Thiên Sứ

Thái Lan Và Ngày Tam Nương

130 bài viết trong chủ đề này

Thưa quí vị và anh chị em.
Từ lâu, trên diễn đàn của chúng ta bàn nhiều về ngày Tam Nương - được coi là ngày xấu, cần kiêng cữ không nên bắt đầu và kết thúc bất cứ một việc gì. Đó là những ngày: Mùng 3. 7. 13. 18. 22. 27 Âm lịch hàng tháng.
Hôm nay. mùng 3. 7. 2011 trùng với mùng 3. 6 . Tân Mão là ngày Tam Nương sát, nhưng Thái Lan lại chọn đúng ngày này để tổ chức Tổng tuyển cử. Như vậy, xét về góc độ Lý học thì rõ ràng chính trường Thai Lan sẽ có nhiều biến động lớn với hậu quả hết sức tai hại.
Chúng ta chờ xem.....
.

==========================================

Chính trường Thái Lan chuẩn bị đón ‘bão’
Cập nhật lúc :7:02 AM, 02/07/2011

Thái Lan ngày 3/7 tổ chức tổng tuyển cử. Dù kết quả ra sao thì chính trường nước này cũng sẽ rung chuyển, thậm chí là xảy ra cả biểu tình, xung đột bạo lực như năm ngoái.

Sẵn sàng bầu cử
Theo VietnamPlus, công tác chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan dự kiến vào ngày 3/7 tới tương đối hoàn tất.
Khoảng 97.000 đơn vị bầu cử trên khắp xứ “chùa Vàng” đã sẵn sàng. Danh sách các ứng viên được dán tại các đơn vị bầu cử từ nhiều ngày nay.
Hơn 3.820 ứng viên thuộc 40 chính đảng sẽ đua tranh vào 500 ghế trong Hạ viện nhiệm kỳ mới, trong đó có 1.410 ứng viên đăng ký tranh 125 ghế bầu theo hệ thống danh sách đảng. Ngoài ra, hơn 2.400 ứng viên tranh cử trực tiếp 375 ghế tại các khu vực bầu cử.

tg998z1.jpg

125 hạ nghị sỹ được bầu theo hệ thống danh sách của đảng và 375 hạ nghị sỹ được bầu trực tiếp tại khu vực bầu cử. Ủy ban bầu cử Thái Lan huy động một lực lượng lên tới 1,2 triệu người để thực hiện các nhiệm vụ.
Trong khi đó, khoảng 100.000 cảnh sát sẽ được triển khai tại các khu vực bỏ phiếu, bên cạnh 200 đại đội quân đội được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó quanh Thủ đô Bangkok. Xe cảnh sát được sử dụng để vận chuyển phiếu bầu dưới sự giám sát của nhân viên Ủy ban bầu cử.
Ngoài 105 tổ chức tư nhân đăng ký giám sát bầu cử, các quan sát viên của Liên minh châu Âu và 10 nước khác cũng được mời tham dự.
Chi phí vận động trong cuộc bầu cử lần này dự kiến lên tới hai tỷ USD.
Trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 3/7 tới, hơn 50 triệu cử tri Thái Lan sẽ bầu 500 đại biểu vào Hạ viện nhiệm kỳ mới.

tg998z134.jpg
Hai đảng lớn nhất là Dân chủ và Vì nước Thái (Puea Thai) có số ứng viên tranh cử nhiều nhất trong cả hai hệ thống.

Ít khác biệt
Hiện đi đâu ở Thái Lan cũng thấy tranh, ảnh cổ động bầu cử mà trên đó ghi những “lời hứa” của tất cả các đảng phái như tặng máy tính bảng, tăng lương, xây tàu cao tốc hay giảm thuế… Tuy nhiên, lần bầu cử này thực chất chỉ là cuộc đua song mã, quyết liệt giữa hai đảng lớn Puea Thai của bà Yingluck, em gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Ajjajiva - đảng lâu đời nhất ở Thái Lan.
Giống như đa số các chính đảng Thái Lan, cả Puea Thai và Dân chủ đều nhấn mạnh đến vấn đề kinh tế, phúc lợi xã hội, đảm bảo cuộc sống cho người dân, chính sách thuế, giải quyết vấn đề nợ, giao thông, y tế và giáo dục.
Nói cách khác, cương lĩnh tranh cử của hai đảng chính trong cuộc bầu cử tương đối giống nhau: tăng cường đầu tư cho hạ tầng (từ tàu cao tốc tới mở rộng hệ thống tàu điện ngầm) và tăng chi tiêu, nhất là ở khu vực nông thôn.
Về phía bà Yingluck, em gái ông Thaksin còn hứa sẽ khởi động lại các chính sách của anh trai mình nếu đảng Puea Thai giành đủ số phiếu để tự mình lập Chính phủ.
Đây chính là những chính sách mà ông Thaksin từng áp dụng để giành thắng lợi áp đảo trong các cuộc bầu cử 2001 và 2005 trước khi bị đảo chính năm 2006. Điều đáng quan tâm là ngay cả trong thời điểm hiện tại, Chính phủ của ông Abhisit cũng tiếp tục triển khai các chương trình như chăm sóc y tế với giá rẻ, hay cấp tín dụng với lãi xuất thấp…như thời ông Thaksin.
Cuối cùng, Puea Thai còn đưa ra chính sách tạm gác mâu thuẫn chính trị, khôi phục và phát triển đất nước, hòa giải, đoàn kết và thực thi chính sách dân túy.
Tương tự, đảng Dân chủ nhấn mạnh tới bảo đảm bình yên cho người dân, không bạo lực; làm việc vì nhân dân, nỗ lực ổn định kinh tế, tăng lương cơ bản và tiếp tục áp dụng chính sách phổ cập giáo dục.
Ngoài ra, họ còn hứa hẹn về những chính sách dân túy ngắn hạn tương tự. Đồng thời, họ cũng cam kết sẽ không phản đối nếu Puea Thai chiến thắng minh bạch.
Lãnh đạo đảng Dân chủ là Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cho rằng bầu cử công bằng, trong sạch là đảm bảo cho ổn định của đất nước; các bên phải tôn trọng kết quả bầu cử và bình yên của đất nước phải dựa trên sự tôn trọng luật pháp.
Kinh tế gia Usara Wilaipich khẳng định: “Nếu bạn quan sát kỹ các chính sách của hai đảng thì chẳng thấy có nhiều khác biệt”.

tg998z12.jpg
Bà Yingluck đang là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức Thủ tướng.

Nguy cơ lạm phát
Bất kể ai, Puea Thai hay Dân chủ thành lập tân Chính phủ, họ sẽ phải thực hiện những cam kết tranh cử như trên. Điều đó sẽ “thổi bùng” chi tiêu, đầu tư ở Thái Lan theo hiệu ứng Keynes.
Giống như dưới thời ông Thaksin, các chính sách này giúp GDP giai đoạn 2002 – 2006 đạt mức 5,7% dù giá dầu tăng cao, chiến tranh Iraq căng thẳng và đại dịch SARS tràn qua Đông Nam Á. Trước đó, GDP Thái Lan chỉ là 2,2% trong năm 2001 sau một thời gian dài thập kỷ khủng hoảng trầm trọng.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay cũng có nhiều khác biệt nên xét về mặt trái, việc "bơm tiền" vào thị trường cũng sẽ gây không ít tác động tiêu cực, từ việc nợ công sẽ tiếp tục tawnng cao cho tới Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc cải tổ kinh tế, chống lạm phát.
Đây là những thách thức lớn của tân Chính phủ bởi lạm phát đang tăng nhanh ở nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á. Trợ lý Thống đốc ngân hàng Thái Lan Governor Paiboon Kittisrikangwan chia sẻ: “Mọi người dường như đang cạnh tranh với nhau xem ai có thể chi nhiều tiền hơn mà không quan tâm tới sự phát triển lâu dài”.

tg998z13.jpg
Các đảng phái đang tập trung thu hút cử tri nên hứa "hơi nhiều".

Trong khi đó, giới đầu tư "đánh hơi" được những bất ổn có thể tái diễn tại Thái Lan nên không ít doanh nghiệp dần rút khỏi thị trường này từ tháng 5, hai tháng trước cuộc tổng tuyển cử.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng dự đoán, nếu chính trường Thái Lan ổn định từ tháng 9 (hai tháng sau bầu cử) thì có khả năng, các nhà đầu tư sẽ quay lại và góp phần phát triển kinh tế Thái Lan.

Kỳ II: Chính trường Thái Lan sẽ ra sao?
Nam Việt (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và nếu để ý trong năm 2011 này có sự trùng lắp đặc biệt trong tháng 7- 2011 năm ngày thứ 6, thứ 7 năm ngày Chủ Nhật, tiếp theo đó là tháng 10 và tháng 12 có năm ngày thứ bảy. Sự kiện này hình như bao nhiêu chục năm mới lập lại. Tính về mặt hưởng lương nhà nước CB & Công Chức được nghĩ 10 ngày trong tháng 7/2011.

Riêng tháng 8-2011 chúng ta cũng phải đi qua 7 ngày Tam Nương. Dôi ra 1 ngày so với 6 ngày của tháng khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và nếu để ý trong năm 2011 này có sự trùng lắp đặc biệt trong tháng 7- 2011 năm ngày thứ 6, thứ 7 năm ngày Chủ Nhật, tiếp theo đó là tháng 10 và tháng 12 có năm ngày thứ bảy. Sự kiện này hình như bao nhiêu chục năm mới lập lại. Tính về mặt hưởng lương nhà nước CB & Công Chức được nghĩ 10 ngày trong tháng 7/2011.

Riêng tháng 8-2011 chúng ta cũng phải đi qua 7 ngày Tam Nương. Dôi ra 1 ngày so với 6 ngày của tháng khác.

Đã vậy quẻ lúc xem thử Thai Lan ra sao lại gặp Tử Lưu Niên - Giờ Mão ngày 3. 6. Tân Mão Việt lịch.

Khả năng có âm mưu tác động hoặc hỗ trợ từ bên ngoài đến chính trường Thái là rất cao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dù kết quả bầu cử hôm 3/7 có ra sao thì Thái Lan gần như chắc chắn sẽ lại rơi vào rối loạn chính trị, thậm chí là bất ổn xã hội.

Tương lai rối loạn

Theo các cuộc thăm dò dư luận, hiện đảng Puea Thai của phe ông Thaksin dẫn đầu cuộc đua song mã khi giành được 38% số phiếu bầu, bỏ xa đảng Dân chủ là 22%.

Nguyên nhân là từ thời làm Thủ tướng, ông Thaksin dù không được lòng số ít cử tri “giàu có bảo thủ” và bị lực lượng này lật đổ năm 2006 nhưng lại giành được sự ủng hộ to lớn của cử tri nông thôn với những chính sách dân túy. Kế thừa "di sản" này, Puea Thai tất nhiên được lòng nhiều cử tri.

Ngược lại, đảng Dân chủ dù “cao tuổi” nhất ở Thái Lan nhưng trong hai thập kỷ qua, họ chưa giành thắng lợi trong bất cứ cuộc tổng tuyển cử nào; cũng như không có chính sách dân túy hiệu quả của riêng mình.

Posted Image

Puea Thai được ủng hộ mạnh mẽ.Do đó, nhiều chuyên gia dự đoán, đảng Puea Thái dễ thắng cử nhất. Vấn đề sẽ chỉ còn lại là họ thắng với "tỉ số" bao nhiêu mà thôi.

Nếu giành được quá bán số phiếu bầu, họ sẽ tự mình đứng ra lập tân Chính phủ. Trong trường hợp không giành được 50% số phiếu (nhiều chuyên gia dự đoán Puea Thai sẽ giành 220 – 240 ghế trong tổng số 500 ghế ở Quốc hội mới), họ sẽ phải liên minh với một số đảng nhỏ hơn để lập Chính phủ.

Một rào cản cho kế hoạch này của Puea Thai chính là ông Thaksin bởi hiện một số đảng nhỏ không ưa ông, trong khi Puea Thai đang nỗ lực đưa ông hồi hương từ Dubai.

Nhưng dù trường hợp nào trên đây xảy ra, Puea Thai của ông Thaksin và em gái Yingluck sẽ vấp phải sự chống đối của giới “thượng lưu” và một bộ phận tướng lĩnh quân đội (nhất là những người từng góp tay lật đổ ông Thaksin năm 2006).

Bằng chứng là theo RUVR, ngày càng xuất hiện nhiều tin đồn về cuộc đảo chính quân sự sẽ xảy ra ở Thái Lan trong trường hợp Puea Thai giành chiến thắng.

Các phương tiện truyền thông đưa tin rằng, nhiều đơn vị quân sự đang ở trong tình trạng cảnh giác cao…; bất chấp việc Tư lệnh lục quân Thái Lan là Tướng Prayut Chan-Ocha hôm 1/7 cương quyết phủ nhận tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự đang được chuẩn bị ở nước này; kêu gọi các quân nhân đứng ngoài chính trị và giữ quan điểm trung lập trong quan hệ với các lực lượng chính trị.

Tìm hiểu động cơ của quân đội, nhà phân tích Kan Yuenyong của Tổ chức tình báo Siam nhận định, người có khả năng làm Thủ tướng là bà Yingluck vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi ông Thaksin, người có thể muốn “cơ cấu” lại quân đội, “trả thù” việc bị đảo chính năm 2006. Do đó, quân đội đang đối mặt với nguy cơ lớn, thậm chí là cả khả năng bị thanh lọc nếu bà Yingluck trở thành Thủ tướng.

Một nhà phân tích giấu tên thì cho rằng: “Đảo chính là lựa chọn mà Tướng Prayut không muốn thực hiện bởi Bangkok sẽ tràn ngập phe "áo đỏ" ủng hộ bà Yingluck. Tuy nhiên, nếu Chính phủ của đảng Puea Thai thanh lọc quân đội, ông Prayut không còn lựa chọn nào khác”.

Tương tự, nhà phân tích Kan Yuenyong chia sẻ: “Đảo chính là kịch bản tồi tệ nhất nhưng không thể không tính tới nếu ông Thaksin nắm lại quyền lực. Quân đội có những bài học trong quá khứ và họ sợ ông Thaksin trả thù”.

Do đó, trong giai đoạn trước thềm tổng tuyển cử như hiện nay, bà Yingluck nhiều lần khẳng định sẽ nỗ lực hòa hợp dân tộc; cũng như không can thiệp vào các lực lượng vũ trang nếu trở thành Thủ tướng nhằm trấn an quân đội. Tuy nhiên, dường như quân đội không tin cam kết của bà Yingluck nên mới xuất hiện nhiều tin đồn như trên.

Posted Image

Quân đội không ưa "áo đỏ" và ông Thaksin.

Bên cạnh quân đội, Puea Thai còn có đối thủ là Liên minh vì Dân chủ (hay còn gọi là “áo vàng”). Lực lượng ủng hộ phe thủ cựu và đảng Dân chủ này rất có thể lại xuống phố tuần hành, biểu tình và gây áp lực như trong quá khứ, đe dọa gây bất ổn ở Thái Lan nếu Puea Thai thành lập Chính phủ.

Do đó, để tránh nguy cơ bị đảo chính và bị phe “áo vàng phá rối”, Puea Thai có thể sẽ thỏa hiệp với quân đội mà theo đó, tân Chính phủ sẽ không “động chạm” vào quân đội, thậm chí là “tặng” cả ghế Bộ trưởng Quốc phòng cho một vị tướng nào đó.

Nếu vượt qua mọi thách thức, Puea Thai sẽ tự lập Chính phủ hoặc liên minh với đảng khác. Khi đó, em gái ông Thaksin là Yingluck sẽ làm Thủ tướng.

Dù vậy, khi đó khó khăn vẫn còn bởi bà Yingluck dù là nhà kinh tế tài năng nhưng kinh nghiệm chính trị vẫn còn non nớt, là một điểm yếu của Puea Thai trong chính trường nhiều biến động ở Thái Lan.

Posted Image

Phe "áo vàng" có khả năng lại làm Bangkok tê liệt.

Ngược lại, trong trường hợp đảng Dân chủ dẫn đầu cuộc tổng tuyển cử (khả năng rất thấp) thì sẽ dễ dàng lập Chính phủ liên minh bởi họ có quan hệ tốt với nhiều đảng phái và nhiều nhân vật có quyền thế, kể cả lực lượng bảo Hoàng.

Khi đó, người của Mặt trận dân chủ chống độc tài (hay còn gọi là “áo đỏ”) ủng hộ ông Thaksin và Puea Thai sẽ lại xuống đường và có những hành động tương tự phe “áo vàng”; chỉ có khác là lực lượng này sẽ không được quân đội và một bộ phận có tư tưởng bảo Hoàng ủng hộ

.Posted Image

"Áo đỏ" sẽ không ngồi yên nếu đảng Dân chủ thắng cử hoặc Puea Thai bị "chơi xấu".

Còn trong trường hợp dễ xảy ra nhất là không đảng nào giành được quá bán số phiếu bầu và đảng Dân chủ chỉ thua đảng Puea Thai một ít thì xét toàn cục, lợi thế nghiêng về đảng Dân chủ bởi họ có nhiều cơ hội hơn Puea Thai để lập liên minh với các đảng phái khác để lập Chính phủ liên minh, cũng như không bị quân đội "ghét".

Nhưng dù kịch bản nào trên đây xảy ra thì chính trường Thái Lan cũng sẽ không sớm ổn định, thậm chí là sẽ chìm sâu vào rối loạn như những năm vừa qua.

(baodatviet.vn)

================================

Khả năng sẽ có tranh giành quyền lực kéo dài sau bầu cử ở Thái Lan rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị và anh chị em.

Từ lâu, trên diễn đàn của chúng ta bàn nhiều về ngày Tam Nương - được coi là ngày xấu, cần kiêng cữ không nên bắt đầu và kết thúc bất cứ một việc gì. Đó là những ngày: Mùng 3. 7. 13. 18. 22. 27 Âm lịch hàng tháng.

Hôm nay. mùng 3. 7. 2011 trùng với mùng 3. 6 . Tân Mão là ngày Tam Nương sát, nhưng Thái Lan lại chọn đúng ngày này để tổ chức Tổng tuyển cử. Như vậy, xét về góc độ Lý học thì rõ ràng chính trường Thai Lan sẽ có nhiều biến động lớn với hậu quả hết sức tai hại.

Chúng ta chờ xem......

Khả năng sẽ có tranh giành quyền lực kéo dài sau bầu cử ở Thái Lan rồi.

Con đường bất ngờ đến chức thủ tướng của em gái Thaksin

(Dân trí) - Chỉ trong vài tuần, bà Yingluck Shinawatra đã từ một nhà chính trị “bất đắc dĩ” trở thành một nữ thủ lĩnh đầy tự tin và tham vọng - một nhân vật chính trị tài ba ẩn trong vẻ bề ngoài nữ nhi và xinh đẹp - báo chí Thái Lan viết.

Posted Image

Bà Yingluck Shinawatra đi bỏ phiếu tại Bangkok ngày 3/7.

“Con bài” cuối cùng?

y ban bầu cử Thái Lan ngày 4/7 tuyên bố sau khi tất cả số phiếu đã được kiểm, Đảng Puea Thai đã giành được 265 ghế trong tổng số 500 ghế ở Hạ viện trong khi Đảng Dân chủ của đương kim Thủ tướng Abhisit Vejjajiva chỉ giành được 159 ghế. Kết quả bầu cử trên đã ghi dấu sự trở lại ấn tượng của những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thái Lan bị lật đổ Thaksin Shinawatra, đồng thời cho thấy khả năng bà Yingluck Shinawatra sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của đất nước xứ Chùa Vàng này.

Ban đầu, Yingluck Shinawatra hoàn toàn không muốn dính đến chính trị. Sinh năm 1967, hiện đang là chủ tịch của công ty bất động sản SC Assets có trụ sở tại Bangkok, bà muốn toàn tâm toàn ý cho công việc kinh doanh. Nhưng cách ngày bầu cử Quốc hội Thái Lan đúng một tháng rưỡi, tên bà Yingluck - em gái út của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, đã chính thức được đảng Puea Thai (Vì nước Thái) công bố là lãnh đạo đảng này.

Đảng Puea Thai, vừa đăng ký thành lập vào tháng 9/2008, là “sự tàng hình” của People's Power Party (PPP - Đảng Sức mạnh Nhân dân), đảng cầm quyền trước đây bị giải tán theo phán xét của tòa án do một số người điều hành đảng này vi phạm pháp luật. PPP ủng hộ hoạt động của “phe áo Đỏ”, được sự nâng đỡ của cựu Thủ tướng Thaksin bị lật đổ vào năm 2006.

Ngay từ khi thành lập đảng, bà Yingluck đã là lựa chọn hàng đầu của ông Thaksin để đảm nhiệm vị trí lãnh đạo đảng, nhưng bà đã từ chối. “Tôi không sẵn sàng từ bỏ cuộc sống của tôi, đặc biệt là hạnh phúc của con trai tôi, để đổi lấy vị trí đầu tiên trong đảng”, bà nói với một thành viên trong đảng Puea Thai hồi đầu năm nay. Bà có một con trai và kinh nghiệm của bà có được toàn bộ là từ công việc kinh doanh của tập đoàn gia đình Shinawatra, bắt đầu với Shinawatra Directories Co.

Nhưng Yingluck đã bị thuyết phục vào giờ chót. Quyết định của đảng Puea Thai ngày 16/5 đề cử bà Yingluck làm thủ lĩnh không phải là điều khiến dư luận trong và ngoài nước Thái ngạc nhiên.

Cựu thủ tướng Thaksin hiện đang sống lưu vong tại Dubai để tránh khỏi phải thụ bản án tù 2 năm vì các tội danh tham nhũng, những tội danh mà ông nói là do động lực chính trị. Trong quá khứ ông từng gọi bà Yingluck, em gái của ông, là giống ông như đúc. Không ít ý kiến cho rằng bà Yingluck là “con bài chính trị cuối cùng” trong tay cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong ở nước ngoài. Ý kiến còn lại băn khoăn rằng liệu bà sẽ làm được gì trong cuộc cạnh tranh được dự báo là quyết liệt ngay từ những phút đầu này?

Con đường đến thành công

Bà Yingluck là con út trong trong gia đình có 9 người con. Bà tốt nghiệp cử nhân khoa học chính trị và quản lý công tại đại học Chiang Mai - TL năm 1988 và có bằng thạc sỹ ngành quản lý công tại đại học Kentucky State University, Mỹ, hai năm sau đó.

Nữ doanh nhân 44 tuổi chưa bao giờ nắm giữ một chức vụ nào trong chính phủ. Nhưng báo chí TL cũng cho rằng giống như người anh, bà có những cảm thông với cử tri theo một phong cách mà đương kim thủ tướng Abhisit Vejjajiva không thể có.

Và bà Yingluck đã làm được và làm tốt để trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan nhờ chiến dịch vận động tranh cử hoành tráng, với đội ngũ cố vấn chính trị đông đảo - những người đã giúp bà hoạch định từng bài phát biểu, từng cái vẫy tay, từng thông điệp và cam kết nặng ký để làm nổi bật thế mạnh của bà trong khi lu mờ những điểm yếu.

Vị “cố vấn” đầu tiên và sát sao nhất chắc chắn là anh trai của bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người trong suốt chiến dịch vận động trạnh cử đã “điều khiển” các cuộc họp hàng tuần qua điện thoại để vạch các đường đi nước bước chiến lược cho em gái, và quan trọng hơn, là khẳng định với em gái rằng bà có thể lãnh đạo đất nước.

Trong những ngày đầu tranh cử, bà Yingluck rất tránh đề cập đến những tranh cãi về vấn đề chính sách. Tiến tới, bà hứa nếu trở thành thủ tướng sẽ khôi phục nền kinh tế, cải thiện đời sống người dân, đảm bảo thực thi công lý trong mọi tiến trình tư pháp và tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Bà Yingluck đề nghị đảng Puea Thai ủng hộ bà giống như từng ủng hộ ông Thaksin.

Bà đều đặc truyền tải các thông điệp; nhấn mạnh sự liên kết và thông cảm với những đau khổ của người dân; nêu bật cương lĩnh của đảng Vì nước Thái, gói chính sách mới được phác thảo nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhóm lợi ích - nông dân, người nghèo, trí thức, tầng lớp trung lưu…; không né tránh con số lạm phát đang gia tăng và đề cập cả những điều đảng Dân chủ đối thủ chưa hoàn thành trong 2 năm qua.

Những bài phát biểu của bà ngày càng tinh tế hơn, chọn lọc hơn và đi vào lòng người hơn. Những người trong đảng của bà nói rằng chỉ trong vài tuần qua, bà Yingluck đã chính trở thành một ứng cử viên sáng giá và lập tức con số tỷ lệ ủng hộ bà trong mỗi cuộc điều tra dư luận cũng đều đặn tăng lên.

Thắng lợi và những thách thức

“Nếu trở thành thủ tướng, tôi sẽ không tìm cách báo thù đối với những đối thủ chính trị của gia đình, trái lại sẽ làm hết sức mình để sửa chữa lỗi lầm, khuyết điểm của các thế hệ đi trước”, bà Yingluck nói trong một tuyên bố rất đáng chú ý.

Bà Yingluck đã cam kết sẽ thực thi các chương trình dành cho quần chúng và nối nhịp cầu hàn gắn tình trạng chia rẽ sâu đậm đã có ở Thái Lan kể từ khi người anh Thaksin của bà bị lật đổ trong một vụ đảo chính năm 2006. Theo dự kiến, bà cũng sẽ theo đuổi việc ân xá cho những người bị khép vào các tội hình sự chính trị, để cho anh của bà được trở về Thái Lan.

Với kết quả kiểm toàn bộ số phiếu, Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm của Thái Lan, Tướng Prawit Wongsuwon, ngày 4/7 đã tuyên bố quân đội đầy quyền lực của nước này chấp nhận chiến thắng vang dội của Đảng Puea Thai - động thái sẽ giúp làm lắng dịu nguy cơ về một cuộc đảo chính mới.

Thắng lợi này đánh dấu một sự đảo ngược cho ông Thaksin và các đồng minh của ông gần 5 năm sau khi ông bị buộc phải rời khỏi quyền lực vì một vụ đảo chính của quân đội.

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại với công ty truyền hình Thái Lan Thai PBS một giờ sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu, ông Thaksin Shinawatra nói rằng việc các cử tri bỏ phiếu cho đảng Puea Thai thể hiện tiếng nói của người dân hướng tới hòa giải. Chiến thắng của đảng Puea Thai là nhờ nỗ lực tập thể của hàng ngũ lãnh đạo đảng này, chứ không phải do ông.

Ông tuyên bố sẽ không trở về Thái Lan nếu việc trở về đó khuấy động tình hình và bản thân ông cũng không muốn gây rắc rối. Tuy nhiên, ông sẽ từ Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất) trở về Thái Lan vào thời điểm thích hợp.

Lên tiếng trên đài truyền hình quốc gia từ trụ sở của đảng Puea Thai, bà Yingluck nói lên quyết tâm sẽ thực thi những lời hứa khi bà vận động bầu cử và sẽ không làm người dân thất vọng. Nhưng bà cũng không quên nhắc đến sứ mạng trước mắt đầy khó khăn: giải quyết vấn đề cơm áo cho dân, cải thiện nền kinh tế và đặc biệt là làm thế nào để lãnh đạo quốc gia để đi đến chỗ đoàn kết và hòa giải.

Con đường đang rộng mở để bà Yingluck trở thành thủ tướng thứ 28 của Thái Lan và là nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử nước này. Nhưng có thể “nói dễ hơn làm”, nhất là nếu bà Yingluck dự tính ân xá được xúc tiến và ông Thaksin được phép trở về Thái Lan.

Nguyễn Viết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phiền phức rồi!

Đây là điều đã được dự báo từ trước: Bầu cử vào ngày Tam Nương....

Chứng tỏ Thái Lan không có cao thủ Lý học.

==============================================================

Bà Yingluck Shinawatra chưa được chứng nhận chiến thắng

13/07/2011 12:00

(TNO) Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã đưa ra một quyết định đầy bất ngờ vào đêm 12.7, khi hoãn việc chứng nhận chiến thắng cho thủ tướng tương lai Yingluck Shinawatra, theo tờ Bangkok Post.

Bà Yingluck cùng thủ tướng sắp mãn nhiệm Abhisit Vejjajiva thuộc đảng Dân chủ và một số lãnh đạo thuộc phe áo đỏ đã không có tên trong danh sách 358 hạ nghị sĩ được chứng nhận trúng cử mà Ủy ban Bầu cử công bố trong hôm 12.7.

Posted Image

Bà Yingluck Shinawatra cùng con trai giao lưu với cựu tuyển thủ Anh Robbie Fowler tại trụ sở CLB Muang Thong United, nơi cựu tiền đạo của Liverpool vừa mới ký hợp đồng thi đấu 1 năm - Ảnh: AFP

Tổng cộng có 142 người chưa được công nhận trúng cử trong đợt chứng nhận đầu tiên vì họ đang đối mặt với các khiếu nại về việc vi phạm quy định bầu cử. Việc chứng nhận những người này sẽ tùy thuộc vào kết quả điều tra.

Một khi các cuộc điều tra được hoàn tất, Tòa án Hiến Pháp sẽ quyết định xem có loại những người bị phát hiện vi phạm quy định bầu cử hay không.

Ông Abhisit vốn bị cáo buộc đã mua phiếu bầu khi vận động tranh cử ở tỉnh Samut Prakan. Trong khi đó, bà Yingluck đối mặt với các cáo buộc khác sau khi được Ủy ban Bầu cử xác nhận không vi phạm quy định bầu cử trong chiến dịch tranh cử ở tỉnh Nakhon Ratchasima vào ngày 31.5, khi bà nấu mì và chia cho những cử tri.

Tuy vậy, bà Yingluck vẫn tỏ ra bình tĩnh khi phát biểu với báo giới trong hôm nay. Hãng AP dẫn lời bà Yingluck nói: “Tôi tin Ủy ban Bầu cử sẽ đem lại công lý cho tôi và đảng Puea Thai”.

Bà Yingluck mô tả việc hoãn chứng nhận là một phần trong “quy trình bình thường” của Ủy ban Bầu cử.

Theo hãng AP, bất kỳ động thái nào nhằm loại bỏ bà Yingluck cũng có thể kích động một cuộc đại biểu tình của những người ủng hộ bà Yingluck và cuốn đất nước ở Đông Nam Á này vào một vòng xoáy hỗn loạn chính trị mới.

Bà Yingluck là em gái út của cựu thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự vào năm 2006. Cuộc đảo chính này đã mở màn cho những năm tháng đầy sóng gió trên chính trường Thái Lan.

Tổng thư ký Ủy ban Bầu cử Thái Lan Suthiphon Thaveechaiygarn đã thông báo những người được chứng nhận sau một cuộc họp kéo dài 8 tiếng đồng hồ vào hôm qua.

Để có thể triệu tập Hạ viện, ít nhất 95% số hạ nghị sĩ hay 475 trong tổng số 500 ghế phải được chứng nhận. Tỷ lệ chứng nhận trúng cử trong đợt đầu tiên chỉ mới là 79,6%.

Ông Suthiphon nói Ủy ban Bầu cử dự kiến sẽ chứng nhận trúng cử cho 126 người vào tuần tới để Hạ viện có thể được triệu tập.

Hiến pháp Thái Lan vốn quy định Hạ viện phải được triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ cuộc tổng tuyển cử.

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

6 chính đảng tại Thái Lan có thể bị giải thể

Hiện đang xuất hiện cáo buộc bà Yingluck Shinawatra đã hỗ trợ 315-316 triệu baht để ủng hộ các hoạt động của phe Áo đỏ giai đoạn 2009-2010 Thủ tướng mới được bổ nhiệm của Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, khẳng định bà lạc quan rằng đảng của bà sẽkhông chịu ảnh hưởng gì từ những cáo buộc liên quan đến cuộc bầu cử ngày 03/07/2011.

Ủy ban bầu cử Thái Lan đã chấp thuận kết quả bầu cử cho 358/500 ứng viên thế nhưng không chấp nhận kết quả của 142 ứng viên.

Trong cuộc bầu cử mới đây,đảng Puea Thai đã chiến thắng vang dội.

Ủy ban bầu cử Thái Lan có khoảng thời gian từ nay đến cuối tháng 7/2011 để tìm hiểu và đưa ra quyết định cuối cùng về các lời cáo buộc và chấp thuận cho kết quả bầu cử của khoảng 95% nghị sỹ tương đương 475 ghế trong Hạ viện Thái Lan và cho phép quá trình chuyển giao quyền lực tại nước này được diễn ra và việc lựa chọn Thủ tướng bắt đầu.

Tổng thư ký Đại hội Nhân dân Thái Lan Chaiwat Sinsuwong đã đệ đơn đề nghị Ủy ban bầu cử (EC) giải tán 6 chínhđảng bao gồm: Pheu Thai (Đảng Vì Nước Thái), Dân Chủ, Bhumjaithai, Chartthaipattana, Chart Pattana Puea Pandin và Palang Chon.

Ông Chaiwat cáo buộc các đảng này đã vi phạm quy định cấm các cá nhân bị khai trừ khỏi chính trường tham gia vào chính sự.

Ông cỏn tuyên bố đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) và Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) thuộc cùng một tổ chức chính trị.

Hiện đang xuất hiện cáo buộc bà Yingluck Shinawatra đã hỗ trợ 315-316 triệu Baht để ủng hộ các hoạt động của phe Áo đỏ giai đoạn 2009-2010

Thái Lan nâng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát

Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Trung ương Thái Lan nâng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản lên 3,25% và khẳng định sẽ tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Chính phủmới của Thái Lan đặt mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế và tăng lương.

Tuần trước, Ngân hàng Trungương Trung Quốc cũng đã nâng lãi suất cơ bản,

Tháng 6/2011, Ngân hàng Trungương Đài Loan, Malaysia và Philippin và Ấn Độ nâng lãi suất.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan thể hiện sự lo lắng về khả năng lạm phát leo cao bởi chính phủ mới của bà Yingluck Shinawatra đã cam kết nâng lương tối thiểu thêm 40% trong các cuộc vận động tranh cử của mình.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tuyên bố: “Các biện pháp như nâng lương tối thiểu và chi tiêu sẽ chỉ khiến áp lực lạm phát tăng cao hơn.”

(CafeF)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cơn địa chấn mới trên chính trường Thái Lan

Thứ năm, 14/07/2011, 17:55 (GMT+7)

Ngày 14-7, Liên minh Nhân dân vì Dân chủ ở Thái Lan (PAD) đã yêu cầu Tòa án Tối cao nước này tuyên bố cuộc bầu cử ngày 3-7 vừa qua là vô hiệu lực và không có giá trị pháp lý. Đây chỉ là một trong những “đám mây u ám” đang che phủ chính trường Thái Lan sau khi Ủy ban Bầu cử (EC) nước này tuyên bố hoãn công nhận bà Yingluck Shinawatra, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Abhisit Vejjajiva cùng 140 người khác thắng cử trong cuộc bầu cử ngày 3-7 vừa qua do có khiếu kiện vi phạm luật bầu cử.

Nghi án gian lận

Trong danh sách 358 nghị sĩ trúng cử (chiếm 71,6% trong Quốc hội gồm 500 ghế) không có 2 nhân vật từng là tâm điểm làm khô mực báo chí Thái Lan trong những ngày qua : bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người được cho là nữ thủ tướng tương lai của nước này và Thủ tướng sắp mãn nhiệm Abhisit Vejjajiva.

Posted Image

Đại diện đảng Puea Thai yêu cầu EC giải tán đảng Dân chủ vì cho rằng đảng này đã vi phạm luật bầu cử

EC tuyên bố cả bà Yingluck và ông Abhisit đều đang phải đối mặt với những cáo buộc liên quan tới gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử vừa qua và EC cần phải tiến hành điều tra. Đảng Puea Thai bị cáo buộc đã để một số chính trị gia bị cấm tranh cử, như ông Thaksin, tham gia chiến dịch tranh cử và còn sử dụng khẩu hiệu “Thaksin suy nghĩ, Puea Thai hành động”. Còn Thủ tướng Abhisit bị cáo buộc về hành vi mua phiếu bầu khi ông đến vận động tranh cử ở tỉnh Samut Prakarn.

Tuy nhiên, các cáo buộc gian lận bầu cử không chỉ dừng lại ở đó. Ngày 14-7, trong đơn đề nghị Tòa án Tối cao hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử vừa qua, Liên minh Nhân dân vì Dân chủ ở Thái Lan (PAD) – thuộc phe áo vàng chống đối phe ủng hộ Thaksin, còn cáo buộc tình trạng gian lận đã xảy ra tại nhiều địa điểm bỏ phiếu trên khắp Thái Lan. Theo tướng Chamlong Srimuang, một trong những lãnh đạo chủ chốt của PAD, khoảng 2 triệu người Thái đã bị từ chối quyền bỏ phiếu vì không được hướng dẫn thủ tục đăng ký hợp lệ.

Luật sư của PAD Suwat Apaipak còn cho biết ngày 20-7 tới sẽ diễn ra phiên tòa xét xử một số quan chức đã vi phạm luật bầu cử khi ngăn cản không cho người dân bỏ phiếu sau 3 giờ chiều, trái với thông báo trước đó của Chủ tịch EC Apichart Sukhagganond. Một số quan chức bầu cử đã không đếm phiếu và thay vào đó chỉ ghi vào hai nhữ “không bầu” để xem trường hợp này là không có hiệu lực…

Chỉ còn 2 tuần

Đây không phải lần đầu tiên chính trường Thái Lan phải xử lý những vấn đề rắc rối sau bầu cử. Đã có hai đảng thân ông Thaksin từng bị giải thể trong những năm vừa qua. Những người đứng đầu các đảng này bị cấm tham gia chính trị. Đảng Dân chủ đưa Thủ tướng Abhisit Vejjajiva lên nắm quyền năm 2008 sau khi đảng tiền nhiệm của Pheu Thai bị giải tán vì gian lận bầu cử. Bản thân đảng Dân chủ cũng suýt bị giải tán năm 2010 vì bị cáo buộc sử dụng ngân quỹ sai mục đích...

Theo luật pháp Thái Lan, Quốc hội mới sẽ phải họp lại trong vòng 30 ngày sau cuộc bầu cử, và có thêm 30 ngày nữa để đề cử Thủ tướng. Do vậy, trong vòng 30 ngày sau ngày bầu cử, EC phải xác nhận kết quả thắng cử của ít nhất 475 nghị sĩ được bầu (khoảng 95% tổng số nghị sĩ trong Quốc hội) để Hạ viện có thể triệu tập phiên họp toàn thể đầu tiên để bầu thủ tướng. Nếu ủy ban không xác nhận thắng lợi của một ứng cử viên thì tòa án Hiến pháp sẽ quyết định liệu ứng cử viên đó có là bất hợp lệ hay không. Tuy nhiên, trường hợp này chưa từng xảy ra.

Ngày 14-7, Tổng thư ký EC Suthipol Thaweechaiyagarn cho biết vào ngày 19-7 EC có thể sẽ công bố quyết định “loại bỏ” những ứng cử viên nào bị xác định có vi phạm luật bầu cử và khi đó cuộc bầu cử mới sẽ diễn ra vào ngày 31-7 tới.

Bão sẽ ập đến chính trường Thái Lan ?

Theo giới quan sát, nếu chỉ một mình bà Yingluck bị “loại” cũng đủ làm “phẫn nộ” phe áo đỏ vốn trung thành với cựu Thủ tướng Thaksin hiện đang sống lưu vong, những người đã nhuộm máu những cuộc biểu tình hồi năm ngoái. Đằng này, trong danh sách 140 người bị “nghi vấn” của EC, có rất nhiều lãnh đạo áo đỏ cốt cán thuộc đảng Pheu Thái như Jatuporn Prompan, Nutthawut Saikua và Weng Tojirakarn… Cú giáng của EC có thể gây nên một cơn địa chấn nếu bà Yingluck vẫn không được công nhận là người chiến thắng.

Còn tương lai Đảng Dân Chủ cũng không có gì là sáng sủa. Nếu ông Abhisit bị xác định là vi phạm luật bầu cử thì đảng này một lần nữa đối mặt với nguy cơ bị giải tán. Những người ủng hộ phe áo đỏ chỉ trích việc “lôi” Abhisit vào danh sách trên chỉ là cách để EC tránh bị mang tiếng thiên vị. Tuy nhiên, theo tờ Nation, nhiều nhà phân tích tin rằng quyết định của EC là muốn loại trừ cả hai đảng trên, dọn đường cho một trật tự chính trị mới ở Thái Lan.

Cuộc chiến pháp lý thường rắc rối và phức tạp, nhưng đó cũng là một “chiêu” để tranh giành quyền lực trên chính trường Thái Lan trong những năm gần đây. Chính trường Thái Lan vẫn chưa hết phức tạp và khó lường.

HẠNH CHI (SGGP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có rất nhiều sự kiện phức tạp không rơi vào ngày Tam Nương. Nhưng đã rơi vào ngày Tam Nương thì khó tránh khỏi hậu quả phức tạp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua VL có thử lên quẻ cho khả năng trở thành Thủ tướng của bà Yingluck thì chả thấy luck (may mắn) tí nào. Quẻ Khai Lưu Niên thể hiện sự trì trệ, kéo dài rất gần như không có cơ hội trở thành TT Thái. Đúng như ban đầu bà nhanh chóng có cơ hội thắng cử thể hiện ở kết quả bầu cử nhưng càng về sau những toan tính, mưu mô chính trị can thiệp vào mọi việc bị ngăn trở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thaksin 'trêu ngươi' đối thủ?

BAODATVIET

Cập nhật lúc :9:07 PM, 22/08/2011

Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang làm lu mờ vai trò của người em gái vừa được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan cách đây hai tuần bằng chuyến thăm Nhật hôm qua. Động thái này cũng đang làm dấy lên câu hỏi về vai trò và ảnh hưởng thực sự của ông đối với Chính phủ mới

Ông Thaksin, người đang sống lưu vong ở nước ngoài để tránh án tù hai năm vừa khiến các đối thủ của ông “tức điên” khi lên lịch trình thăm những khu vực chịu ảnh hưởng của trận động đất, sóng thần ở Nhật Bản hồi tháng 3. Chuyến thăm của ông Thaksin kéo dài từ 22 – 28/8.

Trong khi Chính phủ của bà Yingluck từ chối cấp thị thực đặc biệt cho Thaksin, thì phía Tokyo lại tiết lộ rằng phía Thái Lan yêu cầu Nhật Bản cho phép cựu Thủ tướng Thaksin nhập cảnh khi thiết lập một ngoại lệ đối với cựu Thủ tướng Thái.

Posted Image

thăm Nhật của cựu Thủ tướng Thaksin đang bị cho là quá liều lĩnh và không khôn ngoan bởi nó không chỉ gây nguy hiểm cho ông mà còn cho cả chiếc ghế Thủ tướng của em gái ông, bà Yinglick.

Wirat Kalayasiri, người đứng đầu nhóm pháp luật của đảng Dân chủ giận dữ cáo buộc. “Một lệnh bắt giữ Thaksin đã được đưa ra bởi tòa án Thái Lan nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Surapong Tovichakchaikul lại giúp ông ta bằng cách thương lượng với Nhật”.

Nhận định về động thái thăm Nhật của cựu Thủ tướng Thái, ông Pavin Chachavalpongpun, một chuyên gia về Thái Lan làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng, ông Thaksin đang muốn gửi đi một thông điệp rằng ông mới là “Thủ tướng trong thực tế” của Thái Lan sau chiến thắng vang dội của người em gái, bà Yingluck vốn vẫn bị đồn đoán chỉ là con rối trong tay người anh trai Thaksin, cựu Thủ tướng Thái bị lật đổ.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia phân tích cũng đánh giá chuyến thăm Nhật của ông Thaksin dù với bất cứ lý do gì đi chăng nữa cũng là quá vội vàng, hấp tấp, không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân ông mà còn cho chiếc ghế Thủ tướng của em gái của ông, đương kiêm Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra.

“Sự hiện diện trở lại của Thaksin trong ánh đèn sân khấu chính trị thế giới là đầy khiêu khích và rõ ràng là không khôn ngoan nếu ông ấy muốn em gái mình giữ chắc chiếc ghế Thủ tướng”, Thitinan Pongsudhirak, một nhà khoa học chính trị Thái Lan thuộc ĐH Chulalongkorn nhận định.

Đơn giản, những nỗ lực công khai giúp đỡ Thaksin sẽ là lý do khiêu khích các đối thủ truyền thống của ông Thaksin chống lại Chính phủ mới của bà Yingluck và kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra đó là họ sẽ lật đổ Chính phủ mới như những gì từng làm đối với Chính phủ của ông Thaksin.

>> Ai sẽ lãnh đạo Libya sau thời Gaddafi?

Lê Dung (theo Japan Today)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lũ lụt thành cuộc chiến chính trị

Thứ Bảy, 12/11/2011, 07:05 (GMT+7)

TT - Trận lũ lịch sử ở Thái Lan không chỉ là thảm họa quốc gia mà còn là một cuộc chiến chính trị khốc liệt giữa các đảng phái chính trị.

Posted Image

Thị trưởng Bangkok Sukhumbhand trả lời các phóng viên ở một cửa xả lũ tại Bangkok - Ảnh: Reuters

Theo báo Bangkok Post, Thủ tướng Yingluck Shinawatra mới đây đã khẳng định sẽ không từ chức bất chấp những lời chỉ trích cho rằng các biện pháp chống lũ của chính phủ không hiệu quả và quá yếu ớt. “Mọi người đặt hi vọng vào chúng tôi. Tôi sẽ không bỏ cuộc - bà Yingluck khẳng định - Tôi có thể đã khóc, nhưng đó không phải là sự yếu đuối hay tuyệt vọng. Đó là sự thông cảm đối với những gì người dân đang phải chịu đựng”.

Kể từ khi lũ lụt bắt đầu hoành hành tại Thái Lan, đảng Dân chủ đối lập và tầng lớp thân hoàng tộc đã liên tục chỉ trích Thủ tướng Yingluck bằng những ngôn từ cay độc như “kẻ rỗng tuếch”, “búp bê Barbie không não”, thậm chí còn nói việc Thái Lan có nữ thủ tướng đầu tiên là vận xui cho đất nước. Mục tiêu là nhằm đánh đổ uy tín của bà Yingluck, phủ nhận mọi nỗ lực mà chính phủ của bà đang thực hiện để chống lũ.

Những miếng đòn hiểm

Những lời kêu gọi bà Yingluck từ chức đã xuất hiện từ hai tháng qua. Mở đầu là vào giữa tháng 10, khi Atiya Achakulwisut, người thường xuyên viết những bài xã luận chỉ trích đảng Puea Thai cầm quyền trên báo Bangkok Post, đã có bài viết với tựa đề “Bà có hiểu không?” với hàm ý đòi bà Yingluck từ chức. Tuy nhiên, sau đó trên báo The Nation, nhà bình luận chính trị Pavin Chachavalpongpun lại cho rằng không thể đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu bà Yingluck.

“Liệu có phải một mình bà ấy phải chịu trách nhiệm về đợt lũ lụt? - Chachavalpongpun đặt câu hỏi - Tại sao Cơ quan tưới tiêu hoàng gia lại trữ một lượng nước cực lớn ở các con đập vào đầu mùa lũ? Tại sao các chính quyền trước đây không hề xây dựng một hệ thống quản lý lũ hiệu quả dù lũ lụt năm nào cũng xảy ra?”. Một số nhà quan sát khác cũng nhận xét năm ngoái lũ lụt đã làm cả trăm người Thái Lan thiệt mạng, nhưng nhà báo Atiya Achakulwisut của báo Bangkok Post và những người giờ đang sỉ vả bà Yingluck ở đâu mà lúc đó chẳng hề thấy lên tiếng chỉ trích thủ tướng Abhisit.

Theo báo The Nation, những kẻ chống đối bà Yingluck còn thực hiện hàng loạt cuộc tấn công mang tính bôi nhọ bà trên mạng Internet. Giới quan sát nhận định đây là một chiến dịch có tổ chức nhằm làm giảm niềm tin của người dân Thái Lan vào chính phủ của Đảng Puea Thai.

“Hoàng tử Bangkok”

Trên báo The Nation ngày 9-11, nhà bình luận chính trị Chachavalpongpun lại cáo buộc một nhân vật khác cũng đang lợi dụng lũ lụt để chơi trò chính trị là thị trưởng Bangkok Sukhumbhand Paribatra. Ông Sukhumbhand thuộc đảng Dân chủ, là con của hoàng tử Sukhumbhinanda và là hậu duệ của nhà vua Chulalongkorn. Nhiều người gọi ông là “hoàng tử Bangkok”.

Chachavalpongpun viết: “Những trận lũ tàn phá đã cho ông cơ hội để chứng tỏ quyền lực của mình như một thị trưởng Bangkok, và cho đến nay ông đã tỏ rõ cho thấy mình hoàn toàn độc lập với chính phủ (thậm chí còn đưa ra những mệnh lệnh trái ngược hẳn với những quyết định của chính phủ). Đó không là sự hợp tác mà là sự cạnh tranh xác lập mối quan hệ của mình với thủ tướng (là bà Yingluck). Dưới quyền của Sukhumbhand, Bangkok là một ốc đảo. Thủ đô được tách khỏi phần còn lại của cả nước. Tất cả các tỉnh khác có thể chấp nhận cho chìm ngập dưới nước lũ, còn Bangkok là phải khô ráo bằng mọi giá.

Trước đó, ngày 7-11, vốn nổi tiếng là tờ báo chống Thaksin và không ưa gì đảng Puea Thai, báo Bangkok Post cũng đã phải kêu lên trong một bài xã luận: “Giờ không phải là lúc chơi trò chính trị”. Báo này khẳng định việc thị trưởng Sukhumbhand hùng hổ với các cơ quan chính quyền trung ương “không phải là dấu hiệu của sự mạnh mẽ, mà là điều ngược lại”, và kêu gọi ông Sukhumbhand và bà Yingluck hợp tác.

Nhiều độc giả viết trên báo Bangkok Post và The Nation cho rằng trên thực tế các cơ quan của chính quyền trung ương như Trung tâm phối hợp cứu trợ (FROC) đã rất nỗ lực chống lũ và muốn hợp tác với chính quyền Bangkok, nhưng tất cả những gì ông Sukhumbhand làm là chỉ trích, phủ nhận chính quyền trung ương và từ chối phối hợp. Điều nực cười là trong khi chê bà Yingluck “dốt”, thì ông Sukhumbhand lại thực hiện lễ tế “đuổi nước” để cầu trời chống lũ.

“Thái độ của ông Sukhumbhand cho thấy gì? - nhà bình luận chính trị Chachavalpongpun tự hỏi và nhận định - Thái độ này cho thấy Bangkok không phải là Thái Lan và ngược lại. Đó là một đất nước trong một đất nước. Chính cách nghĩ này đã ngăn cản chính quyền đưa ra một giải pháp toàn cục để ngăn chặn lũ lụt vốn đã không còn kiểm soát được”. Chính cách điều hành của ông Sukhumbhand đã khiến người dân thủ đô Bangkok giàu có cũng coi mình thành người “chiếu trên”.

Chachavalpongpun vạch rõ “cách đây hai tháng khi Bangkok vẫn còn khô ráo trong khi các vùng nông thôn đã bị ngập chìm trong nước lũ, thì không người dân Bangkok nào bày tỏ sự lo âu và chia sẻ đoàn kết với các vùng gặp nạn này. Việc các vùng này gặp nạn xem ra chẳng có gì là nghiêm trọng khi mà Bangkok vẫn bình yên vô sự. Đến khi Bangkok ngập thì họ là những người kêu gào to nhất, ùn ùn kéo nhau đi tích trữ thực phẩm gây nên tình trạng hỗn loạn. Phải chăng cách ứng xử của người dân Bangkok là tiêu biểu cho hệ thống hai tốc độ đang chi phối xã hội Thái Lan. Vẫn như trước nay, quyền lực và sự thịnh vượng là thuộc về Bangkok, còn phần còn lại của Thái Lan có thể nghèo và kém phát triển”.

SƠN HÀ

==========================

"Có kiêng có lành". Ấy là các cụ nhà ta bảo thế!

Ngày Tam Nương sát trong các tháng Âm lịch như sau: Mùng 3. 7. 13. 18. 22. 27.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con có ý kiến thế này SP!

Dòng giống của nước Thái và một số nước có liên quan đến người Bách Việt (Lạc Việt) xưa thì đầu xuân hằng năm chúng ta có thể dự báo trước cho họ về những vấn đề liên quan đến kinh tế - thiên tai, ... giúp họ, nếu họ quan tâm thì đề phòng có được không SP?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con có ý kiến thế này SP!

Dòng giống của nước Thái và một số nước có liên quan đến người Bách Việt (Lạc Việt) xưa thì đầu xuân hằng năm chúng ta có thể dự báo trước cho họ về những vấn đề liên quan đến kinh tế - thiên tai, ... giúp họ, nếu họ quan tâm thì đề phòng có được không SP?

Được. Trực Giác năm sau tham gia mảng này. Từ nay đến cuối năm, nếu thày trò gặp thì tôi sẽ chỉ phương pháp để TG tập luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Được. Trực Giác năm sau tham gia mảng này. Từ nay đến cuối năm, nếu thày trò gặp thì tôi sẽ chỉ phương pháp để TG tập luận.

Hihi, vui quá. Được SP quan tâm Posted Image!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguy cơ giải tán đảng cầm quyền Thái

07/07/2012 07:30

T T- Đảng cầm quyền của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đang đối mặt nguy cơ bị giải tán chỉ vỏn vẹn một năm sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội.

Posted Image

Thủ tướng Yingluck Shinawatra tại một buổi lễ tiêu hủy ma túy trái phép ở tỉnh Ayutthaya hồi tháng 6-2012 - Ảnh: AFP

Theo báo Bangkok Post, Tòa án hiến pháp ngày 6-7 tiếp tục lắng nghe các lập luận trước khi quyết định xem các quá trình yêu cầu sửa hiến pháp mà Đảng Puea Thai (Vì người Thái) của thủ tướng đề xuất có phạm luật hay không. Đảng Puea Thai đang tìm cách sửa hiến pháp cũ do quân đội hậu thuẫn sau cuộc đảo chính lật đổ anh trai bà, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, năm 2006.

Tòa án cũng lắng nghe Đảng Dân chủ đối lập buộc tội chính phủ có ý đồ chấm dứt vai trò của quốc vương Thái Lan và xóa bỏ nền quân chủ lập hiến. Các quan chức chính quyền Thủ tướng Yingluck đã bác bỏ cáo buộc này.

Nguy cơ bất ổn

Báo Bangkok Post cho biết Tòa án hiến pháp đã nghe ý kiến của 15 nhân chứng (cả ủng hộ lẫn phản đối dự luật). Nếu phán quyết dự luật sửa đổi hiến pháp được chính phủ bảo trợ là vi hiến và là âm mưu lật đổ quyền lực lãnh đạo của nhà vua, tòa sẽ có quyền ra lệnh giải tán Đảng Puea Thai.

Giới quan sát nhận định việc chính phủ đòi sửa đổi hiến pháp làm nhiều nhóm chống đối tức giận, nhưng lệnh giải tán đảng cũng có thể khiến hàng chục ngàn người Thái kéo nhau xuống đường biểu tình. Khi đó, đất nước Thái Lan sẽ tiếp tục ngập chìm trong bất ổn. Hiện chưa rõ khi nào tòa sẽ công bố phán quyết.

Kể từ năm 2006 đến nay, Tòa án hiến pháp đã hai lần giải tán chính phủ thân cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Giáo sư khoa học chính trị Somchai Phagaphasvivat tại ĐH Thammasat nhận định ở thời điểm này chưa có giải pháp nào để giải quyết chia rẽ và bế tắc chính trị. Căng thẳng nhất hiện nằm ở số phận của cựu thủ tướng Thaksin, người được lòng đa số dân nghèo ở nông thôn nhưng lại bị tầng lớp trung lưu thành thị căm ghét.

Ông Thaksin hiện ở Dubai để trốn án tù vì bị cáo buộc tham nhũng vào năm 2008. Phe đối lập cáo buộc ông Thaksin mới chính là thủ tướng thực tế của Thái Lan, còn em gái ông chỉ làm những gì ông sai khiến. Chính phủ của bà Yingluck bị cáo buộc đang tìm cách đưa ông Thaksin trở về Thái Lan bằng cách thông qua luật ân xá để miễn tội cho những người có liên quan tới bất ổn chính trị tại Thái Lan từ năm 2005, trong đó có ông Thaksin. Các nhân vật cao cấp, tướng lĩnh quân đội và tầng lớp trung lưu ở Thái Lan đang phản đối "kịch bản" này của chính phủ.

Bà Yingluck sẽ không từ chức

Theo báo The Nation, Phó thủ tướng Chalerm Yubamrung nhận định ít có khả năng tòa án sẽ giải tán Đảng Puea Thai cầm quyền để làm chậm trễ tiến trình sửa đổi hiến pháp. Đảng cầm quyền có thể bị giải tán, nhưng đương kim Thủ tướng Yingluck không nhất thiết phải từ chức.

Cựu bộ trưởng tài chính và thành viên Đảng Dân chủ đối lập Korn Chatikavanij cáo buộc bà Yingluck chỉ là con rối của ông Thaksin. "Bà Yingluck không trả lời những câu hỏi mà báo chí đưa ra, không biết nhiều về các vấn đề mà đáng lý một thủ tướng phải rất thấu hiểu - Reuters dẫn lời ông Korn chỉ trích. Nhiệm vụ của bà Yingluck chỉ là "trông xinh đẹp và mỉm cười, càng ăn ảnh càng tốt. Mà việc đó bà ấy làm rất đạt" - ông Korn mỉa mai.

Tòa án hiến pháp trong tháng 6-2012 đã ra lệnh cho quốc hội ngưng xem xét việc sửa đổi hiến pháp trước khi có kết luận tiến trình này là hợp pháp.

Tại Thái Lan, Tòa án hiến pháp có vai trò quan trọng trong các quyết định chính trị kể từ năm 2006, sau khi Quốc vương Bhumibol Adulyadej yêu cầu thẩm phán giải quyết cuộc khủng hoảng hiến pháp. Điển hình là việc tòa án đã bác kết quả thắng cử của ông Thaksin, tuyên bố 200 chính trị gia liên quan tới ông Thaksin là không đủ tư cách, bắt giữ ông Thaksin và tịch thu 46 tỉ baht tài sản.

http://m.tuoitre.vn/...-quyen-Thai.ttm

HẠNH NGUYÊN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căng thẳng tại thủ đô Bangkok

24/11/2012 3:15

Posted Image

Cảnh sát Thái phong tỏa khu vực tòa nhà chính phủ và quốc hội - Ảnh: Minh Quang

Không khí thủ đô Bangkok đang vô cùng căng thẳng trước cuộc biểu tình của phe chống đối và thông tin về âm mưu bắt cóc Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Cuộc biểu tình được dự báo là “lớn chưa từng có” ở Thái Lan bắt đầu vào hôm nay (24.11) do nhóm Pitak Siam tổ chức. Đây là một nhóm chống chính phủ mới nổi lên tại Thái Lan gần đây do tướng về hưu Boonlert Kaewprasit, còn có biệt danh Seh Ai, cầm đầu. Hồi đầu tháng 11, ông này đã huy động được hơn 20.000 người biểu tình ở một sân vận động tại Bangkok. Cuộc biểu tình hôm nay dự kiến kéo dài trong 2 ngày ở Royal Plaza, gần tòa nhà quốc hội và trụ sở chính phủ.

Nhóm Pitak Siam tuyên bố sẽ có “khoảng 500.000 người” tham gia biểu tình ôn hòa với yêu sách bài trừ tham nhũng, khắc phục nhiều yếu kém trong chính phủ của đảng Puea Thai và Thủ tướng Yingluck. Tuy nhiên, có thông tin rằng cơ quan tình báo Thái Lan lo ngại sẽ xảy ra bạo động, thậm chí một nhóm người đã lên kế hoạch bắt cóc bà Yingluck và tiến hành đảo chính. Lâu nay, ông Seh Ai cũng không giấu ý định rằng nếu giành được chính quyền, nhóm của ông sẽ “đóng cửa” và đưa nước Thái trở về thời chuyên chế trong vòng 5 năm trước khi tổ chức bầu cử mới.

Thủ tướng Yingluck tối 22.11 đã lên truyền hình quốc gia để ban bố tình trạng khẩn cấp đối với 3 quận trung tâm hành chính từ 22-30.11. “Với tư cách thủ tướng, tôi sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người dân, các tổ chức. Tuy nhiên nếu lợi dụng biểu tình để lật đổ chính phủ dân cử là vi hiến, buộc chính phủ phải áp dụng tình trạng an ninh khẩn cấp”, bà phát biểu. Động thái này cho phép lực lượng an ninh và cảnh sát đặc biệt kiểm tra, khám xét và bắt giữ bất kỳ cá nhân nào trong khu vực nói trên. Trước đó, chính phủ Thái đã triệu tập đại sứ các nước đến để thông báo tình hình. Đến nay, đã có hàng chục ngàn cảnh sát được triển khai tại Bangkok.

Bên cạnh đó, cuộc biểu tình xảy ra cùng thời điểm hạ viện Thái nhóm họp với nội dung quan trọng là chất vấn và bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Yingluck. Giới chức Thái Lan đã cho xây đường cầu thoát hiểm và chuẩn bị phương án dùng trực thăng giải cứu các nghị sĩ và thành viên chính phủ nếu bị người biểu tình bao vây.

Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên, Giáo sư Le Dihocvihayarat cho rằng nhóm Pitak Siam khó có thể huy động lượng người như tuyên bố. “Mặc dù vậy, 40.000-50.000 người biểu tình cũng là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình hình đang nằm trong vòng kiểm soát của chính phủ và khó có thể xảy ra lật đổ”, ông nói. Ngược lại, một người gốc Việt giấu tên ở tỉnh Chonburi bày tỏ lo ngại biểu tình có thể có diễn biến như cuộc biểu tình hồi năm 2006 của phe áo vàng, đánh chiếm sân bay và lật đổ ông Thaksin Shinawatra hoặc xảy ra bạo động chết người như biểu tình chống Thủ tướng Abhisit Vejjajiva năm 2010 của phe áo đỏ.

Minh Quang

(VP Bangkok)

====================

Lý học Đông phương là một lý thuyết thống nhất vũ trụ, nó tổng kết bản chất và quy luật tương tác của vũ trụ với cuộc sống của con người. Ngày Tam Nương chỉ là một yếu tố xấu, không phải nguyên nhân duy nhất làm nên sự xấu cho con người. Nhưng khi mầm bất ổn đã có thì thì việc hạn chế những yếu tố tương tác xấu, chính là cơ hội để có những giải pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hỗn chiến giữa hàng nghìn người biểu tình Thái Lan và cảnh sát

Chủ Nhật, 25/11/2012 --- cập nhật 10:19 AM, GMT+7

60 người đã bị thương và 130 người bị bắt trong cuộc đụng độ hôm qua giữa hàng nghìn người Thái Lan và cảnh sát, sau cuộc biểu tình quy mô chống chính phủ ở thủ đô Bangkok.

Posted Image

Người biểu tình Thái Lan xông vào đụng độ với cảnh sát chống bạo động.

Theo thông báo ban đầu, chính phủ Thái Lan đã huy động khoảng 17.000 sĩ quan cảnh sát để đàn áp cuộc biểu tình đầu tiên chống lại chính phủ Yingluck Shinawatra kể từ khi bà được bầu vào vị trí thủ tướng hồi năm ngoái. Lực lượng an ninh Thái Lan cho biết, cuộc đụng độ xảy ra khi họ bắn hơi cay vào những người biểu tình dỡ hàng rào chắn cùng dây thép gai chặn lối đi vào một tòa nhà Liên Hiệp Quốc gần khu vực biểu tình. “Nhân danh nhóm Pitak Siam và các đồng minh của nhóm, tôi thề, chúng tôi sẽ lật đổ chính phủ này”, AFP dẫn lời tuyên bố của ông Boonlert Kaewprasit, một sĩ quan về hưu lãnh đạo cuộc biểu tình.

Posted Image

Cảnh sát cho biết, cuộc đụng độ xảy ra khi họ bắn hơi cay vào những người biểutình dỡ hàng rào chắn cùng dây thép gai.

Nền chính trị đầy bất ổn của Thái Lan trong những năm gần đây thường xuyên rung chuyển bởi hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2011, tình hình an ninh có vẻ đã trở lại trạng thái khá yên ổn, nhưng lại bắt đầu bị đe dọa với cuộc biểu tình sắp tới. Trước đó, vào năm 2010, các cuộc biểu tình rầm rộ của phe đối lập “áo đỏ” kéo dài hai tháng ủng hộ thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã khiến chính phủ đương thời phải sử dụng các biện pháp đàn áp quân sự. Hậu quả là 90 người chết và gần 1.900 người bị thương.

Xem thêm hình ảnh và video hàng nghìn người biểu tình Thái Lan đụng độ cảnh sát dưới đây:

Posted Image

Cảnh sát giơ cao khiên chắn chống bạo loạn trong suốt cuộc hỗn chiến với

người biểu tình.

Posted Image

Một người biểu tình ra sức đẩy hàng nghìn cảnh sát chống bạo động.

Posted Image

Hơi ga mịt mù trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở Bangkok.

Posted Image

Những người biểu tình Thái cố đá bình xịt hơi cay ra nơi khác.

Posted Image

Cảnh sát chống bạo động ném hơi ga trong cuộc hỗn chiến với người biểu tình.

Posted Image

Bất chấp hơi cay, một người biểu tình vẫn xông đến trước lực lượng cảnh

sát thách thức.

Posted Image

Một nhà sư cũng tham gia biểu tình.

Posted Image

Một người biểu tình vung nắm đấm ngay trước mặt cảnh sát chống bạo động.

Posted Image

Một người biểu tình thách thức ngồi trước mặt hàng rào an ninh với hàng nghìn

cảnh sát chống bạo động.

Posted Image

Người biểu tình bịt khẩu trang tránh hơi cay, xúm vào đẩy hàng rào cảnh sát.

Posted Image

Người biểu tình Thái Lan chạy trốn hơi cay do cảnh sát Thái Lan bắn.

Theo Zing.vn / Infonet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc hội Thái Lan thảo luận kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Yingluck

Thứ Hai, 26/11/2012 - 08:01

(Dân trí) - Một ngày sau cuộc biểu tình quy mô chống chính phủ, hôm qua 25/11 đến lượt các đại biểu Quốc hội Thái Lan thảo luận về khả năng bỏ phiếu bất tin nhiệm nữ Thủ tướng Yingluck.

Posted Image

Hàng chục người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại Bangkok.

Ngày 25/11 tại Quốc hội, phe đối lập Thái Lan bắt đầu thảo luận về khả năng bỏ phiếu bất tín nhiệm bà Yingluck Shinawatra. Kiến nghị bất tín nhiệm liên quan đến cá nhân thủ tướng Thái và ba bộ trưởng trong nội các của bà. Một dân biểu đối lập thuộc đảng Dân chủ, ông Jurin Laksanavisit cho biết thủ tướng Yingluck trong tầm ngắm của đối lập do bà “không bài trừ tham nhũng như đã hứa” khi lên cầm quyền cách đây 16 tháng.

Nghiêm trọng hơn là “bà đã để cho một số người ở bên ngoài can thiệp vào các hoạt động của chính quyền”. Ông Jurin Laksanavisit muốn ám chỉ ảnh hưởng không nhỏ của thủ tướng bị lật đổ Thaksin, anh trai của bà Yingluck. Những đối thủ của đương kim thủ tướng Thái tố cáo bà là “con rối trong tay ông Thaksin” đang sống lưu vong.

Ngày 28/11/2012, Quốc hội sẽ biểu quyết về kiến nghị này. Trả lời báo chí, bà Yingluck tin tưởng rằng nội các của bà sẽ đứng vững trong đợt đọ sức lần này với các phe đối lập.

Đảng Puea Thai của bà Yingluck Shinawatra đứng đầu liên minh cầm quyền gồm sáu đảng. Sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 6/2011, liên minh cầm quyền chiếm 3/5 số ghế tại Quốc hội. Do vậy theo giới phân tích, kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Thái ít có khả năng được thông qua.

Hôm 24/11, khoảng 20.000 người biểu tình tại thủ đô Bangkok chống chính phủ. Số người tham dự thấp hơn rất nhiều so với chờ đợi của ban tổ chức. Đảng Pitak Siam và các thành phần chống đối kỳ vọng huy động được một nửa triệu người trong cuộc biểu dương lực lượng nói trên. Song đây cũng là cuộc biểu tình quy mô nhất của phe đối lập kể từ khi bà Yingluck lên cầm quyền.

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Thái bị đe dọa phế truất

Thứ Hai, 05/08/2013 22:11

Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra cho rằng nhiều nhà lãnh đạo nòng cốt của phe chống đối không có thành tựu gì đáng kể

Quân đội Thái Lan hôm 4-8 bác bỏ khả năng về một cuộc đảo chính giữa lúc căng thẳng chính trị leo thang. “Ý kiến không có cơ sở này chỉ là tưởng tượng của một vài cá nhân đang cố gây xáo trộn trong công chúng” - phó phát ngôn viên quân đội, đại tá Winthai Suwaree, nói.

Ông Winthai nhận xét nhiều bài tường thuật được truyền thông đăng tải không thực tế và gắn kết sai lệch quân đội với chính trị. “Mọi người không nên nhạy cảm thái quá và cần phán đoán đúng về những thông tin mà họ tiếp nhận; không nên làm cho dân chúng hoang mang về bất cứ phong trào nào thường xảy ra vào thời gian này trong năm” - ông nói.

Không khí tại nơi diễn ra cuộc tập họp lớn chống chính phủ ở Công viên Lumpini do “Quân đội Nhân dân lật đổ chế độ Thaksin” tổ chức đã trở nên phấn khích hơn. Những người tổ chức lập một sân khấu tạm trước Tượng đài Vua Rama VI với thông điệp “Thời kỳ tàn phá đất nước đã qua, các bạo chúa phải ra đi”. Tiếp đó là những lời đanh thép chống chính phủ của một số người tham gia diễn thuyết.

Posted Image

Một binh lính tham gia biểu tình chống chính phủ hôm 4-8. Ảnh: THE BANGKOK POST

Các thủ lĩnh phong trào nói với báo Phukhet Gazette (Thái Lan) rằng cuộc tập họp lớn sẽ “phế truất chính phủ của bà Yingluck trong vòng 7 ngày”. Những người bán dạo dựng lên những quầy hàng bên đường để bán loại mặt nạ trắng và áo thun ngắn tay được in những thông điệp chống chính phủ.

An ninh được tăng cường ở Tòa nhà Chính phủ với hàng rào kẽm gai và các nhân viên an ninh có mặt tại mọi cổng vào. Ở đó, người ta có thể thấy những dòng cảnh báo “Tòa nhà Chính phủ là tài sản nhà nước và không thuộc phạm vi của những người bên ngoài” hoặc “Khu vực hạn chế nghiêm ngặt”. Trên facebook, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra đã chế nhạo cuộc tụ tập, cho rằng nhiều nhà lãnh đạo nòng cốt của phe đối lập là những người không có thành tựu gì đáng để ý và còn mỉa mai “khối đối lập nên nghỉ ngơi chờ đến lượt họ thành lập chính phủ”. Ông còn lưu ý rằng nhiều nhà lãnh đạo trong chiến dịch chống chính phủ là sĩ quan quân đội hoặc cảnh sát đã về hưu vốn “ngậm đắng nuốt cay” khi bị loại khỏi các chức vụ quan trọng sau cuộc cải tổ.

An ninh tại tư dinh Thủ tướng Yingluck Shinawatra ở khu Yothinpattana Soi 3 đã được siết chặt với cảnh sát chống bạo động và các trạm kiểm soát, các chướng ngại vật được dựng lên ở khu vực lân cận, trong khi bà Yingluck ở trong nhà suốt ngày. Cảnh sát bác bỏ thông tin những người chống đối sẽ tỏa đi các địa chỉ khác nhau, kể cả nhà của bà Yingluck.

Nghị sĩ Đảng Dân chủ Ong-art Klampaiboon nói nếu chính phủ chân thành thì họ sẽ không giúp bất cứ cá nhân cụ thể nào trong cuộc tranh cãi về dự luật ân xá vốn mở đường cho cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra về nước an toàn; không được thông qua dự luật trong 3 phiên họp và phải truyền phát cuộc tranh luận trên các kênh truyền hình nhà nước.

Người phát ngôn Đảng Pheu Thai Prompong Nopparit chỉ trích ông Suthep Thaugsuban, cựu phó thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ, đã thề lãnh đạo một chiến dịch lật đổ chính phủ. Ông Prompong cũng giảm nhẹ những lời đồn đoán đảo chính, cho rằng những người lan truyền thông tin như vậy trên báo chí chắc hẳn vì động cơ chính trị và họ cần chịu trách nhiệm về hành động đó.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò mới của Đại học Bangkok cho thấy tỉ lệ tán thành công việc của chính phủ bà Yingluck Shinawatra đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi bà nhậm chức 2 năm trước.

TƯỜNG MINH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan: Người biểu tình chiếm trụ sở Bộ Tài chính

Thứ Hai, 25/11/2013 16:16

(NLĐO) – Những người biểu tình hôm 25-11 đã chiếm giữ trụ sở Bộ Tài chính tại thủ đô Bangkok để đòi Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.

Khoảng 30.000 người biểu tình đã hô vang “từ chức” khi tuần hành qua văn phòng Thủ tướng, tòa nhà Quốc hội, căn cứ quân sự, đồn cảnh sát và các đài truyền hình ở thủ đô Bangkok hôm 25-11. Hàng trăm người biểu tình sau đó đã xông vào chiếm giữ trụ sở Bộ Tài chính, đồng thời dọa có hành động tương tự tại nhiều tòa nhà chính phủ khác. Đây được xem là sự leo thang nỗ lực lật đổ bà Yingluck mà phe chống đối đang tiến hành thời gian qua.

Posted Image

Người biểu tình chống chính phủ tụ tậpgần một tòa nhà chính phủ hôm 25-11

Ảnh: Reuters

Ông Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh cuộc biểu tình, tuyên bố: "Ngày mai, chúng ta sẽ chiếm giữ trụ sở của mọi bộ để cho thấy hệ thống Thaksin không có tư cách pháp lý điều hành đất nước". Ông cũng kêu gọi người biểu tình thể hiện cho chính phủ nước này thấy được thế nào là sức mạnh nhân dân.

Những người phản đối cho hay họ muốn Thủ tướng Yingluck từ chức và thừa nhận cáo buộc anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đang can thiệp vào hoạt động của Chính phủ Thái Lan. Nhà phân tích chính trị Thitinan Pongsudhirak, tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nhận định: “Tình hình tại Bangkok trong tuần này sẽ rất căng thẳng. Dường như chính phủ cũng không có nhiều sự lựa chọn”.

Bà Yingluck cho đến giờ vẫn khẳng định sẽ không từ chức bất chấp sức ép ngày càng tăng của người biểu tình:. Bà tuyên bố: “Tôi không có ý định từ chức hoặc giải tán Hạ viện. Nội các vẫn thực hiện đúng chức năng của mình ngay cả khi đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp hơn. Các bên đã bày tỏ quan điểm riêng về chính trị. Giờ đây, đôi bên nên ngồi lại để tìm giải pháp hòa bình nhất cho đất nước”.

Posted Image

Hơn 100.000 người kéo xuống đường thủ đô Bangkok biểu tình tối 24-11. Ảnh: AP

Trước đó, ít nhất 100.000 người đã tham gia cuộc biểu tình tương tự tại Bangkok vào chiều tối 24-11. Đây được xem là cuộc biểu tình lớn nhất của lực lượng phản đối ông Thaksin trong nhiều năm qua. Đám đông tuyên bố muốn lật đổ “chế độ Thaksin”.

Xuân Mai (Theo AP, Reuters)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Để hóa giải sự bất ổn về chính trị của nước này theo TG cần: Bỏ ngay ngành công nghiệp tình dục của nước này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để hóa giải sự bất ổn về chính trị của nước này theo TG cần: Bỏ ngay ngành công nghiệp tình dục của nước này.

"Gi gỉ gì gi, cái gì cũng được". Các cụ bảo thế! Nhưng cũng phải đợi sau nhiệm kỳ bà Thủ Tướng này đã. Để xem ngày Tam Nương ứng nghiệm đến đâu?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Biểu tình tại Thái Lan có thể dẫn tới đảo chính quân sự"

(Vietnam+) lúc : 26/11/13 17:06

Theo Tân Hoa xã, phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản, học giả Pavin Chachavalpongpun cho rằng các cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ tại Thái Lan có thể kết thúc bằng một cuộc đảo chính quân sự chóng vánh mới.

Posted Image

1 / 5Biểu tình phản đối Chính phủ tại Bangkok ngày 25/11. (Nguồn: AFP/ TTXVN)

Chuyên gia Chachavalpongpun nhận định: “Những người biểu tình có thể làm mọi việc chỉ để kích động một cuộc can thiệp quân sự vào các vấn đề của chính phủ, mà cuối cùng có khả năng dẫn đến một cuộc đảo chính. Hành động quân sự có thể thực hiện với giả thuyết rằng cuộc đảo chính được biện minh bởi những thất bại của chính phủ trong hoạt động điều hành ở một thời điểm nhất định.”

Theo ông, "quân đội có thể lật đổ chính phủ bởi vì họ đã làm như vậy với chính phủ tiền nhiệm của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra," anh trai của Thủ tướng đương nhiệm Yingluck Shinawatra, bị lật đổ trong một cuộc đảo chính hồi năm 2006.

Bất ổn chính trị hiện nay ở Thái Lan bắt nguồn từ các cuộc biểu tình kéo dài trên đường phố ở thủ đô Bangkok do cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban và cái gọi là “Mạng lưới sinh viên và nhân dân vì cải cách Thái Lan” dẫn đầu có thể trầm trọng hơn tới mức chính phủ của bà Yingluck mất khả năng duy trì quyền lực hoặc kiểm soát được tình hình./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan ra lệnh bắt thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ

Thứ ba, 26/11/2013 21:54 GMT+7

Tòa án Thái Lan hôm nay phê chuẩn lệnh bắt lãnh đạo cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất kể từ năm 2010 ngay trước khi nhóm người biểu tình cảnh báo "có động thái lớn" vào ngày mai.

Người biểu tình chiếm Bộ Ngoại giao Thái Lan

Hàng trăm nghìn người biểu tình chống thủ tướng Thái

Posted Image

Cảnh sát Thái Lan hôm nay chốt chặn ngoài tòa nhà Quốc hội khi Thủ tướng Yingluck đang đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm bên trong. Ảnh: AFP

Tòa án Hình sự Thái Lan hôm nay phê chuẩn lệnh bắt giữ ông Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh cuộc biểu tình chống chính phủ nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ông Suthep là cựu phó thủ tướng, cũng là cựu nghị sĩ đảng Dân chủ.

"Tôi đề nghị ông ấy đầu hàng, nếu không cảnh sát có thể bắt ngay khi thấy ông ấy", AFP dẫn lời Đại tá Sunthorn Kongklam thuộc đồn cảnh sát Bang Sue, Bangkok, nói.

Thủ lĩnh biểu tình Suthep hôm qua ra lệnh cho những người biểu tình ùa vào Bộ Tài chính. Sau đó ông thề "chiếm tất cả các bộ" và những người biểu tình cũng đột nhập vào Bộ Ngoại giao, bao vây một số tòa nhà chính phủ then chốt khác.

Phát ngôn viên của người biểu tình, Akanat Promphan, cho biết họ sẽ chờ đến ngày mai trước khi có "động thái lớn". Giới chức cho biết những người biểu tình đã chấm dứt chiếm Bộ Ngoại giao và tập trung vào các mục tiêu khác.

Hàng chục tới hàng trăm nghìn người đổ ra đường chống bà Yingluck và anh trai bà, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, trong các cuộc biểu tình đường phố lớn nhất Bangkok kể từ năm 2010.

An ninh được siết chặt trên đường phố thủ đô sau khi Đạo luật An ninh Nội địa tối qua được nới rộng, cho phép giới chức có thêm quyền chặn đường, áp lệnh giới nghiêm, cấm tụ tập và tiến hành lục soát. Nữ Thủ tướng Yingluck cũng từ chối từ chức đồng thời tuyên bố không có ý định giải tán Quốc hội.

Những cuộc biểu tình gần đây nổ ra nhằm phản đối một dự luật ân xá, được cho là mở đường cho cựu thủ tướng Thaksin đang sống lưu vong về nước.

Trọng Giáp

Share this post


Link to post
Share on other sites