paulle

Có Vài Chuyện Muốn Hiểu Sâu Xa Hơn

10 bài viết trong chủ đề này

Xin chào tất cả,

Tôi thấy diễn đàn này có nhiều thành viên rất nghiêm túc với văn hóa Việt, bởi vậy tôi có vài đề tài muốn đưa ra để được nghe ý kiến của các bạn. Vấn đề trước tiên là:

- Sự khác nhau giữa tục ngữ và ngạn ngữ.

- "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" là câu ca dao hay tục ngữ, ngạn ngữ.

- Toi nghĩ câu trên là của người Trung Quốc, bạn nghĩ sao?

- Người Việt nên bỏ hay giử câu này, vì sao?

Xin mời!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào tất cả,

Tôi thấy diễn đàn này có nhiều thành viên rất nghiêm túc với văn hóa Việt, bởi vậy tôi có vài đề tài muốn đưa ra để được nghe ý kiến của các bạn. Vấn đề trước tiên là:

- Sự khác nhau giữa tục ngữ và ngạn ngữ.

- "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" là câu ca dao hay tục ngữ, ngạn ngữ.

- Toi nghĩ câu trên là của người Trung Quốc, bạn nghĩ sao?

- Người Việt nên bỏ hay giử câu này, vì sao?

Xin mời!

Nếu bạn chỉ phân loại tục ngữ và ngạn ngữ thì tôi nghĩ khó đặt câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- vào hệ nào trong hai hệ trên - Tục ngữ và ngạn ngữ. Theo tôi hiểu thì những giá trị văn hóa dân gian còn được phân loại thêm thành ngữ và phương ngôn. Có nhiều định nghĩa về: Thành Ngữ, tục ngữ, phương ngôn và ngạn ngữ. Nhưng nói chung chúng ko có mấy khác biệt về việc giữa các định nghĩa liên quan. Bạn giỏi vi tính có thể tính trên goolge những định nghĩa này.

Còn câu thơ lục bát trên tôi xếp vào thành ngữ.

Hai câu này không thể là của người Trung Quốc, mà của người Việt. Sở dĩ tôi xác định như vậy chính vì hình thức diễn đạt là thơ Lục Bát của Việt Nam - không có một dân tộc nào sử dùng loại hình thơ này/ kể cả người Hán. Nếu bạn cho rằng:

Núi Thái Sơn là của Trung Quốc cho nên câu thờ này phải là của người Trung Quốc / hoặc chí ít có nguồn gôc từ văn hóa Trung Quốc thì tôi cần phải phải xác định rằng:

Xét theo đường biên giới hiện hữu thì núi Thái Sơn thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. cũng như Tây Tạng bây giờ thuốc về lãnh thổ Trung Quốc, nhưng không có nghĩa đạo Phật của Tây Tạng có nguồn gốc Hán vậy.

Tôi lưu ý bạn:

Nếu bạn vào đây với mục đích trao đổi học thuật chúng tôi rất hoan nghênh. Nếu bạn vào đây với sự thách đố và hơn thua chúng tôi sẽ không vui lắm. Chúng tôi không có thời gian tranh luận và bạn có thể sang trang web khác để phản biện và chứng tỏ chân lý thuộc về bạn.

Trang web của chúng tôi chỉ là 1/ 1000, 000 trang web trên thế giới này và ở Việt Nam. Mong bạn không cho chúng tôi bịt miệng và độc đoán. Câu " xin mời " của bạn khiến tôi có cảm giác bạn đang thách đố chúng tôi. Bạn có thể viết:

Chúng tôi/ hoặc tôi muốn nghe ý kiến của các bạn.

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua giải thích của TS tôi đã thấy tôi sai. Cảm ơn. À, mà bạn vẫn chưa có ý kiến về có nên bỏ nó hay không. Mong các bạn khác cho thêm ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua giải thích của TS tôi đã thấy tôi sai. Cảm ơn. À, mà bạn vẫn chưa có ý kiến về có nên bỏ nó hay không. Mong các bạn khác cho thêm ý kiến.

Tất nhiên khi tôi xác định câu trên là của Việt Nam thì làm sao lại phải bỏ nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn TS, Xin trả lời thêm vài thắc mắc liên quan đến tiếng Tàu.

Đối với người nước ngoài thì đa số Chùa ở Việt Nam là chùa của người Tàu, nhưng tôi cho rằng chùa do người Tàu làm chủ rất ít dù có thể là ngày xa xưa đa số chùa do họ xây nên, Không biết đúng hay sai?

Ở phương Tây cách đây 2-3 chục năm những vị chức sắc lớn của nhà thờ phải học tiếng La tinh mới có cơ hội tiến thân. bởi vậy, tôi thắc mắc: không biết trong lịch sử Phật giáo Việt nam đã có bao giờ các nhà tu hành Phải biết tiếng Tàu?

Tiếng Tàu được viết ở chùa Việt có phải là tiếng Tàu bình thường hay nó được sáng tạo khác biệt và nó còn là biểu tượng của Phật giáo thuộc phái đại thừa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn TS, Xin trả lời thêm vài thắc mắc liên quan đến tiếng Tàu.

Đối với người nước ngoài thì đa số Chùa ở Việt Nam là chùa của người Tàu, nhưng tôi cho rằng chùa do người Tàu làm chủ rất ít dù có thể là ngày xa xưa đa số chùa do họ xây nên, Không biết đúng hay sai?

Ở phương Tây cách đây 2-3 chục năm những vị chức sắc lớn của nhà thờ phải học tiếng La tinh mới có cơ hội tiến thân. bởi vậy, tôi thắc mắc: không biết trong lịch sử Phật giáo Việt nam đã có bao giờ các nhà tu hành Phải biết tiếng Tàu?

Tiếng Tàu được viết ở chùa Việt có phải là tiếng Tàu bình thường hay nó được sáng tạo khác biệt và nó còn là biểu tượng của Phật giáo thuộc phái đại thừa?

Tôi nghĩ rằng:

Những người nước ngoài mà anh nói tới đã quá hời hợt khi tìm hiểu về những di sản văn hiến Việt. Hoặc họ chỉ là những người du lịch với tư duy của người làm công ăn lương, doanh nghiệp, thợ .......đi du lịch và nhận thức một cách đơn giản, trực quan về hình thức của những ngôi chùa này.

Dân tộc Việt đã có hơn 1000 đô hộ của người Hán. Cái này chắc anh biết?

Tất nhiên trong một đế chế cai trị tất yếu nó phải thống nhất về văn tự và ngôn ngữ chính thống trên toàn đế chế. 1000 năm đô hộ chứ không phải vài chục năm. Thí dụ như Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì ngôn ngữ chính thống và văn tự là tiếng Anh và chữ Anh. Ở đấy - đất nước Hoa Kỳ vẫn tôn trọng giá trị văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước này và có luật pháp bảo vệ những giá trị văn hóa đó (Tôi đã sang Hoa Kỳ 3 lần, đi qua 8 tiểu bang và trên 25 thành phố, thị trấn). Nhưng chỉ mới 30 năm, mà thế hệ Việt sinh trên đất Hoa Kỳ , nhiều người nói tiếng Việt không rành. Anh hãy suy luận một cách hợp lý về hơn 1000 năm chịu sự đô hộ của đế chế Hán , mà lịch sử đã ghi nhận sự xóa sổ văn hóa Việt không chỉ một lần. Bởi vậy, chữ Hán dùng trong xã hội Việt khi người Việt hưng quốc vào thế kỷ thứ X sau CN chính là dấu ấn còn lại của hơn 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng điều đó không có nghĩa là những văn tự Hán đó - thể hiện ở các đình chùa - là bằng chứng cho những ngôi chùa đó là do người Tàu xây. Nếu quan sát sâu hơn thì kiến trúc những ngôi chùa Việt khác nhiều so với ngôi chùa trên đất Trung Hoa.

Nói thêm - và điều này tôi đã nói trên diễn đàn:

Có một nữ tiến sĩ học ở Trung Quốc về và làm việc ở bộ Ngoại giao hỏi tôi:

Tại sao trong lịch sử dân tộc Việt bị nhiều nước xâm lược, nhưng người ta lại có vẻ nặng nề với kẻ xâm lược này và không nặng nề với kẻ xâm lược khác? (Tôi đạ biên tập lại câu hỏi này cho nó nhẹ đi).

Tôi trả lời: Vấn đề là kẻ xâm lược đó có hủy diệt văn hóa của dân tộc Việt ở mức độ nào?

Còn v/v anh hỏi:

Ở phương Tây cách đây 2-3 chục năm những vị chức sắc lớn của nhà thờ phải học tiếng La tinh mới có cơ hội tiến thân. bởi vậy, tôi thắc mắc: không biết trong lịch sử Phật giáo Việt nam đã có bao giờ các nhà tu hành Phải biết tiếng Tàu?

Không phải cách đây 30 năm, mà ngay bây giờ tất cả các tu viện Phât giáo các tu sĩ đều phải học chữ Nho. Nhưng không có học tiếng Tàu.

Lý do: Hầu hết kinh kệ cổ liên quan đến Phật giáo đều viết bằng chữ Nho. Đây là hậu quả của hơn 1000 năm Bắc thuộc. Bởi vậy, để có điều kiện nghiên cứu các văn bản gốc các tu sĩ đều học chữ Nho. Nhưng tôi tin rằng: Trong tương lai, khi những văn bản kinh Phật giáo cổ bằng chữ Nho được dịch ra tiếng Việt hết thì việc học chữ Nho sẽ không phải điều kiện bắt buộc. Và điều này cũng tương tự cách đây 30 năm các tu sĩ Kito giáo phải học chữ La Tinh vậy. Nhưng bây giờ chắc không còn là điều kiện bắt buộc khi các loại kinh sách La tinh đã được dịch hầu hết ra tiếng Anh chẳng hạn.

=====================================

PS: Trong một cuộc họp nội các do Bằng công Nguyễn Hữu Chỉnh chủ trì vào cuối thể kỷ XVIII. Các quan đại thần đã đề nghị phục hồi lại chữ Khoa Đẩu là chữ cổ của người Việt. Nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh đã bác bỏ. Điều này cho thấy chữ Khoa Đẩu chính là chữ viết của ngườii Việt cổ từ hơn 2000 năm trước. Dấu ấn của loại chữ này vẫn tồn tại trong văn hiến Việt và cả ở Đài Loan. Dấu ấn của chữ Khoa Đẩu còn ghi nhận trong nhiều cuốn tiểu thuyết Trung Hoa , như Thủy Hử và cả chuyện của Kim Dung.

Người có công phục hồi lại loại chữ này chính là ông Đỗ Văn Xuyền, hiện đang sống ở Phú Thọ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn TS, Xin trả lời thêm vài thắc mắc liên quan đến tiếng Tàu.

Đối với người nước ngoài thì đa số Chùa ở Việt Nam là chùa của người Tàu, nhưng tôi cho rằng chùa do người Tàu làm chủ rất ít dù có thể là ngày xa xưa đa số chùa do họ xây nên, Không biết đúng hay sai?

Ở phương Tây cách đây 2-3 chục năm những vị chức sắc lớn của nhà thờ phải học tiếng La tinh mới có cơ hội tiến thân. bởi vậy, tôi thắc mắc: không biết trong lịch sử Phật giáo Việt nam đã có bao giờ các nhà tu hành Phải biết tiếng Tàu?

Tiếng Tàu được viết ở chùa Việt có phải là tiếng Tàu bình thường hay nó được sáng tạo khác biệt và nó còn là biểu tượng của Phật giáo thuộc phái đại thừa?

Xin góp 1 vài ý nếu sai xin các bậc Phật học chỉnh giùm.

Hiện nay ở Việt nam ngày càng có khá nhiều người khăn gói sang Miến Điện tu tập Phật học. Hỏi ra thì được biết là lúc trước có Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa. Ngày nay người ta không gọi là Tiểu thừa nữa mà gọi là Phật giáo Nguyên thủy, là triết lý Phật giáo cổ xưa nguyên thuỷ nhất, xuất xứ từ Miến Điện truyền qua Việt nam trước cả khi truyền sang TQ. Sau này Phật giáo TQ lộn xộn phe phái, Tam Tạng đi thình kinh về rồi lập ra Phật giáo Đại thừa truyền ngược sang Việt nam. Với đội quân xâm lược Bắc triều và ách độ hộ 1000 năm về mọi mặt, văn hoá cũng không ngoại lệ, giáo lý Đại thừa ngày càng phát triển phổ biến hơn giáo lý Tiểu thừa nguyên thủy và theo chân người Việt hiện đại khi khắp nơi trên thế giới. Tiếng Phật gốc là tiếng Phạn, tiếng nho hay tiếng Hán chỉ là dịch ra và chú giải.

Ngày nay 1 số người Việt cho rằng Đại thừa không phải nguyên thuỷ nên cất công sang tận Miến Điện vào rừng sâu tu theo kiểu Nguyên thuỷ, thực chứng tự chiêm nghiệm, không có sư thầy, và không phổ độ chúng sinh đại trà như Đại thừa. Nhưng những người này vẫn là thiểu số ở Việt nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Paulle có thể vào Mục Cổ Văn Hóa Sử xem các bài viết của các bác Lãn Miên, nhatnguyen52... để đọc thêm về cổ sử việc. Anh chỉ cần hiểu rằng biên giới nước Việt cổ ko gói gọn trong vùng Đồng Bằng Bắc Bộ thì những điều anh yêu cầu ở trên anh sẽ tự giải đáp được. Diễn đàn đã xác định với bạn đọc những điều này từ lâu rồi.

Chúc vui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như trên anh Thiên Luân đã hướng dẫn, đó là những tàn tích còn sót lại sau hơn 1.000 năm bị Hán hóa. Còn muốn nhanh, dễ hiểu và sâu hơn từ Thời đại Hùng Vương gần 3.000 năm trước công nguyên, anh Paulle có thể xem sách "Thời Hùng Vương Qua Truyền Thuyết và huyền thoại" và "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam" - Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Chúc vui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đúng, những người nước ngoài mà tôi đề cặp là những người đi du lịch thấy sao nói vậy trong các blog du lịch của họ chứ không phải là người muốn tìm hiểu hay có kiến thức sâu.

Rất buồn là đa số đám trẻ ở nước ngoài thường sử dụng tiếng nước ngoài giữa anh chị em ruột thịt với nhau. Dĩ nhiên là chỉ hiểu sơ sơ tiếng Việt và khả năng nói rất giới hạn, cộng với sự miễn cưỡng.

"Hoa kỳ vẫn tôn trọng giá trị văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước này và có luật pháp bảo vệ những giá trị văn hóa đó" Bạn nói đúng. Hoa Kỳ ngay nay đã không còn được xem là cái lò đồng hóa nữa (melting pot). Canada đã làm việc này từ hơn 30 năm trước, còn HK chỉ mười mấy năm nay, nhưng có làm là tốt và xu hướng của thời đại văn minh là phải vậy.

Trường hợp ở phương Tây kinh sách đã được dịch ra mọi thứ tiếng khác từ lâu: 4-5 thế kỷ rồi, một trong mục đích của phát minh máy in là để phát hành kinh sách rộng rãi. Theo tôi hiểu thì quyền lực của Vatican rất mạnh và đó là vương quốc chỉ sử dụng tiếng La tinh. Bởi vậy, ngày xưa khi người tây còn sùng đạo thì các Cha, Linh mục.... thường hay chêm tiếng la tinh (thấy trong một số phim xưa) khi đang làm lễ để cho có vẽ thiêng liêng(?) và để có thể giao thiệp với các chức sác ở những nước khác, với cấp trên từ Vatican thăm viếng hay để sử dụng khi về đền Thánh. Các Cha buộc phải học tiếng Latin trong thời gian đào tạo ở trường đại Học tôn giáo.

Vài câu hỏi lung tung mà cũng được giải thích đàng hoàng làm cho tôi cảm thấy như được ưu tiên :) Thành thật cảm ơn Thiên Sứ và sự gợi ý của các bạn khác. Sẵn dịp, mong các bạn thông cảm và bỏ qua cho vài cái comment hơi lung tung và không phù hợp trước đây của tôi.

Edited by paulle

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay