Thiên Sứ

Làm thế nào ngăn ngừa thế chiến tiếp theo?

2 bài viết trong chủ đề này

Phần 2: Làm thế nào ngăn ngừa thế chiến tiếp theo?

Nguồn Vietnamnet.vn

08:02' 13/10/2008 (GMT+7)

Làm thế nào ngăn ngừa thế chiến tiếp theo? Thế giới hiện nay đang tồn tại một liên minh 3 bên có thể sắp đặt chiến thắng toàn cầu hóa về địa chính trị. Giai cấp lao động Mỹ ủng hộ các công nhân Trung Quốc bằng cách đi mua hàng ở Wal-Mart, trong khi tầng lớp thượng lưu dành tiền vào xe hơi và các mặt hàng xa xỉ của châu Âu; còn châu Âu và Trung Quốc mua công nghệ Mỹ...

Phần I: Tại sao Mỹ, châu Âu và Trung Quốc cần một G-3?

Chia sẻ gánh nặng

Posted Image

Thế chiến III thường được liên tưởng tới sự hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân.(Ảnh: Wikipedia)

Các thị trường lớn tính đến lợi nhuận không ngừng cho tất cả chứ không chỉ là một cuộc cạnh tranh kẻ thắng người thua. Hơn nữa, "thuyết tấn công" không còn chiếm ưu thế trong chiến lược quân sự ngày nay nữa.

Trong một thời đại của các vũ khí hạt nhân, chỉ ít người tin rằng khởi xướng xung đột sẽ mang lại chiến thắng nhanh chóng với tổn thất tối thiểu.

Chưa bao giờ câu ngạn ngữ của sử gia A.J.P. Taylor đúng hơn lúc này: Nếu mục đích trở thành một siêu cường là để đủ sức tiến hành một cuộc chiến lớn thì cách duy nhất để duy trì một siêu cường là không tiến hành chiến tranh. Thiệt hại gây ra cho bản thân do xung đột chưa bao giờ cao hơn như trong thế giới hội nhập ngày nay.

Cách tiếp cận một giải pháp là phải coi thế giới ba cực như một chiếc ghế. Với hai chân, nó không thể trụ lâu nhưng với 3 chân, nó sẽ đứng vững.

Chiếc ghế ba chân Mỹ - EU - Trung Quốc hiện nay đang lung lay và chiến lược toàn cầu mới nhằm xoay chuyển bánh xe địa chính trị chính là "sự thăng bằng".

Thăng bằng là động lực. Nó cũng đòi hỏi một tâm lý tiến bộ hơn. Trật tự "đa cực" mà các cường quốc đang nổi tìm kiếm không giống như trật tự "đa phương".

Tương tự, khái niệm "kiềm chế và cân bằng" bao hàm phản ứng thận trọng trong khi "phân chia lao động" bao hàm hành động tích cực hướng tới các giới hạn chung; Chỉ sự thận trọng thôi không thể thực hiện được các cam kết đã đưa ra; Tuy nhiên, ’’chia sẻ gánh nặng" lại có thể làm được điều đó.

Hòa bình, sự công bằng và trật tự sẽ nảy sinh từ sự thăng bằng.

Có một viễn cảnh không rõ ràng về một liên minh của các cường quốc trên toàn cầu hoặc một sự phân chia hợp pháp lao động trên toàn cầu giữa 3 siêu cường - nhưng chủ nghĩa đa phương sẽ là vấn đề sắp xếp đế chế chứ không chỉ đơn thuần là việc chuyển đổi các nguồn lực thông qua các thể chế chung.

Một chiến lược thăng bằng toàn cầu sẽ thay đổi sự chuyển giao quyền lực hiện nay từ một nhóm chiến lược gồm các cường quốc đa nghi sang một nhóm đang chạy đua mà trong đó, vị trí dẫn đầu lần lượt được chia sẻ hướng tới cùng vạch đích.

Sự thăng bằng động lực

Thăng bằng yêu cầu Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc phải xác định các luật lệ của cuộc chơi địa chính trị cùng nhau. Cũng giống như trong một gia đình, sự cân bằng đòi hỏi một loạt quy tắc phức tạp để điều hòa các quan hệ quốc tế.

Những động cơ thiên về thành lập các thể chế cố tình giảm bớt quyền lực của một bên trong khi gia tăng quyền lực của bên kia, phải thừa nhận là, rất khó nắm bắt; Các nước chỉ biết đến bản thân cần phải được thuyết phục rằng họ sẽ tiết kiệm được chi phí thông qua sự cộng tác vốn cũng phục vụ cho các lợi ích của chính họ.

Không giống như "tam giác chiến lược" Mỹ - Xô Viết - Trung Quốc của những năm 1960 và 1970, sự thành lập một G-3 gồm Mỹ, EU và Trung Quốc sẽ là diễn đàn thích hợp nhất để thiết lập các mối quan hệ sâu sắc hơn giữa các siêu cường này.

Posted Image

Sự cân bằng luôn đòi hỏi một loạt quy tắc phức tạp (Ảnh: Corbis)

Bằng cách thảo luận công khai về các nước cụ thể có phạm vi ảnh hưởng chồng lấn lên nhau và mâu thuẫn với nhau như Sudan, Iran, Uzbekistan và Burma, những khác biệt của họ có thể sẽ được thu hẹp từ mức độ chiến lược xuống mức chiến thuật.

Một chương trình nghị sự chung đòi hỏi Trung Quốc tích cực tham gia có thể sẽ vượt được một chặng đường dài hướng tới làm dịu sự nghi ngờ của nước này đối với Mỹ. Mỗi bên càng nhìn ra xa hơn thì càng nhiều vấn đề toàn cầu được giải quyết, xung quanh các nguồn tài nguyên năng lượng và nước sạch, chứ không chỉ là những tính toán về sự thiếu cân bằng sức mạnh quân sự và cạnh tranh lãnh thổ.

Các nước tiêu thụ năng lượng chủ chốt có thể tập trung mang thêm dầu lửa ra một thị trường tự do, từ đó làm giảm giá thành, hơn là gắn chặt các hợp đồng dầu mỏ với các công ty nhà nước chỉ để đảm bảo chúng không bị các quốc gia khác giành mất.

Mỹ không chỉ phải thúc đẩy một diễn đàn G-3 mà còn phải làm mới chính sách ngoại giao của mình, từ một nước chỉ nói đến lợi ích riêng sang một nước toàn tâm toàn ý với các lợi ích toàn cầu.

Mỹ sẽ không thể thuyết phục được thế giới rằng nền dân chủ kiểu Mỹ hoặc sự dân chủ hóa là các mục đích cuối cùng của họ. Nước này có thể cung cấp những củ cà rốt lớn hơn cho sự quản lý hiệu quả và rõ ràng. Họ có thể phản đối các biện pháp bảo hộ và tăng sức mạnh cho các thị trường mới nổi vì bản thân các thị trường này cũng đang ngày càng trở thành các nguồn chính mang lợi nhuận về cho Mỹ.

Thay vì rao giảng về nhân quyền, lao động, các tiêu chuẩn môi trường, Mỹ có thể cung cấp nhiều thêm nữa sự hỗ trợ về công nghệ cần thiết cho các nước đang phát triển để giúp họ đạt tới sự ổn định và thịnh vượng.

Sẽ không có bất kỳ một điều gì kể trên diễn ra một cách tự động. Toàn cầu hóa không thôi sẽ không thể chặn được các chu kỳ địa chính trị của chiến tranh thế giới. Nhiệm vụ này không chỉ đòi hỏi một đức tin tuyệt đối ở lẽ phải. Thực vậy, lịch sử chứng minh rằng loài người luôn có lẽ phải, đặc biệt khi thế giới cần đến lẽ phải nhiều nhất.

Thay vì vậy, thay đổi tiến trình tương lai của chúng ta yêu cầu một sự hiểu biết lẫn nhau giữa các siêu cường và tài quản lý mềm dẻo linh hoạt nhằm tạo dựng và duy trì sự ổn định.

Cách đây một thế kỷ, toàn cầu hóa đã thất bại trước địa chính trị, gây ra cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Câu hỏi là liệu một thế kỷ sau đó lịch sử có lặp lại. Câu trả lời vẫn chưa rõ, vì khi thế giới thứ 2 đang phủ bóng lên cả địa chính trị và toàn cầu hóa, ngoại giao không chỉ là một nghệ thuật.

  • Thanh Hảo (Theo Spiegel)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế chiến chỉ xảy ra khi khủng hoảng năng lượng thôi !

=> Thế hệ hiện nay của chúng ta nên tích lũy càng nhiều kiến thức và càng lắm của cải cho con cháu sau này để giữ vững VN.

Thông qua thế chiến, nền tảng triết học mới lại ra đời.

Khủng hoảng tài chính sẽ chia lại quyền lực thế giới nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay một vài kẻ mạnh.

Thế giới đa cực sẽ tốt hơn hiện nay (đơn cực Mỹ).

Khi thế giới Đa cực sẽ tạo lực chuyển biến để đi lên sự hợp nhất "tiếng nói" chung của nhân loại. Nhân loại sẽ có tiếng nói sau vài chục năm của cuộc thế chiến.

Một bằng chứng nhữa cho vấn đề thế giới phải phân chia lại địa tài chính mà TH đã đề cập:

(từ địa tài chính sẽ dẫn tới địa quân sự-chính trị rồi xóa tên khỏi bản đồ thế giới :rolleyes:)

Khủng hoảng tài chính sẽ vẽ lại biên giới chính phủ và thị trường

Thứ 4, 15/10/2008, 16:35

http://cafef.vn/20081015041948212CA32/khun...-thi-truong.chn

(CafeF) - Lịch sử dạy chúng ta một bài học quan trọng: những quyết định từ kịp thời và mạnh tay của chính phủ sẽ giảm thiểu chi phí sau này và tác động đối với nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất từ thời Đại Khủng Hoảng những năm 1930 đang vẽ lại biên giới giữa các chính phủ và thị trường.

Và cuối cùng, sau khi khủng hoảng qua đi, họ đã ở vị trí phù hợp chưa?

Sau lần Đại Khủng Hoảng này, nước Mỹ mất 3 năm mới có thể tiến hành những biện pháp quyết định để chấm dứt khủng hoảng, khởi đầu là việc tổng thống Roosevelt tuyên bố đóng cửa ngành ngân hàng trong 4 ngày vào tháng 3/1933.

Người Mỹ cho rằng đây là lần suy thoái kinh tế tệ hại nhất trong lịch sử. Hàng ngàn ngân hàng sụp đổ, tỷ lệ giảm phát cao, sản lượng giảm 1/3 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 25%. Cuộc Đại Khủng Hoảng gây chấn động đến toàn cầu, nhưng tác hại chủ yếu của nó chủ yếu đến nước Mỹ. Sau đó, biên giới các chính phủ và thị trường đã được vẽ lại.

Một tháng qua, khoảng hơn một năm sau khi cơn bão tài chính chính thức bắt đầu vào tháng 8/2007, chính phủ Mỹ can thiệp mạnh tay chưa từng có vào thị trường từ năm 1930. Vào thời điểm đó, vẫn chưa chắc chắn rằng nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp đứng ở mức 6,1%.

Trong hai tuần biến động, FED và Bộ Tài Chính quốc hữu hóa hai công ty cho vay thế chấp lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac, tiếp quản tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ AIG; nâng mức trần bảo hiểm tiền gửi, tạm thời cấm bán khống trên đối với khoảng 900 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và cụ thể, dùng 700 tỷ USD mua lại chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp. FED và Bộ Tài Chính quyết tâm ngăn sự sụp đổ tệ hại nhất của ngành ngân hàng.

Ngành tài chính Mỹ chứng kiến sự thay đổi lớn. Mô hình ngân hàng đầu tư độc lập trên phố Wall nay đã không còn. Ngân hàng Lehman Brothers đã phá sản, ngân hàng Bear Stearns đã buộc phải bán lại cho các ngân hàng thương mại. Chính Goldman Sachs và Morgan Stanley đã chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại.

Thị trường tiền tệ, những người môi giới chứng khoán, quỹ đầu cơ và nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng khác đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Chỉ chưa đến 3 tuần tại chính phủ Mỹ, tổng lượng nợ lên tới khoảng hơn 1 nghìn tỷ USD, gấp đôi chi phí của cuộc chiến tại Iraq.

Ngoài tất cả những điều trên, còn rất nhiều điểm chưa rõ ràng. Cuối tháng 9, hỗn loạn trên thị trường tăng cao. Thị trường tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu khi các ngân hàng từ chối cho vay. 5 ngân hàng châu Âu sụp đổ và chính phủ châu Âu phải tiến hành mọi biện pháp để bảo đảm và ứng cứu cho các ngân hàng.

Khủng hoảng có nguyên nhân từ bong bóng nhà đất và tín dụng lớn nhất trong lịch sử. Giá nhà đất của Mỹ, tính theo mức trung bình, đã giảm 1/5. Nhiều nhà phân tích cho rằng giá nhà đất sẽ hạ thêm 10% nữa, xuống gần mức trong thời Đại Khủng Hoảng. Giá nhà đất của một số nước khác trên thực tế sẽ còn hạ nhiều nữa.

Tại Anh, giá nhà đất tăng nhanh hơn và cho đến nay giảm chậm hơn.

Thua lỗ tín dụng nhà đất vẫn tiếp tục tăng cao. Trong tính toán mới nhất, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) cảnh báo thua lỗ toàn cầu do khủng hoảng tín dụng từ Mỹ sẽ có thể lên tới 1,4 nghìn tỷ USD, cao hơn so với dự đoán trước đây của tổ chức này là 945 tỷ USD vào tháng 4/2008.

Phần lớn các nước giàu trên thế giới hiện đang suy thoái rồi, nguyên nhân phần lớn vì tín dụng thắt chặt và giá dầu tăng cao hồi đầu năm. Sản lượng đang giảm xuống tại Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Nếu tính đến tốc độ mất việc và sự đi xuống của chi tiêu tiêu dùng, kinh tế Mỹ cũng đang đi xuống.

Tuy nhiên lịch sử dạy chúng ta một bài học quan trọng: những quyết định từ kịp thời và mạnh tay của chính phủ, dù quyết định đó là cấp vốn cho các ngân hàng hay mua lại các khoản nợ xấu, sẽ giảm thiểu chi phí sau này và tác động đối với nền kinh tế.

Ví dụ như trước đây Thụy Điển nhanh chóng tiếp quản các ngân hàng sau khi thị trường nhà đất bùng nổ vào đầu thập niên 1990 và sau đó ngành ngân hàng đã hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, Nhật Bản mất đến một thập kỷ để hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh phí phục hồi đất nước khỏi khủng hoảng chiếm tới 24% GDP.

Cho đến nay, chính phủ Mỹ đã dành 7% GDP để giải quyết cuộc khủng hoảng, đây là một số tiền lớn, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn mức trung bình 16% GDP.

Hiện nay vẫn có lý do để lạc quan. Sự đi lên mạnh mẽ của những nước đang phát triển tạo nên một đối trọng quan trọng, tiêu biểu nhất là Trung Quốc. Nền kinh tế của các nước này cũng chịu tác động nhất định từ biến động tại các nước giàu. Thị trường chứng khoán các nước này sụt giảm mạnh và đồng nội tệ mất giá.

Nhu cầu tiêu dùng tại phần lớn các nước đang phát triển đang chững lại. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự báo nền kinh tế các nước đang phát triển, đứng đầu là Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 6,9% trong năm 2008 và 6,1% trong năm 2009. Mức tăng trưởng trên dù khá tốt song không đủ để cứu thế giới khỏi suy thoái.

Giá hàng hóa hạ, tỷ lệ lạm phát hiện tại các nước giàu đang dịu bớt, ít nhất là trong ngắn hạn. Nếu giá dầu đứng ở mức hiện nay, tỷ lệ lạm phát toàn phần tại Mỹ sẽ rơi xuống dưới mức 1% vào giữa năm sau. Thay vì lo lắng về lạm phát, các nhà hoạch định chính sách nên tính đến ngăn chặn nguy cơ giảm phát.

Vấn đề ở chỗ thặng dư tài khoản vãng lai của Mỹ phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ nước ngoài. USD có lợi thế là loại tiền tệ chính được dùng làm dự trữ trên thế giới. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng hiện nay là phép thử đối với nền tảng tạo nên lòng tin vào USD. Nếu người nước ngoài tháo chạy khỏi USD, nước Mỹ sẽ gặp phải khủng hoảng kép: khủng hoảng ngành ngân hàng và tiền tệ. Sự sụp đổ của USD, nếu xảy ra, sẽ là một thảm họa.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hiện nay đối với kinh tế toàn cầu như thế nào? Việc dự đoán về hậu quả của một cuộc khủng hoảng khi nó chưa kết thúc không phải là điều hợp lý. Rõ ràng rằng ngay cả khi thảm họa trên không xảy ra, hướng toàn cầu hóa cũng sẽ thay đổi. Khi toàn cầu hóa lan rộng, vai trò của thị trường đã lớn hơn các chính phủ. Quá trình này đang bị đảo ngược theo 3 cách.

Đầu tiên, ngành tài chính phương Tây sẽ được điều tiết lại. Ít nhất, khu vực tự do nhất của tài chính hiện đại là thị trường tín dụng trị giá 55 nghìn tỷ USD sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Cuộc Đại Khủng Hoảng sẽ không chỉ làm cấu trúc của ngành tài chính Mỹ thay đổi mà còn có tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế.

Sự cân bằng giữa chính phủ và thị trường sẽ thay đổi trong nhiều lĩnh vực chứ không chỉ là tài chính. Đối với nhiều nước, việc giá cả hàng hóa tăng cao là một cú sốc trong vài năm qua. Giá cả tăng vọt vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 gây biến động lớn tại 30 nước.

Để phản ứng lại, chính phủ nhiều nước mở rộng chương trình hỗ trợ, tăng trợ cấp, cố định giá cả, cấm xuất khẩu các loại hàng hóa chủ chốt và tại Ấn Độ, hạn chế giao dịch kỳ hạn. Sự lo lắng về an ninh lương thực, đặc biệt tại Trung Quốc và Ấn Độ là một trong những lý do chính tại sao vòng đàm phán Doha thất bại trong mùa hè này.

Tương lai của tài chính thế giới cũng sẽ thay đổi do các nước mới nổi đang làm thay đổi hướng đi của thương mại toàn cầu. Điều này rất đúng với những nước giàu vốn như Trung Quốc.

Ngọc Diệp

Theo Economist

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay