Thiên Sứ

Nét Việt

153 bài viết trong chủ đề này

Cả làng mang vàng ra... đập
Thứ Sáu, 15/04/2016 15:02:41 GMT+7
 
Docbao.vn - Một người thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành 980 lá và có tổng diện tích 1m2. Để hoàn thành một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục với trên 400 nhát búa.
 
dat-vang.JPG
Hiện nay ở làng nghề Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) còn khoảng gần 50 gia đình chuyên kinh doanh vàng quỳ. Những thỏi vàng thật 24k hoặc bạc trắng được các nghệ nhân ở đây đập dập cho dài và mỏng sau đó cắt thành những hình vuông nhỏ chừng 1cm2 rồi đặt vào lá quỳ.
 
dat-vang1.JPG
Lá quỳ có cạnh dài 4cm được kén từ loại giấy dó (giấy làm tranh Đông Hồ) mỏng và dai, được "lướt" nhiều lần bằng mực tự chế làm bằng loại bồ hóng đặc biệt, trộn với keo da trâu, tạo cho giấy quỳ bền chắc.
 
dat-vang2.JPG
Mỗi một bọc giấy quỳ được hoàn thành, người thợ phải phết mực ít nhất 3 lần rồi mới phơi khô, để đảm bảo độ bóng, mịn của lá quỳ.
 
dat-vang3.JPG
Để đảm bảo độ chính xác cao, người dân làng Kiêu Kỵ thường sử dụng một chiếc cân nhỏ để cân trọng lượng của vàng. Trong đó, mỗi một quỳ gồm 490 lá, được tán mỏng từ khoảng nửa chỉ vàng 24k
 
dat-vang4.JPG
Sau đó, người thợ lại phải dùng một loại kéo chuyên dụng, cắt vàng thành từng miếng nhỏ
 
dat-vang5.JPG
Các miếng vàng phải đảm bảo chính xác về kích thước. Sau đó sẽ được các nghệ nhân đặt vào lá quỳ và tiếp tục đập cho mỏng.
 
dat-vang6.JPG
Để làm ra được một tấm quỳ, người nghệ nhân phải trải qua ít nhất 40 công đoạn, mỗi công đoạn lại đòi hỏi nhiều thao tác tỉ mỉ và tinh xảo. Điều này bắt buộc người thợ phải kiên trì, cần mẫn lao động với những thao tác kỹ thuật thật chuẩn.
 
dat-vang7.JPG
Mỗi một quỳ sẽ được các nghệ nhân dùng vải dường bâu Nam Định gói lại, đặt lên đe bằng đá, dùng búa chuyên dụng đập lên tập lá quỳ để đảm bảo các lá vàng được tán mỏng, đều và không bị rách.
 
dat-vang8.JPG
Một người thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành tấm lá vàng có diện tích hơn 1m2. Để hoàn thành một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng 1 giờ liên tục. Tính ra phải đập trên 400 nhát búa cho một quỳ vàng.
 
dat-vang9.JPG
Trung bình mỗi ngày một người thợ phải đập khoảng 8 tiếng để hoàn thiện từ 6-7 gói quỳ. Trong ảnh là bàn tay chai sạn của một thợ quỳ làng Kiêu Kỵ.
 
dat-vang10.JPG
Những gói quỳ thành phẩm được buộc lại cẩn thận có giá bán vào khoảng 1 triệu 600 nghìn đồng, tương đương với giá trị của nửa chỉ vàng trên thị trường.
 
dat-vang11.JPG
Các sản phẩm này sẽ được các nghệ nhân dát mỏng lên các bức tượng, câu đối, đồ vật mạ vàng hoặc bán cho các họa sỹ, thợ điêu khắc... có nhu cầu.
 
dat-vang12.JPG
Một sản phẩm được mạ vàng được làm bởi bàn tay của những người nghệ nhân làng Kiêu Kỵ.
 
dat-vang13.JPG

Cho đến nay, Kiêu Kỵ vẫn là làng duy nhất trong cả nước làm nghề này. Hầu hết các làng làm nghề tạc tượng, khắc hoành phi, câu đối, hoặc làm hàng sơn mài… đều là những bạn hàng của làng Kiêu Kỵ.

 
Theo Hà Trang (Dân Trí)
Ảnh: Trần Văn

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIẤY DÓ - ĐẶC TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ

Fb Thú Chơi Sách

 

Giấy dó làm từ vỏ cây dó. Người ta tạo ra giấy từ bột xơ của vỏ dó, thông qua công nghệ thủ công truyền thống khá phức tạp. Chính nguyên liệu và công nghệ sản xuất này đã tạo nên đặc tính của giấy dó.
1) Khác với công nghệ làm giấy hiện đại chỉ lấy thân cây (bạch đàn, thông, keo...) làm nguyên liệu sản xuất giấy, còn vỏ dó thì loại bỏ, công nghệ truyền thống giấy dó chỉ lấy vỏ cây dó làm nguyên liệu, còn thân cây (ruột) thì không dùng được. Vỏ dó được ngâm, đãi, nấu và giã để lấy bột xơ xeo giấy.
Xơ đó là một loại senlulo (xen-lu-lô) sau khi giã, nó tạo thành mạng sợi như hình mạng nhện Sợi xơ đó rất mềm, dai và không đặc - các ''mao quản'' sợi gió kết cấu ở dạng ống. Để tạo ra một loại giấy có đặc tính dai và xốp, thợ thủ công Việt Nam đã không nghiền bột dó mà duy trì phương pháp giã dó rất độc đáo.
Nghiên cứu về giấy dó, các nhà khoa học và kỹ thuật công nghiệp giấy đã thấy rõ sự khác biệt giữa nguyên liệu dó và nguyên 1iệu gỗ. Nguyên liệu dó đuốc sử dụng ở dạng sunfit senlulo không tác dụng kiềm. Còn nguyên liệu giấy hiện đại, người ta chọn một số loại cây lá hình kim thân gỗ có xơ mềm, nhẹ làm bột giấy, thông qua việc xử lý ở dạng sunfat senlulo, tác dụng kiềm. Vì không nắm được đặc trưng cơ bản và quan trọng của giấy dó, một số nhà sản xuất giấy ở phía Nam sau ngày giải phóng (sau năm 1975) đã thất bại khi sản xuất giấy dó, do đem nghiền bột vỏ dó.
2) Giấy dó xốp nhẹ, bền dai, dễ cắn màu, mực, không nhòe khi viết, vẽ, in. Hơn nữa, giấy dó ít bị mối mọt, ít bị giòn gãy, ẩm nát như nhiều loại giấy hiện đại. Do đó, giấy đó đã được sử dụng từ lâu đời và rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội ở tước ta:
- Trước đây, khi chưa có giấy hiện đại dân gian gọi là “giấy Tây” để phân biệt với “giấy ta” là giấy bản, giấy dó), giấy dó thủ công được dùng để viết và in sách, cũng như để ghi chép các văn kiện Nhà nước, để đi học, đi thi. Hầu hết sách cổ, sách Hán - Nôm đều in trên các loại giấy dó. Mãi đến sau năm 1980, một số sách của Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới) được ấn hành bằng giấy dó, trong số đó có cuốn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giới thiệu không chỉ các di sản tư tưởng, văn hóa mà cả sản phẩm giấy dó truyền thống Việt Nam ra nước ngoài. Nhờ có giấy dó, với đặc tính quý của nó, mà ngày nay chúng ta còn kế thừa được kho tàng di sản lịch sử văn hóa thành văn vô giá, đồ sộ phong phú của dân tộc.
- Giấy dó là nguyên vật liệu chủ yếu để làm tranh dân gian. Các dòng tranh, cũng là những trung tâm sản xuất tranh dân gian lớn ở Việt Nam - Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng với vô số tác phẩm nổi tiếng, hầu hết đều in trên giấy dó. Giấy dó, giấy điệp (giấy dó được quét hồ điệp) là nguyên vật liệu thích hợp nhất để in, vẽ tranh dân gian Việt Nam.
- Không chỉ dùng in, vẽ tranh dân gian, giấy dó tỏ ra thích ứng hơn cả so với các loại giấy khác trong sản xuất quạt giấy các loại. Tại các làng quạt giấy thủ công nổi tiếng ở Hà Tây (làng Canh Hoạch hay còn gọi là làng Vác), Hải Hưng (làng Đào Xá) và nhiều nơi khác, giấy phất quạt bao giờ cũng phải dùng giấy dó, giấy bản.
- Ở các làng nghề đúc đồng thủ công, làng nghề nặn tượng Phật, các nghệ nhân thường sử dụng rất nhiều giấy dó. Người ta trộn giấy dó ngâm nó với đất sét, đất bùn ao luyện kỹ, với trấu và vôi sống để làm cốt tượng, rồi sơn son thếp vàng bên ngoài, hay để làm khuôn đúc tượng đồng, chuông đồng v.v.. Để đúc pho trong Phật Di Đà (A-di-đà) ở chùa Ngũ Xã (tức chùa Thần Quang), nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã đã dùng tới 70 tấn nguyên liệu gồm giấy bản và đất, trấu đế tạo khuôn, gồm khuôn trong và khuôn ngoài, tiến hành công việc suốt 3 năm đúc trong 3 giờ liền, sản phẩm tượng đồng nguyên khối nặng tới 11 tấn 300 kg. Khuôn ấy phải chịu lực rất lớn. Vai trò của giấy dó tạo khuôn đúc quả là to lớn.
- Độ bền dai của giấy dó đạt tới mục phi thường trong công nghệ sản xuất vàng quỳ. Vàng quỳ được sản xuất ở làng Kiêu Ky, Gia Lâm (Hà Nội). Người ta dát vàng thoi thành vàng lá dày 1-2mm. Lá vàng được cắt thành từng miếng nhỏ, khoảng 1cm2. Dùng giấy bản (giấy dó) bọc lót vàng, mỗi lớp vàng một lớp giấy. Rồi dùng búa sắt nhỏ đập đều đều, liên tục lên tập giấy vàng trên chiếc đe phẳng, cho đến khi các miếng vàng lá bị dát mỏng tới mức biến thành lớp vàng quỳ (lớp bột vàng mịn, cục mỏng), một nguyện liệu quý giá cho việc thếp vàng trên các sản phẩm son son (tượng Phật, câu đối, hoàng phi, ngai thờ, kiệu v.v… ) Những người thợ sơn thếp các sản phẩm quý giá bao giờ cũng sử dụng nguyên vật liệu vàng quỳ hay bạc quỳ này. Sơn ta hãy còn ướt, chưa ủ khô, người ta thổi bụi vàng, bạc quỳ vào để thếp màu tươi sáng, rực rỡ. Điều đáng nói ở đây là giấy dó bọc lót quỳ không hề bị rách nát.
- Năm 1969, giấy dó được nghiên cứu ứng dụng vào lĩnh vực âm học tại Việt Nam. Người ta đã dùng một tỷ lệ nhất định giấy dó làm nguyên liệu cho hợp chất sản xuất màng loa chất lượng cao. Kết quả quan trọng này sau khi đem thử nghiệm tại Tiệp Khắc, Hung-ga-ri... đã được các chuyên gia đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Giấy dó Việt Nam đã xuất khẩu sang Pháp và một số nước khác. Tại Pháp, các họa sĩ Pháp đã sử dụng giấy dó Yên Thái (hay giấy gió hàng) hoặc vẽ tranh bằng mực nho (mực Tàu) theo lối tranh Phương Đông cổ điển. Những sản phẩm nghệ thuật ấy bán rất chạy ở Châu Âu.
Gần đây các bảo tàng ở Châu Âu đã nhận ra khả năng chống ẩm rất cao của giấy dó. Những bức tranh quý giá nếu được lót một tấm giấy đó bồi dày ở trong khung phía sau tranh thì tác phẩm không bị ẩm mốc, tuổi thọ tranh được kéo dài và không ố vàng. Người pháp đã đầu tư khôi phục một làng giấy ở Hà Bắc, bắt đầu từ vài ba gia đình có nghề giấy cổ truyền, thông qua một đơn vị tại Việt Nam có tên Châu Á mở (Open Asia).
- Không chỉ có thế, người Việt Nam đã từ lâu biết sử dụng giấy dó làm nguyên liệu sản xuất nhiều loại hàng thủ công truyền thống khác: làm ngòi pháo, bồi dán đồ chơi Trung thu cho trẻ em làm đồ vàng mã, v.v… Làm ngòi pháo các loại bởi giấy dó cháy đượm. Làm đồ chơi vì giấy dó bền dai, xốp nhẹ, trắng sáng dưới ánh đèn, nến, tạo sáng mờ ảo lung linh. Làm vàng mã bằng giấy dó có ưu điểm là dễ nhuốm màu, cắn hồ, xốp nhẹ đẹp, khi đất (hóa) thì cháy nhanh và cháy kiệt. Đặc tính này quan trọng và cần thiết, rất thích ứng với quan niệm dân gian cho rằng: vàng, mã khi đốt mà không cháy hết thì những thứ này - tiền bạc, quần áo, voi ngựa, khay tráp, người hầu (hình nhân) sang thế giới ''bên kia'' sẽ đều bị thủng, rách, không hoàn chỉnh, kém giá trị.
Cũng như một số sản phẩm thủ công thiết yếu khác, giấy dó có nhiều lợi ích, gắn bó với đời sống nhân dân Việt Nam suốt hàng ngàn năm nay. Nguyên liệu chính yếu để sản xuất giấy dó là cây dó.

 

13012592_1565918827033925_84103543463216
 
13043510_1565918830367258_95205264122314
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đã tìm thấy "cành hoa sen" gây tranh cãi trong ca dao?
Thứ Năm, 09/06/2016 15:19:00 GMT+7
 
"Đêm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen" - câu ca dao nổi tiếng này từng gây tranh cãi với câu hỏi: Hoa sen thì làm gì có cành? Thủ pháp ước lệ này xa rời thực tế quá...
 

Tại chùa Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội, nhà nghiên cứu âm nhạc - nghệ sĩ Nguyễn Quang Long đã giới thiệu với công chúng yêu văn hóa dân gian hình ảnh hoa sen nằm trong giả thuyết chính là "cành hoa sen" đã đi vào ca dao Việt Nam qua bao thế hệ: "Đêm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen", "Lên chùa bẻ một cành sen/ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng..."

Nếu giả thuyết này là đúng thì hầu hết mọi người thường chỉ biết đến bông hoa sen mọc trong đầm mà quên mất rằng trên đời vẫn có cây hoa sen vươn cành để chàng trai đi tát nước đầu đình thuở xưa vắt áo.

Chi tiết này đương nhiên sẽ hóa giải được cả câu hỏi: Cành hoa sen trong ca dao có thật hay không?

da-tim-thay-canh-hoa-sen-gay-tranh-cai-t

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long

 

Loài cây mà nghệ sĩ Quang Long nhắc đến được trồng tại chùa Bối Khê, gắn biển với tên gọi: Cây sen đất. (có nơi gọi là cây sen núi). So với bông hoa sen mọc trong đầm thì hoa sen đất có cánh màu trắng, nhị vàng, to tương đương sen đầm, cánh hoa khum khum như bàn tay chụm lại. Đặc biệt, nụ của hoa sen đất khi chưa nở rất giống nụ sen trắng trong đầm.

Theo quan sát của chúng tôi, cây sen đất có thân gỗ, gần giống thân cây hồng xiêm, lá giống lá đa. Hàng năm, sen đất chỉ nở duy nhất một lần vào tháng Tư âm lịch.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long tiết lộ, sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm của anh và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thì anh tạm thời kết luận: Trên khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ chỉ duy nhất ở chùa Bối Khê có cây hoa sen đất lâu đời dù vài năm gần đây, giống cây này được rao bán khá nhiều, có thể được nhập từ nước ngoài!

 

da-tim-thay-canh-hoa-sen-gay-tranh-cai-t

Hoa sen đất

 

"Cách đây chừng 7-8 năm, trong hành trình tìm hiểu về các nghệ nhân hát xẩm, những câu hát xẩm, hát trống quân... chúng tôi tình cờ biết đến chùa Bối Khê và cây hoa sen đất. Khi đó, có cây hoa sen rất to đằng sau chùa và nhà chùa nỗ lực nhân giống cây hiếm này ra nhiều cây khác. Gần đây, có dịp quay trở lại, tôi đã thấy khuôn viên chùa hiện hữu 5 - 6 cây hoa sen cao quá đầu người được nhân giống từ cây sen già nay đã không còn nữa", nghệ sĩ Nguyễn Quang Long chia sẻ.

Nói về giả thuyết "cành hoa sen" trong câu ca dao: "Đêm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen" chính là cành của cây sen đất chứ không phải bông sen trong đầm như nhiều người vẫn nghĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long phân tích: "Toàn bộ không gian trong bài ca dao này toát lên khung cảnh của đồng bằng Bắc Bộ, nên chúng ta có thể nhận định là bài ca dao được ra đời ở vùng này. Khi chúng tôi đến nơi đây, các bậc cao niên ở địa phương cũng khẳng định cây sen trong ca dao này chính là loài sen đất. Theo các cụ, cây sen này rất khó sống, nó chỉ sống thích hợp khi được trồng nơi đình chùa. (Tuy nhiên có thể đây chỉ là cách nghĩ nhằm tôn thêm tính linh thiêng cho loài cây được trồng trong những không gian thiêng!).

Đối với địa phương, cây sen được coi trọng như cây đa, cây bồ đề, muỗm cổ thụ... Từ chính sự linh thiêng ấy nên trong bài ca dao, khi chàng trai ngỏ ý với cô gái rằng bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen, dù đó là sự tán tỉnh yêu đương nhưng nó lại thể hiện tính nghiêm túc trong tình cảm mà chàng trai muốn gửi tới cô gái".

 

da-tim-thay-canh-hoa-sen-gay-tranh-cai-t

Loài cây đã được gắn biển tên

 

Bài ca dao "Tát nước đầu đình" từng khiến giới nghiên cứu, giảng dạy và nhiều thế hệ học trò tốn không ít giấy mực trong quá trình cảm thụ, đi tìm nguyên mẫu một loài hoa. Trước đây, trên ghế nhà trường, học sinh thường được giảng giải cách gọi "cành hoa sen" là thủ pháp ước lệ của văn học. Thêm nữa, cách chàng trai ngỏ lời với cô gái rằng bỏ áo trên cành hoa sen là để mượn cớ làm quen hay vì bối rối quá nên nói nhầm. Bởi vậy, chính cụm từ "cành hoa sen" trong lời ngỏ ý đã ngầm "tố cáo" chàng trai đang mượn cớ hỏi han...

Đem luận điểm này để phản biện nghệ sĩ Quang Long, anh thừa nhận với chúng tôi: "Trước đây tôi cũng từng nghĩ thế nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ kể từ khi biết về cây sen này vì nó giải quyết được hết những vốn lý trong câu ca dao kia. Hơn nữa, các cụ ta cũng chân chất, thật thà. ăn nói mộc mạc kiểu "Gặp đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này có lấy anh không?" chứ ít khi vòng vo, văn vở... Vì lối suy nghĩ người xưa gần gũi với hành động nên tôi cho rằng, không chàng trai nào nói dối như thế.

Không loại trừ giả thuyết, trong kiến trúc làng quê Việt, ao làng vốn có đầm sen và rất có thể chàng trai si tình sinh ra "ngớ ngẩn", vắt áo lên hoa sen trong đầm thật thì cũng khó xảy ra vì nếu vào mùa có sen, tôi nghĩ không tát nước được. Trong khi, là cây sen đất thì lúc nào cũng có thể vắt áo lên cành!".

 

Theo T.Phương (Giadinh.net.vn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay