Thiên Sứ

Nét Việt

153 bài viết trong chủ đề này

Đằng sau bức ảnh “một mái tóc dài đen trong gió” của kiến trúc sư Ý

Thứ Sáu, 13/03/2015 - 02:30
 

Dân trí Một kiến trúc sư Ý khi đến Việt Nam đã phải lòng "một mái tóc đen dài bay trong gió" như thế...

 

46-27d21.jpg
Bức ảnh để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng một kiến trúc sư Ý

 

Trong một tháng lưu lại Việt Nam, nhiếp ảnh gia kiêm kiến trúc sư người Ý Gianpaolo Arena đã thực hiện bộ ảnh “My Vietnam” (Việt Nam của tôi) ghi lại cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây.

Những bức ảnh của anh được trang tin Buzzfeed đánh giá là “nhạy cảm và đẹp đẽ”, khắc họa đất nước, con người Việt Nam trong những góc nhìn độc đáo, mới lạ. Hiện tại, anh Gianpaolo Arena đang hoạt động trong ngành kiến trúc và sinh sống ở thành phố Treviso, Ý.

Anh Gianpaolo từng tổ chức triển lãm ảnh “My Vietnam” (diễn ra từ tháng 5-7/2014) trưng bày những bức ảnh về Việt Nam. Triển lãm đã diễn ra ở Triển lãm Nghệ thuật Đương đại Anteprima, ở thành phố Rome, Ý.

 

16-27d21.jpg
Quang cảnh thành phố lúc lên đèn

 

Giới thiệu về triển lãm này, trang Rome Gallery Tours chuyên đăng tải tin tức về những triển lãm mở ra trong thành phố Rome cho rằng: Việt Nam đã xuất hiện trong nhiều hình thái nghệ thuật như điện ảnh, văn học, nhiếp ảnh trong suốt nhiều thập kỷ qua, đưa lại những hiểu biết rộng lớn hơn cho cộng đồng quốc tế, nhưng cách nhìn nhận về Việt Nam chưa đa dạng và vẫn còn bị gắn liền với quá khứ chiến tranh, Việt Nam cần phải được nhìn nhận theo một cách khác.

Bộ ảnh “My Vietnam” của Gianpaolo Arena đã ghi lại những trải nghiệm, những góc nhìn thú vị dọc đường du lịch. Có rất nhiều tầng nghĩa trong bộ ảnh của anh, thể hiện cách nhìn của một người ngoại quốc đối với Việt Nam, thể hiện sự đối sánh giữa những gì đã biết và chưa biết về Việt Nam…

 

55-3bb43.jpg
Những mái tóc dài của các cô gái Việt thu hút ống kính của Gianpaolo Arena.

 

Trên trang chủ của Triển lãm Nghệ thuật Đương đại Anteprima, một bài giới thiệu khá chi tiết về triển lãm “My Vietnam” từng được đăng tải như sau: Việt Nam đã trở thành biểu tượng. Nhắc nhớ về Việt Nam là nhắc nhớ tới một vết thương sâu. Sự hấp dẫn của Việt Nam đã lan rộng trong cộng đồng quốc tế, đem lại một cảm nhận đẹp đẽ và bí ẩn.

Trong hành trình đi tìm một đất nước mà bạn đã biết về quá khứ, bạn lại tình cờ tìm thấy một đất nước khác lạ trong hiện tại.

Trong tất cả những bức ảnh đã chụp ở Việt Nam, hình ảnh khiến Gianpaolo cảm thấy thích thú nhất, khắc họa một người phụ nữ đứng lặng yên trong màn sương mờ, ngắm nhìn cảnh vật, anh không nhìn thấy gương mặt cô, nhưng chỉ riêng mái tóc đen dài bay bay trong gió một cách tuyệt đẹp, đã kể cho anh nghe câu chuyện về sự tĩnh tại, về những vùng đất anh chưa đặt chân tới và những câu chuyện anh chưa được nghe kể ở Việt Nam.

 

54-27d21.jpg
Gianpaolo Arena bên bức ảnh mà anh thích nhất (Ảnh: Anh Ngọc/Vietnam+)

 

Tất cả những nhân vật xuất hiện trong ảnh của Gianpaolo đều có một vẻ gì đó hơi xa cách, đối với anh, đó là những diễn viên chính trong một “bộ phim lãng mạn” anh đã thực hiện ở Việt Nam. Phía sau những bức ảnh này là những trải nghiệm, mà tùy vào cảm nhận của người xem, họ có thể đọc ra những nét riêng của một đất nước, một dân tộc.

 

Chiêm ngưỡng những bức ảnh thực hiện tại Việt Nam của Gianpaolo Arena.

Đằng sau mỗi bức ảnh đều là một câu chuyện rất riêng:

 

17-27d21.jpg

19-27d21.jpg

21-27d21.jpg

24-27d21.jpg

26-27d21.jpg

27-27d21.jpg

28-27d21.jpg

29-27d21.jpg

32-27d21.jpg

35-27d21.jpg

36-27d21.jpg

37-27d21.jpg

39-27d21.jpg

41-27d21.jpg

42-27d21.jpg

47-27d21.jpg

50-27d21.jpg

52-27d21.jpg

53-27d21.jpg

 

Bích Ngọc
Theo Buzzfeed

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Kỳ bí ngôi làng giao tiếp bằng ngôn ngữ cổ giữa lòng Thủ đô
09:26 21/03/2015
Cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km là làng Đa Chất (Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội) – ngôi làng duy nhất của Thủ đô đang lưu giữ một dòng ngôn ngữ cổ. Người dân ở đây toàn là người Kinh nhưng họ có một thứ tiếng nói để trao đổi riêng mà nếu không phải người làng thì sẽ không hiểu được. Dù chưa rõ nguồn gốc nhưng với người làng Đa Chất, “tiếng lạ” vẫn được họ xem như báu vật của làng.

Nằm giữa ngã ba sông Lương và sông Nhuệ, làng Đa Chất được coi là người “anh cả” của xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội. Ngôi làng có không gian yên bình của chốn đồng quê ngoại thành với những đình, chùa, miếu. Đến đây, ta như lạc vào một vùng đất lạ vì dân làng sử dụng một thứ ngôn ngữ riêng để trao đổi. Nếu không phải là người dân sở tại, muốn nghe được, hiểu được bạn phải có người… phiên dịch!

 

  6_ong3524-1.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Đoán giải thích và chia sẻ về hệ ngôn ngữ cổ của làng.

 

Theo sự chỉ dẫn, tôi tìm đến ngôi đình cổ của làng để gặp được ông Nguyễn Ngọc Đoán – ông từ đình và là người hiểu rõ về ngôn ngữ cổ của làng. Khi gặp tôi, ông vui vẻ hỏi: “Mỗ bao nhiêu rực?”, “Mỗ đã có xảo chưa?”.  Tôi ngớ người, sững lại trước câu hỏi của ông. 

Ông cười và nói rằng đó chính là thứ ngôn ngữ đặc biệt của làng ông đó. Ông Đoán giải thích: Chiếu theo lệ tục của làng, hễ gặp người làng, trước tiên là phải dùng thứ ngôn ngữ này để trao đổi với nhau không các cụ quở. Vừa rồi ông hỏi là: “Cháu bao nhiêu tuổi?”, “ Cháu đã lấy chồng chưa?”. Cho đến tận lúc này, tôi mới hiểu và trả lời được câu hỏi của ông.

Ông mời chúng tôi vào ngôi đình cổ của làng để nói chuyện. Sau đó, vị “già làng” cẩn thận mang ra những cuốn sách trông cũ kĩ và cổ xưa, lật giở từng trang ghi chép lịch sử, tự hào kể cho chúng tôi nghe về những lớp ý nghĩa, cũng như vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt trong thứ ngôn ngữ “có một không hai” trên dải đất hình chữ S này. Ông còn không quên giới thiệu cho chúng tôi một vài câu nói quen thuộc trong hệ ngôn ngữ cổ của làng: “Con thít đi – Con ăn cơm đi”, “Thít mận? – Uống nước không?”,...

Ông Nguyễn Ngọc Đoán chia sẻ: “Theo những tài liệu thần phả của làng Đa Chất viết thì đây là nơi thờ Trung Thành Đại Vương, còn gọi là Thổ Lệnh Trường - Tướng chỉ huy thời vua Hùng. Ngài là con thứ 3 của Hào trưởng vùng Hồng Giang (sông Hồng) có tên Đào Công Bột - ông tổ của ngôn ngữ này. Trong cuộc chiến giữa nhà Thục và vua Hùng, sau khi thắng trận thì về khao quân. 

Hồi đó, để làm ra hạt gạo tốn nhiều công sức. Thương dân, ngài đau đáu nghĩ cách giúp. Ngài là người đầu tiên phát minh ra cối xay. Nghề làm cối được truyền từ đời này sang đời khác, các thợ làm nghề muốn giữ gìn những bí quyết riêng nên đã sáng tạo ra ngôn ngữ bây giờ. Câu nói “Sinh Bạch Hạc, thác Ba Lương” là để chỉ ông tổ ngôn ngữ đặc biệt này. Sinh Bạch Hạc nói về Đào Công Bột, còn thác Ba Lương nói về sự hóa của Thổ Lệnh Trường”.

Theo hương ước của làng, ngôn ngữ cũng được xem như một phần linh hồn, một phần tâm linh và cũng là tiếng nói mà cha ông đã phải cực kỳ vất vả, phải dày công nhiều thế kỷ mới có được. Vì vậy mà tuy cận kề với các thôn khác như Cổ Trai, Thường Xuyên, Thái Lai, Kiều Đông, Kiều Đoài nhưng ở các làng này, người dân đều không biết và không nói được thứ ngôn ngữ cổ này. 

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, ngôn ngữ của làng Đa Chất được lưu giữ từ thời Văn Lang - Âu Lạc, và đây cũng là ngôi làng duy nhất còn giữ được tiếng cổ. 

Cụ Lê Đình Hiệp (91 tuổi), người nhiều tuổi nhất làng và cũng là người am hiểu về ngôn ngữ riêng biệt này cho biết: “Chỉ có người làng Đa Chất mới sử dụng ngôn ngữ này, những người ngoài làng thì không thể. Vùng đất làng này có một mãnh lực mà chỉ khi sống ở đất làng mới có thể thông thạo được ngôn ngữ làng. Cứ ra khỏi làng là quên, các cô gái trong làng đi làm dâu xứ khác cũng chỉ một thời gian là không nói thành thạo được tiếng làng mình nữa”.

Các cụ bô lão trong làng chia sẻ lo ngại cho thứ tiếng cổ ấy sẽ bị thất truyền, bởi ngày nay, thế hệ thanh niên, thiếu niên không còn sử dụng ngôn ngữ cổ quý của làng nữa. “Đây là một thứ tiếng cổ của làng, nhưng để nói lưu loát được thì chỉ có những người từ 40 tuổi trở lên. Người càng cao tuổi thì nói càng kín và lưu loát. Lớp trẻ hiện nay không còn ai sử dụng ngôn ngữ này nữa, tuy nhiên khi nghe người trong làng nói, họ vẫn hiểu” – cụ bà Lê Thị Nhẫn ( 82 tuổi) chia sẻ.

Ông từ Nguyễn Ngọc Đoán cũng trăn trở: “Càng phong phú bao nhiêu lại càng hư tục bấy nhiêu”. Thanh niên trong làng đôi khi lợi dụng “tiếng lóng” của làng để trêu nhau, trêu những người lạ vào làng. Lệ làng khi xưa có quy định rõ ràng rằng, tất cả những người sinh ra ở làng Đa Chất đều phải học thứ ngôn ngữ này. Tuy nhiên, đến nay, ngôn ngữ ấy chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác trong làng. Đó cũng là lý do lý giải cho việc hệ ngôn ngữ cổ ấy ngày càng mai một.

Hiện nay, dòng ngôn ngữ cổ này tuy vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng đó vẫn là một “báu vật” của làng Đa Chất, xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Vì vậy, việc cần gìn giữ và bảo tồn được thứ ngôn ngữ độc đáo ấy cần được nâng cao.

Thủy Linh
Theo Công An Nhân Dân

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chuyện Hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ từ Hàn Quốc trở về
 
 
Cuối năm 1225, nhà Trần đoạt ngôi nhà Lý từ tay Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi. Thái sư Trần Thủ Độ lấy cớ tổ nhà Trần là Trần Lý (sinh ra Trần Tự Khánh và Trần Thừa là bố của Trần Thái Tông), vậy nên họ Lý phải đổi ra họ Nguyễn.
 
Thực chất, việc phải đổi ra họ Nguyễn vì Trần Thủ Độ muốn dân chúng quên họ Lý đi. Trần Thủ Độ còn lập mưu giết hàng loạt tôn thất nhà Lý để trừ hậu họa. Từ đó nhà Lý vắng bóng trên vũ đài chính trị. Thế nhưng nhân dân Kinh Bắc lại truyền nhau câu ca rằng: “Bao giờ rừng Báng hết cây/Tào khê hết nước, Lý nay lại về”. Câu ca tưởng như một lời than vô vọng, vì biết bao giờ rừng hết cây, sông hết nước. 

Thật không ngờ thời gian dâu bể, lại có ngày rừng Báng hết cây, biến thành ruộng lúa. Không những sông Tào Khê hết nước mà cả sông Tiêu Tương chảy qua làng Cổ pháp, nơi sản sinh ra câu chuyện tình buồn giữa anh Trương Chi và cô Mỵ Nương con quan Thừa tướng, cũng biến thành một dãy ao tù.

Năm 1994, có một vị khách từ Hàn Quốc (Cao Ly quốc ngày xưa) đã tìm về đền Đô, giới thiệu mình là Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 26 của Hoàng thúc Lý Long Tường, và là đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ về bái yết tổ tiên. Thế là sau 768 năm, người Kinh Bắc đã giải được câu sấm truyền.
 

Sáu tháng sau, Lý Xương Căn về đền Đô lần thứ hai cùng đoàn đại biểu của Hội hữu nghị văn hóa Hàn-Việt đến tưởng niệm Hoàng tử Lý Long Tường. Đến tháng 3-1995, Lý Xương Căn về đền Đô lần thứ 3, chuẩn bị trước cho đoàn hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc về dự hội đền Đô vào ngày rằm tháng 3 âm lịch. Trong dòng người trẩy hội đền Đô năm ấy đã có mặt 48 vị hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc. Ông Lý Tượng Hiệp, trưởng tộc họ Lý ở Hoa Sơn đã dâng bộ gia phả đã ghi chép cẩn thận từ cụ tổ Lý Long Tường đến nay. Trong trang đầu bộ gia phả ghi trang trọng dòng chữ: “Sinh tại Hàn, hồn tại Việt”.

Hoàng tử Lý Long Tường là con trai thứ bảy của vua Lý Anh Tông và bà hiền phi Lê Mỹ Nga. Ông là một vị đô đốc hải quân có tài thao lược. Sau khi nhà Lý mất ngôi, biết không thể tránh khỏi những cuộc tàn sát, năm 1226, ông đã đem gia quyến và các đồ thờ cúng, áo long bào, vương miện và thương phương bảo kiếm từ đời vua Lý Thái Tổ, cùng với sáu ngàn quân, xuất phát từ cảng Vân Đồn đi tị nạn.

Đoàn thuyền vượt biển tránh bão, ghé vào đảo Đài Loan. Con trai ông là Lý Đăng Hiền bị ốm vì say sóng không đi tiếp được, ông để con trai cùng 200 tùy tùng ở lại đảo rồi tiếp tục đi. Đoàn thuyền đã dạt vào bờ biển phía tây nước Cao Ly (gần Pusan ngày nay), được nhà vua và nhân dân Cao Ly hết sức giúp đỡ. Truyền thuyết còn kể rằng đêm hôm trước vua Cao Ly nằm mơ thấy một con chim Phượng hoàng bay đến đậu ở bờ biển phía tây, hôm sau thì được tin Hoàng tử nước Đại Việt tên là Lý Long Tường xin tỵ nạn. 

Vua Cao Ly cấp cho ông và tùy tùng một vùng đất lớn, lập Lý Hoa thôn, hay còn gọi là Lý Hoa trang. Tại đây ông cho xây một ngôi đình làng y như kiểu đình làng ở quê hương. Hàng năm vào dịp tết và hội, người Lý Hoa thôn dù đi làm ăn xa khắp lãnh thổ Cao Ly cũng trở về làng ăn tết, cũng có “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” như phong tục Đại Việt. 

Khi dân làng cúng lễ dâng hương tại đình thì vị tiên chỉ mở Quốc phả ra đọc cho con cháu nghe về nguồn gốc của người Lý Hoa thôn. Ba hồi chuông, trống âm vang trong không khí thiêng liêng. Sau khi dâng hương, người dân Lý Hoa thôn khấn vái, đầu phủ phục trước đình, hướng về phương Nam cố quốc. Phong tục ấy được nối tiếp đời đời qua nhiều thế hệ.

Năm 1232 quân Mông Cổ xâm lược Cao Ly, Lý Long Tường đã lãnh đạo tướng sỹ gia thuộc và nhân dân địa phương đẩy lùi quân Mông Cổ do đại hãn Oa Khoát Đài chỉ huy. Sử còn ghi rằng ông thường cưỡi ngựa trắng xông pha chiến trận nên quân dân gọi ông là Bạch mã tướng quân.

Đến năm 1252 Mông Cổ lại sang xâm lược lần thứ hai. Lúc này Mông Cổ rất mạnh do họ đã chiếm được miền bắc Trung Quốc, triều đình Cao Ly không đương nổi sức mạnh của giặc phải lánh ra đảo Giang Hoa. Lý Long Tường lại lãnh đạo quân dân địa phương kiên trì chiến đấu, ông sử dụng binh pháp Đại Việt, đánh cho quân giặc nhiều trận thua đau. Quân Mông Cổ bày mưu ám sát ông, chúng giả vờ giảng hòa, tặng ông năm hòm vàng bạc châu báu lớn để làm lễ vật, nhưng chúng cho thích khách núp ở bên trong để khi mở hòm ra là ám sát. 

Đoán biết âm mưu của giặc, ông cho người khoét lỗ hòm rồi đổ nước sôi vào, cả năm tên thích khách bị “luộc” chín, sau đó ông cho xe trả quân giặc. Quân Mông Cổ vì thế phải xin được rút về nước và lập đàn thề không xâm lược Cao Ly. Nơi quân Mông Cổ đầu hàng được gọi là Thụ hàng môn, vua Cao Ly cho dựng bia tại đây để ghi nhớ công tích của Lý Long Tường. Vua cũng phong ông là Hoa Sơn tướng quân, dòng họ của ông vì thế gọi là họ Lý Hoa Sơn. Gia phả còn ghi rằng, ông thường lên đỉnh núi trông về cố quốc phương Nam mà khóc, nơi ấy vì thế gọi là “Vọng quốc đàn”.

Hậu duệ của Lý Long Tường là một danh gia vọng tộc ở Hàn Quốc, từng nhiều đời làm quan to trong triều, được ca ngợi là những người trung nghĩa. Khi triều đại ở Cao Ly thay đổi, trong họ có hai vị hiền sĩ về quê quy ẩn, không ra làm quan với triều đại mới, giữ lòng trung với vua cũ, được sử sách Cao Ly ngợi khen là tiết liệt. Đặc biệt trong dòng họ có Tổng thống Lý Thừa Văn-vị Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc. 

Trong chuyến viếng thăm Sài Gòn ngày 6-11-1958 ông đã nói: “Tổ tiên tôi là người Việt Nam đấy”. Câu nói này hồi đó được báo chí Sài Gòn đăng tải rầm rộ trên trang nhất. Ông là cháu đời thứ 25 của Lý Long Tường.

Năm 2000, ông Lý Xương Căn đã đưa cả gia đình gồm: cụ thân sinh (Lý Khánh Huân), vợ và 3 con về Hà Nội sinh sống. Cậu con trai út ông đặt tên là Lý Quốc Việt, cái tên rất có ý nghĩa.

Năm 2003, Chủ tịch tập đoàn tài chính Golden Bridge (tức Cầu Vàng) Lý Tường Tuấn, một hậu duệ của Lý Long Tường sang Việt Nam, về đền Đô bái yết tổ tiên. Năm 2006, ông thành lập văn phòng đại diện ở Hà Nội. Năm 2008 ông được vinh danh là một trong những nhà tài trợ lớn nhất châu á. 

Con cháu họ Lý Hoa Sơn ở Hàn Quốc hiện có tới 4.000 người. Mới đây các nhà sử học Hàn Quốc còn phát hiện một dòng họ Lý khác, đó là dòng Lý Dương Côn, cũng là một hoàng tử nhà Lý, vượt biển đến Hàn Quốc trước Lý Long Tường 76 năm. Đời thứ 6 của dòng họ này có Lý Nghĩa Mẫn, từng làm thừa tướng Cao Ly suốt 14 năm. Kỳ diệu thay, sức sống ngàn năm của dòng họ Lý, cũng là sức sống trường tồn của dòng giống tiên rồng Đại Việt.

Người Việt Nam ta có câu: “Phúc đức tại mẫu” phải chăng chính sự nhân nghĩa, bao dung, sáng láng, sự “khoan, giảm, an, lạc” trong cai trị, vương triều Lý đã để lại phúc đức cho cháu chắt đến tận bây giờ.
5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tinh xảo trang sức cổ Việt Nam

Thứ Ba, 28/04/2015 - 11:17

 

Dân trí

Với hơn 100 món trang sức tinh túy được lựa chọn từ kho cổ vật phong phú, bộ sưu tập trang sức cổ Việt Nam đã đem đến công chúng một cái nhìn khá toàn diện từ thời tiền sử đến vương triều Nguyễn...

 

Sáng 28/4 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã khai mạc triển lãm “Trang sức cổ Việt Nam” nhằm hưởng ứng Festival Nghề truyền thống Huế 2015.

Với hơn 100 món trang sức tinh túy được lựa chọn từ kho cổ vật phong phú của 2 bảo tàng, Bộ sưu tập trang sức cổ Việt Nam đã đem đến công chúng một cái nhìn khá toàn diện từ thời tiền sử đến vương triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng đóng đô tại Huế.

Đặc biệt và nổi bật là đồ sưu tập hoàng gia triều Nguyễn (từ chúa Nguyễn đến vua Nguyễn)  có niên đại từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20. Đó là những chiếc trâm cài tóc bằng vàng được trang trí vô cùng tinh xảo; những chiếc bác sơn, vòng tay, nhẫn, hoa tai, thẻ bài, kim bội, kim khánh, ngọc bội, đai lưng bằng vàng, bạc hay ngọc quý.

Đi ngược về thời gian là những chiếc vòng cổ, vòng tai xâu bằng vỏ nhuyễn thể của cư dân văn hóa Bàu Tró cách đây ngót 5000 năm; hay những hạt chuỗi bằng đá được mài giũa công phu của cư dân văn hóa Phùng Nguyên hơn 4000 năm; rồi các vòng đá, khuyên tai thuộc văn hóa Đồng Đậu cách 3500 năm; và bao tay, vòng tay, khóa thắt lưng bằng đồng thời văn hóa Đông Sơn từ 2000-2500 năm; rồi khuyên tai hai đầu thú, chuỗi hạt đá mã não của cư dân văn hóa Sa Huỳnh cũng tuổi đời hơn 2000 năm…

Có thể nói, bộ sưu tập trang sức cổ Việt Nam được giới thiệu lần này là những sản phẩm tinh túy của người Việt xuyên xuốt chiều dài lịch sử. Nó thể hiện khả năng sáng tạo và phát triển không ngừng của dân tộc Việt trên con đường tìm kiếm cái đẹp. 

Triển lãm diễn ra từ 28/4 đến hết 28/6 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, số 3 đường Lê Trực, TP Huế:

 

2841-577a1.jpg
Một bộ sưu tập trong triển lãm "Trang sức cổ Việt Nam"
2842-577a1.jpg
Vòng cổ bạc thế kỷ 19-20 triều Nguyễn
2843-577a1.jpg
Phiến đai lưng áo ngọc bọc vàng nạm đá quý
2844-577a1.jpg
Ngọc Như Ý
2845-577a1.jpg
Bác sơn 
2846-577a1.jpg
Vòng tay bằng vàng nạm đá quý thế kỷ 18 thời chúa Nguyễn
2847-577a1.jpg
Trâm hoa thời chúa Nguyễn thế kỷ 18 
28410-577a1.jpg
Trâm hình phượng ngậm đèn lồng thời chúa Nguyễn 
2848-577a1.jpg
Khóa thắt lưng văn hóa Đông Sơn 
2849-577a1.jpg
Bao tay văn hóa Đông Sơn 
28411-577a1.jpg
Khuyên tai hai đầu thú văn hóa Sa Huỳnh cách đây 2000-2500 năm 
28412-577a1.jpg
Hạt chuỗi bằng vàng văn hóa Đồng Nai cách 2500 năm
28413-b9617.jpg
Vòng cổ xâu bằng vỏ nhuyễn thể của cư dân văn hóa Bàu Tró cách đây ngót 5000 năm - đồ trang sức có tuổi đời lâu nhất trong triển lãm

 

Đại Dương

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Khánh thành công viên đất nung Thanh Hà
Thứ Bẩy, 02/05/2015 - 04:25
 
(Dân trí) - Ngày 30/4, tại Hội An (Quảng Nam), Công viên đất nung Thanh Hà ở làng gốm 500 tuổi nằm ở ngoại ô phố cổ đã chính thức khánh thành.

 

1-4eed5.JPG
Công viên đất nung Thanh Hà  (Hội An, Quảng Nam) chính thức khánh thành chiều 30/4
 

Trải qua hơn 500 năm thăng trầm, làng gốm Thanh Hà vẫn nép mình ven dòng sông Thu Bồn và vẫn âm thầm nuôi dưỡng mạch sống của văn hóa đất nung. Mọi sinh hoạt của làng nghề hầu như đều diễn ra xoay quanh bàn chuốt  mộc mạc. Nói như lời nghệ nhân cao tuổi Nguyễn Thị Được: “Dân làng ở đây bao đời sống chết đều nhờ vào cục đất sét. Nhờ có đất sét mà có sản phẩm góp mặt với đời. Nhờ có những sản phẩm được nung qua lò úp, lò ngửa mà nuôi được con cái ăn học thành tài. Còn có đất sét là còn đất sống”

 

3-4eed5.JPG
Nghệ nhân Nguyễn Thị Được chuốt sản phẩm gốm đầu tiên ở Công viên đất nung vừa hoàn tất giữa làng
 
5-4eed5.JPG

Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm

 

Lấy ý tưởng từ chiếc bàn chuốt như vòng xoay phát triển của làng nghề, và lấy hình ảnh của lò úp lò ngửa tượng trưng cho sự hun đúc biến hóa của âm dương, Công viên đất nung Thanh Hà do Công ty Nhà Việt Corp thiết kế và phát triển theo hướng đất nung toàn bộ không gian kiến trúc tạo nên một không gian văn hóa kết nối du khách với làng nghề truyền thống, là nơi tổ chức các sự kiện giao lưu làng nghề, tổ chức các trại sáng tác nghệ thuật và từng bước hình thành một bảo tàng của làng nghề; đồng thời là trung tâm nghiên cứu phát triển các sản phẩm đa dạng, hướng đến sự phát triển bền vững của làng nghề trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống và lợi thế làng nghề nằm ngay thành phố Hội An - di sản văn hóa thế giới đang ngày càng hấp dẫn du khách.

 

2-4eed5.JPG
Công viên được xây dựng với kiến trúc tổng thể lấy ý tưởng từ lò úp, lò ngửa, bàn chuốt, bàn xoay gắn liền với đời sống người dân làng gốm
 
7-4eed5.JPG
 
11-4eed5.JPG
 
 
10-4eed5.JPG
 
 
9-4eed5.JPG
 
8-4eed5.JPG
Nhiều mô hình kiến trúc nổi tiếng trong và ngoài nước được xây bằng đất nung và trưng bày trong Công viên
 

Ông Nguyễn Văn Nguyên, đại diện đơn vị thực hiện Công viên đất nung Thanh Hà xúc động bày tỏ: “Là người con của làng gốm Thanh Hà, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tổ tiên đã dày công xây dựng làng nghề hơn 500 năm, để lớp trẻ kế thừa chúng tôi được tiếp nối truyền thống làng nghề và tiếp tục xây dựng làng nghề. Cảm ơn các vị cao niên, những người đã giữ lửa làng nghề và truyền lại ngọn lửa ấy cho thế hệ chúng tôi hôm nay. Hy vọng, Công viên đất nung Thanh Hà sẽ góp phần điểm thêm nét duyên của làng gốm Thanh Hà, để làng gốm thêm hấp dẫn du khách trên bản đồ du lịch Hội An, sẽ truyền cảm hứng cho những nghệ nhân trong làng và cả những nghệ sỹ thích khám phá chất liệu đất nung”

Nghệ nhân Nguyễn Lành - một trong những nghệ nhân cao tuổi ở làng gốm chia sẻ: “Trải bao dâu bể nhưng dân làng vẫn miệt mài với cục đất sét, với đôi bàn tay khéo léo dựng xây, phát triển làng nghề. Khi Công viên đất nung Thanh Hà bắt đầu được xây dựng, chúng tôi vui mà cũng băn khoăn lo không biết công trình này sẽ nên hình như thế nào. Và rồi, niềm vui lớn dần khi chúng tôi thấy Công viên được xây dựng bằng chính đất nung hài hòa với không gian bình yên của làng nghề. Chúng tôi cũng bớt lo cho cái nghề của làng mình mai một dần khi nhìn thấy lớp trẻ tâm huyết với cái nghề, cái nghiệp, cái mạch nguồn văn hóa đất nung mà tổ tiên chúng tôi đã khơi nơi đất lành này từ hơn 500 năm qua”.

Khánh Hiền

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Câu chuyện đằng sau giếng cổ của nhiếp ảnh gia Việt

Thứ tư, 6/5/2015 | 05:05 GMT+7

 
Trong khoảng 300 giếng cổ Lê Bích chụp được, có chiếc hình vuông, bán nguyệt, nước dùng để sinh hoạt, nơi lại chỉ lấy để tế lễ, Thành Hoàng làng.

 

Lê Bích, 43 tuổi, là phóng viên ảnh tự do theo đuổi đề tài về làng nghề. Cũng từ đây, anh bắt đầu đam mê với những chiếc giếng cổ và thường được bạn bè gọi bằng biệt danh Bích "giếng".

Chụp giếng từ năm 2010, anh nhận thấy điều thú vị là chúng không chỉ có hình tròn mà còn cả hình vuông, chữ nhật, bán nguyệt, bát giác, bầu dục... Có giếng được đào rộng như chiếc ao con, xung quanh và thành thường xây gạch, xếp đá hoặc gạch đá ong.

Nơi khác lại có giếng không xây thành, dân làng thường gọi là giếng đất. Đây không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước ăn, sinh hoạt mà còn để gặp mặt, chuyện trò của người làng. Với một số giếng đặc biệt, dân làng dùng lấy nước để lễ, tế Thành Hoàng làng.

GiengLeBich-4-JPG-7353-1430705618.jpg

Giếng đá cổ với hình dáng độc đáo ở làng Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

 

Trong quá trình tác nghiệp, nhiếp ảnh gia ấn tượng nhất với giếng của người Chăm ở miền Trung bởi họ sống ở nơi khô cạn nên khả năng tìm mạch nước rất giỏi. Giếng Chăm thường lấy nước từ trong núi, chảy qua ba tầng.

Tầng trên cùng chỉ để dùng cúng thần thánh. Tầng hai cho người dùng còn tầng ba để rửa chân tay và cho súc vật uống. Sau cùng, nước được dẫn chảy ra ruộng đồng. "Chỉ thế thôi cũng đủ thấy văn hóa Chăm xưa rất chuẩn mực", anh nhận xét.

Đến nay, anh đã đi qua khoảng 200 ngôi làng và chụp 300 giếng cổ khắp cả nước, từ đồng bằng đến vùng cao và miền duyên hải. Điều hấp dẫn Lê Bích nhất là những giá trị tâm linh của giếng cổ mà càng tìm hiểu sâu, anh càng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tiềm ẩn từ nó.

"Tôi thấy mình có trách nhiệm phải mang giá trị này chia sẻ với mọi người và thế giới. Đôi lúc nhìn lại, tôi cũng không hiểu sao mình lại yêu giếng đến thế, dường như có mối nhân duyên từ trước", nhiếp ảnh gia chia sẻ.

 

LeBich-1-1152-1430705616.jpg

 

Ở vùng cao có nguồn nước từ núi, sông, suối khá dồi dào nên giếng không quá quan trọng, bởi vậy Lê Bích thích tác nghiệp ở những làng quê Bắc Bộ - nơi in đậm màu sắc văn hóa Việt.

Theo anh, khó khăn nhất trong việc chụp ảnh giếng cổ là bắt gặp và tìm thông tin về nó. "Tôi có đến gặp một nhà sử học nổi tiếng hỏi về công trình nghiên cứu và những tài liệu tổng hợp chính thức đối với giếng cổ nhưng nhận được câu trả lời là chưa có", Lê Bích bày tỏ.

Hiện anh tập hợp thông tin và nghiên cứu cho kế hoạch in một quyển sách với tên gọi "Giếng và các giá trị tâm linh". Trong đó, bí quyết để thu thập nhiều thông tin nhất là mỗi khi đến ngôi làng nào đó, anh thường tìm gặp những vị cao niên để hỏi chuyện. Trong suy nghĩ của Lê Bích, các tập tục, bí quyết nghề, văn hóa dân gian… lưu giữ từ đời này qua đời khác chủ yếu do truyền khẩu.

Trong quá trình tác nghiệp, nhiếp ảnh gia này vẫn có trăn trở với những chiếc giếng mình chụp. "Nhiều giếng bị bỏ hoang, đối xử tệ bạc. Ngẫm ra cũng là chuyện con người. Giếng chỉ cho đi, lấy xong lại đầy, càng múc càng trong, nước đầy nhưng không tràn giống như người tốt, người giỏi. Họ luôn cho đi, cân bằng trong cuộc sống", anh ví von.

 

GiengLeBich-8-1-JPG-2327-1430705618.jpg

Dân làng Viêm Xá, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh tổ chức thau giếng hàng năm vào mùng 3/3 âm lịch.

 

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của Lê Bích là khi chụp ở Sơn Tây, anh sơ ý để ba lô máy ảnh rơi xuống giếng. Tuy vậy, sau khi sấy khô, máy ảnh lại dùng bình thường và được bạn bè anh đùa rằng "có thần giếng phù hộ".

Còn đêm giao thừa năm 2014-2015, được đón thời khắc thiêng liêng bên giếng cùng những người dân ở làng Yên Thôn và Đụn Dương, huyện Thạch Thất, Hà Nội, Lê Bích cũng cho đó là kỷ niệm đáng nhớ. Anh đã chụp khoảnh khắc họ lấy nước đúng thời điểm chuyển giao năm mới để mang về nhà cúng tổ tiên, đổ đầy chum vại mong cho sung túc cả năm.

Ngoài chụp giếng, anh cũng tham gia nhiều phim tài liệu và truyền hình thực tế để giới thiệu văn hóa như: "Giếng Làng", "Hành Trình Giếng Cổ", "Hình tượng giếng qua ảnh của Phóng Viên Lê Bích"...

Vẻ đẹp giếng cổ qua lăng kính nhiếp ảnh gia Lê Bích

Lê Thương

Ảnh: NVCC

============================================

Vẻ đẹp giếng cổ qua lăng kính nhiếp ảnh gia Lê Bích
Thứ ba, 5/5/2015 | 12:11 GMT+7
GiengLeBich-4-8760-1430728358.jpg

Giếng ở bản dân tộc Nùng An, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

GiengLeBich-8-6528-1430728358.jpg

 

Giếng Bá Hiến nằm trong cụm di tích đình chùa Giao Sam, thôn Thích Chung, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giếng có niên đại khoảng 600 tuổi và vẫn còn khá nguyên vẹn. Theo người dân ở đây kể: "Sau trận đại hỏa ở làng Bá Hiến một thời gian, người dân trong làng đã tìm thầy phong thủy về xem lại thế đất. Một số thầy cao tay được mời về làng và đã cho đào chiếc giếng đá này để trấn mạch".

 

GiengLeBich-11-JPG-4804-1430705619.jpg

 

Người làng gọi là giếng Lẽ vì nằm ở ngõ Lẽ, làng Hạ Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

 

GiengLeBich-1-4673-1430728358.jpg

 

Nằm trong khuôn viên chùa Bút Tháp, xã Thuận Thành, Bắc Ninh, thân giếng làm bằng đá chặm khắc cánh sen nhiều lớp tinh xảo. Theo thầy trụ trì Thích Thanh Sơn, vào cuối thế kỷ 15, giếng được phát lộ cùng với chùa. Giếng được gọi là Giếng Ngọc, xưa kia chỉ để cúng Phật cho các thầy chùa uống. Một phiên bản của giếng hiện có bày ở sân Bảo tàng Mỹ Thuật, phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

 

GiengLeBich-1-JPG-6835-1430705617.jpg

 

Giếng làng Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Nội hiện không còn được sử dùng để lấy nước sinh hoạt mà trở thành bể bơi của làng.

 

GiengLeBich-2-JPG-8117-1430705617.jpg

 

Làng Xuân Đỗ, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội có tục xô kiệu quanh làng. Có năm trai làng xô kiệu thánh dưới giếng trước sân đình.

 

GiengLeBich-5-JPG-6562-1430705618.jpg

 

Đêm giao thừa ở làng Đụn Dương, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Dân làng kéo nước "lộc" vào đúng thời khắc giao thừa.

 

GiengLeBich-6-5584-1430728358.jpg

 

Theo người dân ở xóm Mát, thôn Yên Duyệt, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, chiếc "giếng bàn chân" có từ xa xưa, không biết từ thời nào. Giờ giếng nước vẫn trong vắt, miệng hình bàn chân, dưới lòng giếng là lớp đá ong có hình lòng chảo. Đây là đá ong thiên tạo chứ không như các giếng đào khác. Đến nay dân làng vẫn có thói quen ra giếng lấy nước về nấu trà xanh. Trà pha bằng nước giếng đun sôi có màu xanh, uống ngọt.

 

GiengLeBich-3-1375-1430728359.jpg

 

Giếng làng Ngọc Đồng, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đây là xứ đạo nên dân làng xây tượng đức mẹ giữa giếng.

 

GiengLeBich-2-1243-1430728359.jpg

 

Giếng Bá Lễ ở Hội An nổi tiếng với nguồn nước thanh mát, mạch ngầm dồi dào, là nguồn nước tốt nhất để chế biến món cao lầu trứ danh phố Hội. Giếng gắn với ông Đương 82 tuổi hàng ngày vẫn gánh nước, phục vụ những quán ăn khắp Hội An. Ông chỉ gánh chứ không dùng xe thồ hay xe máy để vận chuyển.

 

Lê Bích

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hoài cổ với Trung Thu xưa
18/09/2013 - 09:25
 

Hàng năm cứ đến rằm tháng 8, tại một số nước ở vùng Đông Á sử dụng lịch mặt trăng đều có những tục vui chơi khác nhau. nhưng phần lớn đều có chung ý nghĩa đây là ngày tụ họp gia đình, ngắm trăng, thưởng thức các món quà bánh được làm từ lúa gạo.

 

anh_chinh.tet_trung_thu._luong_ngoc_-_vu
Tết Trung Thu. Lương Ngọc - Vũ Cát Phủ vẽ. Tranh cổ đầu thế kỷ XX.
 
Chia sẻ thêm về Trung thu, Nhà nghiên cứu lịch sử Trần Quang Đức cho biết, rằm tháng 8, nhiều nước sử dụng lịch mặt trăng có những tục vui chơi khác nhau. Người Tàu thời tiên Tần từng coi Trung Thu là tết người già, có tục tặng gậy, cháo loãng cho người già. Từ thời Đường về sau mới coi Trung Thu là tết đoàn viên và có tục ăn bánh Trung thu. Tết Trung Thu với ý nghĩa này thịnh hành trong dân gian Trung Quốc bắt đầu từ thời Tống. Tuy nhiên, gần đây có những nghiên cứu chứng minh ý nghĩa đoàn viên và ăn bánh trung thu được nhà Đường du nhập từ Triều Tiên.
 
Đây cũng chính là duyên do khiến người Hàn Quốc hiện nay nhận định tết Trung Thu có nguồn gốc Hàn Quốc, đồng thời đệ đơn yêu cầu Unesco công nhận điều này. Trước một loạt tuyên bố từ phía Hàn Quốc, cho rằng tết Đoan Ngọ, Trung Thu, đông y, kinh dịch, la bàn, chữ Hán ... là của Hàn Quốc; Khổng Tử, Tây Thi, Lưu Bang, Tôn Trung Sơn ... là người Hàn Quốc, người Trung Quốc đã có nhiều phản ứng gay gắt, và từng nhiều lần biểu tình đòi tẩy chay Hàn Quốc.
 
Tại Việt Nam, không ít người lại quan niệm và phân tách một cách giản đơn rằng, văn hóa Việt là văn hóa lúa nước, văn hóa Trung Quốc là văn hóa du mục, hễ thứ gì mang màu sắc nông nghiệp thì nó có nguồn gốc Việt, còn lại là của Trung Quốc. Vậy nên, hiển nhiên, nhiều người tin rằng tết Trung Thu có nguồn gốc từ Việt Nam. Đáng chú ý, thông tin do Lê Tắc, người đầu thời Trần ghi lại trong An Nam chí lược cho thấy: “Trung Thu, Trùng Cửu, quý tộc thưởng chi”. Nghĩa là vào đầu thời Trần, chỉ có quý tộc mới ăn tết Trung Thu (15/8 âm), Trùng Cửu (9/9 âm) mà thôi.
 
Ngày nay, Trung thu đã trở thành ngày lễ dành cho mọi người, đặc biệt là trẻ em với nhiều loại đồ chơi, bánh kẹo. Nhưng thay vì các món đồ truyền thống, giờ đâycác món đồ sản xuất hàng loạt, nhập khẩu từ Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa độc hại. Các ký ức về nếp sống gia đình làng xóm cùng chia sẻ khoảng trời tối sẫm có ông Giăng tròn vành vạnh trở nên xa rời cuộc sống hiện đại. Không còn ký ức nghĩa là là mất đi các sợi dây liên kết văn hóa của dân tộc, của để dành cho thế hệ tương lai cũng bị bào mòn.
 
Dưới đây là một số hình ảnh về ngày lễ này ở Việt Nam do nhà nghiên cứu lịch sử Trần Quang Đức sưu tập:
 
2_0.jpg
Một số loại đèn Trung Thu được vẽ lại trong Kỹ thuật của người An Nam (1908).
1. "Cái vòng quàng treo đèn cá Trung Thu".
2 - 3. Đèn cá treo và đèn cá cầm tay.
4. "Thiềm thừ vọng nguyệt", đèn con cóc trông trăng.
5. "Đèn Trung Thu, đèn quả đào".
6. "Đèn con tôm, đèn này dùng vào dịp tết Trung Thu, là đồ chơi của trẻ em."
7. "Đồ chơi Trung Thu, đèn quả lựu."
8. "Đèn chạy quân."
 
3_0.jpg
1. "Đèn lồng hình sư tử"
2. "Đèn lồng hình mai cài Thọ"
3. "Đèn lồng hình hổ"
4. "Đèn lồng hình long mã"
 
 
4_0.jpg
Rước đèn Trung Thu.
 

5_0.jpg
Đèn Trung Thu bán tại phố Hàng Gai. Ảnh do Albert Kahn chụp năm 1915.
 
6_0.jpg
Đèn con cá, đèn con bướm v.v. được bán vào dịp Trung Thu.
 
7_0.jpg
Đồ chơi Trung Thu dành cho trẻ em xưa kia hết sức đa dạng.
 
8_0.jpg
Đèn con cua.
 
9.jpg
 
10.jpg
"Đầu sư tử"
 
11.jpg
 
 
12.jpg
 
13.jpg
Ngoài đèn lồng, còn có rất nhiều loại chơi Trung Thu dành cho trẻ em.
 
14.jpg
Cỗ đón Trung Thu của một gia đình ở Huế.

15.jpg
Đầu sư tử - Đèn ông sao thời nay.
 
 
 
SM

==============================

Đây cũng chính là duyên do khiến người Hàn Quốc hiện nay nhận định tết Trung Thu có nguồn gốc Hàn Quốc, đồng thời đệ đơn yêu cầu Unesco công nhận điều này. Trước một loạt tuyên bố từ phía Hàn Quốc, cho rằng tết Đoan Ngọ, Trung Thu, đông y, kinh dịch, la bàn, chữ Hán ... là của Hàn Quốc; Khổng Tử, Tây Thi, Lưu Bang, Tôn Trung Sơn ... là người Hàn Quốc, người Trung Quốc đã có nhiều phản ứng gay gắt, và từng nhiều lần biểu tình đòi tẩy chay Hàn Quốc.

 

Hì! Cuối cùng thì nó là của Việt Nam. Cái này lão Gàn nói.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Người đàn ông bắt gà đất cất tiếng gáy

Chủ nhật, 9/8/2015 | 03:00 GMT+7

 

Bắt những con gà đất vô tri vô giác biết gáy như gà thật, món đồ chơi dân gian dân tộc Tày của ông Choóng trở nên đặc biệt “có một không hai”.
 

Đam mê với con gà đất từ hồi mới là đứa trẻ lên 10, ông Hoàng Choóng (69 tuổi, trú xã Na Sầm, Văn Lãng, Lạng Sơn) đã bỏ ra nhiều công sức mày mò tìm hiểu, khôi phục lại loại đồ chơi này. Thầy dạy ông Choóng làm gà đất là cụ già người dân tộc đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhận thấy niềm đam mê đặc biệt của một đứa bé nên quyết định truyền nghề.

Gà đất biết gáy là món đồ chơi dân gian của người Tày khu vực Đông Bắc. Nó phát ra tiếng cục cục, mỗi khi thổi hơi vào lại có tiếng gáy như một chú gà trống nghe rất vui tai. Tuy nhiên, để làm hoàn chỉnh được một sản phẩm mất rất nhiều công sức. Vậy nên, cách làm gà đất gáy dần mai một và nhiều người không còn biết tiếng gáy của nó ra sao.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi đang là Trưởng phòng Văn hóa huyện Văn Lãng, ông Choóng đã đau đáu nỗi niềm phải tìm mọi cách khiến những cục đất vô tri vô giác hình con gà cất tiếng gáy. Ông tập làm nhiều lần nhưng đều thất bại. Sau đó, công việc ngày một bận rộn, niềm đam mê cùng gà đất của ông đành gác sang một bên. 

ga-dat-9684-1438688882.jpg

Gà đất biết gáy của ông Hoàng Choóng rất sinh động và đặc biệt. Ảnh: Hồng Vân

 

Từ năm 2009, khi về hưu ông Choóng mới có thời gian dành toàn tâm toàn ý cho món đồ chơi này. Thoạt đầu cứ tưởng với những kiến thức được thầy truyền dạy, ông có thể làm được một con gà biết gáy, vậy nhưng bắt tay thực hiện mới thấy khó khăn chồng chất.

Hàng chục con gà đất hỏng phải vứt bỏ, tốn bao nhiêu công sức mà ông vẫn không tìm ra được phương pháp đúng. Trong nhà ông lúc nào cũng ngổn ngang đất, giấy, cây sậy, có người còn bảo ông về hưu rảnh rỗi quá bày đặt để có việc làm. Chính ông cũng đôi lúc cảm thấy nản nhưng cứ nghĩ đến việc một món đồ chơi dân gian biến mất ông lại quyết tâm.

“Cụ dạy tôi cách làm con gà đất cơ bản như thế nào, nhưng để có được con gà gáy tốt như bây giờ thì tôi phải tự học hỏi, mày mò tìm hiểu rất nhiều”, ông Choóng chia sẻ.

Nguyên liệu để làm con gà đất là thứ đất đặc biệt có tên gọi theo tiếng dân tộc là Thó. Đất màu trắng, chỉ có ở sông suối khu vực huyện Văn Lãng. Muốn kiếm đất tốt có khi phải đào sâu đến cả mét mới lấy được. Đất lấy đất về phơi thật khô, giã mịn và loại bỏ hết bụi bẩn. Đem thứ bột ấy trộn cùng nước nhào kỹ cho dẻo, tiếp tục cho vào khuôn nặn thành hình đầu gà và đuôi gà, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tay nặn sao cho thật đều, thật giống hình con gà.

Đến công đoạn này chỉ mới xong phần vỏ, bí kíp khiến gà đất phát ra tiếng kêu giống như thật nằm trong chiếc lưỡi. Ông Choóng mất rất nhiều thời gian để phát hiện ra rằng lưỡi gà khi đặt vào trong chiếc kèn làm bằng thân cây sậy cần cân đối, vừa khít. Tiếng gà gáy trong hay đục, cao hay thấp phụ thuộc vào điều này. Người làm gà đất nếu không hiểu, không nắm bắt được điểm này thì làm cả trăm con gà tiếng gáy vẫn không đúng điệu.

Bây giờ, nếu có đủ nguyên liệu thì mỗi ngày ông Choóng sẽ làm ra được 8-10 con gà đất. Món đồ chơi chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay nhỏ bé, xinh xắn tưởng như không còn giờ xuất hiện trở lại tạo sự thích thú cho cả trẻ nhỏ và người lớn.

ong-CHoong-5979-1438693028.jpg

Ông Choóng đang chế tác những chú gà đất biết gáy. Ảnh: Hồng Vân

 

Khôi phục hoàn chỉnh con gà đất biết gáy ông Choóng coi đó mới thành công một nửa, nửa còn lại là phải làm sao để càng nhiều người biết đến và yêu thích món đồ chơi này. Mặt khác, ông rất lo lắng trước sự xâm nhập của các món đồ chơi độc hại, bạo lực không nhãn mác từ bên kia biên giới tràn vào ảnh hưởng tới con trẻ. "Tôi làm con gà đất để trẻ con không chơi đồ chơi Trung Quốc nữa, thêm yêu nông thôn, đồng ruộng”, ông lý giải. 

Hiện nay, ông đã truyền nghề cho 3 người con trai, tuy nhiên hàng ngày ông vẫn đều đặn hoàn thiện những con gà đất để đem đến trưng bày, bán tại các dịp lễ hội, Tết tại địa phương và các tỉnh lân cận. Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa cùng với sự tâm huyết, ông Choóng đã bắt những cục đất biết cất tiếng gáy.

Ông vui mừng khoe: “Tôi mang con gà này xuống cả Hà Nội cho nó gáy, đem vào Bảo tàng dân tộc, trẻ con thành phố thích lắm. Còn khỏe, tôi còn mang gà đất đến nhiều nơi, chắc chắn người Việt mình sẽ thích đồ chơi dân gian”.

Hồng Vân

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Làng cổ với những ngôi nhà rường trên 100 tuổi

Chủ nhật, 4/10/2015 | 02:00 GMT+7

 

Làng Hội Kỳ nằm bên dòng Ô Lâu (Hải Lăng, Quảng Trị) hiện có 20 căn nhà rường 100-200 năm tuổi, từng được mua bằng cả trăm tấn thóc.
a-IMG-9650-1443764316_660x0.jpg 

Làng Hội Kỳ nằm ở xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, bên dòng sông Ô Lâu. Các bậc cao niên kể rằng, làng được lập cách đây khoảng 500 năm, hiện còn 20 nhà rường cổ 100-200 năm tuổi. Những ngôi nhà cổ với kiến trúc chủ yếu ba gian hai chái cùng với hàng tre xanh mát tạo nên sự thơ mộng.

 
a-IMG-0416-1443764338_660x0.jpg 

Bà Dương Bích Ngọc hiện là chủ nhân ngôi nhà cổ nhất với niên đại 200 năm. “Trước năm 1945, bố tôi làm ruộng được mùa, tốn cả nghìn lương lúa mua ngôi nhà này từ nơi khác về dựng lại, tính ra bây giờ là cả trăm tấn thóc”, bà Ngọc nói.

 
a-IMG-0408-1443764522_660x0.jpg 

Ngôi nhà làm hoàn toàn bằng gỗ mít với những cây cột to bằng thân người lớn. Nhà được chạm trổ công phu ở nhiều cấu kiện, từ rường cột, rui mèn, đòn tay… 

 
a-IMG-0406-1443764510_660x0.jpg 

Các mối ghép bằng mộng do những thợ lành nghề thi công, trải qua trăm năm mưa nắng, bão giông mà không hở. Phía trên mái lợp ngói liệt, dưới sàn lát gạch ba sàng, nay được thay thế bằng gạch hoa. Tường nhà xây bằng gạch thẻ và gạch vồ, giúp mà đông thì ấm mùa hè thì mát.

 
a-IMG-0453-1443764653_660x0.jpg 

Cách đó không xa, nhà cổ của ông Dương Văn Mạnh do ông cố làm năm 1889 (triều vua Thành Thái), đến nay 126 năm tuổi. Gian chính giữa ngôi nhà lưu bức hoành phi với chữ “Tích khánh đường”, ngụ ý là nơi hội tụ niềm vui.

 
a-IMG-0457-1443764663_660x0.jpg 

Ông Mạnh cho hay, sau giải phóng từng có người trả giá ngôi nhà đến 30 cây vàng nhưng ông không bán. “Đây là ngôi nhà của những người làm quan, với các nét chạm khắc lê lựu, đào tiên, phật thủ, dây lá hóa rồng… Chúng tôi rất tự hào vì giữ được giá trị của cha ông”, ông Mạnh nói và cho biết ông và bà Ngọc là hai chị em ruột, từng từ chối rất nhiều lời gạ mua nhà.

 
a-IMG-0414-1443766339_660x0.jpg 

Những ngôi nhà cổ nằm hài hòa giữa thiên nhiên. Lối dẫn vào nhà là những hàng chè tàu xanh ngát được cắt tỉa tỉ mẩn, phía trước luôn là bình phong che chắn chướng khí. Phần lớn nhà cổ đều trồng rất nhiều hoa cảnh ở trước sân.

 
a-IMG-9648-1443764758_660x0.jpg 

Ngôi nhà này của bà Dương Quang Thị Hường (95 tuổi) có niên đại hơn 100 năm. Bên ngoài có những cây mai cao gần bằng tòa nhà hai tầng. 

 
a-IMG-9638-1443764832_660x0.jpg 

Bên cạnh nhiều nhà cổ, làng Hội Kỳ còn sở hữu nhiều nhà thờ tộc họ được xây dựng cùng kiểu kiến trúc và đều hướng mặt ra sông.

 
a-IMG-0447-1443765351_660x0.jpg 

Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, nhà cổ ở Hội Kỳ lưu giữ được giá trị quý về văn hóa, kiến trúc cổ, kết hợp cảnh quan đặc trưng của làng quê Việt với cây đa, bến nước, sân đình, đường làng, ngõ xóm...

 
a-IMG-9641-1443765026_660x0.jpg 

Trưởng làng Hội Kỳ, ông Dương Văn Cho, cho biết trong số 20 ngôi nhà cổ có 6 ngôi kiến trúc chạm khắc rất độc đáo, làm hoàn toàn bằng gỗ. “Chủ những ngôi nhà này trước kia đều là người có chức tước, địa vị ở trong làng. Người dân lâu nay đều tự bảo tồn”, ông Cho nói.

 
a-IMG-9631-1443765018_660x0.jpg 

Ông Bùi Văn Sinh, Phó chủ tịch xã Hải Chánh cho hay, xã đã đề nghị đưa Hội Kỳ thành làng cổ sinh thái. Tuy nhiên, chủ nhân những ngôi nhà cổ lại không muốn trở thành di tích, vì lo ngại khách đến tham quan có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ ngôi nhà và thủ tục phức tạp mỗi khi cần tu sửa.

 

 

Hoàng Táo

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Những câu chuyện kỳ bí quanh ngôi nhà Bá Kiến

Chủ nhật, 1/11/2015 | 05:05 GMT+7

 

Với không gian cổ xưa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, ngôi nhà hơn một thế kỷ ở làng Vũ Đại còn chứa đựng những giai thoại bí ẩn chưa lời giải thích.

 

1-1444191013_660x0.jpg 

Tọa lạc ở ngôi làng nhỏ thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, ngôi nhà này được xây dựng cách đây hơn 140 năm. Chủ nhân ngôi nhà xưa kia là nguyên mẫu cho nhân vật Bá Kiến trong "Chí Phèo", một tác phẩm văn học nổi tiếng của Nam Cao.

 
2-5-1444191201_660x0.jpg 

Ngôi nhà Bá Kiến nằm gần cuối xóm, thấp thoáng sau hàng cau cao. Được xây dựng trên mảnh đất rộng gần 1.000 m2, mặt nhà hướng Đông Nam, phía trước có một cái sân rộng với đủ loại cây trái. Điều này đã tạo nên sự mát mẻ, thoáng đãng cho khu nhà.

 
3-1444191013_660x0.jpg 

Nhà có 3 gian theo truyền thống của người Việt Nam. Để vào được bên trong, bạn phải đi qua hai lớp cửa được làm bằng gỗ lim quý hiếm hơn trăm năm mà vẫn còn rắn rỏi. Lớp đầu tiên ngoài hiên để chống nắng mưa.

Bước qua lớp cửa thứ hai để vào nhà, bạn sẽ cảm nhận được không gian xưa cũ, mang đậm không khí làng quê Bắc bộ. Trải qua bao mưa gió, ngôi nhà chỉ nhuộm màu thời gian nhưng ít bị hư hại.

 
5-1444191016_660x0.jpg 

Điều đặc biệt nằm ở mái ngói của ngôi nhà. Theo lời kể lại, thì mái nhà này được lợp duy nhất từ loại ngói ta theo kiểu bít đốc cổ truyền, tới nay vẫn chưa bị dột nát. Trước khi đem ngói lợp thì người thợ dùng nước mù hóng đặc ngâm ngói nhiều giờ rồi đem phơi khô. Tiếp theo người ta lấy lần lượt hai viên ngói gõ vào nhau nếu viên nào rạn nứt hoặc vỡ thì bị loại. Để lấy ngói tốt lợp ngôi nhà này nhân công đã phải đốt hàng vạn viên.

Những viên gạch ngói đỏ hửng dưới nắng cùng màu xanh của rêu phong và cây cối sẽ để lại những hình ảnh đẹp trong lòng bạn.

 
6-1444191018_660x0.jpg 

Không những được làm từ chất liệu gỗ lim quý hiếm, những cây cột, kèo của ngôi nhà đều được chạm khắc hình rồng, phượng rất tinh tế và đẹp mắt. Nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy dòng chữ Nho được khắc trên nóc nói về thời gian xây dựng ngôi nhà.

 
7-1444191020_660x0.jpg 
 

Một điều thú vị khác ở ngôi nhà này là để xây dựng được nó, những người thợ đã trộn mật mía, bồ hóng vào vôi và thêm một số phụ gia khác để làm thành hồ xây. Gạch dùng xây tường được nung trên ngọn lửa rơm, cho nên đi qua bao thăng trầm nó vẫn kiên cố và ít hư hao.

 
8-1444191022_660x0.jpg 

Những câu chuyện ly kỳ của ngôi nhà được thêu dệt từ lúc nó thuộc về cụ Bá Bính. Còn biết đến là nguyên bản nhân vật Bá Kiến trong truyện Chí Phèo. Đây cũng là lý do giải thích tại sao ngôi nhà lại gắn liền với tên chủ nhân là nhà “Bá Kiến” nổi tiếng qua bao đời nay.

 
9-1444191022_660x0.jpg 

Những câu chuyện này đều xoay quanh sự thành bại và cái chết của các đời chủ nhân của ngôi nhà. Có mẫu chuyện được người dân ở đây kể lại là hiện thân của Chí Phèo quay về trả thù.

 
10-1444191023_660x0.jpg 

Cô Mai – người trông coi ngôi nhà cũng đồng thời là người sẽ kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện về lịch sử, các giai thoại bí ẩn liên quan đến ngôi nhà này. Sự cởi mở, thân thiện và những lời kể ngọt ngào sẽ để lại cho bạn ấn tượng khó quên.

 
11-1444191024_660x0.jpg 

Ngoài tham quan công trình kiến trúc và tìm hiểu lịch sử ngôi nhà Bá Kiến, bạn cũng có thể dạo một vòng khu vườn phía trước để tận hưởng không khí làng quê mát mẻ. Bạn còn có cơ hội nếm thử vị chuối ngự đặc trưng của vùng đất này.

 
12-1444191025_660x0.jpg 

Từ thành phố Phủ Lý (Hà Nam), bạn có thể men theo con đường tỉnh lộ dọc bờ sông Châu tìm về xóm 11, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Để cẩn thận hơn, bạn nên hỏi người dân địa phương và tới nơi một cách chính xác. Đi hết con hẻm nhỏ từ chiếc bảng chỉ dẫn ở đầu đường là bạn có thể thấy ngôi nhà Bá Kiến ẩn hiện sau những rặng cây sum xuê cùng hàng cau thẳng tắp.

 

Phong Vinh

==================================

Công nghệ làm ngói của người xưa cầu kỳ và tinh tế, chịu được dãi dầu mưa nắng hơn hàng trăm năm.

Căn nhà Bá Kiến nằm ở địa thế tọa Tây Bắc - hướng Đông Nam, là hướng Phúc Đức Trạch cho người Tây trạch theo Phong Thủy Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thế giới nông cụ, đồ dùng sinh hoạt của nông dân xưa

Chủ nhật, 1/11/2015 | 01:00 GMT+7

 

Hơn 20 năm qua, Trung tâm Phát triển Hương Bình (xã Hương Bình, Hương Khê, Hà Tĩnh) được xem là bảo tàng lưu giữ các nông cụ thủ công truyền thống với hơn 500 hiện vật.
 
1-1446263533_660x0.jpg 

Khu bảo tồn truyền thống xã Hương Bình rộng 6 hécta, tiền thân là trại chăn nuôi cũ của tỉnh Hà Tĩnh, được thành lập từ năm 1978. Sau khi trại chăn nuôi giải thể vào năm 1993, một linh mục người Việt Nam ở Pháp đã tiếp nhận, chuyển nơi đây thành trung tâm văn hóa nông thôn và lưu giữ những hiện vật nông cụ độc đáo từ thời xa xưa.

 
2-1446263533_660x0.jpg 

Trong trung tâm có nhiều ngôi nhà truyền thống trên 100 năm tuổi, lợp mái tranh. Phía trong trưng bày khoảng 500 nông cụ, đồ dùng sinh hoạt thời xa xưa như cày bừa, võng tre, cụi treo, guồng quay nước, đơm dùng để đánh bắt cá, bàn ghế bằng gỗ, kiềng tre, gáo dừa...

 
3-1446263534_660x0.jpg 

Ông Nguyễn Đức Tịnh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Hương Bình cho biết, việc sưu tầm hiện vật được thực hiện từ năm 1996, qua thời gian thì phát triển thêm. "Chúng tôi cho người tới các hộ gia đình trên địa bàn huyện Hương Khê tìm kiếm, thấy hiện vật nào độc đáo thì bỏ tiền ra mua lại", ông Tịnh nói.

 
4-1446263534_660x0.jpg 

Các nông cụ lưu giữ chủ yếu được làm bằng tre. Những chiếc đơm dùng đánh bắt cá, nong nia dùng để sàng gạo vẫn đang còn mới.

 
5-1446263535_660x0.jpg 

Trước kia đồ nhựa rất hiếm, người dân đã dùng vỏ dừa làm gàu múc nước.

 
6-1446263535_660x0.jpg 

Kiềng, nồi đất và những chiếc cụi để đựng cất giữ các đồ dùng nhà bếp, thức ăn.

 
7-1446263536_660x0.jpg 

Trước kia, mỗi gia đình nông dân thường có một cối giã gạo, ngũ cốc làm lương thực cho người, gia súc, gia cầm.

 
8-1446263536_660x0.jpg 

Võng tre thường được mắc ngoài hiên nhà, dùng để nghỉ trưa sau những buổi trưa hè oi ả.

 
9-1446263537_660x0.jpg 

Xe cút kít dùng chở đất, gầu tre để tát nước, đều làm bằng gỗ, tre. 

 
10-1446263537_660x0.jpg 

Đèn dầu là dụng cụ chủ yếu để thắp sáng khoảng 40 năm về trước. Theo Giám đốc Trung tâm Hương Bình, kinh phí hoạt động của đơn vị được một tổ chức bên Pháp tài trợ. Trước kia, có nhiều đoàn của nước ngoài hay tới tham quan, hiện tại mỗi năm chỉ có 1-2 đoàn.

 
11-1446263538_660x0.jpg 

Guồng quay nước lợi dụng sức gió để lấy nước sinh hoạt của bà con vùng cao. "Các hiện vật không thể tính giá trị bằng tiền mà là văn hóa. Trước kia có một bảo tàng ở Hà Nội đặt vấn đề mua lại hiện vật với số tiền lớn nhưng chúng tôi không bán", ông Tịnh nói và cho hay sắp tới sẽ phối hợp với ngành văn hóa tỉnh để trung tâm hoạt động hiệu quả hơn.

 
12-1446263538_660x0.jpg 

Trong trung tâm có một căn phòng trưng bày tất cả hình ảnh về con người, vùng đất huyện Hương Khê, được một nhiếp ảnh gia người Pháp chụp vào năm 1993. "Những nông cụ thời xa xưa đưa chúng ta trở về với cội nguồn, nhớ đến công lao của cha ông. Chúng tôi sẽ bàn bạc với trung tâm để cùng bảo quản và trưng bày tốt các hiện vật", ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh nói.

 

Đức Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

An Giang:

Kỳ lạ cây dừa đâm đọt thành hình… rồng, phụng

Thứ ba, 17/11/2015 - 03:30
 

Dân trí Mấy ngày qua người dân miền Tây xôn xao bàn tán chuyện một cây dừa đâm đọt có hình thù kỳ quái. Có người cho rằng nó đột biến lạ thường nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó có hình con rồng, phụng, giống mâm ngũ quả…

 

Chủ nhân của cây dừa lạ thường đó là ông Nguyễn Văn Khỏi, 66 tuổi, ngụ ấp Khánh Mỹ, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, An Giang.

Gia đình ông có trồng 3 cây dừa Dâu dây được 3 năm thì đã có 1 cây chết, còn lại 2 cây. Trong đó có cây dừa đâm đọt, sau đó các tàu dừa không bình thường mà có hình thù như rồng bay phượng múa... nên nhiều người dân tại địa phương và các tỉnh thành lân cận cũng tìm đến xem vì sự hiếu kỳ.

 

 

“Ban đầu tôi chăm sóc vườn thấy cây dừa đâm đọt ngoằn ngoèo, có hình thù kỳ quái quá tôi định la rầy thằng con sao xịt thuốc để cây dừa bị như vậy. Nhưng sau khi hỏi kỹ lưỡng, con tôi cho biết không phun thuốc gì hết. Lúc này gia đình tôi sợ không dám cho ai biết vì sợ họ vào xem đồn thổi bậy bạ, nhưng đến nay cây dừa tiếp tục đâm đọt, phát triển thành tàu dừa mang hình thù lạ quá!”. Ông Khỏi nói.

 

ky-la-cay-dua-dam-dot-thanh-hinh-rong-ph

Cây dừa trổ đọt kỳ lạ của gia đình ông Nguyễn Văn Khỏi

 

Theo ông Khỏi, cây dừa xuất hiện tình trạng lạ thường này đã gần 6 tháng nay nhưng gia đình không dám cho ai biết vì sợ tin đồn thổi phiền phức nhưng vài ngày nay có một số người vào vườn chơi phát hiện nên tung hình ảnh lên các mạng xã hội đã khiến nhiều người tìm đến xem. Mặc dù là người bán dừa có nói với gia đình trồng sau 24 tháng sẽ ra trái nhưng đến nay 2 cây dừa này của ông đã 3 năm mà vẫn không thấy nở bông hay trái gì hết.

 

ky-la-cay-dua-dam-dot-thanh-hinh-rong-ph

Ông Khỏi cho biết, tùy nhiêu trí tưởng tượng của mỗi người, có người nhìn giống rồng, phụng... có người nhìn giống mâm ngũ quả và cũng có người chỉ thấy tàu lá của cây dừa ngoằn ngoèo, kỳ lạ...

 

Anh Nguyễn Khoa Nam – con trai ông Khỏi cho biết, cây dừa này có khoảng 14 nhánh nhưng đã có 11 nhánh có hình thù kỳ quái giống con rồng hay con phụng mà tùy thuộc vào ý mỗi người suy nghĩ.

“Ban đầu, tôi nghĩ nó bị bệnh nên tính chặt bỏ, nhưng sau đó nó lại tiếp tục trổ đọt ngoằn ngoèo từ 4 đến 5 khúc như hình con rồng nên thấy đẹp, nên để luôn đến giờ. Cây dừa có chiều cao gần 2m. riêng phần hình thù kỳ quái có chiều dài khoảng 1m và rộng khoảng 0,8m”. Anh Nam nói.

 

ky-la-cay-dua-dam-dot-thanh-hinh-rong-ph

Ông Khởi cho biết, sắp tới nếu cây dừa phát triển tốt, gia đình ông sẽ bứng cho vào chậu làm kiểng luôn

 

Sáng ngày 16 /11, ông Phạm Quốc Tuấn, chủ tịch UBND xã Khánh Hòa cho biết có nghe mọi người nói về cây dừa lạ này nhưng anh cũng chưa xuống xem cụ thể là như thế nào. Ông cũng cho rằng có thể đây chỉ là một dạng đột biến cây trồng thông thường.

Minh Thư

=======================

Linh khí nước Nam bắt đầu vượng. Tụi bành trướng điếu làm gì được. Láo!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ, nhân bài trên bác nói về "linh khí nước Nam" , con cũng xin góp vài tấm hình chụp được ở bãi biễn Đà Nẵng ngày 15/11/2015 nhờ bác xem có liên quan không ạ?  Hình chụp tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát chùa Linh Ứng Đà Nẵng - hình chụp bằng điện thoại nên hơi xấu.

12227117_10153671078068077_472073377575912219501_10153671078423077_487069605486012247128_10153671078553077_641003179583212243240_10153671078858077_6201469007821

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lão nông gần 20 năm giữ lửa cho vật cổ truyền Hà Nam

Thứ tư, 18/11/2015 | 17:09 GMT+7

 

Nhờ tâm huyết của những người như ông Đỗ Xuân Thành, từ nhiều năm nay vật cổ truyền vẫn có sức sống và trở thành một môn thể thao có thế mạnh của người dân xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, Hà Nam.

 

21_660x0.jpg 
 
 

 

Sau khi xuất ngũ năm 1987, với niềm đam mê môn vật và mong muốn bảo tồn nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc cũng như được sự ủng hộ của người dân và chính quyền địa phương, ông Đỗ Xuân Thành quyết định mở lớp dạy vật cổ truyền cho thanh thiếu niên trên địa bàn xã.

 
9-1447837028_660x0.jpg 

 

Cho đến nay lớp học vẫn được duy trì với đều đặn trên 20 em ở độ tuổi khoảng từ 8 đến 15. Đây được đánh giá như một lò đào tạo các tài năng vật cổ truyền, cung cấp cho đội tuyển huyện Bình Lục và tỉnh Hà Nam.

 
1-1447837023_660x0.jpg 

 

Đều đặn 15h mỗi thứ năm, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, sân đình lại rộn vang tiếng trống, tiếng hò hét của cả thầy lẫn trò.

 
6-1447837026_660x0.jpg 

 

Lớp học nhận được sự tán đồng của hầu hết các gia đình trong địa phương. Họ mong muốn con mình vừa rèn luyện sức khỏe sau thời gian học tập ở trường, vừa được giáo dục về đạo đức, nhân cách và tránh xa các tệ nạn xã hội.

 
7-1447837027_660x0.jpg 

 

Vợ con nhiều lần khuyên ông nghỉ ngơi vì tuổi già, sức yếu, nhưng nỗi niềm với môn thể thao đang ngày càng bị mai một ở nhiều địa phương khiến người cựu binh quyết tâm duy trì và phát triển hoạt động của CLB.

 
8-1447837028_660x0.jpg 

 

Đã không thu học phí và gia cảnh khó khăn, ông vẫn trích lương hưu mua nước uống, hoa quả để động viên và bồi dưỡng cho các cháu mỗi buổi tập.

 
10-1447837029_660x0.jpg 

 

Ở tuổi 83, sức khỏe không còn dồi dào như trước nên ông không thể trực tiếp truyền dạy cho học trò những được động tác kĩ thuật đối kháng khó như trước, và phải nhờ đến sự giúp đỡ các huấn luyện trẻ của huyện.

 
4-1447837025_660x0.jpg 

 

Tuy nhiên ông vẫn tham gia giảng dạy các động tác cơ bản, biểu diễn kĩ thuật se đài... Sự xuất hiện của ông cũng là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao cho tinh thần luyện tập của các cháu nhỏ.

 
5-1447837026_660x0.jpg 

 

"Hiện tại, ông còn sức khỏe nhưng trong thời gian sắp tới có thể sẽ không còn duy trì được lớp học nữa", ông nói. "Tuy nhiên ông luôn mong muốn chính quyền địa phương quan tâm để lớp học ngày càng phát triển, gìn giữ thể thao truyền thống và cũng là nét đẹp của dân tộc".

 
12-1447837030_660x0.jpg 

 

Hàng năm, ông vẫn đều đặn đưa các cháu đi thi đấu ở các giải cấp huyện, tỉnh. Các thành tích và huy chương chính là niềm tự hào, động lực để ông tiếp tục công việc truyền dạy, duy trì môn thể thao truyền thống quý báu của dân tộc. Nhiều học trò cũ của ông đã được tuyển chọn lên thi đấu tại các đội tuyển cấp Quốc gia.

 

Nam Phong - Tú Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây mai 500 tuổi siêu độc:

Đại gia đổi cả Camry không bán

14/12/2015 03:00 GMT+7

 

vef.gif- Phải mất gần 8 năm chầu chực, thuyết phục một người dân tại Huế, anh Phát mới có thể sở hữu cây mai chiếu thủy hội đủ các yếu tố “cổ - độc - lạ”, tuổi thọ gần 500 năm. Có đại gia gạ đổi cả chiếc xe Camry đời mới lấy cây mai này nhưng anh không đồng ý.

 

 

Nhiều người trong giới chơi cây tại Huế gần đây rỉ tai nhau về trường hợp cây mai chiếu thủy “siêu độc, lạ” đang được trồng trong khuôn viên một quán café trên đường Trường Chinh (TP. Huế).

Chủ nhân may mắn sở hữu cây cảnh giá bạc tỷ này là anh Lê Hoàn Tấn Phát (40 tuổi, một thành viên của Hội chơi bonsai tại Thừa Thiên - Huế).

Anh Phát nhận xét, mai chiếu thủy này là một cây kiểng cổ lớn và rất hiếm. “Nó hội đủ 3 tiêu chuẩn chung là cổ - kỳ - mỹ. Cây mai chiếu thủy này có chiều cao 3,5m, hoành thân 3,2m với độ rộng của tán lên gần 3m. Theo nhiều dân chơi trong nghề, cây kiểng này có tuổi đời gần 300 năm”.

 

20151210172952-cay-mai-chieu-thuy.jpg

Cây mai chiếu thủy “siêu độc” được chưng trong sân một quán café trên đường Trường Chinh (TP. Huế)

 

20151210172952-cay-mai-chieu-thuy1.jpg

Tán và cành cây được tạo nhiều thế khác nhau, trong đó nổi bật là thế âm dương, ngũ hành

 

Anh Phát cũng tiết lộ, để có thể sở hữu một “siêu cây” như vậy, anh đã mất gần 8 năm trời cùng số tiền rất lớn ngày đêm năn nỉ, thuyết phục chủ nhân trước đó bán lại.

Cây mai chiếu thủy độc nhất vô nhị này ban đầu được trồng cạnh đường quê của làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Khi dân làng làm đường, “siêu cây” được cụ Nguyễn Hiến (75 tuổi, người dân địa phương) thuê người đào về trồng trong vườn và chăm sóc.

“Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2011, tôi đã nhiều lần đến vận động, thuyết phục cụ Hiến để được sở hữu cây cảnh siêu độc này, nhưng cụ nhất quyết không bán. Phải đến năm 2012, có lẽ do thấy tôi “mê” cây quá nên cụ mới họp gia đình và quyết định bán” - anh Phát cho biết.

Sau khi hoàn tất thương vụ mua cây cảnh, anh Phát phải thuê hơn 10 lao động cùng xe cẩu, xe tải và người dân địa phương để vận chuyển “con cưng” từ Phú Lộc lên TP. Huế với hành trình hết sức khó khăn.

Cũng vì niềm đam mê với cây mai chiếu thủy độc - lạ này, vị doanh nhân trẻ đã mất ngủ hơn 3 tháng ròng để “ôm”, chăm sóc cây vì sợ... “cây chết thì tiếc lắm”!

 

20151210172952-cay-mai-chieu-thuy2.jpg

Hội đủ các yếu tố “cổ - kỳ - mỹ”, cây mai chiếu thủy này khiến nhiều dân chơi trong nghề ngày đêm thèm muốn được sở hữu

 

20151210172952-cay-mai-chieu-thuy3.jpg

Cận cảnh “siêu cây” mai chiếu thủy độc - lạ nhất xứ Huế

 

20151210172952-cay-mai-chieu-thuy4.jpg

Có đại gia sẵn sàng đổi chiếc Camry đời mới để sở hữu cây cảnh này nhưng chủ nhân không đồng ý

 

Được biết, sau khi anh Phát đưa cây về trồng và phát triển ổn định, năm 2013, có một vị đại gia tên Lý tại TP.HCM nghe tin cây đẹp đã tìm đến chiêm ngưỡng. Trước vẻ đẹp “khó cưỡng” của cây cảnh “siêu độc” này, vị đại gia đề nghị anh Phát đổi cây lấy một chiếc xe Camry đời mới nhưng vị doanh nhân này nhất mực từ chối.

Anh Phát cho rằng, trong giới chơi cây cảnh vẫn thường có câu “đam mê không bán trừ khi được giá”. “Đam mê phải gắn liền với kinh tế... ” rồi anh cười lớn.

Chia sẻ về niềm đam mê chơi cây cảnh của mình, anh Phát cho hay, để phát triển được một vườn bonsai đẹp, người chơi phải đảm bảo có đủ hai yếu tố: đam mê và tài chính. Trong đó, sự đam mê của bản thân là yếu tố rất lớn quyết định đến thành công hay thất bại của người chơi.

“Chơi bonsai nói riêng, cây cảnh nói chung người ta vẫn hay nói đến việc tạo dáng. Dáng cây cảnh thể hiện một phần tính cách của người chơi cây.

Để có được những cây bonsai đạt đến trình độ cao về mỹ thuật, người chơi thường tạo tác các cây cảnh theo nhiều dáng khác nhau như văn nhân (thanh thoát), dáng đổ, dáng trực,... Từ những dáng này, họ sẽ tạo ra các thế cây phù hợp như thế mẫu tử, thế huynh đệ, thế phu thê” - anh Phát chia sẻ.

Quang Thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỳ cuối: Cổ vật cung đình Huế cần quay về “cố hương”

Thứ hai, 07/12/2015 - 02:00
  

Dân trí Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.

 

Con đường nào cho cuộc “hồi cố hương” cổ vật cung đình Huế?

 

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để “điều tiết” một phần các cổ vật của Huế nay đang thuộc về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh “trở về” với cố đô, bởi Huế vốn là chủ sở hữu của các cổ vật này. Cụ thể như các cổ vật cung đình vốn gắn bó với các công trình kiến trúc như cung điện, đền miếu, lăng tẩm.

Bên cạnh đó, Huế cần chứng minh được vị thế và khả năng của mình trong việc bảo quản, giữ gìn và tôn vinh giá trị của những cổ vật đó nếu chúng được đưa về. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã từng tiếp nhận một số cổ vật hiến tặng đưa về từ Pháp và hơn hàng trăm cổ vật khác do các nguồn hiến tặng trong nước.

Đặc biệt, tháng 6/2014, Trung tâm đã tham gia cuộc đấu giá cổ vật tại Pháp và thành công trong việc đưa chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh về Huế. Những cổ vật này hiện đang được trưng bày và phát huy giá trị tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hay các điểm di tích thuộc quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế. Đó là những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này.

 

ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Chiếc xe kéo Hoàng thái hậu Từ Minh được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đấu giá thành công từ Pháp cũng là lần đầu tiên Việt Nam nói chung và Huế nói riêng đấu giá thành công cổ vật ở nước ngoài

 

Ông Nguyễn Văn Mễ, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh TT-Huế, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế thì cho rằng một hoạt động cấp bách cần triển khai ngay là đẩy mạnh cuộc vận động “hồi hương cổ vật”. Đặc biệt ở các cổ vật quý thuộc sở hữu của và con Việt kiều ở nước ngoài. Số cổ vật này không được quản lý, sử dụng tốt do những người thừa kế mải mê công việc làm ăn hoặc không biết rõ giá trị của chúng nên cổ vật đó có nguy cơ bị “bỏ quên” hoặc lọt vào tay những người săn lùng đồ cổ. Một cuộc vận động có chủ đích sẽ tạo điều kiện phát hiện cổ vật, bắt cầu cho việc “hồi hương cổ vật” bằng các hình thức thích hợp.

Ý kiến tâm huyết của ông Mễ cho rằng, cuộc vận động “hồi hương cổ vật” phải được tiến hành đồng bộ với nhiều giải pháp khác nhau, từ việc động viên sự hiến tặng tự nguyện vì lòng yêu nước của bà con Việt kiều và những cá nhân, tập thể đang sở hữu cổ vật (như đối với Chiếc đôn sơn ngũ sắc và cặp ngà voi, hoặc Cuốn sách in mộc bản “Kỹ thuật người An Nam”); tham gia đấu giá, thuyết phục ngoại giao để mua lại một cách chọn lọc những cổ vật có giá trị (như chiếc xe kéo của Từ Minh Hoàng Thái Hậu); cho đến hình thức phối hợp trưng bày, giới thiệu (như đã thực hiện với nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn hoặc nối lại quan hệ với ông Cousso – hậu duệ của bác sĩ Sallet, một người tham gia biên tập bộ B.A.V.H); hoặc đấu tranh ngoại giao, pháp lý để thu hồi cổ vật thuộc quyền quản lý của Việt Nam (như việc thu hồi chiếc bàn trà sơn thếp thời Nguyễn và chiếc đầu hồ của vua Tự Đức với sự góp sức của Đại sứ quán Việt Nam và Luật sư Việt kiều Đào Văn Thụy tại Cộng hòa Pháp)…

 

ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Chiếc bàn gỗ sơn son thếp vàng mặt sứ mà người dân hiến tặng cho Bảo tàng Cung đình Huế
ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Cặp ngà voi do ông Lê Thái và bà Bùi Thị Cẩm Hà - Việt kiều tại Pháp hiến tặng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

 

Còn theo ThS. Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, sự “hồi hương” cổ vật hiện nay chủ yếu là chờ vào sự hảo tâm của quốc tế và từ nhiều phía, đặc biệt quan trọng là bản thân chủ sở hữu và người nắm bắt thông tin.

“Các đồ vật sau khi được hiến tặng cho bảo tàng sẽ có hồ sơ riêng kèm theo tên tuổi người hiến tặng, lai lịch cổ vật. Người dân và du khách sẽ có thêm cơ hội để chiêm ngưỡng cổ vật. Đó là cách các bảo tàng khác trên thế giới và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã và đang thực hiện.

Về người nắm thông tin cổ vật, họ sẽ biết cổ vật đấu giá thời điểm nào, thông tin các cổ vật đang trôi nổi từ đó gửi thông tin về các đơn vị quan tâm như bảo tàng mình thì sẽ rất quý. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ của cả cộng đồng thì bảo tàng chúng tôi mới làm tốt hơn công tác hồi hương cổ vật được” - bà Vân thổ lộ.

 

ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Trưng bày sưu tập hiện vật hiến tặng của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế năm 2009

 

Một ý tưởng được xem là đột phá trong câu chuyện này là: “Chúng ta đã có được những sưu tập Bảo vật Quốc gia phong phú và đa dạng mà triều Nguyễn để lại trên đất Huế và Hà Nội, và xem ra chúng cũng có được “Giá trị toàn cầu nổi bật”. Vậy tại sao Huế và Hà Nội là không kết hợp và cộng tác với nhau trong việc làm hồ sơ về cổ vật cung đình triều Nguyễn đệ trình UNESCO để được công nhận là di sản Văn hóa Thế giới?” - Nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhìn nhận về giá trị của cổ vật cung đình triều Nguyễn.

 

ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Các ấn vàng thời vua Nguyễn, một trong những cổ vật cung đình quý báu

 

Mở rộng các loại hình mới trong bảo tàng cổ vật triều Nguyễn

 

Trong thời gian chờ đợi một phương án các cổ vật cung đình Huế sẽ được quay về quê nhà, thì việc thiết thực nhất mà PV chú ý, đó là các bảo tàng cổ vật, không gian trưng bày cổ vật tại Huế sẽ làm thế nào để hấp dẫn được du khách?

ThS. Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cho biết, sẽ tăng cường hoạt động trưng bày cổ vật Huế theo chiều sâu với nhiều thông tin hơn, nhằm giúp du khách cảm nhận rõ hơn về những giá trị văn hóa, lịch sử gắn với cổ vật.

 

ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn trong thời gian tới để du khách cảm nhận rõ nét về cổ vật Huế

 

Bên cạnh đó, trong tương lai sẽ có thêm các không gian giới thiệu một số hiện vật quý qua hình ảnh 3D để du khách xem được cận cảnh cổ vật ở nhiều góc độ khác nhau, điều mà du khách khó lòng tiếp cận nếu cổ vật được đặt trong tủ kính hoặc cất trong kho do chưa có điều kiện trưng bày.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng một ý tưởng xác đáng khi trùng tu tòa nhà 2 tầng ở Phủ Nội Vụ (Kho cất giữ đồ quý trong cung vua Nguyễn ở bài 1 - PV) để trưng bày giới thiệu cổ vật cung đình triều Nguyễn theo truyền thống từng có tại Phủ này. Đồng thời, cần xây dựng đề án sưu tầm, sắp xếp và hệ thống hóa các loại cổ vật cung đình từng được định hình mang tính chuẩn mực theo 10 loại khoa vào các thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Và cần sưu tầm hình ảnh các cổ vật, phục chế các loại đồ nghề dùng để chế tác, cân đong, đo đếm các hạng vật từng có dưới thời nhà Nguyễn.

 

ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Phủ Nội Vụ cần được trùng tu và tái hiện lại như chức năng nó vốn có

 

Theo TS. Phan Thanh Hải, cũng phải mở rộng không gian trưng bày trong tương lai cũng như tạo sự gắn kết giữa hệ thống bảo tàng nhà nước với các bảo tàng, các chủ sở hữu của các bộ sưu tập cổ vật thuộc về tư nhân, và các loại tổ chức khác (bao gồm cả nhà thờ Thiên Chúa giáo, chùa chiền…). Điều này sẽ làm cho di sản văn hóa Huế thêm phong phú, hấp dẫn. Nhà nước cần có những cơ chế phù hợp để thúc đẩy việc xây dựng mạng lưới này.

Một phần quan trọng là ngoài việc tăng cường công tác an ninh cho các bảo tàng, điểm di tích với tăng số lượng bảo vệ, lắp đặt hệ thống camera, chống trộm thì việc tuyên truyền giác ngộ và xây dựng hệ thống an ninh trong quần chúng nhân dân; có chính sách cho những cá nhân, tổ chức phát hiện, trình báo về cổ vật hay bảo vệ cổ vật trước tình trạng trộm cắp ngày càng phức tạp hơn hiện nay.

 

ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Các đồ cổ trưng bày trong cung điện Huế xưa

 

Cũng theo ý kiến ông Mễ, cần khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nhân lực của đội ngũ làm công tác bảo tồn, bảo tàng của tỉnh; cần có những chính sách đối với nghệ nhân, nghệ sĩ có tài năng; khuyến khích việc truyền nghề cho nghệ nhân trẻ; quan tâm thu hút hoặc xây dựng cơ chế hợp tác bền vững với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu đàn, những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong phát hiện, thẩm định giá trị cổ vật; mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức UNESCO, ICCROM.. và các quốc gia khác trong lĩnh vực cổ vật.

 

Tại Huế vào dịp Festival làng nghề Huế 2013, một bảo tàng tư nhân đầu tiên đã được thành lập do nhà nghiên cứu đồ cổ Trần Đình Sơn ở địa chỉ 114 đường Mai Thúc Loan. Hàng trăm hiện vật cổ giới thiệu tài hoa thủ công mỹ nghệ thời Nguyễn đã được trình làng đến đông đảo công chúng, giới yêu đồ cổ.

Ngôi nhà vốn là tư thất của cố nội ông Trần Đình Sơn – cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình dưới đời cuối nhà Nguyễn. Ông Sơn đã bỏ ra số tiền khá lớn kèm với việc vận động nhà nước để dựng lại ngôi nhà rường, trong trưng bày chủ yếu là đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn với rất nhiều cổ vật quý giá mà ông đã dày công sưu tập.

 

ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Bảo tàng tư nhân cổ vật triều Nguyễn của ông Trần Đình Sơn

 

ky-cuoi-co-vat-cung-dinh-hue-can-quay-ve
Bộ khay trà và bộ hút thuốc phiện cổ thời Nguyễn trưng bày tại Bảo tàng này

 

 

Đại Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây cảnh 20 tỷ trưng Tết:

Báu vật trăm tuổi đại gia Việt

Thứ bảy, 19/12/2015 09:45

 

Dịp Tết, các đại gia lại đổ tiền mua những cây cảnh quý hiếm về chơi. Những báu vật trăm tuổi nhiều khi còn là niềm tự hào, là gia tài để đời của đại gia.

Cây sanh 20 tỷ trưng Tết của đại gia Phú Thọ

Trong giới mê cây cảnh VN, cái tên Phan Văn Toàn (Toàn 'đô la') ở TP Việt Trì, Phú Thọ được xem là một trong những đại gia chơi ngông nhất. Chưa đầy 8 năm, đại gia này đã bỏ 120 tỷ để… chơi cây.

092230_cay_sanh_1.jpg

Toàn 'đô la' bên cây sanh Ông Bụt giá hơn 20 tỷ đồng

 

Trong dịp Tết Nguyên đán 2010, Toàn 'đô la' đã rất bạo tay chi đến 1,2 triệu USD (tương đương hơn 20 tỷ đồng), để rinh một cây sanh 200 tuổi về trưng Tết.

 

Siêu phẩm cây cảnh 20 tỷ của đại gia đồng nát

Mấy năm nay, cái tên Phạm Đức Thịnh, còn gọi là Thịnh 'Hải Phòng', Thịnh 'đồng nát', nổi như 'bom tấn' trên các diễn đàn cây cảnh. Chỉ trong 2 năm, vị đại gia chuyên buôn bán đồng nát này đã bỏ ra 150 tỷ đồng mua rất nhiều cây đẹp về chơi.

092327_chien_thang_bach_dang_2.jpg

Anh Thịnh bên tác phẩm 'Chiến thắng Bạch Đằng'

 

Song tên tuổi anh Thịnh được biết đến nhiều hơn sau cuộc đại triển lãm Sinh vật cảnh 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với tác phẩm kì vĩ có tên 'Chiến thắng Bạch Đằng'. Để có được tác phẩm độc nhất vô nhị này, anh phải tốn rất nhiều công sức, lặn lội gần chục năm trời và chi phí ngót 20 tỷ đồng.

 

Khu vườn 5.000 cây tiền tỷ của đại gia Phiến 'cá'

Đại gia Nguyễn Văn Phiến, biệt danh Phiến 'cá', cũng là người rất nổi tiếng trong giới chơi cây cảnh tiền tỷ. Ông là chủ nhân của khu vườn sinh thái nằm ở trung tâm TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc với hàng nghìn cây cảnh các loại và chiếc xe tăng 'độc' đặt trên bục cao.

 

092428_dai_gia_phien_ca_3.jpg

Cơ ngơi trị giá cả trăm tỷ của đại gia Phiến 'cá'.

 

Trong vườn có khoảng 5.000 cây với đủ chủng loại, kích cỡ, độ tuổi, thế giáng và giá trị. Trong đó có hàng trăm cây cổ thụ hình thù độc đáo, quý hiếm và có tuổi đời cả trăm năm, sinh trưởng ở những nơi đặc biệt… Dù ông Phiến chưa từng tiết lộ giá trị của khu vườn nhưng nhiều chuyên gia cây cảnh đánh giá nó đáng giá tới hàng trăm tỷ đồng.

 

4 cây tùng giá 12 tỷ của đại gia Sài Gòn

Nổi tiếng trong giới cây cảnh Sài Gòn bởi độ 'chịu chơi', đầu năm 2013, nghệ nhân Phàn Xuân Thông, ở quận Thủ Đức tiếp tục 'rước' về thêm 4 cây tùng từ Nhật Bản. Tính cả chi phí vận chuyển, 4 cây Tùng Vạn Niên (còn gọi là Tùng La Hán) của ông có giá đến 12 tỷ đồng.

092521_tung_van_nien_4.JPG

4 cây tùng vạn niên cao vút

 

Để có thể mang cây từ Nhật về, ngoài sự kiên trì, lòng 'si' cây kiểng, ông Thông còn phải chắc chắn giữ nguyên hiện trạng cây theo đúng phong cách nghệ thuật chơi cây kiểng của Nhật.

 

Cây mai 500 tuổi siêu độc đại gia đổi Camry không bán

Nhiều người trong giới chơi cây tại Huế rỉ tai nhau về cây mai chiếu thủy 'siêu độc, lạ' được trồng trong khuôn viên một quán café trên đường Trường Chinh (TP Huế).

Anh Lê Hoàn Tấn Phát, chủ nhân của cây mai cho biết, phải mất gần 8 năm chầu chực, thuyết phục một người dân tại Huế, anh mới có thể sở hữu cây mai tuổi thọ gần 500 năm này.

092604_mai_chieu_thu_5.jpg

Cây mai chiếu thủy 'siêu độc'

 

Siêu cây 120 tuổi giá 5 tỷ đồng không bán

Ông Nguyễn Văn Ngọ (người có thâm niên chơi cây cảnh ở Đồng Trúc - Thạch Thất - Hà Nội) là chủ nhân của cây cảnh có tên gọi 'Bác đang cùng chúng cháu hành quân' tuổi đời 120 năm được nhiều người thi nhau 'đấu giá' 5 tỷ đồng mà ông vẫn không gật đầu.

093131_sieu_cay_120_tuoi_6.jpg

Siêu cây 'Bác đang cùng chúng cháu hành quân', bảo bối đem vận may cho ông Ngọ

 

Theo ông Ngọ, tại thời điểm đỉnh cao của thị trường, cây này có người đã trả 12 tỷ đồng.

2 gốc sanh giá gần chục tỷ

Ông Đào Xuân Thôn, nghệ nhân cây cảnh làng Trà Khê, thuộc Hội Sinh vật cảnh Thái Bình, là chủ nhân của 2 gốc sanh có giá 4 tỷ đồng và 2,5 tỷ đồng.

093204_the_long_van_tu_7.jpg

Cây thế long vân tụ hội của ông Thôn.

 

Tết năm 2009, ông Thôn bán một cây sanh cho một chủ than ở Hải Dương với giá 1,95 tỷ đồng.

 

2 cây mai cổ thụ giá hơn 100 tấn thóc

2 cây mai trên nằm trong vườn mai của ông Giang Kiến Hòa (SN 1966, quận Thủ Đức, TP HCM). Mỗi gốc mai đều có tuổi đời trăm năm, được chủ nhân của nó định giá trên 1 tỷ đồng, tương đương hơn 100 tấn thóc.

 

093240_mai_co_thu_8.jpg

Cây mai cổ thụ giá 650 triệu đồng.

 

Một cây có vòng tròn đường kính gốc 1,37m, cao 5,5m có tuổi đời hơn 100 tuổi, được định giá là 650 triệu đồng. Một cây mai khác, tròn 85 tuổi có đường kính 1,1m, cao 5m, được định giá 550 triệu đồng.

Cặp me 150 tuổi giá trên 4,2 tỷ đồng

Hai cây me kiểng hơn 150 năm tuổi của ông Nguyễn Phước Lộc (48 tuổi, ở TP. Sa Đéc- Đồng Tháp) đã được xác lập kỷ lục là cây cổ nhất, với giá trị 200.000 USD, tương đương trên 4,2 tỷ đồng.

 

093311_cay_me_150_tuoi_9.JPG

Hai cây me hơn 150 năm tuổi.

 

Ông Lộc còn sở hữu một vườn cảnh khổng lồ rộng 2ha với 2.000 chậu cây kiểng khác nhau. Cây nào cũng có giá tới gần 2 tỷ đồng. Với 50 chủng loại cây cổ và quý hiếm khác nhau, vườn kiểng của ông được giới chơi ước tổng giá trị gần 100 tỷ đồng.

 

Vườn kiểng 170 tỷ đồng của đại gia Tây Ninh

Mới đây, thông tin về việc một đại gia cây cảnh rao bán vườn kiểng ở Tây Ninh với giá 170 tỷ đồng đã làm xôn xao dư luận. Chủ nhân vườn kiểng này là ông Võ Phi Sơn, 65 tuổi, được mọi người biết đến với nghệ danh Ba Hùng.

 

093340_cay_10.JPG

Nghệ nhân Ba Hùng và cây Cà Na mua từ Campuchia, giá hàng chục tỷ đồng.

 

Vườn kiểng này có diện tích là 3.200 m2 với  hơn 1.000 cây kiểng lớn nhỏ. Giá bán trung bình của cây kiểng trong vườn được nghệ nhân này rao bán là 2 tỷ đồng/cây. Đầu năm nay, 2 cây khế 300 tuổi của nghệ nhân này được rao bán giá 7 tỷ đồng.

>> Nghe thêm: Cây mai siêu 'độc', đại gia đổi cả Camry cũng không bán

Theo Đất Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhàn bàn: Tiếng Việt, chữ Việt.

 

Những câu ca, hò và và văn thơ của người Việt đã thể hiện cái nói láy, bên cạnh đó các câu vè câu thơ lại có điệp vận, chứng tỏ việc đánh vần đã có từ thời có cổ tự Khoa Đẩu. Vậy mà khi nhà nghiên cứu chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền công bố hệ thống chữ Khoa Đẩu với cấu trúc đánh vần thì các nhà khoa học trong nước lại phủ định rằng lối đánh vần mới có sau này khi người Tây phiên âm chữ Ta ra chữ La Tinh, nghĩa là cũng khẳng định ông tổ đẻ ra chữ Quốc Ngữ là Alexandre de Rhodes.

 

 

Ơ hay, vậy thì trước đó bao đời bao kiếp người Việt không biết đánh vần mà biết láy từ thì nghĩa là sao? Sinh con rồi mới sinh cha chắc?

 

Những câu thơ lục bát, song thất lục bát điệp vần lưng, nhưng câu thơ 5, chữ, 7 chữ, 8 chữ...điệp vần đuôi, phải chăng đợi đến khi có chữ Quốc Ngữ rồi đánh vần thì người Việt mới biết điệp vần chăng? Nếu không biết đánh vần thì làm sao biết điệp vần? Vậy cứ theo cái lối nghĩ rằng từ khi có chữ Tây thì mới có lối đánh vần thì giải thích tại sao từ thuở xưa dân Việt đã biết điệp vần? Lối suy nghĩ quá rõ ràng là mâu thuẩn đến ngớ ngẩn khi cho rằng đến thời có Tây, có chữ Quốc Ngữ thì dân Việt mới biết đánh vần. 

 

Chuyện kể rằng Alexandre de Rhodes đã từng học tiếng Việt với một đứa trẻ trong vòng 3 ngày hay bảy ngày gì đó, rồi sau đó, "bổng nhiên", hiểu thấu tiếng Việt và nói tiếng Việt như người Việt.

 

Chứng tỏ đứa trẻ đó phải rõ phương pháp của Tiếng Việt để mà truyền thụ, vậy phương pháp đó phải tồn tại trước. Phương pháp đó phải là phương pháp cơ bản của ngôn ngữ, tức là đánh vần, còn hình thức là con chữ, tức ký hiệu quy ước có thể là đa dạng, tượng hình, ngoằn nghoèo hay La Tinh, thì tùy, nhưng nó phải tuân thủ theo cách đánh vần cơ bản của ngôn ngữ đó. Và từ láy là dấu chỉ cho biết đã tồn tại phương pháp đó.

 

Công trình chữ Quốc Ngữ không phải của riêng cá nhân Alexande de Rhodes mà phải là tập hợp những người Việt và cả những người ngoại quốc truyền giáo trước khi có Alexande de Rhodes in cuốn tự điển 3 thứ tiếng Việt - Bồ - La; mà cũng chưa hẳn chắc đây là cuốn tự điển đầu tiên, họa chăng nó có thể là cuốn tự điển bìa đẹp và dầy đầu tiên thì có lẽ.

 

Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn

 

Nói Lái Trong Ngôn Ngữ Và Văn Học Việt Nam

 

Theo định nghĩa chung chung của một số nhà Ngôn ngữ học thì Nói lái là nói bằng cách giao hoán âm đầu vần và thanh điệu hoặc trật tự của hai âm tiết để tạo thành nghĩa khác hẳn và cho rằng đây là một trong những đặc trưng của tiếng Việt, nhằm mục đích đố chữ, bông đùa, chơi chữ hay châm biếm. Thí dụ như “lộng kiếng” nói lái thành “liệng cống” hay “đầu tiên” thành “tiền đâu”, “đơn giản” thành “đang giỡn”… 
Có người còn cho rằng Nói lái là một đặc điểm độc đáo của tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác không có, khi nói lái người ta phải chọn một nhóm hai hoặc ba tiếng rồi hoán vị các phụ âm hoặc các thanh của những tiếng đó cho nhau. Chẳng hạn như “Vũ như Cẩn” thành “vẫn như cũ” hay “Nguyễn y Vân” thành “vẫn y nguyên” hoặc “bảng đỏ sao vàng” thành “bỏ Đảng sang giàu”…

Lại có người giải thích : Nói lái là cách đánh tráo vần, thanh điệu… giữa hai hoặc ba tiếng với nhau, nó không rườm rà không phức tạp mà rất đơn giản dễ vận dụng để tạo thêm nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp và cho rằng nếu không có những cách nói lái này, quá trình giao tiếp sẽ kém sinh động hơn, đơn điệu hơn nhưng tựu chung, khi nói lái, người ta tránh không nói thẳng chữ muốn nói; mà người nghe vì không tinh ý, nhất thời không nhận ra nên xảy ra nhiều giai thoại vô cùng lý thú.

Như chúng ta đã biết, một chữ gồm hai phần: phụ âm và âm. Chẳng hạn như chữ thung gồm phụ âm th và âm ung. Chúng ta lại có thêm sáu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và không dấu tạo tiếng Việt thành giàu âm sắc, chỉ cần khác dấu, chữ được phát âm khác nhau: thung (thung dung), thúng (cái thúng), thùng (cái thùng), thụng (áo thụng), thủng (lỗ thủng) và tất nhiên có nghĩa khác nhau, và đây cũng là nét độc đáo của ngôn ngữ Việt, nên người nước ngoài bảo người Việt nói chuyện nghe giống như hát vậy. Thêm vào đó, tiếng Việt vốn đơn âm nên có thể Nói lái dễ dàng mà vẫn có nghiã : Cái biệt thự nầy bự thiệt ! Bí mật coi chừng bị bật mí hoặc kháng chiến lâu ngày sẽ khiến chán hay muốn đầu tư nhưng không biết từ đâu, và đã tháo giầy nhưng chưa thấy giàu ! Theo con Hương vì thương con heo cô ấy…

Đặc biệt, đối với những người lớn tuổi hay trưởng thành ở Việt Nam chẳng có ai là không biết cách nói lái, tùy theo gốc gác hoặc sinh hoạt ở Bắc, Trung hay Nam mà cách nói lái có khác nhau đôi chút.

- Nói Lái theo cách ngoài Bắc : người miền Bắc đổi chỗ cho hai chữ, đồng thời đổi luôn hai dấu (nghĩa là đổi âm sắc).

Thí dụ như chữ tượng lo nói lái thành lọ tương (lo đổi chỗ cho tượng, lấy dấu nặng thành lọ, tượng đổi chỗ cho lo, mất dấu nặng thành tương).

Chữ đấu tranh nói lái lại là tránh đâu (tranh đổi chỗ cho đấu, lấy dấu sắc của đấu thành tránh, đấu đổi chỗ cho tranh, mang dấu của tranh vì không dấu nên thành đâu).

- Nói lái theo kiểu trong Nam : theo cách nói lái trong Nam, âm trong hai chữ đổi chỗ cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí.

Thí dụ như chữ cá đối nói lái thành cối đá (phụ âm ghép với âm ối của đối thành cối, và phụ âm đ ghép với âm á của cá thành đá). Và cứ như vậy mà cờ Tây thành Cầy tơ, Thầy tu thành thù Tây, hiện đại thành hại điện, Thứ Lễ thành Thế Lữ, trò chơi thành trời cho…

Trong vài trường hợp người ta nói lái cho cả ba chữ, thì chỉ hoán đổi hai chữ đầu và cuối nhưng giữ nguyên chữ giữa. Chẳng hạn như : “Trần bá Cương” thành “Trương bá Cần”, “Chín bến đò” thành “chó bến Đình”, “Âu cái Đằng” thành “ăn cái đầu”, “Hương bên đèo” thành “Heo bên đường”…

Đôi khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau để sau khi nói lái có nghĩa và dễ nghe hơn. Thí dụ chữ chiến binh thay vì nói lái thành chinh biến cũng có thể nói thành chính biên. Do đó với hai chữ tranh đấu có người đã đùa mà nói rằng: tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh thì thế nào cũng phải đấu tranh.

Cũng như trong trường hợp trên, những chữ trùng âm như nhân dân, lù đù, lật đật…không nói lái được.

Tuy nhiên, Nói lái là lối nói mà chỉ cảm nhận được chớ không công thức hóa được. Nếu nói lái mà đơn giản như đang giỡn (có thêm chữ g và dấu hỏi thành dấu ngã) thì không thể áp dụng công thức nào vào đây cả.

Đặc biệt là người miền Nam thường phát âm phụ âm cuối không chính xác như c # t, n # ng, y # i, dấu hỏi đọc như dấu ngã. Chẳng hạn như chữ Cắt và Cắc, Đan và Đang, Thai và Thay, suy nghĩ và nghỉ ngợi… họ đều phát âm giống nhau, khó mà phân biệt. Vì vậy khi người miền Nam nói lái thì rất dễ dàng, nhanh chóng do biến đổi bằng nhiều cách khác nhau nhưng khi viết ra thành chữ thì nhiều khi không đúng vào đâu cả (tức là sai Chánh tả). Thí dụ như sao vàng nói lái thành sang giàu nhưng viết đúng theo âm luật là sang vào thì không phải là ý của người muốn nói; bởi vậy, người ta nói nói lái chớ không ai nói viết lái. Tuy nhiên, có nhiều câu thơ, bài thơ không những nói lái mà còn viết lái rất tài tình, chúng tôi sẽ giới thiệu phần sau.

Sau đây, chúng tôi xin mời quý vị bước vào thế giới của ngôn ngữ Nói Lái qua các câu đố, câu hò, câu đối, giai thoại trong dân gian và cả những bài thơ mang tính cách Văn học Nghệ thuật hoặc đã có từ lâu trong nền Văn học Việt Nam. Dĩ nhiên, theo như ý kiến của Hoàng Lão Tà trong bài “Ăn tục nói phét” thì “môn nói lái rất thần sầu quỷ khiếp đa dạng, đa năng mà ngay trong thi ca kim cổ đều sử dụng. Lúc nào nói lái được là chớp ngay cơ hội. Và nói lái phải tục mới vui, mới cười được, chứ nói lái thông thường thì chả có gì hấp dẫn”.

1/-
 Nói Lái trong Câu đố :

Cũng như Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ… Câu đố cũng là một hình thái của Văn học dân gian Việt Nam. Người ta sử dụng Câu đố trong các buổi họp mặt vui chơi hoặc trong lúc lao động chân tay để quên đi mệt nhọc hay thử tài trí giữa hai bên nam nữ. Những câu đố Nói lái thường rất dễ đáp nhưng vì bất ngờ hay bị tròng tréo chữ nghiã mà đôi khi không đáp được.

- Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng trứng, là cái gì? (Đáp là cái Lưng quần trắng)
- Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng rừng, là cái gì? ( là cái Lưng quần rằn)
- Trong nhà chạy ra hỏi cái gì bán, là cái gì ? ( là cái giàn bí)
- Vừa đi vừa lủi, vừa mổ, là cái gì ? ( là cái lỗ mũi)
- Mẹ thương con, con gầy, là cái gì ? ( là cây gòn)
- Trên trời rơi xuống cái mau co, là cái gì ? ( là cái mo cau)
- Cầm đục cất đục là cái gì ? (là Cục đất)
- Ghe chài chìm giữa biển đông,

Ván phên trôi hết cái cong nó còn’’ là cái gì ? (là con còng)

- Khoan mũi, khoan lái, khoan lai,
Bò la, bò liệt đố ai biết gì? ( là củ khoai lang).

- Hít vào, hít ra, hít một là cái gì ? (là hột mít)
- Cà vô, cà ra, cà nhột, là cái gì ? (là cột nhà)
- Cúng trên núi, cúng mê, cúng mải là cái gì ? (là cái mủng)
- Cú trong nhà cú ra, cú hãi là cái gì ? (là cái hũ)
- May không chút nữa thì lầm,
Cau dày không bẻ bẻ nhầm cau ranh, là cái gì ? (là canh rau)…
- “Sáng nay đi hỏi chị Năm,

Có đi ra chợ chuộc dùm đôi bông” là cái gì ? ( là trái chùm ruột)

- Cái gì ở cạnh bờ sông,
Cái mui thì nát cái cong thì còn ? ( là con còng )

- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng, là gì ? ( là ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn, là gì ? ( là con ngựa)
- Miệng bà Ký lớn, bà Ký banh

Tay ông Cai dài, ông Cai khoanh. Là cái gì ? ( là canh bí và canh khoai)
Ngoài ra, còn có câu đố về các con vật, câu đố đặt ra là từ hai con vật nầy khi Nói lái sẽ thành hai con vật khác, đã được giải đáp như sau :

- Con Cua con Rồng lái là Con Công con Rùa
Con Cáo con Sóc lái là con Cóc con Sáo.
Con Trai con Rắn lái là con Trăn con Rái.(cá)
Con Cò con Báo lái là con Cáo con Bò
Con Sáo con Bò lái là con Sò con Báo
Con Sếu con Ngao lái là con Sáo con Nghêu …
- con Sâu con Dế –> con dê con sấu
con Ngao con Sán –> con ngan con sáo
con Ong con Kiến –> con yến con công
con Ốc con Kiến –> con yến con cóc
con Trai con Rắn –> con trăn con rái
con Ốc con Nhện –> con ếch con nhộng
- Con SÁO nói với con BÒ,
Có con SÒ BÁO: bên kia Hội chùa.
Con CÔNG nghe rũ con RÙA,
Con CUA thấy vậy, mới khua con RỒNG.
Cả bọn kết lại thật đông,
Con CÒ, con SÓC cũng mong theo cùng.
CÓC, SÒ xúm lại đi chung…
- Cô Công nói với Cậu Rùa,
Rồng ở dưới đất, còn Cua trên trời.
Ốc gào Nhện hỡi, nhện ơi:
Ếch bơi phố núi, Nhộng chơi ao làng.
Gió chiều nhẹ thổi mênh mang,
Tao nhân mặc khách lang thang bên đường…
2/- Nói Lái trong Câu Hò đối đáp:

 

Hò đối đáp vốn là một loại hình thức dân ca phổ biến khắp ba miền đất nước. Nó thường xảy ra trên cánh đồng hay dòng sông, nam và nữ thường hò đối đáp với nhau để xua đi nỗi mệt nhọc trong công việc. Điều đáng ngạc nhiên là họ có thể dễ dàng sáng tạo và hò đối đáp ngay tại chỗ. Những người này rất nhanh nhẹn và thông minh đến mức ngay cả những người có học đôi khi cũng phải khâm phục họ và đôi khi phải bỏ cuộc. Có nhiều cặp trai gái trở thành chồng vợ sau những cuộc hò nầy.

Những câu hò đối đáp thông thường thì rất nhiều nhưng dùng cách nói lái để hò đối đáp thì rất hiếm quý.

# Thông thường thì bên con gái cất cao câu hò đối trước :

“Hò hơ… Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Anh mà đối đặng… ơ.. ờ
Hò hơ…Anh mà đối đặng, dẫu nghèo em cũng ưng”.

# Sau khi phân tách và tìm câu trả lời, bên con trai hò đáp :

“Hò hơ… Chim mỏ kiến(g) đậu trên miếng cỏ,

Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.

Anh đà đối đặng ơ… ờ
Hò hơ…Anh đà đối đặng, hỏi nàng có ưng chưa?”
Và như thế, bên nầy đối, bên kia đáp cứ kéo dài không dứt cuộc tranh tài đầy lý thú của hai bên nam nữ để lại dân gian những câu hò Nói lái độc đáo đầy sáng tạo:

- Con sáo sậu chê cô xấu xạo,
Con chó què chân bị cái quần che.
- Con bé mập ú nhờ bà mụ ấp,
Thằng bé ốm tong vác cái ống tôm.
- Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mũ,
Sáng sớm bà Hạc đi bán bạc hà.
- Cô nàng dâu Hứa đi mua dưa hấu,
Thằng rể bảnh trai ngồi cạnh bãi tranh.

- Người mặc áo xanh chính là anh xáo, (anh Sáu)

Miếng thịt băm nát trong bụng bác Năm.

- Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt,

Cô gái mồm to lặn lội mò tôm.

- Con cóc cái ngồi trên cái cốc,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây.

Bên cạnh đó còn có những câu Nói lái mà đôi trai gái khéo léo gởi gắm tình cảm cho nhau mà người ngoài vì vô tình không hiểu được. Trước hết, người con gái thố lộ :

- “Cam sành nhỏ lá thanh ương,
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ, bớ anh !”

Cảm thương vì “thương anh” mà “nhớ lắm” của nàng nên chàng hứa hẹn :

- “Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn chà quơ, quơ chà”.
(Có nghiã: Qua muốn “nhắn lại” với bậu là nếu “thương anh” mà bậu “chờ qua” thì “qua chờ” bậu).

3/-
 Nói Lái trong câu đối :

Câu đối là cách chơi chữ và là một trong những thú tiêu khiển của người xưa. Người ta thường viết câu đối trong dịp Tết hay trong các lễ mừng thượng thọ, thăng quan tiến chức, đỗ đạt hay tân hôn, sinh nhật…. Người viết câu đối phải là người văn hay, chữ tốt và nhất là ý nghiã của câu đối phải phù hợp với trọng tâm của buỗi lễ. Cho nên, viết câu đối rất khó mà nói lái trong câu đố thì lại càng khó hơn nữa. Vậy mà trong dân gian Việt Nam vẫn có nhiều câu đối nói lái.

Thảm thương cho cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo của nghề giáo dưới chế độ Xã hội Chủ nghiã, người ta than thở qua bài “Buồn đời giáo-chức”:

Thảm kịch của thầy giáo, phải tháo giầy,

Tháo luôn cả ủng, thủng luôn cả áo.
Làm giáo chức, nên phải giứt cháo,
Thảo chương rồi, để được thưởng chao,
Lấy giáo án đem dán áo.

Cùng với một câu đối bất hủ như sau :

- Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giày ra chợ bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.

Tuy vậy, vẫn còn một câu đối khác nghe chỉnh hơn :

- Thầy giáo…tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, đem giáo án ra… dán áo.

Mèo con….còn meo, còn léo nhéo, kéo lòn nhòn, ngậm xương cá về..ca xướng.

Còn đây là câu đối Tết dành tặng cho những tên keo kiệt, coi trọng đồng tiền hơn bất cứ mọi thứ trên đời (xin nói lái từng cặp chữ thì sẽ thấy):

- Thiên tường, tác biệt,
Hiền tạ, thu sương.

Ngoài ra, còn có những câu đối không dùng trong mục đích nào cả mà chỉ để thỏa mãn tánh trào phúng và tài Nói lái của mình :

- Kia mấy cây mía trên xe chú,
Có vài cái vò dưới nhà cô.
- Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấỵ
Thầy tu thù Tây, cầu đạo cạo đầu.
- Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông.
- “Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Gò Công sáu khắc gồng co”.
- Gái Hóc Môn vừa hôn vừa móc,
Trai Gò Công vừa gồng vừa co.
- Thầy giáo Bản Giốc, vừa bốc vừa giảng,
Tử tù Cổng Trời, bị cởi bị trồng.
- Con trai Bắc Ninh, vừa binh vừa nắc,
Con gái Hà Đông, hồng diện đa dâm.
- Đại học Suối Máu, sáu tháng muối cơm,
Giáo khu Thừa Thiên, cửa thiền thưa thớt.
- Dân nhậu Chu Lai, uống chai uống lu,
Người dân Đập Đá, bị đá bị đập.
- Rượu thuốc Bạch Hổ, uống bổ như hạch,
Con gái Đà Nẵng, tứ đẳng nõn nà.

- Nhà văn Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất.

Luật sư Ðức Tiến không biết tiếng Ðức nên tức điếng.
- Con cá rô cố ra khỏi rá cô !

Chú chó mực chực mó vào chõ mứt.

-“Vợ nuôi chó, chồng chén cầy; tứ đốm tam khoanh, cây còn hóa ra là nhà Tuất.
“Ngưòi bảo heo, kẻ kêu lợn; ba bầy bảy mối, lớn lại thành đích thị họ Trư.”

Còn về câu đối “Gái Củ Chi, chỉ cu, hỏi củ chi?” thì có các câu :

- Trai Giồng dứa, trồng dừa giống, trên giồng dứa.
- Trai Láng Hạ, lạ háng người Láng Hạ.
- Trai Thành Đông, đồng thanh hét thành đồng.

Sau hết, có một người thích nói lái, tức cảnh sinh tình đưa ra câu đối sau đây, xin mời chư quý vị tìm cho câu đáp :

- “Xuân Cali lạnh lẽo, nghe gọi heo, gọi lợn, gọi chó, gọi cờ tây, chạnh thèm bát giả cầy…”

4/-
 Nói lái trong các giai thoại :

Giai thoại được hiểu là câu chuyện thú vị làm cho người nghe phải hào hứng, vui thích. Từ xưa, có rất nhiều giai thoại, đặc biệt là giai thoại trong văn chương thì không những được người đời truyền tụng qua những cuộc trao đổi trong giới Văn gia, trí thức mà còn được ghi vào sách vở. Tuy nhiên, có những giai thoại Nói lái thì ít người quan tâm, thỉnh thoảng họ cũng có nghe qua nhưng rồi bỏ, xem đó như là những câu chuyện dân gian. Vì vậy, những giai thoại nầy trở thành loại văn chương truyền khẩu, mặc ai muốn kể sao thì kể, muốn thêm thắt thế nào cũng được miễn đáp ứng được sự cảm nhận của người nghe là được.

A)- Chuyện Đại phong :

Chuyện thế này: hai anh hề trên sân khấu tuồng ngoài Bắc, trong lúc diễu giúp vui, anh A đố anh B: Đại phong là gì?

- “Thì đại là lớn, còn phong là gió, đại phong là gió lớn”, anh B giải thích.

Anh A bảo :“ Đại phong có nghiã là lọ tương đấy. Nầy nhé, Đại phong là gió lớn, mà gió lớn thì chùa đổ, chùa đổ thi tượng (Phật) lo, tượng lo là lọ tương.

Có người còn cho rằng chuyện Đại phong xuất xứ từ Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, sinh quán Nghệ An dưới thời Lê Trung Hưng (1530-1540), là người hay chữ, thông minh xuất chúng, với bản tính nói ngông hay châm chọc vua chúa quan quyền thời bấy giờ. Một hôm Quỳnh dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn khoác lác là một món ăn tuyệt hảo, ngoài có đề hai chữ Đại Phong. Sau khi ăn thử, chúa Trịnh vì bị Trạng lừa bỏ đói, ăn rất ngon miệng nên cật vấn về món ăn lạ, thì Trạng giải thích rằng Đại Phong là gió to, gió to thì tượng lo, tượng lo nói lái là lọ tương.

Ngoài ra, Trạng Quỳnh còn có một câu nói lái khác mà người ta cho rằng để chọc bà Đoàn thị Điểm (?)

- Nắng cực lúa mất mùa, đứng đầu làng xin xỏ,
Nở lòng nào chị chẳng cho.

B)- Chuyện Trạng Quỳnh – “đá bèo” và “ngọa sơn”
 :

Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa, thấy gần đấy có cái ao bèo, vội vàng chạy xuống cầu ao nhằm đám bèo mà đá tứ tung. Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi:

- Ông làm gì đó?

Quỳnh ngẩng lên thưa:

- Tôi ở nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi ạ !

Chúa đỏ mặt tía tai, đánh kiệu bỏ đi.

Một buổi trưa nọ, Quỳnh định vào nội phủ thăm Chúa nhưng biết là Chúa đang ngon giấc ở dinh bà Chính cung, Quỳnh cụt hứng lui gót. Trên đường về, Quỳnh đề lên vách phủ hai chữ “Ngọa Sơn”. Khi Chúa gọi vào hỏi, Quỳnh trả lời :

- Khải Chúa, “Ngọa Sơn” nghĩa là nằm ở trên núi, có thế thôi ạ! Tiện tay, thần viết chơi, chẳng có gì để Chúa bận tâm cả.

Sau đó, Chúa thấy hai chữ “Ngọa Sơn” xuất hiện la liệt trên các vách tường, cửa nhà ngoài phố…Chúa truyền gọi một người đến hỏi duyên cớ. Người kia run lẩy bẩy, thưa:

- Chúng con là kẻ hèn mọn dốt nát, đâu dám sính chữ. Việc này chẳng qua chỉ tại Trạng Quỳnh đấy ạ ! Trạng Quỳnh có lần vào nội phủ, về mách với chúng con là Chúa đang bận “Ngọa Sơn”, rồi giải thích rằng: Ngọa là nằm, nằm lâu thì phải ngủ, ngủ thì phải ngáy. Sơn là núi, mà núi thì phải có đèo. “Ngáy Đèo” nói lái lại là… , con không dám nói ra đâu. Không ngờ bọn trẻ con nghe lỏm được lời Trạng, buồn tay viết bậy bạ lung tung. Xin Chúa tha cho con!

Hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện này là do Quỳnh, có làm lớn chuyện ra chỉ tổ thêm xấu hổ nên bỏ qua.

C)- Chuyện Đại điểm Quần thần
 :

Một giai thoại về Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm được lưu truyền ở miền Nam như sau : hồi Thủ Tướng Tâm còn là Quận Trưởng Cai Lậy (có biệt danh là Hùm Xám Cai Lậy) lúc ăn mừng tân gia, có người dâng lên quan bốn chữ đại tự Đại Điểm Quần Thần rất đẹp và giải thích Quần thần là người bề tôi, Đại điểm là điểm lớn, ý nói quan lớn là người bề tôi có vị trí to lớn trong quan trường. Quan lấy làm thích thú đem treo bức liễn trong phòng khách. Ít lâu sau có người đến ngắm bức liễn, rồi xin quan lớn dẹp đi. Quan ngạc nhiên hỏi, người ấy giải thích: người viết liễn đã cố ý châm biếm quan lớn, mà quan không biết. Bốn chữ trên dịch từng chữ: Đại điểm là chấm to; Quần thần là bầy tôi. Đại Điểm Quần Thần là Chấm To Bầy Tôi nói lái lại là Chó Tâm Bồi Tây. Chẳng biết quan có tìm tác giả bốn chữ nói trên để trị tội hay chăng, nhưng có lẽ vì không muốn làm lớn chuyện mà thêm xấu hổ, nên ỉm luôn.

D)- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói lái
 :

 

Trước khi chết, Trạng Trình (1491-1585, thời Lê Mạc) có làm một tấm bia căn dặn con cháu khi nào chết nên đem tấm bia nầy chôn trước mộ, tấm bia được khắc chữ bên trong nhưng sơn bít bên ngoài. Sau đó chừng 100 năm, cha con ông Khả đem bò tới đó cho ăn mà lại cột nhằm mộ bia của Trạng. Hôm đó nhằm lúc trưa nắng, vì quá khát nước nên bầy bò đụng với nhau, chạy tán loạn làm gẫy tấm bia, sập xuống. Làng xã hay tin biết cha con ông Khả làm hư mồ mả của Trạng nên bắt về trị tội. Cha con ông Khả năn nỉ quá, xin cho đi vay bạc hỏi tiền làm lại tấm bia khác thường cho Trạng. Làng xã thấy tội nghiệp nên ưng thuận. Sau khi vay mượn và bán hết đồ đạc trong nhà thì chỉ được có một quan tám, nhưng được bao nhiêu cũng phải tiến hành sửa chữa. Đến chừng đập bia ra vừa tróc lớp ô dước bên ngoài thì thấy có hàng chữ như thế nầy:”Cha con thằng Khả làm ngã bia ta, Làng xã bắt đền tam quán”. Thì ra tam quán nói lái thành quan tám, đúng như lời tiên tri của ông Trạng.

Đ)- Chuyện về ông Thủ Thiệm :
 (theo “Thủ Thiệm Đất Quảng” của Hoàng Quốc)

Thủ Thiệm người xứ Bình Định, xã An Hoà thuộc phủ Hà Đông sau đổi thành Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Ông sinh năm 1854 mất vào năm1920 tại quê nhà. Lúc nhỏ, Thủ Thiệm có tên là Nhơn, khi lớn lên đi học và đi thi, ông lấy tên chính thức là Thiệm. Theo phong tục xưa, Thủ sắc là người giữ các sắc phong của Vua ban cho làng, chức này thường được Hội đồng kỳ mục tín nhiệm giao cho các nhà Nho, hoặc ít ra cũng là người có chữ nghĩa thánh hiền ở trong làng đảm nhận. Có lẽ nhờ thông Hán học mà Thiệm được giao làm Thủ sắc của làng. Từ đó, người làng gọi ông là Thủ Thiệm, tức đem ghép chức Thủ sắc vào tên ông. Ông là người hoạt bát, nhanh nhẹn, thông minh, ứng đối tài tình nên có nhiều giai thoại để đời :
- Một đám cưới nọ tổ chức rất linh đình, hơn nữa số lễ vật của khách đến chúc mừng cũng để bù đắp vào các khoản chi phí, đó là chưa nói đến trường hợp gia chủ được lãi, nếu có chủ tâm tính toán trước. Thủ Thiệm ghét cay ghét đắng cái thói này. Tương truyền có một chuyện như vầy: Khi đi dự đám cưới, Thủ Thiệm mua một tấm lụa, viết lên đó ba chữ Hán thật to:”Miêu Bất Tọa” làm quà tặng đám cưới. Trong tiệc rượu, nhiều người nhờ Thủ Thiệm giải thích mấy chữ đó. Thủ Thiệm chép miệng: – Chà có rứa mà mấy ông cũng hỏi! “Miêu” là mèo, “Bất” là không, “Tọa” là ngồi. “Miêu Bất Tọa” là mèo không ngồi, mà mèo không ngồi tức là mèo đứng. Các ông các bà mừng “Bách niên giai lão”, “Bách niên hạnh phúc”, còn tui thì “Mèo Đứng” cũng vậy mà thôi chứ có khác gì đâu. Nhìn thấy tấm lụa có chữ “Miêu Bất Tọa” treo trang trọng giữa phòng chính, ai cũng bấm bụng cười thầm.

- Có cậu con trai học dốt, thi trượt nhưng người cha đã bỏ tiền mua chức cửu phẩm văn giai, mở tiệc đãi cả làng mừng con trai đỗ đạt. Mừng cháu có thành tích, Thủ Thiệm cho câu đối Nôm:

“Cha ở nhà đại du
Con đi thi đậu tru”

Câu đối Nôm dán trên cột nhà khiến chủ nhà bật ra tiếng chửi đổng, còn khách khứa tủm tỉm cười thầm.

- Trong ngày đám tang vợ, Ông đề trên lá phướn vợ chữ khuynh địa có nghĩa là méo đất, và khóc vợ, rồi kể lể thờ dài: “Lúc thiếu “cái nớ” thì làm răng mà các dì giúp tui được, phải không các dì?” khiến bà con chòm xóm “lỡ khóc, lỡ cười” với ông chủ nhà trong lúc tang ma bối rối.

E)- “Méo trời và Méo đất”:
 

Có một ông thợ hớt tóc góa vợ nên đã quan hệ “già nhân nghĩa, non vợ chồng” với một bà góa chồng. Có hai câu thơ ông tự “vịnh” về mối quan hệ của chính mình thực đáng ghi nhớ :

Yêu em từ độ méo trời,
Khi nào méo đất mới rời em ra (!)

Yêu từ thuở “méo trời” đã hay, nhưng công khai thừa nhận sẽ hết yêu khi “méo đất” dẫu có hơi ác nhưng cách dùng từ thì quả thực tinh quái và thông minh hết chỗ chê.

G)- Bài thơ Tác hợp :
 (theo “Quảng Nam Nói Lái” của Huỳnh ngọc Chiến)

Ở xứ Quảng Nam có ông Dương Quốc Thạnh, biệt hiệu Sơn Hồ, chuyên làm thơ nói lái theo thể Đường luật, đối nhau chan chát trong từng câu từng chữ. Có một cậu công nhân gốc Hội An làm việc ở Phú Ninh quan hệ với một cô thợ may ở địa phương mang bầu. Cậu về thú thực với gia đình và xin cưới gấp nhưng ba mẹ không chịu. Ông lại là người quen biết cả hai bên nên nhà gái nhờ ông thuyết phục bên nhà trai. Cuối cùng đám cưới vẫn được diễn ra với cô dâu mang bụng bầu 6 tháng (!). Không khí nặng nề giữa hai họ được giải tỏa hoàn toàn khi ông, với tư cách chủ hôn, đọc bài thơ này và nhà trai thực sự
 
vui vẻ khi tuyên bố nhận con dâu.

Ai bàn chi chuyện đã an bài,
Trai khiển đồng tình gái triển khai.
Cứ sợ cho nên thành cớ sự,
Mai than mốt thở lỡ mang thai.
Tính từ ngày tháng vương tình tứ,
Khai ổ bây giờ báo khổ ai.
Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng,
Thôi đành để chúng được thành đôi !

Bài thơ quả thật vô cùng sâu sắc và lý thú. Chuyện đã rồi thì thôi đừng bàn ra tán vô làm chi. Do chàng trai điều khiển nên cô gái mới phải chìu theo nhưng lỗi là do cô đồng tình nên cũng không thể trách ai. Vì quan hệ lén lút nên mới xảy ra “cớ sự”. Bây giờ đã sắp đến ngày sinh nở rồi, sắp đến lúc “khai ổ” rồi mà đám cưới không thành thì sẽ làm khổ cho cả hai bên nhà trai nhà gái lẫn hai người trong cuộc.

Thêm một chuyện khác là ở Quận Đại Lộc cũng thuộc Quảng Nam có anh Trần Hàn xấu trai, mặt thì rỗ, lại thêm chột hết một mắt, nhưng anh ta hát hay nổi tiếng. Nhưng “Cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị”, vì khi anh xuống làng La Qua, quận Điện Bàn, gặp một cô gái hát chỉ hai câu mà không tài nào đối được, đành bỏ nghề hát, tuyệt tích giang hồ. Câu hát rằng:

Trần ai gặp lúc cơ hàn
Rổ đan mặt mốt, xuống ngàn đổi khoai.

Cái chữ khó của câu hát là chữ “Rổ” .Đan mặt mốt, nghĩa trắng là nghèo quá phải đan rổ tre long mốt để đựng khoai, nghĩa đen lại là mặt rỗ hoa mè lại đui một mắt (mặt mốt nói lái là một mắt).

H)- Tranh đấu bị trâu đánh :

Ở một cơ quan nọ (dĩ nhiên là cơ quan của Việt cộng) có hội nghị họp chống tham nhũng cửa quyền. Gần kết thúc cuộc họp có một chị công nhân cũ của nhà máy đòi đứng lên phát biểu. Chị vừa nói vừa khóc: “Chúng tôi cũng muốn đấu tranh đòi quyền lợi lắm, nhưng như tôi đây, đấu tranh thì không biết tránh đâu, chưa kịp tránh đâu thì đã bị trâu đánh. Vì vậy bây giờ tôi đang thất nghiệp !

I)- Một mẩu đối thoại :

A: Bên đó thế nào ?
B: Ồ, có đại phong.
A: Làm gì thì làm, nhớ thủ tục đầu tiên đấy nhé !
B: Vâng, biết rồi, khổ lắm nói mãi. À, anh thấy cô ấy thế nào ?
A: Người đẹp có đôi chân thảo bình nên hình chụp tôi lộng kiếng rồi !
B: Anh thì lúc nào cũng tếu, cũng vũ như cẩn vậy.
A: Thôi chào, chúc anh mạnh sự lòi.!!!

(Chú thích : – Thảo bình, theo nghiã Hán Việt, thảo là cỏ, bình là bằng. Thảo bình là cỏ bằng. Cỏ bằng nói lái là cẳng bò. – Mạnh sự lòi nói lái là Mọi sự lành).

K)- Bài thơ chú Phỉnh :

Tạp chí Xưa Nay số 298 (12/2007), nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của Quách Tấn (một nhà thơ sở trường Thơ Đường luật có tên trong “Thi nhân Việt Nam”) có bài viết về tác giả bài thơ nói lái Chú Phỉnh nổi tiếng. Bài thơ nói lái như thế này:

Chú phỉnh tôi rồi Chính phủ ơi,
Chú khiêng đi mất chiến khu rồi !
Thi đua sao cứ thua đi mãi,
Kháng chiến như vầy khiến chán thôi !.

Theo ô.Quách Tạo, tác giả bài thơ nói lái này là Hồ Đệ, người đã gây dựng vào năm 1954 ở Quảng Nam tổ chức Hậu Quốc Dân Đảng phối hợp với nhóm các chức sắc Cao Đài do Cao Hữu Chí đứng đầu để chống Việt Minh và đã bị Tòa án Liên khu V xử.
Không hiểu sao về sau người ta lại cứ nghĩ tác giả bài thơ nói lái này là nhà thơ Quách Tấn, có thể vì theo lý luận của hỏi-cung-viên Cao Kế: “Bài thơ Đường này anh không làm thì ai vô đây mà làm?”.

Về chuyện này, năm 1991, Quách Tấn, khi đó đã mù, nói với Quách Tạo: “Việc đời cũng lạ. Văn của mình thì họ chê nhưng lại đem chép hàng vài chục trang sách của mình rồi ký tên, xuất bản làm tác giả. Còn văn bá láp và phản động thì họ lại quả quyết đó là của mình để tìm cách buộc tội”.

Cùng với tư tưởng “phản động” nầy, trong bài “Nói lái” của Đỗ Thông Minh cũng có ghi bài thơ “chú Phỉnh” tuy có khác đi đôi chút :

Kháng chiến thôi rồi khiến chán ôi,
Chiến khu để lúa chú khiên rồi !
Thi đua chi nữa thua đi quách,
Anh hùng ? Chỉ tổ ung hành thôi !

Rõ ràng, chính vì bài thơ được phổ biến bằng cách truyền miệng nên tình trạng “tam sao thất bổn” là không thể tránh, mặc dù nội dung không thay đổi nhiều lắm.

L)- Câu ró và Câu rạo :

Có anh chàng nọ trước kia để râu trông rất đẹp nhưng sau đó không biết lý do gì, cạo đi hàm râu của mình làm cho cô bạn gái nhận không ra. Chàng bèn làm thơ nói lái như vầy để than thở :

Xưa kia câu ró ngó xinh,
Bây giờ câu rạo vô tình ngó lơ!

M)- Nói lái để hẹn hò :

Trai gái miền Trung hẹn hò gặp gỡ nhau, sợ có người nghe nên tìm cách nói lái vẩn vơ về ruộng đồng, rơm rạ để hiểu ngầm với nhau.
Chàng nói bâng quơ: “bị môn, bị khoai, bị nưa”. Nàng chưa có cơ hội nên khất: “cau khô, trầu héo, tái môi.” hay “nón cụ, quai thao, tốt mối, xấu cuồng” hoặc “bưởi đỏ, cam sành, tốt múi”..

Người qua đường không thể hiểu rằng bị nưa là bựa ni (tức là bữa nay), tái môi là tối mai, tốt mối xấu cuồng là tối mốt xuống cầu, tối múi là túi mốt (tức là tối mốt).

N)- Đặt tên con :

Biết Tú Đạp là dân học thức nên có người quen nhờ đặt tên cho đứa con trai vừa mới sinh. Sau mấy ngày suy nghĩ, anh đề nghị người quen nên đặt tên con là Gia Bảo vì cái tên này nói lên rằng cả gia đình rất quí cậu bé.

Sau khi làm giấy khai sinh cho cậu bé được mấy ngày, ông bố đến gặp Tú Đạp giận dữ hỏi:

- Tại sao anh biết là hồi đó chúng tôi mua phải loại bao giả, hả? Bao nội địa thì có khi bị rách, chớ làm gì có bao giả !!! (Gia Bảo nói lái là Bao giả !)
O)- Thuyền ta lái gió :
 

Biết nói lái, biết trò chơi chữ để thưởng thức cái của trời cho mà còn để tránh… làm phiền người nghe vì lời thật mất lòng. Nhưng cũng có trường hơp ngược lại, người nói vô tình nói lái làm khổ cả người nói lẫn người nghe.
Số là, có một ông thầy giáo khi đọc đề thi về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, thay vì đọc câu “Thuyền ta lái gió với buồm trăng” đã vô tư đọc thành “Thuyền ta ló giái với buồm trăng”, khiến cả lớp cười rần lên làm ông thầy sượng chết người. Ôi, tiếng Việt đáng yêu mà cũng đáng sợ quá!

O)- Đít mấy lỗ :

Việt Nam thời chưa mở cửa, người dân sử dụng xe gắn máy phải mua xăng ở những cây xăng chui vì không có tiêu chuẩn để mua ở cửa hàng quốc doanh. Dấu hiệu của cây xăng chui là một cái chai đặt trên cục gạch nằm bên lề đường. Người khách dừng xe lại gần nơi đó sẽ có người đến chào hàng :

- Chành ao ! Đít mấy lỗ ?

Nếu là khách quen, sẽ trả lời đúng điệu :

- Chèm ao ! Đít hai lỗ.

Vậy là việc mua bán diễn ra một cách êm xuôi bằng những câu nói lái chuyên nghiệp. (Đó là: Chào anh, đổ mấy lít ? Chào em, đổ hai lít !)

Nguyễn Văn Hiệp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem bộ ảnh flycam cực đẹp về ba miền Việt Nam

Đất Việt - Người Việt

Đăng ngày Thứ sáu, 08 Tháng 1 2016 20:57

 

Những bức ảnh chụp bằng flycam từ Bắc chí Nam cho thấy một quê hương Việt Nam vô cùng hùng vĩ, sống động và tuyệt đẹp của tác giả trẻ Lê Thế Thắng gửi cho báo Tuổi Trẻ Online.

 

Lê Thế Thắng đã bỏ ra hơn 200 triệu đồng sắm các dụng cụ kỹ thuật flycam/drone để chụp ảnh với ước mơ có được một bộ ảnh chụp “Nẻo đường đất nước" Việt Nam từ trên cao, từ bầu trời.

Trong năm 2015, Lê Thế Thắng đã đưa phương tiện flycam/drone của anh "bay gần như dọc biển Đông từ Nam ra Bắc" và chụp ảnh từ cao nguyên Đá nơi địa đầu Tổ Quốc, ruộng bậc thang mùa vàng Tây Bắc, thảo nguyên Mộc Châu, vịnh Hạ Long, hoang mạc Nam Trung Bộ, cố đô Huế, Đà Nẵng, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, tháp Chàm... cho tới những ruộng lúa, hoa màu miền tây bát ngát, cánh đồng cây thốt nốt lừng danh ở An Giang và mũi Cà Mau.

"Việc chụp, quay phim bằng flycam thực sự rất khó khăn, dễ gặp sự cố và rơi thiết bị bay do lỗi kỹ thuật, do thời tiết bất thường hoặc do người điều khiển bất cẩn" - Lê Thế Thắng chia sẻ.

Dù vậy, Thắng vẫn đam mê flycam trong công việc và sở thích riêng của anh bởi chụp bằng phương tiện bay giúp anh có được những bức ảnh tuyệt đẹp với tầm bao quát rất rộng lớn.

 

Xem một số tác phẩm trong bộ ảnh chụp “Nẻo đường đất nước Việt Nam nhìn từ bầu trời" của Lê Thế Thắng:

 

ha-noi-1452155047.jpg

red.png
Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội.

ha-noi-1452155213.jpg

Đường Lâm - Hà Nội.

cao-nguyen-da-flycam-1452155744.jpg

Cao nguyên Đá nơi địa đầu Tổ Quốc

flycam-lai-chau-1452156074.jpg

Lai Châu

1-1452156164.jpg

Mộc Châu

tu-le-flycam-1452155744.jpg

Ruộng bậc thang Y Tí (Lào Cai)

flycam-vinh-ha-long-1452155817.jpg

Vịnh Hạ Long mùa đông.

flycam-1452155817.jpg

Đường lên Đồng Văn

ha-long-flycam-1452155900.jpg

Vịnh Hạ Long trong làn mây mờ ảo.

flycam-ha-noi-1452155953.jpg

Nhà thờ Lớn Hà Nội

2-1452156298.jpg

Chương Dương - Hà Nội.

flycam-ho-tay-1452157166.jpg

Hồ Tây (Hà Nội)

flycam-cu-lao-cham-1452157260.jpg

Cù lao Chàm ( tỉnh Quảng Nam)

flycam-hue-1452157310.jpg

Sông Hương (Huế)

flycam-hue-23-1452157310.jpg

Lăng Minh Mạng (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế)

flycam-truong-tien-song-huong-1452157362

Cầu Trường Tiền bắt ngang sông Hương (Huế)

flycam-cau-rong-1452157427.jpg

Cầu Rồng (Đà Nẵng)

flycam-da-nang-1452157427.jpg

Cầu Rồng (Đà Nẵng) về đêm

flycam-hoi-an-1452157477.jpg

Hội An

flycam-thap-banh-it-1452157499.jpg

Tháp Bánh Ít, Bình Định

flycam-genh-da-dia-phu-yen-1452157543.jp

Gềnh Đá Dĩa (Phú Yên)

flycam-can-tho-1452157621.jpg

Sông Cái Răng (Cần Thơ).

flycam-tay-nam-bo-1452157677.jpg

Đồng bằng Nam bộ.

flycam-nam-can-1452157711.jpg

Mũi Cà Mau.

Theo TUỔI TRẺ ONLINE

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chiêm ngưỡng linh vật Việt Nam bằng vàng ròng
icontacgia.pngTất Định
Thứ Tư, ngày 28/10/2015 15:28 PM (GMT+7)
 
(Dân Việt) Những linh vật làm từ chất liệu vàng ròng, ngọc quý hiếm đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
 
   

Sáng nay (28.10), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Linh vật Việt Nam”.

Triển lãm giới thiệu 27 linh vật Việt Nam với các loại hình tượng tiêu biểu như: chim lạc, rồng, kỳ lân, rùa, phượng, long mã, tích tà, tiêu đổ, thao thiết, bổ lao, si vẫn…

Theo đại diện Bảo tàng, trưng bày chuyên đề nhằm giúp công chúng khám phá, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sự phong phú, đa dạng và độc đáo của linh vật Việt Nam, cũng như diễn biến phát triển, đặc điểm tạo hình, phong cách nghệ thuật… Qua đó khơi gợi niềm tự hào về bản sắc văn hóa Việt Nam, nâng cao ý thức văn hóa dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa.

Đặc biệt, nhiều linh vật quý tầm cỡ bảo vật quốc gia như tượng rồng vàng thời Nguyễn, tượng rồng trên ấn vàng “Đại nam hiệp kỷ lịch chi bảo”… cũng được trưng bày.

Triển lãm sẽ kéo dài đến khoảng đầu năm 2016.

 

1446020108-anh-2.jpg

Tượng rồng trên ấn vàng “Đại nam hiệp kỷ lịch chi bảo” thời Nguyễn (1847).

 

1446020108-anh-3.jpg

Tượng rồng thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20.

 

1446020108-anh-4.jpg

Tượng Sư tử/lân trên ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo”, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709).

 

1446020108-anh-5.jpg

Hình tứ linh: Long, Li, Quy, Phượng trang trí trên nắp lồng ấp thế kỷ 19-20.

 

1446020108-anh-6.jpg

Hình phượng trang trí trên hộp trầu vàng, thời Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh 5 (1824).

 

1446020108-anh-7.jpg

Tượng đồng Long Mã, thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

 

1446020108-anh-8.jpg

Tượng ngọc đầu trâu, thân người trong bộ sưu tập 12 con giáp, thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

 

1446020108-anh-9.jpg

Cặp Sư tử/ Lân chầu làm bằng gỗ thếp vàng thời Nguyễn.

 

1446020108-anh-10.jpg

Tượng Si Vẫn (con Kìm). Theo truyền thuyết, Si Vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Người xưa thường đắp nó lên nóc các công trình kiến trúc để đề phòng hỏa hoạn.

 

1446020107-anh-11.jpg

Đỉnh “Ngũ sư hí cầu” bằng đồng thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

 

1446020108-anh-12.jpg

Cặp tượng rắn đầu người thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

 

1446020107-anh-13.jpg

Hình rồng chạm trên đố cửa chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh, thời Lý (1057).

 

1446020107-anh-14.jpg

Hình Giao long trang trí trên giáo đồng, Văn hóa Đông Sơn cách đây 2.500 – 2.000 năm.

 

1446020108-anh-15.jpg

Voi đội bình thời Lê Trung Hưng , thế kỷ 17-18.

 

1446020107-anh-16.jpg

Nắp đỉnh trầm hình nghê, thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17.

 

1446020108-anh-17.jpg

Cặp Phượng chầu, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18.

 

1446020108-anh-1.jpg

Triển lãm thu hút đông đảo người dân đến thăm quan.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chiếc áo vua Nguyễn mặc cầu mưa thuận gió hòa

Thứ hai, 8/2/2016 | 08:42 GMT+7

 

Đức Từ Cung, hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn, trước khi mất đã để lại bảo vật là chiếc áo tế Giao vốn được vua Nguyễn mặc trong lễ tế ngày đầu xuân cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
 

Đức Từ Cung (vợ vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại) qua đời năm 1980. Trước lúc nhắm mắt, bà hiến tặng cho Nhà nước nhiều bộ trang phục hoàng gia. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế là đơn vị tiếp nhận. Những người làm công tác nghiên cứu như "được vàng" khi biết trong số hiện vật này có chiếc áo các vua Nguyễn mặc trong quốc lễ tế Giao.

Tế Giao là lễ tế trời đất và các vị thần linh quan trọng nhất trong bờ cõi quốc gia. Chỉ vua mới có quyền làm lễ tế Giao, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại cũng như uy quyền của hoàng đế tuân theo mệnh trời để cai trị dân chúng. Nghi lễ này có từ thời nhà Lý và các triều đại phong kiến tiếp theo bảo tồn, nhưng chỉ còn triều Nguyễn để lại áo tế Giao.

ao1-8715-1454349120.jpg

Chiếc áo tế Giao đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. Ảnh:Nguyễn Đông.

 

"Chiếc áo không chỉ là trang phục mà còn là biểu trưng cho quyền lực của thiên tử. Người được trời đất chứng giám mới có đủ năng lực để nối kết trời với đất, thay mặt thần dân cúng tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an", bà Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, phân tích.

Áo tế Giao được truyền qua các đời vua Nguyễn và là một trong số ít hiện vật độc bản của triều Nguyễn, vừa được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia. "Chiến tranh loạn lạc, bà Từ Cung đã phải bán đi nhiều trang phục, trang sức của hoàng tộc để sinh sống và tu sửa những đền thờ miếu mạo của nhà Nguyễn, nhưng vẫn quyết giữ lại áo tế Giao, đủ biết chiếc áo quan trọng và quý giá đến mức nào", bà Anh Vân nói.

Áo màu xanh đen, dài 117 cm, tà áo rộng 98 cm, hai cánh tay và vạt trước được thêu hình rồng 5 móng tinh xảo. Thân áo thêu mặt trời, mặt trăng, các vì sao tinh tú, mây, núi, sóng nước... Nhiều người lấy làm lạ vì truyền qua 13 vua nhà Nguyễn, áo vẫn còn mới? Bà Anh Vân lý giải: "Lễ tế Nam Giao thuộc hàng đại tự, mỗi năm vua chỉ mặc một lần và là áo khoác ngoài nên còn nguyên vẹn".

 

ao3-6443-1454349121-7512-1454582187.jpg

Hình rồng thêu trên ngực áo. Ảnh: Nguyễn Đông.

 

Để chuẩn bị tế Giao người chủ tế phải thực hành nhiều nghi lễ, trong đó phải ăn chay nằm đất 3 ngày. Lễ được tổ chức tại điện Thái Hòa, sau đó, ngự đạo sẽ rước nhà vua đi qua Ngọ Môn, qua cửa Quảng Đức đến trước bến Phu Văn Lâu và lên thuyền để lên đàn tế phía Nam Kinh thành.

Đàn tế được vua Gia Long dựng vào năm 1806, gồm 3 tầng. Tầng trên hình tròn tượng trưng cho trời, hai tầng dưới hình vuông tượng trưng cho đất và con người. Bao quanh đàn tế là rừng thông xanh ngắt.

Từ khi đàn tế được xây dựng cho đến cuối thế kỷ 19, hàng năm triều Nguyễn đều tổ chức lễ tế Nam Giao vào mùa xuân. Đến thời vua Thành Thái (1889) và các đời vua sau này, do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên 3 năm triều đình mới tổ chức một lần. Trong lễ tế Nam Giao, có thể đích thân nhà vua đứng chủ tế hoặc giao cho quan khâm mệnh đại thần thay mặt làm chủ tế.

"Thời Pháp thuộc, lễ tế này chủ yếu mang tính hình thức, vì vai trò nhà vua không còn thiêng liêng như ngày trước", bà Anh Vân thông tin.

ao2-5733-1454349121-9484-1454582187.jpg

Vua Khải Định trong trang phục áo tế Giao. Ảnh: Tư liệu.

 

Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, đàn Nam Giao bị bỏ hoang phế. Ngày nay, đàn Nam Giao đã được phục hồi và tổ chức UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản Thế giới từ năm 1993. Riêng chiếc áo tế Giao hiện bảo quản tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế theo chế độ đặc biệt.

Sau gần 60 năm vắng bóng, năm 2004, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế lần đầu tiên tái hiện từng phần lễ tế Nam Giao trong kỳ Festival. Về sau, đại lễ này dần được phục dựng gần như hoàn chỉnh. Nhưng khi đó thay mặt "vua" tế trời đất là một diễn viên nam.

Kỳ Festival gần đây nhất, để thêm tính tôn nghiêm, lễ tế do chính Bí thư tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Ngọc Thiện, hiện làm Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch, chủ trì.

Nguyễn Đông

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phiên chợ độc nhất chỉ họp vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán

Thứ Hai, 08/02/2016 - 10:00

Dân trí Chợ Gò thuộc thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước (Bình Định) là phiên chợ chỉ họp 1 phiên duy nhất vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch. Chợ Gò tỉnh Bình Định được xếp vào 100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam.

Chợ Gò - Trường Úc

 

phien-cho-doc-nhat-chi-hop-vao-ngay-mung

Đông đảo nhân dân địa phương và khách du lịch đi Chợ Gò sáng Mùng 1 Tết Nguyên đán.

 

Đầu xuân hội chợ hai ngày tết/ Màu sắc chen nhau đủ lớp người/ Người bán, người mua, người xem hội/ Đầy ắp ngày xuân những tiếng cười. Đó là những câu thơ mà ông bà tổ tiên ngợi ca, tự hào về lễ hội, hội chợ Gò quê hương Bình Định, một mảnh đất giàu chất văn hóa.

Cách TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 6 km, chợ Gò thuộc thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, nằm bên cầu Trường Úc là phiên chợ độc đáo mang đậm nét văn hóa miền đất võ. Nói là chợ Gò nhưng thật ra chỉ là bãi đất trống rộng, không một gian hàng, túp lều, các ngày trong năm cũng không một nhóm chợ mà chỉ họp một phiên duy nhất vào ngày mùng 1 Tết Âm lịch.

Theo những bậc cao niên trong vùng, từ thuở ấu thơ, các cụ đã chứng kiến cảnh nhộn nhịp đông vui của Hội chợ Gò ngày tết. Tương truyền, chợ Gò có nguồn gốc từ thời anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa. Vua Quang Trung ngày ngày, thấy quân lính băn khoăn nỗi xa nhà, cảnh người vợ trẻ ôm con chờ chồng… nhân dịp Tết đến xuân về, nhà Vua cho mở lễ hội giải trí vui xuân để động viên tinh thần quân sĩ.

Nghe tin, nhân dân trong vùng nô nức kéo đến tham dự. Và từ đó, Lễ hội xuân xuân chợ Gò đã đi vào tiềm thức của người dân địa phương như một nét văn hóa cộng đồng không thể bỏ.

Ngày nay, người dân tỉnh Bình Định nói chung và người dân huyện Tuy Phước nói riêng xem Lễ hội xuân chợ Gò là nơi vui chơi, cầu lộc ngày đầu năm mới. Hơn 225 năm qua, cứ đến Mùng 1 Tết, người dân miền Đất Võ lại tổ chức Hội chợ Gò để vui xuân và cũng là để lưu giữ truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc.

 

phien-cho-doc-nhat-chi-hop-vao-ngay-mung

Lầu Vọng cảnh ven sông Hà Thanh nơi neo thuyền của nghĩa quân Tây Sơn.

 

Đến chợ “mua” lộc, cầu duyên

 

Kể những câu chuyện về chợ Gò, bà Lê Thị Thức (70 tuổi, thôn Phong Thạnh) bồi hồi đọc 4 câu thơ: Chợ Gò Phong Thạnh - Mỹ Cao/ Gần sông gần núi, biết bao nhiêu tình/ Tình đồng đội, nghĩa đồng bào/ Ai ơi, có biết công lao Bác Hồ. Câu ca dao mà người dân Bình Định không bao giờ quên khi nhắc đến Hội chợ Gò.

Khác với những phiên chợ họp thường ngày, chợ Gò giống như một lễ hội vui xuân. Khi tiếng pháo giao thừa vừa dứt, người dân vùng phụ cận mang đến đây những sản vật địa phương của mình như gánh rau, các loại trái cây, thực phẩm, nhưng nhiều nhất vẫn là cau trầu… Họ đem đến bán để lấy lộc đầu năm. Người mua không phải vì thiếu thức ăn mà muốn “mua” cái lộc đầu năm.

Chợ Gò ví như hội vui xuân nên việc mua bán không mạng nặng kinh doanh. Ở đây không có sự mặc cả về giá, không cò kè bớt một thêm hai. Tất cả là để họ trao cho nhau chút lộc đầu xuân, chúc phúc cho mọi người, mọi nhà một năm mới an khan thịnh vương. Đặc biệt, khách đến Hội chợ Gò có nhiều đôi trai gái ở tuổi đôi mươi, họ khoác tay nhau cùng mua vài quả cau, lá trầu và chút vôi để cho duyên thắm tình nồng lứa đôi. Nhiều cặp trai gái đã nên vợ thành chồng từ phiên chợ Gò.

Đã 45 năm bán trầu cau ở chợ Gò mỗi dịp Tết, bà Lê Thị Thức cho biết, hơn 40 năm qua, cứ dịp Tết về tôi lại ra vườn chọn những buồng cau, lá trầu đẹp nhất gánh ra chợ Gò bán lấy lộc đầu năm. Trước đây, hàng hóa ở chợ khá đơn giản, người vài buồng câu, xếp trầu, người vài bó rau muống, chùm sung, quả đu đủ… thì nay đủ các mặt hàng nhưng khách chủ yếu mua cau trầu là chính.

“Theo tục lệ, khách hàng mua 12 lá trầu để tượng trưng 12 tháng trong năm, hai trái cau, một ít vôi Trường Úc đem về để lên bàn thờ. Sau ngày mùng 7 tết hạ xuống và chỉ cần nhìn vào từng lá trầu là biết tháng đó, năm đó gia đình mình gặp điều may mắn hay không tốt. Còn muối hạt thể hiện sự mặn mà, chùm trái sung, ý nói lên sự sung túc giàu sang của mọi gia đình làm ăn trong năm mới”, bà Thức chia sẻ.

Dù chỉ họp một ngày duy nhất trong năm nhưng Chợ Gò mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì lẽ đó, chợ Gò - Bình Định đã lọt vào tóp “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt nam” được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xếp hạng.

Ông Nguyễn Đình Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết, đến nay vẫn chưa có tài liệu chính xác định Lễ hội Chợ Gò có nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, nhưng có thể khẳng định đây là Hội chợ xuân lớn nhất tỉnh Bình Định. Hàng trăm năm nay, Hội xuân chợ Gò luôn được duy trì như một nét văn hóa cộng đồng của nhân dân địa phương. Với ý nghĩa đó, từ lâu địa phương đang tiếp tục tìm kiếm, thu thập những chứng cứ lịch sử, đồng thời có đơn gửi lên các cơ quan cấp trên xem xét công nhận Chợ Gò là di sản văn hóa phí vật thể quốc gia.

Doãn Công

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nét độc đáo của nghề làm quỳ vàng truyền thống tại Kiêu Kỵ

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

 

lúc : 25/02/15 06:32

Bản in

Nếu như trước đây sản phẩm của làng làm quỳ vàng truyền thống Kiêu Kỵ góp phần tạo sự nguy nga trong các công trình kiến trúc cung đình thời phong kiến thì ngày nay lại được dùng cho việc trang trí nội thất của Nhà hát Lớn Hà Hội, Văn Miếu Quốc Tử Giám và các di sản kiến trúc được UNESCO công nhận như Kinh đô Huế, Hội An...

Nghề dát vàng, bạc ở Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) được hình thành từ thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) để cung ứng vật liệu trang trí sơn son thiếp vàng tại các công trình kiến trúc của vua chúa và các đền, chùa, miếu, điện ở kinh đô Thăng Long.

Người có công gây dựng và truyền bá nghề này được người dân Kiêu Kỵ tôn làm ông tổ làng nghề là ông Nguyễn Quý Trị.

Ngay nay, làng Kiêu Kỵ có hàng trăm hộ gia đình chuyên kinh doanh và sản xuất vàng quỳ. Chúng tôi đến thăm xưởng sản xuất của gia đình nghệ nhân Lê Bá Tươi thì được biết, xưởng làm quỳ, dát vàng của gia đình đã tạo việc làm cho hơn chục thanh niên trong làng và các tỉnh khác với mức thu nhập đều đặn 3-6 triệu đồng/tháng.

Chị Hoàng Thị Anh vợ của nghệ nhân Lê Bá Tươi chia sẻ: "Để có được một quỳ vàng thành phẩm đạt 490 lá thì cần trải qua đến gần 40 công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn đều có sự phức tạp riêng, chẳng hạn như phải nấu keo trộn bồ hóng, rồi đem đập, bóc, luộc mới có thể dùng được."

TNDP2.jpg
Sau khi pha chế xong, mực được quét lên các tấm giấy cắt hình chữ nhật rồi đem phơi trên lá vải khô.

TNDP2_2.jpg
Anh Vũ Huy Giao, người dân làng nghề vàng quỳ Kiêu Kỵ miệt mài giã quỳ.

TNDP2_3.jpg
Gia đình anh Vũ Huy Giao sản xuất quỳ tại gia đình.

TNDP2_4.jpg
Những tấm quỳ chuẩn bị đem ra đóng thếp.

TNDP2_5.jpg
Một gói quỳ thành phẩm.

TNDP2_6.jpg
Những gói quỳ thành phẩm được đóng gói.

Từ những thỏi vàng, bạc thật sẽ được các nghệ nhân đập cho dài và mỏng (gọi là đập diệp) có bề ngang 1cm, được cắt thành những hình vuông nhỏ 1cm2 rồi đặt vào lá quỳ.

Lá quỳ có cạnh dài 4cm được kén từ loại giấy dó (giấy làm tranh Đông Hồ) mỏng và dai, được quét lên bề mặt nhiều lần bằng mực tự chế làm bằng loại bồ hóng đặc biệt, trộn với keo da trâu, tạo cho giấy quỳ bền chắc.

Được biết, công đoạn làm ra loại mực đặc biệt để quét lên giấy dó cũng rất tỷ mỷ, đòi hỏi nhiều thợ kiên trì và cần mẫn lao động. Công đoạn này phải xây lò kín và thấp, dùng mùn cưa trộn với keo da trâu, viên nhỏ đốt dưới chiếc nồi ang để tạo bồ hóng rồi làm mực quỳ.

Người thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành tấm lá vàng có diện tích hơn 1m2. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục.

Công việc này phải diễn ra xuyên suốt, nếu người thợ đập không đều tay hoặc chỉ ngưng một chút lá quỳ sẽ nguội dần và công việc này lại phải thực hiện lại từ đầu. Cho nên tính ra người thợ phải đập trên 400 nhát búa mới cho một quỳ vàng.

Chị Hoàng Thị Anh cho biết thêm, công đoạn cuối khi gỡ vàng quỳ trả khách cần bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Công đoạn này cần kín gió vì chỉ cần vô ý thở mạnh, vàng sẽ bay mất cho nên những người thợ làm ở công đoạn này thường được làm ở trong nhà kín cửa và đeo khẩu trang.

Là một người có thâm niên hơn 60 năm làm nghề quỳ vàng, nghệ nhân Lê Bá Vòng cho biết: “Từ 1 chỉ vàng đập mỏng thành 980 lá vàng có diện tích lớn hơn 1m2 thì chưa có ngành công nghiệp nào làm được, kể cả công nghiệp dát vàng của Nhật.

Chính vì vậy, cho đến nay, làng Kiêu Kỵ là làng duy nhất trong cả nước làm nghề này và người dân sống được với nghề”.

Đầu năm du xuân, đến thăm các di tích lịch sử, đình, chùa, miếu mạo, các công trình tín ngưỡng,… ta thấy choáng ngợp bởi các pho tượng phật, các hoành phi câu đối,… lấp lánh ánh vàng, ánh bạc.

Trên các tác phẩm đó, người ta đã phủ lên một chất liệu đặc biệt: các lá vàng quỳ, bạc quỳ. Mặt hàng đặc biệt đó được làm ra bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Kiêu Kỵ./.

 

TNDP2_7.jpg
Pho tượng ông tổ làng nghề Kiêu Kỵ được thờ tại gian thờ tổ trong làng.

TNDP2_8.jpg
Nghệ nhân Lê Văn Vòng ở Kiêu Kỵ bên bộ hoành phi câu đối thếp vàng do tự tay ông thực hiện.

TNDP2_9.jpg
Rùa được dát quỳ vàng cung tiến vào Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lễ hội 'rước của quý' độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn

25 Gốc

  •  
  •  
  •  
  •  

Một lễ hội tưởng chừng như chỉ có ở nước Nhật xa xôi, nhưng đây chính là 1 nghi thức độc đáo để cầu may mắn, bình an trong lễ hội xuân Ná Nhèm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.

Clip: Người dân thích thú với màn rước linh vật độc đáo trong lễ hội Ná Nhèm

1_240611.jpg

"Tàng thinh" là linh vật của người đàn ông có chiều dài 1m, đường kính hơn 40cm và nặng hơn 1 tạ, làm bằng gỗ.

2_237067.jpg

Tượng trưng cho người phụ nữ là "Mặt nguyệt", khi 2 linh vật giao hòa tạo sự an bình, sinh sôi trong cuộc sống.

3_274094.jpg

Đây là màn rước chính trong lễ hội Ná Nhèm, là lễ hội được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2016.

4_196758.jpg

Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ". Người già ở Trấn Yên cũng không ai biết rõ lễ hội có từ bao giờ, chỉ biết rằng trước kia hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, dân làng lại nô nức kéo về đình mở hội. Bên cạnh nghi thức cúng thành hoàng, lễ hội Ná Nhèm còn tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng.

5_198724.jpg

Những người lính tái hiện trong các tích trò được bôi nhọ mặt để biểu diễn.

6_291378.jpg

Các trai tráng thể hiện màn biểu diễn võ khi đi sau kiệu rước.

7_250192.jpg

Tích trò sỹ nông công thương và biểu diễn võ thuật diễn ra trên suốt quãng đường từ đình làng Mỏ về miếu Xa Vùn, nơi thờ đức thánh Cao Sơn Quý Minh.

8_246750.jpg

Độc đáo và thu hút người dân nhất đó là kiệu rước "tàng thinh" của 8 trai tráng trong làng.

9_204776.jpg

Ông Hoàng Văn Páo, Ban tổ chức lễ hội năm nay cho biết: "Đây là phần rước được phục dựng từ năm 2013, để chuẩn bị cho lễ hội gần 400 hộ dân trong xã đã phải chuẩn bị từ tháng 11 âm".

10_182404.jpg

Thiếu nữ trong trang phục dân tộc Tày, Nùng thích thú với màn rước này

11_179946.jpg

Cũng theo ông Páo, linh vật này được gửi ra Bắc Ninh để sơn sửa chuẩn bị từ trong năm, và mỗi năm có sự cải tiến khác biệt để người dân thấy thú vị hơn.

12_174044.jpg

Nhiều bạn trẻ thích thú ghi lại hình ảnh độc đáo này.

13_275173.jpg

Khi "Tàng thinh" và "Mặt nguyệt" được rước vào chân miếu Xa Vùn, nhiều phụ nữ khá bạo dạn tới gần để sờ lấy may.

14_275196.jpg

Theo người dân ở đây cho biết, lễ hội và các màn rước này mang tính cầu may mắn, bình an thịnh vượng trong năm mới.

15_301066.jpg

Phần lễ rước trong hội Ná Nhèm kết thúc vào buổi trưa 22/2, phần hội tiếp tục diễn ra với các trò chơi dân gian, các điệu múa và nghệ thuật dân tộc độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây.

Ở Nhật Bản, lễ hội "rước của quý" cũng được biết đến là một trong những ngày hội độc - lạ nhất thế giới, được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Tư hàng năm tại đền Kanayama tại Kawasaki. Lễ hội rất độc đáo này mang tên Kanamara Matsuri (Lễ hội dương vật thép).

Đây là ngày lễ để thờ vị tổ nghề rèn sắt thép, vị thần có công chế tác ra các mô hình sinh thực khí nam, tiêu diệt ma quỷ chuyên quấy nhiễu, chọc ghẹo các cô gái trẻ. Được biết, Kanamara Matsuri có từ thế kỷ thứ 17 và được người dân lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.

16_89058.jpg

Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhất thế giới

17_89391.jpg

Người dân và khách du lịch rất thích thú. Các cô gái trẻ thì tranh thủ sờ vào linh vật để cầu may.

Theo Phương Thảo / Trí Thức Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã thú vị về “thần chú” của người Việt xưa

 

Thời trước, hễ trước khi làm việc gì, người Việt có thói quen đọc những câu “thần chú”, với niềm tin rằng đọc như vậy sẽ được hiệu quả.

Nam Khánh

1_53575.jpg

Trong sách "Việt Nam phong tục" (xuất bản lần đầu từ năm 1915), học giả Phan Kế Bính đã lược ra mười mấy loại thần chú như vậy và cũng chỉ ra sự ngây ngô của nó. Sau đây là một số thần chú, phương thuật. Chẳng hạn khi bão to, nhà lung lay mạnh thì lấy đôi đũa cả mà chống vào hai chân cột cái thì nhà không đổ được. Các ảnh sau chỉ có tính chất minh họa.

2_36550.jpg

Hễ mắt có bụi, người ta vạch mắt đọc câu: “Cái gẩy ở trên trời, rơi xuống đất, mất cái gẩy” thì tự nhiên sẽ khỏi.

3_26165.jpg

Đàn bà sinh sản khó khăn, chồng lấy cái nồi đất đập vỡ toang ra cho chóng sinh. Hoặc là chồng cởi dây lưng trèo ngồi trên nóc nhà, hoặc bắt người đàn bà cắt cái chạc trâu thì chóng sinh. Khi đẻ rồi mà bất hạnh đứa trẻ không khóc được thì gõ mảnh sành rầm lên một lúc, tự nhiên nó tỉnh mà khóc được.

4_47461.jpg

Buổi tối sợ kẻ trộm vào nhà thì dựng ngược một cái chổi ở cửa ra vào và đọc một câu thần chú: “Chém đầu thằng Trích, ních đầu thằng Cược, treo ngược cành đa, chém cha thằng kẻ trộm” như thế dẫu có kẻ trộm cũng rợn mà không dám vào nhà.

5_57930.jpg

Ai đi đêm tối sợ gặp phải rắn, cọp hoặc những điều sợ hãi thì lấy ngón tay cái bên tay trái ấn vào cung bản mệnh (tuổi tý ấn cung tý) và lúc mới bước chân ra đọc câu thần chú: “Tứ tung ngũ hoành, ngô kim xuất hành. Vũ vương vệ đạo, Si vưu tỵ binh, hổ lương bất đắc động, xà hủy bất đắc kinh, ngô phụng Thái thượng Lão quân mệnh, cấp cấp như luật lệnh”.

6_18904.jpg

Đêm nằm mộng thấy sự gì sợ hãi, tỉnh dậy đừng nên nói, uống một ngụm nước, ngoảnh mặt về phía Đông mà nhổ thì mộng ác cũng hóa mộng lành.

7_63285.jpg

Ngoài các việc trồng cây nêu, rắc vôi bột, treo cành đa, lá dứa ngày Tết hoặc dán bùa yểm bùa khi có người chết..., trong cả năm muốn cho bình yên thì ngoài cổng dựng cái cột đá khắc năm chữ “Khương Thái công tại thử”. Hoặc muốn giữ cho tài thần trong nhà thịnh vượng thì xây một con chó đá ngoài cổng.

8_62226.jpg

Cây trồng lâu chưa có quả, muốn cho có quả thì chờ đến ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, một người trèo lên cây, một người cầm vồ ở dưới gõ vào gốc cây 3 cái và hỏi “đã chịu nảy quả chưa”, người trên cây nói “chịu” thì sang năm tự khắc có quả.

9_40984.jpg

Hễ lợn nuôi trong chuồng chê cám không ăn thì viết năm chữ “Khương thái công tại thử” vào một mảnh giấy vàng dán lên chuồng lợn thì lợn khỏi bệnh. Lợn đi không về thì lấy cái đũa cả cắm đằng sau ông táo, hoặc úp cái bồn cho lợn ăn xuống đất và lấy một cành khế cắm vào cửa chuồng thì lợn tự nhiên về.

10_50636.jpg

Có cú kêu bên cạnh nhà, lấy chiếc đũa cả cắm xuống đằng sau ông táo, hoặc lấy nắm gạo muối, hoặc hòn đất trong bếp mà ném đuổi đi thì tự nhiên nó phải chạy.

11_52024.jpg

Khi có sâu hoàng trùng (châu chấu) ăn hại lúa, làm lễ cúng tiễn cho nó đi, rồi cắm một lá cờ giấy ở đầu địa giới thì nó không dám vào nữa.

12_44327.jpg

Trong nhà muốn cho ít kiến thì ngày mồng Một Tết bắt kiến mà đốt đi thì cả năm không có kiến nữa. Muốn trừ rệp thì bắt một hai con bỏ vào trong áo quan người chết, tự nhiên rệp phải hết. Muốn cho cây cối không có sâu thì tối 30 tết cầm bó đuốc soi vào các cây cối sẽ được.

13_59605.jpg

Phan Kế Bính nhận xét rằng: “Không biết các phương thuật tự đâu đặt ra, ngộ nghĩnh quá! Mà ta nhiều người cũng tin... có dễ thuật chữa bệnh tài hơn thuốc đốc tờ, thuật giục cây ra quả tài hơn phép xiếc? Nếu vậy thì chẳng hóa nước ta tài lắm ru, sao mà lại hóa ra hèn hơn các nước vậy?

 

http://www.baomoi.com/Giai-ma-thu-vi-ve-than-chu-cua-nguoi-Viet-xua/c/18750976.epi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay