Thiên Sứ

Thái Lan Và Ngày Tam Nương

130 bài viết trong chủ đề này

Để hóa giải ngày Tam Nương này chỉ có người đứng đầu quốc gia - cụ thể là vua Thái. Nhưng cũng phải có bài, không biết thế nào. Chưa thử trường hợp này bao giờ?.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan: Thủ tướng rời Bangkok, quân đội cảnh báo nguy cơ đất nước sụp đổ

Thứ Hai, 24/02/2014 - 19:13

(Dân trí) - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã rời thủ đô và làm việc từ nơi cách Bangkok 150km, trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính phủ của bà vẫn tiếp tục. Trong khi đó lãnh đạo quân đội cảnh báo khả năng đất nước có thể “sụp đổ”.

Posted Image

Thông tin Thủ tướng Yingluck đã rời Bangkok được văn phòng của bà công bố vào ngày hôm nay 24/2, song không nói rõ địa điểm bà đến.

Bà Yingluck đã dành ngày hôm nay thị sát sản xuất ở một tỉnh cách đông Bangkok 150km, trong động thái mà phe đối lập cho rằng bà đang chạy trốn. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ cho biết bà sẽ trở về Bangkok vào tối nay.

Thủ tướng Thái Lan đã không xuất hiện trước công chúng tại Bangkok gần một tuần nay. Theo dự kiến, bà sẽ phải tham dự một cuộc điều trần về tham nhũng tại Bangkok và thứ năm tới.

Thông tin về việc bà Yingluck phải làm việc từ cách xa thủ đô diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình ở Bangkok tiếp tục leo thang, với các vụ bắn súng, đánh bom, mà gần đây là vụ việc vào ngày chủ nhật, khiến 3 trẻ em thiệt mạng. Các cuộc biểu tình hiện nay nhằm phế truất bà Yingluck cũng như ảnh hưởng của anh trai bà, cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đối với chính trường Thái Lan. Nhiều người coi ông Thaksin Shinawatra mới chính là người nắm quyền thực sự trong chính phủ hiện nay ở Thái Lan.

Lãnh đạo quân đội Thái Lan cảnh báo nguy cơ “sụp đổ” đất nước

Trong khi đó, lãnh đạo quân đội Thái Lan hôm nay cảnh báo đất nước này có nguy cơ “sụp đổ” nếu bạo lực leo thang trong những ngày vừa qua không giảm. 21 người đã thiệt mạng và hơn 700 người bị thương trong các vụ bạo lực liên quan đến biểu tình phản đối chính phủ suốt gần 4 tháng qua.

“Ngày qua ngày, sẽ còn có thêm bạo lực, cho tới khi không thể kiểm soát được”, lãnh đạo quân đội Prayut Chan-O-Cha cảnh báo trong bài phát biểu trực tiếp hiếm có trên truyền hình. “Nếu mất mát vẫn diễn ra, đất nước chắc chắn sẽ sụp đổ và không có ai chiến thắng hay thất bại”, ông cho hay.

Ông Prayut kêu gọi hòa giải và đàm phán. Ông cho hay quân đội “sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình” nhưng “không muốn dùng vũ lực và vũ khí để chiến đấu một cách không cần thiết với người Thái Lan”.

Song ông không biết rõ thêm.

Còn những người ủng hộ ông Thaksin cáo buộc người biểu tình đang cố gắng hối thúc quân đội nắm giữ quyền lực một lần nữa tại đất nước đã trải qua 18 cuộc đảo chính cả thành công lẫn bất thành kể từ năm 1932.

Chính vì vậy mà sau bình luận của lãnh đạo Prayut, quân đội sẽ bị theo dõi sát trước khả năng họ có thể cam thiệp.

Không những lãnh đạo quân đội, mà người đứng đầu cơ quan phản ứng an ninh của chính phủ cũng dự đoán biểu tình có thể biến thành bạo động.”Từ giờ bạo lực sẽ diễn ra…Tôi thừa nhận là tình hình khó kiểm soát”, Bộ trưởng Lao động Chalerm Yubamrung cho hay. Chính phủ cho hay họ bị “bó tay” trước phán quyết của tòa vào tuần trước, theo đó cấm họ sử dụng vũ lực để giải tán những người biểu tình hòa bình.

Giới chức trách cho hay vũ khí bán tự động được bắn vào họ tuần trước cho thấy người biểu tình đã được hỗ trợ đầy đủ về vũ khí. Trong khi đó, hình ảnh trên truyền hình có vẻ như cho thấy người biểu tình dùng súng lục trong các cuộc đụng độ.

Thông tin về cái chết của 3 em nhỏ hồi cuối tuần ngay lập tức đã bị Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon lên án. Thủ tướng Yingluck cũng goi đây là “hành động khủng bố”.

Trung Anh

Theo AFP, Strait Times

============

Nhận xét cho rằng đất nước Thái Lan sụp đổ thì "bi wan" wá! Không đến nỗi tệ vậy. Nhưng rối loạn thì rất "khỉ tha".

Đã vậy lại chọn ngày bầu cử vừa rồi cũng ngày Tam Nương nữa chứ! Cái ngày do ngài tỷ phú - tiền Zambabue - Warenbocphet phát hiện. Ngày xấu, tốt, phong thủy xấu tốt, mệnh xấu tốt...vv....đều chỉ là những yếu tố cần và không bao giờ là yếu tố duy nhất cả. Nhưng "có kiêng có lành". Ấy là các cụ bảo thế và đã tổng kết thành hẳn một hệ thống lý thuyết có thể tiên tri. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì, Tại ông Tharsin không nhận ra con là em ruột nên ko biết tam nương Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan:

Thủ tướng rời Bangkok, quân đội cảnh báo nguy cơ đất nước sụp đổ

Thứ Hai, 24/02/2014 - 19:13

(Dân trí) - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã rời thủ đô và làm việc từ nơi cách Bangkok 150km, trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính phủ của bà vẫn tiếp tục. Trong khi đó lãnh đạo quân đội cảnh báo khả năng đất nước có thể “sụp đổ”.

Posted Image

Thông tin Thủ tướng Yingluck đã rời Bangkok được văn phòng của bà công bố vào ngày hôm nay 24/2, song không nói rõ địa điểm bà đến.

Bà Yingluck đã dành ngày hôm nay thị sát sản xuất ở một tỉnh cách đông Bangkok 150km, trong động thái mà phe đối lập cho rằng bà đang chạy trốn. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ cho biết bà sẽ trở về Bangkok vào tối nay.

Thủ tướng Thái Lan đã không xuất hiện trước công chúng tại Bangkok gần một tuần nay. Theo dự kiến, bà sẽ phải tham dự một cuộc điều trần về tham nhũng tại Bangkok và thứ năm tới.

Thông tin về việc bà Yingluck phải làm việc từ cách xa thủ đô diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình ở Bangkok tiếp tục leo thang, với các vụ bắn súng, đánh bom, mà gần đây là vụ việc vào ngày chủ nhật, khiến 3 trẻ em thiệt mạng. Các cuộc biểu tình hiện nay nhằm phế truất bà Yingluck cũng như ảnh hưởng của anh trai bà, cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đối với chính trường Thái Lan. Nhiều người coi ông Thaksin Shinawatra mới chính là người nắm quyền thực sự trong chính phủ hiện nay ở Thái Lan.

Lãnh đạo quân đội Thái Lan cảnh báo nguy cơ “sụp đổ” đất nước

Trong khi đó, lãnh đạo quân đội Thái Lan hôm nay cảnh báo đất nước này có nguy cơ “sụp đổ” nếu bạo lực leo thang trong những ngày vừa qua không giảm. 21 người đã thiệt mạng và hơn 700 người bị thương trong các vụ bạo lực liên quan đến biểu tình phản đối chính phủ suốt gần 4 tháng qua.

“Ngày qua ngày, sẽ còn có thêm bạo lực, cho tới khi không thể kiểm soát được”, lãnh đạo quân đội Prayut Chan-O-Cha cảnh báo trong bài phát biểu trực tiếp hiếm có trên truyền hình. “Nếu mất mát vẫn diễn ra, đất nước chắc chắn sẽ sụp đổ và không có ai chiến thắng hay thất bại”, ông cho hay.

Ông Prayut kêu gọi hòa giải và đàm phán. Ông cho hay quân đội “sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của mình” nhưng “không muốn dùng vũ lực và vũ khí để chiến đấu một cách không cần thiết với người Thái Lan”.

Song ông không biết rõ thêm.

Còn những người ủng hộ ông Thaksin cáo buộc người biểu tình đang cố gắng hối thúc quân đội nắm giữ quyền lực một lần nữa tại đất nước đã trải qua 18 cuộc đảo chính cả thành công lẫn bất thành kể từ năm 1932.

Chính vì vậy mà sau bình luận của lãnh đạo Prayut, quân đội sẽ bị theo dõi sát trước khả năng họ có thể cam thiệp.

Không những lãnh đạo quân đội, mà người đứng đầu cơ quan phản ứng an ninh của chính phủ cũng dự đoán biểu tình có thể biến thành bạo động.”Từ giờ bạo lực sẽ diễn ra…Tôi thừa nhận là tình hình khó kiểm soát”, Bộ trưởng Lao động Chalerm Yubamrung cho hay. Chính phủ cho hay họ bị “bó tay” trước phán quyết của tòa vào tuần trước, theo đó cấm họ sử dụng vũ lực để giải tán những người biểu tình hòa bình.

Giới chức trách cho hay vũ khí bán tự động được bắn vào họ tuần trước cho thấy người biểu tình đã được hỗ trợ đầy đủ về vũ khí. Trong khi đó, hình ảnh trên truyền hình có vẻ như cho thấy người biểu tình dùng súng lục trong các cuộc đụng độ.

Thông tin về cái chết của 3 em nhỏ hồi cuối tuần ngay lập tức đã bị Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon lên án. Thủ tướng Yingluck cũng goi đây là “hành động khủng bố”.

Trung Anh

Theo AFP, Strait Times

============

Nhận xét cho rằng đất nước Thái Lan sụp đổ thì "bi wan" wá! Không đến nỗi tệ vậy. Nhưng rối loạn thì rất "khỉ tha".

Đã vậy lại chọn ngày bầu cử vừa rồi cũng ngày Tam Nương nữa chứ! Cái ngày do ngài tỷ phú - tiền Zambabue - Warenbocphet phát hiện. Ngày xấu, tốt, phong thủy xấu tốt, mệnh xấu tốt...vv....đều chỉ là những yếu tố cần và không bao giờ là yếu tố duy nhất cả. Nhưng "có kiêng có lành". Ấy là các cụ bảo thế và đã tổng kết thành hẳn một hệ thống lý thuyết có thể tiên tri. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì, Tại ông Tharsin không nhận ra con là em ruột nên ko biết tam nương Posted Image

Ừ! Đúng rồi. Lần đầu tiên găp Hải, sư phụ cũng thấy Hải rất giống Thaksin! Hì.

Khủng hoảng tại Thái Lan: Nội chiến cận kề?

Thứ Tư, 26/02/2014 - 11:04

(Dân trí) - Sau những làn sóng bạo lực chính trị khiến 21 người thiệt mạng bao gồm cả trẻ em, tình hình tại Thái Lan đang khiến cả các quan chức an ninh và quân đội lo lắng. Nguy cơ xảy ra nội chiến đã được nhiều người cảnh báo.

Với việc các vụ tấn công bằng súng và lựu đạn nhằm vào người biểu tình diễn ra hầu như hàng ngày, cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan dường như đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới, khi không bên nào chịu nhượng bộ.

Posted ImagePosted ImageNgười biểu tình Thái đổ bê tông chặn tòa nhà chính phủ

Posted Image

Các vụ bạo lực tại Thái Lan đang có chiều hướng gia tăng

Đến nay, hơn 700 người đã bị thương kể từ khi người biểu tình đổ ra các đường phố với mục tiêu lật đổ chính phủ của thủ tướng Yingluck Shinawatra, và đặt dấu chấm hết cho sự lấn át về chính trị của gia tộc Shinawatra.

Trong ngày hôm qua, người đứng đầu Cơ quan điều tra đặc biệt của Thái Lan, một đơn vị tương đương FBI của Mỹ, đã cảnh báo về khả năng căng thẳng “leo thang thành nội chiến”.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Tarit Pengdith, giám đốc Cơ quan điều tra đặc biệt đã hối thúc cả hai phía “kiềm chế và kiên nhẫn”. Các bình luận của ông cũng tương tự như những cảnh báo từng được đưa ra bởi các tướng lĩnh quân đội.

“Rõ ràng rằng, sẽ có nội chiến nếu tất cả các bên không tôn trọng luật pháp”, tướng Prayut Chan-O-Cha, người đứng đầu quân đội Thái Lan khẳng định trong một tin nhắn gửi tới hãng tin AFP. “Quân đội sẽ làm tất cả những gì có thể vì đất nước và nhân dân…không nghiêng về một bên nào”.

Các lãnh đạo người biểu tình và chính phủ “phải chịu trách nhiệm về những tổn thất”, ông Prayut cũng khẳng định, chỉ một ngày sau khi đưa ra cảnh báo hiếm hoi trên truyền hình rằng Thái Lan có nguy cơ “sụp đổ”, trừ khi tình hình được hạ nhiệt.

Đến nay chính phủ Thái Lan vẫn cáo buộc phe biểu tình đối lập tìm cách kích động để quân đội tiến hành đảo chính. Từ năm 1932, nước này đã chứng kiến 18 cuộc đảo chính thành công hoặc âm mưu đảo chính, nhưng đến nay, quân đội vẫn hầu như đứng ngoài cuộc.

Posted Image

Phe biểu tình tại Thái Lan đang muốn lật đổ chính phủ

Kể từ sau cuộc đảo chính đẫm máu của quân đội năm 2006, khiến anh trai của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra phải ra đi, Thái Lan đã luôn trong tình trạng chia rẽ sâu sắc với những bất ổn chính trị.

Vụ bạo lực đẫm máu gần đây nhất là khi hơn 90 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình của phe “Áo đỏ”, ủng hộ gia đình Thaksin năm 2010.

Hiện lo ngại về bạo lực tái diễn đang gia tăng, với khả năng phe “Áo đỏ” trở lại đường phố Bangkok để bảo vệ chính phủ. Điều đó cũng có nghĩa là nguy cơ đụng độ giữa hai phe biểu tình ngày càng dễ xảy ra.

Trong ngày hôm qua, súng lại nổ gần một khu tập trung của người biểu tình tại một công viên ở Bangkok. Các quan chức địa phương cho biết hai người đã bị thương nhẹ.

Phe “Áo đỏ” tập trung lực lượng

Những người “Áo đỏ”, bao gồm chủ yếu người dân từ các vùng nông thôn phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan, kể từ tháng 11 năm ngoái vẫn chưa tham gia các cuộc tuần thành tại Bangkok, sau khi một số người thiệt mạng do đụng độ bùng phát gần một sân vận động. Nhưng những ngày qua, họ đã đưa ra những cảnh báo, trong bối cảnh bà Yingluck ngày càng chịu áp lực.

Posted Image

Các vụ bạo lực năm 2010 từng khiến hơn 90 người thiệt mạng

“Chúng ta phải sẵn sàng tới Bangkok trong vòng 24 giờ vì một mục đích…bảo vệ nền dân chủ”, lãnh đạo cấp cao phe Áo đỏ Nattawut Saikuar phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba. Cuối tuần này, những người Áo đỏ sẽ có cuộc tuần hành tại khu vực Đông Bắc để biểu dương lực lượng, ông Nattawut cho biết thêm.

Bà Yingluck đã được một ủy ban chống tham nhũng triệu tập tới để nghe các cáo buộc chống lại mình trong ngày thứ Năm, một động thái có thể khiến bà bị bãi nhiệm. Nhưng đến nay vẫn chưa rõ bà có trực tiếp tham dự phiên điều trần hay không.

Phe đối lập cho rằng, gia đình Shinawatra và các đồng minh, những người luôn đắc cử suốt hơn một thập niên qua, đã dung túng cho nạn tham nhũng lan tràn, và sử dụng tiền thuế của dân để “mua” lòng trung thành của cử tri tại nông thôn.

Người biểu tình thì cáo buộc ông Thaksin vẫn thao túng đất nước từ nước ngoài trong khi sống lưu vong, để tránh bị xét xử vì tội tham nhũng.

Đến nay vẫn không ai nhận trách nhiệm về hàng loạt vụ việc bạo lực, mà đôi khi có sự xuất hiện của những tay súng bịt mặt, mang theo vũ khí bán tự động. Các cơ quan chức năng và người biểu tình vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau về các vụ tấn công.

Chủ nhận vừa qua, một bé trai 4 tuổi và chị gái 6 tuổi của em đã thiệt mạng khi một quả lựu đạn được ném vào một khu biểu tình, tại trung tâm Bangkok. Trước đó, một bé gái 5 tuổi cũng bị bắn chết trong một cuộc tuần hành tại miền Đông Thái Lan.

Thanh Tùng

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lựu đạn phát nổ tại đài truyền hình ở Bangkok

Hai quả lựu đạn hôm qua được ném vào đài truyền hình PBS ở thủ đô Bangkok, làm hư hại ba xe ôtô của nhân viên đài, khi bạo lực đang leo thang trong thành phố.

Posted Image

Các binh sĩ xem xét hiện trường. Ảnh: BangkokPost

Theo Bangkok Post, hai quả lựu đạn M79 được ném vào bãi đỗ xe của đài truyền hình PBS. Một trong hai quả phát nổ.

Ngay sau đó, một quả nữa được ném ra tại khuôn viên của Câu lạc bộ Thể thao Cảnh sát Hoàng gia Thái và Cục Bài trừ Ma túy. Đây là trụ sở của Trung tâm Duy trì Hòa bình và Trật tự (CMPO) của chính phủ lâm thời Thái Lan.

Quả lựu đạn rơi vào một chiếc lều, nơi có đội cảnh sát kiểm soát đám đông, nhưng không phát nổ. Không có người bị thương.

Do một chuỗi sự kiện bạo lực ở thủ đô, quân đội đang cân nhắc các ưu, nhược điểm của việc vũ trang cho binh lính để tự vệ, bảo đảm hòa bình và trật tự tại các điểm biểu tình và cơ quan chính phủ.

Tư lệnh quân đội Thái Prayuth Chan-ocha vừa phân công các chỉ huy đơn vị và tham mưu trưởng đánh giá liệu việc quân đội được mang vũ khí có cần thiết hay không, một nguồn tin quân sự hôm qua cho biết. Hiện chỉ cảnh sát quân sự được mang súng lục.

Tuy nhiên, kể cả khi quân đội đồng ý vũ trang cho binh lính, đề xuất này vẫn cần được CMPO cân nhắc. "Vũ khí sẽ không được dùng để chống lại nhân dân. Nó là để bảo vệ họ khỏi một nhóm vũ trang kích động bạo lực chống chính quyền và nhân dân", nguồn tin nói.

Tình trạng bạo lực leo thang chủ yếu diễn ra ở các khu vực gần các cuộc biểu tình của phe đối lập, nơi các khách du lịch được khuyên tránh xa, đặc biệt là vào ban đêm. Nhưng những người nước ngoài vẫn xuất hiện tại một số điểm biểu tình vốn trông giống chợ ngoài trời. Các điểm này nằm cạnh những khách sạn lớn, khu mua sắm và Công viên Lumpini. Tính đến hôm qua, khoảng 60 đại đội được triển khai tại 80 địa điểm chủ chốt và chiến lược.

Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang bị ép từ chức, trong khi những người biểu tình kêu gọi thành lập "Hội đồng Nhân dân" không do bầu cử, nhằm giải quyết tình trạng mà họ cho là tham nhũng và văn hóa chính trị tiền bạc.

Theo AFP, một ủy ban chống tham nhũng hôm nay triệu tập bà Yingluck đến nghe các cáo buộc về lơ là nhiệm vụ, liên quan đến chương trình trợ cấp gạo mà phe đối lập cho là đầy rẫy tham nhũng. Nếu bị kết tội, bà có thể bị cách chức và đối mặt với lệnh cấm tham gia chính trường trong 5 năm.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái bắt 2 sỹ quan hải quân bảo vệ người biểu tình

HÀ LINH/BANGKOK (TTXVN)

Posted Image

Người biểu tình chống chính phủ tuần hành bên ngoài trụ sở cảnh sát quốc gia tại Bangkok ngày 26/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 26/2, cảnh sát Thái Lan cho biết họ đã bắt giữ được hai sỹ quan của Hải quân hoàng gia Thái Lan đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Phong trào biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok.

Khi bị bắt giữ, trong người hai viên sỹ quan này có hai khẩu súng ngắn và một cơ số đạn. Họ mang phù hiệu của Bộ chỉ huy dã chiến hải quân Thái Lan (SEAL) và có cả thẻ làm bảo vệ an ninh cho các thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ.

Cảnh sát khẳng định hai nhân vật bị bắt vẫn đang là sỹ quan phục vụ trong quân đội. Họ đã thừa nhận được thuê làm bảo vệ an ninh cho Phong trào biểu tình tại điểm biểu tình gần khu thương mại Silom.

Theo nhận định ban đầu, việc hai sỹ quan này mang súng trong người có thể coi là bình thường, nhưng việc họ mang súng vào khu vực biểu tình đang được áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp là sự vi phạm pháp luật.

Hải quân Thái Lan đã được thông báo về vụ việc này.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan lâu nay vẫn bị cho là có liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này sau khi có thông tin rằng nhiều sỹ quan của SEAL được thuê làm bảo vệ an ninh cho Phong trào biểu tình.

Bộ chỉ huy dã chiến hải quân vẫn luôn bác bỏ những cáo buộc có liên quan tới những cuộc biểu tình chống chính phủ cho tới trước khi vụ bắt giữ này diễn ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LHQ kêu gọi các bên liên quan tại Thái Lan đối thoại

(TTXVN)

Posted Image

Người biểu tình chống chính phủ tuần hành bên ngoài trụ sở cảnh sát quốc gia tại Bangkok ngày 26/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bày tỏ quan ngại về cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 26/2 đã kêu gọi tất cả các bên ở nước này tham gia đối thoại sớm nhất có thể.

Trong một tuyên bố thông qua người phát ngôn, Tổng thư ký Ban Ki-moon lên án tình trạng bạo lực không ngừng leo thang trong những ngày qua tại nhiều vùng ở Thái Lan. Ông kêu gọi tất cả các bên liên quan tôn trọng quyền con người và luật pháp, tuyệt đối không thực hiện các hành vi bạo lực trong quá trình giải quyết bất đồng chính trị.

Tuyên bố nêu rõ Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi các bên "tham gia sớm nhất có thể vào các cuộc đối thoại toàn diện và có ý nghĩa, hướng tới chấm dứt khủng hoảng và thúc đẩy cải cách."

Ông Ban Ki-moon bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ bằng mọi hình thức có thể để các bên liên quan cũng như toàn thể nhân dân Thái Lan vượt qua cuộc khủng hoảng này.

Cũng trong ngày 26/2, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến bạo lực chính trị gần đây ở Thái Lan.

Người phát ngôn của bà Ashton cho biết EU đặc biệt quan ngại về việc trẻ em thiệt mạng trong các vụ tấn công bạo lực. Bà Aston bày tỏ cảm thông sâu sắc đối với gia đình các nạn nhân và kêu gọi Thái Lan tổ chức một cuộc đối thoại để mang lại một giải pháp chính trị lâu dài.

Cảnh sát nước này ngày 26/2 thông báo đã bắt giữ hai sỹ quan của Hải quân hoàng gia Thái Lan bảo vệ an ninh cho phong trào biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok.

Khi bị bắt giữ, hai sỹ quan trên mang hai khẩu súng ngắn và một số đạn, đeo phù hiệu của Bộ chỉ huy dã chiến hải quân Thái Lan (SEAL) và có thẻ bảo vệ an ninh cho các thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ.

Cảnh sát Thái Lan khẳng định hai sỹ quan bị bắt vẫn đang phục vụ trong quân đội. Họ đã thừa nhận được thuê bảo vệ an ninh cho phong trào biểu tình tại điểm biểu tình gần khu thương mại Silom. Việc mang súng vào khu vực biểu tình đang được áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp được coi là hành vi phạm pháp.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã được thông báo về vụ việc trên. Lực lượng này được cho là liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, do có thông tin nhiều sỹ quan của SEAL được thuê bảo vệ an ninh cho phong trào biểu tình, tuy nhiên Bộ chỉ huy dã chiến hải quân Thái Lan luôn bác bỏ những cáo buộc này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Yingluck bị cáo buộc thiếu trách nhiệm

Posted Image

Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang bị gây áp lực buộc từ chức

Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị Ủy ban chống Tham nhũng Quốc gia triệu tập để nghe cáo buộc chính thức về tội thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo ở Thái Lan.

Các đối thủ của bà Yingluck, vốn đang tìm cách thay thế bà, nói chương trình này đầy rẫy tham nhũng.

Nếu bị tuyên là có tội, bà Yingluck có thể bị cách chức và bị cấm tham gia chính trường trong vòng 5 năm.

Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan đang ngày càng trở nên bạo lực kể từ khi những cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra hồi tháng 11 năm ngoái.

Bà Yingluck, người vừa đáp máy bay xuống thành phố Chiang Rai ở phía Bắc Thái Lan hôm 26/2, sẽ không đến dự phiên điều trần tại Ủy ban chống Tham nhũng Quốc gia (NACC) vào ngày 27/2, các nguồn tin cho biết.

Quan chức NACC nói luật sư của bà Yingluck sẽ đại diện để nghe những cáo buộc chống lại bà.

Thủ tướng Thái Lan, người trước đó đã bác bỏ mọi cáo buộc tham nhũng, nói bà sẵn sàng cộng tác với NACC để "làm rõ sự thật".

Posted Image

Những người biểu tình đã phong tỏa nhiều chốt giao thông và trụ sở chính phủ

Chương trình trợ giá gạo, một trong những chính sách quan trọng của chính phủ bà Yingluck, đã lỗ ít nhất 4,4 tỷ đôla và khiến nhiều nông dân mất thu nhập từ nhiều tháng nay.

Tuy nhiên bà Yingluck nói bà chỉ có trách nhiệm đề ra chương trình này chứ không chịu trách nhiệm thực hiện.

Những người ủng hộ chính phủ, phe "áo đỏ", đã phong tỏa trụ sở NACC hôm 26/2 và xích chặn lối vào nhằm ngăn cản các nhân viên đến làm việc.

Tình hình ngày càng trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây, với nhiều vụ nổ súng và đánh bom nhằm vào các khu trại của người biểu tình chống chính phủ.

Bốn trẻ em nằm trong số những người thiệt mạng trong các vụ tấn công riêng lẻ ở thủ đô Bangkok vào cuối tuần trước.

Ít nhất 20 người đã thiệt mạng kể từ khi hàng trăm nghìn người biểu tình bắt đầu xuống đường vào ngày 24/11 năm ngoái.

Các cuộc biểu tình đã làm tê liệt nhiều hoạt động của chính phủ trong vòng ba tháng qua. Những đối thủ của bà Yingluck đã huy động lực lượng phong tỏa nhiều chốt giao thông và các trụ sở chính phủ nhằm gây áp lực buộc bà phải từ chức.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Yingluck bị cáo buộc thiếu trách nhiệm

Posted Image

Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang bị gây áp lực buộc từ chức

Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị Ủy ban chống Tham nhũng Quốc gia triệu tập để nghe cáo buộc chính thức về tội thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo ở Thái Lan.

Các đối thủ của bà Yingluck, vốn đang tìm cách thay thế bà, nói chương trình này đầy rẫy tham nhũng.

Nếu bị tuyên là có tội, bà Yingluck có thể bị cách chức và bị cấm tham gia chính trường trong vòng 5 năm.

Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan đang ngày càng trở nên bạo lực kể từ khi những cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra hồi tháng 11 năm ngoái.

Bà Yingluck, người vừa đáp máy bay xuống thành phố Chiang Rai ở phía Bắc Thái Lan hôm 26/2, sẽ không đến dự phiên điều trần tại Ủy ban chống Tham nhũng Quốc gia (NACC) vào ngày 27/2, các nguồn tin cho biết.

Quan chức NACC nói luật sư của bà Yingluck sẽ đại diện để nghe những cáo buộc chống lại bà.

Thủ tướng Thái Lan, người trước đó đã bác bỏ mọi cáo buộc tham nhũng, nói bà sẵn sàng cộng tác với NACC để "làm rõ sự thật".

Posted Image

Những người biểu tình đã phong tỏa nhiều chốt giao thông và trụ sở chính phủ

Chương trình trợ giá gạo, một trong những chính sách quan trọng của chính phủ bà Yingluck, đã lỗ ít nhất 4,4 tỷ đôla và khiến nhiều nông dân mất thu nhập từ nhiều tháng nay.

Tuy nhiên bà Yingluck nói bà chỉ có trách nhiệm đề ra chương trình này chứ không chịu trách nhiệm thực hiện.

Những người ủng hộ chính phủ, phe "áo đỏ", đã phong tỏa trụ sở NACC hôm 26/2 và xích chặn lối vào nhằm ngăn cản các nhân viên đến làm việc.

Tình hình ngày càng trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây, với nhiều vụ nổ súng và đánh bom nhằm vào các khu trại của người biểu tình chống chính phủ.

Bốn trẻ em nằm trong số những người thiệt mạng trong các vụ tấn công riêng lẻ ở thủ đô Bangkok vào cuối tuần trước.

Ít nhất 20 người đã thiệt mạng kể từ khi hàng trăm nghìn người biểu tình bắt đầu xuống đường vào ngày 24/11 năm ngoái.

Các cuộc biểu tình đã làm tê liệt nhiều hoạt động của chính phủ trong vòng ba tháng qua. Những đối thủ của bà Yingluck đã huy động lực lượng phong tỏa nhiều chốt giao thông và các trụ sở chính phủ nhằm gây áp lực buộc bà phải từ chức.

Theo BBC

Dù bà Yingluck có từ chức và chính phủ do phe áo vàng nắm giữ thì Thái Lan vẫn chưa thể ổn định. Chỉ có nhà vua Thái và làm đúng phương pháp thì mới ổn được.

Hình thể đất nước Thái xét về phong thủy hơi dở. Ít nhất bắt đầu từ vận 7,

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Yingluck bị thách tranh luận trên truyền hình

Lãnh đạo phe biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban đã thách Thủ tướng Yingluck Shinawatra đối thoại trực tiếp trên truyền hình nhằm chấm dứt bế tắc chính trị.

Posted Image

Thủ tướng Thái tạm quyền hôm 27/2 đã đáp lại thách thức với một điều kiện: Bà sẽ gặp ông Suthep nếu ông này chấm dứt các cuộc biểu tình chống chính phủ và để cuộc tổng tuyển cử chưa hoàn tất được tiếp diễn.

"Nếu Khun Yingluck thực sự muốn tìm một giải pháp thông qua đối thoại, tôi thách bà tranh luận trực tiếp với tôi. Cuộc đối thoại sẽ được phát trực tiếp trên truyền hình để người dân có thể biết những gì đang diễn ra", ông Suthep tuyên bố trước báo giới.

Suthep, tổng thư ký Ủy ban cải tổ dân chủ nhân dân (PDRC) tuyên bố, cuộc đối thoại là vì đất nước chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Suthep tuyên bố, ông sẽ không tham gia cuộc tranh luận nếu cựu Thủ tướng Thaksin được lợi.

Chính trị gia kỳ cựu này trước đó tuyên bố, chỉ đối thoại với Thaksin, anh trai bà Yingluck, người mà ông cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Suthep lãnh đạo một phong trào biểu tình nhằm hạ bệ cái gọi là chính quyền Thaksin.

Trong khi đó, Thủ tướng Yingluck cho hay, bà ủng hộ thương thuyết nếu việc đó hợp hiến.Bà chất vấn ông Suthep khi nào ông sẵn sàng chấm dứt các cuộc biểu tình để mở đường cho bầu cử.

"Một số điều quan trọng mà tất cả mọi người đều muốn đó là chấm dứt biểu tình và tiến hành bầu cử. Nếu không, chúng ta không thể tuyên bố với thế giới chúng ta duy trì dân chủ như thế nào. Đây là điểm chủ chốt mà chúng tôi luôn muốn đề cập. Tôi nhất trí trên nguyên tắc với hòa đàm".

Đảng cầm quyền Pheu Thai cáo buộc ông Suthep có động cơ bí mật khi đòi tranh luận trực tiếp trên truyền hình. "Về mặt nguyên tắc, các cuộc đối thoại như vậy nên được tổ chức bí mật", phát ngôn viên Pheu Thai là Prompong Nopparit nói.

Hoài Linh (Theo Nation)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến dịch 'chiếm Bangkok' sắp chấm dứt

Phe đối lập ở Thái Lan hôm qua cho biết họ sẽ rời bỏ các khu vực biểu tình ở thủ đô, chấm dứt hoạt động "chiếm Bangkok" được khởi động từ giữa tháng trước.

Mỹ kêu gọi điều tra các vụ tấn công ở Thái Lan

Lựu đạn phát nổ tại đài truyền hình ở Bangkok Posted Image

Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban. Ảnh: AFP.

"Chúng tôi sẽ ngừng đóng cửa Bangkok từ 3/3 và trao trả lại các nút giao thông cho người dân thủ đô", Reuters dẫn lời thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban hôm qua phát biểu với người ủng hộ. "Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục phong tỏa các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp của nhà Shinawatra".

Những người ủng hộ ông Suthep sẽ tập trung về công viên Lumpini ở trung tâm Bangkok, nơi có nhiều người biểu tình dựng lều ở lại. "Một tòa nhà phức hợp của chính phủ ở phía bắc Bangkok tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của một nhóm đồng minh", Suthep nói.

Sophon Pisutwong, ủy viên cảnh sát thuộc cơ quan giám sát tình trạng khẩn cấp ở Bangkok, cho biết người biểu tình đóng cửa 82 tòa nhà chính phủ kể từ tháng 11/2013. Tính đến hôm qua, 63 tòa nhà đã mở cửa trở lại, trong đó có Bộ Tài chính.

Theo AFP, động thái trên được đưa ra sau khi tần suất xảy ra tấn công bằng súng và lựu đạn nhằm vào khu vực biểu tình, phần lớn là vào ban đêm, ngày càng tăng. Những vụ bạo lực xảy ra đã làm 23 người thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em, cùng hàng trăm người bị thương kể từ khi làn sóng biểu tình nổ ra cách đây hơn ba tháng.

Số lượng người biểu tình đã giảm mạnh trong những tuần gần đây, với nhiều khu vực biểu tình bị bỏ trống. Chỉ còn vài nghìn người tham gia tuần hành vào buổi tối.

Thủ lĩnh phe đối lập Suthep hôm 27/2 tuyên bố ông sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Thủ tướng Yingluck Shinawatra trên truyền hình. Nữ thủ tướng trả lời rằng, bà sẽ tham gia đối thoại nếu phe đối lập đồng ý chấm dứt các cuộc biểu tình.

Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là "con rối" của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Những người biểu tình đòi Thủ tướng tạm quyền Yingluck từ chức và thay thế chính phủ đương nhiệm bằng một hội đồng nhân dân không thông qua bầu cử. Tuy nhiên, bà Yingluck từ chối rời vị trí, đồng thời cho rằng yêu cầu trên là vi phạm hiến pháp và phi dân chủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Thái Lan đi bầu cử lại

Các điểm bầu cử tại 5 tỉnh ở Thái Lan, từng bị phe đối lập gây cản trở trong cuộc tổng tuyển cử tháng trước, vừa mở cửa cho phép người dân tiếp tục đi bỏ phiếu bầu chính phủ mới.

Posted ImageNgười dân Thái Lan giận dữ giơ cao chứng minh thư và hô vang khi bị chặn lối vào một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Bangkok hôm 2/2. Cuộc bỏ phiếu tại đây bị hủy do người biểu tình ngăn việc vận chuyển tài liệu bỏ phiếu. Ảnh: AFP.

"Các điểm bầu cử đang diễn ra trong hòa bình, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát và không có vấn đề nào cả", AFP dẫn lời Somchai Srisutthiyakorn, ủy viên Hội đồng Bầu cử Thái Lan, nói. Srisutthiyakorn cho biết khoảng 120.000 người đã đăng ký bỏ phiếu tại 101 điểm bầu cử trên cả 5 tỉnh.

Cuộc tổng tuyển cử hôm 2/2 không giúp giải quyết tình trạng khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng qua ở Thái Lan, khi phe đối lập cản trở hoạt động bỏ phiếu tại nhiều điểm bầu cử.

Khoảng 10.000 điểm bỏ phiếu, phần lớn là ở thủ đô Bangkok và phía nam Thái Lan, bị người biểu tình ngăn cản ngay từ khi mở cửa, gây ảnh hưởng đến vài triệu cử tri. Ủy ban Bầu cử Thái Lan cho biết, kết quả sẽ không được công bố cho đến khi tất cả điểm bầu cử hoàn thành bỏ phiếu, với thời hạn là tháng 4.

Theo luật bầu cử Thái Lan, nếu việc bỏ phiếu không giúp lấp đầy 95% trên tổng số 500 ghế tại hạ viện, quốc hội Thái Lan sẽ không thể bổ nhiệm chính phủ mới. Bà Yingluck Shinawatra giữ vai trò thủ tướng tạm quyền và bị giới hạn quyền lực trong thời gian này.

Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là "con rối" của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Tỷ phú này đang sống lưu vong để tránh các cáo buộc tham nhũng sau khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.

Những người biểu tình đòi chính phủ đương nhiệm phải được thay thế bằng một hội đồng nhân dân với các thành viên được chỉ định và thực hiện cải cách trước khi tổ chức bầu cử. Họ muốn xóa bỏ tận gốc ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan.

Nguyễn Tâm

Tin liên quan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tình Thái Lan sắp đến hồi kết?

TT - Bảy “gọng kìm” của lực lượng biểu tình tại Thái Lan nay chỉ còn một. Các giải pháp của Thủ tướng Yingluck đã cho thấy được hiệu quả.

Posted Image

Biểu tình chỉ còn lác đác ở một “con đường biểu tình” tại trung tâm Bangkok - Ảnh: Thanh Liêm

Đêm 28-2, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban của Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) ở Thái Lan bất ngờ tuyên bố chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” chấm dứt sau hơn một tháng tiến hành và chỉ giữ lại địa điểm biểu tình duy nhất ở công viên Lumpini. Nhưng ông vẫn khẳng định sẽ tiếp tục “tăng cường đóng cửa các bộ và các doanh nghiệp của dòng họ Shinawatra”.

Giải pháp “tránh đối đầu”

Động thái này gây bất ngờ vì căng thẳng chính trị ở Thái Lan kéo dài năm tháng qua và không có lối thoát. Với cái cớ trả lại đường phố cho người dân thủ đô để tránh ách tắc giao thông, ông Suthep có một lý do tốt để xuống thang biểu tình, nhất là khi các cuộc tấn công bằng lựu đạn và súng nhằm vào các điểm biểu tình liên tục xảy ra mấy ngày qua.

Thế nhưng, đâu dễ gì để một chính trị gia từng làm phó thủ tướng như ông Suthep chịu xuống thang trong lúc này. Phải chăng PDRC đang đuối sức?

Nhìn lại suốt năm tháng biểu tình, PDRC luôn tìm cách để tình hình tăng nhiệt từ từ, tạo lý do để yêu cầu quân đội can thiệp. Cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát quanh khu vực Phủ thủ tướng Thái Lan đầu tháng 12 năm ngoái đẩy tình hình lên một cấp độ căng thẳng mới. Người Thái lo ngại những gì tồi tệ như năm 2010 sẽ diễn ra. Nhưng không, chính phủ đột ngột ngưng đối đầu với người biểu tình, cảnh sát thả cửa cho người biểu tình tràn vào Phủ thủ tướng, hai bên ôm hôn nhau thắm thiết.

PDRC tiếp tục kêu gọi biểu tình cực lớn nhằm lật đổ chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, tiếp tục hâm nóng tình hình sau khi căng thẳng có dấu hiệu giảm nhiệt. Đảng Dân chủ đối lập tuyên bố đồng loạt rút khỏi quốc hội. Bà Yingluck nhanh tay giải tán quốc hội, kêu gọi bầu cử mới.

Trong tình thế này, Đảng Phuea Thai cầm quyền đạt được hai mục đích. Một là cho dư luận thấy chính phủ đã nhân nhượng hết sức trước người biểu tình. Hai là không tạo cớ để xảy ra đảo chính quân sự (vì có đảo chính, lập ra chính phủ lâm thời thì sau cùng vẫn phải bầu cử lại).

Suthep mất chất thép

Ông Suthep vẫn nhất mực đòi gia tộc Shinawatra phải rời chính trường, đưa ra ý tưởng lập một hội đồng của người dân không thông qua bầu cử để cải tổ chính trị rồi mới tổ chức bỏ phiếu. Chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” khiến thủ đô tê liệt mà ông Suthep tiến hành nhằm gây sức ép lớn hơn nữa để bà Yingluck phải rút lui. Tiếc rằng chiến dịch chỉ sôi nổi vài ngày đầu, nhưng với số người chỉ vài trăm ngàn chứ không phải hàng triệu như PDRC tuyên bố, và số người biểu tình sụt giảm không phanh những tuần sau đó.

Đến lúc này, nhìn bề ngoài tình hình Thái Lan có vẻ nóng nhưng phe biểu tình đang đuối sức. Trong nhiều tuần liền, ông Suthep luôn hứa hẹn về những cuộc biểu tình siêu lớn và chắc chắn sẽ lật đổ được chính phủ. Nếu không, ông sẽ tự nộp mình cho cảnh sát và giải tán biểu tình. Cứ như vậy vài lần, mãi chẳng thấy ông Suthep đi đầu thú mà biểu tình cứ kéo dài.

Không để phong trào bị nguội, PDRC dùng chương trình trợ giá gạo cho nông dân vốn gây tranh cãi trong năm ngoái để gây sức ép, buộc Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) điều tra và ra cáo trạng thiếu trách nhiệm đối với bà Yingluck. Chính phủ của bà Yingluck lại tìm cách xoay tiền trả cho nông dân. Mới nhất là đã có được hợp đồng bán 400.000 tấn gạo cho Trung Quốc.

PDRC dường như không còn cớ gì để gây sức ép với bà Yingluck nữa trong bối cảnh hai trong số bảy điểm biểu tình của chiến dịch “Đóng cửa Bangkok” không còn tồn tại do số người biểu tình quá ít.

Việc ông Suthep đề xuất đối thoại với bà Yingluck vừa qua (nhưng bị từ chối sau đó) là một dấu hiệu cho thấy PDRC đang đuối sức và muốn tìm cách rút lui trong danh dự.

Sau động thái “rút về một điểm”, dường như câu hỏi giờ đây không phải là việc chính phủ lâm thời sẽ trụ được bao lâu. Đó là chưa kể phe áo đỏ ở đông bắc Thái Lan đang hằm hè dọa sẽ cho người biểu tình đối đầu với PDRC nếu bà Yingluck bị lật đổ, dù là bằng một cuộc đảo chính quân sự hay thông qua tòa án.

(Nguồn tin tức)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Thái Lan cảnh báo phe áo đỏ "tội phản loạn"

TTO - Tổng tư lệnh lục quân Thái Lan tướng Prayuth Chan-ocha hôm qua (2-3) cảnh báo việc lực lượng áo đỏ chủ trương chia tách đất nước sẽ bị truy tố với tội phản loạn.

The Nation cũng dẫn lời Tư lệnh lục quân vùng 3 Thái Lan Preecha Chan-ocha (phụ trách khu vực phía bắc) nói việc ly khai và các hoạt động liên quan, bao gồm cả việc chuẩn bị cho hành động như vậy, bị coi là bất hợp pháp theo điều 113 và 114 Bộ luật hình sự Thái Lan.

Ông Preecha nói các nhóm áo đỏ có thể bị truy tố vì tội phản loạn có nhóm Rak Chiang Mai 51 (Yêu Chiang Mai 51) và Red Shirt Phayao (Áo đỏ tỉnh Phayao).

Tương tự, như The Nation cho biết, các nhóm áo đỏ ở tỉnh Phitsanulok cũng có nguy cơ bị truy tố vì dựng các biểu ngữ tại nhiều khu vực kêu gọi phân chia Thái Lan và cổ súy cho việc thành lập một nước gọi là “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lanna”.

Điều 113 khoản 3 Bộ luật hình sự Thái Lan ghi rõ việc chia cắt đất nước, dù là dùng vũ lực hay thông báo kế hoạch làm việc này, bị coi là một hành động phản loạn. Tội này có thể bị mức án chung thân hoặc tử hình.

Điều 114 luật này cũng nói việc chuẩn bị hay thu thập vũ khí cho việc phân chia đất nước hoặc âm mưu chia cắt đất nước có thể bị tù từ 3 đến 5 năm. Khuyến khích người khác tham gia các hoạt động ly khai hoặc có các hành động dẫn đến việc ly khai cũng bị tù từ 3 đến 5 năm.

The Nation cho biết trước đó, mệnh lệnh truy tố lực lượng áo đỏ được truyền trực tiếp từ tướng Prayuth xuống cho ông Preecha, em trai ông.

Tuyên bố của lục quân Thái Lan diễn ra sau khi phe áo đỏ tiến hành biểu tình phản đối lực lượng Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) và cổ súy cho cái gọi là “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lanna”. Cái tên này được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của phe áo đỏ và trên các biểu ngữ được dựng lên ở nơi công cộng.

Phe áo đỏ ở Chiang Mai, một trong những nơi có đông người ủng hộ chính phủ và quê hương của cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra và Thủ tướng đương nhiệm Yingluck, gần đây đã tổ chức một cuộc tuần hành với cờ màu đỏ và trắng, cờ của cái gọi là “Cộng hòa Lanna”.

Phó phát ngôn viên lục quân Winthai Suvaree cảnh báo tự do ngôn luận là một quyền theo hiến pháp nhưng việc thể hiện muốn chia cắt đất nước là không thể chấp nhận được.

Hiện phe áo đỏ đang tổ chức các cuộc tuần hành phản đối PDRC ở các tỉnh bắc và đông bắc Thái Lan nhưng chưa có kế hoạch cụ thể về việc có kéo xuống Bangkok hay không.

VIỆT PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Thái Lan cảnh báo phe áo đỏ "tội phản loạn"

03/03/2014 09:15 (GMT + 7)

TTO - Tổng tư lệnh lục quân Thái Lan tướng Prayuth Chan-ocha hôm qua (2-3) cảnh báo việc lực lượng áo đỏ chủ trương chia tách đất nước sẽ bị truy tố với tội phản loạn.

Posted Image

Người biểu tình áo đỏ ủng hộ chính phủ ở Thái Lan - Ảnh: Reuters

Biểu tình Thái Lan sắp đến hồi kết?

Chính phủ Thái Lan và phe đối lập bắt đầu đàm phán

The Nation cũng dẫn lời Tư lệnh lục quân vùng 3 Thái Lan Preecha Chan-ocha (phụ trách khu vực phía bắc) nói việc ly khai và các hoạt động liên quan, bao gồm cả việc chuẩn bị cho hành động như vậy, bị coi là bất hợp pháp theo điều 113 và 114 Bộ luật hình sự Thái Lan.

Ông Preecha nói các nhóm áo đỏ có thể bị truy tố vì tội phản loạn có nhóm Rak Chiang Mai 51 (Yêu Chiang Mai 51) và Red Shirt Phayao (Áo đỏ tỉnh Phayao).

Tương tự, như The Nation cho biết, các nhóm áo đỏ ở tỉnh Phitsanulok cũng có nguy cơ bị truy tố vì dựng các biểu ngữ tại nhiều khu vực kêu gọi phân chia Thái Lan và cổ súy cho việc thành lập một nước gọi là “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lanna”.

Điều 113 khoản 3 Bộ luật hình sự Thái Lan ghi rõ việc chia cắt đất nước, dù là dùng vũ lực hay thông báo kế hoạch làm việc này, bị coi là một hành động phản loạn. Tội này có thể bị mức án chung thân hoặc tử hình.

Điều 114 luật này cũng nói việc chuẩn bị hay thu thập vũ khí cho việc phân chia đất nước hoặc âm mưu chia cắt đất nước có thể bị tù từ 3 đến 5 năm. Khuyến khích người khác tham gia các hoạt động ly khai hoặc có các hành động dẫn đến việc ly khai cũng bị tù từ 3 đến 5 năm.

The Nation cho biết trước đó, mệnh lệnh truy tố lực lượng áo đỏ được truyền trực tiếp từ tướng Prayuth xuống cho ông Preecha, em trai ông.

Tuyên bố của lục quân Thái Lan diễn ra sau khi phe áo đỏ tiến hành biểu tình phản đối lực lượng Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) và cổ súy cho cái gọi là “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lanna”. Cái tên này được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của phe áo đỏ và trên các biểu ngữ được dựng lên ở nơi công cộng.

Phe áo đỏ ở Chiang Mai, một trong những nơi có đông người ủng hộ chính phủ và quê hương của cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra và Thủ tướng đương nhiệm Yingluck, gần đây đã tổ chức một cuộc tuần hành với cờ màu đỏ và trắng, cờ của cái gọi là “Cộng hòa Lanna”.

Phó phát ngôn viên lục quân Winthai Suvaree cảnh báo tự do ngôn luận là một quyền theo hiến pháp nhưng việc thể hiện muốn chia cắt đất nước là không thể chấp nhận được.

Hiện phe áo đỏ đang tổ chức các cuộc tuần hành phản đối PDRC ở các tỉnh bắc và đông bắc Thái Lan nhưng chưa có kế hoạch cụ thể về việc có kéo xuống Bangkok hay không.

VIỆT PHƯƠNG

===================

“Cộng hòa dân chủ nhân dân Lanna”.

Sao nghe giống "Công hòa dân chủ nhân dân Chi Na" nhể?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Yingluck kiêm nhiệm Bộ trưởng Quốc Phòng, ông kia Tư lệnh lục quân. Chức danh quân đội ai to hơn nhỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng tất nhiên quyền to hơn chứ. Tư lệnh chỉ nắm 1 quân/binh chủng thôi. Bộ trưởng điều động được cả hải, lục, không quân. Ấy là ở VN, chứ ở Thái thì em không rõPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Yingluck kiêm nhiệm Bộ trưởng Quốc Phòng, ông kia Tư lệnh lục quân. Chức danh quân đội ai to hơn nhỉ.

===========================================================

Về chức danh thì Bộ trưởng Quốc Phòng to hơn Tư lệnh lục quân.

Chính thể Thái Lan, thì Bộ trưởng quốc phòng là chính khách dân sự ( có nghĩa Đảng nào thắng cử, sẽ cử người làm Bộ trưởng quốc phòng và các bộ trưởng khác)

Trong trường hợp như hiện nay, thì Bà Yingluck kiêm nhiệm Bộ trưởng Quốc Phòng khó mà chỉ đạo Tư lệnh lục quân xử lý người biểu tình áo vàng.

Lúc này quân đội chỉ lo bảo vệ đất nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có điều phe "Áo đỏ" ủng hộ Thủ Tướng Thái sặc mùi mỳ vằn thắn và Ca la thầu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội đồng quốc phòng Thái Lan họp bàn vấn đề ly khai

Lê Minh Hưởng/Bangkok (Vietnam+)

Posted Image

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: THX/TTXVN)

Ngày 4/3, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền Yingluck Shinawatra đã triệu tập cuộc họp với Tư lệnh lục quân Prayuth Chan-ocha và các lãnh đạo quân đội cấp cao, sau khi xuất hiện lo ngại xảy ra xung đột khi quân đội thực hiện các hành động pháp lý chống lại lực lượng áo đỏ được cho là có hành động ly khai.

Người phát ngôn Bộ quốc phòng Đại tá Paphathip Sawangsaeng cho biết, trong cuộc họp Thủ tướng tạm quyền Yingluck tuyên bố sẽ không cho phép bất cứ hành động ly khai hay vi phạm Hiến pháp nào xảy ra.

Bà Yingluck cũng chỉ đạo các cơ quan an ninh, nhất là Bộ chỉ huy an ninh nội địa tiến hành các biện pháp trấn áp hành động kêu gọi ly khai “một cách công bằng đối với mọi nhóm chính trị.”

Tại cuộc họp này, bà Yingluck cũng cảm ơn lực lượng quân đội đã thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh và trợ giúp y tế trong thời gian biểu tình.

Bà Yingluck cũng yêu cầu quân đội sắp xếp lại các điểm kiểm soát cho phù hợp với tình hình, tiếp tục ủng hộ cuộc bầu cử Thượng viện tổ chức vào ngày 30/3 và giữ vững vị trí trung lập chính trị.

Trước đó, ngày 3/3 theo lệnh của Tướng Prayuth, quân khu 3 đã gửi đơn kiện lên cảnh sát yêu cầu điều tra ông Petcharawat Wattanapongsirikul, lãnh đạo nhóm Yêu Chieng Mai 51 - một phe cánh của Áo đỏ, với cáo buộc ông này có hành vi ly khai và phản quốc, theo quy định của điều 113, 114 Bộ luật Hình sự.

Phản ứng lại hành động pháp lý trên của quân đội, Bộ trưởng ngoại giao tạm quyền Surapong Tovichakchaikul đã kêu gọi Tướng Prayuth xử lý “kẻ nổi loạn ở thủ đô” theo cùng một cách đã làm với phe áo đỏ ở miền Bắc và cho rằng việc đối xử công bằng đối với cả hai nhóm sẽ đưa đất nước trật tự trở lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tòa án Thái phát lệnh bắt giữ thứ 3 với ông Suthep

(Vietnam+)

Posted Image

Thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban phát biểu trong một cuộc tuần hành tại thủ đô Bangkok. (Nguồn: THX/TTXVN)

Tờ Bangkok Post đưa tin Tòa án Hình sự Thái Lan ngày 5/3 đã phát lệnh bắt giữ ông Suthep Thaugsuban - cựu Phó Thủ tướng và hiện là thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ - vì các cáo buộc giết người và âm mưu giết người trong đợt trấn áp biểu tình năm 2010.

Đây là lệnh bắt giữ thứ ba đối với ông Suthep, trong đó lệnh đầu tiên vì xúi giục nổi loạn, lệnh thứ hai là vì vi phạm sắc lệnh khẩn cấp.

Lệnh bắt mới này được đưa ra theo đề nghị của Cục Điều tra Đặc biệt vì vai trò của ông Suthep trong việc ra lệnh cho quân đội trấn áp cuộc biểu tình của Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (còn được gọi là phe "Áo Đỏ"), làm 92 người chết và 2.000 người bị thương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan: Người biểu tình vây trụ sở đảng cầm quyền

(VIETNAM+)

Posted Image

Người biểu tình chống chính phủ tuần hành bên ngoài Ủy ban chống tham nhũng quốc gia tại Bangkok ngày 26/2. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 5/3, hàng trăm người biểu tình chống Chính phủ Thái Lan đã tuần hành tới trụ sở của Đảng Puea Thai cầm quyền, trong khi những người nông dân trồng lúa cắm trại ở một khu vực khác của thủ đô Bangkok nhằm đòi tiền mà chính phủ nợ họ.

Khoảng 300 thành viên của một nhóm liên minh do sinh viên dẫn đầu đã kéo tới trụ sở của Đảng Puea Thai khi có thông tin rằng chính phủ có thể chuyển khỏi Bangkok về thành trì của Thủ tướng Yingluck ở tỉnh miền Bắc Chiang Mai.

Những người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu "Hãy ngừng chiến dịch chia rẽ Thái Lan," song sau đó nhóm này rời đi và không có xung đột xảy ra.

Người biểu tình sau đó đã nhanh chóng di chuyển tới cơ quan thuế, một phần trong chiến dịch ngăn chặn các bộ ngành và cơ quan công quyền Thái Lan hoạt động.

Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban nói rằng chiến dịch sẽ được tăng cường, bất chấp việc người biểu tình đã chấm dứt phong tỏa các tuyến phố chính tại Bangkok từ cuối tuần trước.

Cùng ngày, Ngân hàng nhà nước Thái Lan phụ trách chương trình trả tiền trợ giá gạo cho nông dân thông báo sẽ bắt đầu thanh toán các khoản nợ vào tuần tới, song lượng tiền chi trả không làm hài lòng nông dân Thái Lan, những người biểu tình quanh trụ sở Bộ Thương mại nước này từ nhiều tuần nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng tạm quyền Thái Lan bị kiện về tội giết người

(VIETNAM+)

Posted Image

Binh sỹ Thái Lan phong tỏa hiện trường vụ nổ ngày 23/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tân Hoa xã đưa tin ngày 11/3, gia đình của hai người biểu tình chống Chính phủ Thái Lan thiệt mạng trong một vụ đụng độ với cảnh sát hồi trung tuần tháng Hai vừa qua đã khởi kiện vụ án hình sự chống lại Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra.

Luật sư Chaiwat Sitthisuksakul, đại diện cho hai gia đình trên, được dẫn lời cho biết trong vụ kiện đệ trình lên Tòa Hình sự, bà Yingluck bị kiện vì tính trước kế hoạch giết người khi ra lệnh cho cảnh sát chiếm lại những địa điểm của người biểu tình tại thủ đô Bangkok hôm 18/2, trong đó có một địa điểm gần Quảng trường Dân chủ, nơi đã xảy ra vụ đụng độ khiến hai cảnh sát và bốn người biểu tình thiệt mạng, cùng một số người khác bị thương.

Quyền Bộ trưởng Lao động Chalerm Yubamrung, đồng thời là Giám đốc Trung tâm gìn giữ hòa bình và trật tự (CMPO), và bốn quan chức chính phủ khác cũng là bị cáo trong vụ kiện này.

Cuối tháng Hai vừa qua, các gia đình của hai người biểu tình thiệt mạng khác cũng đã đệ đơn kiện bà Yingluck và các quan chức chính phủ với những tội danh tương tự./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái xin đối thủ khoan dung

Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm 13/3 cầu xin sự khoan dung của các đối thủ chính trị và tạo khoảng không để các bên cùng chung sống thay vì cố đẩy bà vào chân tường bằng vũ khí pháp lý, báo The Nation của Thái hôm nay đưa tin.

Posted Image

Hiện, người đứng đầu chính phủ Thái đang đối mặt với mối nguy bị buộc tội và tòa án đã bác dự luật vay vốn 2 nghìn tỷ baht để phục vụ cơ sở hạ tầng của bà.

"Nếu các bạn cố dùng luật để truy lùng chúng tôi hàng ngày, làm sao chúng ta có thể tìm thấy hòa bình ở nơi này", bà Yingluck nói bằng giọng đầy mệt mỏi.

Thủ tướng Yingluck tuyên bố như vậy để đáp lại việc chính trị gia đảng Dân chủ Jurin Jaksanawisit thu thập 20.000 chữ ký để khởi động tiến trình buộc tội bà và nội các tạm quyền.

Phát biểu trước các phóng viên khi trên đường tới Khon Kaen, trước khi bay tới Chiang Mai vào cuối ngày, bà Yingluck nói: "Tôi cầu xin sự thông cảm song không có nghĩa là tôi sẽ không tuân thủ luật pháp. Tôi tôn trọng phán quyết của tòa án. Những gì chúng ta tìm kiếm là đoàn kết người Thái và một cách tìm ra sự cân bằng để mọi người có thể chung sống.

Chúng ta đều là người Thái và nên để khoảng không để tất cả mọi người sống trong xã hội có thể cùng chung sống. Nếu các vị cứ săn đuổi chúng tôi cho tới khi không còn chỗ nào để đứng, thì khi đó, ai sẽ là người dám chống trả. Chúng tôi không muốn vòng tròn khắc nghiệt đó, vốn đã lặp đi lặp lại trong 7-8 năm qua. Liệu chúng ta sẽ tiếp tục như thế".

Trong khi có hàng loạt lời kêu gọi bà Yingluck nhận trách nhiệm về dự án vay 2 nghìn tỷ baht, Thủ tướng nói bà sẽ giao cho phó thủ tướng Pongthep Thepkanjana và đội luật sư xem xét vấn đề này do chưa nhận được phán quyết bằng văn bản

Tổng thư ký đảng Pheu Thái là Phumtham Wechayachai nói, ông cảm thấy tiếc cho bà Yingluck. Và rằng, gần đây, nhiều người nhìn thấy bà Yingluk khóc song điều đó không có nghĩa là thủ tướng thiếu nghị lực.

  • Hoài Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites