Thiên Sứ

Thái Lan Và Ngày Tam Nương

130 bài viết trong chủ đề này

Bạo động Thái Lan:

Thủ tướng Thái lánh nạn khẩn cấp

01/12/2013 18:15

(TNO) Khoảng 30.000 người biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan đã tràn vào các cơ quan nhà nước vào ngày 1.12, chiếm đóng một đài truyền hình và buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải đi lánh nạn khẩn cấp.

Posted Image

Một người biểu tình Thái Lan thuộc phe chống chính phủ đang cố đá một quả lựu đạn khói bắn ra từ phía cảnh sát trong một vụ đụng độ tại Bangkok

Nhóm người biểu tình nói trên đã buộc bà Yingluck phải rời khỏi một trụ sở cảnh sát, nơi bà định tổ chức một cuộc họp báo, để lánh sang một nơi bí mật, Reuters đưa tin cho biết.

Cùng lúc đó, hàng trăm người biểu tình chống chính phủ đã chiếm đóng Đài truyền hình nhà nước Thái Lan PBS.

Nhiều khu vực tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) tê liệt vì biểu tình vào ngày 1.12, Reuters đưa tin.

Cảnh sát chống bạo động đã bắn đạn hơi cay vào những người biểu tình đang chống trả bằng gạch đá và bom xăng.

Hiện đã có 2 người chết và có ít nhất 54 người bị thương trong các cuộc xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát.

Lãnh đạo phe chống chính phủ đã kêu gọi người dân chiếm đóng 10 văn phòng chính phủ, 6 đài truyền hình, trụ sở cảnh sát và văn phòng thủ tướng trong một chiến dịch mà họ gọi là “đảo chính nhân dân”.

Cảnh sát cho biết người biểu tình đã tụ tập tại ít nhất là 8 địa điểm và tại ít nhất 3 trong số những địa điểm này, cảnh sát đã phải dùng đến đạn hơi cay và vòi rồng.

Posted Image

Người biểu tình chống chính phủ đang tìm cách di dời một rào cản bê tông gần trụ sở cảnh sát thành phố Bangkok

Phát ngôn viên của cảnh sát Thái Lan Piya Utayo cho biết quân đội đã được điều động đến một khu tòa nhà chính phủ, vốn đang bị người biểu tình chiếm đóng từ hôm 28.11, và trụ sở Bộ Tài chính Thái Lan, cũng bị chiếm giữ từ hôm 25.11.

“Chúng tôi đã gửi quân đội đến những nơi nói trên để thu hồi lại tài sản của chính phủ”, ông này phát biểu trên đài truyền hình quốc gia.

Khi đang chờ bên trong Cục Phòng chống Ma túy Thái Lan (NSB) để phỏng vấn Thủ tướng Yingluck, phóng viên Reuters đã được một trợ lý của thủ tướng cho biết rằng bà thủ tướng đã rời khỏi nơi này sau khi người biểu tình xâm nhập được vào bên trong khuôn viên tòa nhà.

Hoàng Uy

Ảnh: Reuters

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan sẽ có 'Chính phủ nhân dân'?

> Người biểu tình ở Thái Lan vây quanh văn phòng thủ tướng

TPO- Tối qua, 1/12, lãnh đạo biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban ra tối hậu thư cho Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, yêu cầu bà “trả lại quyền lực” cho nhân dân trong vòng 2 ngày.

Posted Image

Cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình gần trụ sở cảnh sát .

Trong bài phát biểu trên truyền hình tối 1/12, ông Suthep nói “Hội đồng Nhân dân” và “Chính phủ Nhân dân” sẽ được thành lập để thay thế chính phủ hiện tại và chế độ của bà Yingluck.

Theo Bangkok Post, ông Suthep đã nói với bà Yingluck và lãnh đạo các lực lượng vũ trang rằng Hội đồng Nhân dân sẽ “cố gắng” thành lập một hệ thống dân chủ “lý lưởng”, sau đó một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức.

Tuy nhiên, Thủ tướng Yingluck chưa có phản ứng gì đối với tối hậu thư này trong khi Tổng tư lệnh quân đội, Tướng Prayuth Chan-ocha nói lực lượng vũ trang sẽ “đứng về phía Thái Lan” và không muốn thấy người dân phải đổ máu.

“Tôi đã nói với bà Yingluck rằng cuộc họp này là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, sẽ không còn cuộc họp hay đàm phán nào nữa. Cuộc họp này nhằm nói với bà rằng người dân muốn được trả lại quyền lực và người dân sẽ nỗ lực tự quản lý quyền lực này… Tôi cũng nói rằng nếu bà Yingluck muốn trả lại quyền lực cho người dân thì bà sẽ được đối xử công bằng và tử tế”, ông Suthep nói.

Ông Suthep phát biểu trước đoàn người biểu tình trước tòa nhà chính phủ ở đường Chaeng Wattana lúc 9h30 tối 1/12: “Việc bà từ chức và giải tán Quốc hội là chưa đủ. Người dân phải có quyền lực. Không còn cách nào khác”.

Bên cạnh đó, ông Suthep cũng yêu cầu tất cả các nhân viên chính phủ nghỉ làm cho đến khi có thông báo từ Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC), trong đó ông Suthep là Tổng thư ký.

Phan Yến

Theo Bangkok Post

================

Ngày Tam nương là một trong những ngày xấu theo Lý học cổ Đông phương. Cá nhân tôi chứng nghiệm những sự kiện và vấn đề liên quan đến ngày này từ khi chưa có ý niệm nghiên cứu về Lý học. Nó xấu từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Tất nhiên,không phải bắt đầu vào ngày xấu thì mọi việc thấy xấu ngay. Nếu thế thì chẳng còn gì phải bàn. Mà nó là một hiệu ứng đẩy sự việc diễn tiến theo chiều hướng bất lợi. Cho đến khi nhân quả đầy đủ thì bùng phát dưới một nguyên nhân cụ thể.

Bởi vậy, các cụ nhà ta có truyền thống chọn ngày tốt là vậy. Nhưng ngày tốt chỉ là để hạn chế yếu tố xấu và giảm thiểu rủi ro. Không có nghĩa ngày tốt là yếu tố quyết định sự việc thành công.

Cũng như phong thủy cũng chỉ là một yếu tố cần, nhưng không phải duy nhất. Phong thủy tốt thì cũng còn các yếu tố khác như số mệnh. Cho nên phong thủy tốt thì cuộc sống thấy bình thường,hoặc nâng được định lượng cuộc sống - vì loại trừ yếu tố xấu. Nhưng phong thủy xấu thì hòng ngay. Tương tự như uống thuốc bổ thì bình thường. Uống thuộc độc thì chết ngay là vậy. Ngày tốt, xấu cũng vậy thôi. Nhầm ngày xấu thì hậu quả sẽ đến. Còn chọn ngày tốt thì chẳng thấy gì cả.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái Lan sẵn sàng từ chức để đối lấy hòa bình

02/12/2013 15:28

Dân Việt - Ngày 2.12, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố sẵn sàng từ chức để mang lại hòa bình cho đất nước.

Thủ tướng Yingluck bị ép từ chức

Thái Lan: Biểu tình đã biến thành bạo động

“Đột nhập” căn cứ phe biểu tình và loạt ảnh độc quyền từ Bangkok

Quân đội Thái Lan vào cuộc giải quyết biểu tình

Tuy nhiên, bà Yingluck kiên quyết bác bỏ yêu sách của lực lượng biểu tình đòi lật đổ chính phủ của bà và thay bằng một "Hội đồng Nhân dân" vì cho rằng điều này là không phù hợp với hiến pháp.

Posted Image

Bà Yingluck nhấn mạnh, bà sẽ làm tất cả để người dân hạnh phúc, tuy nhiên những điều bà làm phải trong khuôn khổ hiến pháp Thái Lan.

Bà Yingluck cũng kêu gọi phe đối lập chấm dứt biểu tình và cùng đàm phán. Tuy nhiên, trong cuộc gặp với bà Yingluck đêm 1.12, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban cho rằng, sẽ không có đối thoại mà chỉ có tối hậu thư. Theo tối hậu thư này, bà Yingluck phải từ chức vào ngày 3.12.

====================

Ngày 2.12, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố sẵn sàng từ chức để mang lại hòa bình cho đất nước.

Tuy nhiên, bà Yingluck kiên quyết bác bỏ yêu sách của lực lượng biểu tình đòi lật đổ chính phủ của bà và thay bằng một "Hội đồng Nhân dân" vì cho rằng điều này là không phù hợp với hiến pháp.

Bà này tỏ ra thông minh hơn nhiều so với mấy tay chính khứa đàn ông trong những quốc gia đấm đá rối loạn như Libya. Nhưng phạm ngày Tam Nương sát thì cũng cố chờ chứng nghiệm xem sao?

T.V (theo Tân Hoa xã)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái Lan sẵn sàng từ chức để đối lấy hòa bình

02/12/2013 15:28

Dân Việt - Ngày 2.12, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố sẵn sàng từ chức để mang lại hòa bình cho đất nước.

Bà này tỏ ra thông minh hơn nhiều so với mấy tay chính khứa đàn ông trong những quốc gia đấm đá rối loạn như Libya. Nhưng phạm ngày Tam Nương sát thì cũng cố chờ chứng nghiệm xem sao?

Thái Lan đổi chiến thuật "nụ cười thay hơi cay" mừng sinh nhật Nhà vua

Hồng Thủy

(Nguồn: CNA) Thứ ba 03/12/2013 16:50

(GDVN) - Sự thay đổi đột ngột trong chiến thuật được đưa ra khi Thái Lan chuẩn bị kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 86 của Nhà vua Bhumibol Adulyadej, một ngày mọi người cần sự bình tĩnh để bày tỏ lòng tôn kính với Nhà vua.

Posted Image

Những người biểu tình Thái Lan bất ngờ được vào Văn phòng Thủ tướng, nụ cười đã thay thế cho hơi cay và đạn cao su trong ngày người Thái mừng sinh nhật Nhà vua.

Channel News Asia ngày 3/12 đưa tin, hôm nay cảnh sát Thái Lan đã ngừng các hoạt động ngăn chặn an ninh, cho phép người biểu tình tự do vượt qua rào chắn xông vào Phủ Thủ tướng nhằm nới lỏng căng thẳng trước ngày sinh nhật của Nhà vua Thái Lan.

Những cuộc biểu tình nhiều ngày qua đã diễn biến thành trận chiến giữa lực lượng cảnh sát với những người biểu tình bỗng nhiên nhường chỗ cho những cái ôm và nụ cười sau khi cảnh sát nói rằng họ sẽ không sử dụng vũ lực ngăn đám đông xông vào Văn phòng Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Sự thay đổi đột ngột trong chiến thuật được đưa ra khi Thái Lan chuẩn bị kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 86 của Nhà vua Bhumibol Adulyadej, một ngày mọi người cần sự bình tĩnh để bày tỏ lòng tôn kính với Nhà vua.

"Đã có sự hiểu biết lẫn nhau (giữa cảnh sát và người biểu tình), tất cả mọi thứ cần phải bình tĩnh và có trật tự trong ngày tốt lành này", Giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanatabut nói với AFP.

Đó là một dấu hiệu tích cực và các cuộc đàm phán có thể được tổ chức sau ngày sinh nhật của Nhà vua. Sẽ cần thời gian để giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán", ông cho biết thêm.

Suthep Thaugsuban, cựu Phó thủ tướng và là lãnh đạo cuộc biểu tình nói rằng đây là "thắng lợi một phần" nhưng chưa phải là cuối cùng vì chế độ của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra vẫn còn đó. Phe đối lập sẽ tiếp tục các hoạt động để lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái giải tán quốc hội, 140.000 người biểu tình đổ về Bangkok

Thứ Hai, 09/12/2013 - 12:40

(Dân trí) - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 9/12 đã thông báo giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Tuy nhiên, phe biểu tình tuyên bố quyết chiến, với ước tính 140.000 người đổ xuống đường phố ở Bangkok.

Posted Image

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.

Trong bài phát biểu tới người dân được phát trực tiếp trên truyền hình vào sáng nay, bà Yingluck đã thông báo quyết định giải tán quốc hội và sẽ tổ chức bầu cử sớm nhất có thể.

"Vào lúc này, khi có nhiều người phản đối chính phủ từ nhiều nhóm khác nhau, cách tốt nhất là trao lại quyền lực cho người dân Thái và tổ chức một cuộc bầu cử. Người Thái sẽ quyết định", nữ Thủ tướng nói.

Bà Yingluck không công bố thời điểm bầu cử cụ thể nhưng cho biết sẽ tiến hành sớm nhất có thể.

Động thái trên diễn ra sau khi tất cả các nghị sĩ đối lập ngày 8/12 đã từ chức khỏi quốc hội và phe đối lập kêu gọi một cuộc biểu tình lớn ở thủ đô Bangkok vào hôm nay.

Bà Yingluck đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2011. Nhưng những người biểu tình cáo buộc rằng chính phủ hiện thời do anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, kiểm soát và muốn bà từ chức.

Phe đối lập quyết chiến bất chấp kế hoạch bầu cử

Những người biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan hôm nay đã tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến nhằm lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck bất chấp lời kêu gọi bầu cử sớm của bà.

"Phong trào sẽ tiếp tục đấu tranh. Mục tiêu của chúng tôi là nhổ tận gốc chính quyền Thaksin. Mặc dù quốc hội bị giải tán và sẽ có bầu cử mới nhưng chính quyền Thaksin vẫn còn đó", thủ lĩnh phong trào biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban tuyên bố.

Những người biểu tình muốn thay thế chính phủ của bà Yingluck bằng "Hội đồng Nhân dân" và hạn chế sự ảnh hưởng của ông Thaksin, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính 7 năm trước. Ông Suthep Thaugsuban đã kêu gọi một cuộc biểu tình lớn vào ngày hôm nay 9/12, được gọi là "ngày phán xét", để lật đổ chính phủ.

140.000 người tràn phố Bangkok, nhiều khu vực bị tê liệt

Posted Image

Người biểu tình tại Bangkok ngày 9/12.

Theo Trung tâm quản lý Hòa bình và Trật tự, cơ quan được lập ra nhằm giải quyết khủng hoảng, cho tới giữa sáng ngày 9/12, ước tính khoảng 100.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình của những người đòi thủ tướng Yingluck phải từ chức. Thông tin mới nhất cho thấy số người tham dự biểu tình đã lên đến khoảng 140.000 người.

Những người biểu tình đã tuần hành dọc nhiều tuyến phố ở Bangkok để tiến tới các trụ sở chính phủ, mục tiêu chính của những người biểu tình, làm tê liệt nhiều khu vực của thủ đô.

Các cuộc biểu tình hiện nay ở Bangkok bắt đầu từ hơn một tháng trước, với nhiều cuộc đụng độ trên phố giữa người biểu tình và cảnh sát vào tuần trước. Cảnh sát đã phải dùng đến đạn hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để ngăn chặn người biểu tình ném đá.

Các cuộc bạo loạn đã khiến 5 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Giới chức trách cho hay sẽ cố gắng tránh đối đầu tiếp với người biểu tình.

“Cảnh sát không được trang bị vũ khí. Họ chỉ được trang bị khiên và gậy. Chúng tôi sẽ không dùng hơi cay hoặc nếu không có lựa chọn khác, việc sử dụng sẽ rất hạn chế”, Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Jarupong Ruangsuwan cho biết trong cuộc họp báo trên truyền hình vào cuối ngày chủ nhật. “Chính phủ tin chúng tôi có thể kiểm soát được tình hình. Chúng tôi sẽ tập trung vào thương thuyết”.

An Bình-Trung Anh

Theo BBC, AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai sẽ chấm dứt biểu tình ở Thái Lan?

Thứ Hai, 09/12/2013 - 22:03

(Dân trí) - Sau vài ngày tạm lắng, chính trường Thái Lan lại sôi sục căng thẳng khi phe đối lập quyết tâm được thua với chính phủ của bà Yingluck Shinawatra. Câu hỏi đặt là ai có đủ sức nặng đẩy lùi các cuộc biểu tình này?

Posted Image

Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, cựu Thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva (áo trắng) tham gia cuộc biểu tình ngày 9/12.

Sức hút của Nhà vua

N

ếu nhìn vào những diễn biến bất ngờ ở thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm 4/12, hẳn không ít người tin rằng chỉ có Nhà vua Bhumibol Adulyadej - người được nhân dân Thái Lan sùng kính - mới có thể giúp hạ nhiệt không khí căng thẳng hiện nay. Niềm tin càng được củng cố khi những người biểu tình đột ngột thay đổi thái độ sau nhiều ngày đối đầu căng thẳng với chính phủ vì một lý do duy nhất: hôm sau là ngày sinh nhật lần thứ 86 của Nhà vua. Trong chốc lát, những người biểu tình đã chuyển từ thái độ giận dữ sang vui vẻ ra về, thậm chí một số người còn "tay bắt, mặt mừng" và tặng hoa cảnh sát trong khuôn viên Tòa nhà chính phủ, một hình ảnh trái ngược hoàn toàn với những cuộc đụng độ xảy ra trước đó vài ngày. Tinh thần dân tộc và tình cảm sùng kính dành cho Nhà vua đã kéo những con người ở hai chiến tuyến chút chốc xích lại gần nhau.

Trong thông điệp phát đi vào đúng ngày sinh nhật, Nhà vua Bhumibol Adulyadej đã kêu gọi cả nước đoàn kết vì sự ổn định, ám chỉ kế hoạch nối lại biểu tình của phe đối lập trong ngày 9/12 nhằm lật đổ bằng được chính phủ của bà Yingluck Shinawatra và hạn chế ảnh hưởng chính trị của anh trai bà là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và hiện đang phải sống lưu vong ở nước ngoài.

"Đất nước Thái Lan đã có thời gian dài sống trong hòa bình bởi mọi người dân đều đoàn kết. Mỗi người dân Thái Lan nên tự nhận thấy điều này và hoàn thành vai trò của mình để mang lại lợi ích cho đất nước, đó là sự ổn định và an ninh của đất nước", Nhà vua phát biểu tại lễ kỷ niệm sinh nhật có sự tham gia của các nhân vật cấp cao, trong đó có Thủ tướng Yingluck, các chính khách đối lập và các tướng lĩnh quân đội.

Phát biểu của Nhà vua đã được phát sóng rộng rãi trên tất cả các kênh truyền hình ở Thái Lan với mong muốn truyền đi tư tưởng đoàn kết rộng rãi trong thời điểm quốc gia đang bị chia rẽ sâu sắc. Thông điệp đó, ở góc độ nào đó, cũng đã tác động được đến tâm thức của phần lớn người dân Thái Lan khi trong ngày sinh nhật Nhà vua, mọi người dân - bất luận thuộc phe Áo đỏ hay Áo vàng - đều quên đi những hiềm khích để khoác trên mình chiếc áo mang màu hoàng gia và đổ ra đường chúc mừng sinh nhật Nhà vua.

Thế nhưng, niềm vui chẳng tày gang. Ngay trong lúc ăn mừng sinh nhật Nhà vua, vẫn có không ít người nhắc đến kế hoạch lật đổ Thủ tướng Yingluck khi nhìn thấy hình ảnh bà xuất hiện trên truyền hình. "Chúng tôi sẽ lại biểu tình", "Chúng tôi sẽ biểu tình cho đến khi giành được chiến thắng" là những câu được nhiều người nhắc tới nhất.

Và đúng như tuyên bố trên, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình trong sáng 9/12 và bao vây Tòa nhà chính phủ, bất chấp những tuyên bố "đấu dịu" trước đó của bà Yingluck về việc giải tán Quốc hội, tiến hành tổng tuyển cử sớm hay thậm chí bà sẽ từ chức thể theo nguyện vọng của người dân. Thủ lĩnh lực lượng biểu tình Suthep Thaugsuban, cựu Phó Thủ tướng Thái Lan, còn tuyên bố đây là "trận chiến cuối cùng" và "sẽ không về nhà nếu không đạt được mục đích (lật đổ chính phủ)".

Nhiều nhà quan sát cho rằng phe đối lập Thái Lan đang chơi lại nước cờ cũ khi sử dụng sức mạnh đường phố để kích động quân đội ra tay, tương tự như những gì đã làm trong cuộc biểu tình dẫn tới đảo chính 7 năm về trước lật đổ anh trai bà Yingluck.

Trong bối cảnh đó, mọi ánh mắt giờ đây đang đổ dồn về phía quân đội, lực lượng hậu thuẫn giới thượng lưu hoàng gia và tầng lớp trung lưu ở Bangkok.

Và vai trò quyết định của quân đội

Sau sinh nhật Nhà vua, có vẻ trọng trách xử lý khủng hoảng chính trị đang đè nặng lên vai quân đội. Mặc dù Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha và các nhà lãnh đạo quân sự khác chưa hề hé lộ ý định giải quyết cuộc khủng hoảng nhưng theo giới quan sát, sớm muộn thì lực lượng này cũng sẽ có những hành động cụ thể hoặc đóng vai trò hòa giải giữa các bên. "Sớm hay muộn quân đội cũng sẽ phải tham gia. Người ta cũng không nên loại trừ khả năng xảy ra đảo chính quân sự nếu như chính phủ dân sự không đủ khả năng chấm dứt bạo lực đường phố", học giả nổi tiếng Pavin Chachavalpongpun làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto nhận định.

Theo ông Pavin Chachavalpongpun, Thái Lan đã quá quen với các cuộc đảo chính quân sự bởi trong suốt 80 năm qua, đất nước này đã trải qua tổng cộng 18 diễn biến tương tự. Cuộc đảo chính gần đây nhất là vào năm 2006 khi giới quân đội hoàng gia lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin, người đang sống lưu vong nhưng được cho là vẫn điều khiển chính trường Thái Lan thông qua bàn tay của em gái, Thủ tướng đương nhiệm Yingluck.

Nếu xét theo những chuyển động chính trị tại Thái Lan hiện nay, có thể nhận thấy lực lượng quân đội không mấy ưa thích chính quyền đương nhiệm. Thế nhưng giới lãnh đạo quân đội vẫn tỏ ra dè dặt, có vẻ không muốn tái diễn cuộc đảo chính năm 2006 vốn là căn nguyên dẫn đến tình trạng bất ổn dai dẳng nhiều năm qua. Đây là lý do vì sao quân đội Thái Lan quyết định chỉ hành động rất chừng mực: phái binh sĩ không vũ trang hỗ trợ lực lượng cảnh sát bảo vệ trật tự an ninh.

Trong khi đó, trên bình diện chính trị, quân đội đã cố gắng tạo điều kiện tối đa cho cuộc gặp giữa Thủ tướng Yingluck và lãnh đạo phong trào biểu tình Suthep Thaugsuban hôm 1/12. Mặc dù cuộc gặp này không đạt kết quả song Tướng Prayut Chan-O-Cha cho biết quân đội sẽ "để cho vấn đề được giải quyết bằng các biện pháp chính trị", đồng nghĩa với việc quân đội không ra tay.

"Cho tới thời điểm gần đây, quân đội vẫn đứng ngoài cuộc khủng hoảng chính trị, nhưng tôi cho rằng họ đang có xu hướng can dự sâu hơn vào cuộc xung đột để giúp phá vỡ thế bế tắc. Đó chính là điều mà các nhà lãnh đạo biểu tình mong muốn. Tuy nhiên, quân đội ý thức được rằng sự can thiệp của họ có thể sẽ gây rối loạn xã hội về lâu dài", chuyên gia Thitinan Pongsudhirak của trường Đại học Chulalongkorn ở Bangkok nói.

Có lẽ rút kinh nghiệm từ cuộc đảo chính trước, giới tướng lĩnh quân đội - những người tự coi mình là người bảo vệ nền quân chủ Thái Lan - sẽ không dễ dàng để bị cuốn vào vòng xoáy mới, nhất là khi phong trào Áo đỏ nay đã mạnh hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, nếu buộc phải lựa chọn, họ sẽ không ngần ngại đứng về phía người dân và kín đáo gây áp lực với chính quyền dân sự cho dù đang chịu sự chỉ huy trực tiếp của Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Yingluck.

Đức Vũ

==========

Cũng để nghiệm lý về sức mạnh vũ trụ xem thế nào?!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ huy quân đội Thái Lan cảnh báo "nội chiến"

21/12/2013 17:08 GMT+7

Chỉ huy quân đội Thái Lan, hôm nay (21/12), cảnh báo khủng hoảng chính trị hiện thời ở nước này có thể "làm khởi phát một cuộc nội chiến".

Tướng Prayuth Chan-ocha đề xuất thành lập một "hội đồng nhân dân", gồm những người dân bình thường từ tất cả các phe phái, chứ không phải các nhà lãnh đạo, nhằm hàn gắn rạn nứt.

Posted Image

Biểu tình chống chính phủ diễn ra rầm rộ và kéo dài gần một tháng qua ở Thái Lan.

Thái Lan đang đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị nghiêm trọng nhất kể từ năm 2010. Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã yêu cầu tổ chức bầu cử nhanh vào tháng 2 song bà từ chối yêu sách của phe biểu tình đòi bà từ chức sớm.

Yingluck Shinawatra đã giành chiến thắng bầu cử năm 2011 song người biểu tình cáo buộc chính quyền của bà bị anh trai bà, cựu Thủ tướng đang sống lưu vong Thaksin Shinawatra, giật dây.

Quân đội Thái Lan đã can thiệp trực tiếp vào các lần bất ổn chính trị trước kia song lần này họ đứng ngoài lề, từ chối tham gia vào căng thẳng giữa Thủ tướng và những người phản đối bà.

Tuy nhiên, tướng Prayuth đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng hiện thời, nhấn mạnh rằng chia rẽ hiện diện trên khắp cả nước chứ không chỉ ở Bangkok.

"Tình hình này có thể làm bùng nổ một cuộc nội chiến", ông nói với báo Bangkok Post.

Đặt ra viễn cảnh một "Hội đồng nhân dân", vị tướng này nói hội đồng có thể gồm những người từ cả hai phía của chia rẽ chính trị - được biết đến là phe "Áo đỏ" ủng hộ Thaksin Shinawatra và phe "Áo vàng" phản đối chính trị gia bị lật đổ này.

"Đó phải là một nhóm trung lập, bao gồm đại diện của tất cả các sắc màu và không có mặt lãnh đạo các phe", ông nói thêm.

Tướng Prayuth không nêu cụ thể cách thức hoặc khi nào Hội đồng sẽ được thành lập song nhấn mạnh bất cứ đề xuất nào cũng "phải xuất phát từ sự đồng thuận của dân chúng và công chúng phải đưa ra cách thức đạt được sự đồng thuận đó".

Chỉ huy quân đội Thái Lan lập luận rằng nhóm của ông khác với "hội đồng nhân dân" mà phe đối lập đề xuất. "Hội đồng nhân dân không thể được thành lập hoặc được bảo trợ bởi bất kỳ nhóm đối lập nào, vì nó sẽ không được phía kia công nhận", ông nói thêm.

Bình luận của tướng Prayuth được đưa ra sau một cuộc họp của hội đồng quốc phòng ngày 20/12 bàn bạc về cuộc bầu cử ngày 2/2. Phát ngôn viên Thanatip Sawangsaeng cho biết sau đó rằng quân đội "sẵn sàng ủng hộ Ủy ban Bầu cử trong việc tổ chức bầu cử khi được yêu cầu".

Biểu tình bùng phát ở Thái Lan gần một tháng trước sau khi Hạ viện nước này thông qua một dự luật ân xá gây tranh cãi mà phe chỉ trích nói rằng có thể cho phép cựu Thủ tướng Thaksin trở về nước mà không phải chịu án tù.

Thaksin ra nước ngoài lưu vong sau khi ông bị lật đổ khỏi ghế Thủ tướng trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và ông bị tòa án ở Thái Lan phạt tù vì tội tham nhũng.

Thanh Hảo(Theo BBC, Bangkok Post)

===============================

Ngày Tam nương, mệt wá hỉ! Topic này là một chứng nghiệm công khai của Lý học Đông phương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Yingluck không ngồi im

Thứ Hai, 23/12/2013 22:23

Rời Bangkok nóng bỏng, nữ Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra đang có chuyến thăm đầy tính toán đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan

Ngày 23-12, những người biểu tình Thái Lan đã bao vây sân vận động Thái - Nhật ở thủ đô Bangkok, nơi được dùng để đăng ký tham gia cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2-2014.

Theo người biểu tình, phải cải cách chính trị trước khi tổ chức bầu cử. Thủ lĩnh Suthep Thaugsuban nhấn mạnh: “Chúng tôi không đồng ý bầu cử. Chúng tôi muốn có cải cách trước khi bầu cử. Nếu muốn đăng ký ứng cử, các ứng viên trước hết phải vượt qua ải của chúng tôi”. Trước đó, Đảng Dân chủ đối lập đã tuyên bố tẩy chay bầu cử.

Bà Yingluck Shinawatra đứng đầu danh sách ứng cử của Puea Thai và sẽ lại làm thủ tướng nếu đảng này thắng cử. Ngoài ra, 26 đảng còn lại phải đăng ký ở một đồn cảnh sát gần đó và gửi giấy tờ liên quan qua fax. Dự kiến, thời gian đăng ký tranh cử sẽ kéo dài đến hết ngày 27-12.

Posted Image

Bà Yingluck giữa những người ủng hộ trong chuyến đi các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan hôm 22-12

Ảnh: THE BANGKOK POST

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà Yingluck sẽ thắng nếu cuộc bầu cử vào tháng 2-2014 được tổ chức nhờ Đảng Puea Thai rất được lòng dân chúng ở các vùng nông thôn, theo nhận định của đài BBC. Tối 22-12, nữ thủ tướng tạm quyền đã rời Bangkok đến thăm các thành trì của Puea Thai ở Đông Bắc Thái Lan. Bà vẫn chưa đưa ra bình luận nào nhưng chắc chắn chuyến đi không hề “vu vơ” trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng hiện nay.

Kinh tế Thái Lan tiếp tục bị ảnh hưởng. Ngày 23-12, tỉ giá đồng baht giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua. Theo hãng tin Bloomberg, đó là do giới đầu tư lo ngại bất ổn chính trị kéo dài sẽ cản trở hoạt động đầu tư. Hai tháng qua, đồng baht đã mất giá 4,9% trong khi chỉ số chính của thị trường chứng khoán Thái Lan rớt 9,1%.

Nhà giao dịch ngoại hối Kozo Hasegawa thuộc ngân hàng Sumitomo Mitsui ở Bangkok nhận định tỉ giá có thể giảm về mức 32,9 baht đổi 1 USD nếu xung đột chính trị tiếp tục. Nhiều chuyên gia cũng nghi ngờ cuộc bầu cử sắp tới có thể chấm dứt làn sóng biểu tình ở Thái Lan như mong đợi của chính phủ tạm quyền.

Posted Image

Người biểu tình phong tỏa lối vào sân vận động Thái - Nhật

Ảnh: BANGKOK POST

Posted Image

Phóng viên của Kênh 9 bị người biểu tình nhốt bên trong sân vận động Thái - Nhật hôm 23-12.

Ảnh: BANGKOK POST

Posted Image

Đồn cảnh sát Din Daeng gần sân vận động cũng bị vây kín

Ảnh: BANGKOK POST Trong khi khủng hoảng chính trị gây náo loạn thủ đô thì 3 quả bom phát nổ ở miền Nam Thái Lan hôm 22-12 đã làm 27 người bị thương, trong đó 4 người khá trầm trọng. Cảnh sát cho biết chiếc xe bom phát nổ trước một khách sạn ở Songkhla gây tổn thất nặng nề nhất. Hai quả bom khác giấu trong xe gắn máy nổ bên ngoài 2 trạm cảnh sát.

====================

nữ Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra đang có chuyến thăm đầy tính toán đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan

Vùng Đông Bắc Thái Lan là căn cứ hoạt động của lực lượng du kích thân Trung Quốc, chống chế độ quân chủ Thái Lan vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước đây mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái Lan kêu gọi giải pháp hòa bình cho khủng hoảng

(Vietnam+) lúc : 31/12/13 20:36

Posted Image

Cảnh sát chống bạo động Thái Lan gác tại một sân vận động ở Bangkok. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo AFP, ngày 31/12, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã kêu gọi một "giải pháp hòa bình" cho bất đồng chính trị sâu sắc tại vương quốc này, vốn đã bùng phát thành biểu tình đẫm máu tại một số thời điểm, khiến bà Yingluck phải kêu gọi bầu cử sớm.

Trong thông điệp Năm Mới đăng trên trang mạng xã hội Facebook chính thức, bà Yingluck nêu rõ: "Toàn thể nhân dân Thái Lan, bất kể tư tưởng chính trị hay tín ngưỡng khác biệt, cần hướng về nhau để tìm một giải pháp hòa bình cho đất nước chúng ta."

Làn sóng biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tuần qua đã làm rung chuyển thủ đô Bangkok của Thái Lan, đẩy bộ máy chính trị mỏng manh của nước này vào tình trạng bất ổn mới và khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Những người biểu tình đã kiên quyết tăng cường các nỗ lực nhằm ngăn cản cuộc bầu cử vào ngày 2/2/2014, sau một thời gian tạm lắng để chào đón Năm Mới.

Khủng hoảng chính trị Thái Lan chưa có hồi kết

Posted Image

Biểu tình phản đối chính phủ tại Bangkoj. (Nguồn: AFP

Hơn hai năm tạm yên sau khi nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên cầm quyền, chính trường Thái Lan những tháng cuối năm 2013 lại rung chuyển bởi làn sóng xuống đường chống chính phủ với sự tham gia của hàng trăm nghìn người do phe đối lập phát động, đẩy Xứ Chùa vàng vào một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc.

Suốt bảy năm qua, kể từ khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra - anh trai của Thủ tướng đương nhiệm, bị lật đổ, chính trường Thái Lan chưa có lúc nào thực sự lặng sóng và vai trò cũng như ảnh hưởng của nhà tỷ phú 64 tuổi hiện sống lưu vong ở Dubai này vẫn tiếp tục là tâm điểm gây ra nhiều bất ổn đối với Thái Lan.

Những người biểu tình hiện nay có chung sự thù ghét ông, mà nguyên nhân trực tiếp làm bùng phát cuộc chiến bất phân thắng bại hiện nay ở Bangkok được cho là liên quan đến chính sách hoà giải từng góp phần đưa bà Yingluck vào chiếc ghế Thủ tướng cách đây hơn hai năm.

Thủ tướng Yingluck Shinawatra có lẽ đã thất bại trong chính sách hòa giải dân tộc khi bà không đưa ra lời xin lỗi như đã cam kết trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Thủ tướng.

Hơn hai năm qua, Chính phủ của bà đã không truy tố những người chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng năm 2010 khiến gần 100 người thiệt mạng.

Sau nhiều lần Thái Lan rơi vào khủng hoảng chính trị, chính sách hòa giải được kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt quan trọng đối với Chính phủ của nữ Thủ tướng đầu tiên này của Xứ Chùa vàng. Chính vì vậy, việc Chính phủ tiến hành hòa giải bằng cách đề xuất dự luật ân xá, bị đánh giá là "mở đường để ông Thaksin trở về," đã kích hoạt sự chống đối, chủ yếu từ tầng lớp trí thức. Họ xem bà Yingluck cũng giống như người anh của bà.

Bởi vậy, làn sóng biểu tình lúc đầu chỉ là để phản đối dự luật ân xá, sau bùng nổ và lan rộng với yêu sách mới là đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.

Lãnh đạo phe đối lập biểu tình còn không ngần ngại tuyên bố họ sẽ tiếp tục xuống đường cho đến khi không còn "chế độ nhà Thaksin."

Để dẹp yên sự bất ổn, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã chọn giải pháp "lấy nhu thắng cương," không ngăn cản người biểu tình, đồng thời giải tán Hạ viện và đề xuất tổng tuyển cử trước thời hạn với cam kết chính quyền mới sẽ tiếp tục cải cách.

Tuy vậy, phe đối lập vẫn kiên quyết tiếp tục biểu tình và phản đối bầu cử, đòi phải cải cách trước rồi mới bầu cử sau. Họ đòi bà Yingluck chuyển giao quyền lực cho một "Hội đồng nhân dân" còn chưa rõ hình thù do họ có ý định lập ra.

Xem ra "liều thuốc” mà Thủ tướng tạm quyền Yingluck đưa ra vẫn không thể chữa trị được "căn bệnh" khủng hoảng hiện nay ở vương quốc Đông Nam Á này.

Ở một quốc gia dân chủ, giải pháp mà bà Yingluck đưa ra là hợp lý, bởi vì khi các đảng phái chính trị mâu thuẫn với nhau thì phải để cho người dân phân xử qua lá phiếu.

Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi hiện nay là xã hội Thái Lan hiện bị chia rẽ quá trầm trọng, giữa một bên là những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và bên kia là những người không đội trời chung với ông. Vì vậy, ngay cả khi nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra có từ chức thì cũng chưa có gì đảm bảo chắc chắn rằng tình hình sẽ dần đi vào ổn định. Triển vọng chính trường Thái Lan cũng chưa thể sáng sủa nếu các phe phái tiếp tục tranh giành quyền lực.

Hiện phe đối lập không tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ dừng bước. Mục tiêu của họ là lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, nhưng bản thân phe đối lập cũng không thể định đoạt được tình hình trong tương lai khi mâu thuẫn về lợi ích chưa được tháo gỡ.

Cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập chủ yếu, cũng đang lâm vào nghịch lý. Năm 2010, khi ông này giữ cương vị Thủ tướng Thái Lan thì chính quyền đã tiến hành đàn áp người biểu tình. Giờ đây, ông Abhisit lại gia nhập phong trào chống chính phủ để tìm kiếm lợi ích cũng như ảnh hưởng cho đảng của mình. Đó là vòng luẩn quẩn thường thấy trên chính trường Thái Lan.

Cuộc khủng hoảng hiện nay tại Thái Lan không hứa hẹn sẽ được giải quyết sớm vì những người biểu tình chống chính phủ cố duy trì áp lực với hy vọng tình hình sẽ bị đẩy lên cao đến mức buộc quân đội phải can thiệp.

Đến nay, lực lượng quân đội, vốn tự coi mình là những người bảo vệ nền quân chủ Thái Lan, vẫn giữ nguyên quan điểm không can thiệp vào "cuộc đối đầu" sau bài học đắt giá năm 2010, song sớm hay muộn lực lượng này có thể cũng sẽ có hành động cụ thể hoặc đóng vai trò hòa giải giữa các bên.

Giới quan sát không loại trừ khả năng sẽ xảy ra một cuộc đảo chính quân sự nếu giới lãnh đạo quân đội cho rằng Chính phủ dân sự không đủ khả năng chấm dứt bạo lực xuất phát từ những cuộc biểu tình trên đường phố Bangkok.

Tuy nhiên, một số chuyên gia về Thái Lan cho rằng cuộc khủng hoảng này vẫn còn một lối thoát hẹp là chính quyền và phe đối lập sẽ bắt tay với nhau để thành lập một "Chính phủ đoàn kết dân tộc."

Trước thời điểm bước sang năm mới 2014 và đặc biệt cuộc tổng tuyển cử dự kiến tổ chức vào ngày 2/2/2014 đang đến gần, chính trường Thái Lan sẽ đi đến đâu vẫn đang là một ẩn số khó đoán định.

Thế nhưng có một điều ai cũng thấy rõ là những thiệt hại về kinh tế mà nước này phải hứng chịu là không thể lường được, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, thương mại, công nghiệp, đầu tư...

Du lịch - ngành dịch vụ hái ra tiền của Thái Lan - bị ảnh hưởng nặng nề do du khách hạn chế tới đây và doanh thu từ ngành này dự báo sẽ mất 25 tỷ baht (hơn 16.000 tỷ đồng) trong tháng 12/2013.

Ngoài ra, tình hình bất ổn ở Thái Lan đang tác động mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư, có thể buộc họ chuyển vốn và công việc kinh doanh sang nước khác trong khu vực.

Những ảnh hưởng tiêu cực của bất ổn chính trị đến tốc độ phát triển kinh tế của Thái Lan đã lộ diện một cách rõ ràng.

Giải tán Quốc hội và tiến hành bầu cử sớm chỉ là những giải pháp tình thế mà Thủ tướng Yingluck Shinawatra lựa chọn vào thời điểm "nước sôi lửa bỏng" với hy vọng nhu có thể thắng cương. Tuy nhiên, giải pháp này lại như "đổ thêm dầu vào lửa," khiến phe đối lập càng thêm quyết tâm lật đổ Chính phủ, đẩy tình hình đến chỗ khó kiểm soát.

Trong bối cảnh đó, dư luận cho rằng con đường duy nhất giúp khôi phục ổn định tại quốc gia Đông Nam Á này là tìm sự đồng thuận thông qua đối thoại-hòa giải trên cơ sở dân chủ và tôn trọng luật pháp.

Song, để có được sự hàn gắn đó sẽ là một hành trình rất dài và đầy gian nan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Song, để có được sự hàn gắn đó sẽ là một hành trình rất dài và đầy gian nan.

Trong thời điểm hiện tại, Đức vua Thái Lan có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị trên đất Thái về lâu dài. Nếu ý kiến này đúng - xin nói rõ là "nếu", vì không tự cho là đúng - thì vấn đề còn là phương pháp giải quyết.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong thời điểm hiện tại, Đức vua Thái Lan có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị trên đất Thái về lâu dài. Nếu ý kiến này đúng - xin nói rõ là "nếu", vì không tự cho là đúng - thì vấn đề còn là phương pháp giải quyết.

Ý BB là Vua Thái đứng ra để "XIN" ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đảng cầm quyền Thái khởi động chiến dịch tranh cử

Đảng Pheu Thái của Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm qua bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, bất chấp tuyên bố tẩy chay của phe đối lập và kế hoạch chiếm giữ Bangkok của người biểu tình.

Posted Image

Người dân tham gia một cuộc biểu tình phản đối bạo lực ở Bangkok hôm qua. Ảnh: AFP

Theo AFP, đảng Pheu Thái tung ra chiến dịch tranh cử bằng các cuộc mít tinh ở vùng trung tâm phía bắc và ngoại ô thủ đô Bangkok.

"Tôi tự tin rằng chiến dịch sẽ diễn ra suôn sẻ. Chúng tôi không phải là những người gây sự", lãnh đạo đảng Jarupong Ruangsuwan, cho biết, và nói thêm rằng khẩu hiệu bầu cử của Pheu Thái là kêu gọi người dân đi bỏ phiếu để "bảo vệ nền dân chủ".

Khi chiến dịch trên bắt đầu, hàng nghìn người ủng hộ đảng Pheu Thái cũng đã tập trung tại một cánh đồng ở ngoại ô Bangkok, một trong 5 địa điểm mít tinh. Chính phủ của Thủ tướng Yingluck vẫn giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo người dân và dự kiến sẽ tiếp tục chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 2/2 tới.

Sau khi kêu gọi trì hoãn kế hoạch bỏ phiếu do tình hình bất ổn, Ủy ban Bầu cử hôm qua cho hay cuộc bỏ phiếu dự kiến vẫn sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, một chính phủ có khả năng hình thành sau đó hay không vẫn còn là một dấu hỏi.

Những người biểu tình đã ngăn chặn ứng viên các đảng đăng ký tranh cử tại nhiều tỉnh phía nam, nơi phe đối lập chiếm ưu thế. Điều này có thể dẫn đến tình trạng không đủ số nghị sĩ quốc hội được bầu sau cuộc bỏ phiếu để chọn ra một thủ tướng.

Cổ phiếu và đồng baht Thái đã giảm mạnh do lo ngại rằng cuộc khủng hoảng sâu rộng hiện nay sẽ đe dọa đến ngành du lịch và đầu tư quốc tế.

Cựu thủ tướng Somchai Wongsawat, em rể của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, cho rằng làn sóng biểu tình có thể gây thiệt hại lớn hơn so với bất ổn khiến ông bị lật đổ vào năm 2008.

"Họ không muốn một cuộc bầu cử. Họ muốn tống khứ chính phủ. Điều đó rất nguy hiểm", ông Somchai nói.

Một số chính phủ nước ngoài đã khuyến cáo công dân của mình tránh các địa điểm biểu tình ở Thái Lan. Tuy nhiên, phe đối lập khẳng định, kế hoạch chiếm giữ và làm tê liệt Bangkok vào ngày 13/1 tới sẽ không gây ảnh hưởng đến các sân bay và hệ thống giao thông công cộng.

"Người biểu tình còn duy trì ở đó lâu chừng nào thì càng có nhiều người chán ghét họ. Chính phủ sẽ tự nhiên mà đạt được sự ủng hộ nhờ vào điều này, nhưng chúng tôi không muốn thế. Chúng tôi muốn cuộc biểu tình chấm dứt", ông Somchai nói tiếp.

Thủ tướng Yingluck kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 2/2 tới nhằm giải quyết mâu thuẫn với phe đối lập. Tuy nhiên, người biểu tình tuyên bố sẽ phá hoại cuộc bỏ phiếu này do lo ngại gia tộc Shinawatra sẽ tiếp tục chiến thắng và nắm quyền lãnh đạo.

8 người đã thiệt mạng và khoảng 400 người bị thương trong nhiều vụ đụng độ giữa hai bên suốt những tuần gần đây.

Đảng Dân chủ đối lập đã không giành được chiến thắng nào trong suốt hai thập kỷ qua, trong khi những đảng ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin, anh trai của bà Yingluck, liên tiếp thắng cử kể từ năm 2001.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái vận động tranh cử mặc tuần hành 'chiếm Bangkok'

(Tin tức 24h) - Đảng Vì nước Thái (Puea Thai) cầm quyền của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 4/1 đã khởi động chiến dịch tranh cử trong bối cảnh phe đối lập Thái Lan kêu gọi biểu tình quy mô lớn trong tuần tới nhằm làm tê liệt thủ đô Bangkok và tẩy chay cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 2/2 tới.

Phe biểu tình trước đó cũng đã thề sẽ tiến hành nhiều đợt biểu tình trên khắp Bangkok nhằm ngăn không cho các quan chức chính phủ đến chỗ làm, đồng thời sẽ cắt nguồn cung cấp điện, nước cho các văn phòng chính phủ, cũng như nơi cư ngụ của thủ tướng và các quan chức.

Posted Image

Biểu tình chống chính phủ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tại Bangkok ngày 5/1“Đây là đợt tuần hành đầu tiên trong năm 2014 của chúng tôi nhằm bắt đầu chiến dịch đóng cửa Bangkok”, một phát ngôn viên của phe biểu tình nói.

Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban quyết định phong tỏa Bangkok bằng cuộc biểu tình lớn nhất vào ngày 13/1 vì đây chính là cơ hội cuối cùng cho ông và Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân Thái Lan

(PDRC ) gây áp lực đòi bà Yingluck từ chức, tẩy chay bầu cử vào ngày 2/2.

Dồn tổng lực để “đóng cửa Bangkok”, PDRC lên kế hoạch phong tỏa 20 nút giao thông nằm trên các tuyến đường trọng yếu tại thủ đô. Ông Suthep chọn biểu tình ngay ngày thứ hai (13/1), ngày đầu tuần đi làm của người dân. Những đoàn xe tắt nghẽn trên các trục lộ là hình ảnh PDRC muốn thấy.

Bangkok Post dẫn lời Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul chỉ trích “các cuộc biểu tình hàng loạt là bất hợp pháp, gây tổn hại cho nền kinh tế”. Ông Surapong nhấn mạnh “làm tê liệt Bangkok là vi phạm trực tiếp đến quyền tự do dân sự của người khác” khi người dân không thể di chuyển trên các tuyến đường, trễ giờ làm và nhiều vấn đề phát sinh khác. 20.000 cảnh sát đang được huy động để đối phó với đợt biểu tình ngày 13/1.

Đáp trả, phát ngôn viên PDRC Akanat Promphan chỉ trích: họ (chính phủ) cho rằng chúng tôi gây thiệt hại cho nền kinh tế, làm tổn thương đất nước. Nhưng không, chúng tôi đang cứu Thái Lan khỏi sụp đổ trước chế độ tham nhũng Tharksin.

Posted Image

Bà Yingluck và những người ủng hộTrong khi phe biểu tình đang gây áp lực mạnh cho chính phủ Thái Lan, nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra nêu cao khẩu hiệu kêu gọi người dân tham gia cuộc bầu cử sớm nhằm duy trì nền dân chủ.

Đảng Vì nước Thái đang xúc tiến tổ chức các cuộc mít tinh vận động tranh cử tại khu trung tâm ở phía Bắc và ngoại ô thủ đô Bangkok, nơi lực lượng chống chính phủ phát động nhiều cuộc biểu tình lớn trong mấy tuần gần đây khiến 8 người chết và hơn 400 người bị thương.

Chủ tịch đảng Vì nước Thái, ông Jarupong Ruangsuwan khẳng định: chiến dịch vận động tranh cử sẽ diễn ra suôn sẻ, đảng Vì nước Thái không phải lực lượng gây ra xung đột.

Một thành viên của đảng Vì nước Thái, ông Nattawut Saikua nói: “Tôi sẽ đấu tranh vì Thái Lan. Tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết cho nước Thái Lan.”

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Thái bác tin đồn tiến hành đảo chính quân sự

(TTXVN)

Posted Image

Quân đội Thái Lan điều động xe tăng vào thủ đô Bangkok. Ảnh minh họa. (Nguồn: timawa.net)

Ngày 6/1, quân đội Thái Lan đã kịch liệt bác bỏ tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự sắp xảy ra nhằm lật đổ chính phủ tạm quyền hiện nay của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Tin đồn này xuất hiện sau khi quân đội điều động các thiết bị quân sự hạng nặng, kể cả xe tăng và pháo binh từ khu vực ngoại ô phía Bắc vào thủ đô Bangkok.

Chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 1, Thiếu tướng Varah Boonyasit cho biết một chục tiểu đoàn bộ binh, xe tăng, xe tải quân sự và đạn dược đang được chuyển đến các trụ sở của Trung đoàn Bộ binh số 11 ở Bangkok "để chuẩn bị cho một cuộc diễu hành thường niên bên trong các doanh trại vào Ngày thành lập Các lực lượng vũ trang Thái Lan 18/1 tới".

Số binh sỹ và xe tăng nói trên đến từ Sư đoàn Bộ binh số 2 tại tỉnh Prachinburi, Trung đoàn Bộ binh số 31 tại tỉnh Lopburi, Trung đoàn Bộ binh số 21 ở tỉnh Chonburi và Trung tâm Kỵ binh ở tỉnh Saraburi.

Thiếu tướng Varah khẳng định: "Các hoạt động trên không hề nhằm chuẩn bị cho một cuộc đảo chính nào như lời đồn. Người dân không nên lo ngại."

Theo Thiếu tướng Varah, hiện các hoạt động tập rượt cho cuộc diễu hành đang diễn ra trong doanh trại Trung đoàn Bộ binh số 11.

Các tùy viên quân sự đến từ các đại sứ quán tại Bangkok sẽ được mời tham dự sự kiện tới trước sự chứng kiến của Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Tướng Prayudh Chan-ocha và Tư lệnh tối cao, Tướng Tanasak Patimapakorn.

Các hoạt động trên của quân đội diễn ra ngay trước thời điểm phe đối lập do cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban dẫn đầu có kế hoạch phát động một cuộc "chiếm đóng Bangkok" vào ngày 13/1 tới nhằm làm tê liệt thủ đô bằng cách phong tỏa mọi ngả đường dẫn vào Bangkok, làm tê liệt giao thông đô thị, nhất là khu vực trung tâm, cắt điện và nước tại các cơ quan chính phủ và dinh thự của các bộ trưởng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc?

(Tin tức 24h) - Một lần nữa quân đội đã kịch liệt bác bỏ tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra trong khi xe tăng, pháo hạng nặng đang ầm ầm kéo vào Bangkok. Còn Thủ tướng Thái Lan đang cố dựa vào lực lượng quân đội để làm trung gian hòa giải với phe biểu tình. Liệu bà Yingluck có bị rơi vào vết xe đổ của cựu Thủ tướng Thaksin-anh trai của mình? Quân đội bác tin đồn đảo chính, đưa pháo hạng nặng vào thủ đô Theo Tân Hoa Xã, ngày 6/1, Bộ trưởng Tư pháp tạm quyền Thái Lan Chaikasem Nitisiri đã cảnh báo người dân nước này không tham gia kế hoạch do những người biểu tình chống chính phủ phát động nhằm làm tê liệt thủ đô Bangkok vào ngày 13/1.

Posted Image

Thiếu tướng Wara bác bỏ tin đồn quân đội chuẩn bị phương tiện quân sự để tiến hành đảo chính; đồng thời đề nghị người dân không nên hoang mang, lo ngại.

Phát biểu trong một chương trình phát sóng trên truyền hình, ông Chaikasem tuyên bố kế hoạch này là phạm pháp và nguy hiểm, tuyên bố hành vi tham gia sẽ vi phạm pháp luật và đẩy đất nước vào hỗn loạn. Ông cũng cảnh báo người dân có thể bị thương nếu đụng độ xảy ra. Tờ Bangkok Post dẫn lời Phó Cảnh sát trưởng Bangkok Adul Narongsak cho biết hàng nghìn cảnh sát, bao gồm lực lượng quân cảnh, sẽ được triển khai để duy trì luật pháp và trật tự trong thời gian người biểu hình tập hợp chuẩn bị tuần hành vào các ngày 7 và 9/1, cũng như trong thời gian diễn ra cuộc tuần hành quy mô lớn vào ngày 13/1. Cũng trong ngày 6/1, quân đội Thái Lan đã kịch liệt bác bỏ tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự sắp xảy ra nhằm lật đổ chính phủ tạm quyền hiện nay của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Tin đồn này xuất hiện sau khi quân đội điều động các thiết bị quân sự hạng nặng, kể cả xe tăng và pháo binh từ khu vực ngoại ô phía Bắc vào thủ đô Bangkok. Chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 1, Thiếu tướng Varah Boonyasit cho biết một chục tiểu đoàn bộ binh, xe tăng, xe tải quân sự và đạn dược đang được chuyển đến các trụ sở của Trung đoàn Bộ binh số 11 ở Bangkok "để chuẩn bị cho một cuộc diễu hành thường niên bên trong các doanh trại vào Ngày thành lập Các lực lượng vũ trang Thái Lan 18/1 tới". Số binh sỹ và xe tăng nói trên đến từ Sư đoàn Bộ binh số 2 tại tỉnh Prachinburi, Trung đoàn Bộ binh số 31 tại tỉnh Lopburi, Trung đoàn Bộ binh số 21 ở tỉnh Chonburi và Trung tâm Kỵ binh ở tỉnh Saraburi. Thiếu tướng Varah khẳng định: "Các hoạt động trên không hề nhằm chuẩn bị cho một cuộc đảo chính nào như lời đồn. Người dân không nên lo ngại." Theo Thiếu tướng Varah, hiện các hoạt động tập rượt cho cuộc diễu hành đang diễn ra trong doanh trại Trung đoàn Bộ binh số 11. Thủ tướng Thái có rơi vào vết xe đổ của anh trai? Trong tình thế như hiện nay, Thủ tướng Yingluck chỉ biết dựa vào dân và lực lượng quân đội.

Posted Image

Thủ Thủ tướng Yingluck Shinawatra

Theo báo Bangkok Post, bà Yingluck đề nghị quân đội làm trung gian giữa chính phủ và lực lượng biểu tình Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC). Mới đây thủ lĩnh PDRC Suthep Thaugsuban đã đối thoại với một số quan chức quân đội. Ông Suthep vẫn đòi bà Yingluck phải từ chức và một chính phủ tạm thời thực hiện những cải tổ theo đề xuất của PDRC. Ông Suthep đe dọa bà Yingluck có thể sẽ phải ra nước ngoài và tài sản gia đình bà bị tịch thu nếu người biểu tình giành chiến thắng. Tuy nhiên bà Yingluck kêu gọi người biểu tình hãy tham gia bầu cử. Bà nhấn mạnh bầu cử không lập tức giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị nhưng sẽ giúp giảm căng thẳng, qua đó tạo cơ hội để chính phủ mới thực hiện các cải cách chính trị. “Nếu không muốn chính phủ cũ quay lại, các bạn hãy chiến đấu bằng lá phiếu” - bà Yingluck nhấn mạnh. Dù phía quân đội cam đoan không đảo chính, nhưng nhìn lại trường hợp xảy ra với ông Thaksin, người ta có quyền nghi ngờ điều này. Còn nhớ, năm 2006, các lời đồn đại về tình hình bất ổn của các lực lượng vũ trang và khả năng âm mưu đảo chính đã mở ra vài tháng trước khi nó dẫn đến cuộc đảo chính. Thậm chí, tướng Sonthi Boonyaratglin, người sẽ lãnh đạo lực lượng cầm quyền mới sau đó, đã phát đi các lời đảm bảo rằng quân đội sẽ không đọat quyền. Thế nhưng, trong lúc Thủ tướng Thaksin đang ở Thành phố New York để tham gia một cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tối 19/9/2006, quân đội và cảnh sát Thái Lan đã lật đổ chính phủ dân cử của Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Phe quân sự đảo chính đã hủy bỏ cuộc bầu cử theo dự tính này và đồng thời cũng tạm treo hiến pháp, giải tán Quốc hội, cấm các hoạt động phản đối và chính trị, đàn áp và kiểm duyệt các phương tiện truyền thông, tuyên bố thiết quân luật, và bắt bớ các thành viên nội các. Theo ĐVO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái Lan Shinawatra bác tin đồn đảo chính

(VIETNAM+)

Posted Image

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo hãng tin Kyodo, ngày 7/1, Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bác bỏ tin đồn sắp xảy ra đảo chính quân sự, đồng thời tuyên bố sẽ xử lý kiềm chế và bình tĩnh đối với cuộc đại tuần hành chống chính phủ dự kiến diễn ra vào ngày 13/1 nhằm làm "tê liệt" thủ đô Bangkok.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp nội các hàng tuần, bà Yingluck tuyên bố tin đồn đảo chính là vô căn cứ, đồng thời khẳng định: "Tôi tin rằng giới lãnh đạo quân đội sẽ tìm kiếm giải pháp lâu dài thay vì những biện pháp mà cộng đồng quốc tế cho rằng không thể chấp nhận được."

Bà cũng cam kết lực lượng an ninh sẽ ứng phó với các cuộc tuần hành vào ngày 13/1 tới bằng các biện pháp hòa bình nhằm ngăn chặn bạo lực.

Những người biểu tình tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tuần hành cuối cùng vào tuần tới bằng cách phong tỏa các tuyến đường ở Bangkok và cắt nguồn cung điện nước cho các cơ quan chính phủ cũng như tư dinh của Thủ tướng Yingluck./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan huy động hàng nghìn cảnh sát đối phó biểu tình

(VIETNAM+)

Posted Image

Cảnh sát chống bạo động Thái Lan. (Nguồn: AFP/ TTXVN)

Giới chức Thái Lan ngày 8/1 thông báo gần 15.000 cảnh sát và binh sĩ sẽ được triển khai ở Bangkok vào tuần tới để đối phó với kế hoạch "phong tỏa" thủ đô của người biểu tình đang tìm cách lật đổ chính phủ của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra.

Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, Người phát ngôn Cảnh sát quốc gia Piya Uthayo cho biết chính phủ sẽ huy động 14.880 cảnh sát và binh sĩ để ứng phó với kế hoạch biểu tình lớn nói trên.

Ông Piya nói: "Mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn bất cứ vụ bạo lực hay đụng độ nào."

Theo AFP, Thủ tướng Yingluck đã kêu gọi tiến hành bầu cử sau nhiều tuần diễn ra làn sóng biểu tình đường phố do phe đối lập phát động. Tuy nhiên, những người biểu tình đã thề sẽ ngăn chặn cuộc bỏ phiếu này. Người biểu tình tuyên bố họ sẽ chiếm thủ đô từ ngày 13/1 cho tới khi đạt được mục đích lật đổ chính quyền hiện nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người biểu tình Thái bị nã đạn

Ít nhất 7 người bị thương sau khi các tay súng không rõ danh tính nã đạn về phía người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm nay (11/1).

Posted Image

Thái Lan đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tuần qua.

Các thông tin cho biết, một nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch sau khi nhiều phát đạn được bắn ra trong hai vụ tấn công ban đêm nhằm vào khu tập trung chính của người biểu tình.

Hôm trước đó đã xảy ra một vụ đụng độ giữa các phe nhóm ủng hộ và chống chính phủ làm 6 người bị thương.

Phe đối lập đã nỗ lực hạ bệ Thủ tướng Yingluck Shinawatra kể từ tháng 11 năm ngoái. Người biểu tình muốn vô hiệu hóa cuộc bầu cử nhanh vào đầu tháng sau và đòi Thủ tướng cùng chính phủ lâm thời của bà từ chức.

Thủ đô Thái Lan cũng đang đứng trước nguy cơ bị những người chống chính phủ làm cho tê liệt hoàn toàn vào tuần tới, trong khi cảnh sát và quân đội lo ngại bạo lực sẽ tồi tệ hơn.

Chỉ huy quân đội Thái Lan, tướng Prayuth Chan-Ocha, hôm nay lên tiếng: "Tôi muốn kêu gọi tất cả các bên và mọi người, xin đừng đụng độ và ẩu đả nhau. Chúng ta đều là người Thái. Chúng ta có thể nghĩ khác nhau nhưng chúng ta không thể giết hại lẫn nhau".

Cảnh sát Thái Lan cho biết, vụ nổ súng đầu tiên diễn ra lúc khoảng 2h30 sáng, làm 2 người bị thương, trong đó có một nhân viên bảo vệ. Vụ thứ hai diễn ra vài giờ sau đó, làm bị thương 5 người.

Đảng Pheu Thai của Thủ tướng Yingluck được cho là sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng tới. Tuy nhiên, người biểu tình cho rằng các chính sách dân túy của bà đã tạo ra một nền dân chủ chia rẽ ở Thái Lan. Họ muốn chính phủ của bà trao quyền cho một "Hội đồng Nhân dân" không qua bầu chọn.

Một số người tin rằng cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck và bị lật đổ năm 2006 trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu, vẫn kiểm soát các sự kiện ở Thái Lan từ nước ngoài thông qua em gái và chính phủ của bà.

Thanh Hảo (Theo BBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan: Thành lập chính phủ mới gặp nhiều khó khăn

Hà Linh/Bangkok (Vietnam+)

Posted Image

Quốc hội Thái Lan. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ủy ban chống tham nhũng quốc gia Thái Lan (NACC) vừa ra quyết định sẽ xúc tiến các cáo buộc đối với 308 hạ nghị sỹ và thượng nghị sỹ bị tố cáo có những hành vi sai phạm liên quan tới việc sửa đổi hiến pháp để Thượng viện cũng trở thành cơ quan dân cử.

Quyết định này đang tạo ra một dấu hỏi lớn rằng chuyện gì có thể sẽ xảy ra và liệu nó sẽ ảnh hưởng thế nào tới cuộc bầu cử ngày 2/2 tới bởi đa phần số nghị sỹ này đều sẽ tranh cử.

Trường hợp bị kết tội, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới việc thành lập một chính phủ mới sau bầu cử bởi sẽ không có đủ số nghị sỹ cần thiết để triệu tập phiên họp đầu tiên.

Theo luật định Hạ viện mới sẽ phải triệu tập phiên họp đầu tiên gồm 95% trong tổng số 500 nghị sỹ (khoảng 475 nghị sỹ) để bầu ra Thủ tướng mới.

NACC là cơ quan có chức năng điều tra các cáo buộc về lạm dụng quyền lực tại Thái Lan. Qua điều tra sơ bộ, NACC nói rằng 308 nghị sỹ nói trên bị cho là vi phạm luật pháp vì tham gia soạn thảo và đề xuất điều khoản sửa đổi hiến pháp để biến Thượng viện thành cơ quan được bầu cử hoàn toàn. Tuy nhiên, Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra và 72 nghị sỹ khác không bị cáo buộc liên quan tới sửa đổi này.

Trường hợp NACC đưa ra được những bằng chứng xác thực, họ sẽ đệ trình cáo buộc lên Thượng viện, cơ quan có thẩm quyền ban hành lệnh cấm các nghị sỹ bị cáo buộc này tham gia chính trường trong vòng năm năm.

Tòa án hiến pháp cũng từng ra phán quyết rằng đề xuất sửa đổi hiến pháp trên là vi phạm điều 68, quy định cấm lợi dụng quyền lực để lật đổ chế độ quân chủ lập hiến.

Dựa trên phán quyết này, NACC đã lập luận rằng 308 nghị sỹ nói trên phải hiểu rằng dự thảo đó là giả mạo và họ phải có trách nhiệm hành động. Tuy nhiên, họ đã không làm.

Quyết định của NACC được đưa ra trong lúc Phòng trào biểu tình chống chính phủ đang gấp rút chuẩn bị cho một cuộc "tổng tấn công" đóng cửa Bangkok trong 20, từ ngày 13/1, nhằm ngăn cản tổng tuyển cử diễn ra.

Mục tiêu của người biểu tình là buộc Thủ tướng từ chức tạm quyền đề họ thành lập một Hội đồng nhân dân cải cách đất nước rồi mới tiến hành bầu cử và họ thề đạt mục tiêu đó bằng mọi giá.

Ủy ban bầu cử Thái Lan ngày 10/1 đã hối thúc chính phủ xem xét hủy cuộc bầu cử ngày 2/2 vì kết quả sẽ không hội đủ số nghị sỹ cần thiết để triệu tập phiên họp đầu tiên. Các thành viên Ủy ban bầu cử đã gợi ý cho Thủ tướng Yingluck sử dụng quyền để đề nghị Nhà Vua ra sắc lệnh hoãn bầu cử.

Ủy ban bầu cử cho rằng hiện có 28 khu vực bầu cử không thực hiện được việc đăng ký bởi sự ngăn cản của người biểu tình. Ngoài ra, còn có 22 khu vực bầu cử chỉ có một ứng cử viên.

Hiến pháp quy định rằng trong phiên họp đầu tiên của Hạ viện sau bầu cử, số nghị sỹ vắng mặt sẽ không được vượt quá 25 người. Với 28 khu vực không có bầu cử, thì cuộc tổng tuyển cử ngày 2/2 nếu diễn ra sẽ là sự lãng phí thời gian và ngân quỹ.

Ngoài ra, còn có thêm khả năng xảy ra một cuộc đảo chính tư pháp bởi quyết định xúc tiến cáo buộc của NACC cũng nhằm vào hàng loạt ủy viên chấp hành của đảng Vì Thái Lan.

Theo quy định, khi các ủy viên chấp hành của đảng đó cố tình vi phạm luật pháp, ngoài việc bản thân họ bị cấm hoạt động chính trị thì đảng đó còn bị giải thể.

Có thể những kịch bản của những năm 2007 và 2008 sẽ xảy ra khi hai đảng tiền thân của đảng Vì Thái Lan là Người Thái yêu người Thái và Quyền lực nhân dân đều bị giải tán vì những lý do này./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái Lan đề nghị quân đội làm trung gian hòa giải

Hà Linh/Bangkok (Vietnam+)

Posted Image

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: Guardianlv)

Ngày 11/1, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã kêu gọi quân đội làm trung gian đàm phán với những người biểu tình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.

Bà Yingluck tiếp tục khẳng định sẽ vẫn giữ vị trí Thủ tướng tạm quyền nhằm xúc tiến cuộc tổng tuyển cử ngày 2/2 và mở đường cho việc cải cách đất nước.

Theo bà Yingluck, Chính phủ Thái Lan sẵn sàng đối thoại với Phong trào biểu tình, những người đang có kế hoạch đóng cửa thủ đô Bangkok bằng việc chiếm các tuyến đường quan trọng và một số điểm thu hút đông người từ ngày 13/1.

Bà Yingluck còn nói Chính phủ Thái Lan sẵn sàng ủng hộ quân đội nếu họ có thể làm trung gian hòa giải cho các cuộc đàm phán giữa chính phủ và người biểu tình. Tuy nhiên, bà Yingluck vẫn nhắc lại rằng việc cải cách phải được thực hiện song song với bầu cử chứ không thể thực hiện trước cuộc bầu cử.

Bà Yingluck giải thích rằng nhiệm vụ chính của quân đội là bảo vệ đất nước, nhưng trong tình trạng hiện nay, họ vẫn có thể đóng vai trò là trung gian hòa giải. Chính phủ sẵn sàng ủng họ bất cứ bên nào có thể góp phần khởi động được cuộc đàm phán với người biểu tình./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người biểu tình bắt đầu huy động lực lượng tại Bangkok

(TTXVN)

Posted Image

Người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Bangkok ngày 9/1. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 12/1, người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã bắt đầu huy động lực lượng ở thủ đô Bangkok nhằm chuẩn bị cho chiến dịch "phong tỏa" đã được lên kế hoạch từ trước.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh lực lượng biểu tình đang tăng cường các nỗ lực nhằm lật đổ chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và ngăn cản cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/2 tới.

Tại khu vực tụ tập chính ở thủ đô Bangkok, người biểu tình bắt đầu đóng đồ và các vật dụng để đưa đến bảy địa điểm khác nhau trong ngày 13/1 nhằm làm tê liệt giao thông ở thủ đô.

Những người biểu tình cho biết họ sẽ phong tỏa các tuyến đường chính, ngăn cản công chức đến trụ sở và cắt điện một số cơ quan quan trọng của nhà nước.

Trong khi đó, những người ủng hộ chính phủ cũng tổ chức tuần hành nhưng tránh xa khu vực thủ đô.

Trả lời phỏng vấn tờ Sunday Nation xuất bản bằng tiếng Anh, thủ lĩnh người biểu tình Suthep Thaugsuban cho biết có thể xem xét chấm dứt các hành động chống đối chính phủ nếu có nguy cơ bùng phát thành nội chiến.

Tuy nhiên, ông bác bỏ mọi thỏa hiệp với chính phủ trước chiến dịch "phong tỏa" thủ đô Bangkok vào ngày 13/1.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãnh đạo biểu tình dọa bắt thủ tướng Thái

Người biểu tình Thái Lan hôm nay phong tỏa tòa nhà chính phủ và đe dọa sẽ đóng cửa chính phủ trong vài ngày tới, nếu không được thì sẽ bắt giữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra cùng các bộ trưởng.

Posted Image

Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban phát biểu trước những người ủng hộ ở Bangkok. Ảnh: AP

Hàng nghìn người tuần hành bên ngoài những tòa nhà chính phủ, ngăn không cho các công chức của các bộ, cục hải quan, cơ quan kế hoạch và Ngân hàng Trung ương Thái Lan tới công sở, nhằm gây áp lực để Thủ tướng Yingluck từ chức. Một số người biểu tình cũng đe dọa đóng cửa thị trường chứng khoán, trong khi các giao lộ chính ở thủ đô vẫn bị chặn.

"Trong hai hoặc ba ngày tới, chúng ta phải đóng cửa chính phủ", Reuters dẫn lời lãnh đạo phong trào biểu tình Suthep Thaugsuban nói với đám đông. "Nếu không được, chúng ta sẽ bắt thủ tướng và các bộ trưởng. Chúng ta sẽ bắt đầu cắt điện nước ở nhà của họ. Tôi khuyên họ hãy sơ tán con cái của mình".

Một nhóm sinh viên liên minh với Hội đồng Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) của ông Suthep còn đe dọa tấn công sở giao dịch chứng khoán. Nhóm sinh viên này cho rằng thị trường chứng khoán là hiện thân của "hệ thống tư bản xấu xa trải thảm cho Thaksin trở thành tỷ phú".

Tuy nhiên, phát ngôn viên của PDRC, Akanat Promphan cho biết thị trường chứng khoán không phải mục tiêu của họ.

"Chúng tôi sẽ không bao vây những nơi phục vụ lợi ích công cộng gồm sân bay, nhà ga hay sở giao dịch chứng khoán. Nhưng chúng tôi sẽ chặn đường vào các tòa nhà chính phủ để chính phủ phải ngừng hoạt động", Akanat nói.

Mặc dù tình hình khá ổn định và không khí biểu tình của hàng chục nghìn người giống như lễ hội, nhưng các nhà phân tích cho rằng khả năng về một giải pháp hòa bình để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở đây ngày càng thu hẹp.

"Khi những người biểu tình chống chính phủ tăng cường hoạt động, nguy cơ về bạo lực lan rộng trên đất nước ngày càng tăng và càng nghiêm trọng", báo cáo của Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) nhận định.

Việc gián đoạn hoạt động của chính phủ là một vấn đề lớn nữa mà bà Yingluck phải đối mặt sau khi đã phải giải tán quốc hội từ tháng 12 và kêu gọi cuộc bầu cử vào tháng 2 tới. Bà Yingluck đang làm việc từ một cơ sở của Bộ Quốc phòng ở ngoại ô Bangkok và điều hành một chính quyền lâm thời với quyền lực hạn chế.

Bà vừa lên tiếng mời các lãnh đạo biểu tình và các chính đảng tới thảo luận về khả năng hoãn bầu cử tới tháng 5 nhưng bị từ chối. Ông Suthep nói không có hứng thú với bầu cử, ông muốn chính phủ được thay thế bởi "hội đồng nhân dân", thay đổi hệ thống bầu cử để làm suy yếu các thế lực của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra

"Thỏa thuận hoãn cuộc bầu cử có thể giúp kéo dài thời gian để đàm phán nhưng chỉ là giải pháp tạm thời chứ không toàn diện, không thể trở thành thỏa thuận lâu dài cho trật tự chính trị trong tương lai", ICG viết. "Thái Lan đang có sự phân cực nghiêm trọng và triển vọng đạt được thỏa thuận là rất nhỏ".

Tổ chức này cho rằng nếu tình hình tiếp tục diễn biến căng thẳng, cơ quan tư pháp hoặc quân đội sẽ phải vào cuộc dù đã cố gắng giữ thái độ trung lập và từ chối đứng về phe nào. Quân đội Thái Lan từng tổ chức 18 lần đảo chính hoặc can thiệp vào chính trường trong 81 năm tồn tại của nền dân chủ nước này.

Theo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đêm bạo lực ở Bangkok

Đêm qua, bạo lực đã hoành hành ở Bangkok, gồm cả vụ ném bom vào nhà ông Abhisit Vejjajiva và hai vụ khác xảy ra ở Ratchathewi và Nang Loeng.

Posted Image

Chiếc xe buýt bị phóng hỏa trong bạo lực đêm qua

Một thiết bị nổ đã được ném vào khu nhà của lãnh đạo đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva ở Sukhumvit Soi 31 ngay trước lúc nửa đêm, song không ai bị thương.

Vụ nổ làm hư hại một phần mái và làm vỡ cửa sổ ngôi nhà của bố ông Abhisit là Athasit, người ở chung với cựu Thủ tướng Thái, cảnh sát Thong Lor cho hay.

Ông Abhisit và gia đình không có mặt ở nhà vào thời điểm đó.

Bốn nghi phạm, trong đó có một phụ nữ đã bị bắt song lại được thả, cảnh sát trưởng Bang Na là Thawatkiat Kuanchinda nói.

Trong khi đó, hai người, một được cho là nhân viên bảo vệ của Ủy ban cải tổ dân chủ nhân dân (PDRC) bị thương trong một vụ nổ súng gần cầu Hua Chang ở quận Ratchathewi, cảnh sát cho hay.

Khu vực này là điểm biểu tình của nhóm chống chính phủ.

Vụ việc xảy ra vào khoảng nửa đêm và các nhân chứng cho biết, phát súng xuất phát từ một tòa nhà trong khu vực.

Tại Nang Loeng, một xe buýt từ tỉnh Phatthalung đã bị phóng hỏa lúc 1h47h sáng nay. Không ai bị thương.

Tài xế Ampai Saengpratheep cho biết, chiếc xe chở người biểu tình từ các tỉnh phía nam tới địa điểm biểu tình.

Vụ nổ súng diễn ra khi PDRC, do cựu đảng viên Dân chủ Suthep Thaugsuban lãnh đạo, đang phát động một chiến dịch đóng cửa Bangkok.

Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra và nhà chức trách an ninh cho biết, họ lo ngại về một nhóm thứ ba có thể lợi dụng tình hình để kích động bạo lực.

  • Hoài Linh (Theo BKP, Nation)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng tạm quyền Yingluck bị điều tra tham nhũng

(Vietnam+)

Posted Image

Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo AFP, ngày 16/1, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia (NACC) của Thái Lan đã tiến hành điều tra Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra, một bước thụt lùi mới đối với chính quyền của bà Yingluck sau nhiều tuần diễn ra các cuộc biểu tình quy mô lớn của phe đối lập.

NACC thông báo họ sẽ điều tra cáo buộc bà Yingluck lơ là nhiệm vụ xung quanh một cuộc tranh cãi về chương trình trợ giá cho các nông dân trồng lúa.

Trả lời họp báo, người phát ngôn NACC Vicha Mahakun cho biết ủy ban này sẽ buộc tội 15 người khác, trong đó có một cựu bộ trưởng thương mại, về hành vi tham nhũng liên quan tới chương trình nói trên.

Chương trình về thóc gạo nói trên đã vấp phải những lời chỉ trích nặng nề của phe đối lập.

Kể từ hôm 13/1, người biểu tình đối lập đã phong tỏa các giao lộ chính ở thủ đô Bangkok như một phần trong các nỗ lực nhằm buộc bà Yingluck phải rời nhiệm sở và thành lập ra một "hội đồng nhân dân" như đã bổ nhiệm để thay thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng tạm quyền Yingluck bị điều tra tham nhũng

(Vietnam+)

Posted Image

Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày tam nương trong Tổng tuyên cử ở Thái Lan - mà Lý học đưa lên để chứng nghiệm - sẽ gây hiệu ứng xấu, không chỉ riêng với chính phủ của bà thủ tướng Yingluck Shinawatra. Mà còn dài dài với đất nước này. Chi vua Thái - người đứng đầu quốc gia - mới có thể hóa giải.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites