Thiên Sứ

Thái Lan Và Ngày Tam Nương

130 bài viết trong chủ đề này

Thủ tướng Thái Lan đối mặt nguy cơ mới

►Giữa lúc biểu tình tiếp diễn ở Bangkok, Thủ tướng Yingluck lại bị điều tra trách nhiệm trong một chương trình về thóc gạo...

Posted Image

Bà Yingluck có thể sẽ phải đối mặt với các cáo buộc pháp lý, mà theo nhiều chuyên gia, điều này có thể sẽ hạ bệ chính phủ của bà - Ảnh: News.

Theo hãng tin AFP, Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Thái Lan hôm qua (16/1) đã khởi động cuộc điều tra trách nhiệm của thủ tướng nước này trong một chương trình trợ cấp cho nông dân trồng lúa.

Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn của Ủy ban Chống tham nhũng Vicha Mahakun nói rằng, cơ quan này sẽ điều tra cáo buộc bà Yingluck Shinawatra lơ là nhiệm vụ xung quanh một cuộc tranh cãi về chương trình trợ giá cho các nông dân trồng lúa.

Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Thái Lan cũng tiến hành truy tố 15 người khác, trong đó bao gồm một cựu bộ trưởng thương mại, về hành vi tham nhũng liên quan tới chương trình nói trên, phát ngôn viên Vicha Mahakun cho biết.

Việc điều tra đối với Thủ tướng Thái Lan diễn ra trong bối cảnh những cuộc biểu tình chống chính phủ đang tiếp diễn ở thủ đô Bangkok. Theo AFP, bà Yingluck phải đối mặt với các cáo buộc pháp lý mà nhiều chuyên gia cho rằng có thể sẽ làm hạ bệ chính phủ của bà.

Chương trình về thóc gạo nói trên đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề của phe đối lập. Những người chỉ trích cho rằng, chương trình này được thiết kế thực chất là để tăng cường sự ảnh hưởng của bà Yingluck, nhưng đã để lại cho Thái Lan cả một núi gạo không bán được.

Không chỉ gây tổn thất nặng nề về ngân sách nhà nước, theo các nhà bình luận, chương trình này còn khiến Thái Lan mất đi vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Trước đó, hơn 300 nghị sĩ thuộc đảng Puea Thái cũng phải đối mặt với cáo buộc lạm quyền. Nếu bị kết tội, các nghị sĩ có thể bị cấm tham gia chính trường 5 năm. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới việc lập chính phủ mới của bà Yingluck, sau cuộc bầu cử vào tháng 2 tới.

Cũng hôm qua, Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu cảnh sát bắt các thủ lĩnh biểu tình, bao gồm ông Suthep Thaugsuban. Tư lệnh Cảnh sát Thái Lan Adul Saengsingkaew nói đã chỉ đạo lập đơn vị theo dõi di biến động của ông Suthep, để có thể bắt ông này vào lúc thích hợp.

Theo Phó thủ tướng Thái Lan Ponghthep Thepkanchana, ủng hộ của người dân dành cho ông Suthep đã giảm mạnh. Tính tới chiều 16/1, chỉ còn 7.000 người tham gia biểu tình, thấp hơn nhiều so với con số 23.000 người tại trung tâm thủ đô Bangkok một ngày trước đó.

Liên quan tới tình hình kinh tế Thái Lan, bộ tài chính nước này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2014. Cụ thể, theo Văn phòng Chính sách tài chính thuộc bộ này, GDP có thể chỉ tăng trưởng 3,1% trong năm 2014, thấp hơn 0,9% so với lần dự báo trước đó.

Dự báo được dựa trên khả năng cuộc tổng tuyển cử tại Thái Lan diễn ra vào 2/2 tới và một chính phủ mới sẽ được thành lập sau đó. Tuy nhiên, nếu khả năng này không diễn ra do ảnh hưởng bởi cuộc biểu tình chống chính phủ hiện tại thì tăng trưởng sẽ chỉ đạt khoảng 2%.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ủy ban an ninh quốc gia Thái Lan dự báo bạo lực leo thang

(Vietnam+)

Posted Image

Lực lượng an ninh Thái Lan điểu tra hiện trường một vụ nổ ngày 19/1. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 19/1, theo Tổng Thư ký Ủy ban an ninh quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanabut, các cuộc biểu tình của phong trào chống chính phủ có thể trở nên bạo lực hơn trong tuần tới và sắc lệnh tình trạng khẩn cấp có thể được áp dụng nếu cần thiết.

Ông Paradorn cho rằng việc phong trào biểu tình chống chính phủ lên kế hoạch đóng cửa tất cả các cơ quan chính quyền ở miền Nam từ đầu tuần tới sẽ tạo tiền lệ cho những người ủng hộ tại các tỉnh thành khác làm theo.

Chính quyền hiện đang từng bước tiến hành các hoạt động theo dõi và sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn nhằm bảo vệ người dân và ngăn chặn những vụ việc không mong muốn xảy ra.

Chính phủ vẫn sử dụng luật an ninh nội địa để đối phó với tình hình. Trong trường hợp tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát, có thể sẽ xem xét áp dụng luật tình trạng khẩn cấp.

Cảnh sát Thái Lan cho biết vụ đánh bom xảy ra ngày 17/1 trong khi người biểu tình đang tuần hành trên đường phố là do một nhóm đi cùng những người biểu tình gây ra. Kết quả điều tra của cảnh sát cho thấy không phải trái bom phát nổ được ném từ trên cao xuống.

Sau khi vụ việc xảy ra, người ta cho rằng trái bom phát nổ được ném từ một tòa nhà bỏ hoang trên tuyến đường người biểu tình đi qua. Ở đây, lực lượng chức năng còn tìm thấy nhiều vũ khí và các đồ dùng đang được sử dụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguy cơ vỡ nợ của Thái Lan đang tăng

Rủi ro vỡ nợ của Thái Lan đang lên cao nhất kể từ tháng 6/2012, khi cuộc biểu tình chống Chính phủ khiến các quỹ đầu tư liên tục bán tài sản tại nước này.

Lãi suất hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS) kỳ hạn 5 năm của Thái Lan đã lên 1,6% hôm qua, cao nhất kể từ tháng 6/2012. Lãi suất này đã tăng thêm 0,53% kể từ khi phong trào biểu tình diễn ra vào tháng 10 năm ngoái. Trong khi đó, mức tăng này tại Indonesia chỉ là 0,3% và Philippines là 0,19%.

Theo Bloomberg, từ cuối tháng 10 năm ngoái, các nhà đầu tư đã rút hơn 4 tỷ USD khỏi thị trường cổ phiếu và trái phiếu Thái Lan, khi người biểu tình làm tê liệt nhiều đường phố Bangkok và khiến hàng trăm người bị thương. Investment Management, Goldman Sachs và Kokusai Asset Management đều đã giảm lượng nắm giữ trước cả khi phong trào này nổ ra.

Posted Image

Nguy cơ vỡ nợ của Thái Lan đang ngày một cao. Ảnh: Bloomberg

"Chúng tôi đã bán toàn bộ trái phiếu Thái Lan từ cuối năm ngoái. Các phe phái chính trị tại đây có quan điểm rất khác nhau", Lauren Van Biljon – nhà phân tích tại Wells Fargo cho biết trên Bloomberg.

Thủ tướng tạm quyền Thái Lan - Yingluck Shinawatra vẫn chưa tìm ra được giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện tại, sau khi giải tán Quốc hội tháng 12 năm ngoái và kêu gọi bầu cử vào tháng 2. Những người biểu tình muốn lật đổ bà Yingluck và chấm dứt ảnh hưởng của anh trai bà - cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra - đã bị quân đội trục xuất năm 2006.

Đồng baht Thái cũng lao dốc do nhà đầu tư dự đoán ngân hàng trung ương sẽ phải giảm lãi suất tuần này, khi cuộc khủng hoảng đang kìm hãm tăng trưởng. Từ cuối tháng 10 năm ngoái, baht Thái đã mất giá 5,1% so với USD và xuống đáy 3 năm hôm 6/1. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán SET Index giảm 10% trong thời gian này.

"Từ cuối năm ngoái, chúng tôi đã cho rằng đồng baht sẽ giảm giá do bất ổn chính trị kéo dài. Thái Lan không thể hỗ trợ tài khóa cho nền kinh tế khi chính trị vẫn chao đảo thế này. Họ chỉ có thể cải thiện tình hình bằng cách nới lỏng tiền tệ mà thôi", Tatsuya Higuchi – Giám đốc tiền tệ tại Kosukai (Nhật Bản) cho biết.

Hà ThuVnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bangkok thực thi tình trạng khẩn cấp

Các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh đối phó với biểu tình hôm qua bắt đầu được triển khai tại Thái Lan sau tuyên bố tình trạng khẩn cấp của chính phủ

Posted Image

Làn sóng biểu tình ở Bangkok khiến chính phủ Thái Lan phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 60 ngày. Ảnh: BBC

Chalerm Yoobamrung, Bộ trưởng Lao động Thái Lan đồng thời là người đứng đầu Trung tâm Duy trì Hòa bình và Trật tự (CMPO), cho biết người dân nước này không được tụ tập từ 5 người trở lên ở các khu vực cấm do CMPO quy định, trừ các cuộc biểu tình và bầu cử hợp pháp. Bất kỳ hành động gây rối loạn an ninh đều bị cấm.

Sau tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ đồng thời ra lệnh cấm đăng tải tin tức và phân phát các loại báo hay ấn phẩm có thể gây hoảng loạn trong dân chúng, hoặc bóp méo thông tin về tình trạng khẩn cấp gây ảnh hưởng đến hòa bình và trật tự cũng như thuần phong mỹ tục.

Xinhua cho hay, việc sử dụng các phương tiện giao thông và lưu thông trên các tuyến đường, các tòa nhà và các khu vực nhất định sẽ bị cấm theo chỉ thị của CMPO. Người dân phải sơ tán đến các địa điểm khác để đảm bảo an toàn và không được đi vào các khu vực cấm.

Theo ông Charlerm, CMPO sẽ ấn định một khung thời gian để thực thi các biện pháp đảm bảo an ninh ở Thái Lan, đồng thời đưa ra các tiêu chí về chuẩn mực dành cho các nhân viên an ninh thực thi lệnh tình trạng khẩn cấp này nhằm giảm thiểu các tác động đến người dân.

Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm 22/1 ban bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok và khu vực lân cận trong 60 ngày, để đối phó với các cuộc biểu tình nhằm lật đổ chính phủ. Hơn 500 người Thái Lan hôm qua biểu tình tấn công trụ sở cảnh sát sau khi chính phủ ban bố lệnh này.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày Tam Nương ứng dụng trong việc chọn ngày khá phổ biến trong văn hóa Đông phương nói chung. Ngày này được coi là ngày nhập cung của ba người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn minh Trung Hoa, gồm: Đắc Kỷ (đời Hạ); Bao Tư (đời Chu); và Điêu thuyền (có người cho là Võ Tắc Thiên, đời Đường). Nhưng chúng ta cũng thấy rõ sự vô lý của cái nguyên nhân tạo tác ra ngày Tam nương - từ văn minh Hán này. Rõ ràng chỉ có ba người nữ, nhưng lại có 6 ngày gọi là Tam Nương. Không lẽ ba cô này ra vào cung vua đến hai lần mỗi cô?

Đúng là vớ vẩn.

Không đụng phải ngày Tam Nương cũng có thể thất bại (Vì có nhiều nguyên nhân). Nhưng đụng vào ngày Tam Nương chắc chắn thất bại. Có điều nó không thất bại ngay để nhận thức một cách trựcquan. Vì ngày Tam Nương là hệ quả tổng kết của một hệ thống lý thuyết. Nó cũng giống như: Không uống thuốc độc vẫn có thể chết. Nhưng uống thuốc độc chắc chắn chết.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hôm nay ngày mùng 3 tháng Giêng năm Giáp Ngọ Thái Lan lại tiếp tục tiến hành bầu cử ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay ngày mùng 3 tháng Giêng năm Giáp Ngọ Thái Lan lại tiếp tục tiến hành bầu cử ...

Không hiểu nhà nghiên cứu nào tư vấn chọn ngày cho Chính phủ tạm quyền Thái Lan vậy Bác WarrenBocPhet nhỉ??

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hiểu nhà nghiên cứu nào tư vấn chọn ngày cho Chính phủ tạm quyền Thái Lan vậy Bác WarrenBocPhet nhỉ??

Thái Lan có hẳn một Hội đồng chiêm tinh Hoàng gia. Hồi chiến tranh Iraq II, Hội đồng này đoán tháng 8 sẽ xảy ra chiến tranh. Thực tế xảy ra tháng 2.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ cảnh báo đảo chính ở Thái Lan

Thứ Ba, 04/02/2014 - 08:55

(Dân trí) - Mỹ ngày 3/2 đã phản pháo trước những động thái nhằm tiến hành một cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan khi người biểu tình phản đối chính phủ tuyên bố tiếp tục chiến đấu sau khi làm gián đoạn cuộc bầu cử hồi cuối tuần.

Thủ tướng Thái Lan bỏ nhầm hòm phiếu trong ngày bầu cử

Posted Image

Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban (trái) nhận đóng góp của người ủng hộ tại Bangkok vào ngày 3/2.

Trong khi người biểu tình tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình trên đường phố nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, Mỹ “lo ngại rằng những căng thẳng chính trị” đang thách thức nền dân chủ tại quốc gia chia rẽ Thái Lan.

Giới phân tích cho rằng các cuộc bầu cử bị các cuộc biểu tình gây cản trở đã mở ra một chương bất ổn chính trị mới, khiến chính phủ ngày càng phải đối mặt với nguy cơ bị tòa án hoặc quân đội can thiệp.

“Chúng tôi chắc chắn không muốn thấy một cuộc đảo chính hay bạo lực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết sau khi những người biểu tình đối lập ở Thái Lan ngăn chặn bỏ phiếu tại hàng ngàn điểm bỏ phiếu vào ngày chủ nhật, khiến giới chức bầu cử phải hoãn công bố kết quả bầu cử cho đến khi phiếu được kiểm ở tất cả các điểm bầu cử.

“Chúng tôi đang nói thẳng đến tất cả các nhân tố ở xã hội Thái Lan, phải làm rõ tầm quan trọng của việc sử dụng những phương tiện dân chủ và hiến pháp nhằm giải quyết các khác biệt chính trị”, bà Psaki cho biết thêm.

Có ít dấu hiệu cho thấy căng thẳng hiện nay ở Thái Lan sẽ chấm dứt. Đảng cầm quyền Puea Thai đã bất chấp thách thức của tòa án chống lại cuộc bầu cử - vốn bị đảng Dân chủ đối lập chính tẩy chay, cũng như các động thái pháp lý khác nhằm chống lại bà Yingluck.

Những người phản đối Thủ tướng Thái Lan cho rằng bà chỉ là “con rối” trong tay anh trai của bà, ông Thaksin, người đã bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và đang sống ở Dubai nhằm tránh án tù vì bị kết tội tham nhũng.

Hàng trăm người biểu tình đã bắt đầu một cuộc tuần hành khác khắp thủ đô Bangkok vào ngày hôm qua 3/2 nhằm vận động sự ủng hộ và gây quỹ cho chiến dịch đã kéo dài 3 tháng nay nhằm lật đổ chính phủ của bà Yingluck. Họ muốn bà Yingluck phải từ chức và dọn đường cho một “hội động nhân dân” không cần bầu cử nhằm giám sát cải cách nhằm đối phó tham nhũng và cáo buộc mua phiếu bầu cử.

Cả hai phe đều tuyên bố chiến thắng

Khi chưa có kết quả bầu cử chính thức, cả hai phe đều tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử đã diễn ra khá yên bình, sau màn đấu súng vào ngày thứ bảy ở một vùng ngoại ô Bangkok.

“Theo hiến pháp, cuộc bầu cử phải được tiến hành cùng một ngày. Nhưng điều đó đã không thể thực hiện được”, phát ngôn viên của phe biểu tình Akanat Promphan cho hay khi bắt đầu cuộc tuần hành. “Rõ ràng cuộc bầu cử này cần phải được hủy bỏ”, ông tuyên bố.

Nhóm này cho biết sẽ dỡ bỏ một số địa điểm biểu tình ở thủ đô nhưng vẫn duy trì cuộc “đóng cửa” thành phố.

Trong khi đó, đảng cầm quyền cho hay hơn một nửa trong số 44 triệu cử tri Thái Lan đã đi bầu cử. Gián đoạn bầu cử chủ yếu diễn ra ở Bangkok và “cứ địa” của phe biểu tình tại miền nam.

“Điều đó cho thấy một nửa dân số muốn dân chủ và đa số muốn một quốc hội được thành lập”, phát ngôn viên đảng Puea Thai, Prompong Nopparit, cho hay. “Đây không phải là chiến thắng của Puea Thai mà là chiến thắng cho người yêu dân chủ và yêu hòa bình”, ông nói.

Bộ trưởng Lao động Chalerm Yubamrung, người đang giám sát phản ứng an ninh của chính phủ đối với các cuộc biểu tình, dự đoán Puea Thái sẽ giành “khoảng 265 đến 289 ghế”. Tại cuộc bầu cử trước vào năm 2011, đảng của bà Yingluck giành hơn một nửa trong số 500 ghế bầu của quốc hội.

Lãnh đạo đảng Dân chủ, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, xác nhận họ sẽ thách thức bằng pháp lý cuộc bầu cử “phi pháp” bởi nó không “phản ánh mong muốn của hiến pháp và người dân”.

Ủy ban bầu cử Thái Lan trước đó cho hay 10.000 trong số gần 94.000 điểm bỏ phiếu đã không thể mở cửa, ảnh hưởng tới hàng triệu người, mặc dù chưa rõ có bao nhiêu người đã dự định đi bầu cử.

Vũ Quý

Theo AF

=====================

Cũng can tội bầu cử vào ngày Tam Nương nữa .Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tỷ lệ cử tri Thái Lan bỏ phiếu tổng tuyển cử ở mức thấp

(TTXVN) lúc : 04/02/14 11:19

Posted Image

Cử tri bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Bangkok ngày 2/2. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Tân Hoa xã, cuộc bầu cử ngày 2/2 tại Thái Lan có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp khi hàng triệu người không thể tham gia bởi sự cản trở của người biểu tình chống chính phủ.

Tân Hoa xã dẫn một thống kê không chính thức cho biết tỷ lệ này chỉ đạt 45,8% trong tổng số 44,6 triệu cử tri hợp lệ.

Ngày 3/2, Tổng thư ký Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC), ông Puchong Nutrawong, nói rằng tỷ lệ trên chưa tính số cử tri tại chín tỉnh nơi cuộc bầu cử phải hủy bỏ.

Trong ngày bầu cử vừa qua, đã có hơn 10.000 điểm bỏ phiếu tại 67 đơn vị bầu cử của 18 tỉnh, thành Thái Lan không thể mở cửa do vấp phải sự cản trở của người biểu tình hoặc thiếu phiếu bầu và nhân viên hỗ trợ. Phần lớn các điểm bỏ phiếu này nằm ở thủ đô Bangkok và khu vực phía Nam nơi được coi là "cứ địa" của phe đối lập. Đây cũng là nguyên nhân khiến EC chưa thể công bố ngay kết quả tổng tuyển cử.

Trong khi đó, đảng Dân chủ đối lập tuyên bố sẽ đưa đơn kiến nghị lên Tòa án Hiến pháp Thái Lan yêu cầu không công nhận kết quả cuộc bầu cử, đồng thời hối thúc Thủ tướng lâm thời Yingluck Shinawatra bãi bỏ luật tình trạng khẩn cấp được áp dụng từ trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra, cho rằng luật này gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch và kinh tế đất nước.

Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã ban bố luật tình trạng khẩn cấp có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày 22/1 tại thủ đô Bangkok và các khu vực lân cận nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cuộc tuần hành do người biểu tình chống chính phủ thực hiện.

Trong một diễn biến khác, ngày 3/2, thủ lĩnh phong trào biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố những người biểu tình sẽ tiếp tục các hoạt động chống đối như chiếm các trụ sở cơ quan chính phủ nhằm buộc chính quyền của Thủ tướng Yingluck phải từ chức và thực hiện cải cách quốc gia.

Ngày 3/2, hàng trăm người biểu tình tiếp tục bao vây Văn phòng Ủy ban thường trực Bộ Quốc phòng Thái Lan, nơi Thủ tướng Yingluck và các thành viên nội các làm việc tạm thời kể từ khi phong trào chiếm giữ trụ sở công quyền của phe đối lập được khởi xướng. Cùng ngày, một nhóm người biểu tình khác đã tuần hành khắp thủ đô Bangkok nhằm gây quỹ và kêu gọi ủng hộ cho chiến dịch lật đổ chính phủ đã kéo dài ba tháng qua tại Thái Lan.

Trước tình hình trên, ngày 3/2, Mỹ tuyên bố không muốn chứng kiến một cuộc đảo chính quân sự hay bạo lực tại Thái Lan, bày tỏ quan ngại tình hình căng thẳng chính trị đang thách thức nền dân chủ của quốc gia Đông Nam Á này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nêu rõ tất cả các thành phần trong xã hội Thái Lan cần làm rõ tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện dân chủ và hiến pháp để giải quyết các bất đồng chính trị. Theo bà Psaki, Mỹ không đứng về bên nào đồng thời hối thúc tất cả các bên tiến hành đối thoại thẳng thắn nhằm giải quyết bất đồng chính trị một cách hòa bình và dân chủ./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sụp đổ ngành xuất khẩu gạo có thể đặt dấu chấm hết với chính phủ Thái

Hồng Thủy 07/02/14 13:31

(GDVN) - "Tất cả nông dân trong huyện tôi từng ủng hộ Yingluck trước đây nhưng bây giờ không có ai làm điều đó", Narumol Klysiri, một nông dân 55 tuổi ...

Posted Image

Những người nông dân trồng lúa Thái Lan từng một thời giúp bà Yingluck lên nắm quyền nay đang tham gia đoàn biểu tình đòi lật đổ chính phủ.

Tờ The Age World của Úc ngày 7/2 phân tích, những nông dân trồng lúa Thái Lan đã giận giữ chống lại Thủ tướng Yingluck Shinawatra và tham gia các cuộc biểu tình đòi lật đổ chính phủ của bà đúng lúc Yingluck cần họ nhất.

"Tất cả nông dân trong huyện tôi từng ủng hộ Yingluck trước đây nhưng bây giờ không có ai làm điều đó", Narumol Klysiri, một nông dân 55 tuổi đang giữ 1 biên lai 7 tấn gạo bán cho chính phủ 4 tháng trước cho biết.

Đến nay Narumol Klysiri và nhiều nông dân khác vẫn chưa nhận được tiền thóc bán cho chính phủ, bà nói gia đình mình đã không còn tiền trang trải cuộc sống. Narumol chỉ là một trong số hơn một triệu nông dân Thái Lan trồng lúa bán cho chính phủ đã không được trả tiền trong nhiều tháng.

Chương trình trợ giá cho nông dân trồng lúa đã giúp bà Yingluck lên nắm quyền vào năm 2011 nay đã sụp đổ với tổn thất kinh tế có thể lên tới 12 tỉ USD. Hàng ngàn nông dân bị ngập trong nợ nần và số vụ tự tử ở nông thôn Thái Lan đang gia tăng.

Không có khả năng thanh toán cho nông dân đã làm giảm uy tín và sự hỗ trợ đối với đảng cầm quyền của bà Yingluck trong cuộc bầu cử vào Chủ Nhật vừa rồi.

Bà Yingluck cũng phải đối mặt với một cuộc điều tra của cơ quan chống tham nhũng với cáo buộc đã phớt lờ mức độ, quy mô thiệt hại của đề án mua gạo giá cao cho nông dân.

Thượng viện Thái Lan có thể cách chức Thủ tướng cùng 15 quan chức khác có liên quan đến chương trình này.

Bà Narumol đã đi 100 km từ trang trại của mình ở trung tâm tỉnh Ratchaburi cùng với các nông dân khác đến biểu tình bên ngoài trụ sở Bộ Thương mại Thái Lan ở ngoại ô Bangkok.

Posted Image

Nông dân Thái Lan kéo cả máy gặt đập liên hợp về Bangkok biểu tình kêu gọi lật đổ chính phủ của bà Yingluck Shinawatra.

Các cuộc biểu tình của phe đối lập trong gần 3 tháng qua nay được hỗ trợ thêm bởi những người nông dân đã từng ủng hộ Thủ tướng Yingluck. Tuần này, bà Yingluck đã đổ lỗi cho những người biểu tình và nói chính phủ của bà đã cố gắng hết mình để giữ bình ổn tiền tệ và cảm thông với những nông dân bị ảnh hưởng.

Giới phân tích kinh tế ước tính đề án mua gạo giá cao của chính phủ Thái Lan đã gây thiệt hại từ 2 năm trước khi chính phủ của bà Yingluck muốn thao túng thị trường gạo thế giới.

Chính phủ Thái Lan đã quyết định mua lúa của nông dân với giáo cao hơn 50% giá thị trường để đẩy giá lúa gạo toàn cầu, nhưng thị trường không chấp nhận một cố gắng vụng về như vậy để thao túng giá.

Các nước xuất khẩu gạo như Việt Nam và Ấn Độ đã tăng cường sản xuất trong khi các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan phản ứng bằng cách đầu tư vào thị trường mới nổi như Campuchia, Lào và Myanamar.

Giá lúa gạo thế giới vẫn ở mức thấp trong khi chính phủ Thái Lan tích lũy dự trữ với giá cao và tự tách mình ra khỏi thị trường. Các kho dự trữ lúa gạo của chính phủ Thái Lan đầy ắp với 18 triệu tấn, chiếm 17% tổng số dự trữ lúa gạo toàn cầu.

Chất lượng số gạo này dang xấu đi và một số lô hàng đã bị hỏng. Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại Thái Lan không muốn cung cấp tài chính để tài trợ cho chương trình này trong bối cảnh suy đoán bà Yingluck sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và có thể sớm buộc phải từ chức.

Đầu tuần này, Trung Quốc hủy bỏ một thỏa thuận mua hơn 1 triệu tấn gạo của Thái Lan với lý do các cơ quan chống tham nhũng Thái Lan đang điều tra đề án thu mua gạo giá cao của chính phủ.

Clyde Russell, một nhà phân tích thị trường của hãng tin Reuters dự đoán chương trình thu mua gạo của chính phủ Yingluck sẽ gây thiệt hại nặng nề trong khi Nipon Puapongsakorn, chuyên gia lúa gạo viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan cảnh báo, nếu dự án tiếp tục, đất nước Thái Lan sẽ bị phá sản.

Bà Narumol, một người mẹ của 3 đứa con đã phải vay một khoản nợ tương đương 3670 USD với lãi suất 10% một tháng vì các ngân hàng nhà nước từ chối cho bà vay và đang không biết làm thế nào để có thể lấy được tiền bán lúa cho chính phủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ủy ban Bầu cử Thái Lan đề nghị thảo luận với thủ tướng

(TTXVN)

Posted Image

Cử tri bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Bangkok ngày 2/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 9/2, Ủy ban Bầu cử (EC) của Thái Lan cho biết sẽ mời Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra tới thảo luận về giải pháp cho tình hình tại 28 điểm bỏ phiếu, nơi không có ứng cử viên đăng ký bầu cử.

Tờ Bangkok Post của Thái Lan dẫn lời Tổng Thư ký EC Puchong Nutrawong cho biết ủy ban này sẽ gửi thư tới Thủ tướng tạm quyền Yingluck trước ngày 11/2 để đề nghị chính phủ ban hành một sắc lệnh hoàng gia ấn định ngày bầu cử mới.

Trong khi đó, đảng Dân chủ hối thúc EC tìm kiếm một phán quyết từ Tòa án Hiến pháp trong trường hợp chính phủ bác bỏ đề xuất trên.

Trong một diễn biến liên quan, Hội đồng An ninh Quốc gia dự kiến các hoạt động biểu tình và tuần hành do Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) phát động sẽ không thể kéo dài tới tết Songkran (tháng Tư tới) như PDRC đe dọa, do nguồn cung tài chính cho những người ủng hộ PDRC đã bị giới chức Thái Lan phong tỏa.

Trước đó, ngày 6/2, Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ thành lập lực lượng chuyên trách gồm 12 thành viên để bắt giữ 19 thủ lĩnh PDRC theo lệnh của Tòa án Hình sự nước này.

Trong khi đó, Trung tâm Duy trì hòa bình và trật tự Thái Lan cũng cho biết đang xin lệnh bắt 39 thủ lĩnh khác thuộc PDRC vì vi phạm lệnh tình trạng khẩn cấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người cha Lert Shinawatra là con cháu của những người nhập cư gốc Trung Quốc và ông có 10 người con, trong đó có ông Thaksin và bàYingluck.

===========================================================

"Mạng lưới" của nhà Shinawatra

Phía Bắc và Đông Bắc của Thái Lan (có khoảng gần một nửa các tỉnh của Thái Lan) là “căn cứ” của phe áo đỏ - những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Trong khi các cuộc biểu tình trên đường phố Bangkok dâng cao vào ngày bầu cử 2/2, cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan đang dần chuyển sang giai đoạn mới đáng ngại hơn: đấu tranh cho sự hòa hợp của đất nước. Do thủ lĩnh của các cuộc biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban đã kêu gọi tẩy chay bầu cử, cuộc bầu cử dường như chỉ là một hành động mang tính chất biểu tượng. Ở nhiều điểm, quá trình bầu cử bị gián đoạn và thậm chí không thể diễn ra. Tuy nhiên, người ta sẽ nhìn thấy một bức tranh hoàn toàn trái ngược ở phía Bắc, đặc biệt là ở Chiềng Mai – thành phố lớn thứ hai ở Thái Lan. Cuộc bầu cử ở đây diễn ra suôn sẻ và không gặp bất cứ trở ngại nào. <br style="margin: 0px; padding: 0px;">Cách thủ đô Bangkok 1 giờ bay, ở Chiềng Mai cũng có một vài cuộc biểu tình nhắm vào Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc biểu tình diễn ra ở ký túc xá của các trường đại học địa phương. Những người quan sát cho rằng có chưa đến 1.000 người tham gia vào các cuộc biểu tình này. Ở đây không có hiện tượng tập trung chiếm đóng các tòa nhà của chính phủ hay đóng cửa các tuyến đường. Hầu hết các hoạt động ở Chiềng Mai vẫn diễn ra như thường lệ. Sẽ không phải là nói quá nếu như cho rằng Nam và Bắc Thái Lan giống như hai đất nước hoàn toàn khác biệt. <br style="margin: 0px; padding: 0px;">Phía Bắc và Đông Bắc của Thái Lan (có khoảng gần một nửa các tỉnh của Thái Lan) là “căn cứ” của phe áo đỏ - những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Phe áo đỏ hình thành sau khi ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006. Kể từ đó đến nay, họ luôn chiến đấu cho ông Thaksin cũng như những chính sách của ông. Giờ đây, họ ủng hộ Thủ tướng tạm quyền và cũng là em gái của ông Thaksin – bà Yingluck.<br style="margin: 0px; padding: 0px;">Mặc dù ông Suthep xuất hiện dày đặc trên các trang tin tức với những gì đang diễn ra ở Bangkok, sẽ là dại dột nếu đánh giá thấp sự ủng hộ dành cho ông Thaksin, bà Yingluck và dòng họ Shinawatra ở phía Bắc. Để hiểu về tầm ảnh hưởng của gia đình Shinawatras ở phía Bắc, hãy đến San Kamphaeng – quê nhà của ông Thaksin. <br style="margin: 0px; padding: 0px;">Nghĩa trang của nhà Shinawatra – nơi chôn cất các thành viên trong gia đình – được đặt trong một ngôi đền lớn có tên gọi Rong Dharma Samakkhi. Đây là nơi mà thỉnh thoảng bà Yingluck lui tới để cầu nguyện. Đây cũng là nơi để tưởng niệm cha và mẹ của ông Thaksin. Người cha Lert Shinawatra là con cháu của những người nhập cư gốc Trung Quốc và ông có 10 người con, trong đó có ông Thaksin và bàYingluck. Ba người con khác cũng kết hôn với các vị Thủ tướng của Thái Lan. Và, người con gái út Yaowares (đã qua đời năm 2009) cũng là nữ thị trưởng đầu tiên của Chiềng Mai. Bà Yingluck được cho là thân thiết nhất với người em gái này.<br style="margin: 0px; padding: 0px;">Nhà Shinawatra đã trở thành gia đình chính trị thành công nhất ở Thái Lan. Ông Lert có hai nhiệm kỳ làm thị trưởng Chiềng Mai, sau đó người anh Suaphan kế nhiệm ông và cũng trải qua hai nhiệm kỳ. Ông nội của bà Yingluck là người có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự thành công trong kinh doanh của gia đình và từ đó đặt nền móng cho những thành công về chính trị. Ông đã bắt đầu nghiệp kinh doanh lụa của gia đình Shinawatra, thành lập nhiều doanh nghiệp ở Chiềng Mai và những vùng lân cận, trong đó có hai rạp chiếu phim, một cây xăng và cả một công ty buôn bán motor. <br style="margin: 0px; padding: 0px;">Gần với thời gian ông Thaksin chào đời, gia đình Shinawatra đã là một trong những gia đình giàu có và quyền lực nhất ở Bắc Thái Lan. Bà Yingluck cũng tham gia điều hành công ty của gia đình và sau đó mới tham gia vào hoạt động chính trị. <br style="margin: 0px; padding: 0px;">Với tiềm lực kinh tế và chính trị hùng mạnh như vậy, không có gì ngạc nhiên khi bà Yingluck nhận được sự ủng hộ và bảo vệ quyết liệt của người dân phía Bắc Thái Lan. Họ cho rằng phải chấm dứt các cuộc biều tình chống chính phủ ở Bangkok. Nếu tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát và bà Yingluck bị lật đổ bởi quân đội, bởi ông Suthep hoặc thậm chí là bởi tòa án, họ sẽ bảo vệ bà ở Chiềng Mai. <br style="margin: 0px; padding: 0px;">Mahawon Kawang là người đã học cùng với bà Yingluck ở Yupparaj College (Chiềng Mai) và hiện đang là người dẫn đầu hội cựu học sinh của trường. Ông hoạt động rất mạnh mẽ trong phe áo đỏ. Kawang thừa nhận rằng giống như bất kỳ phong trào chính trị nào, trong chính phe áo đỏ cũng có những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, họ sẽ đoàn kết lại nếu một cuộc đảo chính nổ ra. Phe áo đỏ sẽ không bị đánh bại giống như năm 2010. “Chúng tôi sẽ chủ động hơn, số người biểu tình của phe áo đỏ sẽ lớn hơn gấp 10 lần so với người của ông Suthep”, ông nói. <br style="margin: 0px; padding: 0px;">Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ/Economist

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Binh pháp" ra tối hậu thư của lãnh đạo biểu tình Thái

Các tối hậu thư được đưa ra vừa nhanh vừa sống động trong những cuộc biểu tình đường phố đang diễn ra nhằm lật đổ chính quyền tạm thời do đảng Puea Thai lãnh đạo.

Posted Image

Phe cứng rắn trong nhóm biểu tình chống chính phủ đe dọa chiếm thị trường chứng khoán và đài kiểm soát không lưu nếu Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra không từ chức vào tối 15/1. Hạn chót trôi qua mà Thủ tướng không có bất cứ tuyên bố nào.

Sáng hôm sau (16/1), những người biểu tình không có mặt ở hai địa điểm trên mà thay vào đó tiến về Bộ Y tế và sở thuế quốc gia, buộc các nhân viên ở đây ngừng làm việc và tham gia cuộc biểu tình của họ.

Các tối hậu thư được đưa ra vừa nhanh vừa sống động trong những cuộc biểu tình đường phố đang diễn ra nhằm lật đổ chính quyền tạm thời do đảng Puea Thai lãnh đạo. Các tối hậu thư hầu như không được đáp ứng dường như cũng không làm sứt mẻ sự ủng hộ đối với lãnh đạo biểu tình, những người muốn tạo nên một khoảng trống quyền lực nhằm thiết lập "một hội đồng nhân dân" để thông qua cải tổ chính trị.

Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban, cựu tổng thư ký đảng đối lập Dân chủ, đã đưa ra một thông điệp đáng chú ý cho Thủ tướng Yingluck trong cuộc gặp do quân đội làm trung gian vào tối 1/12 năm ngoái, sau khi người biểu tình định chiếm dinh Thủ tướng nhưng sau đó phải rút lui vì bị trúng hơi cay của cảnh sát.

Ông Suthep nói với những người ủng hộ rằng, ông đã cho Thủ tướng 48h để từ chức và thề sẽ không gặp lại bà Yingluck lần thứ hai. "Sẽ không có cuộc gặp nào nữa cho tới khi chúng ta giành chiến thắng".

Ngày 9/12, khi bà Yingluck giải tán Hạ viện dưới sức ép của hàng chục nghìn người biểu tình ở khắp các đường phố ở thủ đô, lại một lần nữa, ông Suthep ra tối hậu thư với Thủ tướng: bà Yingluck có 24h để từ chức. Thủ tướng sau đó tuyên bố, theo luật, bà không thể từ chức.

Kể từ cuối tháng 10, khi các cuộc biểu tình chống chính phủ lần đầu tiên bùng phát ở Bangkok, ông Suthep đã tuyên bố, "chiến thắng của nhân dân" hơn 5 lần. Song, tới giờ, chưa lần nào thành hiện thực.

Các thành viên có quyền lực của giới quyền quý, trung lưu và lực lượng bảo hoàng ở Bangkok cũng như những người ủng hộ đảng Dân chủ đối lập ở miền nam - đều tẩy chay cuộc bầu cử 2/2 tới - đã cung cấp sức người và tiền cần có để cuộc biểu tình kéo dài 3 tháng có thể thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, ông Suthep cũng vẫn duy trì được sự quan tâm của những người biểu tình bằng những tối hậu thư hợp thời và hùng hồn của mình.

"Các tối hậu thư được đưa ra để trấn an những người ủng hộ rằng chiến thắng đang cận kề, tất cả những gì cần làm hiện giờ là biểu tình thêm vài ngày nữa", nhà phân tích thuộc Nhóm khủng hoảng quốc tế là Matthew Wheeler cho biết. "Mục đích của các tối hậu thư dường như là duy trì sức ép trên đường phố với hy vọng quân đội hoặc các cơ quan độc lập sẽ là cơ chế để lật đổ chính phủ tạm quyền".

Tuy nhiên, trước sự thất vọng của người biểu tình, quân đội Thái tới giờ vẫn không đứng ra nắm quyền. Năm 2006, quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Thủ tướng Thaksin, anh trai bà Yingluck.

"Ông Suthep luôn thực hiện xuất sắc cái mà Mỹ gọi là những tuyên bố hùng hồn, đôi khi là những bình luận kích động, cho thính giả được nghe thứ mà họ muốn và khẳng định quan điểm hiện tại của họ", ông Wheeler nói.

Với khủng hoảng chính trị còn kéo dài, và những tuyên bố hùng hồn sẽ trở nên mạnh hơn nữa, do vậy, trong thời gian tới, sẽ còn nhiều tối hậu thư sẽ được đưa ra, cái này tiếp theo cái kia đã hết hiệu lực.

  • Hoài Linh (Theo StraitsTimes)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic! Lão Gàn có khoảng 1000 cái thí dụ về ngày Tam Nương. Ngày gần nhất là Lão Gàn mua cá cảnh đúng ngày mùng 7. 12 Quý Tỵ Việt lịch.Mua về vài hôm, cá bệnh chết sạch. Tống thiệt hại lên tới gần 5Tr đồng. Tất nhiên, nếu giải thích theo "khoa học" thì tại nó bệnh gì đó và quả là có chữa thuốc thì cứu được vài con.

Nhưng chúng tôi coi ngày Tam Nương là thời điểm tương tác cân bằng, khiến các yếu tố tương tác không tác dụng của vũ trụ. Nó tựa như điểm chết của bánh xe lửa; hoặc nói theo Lý học thì nó tương tự như giờ "khe"; giờ "Thiên tàng" của những quẻ bói; hoặc như hướng "không vong" trong Phong thủy. Tức là: Ngày Tam Nương là một thực tại trong quy luật vận động tương tác của vũ trụ, được lý thuyết hóa bằng mô hình, gọi là "Ngày Tam Nương" trong tính quy ước thời gian của Lý học Việt.

Cái này chỉ chứng minh bằng thực nghiệm - như topic này thôi . Còn bảo Lão Gàn phải có "cơ sở khoa học" bằng cách dùng máy đo xem những tương tác vũ trụ vào những lúc gọi là "ngày Tam Nương", nó có khác ngày thường và công bố số liệu cho mọi người nhìn thấy thì Lão Gàn chịu.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI NGÀY TAM NƯƠNG.

Có hai thông tin về ngày robot Thỏ Ngọc của Trung Quốc đổ bộ xuống mặt trăng:

1/ Đổ bộ vào ngày 14/ 12. 2013. Nhằm ngày 12. tháng Một (Mười một) Quý Tỵ Việt lịch:

Tham vọng chinh phục vũ trụ của TQ bị dội nước lạnh

(Khoa học) - Chương trình chinh phục không gian đầy tham vọng của Trung Quốc vừa bị giáng một đòn mạnh khi robot tự hành thám hiểm mặt trăng đầu tiên của nước này mang tên Thỏ Ngọc đã "chết cứng" trên bề mặt Mặt trăng.

Thông tin trên được tờ China News Service cho biết, theo đó cỗ máy này “không thể phục hồi đầy đủ các chức năng trong ngày thứ Hai (10/2) vừa qua như mong đợi”.

Tân Hoa Xã trước đó đưa tin sự cố xuất hiện vào cuối tháng 1/2014, khi robot tự hành Thỏ Ngọc bước vào giai đoạn ngủ đông theo lịch trình đặt sẵn. Sau đó, tàu Thỏ Ngọc ngừng hoạt động suốt 14 ngày đêm do không đủ ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng hoạt động cho nó.

Posted Image

Robot tự hành Thỏ Ngọc đổ bộ lên Mặt trăng

Robot tự hành Thỏ Ngọc đổ bộ xuống mặt trăng hôm 14/12/2013 và là tàu vũ trụ đầu tiên trong 37 năm qua thực hiện hạ cánh mềm trên mặt trăng, kể từ khi Liên Xô phóng tàu Luna 24 năm 1976. Theo dự kiến ban đầu, Thỏ Ngọc sẽ hoạt động trong vòng 3 tháng trên mặt trăng.

Sự kiện robot tự hành Thỏ Ngọc đổ bộ thành công lên Mặt trăng đánh dấu bước đi mới nhất trong chương trình không gian đầy tham vọng mà chính quyền Bắc Kinh theo đuổi. Trung Quốc khẳng định, chính nguồn tài nguyên của Mặt trăng là lý do chủ yếu thúc đẩy chương trình không gian này của Trung Quốc.

Để khẳng định tuyên bố của mình, Tân Hoa Xã cho biết, ngay trong kết cấu của robot tự hành Thỏ Ngọc đã được trang bị radar gắn dưới bụng để phát hiện các khoáng chất của vỏ Mặt trăng, đặc biệt ở vùng Vịnh Cầu Vồng. Điều này cũng được các diễn đàn Internet của Trung Quốc cho là như vậy.

Tân Hoa Xã cho biết thêm, khoáng chất mà Trung Quốc nhắm tới là một loại khí hiếm Heli-3 có nhiều ở trên Mặt trăng. Nó được xem là “nguồn năng lượng hoàn hảo để thay thế dầu khí”.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ động cơ thực sự của Trung Quốc. Trang Want China Times dẫn lời một chuyên gia Trung tâm Khám phá Mặt trăng của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang có ý định biến Mặt trăng thành một căn cứ quân sự. Khi đó, từ Mặt trăng, các tên lửa sẽ được phóng thẳng vào Trái đất.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, nếu vệ tinh tự nhiên của Trái đất được trưng dụng làm căn cứ quân sự, nó sẽ là một vũ khí khổng lồ.

Nhận định về việc robot Thỏ Ngọc chết yểu, BBC cho rằng nếu thông tin này được xác nhận, cái chết của robot Thỏ Ngọc sẽ là cú đánh mạnh vào chương trình thám hiểm không gian đầy tham vọng của Trung Quốc.

N.Phương

2/ Đổ bộ vào ngày 15 tháng 12. 2013. Nhằm ngày 13 tháng Một (Mười Một) Quý Tỵ Việt lịch:

Tàu Thỏ Ngọc của Trung Quốc “chết yểu” trên mặt trăng

Cập nhật lúc 15h12' ngày 13/02/2014

Theo đó, cỗ máy này “không thể phục hồi đầy đủ các chức năng trong ngày thứ hai (10/2) vừa qua như mong đợi”, tờ China News Service viết.

Thỏ Ngọc (tiếng Trung Quốc là Yutu) từng gặp sự cố nghiêm trọng trong tháng 1 vừa qua và “không thể tiếp tục hoạt động kể từ đó”. Tân Hoa Xã trước đó đưa tin sự cố xuất hiện vào cuối tháng 1/2014, khi tàu tự hành bước vào giai đoạn ngủ đông theo lịch trình đặt sẵn. Sau đó, tàu Thỏ Ngọc ngừng hoạt động suốt 14 ngày đêm do không đủ ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng hoạt động cho nó.

Posted Image

Phi thuyền Hằng Nga mang tàu tự hành Thỏ Ngọc đáp xuống mặt trăng hồi 15/12. (Ảnh: completevision.in)

Tuy nhiên, tờ Global Times của Trung Quốc mới đây lại đưa tin rằng robot này “có dấu hiệu thức tỉnh vào ngày thứ tư (12/2)". Theo tờ báo này, dữ liệu về tình trạng hiện tại và quá trình sửa chữa vẫn đang được thu thập và phân tích, một bản cập nhật chính thức dự kiến sẽ ra mắt trong những ngày tới.

Tàu tự hành Thỏ Ngọc thuộc sứ mệnh Hằng Nga-3, đáp xuống mặt trăng hôm 15/12/2013 và là tàu vũ trụ đầu tiên trong 37 năm qua thực hiện hạ cánh mềm trên mặt trăng, kể từ khi Liên Xô phóng tàu Luna 24 năm 1976. Theo dự kiến ban đầu, Thỏ Ngọc sẽ hoạt động trong vòng 3 tháng trên mặt trăng.

Sứ mệnh Hằng Nga là niềm tự hào rất lớn của Trung Quốc, giúp Trung Quốc trở thành nước thứ ba hạ cánh xuống mặt trăng, sau Mỹ và Liên Xô.

BBC cho rằng, nếu thông tin này được xác nhận, cái chết của robot Thỏ Ngọc sẽ là cú đánh mạnh vào chương trình thám hiểm không gian đầy tham vọng của Trung Quốc.

Theo NLĐ

Không biết thông tin nào đúng? Bởi vì ngày trên trái Đất còn tùy thuộc vào múi giờ và Đông Tây chênh nhau một ngày. Nhưng theo quy ước của Lý học Việt (Lý học Tàu không có quy ước này) thì phải lấy giờ của quốc gia chủ quản để định thời gian cho những sự kiện liên quan đến quốc gia đó. Cụ thể là lấy ngày của Trung Quốc để tính ngày đổ bộ lên mặt trăng của robot Thỏ ngọc.

Nhưng nếu thông tin thứ hai đúng thì robot Thỏ Ngọc đổ bộ xuống mặt Trăng vào ngày Tam Nương 13. tháng Một (Mười Một). Quý Tỵ Việt lịch.

Nếu đúng như vậy thì con Yutu của người Trung Quốc bị thằng Cuội bắt nấu sốt vang rùi! Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa SP, nếu công việc năm nào cũng diễn ra vào đầu năm như khai xuân-mở hàng... vào đúng ngày tam nương thì có bị ảnh hưởng không ạ? Như thị trường chứng khoán VN năm nay khai xuân đúng ngày mồng 7 tết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa SP, nếu công việc năm nào cũng diễn ra vào đầu năm như khai xuân-mở hàng... vào đúng ngày tam nương thì có bị ảnh hưởng không ạ? Như thị trường chứng khoán VN năm nay khai xuân đúng ngày mồng 7 tết.

Riêng CKVN thì ngoại lệ, vì họ theo ... Đạo Hồi, Nhánh Zimbabwe ...

Do đó ngày Tam Nương lại là ngày tốt của họ. Dự: CKVN sẽ tăng lên 2.000 vào cuối năm nay và sẽ tăng liên tục không nghỉ ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngoại trưởng Thái Lan tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế

(TTXVN)

Posted Image

Biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 13/2, Ngoại trưởng tạm quyền Thái Lan Surapong Tovichakchaikul đã kêu gọi các chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế lên án những người biểu tình chống chính phủ ở nước này.

Tờ Bưu điện Bangkok dẫn lời Ngoại trưởng Surapong cho rằng việc lên án những hành động vi phạm pháp luật của người biểu tình sẽ không bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Thái Lan do phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, ông Surapong còn kêu gọi Liên hợp quốc đi đầu trong việc hưởng ứng kêu gọi này của Thái Lan.

Kêu gọi trên được ông Surapong đưa ra trong cuộc họp các nhà ngoại giao của 51 quốc gia và các quan chức của 4 tổ chức quốc tế. Tại cuộc họp, ông Surapong cũng cam kết rằng chính phủ tạm quyền Thái Lan sẽ hoàn tất cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 2/2 vốn bị người biểu tình làm gián đoạn.

Cũng theo báo trên, nông dân 5 tỉnh miền Bắc Thái Lan sẽ tổ chức một cuộc biểu tình quy mô, đòi chính phủ lâm thời thanh toán tiền mua gạo theo chương trình trợ giá quốc gia cũng như yêu cầu chính phủ này từ chức.

Tờ báo dẫn lời ông Prakasit Cheamchamras, nhà lãnh đạo chủ chốt của nông dân miền Bắc, cho biết khoảng 2.000 nông dân ở các tỉnh Phichit, Nakhon Sawan, Sukhothai, Kamphaengphet và Phitsanulok sẽ tham gia cuộc biểu tình này.

Trong khi đó, một nhóm nông dân đã đệ đơn thỉnh cầu lên Quốc vương Thái Lan đề nghị hỗ trợ việc thanh toán quá chậm của chính phủ.

Nhằm xoa dịu nỗi tức giận của nông dân, chính phủ lâm thời Thái Lan ngày 12/2 đã mở phiên bán đấu giá hơn 467.000 tấn gạo thu hoạch từ các vụ mùa 2011-2013. Chính phủ sẽ thu được khoảng 10 triệu baht (khoảng 312,6 triệu USD) từ cuộc bán đấu giá để thanh toán cho nông dân.

Bộ Thương mại Thái Lan tuyên bố cũng có kế hoạch bán 500.000 tấn gạo vào tuần tới.

Thái Lan mở chiến dịch giành lại các khu vực bị chiếm giữ

(Vietnam+)

Posted Image

Người biểu tình chống chính phủ tuần hành tại khu Chinatown ở Bangkok. (Nguồn: AFP)

Hãng AFP đưa tin người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanatabut ngày 14/2 cho biết chính phủ nước này sẽ phát động chiến dịch an ninh nhằm lấy lại một số khu vực bị người biểu tình chống chính phủ chiếm giữ.

Ông Pattanatabut tuyên bố: "Chúng tôi sẽ giành lại mọi khu vực có thể và bắt giữ các thủ lĩnh biểu tình."

Ông Pattanatabut cho biết nhà chức trách có kế hoạch giành lại bốn địa điểm, trong đó có trụ sở chính phủ và Bộ Nội vụ, song cũng khẳng định chính quyền sẽ ưu tiên đàm phán với người biểu tình trước.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh lực lượng cảnh sát chống bạo động đang được triển khai tại thủ đô Bangkok.

Ngày 14/2, hàng trăm cảnh sát được trang bị mũ sắt và khiên đã cơ động gần Văn phòng Thủ tướng Yingluck Shinawtra, còn gọi là Tòa nhà Chính phủ, vốn bị đóng cửa từ tháng 12/2013 do người biểu tình hạ trại gần đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan: Nổ lớn tại khu vực cảnh sát giải tán biểu tình

(Vietnam+)

Posted Image

Hiện trường vụ nổ. (Nguồn: bangkokpost.com)

Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ tờ Nation (Dân tộc) của Thái Lan cho biết vào lúc 11 giờ 10 phút sáng 14/2, đã có hai người bị thương nhẹ sau khi một quả pháo cối nổ gần cây cầu Makkhawan Rangsan ở thủ đô Bangkok.

Vụ nổ xảy ra trong bối cảnh cảnh sát bắt đầu chiến dịch giành lại quyền kiểm soát một số khu vực biểu tình.

Theo nguồn tin trên, hai người bị thương gồm một phụ nữ tham gia biểu tình và một phóng viên báo địa phương Siam Rath.

Trước đó, cảnh sát đã bắt đầu dỡ bỏ các rào chắn và bao cát do người biểu tình dựng lên, sau đó phá những lán trại của người biểu tình ở đường Rajdamnoen ở cầu Makkhawan.

Hiện cảnh sát đang rút khỏi đường Chaeng Wattana và quyết định không chiếm lại một khu vực biểu tình đang bị nhà sư Luang Pu Budda Issara kiểm soát. Điểm biểu tình của nhà sư này đang cản trở các công chức đi vào trụ sở chính phủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tình Thái "đấu" cảnh sát, súng nổ, thương vong lớn

Cảnh sát và người biểu tình Thái Lan, sáng nay (18/2), đã đối đầu nhau tại một địa điểm tập trung phản đối chính phủ giữa Bangkok. Một sĩ quan thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong các trận đọ súng và đụng độ.

Posted Image

Cảnh sát hướng vũ khí vào người biểu tình tại một địa điểm ở Bangkok sáng nay.

Bạo lực bùng phát khi các nhà chức trách thực hiện một chiến dịch đầy quyết tâm nhằm giải tán người biểu tình quanh các tòa nhà chính phủ.

"Một sĩ quan thiệt mạng và 14 cảnh sát bị thương", chỉ huy cảnh sát quốc gia Thái Lan, Adul Saengsingkaew, nói với hãng tin Reuters. "Viên cảnh sát... tử vong khi đang trên đường tới bệnh viện. Ông bị bắn vào đầu".

Hình ảnh trên các bản tin truyền hình cho thấy khói hơi cay bốc mù mịt và cảnh sát núp sau khiên chống bạo loạn khi họ đụng độ với người biểu tình gần Tòa nhà chính phủ. Hiện chưa rõ ai đã ném hơi cay và nhà chức trách quy trách nhiệm cho người biểu tình.

"Tôi có thể đảm bảo hơi cay không được các lực lượng an ninh sử dụng. Họ không mang hơi cay theo mình", Chỉ huy Hội đồng An ninh quốc gia Paradorn Pattanathabutr khẳng định. "Chúng tôi biết chính người biểu tình đã ném hơi cay về phía lực lượng an ninh. Cảnh sát chỉ được trang bị gậy và khiên. Đạn cao su cũng không được sử dụng", ông nói thêm.

Cảnh sát Thái Lan hiện đang cố giành lại các tòa nhà chính phủ bị người biểu tình phong tỏa. Họ đã bắt giữ ít nhất 100 người biểu tình bên ngoài một tòa nhà của Bộ Năng lượng.

Thái Lan chìm sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị kể từ khi biểu tình phản đối chính phủ nổ ra hồi tháng 11 năm ngoái. Trong vài tháng qua, người biểu tình đã chiếm giữ nhiều địa điểm then chốt với yêu sách đòi chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.

Posted Image

Văn phòng của Thủ tướng, Tòa nhà Chính phủ, là một điểm tập trung chính của người biểu tình. Hàng nghìn người kéo tới bên ngoài tòa nhà ngày hôm qua (17/2), khóa chặt các cổng trong nỗ lực ngăn các quan chức tới làm việc.

Sớm nay, cảnh sát đã bắt đầu đàm phán với người biểu tình. Chính phủ tuyên bố họ sẽ giành lại tất cả những tòa nhà bị vây chiếm trong tuần này song hiện chưa rõ cách nào để làm được điều đó mà không viện đến vũ lực.

Trong suốt thời gian bất ổn vừa qua, cảnh sát thường tránh sử dụng vũ lực nhằm vào người biểu tình. Trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng, họ thậm chí còn cho phép người phản đối chính phủ tiến vào các tòa nhà công.

Người biểu tình muốn Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức, cáo buộc bà bị điều khiển từ xa bởi anh trai, cựu Thủ tướng sống lưu vong Thaksin Shinawatra. Họ muốn chính phủ của bà trao quyền cho một "hội đồng nhân dân" để hội đồng này tiến hành cải cách hệ thống chính trị.

Thanh Hảo (Theo BBC, Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái bị buộc tội tham nhũng

Ủy ban Chống Tham nhũng Thái Lan hôm qua đệ trình bản buộc tội Thủ tướng Yingluck Shinawatra tham nhũng trong chương trình trợ cấp lúa gạo, động thái có thể khiến bà phải rời khỏi nhiệm sở.

Posted Image

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: AFP

y ban Chống Tham nhũng Quốc gia nói bà Yingluck phớt lờ những cảnh báo rằng chính sách lúa gạo này có thể dẫn đến tham nhũng và gây thiệt hại về tài chính. Bà được triệu tập tới tòa để nghe cáo trạng vào ngày 27/2.

Chưa có phản ứng chính thức nào từ bà Yingluck về bản buộc tội trên. Tuy nhiên, người phát ngôn của đảng Puea Thai của bà đặt câu hỏi rằng vì sao Ủy ban Chống Tham nhũng lại giành sự ưu tiên cho các cáo buộc về chương trình lúa gạo thay vì các cáo buộc đảng Dân chủ đối lập tham nhũng.

"Đây dường như là một nỗ lực để lật đổ chính phủ của bà Yingluck", AFP dẫn lời người phát ngôn Pormpong Nopparit nói.

Nữ thủ tướng Thái hôm nay cũng xuất hiện trên truyền hình nói rằng đối thủ của bà đã chậm trễ trong việc chi trả cho nông dân. "Rất tiếc là giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người trồng lúa Thái Lan bị phá vỡ vì trò chơi chính trị", bà Yingluck nói.

Thông báo của Ủy ban Chống Tham nhũng được đưa ra chỉ vài giờ sau cuộc xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình xảy ra tại khu di tích lịch sử, không xa các địa điểm du lịch. Cuộc đụng độ làm ít nhất một cảnh sát và ba dân thường thiệt mạng cùng 64 người, bao gồm 24 cảnh sát, bị thương.

Người biểu tình xuống đường từ hơn ba tháng nay để phản đối chính phủ của Thủ tướng Yingluck, chiếm các tòa nhà quan trọng của chính phủ và chặn đường các công chức đi làm. Cảnh sát bắt đầu chiến dịch tái chiếm các tòa nhà chính phủ và giải tán các điểm biểu tình tại thủ đô hôm nay, vượt qua hàng rào dây thép gai và các bao cát chặn trên đường.

Tuy nhiên, cảnh sát gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía người biểu tình và cuối cùng phải rút lui giữa tràng tiếng súng kéo dài. Chưa rõ ai là người nổ súng.

"Chính phủ không thể làm việc ở đây được nữa. Ý chí của người dân vẫn rất mạnh. Chính phủ đang mắc kẹt. Không còn đường tiến cho họ nữa", người phát ngôn của phe biểu tình Akanat Promphan phát biểu trước đám đông ở gần trụ sở văn phòng của thủ tướng.

Khách du lịch bị cuốn vào làn sóng biểu tình và được nhìn thấy đang chụp ảnh cuộc đụng độ gần điểm du lịch ở đường Khaosan.

"Tôi nghe nói về vấn đề chính trị ở Thái Lan nhưng tôi vẫn đến", Jerome Dennehy, 45 tuổi, người Ireland, nói. "Không vui khi nhìn thấy cảnh này nhưng nó là một phần của Bangkok, đất nước có hàng triệu người. Tôi sẽ không dừng kỳ nghỉ của tôi vì chuyện này".

Khoảng 150 người biểu tình bị bắt ở các tụ điểm trong khuôn viên Bộ Năng lượng vì tội vi phạm tình trạng khẩn cấp. Đây là vụ bắt giữ hàng loạt đầu tiên kể từ khi làn sóng biểu tình nổ ra hồi tháng 11 năm ngoái.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người biểu tình Thái Lan đổi mục tiêu, tấn công dòng tộc Thủ tướng

Sau những ngày đeo bám Thủ tướng Yingluck, giờ đây người biểu tình Thái Lan bắt đầu hướng tới các doanh nghiệp liên quan tới gia tộc Shinawatra.

Lãnh đạo Ủy ban Cải cách Dân chủ nhân dân (PDRC) Suthep Thaugsuban hôm 19/2 đã nêu đích danh công ty bất động sản SC Asset, một trong số những doanh nghiệp của gia đình bà Yingluck. Ngoài ra, ông còn cảnh báo các nhà đầu tư nên rút vốn của họ ra những doanh nghiệp có dính líu tới gia đình Shinawatra. Tính cho tới 8/5/2013, các thành viên nhà Shinawatra (đứng đầu là Paetongtam) là những cổ đông chính của SC Asset. Còn bà Yingluck từng là Giám đốc điều hành của công ty này trước khi từ chức để theo đuổi sự nghiệp chính trị ở đảng Phue Thai. Cũng trong ngày hôm đó, ông Suthep đã dẫn 20.000 người biểu tình đứng chặn ngoài cửa Văn phòng của Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng ở Muang Thong Thani, nơi bà Yingluck cùng nội các họp trong thời gian cuộc biểu tình diễn ra. Cuộc tuần hành này bắt đầu từ khu vực biểu tình chính của PDRC ở giao lộ Pathumwan.

Posted Image

Hôm 19/2, sau khi tụ tập ở Văn phòng Thư ký thường trực Bộ Quốc phòng, những người biểu tình

chống chính phủ đã bao vây trụ sở Cảnh sát Hoàng gia.

Sau những diễn biến này, Thư ký thường trực Bộ quốc phòng là Tướng Nipat Thonglek đã yêu cầu các quan chức đảm bảo an toàn cho bà Yingluck trước khi cuộc họp nội các vào sáng hôm 19/2 diễn ra. Tuy nhiên, đến phút chót, họ đã phải thay đổi kế hoạch trên. “Chúng tôi sẽ theo sát bà Yingluck ở bất cứ nơi nào mà bà ấy ở. Tôi có thể cam đoan rằng, bà ta sẽ không thể bước chân vào tòa nhà chính phủ được”, ông Suthep tuyên bố trong cuộc hội đàm với Tướng Apichart Saengrungruang. Ngoài ra, trong cuộc trò chuyện này, nhà lãnh đạo PDRC lặp đi lặp lại lời kêu gọi các lực lượng vũ trang hợp tác cùng với người biểu tình để lật đổ bà Yingluck và dập tắt sự ảnh hưởng của ông Thaksin. Tuy nhiên, Tướng Apichart khẳng định, quân đội sẽ không can thiệp để giải quyết cuộc xung đột.

Thanh Nga (theo Bangkok Post)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai là bên thứ ba trong vụ đụng độ tại Thái Lan?

Hà Linh/Bangkok (Vietnam+)

Posted Image

Người biểu tình chống chính phủ tập trung tại thủ đô Bangkok ngày 20/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 20/2, cảnh sát Thái Lan cho biết trong vụ đụng độ giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình ở gần tòa nhà chính phủ hai ngày trước, người ta đã sử dụng loại lựu đạn M67 chỉ có trong kho quân nhu của quân đội hoặc cảnh sát Thái Lan để tấn công lực lượng chức năng.

Vụ đụng độ đã làm nhiều người chết và hàng chục người bị thương

Thông tin nói trên đã được đại diện cảnh sát xác nhận, trong đó nói rằng quả lựu đạn M67 được ném về phía cảnh sát trong chiến dịch lấy lại các cơ quan chính quyền của cảnh sát là loại vũ khí có tính sát thương cao, chứ không phải bom nhân tạo như mọi người lầm tưởng.

Truyền hình Thái Lan đã cho chiếu lại cảnh một cảnh sát đang đá trái lựu đạn đó khỏi khu vực của mình thì nó phát nổ. Viên sỹ quan này cùng nhiều cảnh sát trong đội chống bạo động của anh ta đã bị thương rất nặng trong vụ nổ trên.

Vụ nổ này tạo ra một cột khói đen lớn, khiến nhiều cảnh sát nằm lăn ra đường và không thể gượng dậy được. Nó khác hẳn với bom tự tạo, thường tạo ra những đám khói trắng và không có tính sát thương nhiều.

Loại lựu đạn M67 do Mỹ sản xuất đang được các binh sỹ và cảnh sát Thái Lan sử dụng và người ném trái lựu đạn này phải là người được đào tạo rất bài bản vì lực lượng chức năng không thể tìm thấy chốt an toàn của nó bị bỏ lại trên hiện trường.

Phía quân đội Thái Lan đã bác bỏ những lời đồn đoán về việc có quân nhân tham gia tấn công cảnh sát trong vụ đụng độ này. Theo thống kê mới nhất thì vụ này đã khiến 5 người chết, trong đó có một cảnh sát và 71 người bị thương, trong đó có 19 cảnh sát.

Quân đội cho rằng những thông tin về việc quân đội giúp đỡ người biểu tình chống lại cảnh sát là nhằm gây xung đột giữa các lực lượng chức năng trong chính quyền. Binh lính được bố trí ở những khu vực xung đột chỉ nhằm cứu trợ khẩn cấp cho tất cả mọi người.

Theo Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Paradorn Pattanatabut, các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành điều tra các loạt đạn được bắn lên trời ở các vị trí của người biểu tình. Ông này cho rằng dường như có một số người đang muốn tạo nên tình trạng căng thẳng và thực tế các cuộc tấn công lực lượng chức năng được tiến hành chuyên nghiệp và bài bản.

Cảnh sát khẳng định đã thực hiện đúng các biện pháp trong chiến dịch "Khôi phục hòa bình cho Bangkok," cảnh sát ở tuyến trước chỉ sử dụng khiên và dùi cui, ở tuyến sau mới được trang bị súng trường M16 để bảo vệ các đồng đội ở tuyến trước trong trường hợp khẩn cấp. Theo thống kê, cảnh sát chưa bắn một phát đạn nào mà họ chỉ giơ lên nhằm thị uy.

Bên phía những người biểu tình, trong thời gian xảy ra đụng độ, xuất hiện rất nhiều tay súng bịt mặt cầm súng AK bắn hàng loạt lên trời nhằm tạo ra một bầu không khí ngột ngạt với tiếng súng nổ liên tục. Xung quanh những tay súng này, luôn có hàng nhóm người cũng bịt mặt.

Họ liên tiếp giải thích với phóng viên và mọi người chứng kiến rằng hành động này không nhằm vào ai, đồng thời đe dọa sẽ tịch thu hoặc phá hủy các phương tiện hành nghề của phóng viên nếu chụp hoặc ghi hình lại việc họ xả súng. Một người chụp ảnh qua đường đã buộc phải xóa những bức hình chụp được trong sự giám sát của họ thì mới được phép ra đi.

Những hành động này dường như nhằm để tạo cớ cho Tòa án dân sự ra phán quyết hủy bỏ sắc lệnh tình trạng khẩn cấp vào hôm sau.

Đảng Dân chủ đối lập đã tiến hành kiện Chính phủ Thái Lan liên quan tới việc áp dụng luật tình trạng khẩn cấp ở thủ đô và những khu vực lân cận.

Theo họ, người biểu tình tổ chức phản đối một cách hòa bình, đúng luật pháp và chỉ có lực lượng chức năng mới là bên tiến hành trấn áp người biểu tình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan: Xả súng vào đám đông biểu tình, 35 người bị thương

(Vietnam+)

Posted Image

Tình trạng bạo lực liên quan tới biểu tình đang gia tăng ở Thái Lan.

Cảnh sát ở miền Đông Thái Lan cho biết tối 22/2, các tay súng đã tấn công một cuộc biểu tình chống chính phủ, khiến ít nhất 35 người bị thương.

Trung úy cảnh sát Thanabhum Newanit cho biết trên một xe tải nhỏ, những tay súng này đã tấn công cuộc biểu tình do Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) tổ chức tại tỉnh Trat, cách thủ đô Bangkok khoảng 300 km về phía Đông.

Theo Trung úy Thanabhum, những kẻ tấn công này đã xả súng vào đám đông và 2 thiết bị nổ đã phát nổ.

Gần đây, tình trạng bạo lực liên quan tới biểu tình đang gia tăng ở Thái Lan. Trong 3 tháng qua, đã có 15 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Những người biểu tình Thái Lan muốn Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức để mở đường cho một chính phủ lâm thời được chỉ định thực thi các cải cách chống tham nhũng.

Share this post


Link to post
Share on other sites