Thiên Sứ

Thái Lan Và Ngày Tam Nương

130 bài viết trong chủ đề này

Chúng ta đều là người Thái và nên để khoảng không để tất cả mọi người sống trong xã hội có thể cùng chung sống. Nếu các vị cứ săn đuổi chúng tôi cho tới khi không còn chỗ nào để đứng, thì khi đó, ai sẽ là người dám chống trả. Chúng tôi không muốn vòng tròn khắc nghiệt đó, vốn đã lặp đi lặp lại trong 7-8 năm qua. Liệu chúng ta sẽ tiếp tục như thế".

Những người ủng hộ bà này đang có ý đồ tách nước Thái làm hai (Xem các thông tin bài trước). Đây là "điềm" không lành cho nước Thái.

Mọi chuyện sẽ kết thúc ở đây.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan: Thủ lĩnh Áo đỏ cảnh báo trận chiến tiếp theo

(Vietnam+)

Posted Image

Cựu nghị sỹ Jatuporn Prompan. (Nguồn: Reuters)

AFP đưa tin, cựu nghị sỹ Jatuporn Prompan - thủ lĩnh cốt cán của lực lượng Áo đỏ ở Thái Lan trong các cuộc biểu tình lớn năm 2010 đã được chọn làm lãnh đạo phong trào ủng hộ chính phủ, ngày 16/3 cảnh báo rằng một "trận chiến lớn" đang chờ đón Thái Lan ở phía trước, đồng thời khẳng định mọi chiến thuật mới của Áo đỏ sẽ mang tính "hòa bình."

Ông Jatuporn nói: "Chúng tôi phải thảo luận về chiến lược. Trận chiến tiếp theo sẽ lớn". Tuy nhiên, ông loại bỏ yếu tố bạo lực và cho rằng mọi chiến lượng mới sẽ "không liên quan tới vũ khí."

Bất chấp việc chính phủ hiện nay ở Thái Lan đang gặp khó khăn, song ông Jatuporn khẳng định rằng phe đối lập do ông Suthep Thaugsuban lãnh đạo "không thể đạt thành công."

Ông nói: "Năm 2006 họ sử dụng đảo chính quân sự. Năm 2007 và 2008 họ sử dụng các tổ chức độc lập giống như tòa án hiến pháp. Nay họ sử dụng cuộc cách mạng của người dân do ông Suthep cầm đầu song không thành công".

Ngày 15/3, hơn 10.000 người đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở miền Trung Thái Lan để bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Trong cuộc míttinh tại một sân vận động ở Ayuttaya, các thành viên phe Áo đỏ, tuyên bố sẽ đẩy mạnh phong trào của mình nếu chính phủ bị lật đổ một cách phi dân chủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tòa án Thái Lan hủy bỏ kết quả tổng tuyển cử

Thanhnien Online

22/03/2014 03:00

Ngày 21.3, Tòa hiến pháp Thái Lan tuyên bố cuộc bầu cử hồi đầu tháng 2 ở nước này là vi hiến vì không được tổ chức trong cùng một ngày.

Do đó, Thái Lan phải tổ chức bầu cử lại vào một ngày chưa được xác định. Sau phán quyết, thủ lĩnh phe biểu tình Suthep Thaugsuban tỏ ra vui mừng và tuyên bố đây là “chiến thắng” của phe ông. Ngược lại, đảng Puea Thai của Thủ tướng Yingluck Shinawatra kịch liệt phản đối và cho rằng cuộc bầu cử phải tổ chức thành nhiều đợt do sự tẩy chay, quấy rối của phe biểu tình. Bản thân Thủ tướng Yingluck chưa bình luận gì, còn quân đội lặp lại cam kết không can thiệp vào chính trị cũng như không đứng về phe nào.

Trong khi đó, người dân Thái Lan lo ngại có bầu cử lại thì cũng không thay đổi được gì vì có thể tiếp tục bị người biểu tình ngăn cản, và đảng đối lập Dân chủ sẽ lại tẩy chay. Điều kiện của đảng này cũng như phe biểu tình là Thủ tướng Yingluck phải ra đi trước khi có bầu cử mới.

Ngoài ra, dư luận cũng đang đặt câu hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại 3,5 tỉ baht (2.450 tỉ đồng) chi phí tổ chức cuộc bầu cử vừa qua. Ủy ban bầu cử vì đã không tổ chức chu đáo? Hay chính phủ vì không hoãn bầu cử khi thấy tình hình bất ổn? Hay đảng Dân chủ đã lôi kéo người ủng hộ tẩy chay cuộc bầu cử? Một số tổ chức cho biết sẽ tiếp tục kiện lên tòa để xem xét trách nhiệm của Ủy ban Bầu cử, chính phủ và đảng Dân chủ.

Hồi năm 2006, Tòa hiến pháp từng có phán quyết tương tự khi không công nhận kết quả bầu cử xác định chiến thắng cho đảng của ông Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck. Ông Thaksin sau đó ấn định 6 tháng sau tổ chức bầu cử mới nhưng chưa đến ngày thì quân đội đã tiến hành đảo chính lật đổ ông.

Minh Quang

(VP Bangkok)

=============

Cũng lại bầu cử vào ngày Tam Nương mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phe áo đỏ Thái Lan biểu tình phản đối hủy kết quả bầu cử

Hàng chục nghìn người thuộc phe áo đỏ ủng hộ chính phủ hôm qua tập hợp biểu tình tại tỉnh Chon Buri, miền đông nam Thái Lan, để phản đối phán quyết hủy bỏ kết quả bầu cử của Tòa án Hiến pháp.

Tòa án Thái hủy kết quả tổng tuyển cử

Thủ tướng Thái đi xe lăn

Posted Image

Hàng chục nghìn người thuộc phe áo đỏ xuống đường phản đối phán quyết của Tòa án Hiến pháp Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post

Bangkok Post dẫn lời lãnh đạo phe áo đỏ cho biết số lượng người tham gia biểu tình lần này lớn hơn rất nhiều so với những lần trước tại các tỉnh miền bắc và đông bắc, vì người dân cảm thấy bị xúc phạm bởi phán quyết của tòa.

Ông Charnyuth Hengtrakul, lãnh đạo của Liên minh Dân chủ Chống Độc tài (UDD) khu vực miền đông, cho hay số lượng người biểu tình trong ngày hôm qua lên đến 30.000 người, trong khi con số mà cảnh sát Thái Lan công bố chỉ có hơn 10.000 người.

Chủ tịch UDD Jatuporn Prompan phát biểu trước đám đông rằng người dân cần đứng dậy thách thức "mạng lưới tinh hoa quyền quý", chống lại sự bất công và chống lại việc dựng lên một thủ tướng lâm thời trung lập.

Ông cũng cho biết UDD sẽ huy động người thuộc phe áo đỏ tiến hành biểu tình trên quy mô toàn quốc vào ngày 5/4. Các lãnh đạo của tổ chức này dự kiến nhóm họp vào ngày 29/3 để thảo luận về ba nhiệm vụ bí mật.

Cựu lãnh đạo UDD Veerakarn Musikapong tuyên bố phe áo đỏ muốn tiến hành bầu cử và kêu gọi đưa các thủ lĩnh của Hội đồng Cải cách Dân chủ Nhân dân (PRDC) ra trước công lý vì đã ngăn cản cuộc bầu cử hôm 2/2.

Với tỷ lệ 6 phiếu thuận và 3 phiếu chống, Tòa án Hiến pháp Thái Lan hôm 21/2 đã thông qua phán quyết không chấp nhận kết quả của cuộc tổng tuyển cử hồi tháng hai, bởi nó đã không được tổ chức trong cùng một ngày.

Cũng trong tối qua, thủ lĩnh phe áo vàng đối lập Suthep Thaugsuban, tổng thư ký PRDC, phản bác lại rằng: "Đây là thời điểm tốt nhất để chúng ta bước ra và tuyên bố rằng chúng ta không muốn bầu cử, chúng ta muốn cải cách".

Phe áo vàng cho rằng các chính sách ưu đãi nông dân của đảng Pheu Thai do gia đình Shinawatra đứng đầu là hành vi mua phiếu và đó là lý do tại sao đảng này luôn thắng trong các cuộc bỏ phiếu gần đây. Vì vậy, PRDC yêu cầu thành lập Hội đồng Nhân dân không qua bầu cử.

Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Thái Lan được cho là không thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay bởi sự chia rẽ đã quá sâu sắc trong lòng xã hội Thái Lan, thậm chí còn khiến gia tăng căng thẳng.

Hôm qua một vụ nổ bom ôtô xảy ra tại đường Chaeng Watthana, trung tâm thủ đô Bangkok. Một ngày trước đó, ba vụ tấn công bằng lựu đạn xảy ra tại thành phố Chiang Mai khiến 4 người bị thương. Cảnh sát Thái Lan đang điều tra xem các vụ việc trên liệu có mang động cơ chính trị hay không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những người ủng hộ bà này đang có ý đồ tách nước Thái làm hai (Xem các thông tin bài trước). Đây là "điềm" không lành cho nước Thái.

Mọi chuyện sẽ kết thúc ở đây.

Thủ tướng Thái Lan thất bại trong việc trì hoãn điều trần tham nhũng

Thứ Năm, 27/03/2014 - 19:37

(Dân trí) - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã không được Ủy ban chống tham nhũng gia hạn thời gian phải ra điều trần về cáo buộc lơ là trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo. Nếu bị chứng minh có tội, bà Yingluck có thể phải ra đi.

Posted Image

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đang đối mặt nhiều sóng gió

Trước đó bà Yingluck bị Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) triệu tập điều trần vào thứ Hai tới. Tuy nhiên, các luật sư của bà đã đề nghị được lùi thời hạn này thêm 45 ngày để chuẩn bị.

“Họ không cho phép việc này bởi họ nói rằng lí do chúng tôi đưa ra không hợp lý và chúng tôi đã có đủ thời gian”, Norrawit Larlaeng, một trong những luật sư của bà Yingluck cho biết.

Bà Yingluck bị cáo buộc có liên quan đến cơ chế trợ giá lúa gạo, và có thể phải đối mặt với một đợt bỏ phiếu buộc tội tại thượng viện trong vòng vài tuần tới.

NACC khẳng định bà Yingluck đã được cảnh báo về những cáo buộc tham nhũng, và tổn thất tài chính có liên quan đến chính sách trợ giá này, nhưng không có hành động.

Norrawit cho biết nhóm bị đơn đã bị từ chối cơ hội rà soát bằng chứng chống lại vị thủ tướng.

“Thủ tướng cảm thấy cuộc điều tra chống lại bà diễn ra vội vã và không công bằng bởi chúng tôi không được thấy bằng chứng”, vị luật sư nói.

Thái Lan vẫn bị chia rẽ sâu sắc kể từ sau cuộc đảo chính năm 2006, trong đó anh trai của bà Yingluck, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ và đang phải sống lưu vong tại Dubai để tránh bị tống giam.

Những người ủng hộ gia đình Shinawatra, hay còn gọi là “Phe Áo Đỏ” đã cảnh báo rằng họ sẽ không chấp nhận việc phế truất một chính phủ được bầu cử dân chủ nữa.

Các cuộc tuần hành của Phe Áo Đỏ chống lại chính phủ được thành lập năm 2010 đã dẫn tới những cuộc xô xát đẫm máu và quân đội trấn áp, khiến hàng chục người chết.

Bà Yingluck đang đối mặt với gần 5 tháng biểu tình trên đường phố của người biểu tình đối lập, do những người trung thành với hoàng gia, chống lại Thaksin tiến hành.

Tuần trước, tòa án Hiến pháp Thái Lan đã bác bỏ kết quả cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 2, với lí do nó đã không được tổ chức đồng thời tại tất cả các đơn vị bầu cử. Phán quyết này đã khiến những người ủng hộ chính phủ nổi giận. Đến nay vẫn chưa có ngày bầu cử mới được ấn định.

Thanh Tùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái Lan thất bại trong việc trì hoãn điều trần tham nhũng

Thứ Năm, 27/03/2014 - 19:37

(Dân trí) - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã không được Ủy ban chống tham nhũng gia hạn thời gian phải ra điều trần về cáo buộc lơ là trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo. Nếu bị chứng minh có tội, bà Yingluck có thể phải ra đi.

Posted Image

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đang đối mặt nhiều sóng gió

Thanh Tùng

=============

Xinh đẹp thế này mà nhìn buồn quá! Thế là hết em đi đường em Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ủy ban chống tham nhũng Thái bị ném lựu đạn

Thứ sáu, 28/3/2014 | 17:00 GMT+7

Trụ sở Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan đêm qua bị tấn công bằng lựu đạn, trong bối cảnh cơ quan này triệu tập Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra tới giải trình vào tuần tới.

Phe áo đỏ Thái Lan biểu tình phản đối hủy kết quả bầu cử / Tòa án Thái hủy kết quả tổng tuyển cử

Posted Image

Cảnh sát Thái Lan điều tra hiện trường vụ ném lựu đạn. Ảnh: Reuters

Không ai bị thương trong vụ việc hôm qua và đây là vụ tấn công lần thứ hai trong tuần nhằm vào cơ quan này, Reuters dẫn lời cảnh sát hôm nay cho biết. Hiện chưa rõ ai là thủ phạm ném lựu đạn, nhưng tòa nhà ủy ban bị người biểu tình ủng hộ bà Yingluck bao vây suốt tuần này.

Ủy ban tham nhũng đang điều tra các cáo buộc cho rằng bà Yingluck đã không hoàn thành nhiệm vụ trong việc ngăn chặn tình trạng tham nhũng và gây ra tổn thất lớn trong một chương trình thu mua gạo của chính phủ.

Nếu như Thượng viện Thái Lan thụ lý vụ việc và tiến hành luận tội, thì bà Yingluck buộc phải từ chức và chuyển giao quyền lực cho một phó thủ tướng. Vì vậy, cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào ngày 30/3, trở nên có ý nghĩa chính trị quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Từ ngày 22/3, phe áo đỏ ủng hộ chính phủ đã tập hợp lực lượng hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình và dự định tiến hành biểu tình trên quy mô toàn quốc vào ngày 5/4. Động thái này nhằm phản đối quyết định hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử hôm 2/2 của Tòa án Hiến pháp Thái Lan trước đó.

Phe áo vàng đối lập cũng xuống đường từ hôm 24/3 sau nhiều tuần yên ắng. Cố vấn thủ tướng Paradorn Pattanathabutr cho biết cuộc biểu tình của phe này vào ngày mai dự kiến sẽ thu hút hơn 50.000 người tham gia.

Chuyên gia Prajadhipok Wuthisarn Tanchai, phó tổng thư ký học viện King, cho biết cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan hiện nay bắt nguồn từ hiện trạng phân cực trong xã hội, chính vì vậy cuộc đấu tranh sắp tới trong Thượng viện sẽ rất quyết liệt.

Đức Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng nghìn người biểu tình ở Bangkok phản đối chính phủ

(VIETNAM+)

Posted Image

Biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Bangkok ngày 25/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo AP, ngày 29/3, hàng nghìn người biểu tình chống Chính phủ Thái Lan đã đổ ra các tuyến đường ở thủ đô Bangkok với mục đích hồi sinh chiến dịch gây náo loạn và phong tỏa giao thông nhằm buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.

Hiện những người biểu tình đang tuần hành từ Công viên Lumpini, đi theo sáu ngả khác nhau từ khu vực trung tâm thủ đô Bangkok.

Họ tái khẳng định các yêu sách đòi chính phủ được bầu ra của bà Yingluck chuyển giao quyền lực cho một hội đồng lâm thời - cơ quan sẽ đưa ra biện pháp cải cách chống tham nhũng.

Cuộc tuần hành này diễn ra sau khi làn sóng biểu tình đường phố chống chính phủ bùng phát bốn tháng trước tạm lắng xuống, và trong bối cảnh người ta ngày càng quan ngại về tình trạng bạo lực giữa những người ủng hộ và phản đối bà Yingluck, người đã từ chối từ chức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đe dọa bủa vây Thủ tướng Thái

Đồng hồ đang điểm đối với Thủ tướng Yingluck Shinawatra khi bà sẽ phải đối mặt với việc bị luận tội trong vài tuần nữa.

Posted Image

Người đứng đầu chính phủ Thái còn thời gian tới cuối ngày hôm nay (31/3) để tự bảo vệ mình trước Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC).

Tuy nhiên, bà Yingluck hôm 30/3 cho biết, vẫn chưa quyết định liệu có nên tự bảo vệ mình trước NACC trong ngày 31/3 hay không, báo The Nation đưa tin.

Bà Yingluck sẽ phải minh oan cho mình hoặc gửi luật sư đại diện đi giải quyết cáo buộc tham nhũng liên quan tới chương trình trợ giá gạo

NACC sẽ điều tra vụ việc này trước khi quyết định có chính thức buộc tội bà Yingluck lạm quyền, lơ là bổn phận dẫn tới thất bại trong việc ngừng chương trình trợ giá gạo hay không. Chương trình trợ giá gạo bị cho là gây thiệt hại lớn cho Thái Lan do tham nhũng lan tràn.

Tổng thư ký NACC Sansern Poljiak hôm 30/3 nói, trong ngày 31/3 cơ quan này sẽ chưa vội quyết định có chính thức buộc tội Thủ tướng hay không. Tuy nhiên, ông Poljiack kêu gọi Thủ tướng, ít nhất là hãy gửi luật sư đại diện tới để trình bản giải thích bằng văn bản trong ngày 31/3 và bà Yingluck có thể đề nghị được tự giải trình sau đó.

Theo ông Sansern, sau khi bản giải trình được nộp, NACC sẽ cân nhắc các kiến nghị nếu có của bà Yingluck về việc điều tra thêm và sẽ quyết định điều đó trong một cuộc họp vào ngày 1/4.

Nếu NACC đề nghị luận tội bà Yingluck, khi đó, Thượng viện (vừa tiến hành bầu cử hôm 30/3) sẽ tìm cách hạ bệ Thủ tướng và điều này có thể là mách nước cho phong trào "áo đỏ" ủng hộ chính phủ, đứng lên bảo vệ bà Yingluck. Cho tới giờ, phe áo đỏ hầu như đứng ngoài cuộc kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng phát vào tháng 11 năm ngoái

"Chúng tôi sẽ hành động khi Thủ tướng được bầu một cách dân chủ ở Thái Lan bị tầng lớp thượng lưu hất cẳng", Suporn Attawong - một thủ lĩnh áo đỏ có bí danh là "Rambo Isarn" nói với Reuters.

Các lãnh đạo của phe áo đỏ - Mặt trận thống nhất vì dân chủ chống độc tài (UDD) tuyên bố, sẽ tập hợp các tân binh để gửi tới các trại huấn luyện kiểu quân đội nhằm bảo vệ người biểu tình nếu họ cần lập rào phòng thủ.

Khủng hoảng chính trị kéo dài 8 năm ở Thái là cuộc đối đầu giữa tầng lớp thượng và trung lưu ở Bangkok với hầu hết những người ủng hộ bà Yingluc và ông Thaksin sống ở nông thôn.

Trong vài ngày qua, phe áo đỏ mạnh bạo hơn, phong tỏa các lối vào của cơ quan chống tham nhũng quốc gia. Lựu đạn được quăng vào các văn phòng của cơ quan này trong một đêm cuối tuần qua song không ai bị thương.

Có lo lắng rằng bất cứ một cuộc biểu tình nào ở Bangkok cũng có thể dẫn tới vụ tàn sát tương tự năm 2010 khi phe áo đỏ cắm trại hàng tuần ở thủ đô để đòi tổng tuyển cử sớm.

Ông Suporn nói, lãnh đạo UDD sẽ công bố kế hoạch hành động vào ngày 3/4. Phe này định biểu tình vào ngày 5/4, có thể ở Bangkok và phong tỏa một đường cao tốc chính nối miền trung Thái Lan với vùng đông bắc.

Cho tới giờ, phe áo đỏ dường như mới ở giai đoạn tuyển dụng và các khu trại huấn luyện vẫn chưa được thành lập.

Trong khi đó, phe chống chính phủ đã phát động một chiến dịch đường phố ở Bangkok kéo dài 5 tháng qua để hất cẳng thủ tướng.

Theo những tin tức mới nhất, nếu muốn hất cẳng bà Yingluck khỏi vị trí hiện tại, phe chống đối phải có ít được 3/5 đa số trong thượng viện ủng hộ. Thượng viện Thái vừa tiến hành bầu cử một nửa số thành viên vào ngày 30/3.

Giới quan sát cho hay, Thượng viện với hầu hết là các chính trị gia chống chính phủ có thể đẩy nhanh quá trình ra đi của bà Yingluck. Hiện, vẫn chưa có kết quả bầu cử Thượng viện

  • Hoài Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sợ bạo động, Thái Lan huy động 3.000 cảnh sát

04/04/2014 16:04

(TNO) Lo sợ "áo đỏ" và phe biểu tình sẽ đối đầu nhau trong cuộc biểu tình vào ngày mai (5.4), chính phủ Thái Lan huy động 3.000 cảnh sát và quân đội để giữ gìn an ninh trong khu vực Bangkok.

Posted Image

Lực lượng áo đỏ bắt đầu từ các tỉnh đổ dồn về Bangkok nhằm chuẩn bị cho cuộc biểu tình lớn của phe này

Lãnh đạo phe "áo đỏ" từ nhiều ngày nay kêu gọi người ủng hộ từ khắp cả nước thể hiện sự ủng hộ chính phủ bằng cách đổ ra đường phố Bangkok. Phe này dự kiến sẽ huy động ít nhất 200.000 người trong đợt này.

Đây là cuộc xuống đường đầu tiên của phe "áo đỏ" ở Bangkok từ đầu năm đến nay. Dự kiến, "áo đỏ" sẽ tụ tập trong vòng 3 ngày.

Lâu nay, phe này sợ ảnh hưởng đến chính phủ của thủ tướng Yingluck Shinawatra nên chỉ tụ tập bên ngoài Bangkok. Còn một lý do khiến phe này không tiến vào Bangkok là luật Tình trạng khẩn cấp cấm tụ tập đông người.

Chính phủ Thái Lan đã dỡ bỏ luật này hồi giữa tháng 3 và thay thế bằng luật An ninh nội địa.

Một lãnh đạo của phe "áo đỏ" cho biết muốn tiến vào Bangkok để “dạy” cho phe biểu tình một bài học.

Cũng trong ngày mai, phe biểu tình cũng kêu gọi người ủng hộ xuống đường. Ông Suthep Thuagsuban cho biết phe này sẽ không đi tuần hành khắp đường phố như mấy ngày qua, thay vào đó chỉ tập trung trong công viên, nơi đóng quân lâu nay của phe này.

Giới chức chính phủ và cả quân đội Thái Lan lo ngại hai nhóm này sẽ đối đầu nhau trong đợt này. Thậm chí, có tin đồn sẽ có những người nước ngoài được xem là nhân tố gây thêm căng thẳng giữa hai phe.

Minh Quang

(Văn phòng Bangkok)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều người Thái Lan cho rằng sẽ có nội chiến

07/04/2014 03:15

Ngày 6.4, hàng ngàn người thuộc phe Áo đỏ từ các tỉnh tiếp tục đổ về thủ đô Bangkok của Thái Lan để nhập vào khoảng 100.000 người đang có mặt. Họ chưa tuần hành mà chỉ tập trung ở đại lộ Aksa nhằm tập dượt, chuẩn bị cho cuộc xuống đường lớn sắp tới bày tỏ sự ủng hộ chính phủ và Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Posted Image

Phe Áo đỏ ủng hộ chính phủ chiếm giữ đại lộ Aksa - Ảnh: Minh Quang

Các thủ lĩnh phe Áo đỏ cho biết sẽ lại tập hợp lực lượng vào giữa tháng 4 và có thể tiến vào nội ô thủ đô thay vì chỉ ở vùng ngoại vi như hiện nay. Trong khi đó, phe chống chính phủ chỉ trích đảng Puea Thai cầm quyền sử dụng lực lượng Áo đỏ để gây áp lực lên xã hội, đặc biệt là các cơ quan tư pháp đang xem xét các cáo buộc liên quan đến Thủ tướng Yingluck.

Hôm qua, thủ lĩnh 2 phe tiếp tục khiêu khích, công kích nhau dữ dội khiến người dân lo ngại nội chiến có thể sẽ xảy ra sau khi các cơ quan tư pháp đưa ra phán quyết về số phận chính trị của Thủ tướng Yingluck. Nếu bị buộc tội lơ là trách nhiệm hoặc có hành động vi hiến, bà có thể mất ghế. Cùng ngày, một trường đại học ở Bangkok công bố kết quả khảo sát cho thấy hơn 68% người được hỏi tin rằng nội chiến sẽ xảy ra ở nước này. Căng thẳng được dự đoán có thể bùng phát vào hạ tuần tháng 4 còn hiện tại cả hai phe chỉ đấu khẩu. Theo dự kiến, phe Áo đỏ sẽ tạm rút xa khỏi Bangkok vào hôm nay 7.4 còn phe biểu tình chống chính phủ vẫn chiếm giữ công viên Lumpini ở thủ đô.

Minh Quang

(VP Bangkok)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan phát lệnh truy nã một thủ lĩnh của phe "Áo đỏ"

(Vietnam+)

Posted Image

Thủ lĩnh của phe "Áo đỏ" Ko Tee. (Nguồn: telegraph.co.uk)

Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Tòa án Hình sự Thái Lan đã phê chuẩn lệnh bắt giữ Wuthipong Kochathamkhun, một thủ lĩnh của Mặt trận Dân chủ chống Độc tài (UDD) hay còn gọi là lực lượng "Áo đỏ," vì cáo buộc xúc phạm Hoàng gia.

Lệnh bắt của tòa được thông qua sau khi Đơn vị Trấn áp Tội phạm đệ đơn kiến nghị, trong đó cáo buộc Wuthipong, còn có tên là Ko Tee, xúc phạm Hoàng gia khi có những bình luận được coi là phỉ báng chế độ quân chủ khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài.

Hiện chưa rõ nơi ở hiện nay của ông Wuthipong, thủ lĩnh "Áo đỏ" tại tỉnh Pathum Thani ở miền Trung Thái Lan, và chiến dịch truy lùng ông này đang được tiến hành./

Share this post


Link to post
Share on other sites

Áo đỏ Thái Lan lập lực lượng tự vệ

22/04/2014 03:25

Ngày 21.4, hơn 10.000 người thuộc phe Áo đỏ Thái Lan tình nguyện tập trung ở tỉnh Nakhton Ratchasima, cách thủ đô Bangkok 260 km, để tham gia cuộc tập huấn về quân sự.

Các lãnh đạo Áo đỏ tuyên bố đây là lực lượng phản ứng nhanh có nhiệm vụ “bảo vệ nền dân chủ của Thái Lan” với quân số dự kiến lên tới 15.000 người.

Phe Áo đỏ cho biết lực lượng trên sẽ có mặt ở Bangkok khi Tòa hiến pháp ra phán quyết về số phận chính trị của Thủ tướng Yingluck Shinawatra vào đầu tháng 5. Nhiều chuyên gia lo ngại sẽ xảy ra bạo động nếu quyết định của tòa nghịch với phe Áo đỏ, tức Thủ tướng Yingluck phải từ chức.

Cùng ngày, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh của bà Yingluck, tuyên bố dòng họ Shinawatra sẵn sàng rút khỏi chính trường nếu điều này giúp giải quyết căng thẳng ở Thái Lan.

Minh Quang

(VP Bangkok)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Yingluck tuyên bố sẵn sàng từ chức

TTO - Ủy ban bầu cử Thái Lan (ECT) cho biết bầu cử sẽ diễn ra sớm nhất là ngày 20-7 nhưng cũng có thể bị trì hoãn đến tận tháng 9 nếu các đảng không giải quyết xong các bất đồng.

The Nation dẫn lời ủy viên ECT Somchai Srisutthiyakorn phát biểu trước đại diện gần 60 chính đảng hôm 22-4 rằng nguy cơ bầu cử sắp tới lại trục trặc là rất cao.

Đại diện Đảng Dân chủ đối lập không đến dự cuộc gặp mặt này. Chủ tịch Đảng Dân chủ Abhisit Vejjajivanosi không thể tham dự vì lý do an toàn cho bản thân. Đảng Dân chủ trước đó cũng đã tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2-2 vừa qua.

Cuộc gặp của ECT với đại diện các chính đảng hôm qua cũng không đi đến thống nhất một ngày bầu cử cụ thể. ECT đưa ra ba lựa chọn cho ngày bầu cử mới là 20-7, 17-8 và 14-9. Tuy nhiên, sáng nay 23-4, ECT nói họ cũng không phản đối khả năng bầu cử trước ngày 20-7 và sẽ xem xét khả năng này.

Một quan ngại nữa mà ECT nêu ra là liệu các đảng có gặp trục trặc khi vận động tranh cử ở một số khu vực của đất nước hay không. ECT cho rằng vấn đề này có thể sẽ là nguyên nhân khiến cuộc bầu cử sắp tới bị hủy bỏ.

Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng lâm thời Yingluck Shinawatra tuyên bố hôm 22-4 rằng bà sẵn sàng từ chức nếu người dân muốn bà ra đi. Tuy nhiên, bà chưa bàn việc này với anh trai bà, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra và các thành viên khác trong gia đình.

“Tôi đã nói rằng tôi sẽ từ bỏ vị trí nếu đất nước muốn vậy. Nhưng điều quan trọng là việc tôi ra đi phải đem lại hòa bình và các bên đều phải tuân thủ luật pháp” – bà nói.

Tuyên bố của bà Yingluck là để đáp lại thông tin mà trợ lý ông Thaksin là Noppadon Pattama nói cựu thủ tướng này sẵn sàng “hi sinh gia đình mình” với việc chấm dứt sự nghiệp chính trị để đất nước có thể thoát ra khỏi khủng hoảng.

Hồi đầu năm nay, bà Yingluck đã bác bỏ thông tin nói ông Thaksin sẽ buộc bà phải từ chức. Các nhà quan sát tin rằng động thái mới nhất của ông Thaksin kể trên là nhằm thử lửa tình hình.

Hiện bà Yingluck đang đối mặt với hai gọng kìm là Ủy ban chống tham nhũng quốc gia với cáo buộc tắc trách trong chương trình trợ giá gạo và Tòa án hiến pháp với cáo buộc thuyên chuyển cán bộ sai nguyên tắc. Cả hai cáo buộc đều có thể khiến bà Yingluck bị phế truất.

Trong diễn biến mới nhất, tòa án hiến pháp sáng nay đã cho bà Yingluck thêm thời gian đến ngày 2-5 để biện hộ về cáo buộc lạm quyền khi thuyên chuyển cán bộ.

VIỆT PHƯƠN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan bắt lãnh đạo phe biểu tình

(TNO) Cảnh sát Thái Lan đã bắt 'nóng' một lãnh đạo của phe biểu tình nằm trong nhóm những kẻ nổi loạn đang bị truy nã.

Posted Image

Người biểu tình chiếm khu Trung tâm hành chính quốc gia - Ảnh: Minh Quang

Vụ bắt diễn ra lúc 23 giờ 30 phút đêm qua 25.4 khi ông Sakolthi vừa mới xuống sân bay quốc tế Savarnabumi sau chuyến đi đến Hàn Quốc trở về.

Lực lượng cảnh sát Thái Lan đã phối hợp để bắt ông này. Sáng nay cảnh sát đưa ông này đến tòa với các cáo buộc nổi loạn, cản trở bầu cử và chiếm cơ quan chính phủ.

Ông Sakolthi, 36 tuổi, là một trong những lãnh đạo nòng cốt của phong trào biểu tình chống chính phủ kéo dài 6 tháng qua.

Cho đến nay cảnh sát phát lệnh truy nã 58 lãnh đạo nòng cốt của phe biểu tình.

Hôm qua 25.4, trước khi ra tay bắt 'nóng' ông Sakolthi, người đứng đầu cơ quan quản lý an ninh và trật tự của chính phủ Thái Lan, ông Chalerm Yubumrung, tiết lộ cảnh sát sẽ bắt đầu chiến dịch bắt các lãnh đạo phe biểu tình và sớm hoàn tất chiến dịch này trước khi tổ chức cuộc bầu cử mới.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại sự thành công của chiến dịch này.

Phong trào biểu tình do ông Suthep Thuagsuban khởi xướng với mục tiêu lật đổ chính phủ của thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Phong trào biểu tình trong thời gian qua có dấu hiệu đuối sức vì số người tham gia giảm đáng kể. Ông Suthep hơn một tuần nay dẫn đoàn người đi khắp đường phố Bangkok và các cơ quan chính phủ để kêu gọi họ tiếp tục xuống đường.

Phe biểu tình dự định sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào tuần tới được cho là “cú đánh” sau cùng vì phe này tin rằng sẽ giành chiến thắng sau thời gian dài dùng đường phố làm áp lực đối với chính phủ.

Phe biểu tình đang trông chờ phán quyết của các cơ quan tư pháp để lật đổ thủ tướng Yingluck và nội các của bà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đánh bom ở miền Nam Thái Lan, 3 cảnh sát thiệt mạng

(VIETNAM+)

Thái Lan

Posted Image

Cảnh sát và binh sỹ quân đội Thái lan gác tại hiện trường vụ đánh bom. (Nguồn: AFP/TTXVN)

T

heo AFP, giới chức Thái Lan ngày 26/4 thông báo ba cảnh sát thiệt mạng trong khi 20 người khác bị thương trong một vụ đánh bom gần địa điểm đang diễn ra một hội thi câu cá ở miền Nam bất ổn của nước này.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 19 giờ (12 giờ GMT) ngày 25/4 gần một trạm kiểm soát an ninh của cảnh sát ở huyện Sai Buri thuộc tỉnh Pattani.

Trước đó, theo Kyodo, ngày 6/4, chính quyền Thái Lan cho biết đã có một người thiệt mạng, ít nhất 14 người bị thương và hàng chục tòa nhà bị phá hủy trong các vụ đánh bom ở tỉnh Yala, miền Nam nước này.

Các vụ tấn công này xảy ra vào khoảng 16 giờ tại khu vực trung tâm huyện Muang, nơi có nhiều cửa hàng và một số công ty./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Abhisit không muốn đàm phán với ông Thaksin

(TNO) Lãnh đạo đảng Dân chủ Thái Lan tuyên bố không muốn nói chuyện với ông Thaksin Shinawatra mặc dù lãnh đạo của đảng cầm quyền muốn đàm phán để giải quyết những vấn đề bất đồng cũng như tìm hướng ra cho cuộc khủng hoảng chính trị của nước này.

Cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva cũng là Chủ tịch đảng Dân chủ lên tiếng đòi gặp Thủ tướng Yingluck Shinawatra và cả anh trai của bà được xem là người có quyết định quan trọng của đảng cầm quyền Puea Thai. Tuy nhiên, hôm qua 27.4, lãnh đạo đảng Dân chủ nói lại là không muốn gặp ông Thaksin, người đang sống lưu vong ở nước ngoài.

Ông Abhisit đang tiến hành cuộc vận động được gọi là trung gian hòa giải kéo dài 2 tuần để gặp người đứng đầu các đảng phái, tổ chức và những người có vai trò quyết định kể cả lãnh đạo phe biểu tình ông Suthep Thuagsuban với mục đích tìm ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn chính trị kéo dài gần 6 tháng nay ở Thái Lan.

Đáp lại lời kêu gọi này, cả Thủ tướng Yingluck và cựu Thủ tướng Thaksin cho biết sẵn sàng gặp mặt ông Abhisit. Bà Yingluck gọi đây là cuộc gặp gỡ của những người muốn quay đầu lại đối thoại thay vì quay lưng chống đối nhau gây tổn thất cho quốc gia.

Từ khi xảy ra khủng hoảng chính trị, bà Yingluck nhiều lần kêu gọi đàm phán nhưng đáp lại lời kêu gọi của bà chỉ là sự im lặng, kể cả đảng Dân chủ trong khi đó lại bị phe biểu tình chỉ trích, gọi bà thủ tướng là “mua” thời gian.

Trái lại, lời kêu gọi của ông Abhisit được nhiều bên quan tâm không phải bởi vai trò trung gian mà ý tưởng mới của ông.

Một trong những ý tưởng đáng chú ý đó là bầu cử và cải cách chính trị có thể tiến hành đồng thời. Ý tưởng này không mới ở Thái Lan nhưng cho thấy một chuyển động tích cực của đảng đối lập. Lâu nay ông Abhisit vẫn kiên trì với quan điểm cải cách phải được tiến hành trước bầu cử và chính quan điểm cứng rắn này khiến cuộc bầu cử ngày 2.2 vừa qua thất bại vì bị đảng của ông tẩy chay và những người ủng hộ đảng Dân chủ ngăn cản.

Quan điểm mới của lãnh đạo đảng Dân chủ không phải không gặp sự phản đối, nhất là từ phe “áo đỏ”. Lực lượng ủng hộ chính phủ Thái Lan chỉ trích là “mị dân” vì cho rằng chính ông là người đứng đằng sau gây ra khủng hoảng. Tuy nhiên, phần lớn người dân ủng hộ ông bởi cùng với lời tuyên bố là hành động cụ thể, ông Abhisit liên tục làm chuyến “con thoi” gặp gỡ với những giới lãnh đạo có tiếng nói chính trị quyết định ở Thái Lan.

Giới quan sát còn lạc quan cho rằng đó là dấu hiệu tích cực cho thấy đảng Dân chủ có thể sẽ thay đổi ý định tẩy chay cuộc bầu cử sắp tới như đảng này từng làm. Ông Suthep lúc đầu phản đối quan điểm của ông Abhisit vì không chấp nhận bất kỳ ai làm trung gian cho mình nhưng sau đó ông thay đổi quan điểm, giải thích rằng ông không có ý nói đến lãnh đạo đảng Dân chủ mà ông từng là thành viên. Tuy nhiên, cho đến nay lãnh đạo phe biểu tình chưa rõ ràng ủng hộ hay phản đối quan điểm mới của ông Abhisit.

Thông qua luật sư của mình, cựu Thủ tướng Thaksin đánh giá cao hành động của ông Abhisit và sẵn sàng ngồi chung bàn đàm phán với lãnh đạo phe đối lập. Ông Thaksin, được xem là nhân tố chính dẫn đến xung đột ở Thái Lan, cho biết đang ở Mỹ để xúc tiến thương mại nhằm giúp Thái Lan thoát khỏi khủng hoảng kinh tế vì căng thẳng chính trị và sẵn sàng lên lịch sau khi kết thúc chuyến đi này.

Tuy nhiên, đáp lại nhiệt tình của ông Thaksin là “gáo nước lạnh” từ ông Abhisit. Nhiều người tin rằng nếu lãnh đạo hai đảng đối lập ngồi lại với nhau sẽ giải quyết mâu thuẫn chính trị của nước này được cho là kéo dài kể từ khi ông Thaksin nắm chính phủ hồi năm 2001.

Minh Quang (Văn phòng Bangkok)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan: Chờ Vua phê chuẩn họp quốc hội bất thường

(VIETNAM+)

Thái Lan

Posted Image

Cảnh sát đặc nhiệm Thái Lan tham gia diễn tập an ninh tại thủ đô Bangkok, Thái Lan ngày 25/4. (Nguồn: THX/TTXVN)

T

heo THX, Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan, bà Sunisa Lertpakawat, cho biết nội các tạm quyền nước này ngày 28/4 đã thông qua bản dự thảo sắc lệnh hoàng gia nhằm triệu tập một kỳ họp quốc hội bất thường từ ngày 2-10/5 tới.

Văn bản đang chờ Nhà Vua phê chuẩn.

Kể từ khi hủy bỏ tổng tuyển cử ngày 2/2 vừa qua do thiếu vắng các thành viên của Hạ viện, kỳ họp quốc hội đặc biệt này sẽ chỉ có sự tham dự của các thượng nghị sỹ.

Phó Chủ tịch Thượng viện Surachai Liangboonlertchai tiết lộ, trong phiên họp đặc biệt này, Thượng viện Thái Lan sẽ thông qua một thành viên mới của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) và các thẩm phán mới của Tòa án hành chính trung ương.

Thượng viện cũng dự kiến cân nhắc buộc tội Chủ tịch Thượng viện Nikom Vaiyaratpanich - người đang bị đình chỉ công tác kể từ khi NACC ra phán quyết hồi tháng Ba là ông vi phạm hiến pháp vì chủ trì các phiên họp quốc hội có nội dung thảo luận về dự thảo sửa đổi hiến pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu thủ tướng Thái Lan đề nghị giải tán chính phủ

03/05/2014 11:42

(TNO) Cựu thủ tướng Thái Lan ông Abhisit Vejjajive đề nghị giải tán chính phủ như một giải pháp giải quyết căng thẳng chính trị ở nước này.

Posted Image

Ông Abhisit và các thành viên trong đảng Dân chủ - Ảnh: Minh Quang

Thông tin trên được ông Abhisit cho biết sáng nay (3.5) trong buổi họp báo. Cựu thủ tướng Abhisit cũng là lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập cho rằng đây là giải pháp trung hòa.

“Giải pháp giải tán chính phủ không đáp ứng hoàn toàn yêu sách của các bên nhưng là cách tốt để giải quyết bất đồng ở Thái Lan”, ông Abhisit phát biểu.

Theo ông Abhisit, chính phủ của đảng Puea Thai giải tán sẽ được thay thế bằng chính phủ “trung gian” và chính phủ này sẽ điều hành đất nước cũng như tham gia điều phối để tổ chức cuộc bầu cử sắp tới.

Chính phủ “trung gian” sẽ hết trách nhiệm và chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới sau khi được người dân bầu chọn, theo ông Abhisit.

Đề xuất của cựu thủ tướng Thái Lan cũng được xem là yêu sách của ông để tham gia bầu cử sắp tới.

Ông Ahibist từng tuyên bố đảng của ông sẽ không tẩy chay bầu cử như đã từng làm trong cuộc bầu cử hồi đầu tháng 2 nếu như các bên chấp nhận và thực hiện đề xuất của ông.

Cựu thủ tướng Thái Lan vừa thực hiện một cuộc gặp “con thoi” với các phe đối lập bao gồm các đảng, tổ chức chính trị và cả quân đội để “đả thông” tư tưởng trước khi ông đưa ra đề xuất của mình.

Các đảng chính trị chưa đưa ra bình luận về phát biểu của ông Ahibist. Tuy nhiên trước đó có nhiều chỉ trích ông Ahibist dù chưa biết đề xuất của ông là gì vì họ không tin đề xuất của ông sẽ là lối thoát cho mâu thuẫn chính trị ở Thái Lan mà chỉ là bênh vực cho phe biểu tình chống chính phủ.

Ngay sau khi đề xuất của ông Abhisit được công bố, ông Pongthep Thepkanchana - Phó thủ tướng - đã lên tiếng phản đối, cho rằng đề xuất của ông Abhisit là bất khả thi vì không có điều khoản này trong hiến pháp nước này cho phép thành lập chính phủ hay thủ tướng “trung gian”.

Đề xuất thành lập chính phủ “trung gian” của ông Abhisit không khác gì so với yêu sách của phe biểu tình.

Phe biểu tình chống chính phủ Thái Lan lâu nay vẫn kiên trì với yêu sách thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức. Từ đó, phe này đề xuất thủ tướng “trung gian” thay thế để điều hành đất nước.

Nếu thực hiện yêu sách này, phe biểu tình sẽ ngưng biểu tình chống chính phủ.

Tuy nhiên, chính phủ của thủ tướng Yingluck không đáp ứng yêu sách của phe này, nhiều lần khẳng định những yêu sách đó là vi hiến.

Minh Quang

(Văn phòng Bangkok)

=========================

Đụng đến ngày Tam Nương, không phải cái xui sẻo xảy ra ngay lập tức. Nếu như thế thì người ta đã kiêng tuyệt đối và không cần phải chứng nghiệm. Nhưng nó là một tương tác theo chiều hướng xấu và khi hội đủ yếu tố thì sẽ phát tác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để hóa giải ngày Tam Nương này chỉ có người đứng đầu quốc gia - cụ thể là vua Thái. Nhưng cũng phải có bài, không biết thế nào. Chưa thử trường hợp này bao giờ?.

Dù bà Yingluck có từ chức và chính phủ do phe áo vàng nắm giữ thì Thái Lan vẫn chưa thể ổn định. Chỉ có nhà vua Thái và làm đúng phương pháp thì mới ổn được.

Hình thể đất nước Thái xét về phong thủy hơi dở. Ít nhất bắt đầu từ vận 7,

Sức khỏe Vua Thái xấu đi vào thời điểm nhạy cảm

13/07/2012 16:45 GMT+7

Nhà vua được sùng kính của Thái Lan, người nắm quyền lâu nhất thế giới, hiện được chữa trị chảy máu não tại bệnh viện nơi ông lưu trú từ 2009, hoàng gia Thái hôm nay (13/6) cho biết.

Posted Image

Nhịp tim và huyết áp của Vua Bhumibol Adulyadej đã trở lại bình thường sau sự kiện trên song các bác sĩ vẫn khuyên ông tạm dừng các hoạt động công cộng vào thời điểm này, cục quản gia của hoàng gia cho biết trong một thông báo.

Một nhóm bác sĩ hoàng gia đã điều trị cho nhà vua 84 tuổi này vào tối qua sau khi ông bị co thắt tay phải và tim đập hơi nhanh.

"Các bác sĩ đã dùng tia x để kiểm tra não của nhà vua và thấy một lượng máu nhỏ tràn qua phía trái của màng não", thông báo cho hay. Nhà vua được chữa trị bằng thuốc dùng cho tĩnh mạch sau khi ngừng co thắt.

Sức khỏe vua Thái xấu đi vào đúng thời điểm nhạy cảm tại Thái Lan - quốc gia đang có nhiều bất ổn chính trị, sau khi tòa án Hiến pháp ra phán quyết, vốn đe dọa làm bùng phát sự chia rẽ tại nước này.

Tòa án Hiến pháp Thái Lan, được lực lượng an ninh bảo vệ chặt chẽ, chiều nay đã bác bỏ khiếu nại của phe đối lập chống đảng cầm quyền.

Tại Thái Lan, bất cứ thảo luận nào về hoàng gia đều cực kỳ nhạy cảm. Hoàng gia hiện vẫn yên lặng đối với việc nối ngôi. Nhà vua Bhumibol Adulyadej vào viện từ tháng 9/2009 để chữa bệnh về hô hấp.

Lần xuất hiện trước công chúng gần đây nhất của nhà vua là ngày 7/7 khi ông đi dạo trên sông Chao Phraya trên một con thuyền hải quân. Ông dự định đi tới tỉnh Ratchaburi vào chủ nhật song lại hoãn.

Hoài Linh (Theo CNA, Yahoo News)

=============================

Quốc vương Thái Lan bất ngờ xuất hiện

05/05/2014 15:54 GMT+7

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej hôm nay (5/5) đã có sự xuất hiện công khai hiếm có, khi nước này bước vào giai đoạn quyết định, Nation đưa tin.

Posted Image

Vua Bhumibol trở lại với công chúng để đánh dấu lễ kỷ niệm 64 năm đăng quang, trong bối cảnh đất nước đang chìm trong bất ổn chính trị này sắp bước vào một giai đoạn có tính quyết định.

Nhà vua xuất hiện giữa lúc Thủ tướng Yingluck phải đối mặt với hai thách thức pháp lý chủ chốt, có thể khiến bà phải rời ghế trong vài ngày tới và lãnh đạo đối lập Abhisit Vejjajiva từ chối cuộc bầu cử tiến hành vào tháng 7 tới.

Vua Bhumibol, người nắm giữ ngai vàng lâu nhất thế giới, đồng thời là cha già của mọi người dân Thái, đăng quang vào 5/5/1950, dù thực sự nắm ngai vàng vào tháng 6/1946 sau cái chết của anh trai ông.

Nhà vua 86 tuổi này được coi là người nắm quyền về mặt đạo đức ở Thái Lan. Các bài phát biểu công khai của ông luôn được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt trong thời điểm khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, vào dịp này, ông không có bài phát biểu nào.

Posted Image

Các con phố gần cung điện ven biển của ông giống như "một biển vàng". Hàng nghìn người vẫy cờ và hô vang "Quốc vương vạn tuế!", khi xe của ông đi qua thành phố duyên hải Hua Hin, nơi ông đang sống kể từ khi rời bệnh viện ở Bangkok hồi tháng 8 năm ngoái.

Một buổi lễ ngắn được tổ chức trong một căn phòng của cung điện, chật cứng các quan chức chính trị và quân sự Thái. Các nhà sư tiến hành lễ cầu nguyện ngắn trước sự chứng kiến của nhà vua ngồi trên xe lăn.

Thủ tướng Yingluck Shinawatra cũng có mặt. Ngày mai, bà Yingluck sẽ có mặt tại tòa án Hiến pháp để đương đầu với các cáo buộc lạm dụng quyền lực. Bà Yingluck có thể bị buộc tội lơ là nghĩa vụ.

Hiện chưa rõ có phán quyết nào sẽ được đưa ra vào ngày mai hay không, nhưng giới quan sát dự đoán là trong 10 ngày tới sẽ có. "Đó là những tuần lễ quan trọng đối với tương lai của Thái Lan", cố vấn pháp lý của cựu Thủ tướng Thaksin Noppodon Pattama nói.

Hoài Linh

=============================

Lại trùng ngày Tam nương - mùng 7 (5/5/2014) Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Yingluck bị buộc từ chức

Thứ Tư, 07/05/2014 13:56

(NLĐO) - Tòa án Hiến pháp Thái Lan trưa 7-5 ra phán quyết Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra phải từ chức vì tội lạm dụng quyền lực.

Tòa án khẳng định bà Yingluck vi phạm pháp luật khi điều chuyển công tác Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Thawil Pliensri vào năm 2011.

Posted Image

Hôm 6-5 là tròn 100 ngày bà Yingluck nắm giữ cương vị thủ tướng Thái Lan. Cũng trong ngày này, bà có mặt tại tòa và nhấn mạnh việc thuyên chuyển trên hoàn toàn vì lợi ích của Thái Lan và bà không hề hưởng lợi từ quyết định đó.

Với phán quyết này, bà Yingluck phải từ chức và bị cấm tham gia chính trị trong 5 năm. Phe "Áo đỏ" đang chuẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn ở thủ đô vào ngày 10-5. Phe chống chính phủ vẫn tập trung ở Bangkok nên nhiều người lo ngại sẽ có đụng độ đẫm máu.

Chủ tịch Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân Suthep Thaugsuban sáng nay dẫn đầu một chiến dịch đường phố ở các khu vực Silom, Sathupradit và Chan thuộc thủ đô Bangkok nhằm chuẩn bị cho “trận chiến cuối cùng” đã được lên kế hoạch từ trước trong phong trào chống chính phủ.

Hồi đầu năm nay, một tòa án khác đưa ra phán quyết rằng cách bà thuyên chuyển vị trí của ông Thawil Pliensri vào năm 2011 là không đúng. Ông này sau đó được phục chức nhưng vẫn công khai chỉ trích chính phủ của bà Yingluck.

Một số chuyên gia pháp lý cho rằng cả nội các phải ra đi khi bà Yingluck mất chức.Tuy nhiên, Đảng Pheu Thai cho rằng có thể chọn lại thủ tướng tạm quyền từ 5 phó thủ tướng.

Hiện bà Yingluck còn phải đối mặt với cáo buộc thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá lúa gạo cho nông dân.

2 vụ nổ bom liên tiếp tại thành phố lớn nhất miền nam Thái Lan

Ít nhất 10 người đã bị thương trong 2 vụ nổ bom liên tiếp tại thành phố Hat Yai - trung tâm thương mại lớn nhất miền nam Thái Lan chiều 6-5.

Cảnh sát địa phương cho biết hai vụ nổ cách nhau khoảng 10 phút. Quả bom thứ nhất phát nổ ngay trước cửa hàng đối diện đại học cộng nghệ trên đường Polpichai, vụ thứ 2 xảy ra ngay trong khu để xe tạm thời gần sở cảnh sát Hat Yat. Ít nhất 35 chiếc xe bị hư hại sau vụ nổ. Hiện chưa có lực lượng nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ đánh bom.

* Tiếp tục cập nhật

Đỗ Quyên (Theo BBCm, Reuters)

=================

Sự hỗn độn của Thái Lan vừa qua và phán quyết của tòa án là một ví dụ về ngày Tam Nương. Nhưng sự bất ổn của Thái Lan chưa dừng lại ở đây cho đến khi Hoàng Gia Thái có ý thức khắc phục sự xui xẻo này.

Thế gian này luôn tồn tại hai cách giải thích hiện tượng, sự kiện và vấn đề:

1/ Giải thích bằng nhận thức trực quan.

2/ Giải thích trên cơ sở một hệ thống lý thuyết.

Kito giáo cho rằng đó là ý muốn của Chúa. Phật giáo cho rằng đó là nghiệp chướng. Lý học cho rằng đó là những quy luật tương tác của vũ trụ, có xấu, có tốt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

=================

Sự hỗn độn của Thái Lan vừa qua và phán quyết của tòa án là một ví dụ về ngày Tam Nương. Nhưng sự bất ổn của Thái Lan chưa dừng lại ở đây cho đến khi Hoàng Gia Thái có ý thức khắc phục sự xui xẻo này.

Thế gian này luôn tồn tại hai cách giải thích hiện tượng, sự kiện và vấn đề:

1/ Giải thích bằng nhận thức trực quan.

2/ Giải thích trên cơ sở một hệ thống lý thuyết.

Kito giáo cho rằng đó là ý muốn của Chúa. Phật giáo cho rằng đó là nghiệp chướng. Lý học cho rằng đó là những quy luật tương tác của vũ trụ, có xấu, có tốt.

Chính trị Thái vẫn bế tắc dù thủ tướng bị phế truất

08/05/2014 09:45 (GMT + 7)

TTO - Dù Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã phế truất Thủ tướng Yingluck Shinawatra, nhưng bế tắc chính trị Thái Lan vẫn không có dấu hiệu kết thúc khi phe chống chính phủ tuyên bố tiếp tục biểu tình.

Posted Image

Bà Yingluck đã chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến pháp, nhưng chính trường Thái tiếp tục bất ổn - Ảnh: Reuters

Theo báo Bangkok Post, ngày 8-5 phong trào chống chính phủ PDRC tuyên bố lấy làm thất vọng vì việc Tòa án Hiến pháp không phế truất toàn bộ nội các Thái Lan. Thủ lĩnh PDRC Suthep Thaugsuban cho biết sẽ mở “cuộc chiến cuối cùng” chống lại chính quyền hiện tại.

Theo đó, PDRC sẽ tổ chức biểu tình lớn trong ngày mai để phản đối chính phủ. Ông Suthep đã kêu gọi người biểu tình tập trung ở công viên Lumpini tại Bangkok vào 9g sáng mai. Khi có đủ người, phong trào PDRC sẽ tổ chức diễu hành khắp thủ đô.

Ông Suthep đặt mục tiêu lật đổ toàn bộ chính phủ vào đầu tuần sau. Trước đó, phe áo đỏ ủng hộ chính phủ cũng tuyên bố sẽ biểu tình lớn vào ngày 10-5 tới để phản đối việc một thủ tướng dân bầu bị tòa án phế truất. Giới quan sát lo ngại có nguy cơ hai phe sẽ đụng độ.

Trong khi đó, quyền Thủ tướng Niwatthamrong Bunsongphaisan, người vừa được nội các Thái Lan bổ nhiệm thay thế bà Yingluck, cũng phải đối mặt với rắc rối pháp lý. Hôm nay Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) sẽ quyết định có truy tố bà Yingluck về tội vô trách nhiệm vì để chương trình trợ giá gạo gây tổn thất kinh tế hay không.

Ông Niwatthamrong cũng có khả năng bị đình chỉ vì có liên quan trực tiếp đến chương trình trợ giá gạo của chính phủ.

Mới đây Ủy ban Bầu cử (EC) tuyên bố việc bà Yingluck bị phế truất sẽ không ảnh hưởng đến cuộc tổng tuyển cử ngày 20-7. Tuy nhiên đảng Dân chủ và phe PDRC đã tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc bầu cử này. Các nhà quan sát dự báo đây sẽ lại là một ngày nóng bỏng trên chính trường Thái.

NGUYỆT PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Thái Lan cảnh báo có thể dùng vũ lực

Thứ sáu, 16/5/2014 | 14:24 GMT+7

Quân đội Thái Lan hôm qua cảnh báo sẽ sử dụng "vũ lực" nếu tình trạng bạo lực chính trị vẫn tiếp tục leo thang ở vương quốc này.

Trại người biểu tình Thái Lan bị tấn công, hai người chết / Thủ tướng Thái Lan chạy trốn người biểu tình

Posted Image

Quân đội Thái Lan dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu tình trạng bạo lực chính trị vẫn tiếp diễn. Ảnh minh họa: EPA.

"Tôi muốn cảnh báo tới tất cả các nhóm, đặc biệt là những kẻ sử dụng bạo lực và vũ khí chiến tranh tấn công người dân vô tội, rằng họ nên dừng lại ngay lập tức. Bởi nếu bạo lực tiếp tục xảy ra, quân đội buộc phải ra tay... để lập lại hòa bình và trật tự", AFP dẫn lời Tổng tư lệnh lục quân hoàng gia Thái Lan tướng Prayut Chan-O-Cha trong một thông báo chính thức cho biết.

Ông nói thêm rằng binh sĩ của mình "có thể cần phải sử dụng vũ lực để giải quyết" trong trường hợp căng thẳng leo thang, đồng thời cảnh báo về "các biện pháp dứt khoát" nếu dân thường bị thương.

Thông báo này được đưa ra sau vụ tấn công vào trại người biểu tình chống chính phủ ở Bangkok hôm qua làm ba người chết và hơn 20 người bị thương. Sự việc làm tăng số người thiệt mạng kể từ khi làn sóng biểu tình chống chính phủ nổ ra từ tháng 11/2013 lên 28 người. Người biểu tình chống chính phủ sau đó xông vào một trụ sở không quân, nơi thủ tướng tạm quyền đang họp bàn về cuộc bầu cử sắp tới, khiến ông này phải nhanh chóng chạy khỏi đây.

Lo ngại bế tắc chính trị có thể dẫn đến đụng độ đường phố ở tăng cao kể từ khi bà Yingluck Shinawatra bị tòa án hiến pháp tước chức vụ thủ tướng tuần trước. Phe Áo đỏ ủng hộ bà Yingluck tuyên bố sẽ bảo vệ chính phủ và muốn cuộc bầu cử tổ chức vào ngày 20/7 có thể tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng.

Trong khi đó, phe biểu tình chống chính phủ từ chối tham gia cuộc bầu cử này. Họ kêu gọi Thượng viện Thái Lan xóa bỏ chính phủ hiện tại và bổ nhiệm thủ tướng mới, động thái mà các thủ lĩnh Áo đỏ cảnh báo có thể gây ra nội chiến.

Như Tâm

====================

Woài! Mệt wá. Trong khi để giải quyết tất cả những cái lộn xộn này quá đơn giản. Âu cũng là cái số!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các nước khu vực lo ngại về tình hình Thái Lan

20/05/2014 11:22 (GMT + 7)

TTO - Ngày 20-5, một số nước khu vực đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc quân đội Thái Lan ban bố tình trạng thiết quân luật tại nước này.

Posted Image

Các binh sĩ Thái Lan tuần tra trên đường phố Bangkok - Ảnh: Reuters

Quân đội Thái Lan thiết quân luật, chính phủ vẫn hoạt động

Thái Lan: dân bị tấn công vì chặn đường chở quặng vàng

Phe biểu tình Thái Lan lâm vào thế bí

Theo Hãng tin AFP, chính quyền Indonesia, nền kinh tế lớn nhất ASEAN, cho biết “cực kỳ lo ngại” với các diễn biến hôm nay ở Thái Lan. “Indonesia đã liên tục kêu gọi tôn trọng tiến trình hiến pháp và các nguyên tắc dân chủ để đạt tới sự hòa hợp và thống nhất dân tộc tại Thái Lan” - Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố.

Ông Natalegawa nhấn mạnh đó mới là điều phù hợp với nguyện vọng của người dân Thái Lan. “Chúng tôi hi vọng diễn biến mới nhất tại Thái Lan sẽ không vi phạm các nguyên tắc này và môi trường bình thường sẽ sớm được khôi phục” - Ngoại trưởng Natalegawa nhấn mạnh.

Trong khi đó, Chính phủ Nhật cũng cho biết rất lo ngại với việc quân đội Thái Lan ban bố thiết quân luật. “Chúng tôi rất lo ngại với tình hình Thái Lan. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi các bên ở Thái Lan kiềm chế, không gây bạo lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp dân chủ và hòa bình” - chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết.

Ông Suga cũng yêu cầu Chính phủ Thái Lan phải đảm bảo an toàn cho các công dân Nhật tại nước này. Nhật là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Thái Lan. Rất nhiều nhà sản xuất lớn của Nhật mở nhà máy tại nước này. Mới đây Hãng ôtô Nissan cho biết đang theo dõi sát sao để đánh giá tình hình tại Thái Lan.

Chính phủ Mỹ kêu gọi quân đội Thái Lan chỉ duy trì "tạm thời" tình trạng thiết quân luật.

Theo báo Bangkok Post, sau khi ban bố tình trạng thiết quân luật, quân đội Thái Lan đã buộc một số kênh truyền hình phải dừng phát sóng nhằm kiểm duyệt giới truyền thông. Quân đội buộc kênh truyền hình của cả phe áo đỏ ủng hộ chính phủ và phe PDRC chống chính phủ phải dừng phát sóng.

“Các kênh truyền hình này phải dừng hoạt động để người dân nhận được các thông tin chính xác, chứ không phải là thông tin bị bóp méo khiến xung đột thêm sâu sắc” - quân đội Thái Lan tuyên bố.

Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ nhóm họp ở một địa điểm bí mật để đánh giá tình hình hiện tại dù trước đó quân đội khẳng định không tổ chức đảo chính.

NGUYỆT PHƯƠNG

====================

Như vậy khủng hoảng Thái Lan đã gây hiệu ứng quốc tế và khu vực. Bởi vậy, cái gì rơi vào ngày Tam Nương cũng rất phiền. Nó là hiệu ứng tương tác gián tiếp bới những quy luật vũ trụ thuộc về sự phát hiện và nhận thức không thuộc về lịch sử phát triển của nền văn minh hiện đại. Chứ nếu nó trực tiếp thì không cần phải chứng nghiệm.

Ngày Chủ Nhật 11. 4. 2014 vừa qua cũng là ngày Tam Nương đấy. Bởi vậy, xét về góc độ Lý học. Đây là một sai lầm khi chọn ngày này để mở đầu một công việc gì đó. Đã vậy giờ Thìn - tính từ 7g 40 phút sang đến hết 9g 40 phút sáng là giờ cực xấu: Kinh Lưu niên và là giờ Thiên lao Hắc đạo. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đảo chính quân sự ở Thái Lan

22/05/2014 17:20 (GMT + 7)

TTO - Chiều nay 22-5, Tổng tư lệnh lục quân Thái Lan tướng Prayuth Chan-ocha đã tuyên bố đảo chính quân sự để ngăn chặn mất mát thêm sinh mạng cũng và tình trạng bạo lực leo thang.

Posted Image

Quân đội Thái Lan đã chiếm quyền từ chính phủ lâm thời. Ảnh: Reuters

Bộ chỉ huy bảo vệ trị an (POMC) đã chiếm quyền lực từ chính phủ lâm thời, tướng Prayuth tuyên bố như vậy trên truyền hình. Ông Prayuth nói đảo chính là cần thiết để lập lại trật tự và thúc đẩy cải tổ. Đảo chính tại Thái Lan xảy ra 2 ngày sau khi quân đội ban bố thiết quân luật, điều mà giới quan sát chỉ trích là một cuộc bán đảo chính.

Trước đó, đầu giờ chiều nay các đảng phái chính trị, các phong trào chính trị ở Thái Lan hôm qua tiếp tục đàm phán để tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng kéo dài hơn nửa năm qua tại nước này.

AFP dẫn lời người phát ngôn lực lượng lục quân cho biết Tổng tư lệnh lục quân tướng Prayuth Chan-ocha hôm 21-5 đã giao “bài tập về nhà” cho các bên tham gia đàm phán. Nhiệm vụ của họ là về nhà và vẽ ra các đề xuất cho một giải pháp.

Phe áo đỏ ủng hộ chính phủ đề xuất tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về thời điểm tổ chức bầu cử và cho rằng đây là giải pháp tốt nhất. Lãnh đạo phong trào áo đỏ Jatuporn Phromphan nói người dân nên được hỏi ý kiến rằng họ muốn bầu cử mới ngay lập tức hay là cải tổ chính trị xong rồi mới bỏ phiếu. Ông Jatuporn nói phe áo đỏ sẽ tôn trọng kết quả trưng cầu dân ý.

Lãnh đạo lực lượng biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban vẫn giữ nguyên quan điểm thành lập một chính phủ trung lập, cải tổ chính trị rồi mới bầu cử.

Trong khi đó, như The Nation cho biết, Chủ tịch đảng Dân chủ đối lập ông Abhisit Vejjajiva lại nêu ra một số đề xuất, trong đó có việc chấm dứt mọi hình thức bạo lực, đề ra lịch trình cải tổ chính trị trước và sau bầu cử, thiết lập hệ thống đảm bảo bầu cử trong sạch và công bằng.

Cựu thủ tướng Abhisit cũng kêu gọi các bên trong cuộc khủng hoảng hy sinh lợi ích của mình để bế tắc hiện nay sớm được giải quyết. Ông cũng kêu gọi chính phủ tạm quyền hiện nay từ chức để tiến trình cải tổ chính trị bắt đầu và sau đó là bầu cử.

Ủy ban bầu cử Thái Lan (ECT) nói họ đồng ý với tướng Prayuth rằng bầu cử mới không được dẫn tới bạo lực và chết chóc. ECT cũng nói tùy thuộc vào kết quả đàm phán mà họ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý hay bầu cử mới.

Reuters dẫn lời nhân chứng cho biết binh sĩ Thái chiều nay đã áp giải lãnh đạo biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban ra khỏi cuộc đàm phán giữa các bên. Hiện chưa rõ vì sao ông Suthep được áp giải ra khỏi cuộc họp.

(tiếp tục cập nhật)

VIỆT PHƯƠNG

====================

Xong một em Tam Nương.

Share this post


Link to post
Share on other sites