VIETHA

Dạy Con Kiểu Nhật

1 bài viết trong chủ đề này

Phương pháp giáo dục từ 0-1 tuổI

1) Kể những câu chuyện có nội dung cho trẻ khi con đường phát triển còn rộng mở

2) 4 bậc trong giai đoạn 0-1 tuổI

3) Giai đoạn thứ nhất từ 0-3 tháng

Đây là giai đoạn trẻ có năng lực tiếp thu lớn nhất. Chúng ta hãy nghĩ cách kích hoạt khả năng tiếp thu này bằng các giác quan của trẻ, đó là 5 giác quan chính- thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.

❉ Thị giác Xung quanh giường của em bé mới sinh, phải có các bức tranh phong cảnh thế giới nổi tiếng. Phải để tâm tới việc bao bọc bé trong một môi trường đầy sắc thái phong phú. Trên kệ, giá sách, phải trưng bày những món đồ chơi có sắc màu tươi sáng, hay những khối hình gỗ xếp (tsumiki) màu sắc, chẳng hạn thế.

Nếu bé mới sinh, dưới một tháng tuổi, mỗi ngày cho bé nhìn hình kẻ ka-rô ô đen trắng, mỗi ngày 3 phút, liên tục như vậy trong vòng một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ lúc chỉ chưa đầy 5 giây, sẽ tăng lên 60- 90 giây. Khả năng tập trung cao độ, sẽ liên quan tốt tới việc học nhiều điều sau này. Khả năng tập trung là nền móng của khả năng học tập.

Màu sắc mà em bé sơ sinh thích, không phải là hồng hay xanh lơ. Màu sắc mà em bé thích nhất là 2 tông màu rõ ràng sắc nét đen và trắng. Em bé thích cái bộ mobile (có 1 trục ở giữa, treo lơ lửng các hình thù thành 1 chùm, quay quay) màu đen trắng hơn là bộ mobile có màu cầu vồng nhàn nhạt pha trộn các màu.

Chưa được 9 tháng tuổi thì hệ thần kinh thị giác chưa phát triển hoàn chỉnh, em bé chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Nếu đến 6 tháng tuổi mà bé chán nhìn hình kẻ vằn ngang và ô kẻ ka-rô thì đổi sang mobile có ô kẻ ka-rô nhỏ hơn (từ ô cạnh 6cm xuống ô cạnh 2 cm) xem sao. Nếu làm vậy mà bé vẫn không thích thú lắm thì dừng việc cho bé nhìn ô trong một thời gian.

Nên dán bảng chữ cái gần giường bé ngủ. Dán sẵn một bảng chữ cái với những chữ cái được in màu đỏ, to, rõ ràng. Em bé được làm quen với chữ cái từ lúc lọt lòng khi lớn lên, nhìn thấy chữ sẽ rất thích thú.

Bế em bé tới gần bảng chữ cái, mỗi ngày 1 một lần, mỗi lần 2,3 giây thôi, lặp đi lặp lại như vậy, cũng khiến bé vui sướng vùng vẫy chân tay mỗi khi được bé tới gần bảng chữ cái đó.

❉ Thính giác Tiếp theo, hàng ngày nên cho em bé nghe những bản nhạc có chọn lọc. Mỗi lần chỉ nghe khoảng 15 phút, mỗi ngày nghe khoảng 30 phút là được. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Phải chú ý rằng, nếu để em bé nghe băng hay đĩa CD trong thời gian dài, em bé sẽ quen và thích tiếng máy, tiếng băng đĩa hơn và không có biểu hiện cảm xúc với tiếng nói thực của người mẹ.

Khi cho em bé nghe nhạc, hãy cho em bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ sau ra trước theo nhịp nhạc xem sao. Tức là 2 tay mẹ giữ nách em bé, hơi nhấc em bé lên cho chân không chạm tới gối mẹ, rồi lại đặt xuống cho chân bé chạm tới gối mẹ. Cũng có thể cho em bé nghe nhạc múa ba lê.

Điều quan trọng là phải nói chuyện nhiều với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho bé, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé.

Vừa thay tã lót cho em bé, vừa cầm nắm tay, chân bé vừa nói “Đây là cái tay này, tay, tay, tay” lặp đi lặp lại. Hoặc là vừa thay tã lót cho bé, vừa cho bé xem quả bóng hay con búp bê vừa nói “Đây là quả bóng này, quả bóng, quả bóng” “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê” cũng là cách dạy em bé.

Bà Thompson người Anh (gốc Nhật, lấy chồng người Anh, đang làm việc cho tổ chức UNESCO) là người khai sáng ra phương pháp dạy ngôn ngữ cho em bé từ khi lọt lòng- phương pháp giáo dục Kal-bitte). Từ khi em bé được 2 tuần tuổi, ngày nào cũng đưa em bé tới công viên gần nhà, cho em bé cầm nắm bông hoa, cái lá và dạy “đây là bông hoa này, hoa, hoa”, cũng làm như vậy để dạy em bé từ “cái lá, lá”. Cứ làm vậy, khi em bé này được 8 tháng tuổi, đã biết phát âm chính xác từ “hoa” bằng tiếng Anh, và sau đó nói trơn tru như suối chảy.

Em bé này, đã có thành tích vượt trội các bạn khi học mẫu giáo và tiểu học. Khi 10 tuổi em được đặc cách xếp vào lớp học có trình độ phù hợp với học sinh cấp 2, sau 1 tháng đi học, làm bài kiểm tra em đạt điểm cao nhất lớp.

Khi 15 tuổi, em thi đậu vào trường đại học Cambridge, song vì tuổi còn quá nhỏ nên không được nhập trường. Cùng lúc đó, em lại được 6 trường đại học khác trong thủ đô London đón nhận, em đã chọn khoa y trường đại học London. Và em luôn có thành tích xuất sắc hơn cả các anh chị cùng lớp. Hiện nay em mới 18 tuổi đang theo học ở trường đại học này.

Chúng ta hãy noi gương bà Thompson cách dạy con như vậy, hàng ngày đưa bé ra công viên, cho bé cầm hoa và dạy “đây là bông hoa, hoa, hoa”.

Đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho em bé xem TV. Chỉ cho em bé xem TV khi đã tròn 3 tuổi. Chúng ta nên nhớ kĩ điều này.

❉ Xúc giác Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ lưỡng vào bộ nhớ của mình, những gì nhìn thấy, nghe thấy... hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ.

Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Chúng ta hãy quan sát kĩ một em bé bú mẹ, sẽ thấy, thao tác tìm ti mẹ, ngậm miệng vào ti, mút sữa tiến bộ rất nhanh. Lúc đầu còn bị đập mũi hay vập cằm khó khăn lắm mới tìm được đúng đầu ti mẹ để đúng vào miệng, nhiều người mẹ lấy tay giúp con, song tự em bé có thể điều chỉnh được rất nhanh.

Người mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác môi, miệng bé như hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải, má trái. Làm vậy để em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên- dưới, phải-trái.

Không chỉ bằng đầu ti mẹ như trên, còn có thể dùng ngón tay, cái khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi mút ti mẹ.

❉ Vị giác Dùng khăn xô thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, nước vị mặn, nước vị chua, từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.

❉ Lực nắm Hãy cho em bé cầm nắm ngón tay của mẹ. Em bé khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật ngay, sẽ rất nhanh khôn.

Càng lúc mới sinh, em bé càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song khả năng này lại biến mất rất nhanh.

Để cho lực nắm này của em bé không mất đi, chúng ta nên luyện tập cho em bé cầm đồ vật từ khi mới chào đời.

Như ở chương 1 đã trình bày, phu nhân Stonar người Mỹ đã cho con mình tập cầm nắm cái que nhỏ từ khi nó được 15 ngày tuổi. Sau này đứa con đó của bà trở thành đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh. Mới có 1 tháng rưỡi tuổi đã biết ngồi, trông như một em bé bình thường 4 tháng tuổi.

Tất nhiên phải lưu ý các bậc cha mẹ, khi luyện tập cho con cầm nắm, không được rời mắt nửa bước, kẻo bé va quệt đồ vật vào đầu, vào mặt, vào người, thành tai nạn.

❉ Khứu giác Hãy cho em bé ngửi hương thơm của hoa. Bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.

4) Giai đoạn thứ hai, từ 4-6 tháng

Giai đoạn này, em bé có thể nhìn xa khoảng 3 mét. Tay có thể cầm nắm đồ vật một cách có ý thức. Em bé ở độ tuổi này, thay vì để mặc em một mình nằm nhìn cái mobile xanh đỏ, hãy luôn để em bé ở gần mẹ của chúng. Có thể cho em bé ngồi ở cái ghế giành riêng cho em bé. Với những em bé mà từ khi còn trong bụng mẹ đã được nghe nhiều câu chuyện của mẹ kể, sau khi sinh khoảng 3 tháng là có thể phát tiếng ô, a, cha cha... khoảng một tuổi sẽ bộc lộ là đứa trẻ thông minh lanh lợi hơn hẳn những em bé cùng tuổi mà lúc trong bụng mẹ không được nghe mẹ kể chuyện.

❉ Thị giác Dẫn bé tới gần bức tranh nổi tiếng, nói chuyện cho bé nghe về bức tranh đó. Khi dẫn bé đi dạo chơi, nhất thiết phải bằng mọi cách để cho bé ghi nhớ càng nhiều ấn tượng về thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Vừa hướng con nhìn vào cảnh sắc xung quanh, mẹ phải vừa nói bằng lời những từ ngữ về cảnh sắc đó. Hoặc là bế em bé đi dạo trong nhà, nhìn thấy đồ vật gì trong nhà cũng đọc tên đồ vật đó lên, lặp đi lặp lại nhiều lần cho bé nghe.

Dẫn bé tới gần bảng chữ cái, chỉ vào từng chữ, đọc tên chữ cái, lặp đi lặp lại nhiều lần. Chỉ bằng cách này, có em bé người Mỹ 6 tháng tuổi đã nhớ hết mặt chữ cái tiếng Anh.

Hãy kiểm tra xem khi bật đèn sáng thì em bé có nhìn về phía đèn sáng không, để kiểm tra thị lực của bé. Phải làm vậy để sớm phát hiện ra những em bé bị khuyết tật thị giác, có cách xử lí và luyện tập thị giác càng sớm càng tốt.

Soi một ngọn đèn nhỏ vào mắt em bé, xem em bé co nhìn thẳng vào tia sáng đó không. Di chuyển vị trí ngọn đèn lúc gần, lúc xa xem em bé có điều chỉnh mắt nhìn theo không.

❉ Thính giác Cho em bé ra công viên, cho em bé nghe những tiếng động khẽ khàng của thiên nhiên. Nhớ phải nói nhiều về các từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng, thiên nhiên cho em bé. Cho em bé vào tắm bồn cùng với mẹ, 2 mẹ con thư giãn và nói chuyện thật nhiều. (Điểm này có vẻ khó thực hiện được ở Việt nam, vì không có tập quán tắm bồn. Lại càng không có tập quán 2 mẹ con tắm chung. Và cũng ít mẹ dám cho con tắm chung với mẹ sợ con dễ bị viêm họng).

Có 2 điểm cần lưu ý khi nói chuyện với em bé

1- Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm thấp thấp là không được.

2- Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?”... Khi hỏi, với giọng nói diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ một điều, là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’...

Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được.

Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Yuri ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con lắm. Yuri của mẹ ngoan lắm” chẳng hạn. Những câu như vậy sẽ làm kí ức phát triển dần lên.

Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé ngay.

Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.

Nếu bé không thích, cũng không nên bỏ dở. Quan trọng là phải lặp đi lặp lại nhiều lần.

❉ Xúc giác. Hãy kích hoạt khả năng tóm, nắm của bàn tay bé. Hãy cho bé cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau như len, bông, gỗ, vải sa tanh, miếng mút, giấy tissue... chẳng hạn.

Hãy để đồ chơi ở trong tầm với, tóm lấy của trẻ.

Đây là phần tiếp theo:

Bình thường khi trẻ được 5,6 tháng thì biết đưa tay ra với đồ vật. Song nếu luyện tập cho bé tập cầm, nắm, với từ sớm, đến khoảng 3 tháng tuổi là bé đã sử dụng tay rất tốt để làm từng thao tác cầm, nắm, với thành thạo. Những bé đó có ý thức học tập rất mạnh mẽ, chóng trưởng thành.

Cho bé sờ tay vào chậu nước ấm ấm, lại sờ vào chậu nước lạnh, luân phiên nhau. Cũng dạy bé xòe bàn tay, nắm bàn tay ở trong nước xem sao.

Vận động. Cho bé nằm sấp lên bụng mẹ/bố, để bé ngóc đầu dậy được càng lâu càng tốt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay