Thiên Huy

Nhờ ace cao thủ giải thích cách luận tuổi!

14 bài viết trong chủ đề này

Trong Luận tuổi Lac Việt có nói:

Dương sinh Âm.

Trong mối quan hệ gia đình:

+ Chồng Dương, vợ Âm

+ Mẹ Dương, con Âm

+ Anh chị Dương, em Âm.

+ "Giàu con Út , khó con út".

Chúng ta dùng mối quan hệ tương tác Ngũ hành để luận tuổi trên căn bản này.

Do tuổi đứa con út ảnh hưởng tới sự thịnh suy cha mẹ nên tuổi con Út là quyết định phải không ạ !? =>

+ Tuổi con Út phải luận chủ yếu theo tuổi mẹ đúng không ạ? (quan hệ Âm Dương)

+ Trong quan hệ Cha con: Cha Dương, Con Âm phải không ạ?

Trong phần lý thuyết Luận tuổi Lạc Việt trên trang chủ. Th có đọc:

1> Trường hợp Tứ quý:

Cha : Mậu Tuất Mẹ: Mậu Thân

Con lớn: Mậu Thìn Con Út: Mậu Dần

Tứ Quý nghĩa là 4 đứa đều Mậu phải không ạ?

Cha và con lớn giống nhau Thiên can Thổ và mệnh Mộc.

Mẹ và con Út đều giống nhau Thiên can Thổ và mệnh Thổ.

Mạng con Út và mẹ đều là Thổ.

Nhưng chồng Mộc sẽ khắc vợ Thổ và con Út => sao gọi là Tứ Quý ?.

2> Trường hợp Tứ Sinh:

Cha: Kỷ Hợi Mẹ: Nhâm Dần

Con lớn: Kỷ Tỵ Con Út: Nhâm Thân

Cha và con lớn giống nhau Thiên can Thổ và mệnh Mộc.

Mẹ và con Út đều giống nhau Thiên can Thủy và mệnh Kim.

Trong quan hệ Thiên can: chồng khắc vợ / anh khắc em (Thổ khắc Thủy) => không tốt

Quan hệ giữa con Út (Âm) và cha (Dương) theo Thiên can: Cha thổ khắc con Thủy.

Thiên can quan trọng hơn.

=> sao gọi là Sinh trong Tứ Sinh ạ ?

Tương tự 2 trường hợp còn lại.

Híc! Trường hợp Song nguyên hơi vô lí vì 2 vợ chồng mới 15, 16 tuổi mà đã sinh con rồi và hiện nay họ chỉ mới 31, 30 tuổi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Huy chép cho tôi trường hợp Song Nguyên để xem lại - có thể tôi lấy ví dụ sai. Sau đó tôi trả lời một thể.

Nhân đây cho tôi đường link vào bài đó.

Cảm ơn nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Thiên Huy :

Bạn đặt câu hỏi rất hay, điều đó chứng tỏ bạn là người ham học hỏi và chịu khó tìm tòi suy nghĩ.

Còn vấn đề bạn hỏi thì trong khuôn khổ bài viết này không thể giải thích hết được, tôi chỉ mượn câu ca dao "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Điều muốn nói ở đây là nếu đã có sự liên kết chặt thì sẽ có đủ sức mạnh để chống lại các tác động đối kháng kể cả bên trongi cũng như bên ngoài. Vì vậy, khi tuổi các thành viên trong gia đình tạo thành Tứ Quý hoặc Tứ Sinh thì có thể sẽ lấn át đi các tương khắc khác (các tương khắc đó chỉ xét trong quan hệ Âm Dương Ngũ hành của một cặp đối ngẫu. ).

Linh Trang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Linhtrang: Cám ơn chị nhưng TH mong chị chịu khó giúp đỡ đàn em nhiều hơn vì nó mới chân ướt chân ráo tìm hiểu lý học Đông Phương hè.

Mong các ace giải thích cụ thể hơn chút ạ!

TH cảm thấy khó chịu lém khi không hiểu vấn đề! :rolleyes: Cái tính này làm TH mệt với chính mình.

Dạ! Đây là trường hợp song nguyên mà chú Thiên Sứ post trong bài lý thuyết ạ.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo Chí phèo thì có thể Cụ Thiên sứ text bị nhầm, cụ cũng là bậc có tuổi rùi mừ. TH này có lẽ đúng thì hai con: Một là Kỷ Mão (1999), Hai là Bính tuất( 2006)

Zưng mà theo bạn thì 15, 16 tuổi không thể có em bé àh ?!

Quê Chí phèo ở Mù cang chãi, các em nó 13, 14 tuổi mà tay bồng tay bé roài đấy! hí hí

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Zưng mà theo bạn thì 15, 16 tuổi không thể có em bé àh ?!

Quê Chí phèo ở Mù cang chãi, các em nó 13, 14 tuổi mà tay bồng tay bé roài đấy! hí hí

Có khả năng sinh em bé là một chuyện nhưng luật pháp lại là một chuyên khác.

Tại quê Chí phèo không bắt. Quan hệ với trẻ vị thành niên là phạm luật nhà nước rồi.

Quê TH mặc dù đám cưới đàng hoàng, gia đình 2 bên tác hợp nhưng chú rể vẫn bị bắt đi tù do quan hệ với trẻ vị thành niên. Nếu để ý, anh CP có thể thấy nhiều vụ bị ở tù do "ham vui" dưới 18t như thế này đó ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy các bạn nghiên cứu một vấn đề mà không đi vào cái chính lại đi vào tiểu tiết nhỏ, khó thành công lắm ! Các bạn lấy Giáp Tuất - 1994, Mậu Ngọ - 1978 rồi tính ra bố mới 16t thì đâu phải là nghiên cứu lý thuyết. Cái ý muốn truyền tải đến người đọc của tác giả trong cách cục nói trên là ở chỗ : gia đình có 2 v/c + 2 đứa con mà địa chi tạo thành thế hình thang cân đối xứng qua trục giữa là cách cục Song Nguyên - một cách cục rất tốt theo Luận tuổi Lạc Việt chứ đâu phải đi vào tuổi cụ thể (Giáp Tuất hay Bính Tuất thì người n/c phải tìm hiểu, phải suy ngẫm chứ đưa ra bình luận này nọ là không nên !!!).

Hy vong các bạn sẽ có nhiều tìm tòi hơn nữa để nền Văn Hiến Lạc Việt rạng danh đất trời.

Còn nếu các bạn thật sự mong muốn tìm hiểu thì cần gặp gỡ để trao đổi chứ trong phạm vi bài viết không thể diễn tả hết ý được. Với lại ai cũng có công việc của mình để mưu toan cuộc sống ...

Linh Trang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn chị Linh Trang!

Có lẻ bị nhiễm tính chuyên môn (quá tỉ mỉ) nên khi tìm hiểu lý học phương đông, TH vẫn dùng cách của mình: không hiểu phải làm cho hiểu và hướng tới cái trọn vẹn. Dĩ nhiên khi đọc trong phần lý thuyết, TH hiểu ý tác giả muốn đưa ra "thế" như vậy để minh họa nhưng nếu chúng ta có một cái khác hoàn chỉnh hơn thì tuyệt vời.

Nền lý học Đông phương vốn dĩ đã thâm sâu nên chúng ta càng phải vững vàng lý thuyết mới mong đi xa được.

TH vẫn theo lời khuyên của chú Thiên Sứ : năm nay chưa nên tìm hiểu => TH mới đọc qua thôi.

TH chỉ là người non kém trong lĩnh vực này nên chẳng dám bình luận hay phê phán chi cả. Tất cả những gì TH hỏi đều trên tinh thần học tập và xây dựng.

Nếu TH không lầm, diễn đàn chúng ta còn mang 1 phần tính năng "đào tạo" lý học Đông Phương mà; do vậy, TH với vai trò người mới học rất mong được các ace cao thủ giúp đỡ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy Thiên Huy thử tự tìm tuổi thích hợp cho cặp song nguyên kia xem sao? Tôi có thể nhầm lẫn như Linh Tranh nói.

Coi như bài tập cho Thiên Huy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Huy

Trong Luận tuổi Lac Việt có nói:

Dương sinh Âm.

Trong mối quan hệ gia đình:

+ Chồng Dương, vợ Âm

+ Mẹ Dương, con Âm

+ Anh chị Dương, em Âm.

+ "Giàu con Út , khó con út".

Chúng ta dùng mối quan hệ tương tác Ngũ hành để luận tuổi trên căn bản này.

1) Do tuổi đứa con út ảnh hưởng tới sự thịnh suy cha mẹ nên tuổi con Út là quyết định phải không ạ !?

Hoàn toàn chính xác. Nhưng cần phải coi là yếu tố quan trọng. Còn nhiều yếu tố khác, như: Tứ sinh, Tứ Phúc, Tứ quí..vv..

2) Tuổi con Út phải luận chủ yếu theo tuổi mẹ đúng không ạ? (quan hệ Âm Dương)

Đây là yếu tố quan trọng. Nhưng cần cân nhắc yếu tố người cha. Nếu con khắc cha quá thì không tốt. Nhất là Thiên Can con khắc cha.

3) Trong quan hệ Cha con: Cha Dương, Con Âm phải không ạ?

Chính xác

Trong phần lý thuyết Luận tuổi Lạc Việt trên trang chủ. Th có đọc:

4) Trường hợp Tứ quý:

Cha : Mậu Tuất Mẹ: Mậu Thân

Con lớn: Mậu Thìn Con Út: Mậu Dần

Tứ Quý nghĩa là 4 đứa đều Mậu phải không ạ?

Không nhất thiết phải 4 Mậu - có thể 4 Canh....vv....

Cha và con lớn giống nhau Thiên can Thổ và mệnh Mộc.

Mẹ và con Út đều giống nhau Thiên can Thổ và mệnh Thổ.

Mạng con Út và mẹ đều là Thổ.

Nhưng chồng Mộc sẽ khắc vợ Thổ và con Út => sao gọi là Tứ Quý ?.

Linhtrang đã trả lời.

2> Trường hợp Tứ Sinh:

Cha: Kỷ Hợi Mẹ: Nhâm Dần

Con lớn: Kỷ Tỵ Con Út: Nhâm Thân

Cha và con lớn giống nhau Thiên can Thổ và mệnh Mộc.

Mẹ và con Út đều giống nhau Thiên can Thủy và mệnh Kim.

Trong quan hệ Thiên can: chồng khắc vợ / anh khắc em (Thổ khắc Thủy) => không tốt

Quan hệ giữa con Út (Âm) và cha (Dương) theo Thiên can: Cha thổ khắc con Thủy.

Thiên can quan trọng hơn.

=> sao gọi là Sinh trong Tứ Sinh ạ ?

Linh Trang đã trả lời

Tương tự 2 trường hợp còn lại.

Híc! Trường hợp Song nguyên hơi vô lí vì 2 vợ chồng mới 15, 16 tuổi mà đã sinh con rồi và hiện nay họ chỉ mới 31, 30 tuổi!

Có thể tôi tính nhầm. Thay Mậu Ngọ bằng Bính Ngọ, Kỷ Mùi bằng Đinh Mùi.

Lưu ý: Không nhất thiết phải đúng như trên mới gọi là song nguyên. Các cặp Tý Sửu với Thìn Dậu cũng là song Nguyên.

Hoặc Dần Thìn với Mùi Tý cũng là song Nguyên, nhưng không tốt bằng các cặp đối xứng theo trục dọc như trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TH cám ơn chú Thiên Sứ rất nhiều!

Tuy chú Thiên Sứ đã chỉ nhưng con sẽ tìm cặp Song Nguyên như bài tập của mình. Chắc con sẽ mò lâu lắm vì con mới "thọt thọt" chân vô lý học Đông phương. Các thuật ngữ còn mới lạ nhưng con tin mình sẽ làm tốt khi được chú và ace cao thủ chỉ dẫn . :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoặc Dần Thìn với Mùi Tý cũng là song Nguyên, nhưng không tốt bằng các cặp đối xứng theo trục dọc như trên.

Cụ ơi, Mão thìn đối xứng nhau qua trục ngang mới đúng chứ, cụ nhỉ?

Chắc cụ Text nhầm.

Như vậy : Mão thìn, và Mùi tý cũng là song nguyên Phải ko àh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ!

Cháu cũng không hiểu lắm về trường hợp song nguyên, vậy mão- thìn thân - hợi có là song nguyên ko ạ?

Nếu có thời gian, mong chú giải thích thêm!

Cảm ơn chú a!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ!

Cháu cũng không hiểu lắm về trường hợp song nguyên, vậy mão- thìn thân - hợi có là song nguyên ko ạ?

Nếu có thời gian, mong chú giải thích thêm!

Cảm ơn chú a!

Vì các anh chị có thói quen nhìn lá số tử vi theo hình chữ nhật nên thấy có cạnh trên dưới, bên phải bên trái. Tôi không trả lời câu hỏi này mà chỉ gợi ý cho anh chị suy nghiệm:

Vũ trụ không có hình vuông.

Như vậy anh chị em sẽ nghiệm ra nhiều vấn đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay