mtg-mark.pngMỹ dự định tổ chức cuộc diễn tập quân sự thường niên mang tên Cobra Gold tại Thái Lan thêm một lần nữa vào năm tới, bất chấp lo ngại tình hình chính trị thiếu ổn định tại quốc gia Đông Nam Á, sau khi một cuộc đảo chính được quân đội nước này tiến hành với tuyên bố khôi phục nền dân chủ, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết vào hôm qua.

 

 

 

maxresdefault_HRXT.jpg?width=600&height=

Hoạt động quân sự của Mỹ bị ảnh hưởng ở Thái Lan

Cobra Gold là một trong những cuộc tập trận quân sự đa phương lớn được tiến hành bởi nhiều nước trên thế giới. Cuộc diễn tập được tổ chức tại Thái Lan từ năm 1982, nhưng một số hoạt động đã bị cắt giảm trong năm nay do cuộc đảo chính diễn ra tại thủ đô Bangkok vào tháng 5.2014. Năm nay, các bài tập diễn tập tập trung chủ yếu vào công tác hỗ trợ hoạt động nhân đạo.

Quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ Scot Marciel phát biểu tại buổi điều trần trước Quốc hội rằng, cuộc diễn tập là quan trọng đối với Mỹ và nhiều nước trong khu vực. Và chính phủ nên sớm quyết định trong tuần này, nhằm chuẩn bị cho một hoạt động mới vào năm 2016. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Cobra Gold sẽ bị thu nhỏ thêm một lần nữa vì tình hình chính trị bất ổn tại Thái Lan.

Ông Marciel là một trong ba quan chức chính quyền quan sát tình hình dân chủ ở châu Á theo yêu cầu từ ủy ban chính sách đối ngoại khu vực. Các quan chức lo ngại rằng chính phủ lâm thời ở Bangkok đã không lên một kế hoạch rõ ràng cho cuộc trưng cầu dân ý, tiến tới xây dựng dự thảo hiến pháp mới.

“Có những dấu hiệu cho thấy cuộc bầu cử quốc hội liên tục thay đổi, đầu tiên là mùa thu năm 2015, sau đó là đầu năm 2016 và có thể lâu hơn nữa. Chúng tôi lo ngại rằng nếu không có một quá trình cải cách kịp thời, minh bạch và toàn diện, chính phủ Thái Lan sẽ không bao giờ xóa bỏ được tình hình bất ổn hiện tại,” một quan chức Mỹ cho biết.

Thái Lan là một đồng minh của Mỹ, nhưng quan hệ ngoại giao giữa kéo dài 182 năm giữa hai bên trở nên căng thẳng từ khi Tướng Prayuth Chan-ocha lật đổ chính phủ dân chủ và nắm quyền sau một thời gian dài chính trị bất ổn và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bạo lực. Chính quyền quân sự đã ban hành một số sắc lệnh nhằm cứu vãn tình hình đất nước, nhưng không mấy khả quan.

Mỹ chỉ trích chính quyền quân sự hiện tại và ngừng cung cấp 4,7 triệu USD viện trợ quân sự sau cuộc đảo chính, như một biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, Washington nhận định Thái Lan vẫn là một trung tâm quan trọng đối với chiến lược của Mỹ bên trong khu vực.

Chính quyền Mỹ khẳng định hôm thứ Năm rằng, kế hoạch đình chỉ viện trợ sẽ được hủy bỏ cho đến khi một chính phủ dân chủ mới lên nắm quyền tại Thái Lan. Washington cũng xem xét lại các trường hợp cụ thể để tiếp tục những cam kết trước đó giữa hai bên, liên quan đến chương trình đào tạo quân đội và cảnh sát.

Hàn Giang ( theo Reuters )

=======================

Theo truyền thuyết, ngài Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa con cháu sang Thái Lan. Vì ngài cho rằng đây là một đất nước yên bình. Nhưng lão Gàn cảnh báo rằng: Hoàng gia Thái cần tỉnh táo trong các quyết sách quốc tế. Vì hậu quả của ngày Tam Nương chưa kết thúc. Biển Đông là ngòi nổ cho một cuộc tranh giành quyền lực trong sự phát triển tiếp theo của cả nền văn minh nhân loại. Sự sai lầm về chiến lược quốc gia trong thời điểm hiện nay sẽ có khả năng hủy hoại sự thanh bình cục bộ của đất nước này.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites