+Achau+

Giải Mã Nham Họa Bí Ẩn Trên Mái Đá Cửa Chùa

3 bài viết trong chủ đề này

Giải mã nham họa bí ẩn trên mái đá Cửa Chùa

02/07/2011 06:00

(VTC News) - TS. Trình Năng Chung, Trưởng phòng Khoa học (Viện Khảo cổ học Việt Nam) đã thực sự ngỡ ngàng và xúc động. Ông thốt lên: “Cả đời nghiên cứu khảo cổ, song đây là lần đầu tiên tôi được thấy những nhai bích họa trên đá ở Việt Nam”.

Tin liên quan » Bích họa trên đá mô tả khởi nghĩa Hai Bà Trưng? (kỳ 4)

» Bích họa bí ẩn: Hình vẽ của ma quỷ hay bản đồ kho báu? (kỳ 3)

» Ngỡ ngàng những bích họa bí ẩn trên núi Cửa Chùa (kỳ 2)

» Kỳ công tìm bích họa bí ẩn trên núi đá Ninh Bình (kỳ 1)

Trao đổi với một số nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, song tôi đều nhận được câu trả lời: Chưa từng nghe nói ở Việt Nam có bích họa trên đá. Vì chưa từng phát hiện, chưa từng nghiên cứu. Vì thế, sự hiểu biết của các nhà khoa học về loại hình di sản này hạn chế.

Mang những tấm hình chụp bích họa trên vách đá núi Cửa Chùa đến Viện Khảo cổ học, TS. Trình Năng Chung, Trưởng phòng Khoa học (Viện Khảo cổ học Việt Nam) đã thực sự ngỡ ngàng và xúc động. Ông thốt lên: “Cả đời nghiên cứu khảo cổ, song đây là lần đầu tiên tôi được thấy những nhai bích họa trên đá ở Việt Nam. Có lẽ, đây là nhai bích họa đầu tiên được phát hiện!”.

Posted Image

TS. Trình Năng Chung (phải) thăm quan hệ thống nham họa ở Quảng Tây (Trung Quốc). (Ảnh TS. Trình Năng Chung cung cấp).

Giới báo chí thường gọi TS. Trình Năng Chung là người của thời đại đồ đá, bởi ông có chuyên môn rất cao với những di sản khảo cổ liên quan đến đá.

Sau khi quan sát một lượt các bức ảnh tôi chụp, TS. Trình Năng Chung mô tả: “Người xưa sử dụng mực màu đỏ, loại màu chủ yếu vẽ trên đá. Vẽ theo phong cách tả thực, rõ hết đầu, tai, mắt, mũi. Tay khuỳnh, chân khuỳnh, người nhảy múa, người cầm chùy, đao, lại có ghế ngồi…”. Sau khi phóng to, thu nhỏ, mô tả một lượt các bích họa, TS. Chung bảo: “Để biết được những thông điệp từ những bích họa này phải về tận nơi, quan sát tổng thể, có cái nhìn toàn cảnh, mới giải mã được điều người xưa muốn nói”.

Posted Image

Bích họa trên mái đá Cửa Chùa được vẽ theo phong cách tả thực.

Qua việc xem ảnh, ông mới chỉ có được những suy đoán ban đầu.

Điều bí ẩn nhất với tôi cũng như với người dân ở xã Gia Vân là những bích họa này cứ ẩn hiện trên vách đá, tức là khi té nước thì hiện lên rõ mồn một, khi nước khô, bích họa lại biến mất, đã được TS. Trình Năng Chung giải mã dễ dàng. Theo ông, chất liệu người xưa sử dụng để vẽ tranh trên đá không phải thứ mực thông thường, mà là một loại khoáng ô-xít sắt có màu đỏ sẫm, một dạng của thổ hoàng. Người xưa lấy loại khoáng này, hòa với nước, cùng một số chất liệu khác sẽ cho một loại mực cực kỳ đặc biệt. Khi dùng mực vẽ lên vách đá, các chất trong đá sẽ phản ứng hóa học, hút các ô-xít sắt ngấm sâu vào trong thớ đá và loại mực này sẽ ẩn chứa vĩnh viễn trong đá. Màu đỏ của ô-xít sắt chỉ mất đi khi vách đá bị phá hủy.

Posted Image

Nham họa ở Quảng Tây chủ yếu vẽ theo phong cách biểu tượng (Ảnh TS. Trình Năng Chung cung cấp).

Bình thường, nếu đá sạch sẽ, không có bụi bẩn bám vào, thì bích họa sẽ hiện lên đúng với màu đỏ ối hoặc đỏ sẫm nguyên bản. Tuy nhiên, do mái đá ở dãy núi Cửa Chùa có nhiều bụi bám vào, nên màu đỏ của các bích họa bị nhòa đi. Khi té nước lên, các chất bụi bẩn bám trên đá loãng ra, thì màu đỏ của bích họa sẽ hiện lên. Nhưng khi nước khô đi, bụi bẩn lại trở lại màu ban đầu, sẽ che khuất màu đỏ của bích họa.

Điều lý giải của TS. Trình Năng Chung là chuẩn xác. Bình thường, các vách đá đều rất sạch sẽ, được mưa rửa thường xuyên. Tuy nhiên, mái đá này từng là nơi đặt nhiều lò nung vôi, nên khói bụi bám vào rất dày, rất bẩn. Mái đá lại nghiêng khoảng 70 độ, nên chỉ khi nào mưa lớn, gió to, nước mới hắt vào được. Vì ít được mưa rửa, nên mái đá này không được sạch sẽ cho lắm. Chính vì thế, ảnh chụp những hình vẽ này không thật rõ. Theo TS. Chung, nếu các nhà khảo cổ về nghiên cứu, tẩy rửa vách đá, các bích họa sẽ hiện lên sắc nét, rõ mồn một.

Posted Image

Liệu đây có phải là nghi lễ vu thuật?

Việc phá hủy vách đá mà bích họa không mất đi là không phải. Dù ô-xít sắt ngấm vào đá, song chỉ ngấm ở mức độ nào thôi, chứ không thể quá sâu. Do đó, nếu cố tình đục đẽo, phá hủy, thì các nham họa vô cùng quý giá trên vách đá sẽ biến mất vĩnh viễn. Qua đây, TS. Chung cũng nhắc nhở chính quyền địa phương cần lên phương án bảo vệ ngay từ lúc này, chờ các nhà khoa học về nghiên cứu cụ thể.

TS. Trình Năng Chung đã có một số cơ hội tham quan, nghiên cứu về các nham họa trên vách đá ở núi Hoa Sơn (Quảng Tây, Trung Quốc), miền Trung Thái Lan, đảo Java (Indonesia). Loại nham họa này phát hiện nhiều nhất ở Quảng Tây (Trung Quốc), dọc vách đá của một con sông dài cả trăm km. Tuy nhiên, các nham họa ở Trung Quốc mang phong cách biểu tượng, còn những hình vẽ mái đá Cửa Chùa thì mang phong cách tả thực.

Posted Image

Ảnh: Trình Năng Chung.

Việc vẽ những bích họa này có thể là do một người hoặc nhóm người, vẽ trong một thời điểm và thống nhất chủ đề. Để vẽ được trên vách đá cheo leo, nguy hiểm, người xưa phải dùng giàn giáo, hoặc dây đu từ trên mỏm núi. Điều đặc biệt là, loại hình nhai bích họa này phải được vẽ trên các vách đá hoàn toàn tự nhiên, tương đối phẳng, không được tác động đục đẽo, mài giũa mặt đá. Do đó, để tìm được một địa điểm thể hiện loại hình nghệ thuật này không phải dễ dàng.

Để giải mã được các bích họa, cần phải có quá trình nghiên cứu toàn bộ lịch sử, địa lý, văn hóa vùng đất. Qua thông tin cung cấp của tôi, ngay dưới mái đá từng có ngôi chùa Bái Vọng, đã bị phá hủy trước năm 1945, TS. Chung cho rằng, cũng có thể đưa ra giả thuyết về sự liên quan của những nham họa với các buổi tế lễ ở chùa. Các bức hình chụp người dữ tợn có thể là ông Ác, người hiền lành là ông Thiện. Rồi các tượng Phật, La Hán… cùng những người hành lễ tại chùa.

Posted Image

Bích họa thường được vẽ trên các vách đá cheo leo. (Ảnh TS. Trình Năng Chung cung cấp).

TS. Trình Năng Chung nhắc lại rằng, đó chỉ là một trong số vô vàn cách giải mã, phán đoán mà thôi. Từ những bích họa này, các nhà khoa học có thể có rất nhiều cách giải mã khác nhau, nó kích thích trí tưởng tượng đến tận cùng của con người.

Về loại hình nhai bích họa ở các nước khác, các nhà khoa học đã có một quá trình nghiên cứu lâu dài, song không phải đã thống nhất cách giải mã. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng, các nhai bích họa thể hiện một sự kiện lịch sử, văn hóa, chúc mừng một chiến thắng vĩ đại của một cuộc chiến tranh nào đó. Ngoài ra, nó được cho là “di tồn văn hóa vu thuật”, là những tác phẩm có ý thức tôn giáo nguyên thủy.

Người Việt cổ vốn sùng bái trời đất, núi sông và sự cảnh giới vu thuật. Do đó, các bích họa có thể phản ánh các nghi lễ vu thuật như lễ tế sông núi, quỷ thần, thần rừng, thần ruộng, thần đất, tế vật tổ, chiến tranh thắng lợi…

Posted Image

Cùng với cảnh đẹp như thiên đường dưới hạ giới của Vân Long, những bích họa trên vách đá Cửa Chùa cũng sẽ thu hút khách du lịch, nếu biết bảo vệ và khai thác.

Ở Trung Quốc hoặc một số nước, loại hình nghệ thuật này rất kỳ lạ. Các nham họa thường nằm ở vị trí vô cùng nguy hiểm, cao hàng trăm mét trên vách đá dựng đứng, cạnh các khúc sông sâu, chảy mạnh, nên không có phương tiện không thể phát hiện ra được. Vì lý do này mà các nhà khoa học tin rằng, các nhai bích họa có quan hệ với việc cúng tế thủy thần, hoặc như những lá bùa trấn thủy…

Một kiến giải khác, là những nhai bích họa có liên quan đến tục táng treo trong hang động trên vách đá. Việc táng treo ở Việt Nam thì đã phát hiện ở Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, cách vùng đất ngập nước Vân Long không xa. Tuy nhiên, lại chưa từng phát hiện quan tài táng treo ở khu vực Ninh Bình, dù vùng này có rất nhiều núi đá, hang động. Nếu các hình vẽ lên quan đến tục táng treo, như phát hiện ở một số nước, thì các nham họa có thể mang ý nghĩa bảo vệ cho người chết, biểu thị sự tôn kính với người đã khuất. Và nếu các nham họa liên quan đến táng treo, thì việc phát hiện thêm các nham họa ở nơi khác là điều có thể hy vọng.

Qua những giải mã bước đầu của TS. Trình Năng Chung, tôi nhận thấy thông điệp người xưa để lại có thể đơn giản, song cũng có thể vô cùng phức tạp, liên quan đến một nền văn hóa của một giai đoạn lịch sử. Dù sao, đây cũng là những bích họa hiếm hoi, quý giá, đang chờ đợi các nhà khoa học khám phá.

TS. Trình Năng Chung hứa sẽ sớm sắp xếp công việc để về Gia Vân nghiên cứu và tiếp tục giải mã những bí ẩn của nham họa trên mái đá Cửa Chùa.

Phạm Ngọc Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang thì đây là nghi lễ bái thần Mặt Trời của người Bách Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang thì đây là nghi lễ bái thần Mặt Trời của người Bách Việt.

Theo tôi thỉ tất cả nội dung bài viết va 2cả của ông Nguyễn Xuân Quang đều chỉ là một cách giải thích - hay chính xác hơn là cách giải mã hiện tượng.

Nhưng sự giải mã thì tính hợp lý với hiện tượng được khám phá là một trong nhiều yếu tố quan trong.

Vấn đề đặt ra là:

Vì sao người Việt cổ lại phải miêu tả nghi lễ bái thần mặt trời một cách bí ẩn như vậy? Có cần thiêt phải như thế không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay