Posted 17 Tháng 6, 2011 ĐỌC NỐI TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Xuân QuangCũng như đa số những ngôn ngữ khác, tiếng Việt cũng có hiện tượng đọc nối và nuốt chữ. Đọc nối là một nhu cầu thiết yếu của tiếng nói. Đọc nối để tránh ngượng miệng, líu lưỡi, đỡ ngọng, tránh khổ đọc, để nói cho lưu loát, cho trơn tru, trơn miệng trơn lưỡi, để nói cho nhanh, để nói cho nhịp nhàng, uyển chuuyển, cho tiết điệu âm thanh hòa hợp, để nghe cho êm tai, cho khỏi trục trặc. Ngoài ra đôi khi để nói cho nhanh người ta nói lồng hai chữ vào nhau hoặc nuốt bớt chữ.Đọc nối trong tiếng Việt cũng tuân theo những qui tắc chung của các ngôn ngữ khác.1. Cách thứ nhất: đọc nối xẩy ra trong trường hợp khi tận cùng của từ thứ nhất đứng trước là một phụ âm và khởi đầu của từ kế tiếp theo sau là một nguyên âm.Ví dụ:.Con nào con ấy đọc nối thành Con nào con nấy..Con ít đọc nối qua thành con nít.Thoạt đầu nói là con ít sau đọc nối qua thành con nít và ngày nay chúng ta thành thói quen nói là con nít. Từ ít phản nghĩa với lớn, nhiều. Con ít ngược nghĩa với người lớn. Bắng chứng cụ thể là ta thấy rõ từ ít láy với oi như thấy qua cặp từ láy ít oi và ta thấy rất rõ những từ láy con ít con oi đọc nối qua thành con nít con noi hay con ít con nôi. Bằng chứng sống là bà cụ thân sinh ra tác giả trước đây vẫn nói là con ít. Chính cụ đã giúp tôi tìm ra chữ đọc nối này.2. Cách thứ hai: đọc nối xẩy ra trong trường hợp khi tận cùng của từ thứ nhất đứng trước là một nguyên âm hay chữ y và khởi đầu của từ kế tiếp theo sau là một phụ âm.Ví dụ:.nề nếp đọc nối qua thành nền nếp.nề có nghĩa khắng khít với nếp hơn là nền với nếp vì nếp có nghĩa là lề thói, gia phong như nếp nhà gia giáo.Theo qui tắc từ đôi, từ láy qua nề nếp ta có nề = nếp. Ta thấy rất rõ nề là lề lối, lề thói (lề là dạng nam hóa của nề) như giấy rách phải giữ lầy nề. Nề, lề biến âm với lệ (lệ làng: phép vua thua lệ làng, luật lệ). Nề biến âm với ni là thước tấc, khuôn khổ (như lấy ni để may quần áo). Luật, lệ, lề, nề liên hệ với Anh ngữ law và lối (lề lối) liên hệ với Pháp ngữ loi (luật lệ)..mà cả đọc nối qua thành mặc cả..hai mươi đọc nối qua tnành hăm như hai mươi mốt thành hăm mốt….Ba mươi đọc nối qua thành băm như ba mươi mốt thành băm mốt….i như đọc nối qua thành in như hay y như thành in như..i nguyên đọc nối qua thành in nguyên hay y nguyên thành in nguyên.Ta thấy về sau i được dùng như in mặc dầu không phải là đọc nối ví dụ y hệt thành in hệt.3. Cách thứ ba: lồng hai từ vào nhau hay nuốt chữ.Thường thấy trong thể nghi vần hay trong đối thoại, hai từ cuối thường lồng vào nhau sau khi cắt xén bớt để nói cho ngọt giọng.Ví dụ:. Từ thứ hai nuốt mất phần đầu rồi lồng vào từ trước như: Mày đi mau mà về NGHE KHÔNG? Nói nhanh lồng âm vào nhau:-khi nuốt mất chữ K đầu của từ KHÔNG còn lại HÔNG lúc nói nhanh thành: Mày đi mau mà về nghe-HÔNG?-khi nuốt mất hai chữ KH của từ KHÔNG chỉ còn lại -ÔNG thì lúc nói nhanh thành: Mày đi mau mà về nghe-ông? = Mày đi mau mà về nghe-ONG?-khi nuốt mất ba chữ KHÔ- của từ KHÔNG chỉ còn lại -NG thì lúc nói nhanh vào thành: Mày đi mau mà về nghe-Ng ? =Mày đi mau mà về ngheng?-khi nuốt mất chữ G còn lại KHÔN thì lúc nói nhanh thành: Mày đi mau mà về nghe-KHÔN? -khi nuốt mất chữ G và chữ K còn lại HÔN thì lúc đọc thành: Mày đi mau mà về nghe-HÔN?-khi nuốt mất các chữ KHÔG chỉ còn lại chữ N thì lúc nói thành: Mày đi mau mà về nghe-N = Mày đi mau mà về ngheN?-khi nuốt hết các phụ âm của từ KHÔNG chỉ cỏn lại một nguyên âm Ô thì lúc nói nhanh thành: Mày đi mau mà về nghe-Ô? = Mày đi mau mà về ngheO?Lưu ý là hiện tượng nuốt chữ ở đây có khi giống như là hiện tượng giải phẫu cắt bỏ bới chữ (xem Giải Phẫu Chữ Việt).-Cuối cùng cả từ KHÔNG bị nuốt hết chỉ còn dư âm trong cổ họng thì lúc nói nhanh thành: Mày đi mau mà về nghe…Trên đây là một vài ví dụ tiêu biểu về cách đọc nối trong Việt ngữ, chắc chắn nếu nghiên cứu kỹ thêm ta có thể còn khám phá ra thêm ra nhiều nữa. Nhiều từ hiện nay chúng ta đang dùng có thể là do trước kia đọc nối lại mà thành. Share this post Link to post Share on other sites