Thiên Sứ

Nét Việt

153 bài viết trong chủ đề này

Bánh chưng lọt top món ăn lễ hội truyền thống thế giới

Tạp chí du lịch khám phá nổi tiếng National Geographic (Mỹ) đã giới thiệu danh sách top 10 món ăn đặc trưng trong ngày lễ hội truyền thống trên thế giới, và đáng tự hào tên Việt Nam được xướng lên cùng với món bánh Chưng, bánh Dày.

a1_DZCX.jpg

Bánh Chưng, Bánh Dày (Việt Nam)
Không thể thiếu trong dịp Tết âm lịch truyền thống của người Việt. Đây là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của đất nước xinh đẹp này. Nó đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón một năm mới với bao điều kỳ vọng. Đây là lúc mở cửa chuẩn bị chào đón Mùa xuân, và là dịp để mọi gia đình đoàn tụ bên nhau, cùng nhau quây quần bên mâm cỗ không thể thiếu món Bánh Chưng truyền thống với nhân thịt và đỗ xanh, xunh quanh là gạo nếp, tất cả được gói trong những chiếc lá dong, tạo nên chiếc bánh hình vuông, tượng trưng cho đất. Ngoài ra còn có Bánh Dày thường được làm từ xôi trắng dã mịn, hình tròn, tượng trưng cho trời.

Bánh mỳ của người chết (Mexico)

Đây là loại bánh đặc biệt có trong lễ hội “Ngày của người chết” tại đất nước này. Diễn ra vào 2 ngày 1-2/11, lễ hội là sự pha trộn của 2 ngày lễ lớn trong đạo Thiên chúa và phong tục bản địa của người Mexico. Một món ăn mà người Mexico không bao giờ bỏ qua trong lễ hội này chính là những chiếc bánh mỳ hình tròn, tượng trưng cho vòng luân hồi của cuộc đời.

Món Hákarl (Iceland)

Trong lễ hội giữa mùa đông truyền thống của Iceland được gọi là Thorrablót. Người dân nước này thường dâng đồ lễ cho các linh hồn và các vị thần xứ Scandinavi, trong đó không thể thiếu món Hákarl. Hákarl là thịt cá mập, được vùi lấp trong cát và sỏi để tạo quá trình lên men, sau đó được cắt thành từng dải rồi treo lên hong khô. Quá trình này được thực hiện trong khoảng vài tháng để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Bánh trung thu (Trung Quốc)
a2_CJMZ.jpg
Lễ hội Trung thu rằm tháng 8 gắn liền với vị thần mặt trăng theo truyền thuyết của người Trung Quốc. Đây là dịp để thưởng thức những chiếc bánh vàng ươm với nhân hạt sen cũng như đủ loại nhân khác. Những chiếc bánh nhỏ xinh biểu trưng cho mặt trăng có các hình in trên mặt bánh mang ‎ý nghĩa trường thọ và an lành.

Bánh Hamantaschen của người Do Thái
Hamantaschen là bánh dùng trong lễ hội Purim của người Do Thái. Những chiếc bánh hình tam giác dạng bánh quy với nhân làm từ hoa quả khô, đào, mận, lạc, sôcôla hay các vị nhân ngọt khác nhau.

Bánh Vua (Mỹ)

a3_IRXJ.jpg

Bánh Vua là một nét đặc trưng trong ngày hội Mardi Gras. Nó có dạng bánh mì xoắn với lớp kem phủ trên mặt, lớp đường bột rắc ở trên có màu xanh, tím và vàng. Người ta cho vào bên trong nhân bánh một món đồ sứ xinh xinh và nướng lên. Phổ biến nhất là hình nhà vua đội vương miện…

Bánh Besan Burfi (Ấn Độ)
Bánh Besan burfi giống như những chiếc bích quy ngọt ngào, được làm từ bột đậu xanh cùng loại bơ đặc trưng, trộn đường, bạch đậu khấu và phủ các loại hạt khác nhau trên mặt. Những chiếc bánh này có trong lễ hội ánh sáng Diwali được tổ chức khoảng giữa tháng 10 và 11.

Bánh Kahk (Ai Cập)
Những chiếc bánh quy Kahk đơn giản nhưng cực kỳ hấp dẫn không thể thiếu trong ngày hội Eid al-Fitr của nước này. Đây là sự kiện kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo.

Món Haggis (Scotland)
a4_OOXQ.jpg
Haggis là món dồi được làm từ tim, gan, phổi của cừu trộn với hành tây, bột yến mạch và gia vị rồi nhồi vào trong bộ lòng trước khi đun lửa liu riu. Món này được thưởng thức trong lễ hội đêm Burn, được tổ chức thường niên vào ngày 25/1 (ngày sinh của Robert Burns), để tưởng nhớ tới cuộc đời và sự nghiệp của thi sĩ này.

Bánh cho ngày Cách mạng tháng 5 (Argentina)
Những chiếc bánh ngọt nhiều lớp được rán, sau đó nhúng xirô ngọt và rắc đường bên ngoài. Người dân địa phương luôn làm những chiếc bánh truyền thống này trong sự kiện chính trị ngày 25/5/1810, ngàyArgentina giành được độc lập từ Tây Ban Nha.

Theo Nat Geo/Dân trí

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris

Thứ Năm, 12/06/2014 - 09:20

(Dân trí)- Hình ảnh những gánh hàng rong, và hình ảnh của cả những "tiếng rao Hà Nội" hiện đang được gìn giữ, trân trọng tại thư viện EFEO, thành phố Paris (Pháp).

Tiếng rao của những gánh hàng rong là một nét đặc trưng riêng biệt trên những góc phố ở Việt Nam. Với các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, dù rào cản ngôn ngữ khiến những âm thanh đó có phần khó hiểu, nhưng tiếng rao cùng với sự giản dị của các gánh hàng vẫn khiến họ cảm thấy thích thú, ấn tượng.

Tại thư viện EFEO, thành phố Paris (Pháp) hiện đang lưu giữ rất nhiều bản thảo quý giá với tựa đề “Những gánh hàng rong và tiếng rao trên những con phố ở Hà Nội”. Tác phẩm được thực hiện bởi những học sinh của trường Mỹ thuật Đông Dương và tác giả người Pháp F de Fénis, năm 1929. Dưới định dạng 39x20 cm, một số bức tranh còn được tô màu vô cùng sinh động cùng với những đoạn trích tiếng rao bằng tiếng Việt là phần diễn giải bằng tiếng Pháp giúp các độc giả quốc tế có thể cảm nhận được phần nào nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam.

Dưới đây là toàn bộ hình ảnh có trong tác phẩm đã được chụp lại:

Posted Image

Posted ImagePosted Image

Trang bìa và phần mở đầu của cuốn sách. Lời dẫn cũng như phần chú giải có trong cuốn sách đều được viết tay với 2 ngôn ngữ Việt và Pháp.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Mỗi trang tranh là hình ảnh minh họa cho từng loại gánh hàng cùng những tiếng rao có âm tiết trầm bổng trên những khuông nhạc.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/33-e6332.JPG

http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/34-e6332.JPG

http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/35-e6332.JPG

http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/36-e6332.JPG

http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/37-e6332.JPG

http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/38-e6332.JPG

Phan Hạnh

Theo Belleindochine

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bánh bác - loại bánh tiến vua nổi tiếng của người Hà Nội xưa

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

lúc : 23/10/14 14:32

 

Không ai nhớ chính xác ai là người đầu tiên làm nên món bánh bác, chỉ biết nó xuất hiện từ thế kỉ thứ VI, thời vua Lý Nam Đế, và thường được dùng để dâng tiến vua chúa, triều đình.

“Bác” trong tiếng địa phương từ xa xưa có nghĩa là “rán.” Nhưng cách “bác” bánh của người làng Giang Xá (thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội) khác rất nhiều so với cách rán bánh mà chúng ta thường thấy.

Những nguyên liệu không thể thiếu của món bánh này gồm có bột nếp, gấc, đỗ xanh, mỡ lợn thăn, đường và vừng. Công đoạn khó làm nhất chính là vỏ bánh, với hai phần bột nếp dẻo mịn, một phần giữ nguyên còn một phần trộn với gấc, người thợ sẽ phải dùng chính đôi tay của mình để “bác” từng phần bột trên chảo mỡ.

Nghệ nhân Đỗ Phú Thủ (74 tuổi) - một trong những nghệ nhân nổi tiếng nhất nhì làng Giang Xá cho hay: "Muốn làm vỏ bánh ngon, chín đều thì phải dùng tay sờ trực tiếp mới lượng được độ chín, độ dày của bánh, chứ dùng muôi thì không thể cảm nhận chính xác được."

Vừa nói cụ Thủ vừa thoăn thoắt đưa tay ấn bột bánh đều rộng ra toàn bộ bề mặt chiếc chảo gang còn đang đỏ lửa. Cụ cho biết “bác” bánh trên bếp củi sẽ làm bánh ngon hơn và dậy mùi thơm đặc trưng riêng, điều mà các loại bếp khác không thể đáp ứng được.

Để có thể chịu được sức nóng khủng khiếp của chảo mỡ này, người thợ làm bánh phải tập luyện rất nhiều, thậm chí đôi khi còn phải chấp nhận bị bỏng, rát, phồng rộp. Bác bánh là một kỹ thuật rất khó, không phải ai cũng có thể bắt chước được, ở làng Giang Xá hiện nay cũng chỉ còn khoảng 15 nhà lưu giữ được cách làm bánh như xưa.

Sau khi nhân bánh đã được nấu chín, nặn thành một thanh dài khoảng 30cm, người thợ sẽ cuộn vào trong hai lớp vỏ bánh, rồi rắc đều vừng ở bên ngoài. Mỗi khoanh bánh bác hoàn thiện sẽ được gói và buộc chặt trong lớp lá chuối. Để khoảng hai tiếng cho bánh nguội và đủ độ cứng cáp, người thợ sẽ mở bánh ra để cắt thành từng chiếc nhỏ.

Bánh bác không chỉ đẹp ở màu sắc mà nó còn khiến người ta phải thấy nức mũi bởi mùi gấc quyến rũ không thể lẫn với bất kì món bánh nào khác. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt của nhân đỗ xanh xen lẫn với độ dẻo, mềm, dai của vỏ bánh.

Một điểm đặc biệt nữa khiến nhiều người yêu thích món bánh này chính là vì nó không hề chứa bất kỳ một phụ gia tạo màu hay chất bảo quản nào hết. Tất cả từ nguyên liệu cho đến quá trình làm bánh đều là thủ công. Màu đỏ tươi thắm đặc trưng của bánh hoàn toàn là từ gấc mà có được.
 

banh_bac_1_1.jpg
Bánh bác, loại bánh tiến vua nổi tiếng của người Hà Nội xưa.

banh_bac_2_1.jpg
Bánh sau khi bác và cuộn nhân đỗ xanh xong sẽ được cuộn lại ủ trong lá chuối tươi chừng 2 tiếng cho nguội mới đem ra cắt thành từng miếng.
 
banh_bac_3_1.jpg
Bánh có màu đỏ tươi của gấc, vàng của nhân đỗ xanh và điểm trắng của vừng.
 
banh_bac_4_1.jpg
Bánh được bọc một lớp giấy nilon và không dùng bất cứ chất bảo quản nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn ở vùng đất những quả bí lớn nhanh như thổi và to hơn người

Chủ Nhật, 02/11/2014 - 08:12

 

Mấy năm nay người dân ở vùng đất Mỹ Thọ (Phù Mỹ, Bình Định) trồng bí đỏ và bí xanh từ các hạt giống bình thường, nhưng bỗng nhiên bí lớn nhanh như thổi và quả nào cũng nặng hàng trăm kg.

Sự khổng lồ bất thường của những quả bí này chỉ trồng ở Mỹ Thọ mới được.

 

Những quả bí nặng hàng trăm kg

 

Người đầu tiên trồng và phát hiện ra sự khác thường của những quả bí này là ông Trần Văn Đức. Một buổi sáng mai thức dậy, bỗng nhiên ông Đức thấy rất lạ khi khóm bí gia đình mình trồng cứ lớn mãi mà không chịu dừng lại. Ban đầu ông mang gạch ra xếp để làm giá đỡ quả bí. Cứ tưởng nó to lắm cũng chỉ bằng nồi cơm điện là cùng. Thế nhưng, càng ngày bí càng to thêm đến lúc bằng một vòng tay người ôm mới thôi lớn.

 

b1-f6e20.jpg

 

Từ quả bí lạ đầu tiên đầy ngỡ ngàng nhà ông Đức, cả xã Mỹ Thọ kéo đến xem như một sự kiện. Rồi người ta truyền tay nhau hạt giống từ những quả bí đầu tiên này đi trồng khắp xã. Tuy nhiên đến nay chỉ có thôn Chánh Trạch là cho quả cao nhất. Năm 2012, nhà bà Trần Thị Lan còn thu được quả bí nặng 120kg, nặng nhất từ trước đến nay. Hiện tại, với diện tích 18 héc ta, mỗi năm cho sản lượng trung bình 150 tấn, những quả bí khổng lồ này đã mang lại niềm vui và lợi nhuận nhiều mặt cho người dân Mỹ Thọ.

 

Ông Lê Vâng, người thâm niên nhiều năm trong nghề trồng loại bí này chia sẻ: “Không nhớ nổi mấy năm qua tôi đã có bao nhiêu niềm vui từ loại bí độc đáo này, cứ mỗi lần có chuyện muộn phiền ra nhìn những quả bí lớn nhanh và lỏn chỏn như đàn lợn là lại thấy quên hết muộn phiền. Vào mùa thu hoạch quả to một vòng ôm không hết. Thế rồi, tôi đam mê trồng cây bí này như một niềm vui và lòng khao khát. Bây giờ chẳng còn niềm hứng khởi nào lớn hơn việc trồng và chăm sóc loại bí này cả”.

 

Ông Vâng còn cho biết hầu như hàng ngày người dân Mỹ Thọ đều ăn loại bí này mà không biết chán. Hơn nữa, nhiều đàn ông ở đây còn cho rằng ăn loại bí này cho họ cảm giác được tăng cường sinh lực. Ông Lê Vâng cho hay cứ mệt mỏi hay mất ngủ và mà ăn 1 kg bí này vào là lại cảm thấy sung sức lại như thường ngay.

 

Từ nguồn giống đặc biệt được lưu truyền trong làng ngày càng có nhiều người dân Mỹ Thọ hào hứng trồng bí. Hơn 90% bí trồng ở Mỹ Thọ là bí đao vỏ xanh. Theo đa số hộ dân, loại bí đao vỏ xanh khổng lồ này có rất nhiều điểm khác biệt so với các loại bí khác như: giống lưu truyền sẵn trong làng, một quả bí giống có thể trồng được 1 sào, đa số các hộ dân đều trồng bí ngay tại vườn nhà mình. Khi cây bí bắt đầu bám dàn đã có thể tỉa lá, cắt tua để luộc hoặc xào làm rau ăn hàng ngày. Quả bí khi còn non 2-3 kg có thể hấp, luộc hay xay sinh tố rất ngọt, thơm và bổ dưỡng.

 

Khi bí thu hoạch quả xong còn có thể cắt thân cây bí thành từng đoạn ép lấy nước làm nước giải khát uống có tác dụng cao trong việc giải nhiệt, tiêu đờm. Cứ ép khoảng 30 gốc bí sau thu hoạch thì được 1 lít nước. Hiện tại, 1lít bán giá 30 nghìn đồng đến 40 nghìn đồng. Nếu thời tiết thuận lợi mỗi năm thu hoạch được 2 vụ, trung bình trừ mọi chi phí lời được 30 đến 35 triệu đồng/sào/năm. Quả bí sau khi thu hoạch nếu bảo quản tốt có thể để được 6-8 tháng mà không hư hỏng. Hơn nữa, loại bí đao khổng lồ ở Mỹ Thọ có ruột đặc màu trắng tinh nên rất chắc và nặng. Bí không hề có vị chua như loại bí bình thường.

 

Cứ nảy mầm là biến đổi gene

 

Lý giải về kích cỡ khổng lồ của quả bí xanh, Chủ tịch Hội nông dân Mỹ Thọ, ông Nguyễn Nam khẳng định, có được những quả bí nặng từ 70 đến 100 kg (nhỏ nhất là 40kg) này không phải do kỹ thuật mà do đất đai thổ nhưỡng vì kỹ thuật ở đây rất đơn giản và nếu cây bí này mang đi vùng khác trồng thì quả sẽ bé xuống 15 lần so với trồng ở Mỹ Thọ. Còn ông Hồ Trọng Lòng, người có nhiều năm trăn trở và gắn bó với sự phát triển của loại bí này cho biết: “Ở đây có được loại bí cho quả lớn như vậy là do có diện tích đất cát pha, phía dưới lại chứa một nguồn nước ngầm rất phong phú. Kỹ thuật chăm sóc và chi phí đầu tư cho 1 sào bí hết khoảng 1 triệu đồng, trong đó 300 ngàn đồng chi phí làm dàn, 700 ngàn đồng chi phí phân bón. Đặc biệt cây bí này chỉ cần bón phân một lần ngay khi mới trồng, thỉnh thoảng tưới nước nếu trời nắng nóng lâu ngày”.

 

b2-f6e20.jpg

 

Năm 2012 quá ngỡ ngàng trước những quả bí khổng lồ ở Mỹ Thọ, Thạc sỹ Nguyễn Văn Tùng, cán bộ Viện nghiên cứu sinh học Miền Trung đã đến xin một lượng lớn hạt giống gửi đi trồng thử nghiệm khắp các vùng đất mà ông cho rằng có nhiều đặc điểm thổ nhưỡng giống với Mỹ Thọ. Tuy nhiên, lạ thay tất cả những nơi đó bí không những không to lên mà còn nhỏ lại một cách bất ngờ. Ông Tùng cho biết: tôi thấy thổ nhưỡng ở vùng Quảng Bình, Cần Thơ khá giống Mỹ Thọ nên gửi hạt giống về đó trồng xem sao nhưng quả chỉ to bằng nắm tay.

 

Gen của những quả bí tí hon này lại có biểu hiện rất phức tạp, trong khi trồng ở Mỹ Thọ thì lại rất khổng lồ. Theo ông Tùng thì có lẽ được sự ưu ái đặc biệt của thiên nhiên, địa hình và thổ nhưỡng cộng với nguồn giống được lưu truyền trong làng nên Mỹ Thọ trở thành địa phương đầu tiên của Việt Nam trồng được loại bí đao vỏ xanh khổng lồ nặng từ 70 đến 100 kg/quả.

 

Thạc sỹ Nguyễn Văn Tùng cho biết ông cùng cộng sự đã nhiều lần mang mẫu đất ở một số thôn của Mỹ Thọ đi kiểm nghiệm nhưng kết quả mỗi lần lại khác nhau. Tuy nhiên có chung một điểm là cứ gieo hạt bí xuống, nảy mầm lên sẽ đột biến gen ngay. Cũng bởi sự đột biến này nên nên những quả bí mới lớn nhanh đến thế. “Trong đợt nghiên cứu đầu tiên chúng tôi chỉ ước lượng bí đạt 60 kg là cùng. Không ngờ kết quả thực tế cao gấp đôi” Thạc sỹ Nguyễn Văn Tùng tiết lộ.

 

Sẽ có ngày đưa bí đi Tây

 

Mặc dù có được có được giống bí kỳ lạ như vậy, nhưng vấn đề khó khăn lớn nhất đối với người trồng bí Mỹ Thọ vẫn là thị trường đầu ra cho sản phẩm vẫn rất hẹp và chưa có tính chất đại trà. Theo ông Hồ Trọng Lòng nguyên Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ, do gần đây chính quyền huyện, xã đã liên tục tuyên truyền giới thiệu hình ảnh bí đao khổng lồ tại lễ hội văn hoá miền biển, festival Tây Sơn, trong các lễ hội rau - củ - quả miền Nam... nên cũng có một số nơi biết đến bí đao vỏ xanh Mỹ Thọ và gửi yêu cầu đặt mua số lượng lớn.

 

Tuy nhiên thời gian gần đây do các thương lái trả giá quá thấp và ép giá nên bà con không muốn bán và trữ hết trong nhà. Ông Phạm Văn Trà, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phù Mỹ bày tỏ rằng: Ban đầu chúng tôi còn dè dặt nhưng từ khi hình ảnh quả bí này đã được nhiều người biết đến và chất lượng loại bí này có nhiều điểm đặc biệt nên chúng tôi đã liên tục hỗ trợ xã quảng bá thương hiệu, đưa cây bí này thành giống cây truyền thống độc đáo của địa phương. Đánh giá về hiệu quả loại bí này ông Trà cũng khẳng định: “Đây sẽ là một sản phẩm đặc biệt của Mỹ Thọ.

 

Chúng tôi sẽ nỗ lực tuyên truyền giới thiệu sản phẩm tìm hướng đầu ra và vị thế vững chắc cho sản phẩm. Trên cơ sở lợi thế đã đạt được sắp tới sẽ khuyến khích nhân dân mở rộng thêm diện tích”. Không những thế, ông Trà còn bật mí thêm một dự định táo bạo rằng, khi chứng minh được rõ ràng những nét độc đáo, các chất dinh dưỡng có trong loại bí độc đáo này chúng tôi sẽ nghiên cứu cách đưa bí ra các thị trường quốc tế. Những hộ dân trồng bí ở Mỹ Thọ hy vọng loại bí khổng lồ này sẽ là nguồn thu nhập ổn định, lâu dài cho người dân.

 

Theo Huy Hoàng

An ninh thủ đô

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn đâu Chợ ma làng chiếu

Đăng Bởi Một Thế Giới
18:55 08-11-2014
 
Nhắc đến chiếu Định Yên, hầu như không ai khỏi tiếc nuối cho khu Chợ ma làng chiếu một thời nổi danh miền sông nước nay chỉ còn là ký ức…
 
cho-ma-lang-chieu-hinh-anh4nntu_NWED.jpg

Khung cảnh mua bán trong đêm của chợ ma làng chiếu. Ảnh: Hữu Long

 

Chợ ma chỉ còn trong ký ức

Tuy nếp sinh hoạt chợ ma làng chiếu đã dứt cách đây hơn 4 năm về trước, nhưng những hình ảnh đẹp ấy vẫn nằm lòng trong câu chuyện tiếp khách phương xa của các cao niên ở Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Vĩnh Khoan, 68 tuổi, ngụ ấp An Bình, một thợ dệt chiếu có thâm niên nhất trong làng tươi cười: “Giờ “chợ ma” đâu còn nữa. Nghĩ cũng tiếc, vì dân vùng khác biết đến Định Yên một phần cũng nhờ cái chợ này”. 
Gia đình ông Nguyễn Vĩnh Khoan, là một trong số những hộ theo nghề dệt chiếu truyền từ đời này qua đời khác tại Định Yên. Bởi thế, nên “chợ ma” từ lâu đã trở thành một phần trong nếp sống của cả dòng họ.

Theo lời ông Khoan, sở dĩ gọi là “chợ ma”, “chợ âm phủ” vì thời gian họp chợ bắt đầu từ nửa đêm đến khoảng 3 giờ sáng là tan hẳn. Thuở xưa, người bán chiếu chỉ dám xách theo những ngọn đèn mù u leo lét, nên cả khu chợ tối đen. Người mua kẻ bán ai cũng thì thầm, lặng lẽ.

Gọi là chợ, nhưng hoàn toàn không có kệ, sạp như bình thường. Người bán phải ôm, vác từng bó chiếu to, đi qua đi lại khe khẽ chào hàng. Thương lái muốn mua, chỉ cần ghé lại, lấy đèn soi, lật qua, trở lại để kiểm tra sơ sơ chất lượng chiếu rồi cứ thế định giá và vác xuống thuyền để chở đi khắp vùng.
 
cho-ma-lang-chieu-hinh-anh_4_nntu.jpg?wi 
Khung cảnh mua bán trong đêm của chợ ma làng chiếu. Ảnh: Hữu Long
 
Ông Khoan gật gù kể tiếp: “Tuy họp chợ trong điều kiện thiếu ánh sáng và lặng lẽ như thế, nhưng hoàn toàn không có chuyện “mua gian bán lận”, vì dân làng chiếu sống bằng nghề từ rất lâu đời. Mỗi tấm chiếu dệt ra là niềm tự tôn riêng của mỗi gia đình, thế nên, không có chuyện lợi dụng đêm khuya để trà trộn những tấm chiếu dệt ẩu, kém chất lượng. Chắc cũng nhờ lẽ đó, nên chiếu Định Yên mới tồn tại được đến ngày hôm nay”.
Toàn khu chợ nếu đứng nhìn từ xa chỉ thấy những đốm đèn mù u lập lòe, đỏ ké, người dân lượn lờ, đi đứng nhẹ nhàng chậm rãi, thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma. 
Ông Khoan hớp ngụm trà, chậm rãi giải thích: “Bởi vậy, nên người ta cứ quen miệng gọi là “chợ ma”, “chợ âm phủ”. Có nhiều người không biết, tới đây tìm hiểu còn tưởng là do khu chợ này có ma cỏ gì đó. Nhưng đâu có phải, họp chợ trong sân chùa mà, chốn đình chùa linh thiêng, có ma sao được”.
Và sở dĩ, người dân làng Định Yên phải họp chợ thầm lặng như vậy là để trốn “sưu cao, thuế nặng” của địa chủ, lệ làng. Cứ thế, nếp sinh hoạt “chợ ma” đã ăn sâu vào tâm hồn người dân làng chiếu hơn một thế kỷ trôi qua. Nên đến khi không còn phải chịu áp bức, bóc lột “sưu cao, thuế nặng”, thì thợ dệt chiếu vẫn nửa đêm thức giấc mang chiếu ra sân chùa chào mời thương lái. 
 
cho-ma-lang-chieu-hinh-anh_1_sfbb.jpg?wi 
Đường vào làng chiếu Định Yên rực rỡ màu lát nhuộm
Không còn người “điểm rồng, dệt phượng”

Có thể nói, bao nhiêu đời nay, dù kinh qua nhiều thăng trầm nhưng người dân làng chiếu hầu hết đều muốn bám trụ với nghề. Và vẫn còn những nghệ nhân tâm huyết, luôn trăn trở bởi những giá trị truyền thống độc đáo của làng chiếu Định Yên đang dần bị mai một.

Gia đình bà Phạm Thị Thanh, 83 tuổi, vốn là hộ làm chiếu nổi tiếng nhất Định Yên và tiếng tăm còn lan ra cả những vùng lân cận. Sở dĩ vậy vì cha chồng đã quá cố của bà Thanh là ông Nguyễn Văn Dậu, thường gọi là ông Bảy Dậu vốn có tuyệt kỹ “rải bông, rải chữ” và tất cả các loại hình thù lên chiếu.

Theo bà Thanh, thì “rải bông, rải chữ”, nghĩa là các sợi chiếu màu được sắp xếp, đan xen với những sợi chiếu trắng sao cho thành hình hoa hồng, công phượng chứ không phải kiểu dệt chiếu xong rồi vẽ lên. Phải là thợ lành nghề, có kỹ thuật tỉ mỉ, khéo léo mới có thể dệt được loại chiếu này.

Và thợ dệt chiếu được liệt vào hàng nghệ nhân như ông Bảy Dậu, giờ cũng không còn được mấy ai. Bà Thanh ngùi ngùi: “Cha chồng tôi cũng có truyền nghề cho tôi, nhưng ngặt nỗi thời buổi này, cưới hỏi, lễ Tết người ta đâu có tặng nhau đôi chiếu rải bông tay gọi là quà giá trị nữa”.

Xen thêm cái tặc lưỡi tiếc nuối, bà Thanh nói tiếp: “Vả lại, chiếu rải bông phải được dệt bằng tay, vì máy dệt chạy nhanh quá, người thợ sẽ không tài nào chọn màu lát kịp, đã vậy còn phải se sợi bố căng làm sao cho thành hình nữa, phức tạp lắm nên giá thành loại chiếu này thuộc hàng cao ngất ngưởng”. Cũng do vậy mà giờ tìm khắp Định Yên, không biết còn có mấy ai biết “rải bông, rải chữ” lên chiếu.

Trước kia, mỗi dip lễ Tết, cưới hỏi, dân các vùng và cả thương lái khắp nơi đều ghé nhà ông Bảy Dậu để đặt đôi chiếu “rải chữ” song hỷ, phúc lộc, “rải hình” công, rồng phượng. Nhưng nay, bà Thanh đành phải gác lại khung tay.

Hầu hết người làng Định Yên bây giờ đều chuyển sang đầu tư máy dệt công nghiệp. Nếu dệt tay phải cần 2 người 1 khung, thì dệt máy chỉ cần 1 người điều khiển, năng suất có thể gấp 4 lần dệt khung tay. Bởi vậy, nên những tuyệt kỹ dệt chiếu thủ công nức tiếng một thời của Định Yên dần chìm vào quên lãng.
cho-ma-lang-chieu-hinh-anh_3_kjhl.jpg?wi 
Khung dệt chiếu máy chỉ cần 1 nhân công
Bà Thanh tâm sự: “Giờ tôi chỉ mong ai đó có tâm, về khôi phục lại nghề dệt chiếu tay. Để du lịch, hay để bảo tồn văn hóa, thì cũng đâu đến nỗi làm ra không bán được. Chỉ cần giữ được 1 – 2 người biết “rải bông, rải chữ” mới có cơ may tay nghề không bị mất đi”.
Không còn chợ ma làng chiếu một thời danh tiếng, cũng thưa dần những nghệ nhân điểm rồng, dệt phượng cho tấm chiếu lát thêm phần lộng lẫy. Không biết rồi mai mốt đây, những giá trị văn hóa độc đáo của làng nghề đã tồn tại hơn 100 năm qua sẽ còn hay cũng mất …
Bá Nguyễn
===============
Ngày xưa, khi tôi xem phim "Sân trăng", mô tả làng nghề Đông Hồ trong thời suy thoái từ 500 năm trước, tôi ứa nước mắt cho một hệ thống di sản văn hóa Việt bị suy tàn. Tôi hứa với mình sẽ tìm cách phục hưng dòng tranh dân gian này. Đó là nguyên nhân để tôi viết cuốn " Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam".
Nhưng cũng như "Chợ ma làng chiếu", nếu không tạo ra một môi trường tồn tại cho nó thì nó sẽ bị đào thải với thời gian.
Bởi vậy, tôi sẽ viết tiếp - hoặc đưa lên diễn đàn - về tính trấn yểm và phát huy khí lực trong Phong thủy ngôi gia của tranh dân gian Việt Nam. Đây là một tuyệt chiêu của Phong thủy Lạc Việt và đã có tác dụng rất mạnh mẽ trên thực tế ứng dụng. Một phần bài giảng của Phong thủy Lạc Việt đã nói tới phương pháp sử dụng tranh dân gian này.
Có thể nói, hầu hết những di sản Việt - kể cả những vật dụng trong đời sống, như: Trúm, nơm, chổi quét nhà....đều có một tác dụng trấn yểm mạnh, nếu để đúng chỗ.
Rất mong sự quan tâm của quý vị và anh chị em.
9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Tĩnh: Phát hiện ngôi nhà có niên đại trên 200 năm tuổi

Thứ Sáu, 19/12/2014 - 00:56

 

Dân trí Một ngôi nhà cổ có niên đại trên 200 năm, được xây theo kiến trúc thời Nguyễn vừa được Bảo tàng Hà Tĩnh phát hiện tại xã Sơn Lễ (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).

 

Ngôi nhà hiện vẫn còn giữ được nguyên hiện trạng ban đầu. Kiến trúc ngôi nhà bao gồm có cổng được xây bằng đá ong, theo lối kiến trúc cổng mái vòm.

Ngôi nhà được kết cấu 3 gian bằng gỗ lim, các vì kèo và đuôi kẻ được chạm  khắc các hoạ tiết hoa văn hình chim muông, các hoa lá dây leo cách điệu, mái lợp ngói âm dương, cửa phía trước làm bằng các phiến gỗ dày, được cấu trúc kiểu trụ xoay, phía trên là các hoạ tiết tiện hình độc bình liên tiếp đều nhau.

 

WP_20141120_030-5639e.jpg
Các họa tiết được chạm khắc cầu kỳ tại vì kèo
 

Gian hồi phía đông, xung quanh được xây bằng vật liệu đất sét, dập kiểu viên gạch theo khối hình chữ nhật, ghép chồng lên, đều nhau.

 

WP_20141120_026-%282%29-5639e.jpg
Công vào nhà được làm bằng chất liệu đá ong
 

Theo các chuyên gia tại bảo tàng cho biết, đây là kiểu kiến trúc nhà ở truyền thống của cư dân người Việt xưa, mà ta thường bắt gặp ở các vùng quê nông thôn miền núi Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) ở những thập niên thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

 Được biết ngôi nhà cổ này đang thuộc sở hữu của một người dân trong làng Cao Thắng (xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn).

 

Phượng Vũ

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lạ lùng cây cho nghìn trái đẹp như chuỗi ngọc trai
06/02/2015 18:25
 

(TNO) Gần một năm nay, tại chùa Bửu Quang (ấp Vàm An, xã Quới An, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) bỗng xôn xao bởi có một loài cây trổ bông khổng lồ với hàng nghìn trái như chuỗi ngọc nên người dân gọi là cây bạch ngọc trai.

 

cay-cau-1_juha.jpg?width=500
Cây lạ được người dân gọi là cây bạch ngọc trai với hàng ngàn trái trên đọt
 
Điều kỳ lạ, đây là lần đầu tiên cây cho trái với số lượng hàng nghìn trái bám trên nhiều buồng khác nhau ở ngọn cây. Khi trái hình thành, các tàu lá bắt đầu rụng hết, chỉ còn lại toàn trái là trái. Trái già có hạt với lõi cứng như đá gồm 2 màu trắng - đen, có thể kết thành chuỗi, đẹp như chuỗi ngọc trai.

Sư cô Huệ Phương, giám tự chùa Bửu Quang, cho biết cách đây khoảng 5 tháng, trái lạ này bắt đầu chín rụng. Người dân xung quanh nhặt về chơi, có người hiếu kỳ mang về chà vỏ ra thử xem thì bên trong có màu đen rất đẹp. Tiếp tục dùng giấy nhám chà thì có màu trắng trong. "Sau đó, họ khoan lỗ làm thành vòng chuỗi để đeo. Người này truyền tai cho người kia, thế là họ kéo nhau đến chùa để chờ lượm hạt cây lạ này để làm chuỗi ngọc...", sư cô Huệ Phương cho biết thêm.
Không chỉ người dân địa phương đến giành nhau nhặt trái, cả những người dân ở nơi khác cũng kéo đến chùa để nhặt. Mỗi ngày, có từ vài chục người đến cả trăm người kéo tới gây mất an ninh trật tự.
“Thấy sự việc ngày càng phức tạp, tôi đã bàn với những Phật tử thân thiết của chùa mượn 10 giàn giáo của thợ hồ ráp cao lên để hái trái. Tuy nhiên, do quá cao, chỉ có 2 người leo lên tới nhưng cũng không hái được bao nhiêu. Những người lớn tuổi kể, cây này chỉ có trái đúng 1 lần rồi chết. Cuối cùng, chúng tôi quyết định đốn hạ cây xuống để cho mọi người cùng nhặt làm chuỗi đeo, tránh tình trạng tranh giành đáng tiếc xảy ra”, sư cô nói.
 
cay-cau-2_nxtb.jpg?width=500
Sư cô Huệ Phương bên một nhánh cây lạ
 
Ông Thái Bình Quyền (66 tuổi), ngụ cùng địa phương, cho biết: "Tôi cũng có tham gia hái trái cho chùa. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi thấy loại cây lạ đời, trái nhiều như thế này. Không kể số trái mà người dân lượm được, chúng tôi vừa hái vừa nhặt được 13 bao trái tất cả (loại bao đựng khoảng 30 kg)”.

Với hàng trăm người tham gia nhặt trái, ở địa phương cũng đã hình thành gần chục điểm làm vòng ngọc từ loại trái lạ này. Anh Trần Thanh Quang (32 tuổi, nhà ở cạnh chùa) nói: “Tôi trở thành một người thợ làm vòng, kết hạt chuỗi ngọc bất đắc dĩ lúc nào không biết. Gia đình tôi tham gia nhặt, cũng được trên 1.000 trái. Tôi nhận đánh vỏ, chà nhám trái cây lạ này cũng kiếm được rất nhiều tiền. Nếu chà trái bỏ lớp vỏ ngoài đến lớp vỏ đen thì 5.000 đồng/trái, đến lớp vỏ trắng thì tiền công 10.000 đồng/trái. Chỉ 2 - 3 tháng tham gia làm thợ bất đắc dĩ, bản thân tôi thu nhập cũng đã được trên 20 triệu đồng, sắm sửa được rất nhiều đồ đạc trong gia đình".
 
cay-cau-3_tjkh.jpg?width=500
Anh Trần Thanh Quang trở thành một người thợ bất đắc dĩ 
 
cay-cau-5_vyiy.jpg?width=500
Trái lạ kết thành chuỗi ngọc trông rất đẹp mắt

Theo sư cô Huệ Phương, bà về chùa này đã hơn 10 năm. Thỉnh thoảng, nghe chú Tư Hoa (70 tuổi, nhà gần chùa) kể nguồn gốc cây này được ông xin ở chùa Vạn Cổ (cù lao xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm) mang về 4 cây để trồng, nhưng 2 cây đã chết, chỉ còn lại 2 cây. Cách nay 2 năm, có 1 cây đã bị trốc gốc, giờ chỉ còn 1 cây cho trái...
Nhiều người bảo, phải mất từ 60 - 70 năm cây lạ này mới có trái một lần.

Bài, ảnh: Thanh Đức

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rước nghê Việt vào di tích thay sư tử đá "ngoại lai"

 

TTO - Di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá (Ứng Hòa, Hà Nội) đã đặt đôi nghê Việt thay thế cho đôi sư tử đá "ngoại lai".

 

qF1036PB.jpg

 

Đôi nghê Việt được chuẩn bị rước vào trước cửa đình Trạch Xá thay đôi sư tử đá Trung Quốc Đôi nghê Việt được chuẩn bị rước vào trước cửa đình Trạch Xá thay đôi sư tử đá Trung Quốc

Chiều 6-2 tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá (Ứng Hòa, Hà Nội), Ban quản lý di tích và các cụ bô lão trong làng tổ chức việc di dời đôi sư tử đá ngoại lai ra khỏi di tích để thay thế vào đó là đôi nghê Việt.

 

Cụ Lê Quý Đôn (88 tuổi), trưởng ban kiến thiết đình, đền, chùa làng Trạch Xá cho biết: “Chúng tôi vui vì chuyển được sư tử đá ngoại lai đi và rước được đôi nghê về trước cửa đình”.

Đôi nghê được dùng để thay thế đôi sư tử ngoại lai là đôi nghê bằng đá do nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ mới hoàn thành cách đây ít ngày. Đôi nghê này được phục dựng lại bằng chất liệu đá nhân tạo từ đôi nghê bằng gỗ phủ sơn ở đền vua Lê Thánh Tông, tỉnh Thanh Hóa đầu thế kỷ 17.

Đây là đôi nghê do công ty Cao Minh mua lại của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ để cung tiến cho đình làng Trạch Xá. Đồng thời đôi sư tử đá Trung Quốc cũng được công ty Cao Minh dời đến xưởng sản xuất đá để chuyển sang mẫu linh vật Việt.

 

Có mặt tại lễ rước đôi nghê vào trước cửa đình Trạch Xá, nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ cho biết, ý tưởng để anh bỏ công sức phục dựng lại đôi nghê này là sau khi đi xem triển lãm “Hình tượng nghê và sư tử trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” được tổ chức vào tháng 11-2014 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Sau đó, nhà điêu khắc Vũ đến đền vua Lê Thánh Tông ở tỉnh Thanh Hóa để chụp hình, lấy mẫu tư liệu. Sau 2 tháng rưỡi miệt mài, anh hoàn thành việc tạo mẫu đôi nghê này bằng đất. Mất khoảng 2 tuần nữa để anh hoàn thành việc chuyển đôi nghê sang chất liệu bằng đá nhân tạo.

 

Sắp tới, anh Vũ sẽ phục dựng lại 5 mẫu nghê Việt bằng đục đá và đúc đồng với 3 loại kích thước to, nhỏ khác nhau. Sau đó, có thể anh sẽ cung cấp các mẫu nghê này cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên cả nước để thực hiện chế tác đại trà, nhân rộng nghê Việt.

 

“Tôi chọn đôi nghê ở đền vua Lê Thánh Tông để phục dựng trước tiên vì tôi thấy mẫu nghê này rất đẹp và tiêu biểu cho hình tượng nghê trong nghệ thuật điêu khắc nước ta” – nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ cho biết.

sayfLS8Y.jpg

 

Các cụ già trong làng mở vải đỏ chuẩn bị rước nghê vào trước cửa đình - Ảnh: V.V.TUÂN

 

VŨ VIẾT TUÂN

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Rước nghê Việt vào di tích thay sư tử đá "ngoại lai"

 

TTO - Di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá (Ứng Hòa, Hà Nội) đã đặt đôi nghê Việt thay thế cho đôi sư tử đá "ngoại lai".

 

qF1036PB.jpg

 

Đôi nghê Việt được chuẩn bị rước vào trước cửa đình Trạch Xá thay đôi sư tử đá Trung Quốc Đôi nghê Việt được chuẩn bị rước vào trước cửa đình Trạch Xá thay đôi sư tử đá Trung Quốc

Chiều 6-2 tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá (Ứng Hòa, Hà Nội), Ban quản lý di tích và các cụ bô lão trong làng tổ chức việc di dời đôi sư tử đá ngoại lai ra khỏi di tích để thay thế vào đó là đôi nghê Việt.

 

VŨ VIẾT TUÂN

 

 

Thay nghê, chó đá thuần Việt cổ vào đình, đền, chùa, miếu là đúng rùi. Nhưng đừng có để chúng đối đầu nhau như thế.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

TPHCM:

Hai cây khế “khủng” được “hét” giá 7 tỉ đồng

Thứ Năm, 12/02/2015 - 11:06
 

Dân trí Những ngày này, rất nhiều người dân có mặt tại khu vực Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM) phải trầm trồ, choáng ngợp trước vẻ đẹp của 2 cây khế “khủng” được chủ nhân ra giá 7 tỉ đồng.

 

Nghệ nhân Ba Hùng (tên thật là Võ Phi Sơn, quê Tây Ninh, chủ nhân của 2 cây khế này) cho biết, hai cây khế trên được ông mua từ vườn của một nông dân cách đây hơn 20 năm. Sau quá trình chăm sóc, tạo dáng công phu, 2 cây khế mới có được dáng như ngày hôm nay.

 

_DSC2413-6334a.JPG
Hai cây khế được ra giá 7 tỉ của nghệ nhân Ba Hùng
 

Quan sát của PV Dân trí cho thấy, 2 cây khế có gốc rất lớn nhưng càng lên cao càng nhỏ dần, quả sai chi chít. Ông Ba Hùng cho biết 2 cây khế này có tuổi thọ từ 350 – 700 năm tuổi.

“Hai cây khế này được định giá hơn 7 tỉ đồng. Hiện tại giá 7 tỉ nhưng khoảng vài năm sau hai cây khế này sẽ vô giá”, nghệ nhân Ba Hùng tự hào nói.

Ngoài 2 cây khế trên, ông Ba Hùng cũng đem đến Hội hoa xuân năm nay nhiều cây cảnh độc và lạ. Như cây nguyệt quế dáng lão được ông ra giá 1,8 tỉ đồng và nhiều cây mai chiếu thủy cổ thụ.

Cùng ngắm 2 cây khế “khủng” được “hét” giá 7 tỉ đồng.

 

_DSC2451-6334a.JPG
_DSC2446-6334a.JPG
 
_DSC2425-6334a.JPG
_DSC2432-6334a.JPG
2 gốc khế đồ sộ
_DSC2417-6334a.JPG
_DSC2420-6334a.JPG
Thân cây sần sùi mang dấu ấn thời gian.
 
_DSC2423-6334a.JPG
Bộ rễ 
_DSC2426-6334a.JPG
_DSC2452-6334a.JPG
_DSC2439-6334a.JPG
 
_DSC2464-6334a.JPG
Cả hai cây khế đều chi chít quả
_DSC2458-6334a.JPG
Nghệ nhân Ba Hùng bên 2 cây khế "khủng"
_DSC2472-6334a.JPG
Cây nguyệt quế được ra giá 1,8 tỉ đồng.

Đình Thảo

=================

Nếu lão Gàn có tiền và thật nhiều tiền với sân vườn rộng, lão sẽ mua hai cây khế này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TPHCM:

“Cụ” mai vàng 99 năm tuổi được chào giá 2 tỉ đồng

Thứ Bẩy, 14/02/2015 - 10:26
 

Dân trí Một cây mai cổ thụ 99 tuổi được chủ nhân “hét” giá bán lên đến 2 tỉ đồng. Hiện cây mai đang được trưng bày tại Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM) để người dân chiêm ngưỡng.

 

Theo chủ nhân của cây mai nói trên, cây mai cổ thụ này có tuổi thọ 99 năm được chăm sóc ở Củ Chi (TPHCM). Chủ nhân của cây mai không tiết lộ nguồn gốc của cây mai này.

 

2-18f85.jpg

Theo quan sát của PV Dân trí, cây mai cổ thụ này có chiều cao khoảng 4 mét, tán rất rộng.

 

Gốc và thân cây mai sần sùi rất đẹp, trên tán mai có chi chít nụ đang chuẩn bị bung nở.

Việc cây mai "khủng" được trưng bày ngay lối vào Hội hoa xuân nên thu hút sự quan tâm rất lớn của người dân.

Một số hình ảnh về cây mai cổ thụ do PV Dân trí ghi lại:

 

1-18f85.JPG
15-18f85.jpg

Cây mai cổ thụ 99 năm được chủ nhân "hét" giá 2 tỉ đồng

 

3-18f85.JPG
Cận cảnh gốc mai cổ thụ
 
12-18f85.jpg
6-18f85.jpg
14-18f85.jpg
Tán mai rất rộng và chi chít nụ.

Đình Thảo

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nhớ 'mùi tết' chợ quê
Huỳnh Trần Thảo My
15/02/2015 13:12 0
 

Những ngày cận tết, ngôi chợ ở nhiều làng quê Việt bỗng chộn rộn đến khắc khoải lòng người.

 

chohoatet.jpg

Nhớ ngày xưa, mỗi khi được má đưa đi chợ tết là lòng vui rộn rã. Tối trước khi ra chợ, con cứ thao thức mãi.

 

Đường từ làng ra chợ chỉ hơn 2km nhưng đó là hai khoảng trời khác biệt. Trong làng, không khí tết chỉ về trên những cành mai, những chậu vạn thọ đã bắt đầu chớm nở hoa vàng. Còn chợ ngoài thị trấn đã rực muôn sắc màu. Đó là màu xanh đỏ tím vàng của những bộ quần áo, mũ nón trẻ con. Là màu sắc sặc sỡ của những chiếc khăn trải bàn đón khách, là những tờ giấy màu gói bánh in, bánh hạt sen ...

Không khí ở chợ càng vui hơn khi người mua sắm ken đặt. Tiếng chào hỏi, trả giá, và cả tiếng cãi nhau của những bà, những chị…

Thích nhất vẫn là mùi tết. Mùi áo mới, dép mới, mùi bánh tết…

Nhớ lần, đưa con vào một cửa hàng để mua áo quần, dép, nón mới. Trong lúc má và người bán hàng đang lựa mua chiếc áo cho con, con đã “nhanh tay” đội chiếc nón mới của người ta mà con ưng ý lên đầu rồi chụp vội chiếc nón cũ của mình lên trên.

Chẳng ai biết điều đó cho đến lúc đi về, con đưa nón mới ra khoe. Tưởng sẽ được má khen con tài giỏi, lanh lẹ. Nào ngờ, bị má cho một trận đòn bằng roi dâu bẻ ven đường. Chưa xong, má dắt con quay lại cửa hàng, trả nón cho người ta rồi vòng tay xin lỗi. Má đe: “hành động của con là ăn cắp. Má cấm con lặp lại điều đó một lần nữa. Nếu tái phạm, má sẽ bỏ con ngoài chợ”.

Trận đòn đó con mãi không quên, và đã không bao giờ tái phạm.

Lớn lên. Xa quê. Mỗi lần trở về dịp tết, con vẫn muốn đi chợ cùng má. Chưa đến chợ nghĩa là chưa thấy tết.

Ngôi chợ quê bao nhiêu năm giờ vẫn thế, khác chăng là có thêm những cây dù sặc sỡ ghi tên những hãng cà phê, những thương hiệu bột ngọt, bột nêm, bột giặt ….Không khí chợ tết vẫn chộn rộn, hối hả, tươi vui.

Nghe nói đã có ngôi chợ mới khang trang hơn được xây gần đó nhưng bị hỏ hoang mấy năm nay bởi chẳng ai chịu di dời. Bà con đã quá quen với ngội chợ cũ. Người mua quen từng lối đi. Người bán quen hơi chỗ mình ngồi. Không ai chịu về chợ mới.

Tết lại về và con lại nôn nao được về nhà, được cùng má ra chợ mà nghe, mà ngửi mùi tết chợ quê!

 

chohoatet1.jpg

chohoatet2.jpg

chohoatet3.jpg

chohoatet4.jpg

chohoatet5.jpg
Ảnh: Trần Thi

Huỳnh Trần Thảo My

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những tiểu cảnh, bon sai vô giá ở hội hoa xuân Sài Gòn

09:21 ngày 17/02/2015

 

Hàng trăm bon sai, tiểu cảnh như tranh thủy mạc xưa được trưng bày trong triển lãm hoa xuân tại Công viên Tao Đàn (TP HCM) trong đó có tác phẩm được coi là độc nhất và vô giá.

 

IMG_6805.jpg
Hội hoa Xuân Ất Mùi 2015 tại công viên Tao Đàn (TP HCM) là một trong những địa điểm thu hút người dân ghé thăm. Nơi đây trưng bày hàng trăm tiểu cảnh, bon sai kỳ công tuyệt đẹp. Nhiều tác phẩm nghệ thuật sống động thu nhỏ từ nguyên mẫu thiên nhiên.
 
IMG_6691.jpg
Mỗi tác phẩm là một công trình đầy nghệ thuật, không chỉ đòi hỏi kỹ thuật tạo hình cao mà còn phải thổi hồn vào sức sống.Theo thành viên Ban tổ chức, tác phẩm "Khúc nhạc đại ngàn" này cực kỳ độc đáo, là cây trác bá diệp cổ thụ thêm vào đó ít nhất là hơn 10 năm để tạo hình đầy công phu, tỉ mỉ. Tác phẩm hiện nay chưa định giá như theo kinh nghiệm những người chơi chuyên nghiệp chia sẻ thì khoảng vài trăm triệu đồng.
 
IMG_6678.jpg
Anh Lâm Ngọc Vinh (45 tuổi ở Bình Thạnh), người có nhiều năm đam mê nghệ thuật này cho biết, để tạo hình một tác phẩm rất công phu có khi mất rất nhiều tháng, chưa kể phải tìm cây phù hợp, rồi cả các loại phụ trợ như đá kiểng... nhập về từ nhiều nơi.
 
IMG_6696.jpg
Tác phầm "Cổ tùng đắc lộc" mô tả lại cuộc sống ung dung nhàn hạ của các bậc thần tiên xưa được tạo hình hết sức công phu. Phải kiếm những loại đá bị phong hóa lâu năm tạo dấu ấn cổ xưa.
 
IMG_6712.jpg
Tác phẩm "Thong dong" này vốn từ cây duyên tùng hơn trăm năm tuổi cùng nhiều năm tạo hình. Giá trị hàng chục triệu, thể hiện ước muôn sống cuộc đời ung dung nhàn hạ, không tất bật bon chen: "Ta từ sanh tử về chơi/Ngồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăng".
 
IMG_6727_1.jpg
Để vượt qua tầm cây cảnh bình thường trở thành tác phẩm nghệ thuật, người chơi phải chấp nhận cắt bỏ nhiều cành tán để làm nổi bật chủ đề mà họ gửi gắm. Tác phẩm "Chân quê" này được tạo hình từ cây sơn tùng cổ thụ. Kết hợp với nghệt thuật ghép gỗ độc đáo mà thành..
 
 
IMG_6735.jpg
Hình ảnh mùa xuân đến, vứt bỏ mọi lo toan vất vả một năm, để nghỉ ngơi nhàn hạ thong dong được thể hiện rất rõ qua tác phẩm "Soi bóng nước non" tạo hình từ cây cổ thụ quý linh sam.
 
IMG_6739.jpg
Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, tiết trời êm dịu mát mẻ. Hình ảnh lão sư thư giãn nằm nghỉ dưới muôn cánh hoa thanh khiết thật bình an. 
 
IMG_6745.jpg
Chàng mục đồng chăn trâu mang đậm nét văn hóa truyền thông của người Việt xưa cũng xuất hiện trong tác phẩm "Suối nhạc tình xuân".
 
IMG_6757.jpg
Cây phi lao hơn trăm năm tuổi được tạo hình gắn với hình ảnh bình dị và gần gũi với đời sống văn hóa người Việt Nam.
 
IMG_6763.jpg
Dưới bàn tay nghệ nhân cây bông trang bình thường hóa thành tác phẩm nghệ thuật rực rỡ với tên gọi "Muôn sắc xuân
sang".
 
IMG_6801.jpg
Xu hướng bonsai trong những năm gần đây là tạo hình với những cây cổ thụ thân thuộc cho hoa kết trái như me, khế, dâu, bưởi, mận...Cây me này được xem là một trong những tác phẩm bon sai độc nhất vô nhị.
 
IMG_6699.jpg
Với nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá được trưng bày, hội hoa Tao Đàn xuân Ất Mùi hứa hẹn sẽ đem lại nhiều không gian thú vị và ấn tượng mang đậm dấu ấn Tết truyền thống Việt Nam.
 

Hải An

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Hot girl nửa tỷ" khiến người xem thổn thức trong bộ áo tứ thân

Công Tuấn

Soha.vn

17/02/2015 07:30

 

2-1423631152830-16-0-506-960-crop-142363

Nhà thiết kế trẻ Nguyễn Quỳnh Trang (Trang Cherry) đã trở thành mẫu cho chính thiết kế mới nhất của mình.

 

Trong năm 2014, Nguyễn Quỳnh Trang (Trang Cherry) là một trong những gương mặt trẻ nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng bởi tài năng và nhan sắc xinh đẹp của mình.

Đam mê thời trang, Trang Cherry đang tự tin bước đi trên con đường đến với ước mơ trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Bằng sự nỗ lực tìm tòi, học hỏi và sáng tạo, Trang Cherry được giới chuyên môn đánh giá cao và nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ. Trong năm 2014, cô gái 20 tuổi này đã ra mắt được 3 bộ sưu tập thời trang và tạo dấu ấn riêng trong làng thời trang Việt Nam.

Đặc biệt, cô gái trẻ này đã trở thành hiện tượng khi mang về doanh thu nửa tỷ đồng ngay ở bộ sưu tập đầu tiên và có cơ hội đặt chân sang Pháp và Italia để trình diễn bộ sưu tập thời trang mới nhất của mình.

Trong thời điểm cận Tết Nguyên đán, Trang cho biết cô đang bận rộn với khối công việc khổng lồ. Sắp tới, Trang dự định mở một thương hiệu thời trang riêng nên hiện tại cô vẫn đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị mọi thứ một cách tốt nhất.

hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu

Nhà thiết kế trẻ xinh đẹp Nguyễn Quỳnh Trang (Trang Cherry)

 

Trong năm 2015, Trang sẽ tập trung vào kinh doanh và tiếp tục cho ra mắt những sản phẩm thiết kế mới phục vụ khách hàng.

“Cách đây hơn 1 năm mình vẫn đang chập chững vào nghề, mọi thứ còn quá mới lạ. Khi đó mong ước lớn nhất của mình là được ra mắt các bộ sưu tập thời trang do mình thiết kế.

Giờ đây mong ước của mình đã thành sự thật nhưng mình sẽ không ngủ quên trên chiến thắng. Mình vẫn sẽ nỗ lực hơn nữa trong công việc để có thể giới thiệu những mẫu thiết kế đẹp hơn, ấn tượng hơn”, Trang chia sẻ.

Tuy khá bận rộn với công việc, nhưng Trang vẫn luôn cố dành thời gian cho gia đình. Với Trang, thời khắc đón giao thừa là giây phút mong chờ nhất. Tuy đã lớn nhưng được đón giao thừa bên gia đình, hít hà cái vị Tết luôn luôn khiến Trang háo hức.

Dưới đây là bộ ảnh áo tứ thân cách điệu do chính Trang thiết kế và làm mẫu. Hình ảnh thiếu nữ Việt thướt tha, dịu dàng trong bộ áo tứ thân dưới tiết trời xuân khiến người xem thực sự yêu thích.

 

hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu
hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu
hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu

hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu

hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu
hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu
hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu
hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu
hot-girl-nua-ty-khien-nguoi-xem-thon-thu

Ảnh DK Manip

====================

Lão Gàn ủng hộ nhà thiết kế trẻ Nguyễn Quỳnh Trang (Trang Cherry) vì nét Việt trong thiết kế của cô. Chân thành chúc cô thành công trong sự nghiệp của mình. Cô hãy giữ nét độc đáo của mình chính là những giá trị văn hóa Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 phong tục truyền thống không thể bỏ qua trong ngày mùng Một Tết


Hồng Kiều (Vietnam+)

 

lúc : 18/02/15 07:40

 

ttxvn_phaphoa.jpg
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới có nhiều phong tục, tập quán nghĩa quan trọng với người Việt. (Ảnh: TTXVN)

Năm mới Tết đến là lúc gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Với người dân Việt Nam, Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm và có rất nhiều phong tục liên quan đến ngày lễ lớn này. 

Đặc biệt, ngày đầu tiên của năm mới là thời điểm quan trọng trong những ngày Tết với những phong tục, tập quán mà qua đó người Việt thể hiện mong muốn một năm mới suôn sẻ, may mắn và thành công. Hãy cùng điểm lại những phong tục, tập quán tốt đẹp và ý nghĩa trong ngày mùng 1 Tết.

1. Cúng Giao thừa hay lễ Trừ tịch

Giao thừa là thời khắc đất trời giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam, phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Theo phong tục Việt Nam từ cổ xưa, mỗi gia đình đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà vào thời khắc giao thừa. Mâm lễ cũng thương có xôi gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước…

Người xưa tin rằng mỗi năm có một vị thần trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới, cho nên ngoài cúng tổ tiên thì phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Phong tục này còn có ý nghĩa đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Sau khi các nghi lễ cúng giao thừa đã hoàn tất, mọi người trong gia đình thường cùng nhau xum vầy đón Tết.

2. Xông đất

Người xông đất là người đầu tiên bước chân vào nhà của người nào đó sau thời khắc giao thừa. Người ta tin rằng tuổi tác của người khách đầu tiên có ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà. Vì thế, từ trước Tết, chủ nhà thường chọn người quen biết nào thành đạt và có tuổi hợp với mình theo sách tử vi để mời họ đến xông đất cho mình.

Một số nơi, người ta cho rằng người thân trong gia đìnhh xông đất sẽ đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

3. Mừng tuổi



ttxvn_lixi.jpg
Mừng tuổi cho trẻ nhỏ nhân dịp năm mới. (Ảnh: TTXVN)

Đây là một phong tục rất đẹp, mỗi khi Tết đến xuân về người lớn thường tặng trẻ em tiền tiêu Tết, được gói trong một bao giấy hồng kèm theo là những lời chúc mừng trẻ em ngoan ngoãn, học giỏi.

Mừng tuổi còn bao gồm cả việc người trẻ tặng phong bao và chúc mừng người già sống lâu trăm tuổi, thể hiện sự hiếu thảo của con cháu.

4. Xuất hành và chúc Tết

Sáng mùng Một Tết, còn gọi là ngày Chính đán, người Việt thường tổ chức tụ họp đông đủ con cháu để cúng tổ tiên và chúc Tết ông bà. Theo quan niệm của người xưa, cứ năm mới tới mỗi người tăng lên một tuổi bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu chúc thọ ông bà và người cao tuổi trong gia đình.

Những lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công… Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau hướng về sự tốt lành.

Sau khi chúc Tết trong gia đình, cả nhà sẽ xuất hành đi chúc Tết họ hàng, hàng xóm, bạn bè. Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Vì vậy, trước khi xuất hành, một số người chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý nhân, tài thần, hỉ thần…

5. Mua muối
 

ttxvn_muamuoi.jpg
Người dân Hà Nội thường mua muối vào ngày mùng Một Tết. (Ảnh: TTXVN)

Dân gian có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Việc mua muối đầu năm của mỗi gia đình thường bắt đầu trong buổi sớm mồng 1 Tết.

Người xưa quan niệm muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó được cho rằng sẽ mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÌ SAO ĐẦU NĂM MUA MUỐI, CUỐI NĂM MUA VÔI?

5 phong tục truyền thống không thể bỏ qua trong ngày mùng Một Tết

Hồng Kiều (Vietnam+)

lúc : 18/02/15 07:40
 

5. Mua muối
 

ttxvn_muamuoi.jpg
Người dân Hà Nội thường mua muối vào ngày mùng Một Tết. (Ảnh: TTXVN)
 

Dân gian có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Việc mua muối đầu năm của mỗi gia đình thường bắt đầu trong buổi sớm mồng 1 Tết.
Người xưa quan niệm muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Mua muối đầu năm cũng có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tình cảm, nó được cho rằng sẽ mang lại sự đậm đà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái./.

 

 

 

Bài viết tuy có giải thích vì sao đầu năm dân Việt ta lại mua muối. Giải thích là một chuyện, còn có đúng hay không lại là chuyện khác. Chưa nói đến sự giải thích này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa giải thích được vì sao "cuối năm mua vôi"? Vôi không mua được vào đầu năm hay sao? Khi văn hóa truyền thống Việt ngày xưa còn duy trì tục ăn trầu. Muối không mua được vào cuối năm hay sao? Khi nó là một thực phẩm hàng ngày trong cuộc sống của con người.

Không chỉ "đầu năm mua muối", mà trong thủ tục nhập trạch theo truyền thống Việt tộc thì lúc đó trong nhà gạo phải đầy, củi (nhiên liệu) phải đầy, nước trong nhà của tất cả những thứ có thể chứa nước cũng phải đầy và cuối cùng là hũ muối cũng phải đầy.

Trong thủ tục nhập trạch theo truyền thống của nền văn hiến Việt, muối chỉ đóng vai trò như là một thực phẩm căn bản và là tối thiểu cuối cùng của con người. Mọi thứ thực phẩm cốt yếu đầy tràn không thể thiếu trong một căn nhà khi nhập trạch như là một điềm lành - một sự mở đầu tốt đẹp cho sự phú túc - mà con người mơ ước. Nhưng vai trò của muối trong câu ngạn ngữ "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" lại mang một ý nghĩa khác hẳn. Nội dung của câu ngạn ngữ này mang tính minh triết hơn nhiều so với lời giải thích của bài viết trên. Tất nhiên điều này lại liên quan đến Lý học Đông phương.

Muối và vôi đều có sắc trắng, theo ngũ hành thì thuộc Kim. Nhưng vai trò phân loại của Ngũ hành trong Lý học không mang tính lý giải cho hiện tượng này. Mà trong trường hợp này cần được hiểu rằng đó là sắc thái biểu tượng của Dương tính. Muối là sản phẩm biển và đó là sản phẩm của sự kết hợp của sự tương tác của vũ trụ với Âm khí của Đất - "Thiên nhất sinh Thủy" - Trong đó, nước biển là Âm Thủy và bầu khí quyển bao bọc Địa cầu là Dương Thủy. Màu trắng đặc trưng của muối mang đặc trưng cho Dương tính ở dạng sản phẩm khởi nguyên trên trái Đất rất mạnh. Do đó, những hũ muối để trong những góc nhà bế khí - như gầm cầu thang - ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt có tính hóa giải Âm khí tụ ở đó. Ngược lại - vôi - sản phẩm của núi và núi cũng là hình thể cấu tạo cuối cùng trên bề mặt trái đất trước khi xuất hiện tất cả mọi vật thể khác trên bề mặt địa cầu. Núi nhô cao thuộc Âm. Đây là điều mà tôi đã trình bày trong các lớp phong thủy Lạc Việt về nguyên lý của Âm khí cho núi.

Như vậy, theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" nên xuất hiện cầu "Đầu năm (Dương trước) mua muối, cuối năm (Âm sau) mua vôi". Muối mua vào đầu năm và vôi mua vào cuối năm (Thay vôi trong các ông bình vôi trong nhà) của nền văn hóa trầu cau, đều có tác dụng xua đuổi âm khí, mang lại những điều tốt lành.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thợ quê Đà Nẵng dựng nhà tre lớn nhất Việt Nam

02/02/2015 09:41

 
Mãi đến bây giờ kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa vẫn không thể cắt nghĩa và giải thích được những thắc mắc của nhiều người khi tận mắt chứng kiến ngôi nhà tranh tre lớn nhất Việt Nam mà đích thân ông cùng những người thợ quê xây dựng tại khu nghỉ dưỡng cao cấp Naman ở TP. Đà Nẵng…
 

20150201103320-t-2-1422844534034-14-0-25

 

Được xây dựng trong một không gian mở nằm sát biển trên diện tích 51,5 ha lộng gió biển, những ngôi nhà tranh tre mộc mạc nhưng vô cùng sang trọng được những người nông dân xây dựng mà như lời kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa khẳng định: Những ngôi nhà tre này được những người nông dân có trình độ chưa quá lớp 1 cùng ông xây dựng hơn 1 năm nay.

Trong khu nghĩ dưỡng cao cấp có tổng nguồn vốn đầu tư hơn 30 triệu USD này có bốn 4 công trình toàn bằng tre. Trong đó ngôi nhà tre lớn nhất có diện tích 365 m2 với sức chứa hơn 300 người.

Đây là ngôi nhà được xây dựng bằng tre lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Tại ngôi nhà tre này, các kiến trúc bằng tre từ cột chống, xà đở vượt nhịp 13,5 m khi tận mắt chứng kiến mới cảm nhận được sự tinh tế, tài hoa của người kiến trúc sư và những người thợ đã xây dựng nên ngôi nhà toàn bằng tre sang trọng này.

Theo kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa cho biết những căn nhà tre xây dựng nơi ven bờ biển này chịu được sức gió bão cấp 12.

Cùng chiêm ngưỡng công trình kiến trúc bằng tre tuyệt đẹp trong khu nghĩ dưỡng Naman bên bờ biển Đà Nẵng:

 

tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
tho-que-da-nang-dung-nha-tre-lon-nhat-vi
 

Vũ Trung - theo VEF

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tượng Thần tài thủy tùng 8 tấn:

Tiền tỷ không bán

14/02/2015 08:02

 
Ròng rã hơn 5 năm trời đi tìm những gốc cây thủy tùng và gỗ gõ đỏ thuộc nhóm 1 nguyên khối quí hiếm bị chôn sâu dưới lòng đầm lầy giữa đại ngàn đưa về xưởng và mất hơn nửa năm trời với hàng trăm ngày công lao động cần mẫn của các nghệ nhân đã tạc nên những bức tượng Di Lặc "khủng" có 1 không 2.
 

7-20150213171144-t-7-1423875166964-16-0-

 

Bức tượng Di Lặc được tạc bằng gốc cây thủy tùng quí hiếm "khủng" của ông chủ cơ sở đồ gõ mỹ nghệ Tấn Đạt (Số 8 đường Phong Bắc, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) khiến nhiều du khách đến Đà Nẵng phải "liếc ngang, ngó dọc" vì đây là bức tượng Di Lặc cầu tài "khủng nhất hiện nay.

Theo ông chủ cơ sở mộc Tấn Đạt cho biết để có gốc cây thủy tùng tạc nên bức tượng Di Lặc này anh đã mất 5 năm trời săn tìm ở "thủ phủ" loài cây thủy tùng quí hiếm đã bị tuyệt chủng trên Thế giới hiện còn tồn tại tại huyện EA Leo, tỉnh Đắc Lắk.

Gốc thủy tùng nguyên khối trước khi được anh mua lại của người dân khai thác và đưa về xưởng chế tác của mình phải dùng cần cẩu nặng 8 tấn mới nâng nổi.

Sau khi mua được với giá hơn 180 triệu đồng cách đây hơn 4 năm, anh đưa về xưởng bắt đầu tạc nên bức tượng Di Lặc "khủng" này ròng rã 6 tháng trời với sự tham gia của 5 nghệ nhân.

 

tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k

Hiện bức tượng Di Lặc bằng gỗ thủy tùng nặng khoảng 1,5 tấn có chiều cao 1,3m và đường kính 1,3m.

 

Đây được xem là bức tượng Di Lặc bằng gỗ thủy tùng "khủng" nhất hiện nay và đã có khách đến trả giá nửa tỷ đồng nhưng anh chưa muốn bán.

Ngoài bức tượng Di Lặc "khủng" có giá hơn nửa tỷ đồng, cơ sở còn có nhiều bức tượng Di Lặc cũng bằng gỗ thủy tùng nhỏ hơn có giá từ 300 đến 400 triệu đồng.

Một bức tượng Di Lặc "khủng" khác bằng gốc gỗ gõ đỏ thuộc nhóm 1A quí hiếm của ông chủ cơ sở mộc mỹ nghệ Lê Viết Phương trú tại thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Anh Phương cho biết, để có gốc gỗ gõ đỏ quí hiếm anh đã mất gần 7 năm trời săn tìm.

Trong một lần tình cờ, anh phát hiện người dân đánh cá phát hiện gốc gỗ gõ đỏ nằm sâu dưới lớp bùn đất tại khu vực đầm vịnh Lăng Cô nằm sát chân đèo Hải Vân.

Ngay lập tức anh mua lại gốc gỗ gõ đỏ này với giá hơn 200 triệu đồng và mất hơn 1 tháng ròng ra mới đưa được về đến xưởng vào năm 2009.

Đây là gốc gỗ gõ đỏ chôn vùi hàng trăm năm dưới bùn chỉ còn phần lõi và gần như hóa thạch. Có được gốc gỗ gõ đỏ này anh bắt đầu tạc bức tượng Di Lặc long qui "khủng".

Ròng rã hơn 9 tháng trời, 8 người thợ mới tạc xong bức tượng Di Lặc long qui này.

Bức tượng cao 2,7 m, nặng hơn 2 tấn. Với bức tượng bằng gỗ quí hiếm này đã có người trả giá hơn 600 triệu nhưng anh vẫn chưa bán.

Ngoài bức tượng Di Lặc "khủng" bằng gỗ gõ đỏ, anh Phương còn trưng bày 2 bộ bàn "khủng" bằng gốc bằng lăng và gốc cà phê cổ thụ. Mỗi bộ bàn có giá khoảng hơn 20 nghìn USD.

Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh 2 bức tượng Di Lặc "khủng" bằng gỗ quí hiếm và 2 bộ bàn bằng gốc bằng lăng và gốc cây cà phê cổ thụ.

 

tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
Tượng Di Lặc cầu may "khủng" bằng gỗ gõ đỏ quí hiếm nặng hơn 2 tấn có giá hơn 30.000 USD
 
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
Tượng Thần tài Di Lặc được tạc bằng gốc thủy tùng nguyên khối nặng 1,5 tấn có giá 25.000 USD.
 
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
tuong-than-tai-thuy-tung-8-tan-tien-ty-k
Hai bộ bàn "khủng" bằng gốc bằng lăng và gốc cà phê cổ thụ có giá từ 20.000 USD đến 30.000 USD.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gặp cao thủ khèn quyền trên “cao nguyên trắng”

Cập nhật lúc: 06:00 24/02/2015 (GMT+7)

 

(Kiến Thức) - Lão võ sư tên Lý Seo Hồ nổi danh trong giới cao thủ khèn quyền - một phái võ cổ truyền của người H’Mông, trên đất Bắc Hà. 
 
Dải đất Bắc Hà, Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vẫn được mệnh danh là “cao nguyên trắng” với bạt ngàn hoa mận. Nổi danh trên mảnh đất ấy là tam đại cao thủ khèn quyền, phái võ cổ truyền của người H’Mông. Trong đó, lão võ sư tên Lý Seo Hồ được nhiều người ca ngợi nhất.
 
Múa võ kiếm tiền
 
Chúng tôi tìm gặp ông Lý Seo Hồ, một trong tam đại cao thủ khèn quyền ở bản Phố, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà khi cái nắng đã chuyển gam vàng nhạt. Khác với những hộ dân xung quanh, trong ngôi nhà truyền thống dân tộc H’Mông của gia đình ông Lý Seo Hồ được điểm tô bằng những vật dụng đặc biệt, đó là khèn, gậy, đao, liềm, côn... Đây là võ khí chỉ người học khèn quyền mới có. Những đồ đạc này được ông treo lủng lẳng trên vách, ngay đầu giường đầy trang trọng. Trên mỗi võ khí đều được buộc đuôi nheo màu đỏ.
cao-thu-khen-quyen-tren-cao-nguyen-trang   
Một đường quyền uyển chuyển của lão võ sư Lý Seo Hồ.
 
Trong ngôi nhà rộng rãi, ông Lý Seo Hồ kê một bộ bàn ghế giữa nhà theo phong cách miền xuôi để tiện cho việc tiếp khách. Ông đón chúng tôi vào bàn và chào mừng bằng những chén rượu mật ong thơm nồng. Mặc dù đại lão võ sư đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn nâng những chén rượu đầy lên môi uống từng hơi ừng ực khiến nhiều người không khỏi “choáng”. Có người buông lời: “Đúng là kẻ trượng phu thường toát lên khí phách hơn người”. Nhìn cái cách uống rượu, ánh mắt sắc lạnh, nước da hồng hào, cơ thể chắc nịch, gân guốc chẳng khác nào thanh niên cường tráng, nhiều người phải trầm trồ, ngưỡng mộ.
Sau những chén rượu chào mừng viễn khách, ông Lý Seo Hồ kể về cái duyên đến với nghiệp võ. Theo đó, ông luyện khèn quyền từ năm 13 – 14 tuổi. Thầy của ông là một cao thủ ở Si Ma Cai. Để học võ, ông đã tu luyện cùng thầy trên núi suốt ba năm ròng. Ban ngày thì kiếm củi, trồng ngô, đêm về đốt lửa múa đao, luyện khèn... Ông “tốt nghiệp”bằng lời căn dặn của thầy rằng: “Từ nay, mày có thể xuống núi múa võ kiếm tiền, thi thố tài năng không thua kém ai”. Rồi một hôm, ông trở về Bắc Hà múa võ trong một dịp lễ đầu xuân. Người ta thấy ông đánh gậy, liềm, đao, thổi khèn đánh võ đẹp như thần thoại mà ngưỡng mộ vô cùng. Kể từ đó, tên tuổi của Lý Seo Hồ lan tỏa khắp “cao nguyên trắng”.
Ông Lý Seo Hồ cho biết: “Khèn quyền thiên về biểu diễn, vì truyền thống của chúng tôi là biểu diễn võ để kiếm tiền. Trước đây, cuộc thi võ có 3 – 4 người và một trọng tài. Người tham gia phải thể hiện được võ công cao cường thông qua các đường quyền uyển chuyển, mềm mại nhưng tinh tế. Thể lệ sẽ do chính người thi thỏa thuận với nhau. Có thể múa võ tay không, múa liềm, gậy, đao, khèn... tùy ý. Người múa hay sẽ được trọng tài chấm giải nhất. Phần thưởng cho người chiến thắng là những chén rượu ngô nồng ấm và tiếng vỗ tay như mưa rào. Sau này là thịt và tiền. Đến nay, trong lễ hội đầu năm, chính quyền thưởng tiền thay cho rượu, thịt. Người giải nhất có thể được 1 – 2 triệu đồng tùy ngân sách địa phương. Ngoài ra, võ sĩ có thể múa ở chợ để phục vụ khách du lịch, sau đó, mọi người sẽ cho tiền”.
 
Hai cha con đều là cao thủ
 
Trong cộng đồng người H’Mông ở huyện Bắc Hà và Si Ma Cai hiện còn rất ít người học khèn quyền. Những cao thủ như ông Lý Seo Hồ cũng chỉ có gần chục đệ tử. Trong số này, gần như không ai có tố chất học võ hoặc họ dành mối quan tâm cho việc khác.
Ông Lý Seo Hồ nhẩm tính: “Ở huyện Si Ma Cai có hai cao thủ. Một người bằng tuổi tôi, nhưng đã theo vợ sang Lào sinh sống. Người này coi như không tính. Người thứ hai tên là Giàng A Thào, ít hơn tôi 12 tuổi, hiện đang sinh sống ở ngọn núi cao cách chợ Si khoảng 15km. Ở Bắc Hà có tôi và con trai cả của tôi là Lý Seo Phỏng, năm nay đã 67 tuổi. Như vậy, “cao nguyên trắng” còn 3 cao thủ”.
Tiêu chí để một võ sĩ có được coi là “cao thủ” hay không dựa trên 2 yếu tố. Thứ nhất là năng khiếu âm nhạc, tức là phải biết nghệ thuật thổi khèn. Thứ hai là năng khiếu học võ. Bởi khèn quyền yêu cầu võ sĩ vừa thổi khèn mua vui cho mọi người lại vừa thi triển các thế võ làm sao cho đẹp mắt, được nhiều người hưởng ứng.
Theo ông Lý Seo Hồ thì người học khèn quyền phải có 3 tố chất cần thiết mà ông gọi là “đầu – tay – tim”. Nghĩa là cái đầu phải nhạy bén, tai nghe tiếng khèn, tay múa võ. Bởi mỗi điệu khèn ứng với từng đường quyền nhất định. Phải là người có đầu óc linh hoạt thì mới vừa thổi khèn vừa múa võ nhuần nhuyễn và biến hóa. Cuối cùng, con tim của người học khèn quyền phải đam mê với thứ mình đang theo, không bao giờ có ý định bỏ cuộc...
Ở Bắc Hà, ngoài cha con ông Lý Seo Hồ còn một người nữa cũng rất giỏi các bài đao, liềm, gậy. Nhưng người này không biết thổi khèn, cho nên không được xếp vào hàng cao thủ.
Sau những chén rượu hân hoan cùng khách lạ, ông Lý Seo Hồ lôi những gậy, những khèn cùng đao kiếm và... tay bo ra giữa sân triển võ mua vui cho viễn khách theo truyền thống. Dù tuổi cao nhưng lão võ sĩ vẫn biểu diễn liên hoàn cước đối với một số bài tay không, gậy, liềm thoăn thoắt như con hổ trong rừng.
Nhìn những đường quyền mượt mà, uyển chuyển, quyến rũ là vậy nhưng lớp thanh niên không có ai muốn theo học. Ông Lý Seo Hồ buồn rầu: “Tôi có ba thằng con trai nhưng chỉ có thằng cả là ham học và trở thành cao thủ. Hai thằng còn lại chẳng biết cái gì, khèn không, quyền không, gậy không... Tôi đã dạy nhưng chúng nó không thể học nổi. Còn những thanh niên khác thì học được vài đường quyền liền xuống phố kiếm tiền chứ chẳng màng luyện nữa. Đến nay, ngoài đứa con trai cả, không còn đệ tử nào của tôi theo khèn quyền nữa”.
“Hằng năm, chúng tôi vẫn đến các lễ hội đầu năm để thi múa võ. Gần như các cao thủ khèn quyền đều tập trung tại các lễ hội này. Có những trận chúng tôi thi đấu đến 4 ngày liền. Kết quả người nào học được nhiều bài võ hơn, biến hóa linh hoạt hơn thì người đó sẽ giành chức vô địch”, ông Lý Seo Hồ cho biết.

 

Quách Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nét độc đáo của nghề làm quỳ vàng truyền thống tại Kiêu Kỵ

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

lúc : 25/02/15 06:32

 

Nếu như trước đây sản phẩm của làng làm quỳ vàng truyền thống Kiêu Kỵ góp phần tạo sự nguy nga trong các công trình kiến trúc cung đình thời phong kiến thì ngày nay lại được dùng cho việc trang trí nội thất của Nhà hát Lớn Hà Hội, Văn Miếu Quốc Tử Giám và các di sản kiến trúc được UNESCO công nhận như Kinh đô Huế, Hội An...

Nghề dát vàng, bạc ở Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) được hình thành từ thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) để cung ứng vật liệu trang trí sơn son thiếp vàng tại các công trình kiến trúc của vua chúa và các đền, chùa, miếu, điện ở kinh đô Thăng Long.

Người có công gây dựng và truyền bá nghề này được người dân Kiêu Kỵ tôn làm ông tổ làng nghề là ông Nguyễn Quý Trị.

Ngay nay, làng Kiêu Kỵ có hàng trăm hộ gia đình chuyên kinh doanh và sản xuất vàng quỳ. Chúng tôi đến thăm xưởng sản xuất của gia đình nghệ nhân Lê Bá Tươi thì được biết, xưởng làm quỳ, dát vàng của gia đình đã tạo việc làm cho hơn chục thanh niên trong làng và các tỉnh khác với mức thu nhập đều đặn 3-6 triệu đồng/tháng.

Chị Hoàng Thị Anh vợ của nghệ nhân Lê Bá Tươi chia sẻ: "Để có được một quỳ vàng thành phẩm đạt 490 lá thì cần trải qua đến gần 40 công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn đều có sự phức tạp riêng, chẳng hạn như phải nấu keo trộn bồ hóng, rồi đem đập, bóc, luộc mới có thể dùng được."
 

TNDP2.jpg
Sau khi pha chế xong, mực được quét lên các tấm giấy cắt hình chữ nhật rồi đem phơi trên lá vải khô.

TNDP2_2.jpg
Anh Vũ Huy Giao, người dân làng nghề vàng quỳ Kiêu Kỵ miệt mài giã quỳ.

TNDP2_3.jpg
Gia đình anh Vũ Huy Giao sản xuất quỳ tại gia đình.

TNDP2_4.jpg
Những tấm quỳ chuẩn bị đem ra đóng thếp.
 
TNDP2_5.jpg
Một gói quỳ thành phẩm.

TNDP2_6.jpg
Những gói quỳ thành phẩm được đóng gói.

Từ những thỏi vàng, bạc thật sẽ được các nghệ nhân đập cho dài và mỏng (gọi là đập diệp) có bề ngang 1cm, được cắt thành những hình vuông nhỏ 1cm2 rồi đặt vào lá quỳ.

Lá quỳ có cạnh dài 4cm được kén từ loại giấy dó (giấy làm tranh Đông Hồ) mỏng và dai, được quét lên bề mặt nhiều lần bằng mực tự chế làm bằng loại bồ hóng đặc biệt, trộn với keo da trâu, tạo cho giấy quỳ bền chắc.

Được biết, công đoạn làm ra loại mực đặc biệt để quét lên giấy dó cũng rất tỷ mỷ, đòi hỏi nhiều thợ kiên trì và cần mẫn lao động. Công đoạn này phải xây lò kín và thấp, dùng mùn cưa trộn với keo da trâu, viên nhỏ đốt dưới chiếc nồi ang để tạo bồ hóng rồi làm mực quỳ.

Người thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành tấm lá vàng có diện tích hơn 1m2. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục.

Công việc này phải diễn ra xuyên suốt, nếu người thợ đập không đều tay hoặc chỉ ngưng một chút lá quỳ sẽ nguội dần và công việc này lại phải thực hiện lại từ đầu. Cho nên tính ra người thợ phải đập trên 400 nhát búa mới cho một quỳ vàng.

Chị Hoàng Thị Anh cho biết thêm, công đoạn cuối khi gỡ vàng quỳ trả khách cần bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Công đoạn này cần kín gió vì chỉ cần vô ý thở mạnh, vàng sẽ bay mất cho nên những người thợ làm ở công đoạn này thường được làm ở trong nhà kín cửa và đeo khẩu trang.

Là một người có thâm niên hơn 60 năm làm nghề quỳ vàng, nghệ nhân Lê Bá Vòng cho biết: “Từ 1 chỉ vàng đập mỏng thành 980 lá vàng có diện tích lớn hơn 1m2 thì chưa có ngành công nghiệp nào làm được, kể cả công nghiệp dát vàng của Nhật.

Chính vì vậy, cho đến nay, làng Kiêu Kỵ là làng duy nhất trong cả nước làm nghề này và người dân sống được với nghề”.

Đầu năm du xuân, đến thăm các di tích lịch sử, đình, chùa, miếu mạo, các công trình tín ngưỡng,… ta thấy choáng ngợp bởi các pho tượng phật, các hoành phi câu đối,… lấp lánh ánh vàng, ánh bạc.

Trên các tác phẩm đó, người ta đã phủ lên một chất liệu đặc biệt: các lá vàng quỳ, bạc quỳ. Mặt hàng đặc biệt đó được làm ra bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Kiêu Kỵ./.
 

TNDP2_7.jpg
Pho tượng ông tổ làng nghề Kiêu Kỵ được thờ tại gian thờ tổ trong làng.

TNDP2_8.jpg
Nghệ nhân Lê Văn Vòng ở Kiêu Kỵ bên bộ hoành phi câu đối thếp vàng do tự tay ông thực hiện.

TNDP2_9.jpg
Rùa được dát quỳ vàng cung tiến vào Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bánh gai làng cổ Đường Lâm

25/02/2015 9:09

 
Bánh gai đã món quà đặc sản của làng cổ Đường Lâm. Chị em bà Nguyễn Thị Thơ (người làng Đông Sàng, làng cổ Đường Lâm) đã có những chia sẻ thú vị về nghề gia truyền này.

 

Để có chiếc bánh gai dẻo ngọt cần có lá gai, bột gạo nếp, đỗ xanh, vừng, thịt lợn mỡ và nạc. Trong đó chế biến lá gai là công phu nhất.

 

banhgailangco-11b.jpg
Chiếc bánh ấp ôm hương Tết của người dân Bắc bộ

 

Lần lượt luộc nhừ lá gai, nhặt hết các sống lá cứng, rửa sạch qua 7 đến 10 lần nước rồi mới cho vào máy xay nhuyễn. Lá gai sau khi xay được trộn với đường thì nấu lên cho quánh lại để có màu đen đặc trưng gọi là “châu”. Bột gạo nếp cùng với “châu” được nhào, trộn với nhau tạo nên lớp ngoài của chiếc bánh.

Xong mới đến nhân bánh. Đỗ xanh được đồ chín giã nhuyễn trộn với đường, dừa, mỡ, thịt lợn. Thịt lợn để làm bánh cũng rất cầu kì. Bà Thơ chia sẻ kinh nghiệm: “Phải chọn loại mỡ giòn, thơm, ăn không bị ngấy. Nếu là thịt nạc sẽ được giã ra như ruốc rồi mới trộn vào làm nhân”. Cuối cùng, phủ một lớp vừng để bánh thêm bùi và thơm.

Chọn những tấm lá chuối khô đã được dấp nước để gói, giúp chiếc bánh nằm bên trong gọn gàng và vuông vắn. Xong hấp bánh trong 2 giờ là hoàn tất.

Bánh của chị em bà Thơ được làm theo phương pháp thủ công tuyệt đối nên vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống quen thuộc.

Lò bánh của bà Thơ tuy không được mở rộng thành cơ sở sản xuất nhưng vẫn thu hút rất đông khách đặt mỗi dịp lễ Tết. Bà Thơ cho biết, dịp Tết hàng năm bà được đặt khoảng 1000 chiếc bánh với giá từ 5 - 7.000 đồng/chiếc.

Nhắc đến bánh gai là nói đến người Đường Lâm, người Sơn Tây xứ Đoài nói riêng và người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung - thứ quà quê quen thuộc mỗi dịp xuân về.

 

banhgailangco-b.jpg
Lá gai - nguyên liệu chính của bánh

 

banhgailangco-1b.jpg

banhgailangco-2b.jpg
Sau khi lá gai được luộc nhừ, bà Nguyễn Thị Thanh nhặt bỏ những sống lá cứng
để chuẩn bị xay nhuyễn lá

 

banhgailangco-3b.jpg

banhgailangco-4b.jpg
“Châu” được trộn cùng với bột gạo nếp tạo nên lớp vỏ bánh

 

banhgailangco-5b.jpg
Bà Thơ dùng chày để lèn chặt bột giúp cho phần vỏ bánh dẻo hơn

 

banhgailangco-6b.jpg
Phủ lớp vừng lên để bánh thêm bùi và thơm

 

banhgailangco-7b.jpg
Vừa gói, bà Thơ vừa chia sẻ về các công đoạn làm bánh

 

banhgailangco-8b.jpg

banhgailangco-9b.jpg
Bánh gai là niềm tự hào của người dân làng cổ Đường Lâm

 

banhgailangco-10b.jpg
Công đoạn cuối cùng là hấp trong 2 giờ để bánh chín

 

Kiều Dương (thực hiện)

====================

Hôm nào rảnh, lão Gàn sẽ mô tả những thứ bánh và món ăn được thi vào cuối thời Hùng Vương thứ VI, mở đầu thời đại Hùng Vương thứ VII, mà trong đó, bánh chưng, bánh dầy đoạt giải nhất.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ngôi đình 300 năm nguyên vẹn ở Bắc Giang

Thứ hai, 23/2/2015 | 08:18 GMT+7

 

Tọa lạc tại Bắc Giang, Đình Vường có quy mô lớn và kết cấu khá hoàn hảo. Dù đã gần ba trăm năm tuổi, đình vẫn giữ nét đẹp nguyên sơ do chưa hề có một lần trùng tu nào lớn.
 
1-Panorama3-1423736607_660x0.jpg 

Đình Vường tọa lạc tại thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngoài tên gọi theo làng, đình có tên chữ là Thịnh Vượng, do chữ làng Vường mà ra. Toàn bộ khu đình bao gồm các công trình đại đình và tả vu, hữu vu, sân, vườn, tam quan. Toà đại đình đặt trên đỉnh gò đồi, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ công, gồm ba hạng mục: Đại đình, ống muông, hậu cung. Đại đình có ba gian hai chái.

 
3-Panorama4-1423736614_660x0.jpg 

Đình Vường được xây dựng trên một khu đồi nhỏ bên làng Vường, nhìn về hướng nam, phía trước là núi Dành, sau lưng là làng Hậu, bên trái là xóm Cống, bên phải là xóm Giữa. Cảnh quan đình thoáng đãng, đẹp đẽ.

 
4-IMG-2099-1423736617_660x0.jpg 

Đình Vường thờ Đức thánh Cao Sơn - Quý Minh, hai vị thánh ngự trong cung cấm. Ba chữ phía trên là " Thượng Đẳng Thần". Các bức cửa võng ở đình Vường chạm lộng đẹp lại xếp theo lối bình phong. Các đề tài trang trí rất phong phú theo phong cách dân gian hoa dây cách điệu. Có hai hạc thờ đứng trên lưng rùa ngoảnh cổ ra. Mỏ hạc chấm xà hạ đại đình.

 
5-IMG-2029-1423736620_660x0.jpg 

Trong toà đại đình, hệ thống sàn, ván còn khá nguyên vẹn. Hai toà đại đình và hậu cung được ngăn cách bởi hệ thống cửa cấm đóng kín, chỉ mở khi làm lễ.

 
6-IMG-2038-1423736623_660x0.jpg 

Hai gian bên đại đình có đôi ngựa hồng, ngựa bạch lớn đặt trên nền đá xanh ở gian giữa.

 
7-IMG-2064-1423736626_660x0.jpg 

Phần liên kết các vì mái theo lối cổ truyền thống. Trên các vì nóc và vì nách có nhiều mảng phù điêu chạm lộng đẹp.

 
9-IMG-1998-1423736632_660x0.jpg 

Nét độc đáo của đình Vường vượt trội các ngôi đình khác ở chỗ bộ khung gỗ còn khá chắc chắn và nguyên vẹn nét kiến trúc từ thời Lê và Nguyễn.

 
10-IMG-2082-1423736635_660x0.jpg 

Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Vường còn ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với nhân dân địa phương. Trong kháng chiến chống Pháp, đây là nơi liên lạc, hội họp của dân quân du kích địa phương quanh vùng Yên Thế hạ, liên quan chặt chẽ với căn cứ tiền tiêu núi Dành. Kháng chiến chống Mỹ, đình Vường là nơi cất giữ kho phim dự trữ quốc gia gần 10 năm.

 
11-IMG-2123-1423736639_660x0.jpg 

Bốn đao đình và hai đầu nóc được kê xếp, đắp đặt các đao sành gốm bay vút lên như cánh diều no gió.

 
12-IMG-2122-1423736642_660x0.jpg 

Cầu thang bằng đá nguyên khối khá độc đáo.

 

Lê Bích

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Ngôi đình 300 năm nguyên vẹn ở Bắc Giang

Thứ hai, 23/2/2015 | 08:18 GMT+7

 

Tọa lạc tại Bắc Giang, Đình Vường có quy mô lớn và kết cấu khá hoàn hảo. Dù đã gần ba trăm năm tuổi, đình vẫn giữ nét đẹp nguyên sơ do chưa hề có một lần trùng tu nào lớn.
1-Panorama3-1423736607_660x0.jpg 

Đình Vường tọa lạc tại thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngoài tên gọi theo làng, đình có tên chữ là Thịnh Vượng, do chữ làng Vường mà ra. Toàn bộ khu đình bao gồm các công trình đại đình và tả vu, hữu vu, sân, vườn, tam quan. Toà đại đình đặt trên đỉnh gò đồi, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ công, gồm ba hạng mục: Đại đình, ống muông, hậu cung. Đại đình có ba gian hai chái.

 
3-Panorama4-1423736614_660x0.jpg 

Đình Vường được xây dựng trên một khu đồi nhỏ bên làng Vường, nhìn về hướng nam, phía trước là núi Dành, sau lưng là làng Hậu, bên trái là xóm Cống, bên phải là xóm Giữa. Cảnh quan đình thoáng đãng, đẹp đẽ.

 
4-IMG-2099-1423736617_660x0.jpg 

Đình Vường thờ Đức thánh Cao Sơn - Quý Minh, hai vị thánh ngự trong cung cấm. Ba chữ phía trên là " Thượng Đẳng Thần". Các bức cửa võng ở đình Vường chạm lộng đẹp lại xếp theo lối bình phong. Các đề tài trang trí rất phong phú theo phong cách dân gian hoa dây cách điệu. Có hai hạc thờ đứng trên lưng rùa ngoảnh cổ ra. Mỏ hạc chấm xà hạ đại đình.

 
5-IMG-2029-1423736620_660x0.jpg 

Trong toà đại đình, hệ thống sàn, ván còn khá nguyên vẹn. Hai toà đại đình và hậu cung được ngăn cách bởi hệ thống cửa cấm đóng kín, chỉ mở khi làm lễ.

 
6-IMG-2038-1423736623_660x0.jpg 

Hai gian bên đại đình có đôi ngựa hồng, ngựa bạch lớn đặt trên nền đá xanh ở gian giữa.

 
7-IMG-2064-1423736626_660x0.jpg 

Phần liên kết các vì mái theo lối cổ truyền thống. Trên các vì nóc và vì nách có nhiều mảng phù điêu chạm lộng đẹp.

 
9-IMG-1998-1423736632_660x0.jpg 

Nét độc đáo của đình Vường vượt trội các ngôi đình khác ở chỗ bộ khung gỗ còn khá chắc chắn và nguyên vẹn nét kiến trúc từ thời Lê và Nguyễn.

 
10-IMG-2082-1423736635_660x0.jpg 

Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Vường còn ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với nhân dân địa phương. Trong kháng chiến chống Pháp, đây là nơi liên lạc, hội họp của dân quân du kích địa phương quanh vùng Yên Thế hạ, liên quan chặt chẽ với căn cứ tiền tiêu núi Dành. Kháng chiến chống Mỹ, đình Vường là nơi cất giữ kho phim dự trữ quốc gia gần 10 năm.

 
11-IMG-2123-1423736639_660x0.jpg 

Bốn đao đình và hai đầu nóc được kê xếp, đắp đặt các đao sành gốm bay vút lên như cánh diều no gió.

 
12-IMG-2122-1423736642_660x0.jpg 

Cầu thang bằng đá nguyên khối khá độc đáo.

 

Lê Bích

 

 

Cũng may quá nhỉ! Còn ngôi đền trăm gian thì bị một thằng sư tham lam, dục vọng vô độ phá mựa nó đi rồi. Điếu mựa. Hắn lấy cớ ngôi đền xuống cấp, không ở được để tu thành Phật, chờ nhà nước tu sửa chưa được, nên cậy có tiền cúng tiến, đập mựa nó ngôi đền. Nếu hắn là nhà tu chân chính, và đền (còn gọi là chùa) trăm gian điếu phải của hắn xây nên, thì hắn bước mựa nó ra khỏi đền, xây cái am để tu. Làm điếu gì mà phải đập.

Lịch sử thăng trầm, vật đổi sao dời. Rồi cái đám phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt lại hỏi "bằng chứng đâu?" "Có di vật khảo cổ chứng minh không?". Điếu mựa thế đấy.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Bốn ngàn năm đũa Việt

2/03/2015 16:12 GMT+7

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/223551/bon-ngan-nam-dua-viet.html

 

Bữa ăn sum vầy bên bếp lửa/Mẹ so đũa thừa lại nhớ đến ta (thơ Thu Bồn). Đôi đũa tre gắn liền với văn minh lúa nước trong sử Việt. Thế mà ngày nay mỗi năm ta lại phải bỏ ngoại tệ đi mua hàng vạn tấn tăm tre, đũa tre về dùng. Hình ảnh đôi đũa Việt chỉ còn trong sách vở, chuyện dân gian và những giai thoại...

1. Ngày xưa khi mẹ tôi về với ông bà, buồn quá cha tôi thường ngồi uống rượu một mình và ngâm nga những bài hát xưa cũ. Trong nhiều câu hát của ông, tôi vẫn nhớ câu này: Đũa trui đũa bếp có đôi/ Cái ông thổi lửa mồ côi một mình... Ông lại kể lúc đau yếu không đi lại được sau ngày đình chiến (Hiệp định Genève năm 1954), ông mua tre về đóng giường, đan cót cho mẹ đi bán. Đoạn gốc tre, ông chẻ vót thành những đôi đũa trui, đũa bếp hoặc những bó đũa ăn cơm nhỏ hơn để mẹ mang ra chợ... Hình ảnh đôi đũa với cha tôi sao mà thân thương và buồn vậy!

Sau này, từ sách vở tôi thấy nhiều nhà nghiên cứu phương Tây nói đũa là loại hình thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa (civilisation des baguettes). Nhưng các học giả viết sử Tàu thì cãi lại: người Trung Quốc thời Tần Hán không dùng đũa khi ăn, mà lấy tay bốc. Đũa thuộc văn minh lúa nước Đông Nam Á và những vùng thổ nhưỡng phù hợp với cây tre. Người Tàu chỉ bắt đầu dùng đũa từ khi thôn tính đất Bách Việt cổ (đời Tần - Hán).

Ở Việt Nam, có lẽ đôi đũa xuất hiện sớm nhất là trong chuyện cổ tích Trầu Cau. Để biết được ai là anh, ai là em trong câu chuyện, người ta đã để hai anh em sinh đôi Tân và Lang ăn cơm cùng mâm nhưng chỉ có một đôi đũa. Người em chính là Tân kính trọng đưa đũa cho anh mình. Chuyện của thuở Hùng Vương lập quốc mấy ngàn năm, không chỉ là chỉ dấu một tung tích đôi đũa trong lịch sử mà còn thể hiện nếp văn hóa gia đình Việt từ khá sớm...

Nhà truyền giáo người Ý Cristophoro Borri đến Việt Nam đầu thế kỷ 17 mô tả chuyện ăn của người Đàng Trong: “Họ không dùng dao hay xiên trong mâm. Họ thực ra không cần vì họ đã thái thịt ra thành miếng nhỏ và thay vì xiên thì họ dùng đũa nhỏ rất nhẵn nhụi, cầm đũa giữa những ngón tay và gắp rất khéo léo, rất sành sỏi nên không cần gì khác...”.

Chính đôi đũa đã lâu dài trong lịch sử ấy, mà kho tàng văn học dân gian Việt Nam có khá nhiều nội dung liên quan đến đôi đũa tre thân thuộc, sâu sắc trong văn hóa ứng xử và đạo đức của tiền nhân. Kêu gọi hợp quần để tạo nên sức mạnh vì Không ai có thể bẻ một bó đũa; đừng vội Vơ đũa cả nắm là trách người không thấu đáo. Làm ăn đối xử với nhau thì cho có đầu có đũa...

Đũa là hình ảnh của hạnh phúc hay bất hòa trong quan hệ gia đình. Vợ chồng như đũa có đôi, Vợ dại cũng hại như đũa vênh. Nhưng có lẽ câu chuyện về tục “Đồng tiền chiếc đũa phân ly” sau đây khiến ta liên tưởng đến cái nhìn nhân văn của ông cha: Ngày xưa, nếu một trong hai vị hôn phối vì cớ gì đã qua đời, người còn lại không thể cứ ở góa mãi nên ông cha ta có tục bỏ một đồng tiền xu hai mặt âm dương và một chiếc đũa (tiền xu và đũa thường dùng đôi) vào áo quan theo người xấu số. Tục này để người chết không còn vấn vương đôi lứa và người sống có thể lấy vợ hoặc chồng mới...

2. Ở nước ta từ xưa, người nhỏ phải so đũa cho người lớn trong mâm cơm, như trong sự tích Trầu Cau, để tỏ sự lễ phép. Một nhà nghiên cứu văn hóa Nhật, Giáo sư Richard Bowring, nói rằng đôi đũa xuất hiện trong lịch sử xứ Phù Tang chỉ mới từ thế kỷ thứ 6. Trong lúc đôi đũa người Tàu to và dài, thì với người Nhật độ dài của đôi đũa phải tương thích với vị trí mỗi thành viên trong gia đình: của chồng phải dài hơn vợ, anh phải dài hơn em, cha mẹ dài hơn con cái...

Lần đầu tiên tôi đi thăm bạn bè, người thân trên đất Mỹ, cô bạn cũ điện thoại bảo không cần mua quà cáp gì cả, chỉ mua cho cô vài bó đũa là được rồi! Tôi nghe lời mua đến hai chục bó đũa thật đẹp bằng tre già chính hiệu. Té ra, từ cô bạn đến nhiều người thân khác ai cũng thích thú và cám ơn rối rít khi nhận món quà quê đó. Có hôm, chuyện đôi đũa lại trở thành câu chuyện xôm tụ ở New York khi anh bạn tôi kể chuyện đũa ở Quảng Nam sau chiến tranh.

Đó là vùng cát ven biển. Sau chiến tranh không còn lấy một cây tre. Làng mạc chỉ thông thống cát với cát. Người dân quay về làng cũ chợt thấy là thiếu gì cũng xoay xở được, nhưng thiếu đũa thì phải đi hàng chục cây số mới tìm được tre vót đũa. Mấy gia đình tản cư từ Đà Nẵng về nghe nói giữ đôi đũa rất kỹ sau mỗi bữa ăn vì sợ... ai đó lấy mất! Một nhà văn đi thực tế ở làng này, hỏi một chị phụ nữ đang lo gì nhất? Chị nói tỉnh queo: “Lo thiếu đũa anh à!”. Quả nhiên trong một đám cưới, anh chủ tịch xã do quá bực mình vì thiếu đũa đã la lớn: “Tới đôi đũa cũng không có mà ăn, ăn bốc mọi rợ, sống không ra người!...”.

Từ chuyện ấy, mà cả vùng cát mấy chục ngàn dân sau chiến tranh đã trở thành một vành đai xanh với phong trào trồng cây phủ cát và trồng nhiều tre dọc sông Trường Giang để... không còn cảnh thiếu đũa!

Khi nhắc đến câu thơ cảm động của nhà thơ Thu Bồn ở đầu bài, tôi chợt liên tưởng đến bức ảnh chụp một bà mẹ người làng tôi có chín người con chết trong chiến tranh: Ngày hòa bình, nhớ con đến đứt ruột, bữa ăn nào bà cũng dọn sẵn chín cái chén và gác trên đó chín đôi đũa để nhớ về những núm ruột bà đã mang nặng đẻ đau. Tại khu tưởng niệm vụ khủng bố hồi năm 1995 ở Oklahoma (Mỹ) có hàng trăm chiếc ghế lớn nhỏ đặt thành hàng bên phía tay phải khu di tích, người ta nói là mỗi chiếc ghế ấy tượng trưng cho một thành viên gia đình là nạn nhân đã không về nữa trong bữa ăn. Nhưng đối với bà mẹ Việt Nam, mỗi đứa con là một đôi đũa. Đơn sơ vậy mà sao lòng ta quặn thắt!

3. Như đã kể, ông cụ tôi từng là thợ tre. Ông cố, ông nội và nhiều chú bác tôi ở nông thôn Quảng Nam đã thành thợ tre khi nhu cầu xây dựng và dụng cụ sinh hoạt nở rộ ở cửa Hàn, phố Hội đầu thế kỷ 20. Cây tre làng tôi cũng hóa thân thành những đôi đũa trên mâm cơm của nhiều gia đình thành thị. Cha tôi kể, để có những đôi đũa tốt, phải vót từ những gốc tre già, ngâm lâu cho gỗ tre chắc và không mối mọt. Ông lại kể: đóng giường, làm cột nhà bằng tre thì ông bà đã dạy Bộng trong, xong ngoài, nghĩa là cái lỗ mộng nối hai đoạn tre bên trong phải rộng, ngoài hẹp thì chỗ nối mới khít. Còn vót đũa thì: Đời cha cho chí đời con/ Muốn vót cho tròn hãy chẻ cho vuông. Vuông tròn cũng là hình ảnh của trời và đất trong tư duy của cha ông mình. Muốn vót được chiếc đũa tròn, thì tay nghề giỏi mà tâm phải tịnh!

“Con người ta lạ lắm! Cái gì cũng tre! Tre đi theo mình đến cuối đời. Nào là cái áo quan, cái nuột lạt và cả đôi đũa cắm lên bát cơm cúng khi mình đã xuống lỗ!”. Lý sự như vậy nên những năm ra ở thành phố, cụ không bao giờ dùng đũa nhuộm, đũa gỗ. Mẹ tôi phải lặn lội về quê cả trong lúc đạn bom để tìm cho được vài cái ống tre già ở gốc để ông vót thành những đôi đũa cho cả gia đình.

Ở phố, những đứa em gái lại cứ quen chơi trò “đánh nẻ” bằng những bó đũa ấy. Đũa bẩn hay mất, cha tôi lại vui vẻ cặm cụi vót những đôi khác. Ông bảo: trong những trò chơi, thì đánh nẻ là của người Việt, không lai của người Chàm như trò u mọi, đập nồi. Và ông lại giải thích đôi đũa có từ thời Hùng Vương dựng nước. Nghe ông kể, tôi lại nghiệm ra khi đứa bé gái tung quả bóng lên cao rồi bốc từng chiếc đũa, từng đôi đũa, chuyền một, chuyền hai cho đến chuyền sáu rồi bốc cả nắm, rồi giã, rồi đập từng bó đũa lên tay trước khi chụp quả bóng không cho rơi xuống... trong trò chơi đánh nẻ ấy lại hiển hiện một ý nghĩa nào đó. Từ cô độc, đơn lẻ đến đoàn tụ và hoan lạc!

Trong niềm hoan lạc lứa đôi cũng có chiếc đũa Việt dự phần. Và ta lại nhớ đến tục “đơm lẻ, đơm chẵn” tức vót chiếc đũa tre thành những chùm bông để cầu tự, lại nhớ chuyện các cô dâu nghèo mượn lược làm trâm để phòng bất trắc đêm tân hôn, hay chuyện cắm đũa chờ trăng lên trong giai thoại về người mẹ giỏi văn chương và lý số Nhữ Thị Thục: chờ trăng lên, soi đứng bóng chiếc đũa mới là lúc bà cho người chồng động phòng, vì vậy bà mẹ ấy đã sinh ra hai ông trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan tài hoa trong sử Việt!

Ôi, đôi đũa Việt bốn ngàn năm thâm thúy một triết luận Á Đông.

Trương Điện Thắng/ Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn ATN.

Thật xúc động khi có người nhớ và nhắc đến cội nguồn Việt sử hơn 4000 năm (Cách nói trước đây. Cách nói đúng phải là gần 5000 năm lịch sử). Nếu không nhờ tục trầu cau thì không xác định được "Sự tích Trầu cau". Trong bố cục chặt chẽ của "Sự tích trầu cau" thì vị trí hợp lý của đôi đũa trong câu truyện làm nó không thể thay đổi được. Và nó xác định nghi lễ trong quan hệ gia đình với hình ảnh đôi đũa có từ thời Hùng Vương thứ III về trước. Điều này chứng tỏ cội nguồn dân tộc Việt đã rất văn minh có tổ chức xã hội chặt chẽ. Đấy chính là nền tảng của danh xưng văn hiến Việt.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay