Posted 17 Tháng 6, 2011 TIẾNG LÁY TRONG VIỆT NGỮ Nguyễn Xuân QuangTiếng láy gồm một từ gốc và một từ tố lặp lại theo âm điệu, vần điệu nhịp nhàng, uyển chuyển với từ gốc. Tôi gọi từ tố láy với từ gốc là thành tố láy (TTL), ví dụ liếm láp thì láp là TTL của liếm. Đa số các nhà ngữ học Việt Nam cho rằng ngoài một số nhỏ TTL có nghĩa còn hầu hết TTL vô nghĩa như mình mẩy, liếp láp, bụi bậm… thì TTL mẩy, láp, bậm không có nghĩa. Tôi khám phá ra rằng các từ lấp láy có TTL hầu như đều có nghĩa. Chúng ta cho là vô nghĩa vì chúng ta không biết nghĩa đó thôi. Nói một cách tổng quát, giản dị cho dễ hiểu thì TTL trong tiếng Việt dù dưới dạng nào đi nữa nó đều phát xuất ở từ gốc, từ mẹ mà nó ‘láy’ sinh ra. Như thế nó mang nhưng di tính (di truyền tính) của từ gốc, từ mẹ không những âm, vần mà kể cả nghĩa ngữ. Nghĩa của TTL có thể còn giữ nguyên nghĩa ngữ của từ mẹ (rõ nhất là dạng láy giữ nguyên dạng như ào ào) hay vì đã láy, đã “lái”, đã “lai” đi thì nghĩa cũng sẽ lai đi, đã thay đổi… Nói gọn lại, từ láy trong tiếng Việt láy cả âm đọc lẫn ý nghĩa. Những TTL này-có thể là những từ cổ Việt đã biến thể đi, đã mai một đi hay đã bị chôn vùi ở đâu đó nên chúng ta không biết nghĩa, ví dụ từ láy kiêng khem có TTL khem là tiếng biến âm của cổ Việthèm có nghĩa là kiêng, taboo. Theo biến âm kh = h như khì khì = hì hì, ta có khem = hèm.-có thể chúng là những từ còn hiện diện ở một ngôn ngữ nào đó của nhân loại nhất là những ngồn ngữ có liên hệ với Việt ngữ. Sự liên hệ này có thể ruột thịt hay vay mượn, tiếp xúc. TTL của Việt ngữ là một từ trong ngôn ngữ khác. Ví dụ thật thà, TTL thà cũng có nghĩa ngay thẳng chính là Phạn ngữ shâ, ‘to stand’, đứng, thẳng. Rõ như ban ngày thà = shâ.Dĩ nhiên ở các ngôn ngữ khác, các TTL ở dưới những dạng biến âm với Việt ngữ vì mỗi tộc ngôn ngữ phát âm theo một âm khác nhau, theo một nguyên âm khác nhau. “Việt ngữ có hầu hết tất cả âm vận của ngôn ngữ loài người” (Bùi Đức Tịnh, tr. 188). Ví dụ Việt ngữ phát âm “ời” như cổ ngữ Việt blời (trời), Pháp ngữ phát âm theo ‘ơ’ như bleu (màu trời) và Anh ngữ phát âm theo ‘u’ như blue (màu trời). U, ơ, ơi, ời là những biến âm của nhau như u, ơ, ù ơi. Blời, bleu, blue cũng có cùng gốc trời và cũng có thể coi như là một hình thức tiếng láy của nhau như blue-bleu giống như mù-mờ của Việt ngữ.Để soi sáng hiện tượng tiếng láy trong Việt ngữ xin đưa ra một vài ví dụ:-Việt và Việt.Tối thuiTTL thui cũng có nghĩa là tối, đen. Với h câm, thui = tui, túi, tối. Thui cũng có nghĩa là đen như đen thui, đen thủi, phỉ thui là đuổi cái đen đi. Thui bò, thui heo là nướng cháy (cho đen). Ta thấy rất rõ thui láy âm với tui, tối và có cùng nghĩa là một tiếng láy..Đen đủiTheo qui luật biến âm th = đ như thủng thỉnh = đủng đỉnh, TTL đủi = thủi, thui là đen và theo đ = t, đủi = túi, tối. Đủi biến âm với đui là mù cũng hàm nghĩa tối..Chút chítChút là nhỏ, ít, chút biến âm với chót. TTL chít cũng có nghĩa là nhỏ, chót như người cháu nhỏ nhất, chót nhất gọi là chít: cháu, chắt, chút, chít. Với ch câm, chút chít = út ít..Hỏi hanTTL han là tiếng cổ Việt có nghĩa là hỏi:“Gặp nhau hớn hở, han chào” (Nguyễn Du, Kiều).. . . . . .-Việt và MườngTiếng Việt cổ và Mường ruột thịt với nhau..Lo lắngTTL lắng chính là Mường ngữ lắng có nghĩa là lo, nhớ như thấy qua mấy câu thơ sau:Nên con nghĩ mà đau quặn,Lắng mà đau quài.(Hoàng Anh Tuấn, tập II, tr.128).hoặcTrời mưa đừng nhớ lặng,Trời nắng đừng thương.Lặng nguyên văn là lắng có nghĩa là lo, nhớ (tập II, tr.28)..Rừng rúrú, Tiếng Mường ở Thanh Hóa là rừng nhưng ở Nghệ Tĩnh rú là đồi non (Hoàng Anh Tuấn, tập I, tr. 126). Tộc người Vân Kiều có tên là người Bru, có nghĩa gốc là người (B)Rú, người Rừng. Cũng nên biết Anh ngữ jungle (rừng) liên hệ với Việt ngữ dừng, rừng (j=d như xe jeep = xe díp)..Ngứa ngáyTTL ngáy là Mường ngữ ngá (ngứa): vôn ngá là (khoai) môn ngứa.. . . . . . .-Việt và Tầy-Thái, Thái Lan.Chim chócTTL chóc là chim, Tầy-Thái ngữ chốc là chim. Với h câm chóc = cóc = cọc. Thái Lan ngữ nok là chim. Nok là nọc (cọc)..Nhỏ nhoiTTL nhoi là Thái ngữ noi, nhỏ (Bình Nguyên Lộc, Lột Trần Việt Ngữ, tr.36). Noi cũng có nghĩa là nhỏ như thấy trong Việt ngữ con nít, con noi, với n câm, ta có nít noi = ít oi, ít ỏi..Xanh saoTTL sao chính là Thái Lan ngữ kheeo là xanh (Bình Nguyên Lộc phiên âm là sauu)..Đẹp đẽTTL đẽ chính là Thái Lan ngữ dee, ‘nice’ (xinh dẹp)..Lỗ rỗTTL rỗ có nghĩa là lỗ như mặt rỗ như tổ ong bầu. Cái rổ là vật đan bằng tre có lỗ lớn. Rỗ ruột thịt với Thái Lan ngữ roo, lỗ.. . . . . .-Việt và Kampuchia ngữTiếng Khmer thuộc họ Nam Á, chi Mon-Khmer cùng với Việt ngữ..Đất đaiTTL đai liên hệ với Kamphuchia ngữ day, đất..Khờ khạoTTL khạo liên hệ với Kampuchia ngữ klao, chaot l’ngoo-ung, stupid, khờ, ngốc..Hô hàoHô hào là kêu gọi, hô là gọi lớn như hô to, hô lớn. Hô biến âm với hò là gọi to như hò đò sang sông. TTL hào chính là Khmer ngữ hao (call).. . . . . .-Việt và Hán Việt.Bầu bìTTL bì chính là Việt ngữ bị (bọc có quai, túi có quai, ông Ba Bị), Hán Việt bì là bao, túi, (cân trừ bì là cân trừ bao), là da như bì phu (da là cái bao, cái túi bọc thân người) cùng nghĩa với bầu, bào, bao..Cà kêTTL kê là Hán Việt kê là gà; theo c=g (như cài = gài), cà = gà, Mường ngữ kha (gà) với h câm kha = ka = cà = gà..Bạc phếchtheo ph = b như phừng phừng = bừng bừng, TTL phếch = bệch, biến âm của Hán Việt bạch, trắng.. . . . . .-Việt và Chi Ngôn Ngữ Mã-Lai.Mất mátTTL mát chính là Mã-Nam Dương ngữ mati, chết..Té deđi cầu té ra nước. Té, te, tè liên hệ tới nước (té nước) và de cũng là nước: mía de là mía nấu nước uống. De chính là Mã-Nam Dương ngữ ayer, nước..Rừng rậmTTL rậm liên hệ vối Mã ngữ râm, rừng.. . . . . .-Việt và Altaic ngữNhậtNhật ngữ đã từng được xếp vào Altaic ngữ..Xinh xắnTTL xắn là Nhật ngữ shan, xinh (Bình Nguyên Lộc, Lột Trần Việt Ngữ, hình bìa)..Cây cốiTTL cối là cây, Mường ngữ coi, cơi là loại cây nhỏ, mềm, dễ gẫy:Có súng bằng cây nứa,Có giáo bằng cây cơi.(Trương Sỹ Hùng, Đẻ Đất, Đẻ Nước, t. I, tr.805)cây cối = “cây con” (Trần Ngọc Ninh, Tuyết Xưa). Cối là loại cây có giống cái vì cối còn có nghĩa là cái cối làm bằng khúc thân cây khoét rỗng biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ. Cối biến âm với củi (cây khô để đốt lửa), với cổ ngữ Nhật kuy, ko và hiện kim ki, cây. Việt ngữ có từ đôi điệp nghĩa kì kèo nghĩa là kì = kèo (kèo là cái cọc nhỏ), ta thấy kì = Nhật ngữ hiện kim ki, là cây. Kì Dương Vương có một khuôn mặt là Núi Trụ Thế Gian, trong có Trục Thế Giới nên truyền thuyết mới nói là ông có tài đi lại được Ba Cõi (Tam Thế), ông xuống thủy phủ (Cõi Nước) cưới nàng Thần Long làm vợ..Múa mayTTL may, theo Bình Nguyên Lộc chính là Nhật ngữ mai là múa (tr.34).. . . . . .-Việt và Ấn-Âu Ngữ.Việt và Anh ngữ.Liếm lápVí dụ mẹ mắng con: “cái miệng mày liếm láp cả ngày”. TTL lap chính là Anh ngữ to lap, liếm..Lớn laoTTL lao chính là Anh ngữ loud, lớn, to: loud speaker là máy phóng thanh, loud mouth là to mồm, lao xao chính là Anh ngữ loud sound..Mù mịt, mờ mịtTTL mịt chính là Anh ngữ mist, sa mù….Tắm tápTTL táp chính là Anh ngữ tap, vòi nước, liên hệ với tub, bồn tắm.. . . . . ..Việt và Pháp ngữ.Béo bởTTL bở ở đây không phải là bở có nghĩa là dễ rời ra mà chính là Pháp ngữ beurre. Bơ là một chất béo nên láy với béo. Bơ chính là Việt ngữ bồ có nghĩa là chất béo như thấy trong các từ đôi bồ hòn, bồ hôi, bồ hóng, bồ kết… Theo b=m, ta có bồ hôi = mồ hôi, bồ hóng = mồ hóng… mồ chính là mỡ. Bồ hòn là “hòn bơ”, “hòn mỡ”, quả bơ, quả mỡ, thứ quả dùng làm xà phòng, Pháp ngữ gọi cây bồ hòn là ‘savonier’, Anh ngữ là ‘soapberry tree’; bồ hôi, mồ hôi do tuyến nhờn như dầu mỡ ở da tiết ra (có người có mồ hôi dầu) chính là ‘bơ hôi’, ‘mỡ hôi’(chất nhờn như dầu mỡ ở da ra ngoài khí trời bị oxýt hóa thành oi, hoi, hôi); bồ hóng, mồ hóng là chất như dầu đen do khói đọng lại; bồ kết là quả ‘kết’ bơ, mỡ, dầu dùng gội đầu..Mỏng manhTTL manh chính là Pháp ngữ mince, mỏng (mince lame: lưỡi dao cạo)..Lỏng le lỏng létTTL le là cổ ngữ Việt có nghĩa là nước như chim le le là chim nước; chua lè là chua chẩy ra nước, chua chẩy ra nước dãi và chua vãi đái ra quần (chua làm rùng mình, làm tăng áp suất trong bọng tiểu khiến vãi đái ra quần).TTL le chính là Pháp ngữ lait, sữa, một thứ nước con người uống khi chào đời. TTL lét chính là Tây Ban Nha ngữ leche, sữa.. . . . . ..Việt và Tây Ban Nha ngữ.Mặn màTTL mà liên hệ với Tây Ban Nha ngữ mare, biển. Mặn liên hệ với biển, với muối..Mỡ màngTTL màng ở đây không phải là lớp che, phủ, lớp màng mà chính là Tây Ban Nha ngữ mantequilla, bơ, Bồ ngữ manteiga, bơ, liên hệ với Pháp ngữ moelle (phát âm là ‘moan’), Anh ngữmarrow, tủy (tủy có rất nhiều mỡ)..Nhí nha nhí nhảnhNhí là nhỏ (kép nhí); nhí nha chính là Tây Ban Nha ngữ niña, bé gái. Nhi nha nhi nhô chính là niña, niño, bé gái, bé trai.. . . . . ..Việt và Tiền cổ-Ấn Âu ngữ (Proto-Indo-European language, PIE).Tối tămTTL tăm chính là gốc tái tạo PIE *tem/*tam/*tm, dark, darkness, tối (Bombard, A.R. p.207, No 51)..Cong cớnTTL cớn chính là gốc tái tạo PIE *ker-/*k’or-/*k’r, to twist, vặn, to turn, bẻ quẹo, to bend, uốn cong….Mạnh mẽTTL mẽ cũng có nghĩa là mạnh, non, trẻ, bé. Theo m=b, mẻ = bé. Mẽ liên hệ với PIE *mag{h}- (h nhỏ và cao), ‘young’, bé, trẻ, non.. . . . . . .-Việt và Phạn Ngữ.Ướt átTTL át chính là Phạn ngữ ak, aka, nước, addrà, ướt..Bụi bặm, bụi bậmTTL bặm, bậm chính là Phạn ngữ pâmsu (m có dấu ngã), pâmçu (m có dấu ngã), bụi. Rõ ràng pâm- = bậm..Đau đớnTTL đớn chính là Phạn ngữ du, duna, ‘suffering’, ‘pain’, ta thấy du là đau, dun là đớn.. . . . . .-Việt và Á-Phi ngữ.Nói năngTTL năng biến âm với rằng, dằng, như nói rằng, “Rằng nghe nổi tiếng cầm đài” (Nguyễn Du, Kiều), liên hệ với gốc tái tạo Proto-AfroAiatic *yan-/*yen- (e ngược), ‘to say’, nói..Rạng rỡ, rực rỡTTL rỡ có nghĩa là rõ, rạng, sáng, tỏ, đỏ liên hệ với Ai Cập ngữ Ra, Re, thần mặt trời..Tối tămTTL tăm liên hệ với Ai Cập ngữ tms: to hide, che, dấu, kín hàm nghĩa tối tăm.. . . . . .-Việt và Mỹ châu ngữ (Amerind).Lạnh tanhTTL tanh liên hệ với tộc Almosan-Keresiouan, Algic: gốc tái tạo Tiền cổ-Alongquian *tahk, mát..Máu me, máu mêTTL me, mê liên hệ với Macro-Panoan, tộc Lenga eme; Proto-Panoan *imi; Proto-Tacanan * ami là máu (dĩ nhiên liên hệ với cả gốc Hy Lạp ema-, hemo-, hema- là máu như anemia, thiếu máu, hematemesis, mửa ra máu)..Thuộc làu, thông suốt làu làu.TTL làu là biết, hiểu liên hệ với tộc Kekchi ngữ nau, know, biết. Ta cũng thấy nau, làu liên hệ với Anh ngữ know.. . . . . .-Việt và Úc châu ngữ.Bù lu bù loaTTL lu, loa liên hệ với Úc châu ngữ .*lu-n/*yu-n (weep, khóc) liên hệ với Việt ngữ lu trong bù lu bù loa, lũ, lụt (liên hệ với nước), lóc (khóc lóc)..Báng bổTTL bổ có nghĩa là búa, liên hệ với *bu-m hay *bo-m) (hit, đánh; kill, giết) liên hệ với Việt ngữ bổ (đánh giết bằng búa), với báng (húc, giết bằng vật nhọn)..Mần mà mần mòViệt ngữ mần là làm như đi mần, mần việc, mần ăn. Nguyên thủy con người làm bằng hai tay, mần ruột thịt với Pháp ngữ main, bàn tay, Tây Ban Nha ngữ manos, bàn tay, Anh ngữmanual, thuộc về bàn tay… mà, mò ruột thịt với mần.TTL mà, mò liên hệ với gốc động từ ma-, ma-n (to do, make) của tộc thổ dân Úc Mangarayi.. Đứng đắnTLL đắn liên hệ với DHa-n (to stand), đứng.. . . . . .Tóm lại TTL trong tiếng láy của Việt ngữ đều có nghĩa, có thể còn giữ nguyên nghĩa của từ gốc, từ mẹ mà nó láy hay đã láy đi, lai đi, lái đi. TTL có thể là một từ cổ Việt mà ngày nay ta còn nhận ra và biết nghĩa hay còn bị chôn vùi ở đâu đó hoặc là một từ của một ngôn ngữ loài người nhất là ở những chi ngôn ngữ ruột thịt với Việt ngữ.Qua sự kiện TTL có mặt trong tất cả ngôn ngữ loài người cho thấy tiếng Việt là một ngôn ngữ tối cổ hay liên hệ với một ngôn ngữ tối cổ, nằm ngay gốc của cây ngôn ngữ loài người. Ta có thể dùng từ láy trong công cuộc truy tìm nguồn gốc ngôn ngữ loài người (xem Việt Ngữ và Nguồn Gốc Ngôn Ngữ Loài Người). Tôi dựa vào khám phá này để mò tìm nguồn gốc nghĩa ngữ của cổ ngữ Việt và ngôn ngữ loài người, tìm sự liên hệ giữa Việt ngữ và ngôn ngữ loài người, để học ngôn ngữ loài người một cách cặn kẽ, dễ hiểu và dễ nhớ, dùng Việt ngữ giải thích ngôn ngữ loài người và ngược lại… Share this post Link to post Share on other sites