Thiên Sứ

Nét Việt

153 bài viết trong chủ đề này

.Posted Image

Hình Âm Dương Lạc Việt trên cổ vật của con tàu bị vỡ.

Cảm ơn Đại Phúc.

Những hình Âm Dương Lạc Việt trên con tàu được xác định nên đại vào thế kỷ XVI này hoàn toàn trùng khớp với hình AD Lạc Việt trong cácdi sản văn hóa ở các quốc gia phụ cận, như: Indo; Hàn Quốc...Những quốc gia này có lịch sử tồn tại và phát triển hàng Thiên niên kỷ trước. Cùng với các di sản văn hóa phi vật thể khác, nó xác định rằng:

Có một nền văn hóa phi Hán, giải thích cội nguồn những tri thức nền tảng của văn minh Đông phương là thuyết ADNh không phải như những gì mà cổ thư chữ Hán miêu tả từ hàng ngàn năm qua - sau khi nền văn minh Việt bị sụp đổ ở Nam Dương tử.

PS: hình như cái đĩa vỡ cuối cùng , ở giữa mô tả bầu trời Thái cực?
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cổ vật từ con tàu đang trục vớt ...

==============================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngây ngất khu vườn nhà cổ triệu đô nhất Việt Nam

28/10/2013 05:00 GMT+7

Posted Image- Trong khu vườn nhà cổ triệu đô của cha con ông Lê Văn Tăng (Điện Bàn, Quảng Nam), mỗi ngôi nhà đều độc đáo và mới lạ nhờ kèm theo một lý lịch của từng chủ nhân và từng vùng miền đặc trưng.

Không chỉ ngôi nhà, ngay cả những vật dụng trang trí như bức hoành phi, câu đối bằng gỗ có tuổi đời hàng trăm năm... vẫn hiện hữu ở nơi mà các quan hay phú ông giàu có một thời từng gắn bó.

Thậm chí, những ngôi nhà tranh vách đất của người nông dân khó nghèo có tuổi đời trên trăm năm,nhờ chăm chỉ làm ăn mà có, cũng hiện hữu trong khu vườn. Ở đó có nhiều vật dụng phục vụ cuộc sống, sản xuất hàng ngày như đôi quang gánh, thúng mủng, thuyền đánh bắt cá, cối xay, cối giã gạo... Tất cả gần như còn nguyên vẹn, được trưng bày để thế hệ hôm nay nhớ về quá khứ một thuở nghèo khó của cha ông.

Posted Image

Bên cạnh đó, khu vườn còn in bóng những ngôi nhà “độc” do bàn tay tài hoa của những người thợ Kim Bồng, Vân Hà xây dựng lên.

Đó là ngôi nhà hình chóp nón và ngôi nhà của đồng bào dân tộc Cơ Tu được dựng liên hoàn với nhau trong khu nhà cổ này.

Posted Image

Đó là ngôi nhà hình chiếc nón độc đáo có một không hai tại Việt Nam được lợp bằng hàng triệu miếng gáo dừa do cha con ông Tăng xây dựng - có tên trong sách Kỷ lục Việt Nam.

Lấy cảm hứng thiết kế từ hình ảnh chiếc nón lá bình dị, mộc mạc gắn liền với vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam và toàn bộ mái nhà đều lợp bằng gáo dừa.

Posted Image

Nhà nón lớn nhất có đường kính 27,1m, cao 12,03m. Kết cấu mái theo hình chóp nón. Toàn bộ mái lợp của 3 ngôi nhà hình chóp nón và nhà dài Cơ Tu đều được lợp bằng vỏ gáo dừa, với hơn 8 triệu mảnh gáo dừa gép lại. Phải mất 55 ngày đêm với một toán thợ hơn 30 người làm liên tục 3 ca mới lợp xong căn nhà hình nón lớn nhất trong khu vườn.

Đó là 2 ngôi nhà bằng gỗ hình chiếc nơm cá - được xem là ngôi nhà gỗ độc nhất Việt Nam và cả thế giới nếu có cuộc so tài.

Posted Image

Theo mô tả của ông Lê Văn Tăng, đây là ngôi nhà mà cha con ông giành toàn bộ tâm huyết cũng như công sức để đầu tư xây dựng. Trong hai căn nhà hình chiếc nơm cá mỗi căn có chiều cao lần lượt là 4 tầng và 6 tầng. Hiện họ đã dựng xong căn nhà 4 tầng tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn.

Nếu tính thời giá hiện tại, khu vườn nhà cổ này có giá hơn 10 triệu USD. Nguyên số tiền đầu tư vào nó, ông Tăng tiết lộ, đã lên đến hơn 200 tỷ đồng.

Cùng ngắm những ngôi nhà “độc” trong khu vườn nhà cổ triệu đô của cha con ông Tăng.

Posted ImagePosted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Vũ Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

....

"Tiết hạnh khả phong" chứ?! Sao lại "tiết liệu"? Nhà báo có nhầm không vậy? Lói ngong theo dân Hà Lội bi wờ thành "tiết niệu"? Hì!

Liệu có phải là "tiết liệt khả phong" ko nhỉ? :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu có phải là "tiết liệt khả phong" ko nhỉ? :D

"Tiết hạnh"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiến trúc nhà vườn Huế

Chủ nhật, 17/11/13, 13:33 GMT+7

Nhà vườn Huế không chỉ tạo nên sự gần gũi với thiên nhiên cây cỏ mà còn thể hiện nét văn hoá đặc sắc trong phong cách sống của người dân cố đô.

Từ trong cung ra ngoài nội có đến hàng nghìn khu vườn lớn nhỏ được hình thành và lưu giữ qua hàng trăm năm nay. Mỗi khu vườn gắn với một công trình kiến trúc riêng biệt, tạo nên hệ thống nhà vườn đặc sắc ở Huế.

Vườn cung

Vườn cung là nơi vua, hoàng tộc dạo chơi, thưởng lãm những khi nhàn rỗi, thứ dân không mấy ai được đặt chân đến. Vì thế cấu trúc vườn cung vừa thể hiện sự tự nhiên thanh thoát của cây, hoa, lá vừa phải toát lên sự sang trọng vương giả của các bậc đế vương như, vườn Ngự Viên, vườn Thiệu Phương, vườn Thường Mậu… Ngày nay hệ thống vườn cung không còn nữa, mà chỉ là những hoài niệm dấu tích xưa.

Vườn lăng

Posted Image

Kiến trúc vườn lăng ở lăng Minh Mạng. Ảnh: dulichhue.com.vn

Nếu vườn cung là nơi để tận hưởng tìm vui thú trần gian, thì vườn lăng là nơi để hoài niệm vọng tưởng. Ở Huế hiện nay gần như còn giữ được phần nào dáng xưa ở các lăng Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định... Đây cũng là hệ thống vườn thể hiện rõ nét nhất mô típ kết cấu nhà vườn truyền thống Huế.

Lăng tẩm của các vua Nguyễn đều được xây cất trước khi băng hà khá lâu, nên quá trình xây dựng được tính toán chi ly cẩn thận từ cấu trúc, kiểu dáng công trình đến hệ thống vườn tược rất cân đối hài hoà. Hàng trăm năm nay giữa thâm u của rêu phong lăng mộ, cây vườn vẫn đơm hoa kết trái như chỉ có sinh mà không có lão, bệnh, tử.

Vườn nhà

Không cầu kỳ vương giả như vườn cung vườn lăng, vườn nhà Huế đơn giản nhưng không kém phần tao nhã sang trọng. Vườn nhà thường được rào chắn bằng một hàng chè tàu hay dâm bụt được cắt xén cẩn thận. Kiến trúc chính trong vườn là ngôi nhà rường bằng gổ được chạm trổ tỉ mỉ, trang trí công phu làm nơi thờ tụ gia tiên, bên cạnh là nhà phụ làm nơi ở cho các thành viên trong gia đình. Không gian còn lại là vườn cây, bể cá, hòn non mộ... Diện tích mỗi nhà vườn Huế thường từ 1.000 m2 đến 15.000 m2 với rất nhiều loại cây trái mang hương vị của cả hai miền Nam, Bắc như hồng nhung, nhãn, măng cụt, xoài, thanh trà, cam, quýt...

Posted Image

Nhà vườn An Hiên là địa danh du lịch nổi tiếng ở Huế. Ảnh: dulichvietnam

Ngoài giá trị kinh tế thường ngày, vườn Huế còn là nơi để chủ nhân ngắm hoa thưởng quả vui thú điền viên sau những lo toan cơm áo hàng ngày. Theo con số thống kê mới đây, Huế hiện còn lưu giữ được 2.800 ngôi nhà vườn lớn nhỏ trong đó có hơn 1.000 ngôi nhà vườn trên 200 năm tuổi, tập trung ở các phường Phú Xuân, An cựu, Vỹ Dạ, Tây Lộc, Thuận Thành...

Nhiều ngôi nhà vườn đã trở thành những địa chỉ du lịch đặc sắc như vườn An Hiên, Tịch Lạc Viên và hệ thống nhà vườn ở Phú Mộng - Kim Long. Hệ thống nhà vườn Huế đã làm nên chiếc cầu nối giao thoa hài hoà giữa thiên nhiên và con người, làm nên nét riêng biệt trong văn hoá kiến trúc đô thị ở Việt Nam.

Vườn chùa

Huế là trung tâm Phật giáo của Miền Trung, Huế có hơn 130 ngôi chùa, niệm phật đường lớn nhỏ, trong đó có những ngôi tổ đình, cổ tự danh tiếng lâu đời như Từ Đàm, Thiên Mụ, Từ Hiếu, Bảo Quốc, Huyền Không, Trà Am, Vạn Phước...

Posted Image

Không gian xanh mát ở chùa Thiên Mụ. Ảnh: dulichhue.com.vn

Kiến trúc chốn thiền môn đã hoà quyện vào văn hoá kiến trúc nhà vườn Huế. Vì thế, chùa nào ở Huế cũng được xây cất trong những khu vườn rợm bóng cây hoa trái. Vườn chùa không chỉ là nơi lộc phật cho muôn sinh mà còn là nơi cảm quan chiêm ngẫm lẽ nhân quả ở đời. Vườn chùa thấm đượm triết lý nhà Phật xanh tươi mà thoáng đãng như là nơi rũ bỏ những lo toan phiền muộn hàng ngày.

Tuy mỗi kiểu vườn có những nét đặc trưng riêng về mục đích xây dựng, không gian thể hiện... nhưng đều nằm trong sự nhất quán của lối kiến trúc Nhà vườn truyền thống Huế và đã thực sự trở thành nét văn hoá đặc trưng riêng trong kiến trúc đô thị hiện nay.

Theo VOV

===========================

Không cầu kỳ vương giả như vườn cung vườn lăng, vườn nhà Huế đơngiản nhưng không kém phần tao nhã sang trọng. Vườn nhà thường được rào chắnbằng một hàng chè tàu hay dâm bụt được cắt xén cẩn thận.

Sao không phải là chè Việt mà lại là chè Tàu? Nước ta có những cây chè thuộc hàng cổ thụ, có cây 400 năm,có cây gần 700 năm tuổi, nghề làm chè được truyền từ mấy ngàn năm nay, còn sâu hơn nữa về lịch sử theo cương vực nước Văn Lang thì cách đây gần 5.000 năm ở miền Nam sông Dương Tử cư dân Bách Việt sinh sống, như vậy liệu còn là "chè tàu"? Và tại sao thông thường vườn nhà xưa và hiện nay ở các làng quê từ Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên...trong truyền thống, văn hóa của người Việt lại làm hàng rào bằng cây chè và cây dâm bụt mà không trồng bằng các loại cây khác? Posted Image

"Hà Nội có "Giếng nước hè, chè Cam Lâm",Sơn La có chè Tà Sùa, chè Tô Múa - "Gái Mường Tè, chè Tô Múa", Thái Nguyên lại có chè Tân Cương - "Chè Thái gái Tuyên". Cao Bằng có chè đắng. Hà Giang có Shan Tuyết Vị Xuyên, Yên Minh... Nhưng có lẽ không đâu có chè Shan Tuyết nổi tiếng bằng Suối Giàng - Yên Bái."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đặc sản bánh khúc của làng quan họ Bắc Ninh

Thứ hai, 2/12/13, 05:05 GMT+7

Đến làng Diềm du khách không chỉ được lắng nghe những câu quan họ mượt mà của liền anh, liền chị mà còn được thưởng thức chiếc bánh khúc xanh thơm, thắm đượm hồn quê dân dã.

Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc.

Posted Image

Rau khúc, nguyên liệu chính làm bánh khúc ở làng Diềm.

Chẳng thể nhớ bánh khúc làng Diềm có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Tên bánh xuất phát từ chính loại cây làm nên nó – rau khúc. Có điều lạ là người làng Diềm không trồng mà thu hái rau khúc tự mọc ven các bãi đất trống, đất bồi ven sông, ven ruộng, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.

Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để làm nên những chiếc bánh có hương khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa. Có nơi người ta phơi khô lá khúc, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên, thơm hơn cả là rau khúc tươi.

Hiện là đầu mùa rau khúc nên vào thời gian này bạn đến với làng Diềm sẽ được người dân ở đây thiết đãi những chiếc bánh khúc thơm hương nóng hổi. Quy trình làm một chiếc bánh khúc không mất quá nhiều thời gian nên mỗi khi khách đến nhà, người làng Diềm mới bắt tay vào làm bánh.

Posted Image

Bánh khúc nặn hình tai voi trước khi đem hấp.

Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín. Sau đó đem giã nhuyễn với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Sở dĩ người làng Diềm sử dụng loại gạo này vì nó đủ độ kết dính và không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, theo nhịp giã nhịp nhàng nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn.

Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh trưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Công đoạn gây hứng thú nhất với du khách có lẽ là tham gia nặn bánh. Bạn sẽ được các cô các chị ở đây hướng dẫn véo nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.

Bánh nặn xong được xếp ra mâm, chờ nước sôi rồi bỏ vào nồi hấp như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường hấp không để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.

Posted Image

Sau khi hấp, bánh có màu xanh thẫm, bóng, thơm mùi rau khúc đặc trưng.

Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn.

Với nhiều loại bánh khác, người ăn có thể dùng một hai cái đã cảm thấy ngán nhưng với bánh khúc làng Diềm, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn thòm thèm, luyến tiếc. Bởi thế, không ít người ăn xong phải mua thêm để làm quà và ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể cất trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm như vẫn nguyên vẹn.

Bài và ảnh: Vy An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao không phải là chè Việt mà lại là chè Tàu? Nước ta có những cây chè thuộc hàng cổ thụ, có cây 400 năm,có cây gần 700 năm tuổi, nghề làm chè được truyền từ mấy ngàn năm nay, còn sâu hơn nữa về lịch sử theo cương vực nước Văn Lang thì cách đây gần 5.000 năm ở miền Nam sông Dương Tử cư dân Bách Việt sinh sống, như vậy liệu còn là "chè tàu"? Và tại sao thông thường vườn nhà xưa và hiện nay ở các làng quê từ Thanh - Nghệ - Tỉnh, Bình - Trị - Thiên...trong truyền thống, văn hóa của người Việt lại làm hàng rào bằng cây chè và cây dâm bụt mà không trồng bằng các loại cây khác? Posted Image

"Hà Nội có "Giếng nước hè, chè Cam Lâm",Sơn La có chè Tà Sùa, chè Tô Múa - "Gái Mường Tè, chè Tô Múa", Thái Nguyên lại có chè Tân Cương - "Chè Thái gái Tuyên". Cao Bằng có chè đắng. Hà Giang có Shan Tuyết Vị Xuyên, Yên Minh... Nhưng có lẽ không đâu có chè Shan Tuyết nổi tiếng bằng Suối Giàng - Yên Bái."

OK, chỉ có hai loại cây được mang tên "Bụt": hoa râm bụt và bụt măng.

Chè: một trong 3 loại nước cúng "nước thánh" trên bàn thờ: nước trong, rựu trắng nguyên chất và nước chè. Không chỉ có trà, rựu cũng có từ ngàn xưa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Hà Nội 100 năm trước

Chủ Nhật, 29/12/2013 13:38:56 GMT+7

Qua ống kính của Leon Busy, một trung úy quân đội Pháp, Hà Nội ở thế kỷ 20 trong khi nhà giàu quần là áo lượt thì dân nghèo thiếu ăn thiếu mặc.

Posted Image

Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng người Pháp, tiến hành kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các dân tộc trên thế giới. Leon Busy, trung úy hậu cần quân đội Pháp, được giao chụp ảnh ở Việt Nam. Từ năm 1914 tới năm 1917, Busy đã chụp hơn 1.700 bức ảnh. Khoảng 60 bức ảnh của ông đang được trưng bày trong triển lãm Hà Nội sắc màu. Trong ảnh là một cô gái đang têm trầu.

Posted Image

Leon Busy khá ưu ái thiếu nữ đang soi gương trong hình, cô đã xuất hiện trong 16 bức ảnh màu của ông.

Posted Image

Trong từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc. Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc, đồ gỗ trong nhà được chạm khảm tinh xảo.

Posted Image

Một ông nhà giàu sửa soạn hút thuốc.

Posted Image

Quần áo và dép của một bà đồng có nét khác biệt rõ rệt với trang phục của các giai cấp tầng lớp trên.

Posted Image

Bốn mẹ con người ăn mày mù lòa ngồi cạnh hàng rào dứa gai xin lòng thương của phật tử tới chùa.

Posted Image

Người ăn mày bị bệnh phong mong manh trong chiếc khố ngồi nơi vệ đường.

Posted Image

Leon Busy còn chụp nhiều ngành nghề khác như nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống.

Posted Image

Ông đồ vận áo the nâu, quần trắng, khăn thếp có học trò mài mực giúp.

Posted Image

Những người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản. Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt đậy.

Posted Image

Người đứng bán hoa quả trước cửa đền Ngọc Sơn.

Posted Image

Nghề bật bông xưa được làm ngay ngoài trời. Thời kỳ người dân còn nghèo, nghề "làm mới" chăn bông rất phát đạt.

Theo Phan Dương (VnExpress.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bụi khoai mì độc và lạ, giá 20 triệu đồng

02/01/2014 10:18 GMT+7

Posted Image - Bụi củ mì “độc” có giá lên đến 20 triệu đồng của một nghệ nhân cây cảnh quê Lâm Đồng trưng bày tại Lễ hội hoa Đà Lạt khiến nhiều người đến xem không khỏi ngạc nhiên và thích thú.

Posted Image

Anh Tuấn bên bụi củ khoai mì“độc” và “lạ” của mình.

Chủ nhân của bụi khoai mì này là anh Lê Văn Tuấn (35 tuổi), trú tại Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Anh Tuấn cho biết, trong một lần tình cờ lên nhà một người đồng bào dân tộc ở Di Linh, Lâm Đồng cách đây hơn 3 năm, anh phát hiện bụi khoai mì mọc ở hàng rào có dáng và thế lạ nên hỏi mua để đem về trồng làm cảnh.

Khi đào bụi củ khoai mì lên anh nhẩm đếm có hơn 20 củ và nặng khoảng 40 kg. Anh Tuấn quyết định giữ nguyên củ và gốc đem trồng vào chậu và chăm sóc.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Bụi khoai mì tại triển lãm.

Anh Tuấn cho biết, khi hỏi bụi gốc khoai mì này trồng bao nhiêu năm, thì chủ nhà bảo không nhớ. Nhưng họ bảo trồng làm hàng rào từ khi dựng nhà mới đến nay đã hơn 15 năm.

Nhẩm tính, anh Tuấn thấy số tuổi của bụi khoai mì này đã tròn 18 năm. Hiện gốc của khoai mì này sần sùi và có dáng thế đẹp. Anh Tuấn tiếp tục tạo thế và chăm sóc.

Điều đáng ngạc nhiên là toàn bộ số củ mì không bị thối khi già cỗi. Nhiều củ khoai mì nổi lên mặt đất trông rất đẹp.

Anh Tuấn cho biết trong đợt trưng bày tại lễ hội hoa Đà Lạt vừa qua có rất nhiều người đến hỏi mua bụi củ khoai mì này với giá 20 triệu đồng. Nhưng anh tiếc không bán mà để lại chăm sóc và ngắm hàng ngày.

Bởi như lời anh nói là trong thế giới cây cảnh có rất nhiều loại cây thân mộc, nhưng cây cảnh là bụi củ khoai mì của anh thì độc nhất không có bụi thứ 2.

Posted Image

Gốc dâu tằm hơn 100 tuổi của anh Tuấn.

Ngoài bụi củ khoai mì độc và lạ, anh Thắng còn sở hửu một gốc dâu tằm hàng trăm năm tuổi hiện vẫn ra lá và kết trái.

Vũ Trung

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phở Việt Nam được báo Mỹ vinh danh là “món ăn thiên đường”

Thứ Sáu, 03/01/2014 - 07:55

(Dân trí) - Mới đây, Phở của Việt Nam đã vinh dự được trang báo điện tử Huffington Post của Mỹ giới thiệu là một trong top 12 món ăn nước ngoài ngon nhất dưới cái tên mĩ miều “món ăn thiên đường”.

Mời độc giả cùng điểm mặt những món ăn ngon nhất song hành cùng vị trí của Phở Việt Nam:

1. Phở, Việt Nam

Posted Image

“Món ăn thiên đường” là cái tên hay hơn dành cho nó.

2. Mì Udon truyền thống, Nhật Bản

Posted Image

Sợi mì Udon dày có vẻ dày “bất hợp lý” nhưng lại là món ăn truyền thống vào dịp năm mới của người dân địa phương.

3. Món hải sản Ceviche, Trung và Nam Mỹ

Posted Image

Thưởng thức món ăn này như lạc vào khu vườn thanh tao. Kết hợp nó với bánh chiên thịt thơm giòn thì “để môi trôi ruột”.

4. Massaman cà ri, Thái Lan

Posted Image

Một sự kết hợp của sữa dừa, hạt điều, thịt bê và các loại gia vị…chỉ nghĩ đến thôi cũng thấy tuyệt ngon rồi.

5. Patatas bravas, Tây Ban Nha

Posted Image

Nhìn những miếng khoai tây “dầm mình” trong nước sốt cà chua cay thật hấp dẫn.

6. Bánh Tacos trên đường phố Mexico

Posted Image

Tacos là loại bánh kẹp thịt với vỏ bánh được làm từ bột ngô còn nhân bánh được làm từ bất kỳ loại thịt nào. Bạn có thể bắt chước làm, nhưng chẳng thể địch nổi độ ngon chính hiệu ở nơi thuộc về nó.

7. Bít tết, Argentina

Posted Image

Chỉ có thể nói là ngon nhất thế giới.

8. Nước cam vắt, Morocco

Posted Image

Những trái cam tươi ngon được đặt ở những sạp hàng ngoài chợ đã làm nên món cam vắt ngon nhất thế giới.

9. Poutine, Canada

Posted Image

Khoai tây chiên kiểu Pháp được bao phủ bởi một lớp phô mai và nước thịt. Vị ngon “không tưởng”.

10. Nutella crepes, Pháp

Posted Image

Hấp dẫn bánh Crepes truyền thống của Pháp với sốt sô cô la hạt dẻ ( Nutella).

11. Cacio e pepe, Ý

Posted Image

Thưởng thức Cacio e pepe (món mỳ truyền thống của Ý) để biết họ đã từng thông minh hơn chúng ta!

12. Món Moules frites (trai hấp), Bỉ

Posted Image

Trai hấp (Moules-Frites) có mặt ở nhiều nước như Pháp và Mỹ, nhưng ngon nhất thì phải thưởng thức ở Bỉ. Ăn kèm với khoai chiên sẽ hoàn hảo hơn.

Đỗ Quyên

Theo huffingtonpost

==========================

Dân tộc Việt có những món ăn phải nói là ngon rất tuyệt hảo ,mà lại được chế biến từ nhửng nguồn thực phẩm rất đơn giản và rẻ tiền.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đào Thất Thốn và “sự tích” một bông hoa giá... 10 triệu đồng

Thứ Hai, 06/01/2014 - 11:16

(Dân trí) - Cái tên Đào Thất Thốn có nhiều cách để giải thích. Thân đào xù xì nhưng càng nhìn càng đẹp. Đặc biệt, hoa và chồi của giống đào này khiến giới chơi đào “sành điệu” phải lòng.

Săn Đào Thất Thốn giữa đất đào Nhật Tân

Có lẽ để “cụ tỉ” về giống Đào Thất Thốn này thì ít ai biết. Những người trồng đào có tiếng ở đất Nhật Tân cũng không lý giải nổi vì sao Đào Thấn Thốn lại có mặt trên đất này. Họ chỉ biết rằng lớn lên được nghe và đã thấy Đào Thất Thốn; coi đó là loài hoa vương giả, đồng thời đặt cho nó nhiều tên gọi khác nhau, cái tên nào nghe cũng thấy trang trọng, cao sang: Đào thờ, Đào bói, Đào tiến vua…

Posted Image

Đào Thất Thốn, hoa to, đỏ thắm, nhụy vàng, khác với đào thường. (Ảnh: H.Ngân)

Nhưng buồn một nỗi, Đào Thất Thốn ít khi chiều lòng người, cứ sau Rằm tháng Giêng hoa mới chịu nở. Thế mới khó chịu! Khiến nhiều người dân trồng đào ở Nhật Tân nản lòng, dần “cạch mặt” Đào Thất Thốn.

Cả buổi chiều chủ nhật, ngày 5/1, chúng tôi dong duổi trên chiếc xe máy dạo khắp đất Nhật Tân để “săn” Đào Thất Thốn nhưng nhà vườn nào cũng lắc đầu. Có chủ vườn đào còn gọi chệch là “đào thất thoát” vì giống đào này đã khiến không ít người dân trồng đào ở Nhật Tân mất tiền, mất thời gian vô kể mà chưa ai thành công.

Sự tích 10 triệu đồng một bông hoa đào

Tưởng đã tuyệt vọng thì bất ngờ chúng tôi lại tìm được một người trồng Đào Thất Thốn ở đất Nhật Tân - anh Lê Hàm thuộc lớp con cháu với nghề trồng đào nhưng "hậu sinh khả úy", anh là người duy nhất ở đất Nhật Tân này có được bí kíp bắt Đào Thất Thốn phải bung nụ, nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán. Nhưng để làm được điều đó, anh cũng phải trả giá bằng nhiều nỗi đắng cay.

Anh Hàm tâm sự, sinh ra và lớn lên ở đất Nhật Tân có nghề trồng đào từ bao đời tổ tiên. Năm 1989, anh bắt đầu dấn thân vào nghề trồng đào và chọn Đào Thất Thốn. Những năm này, anh bỏ bao nhiêu công sức, tiền của nhưng tất cả đều xuống sông, xuống biển. Vì đào nở đúng dịp Tết mới có giá, chứ Đào Thất Thốn thân cây vốn đã không ưa nhìn lại cứ nhằm Rằm tháng Giêng mới bung nở. Thế là vứt!

Posted Image

Trước khi ra hoa, Đào Thất Thốn thường bung ra những chồi biếc, sắc nhọn như lưỡi kiếm. (Ảnh: H.Ngân)

Sau nhiều năm thất bại, đã định buông tay. Nhưng ở đất Nhật Tân không trồng đào, trồng hoa thì cũng không biết sống bằng nghề gì. Thế là anh Hàm lại chuyển sang trồng hoa và mua thêm các loại cây cảnh, trang trí khu vườn thật đẹp để cho khách đến thuê chụp ảnh.

Kiếm được chút tiền, anh lại đầu tư vào mấy gốc Đào Thất Thốn. Nhưng lần này anh không trồng nhiều mà chỉ trồng vài gốc, tập trung nghiên cứu phương pháp bắt Đào Thất Thốn phải “đẻ hoa” đúng dịp Tết.

Mất tới vài năm, cuối cùng trời cũng không phụ lòng người. Giờ chỉ có anh Hàm có thể ép Đào Thất Thốn nở hoa đúng dịp Tết. Anh Hàm kể về sự tích 10 triệu đồng một bông hoa được bắt nguồn cũng từ chính vườn hoa của anh.

Là năm 2010, trong vườn hoa nhà anh có một cây Đào Thất Thốn mà ở ngã 3 gốc của nó bỗng dưng nở được đúng 3 bông hoa, to, dày. Có vị khách quan niệm hoa đào nở ở gốc là “lộc đến tận gốc” và ưng ý, mua cây đào này với giá 30 triệu đồng. Sau đó, “sự kiện” trên được một tờ báo suy ra rằng mỗi bông hoa đáng giá 10 triệu đồng. “Nhưng tôi bán cả cây đào chứ đâu bán 3 bông hoa”, anh Hàm kể.

Vì sao Đào Thất Thốn lại quý, hiếm?

Anh Hàm dẫn tôi ra vườn Đào Thất Thốn có khoảng 50 gốc đào. Tuổi đời của mỗi gốc từ 8- 20 năm, thân đen, mốc, xù xì như bị mụn cóc. Anh Hàm bảo: “Mới nhìn thì thấy nó thô, nhưng càng ngắm thì lại thấy ưng mắt. 50 cây nhưng những cây đẹp thì đã có chủ hết rồi. Mỗi cây thuê cũng có giá đến 30 - 40 triệu đồng”.

Posted Image

Những gốc Đào Thất Thốn có giá đến vài chục triệu đồng dành cho dân sành chơi đất Hà Thành, giờ cũng được nhiều dân chơi ở Hải Phòng ưa chuộng. (Ảnh: H.Ngân)

Theo anh Hàm, nếu để Đào Thất Thốn phát triển bình thường thì nó cũng không có gì khác biệt so với đào thường. Nhưng khi hoa Đào Thất Thốn bung nở, điều đặc biệt là những bông hoa ấy sẽ có kích thước khổng lồ với đường kính hoa lên đến 5cm. Nhưng trước khi nở hoa, Đào Thất Thốn bao giờ cũng bung ra những chồi lộc, xanh tía như lưỡi kiếm vung lên mà màu sắc của nó có lẽ chỉ những người rành hội họa mới diễn tả hết được.

Hoa Đào Thất Thốn cũng đỏ thắm tươi, nhụy vàng, mỗi bông hoa có khoảng 49 cánh hoa được xếp dày dặn khác với đào thường một bông hoa chỉ có khoảng trên dưới 20 cánh hoa. Nếu cây ra ít hoa thì bền kỳ lạ, còn hoa nở nhiều thì chóng tàn hơn đào thường. Hương thơm của Đào Thất Thốn cũng thoang thoảng kiểu “đãi” mùi rất sang chứ không thơm ngào ngạt như hoa đào thường.

Theo anh Hàm, Đào Thất Thốn là một thứ đào quý hiếm nên giống đào này khá "chọn" người chơi. Những người chơi Đào Thất Thốn không nhiều, phần vì vấn đề kinh tế nhưng chơi Đào Thất Thốn phải là những người rất kỹ tính, cầu kì chứ không ào ào như những người khác.

Anh Hàm cho biết, trồng Đào Thất Thốn nhiều năm nay và luôn lăm lăm máy ảnh chọn khoảnh khắc hoa đẹp để chụp nhưng anh cũng chưa bao giờ chụp được khoảnh khắc ấy. Hôm rồi, thấy đào nở đẹp quá anh chạy vội sang mấy vườn đào bên cạnh nhờ mấy tay ảnh “xịn” chụp được 4 kiểu ảnh đẹp. Nhưng họ mang về đăng tải trên một tờ báo điện tử chứ cũng không tặng lại anh.

Anh Hàm cho biết, nhiều người đề nghị anh năm nay mang vài gốc Đào Thất Thốn ra Văn Miếu – Quốc Tử Giám để trưng bày cho thiên hạ chiêm ngưỡng, nhưng có lẽ cố gắng lắm anh cũng chỉ dành được một cây, vì khách họ cũng đã đặt mua và thuê hết.

Theo anh Hàm, có rất nhiều cách lí giải cho việc gọi tên Đào Thất Thốn và chưa có một sự thống nhất. Có người hiểu, Đào Thất Thốn nghĩa là 7 thốn. Thốn là đơn vị đo chiều dài của y học phương đông cổ xưa. Mỗi thốn có chiều dài khoảng 1 đốt ngón tay gập. Lá đào dài 7 thốn, cây phát triển cứ đến 7 thốn thì lại chia cành một lần. 1 thốn có 7 bông hoa. Cũng có người giải thích rằng, Đào Thất Thốn là thân cây cao 7 tấc (chừng hơn 1m so với mặt đất) và 7 năm mới ra hoa kép 7 tầng, mỗi tầng hoa có 7 cánh...

Hồng Ngân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạ lùng nơi trai gái đã 420 năm không được lấy nhau

Thứ Hai, 06/01/2014 - 08:11

Làng Kim Thượng (xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) và làng Châu Lỗ (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) nhận nhau làm anh em và quan hệ với nhau bằng những quy ước theo nghi lễ của tục kết chạ hết sức độc đáo.

Posted Image

Đình làng Châu Lỗ - nơi tổ chức các buổi lễ họp giao lưu giữa hai làng Kim - Châu.

Trải qua hàng trăm năm, nhưng hai làng không có một đôi trai gái nào lấy nhau.

Kết nghĩa anh em

Hơn 400 năm nay, làng Kim Thượng và làng Châu Lỗ đã duy trì những quy ước riêng, độc đáo. Đặc biệt dân làng hai bên coi nhau như anh em ruột, họ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, thực hiện đúng quy ước “sinh tử bất ly, hoạn nạn tương cứu”.

Cụ Nguyễn Đức Ấn (74 tuổi) - già làng của thôn Châu Lỗ kể lại về cơ duyên hai làng Kim - Châu (tên ghép giữa Kim Thượng và Châu Lỗ) kết nghĩa anh em: Khoảng tháng 9/1593, bên làng Kim Thượng mở hội tế thần linh, mọi người tổ chức thịt con trâu trắng, to khỏe nhất để làm lễ thánh.

Posted Image

Cụ Nguyễn Đức Ấn- già làng của thôn Châu Lỗ kể lại lịch sử của hai làng.

Mọi thủ tục đã chuẩn bị xong, trước sự chứng kiến của các quan khách và đông đủ dân làng nhưng khi đánh búa vào con trâu để tiến hành làm thịt thì bỗng nhiên nó vùng dậy, phá đứt dây dừng, chạy thẳng đến làng Sở (tên gọi cũ của làng Châu Lỗ) rồi ngự trước cửa đền Châu Lỗ, đánh đuổi cách nào nó cũng không đi.

Hôm sau, người dân Kim Thượng hốt hoảng vì sợ rằng “trâu mình vào làng người ta, họ không cho chuộc chẳng biết ăn nói sao với các cụ thượng trong làng”. Bàn nhau mãi, cuối cùng họ phải trở về sắm lễ, mang tiền sang xin chuộc. Trái ngược với suy nghĩ làng Kim Thượng, dân làng Châu Lỗ hết sức nhã nhặn: “Dạ thưa anh, người là vàng, của là ngãi, chúng em đâu dám nhận tiền chuộc”. Con trâu trắng là sự tích, cũng là báo hiệu, là biểu tượng kết chạ của hai làng.

Mùa xuân 1594, tình cờ người dân hai làng đều đi phu, đắp đền thành nhà Mạc ở Lạng Sơn. Họ gặp nhau trong không khí rất vui vẻ, phấn khởi, họ cùng nhau làm việc, giúp đỡ nhau tận tình.

Về sau, khi kết thúc công việc, họ kéo nhau về làng Châu Lỗ, người dân bên Kim Thượng còn ngủ ở bên này một đêm, hôm sau mới về. Thấy vậy, bên Kim Thượng cử đoàn sang xin đặt vấn đề kết nghĩa anh em, cả hai làng cùng họp lại, thống nhất ý kiến và tiến hành kết nghĩa vào ngày 12/9/1594 tại đền Châu Lỗ.

Từ đó, hai làng chính thức trở thành anh em, mối quan hệ ngày càng khăng khít, họ cùng nhau bàn bạc và đưa ra 5 quy ước rất chặt chẽ bao gồm: Thứ nhất, chỉ có nam giới mới được có mặt trong các buổi gặp gỡ, bàn bạc công việc giữa hai làng, nữ giới không được phép. Thứ hai, chủ trương giao kết, việc công dân không tiếp việc tư - tức là gặp nhau không được bàn chuyện riêng tư. Thứ ba, hai bên giúp đỡ nhau không tính nợ lần, hơn thiệt. Thứ tư là ái ân nghiêm khắc, trong hai làng trai gái không được kết hôn với nhau. Và cuối cùng là người nhập cư hoặc làm rể của làng phải quá 3 đời mới được tham gia vào công việc chung của hai làng.

Tuy nhiên, đến nay bản quy ước đã thắt chặt hơn, ngày xưa 15 tuổi đã được “tiếp anh” (tham gia bàn bạc công việc chung giữa hai làng - PV) nhưng nay do dân số hai bên rất đông, số người cao tuổi rất nhiều nên công việc chung giữa hai làng đều do các già làng và cán bộ thôn đảm nhiệm chứ không cần đến những người trẻ tuổi như ngày xưa. Điều đặc biệt, dân làng hai bên kết nghĩa nhưng họ không quy định bên nào là anh, bên nào là em. Câu cửa miệng của họ khi hai bên có công việc gặp nhau đều là “Dạ lạy anh!” - để thể hiện sự tôn kính của mình.

Posted Image

Bản kính trình.

Cụ Ngô Văn Xuyên (97 tuổi, thôn Châu Lỗ) cho biết: “Xây dựng hay tu sửa đình đền đều là việc chung. Khi đó bên này hỏng thì ra báo cáo với bên anh xin phép để sửa. Làng Châu lỗ làm nghề thợ mộc, bên Kim Thượng lại có nghề thợ nề, do vậy hễ có công việc gì từ nhỏ đến lớn họ sẵn sàng giúp đỡ nhau, không nề hà, tính toán và còn mang tiền ra hỗ trợ cùng nhau xây dựng”.

Cách đây không lâu, bên Kim Thượng bị lụt, không còn con giống để trồng trọt. Thấy vậy, dân làng Châu Lỗ có gì ủng hộ cái đó, từ bó mạ, dây củ cũng gánh sang. Đó là những việc rất nhỏ nhưng cũng thể hiện tình cảm keo sơn giữa hai làng. Cụ thể là năm vừa rồi, bên Kim Thượng dồn điền đổi thửa cho nên không cấy được hết diện tích mất vài chục mẫu.

Ngay lập tức, lãnh đạo thôn cùng các già làng Châu Lỗ huy động người dân ủng hộ, cứu trợ dân anh. Bất kỳ người dân Châu Lỗ nào, mặc dù sống ở đâu đi chăng nữa thì mỗi khẩu sẽ hỗ trợ 15/kg thóc, chỉ sau 2 ngày phát động bà con đã hoàn thành đầy đủ, kết quả hỗ trợ bên Kim Thượng được 38 tấn thóc.

Ngoài những công việc lớn có liên quan đến xây dựng đình đền hay kỷ niệm giữa hai làng, trong một năm thường có tục lệ “thăm đồng”, nghĩa là hai làng qua lại đánh giá mùa màng, tỉ lệ năng suất cho nhau, nếu bên nào mất mùa, sản lượng thấp thì bên kia sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ, không kê biên, không hoàn lại. Cứ sáu năm, hai làng lại tổ chức lễ kết chạ một lần.

Theo quy định của các cụ thời xưa thì ngày lễ không được sớm hơn 6h sáng và không muộn hơn 6h tối. Buổi lễ được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và trang trọng, nghi thức linh đình, có kiệu, trống chiêng, các loại binh khí... giống như rước quan ngày xưa. Năm 2009, dân làng hai bên đã cùng nhau tổ chức kỷ niệm 415 năm kết nghĩa, đến lượt dân làng Châu Lỗ tổ chức buổi lễ long trọng để bồi đắp nghĩa tâm giao.

Nghiêm khắc ái ân

Trong quy ước 5 điều khoản kết chạ giữa hai làng thì điều thứ 4 ghi rất rõ “Ái ân nghiêm khắc, trai gái trong hai làng không được kết hôn”. Bản hương ước quy định 5 điều giữa hai làng chẳng biết thực hư đến đâu nhưng chuyện trai gái đúng là không được kết hôn thật. Trai gái không được kết hôn, thậm chí không được trò chuyện, kết bạn với nhau. Vì mọi người cho rằng, nếu nam nữ hai làng lấy nhau mà mẹ chồng và con dâu xô xát mắng chửi nhau, mẹ chồng chửi con dâu thì cũng như chửi anh mình.

Ông Hà Minh Cảnh - Phó thôn Châu Lỗ - chắc chắn rằng: “Cho tới nay, quan hệ giữa hai làng vẫn gắn bó, khăng khít. Về vấn đề nam nữ cũng thực hiện rất tốt, hơn 400 năm qua, hai làng chưa hề có ai vi phạm cả. Nếu như có trường hợp nào vi phạm sẽ bị kỷ luật, nặng hơn là sẽ bị đuổi ra khỏi làng, hoặc bị xa lánh “sống không chơi, chết không chôn”, nhưng dân làng hai bên rất tuân thủ “lệ làng”, không hề vi phạm”.

Tuy nhiên, do luật lệ hai làng quy định đã từ lâu đời không thể thay đổi được, nhiều khi dân làng hai bên thường tránh gặp mặt nhau bởi theo họ vì đã kết chạ anh em nên khi giao tiếp cũng cần ý tứ, không được thoải mái. Nhiều khi gặp nhau họ thường nói tránh tên làng, không nhận mình là người Châu Lỗ hoặc Kim Thượng để có thể dễ dàng giao tiếp.

Hai làng quy ước, khi giao lưu gặp mặt chỉ có nam giới mới được có mặt, ví dụ làng Châu Lỗ đến làng Kim Thượng thì phải đi cùng đoàn thể chứ không được đi cá nhân riêng lẻ, không được bàn bạc việc tư, nếu phát hiện sẽ đuổi ra khỏi làng ngay lập tức.

Trong những dịp kỷ niệm giữa hai làng, anh em gặp nhau rất phấn khởi, tổ chức rất hoành tráng, khi xưa có cả hát ca trù, nhảy múa, nhưng bây giờ thay bằng phát biểu, tổ chức ăn uống linh đình. Trang phục trong các buổi lễ cũng được quy định hết sức nghiêm ngặt, cụ già trên 80 tuổi thì mặc quần đỏ, áo the đỏ, mũ đỏ, từ 70 - 79 tuổi thì mặc quần đỏ, áo dài lương, khăn xếp. Người từ 69 tuổi trở xuống thì mặc quần trắng, áo dài đen, khăn xếp. Sắp tới năm 2014, hai làng sẽ tổ chức kỷ niệm 420 năm quan hệ keo sơn giữa hai làng và lần này là bên Kim Thượng tổ chức đón bên Châu Lỗ.

Theo Lê Nga

Lao Động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cận cảnh cây mai trăm tuổi giá tiền tỉ

26/01/2014 15:45

(TNO) Có những cây mai được người chủ ra giá đến hơn 1 tỉ đồng, có cây được chủ nhân ước tính giá lên đến 2,5 tỉ đồng.

Cây kiểng tết: Hàng độc giá cao

Năm nay, hội hoa xuân Tao Đàn (quận 1) và Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7) TP.HCM hấp dẫn người thưởng lãm vì sự có mặt của những cây kiểng, cây mai Tết có giá “khủng” nhờ kiểu dáng độc đáo.

Mai cổ 2,5 tỉ đồng

Cây mai kiểng khá độc đáo, kích cỡ vừa phải nhưng khiến nhiều người tò mò ở hội hoa xuân Tao Đàn là cây mai xù của anh Phan Văn Lớn, một nghệ nhân đến từ huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Posted Image

Cây mai xù, được chủ nhân ước tính giá 2,5 tỉ đồng

Theo anh Lớn, cây mai này vừa được anh mua từ một người quen, là cây mai cổ có tuổi phải hơn 100 năm và tuổi kiểng (bắt đầu đưa vào chậu làm bonsai) thì hơn 10 năm.

“Giá cây này khoảng 2,5 tỉ đồng. Sở dĩ giá cao như vậy vì với tuổi đời trăm năm, cây mai này là dạng mai xù có rễ, da, thân, cành, hoa đẹp. Dáng cây lại độc đáo”, anh Lớn cho biết.

Theo một nghệ nhân chơi mai ở TP.HCM, cây mai xù được người miền Tây khá ưa chuộng trong khi người ở TP.HCM lại ít bị hấp dẫn hơn.

Cây mai “khủng” nở hoa trên biển đảo quê hương

Trong khi đó, ở hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng, cây mai của anh Ngô Đăng Lâm, đến từ Bến Tre, với dáng thân to, tán lá rộng nổi bật giữa hội hoa xuân.

Posted Image

Cây mai mang tên "Anh hùng tương ngộ" với mô hình quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bên dưới

Được biết, cây mai này được anh Lâm chăm sóc, tạo dáng bao trùm một vùng rộng nên được đặt tên là Anh hùng tương ngộ. Bên dưới cây mai được chủ nhân dựng lên mô hình bản đồ Việt Nam cùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo những người chơi hòn non bộ, với tán cây xòe rộng, ôm lấy mô hình bản đồ Việt Nam và các quần đảo tạo nên ý nghĩa đặc biệt về sự toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc.

Cây mai “khủng” này được cho là trị giá 1 tỉ đồng nhờ dáng cây đẹp lại to cao, và tuổi thọ hơn 100 năm hiếm có.

Cây me thắm tình quê giá hơn 1 tỉ đồng

Cũng ở hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng, khách tham quan đặc biệt chú ý cây me của một nghệ nhân chơi cây kiểng vừa đoạt giải đặc biệt Hội thi Hoa đồng cỏ nội. Cây me này thuộc về chủ nhân Bùi Quốc Nam, một người đến từ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, được ra giá 1,2 tỉ đồng.

Posted Image

Cây me với trái và lá xum xuê được nhiều người ưa thích

Được biết, 1,2 tỉ đồng là giá cây me năm 2013, năm nay sau khi đạt thêm giải đặc biệt tại hội hoa xuân, chủ nhân cây me này kỳ vọng giá sẽ cao hơn năm ngoái.

Với cái tên “Xuân thắm tình quê”, cây me đặc biệt được nhiều người tán thưởng vì dáng đẹp, lá tươi xanh, trái cây lại xum xuê, gốc cây xù xì. Cây me này ước tính có tuổi không dưới 70 năm.

Những cây bonsai không thể định giá

Cũng mang đến hội hoa xuân Tao Đàn nhiều cây kiểng, anh Trần Quốc Hạnh, đến từ quận Tân Phú, TP.HCM rất tâm đắc với cây mai mà anh chăm sóc khoảng 10 năm nay.

Posted Image

Cây mai do chính anh Hạnh chăm sóc hơn 10 năm nay

Cây mai của anh được tạo thế đổ, một dáng đẹp và rất khó tạo đối với một cây đặc biệt có thân giòn như mai.

Anh Hạnh cho biết đã phải mất 3 năm chỉ để cắt, cào thân liên tục nhằm tạo cho gốc cây uốn xuống một cách tự nhiên. Anh rất tâm đắc vì cây mai anh tạo dáng vừa có dáng đổ với đường cong lả lướt, vừa có nhánh chỉ thiên vững chãi.

Mô tả về cây mai này, anh Hạnh nói: “Tôi chỉ chơi cây vì yêu thích chứ không biết định giá. Năm ngoái có người trả cây này 250 triệu mà tôi không bán”.

Gần đó, anh Hà Văn Trọng, một người chơi cây kiểng ở Tân Phú, TP.HCM cũng mang theo cây mai mà anh chăm sóc khoảng 12 năm để trưng bày cho nhiều người ngắm chứ không bán.

Posted Image

Cây mai của anh Trọng có người từng trả 600 triệu đồng

Anh cho biết cây mai của anh do dáng đẹp với tuổi thọ cao nên có người từng trả 600 triệu đồng.

Trong hội hoa xuân Tao Đàn, có rất nhiều loại bonsai được người chơi kiểng trưng bày để mọi người cùng được thưởng lãm. Nhưng khi có người trả giá mua, họ nhất định không bán vì theo họ cây kiểng với họ đã như đứa con tinh thần.

Dưới đây là những cây bonsai được giới nghệ nhân đánh giá cao với dáng, thân, da, lá, trổ hoa,… đều đẹp cùng tuổi thọ cao và được chủ nhân chăm sóc một cách kỹ lưỡng.

Posted Image

Cây bonsai này được giới chuyên môn đánh giá rất cao vì độ tuổi, độ hài hòa, da, thân, lá, cành đẹp

Posted Image

Bonsai thế đổ với hoa tím li ti nở trên các tán lá

Posted Image

Posted Image

Cây mai chiếu thủy này rất được yêu thích vì ngoài thế cây, thân cây sù sì,... là hoa được trổ đều, đẹp và tươi

Posted Image

Cây bonsai này được đánh giá có thế đổ tự nhiên, đều và đẹp

Bài, ảnh: Hoàng Quyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bún bò giò heo: Món ngon này có tự bao giờ ?

31/01/2014 11:09 (GMT + 7)

TTXuân - Nổi tiếng hơn cả trong các món ăn bình dân ở Huế vẫn là món bún bò, hay gọi một cách đầy đủ là “bún bò giò heo”. Hương vị của món bún này là một trong những nét đặc trưng của Huế. Cay nồng ớt, thơm hương sả, và quan trọng nhất là vị ngọt của ruốc Huế không tìm được ở đâu khác. Bắt buộc phải là ruốc Huế.

Phở - tinh hoa ẩm thực Việt

Posted Image

Gánh bún hàng rong xưa ở Huế - Ảnh tư liệu

Phổ biến và nổi tiếng như thế, vậy mà ít ai, ngay cả người Huế, biết rõ món ăn này xuất hiện từ bao giờ. Và cái tên gọi bún bò Huế được cho là truyền thống này cũng phải nên được xem xét lại. Bởi vì thịt bò không phải là loại thực phẩm truyền thống của người Việt.

Yến tiệc trong cung thời Nguyễn, điển hình là trong thực đơn đãi sứ của triều đình, không thấy hiện diện các món thịt bò. Các món cỗ cổ truyền trong Trung ngoài Bắc xưa cũng không có món nào dùng thịt bò. Mãi cho đến khi người phương Tây xâm nhập ngày càng đông thì các món thịt bò của họ mới dần dần được người Việt ưa chuộng. Điều này khiến người ta suy nghĩ lại về thời điểm các món bún, phở bò xuất hiện ở Việt Nam.

Và nên chăng món bún bò giò heo Huế nếu đã có lịch sử lâu dài thì lúc khởi thủy phải là món bún giò heo, và yếu tố bò chỉ được thêm vào về sau này mà thôi? Nhưng dù danh xưng có là gì đi nữa thì đây là một trong những món ngon đặc sắc của Huế.

Tiếc rằng giờ đây khó có thể tìm ra được một tô bún còn mang đúng vị chuẩn xác. Một số chủ quán giải thích rằng phải biến đổi như thế cho hợp khẩu vị khách phương xa. Điều này được thể hiện rõ tại các quán bún nổi tiếng dành cho du khách ở Huế. Trong khi đó, nhiều người Huế lại nói là giờ đây muốn có được tô bún Huế đúng cách thì phải vào Sài Gòn, nơi hương vị bún bò giò heo vẫn còn đậm đà.

Truyền nhân của bún Mụ Rớt nổi tiếng ở Gia Hội xưa bây giờ đang mở quán bún bò Huế ở Orange County thuộc bang California, Hoa Kỳ. Tiệm vẫn nấu đúng lối truyền thống với mùi vị cay nồng của sả, ớt, ruốc Huế, và rất được khách Việt, Mỹ ưa chuộng.

Trước tiên người ta hòa ruốc xác (ruốc cái) vào nước cho đủ vị mặn. Đun sôi khoảng một hai giờ để lấy chất ngọt từ xác ruốc và để ruốc đỡ nặng mùi. Chờ cho xác ruốc lắng rồi chắt lấy nước trong. Xương bò, heo chần nước sôi cho sạch, bỏ vào nấu với nước ruốc. Không đậy vung để có nước trong. Nếu muốn nước dùng trong nữa thì xương phải để nguyên không chặt khúc. Nấu như thế này cần rất nhiều thì giờ để có thể lấy được hết chất ngọt của xương. Ngoài ra, còn có thể thả vào nồi vài củ cải để nước thêm trong, nếu cần. Một vài khúc mía đã róc vỏ được bỏ vào nồi nước dùng vừa để hút mùi hôi của xương, vừa để thêm vị ngọt.

Thịt bò bắp bỏ vào nấu cho đến khi mềm, vớt ra để nguội rồi thái lát. Người Huế gọi loại thịt này là thịt bò “nồi”, để cho khác với loại thịt bò nhúng tái vốn không phải của bún bò Huế, mới xuất hiện sau này. Riêng giò heo vì còn da và mỡ, nên sẽ nấu riêng cho đến khi chất đục, tanh của mỡ và da ra hết mới cho vào nồi.

Ớt rim và đồ màu nên cho vào nước từ sớm, nhưng nếu nấu ở nhà thì một bó sả bằng nắm tay con nít được bỏ vào nồi khoảng nửa giờ trước khi ăn, để sả vẫn còn hương nhưng đã hết vị hắc. Rau răm, hành lá, hành tây và bắp chuối thái mỏng là phụ gia chính của bún bò Huế hồi trước. Về sau này, người ta còn cho thêm huyết luộc, gân bò, chả cua vào bún, và những phụ gia này dần dần trở nên phổ biến.

Thuở trước, bún bò giò heo Huế thường được ăn vào buổi sáng sớm. Khách sành điệu hay chuộng các quán bình dân chỉ bán riêng món này, bán hết nồi nước dùng là thôi. Ngon nhất vẫn là từ các gánh bún rong rải rác khắp nơi, bán đến tám giờ sáng đã ngưng.

Bây giờ vì nhu cầu của hoạt động du lịch nên có thêm nhiều quán bún bò Huế bán suốt ngày đêm. Cũng tốt thôi, vì điều này giúp làm cho hương vị đặc trưng của Huế thêm cơ hội để trở nên quen thuộc hơn với khách phương xa. Chỉ mong người bán luôn giữ được hương vị đậm đà, cay nồng của Huế trong món ăn đặc sắc này. Và đó cũng là giữ bản sắc của chính mình vậy.

----------------------------

Quán bún bò Huế đầu tiên ở Hà Nội với cái tên rất Huế “O Xuân” (tức là cô Xuân), ở số 3A Quang Trung, mở từ hơn 20 năm trước, đến nay đã thành địa chỉ quen thuộc của thực khách Hà thành.

Posted Image

Quán O Xuân - quán bún bò Huế đầu tiên ở Hà Nội - Ảnh: Minh Tự

Tôi vào quán O Xuân gọi “một tô đầy đủ”, tức tô có đủ thịt bò, giò heo, chả viên, miếng huyết… Nhìn tô bún là biết ngay đầu bếp đang muốn nấu cho đúng món bún bò giò heo thuở ban sơ ở quê nhà của nó. Giò heo khoanh tròn, thịt bò bắp luộc chín xắt lát dày vừa phải. Rau sống là giá, rau quế và bắp chuối xắt mỏng.

Thịt bò bắp và tuyệt nhiên không có thịt bò tái, cùng với những sợi bắp chuối xắt mỏng, đó là dấu tích của tô bún bò Huế thuở xưa, thậm chí trông nó gần với tô bún bò Huế xưa hơn cả tô bún tại Huế bây giờ. Nhưng khi nếm thử nước dùng thì mới thấy đúng là bún bò xa quê.

Vị cũng ngọt nhưng không là ngọt của ruốc, có ruốc đấy nhưng ít thôi. Và rõ nhất là mùi sả, chỉ thoang thoảng chứ không ngào ngạt sả như bún bò ở Huế. Vị ruốc và mùi sả là hai thứ mùi vị nặng, khó nêm, là phụ gia nhưng lại là thành phần quan trọng để nhận biết tô bún bò Huế.

Người Huế đã quen và thậm chí đã thấm vào máu cái thứ nước dùng đậm đà ruốc và sả. Nhưng người Hà Nội thì chắc hẳn là khác. Nên tô bún bò Huế đến Hà thành cũng phải thay đổi theo khẩu vị thực khách là phải thôi. Trong khi người Hà Nội ăn bún bò Huế lại thích thêm vài lát ớt tươi ngâm giấm, thì người Huế lại chỉ thích vị chua của chanh và ớt thì phải giằm nước mắm.

------------------------

Posted Image

Nhà hàng Cố Đô ở Sacramento, Mỹ và món bún bò giò heo đậm đà rất Huế - Ảnh: T.K.Đ

Posted Image

Có hai câu hỏi giả định được đặt ra: Một là, trước giờ tận thế bạn nhớ ai nhất? Hai là, bữa ăn cuối cùng bạn ước được ăn món gì? Không hẹn mà gặp, khuôn mặt yêu thương nhất để tưởng đến trong giờ phút có thể là cuối cùng đối với cả ba người thuộc ba dân tộc và ba nền văn hóa khác nhau nhưng có cùng tâm cảm là mẹ!

Riêng về miếng ăn thì thói quen truyền thống chiếm thế ưu tiên. Bà khách Đài Loan thì muốn được ăn vịt Bắc Kinh, ông khách Hoa Kỳ lúng túng vì không chọn ra được món gì là quốc hồn quốc túy độc đáo của xứ hợp chủng muộn màng này cả. Đến lượt mình nêu ý kiến, tôi chọn món ăn “ân huệ” không một chút lưỡng lự: bún bò Huế!

Hình như người Huế nào - trừ các bậc xuất gia chay tịnh - cũng có duyên nợ mặn mà với bún bò Huế, như người Pháp với thịt bò bít tết, người Mỹ với bánh hamburger, người Anh với thịt bò nướng và bánh pudding Yorkshire, người Ý với bánh pizza, người Nhật với sushi…

50 năm trước, chưa có một quán bún nào ở Huế có thương hiệu riêng. Những tên gọi truyền khẩu như: bún mụ Rớt, bún o Rơi, bún chị Bờ… là do khách hàng gọi tên người chủ quán theo lối bình dân quen biết. Năm 1959, tôi thi đậu “càng cua” (concour) vào Trường Hàm Nghi - Quốc Tử Giám xưa - và bắt đầu lên Huế học.

Thời đó, quán bún nổi tiếng nhất là quán mụ Rớt ở Gia Hội và gánh bún ngon được đồn đãi rộng rãi là gánh bún o Mượn ở cống Phát Lác, mụ Sen ở Thành Nội. Ở Huế gần hai năm, lần đầu được lãnh học bổng tôi mới có cơ hội can đảm rủ bạn vào quán bún bò mụ Rớt ăn một “tô bún bò vốn chỉ nghe mà chưa thấy”…

Nửa đời, tôi đã mang hình ảnh và hương vị tô bún bò Huế đó mà đi. Tuy chưa được đi và trải nghiệm nhiều như ước muốn, nhưng tôi cũng đã đi qua nhiều thành phố lớn từ Á sang Âu, nơi có những tiệm ăn Việt Nam và món bún bò Huế. Từ đó tôi thấm thía với cảm nhận rằng ngon hay dở bình thường là một cảm xúc thể chất và vật lý. Nhưng cái ngon sâu đậm đối với một món ăn quê hương truyền thống như bún bò Huế, phở Bắc, mì Quảng, hủ tiếu miền Nam… là một sự kết hợp hòa điệu giữa miếng ngon truyền thống, mùi vị tâm lý nguồn cội và hương vị hoài niệm.

Ra nước ngoài, bún bò Huế chuyển mình từ “sang” qua “trọng”. Nghĩa là không chỉ là phẩm mà còn lượng. Hầu hết các nhà hàng ăn Việt Nam ở nước ngoài đều có món bún bò Huế và chia làm ba mức độ: nhỏ, trung và lớn. Một tô nhỏ xứ ngoài cũng bằng ba tô tiêu chuẩn ở quê nhà. Tô lớn thì “mênh mông” như một cái thau nhỏ. Tôi có dịp quan sát và để ý rằng khách ăn bún ở Paris và London thường gọi tô bún ở mức trung, còn khách ở Mỹ thì thường gọi tô lớn. Bởi lẽ sức vóc của người Mỹ lớn thì bún bò Huế phải “tô đại” với thịt thà rôm rả mới thích hợp hơn.

Bún bò Huế đã rời Huế ra đi để đối mặt với nhân gian như những đứa con xa xứ. Trong mối tương tác đa phương, đa hệ, đa chiều toàn cầu đó, hình tướng và phương tiện có thể tùy nghi mà đổi thay, thêm bớt, nhưng bản chất khó mà đổi thay. Tô bún bò Huế mang sẵn trong chính nó hương nồng của sả, vị ngọt của thịt heo thịt bò, mùi thơm của gia vị… không thể nhầm lẫn với trùng trùng những món ăn muôn màu muôn vẻ của thế giới. Bún bò Huế xa quê nhưng sẽ chẳng bao giờ có thể phủ nhận chính nó để trở thành mì, thành phở hay một món ăn nào khác.

Cũng có khi xa mà lại rất gần. Suốt ba tháng về ở làng Liễu Hạ (Hương Trà) quê tôi trong dịp Tết Quý Tỵ, tôi vẫn thường lên Huế, rủ những “bậc sành ăn” tìm một nơi bán bún bò Huế không tên trên đường Nguyễn Du được bà con cho là “bún bò hậu duệ mụ Rớt”. Hương vị tô bún chỉ ở mức trung bình, nhưng hình thức thì rau thịt chen chúc. Tôi không tìm thấy dáng vẻ thanh nhã của tô bún bò mụ Rớt và chỗ ngồi thanh lịch của quán hơn 50 năm trước.

Tuần đầu bay về lại Mỹ, tôi ghé tới quán Cố Đô ở Sacramento và quán bún An Nam ở San José, bang California để “kiểm nghiệm phản ứng ngũ uẩn” của mình về hương vị của những tô bún bò Huế ở xứ người, để so với “đồng môn” trên đường Nguyễn Du. Tôi bắt gặp hương vị bún bò xa xứ có vẻ đậm đà rất Huế còn hơn cả Huế trên quê hương. Nhưng dòng sông xưa không còn đó. Hình thức rau thịt của cả hai bên đều quá phong phú nên bún bò Huế xưa không trở lại nguồn.

Tôi tự an ủi nói với bóng ông Héraclite (triết gia Hi Lạp) đâu đó trong chính mình: “Bún bò Huế cũng không tránh khỏi quy luật biến dịch. Chẳng ai ăn được hai lần trên cùng một tô!”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phở - tinh hoa ẩm thực Việt

30/01/2014 08:32 (GMT + 7)

TTXuân - Phở sinh ra từ những năm đầu thế kỷ 20, thăng trầm cùng người Việt đã hơn một thế kỷ đầy biến động hào hùng. Bước sang thế kỷ 21, phở lại thăng hoa cùng dân tộc với diện mạo và tầm vóc mới, thật sự trở thành “vị đại sứ” góp phần vinh danh văn hóa Việt trong lòng bạn bè quốc tế.

Phở, bún bò, hủ tiếu là ba món ăn đặc trưng cho ba miền Bắc - Trung - Nam, mà sáng, trưa, chiều hay tối gì thì cũng xơi được! Đặc biệt trong ba ngày Tết, sau những thịt mỡ, bánh chưng thừa mứa, có được một tô phở, bún bò hay hủ tiếu thì “giải ngán” rất ư hiệu quả. Tuy chỉ là ba món ăn, nhưng nó biến thể muôn hình vạn trạng. Trong chuyên trang ẩm thực của báo Tết năm nay, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những bài viết xoay quanh một số biến thể của ba món ăn này…

Posted Image

Phở là một trong những đại biểu hàng đầu “hữu xạ tự nhiên hương” trong văn hóa ẩm thực Việt, tên gọi đã được quốc tế hóa một cách tự nhiên, khi lọt vào top 3 từ tiếng Việt không cần dịch thuật: “Phở - Áo dài - Tết”.

Cội nguồn của phở

Muốn nói về những dị bản của phở, trước tiên phải nói về gốc gác của nó. Khởi nguồn của phở từng được tranh cãi liên tục, đã tốn khá nhiều giấy mực của nhiều thế hệ, song vẫn chưa đến hồi ngã ngũ. Các bậc Nho học tiền bối nói nhiều đến nguồn gốc Tầu của phở. Theo họ, phở sinh ra từ món “trư nhục phấn” ở Quảng Đông.

Vẫn theo cái môtip nghe đến nhàm tai: tiếng phở được đọc trại đi từ chữ “phấn” của món “trư nhục phấn”. Song thật trớ trêu, “trư nhục phấn” dù đã có từ rất lâu và đến nay vẫn chỉ âm thầm khu trú một cách yên ả, khiêm tốn ở chính nơi nó sinh ra, không hề gây được một tiếng vang gì cũng như chẳng hề lan tỏa đi bất cứ đâu như phở Việt.

Mặt khác, xét về phương diện kỹ thuật chế biến, món “trư nhục phấn” hoàn toàn xa lạ với hương vị phở Việt. Thêm nữa, thay cho bánh phở, món này dùng một loại bột làm như kiểu bánh canh và nước dùng trên nền xương, thịt heo!

Lại có một thuyết khác, không rõ xuất phát từ đâu, thấy phở ngày càng được quốc tế hóa và nổi danh khắp nơi liền cố vơ vào: phở có nguồn gốc từ một món ăn “pot-au-feu” của nước Phú Lang Sa và phở chính là tiếng “bồi” của từ feu (tiếng Pháp: lửa). Nghe ra có vẻ rất hợp logic, tuy nhiên khi tra cứu về món “pot-au-feu” trong từ điển Larousse của Pháp, kết quả hoàn toàn thất vọng!

Theo Larousse, “pot-au-feu” là món xúp nấu “hầm bà lằng” bằng thịt bò hầm với nhiều loại rau củ: cà rốt, tỏi tây, củ cải… chẳng ăn nhập gì với món phở Việt, cả về hình thức đến nội dung.

Trong khi đó, truyền ngôn dân gian khá phù hợp với những tư liệu còn lại từ đầu thế kỷ 20: phở có tiền thân từ món xáo trâu ra đời một cách dân dã từ các bãi, bến sông Hồng vào những năm đầu của thế kỷ trước. Lúc khởi đầu nó là món ăn phục vụ tầng lớp bình dân, phu phen lam lũ.

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sau khi người Pháp chính thức đặt nền bảo hộ lên toàn cõi Việt Nam, Hà Nội mới chỉ có vài ba hàng thịt bò phục vụ người Pháp thường hay ế ẩm, nhất là bộ xương chẳng biết làm gì. Những năm 1908-1909 có khá nhiều tuyến tàu thủy hơi nước chạy từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định, Phủ Lạng Thương của chủ người Pháp, chủ Hoa kiều và phu phen chủ yếu là người Hoa gốc Điền Việt từ Vân Nam qua. Đến năm 1909 mới có hãng tàu thủy Việt của nhà tư sản dân tộc: ông Bạch Thái Bưởi. Ông chỉ tuyển dụng nhân công, thợ thuyền người Việt.

Lại thêm các tuyến thuyền mành chở nước mắm, đồ khô từ xứ Thanh Nghệ ra tạo nên một quang cảnh sầm uất nơi bến sông Hồng đưa tới sự xuất hiện một nhu cầu ẩm thực bình dân to lớn. Các hàng quà ùn ùn đổ về bến sông, song món xáo trâu được ưa chuộng nhất… vì thế càng được các bà tích cực gánh ra phục vụ.

Tiếp đến, cảnh thịt bò ế ẩm và xương bò được khuyến mãi cho không khi mua thịt, từ các gánh xáo trâu đã được các bà học nhau chuyển sang thành xáo bò. Thịt bò mùi gây khi nguội, nên lò lửa liu riu được phát kiến, chẳng mấy chốc món ăn mới này lan tràn suốt từ Ô Quan Chưởng xuống tới Ô Hàng Mắm. Tiến trình phát triển món xáo bò mạnh đến nỗi được ông Henri Oger lưu lại hình ảnh gánh phở rong trong tập sách quý giá “Kỹ thuật của người An Nam” (Technique du people Annamite 1908-1909).

Nước dùng - yếu tố quyết định

Nghệ thuật nấu phở được định hình vào hai thập niên cuối thế kỷ 20 và đã hoàn thiện trong suốt hơn một thế kỷ phở Việt. 20 năm đầu của thế kỷ 20 là thời gian hình thành phở qua những “nghệ sĩ” đường phố sáng tạo ra món xáo bò tiền thân của phở, rồi cải tiến món bánh cuốn thành bánh phở. Bánh phở thật sự là “chìa khóa” của món phở, phân biệt hẳn với các món ăn nước khác của bếp Việt thường dùng bún làm nền tảng.

Thời gian 1920-1950 mở đầu giai đoạn ổn định tìm tòi thử nghiệm nghệ thuật nấu phở. Thời gian tìm tòi trải nghiệm này đã xuất hiện món phở gà “Á Vương” của phở cho dù còn nhiều tranh cãi. Sau thập kỷ 1920 là thời kỳ của phở cổ điển chẳng những đạt đến buổi hoàng kim xuất hiện những danh gia nghệ phở với vị “vua phở” không ngai - phở Tráng mà còn trên đường Nam tiến, phát triển ra toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đây cũng là thời kỳ khẳng định các chuẩn về phở một cách tự nhiên, đặc biệt là nước dùng - linh hồn của phở.

Nước dùng ngon phải đạt ba chuẩn: Thứ nhất, nước trong veo không một gợn đục, chắt lọc tinh túy của tự nhiên từ những tảng xương bò. Thứ hai, nước dùng phải có vị ngọt đặc trưng từ xương hầm, một loại nước bổ dưỡng, vị đậm đà dễ gây ghiền cho thực khách. Thứ ba, hương thơm của nước dùng được hòa quyện từ những loại gia vị đặc trưng của quế (phải là quế chi thanh), hoa hồi, thảo quả, hành nướng, gừng nướng…

Nghệ thuật nấu phở có những công thức riêng, là bí quyết gia truyền của từng gia đình, nhằm tạo nên hương vị rất riêng, rất đặc trưng. Thành phần và tỉ lệ gia giảm gia vị chính là cốt lõi của nghệ thuật nấu phở.

Hương vị gia truyền của từng gia đình đều khác nhau, song có một sự đồng điệu chung: tạo nên hương vị đặc thù của phở, ai cũng cảm nhận được đó là phở! Đến nay, nghệ thuật nấu phở hình thành hai hương vị khác biệt rõ nét: phở Bắc và phở Nam. Phở Bắc đặc biệt chú trọng đến vị ngọt của nước xương hầm, độ trong của nước dùng (tuy nhiên cũng có một thực tế là khá nhiều hàng phở lạm dụng bột nêm mà chúng ta thường gọi là mì chính, gây ngại cho người dùng)…

Phở Nam có vị ngọt đường nên xương hầm không còn thật quan trọng. Hay nói một cách triết lý: hồn của phở Bắc và phở Nam rất khác nhau, tuy nhiên nhờ sự đồng điệu của các gia vị, cả hai đều giữ được hương vị đặc thù của phở Việt.

Posted Image

Phở đê sông Hồng đầu thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu

Posted Image

Xe phở bình dân trên phố - Ảnh: T.Q.D.

Phở thời kháng chiến

Kháng chiến bùng nổ, cả dân tộc tản cư về nông thôn và phở gánh cũng lên đường cùng cộng đồng mở ra thời kỳ: phở kháng chiến - phở tản cư. Cuộc trường chinh ấy mang lại cơ hội cho phở phát tán len lỏi, xâm nhập tới mọi nẻo khuất vùng thôn dã Việt Nam. Tuy nhiên sự lan tỏa chỉ giới hạn trong khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng trung du Bắc Việt Nam. Cố nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân đã cho chúng ta biết không khí phở thời kháng chiến.

Trong vùng tự do: phở Giơi, phở Đất, phở Cống nổi danh không thua kém gì phở vùng tạm chiếm. Vùng căn cứ địa ATK, các cơ quan trung ương hay tổ chức nấu phở vào dịp chung nhau giết bò để bồi dưỡng theo kế hoạch hằng tháng. Một chủ hiệu phở Hà thành đã trở thành anh nuôi cho tiểu đoàn Lũng Vài. Hành trang của “chiến sĩ phở” lúc hành quân không phải là súng đạn mà lủng củng, lồng cồng với nồi hầm, bếp, lồng tráng bánh phở…

Ở các đô thị vùng tạm chiếm, sau thời hồi cư (1945), phong trào phở bành trướng mạnh thành cửa hàng cửa hiệu đàng hoàng. Thi thoảng mới gặp lại một hai xe phở xa tít mạn chợ Đuổi. Ở khu phố cổ còn toàn là phở gánh và hiệu phở. Như một nghịch lý rất Việt Nam, phở gánh thường có chất lượng ngon và rẻ hơn phở hiệu. Nó lưu giữ được cái hồn, đúng chất quà rong của người Hà Nội.

Với phở gánh có thể nhẩn nha ăn, ăn một cách thanh cảnh, ăn mọi lúc mọi nơi. Ưu thế nổi trội nhất của phở gánh là đáp ứng tối đa cái thú ăn khuya ở chốn Tràng An đô hội thanh lịch một thuở. Với tiếng rao lanh lảnh trong đêm tĩnh mịch “Phở ơ, Phở ơ ơ…!”, tưởng như những khúc hát ru đầy quyến rũ.

Có điều lạ là phần lớn phở gánh khi tiến lên chính quy hiện đại thành cửa hàng, chất lượng giảm dần, rồi mất cả khách lẫn tiếng tăm tích góp được thuở hàn vi. Tuy nhiên, hiệu phở Tráng Hàng Than là ngoại lệ! Từ phở gánh đi lên nhưng ngày càng thêm uy tín và đạt tới cực đỉnh vinh quang khi người đời truyền miệng đưa ông đăng quang ngôi vị “Vua phở 1952”.

Ông Tráng nhỏ thó, cực kỳ kiệm lời, chẳng bao giờ hé răng với khách, đặc biệt là không hề biết cười, mặt lạnh như cô hồn tưởng như người vừa đăng thăng đồng, đang trong khoảnh khắc được người âm giáng nhập về. Trang phục cũng rất kỳ dị, lại thêm cái mùi xoa trắng luôn chít trên đầu trông như vị thổ ty Mường tại vị. Cung cách vua phở rất kiên định, ngày thứ hai, thứ sáu không có thịt bò, dứt khoát gác gánh: nghỉ!

Đã thế, ông còn có cái vẻ bề ngoài khinh khỉnh, coi “thực khách - thượng đế” như cỏ rác, mặc dù trong thâm tâm không phải vậy. Ta hãy mục kích hàng phở Tráng lúc đầu hôm: “Hàng năm bảy chục người, hàng tám chín chục người đứng vòng lấy gánh hàng của ông ta chật cả một hè đường để mua ăn, để đòi ăn, đòi ăn thật mà ông ta cứ như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì.

Ông ta cứ thản nhiên thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng, ai đợi lâu mặc, ai phát bẳn lên mặc, mà ai chửi, ông ta cũng mặc. Vua có khác! Trông cảnh ấy ai mà chẳng lộn ruột? Muốn tẩy chay ông ta, muốn cho một cái tát, nhưng phở của vua phở không tài nào ghét được thành nhiều người vẫn kiên nhẫn nhín nhịn”. Tuy nhiên ở góc độ “chuyên môn” vua phở lại rất chiều khách, chỉ cần thực khách yêu cầu, vị thổ ty sẽ lục tìm cho kỳ được trong “kho báu” của mình loại vừa ý khách: vè, sụn, nạm, mỡ gầu, vừa mỡ vừa nạc, vừa nạc vừa sụn… chiều hết!

Đặc biệt phong thái ông rất từ tốn, xoay tảng thịt qua lại, chọn đủ chiều, vừa thái thịt nhưng vừa “tư duy” sao cho miếng thịt đẹp nhất, ra tấm ra món. Mỗi nhát dao của vua phở hạ xuống, một lát thịt đẹp như mơ không quá dày, không quá mỏng, nền thớ thịt hiện lên như tranh thủy mặc! Thật tuyệt. Thời ấy, ai muốn ăn phở Tráng phải đi từ sáu giờ sáng mới có đủ loại để lựa chọn, đến chín giờ, chín rưỡi đã hết hàng đóng cửa. Cái không khí hừng hực sôi động ở phở Tráng thuở nào đã vĩnh viễn trôi vào quá khứ, tiếc thay!

Nam tiến lần thứ nhất

Phải chờ đến năm 1954, theo chân những người Bắc di cư, mở ra cuộc “Nam tiến” đại quy mô của phở Việt. Từ đây mốc son chính thức mở màn cho sự bành trướng của phở trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nam tiến, song ngay lập tức, phở Nam mau mắn định dạng một phong vị riêng, khác biệt với phở Bắc truyền thống. Cái phong thái dễ dãi, dễ thích nghi của vùng đất “Hợp chủng Nam kỳ quốc” thể hiện ngay trong bát phở: thêm giá sống, rau thơm, húng quế, ngò gai cho bỗ bã mát ruột, thêm sắc ngọt của đường và các vị tương đen, tương đỏ của người Hoa.

Trong biến cố lịch sử trọng đại này, con cháu của một số hàng phở nổi tiếng Hà Nội đã tham gia cuộc Nam tiến lập nghiệp, trong đó có phở “tàu bay” danh tiếng không ai không biết. Vốn là quán phở do ông nội mở vào năm 1950 (chưa có tên) ở Hà Nội, khi di cư vào Nam, được một người bạn thân tặng cho chiếc mũ bay, ông rất thích nên thường xuyên đội nó. Thực khách rất lạ lẫm với hình ảnh ngồ ngộ của ông bèn gọi ông bằng cái tên rất dân dã: “Ông Tàu bay”. Gọi riết rồi chết thành tên quán.

Hiệu phở Nam nổi tiếng nhất Sài Gòn phải điểm danh tới là phở Hòa - Pasteur. Ban đầu lúc khởi nghiệp khoảng năm 1960, tiệm mang tên Hòa Lộc, sau thực khách truyền miệng nhau… dần dà rơi mất chữ Lộc lúc nào không biết, chỉ còn lại chữ Hòa: phở Hòa! Gọn, dễ nhớ, đúng theo quy luật bất thành văn về loại tên “nhất tự” đặc thù của phở.

Đáp ứng thói quen mạnh mẽ, khoáng đạt của hậu duệ lớp người đi khai hoang mở cõi, phở tàu bay, tô xe lửa lần lượt ra đời. Những tô phở “khủng long” ấy hoàn toàn phá bỏ tính chất “quà” của phở phương Bắc và khiến các cô chiêu, cậu ấm “cành vàng lá ngọc” thoáng trông thấy cũng đủ hoảng hồn!

Phở ra thế giới

Sau năm 1975, thời thế lật sang một trang sử mới, mở đầu thời kỳ toàn cầu hóa của phở: “Phở goes global - Phở Việt ra thế giới!”. Trước tiên, do hoàn cảnh “thời thế, thế thời phải thế!”, phở lên tàu cùng các cư dân vượt biển di tản. Phở tràn sang trú ngụ ở quận 13 kinh đô ánh sáng Paris hoa lệ. Tôi từng được đãi phở ở Pháp khá đắt giá 30 quan/bát (tiền tệ Pháp khoảng 6 USD), vừa ăn vừa xót ruột bởi chất lượng quá tệ với bánh phở khô, thịt bò tủ lạnh cắt ra và nước dùng nhạt thếch.

Phở vượt Thái Bình Dương sang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chọn quận Cam bang California lập nghiệp trong cộng đồng Việt. Cả một “Tiểu Sài Gòn” di cư sang đất Mỹ mà không có phở thì thật phi lý. Song sang Hợp chủng quốc phở Việt có kích cỡ “khủng bố”, ăn theo “dạ dày” Mỹ có khác! Nếu theo định nghĩa trong từ điển Việt Nam, bát phở nơi đây phải gọi là “chậu phở”, ăn một lần tởn đến già.

Năm 1990, một người đầu bếp Mỹ có tên Didi Emmons đã mở quán phở đầu tiên ở tận thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Vị kỳ diệu của phở đã dần lan tỏa sang cộng đồng dân Mỹ và nhanh chóng lan tỏa ra nhiều bang nước Mỹ. Rồi lần lần phở có mặt ở nhiều nơi trên thế giới: phở Xibdelo xứ sở sương mù, đạo phở ở Úc, phở ở khu chợ Sapa Praha Cộng hòa Czech, phở Warsaw Ba Lan. Phở hiện diện tại Dom 5 Matxcơva, phở có tại xứ sở vạn tượng Vientiane Lào, phở sang Phnom Penh đất nước Apsara - Ăngco kỳ vĩ.

Đến xứ kim chi, phở có sức hút kỳ lạ, người Hàn thích phở đến độ nhiều người mở quán nấu phở, dám cạnh tranh với ngay cả “chính chủ”, lập nên kỳ tích phở Hàn gốc Việt… “Con đường phở Việt” cứ thế vươn dài, len lỏi khắp hành tinh: ở đâu có người Việt - ở đó có phở! Quả là không ngoa chút nào.

Đặc tính chung của phở hải ngoại là dùng bánh phở khô, hương vị phần nào biến tấu theo gu của cư dân bản địa mà nếu chiếu theo tiêu chuẩn truyền thống về phở của các bậc kỳ lão trong nghệ thuật ẩm thực thì đó chỉ là một loại phở “nhái” vụng về khó có thể chấp nhận. Tuy nhiên, theo thời gian, cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, châu Mỹ, ở Úc…

Diện mạo phở nước ngoài cũng đã cải thiện, chất lượng nâng cao rõ rệt. Đã có bánh phở tươi làm tại chỗ, gia vị gốc, thậm chí nhiều Việt kiều còn tự hào nhận xét: ngon hơn phở ở quê nhà. Tuy nhiên, khách quan mà đánh giá khó có nơi nào bắt được cái “hồn” của phở như phở Hà Nội! Các món gia vị cốt yếu được tuyển chọn từ quê nhà theo cánh chim sắt Vietnam Airlines sang phục vụ cộng đồng và góp phần thăng hoa hương phở Việt ra toàn cầu.

Từ thập niên 1990, kinh tế Việt Nam cất cánh thời mở cửa, vị thế quốc gia dần nâng cao trên trường quốc tế đã góp phần tôn vinh vị thế phở Việt trên toàn cầu. Phở không còn chỉ khu trú trong cộng đồng Việt mà bắt đầu chinh phục khẩu vị toàn thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những trò chơi dân gian thú vị trong ngày Tết cổ truyền

Thứ Bảy, 01/02/2014 07:07:57 GMT+7

Từ nhiều thế kỷ, Tết cổ truyền của người Việt không thể thiếu sự góp mặt của những trò chơi dân gian. Những trò chơi này vô cùng phong phú và mang đậm bản sắc riêng ở từng địa phương.

Những trò chơi này bên cạnh việc thể hiện sâu sắc nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng ở mỗi nơi, còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt.

Không những thế, bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh ở mỗi trò chơi hẳn sẽ đem đến cho người tham dự sự phấn khích, tiếng cười. Cùng điểm lại một vài trò chơi dân gian thú vị trong ngày Tết qua bài viết dưới đây.

1. Chơi đánh đu

Từ trong Tết, nhiều người đã chuẩn bị, dựng lên những cột đu tại một thửa đất rộng rãi, khô ráo. Họ chọn cây tre to và dài để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to.

Posted Image

Cần đu là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường là tre đực để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc, tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh.

Posted Image

Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai, cô gái được dịp phô bày trong trò chơi dân gian này.

2. Chọi gà

Chọi gà là một thú chơi góp mặt ở hầu hết các ngày lễ Tết và hội họp. Thú chơi này vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của người làm nông xưa.

Posted Image

Trò chơi chọi gà đòi hỏi một sự kỳ công lớn của người nuôi từ việc chọn gà giống như lựa dáng vẻ chân, mỏ, đầu... đến việc chăm sóc, tập luyện cho chú gà quen dần với trận đấu chiến.

Posted Image

Khi vào cuộc, hai chú gà sẽ lao vào nhau để mổ, nhảy lên đá móc vào nách, cổ họng, ức đối phương hay ghì nhau, đè cánh... Những cú mổ vào hốc mắt, cổ dẫn đến chảy máu hay cú đá móc đẹp... sẽ khiến người xem xung quanh bàn luận, tranh cãi.

Posted Image

Tuy nhiên, chọi gà đang ngày một biến tướng đi thành các cuộc cá cược, đua tranh, ăn thua bằng tiền, làm mất đi vẻ đẹp ý nghĩa nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng vốn có của một trò chơi dân gian.

3. Đập niêu đất

Đập niêu đất là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta dựng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối hai thân cột làm giá treo niêu.

Posted Image

Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 - 5m sẽ được kẻ để làm vạch xuất phát. Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm.

Người tham gia chơi sẽ đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ…

4. Bịt mắt bắt dê

Đây là một trò chơi dân gian khá phổ biến. Trò chơi bịt mắt bắt dê diễn ra trên một sân cỏ, người chơi vây xung quanh để tạo ra một vòng tròn. Những người chơi sẽ đăng ký và chia thành các cặp cùng chơi. Khi có hiệu lệnh, mỗi cặp lần lượt vào sân chơi.

Posted Image

Người chơi sẽ bị bịt kín mắt bằng chiếc khăn. Một trong 2 người làm dê, người còn lại sẽ bắt. Người làm dê trong quá trình chạy trốn thỉnh thoảng phải gây ra tiếng động để người bắt biết mà đuổi theo.

Tuy nhiên, biến thể của trò chơi này cũng có chút thay đổi ở nhiều vùng. Trò chơi không chỉ chơi có hai người mà nhiều người cũng có thể tham gia trò chơi đuổi bắt này.

Posted Image

Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt ai đó.

Mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

5. Chơi cờ người

Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ của nhiều người vào dịp Tết. Trò chơi này gồm 32 quân cờ chia thành 2 phe (16 quân đỏ và 16 quân đen), bày quân xong là cuộc đấu trí bắt đầu. Cờ người cũng là cờ tướng nhưng quân cờ là người thật, chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí.

Posted Image

Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp và có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng - ám chỉ được che lọng. Gặp buổi trời nắng, mỗi quân cờ được một người che ô, đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển.

Khi đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ nghe lệnh và chuyển quân. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran.

6. Tổ tôm điếm

Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba hàng Văn, Vạn và Sách (là ba "chất" của bài Tổ Tôm, tương tự như Cơ, Rô, Bích, Nhép trong bài Tây).

Posted Image

120 quân bài Tổ tôm.

Bài Tổ tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn, Văn, Sách. Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu.

Trong khi chơi, mỗi điếm cử ra một người chia và phát bài, một trung quân giám sát, trọng tài điều khiển thi đấu công bằng, giữ đúng luật. Khi đánh và bốc bài sẽ phải thông qua người giao bài và trọng tài chia bài thực hiện.

Posted Image

Người chơi ở các điếm chơi điều khiển bằng tiếng trống. Khi điếm có cái đánh cây bài đầu tiên thì trọng tài giao bài đọc câu lục bát như ngâm Kiều quân bài đánh, điếm theo vần cánh căn cứ vào bài của mình có quyền ăn hoặc không ăn cây bài đó, ăn thì đánh trống (tùng), không ăn thì gõ vào tang trống (cắc). Nếu ăn thì báo trọng tài biết còn không ăn thì xin bốc tiếp bài.

Posted Image

Tổ tôm điếm ngoài là một trò chơi mang tính giải trí, trí tuệ còn hàm chứa cả chất văn nghệ bởi sự vận dụng, huy động của lượng từ ngữ bằng thơ, ca dao, hò vè, khúc hát…với nội dung rất phong phú. Tuy nhiên, do luật chơi khá khó, nhiều nước biến hóa, nên tổ tôm điếm thường được nam giới, người già chơi, phụ nữ ít chơi.

7. Tôm cua cá (lắc bầu tôm/lắc bầu cua)

Đây là một trò chơi mang tính cờ bạc phổ biến ở Việt Nam trong dịp lễ Tết. Trò chơi bao gồm một bàn bầu cua gồm 6 ô vẽ hình 6 linh vật theo thứ tự từ phải sang trái, trên xuống dưới là: nai, bầu, gà, cá, cua, tôm. Ngoài ra, cần 3 viên xúc xắc in hình 6 linh vật này và một cái chén.

Posted Image

Trò chơi chia thành nhiều lượt và không giới hạn số lượng người chơi. Bắt đầu lượt chơi, ba viên xúc xắc được nhà cái lắc đồng thời và kết quả của chúng được giữ kín. Người chơi đặt tiền vào một hoặc nhiều linh vật mà mình muốn, có thể đặt nhiều linh vật trong một lượt chơi và không giới hạn tiền đặt.

Posted Image

Khi việc đặt tiền đã xong, nhà cái công bố kết quả xúc xắc. Nếu trong ba viên xúc xắc xuất hiện linh vật mà người chơi đã đặt cược tiền, họ sẽ lấy lại tiền cược và nhà cái phải trả số tiền bằng với số lần linh vật đó xuất hiện nhân với số tiền cược.

Ví dụ : người chơi đặt tiền vào con cá 500 đồng, nếu 3 con xúc xắc xuất hiện 2 con cá người chơi lấy lại 500 đồng và nhận thêm 1.000 đồng từ nhà cái. Nếu linh vật người chơi chọn không xuất hiện, số tiền đặt cược thuộc về nhà cái.

Ngày nay, chơi tổ tôm và tôm cua cá với mục đích đánh bạc là hành động vi phạm pháp luật.

Theo G.P (Kenh14.vn/Pháp Luật Xã Hội)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những tuyệt chiêu của võ ngựa

12:17 ngày 02 tháng 02 năm 2014

Trong võ thuật cổ truyền Việt Nam, người ta bắt gặp khá nhiều đòn thế mô phỏng hình ảnh loại ngựa từ bộ pháp như mã tấn (thế đứng ngựa), hợp mã (các bộ pháp kết nối của ngựa) tới cước pháp (mã cước), kiếm pháp, đao pháp v.v..

Posted Image

Các đoàn nghịch mã cước có sức công phá rất lớn.

Theo võ sư Nguyễn Văn Thắng- chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo, trong võ thuật, võ ngựa đóng một vị trí rất quan trọng. Ngựa là một trong thập nhị hình (Long, Hổ, Xà, Hạc, Hầu, Mã, Báo, Sư, Miêu, Tượng, Gấu, Đường Nam - bọ ngựa).

Tuy không có một bài võ ngựa hoàn chỉnh nhưng các đòn đánh của võ ngựa lại phổ biến trong các bài đánh đi kèm với binh khí (như thương, đao, kiếm, roi) và các thế đá nghịch mã. Lối đánh của võ ngựa đòi hỏi kỹ thuật cao, chính vì vậy, nó thường được các cao thủ áp dụng. Đặc điểm nổi trội nhất của võ ngựa đó là sự nhanh nhẹn, bất ngờ, mang tính sát thương cao, triệt hạ đối phương.

Đòn nghịch mã - tuyệt kỹ của các cao thủ

Võ ngựa là một trong những di sản của võ thuật dân tộc cũng như võ thuật nhân loại. Võ ngựa được ứng dụng rất cao trong nền võ thuật của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở nước ta. Hầu hết trong chiến tranh, thời cổ trung đại thì kỵ binh luôn là lực lượng chủ lực, quyết định sự thắng bại trên chiến trường. Cũng chính vì vậy, võ ngựa được ra đời và phổ biến từ rất sớm và là một trong những thành tựu của nền võ thuật nhân loại.

Bàn về võ ngựa trong di sản võ thuật của dân tộc, võ sư Nguyễn Văn Thắng cho rằng: Võ ngựa được ứng dụng phong phú và linh hoạt trong lịch sử dân tộc. Từ việc cha ông ta đã dùng ngựa để di chuyển trong chiến đấu, đến việc mô phỏng hình ảnh con ngựa để sáng tạo ra các đòn đánh, thế đánh hữu dụng.

Di sản về võ ngựa trong nền võ thuật của dân tộc rất lớn nhưng điểm độc đáo nhất của võ ngựa phải kể đến các thế đá nghịch mã, các thế hồi mã cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thế võ ngựa và cách di chuyển chiến đấu của ngựa tạo nên những thế đánh độc đáo và đầy sức mạnh.

Theo võ sư Văn Thắng, trong võ ngựa trước hết phải nhắc đến việc dùng ngựa di chuyển trong chiến đấu. Trong các thế di chuyển độc đáo nhất là thế di mã và thế phi hành mã. Các thế di chuyển này luôn được kỵ binh thời xưa ứng dụng nhằm tận dụng tốc độ và sức mạnh của ngựa để di chuyển, luồn lách trong chiến đấu, tạo ra sự lấn lướt, tiếp cận và tiêu diệt kẻ thù.

Phần quan trọng nhất của võ ngựa đó chính là các đòn, thế mô phỏng hình ảnh con ngựa. Võ học gọi thủ pháp ngựa tức là thủ pháp đảo mã. Hiện có 3 thủ pháp đảo mã cơ bản gồm, trực tiền mã - di chuyển phía trước; âm dương mã - cách di chuyển hai bên và hậu mã - ngựa lùi. Cùng với đó, võ cổ truyền còn sáng tạo ra các bộ pháp của ngựa như mã tấn (thế đứng ngựa), thủ mã (thế thủ của ngựa), hợp mã (các bộ pháp kết nối của ngựa), mã cước (cú đá của ngựa), đỉnh cao nhất là các thế đá nghịch mã cước (đá hậu). Trong chiến đấu, các thủ pháp đảo mã được ứng dụng để phá thế của đối phương và tạo thế tung những đòn nghịch mã.

Tất cả các thủ pháp di chuyển đều tạo điều kiện để thực hiện các đòn nghịch mã cước - đá hậu.

Cũng theo vị võ sư này, các đòn đá hậu - nghịch mã cước chính là tinh hoa của võ ngựa. Đến nay, có ba cú đá cơ bản và quan trọng nhất mà các cao thủ lâu nay vẫn tu luyện và thường dùng. Đòn đá này đòi hỏi sự khổ luyện và kỹ thuật cao, do đó không phải cao thủ không dùng được. Chỉ những người luyện võ đạt đến độ điêu luyện mới sử dụng thành thạo được nó. Trong thể thao, các đòn đá này được ứng dụng ở nhiều môn võ khác nhau và thông thường nó được "ăn" thang điểm cao nhất.

Thứ nhất, đòn Lạc mã cước, đây là cú đá khi đối phương tấn công, ta vặn người sang bên và thực hiện cú đá hậu khiến đối phương bất thần. Thứ hai, đòn nghịch mã cước: Cú đá nghịch mã là cú đá hiểm hóc nhất trong võ ngựa, cú đá này vừa để hoá giải địch thủ, vừa để tấn công địch thủ.

Đối phương càng tấn công nhanh, càng dùng lực, thì càng nguy hiểm cho chính họ. Khi thực hiện, ta tấn công đối phương một cú đá, bị bắt chân, ta phản đòn bằng cách tung người trên không, đá ngược về phía sau làm đối phương ngã vật về phía sau, có thể gây tổn thương nặng về lục phủ ngũ tạng. Thứ 3 là cú đá Bạt mã cước. Đây là cú đá khá phức tạp để phản cước đối phương. Khi đối phương tấn công bằng một đòn đá (đòn cước), ta dùng nhu quyền (tay) để cản phá, vô hiệu, và tung lên ngọn cước sấm sét vào mặt đối phương và bay lên trên không một cú đá úp sọt quật ngã đối phương.

Đòn hồi mã - tuyệt kỹ của các dũng tướng

Nói về võ ngựa trong võ thuật, võ sư Văn Thắng cho rằng, cần phải nhắc đến các đòn hồi mã của binh khí dài trong tư thế đang cưỡi ngựa chiến đấu. Trong lịch sử dân tộc thời cổ trung đại, cha ông ta thường chiến đấu trên chiến trường rộng lớn nên sử dụng binh khí dài để tấn công và phòng thủ đối phương.

Người xưa gọi các binh khí (thương, đao, kiếm, côn, xích) là vua chiến trường. Trong các đòn thế nguy hiểm khi dùng các binh khí này phải kể các thế đánh hồi mã. Các đòn đánh này đều là đòn hiểm, được các dũng tuớng áp dụng trong hoàn cảnh khi đối phương rượt đuổi. Các dũng tướng luôn sử dụng thành thạo các đòn đánh này để giải thế nguy, thậm chí đoạt mạng đối phương khi dụ được đối thủ vào thế rượt đuổi trên chiến trường.

Đòn hồi mã thương là đòn đánh tổ hợp, công thủ với nhiều biến ảo. Khi đối phương rượt đuổi trên chiến trường, ta ngoắt thương về phía sau để khống chế đòn đánh của đối thủ, rồi dùng một đòn hồi mã thương trên đỉnh đầu. Tiếp đó, dùng thương đánh vào yết hầu đối phương và quặt xuống hạ đan phóng vào hạ bộ.

Đòn nghịch mã đao, được dùng khi đối phương tấn công bằng một đòn chém trên đỉnh đầu. Khi đang thế phi ngựa tiến hành cân bằng đao thượng thủ (đưa ngang trên đỉnh đầu để hoá giải đòn chém đòn bổ đầu của đối phương). Sau đó, dùng đòn chém xung thiên (Loan đao chém hình vòng cung từ trước ra sau theo hướng nhằm đầu của đối phương).

Đòn hồi mã kiếm (trong cưỡi ngựa dùng song kiếm), dùng thế thượng trấn hậu triệt, hoành đảo tàng vân. Trong thế này, thượng trấn hậu triệt, một thế hoành đảo tàng vân, tiến đến thượng đỉnh, hậu thích.

Võ sư Nguyễn Văn Thắng nhận định: "Võ cổ truyền của dân tộc, một bài tổng hợp về võ ngựa thì xưa nay chưa từng có. Nhưng, tất cả các bài quyền, các thế chiến đấu đều dùng võ ngựa là một trong những nền tảng. Võ ngựa nổi trội nhất đó chính là cách di chuyển như di mã, phi mã độc đáo không thế võ nào hơn.

Trong đòn cước, võ ngựa là đệ nhất (đột ngột, nguy hiểm). Ở bốn phương tứ hướng của các thế đánh thì thế hồi mã, nghịch mã, hậu mã đều là thế độc thủ và nguy hiểm cho đối phương.

Theo Người đưa tin

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây đa thần, rơi cành phía nào, phía đó có người chết

Ngày đăng : 06:34 15/02/2014 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Một ngôi làng cổ tròn trịa nghìn năm tuổi nép mình bình yên bên hai dòng sông Cầu - Máng với những ngôi nhà gỗ mốc mác rêu xanh.

Người lạ ai lọt vào ngôi làng cổ này cũng khó thoát khỏi những ngỡ ngàng tựa hoài cổ xa xưa của màu thời gian. Anh bạn tôi, họa sĩ Đinh Công Khải nổi danh làng hội họa Sài Gòn. Cái tài giúp anh nổi danh không phải điều gì cao siêu, mà bởi anh tìm ra được sự mới lạ trong những ngôi làng cổ của Việt Nam. Và lần này không biết do đâu, anh lại tìm ra làng cổ Xuân Phương, Phú Bình, Thái Nguyên.

Trầm mặc làng cổ

Tôi ngờ rằng, ở miền Bắc khó có ngôi làng cổ nào khoảng vài trăm năm tuổi chứ chẳng cần nói đến nghìn năm xa lạ. Cùng lắm là những làng thời thuộc Pháp như làng Nha Xá (Hà Nam) hay Cự Đà (Hà Nội), thảng hoặc lâu hơn tí nữa là đất hai vua Đường Lâm. Đằng này, nghe họa sĩ Khải nói làng nghìn năm tuổi mới khó tin. Gọi điện cho một cán bộ ở Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, ThS Lương Thị Duyên mới xác nhận đúng là Xuân Phương là làng cổ nghìn năm. Chứng tích còn lại là hai cây cổ thụ, hai ngôi đình làng và hàng chục ngôi nhà gỗ mốc mác rêu xanh. Mà nhà nào cũng có gia phả, lịch sử xây dựng lẫn trùng tu rõ từng năm từng tháng. Vẻ đẹp Xuân Phương mở ra trước mắt chúng tôi. Tuy có những ngôi nhà cao tầng bụng chửa bụng thóp phình ra hóp vào và nặng chình chịch xen kẽ những ngôi nhà thấp le te tồi tàn nhưng cái hồn cốt của làng cổ vẫn đoạt phần lấn át. Bụi tre làng ngả bóng bên sông Cầu đời nối đời khiến cho ngôi làng càng thêm trầm mặc.

Posted Image

Hoa văn tinh xảo.

Họa sĩ Khải bảo: "Chỉ có thời gian mới là gã họa sĩ tài tình nhất để vẽ ra những mảng màu pha trộn nắng gió. Những bức tranh tôi vẽ ở ngôi làng này không lột tả hết được "phần hồn" già nua cũ kỹ quý hiếm này". Đường làng Xuân Phương đâu cũng bé tin hin, chỉ đủ vừa một chiếc xe ngựa lắt léo đi qua. Làng hình bàn cờ. Ô cờ là những khóm nhà vài ba bốn cái chụm lại, lưng quay chung mặt hướng ra đường. Những bức tường mấy trăm năm trước được tôn tạo giờ hoen hoẻn rữa bột màu đỏ sậm. Có những chỗ lại đen sì màu rêu chết tưởng như mấy trăm đời sống ký sinh vào đó. Tuy đường làng Xuân Phương đã bê tông hoá theo dự án Nông thôn mới, nhưng những lắt léo vắt vẻo của làng cổ thì chẳng lẫn vào đâu. ThS Lương Thị Duyên bảo: "Các cụ trong làng xưa phải là những thầy đồ uyên thâm lắm mới tạo cho làng hình hài chữ nghĩa vậy. Những con ngõ nhỏ tưởng vô tình nhưng đầy dụng ý. Có những ngõ mang hình chữ Thiên, chữ Bát, chữ Không, cả chữ Nhẫn, chữ Tâm. Ngõ là lối đi, nhưng cũng là lối sống thâm nho xưa của các cụ đồ làng.

Posted Image

Cột kèo rất tinh tế.

Những nếp nhà xưa cũ

Men theo đường làng, chúng tôi ghé qua nhà cụ Hoàng Thị Nhi (97 tuổi). Trước thềm, cụ Nhi đang lọ mọ tẽ ngô cho gà. Ngôi nhà gỗ cũ kỹ cụ đang ở đến nay cũng đã gần 20 đời trú ngụ. Cụ Nhi rót nước mời khách xong thì khom lưng lấy cuốn gia phả toàn chữ Nho cất kỹ trong tủ. "Nhà xây gần 1.000 năm trước rồi. Cứ hỏng lại trùng tu cho nhà luôn mới và chắc chắn. 50 năm trước ông nhà tôi cho xây gạch ở hai đầu chái, còn ba gian giữa giữ nguyên cột kèo không thay thứ gì". Ngôi nhà 5 gian đặt trên một gò đất cao theo thuyết phong thủy. 24 chiếc cột chia làm bốn vì đẽo gọt từ gỗ Nhặm tía. Những rồng phượng thời Lý, thời Trần khắc tỉ mỉ đến từng cái vuốt, cái răng trên kèo nhà. Tôi để ý phía trong mỗi cái kèo đều có những chữ Nho mà đồ rằng, là những đối thơ hay triết lý cuộc sống. Nhưng các cụ không phô chữ khoe khoang mà khéo léo ẩn phía trong kèo để ai quý chữ, hiểu đời thì hẵng đọc hẵng ngẫm. Họa sĩ Đinh Công Khải cho rằng: "Hầu hết các nếp nhà cũ ở làng Xuân Phương đều theo lối kiến trúc kẻ truyền, soi vẽ, kênh bong với các hình đầu rồng, hoa lá tứ quý. Riêng về kiến trúc này thì phổ biến nhưng cũng chỉ còn ở ngôi làng này mà thôi. Các nơi khác cũng còn, nhưng hiếm lắm mới có một nhà". Ông Dương Đình Tiến, Phụ trách văn hoá của xã Xuân Phương bảo: "Cả làng còn trên chục ngôi nhà như vậy. Các chân cột đều bằng đá hộp xanh, cột lim và ngay cả hai ngôi đình cổ được xếp hạng văn hoá Quốc gia cũng giống kiến trúc của nhà dân". Cách nhà cụ Nhi không xa, cụ Nguyễn Khắc Nghiên cũng đang sở hữu ngôi nhà cổ đẹp mắt nhất nhì làng. Mặt trước ngôi nhà có 3 cửa ra vào ứng với 3 bậc thềm lên xuống. Cửa sổ theo lối cổ bản song cuốn vòm kiểu tò vò. Mặt tường sau nhà xây gạch Đáp Cầu vuông thành sắc cạnh trát loại vữa lạ lùng là tro tranh với vỏ hến nghiền nhỏ. Cụ Nghiên thổ lộ: "Năm ngoái, có thằng buôn nhà cổ lên trả bộ khung này 1,2 tỷ. Con cái đứa nào cũng muốn bán nhưng già này không chịu. Già bảo, khi nào con cá nó sống trên cây thì hẵng bán đi. Nếp nhà xưa cũng là nếp sống, tính người. Bán nhà đi khác nào bán cả tông ti họ hàng".

Posted Image

Đế cột nhà đều được lót đá xanh.

Cổng làng độc nhất vô nhị

Nói về làng cổ Xuân Phương mà chỉ nói tới những nếp nhà có lẽ chưa đủ. Phải kể qua một chút về cái cổng làng mà tôi nghĩ chẳng đâu có được. Cổng làng thì bao giờ cũng là cổng xây gạch, nhưng Xuân Phương lại có cái cổng bằng hai cây đa cổ thụ lạ lùng. Hai cây đa này chưa đến nghìn tuổi nhưng cũng trên 700 năm. Một cây là vợ, một cây là chồng. Hai cây nối liền xoắn xuýt vào nhau tạo thành một cái vòm cổng huyền bí. Các cụ trong làng bảo, cổng là do giời làm chứ người không thể làm được. Cho nên, hễ cành đa gẫy rơi về phía nào, thì y như rằng ba ngày sau phía ấy có người chết. Cổng làng cũng là nơi mọi người trú nắng trú mưa. Ở hai bên gốc cây đa có những rãnh sâu vào trong như một ngôi nhà nhỏ. Nên khi đi qua chẳng may trời mưa thì người làng cứ chạy vào đó. Cổng làng cổ cũng là nơi tránh bom của bộ đội thời chiến. Cách hai cây đa cổ này là một cây lim tròn chẵn 1.000 năm tuổi. Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên cũng đã chụp ảnh giới thiệu trưng bày. Nhưng tịnh không ai đề xuất thành cây di sản để bảo tồn. Hỏi ra mới vỡ nhẽ đó là cây lim thần trước đình Xuân La. Không tự nhiên mà cây tồn tại được 1.000 năm ở đó, phải có một mầu nhiệm nào rất khó lý giải khi có thời, bom đã cày nát cả ngôi đình hòng giết hại Việt Minh và dân thường. Cái cảm giác ngỡ ngàng lẫn những thơ thẩn khi đứng giữa làng cổ Xuân Phương đã níu chúng tôi không muốn bước qua cánh cổng lạ kia để sang thế giới hiện tại. Những nếp nhà gỗ bạc màu thời gian như đã nói được tất cả, nhưng chỉ cần bước qua cổng làng thì mọi chuyện đã khác.

"Rất ít người biết đến ngôi làng cổ ở Xuân Phương. Phần vì người dân nơi đây không thích ồn ào, thứ nữa là họ bảo quản ngôi nhà rất tốt. Bảo tảng tỉnh cũng đã khảo sát, lên phương án bảo tồn nhưng không ai có thể bảo tồn tốt hơn chính gia chủ của ngôi nhà".

Ông Dương Nghĩa Định (Chủ tịch UBND xã Xuân Phương)

Trần Hoà

========================

Thuật Phong Thủy của người Việt xưa thật cao thâm và sâu sắc, còn cháu đời sau chỉ biết có tiền là sống sung sướng nên không hiểu hết những giá trị vô giá của những ngôi nhà, con ngõ, đình làng... Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Hùm xám miền Nam” và tuyệt kỹ “Ba chân hổ” huyền thoại

Cập nhật 08:36:11 - 19/02/2014

Docbao.com.vn Ông được coi là “hùm xám miền Nam” vì sáng tạo ra bài quyền “ba chân hổ” huyền thoại một thời.

Lớn lên trong miền đất võ thuật của các anh hùng áo vải cờ đào, cậu bé Hà Trọng Ngự sớm khai tâm học võ tiếp nối truyền thống võ nghiệp của gia đình. Với tố chất thông minh và sự khổ công rèn luyện, ông đã tiếp quản làm chưởng môn phái võ Ta – Tây Sơn Bình Định từ sư phụ của mình.

Ông được coi là “hùm xám miền Nam” vì sáng tạo ra bài quyền “ba chân hổ” huyền thoại một thời, đồng thời là truyền nhân cuối cùng lưu giữ tuyệt kỹ lừng danh của võ phái tưởng chừng bị lãng quên và phát triển vào miền Nam rồi vượt qua lãnh thổ nước Việt. Vị võ sư đã qua tuổi “tri thiên mệnh” ấy luôn tâm niệm rằng: Là người học võ không nên giấu nghề, như vậy sẽ làm mai một tinh hoa võ học của nước nhà.

Posted Image

Vị “thần đồng” dòng dõi võ học

Trải qua hơn nửa đời người cũng là lúc sự nghiệp võ thuật của võ sư Hà Trọng Ngự đạt đến độ “chín muồi” và thăng hoa trong con mắt ngưỡng mộ của giới võ Việt. Dù đã đến tuổi xế chiều nhưng đôi mắt và giọng nói của ông vẫn toát lên sự tinh anh và nội lực của “hùm xám” ngày nào. Hằng ngày, ông vẫn dành hết tâm huyết của mình để truyền dạy võ thuật cho môn sinh trên khắp đất nước đến bái sư.

Trong ngôi nhà nằm ở con hẻm đường Quang Trung (Gò Vấp, TP.HCM), chúng tôi đã có cơ hội được cùng ngồi hàn huyên võ học với vị võ sư đặc biệt này, cũng là người lưu giữ cuối cùng tuyệt kỹ của môn phái võ Ta – Tây Sơn Bình Định mà sư phụ ông sáng lập nên.Được sinh ra trong cái nôi võ thuật của quê hương Quy Nhơn (Bình Định), Hà Trọng Ngự sớm có tố chất con nhà võ và bước vào con đường võ nghiệp lúc 6 tuổi (năm 1953).

Cậu bé được đại võ sư Hà Trọng Sơn - cũng là người bác truyền thụ võ nghệ nức danh của mình. Sau bao năm khổ công tập luyện, cộng với năng khiếu “thần đồng” của mình, cậu bé Ngự đã sớm lĩnh hội những bí kíp võ học của môn phái một cách thành thục. Vì thế, sau 10 năm dùi mài quyền cước, chàng thanh niên 16 tuổi đã đại diện cho môn phái thi đấu võ đài ở giải trẻ võ tự do Nam Trung bộ. Và quả ngọt đầu tiên, chàng trai trẻ đã làm nên thành tích vẻ vang cho môn phái với 10 trận thắng, 2 trận hòa và đoạt chức vô địch trẻ hạng cân 54kg. Điều đó đã đánh dấu cho sự phát triển võ học lẫy lừng về sau của cậu bé “thần đồng” từ quê hương võ Việt.

Với khả năng vượt trội của mình, khi bước vào tuổi 25, Hà Trọng Ngự đã đứng ra mở võ đường dạy võ Tây Sơn – Bình Định tại quê nhà, thu hút nhiều người mê võ đến tập luyện. Chưa hài lòng với thành quả ban đầu, ông nhận thấy cần phải bổ sung, hoàn thiện thêm những chiêu thức của võ phái.

Nghĩ là làm, ông vừa dạy võ, vừa học hỏi thêm những tinh túy của phái võ Bắc Phái Thiếu Lâm Tự do Đại võ sư Trịnh Thiếu Anh truyền dạy. Từ đó, tiếng tăm của võ đường do vị võ sư trẻ tuổi càng ngày càng lan nhanh trên quê hương áo vải cờ đào. Trong thời gian này, võ đường của ông đã đào tạo được hàng ngàn môn sinh và hàng ngàn võ sĩ từ khắp nơi đổ về. Với những đóng góp trên, năm 1996, ông vinh dự được bầu làm Chủ tịch hội võ thuật Thành phố Quy Nhơn.

Ngang dọc trên võ lâm, võ sư Hà Trọng Ngự biết bao lần tỉ thí trên các võ đài như một cách chứng tỏ bản lĩnh võ công và học hỏi võ thuật môn phái khác. Thời đó, uy tín của võ công họ Hà khiến cả giới võ lâm phải kính nể bởi những trận thắng liên tiếp, dường như không có đối thủ.

Thế nhưng, trận đấu khiến vị võ sư nhớ nhất lại là một trận hòa. Đó là vào năm 1970, tại Nha Trang, Hà Trọng Ngự thi đấu với võ sĩ Trọng Dũng - học trò của võ sư Trọng Đãi, chưởng môn Thiếu lâm Bắc phái, đấu thủ năm xưa của sư phụ mình. Cả hai bên ngang sức ngang tài, liên tục xuất ra những chiêu hiểm hóc của môn phái khiến đối phương phải ra sức chống đỡ. Suốt ba hiệp đấu trong đêm hôm ấy, cả hai như con mãnh hổ lao vào vờn nhau, đọ sức với nhau nhưng đành bất phân thắng bại. Đó là trận đấu “khó nuốt” nhất, cũng là trận tỉ thí để đời của võ sư Hà Trọng Ngự mỗi khi ôn lại chuyện xưa.

Bí kíp “ba chân hổ” huyền thoại

Posted Image

Mong muốn bí kíp môn phái được phát triển xa hơn, ông đã rời quê hương để vào miền Nam tạo lập nhiều võ đường ở khắp Biên Hòa và Sài thành, nơi hoạt động của giới võ lâm đang rất nhộn nhịp. Nếu sư phụ Hà Trọng Sơn được mệnh danh là “hùm xám miền Trung” thì võ sư Hà Trọng Ngự được mọi người xem như “hùm xám miền Nam” với công lao gìn giữ và phát triển bí kíp võ phái ra toàn thị trường võ thuật miền nam sôi động.

Không những thế, những võ sư thành tài mà ông truyền dạy đã ở lại mở võ đường ở phương trời Tây. Đến nay, phái võ do võ sư Hà Trọng Ngự làm chưởng môn đã mở tất cả 15 võ đường ở Việt Namvà 3 võ đường ở Pháp, Mỹ, Nauy, thu hút hàng ngàn môn sinh trong và ngoài nước theo học.

Những tinh hoa của phái võ Ta – Tây Sơn Bình Định được vị chưởng môn kế tục lưu giữ và phát triển đạt đến trình độ điêu luyện. Trong nhiều bộ quyền pháp độc đáo của môn phái như: Linh miêu độc chiến, độc đăng thương, roi thiết lĩnh,… thì bài quyền “Ba chân hổ” được xem là một tuyệt kỹ bí truyền mà võ sư Hà Trọng Ngự là vị truyền nhân cuối cùng. Bài quyền về “diệt chúa sơn lâm” ấy đã từng lừng danh một thuở bởi sức mạnh “hổ vồ” và huyền thoại ly kỳ của nó.

Tương truyền, trên 200 năm trước, trên khu vực núi bà thuộc huyện Phù Cát (Bình Định) xuất hiện một con cọp ba chân khổng lồ, vô cùng tinh ranh và hung dữ. Nó đi khắp nơi lùng sục thịt người để ăn, khiến cho dân làng ở đây vô cùng khiếp sợ bởi những người chết mất xác. Một hôm, một người tiều phu đang gánh củi về làng khi trời đã xẩm tối, xoay người quay gánh củi phang ngang vào mãnh hổ.

Sau đó, nhanh như cắt, ông liền rút cây đòn gánh đã được vuốt nhọn hai đầu để giao chiến với cọp dữ suốt đêm hôm ấy.Ánh trăng mờ ảo đủ để tiền nhân nhìn thấy được các thế cọp nhảy tới vồ, tát, chồm tới, nhảy cao rồi trụt xuống nằm ẩn mình, hụp lặn né đòn của cọp khi người tiều phu phản công quyết liệt. Biết gặp phải thứ dữ, con cọp với tấm thân đầy thương tích, chạy sâu vào rừng để lại chiến trường tan tành cùng người tiều phu toàn thân nhuốm máu. Sau trận tử chiến ấy, cọp ba chân bặt vô âm tín, không còn xuất hiện nữa.

Người tiều phu giỏi võ ngày nào đã ghi chép lại những thế đánh cận chiến với mãnh hổ. Từ đó, ông hệ thống lại bài bản và khai sinh ra bài “Quyền ba chân hổ” với ý chí chiến đấu với thú dữ hay kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất nước. Cứ thế, bài quyền được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng dân cư núi Bà và cố võ sư Hà Trọng Sơn với biệt danh “Hùm xám miền Trung” may mắn học được bài quyền ấy.

Và đến năm 1986, võ sư Hà Trọng Ngự đã được sư phụ mình truyền lại bài quyền “độc nhất vô nhị” này và khổ luyện suốt một tháng trời mới nắm bắt được hết thần thái linh hoạt của “hổ quyền”. Bởi nó có tính sát thương rất cao nên giờ đây, ông không tùy tiện mà chỉ truyền lại cho em trai Hà Trọng Khánh và con trai Hà Trọng Kha Vy đều là những võ sư tài năng.

“Quyền ba chân hổ” là một tuyệt kỹ nghệ thuật của nền võ học Bình Định. Người học quyền ba chân hổ phải hội tụ đầy đủ đầy đủ các yếu tố cơ bản như võ đức, võ đạo, võ tâm, võ lý, võ y và võ pháp. Đó là nhu – cương – cường – nhược đều hội tụ đủ trong bài quyền, linh hoạt, nhạy bén nhưng không kém phần uy lực trong từng thế đánh. Võ sư Hà Trọng Ngự từng răn dạy học trò mình rằng: “Quyền ba chân hổ với sự điêu luyện, các đòn thế có tính sát thương cao, không nên sử dụng một cách vô tâm. Nó chỉ được sử dụng khi bất khả kháng giữa sự sống và cái chết ta chỉ chọn một mà thôi.

Vì học võ không phải cất kỹ để chết mang theo xuống mồ mà phải dùng sao cho đúng nghĩa và đúng đối tượng phù hợp với tinh thần thiêng liêng cao quý.”

Để luyện được tuyệt kỹ này, người bắt đầu học võ đến khi nhuần nhuyễn phải mất một thời gian khá dài là 2 năm hoặc lâu hơn nữa. Muốn thực hiện bài quyền mang đủ sắc thái, tính năng, thần sắc đồng thời thân pháp dẻo dai giống như Hổ thật đòi hỏi người luyện võ phải thật kiên trì và có tố chất võ học. Quan trọng nhất trong bài quyền là bộ “trảo” với bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như mãnh hổ đã phải trải qua giai đoạn luyện công hết sức nghiêm ngặt. Tất cả những thao tác rình mồi, vờn mồi, vồ mồi, tung và xé mồi trong bài quyền do võ sư Hà Trọng Ngự biểu diễn tạo cho người thưởng thức cảm giác giống như đang xem một con hổ bắt mồi chứ không nghĩ là một võ sư múa võ.

Giờ đây, khi tóc đã hoa râm, vị võ sư “hùm xám” ấy vẫn dẻo dai và có thể lực sung mãn của một mãnh hổ để truyền dạy cho các thế hệ học trò nối tiếp. Ông tâm sự: “Tôi chỉ mong muốn rằng bí kíp võ phái mà sư phụ để lại không bị mai một theo năm tháng. Giờ đây, quyền ba chân hổ đã trở lại mạnh mẽ hơn xưa là niềm hạnh phúc lớn nhất trong nghiệp võ của tôi lúc này”.

Thực hiện: Diệu Linh / Nguồn: Gia Đình & Xã Hội

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người cuối cùng nắm bí quyết “chiếc bàn ma thuật”

04/09/2012 03:35

Ông là người cuối cùng của làng mộc Văn Hà nức tiếng một thời (xã Tam Thành, H.Phú Ninh, Quảng Nam) nắm giữ bí quyết chế tác những chiếc bàn tự xoay.

Chúng tôi gọi đó là “chiếc bàn ma thuật” bởi chỉ cần áp nhẹ bàn tay lên mặt bàn, trong một thời gian ngắn, mặt chiếc bàn tự chuyển động tròn đều với tốc độ tăng dần một cách kỳ bí. Câu chuyện về chiếc bàn này có nhiều “dị bản”, tuy nhiên chỉ ông - người làm ra nó - kể mới thực sự chính xác.

Chiếc bàn tự hành

Tên khai sinh là Đinh Thạch nhưng người dân địa phương thường gọi ông là Thẩm, một lão thợ mộc giàu kinh nghiệm, thầy của không biết bao thế hệ thợ mộc thành danh. Ông năm nay đã 93 tuổi nhưng tay đục, tay cưa vẫn rắn rỏi. Nói về “chiếc bàn ma thuật”, ông bỗng hào hứng bởi khi lùi về quá khứ, ông được gặp lại mình của thời trai trẻ. Thời mà tự tay mình, ông có thể làm ra những bàn có mặt tự thân nó có thể quay được mà đến nay khoa học vẫn chưa có sự giải thích nào thỏa đáng.

Chiếc bàn tự xoay khởi nguyên tại làng mộc Văn Hà. Và chỉ có người Văn Hà mới biết cách làm nên những chiếc bàn đó. Nhưng trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến thời điểm những năm 30 thế kỷ trước, người Văn Hà cũng không còn nhớ cách làm chiếc bàn này. Năm đó ông Thẩm hơn 20 tuổi, đã có 3 năm tuổi nghề. Bàn tay ông khéo léo đến mức chạm trổ hình thù thế nào trên gỗ cũng y như thật. Thế nên ông được cha và các bác cho đi theo dựng nhà gỗ cho người ta tại H.Tiên Phước (Quảng Nam). Như một sự tình cờ thiên định, ông được một ông lão cho xem chiếc bàn này.

“Hồi đó, tôi được nhiều người kể về chiếc bàn tự xoay nhưng tìm mãi khắp làng cũng không thấy. Nhiều người bảo những chiếc bàn tại H.Tiên Phước là do thợ mộc làng tôi làm ra nhưng hỏi cách làm thì không ai biết. Mãi đến khi tôi được một cụ ông cho xem, tôi mới hình dung được cách làm như thế nào. Làm được bàn và để bàn tự xoay phải có một bí quyết”, ông Thẩm nói.

Mày mò tự làm với tâm niệm, ngôi làng nơi khai sinh chiếc bàn thì ít ra cũng có một cái để “nói chuyện với con cháu”, ông Thẩm ngày đêm nghiên cứu. Rã từng chi tiết để nắm nguyên lý, cuối cùng ông đã làm nên chiếc bàn có mặt tròn y như cái ông đã nhìn thấy. Nhưng bàn vẫn không thể tự xoay, bởi theo ông Thẩm dù chiếc bàn đã được hoàn thiện, nhưng cái cốt lõi là khung giá đỡ không phải là gỗ mít. Ông Thẩm phải tháo ra đóng lại thì chiếc bàn mới có thể tự quay.

“Bí quyết rồi một ngày tôi sẽ tiết lộ. Còn vật liệu để làm nên chiếc bàn này tiên quyết phải là lõi gỗ mít. Lõi gỗ phải già, trên 40 năm càng tốt hoặc gỗ mít chưa già lắm nhưng lại cũ, để lâu. Nguyên cả bàn là gỗ mít hoặc lẫn lộn các loại gỗ khác nhau đều được, tuy nhiên để bàn xoay, mặt bàn, gọng đỡ, giá đỡ phải là gỗ mít”, ông Thẩm cho biết.

Posted Image

Ông Đinh Thẩm, người thợ mộc tài ba cũng là người cuối cùng nắm giữ bí quyết chiếc bàn tự xoay - Ảnh: Hoàng Sơn

Từ phát hiện tình cờ

Theo ông Thẩm, “chiếc bàn ma thuật” được người làng Văn Hà làm ra với mục đích để đựng đồ cúng bái. Trong các dịp giỗ tổ tiên hay lễ tết, người làng ông thường dùng chiếc bàn này để đựng lễ vật biểu thị sự trang nghiêm và tôn kính. Để thuận tiện cho việc bài trí các món ăn, người ta thiết kế mặt bàn gắn chân đế thông qua một trục cố định. Khi cúng, người ta có thể dùng tay xoay tròn mặt bàn. Nhưng rồi nhiều lần dùng bàn để cúng bái, người ta đã vô tình phát hiện tính năng tự xoay hết sức đặc biệt.

Hiện tại làng Văn Hà chỉ còn một chiếc bàn tại nhà anh Trần Ngọc Tuấn (39 tuổi). Đã nhiều người đến xem chiếc bàn tự xoay và ngỏ ý mua nhưng anh quyết không bán. Anh Tuấn cho biết: “Chiếc bàn có cấu trúc 3 phần. Trong đó, phần chân đế là gỗ mun có đầu gọt hình trụ tròn để tạo thành khớp nối với mặt bàn. Giữa khớp nối này, người ta còn thiết kế một khung tạo thành khối hình chữ nhật, gồm 8 trụ nhỏ bằng gỗ mun”.

Theo ông Thẩm, khi chế tác phải tuân theo nguyên mẫu với kích thước định sẵn. Tổng chiều cao của bàn là 80 cm, trong đó, khung khối hình chữ nhật gắn liền mặt bàn với chân đế cao khoảng 20 cm. Quan trọng nhất là mặt bàn phải rộng 65 cm và nhất thiết đúng với quy định này.

Để “khởi động” vòng xoay của bàn, người sử dụng cần phải đi chân trần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Tùy vào số người đặt tay lên mặt bàn mà thời gian để mặt bàn chuyển động có thể nhanh hay chậm. Vậy nên, hôm chúng tôi đến, vợ anh Tuấn là chị Nguyễn Thị Thôi (35 tuổi) đã nhờ thêm 3 đứa cháu trai đến cùng đặt tay vào mặt bàn để bàn tự quay nhanh hơn.

Sắp xếp mọi thứ, ba người cùng úp tay vào mặt bàn. Quả nhiên, sau khoảng ba phút, phía dưới mặt bàn bắt đầu phát tiếng kêu rắc rắc, rồi dần xoay theo chiều kim đồng hồ. Điều khiến những người chứng kiến kinh ngạc là mặc dù chiếc bàn đã rất cũ và giữa khớp nối này khá chắc, có vẻ như đã lâu chưa được xoay nhưng khi úp hờ bàn tay thì mặt bàn lại tự chuyển động. Khi rút bàn tay ra, mặt bàn dừng lại đột ngột. Tiếp tục theo sự hướng dẫn của ông Thẩm, chúng tôi đặt ngửa bàn tay lên mặt bàn. Và cũng chỉ sau ba phút, mặt bàn lại tự xoay, lần này theo chiều ngược kim đồng hồ.

Hỏi về nguyên tắc tự xoay của chiếc bàn, ông Thẩm thật bụng: “Tôi cho rằng, chiếc bàn hoạt động theo nguyên tắc cấu khí âm - dương nào đó rất đặc biệt. Tôi có bí quyết để làm chiếc bàn nhưng để giải thích tại sao mặt bàn tự xoay thì tôi chưa làm được”. Ông Thẩm năm nay tuổi cũng đã cao và chỉ còn ông nắm giữ bí quyết làm chiếc bàn này. Tuy nhiên, chị Thôi (vợ anh Tuấn) tâm sự, ông sẽ truyền lại bí mật này cho chồng chị.

Hoàng Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chùm ảnh để đời về Huế đầu thế kỷ XX (1)

Chủ Nhật, 13/04/2014 - 12:30

(Kienthuc.net.vn) - Trong không gian của Festival Huế 2014, một thoáng “Huế xưa” cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX được tái hiện rất sinh động.

Ảnh “để đời” về nhan sắc Nam Phương Hoàng hậu

Thưởng lãm hình ảnh vô giá về hoàng cung triều Nguyễn

Phương Thảo - Trần Thanh

Posted Image

Qua những bức ảnh vô giá này, người xem có thể hình dung được chốn hoàng cung triều Nguyễn với những nét sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, lễ nghi, kiến trúc nguyên sơ. Ảnh: Bá quan quỳ lạy khi vào đến điện Cần Chánh.

Posted Image

Các quan chờ trước Ngọ Môn chờ thiết triều.

Posted Image

Các quan đứng chầu trước sân đại triều.

Posted Image

Các quan Pháp ra về sau khi buổi lễ kết thúc.

Posted Image

Các quan quỳ lạy trước sân đại triều.

Posted Image

Chuẩn bị các thức tế ở Thần Trù.

Mất vệ sinh nhể?

Posted Image

Cúng bái trên đường đi.

Posted Image

Đồ mã.

Posted Image

Đoàn hát trong đám tang.

Posted Image

Đoàn Nam Định đến biểu diễn nhân dịp tứ tuần đại khánh của vua Khải Định.

Posted Image

Đoàn Ngự Đạo đi qua Ngọ Môn.

Posted Image

Đoàn Ngự Đạo đi ra cầu Trường Tiền.

Posted Image

Đoàn Ngự Đạo trở về qua cầu Trung Đạo.

Posted Image

Đoàn Ngự đạo trở về tiến qua Ngọ Môn.

Posted Image

Đoàn tang lễ đi qua vùng Châu Ê.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sốt bộ ảnh đồng quê Malaysia đậm chất Việt Nam

Thứ Bảy, 12/04/2014 - 13:00

(Kienthuc.net.vn) - Bộ ảnh đồng quê của nhiếp ảnh gia Abe Less người Malaysia đang tạo nên cơn sốt trên cộng đồng mạng nước ta bởi nhiều hình ảnh đậm chất Việt Nam.

T.A (tổng hợp)

Posted Image

Nhìn vào những bức ảnh này, người xem sẽ không khỏi lầm tưởng chúng được chụp tại vùng nông thôn Việt Nam với hình ảnh đồng ruộng hết sức quen thuộc..

Posted Image... những đứa trẻ nô đùa trên lưng trâu, đắm mình vào khung cảnh đồng ruộng thẳng cánh cò bay... Nhưng người xem sẽ phải bất ngờ khi biết được đây là những hình ảnh được Abe Less - một nhiếp ảnh người Malaysia chụp tại quê hương của anh.

Posted Image

Bộ ảnh với hình ảnh chủ đạo là đồng ruộng vùng nông thôn yên bình, những người nông dân lam lũ, giản dị.

Posted Image

Những công việc của nhà nông trong bộ ảnh càng khiến người xem liên tưởng đến cuộc sống vùng nông thôn ở Việt Nam.

Posted Image

Malaysia cũng là một đất nước trồng lúa nước, vì vậy nhiều khung cảnh ở đây có sự tương đồng với Việt Nam.

Posted Image

Malaysia cũng là một đất nước trồng lúa nước, vì vậy nhiều khung cảnh ở đây có sự tương đồng với Việt Nam

============================

Không chỉ tương đồng về canh quan, con người, y phục sinh hoạt. Những di sản của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử còn để lại ở khắp các vùng Đông nam Á và cả nam Dương tử hiện nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Festival Huế 2014:

Ăn gì ở buổi Ngự yến giá... 2 triệu đồng?

14/04/2014 15:30

(TNO) Với giá vé 2 triệu đồng/thực khách, quy mô phục vụ trên 600 người, chương trình dạ nhạc tiệc được tổ chức trong chương trình Đêm hoàng cung tại Festival Huế 2014 sẽ tái hiện lại buổi Ngự yến hoàng gia, sẽ diễn ra trong hai đêm 15 và 19.4.

Posted Image

Bánh khoai tía và bánh kê trình diễn trong lần thẩm định cuối cùng - Ảnh: Bùi Ngọc Long

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Phó trưởng ban tổ chức Festival, cho biết chương trình được phục dựng với mục đích mang đến một cái nhìn đúng đắn hơn về ẩm thực cung đình Huế. Tất cả các món ăn được phục vụ lần này đều được gọi đúng như tên gọi trong sách Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ của triều Nguyễn. Người phụ trách phục hồi lại các món ăn này là nghệ nhân ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh, hậu duệ của ông Hồ Văn Tá, đội trưởng đội Thượng thiện giai đoạn cuối của triều Nguyễn.

Theo đó, có 6 món ăn cung đình được lựa chọn để phục hồi theo đúng nguyên bản xưa:

Món khai vị Gắp tư dùng với đồ chua.

Đây là món ăn làm từ tôm đất tự nhiên của Huế, ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài, chẻ làm tư. Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị dùng kèm đồ chua.

Món thứ hai là Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ.

Đây là một món ăn cao lương mỹ vị từ nguyên liệu quý giá đến nghệ thuật nấu nướng. Hải sâm được chọn để nấu phải là hải sâm Phú Quốc, tôm ba oản là một loại tôm rêu, viên tròn nhỏ. Món ăn đặc biệt hơn là ở nước dùng được chế biến rất công phu: sá sùng Quảng Ninh và cồi sò điệp ở Khánh Hòa… được hầm hết một ngày đêm để tạo nên vị ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.

Posted Image

Món hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ - Ảnh: Bùi Ngọc Long

Món thứ 3 là Bánh khoai tía Bánh kê.

Bánh khoai tía làm từ bột nếp ngon đặc sản của làng Hương Cần (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà), nhồi với khoai tía để tạo hương thơm và màu sắc tự nhiên, nhân thập cẩm gồm tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng Mạnh Tông, nấm mèo dòn. Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của Huế (là loại kê thơm dẻo nhất). Bánh này có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu khuôn, đặc biệt có nấm hương rừng…nên rất thơm.

Món thứ tư là Gỏi gà Huế.

Món gỏi gà Huế từng phục vụ trong cung có điểm khác biệt món gỏi gà có vị chua ngọt làm món khai vị của hai miền Nam Bắc. Món gỏi gà Huế tương tự như món bún thang của miền Bắc. Thành phần là thịt gà tơ xé sợi, miến Song Thần làm từ đậu xanh, chả lụa, trứng gà, thịt heo… xắt rối. Kèm thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo… bỏ lên trên. Món ăn được kết hợp với một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.

Posted Image

Gỏi gà Huế khác xa với gỏi chua ngọt Bắc Nam - Ảnh: Bùi Ngọc Long

Món thứ năm là Vịt lọng - xôi hông

Được làm từ vịt bầu làm sạch, lọng xương (rút hết xương). Sau đó dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo dồi vào bụng vịt. Vịt sau khi được nhồi xong sẽ dùng lá dứa để ràng lại (quấn quanh) rồi bỏ vào nồi hông chung với xôi cho đến khi vịt và xôi đều chín. Đặc biệt, khi bỏ vịt vào nồi không để nằm úp mà phải để ngửa để cho những nguyên liệu được nhồi vào trong không thoát ra ngoài.

Posted Image

Món Vịt lọng - xôi hông độc đáo của ẩm thực cung đình - Ảnh: Bùi Ngọc Long

Và cuối cùng là món bánh Bánh màu pháp lam.

Đây là loại bánh màu có khuôn bên ngoài bằng giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên, Huế với bảng màu chính sắc trong nghệ thuật pháp lam Huế. Theo nghệ nhân nghệ nhân Hoàng Anh, loại bánh này, từ lâu đã không được nhìn thấy trong các bữa tiệc của gia đình Huế.

Để phục hồi lại loại bánh này chị đã phải sang tận Mỹ, tìm gặp những gia đình Huế xưa để tìm lại công thức chế biến cũng như cách thức gói bánh. Bánh ở trong thì làm với bột nếp thơm của mùa mới, cùng với dưa hấu ngào và ruột hột dưa. Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm rất mát dịu. Đây là loại bánh tráng miệng dùng với trà thơm.

Posted Image

Nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh với sản phẩm bánh màu pháp lam Huế - Ảnh do nghệ nhân cung cấp

Chia sẻ với PV Thanh Niên Online trước chương trình, nghệ nhân Hoàng Anh cho biết mục đích của chương trình phục dựng lại buổi Ngự yến lần này là mong muốn trở lại với quá khứ, tìm ra giá trị chân xác của những món ăn của cha ông theo đúng nguyên nghĩa cả về chất lượng lẫn tên gọi.

“Thực khách sẽ không bắt gặp sự choáng ngợp vì hình thức hào nhoáng, cao sang. Ở đây, chúng tôi muốn những người tham dự chương trình thưởng thức và nến trải đúng chân giá trị của hương vị, tính chất tinh tế của ẩm thực cung đình, không đi theo hướng phô diễn hình thức”, nghệ nhân Hoàng Anh nói.

Bùi Ngọc Long

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thu nhập trên chục triệu đồng nhờ nghề chiếu cói truyền thống

Chủ nhật, 27/4/2014 | 09:03 GMT+7

Sau nhiều thế hệ gắn bó với công việc trồng cói, dệt chiếu, hàng trăm hộ nông dân ở xã Hoài Châu Bắc(huyện Hoài Nhơn, Bình Định) hiện vẫn gắn bó với nghề truyền thống mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Posted Image

Xã Hoài Châu Bắc nổi tiếng với nhiều làng nghề dệt chiếu cói lâu đời hơn 200 năm trước, hiện có khoảng 800 hộ dân gắn bó với ngành nghề truyền thống này. Toàn xã hiện trồng khoảng 160 ha cói trên đồng, mỗi năm cho sản lượng khoảng 1.000 tấn nguyên liệu.

Posted Image

Người dân địa phương này trồng mỗi năm 3 mùa cói, trong đó tháng 4 dương lịch là vào chính vụ thu hoạch. Tùy theo diện tích gieo trồng, chủ ruộng thuê từ 10 đến 20 lao động tham gia thu hoạch cói với mức chi trả 120.000 đồng đến 150.000 đồng mỗi ngày công.

Posted Image

Vào mùa cói, người dân được thuê chặt cói, giũ cho sạch cỏ rác, cột thành từng bó dựng đứng giữa đồng chờ đưa lên ven quốc lộ 1A chở về nhà. Trung bình mỗi sào cói, chủ ruộng nếu bán nguyên liệu tươi thu khoảng 4 triệu đồng, còn nếu phân loại, chẻ cói phơi khô bán cho các cơ sở sản xuất có thể thu hơn 10 triệu đồng. Ông Nguyễn Hà ở xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn cho hay, nhà nào có ruộng trồng cói và vài máy dệt chiếu ở gia đình thì xem như có cuộc sống khá giả từ nghề này.

Posted Image

" Dệt bằng máy thì mỗi lao động có thể dệt đến 10 chiếc chiếu mỗi ngày , trừ chi phí mua nguyên liệu, hao mòn máy móc, mỗi tháng thu nhập ít nhất 10 triệu đồng. Cơ sở nào mua được nhiều nguyên liệu cói dự trữ, trang bị nhiều máy dệt thì lợi nhuận từ nghề dệt chiếu tăng lên gấp nhiều lần", ông Hà nói.

Posted Image

Bà Trần Thị Hà ở xã Hoài Châu Bắc thổ lộ, làm nghề dệt chiếu cói cơ cực nhất là mùa thu hoạch phải thức khuya, dậy sớm ra đồng chặt cói vận chuyển về nhà, nhưng bù lại có việc làm, thu nhập ổn định hơn nhiều so với trồng lúa ở địa phương.

Posted Image

Thức dậy từ 3h sáng, sau nhiều giờ thu hoạch cói trên đồng, hai vợ chồng bà Lan đưa cói lên xe vui vẻ chuyển về nhà trong ngày mới.

Posted Image

Sau khi mang nguyên liệu cói về nhà, người dân dùng máy chẻ nhỏ rồi phơi khoảng 4 ngày. Sau đó họ dùng phẩm nhiều màu sắc nhuộm nguyên liệu, lại mang ra phơi thêm hai ngày mới đưa vào dệt chiếu.

Posted Image

Cơ sở dệt chiếu Tư Hà ở xã Hoài Châu Bắc lúc nào cũng tạo việc làm ổn định cho 10 lao động với khoản chi trả ngày công theo sản phẩm dao động từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng mỗi ngày. Trừ chi phí, mỗi tháng chủ cơ sở này có thu nhập khoảng hơn 20 triệu đồng từ nghề dệt chiếu cói (thương lái đến mua sản phẩm tận nơi).

Posted Image

Từ lâu, chiếu cói được tỉnh Bình Định chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của địa phương. Nơi đây nổi tiếng với sản phẩm chiếu hoa ở giữa có chữ thọ, song hỷ hoặc chữ trăm năm hạnh phúc, bốn góc chiếu được in biểu tượng tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, nẹp ngoài hai đường kẻ đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hòa. Tùy theo kích cỡ mà mỗi chiếc chiếu hoa thành phẩm có giá từ 80.000 đồng đến 150.000 đồng. Sản phẩm chiếu cói nơi đây từng được xuất sang thị trường các nước Đông Âu, Campuchia, hiện nay chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Trí Tín

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay