Thiên Sứ

Nét Việt

153 bài viết trong chủ đề này

Cà Mau: Khả năng kỳ lạ của 4 pho tượng cổ

giaoducvietnam.net.vn

Thứ sáu 18/05/2012 14:54

Giới chơi cổ vật ở Cà Mau đang xôn xao về 4 pho tượng mà họ cho là có những đặc tính “lạ” đang chờ các chuyên gia giải thích.

Người sở hữu những pho tượng này là anh Dương Hoàng Dũng, một người sưu tầm cổ vật ở phường 5, TP Cà Mau.

Posted Image

Nước đá tan chảy rất nhanh khi tiếp xúc với pho tượng như gặp phải vật nóng

Anh Dũng kể, tháng 10/2011, anh mua 4 pho tượng này từ một người “săn” cổ vật chuyên nghiệp. Trước đó, người "săn" cổ vật đã mua lại từ một gia đình ở huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng).

Các tượng đều giống nhau màu vàng, có hình đức Di Lặc ngồi, chiều đứng chỉ 3,5 cm, ngang 4 cm, dày 1,3 cm, nặng từ 2,5 - 2,8 lượng (cân tại tiệm vàng); có những chữ Hán ở trước, sau và bên dưới tượng.

Là một người nghiên cứu Hán - Nôm, nhưng anh Dũng nói anh chỉ đọc được chữ “Phật” ở phía phải mặt trước tượng, bên dưới tượng có 2 chữ nhưng anh chỉ đọc được chữ “kim”, chữ còn lại khá lạ, không có trong các từ điển chữ Hán mà anh tra cứu; mặt sau là 4 chữ Hán cổ anh không thể đọc được.

Anh Dũng nói, ban đầu anh mua các tượng này vì chữ “kim” phía dưới tượng. Nhưng khi ra tiệm vàng thử tuổi thì ra kết quả hàm lượng vàng ở các tượng này chỉ có 1,5%. Các thợ bạc lâu năm ở Cà Mau cũng không khẳng định được chúng làm từ hợp kim gì.

Anh Dũng mang 3 pho tượng về cất trong nhà, pho còn lại anh bỏ vào túi đeo ở cổ. Những đặc tính “lạ” của các tượng này chỉ được vô tình phát hiện khi trong một lần ngồi quán cà phê, anh Dũng dùng nước đá để rửa tượng thì thật bất ngờ, nước đá lập tức tan chảy rất nhanh như chạm phải vật nóng. Xem lại bức tượng đeo ở cổ thì nó đã chuyển sang nhiều màu khác nhau “giống như da tắc kè” - anh Dũng kể. Để chứng minh, anh Dũng làm thực nghiệm các pho tượng này với nước đá.

Trước sự chứng kiến của nhiều người, anh đặt tượng lên nước đá thì bức tượng lập tức “lún” vào khối nước đá đông đặc. Đun nóng tượng trên bếp gas khoảng 30 phút, chúng chuyển sang màu tím sim. Nhưng khi đưa trở lại nước thì lập tức chúng trở lại màu vàng tươi và chuyển sang rất lạnh.

Posted ImagePosted Image

Pho tượng đổi màu khi tiếp xúc với nhiệt độ 2.000 độ C, nhưng lập tức trở lại màu vàng óng và nhiệt độ bình thường khi vừa tiếp xúc với nước

Chiều 17/5, PV theo chân anh Dũng mang các pho tượng đến một cơ sở hàn gió đá ở phường 5, Cà Mau để “thử lửa”. Ở nhiệt độ 2.000 độ C của “đèn khò”, các pho tượng này vẫn không hề hấn, chỉ chuyển sang màu tím và lại chuyển ngay sang vàng óng khi đưa vào nước. Anh Vũ, chủ cơ sở hàn gió đá cho biết, đã 26 năm làm nghề hàn gió đá, anh chưa từng thấy chất gì “lì” như thế.

Anh Dũng cho biết thêm, anh từng mang các pho tượng này lên để nhờ những người có thâm niên chơi đồ cổ, kể cả những người có nghiên cứu chuyên sâu về Hán - Nôm thì đều nhận được những cái lắc đầu. "Tôi mong có các nhà chuyên môn thẩm định giá trị của những pho tượng này cũng như giải thích được căn nguyên những “đặc tính lạ” của chúng" - anh Dũng nói.

=====================

Bức tượng Huyền Thiên trấn vũ ở đền Quan Thánh Hanoi, cũng đã bị người Pháp trước khi rút vào Nam theo Hiệp đinh Genève đem đèn khò đến ...cắt. Nhưng không được. Tuy nhiên các nhân chứng hối bấy giờ cho biết Ngài toát mồ hôi giận dữ. Sau này "pha học" giải thích rằng: Vì tượng Ngài qúa lớn, đồng lại là chất tản nhiệt nhanh. Nên dù đèn khó nóng hàng mấy ngàn độ cũng không xi nhê.

Nhưng nay cái tượng bé tý này đèn khò cũng không nung chảy được thì "pha học" giải thích thế lào nhể?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ sưu tập Ấm trà cổ

16:42 - Thứ năm, 18/08/2011

Tính đến giờ, ông Vũ Quý Nhân là người Việt Nam duy nhất sở hữu bộ sưu tập hơn 300 ấm trà cổ, trong đó có những ấm trà quý gần 800 năm tuổi, có ấm trà từng được sử dụng trong phủ Chúa Trịnh, lại có ấm trà cù lao độc đáo mà người ta chỉ được đọc và xem trong sách chứ chưa được nhìn thấy ngoài đời bao giờ.

Posted Image
Bộ sưu tập Âm trà cổ

Những chiếc ấm “sống” gần thế kỷ
Ông Vũ Quý Nhân sinh ra và lớn lên tại huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Khi nói về bộ sưu tập của mình, ông Nhân chỉ cười: “Tôi là người thích uống trà gặp may”.
Ông bộc bạch: “Đời tôi thiếu cái gì còn được, chứ thiếu trà thì không thể làm việc được, người cứ lử đử như bị ốm vậy”. Những năm tháng chiến tranh, có loại chè Kim Thát, hiếm có những lúc anh em xuống chợ vùng ven để mua đồ, thì câu đầu tiên ông hỏi khi đồng đội xuống chợ là có mua được trà không.

Posted Image
Ông Vũ Quý Nhân kể về bộ sưu tập của mình.

Từ người nghiện trà, ông bắt đầu quá trình sưu tập ấm trà cổ từ cách đây khoảng 16 năm. Bộ sưu tập của ông có hơn 300 ấm trà cổ với nhiều kiểu khác nhau, của nhiều niên đại và ở nhiều vùng gốm trên khắp dải đất hình chữ S.

Những chiếc ấm cổ làm bằng tay mỗi cái một khác, mặc dù cùng một người làm nhưng chẳng chiếc nào giống chiếc nào. Nhất là khi ấm gốm qua lửa, khi đưa vào lửa, nhờ lửa biến hóa thì sản phẩm gốm đã vượt ra khỏi ý chí chủ quan của người thợ. Một chiếc ấm quay thô có thể có một viên sạn, nhưng khi được hỏa biến thì vết sạn thành một màu sắc khác. Ở chiếc ấm thứ hai, người ta không thể tính toán được, phải cho viên sỏi hình gì, màu gì vào để có được màu sắc như thế. Vì vậy, mới nói người thợ gốm cả đời hỏa biến nhưng chẳng bao giờ làm được hai chiếc ấm giống nhau. Ấm cổ một phần quý giá cũng là vì thế.


Trong bộ sưu tập ấm trà cổ của ông, chiếc ấm cổ nhất là ấm gà thần gốm trắng, văn hoa chạm chìm, là ấm cuối thời Lý, gần 800 năm tuổi. Tuổi thọ của chiếc ấm này đã được hội đồng khoa học tỉnh và các nhà nghiên cứu thừa nhận. Ông bảo, ông mua được chiếc ấm này từ một gia đình khá giả ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Đó là đồ vật mà gia đình đó được các cụ qua nhiều đời để lại.

Bộ sưu tập của ông còn có nhiều chiếc ấm quý như chiếc ấm cù lao, được truyền tụng đã từng ở phủ chúa Trịnh. Chiếc ấm đó được làm bằng đồng, bên trên là ấm trà, bên dưới là hỏa lò để giữ cho trà trong ấm luôn nóng. Gọi là ấm cù lao vì bình trà ở giữa hỏa lò, nổi bật như một hòn cù lao giữa sông nước. Vòi ấm vươn cao như ống khói, dáng ấm là dáng thăng nên vừa duyên dáng vừa uy nghi. Tại các cuộc triển lãm, trưng bày, chiếc ấm cù lao của ông được rất nhiều người chú ý. Ông kể: “Khách tại các cuộc triển lãm có nhiều người nghiện trà, hoặc các nhà nghiên cứu quan tâm với văn hóa trà nên bỏ công tìm hiểu. Họ nói họ đã từng đọc nhiều sách vở nói về ấm cù lao, nhưng đây là lần đầu tiên nhìn thấy chiếc ấm cù lao thật ở ngoài đời, với dáng gốm và hoa văn tinh tế như thế”.

Chiêm ngưỡng một chiếc ấm, ông thấy mình đang đối diện với một con người. Có chiếc ấm ngộ nghĩnh, hài hước, có chiếc duyên dáng, lại có chiếc oai phong, lẫm liệt hay chiếc khác đài các, quý phái.

Posted Image
Chiếc ấm rồng phượng có hoa văn tinh xảo, họa tiết cầu kỳ, kiểu dáng sang trọng.

Trong hơn 300 ấm trà cổ, ông thấy hạnh phúc nhất khi mua được chiếc ấm rồng phượng cổ cao. Đó là một chiếc ấm thuộc dòng gốm Bát Tràng, khi ông tìm được, chiếc ấm đã mất nắp và bị để lẫn cùng các vại muối dưa, muối tương cà khác trong góc bếp của một gia đình nông dân. Chiếc ấm rồng phượng cổ cao này có hoa văn tinh xảo, họa tiết cầu kỳ, kiểu dáng sang trọng. Đứng trước chiếc ấm, ông cảm thấy như mình đang đứng trước một người phụ nữ đoan trang, mực thước, rất đẹp, rất kiêu sa.

Trong bộ sưu tập của ông có nhiều chiếc ấm ở các vùng gốm khác nhau. Chiếc ấm từ vùng gốm Chu Đậu giống quả mít, hơi sứt vòi, chiếc ấm được trục vớt ở một con tàu đắm tại Cù Lao Chàm bị hà bám nhiều, nhưng vẫn để lộ men hoa xanh nhã nhặn. Lại có chiếc ấm gốm trắng, được làm cầu kỳ, hình con chích chòe báo tin vui, vòi ấm là cái miệng con chim đang hé mở…

Posted Image
Ấm chia vui là chiếc ấm gốm trắng, được làm cầu kỳ, hình con chích chòe báo tin vui, vòi ấm là cái miệng con chim đang hé mở...

Mua ấm cổ như đi hỏi vợ
Nhiều người mua đồ cổ để buôn bán, còn ông tìm mua ấm trà cổ vì ông muốn tìm hiểu văn hóa trà của người Việt. Nhiều người thấy ông có cái tâm nên đồng ý bán ấm trà cổ cho ông với giá “tượng trưng”.

Cách đây 10 năm, nhờ bạn bè ở Huế giới thiệu, ông tình cờ mua được chiếc ấm rồng men hoa lam từ một gia đình ở ngoại thành Huế. Chiếc ấm này rất cầu kỳ, được sử dụng trong những nhà giàu có thời xưa. Chuyện mua chiếc ấm đó, đến giờ ông vẫn còn nhớ rõ. Người chồng thấy ông say mê chiếc ấm, đồng ý bán. Ông chằng buộc ấm rất kỹ, đem lên xe đi được 10 km thì thấy một người phụ nữ trên một chiếc xe ôm đuổi theo đòi lại. Thì ra, sau khi người chồng bán ấm, người vợ biết tin, đang làm đồng, vội vã về nhà, thuê xe ôm đuổi theo đòi lại.

Người vợ nói đây là vật gia truyền cha ông để lại nên không dám bán, sợ nhà có chuyện. Không mua được chiếc ấm, ông về nhà mà cứ bần thần như người mất sổ gạo. Sau đó, 3 lần đi lại từ Thái Nguyên vào Huế, ông mới thuyết phục được gia đình đó bán chiếc ấm cho ông. Mỗi lần đến nhà người ta, bạn bè ông phân công nhau: “Ông tán người chồng, còn tôi thuyết phục người vợ”.

Cuối cùng, thấy mấy ông “gàn dở” này mất công đi về, lại thấy ông mê chiếc ấm như người ta mê “nhân tình” nên người vợ xiêu lòng đồng ý. Khi trao chiếc ấm cho ông, người vợ còn dặn với theo: “Tôi biết các anh là người làm văn hóa, giữ cho chúng tôi cũng là giữ cho nhiều người khác. Vì vậy, các anh nhớ giữ gìn chiếc ấm hộ chúng tôi nhé”.

Posted Image
Ấm gà thần bằng gốm trắng là chiếc ấm cổ nhất, có từ cuối thời Lý, đã gần 800 năm tuổi.

Bây giờ ngồi nghĩ lại, ông cho rằng ông có được chiếc ấm cù lao cũng là cái duyên. Trong một lần lang thang ở ngoại thành Huế, ông gặp người chủ chiếc ấm cù lao, là dòng dõi một vị quan trong phủ chúa Trịnh. Thấy ông say mê với chiếc ấm, mãi không chịu về, nên người chủ này thương, bán lại với giá “tượng trưng”.

Nhưng cũng có lúc ông thất bại trong chuyện mua ấm. Đó là khi ông tìm được một gia đình sở hữu bộ ấm chén thời Nguyễn với hoa văn cầu kỳ, tinh xảo. Ông hỏi mua, rồi năn nỉ người ta bán. Xiêu lòng, người chồng đồng ý, trả tiền xong, gói ghém ấm cẩn thận, đưa lên xe đi rồi, đi được một đoạn, ông nghe tiếng chửi sau lưng. Thì ra, người vợ đuổi theo đòi lại, bà bảo đây là của hồi môn cha mẹ để lại không bán. Ông tiếc lắm, song ông không lấy đó làm buồn, ông bảo: “Tiếc thì tiếc nhưng tôi vui vì biết bộ ấm ấy vẫn được nâng niu. Như vậy là vẫn còn nhiều người biết quý trọng ấm trà cổ”.

Posted Image
Ấm hoa cúc với những họa tiết cầu kỳ, tinh xảo.

Nhà ông chật, không có không gian trưng bày bộ sưu tập, ông đành gói chúng lại, xếp vào hòm xiểng, thỉnh thoảng lấy ra lau chùi, chiêm ngưỡng. Khi nhận được lời mời tham gia triển lãm, trưng bày, ông lại “khăn gói quả mướp” lùng tùng hòm xiểng đóng gói trên 300 ấm trà cổ mà ông yêu quý cùng ông đi dự hội. Tất cả được ông xếp theo từng niên đại, từ to đến nhỏ. Đứng trước bộ sưu tập ấm trà cổ, ông say sưa thuyết trình, tự hào, mê say như một người cha đang nói về những đứa con yêu.

Posted Image
Ấm hình ông tượng ngộ nghĩnh.

Ông bảo, qua những ấm trà cổ, ông muốn cho con cháu biết văn hóa thưởng trà của người Việt. Đêm giao thừa, trên trang thờ nhà ông luôn có một ấm trà đặc biệt, ông pha thứ trà hảo hạng cúng tổ tiên. Chờ thời khắc giao thừa, cả nhà ông đem ấm trà xuống hưởng lộc, nhắp ngụm trà đặc đêm giao thừa, ông cùng vợ con vừa thưởng trà, vừa ngẫm lại những vui buồn trong năm cũ để cùng nhau phấn đấu cho năm tới hạnh phúc, thịnh vượng hơn.

Phương Đạt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Hình này là mô tả bà thày bói đấy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Múa Cung đình Huế cũng có một vũ điệu ăn mặc như vậy. Nhưng là vũ công nam.

Y phục này là hình cách điệu mô phỏng chim Phượng. Trong y phục của một vị nữ thần Nhật Bản thể hiện trong một bức tranh cổ cũng có cấu trúc đường nét cơ bản giống gần như y phục này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự tương đồng sẽ đặt dấu hỏi về nguồn cội.

Posted Image

Vật cổ truyền ngày xưa ở Việt Nam

Posted Image

Sumo truyền thống Nhật Bản.

Posted Image

Guốc mộc Yên Xá đã để lại những dấu ấn trong ký ức của bao người dân.

Posted Image

Guốc mộc Nhật Bản.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làng guốc mộc Yên Xá

Hà Nội có hai làng chuyên đóng guốc là Kẻ Giày, xã Liên Trung, huyện Đan Phượng và làng Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Trong đó, làng Yên Xá được ví như ""kinh đô"" của nghề guốc, nơi cung cấp một lượng guốc lớn cho khắp vùng Hà Đông, Hà Nội... Giờ thì ""kinh đô"" guốc mộc thuở nào đang dần chìm vào dĩ vãng. Dấu xưa, nghề cũ chỉ còn thấp thoáng trong vài hộ yêu nghề.

Posted Image
Nghề làm guốc mộc Yên Xá đã để lại những dấu ấn trong ký ức của bao người dân.


"Kinh đô" guốc mộc
Trước khi có các loại giày, dép bằng nhựa, bằng da như hiện nay, người Việt thường dùng tre, gỗ để làm guốc đi. Hình ảnh áo the, khăn xếp, đôi guốc mộc đã thành quen thuộc với người dân Việt. Vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi dự hội hay vào đám thường đi guốc gộc tre, còn trong nhà thì đi guốc gỗ mũi cong, quai tết bằng mây. Những năm 1950-1960 của thế kỷ trước, guốc mộc được sản xuất ở Yên Xá và Kẻ Giày, sau đó được gom về phố Hàng Gà hay phố Bạch Mai ở Hà Nội để sơn, xì hoa rồi mới đem đi bán.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều Nguyễn Hữu Vi cho biết, xã có hai thôn Triều Khúc và Yên Xá trong lịch sử nổi tiếng với nghề dệt và làm guốc. Nay nghề truyền thống của cả hai thôn đều suy giảm, trong khi đó, nghề thu gom phế liệu, đồng nát lại lên ngôi. Cả xã hiện có gần 300 hộ thu mua đồng nát chuyên nghiệp. Ngoài ra, các hộ còn tham gia vào kinh doanh và dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/người/năm.
Vào các năm 1980 đến 1985, gần như 100% số hộ dân ở làng Yên Xá làm nghề guốc. Làng quê chẳng khác nào một công xưởng lớn, từng đoàn xe tấp nập chở gỗ về làng và cất hàng đi tiêu thụ. Guốc Yên Xá lúc ấy gồm 2 loại chính là guốc 5 phân và 7 phân, có đóng triện hình con voi lên đôi guốc; cũng có hộ còn làm hàng cao cấp bằng gỗ thông. Người Yên Xá làm guốc mộc bằng gỗ vạng, bồ đề, xoan, gáo, thông... vừa dễ cưa xẻ, vừa nhẹ lại bóng đẹp.

Tùy theo kích thước của cây gỗ, người thợ cắt gạn rồi pha gỗ, đục, đẽo, tạo dáng, đánh nhẵn, gắn quai… Tất cả các khâu đều được làm thủ công nên kỹ thuật tạo dáng vô cùng quan trọng. Mà thợ Yên Xá rất giỏi, không cần máy móc mà các đôi guốc vẫn đều tăm tắp. Đến năm 1995-1996, kỹ thuật làm guốc được cải tiến mạnh, bắt đầu dùng máy cưa, máy bào, máy đánh bóng, phun sơn… thay vì làm thủ công. Nhờ vậy, mỗi ngày làng nghề cung cấp cho thị trường hàng nghìn đôi guốc các loại, thêm thu nhập cho người làm nghề. Nhớ về một thời vàng son của làng nghề guốc, ông Nguyễn Huy Hưng, Phó trưởng thôn Yên Xá, cũng là một trong những hộ từng tham gia sản xuất guốc thời ấy cho hay: "Ngoài làm ruộng, người Yên Xá còn dệt, làm nón, làm chổi lông gà, lông vịt, đóng hòm, làm guốc... Đặc biệt, nghề làm guốc mộc Yên Xá nức tiếng gần xa về quy mô sản xuất và tính thẩm mỹ".

Mai một làng nghề
Đến thôn Yên Xá bây giờ, nhiều người không nhận ra nơi đây từng tồn tại nghề guốc mộc nổi tiếng. Ông Nguyễn Hữu Vi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều nói với giọng tiếc nuối: "Khi các loại giày dép thời trang vô cùng phong phú, đẹp mắt tràn ngập thị trường thì cũng là lúc guốc mộc Yên Xá không còn được chuộng nữa. Số hộ làm guốc giảm nhanh chóng. Nếu như cách đây 20 năm, cả thôn Yên Xá có hàng trăm hộ làm guốc thì nay chỉ còn lại 3 hộ giữ nghề".

Khó khăn lắm người viết bài này mới gặp được một hộ còn làm guốc ở thôn. Đó là gia đình ông Dương Công Đức, xóm Hoa Xá. Ông Đức cho hay, cách đây khoảng 5 năm, ông cùng một nhóm nghệ nhân ở làng nghề đã tham gia đẽo gọt thành công đôi guốc lớn kỷ lục Việt Nam để trưng bày tại triển lãm Vân Hồ (Hà Nội). Đây là niềm tự hào của ông và bao người dân làng nghề. Ông Đức bảo: Trong làng còn rất nhiều hộ yêu nghề truyền thống, nhưng khó sống bằng nghề này nên giờ cũng đã bỏ nghề cả rồi. Số hộ còn tồn tại được như nhà tôi phải liên tục cải tiến mẫu mã theo xu hướng thời trang hiện đại mới trụ được, nhưng cũng rất lay lắt.

Sự thất thế của đôi guốc mộc trước cơ chế thị trường xem ra khó tránh, nếu không có sự sáng tạo đột phá. Nguy cơ mai một làng nghề đang hiện hữu ở ngay "kinh đô" guốc mộc lớn nhất một thời. Âm vang của làng nghề đã để lại những hình ảnh đẹp trong ký ức của bao người dân làng Yên Xá.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nét Việt Xưa thể hiện Lý thuyết Âm Dương Ngủ Hành

Nét văn hóa Việt thửa xưa thể hiện rỏ triết lý của thuyết Âm Dương ngủ hành mà chỉ nền văn hiến Việt mới vận dụng một cách tinh tế qua cách ăn vận hằng ngày. Đàn ông thời đó đội nón lá chóp nhọn, đàn bà đội nón quai thao phẳng bằng. Đàn ông thuộc phạm trù Dương nên đội nón nhọn hình thể Âm, phù hợp quy luật "trong Dương có Âm". Đàn bà thuộc phạm trù Âm nên đội nón mái bằng thuộc hình thể Dương, hợp lẽ "trong Âm có Dương".

Posted Image
Một đôi nông dân ở vùng Hà Nội xưa.

Posted Image

Đàn ông làm mộc đội nón lá.

Posted Image

Đàn ông lao động đẩy xe cút lít có chiếc nón lá trên xe. Người đàn bà quẩy gánh có chiếc nón quai thao trên gánh. Việc ăn vận của người Việt xưa có quy cách,lề luật, chứng tỏ một xã hội có nền văn hóa văn minh rỏ rệt, hình thái ý thức xã hội rỏ ràng.

Thể hiện triết lý Âm Dương của người Việt còn thể hiện tinh tế trong cách quấn khăn trên đầu. Người nam vấn khăn bảng to, dẹt, phẳng và thấp thể hiện hình thể Dương. Người nữ vấn khăn đầu có bảng nhỏ, tròn lồi và cao thể hiện hình thể Âm, theo lý thuyết Âm Dương ngủ hành thuộc văn hiến Việt.

Posted Image
Đàn ông xưa vấn khăn phẳng dẹt.

Posted Image
Phụ nữ vấn khăn gò lòi.

Posted Image
Phụ nữ vấn khăn gò lòi và cao.
Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng thể hiện tư duy và hệ tử tưởng của của dân tộc đó. Dân tộc Việt có bản sắc văn hóa đặc sắc cho nên mới có câu
"...Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác..."

Trích: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiêm ngưỡng báu vật cổ ngọc Việt Nam

Thứ Tư, ngày 03/08/2011, 10:00
(24h) - Sáng nay (2-8), 140 báu vật quý hiếm được làm từ ngọc thời xa xưa, lần đầu tiên ra mắt công chúng tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam với những nét hoa văn độc đáo.
Posted Image
Chiếc đỉnh làm bằng ngọc xanh xám sẫm, thời Nguyễn, đồ Cung đình Huế

Đây là lần đầu tiên những cổ ngọc thời tiền – sơ sử, cổ ngọc 10 thế kỷ đầu Công nguyên, cổ ngọc thời Lê – Nguyễn được trưng bày cho đông đảo công chúng tận mắt chiêm ngưỡng. Rất nhiều cổ vật làm bằng ngọc quý với những nét hoa văn độc đáo, kỹ thuật điêu khắc tinh xảo khiến các cổ vật càng thêm long lanh, quyền quý.

Cùng chiêm ngưỡng những báu vật cổ ngọc dưới đây:

Posted ImagePosted Image
Đỉnh thời Nguyễn làm bằng ngọc xanh xám sẫm

Posted ImagePosted Image
Chậu Ngọc xanh xám sẫm nhiều màu bịt vàng thời Nguyễn. Đồ Cung đình Huế

Posted Image
Chậu Ngọc trắng xanh nhiều màu bịt vàng, thời Nguyễn. Đồ cung đình Huế

Posted Image
Bộ ấm chén ngọc trắng bịt vàng, thời Nguyễn. Đồ cung đình Huế

Posted Image
Ấn Hành tại chi tỷ (đầu tiên), ngọc trắng, thời Nguyễn. Đồ cung đình Huế

Posted Image
Thẻ như ý. Ngọc trắng xanh, thời Nguyễn

Posted Image
Hai thẻ Cát tường như ý làm bằng ngọc trắng xám, thời Nguyễn

Posted Image
Bức chạm phong cảnh làm từ ngọc trắng xám, thời Nguyễn

tiếp theo


Posted Image Tượng bát tiên làm bằng ngọc trắng xám và xanh, thời Nguyễn

Posted Image Ống bút ngọc xanh ngà vàng

Posted Image Lọ ngọc trắng xanh

Posted Image Bộ cờ tướng làm bằng ngọc xanh và trắng xám, thời Nguyễn

Theo Tuấn Nguyễn (Tiền Phong)

Share this post


Link to post
Share on other sites

mấy ông vua Nguyễn đúng là thừa giấy vẽ voi, toàn lấy ngân sách nhà nước với tài nguyên đất nước làm của riêng.

ai đời ngọc lại đi làm ống đựng bút Posted Image Nhưng dù sao cũng đẹp thật. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu mẫu quốc tế thướt tha trong áo dài Việt Nam

12/06/2012 17:25

(TNO) Siêu mẫu quốc tế Julia Lescova đã dành trọn hai ngày 11 và 12.6 làm việc cùng nhà thiết kế Võ Việt Chung để chuẩn bị buổi chụp hình áo dài cho một tạp chí thời trang thế giới. Người đẹp này tỏ ra rất thích thú với chiếc áo dài Việt Nam.

Vốn là người kỹ tính trong công việc, siêu mẫu quốc tế Julia Lescova cùng với ê-kíp là những chuyên gia thời trang, trang điểm, làm tóc đến từ Mỹ và nhà thiết kế Võ Việt Chung đã dành ra hai ngày để lựa chọn trang phục thích hợp cho buổi chụp hình này.

Cô rất quan tâm từ màu sắc, chất liệu, kiểu dáng cho đến phụ kiện đi kèm chiếc áo dài.

Siêu mẫu này cho biết trước khi sang Việt Nam cô đã tìm hiểu về chiếc áo dài truyền thống của người Việt và rất ấn tượng với nét thướt tha, yêu kiều mà bộ trang phục này mang lại.

Chính vì thế, trong buổi thử áo dài, Julia Lescova còn nhờ nhà thiết kế Võ Việt Chung hướng dẫn thêm về cách mặc áo dài đi đứng như thế nào, nói thêm về người con gái Việt Nam và văn hóa Việt Nam để không bị khập khiễng khi khoác chiếc áo dài truyền thống này.

Cô còn bày tỏ mong muốn có những chiếc áo dài của riêng mình.

Nhà thiết kế Võ Việt Chung cũng cho biết sẽ thiết kế riêng một số bộ áo dài để dành tặng cho Julia Lescova.

Sau hai buổi làm việc, Julia Lescova đã chọn được một số mẫu áo dài ưng ý. Siêu mẫu này còn tự tin diện áo dài dạo phố Sài Gòn.

Posted Image

Julia Lescova chọn áo dài

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Thử áo dài

Posted Image

Siêu mẫu duyên dáng với chiếc áo dài màu hồng

Posted Image

Và tự tin dạo bước trên đường phố Sài Gòn

Posted Image

Ghé lại một sạp báo vỉa hè, Julia Lescova vui mừng khi bắt gặp hình ảnh của mình trên một tạp chí

Thiên Hương

Ảnh: V.V.C

Share this post


Link to post
Share on other sites

New York Times nói về khu ‘thái ấp’ hoành tráng ở VN

Cập nhật lúc :4:15 PM, 21/06/2012

(ĐVO) Trong bài viết có tựa đề “Lịch sử dân gian của Việt Nam được phản ánh trong các tòa nhà”, phóng viên Mike Ives của thời báo New York Times đã bày tỏ sự ấn tượng của mình trước một công trình kiến trúc hoành tráng ở Việt Nam: Việt phủ Thành Chương.

Nhà tre của Việt Nam lên báo nước ngoài

Dưới đây là nội dung bài viết:

Việt phủ Thành Chương là một tổ hợp của các công trình kiến trúc giả cổ được xây dựng ở huyện Sóc Sơn, vùng ngoại ô của Hà Nội. Chủ nhân của nó, một họa sĩ địa phương tên là Thành Chương. Ông xây dựng công trình này nhằm tôn vinh các di sản kiến trúc truyền thống của Việt Nam.

Tại đây, hàng chục hạng mục công trình đã được xây dựng trên diện tích khoảng 1ha của một quả đồi nằm gần một con đường đầy bụi và ổ gà, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 10km. Để thực hiện nó, khoảng 200 nhân công đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã được huy động.

Có thể thấy, nhiều công trình mang dáng dấp hoài cổ tại Việt phủ Thành Chương được làm từ các vật liệu cổ điển như gỗ và tre nứa. Rải rác khắp khu vực là những cây đa và bồ đề lớn, được trồng đúng vị trí bằng cần cẩu.

Nhìn chung, tổ hợp kiến trúc này tạo một cảm giác choáng ngợp về vẻ hấp dẫn và phong cách riêng của kiến trúc cổ Việt Nam. Nó gợi nhớ đến bảo tàng The Cloisters ở New York, nơi tập hợp các tinh hoa kiến trúc từ thời Trung cổ của châu Âu.

Posted Image

Bên trong một tòa nhà kiểu cổ ở Việt phủ Thành Chương.

Họa sĩ Thành Chương cho biết: “Người Việt Nam luôn tự hào với những nét văn hóa truyền thống của mình. Nhưng lịch sử đất nước chúng tôi đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh và thiên tai. Nhiều di sản lịch sử đã bị hủy hoại vì điều này. Tôi muốn tạo một nơi để giữ gìn các giá trị tốt đẹp từ quá khứ cho các thế hệ sau này và bạn bè quốc tế thưởng lãm".

Bạn sẽ không thể không bị hút hồn bởi cánh cổng tam quan bằng đá, lấy cảm hứng từ một cây cầu đá 500 tuổi, hay một nhà hát nhỏ được thiết kế để biểu diễn múa rối nước, nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Các buổi biểu diễn được tiến hành thường xuyên trước khán đài có sức chứa 80 khán giả.

Đi qua một ao nước, bạn sẽ thấy một ngôi nhà sàn 2 tầng. Ngôi nhà này từng thuộc về một người nông dân ở phía Bắc tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra cũng có một ngôi nhà mái lá với tường đất, mà ông Chương cho biết nó được đưa về từ vùng đất thời thơ ấu ông từng sinh sống ở Bắc Giang, nơi gia đình ông sơ tán trong cuộc chiến giành độc lập từ Pháp đầu những năm 1950. Gần đó là một tòa vọng lâu có mái lạt gạch, có gắn biển đề những dòng chữ tiếng Hán, có nghĩa là "Ngồi giữa gió mùa xuân".

Posted Image

Các công trình nằm ẩn khuất trong màu xanh của cây cối.

Vào một buổi chiều mùa xuân, du khách có thể thư giãn khi ngồi từ nhà ăn ngắm nhìn những cành trúc đào bung nở hoa bên ao thả cá, nghe tiếng hót líu lo của các loài chim, tiếng vo vo của côn trùng, dù đôi khi cũng có tiếng đồng cơ của những chiếc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay Nội Bài gần đó.

Họa sĩ Chương vốn xuất thân từ một gia đình trí thức nổi tiếng. Trước đây ông từng là một người lính công binh, chuyên xử lý bom mìn cho quân đội Giải phóng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Sang thời bình, ông làm một họa sĩ chuyên vẽ minh họa cho các báo Văn Nghệ, Văn học và Nghệ thuật.

Năm 2001, ông ký hợp đồng thuê 50 năm đối với khu đất dự định xây Việt phủ Thành Chương và mất 3 năm để chuyển đổi khu vực này từ một sườn đồi trọc thành một công trình lộng lẫy. Công trình mở cửa không chính thức cho du khách một cách miễn phí trong vài năm.

Mặc dù không thể quy tụ bản sắc của tất cả 54 dân tộc được công nhận ở Việt Nam, ông vẫn hi vọng rằng tổ hợp kiến trúc của mình sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn bản sắc của dân tộc Việt. "Chúng tôi không có một Vạn Lý Trường Thành như của Trung Quốc, hay những tòa cung điện tráng lệ như châu Âu. Nhưng chúng tôi có một không gian sống truyền thống, nơi mà bạn cảm thấy rằng bầu trời, trái đất, động vật và cây cối tồn tại trong sự hài hòa hoàn hảo", họa sĩ Chương chia sẻ.

Ông Chương cho biết, các phí tổn xây dựng được ông thanh toán bằng tiền bán các tác phẩm nghệ thuật cho khách sạn Daewoo Hà Nội.

Trong một vài tòa nhà tại Việt phủ Thành Chương, có các bức chân dung tự họa theo phong cách Picasso của họa sĩ Thành Chương. Trong số đó, có bức có kích thước to bằng một chiếc tủ lạnh.

Ông Suzanne Lecht, Giám đốc nghệ thuật của một thư viện tại Hà Nội, đồng thời là người trưng bày các bức tranh của ông Chương ở Hong kong cho biết, có thể gọi công trình của họa sĩ Việt Nam là một "công viên chủ đề nghệ thuật" (artistic theme park).

Tuy vậy, có nhà phê bình cho rằng Việt phủ Thành Chương có dáng dấp của một “thái ấp”. Ông Nora Annesley Taylor, một giáo sư chuyên về nghệ thuật Nam Á và Đông Nam Á tại Viện Nghệ thuật Chicago, người đã đến thăm Việt phủ của ông Chương vào năm 2004 cho biết, ông cảm thấy rất ấn tượng với công trình này...

Trong ấn phẩm giới thiệu về Việt phủ Thành Chương, có đoạn viết rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói công trình này là một dự án “thực sự quý giá”. Chính phủ Việt Nam đã đưa địa điểm này vào danh sách các tour du lịch chính thức trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ông Chương cho biết bản thân mình không tìm cách để quảng bá cho Việt phủ Thành Chương trong các phương tiện thông tin đại chúng. “Hoa thơm sẽ tự làm cho sự hiện diện của nó được biết đến", ông nói.

V.H (theo The New York Times)

=========================

"Chúng tôi không có một Vạn Lý Trường Thành như của Trung Quốc, hay những tòa cung điện tráng lệ như châu Âu. Nhưng chúng tôi có một không gian sống truyền thống, nơi mà bạn cảm thấy rằng bầu trời, trái đất, động vật và cây cối tồn tại trong sự hài hòa hoàn hảo", họa sĩ Chương chia sẻ.

Có một câu tương tự như vậy trong Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại".

"Nền văn minh kỳ vĩ của Văn Lang - kết quả của sự kết hợp bởi sức mạnh vũ trụ với tinh hoa trí tuệ của người Lạc Việt - đã không để lại cho hậu thế những công trình đồ sộ đầy máu, nước mắt và sự khổ cực của con người như Kim Tự Tháp, vạn lý trường thành.....Một thời làm kinh ngạc nền văn minh của thế giới hiện đại. Nhưng nền văn minh ấy đã để lại những giá trị tri thức vô cùng to lớn...."

Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại.

Nxb VHTT 1998

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thơ được ghép từ 63 tỉnh thành và Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Hà Nam, Hà Nội, Điện Biên

Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình

Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Ninh

Bắc Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Lào Cai

Kon Tum, Đắk Lắc, Gia Lai

... Cần Thơ, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu

Kiên Giang, Bình Thuận, Cà Mau

Nghệ An, Nam Định, Lai Châu, Hải Phòng

Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long

Bình Dương, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tiền Giang

Hải Dương, Bắc Kạn, Tuyên Quang

Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình

Thừa Thiên - Huế, Hồ Chí Minh

Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Cao Bằng

An Giang, Bình Định, Sóc Trăng

Hậu Giang, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Quảng Bình

Sơn La, Quảng Trị, Tây Ninh

Bạc Liêu, Quãng Ngãi, Trà Vinh, Khánh Hoà

Long An cũng ở trong nhà

Trường Sa, Phú Quốc, Hoàng Sa nước mình!

(sưu tầm)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụng nước lúc nhúc cá tiến vua tưởng đã tuyệt chủng

(VTC News) - Thung Thắm này không lớn nhất, lại thông với các thung, các ngòi khác, thế nhưng, lạ ở chỗ, cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua không có ở bất cứ chỗ nào ngoài thung Thắm. Loài cá này sống ở đây, chết cũng ở đây.

Từ lâu, trong những chuyến công tác về Ninh Bình, khi đàm đạo về món ăn, chúng tôi thường trò chuyện về cá rô Tổng Trường, hay cá tràu, là hai loài cá tiến vua, được ghi chép trong sử sách từ thời vua Đinh và Tiền Lê.

Tuy nhiên, nhiều năm nay, chẳng mấy người được thưởng thức loài cá này. Đơn giản vì trong suy nghĩ của người Ninh Bình, hai loài cá tiến vua này đã tuyệt chủng. Dù vậy, người Ninh Bình, ai cũng thuộc câu ca dao cổ: "Dập dìu cánh hạc chơi vơi/ Tiễn thuyền Vua Lý đang rời kinh đô/ Khi đi nhớ cậu cùng cô/ Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường".

caro1.jpg

Cá rô Tổng Trường là món tiến vua. Ảnh internet

Mấy năm nay, một số doanh nghiệp cũng đã đầu tư xây dựng chuồng trại, đào hồ, đắp đập để nuôi loài cá này. Tuy nhiên, sản lượng không cao và chất lượng cũng không đạt. Thứ đặc sản kia, dường như chỉ còn trong những câu chuyện cổ tích.

Thế nhưng, một ngày, khi chúng tôi ghé thăm đền Trần, ngôi đền nhỏ ẩn trong vách đá thung sâu thuộc Quần thể di tích và danh thắng Tràng An, gặp người đàn ông sống trong "tuyệt tình cốc", mới biết rằng, trong cái thung lũng đó, vẫn còn khá nhiều loài cá tiến vua.

Người đàn ông ấy là Dương Đình Thanh. Ông Thanh vốn quê ở xóm Đông (Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình). Vào những năm 70 của thế kỷ trước, ngày nào cũng vậy, ông cùng những thanh niên lớn tuổi hơn gồm ông Bai, Son, Khúc, Hòa, chèo thuyền vào thung Thắm cắm câu, đơm lươn, bắt cá. Đây là thung lũng xa nhất của khu ngập nước Tràng An.Mấy chục năm gắn với thung Thắm bằng việc lặn ngụp mò cua bắt ốc, nên phần cuối cuộc đời, ông quyết vào đây ẩn dật, hương khói trông coi ngôi đền Trần.

Theo ông Thanh, xưa kia, thung Thắm cực kỳ nhiều cá. Những con cá trắm đen nặng vài chục kg, lừ đừ như quả bom dưới nước. Loài lươn ở thung Thắm cũng to đến phát khiếp. Có con lươn ông từng bắt được, to bằng cổ tay, nặng hơn 1kg. Đơm được những con lươn đen sì này, đem về làng, cho không ai dám ăn, vì nhìn nó… to quá!

Theo Thạc sĩ Ngô Sỹ Vân, Chủ nhiệm đề tài bảo tồn và phát triển cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua, trước những năm 1990, sản lượng khai thác cá tràu tự nhiên ở Hoa Lư khoảng 600kg/năm. Năm 2005 và 2006 chỉ khai thác được 50-100kg, đến năm 2007, thì chỉ khai thác được 20-40kg. Những năm sau đó số lượng khai thác ngoài tự nhiên không đáng kể.

caro2.jpg

Cùng với cá rô Tổng Trường, cá tràu vùng Trường Yên cũng là món dâng vua. Ảnh internet

Thậm chí, ông Son còn bị một con lươn khổng lồ hung dữ cắn chặt ngón tay. Mọi người phải chặt đầu lươn, tách sọ nó, mới gỡ được ngón tay te tua máu.

Ngay cả bây giờ, trong thung Thắm vẫn còn những con lươn to bằng cổ tay. Mùa Xuân, mùa sinh sản, nó vẫn ngóc đầu khỏi mặt nước, với cái thân thòng lõng trong dòng nước trong vắt. Có bận, ông Thanh đem gà, vịt vào thung Thắm thả, bọn lươn khổng lồ đớp chân rút sạch.

Nhưng loài sản vật đáng chú ý nhất ở thung Thắm này lại là cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua. Theo ông Thanh, từ năm 70 đến nay, ông vẫn câu, đánh lưới được loài cá này và ông ăn chúng như thứ thức ăn bình thường.

caro3.jpg

Một góc vụng Thắm.

Chỉ đến khi, cách đây độ chục năm, một đoàn các nhà khoa học, khi đi khảo sát hang động, địa chất trong thung Thắm, tá túc trong lều cỏ của ông, được ông thết đãi hai món mà ông gọi là cây nhà lá vườn, ấy là cá rô và cá tràu tiến vua, khiến các nhà khoa học bàng hoàng, thì ông mới biết loài cá này đã… tuyệt chủng! Lúc đó, ông mới biết hai giống cá mà ông ăn suốt mấy chục năm là cá quý, xưa kia chỉ để tiến vua.

Ngay lập tức, ông Thanh được các nhà khoa học, được khu du lịch Tràng An giao nhiệm vụ trông coi thung Thắm, cấm mọi hành vi đánh bắt cá, xâm phạm thung Thắm, nhằm bảo vệ loài cá hoang dã này. Ông Thanh kể: "Giờ tôi để ý mới thấy hai giống cá này lạ chú ạ. Thung Thắm này không lớn nhất, lại thông với các thung, các ngòi khác, thế nhưng, lạ ở chỗ, cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua không có ở bất cứ chỗ nào ngoài thung Thắm. Loài cá này sống ở đây, chết cũng ở đây".

caro4.jpg

Theo ông Thanh, dưới vụng Thắm còn rất nhiều cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua.

Nói rồi, ông Thanh dẫn tôi lên đền Trần. Đó là ngôi đền nhỏ, xây dựng bằng đá, nằm dưới chân một mái đá cao vòi vọi. Đền thờ Thánh Minh Đại Vương, tên húy Nguyễn Hiển, em song sinh của Nguyễn Sùng và là em con chú của Sơn Tinh.

Ngôi đền được xây dựng từ thời Đinh, gọi là đền Hiềm (trấn phía Nam). Tuy nhiên, đến thời Trần, vua Trần Cảnh ngang qua đây, đã đổi tên đền Tứ Trấn thành đền Trần và tên đó tồn tại đến ngày nay.

Thắp hương khấn vái xong, ông Thanh lần tay dọc 4 chiếc cột đá xanh chạm khắc rồng phượng tuyệt đẹp và chỉ tôi hình thù những con cá. Tôi nhìn kỹ, thì đúng là hình những con cá rô rất sinh động, có kích cỡ tương đương cá thật.

caro5.jpg

caro6.jpg

Hình ảnh cá rô có trên cột đá của ngôi đền có từ thời Đinh trong vụng Thắm.

Theo hình khắc, thì con rồng đang hút nước và cá rô muốn hóa rồng nên cũng cố nhảy lên theo dòng nước. Một cột biểu tượng cho tình yêu cuộc sống, một cột cầu mưa thuận gió hòa, một cột quốc thái, cột còn lại biểu tượng dân an. Cả 4 cột đá với 4 biểu tượng đều có hình ảnh con cá rô Tổng Trường.

Ngoài việc nói về vụ thảm sát 1.000 năm trước, thì truyền thuyết ngôi đền cũng nhắc đến cá rô và cá tràu, là hai món ăn dùng để tiến vua.

Ông Thanh đứng bên mép đền, chỉ tay khắp thung Thắm. Ông kể rằng, theo truyền thuyết ghi trên bia đá, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp trong lịch sử.

caro7.jpg

Hiện chỉ vụng Thắm thấy xuất hiện hai loài cá tưởng đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Tướng Phạm Bạch Hổ, người trung thành với nhà Đinh, đã đem 1.000 quân vào thung lũng này cầm cự với nhà Tiền Lê. Ông lấy thung Thắm làm căn cứ rèn quân, khôi phục binh mã. Tuy nhiên, sau một cuộc vây ráp dài ngày, ông cùng 1.000 quân sĩ đã thiệt mạng. Máu chảy ngập thung lũng, nên từ đó, vụng nước này được gọi là thung Thắm.

Ông Dương Đình Thanh vạch cỏ dẫn tôi men theo mép nước thung Thắm. Ven bờ, nước chỉ sâu độ gang tay, thế nhưng, thi thoảng lại thấy cá quẫy đạp, rồi phóng vèo thành tia nước. Ông Thanh bảo, đó là bọn cá tràu.

Khi yên tĩnh, cá tràu mò vào ven bờ, chui vào khe đá làm ổ. Mùa sinh con, chúng cũng làm ổ, đẻ và nuôi con như cá chuối. Ông Thanh chỉ việc dùng cần câu, nhử ở các khe đá, sẽ câu được cá tràu. Ở vụng Thắm này, không thiếu những chú cá tràu cụ, nặng tới trên 1kg.

caro8.jpg

Ngôi đền Trần trong vụng Thắm, nơi lưu trữ huyền thoại cá tràu và cá rô.

Cá rô Tổng Trường thì khó gặp hơn. Phải thả lưới ở các hang đá, hoặc thả mồi câu mới tóm được chúng.

Sở dĩ gọi là cá rô Tổng Trường, vì loài cá này chỉ có ở vùng Tổng Trường Yên, thuộc huyện Hoa Lư (bao gồm vùng ngập nước Tràng An, nơi có vụng Thắm). Chúng sống trong các đầm lầy, hang động ngập nước.

Theo ông Thanh, cá rô Tổng Trường to hơn rô đồng rất nhiều. Ông Thanh thường xuyên bắt được những con cá rô to bằng bàn tay, nặng ngót nửa kg. Do loài cá này sống ở trong hang động, tối tăm, nên có nhiều biến dị, khác với cá rô thường. Thịt cá rô Tổng Trường béo, thơm, dai, ăn một miếng ngọt tận chân răng. Thịt cá tràu cũng mang hương vị đặc trưng, không loài cá nào sánh bằng.

Theo ông Thanh, sở dĩ vụng Thắm còn hai loài cá cúng tiến vua, là vì vụng Thắm nằm sâu trong núi, chỉ có một đường vào. Ông Thanh là người chặn ngay đầu con đường đó và canh giữ, bảo tồn loài cá này. Ngoài ra, vụng Thắm có nhiều hang động sâu hun hút trong lòng núi, nên thợ săn cá không dễ gì bắt hết được chúng.

Việc bảo tồn hai loài cá tiến vua trong vụng Thắm, tưởng như đã tuyệt chủng ở tự nhiên, có lẽ cần sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là những chuyên gia thủy sản.

Phạm Ngọc Dương

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuyệt kỹ võ công thuần Việt huyền thoại

200 năm trước, có một tuyệt kỹ võ công của dân tộc đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian như một vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính.

Huyền thoại một tuyệt kỹ võ công

Trong một lần công tác, chúng tôi có cơ duyên gặp một võ sinh đang theo học võ cổ truyền. Anh bảo thầy của anh là ông Hà Trọng Ngự, “học trò cưng” của cố võ sư Hà Trọng Sơn, người được mệnh danh là “con hùm xám miền Trung”.

Võ sư Hà Trọng Sơn được giới võ học Bình Định biết đến với tư cách là truyền nhân của tuyệt kỹ quyền ba chân hổ, một tuyệt kỹ võ thuật cổ truyền, bí hiểm gần như thất truyền trước đó…

Thông tin về loại võ công trên, võ sinh trên khẳng định: “Đó là một tuyệt kỹ hoàn toàn Việt Nam và vô cùng lợi hại. Muốn biết thêm phải tìm võ sư Hà Trọng Ngự mới thông”. Lần theo những chỉ dẫn của anh võ sinh trên, chúng tôi đã tìm gặp vị võ sư già có đôi mắt tinh anh tại võ đường của ông trong chùa Đồng Hiệp.

Posted Image

Võ sư Hà Trọng Ngự

Chia sẻ về loại võ công bí truyền trên, vị võ sư già Hà Trọng Nhự cho biết: “Tuyệt kỹ quyền ba chân hổ là một loại võ công có tính sát thương vô cùng lớn và đòi hỏi một sự khổ công rèn luyện. Không ai còn nhớ rõ người sáng chế ra nó nữa, nhưng nguồn gốc của nó thì không một võ sinh nào của môn phái tôi không biết cả”.

Theo lời ông kể, quyền ba chân hổ được khai sinh tại khu vực núi Bà thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tại đây, trên 200 năm trước xuất hiện một con cọp 3 chân to lớn và hung dữ. Người dân nơi đây thường xuyên bị hổ vồ, ăn thịt. Trong một thời gian dài, hổ 3 chân là nỗi khiếp đảm của cả vùng. Tin về cọp dữ ăn thịt người, khiến người dân không dám lên rừng.

Tuy nhiên, vào một ngày nọ, có một người tiều phu vào rừng hái củi và trở về làng khi trời đã xẩm tối. Người tiều phu chưa kịp rời rừng đã nghe mùi tanh tưởi bốc ra, khi quan sát thì kinh hoàng phát hiện một con cọp to lớn đứng trên 3 chân to tướng, nhe nanh chực vồ. Chưa kịp định thần, con cọp đã lao đến.

Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, người tiều phu nhanh chóng nhảy người né tránh và xoay người dùng đòn gánh gủi quật ngang vào mạn sườn con thú. Trúng đòn, mãnh hổ quay người, thủ thế hòng nuốt tươi con người bé nhỏ.

Theo nhận định của các bậc tiền nhân cũng như võ sư Hà Trọng Ngự, rất có thể người tiều phu kia là một bậc anh hùng tinh thâm võ thuật hoặc một viên võ tướng ẩn mình. Trước sự hung hãn của mãnh hổ, người tiều phu nhanh như cắt rút đòn sóc đã được vuốt nhọn để làm đòn gánh củi thủ thế.

Dưới ánh trăng đêm, tiền nhân chăm chăm ghi nhận những cú lao tới vồ mồi, lúc phóng lên không, khi trụt xuống, tát những cú trời giáng vào mình. Người tiều phu cũng nhanh nhẹn tránh né, lúc nhảy cao, lúc hụp xuống khi lăn mình tránh đòn hiểm.

Cuối cùng, khi sức cùng lực kiệt, cả thân người và vật đều thấm đẫm mồ hôi và máu tươi, người tiều phu đành ngồi xếp bằng ôm đòn gánh nhọn chống lên với hi vọng mong manh từ một cú phóng tới chộp mồi của cọp giữ. Không ngờ, điều kì diệu đã xảy ra, con cọp dữ phóng mình lên không, giơ vuốt nhọn chụp xuống, bóng nó phủ kín người tiền phu. Một tiếng gầm xé trời, con cọp dữ trúng đòn hiểm nhưng nó vẫn vùng vẫy chạy thoát vào rừng.

Trở về làng, người tiều phu nhớ lại cảnh chiến đấu cùng cọp dữ và nhận thấy những cú vồ của mãnh hổ như những đòn thế võ học tuyệt kỹ. Người ấy đã nhớ và ghi lại thành những thế võ rồi dụng công tập luyện để nó trở thành tuyệt kỹ quyền ba chân hổ danh chấn lúc bấy giờ.

Và “con hùm xám miền Nam”

Theo lời vị võ sư họ Hà, sau khi luyện thành quyền ba chân hổ, người tiều phu đã phổ biến với dân làng để nó trở thành một thứ vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính và hi vọng nó được lưu giữ mãi về sau. Tuy nhiên, trong thời buổi loạn ly, quyền ba chân hổ như cây kim rơi xuống đáy bể, tưởng đã thất truyền.

Thế nhưng theo những bậc lão nhân biết về tuyệt kỹ này thì khi giới võ học Bình Định thời ấy đã gần quên quyền ba chân hổ thì võ sư Hà Trọng Sơn xuất hiện, đưa nó lên tầm cao vốn có của mình.

Tuy nhiên, người đem quyền ba chân hổ vào Nam và vượt biên giới Việt Nam đến Mỹ và Na Uy lại là người học trò ưu tú của “con hùm xám miền Trung”- võ sư Hà Trọng Ngự.

Võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Đây là loại võ công bí truyền thuộc vào hàng tuyệt kỹ nên chỉ được truyền trong gia đình và không phải ai cũng học được. Chỉ những người thực sự có tố chất mới có thể lĩnh hội những tinh túy trong tuyệt kỹ ấy. Thêm nữa, quyền trên là loại võ thuật có tính sát thương rất cao. Do đó sẽ rất nguy hiểm khi rơi vào tay kẻ bất lương.

Chỉ trong những tình thế chẳng đặng đừng người học mới được sử dụng quyền ba chân. Do đó người tiếp thu bài quyền đòi hỏi phải có tư chất, đạo đức và có cái tâm”.

Theo lời ông, chúng tôi được biết, võ sư Hà Trọng Ngự khai tâm học võ từ năm 6 tuổi và người thầy đầu tiên của ông là người bác ruột, võ sư Hà Trọng Sơn. Và trong các đệ tử của “con hùm xám miền Trung” duy chỉ có Hà Trọng Ngự là người hội đủ những tố chất để lĩnh hội quyền ba chân hổ. Cố võ sư Hà Trọng Sơn đã quyết định chọn ông Ngự làm người chân truyền tuyệt kỹ giờ đây đã trở thành báu vật gia truyền của gia đình.

Trả lời chúng tôi về những tháng ngày khổ luyện tuyệt kỹ trên, võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Con đường võ học không dành cho người thiếu kiên trì và có sức chịu đựng gian khổ. Đặc biệt là khi phải luyện một tuyệt kỹ võ học. Muốn bắt được cái tinh túy của quyền ba chân hổ, người luyện phải nắm được cái thần thái của con hổ và biến mình thành mãnh hổ với đủ mọi vũ khí của con cọp”.

Theo đó, để luyện quyền ba chân hổ, người luyện phải tiếp xúc với võ thuật từ rất nhỏ để có được một nền tảng võ học vững chắc. Các phương pháp tập luyện các pháp trong tuyệt kỹ cũng vô cùng phức tạp và yêu cầu sự kiên trì, chịu khó cao độ.

Chia sẻ sơ lược về một vài phương pháp luyện tập các pháp trong quyền ba chân hổ, lão võ sư cho biết, để nắm được quyền ba chân hổ, võ sinh phải luyện thành 5 pháp khác nhau bao gồm: thân pháp, tấn pháp, thủ pháp, cước pháp, nhãn pháp và cuối cùng là thần sắc.

Một trong những pháp khó luyện nhất là thủ pháp. Theo đó, để có được bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như vuốt mãnh hổ, các võ sinh phải dùng tay không xúc vào đá 1×2 mm liên tục cho đến khi bàn tay xơ tước, rướm máu rồi mới ngâm tay vào thuốc võ bí truyền. Tiếp tục luyện như vậy cho đến khi da và các đầu ngón tay không còn cảm giác đau đớn nữa lại thay đá bằng sạn và đá loại lớn hơn.

Hỗn hợp đá và sạn trên sẽ được trộn với thuốc võ đổ vào chảo được đặt trên lửa đỏ. Võ sinh phải dùng tay liên tục đảo hỗn hợp trên trong lửa đỏ cho đến khi tay nóng không chịu được mới rút ra ngâm vào thuốc. Cứ thế cho đến khi chịu được mức nhiệt cao nhức.

Để có được hổ trảo uy lực, ngoài việc cần có bàn tay cứng chắc, người luyện còn phải dùng năm đầu ngón tay bấu, chụp vào các vật cứng từ nhẹ đến mạnh để luyện lực kéo, xé, bóp, …

Hay để có thân pháp như một chúa sơn lâm, võ sinh phải tập nhảy khỏi hố sâu với chân trần, chân mang chì từ nhẹ đến nặng cho đến khi mang được 2 chân 20 kg nhảy ra khỏi hố sâu 1m rộng 1m, …

Có thể nói, đến bây giờ, sau những thời gian gần như bị lãng quên, quyền ba chân hổ đã trở lại và mạnh mẽ với vị truyền nhân mới, góp phần nâng cao giá trị tinh thần văn hóa của võ thuật cổ truyền Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt nói chung trong nước cũng như trên thế giới.

Võ sư Hà Trọng Ngự là trưởng môn phái Việt Nam Võ Ta – Tây Sơn Bình Định. Ngày 5/2/2009, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu – ứng dụng võ thuật TP.HCM. Ngoài việc truyền thụ thành công quyền ba chân hổ cho hai võ sư Hà Trọng Kha Vy, Hà Trọng Kha Sơn, ông còn truyền dạy cho võ sư Trương Thành Tâm tại Na Uy.

Chia sẻ về ước mơ vinh danh võ thuật cổ truyền Việt Nam, ông cho biết: “Võ thuật nước nhà là tinh túy của lịch sử dân tộc. Nhà nước, các cấp chức năng cần quan tâm hơn nữa, cần tìm cách thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của võ thuật cổ truyền nước nhà, đưa võ cổ truyền Việt Nam sánh ngang võ thuật thế giới”.

theo vtc

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

Bức tranh dưới đây có ghi chú thích là "Chuyện Thạch Sanh", Nhưng người gảy đàn thì hầu như "nuy" 100%. Đệ tử thấy lạ. Xin Sư Phụ giải thích giùm đệ tử cho tường minh? Đây là sản phẩm tranh Đông hồ.

Posted Image

Sau khi hỏi Sư Phụ xong, Thiên Đồng tìm thêm thì phát hiện, à thì ra Thạch Sanh có mặc gì đó.

Posted Image

Thạch Sanh gặp Bụt

Posted Image

Thạch Sanh bắn đại bàn

Posted Image

Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt

Chi tiết đáng chú ý: Người đàn ông được vẽ với áo chéo vạt bên trái

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng đưa cái hình có áo cài vạt bên trái vào kho lưu trữ hình và giữ lại cái hình này Nên copi tất cả bài viết liên quan đến cái hình này.. Tài liệu wan trọng đấy!

Còn việc Thạch Sanh gần như nuy 100% chẳng có gì là lạ. Vì từ đầu chuyện đã mô tả thế rồi: Ông ta "ở trần, đóng khố", nên khi thể hiện tư thế này ko vẽ khố được. Vậy thôi.

À! Lưu ý là cả ông Bụt cũng cài áo vạt bên trái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

TƯ LIỆU THAM KHẢO

"Tuyển tập" những năm Tỵ lẫy lừng trong sử Việt

Xét trong lịch sử dựng và giữ nước, có rất nhiều năm Tỵ ghi dấu ấn nổi bật với những sự kiện văn hóa, chính trị, quân sự…vô cùng lừng lẫy.

Sau đây là những năm Tỵ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu đậm nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.

Tân Tỵ (981): "Đánh cho tỏ mặt anh hùng. Đánh cho Tống địch cùng đường chạy xa

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và con trai cả Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám hại nơi sân điện Hoa Lư, Đinh Toàn ở tuổi lên 6 lên nối nghiệp họ Đinh. Nhưng khổ nỗi, tuổi vua còn nhỏ, nhà Tống nhân cơ hội đó lăm le khởi binh Nam tiến thôn tính Đại Cồ Việt. Trước họa ngoại xâm lơ lửng trên đầu, Thái hậu Dương Vân Nga sau khi biết “Dưới trên thay thảy đều nghe, Bèn tôn Thập đạo thay vì Nhị Đinh” (Theo Thiên Nam ngữ lục). Chiếc áo long cổn được khoác lên người vị Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn tháng 7 năm Canh Thìn (980) để củng cố lòng dân kháng chiến chống xâm lược Tống.

Posted Image

Bản đồ chiến thắng Chi Lăng - Bạch Đằng 981.

Chuẩn bị kỹ lưỡng lực lượng Nam tiến, đến tháng 2 năm Tân Tỵ (981) nhân dịp tiết Xuân, thời tiết mát mẻ hợp với thuỷ thổ, quân Tống tràn sang nước ta. Đại Việt sử ký tiền biên chép: “Hầu Nhân Bảo, Tôn Hoàng Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng”. Vua Lê Đại Hành tự làm tướng đi chặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông Thương đoạn Chi Lăng. Lại sai người trá hàng để dụ Hầu Nhân Bảo lơ là, bắt được y rồi đem chém. Bọn Trần Khâm Tộ nghe tin quân thuỷ thua trận bèn quay đầu dẫn quân về, Lê Đại Hành đem quân đánh đuổi, quân của Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa, thây chết đầy đồng, bắt được tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư. Đất nước nhờ đó mà được yên.

Kỷ Tỵ (1149): "Vân Đồn lập trấn giao thương. Mở mang ngoại nghiệp phú cường đất Nam"

Ngày nay, Vân Đồn là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Ninh. Nhưng ngược về thời xưa, chúng ta biết rằng Vân Ðồn, hay đồn mây bắt nguồn từ tên gọi của Vân sơn thuộc làng Vân, nay thuộc xã Quan Lạn nằm trong tuyến đảo ngoài Vân Hải. Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên thời Tiền Lê đã có đồn Vân nhằm trấn giữ vùng biển Đông Bắc của sơn hà Đại Cồ Việt.

Sang thời nhà Lý đời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175), nhận thấy vị trí không chỉ là tiền đồn của đất nước trong quan hệ lãnh hải với phương Bắc, mà Vân Đồn còn có một vị trí thuận cho giao thương, buôn bán, tiện cho thuyền bè qua lại, neo đậu. Bởi thế mà trang Vân Đồn được thành lập. Trong Việt sử cương mục tiết yếu của Đỗ Xuân Bảng thời Nguyễn, việc này được chép lại: “Kỷ Tỵ, Đại Định năm thứ 10 (1149). Mùa xuân, đặt trang Vân Đồn (nay là tổng Vân Hải, huyện Nghiêu Phong, tỉnh Quảng Yên). Bấy giờ thuyền buôn các nước Trảo Oa (tức nước Chà Và, còn có tên là Hạ Cảng – tức đảo Java), Xiêm La (ở phía Nam Gia Định, tức hai nước Xiêm La và La Giải, thời Minh đổi thành Xiêm La) tụ tập nhiều ở Hải Đông liền dựng trang ở hải đảo cho họ cư trú”. Nhờ việc làm năm Kỷ Tỵ, Vân Đồn dần dần phát triển mạnh, trở thành thương cảng lớn ở phía Bắc đất nước suốt thời Lý, Trần và Lê sơ, chứng thực cho sự phát triển của hoạt động ngoại thương ở đất nước trọng nông Đại Việt thời bấy giờ.

Đinh Tỵ (1257) : "Đánh quân Mông Cổ tham tàn. Ức vạn muôn ngàn dân đứng lên theo"

Thời nhà Trần, dòng họ Đông A ba lần liên tiếp đối đầu với quân Mông – Nguyên, được xem là loại giặc mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ khi tung hoành khắp Á – Âu. Vậy nhưng, khi tiến xuống phương Nam, xâm lược một đất nước nhỏ như cái đấu Đại Việt, quân Mông Cổ đã phải dừng bước. Và mở đầu cho chuỗi chiến thắng oanh liệt của quân dân Đại Việt thời Trần, chính là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất vào năm Đinh Tỵ (1257).

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho hay, vào tháng 12 năm Đinh Tỵ (1257), quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai sau khi thôn tính nước Đại Lý (thuộc Vân Nam, Trung Hoa) liền tràn vào nước ta theo đường sông Thao. Vua Trần Thái Tông tự mình cầm quân chống giặc. Nhưng thế giặc mạnh như tằm ăn rỗi, quan quân phải rút lui. Để củng cố lòng tin đánh giặc, vua Trần Thái Tông nhận được câu trả lời quả quyết của Thái sư Trần Thủ Độ: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng nghĩ đến chuyện khác cho phiền lòng”. Chỉ trong một thời gian ngắn, vua tôi nhà Trần đã làm nên chiến thắng Đông Bộ Đầu, đánh đuổi quân Mông chạy dài về Bắc. Kẻ thù dọc ngang khắp nơi, nhưng đã phải trở thành “giặc Bụt” khi xâm lược Đại Việt không thành.

Nhờ chiến thắng Đông Bộ Đầu cuối năm Đinh Tỵ (1257), đất nước Đại Việt có được mùa xuân thái bình ngay sau đó, tạo bàn đạp tinh thần và lực lượng vững chắc để về sau đối đầu với quân Nguyên trong hai lần xâm lược gần 40 năm sau. Và đến năm Ất Tỵ (1305), đất nước lại có một tin vui khác.

Ất Tỵ (1305): "Đại Việt mở cõi về Nam. Huyền Trân công chúa bà hoàng nước Chiêm"

Trong không khí thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Nguyên năm Ất Dậu (1285) và Mậu Tý (1288), quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành ngày càng trở nên hữu hảo, bền chặt, như Thiên Nam minh giám có viết:

Dẹp được Lao lấy đâu đâu,

Chiêm Thành tiến phụng về chầu quốc gia.

Thiên hạ vầy nên một nhà,

Thông đường buôn bán gần xa đi về.

Sau cuộc kinh lý Chiêm Thành của Thượng hoàng Trần Nhân Tông năm Tân Sửu (1301), mối lương duyên giữa công chúa Đại Việt Huyền Trân và vua Chiêm Chế Mân được ấn định. Bốn năm sau, vào năm Ất Tỵ (1305), cuộc hôn nhân Việt – Chiêm được chính thức tiến hành.

Posted Image

Đám cưới Chế Mân và công chúa Huyền Trân.

Sử cũ thuật lược rằng: “Tháng 2, Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và bộ đảng hơn trăm người dâng hiến vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn” (Trích Đại Việt sử ký toàn thư). Ngoài những vàng bạc, châu báu, thức ngon, vật lạ dâng tiến để mong có sự tác thành của triều đình Đại Việt, vua Chiêm Chế Mân đồng thời thể hiện thiện ý của chàng rể Đông sàng (rể ngồi giường phía Đông, ý là rể quý) dâng cả hai châu Ô và châu Lý nằm ở phía Bắc đất nước hoa Champa làm lễ vật dẫn cưới.

Xét về cương vực, trong Đất nước Việt Nam qua các đời của học giả Đào Duy Anh, châu Ô và châu Lý (hay châu Rí) chính là đất Thuận Hóa: “Thuận Hóa gồm có Thuận Châu và Hóa Châu, tương đương với đất Ô và châu Lý của Chiêm Thành nhường cho nhà Trần, tức là miền Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay”.

Dù cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và Chế Mân bị nhân gian cũng như nhiều quan lại nhà Trần không đồng ý, nhưng cũng nhờ cuộc hôn nhân hiếm có trong lịch sử dân tộc, lãnh thổ Đại Việt đã kéo dài về Nam mà không mất mũi tên, ngọn giáo nào:

Công chúa được gã cho Lồi (tức Chiêm Thành - tác giả),

Quảng Nam tứ hải sính tài của tin.

(Theo Thiên Nam minh giám)

Quý Tỵ (1533): "Lê triều nghiệp đế Trung hưng. Hai phương Nam – Bắc nước từng phân chia"

Hết thời nhà Trần, họ Hồ nối nghiệp 7 năm, đất nước sau một thời gian có sự hiện diện của ngoại bang bước sang thời kỳ phát triển cực thịnh với triều Lê sơ. Nhưng lên cao trào thịnh trị cũng có lúc phải suy vi như con tạo xoay vần. Năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung lật đổ vua Lê Cung Hoàng, lập nên nhà Mạc. Tuy nhiên, sự nghiệp Trung hưng của nhà Lê cũng ngay liền đó được tiếp nối với vua Lê Trang Tông. Đó là năm Quý Tỵ (1533), tức cách Quý Tỵ (2013) ngày nay chẵn 480 năm.

Sự nghiệp Trung hưng nhà Lê được Đại Việt sử ký tiền biên ghi: “Quý Tỵ (1533). Mùa xuân, tháng giêng, vua lên ngôi ở Ai Lao (nước Lào ngày nay – tác giả), đặt niên hiệu là Nguyên Hòa, tôn Đại tướng quân Nguyễn Kim là Thượng phụ thái sư Hưng quốc công, chưởng nội ngoại sự, lấy trung nhân Đinh Công làm Thiếu Úy Hùng Quốc Công, còn lại, người nào cũng được phong thưởng để họ đồng lòng giúp rập”. Vua Lê Trang Tông với sự kiện lên ngôi ở Ai Lao năm Quý Tỵ (1533) cũng trở thành vị vua đầu tiên và duy nhất trong các vua Việt lên ngôi hoàng đế ở nước ngoài. Thực là:

Cành Lê có độ tái vinh,

Xui nên tá mệnh trời sinh thánh hiền.

Đức vua Triệu tổ ta lên,

Cất quân phù nghĩa giúp nền trung hưng.

(Trích Đại Nam quốc sử diễn ca)

Từ sự kiện trên mà sau đó “khoảng gần 10 năm, dọn dẹp cỏ rậm lập lên triều đình, thế nước lại nổi lên… Rồi đem quân tiến đánh lấy được tất cả đất cát châu Ái, châu Hoan (Thanh Hóa, Nghệ An – tác giả), dựng điện ở sách Vạn Lại (Thọ Xuân – tác giả). Các hào kiệt đều theo về cả. Cơ nghiệp trung hưng, thực là bắt đầu từ đây” (Trích Lịch triều hiến chương loại chí phần Nhân vật chí). Với sự kiện Quý Tỵ, nhà Lê Trung hưng được lập nên, tồn tại cho đến năm Kỷ Dậu (1789), nhà Hậu Lê trở thành một triều đại tồn tại lâu dài nhất nước Việt.

Ất Tỵ (1785): "Rạch Gầm, Xoài Mút ghi danh. Sáng gương Nguyễn Huệ, tan tành thuyền Xiêm"

Đây là lần duy nhất chứng kiến sự hiện diện của quân đội phong kiến Xiêm La trên đất nước Đại Việt, và cũng là thất bại đau đớn cho mộng Đông tiến của triều đình phong kiến ngoại bang.

Posted Image

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm Ất Tỵ (1785)

Số là lúc ấy, chúa Nguyễn Ánh trước thế mạnh của phong trào Tây Sơn do “Tây Sơn tam kiệt” lãnh đạo, đã cầu cứu người Xiêm sang giúp để lấy lại nước. Ngay từ tháng 7 năm Giáp Thìn (1784), thủy quân Xiêm đổ bộ lên đất Gia Định, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta với lực lượng hơn 5 vạn. Nhờ lực lượng đông đảo ban đầu, khí thế đang hăng, quân Xiêm giành được ưu thế trên chiến trường Gia Định. Nhưng, ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chưa đầy nửa năm sau, số phận đạo quân xâm lược ấy được định đoạt nơi Rạch Gầm Xoài Mút của đất Mỹ Tho.

Đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, dài khoảng 6 km, rộng chừng vài km, ở giữa có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ sông cây cỏ rậm rạp và có nhiều kênh rạch được chọn làm nơi quyết định số phận quân xâm lược Xiêm. Hạ tuần tháng Giêng năm Ất Tỵ (1785), gần 4 vạn trong số 5 vạn quân Xiêm rơi vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn mà bỏ mạng. Bộ phận tàn quân còn lại phải tháo chạy lên bờ, trốn sang đất Chân Lạp để tìm đường về Xiêm, không một lần dám quay đầu trở lại. Đúng là:

Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh!

Từ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút nơi đất Mỹ Tho ấy, thế và lực của nghĩa quân Tây Sơn ngày càng mạnh để sau này thanh thế mở rộng ra đến Phú Xuân, Bắc Hà, tạo điều kiện về sau đất nước được thống nhất thành hình chữ S hoàn chỉnh ở triều đại nhà Nguyễn.

Theo Kienthuc net

Edited by Hà Châu
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi người Nhật phát âm từ 'Tết'

Trong bữa tiệc gặp gỡ đầu xuân tổ chức tại Tokyo vừa qua, khi những người bạn Nhật cùng phát âm từ "Tết" và gửi lời chúc mừng năm mới âm lịch đến các bạn Việt Nam, chúng tôi đã vô cùng xúc động. (Thu Hồng, Nhật)

Ngày 24/2 vừa qua, nhóm mình có tổ chức bữa tiệc gặp gỡ đầu xuân cho lớp học của nhóm, với mục đích là giới thiệu cho các bạn Nhật biết về Tết Việt Nam. Buổi gặp gỡ đã để lại cho các thành viên trong nhóm nhiều xúc động, và bọn mình quyết định làm video, bài viết để kể lại cảm giác hạnh phúc khi nghe các bạn bản địa phát âm từ Tết rồi sau đó hòa chung vào Tết Việt và đồng thời chia sẻ những mơ ước nhỏ bé của mình trong dịp xuân về..." dù đi đâu, dù làm gì, chỉ cần giữ một chút hồn Việt ta sẽ thấy luôn tự hào vì mình là người Việt Nam".

Nếu ở đấy bạn sẽ bồi hồi khi thấy những người chưa hề biết tiếng Việt chăm chú và hứng khởi cùng tập bài hát "Ngày Tết Quê Em". Dù xa quê nhưng không khí rộn ràng, ấm cúng vẫn hiện diện trong bữa tiệc nhỏ do nhóm thiện nguyện BETOAJI, gọi tắt của hương vị Việt trong tiếng Nhật tổ chức.

BETOAJI do một nhóm sinh viên đang học tập tại Tokyo lập nên với mong ước "chia sẻ yêu thương, qua hương vị Việt" mà cụ thể là giới thiệu ẩm thực qua các lớp dạy nấu ăn và những nét đẹp về đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè Nhật Bản. Những hoạt động này càng mang nhiều ý nghĩa khi tất cả lợi tức đều sử dụng vào mục đích từ thiện. Hiện tại, BETOAJI đang đỡ đầu cho 41 đứa con thân yêu của chương trình Cơm Có Thịt tại Điện Biên.

Chương trình gặp gỡ đầu xuân của BETOAJI cũng không nằm ngoài ý nghĩa ấy. Một mùa xuân mới với hương vị Việt Nam được chăm chút qua từng cành mai cành đào, từng món ăn hấp dẫn, những điệu nhạc rộn ràng cùng tà áo dài duyên dáng...

Các đầu bếp không chuyên của BETOAJI đã tự chuẩn bị một mâm cỗ Tết đậm đà hương vị Việt nào là bánh tét, giò thủ, giò lụa, nem rán, bánh ướt, dưa món, bánh đa cua và chè bà ba cho khoảng 60 người Nhật và Việt. Không chỉ thưởng thức những món ăn ngày Tết, các bạn Nhật còn được giới thiệu về Tết cổ truyền Việt Nam để rồi sau đó thích thú nói lên câu "Chúc mừng năm mới". Không khí Tết còn ấm áp hơn khi chương trình lì xì cho các bé được mọi người ủng hộ, dù ít nhưng bằng cả tấm lòng.

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... Dù đi đâu, làm gì chỉ cần còn giữ một chút hồn Việt bạn có thể khiến cho các bạn bè quốc tế phát âm từ Tết và thế là Tết của bạn sẽ là một cái Tết nhiều niềm vui và sẻ chia!

Vẫn nhớ như in nhóm hợp ca "Ngày Tết Quê Em" với điệp khúc:

"Tết Tết Tết đến rồi

Tết Tết Tết đến rồi

Tết Tết Tết đến rồi

Tết đến trong tim mọi người..."

Ừ, Tết đến trong tim mọi người dù dàn hợp ca vẫn chưa tròn âm, lơ lớ âm Nhật, âm Anh trộn lẫn âm Việt...

Video:

Thu Hồng

http://vnexpress.net/gl/the%2Dgioi/xuan%2Dque%2Dhuong%2D2013/2013/03/khi%2Dnguoi%2Dnhat%2Dphat%2Dam%2Dtu%2Dtet/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cập nhật: 30/01/2013

Kiến Thức Cơ Sở Về Cây Cảnh

Trả lời câu hỏi: Đâu là cây thế? Có bạn nói “ các cụ xưa coi tất cả những cây cắt sửa trên chậu đều là cây thế”. Liệu điều đó đã đúng? Chúng ta cùng phân tích thế nào nhé.

1. Các cụ là những cụ nào chưa ai xác định cụ thể, có lẽ nó giống như tác phẩm vô danh trong các câu chuyện dân gian truyền khẩu chăng?

2. Xưa là từ bao giừ, 1 nghìn năm, 5 trăm năm hay 1 trăm năm gần đây, chúng ta cũng chưa có cứ liệu nào tin cậy.

3. Nếu tất cả đều là cây thế, thì từ thế có nghĩa là gì?

Posted Image

Ông cha ta chơi cây cảnh theo lối truyền khẩu, người này học lỏm của người kia, sau đó mỗi người lại phát triển thêm theo điều kiện của cây phôi và hoàn thành cây của mình. Theo thời gian, lỗi tạo hình chắc không còn như nguyên mẫu xưa của các cụ, nếu có. Chúng tôi chưa tìm được tài liệ cổ nào ghi chép có hệ thống về nghệ thuật cây cảnh của người Việt xưa. Một số hình vễ mẫu cây cảnh cổ của một số bạn sưu tầm được, tiếc rằng chưa ai biết đâu là abnr gốc để xác định niên đại thuộc thời đại nào? Hầu hết được chép truyền tay nhau nên không tranh khỏi tam sao thất bản, thậm chí một số từ chữ Hán chú dẫn lại không ăn nhập gì vơi hình vẽ. Một vài người lại nhờ họa sỹ thời nay tưởng tưởng vẽ cây theo chủ đề mà mình ghi chép được. Các sách bonsai của thế giới không hề có từ thế, nhưng khi dịc, các bạn đều ghi thành thế. Điều đáng nói là các bạn đều là nhân danh đây là của cá cụ xưa, mà đã là của các cụ xưa thì đều được coi là đúng và thiêng liêng?!

Chúng tôi đã đưa một số ảnh cây cảnh của nhiều miền đất nước, cây có nghệ thuật đẹp, nhưng hỏi: cây này là thế gì thì tất cả đều chịu, vì nó không phải cây thế. Chúng tôi lại hỏi: cây này nên đặt chủ đề gì thì cũng chịu vì khó mà tìm ra một chủ đề vừa phù hợp với cây. Như vậy có thể nói:

Không phải cây cảnh nghệ thuật nào cũng là cây thế.· Không phải cây nào cũng dễ dàng đặt chủ đề.Từ đó suy ra các cụ xưa cũng chơi đa dạng các loại hình cây cảnh cho nên không phải cây cảnh nào của các cụ cũng đều là cây thế.

Chúng ta trân trọng các tư liệu và sự hiểu biết về lối chơi cây cảnh cổ của các cụ mà dầy công sưu tầm được. Nó giúp ta tham khảo, nghiên cứ tìm tòi có hệ thống hơn để sáng tỏ lịch sử cây cảnh Việt Nam nói chung và cây thế Việt Nam nói riêng. Chúng ta trân trọng kế thừa vốn cổ của cha ông nhưng đồng thời cần nghiên cứu, bóc tách và sắp xếp một cách khoa học hơn để chọn lọc và phát huy nghệ thuật cây cảnh Việt Nam và phát huy nghệ thuật cây cảnh Việt Nam lên tầm cao mới, vì “Mỗi thời đại đều sản sinh ra những sản phẩm văn hoa tương ứng, phù hợp với thời đại của mình”, trong đó có những yếu tố kế thừa của thời đại cũ.

Posted Image

Nghệ thuật cây cảnh đẹp

Nếu coi tất cả cây cảnh nghệ thuật xưa đều là cây thế thì cây thế cũng chính là cây bonsai. Nhưng cây thế Việt Nam và cây bonsai của thế giới có những điểm:

Giống nhau: Đều là cây cảnh tạo hình thu nhỏ trên chậu. Đều có hay không có chủ đề, tùy ý thích. Đều dùng để trang trí và thưởng ngoạn.

Khác nhau: một bộ phận và chỉ có một bộ phận cây cảnh nghệ thuật Việt Nam được người Việt “Nhân cách khoa” gắn với hai tiêu chí là hình dáng nhận được và cốt cách. Cốt cách ở đây là phẩm chất đạo đức tiêu biểu đã trở thành truyền thống của dân tộc, lâu nay ta quen gọi là cây thế.

Đương nhiên không phải cây nào được nhân cách hóa cũng là cây thế, ví dụ: Cây thị trong truyện Tấm Cám, hiểu được tiếng nói của con người “thị ơi thị rụng bị bà…”.

Cây thế phải là cây cảnh nghệ thuật có những nguyên tác cơ bản về tạo hình. “Nhân cách hóa” cây cảnh nghệ thuật chỉ là một lối chơi cây cảnh đặc thù của người Việt Nam, ta có thể coi là một trường phái riêng.

Cây thế có từ bao giờ đang còn là một vấn đề cần tiếp tục tìm tòi, và không thể không kiên nhẫn chờ đợi những kết quả mới về khảo cổ. Theo một số tư liệu thì đến gần cuối thể kỷ XIX vẫn tháy dùng từ Cách như: Lão mai cách, Hạc lập cách, Long thăng cách … như vậy từ thế có khả năng xuất hiên từ nửa đầu thế ký XX chăng?

Theo: Lê Vân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hòn đá kỳ lạ trong ngôi đền cổ ở thành nhà Hồ

Thứ tư, 1/5/2013, 10:34 GMT+7

Hòn đá in dấu đầu người và hai bàn tay được lưu giữ tại ngôi đền thờ nàng Bình Khương nằm ở phía đông di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

>Những bí ẩn xung quanh thành nhà Hồ

Posted Image

Ngôi đền cổ thờ nàng Bình Khương nằm sát chân tường thành phía đông thành nhà Hồ. Ảnh: Lê Hoàng

Xung quanh di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Ngoài vấn đề thời gian, kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá bị chặt đầu, hay chuyện ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao, còn có một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng và ngôi đền cổ thờ phiến đá kỳ lạ.

Đền thờ nàng Bình Khương nằm ở phía đông thành nhà Hồ, thuộc làng Đông Môn, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Huyền tích kể rằng, cuối thế kỷ 14, việc dời đô vô cùng gấp gáp bởi giặc Minh đang lăm le vượt qua ải bắc, những ngọn hỏa hiệu vùng biên ải Cao Bằng, Lạng Sơn mấy lần đã báo khói, báo cháy khiến vua quan nhà Trần lo sợ. Năm 1397, để nhanh chóng dời đô từ Thăng Long về đất An Tôn, Hồ Quý Ly đã gấp rút sai quân lính ngày đêm đào thành, đắp lũy.

Việc khai thác, vận chuyển những phiến đá nặng hàng chục tấn rất gian khổ, nhưng việc lắp ghép bức tường sừng sững cao đến 3-4 m mà không có máy móc hiện đại hay vôi vữa đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện. Trong số người tham gia việc đốc công có chàng Cống sinh Trần Công Sĩ. Viên quan này được Hồ Quý Ly giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát, đốc thúc thi công bức tường thành phía Đông. Quan quân ngày đêm làm việc không nghỉ để đảm bảo tiến độ, trong 3 tháng phải hoàn thành “kinh đô bất khả chiến bại”.

Posted Image

Trên phiến đá nàng Bình Khương đập đầu kêu oan cho chồng còn hằn nguyên vết lõm sâu in hình đầu người và hai bàn tay. Ảnh: Lê Hoàng

Tiến độ thi công gấp rút nghiêm ngặt là thế, nhưng đoạn thành phía Đông do Trần Công Sỹ phụ trách cứ xây gần xong lại đổ sập, không ai rõ nguyên nhân. Nghi ngờ Trần Công Sỹ có mưu làm phản, cố ý chậm trễ công việc xây thành, Hồ Quý Ly tức giận hạ lệnh cho quân lính đem vùi thân chàng vào ngay vị trí bức tường thành bị đổ để làm gương răn đe những kẻ mưu đồ dám chống thượng lệnh.

Vợ chàng là nàng Bình Khương nghe tin chồng bị xử tội chết oan nên rất uất hận. Đau khổ tột cùng, nàng lao tới bức tường đá, lấy hết sức để xô đổ những tảng đá xây thành mong nhìn thấy xác người chồng vắn số. Kiệt sức nhưng bức tường thành vẫn không hề rung chuyển, Bình Khương quyết định đập đầu vào đá để được chết theo chồng. Kỳ lạ phiến đá nơi nàng tuẫn tiết lõm xuống một hố rất sâu như hình đầu người và hai vệt bàn tay cào xé.

Cảm thương trước người phụ nữ tiết nghĩa, người dân địa phương đã lập đền thờ nàng ngay sát bức tường phía cửa đông thành An Tôn. Phiến đá in dấu đầu người và hai bàn tay được đưa vào đền thờ. Cụ Phạm Đức Vinh (90 tuổi), người dân địa phương cho hay, chuyện nàng Bình Khương vỗ đá kêu oan cho chồng có từ xa xưa, được người dân trong vùng lưu truyền từ đời này sang đời khác. "Nếu tới thành nhà Hồ, hỏi về nàng Bình Khương thì đứa trẻ mới lớn cũng có thể kể lại vanh vách sự tích này", cụ Vinh tự hào nói.

Posted Image

Tấm bia đá người xưa khắc ghi công trạng Cống sinh Trần Công Sĩ và tấm gương thủy chung tiết hạnh của nàng Bình Khương. Ảnh: Lê Hoàng

Theo sử sách, đến đời vua Đồng Khánh (triều Nguyễn), nghe đồn về dấu tay và đầu nàng Bình Khương qua 500 năm vẫn còn in rõ trên phiến đá nên khách xa gần tìm về đây rất đông. Viên hào lý trong làng Đông Môn lo ngại tiếng đồn ngày càng vang xa sẽ gây nhiều phiền nhiễu nên thuê thợ về đục cả phiến đá đem chôn. Nhưng đục xong, nhóm thợ mắc bệnh lạ rồi qua đời.

Bấy giờ tri phủ Đoàn Thước nghe tin lo sợ mới sai lính tìm và cho đào phiến đá đó lên, lắp đúng vào chỗ cũ, đồng thời sai thợ khắc dòng chữ “Trần triều Cống Sinh - Bình Khương nương, phu nhân tri thạch” (đại ý tảng đá này ghi dấu vết của nàng Bình Khương, là nương tử của ông Cống sinh, triều nhà Trần). Tri phủ cũng cho dựng thêm một phiến đá ở chân thành, nơi xưa kia Cống Sinh bị chôn lấp, trên đó cũng khắc dòng chữ “Trần triều Cống Sinh - Bình Khương phu quân chi biếm” (nghĩa là nơi chôn lấp chồng bà Bình Khương, là Cống Sinh triều Trần).

Năm 1903, tổng đốc Vương Duy Trinh đã làm sớ tâu lên nhà vua ban sắc phong cho nàng Bình Khương 4 chữ: “Tiết liệu khả phong” và giao cho 3 làng Đông Môn, Xuân Giai, Tây Giai xây dựng một ngôi đền kiên cố.

Posted Image

Hàng trăm năm nay, ngôi đền cổ đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và du khách gần xa. Ảnh: Lê Hoàng

Hiện đền thờ nàng Bình Khương tọa lạc ở phía đông của thành, chính nơi nàng từng vật vã khóc than kêu oan cho chồng. Phía sau ngôi đền cổ là mộ Trần Công Sỹ. Bên phải đền có một cái ao nhỏ, dù nắng to hay hạn hán thế nào, ao cũng không bao giờ cạn nước. Trong đền còn có ba tấm bia đá cổ khắc chữ Hán ca ngợi công đức và tấm gương tiết liệt của nàng Bình Khương.

Ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ cho biết, hàng trăm năm nay, ngôi đền cổ đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương và du khách gần xa. “Tin vào sự linh thiêng của ngôi đền nên cứ vào dịp mùng một, ngày rằm hay dịp lễ tết đầu xuân, người dân địa phương đều đến đây dâng hương để cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn cho gia đình...”, ông Toán nói.

Lê Hoàng

============

* Câu chuyện về nàng Bình Khương với thành nhà Hồ, có thể là một dị bản từ hàng ngàn năm trước câu truyện "Nàng Mạnh Khương khóc chồng". Câu chuyện này kể lại như sau:

Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc, chinh phục Bạch Việt. Lo sợ Hung Nô tấn công từ phương Bắc, nên đã ra lệnh xây dựng Vạn Lý trường thành. Chồng nàng Mạnh Khương bị bắt đi phu. Vốn là một thư sinh phương Nam,không kham nổi lao lực và khí hậu phương Bắc. Chồng nàng Mạnh Khương chết và chôn dưới chân Vạn Lý Trường Thành.

Nàng Mạnh Khương không quản ngàn dm xa xôi, tìm đến nơi chôn chồng. Thân xác chồng nàng đã bị vùi lấp dưới hàng ngàn tấn đất đá xây thành. Nang Mạnh Khương ngày đêm khóc lóc thảm thiết. Đột nhiên, trời đất thảm sầu, gió lốc nổi lên. Rồi sấm sét rung chuyển cả trời đất. Một đoạn trường thành sụp đổ và lộ ra thân xác chồng nàng Mạnh Khương. Nàng tự tử chết theo chồng. Từ đó đoạn trường thành này không bao giờ xây dựng được.

*

Tổng đốc Vương Duy Trinh đã làm sớ tâu lên nhà vua ban sắc phong cho nàng Bình Khương 4 chữ: “Tiết liệu khả phong”

"Tiết hạnh khả phong" chứ?! Sao lại "tiết liệu"? Nhà báo có nhầm không vậy? Lói ngong theo dân Hà Lội bi wờ thành "tiết niệu"? Hì!

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2013/05/15-nam-thu-luom-manh-vo-co-vat/

19/5/2013, 07:00 GMT+7

15 năm thu lượm mảnh vỡ cổ vật

Lặng lẽ góp nhặt mảnh vỡ cổ vật trôi dạt ở các làng chài ven biển và huyện Lý Sơn, suốt 15 năm qua, nghệ nhân Lâm Dũ Xênh ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vẫn nguyên vẹn niềm đam mê vì tình yêu biển đảo.

Posted Image Mảnh vỡ cổ vật được các nghệ nhân sắp xếp theo hình chữ Thọ giữa căn nhà rường cổ đang dần trở thành Bảo tàng biển đảo tư nhân của nghệ nhân Lâm Dũ Xênh. Ảnh: Trí Tín. Tháng 5, mặc tiết trời oi bức, ông Xênh tất bật cùng nhóm thợ mộc Kim Bồng chạm trổ, phục dựng ba nhà rường cổ để chuẩn bị khánh thành bảo tàng tư nhân chuyên đề biển đảo. Nổi bật giữa căn nhà cổ ba gian là hàng nghìn mảnh gốm vỡ được lắp ghép tinh xảo theo hình chữ Thọ kết nối với biểu tượng âm dương.

Chỉ tay về những mảnh gốm dính chặt vào thanh gỗ được đặt trang trọng trên bàn giữa nhà, ông Xênh cho biết đó là dấu tích của con tàu cổ gặp hỏa hoạn rồi chìm ở vùng biển Bình Châu năm xưa. Nhiều mảnh gốm vỡ bị nung chảy khi gặp nhiệt độ cao đã dính chặt xung quanh thanh gỗ.

"Căn cứ vào hoa văn, chữ nghĩa và chất liệu men trên mảnh gốm vỡ có thể cảm nhận được giá trị tinh hoa văn hóa trong một giai đoạn lịch sử. Hy vọng bảo tàng biển đảo tư nhân của tôi đưa vào hoạt động sẽ thu hút nhiều du khách đến tham quan để thêm yêu biển đảo Việt Nam", ông Xênh nói.

Xuất thân từ gia đình có ba đời hành nghề y học cổ truyền, nghệ nhân Lâm Dũ Xênh quan hệ mật thiết với ngư dân ở Quảng Ngãi. Mỗi chuyến ra khơi họ thường đến nhà ông mua vài vị thuốc xông ghe thúng cầu may hay bồi bổ sức khỏe. Sau những chuyến biển, thu được mảnh cổ vật mắc vào lưới, ngư dân đều mang đến cho ông.

Tuần nào cũng vậy, ông thường lặn lội về các làng chài thu mua lại những mảnh vỡ hay cổ vật không còn lành lặn bổ sung vào bộ sưu tập. Sau 15 năm sưu tầm, ông Xênh đã có hàng nghìn hiện vật gốm vỡ có chất liệu men, hoa văn, niên đại theo từng giai đoạn lịch sử.

Posted Image Những mảnh gốm cổ vật dính chặt trên thanh gỗ của tàu cổ bị cháy chìm ở vùng biển Bình Châu do ông Xênh sưu tầm được từ các ngư dân lặn biển. Ảnh: Trí Tín. "Người ta thường thích cổ vật lành lặn, bóng bẩy chứ ít quan tâm đến những mảnh vỡ. Nhưng tôi thấy mảnh vỡ cổ vật nếu biết đặt đúng chỗ thì giá trị tinh hoa, minh chứng lịch sử có khi còn sống động hơn", ông Xênh nói.

Ông Xênh nhớ mãi năm 1999 trong lúc thi công san ủi mặt bằng nhà máy đóng tàu Dung Quất ở Gò Quê, sát với cửa biển Sơn Trà, xã Bình Đông (huyện Bình Sơn), các phương tiện cơ giới đã làm vỡ mộ chum Sa Huỳnh, mảnh vỡ vương vãi khắp nơi. Nhiều tháng cất công thu nhặt, ông đã gom được hơn 2.000 mảnh gốm mang về lưu giữ.

Đến năm 2009, ông mời chuyên gia phục dựng cổ vật UNESCO Việt Nam vào Quảng Ngãi phục chế lại các mộ chum Sa Huỳnh. Kết quả các chuyên gia đã phục chế thành công 4 mộ chum (trong đó mộ lớn nhất cao 1,3 m, đường kính 70 cm, ba mộ chum còn lại cao 85 cm, đường kính 50 cm) đưa đi trưng bày ở bảo tàng các tỉnh miền Trung.

Ông Đoàn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn về cổ vật Việt Nam nhận định, những ngôi mộ chum làm bằng gốm thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh có niên đại cách đây khoảng 2.500 năm. Việc phục dựng thành công mộ chum từ những mảnh vỡ do ông Xênh sưu tầm không chỉ có ý nghĩa về giá trị lịch sử mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn phục vụ nghiên cứu di sản văn hóa Sa Huỳnh, kỹ thuật sản xuất đồ gốm sơ khai của người Việt cổ.

Posted Image Các chuyên gia phục dựng cổ vật UNESSCO Việt Nam cùng nghệ nhân Lâm Dũ Xênh (trái) phục chế 4 mộ chum Sa Huỳnh từ hơn 2.000 mảnh gốm vỡ. Ảnh: Trí Tín. Còn TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi cho rằng, với nhà khảo cổ đôi khi những mảnh vỡ cổ vật ở hiện trường quan trọng hơn nhiều so với hiện vật nguyên vẹn nằm ở nhà dân. Mảnh vỡ cổ vật cho thông tin chỉ dẫn về di tích khảo cổ, lịch sử văn hóa cộng đồng cư dân địa phương. Mảnh gốm cổ nằm ở vùng cảng biển hoặc cửa biển là dấu hiệu minh chứng nơi ấy từng có giao lưu thương mại trên biển từ nhiều thế kỷ trước.

"Nhiều năm qua, ông Xênh cần mẫn sưu tầm mảnh vỡ cổ vật để rồi mời chuyên gia phục chế, khơi dậy giá trị lịch sử văn hóa, đánh thức hồn cổ vật phục vụ trưng bày du khách tham quan, nghiên cứu. Vượt lên trên cả niềm đam mê, với tình yêu biển đảo nhiệt thành thì mới có thể làm được công việc giàu ý nghĩa như ông", TS Khôi nhìn nhận.

Trí Tín

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiếc vòng tâm linh của người Vân Kiều

Thứ sáu, 5/7/2013 12:12 GMT+7

Bao đời nay người Vân Kiều ở phía tây Quảng Bình luôn giữ tinh thần phóng khoáng, sẵn sàng nhường cơm áo với người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Duy có một tín vật họ chỉ sẻ chia với người trong nhà, đó là chiếc vòng mã não.

Theo quan niệm của bà con, vòng mã não chính là nơi ngự trị của thần trường thọ, no ấm, may mắn, được xem là chiếc vòng "hộ mệnh" của người Vân Kiều. Tự bao đời, chiếc vòng mã não tâm linh này đã trở thành người bạn tri kỉ, chứng kiến những bước thăng trầm trong cuộc sống mỗi người Vân Kiều.

Ngày từ khi chào đời, những cô bé Vân Kiều đã được đeo chiếc vòng này. Trong một nghi lễ truyền thống của dòng tộc, sau khi già làng mời các vị thần về ban phước lành, cô bé được ông bà đeo lên cổ chiếc vòng với một hạt mã não nhỏ xíu. Từ đây, như nhiều đứa trẻ khác, những cô bé Vân Kiều đã có một vị thần bổn mệnh của riêng mình.

Chiếc vòng mã não cũng là tín vật không thể thiếu trong lễ cưới của người Vân Kiều. Ngoài những tặng phẩm truyền thống, họ hàng nhà trai cần chuẩn bị ít nhất một chiếc vòng mã não để đôi bạn trẻ làm của hồi môn. Tùy vào điều kiện từng gia đình, chiếc vòng có thể gồm 3 hoặc 5 hạt trên một xâu, kết thành nhiều chuỗi. Về phần mình, gia đình nhà gái dẫu khó khăn đến đâu cũng phải có 1 hoặc 2 hạt mã não để làm quà chúc phúc cho con.

Theo quan niệm, hễ thiếu nữ nào nhận chiếc vòng mã não của người khác giới nghĩa là trái tim đã có chủ. Thế nên, dẫu người con gái đó có là bông hoa rừng đẹp nhất thì những kẻ si tình cũng không dám buông lời tán tỉnh. Vì lý do này các bậc cha mẹ người Vân Kiều luôn căn dặn con em phải suy nghĩ thật kỹ khi nhận chiếc vòng mã não của ai đó.

Posted Image

Vòng cườm (vòng mã não) của người phụ nữ Vân Kiều. Ảnh: báo Quảng Bình.

Trong tiềm thức, người Vân Kiều luôn tin rằng, thần may mắn, no đủ, trường thọ chỉ phù trợ ai có đá mã não. Khi một người từ trần, họ sẽ mang theo chiếc vòng gắn bó nhất với cuộc đời mình sang thế giới bên kia. Hạt mầm ấm no, hạnh phúc sẽ mọc lên từ viên đá mã não, vỗ về người đang sống. Những chiếc vòng còn lại sẽ được trao cho con cháu trong gia đình.

Thông thường, việc chọn người xứng đáng để trao chiếc vòng linh thiêng này được cân nhắc rất kỹ. Khi trao kỷ vật, nàng dâu sẽ được chú ý nhiều hơn cả cô con gái. Bởi theo quan niệm truyền thống, nàng dâu chính là người quyết định sự sinh sôi của cả dòng tộc. Người con gái dẫu chung huyết thống nhưng khi lấy chồng thì trở thành con nhà người khác.

Chiếc vòng mã não gói gọn nhiều giá trị của người Vân Kiều. Mỗi dịp lễ lạt, người phụ nữ Vân Kiều thường lấy các loại trang sức được cất giữ ra giới thiệu với con cháu. Mỗi chiếc vòng mã não, khuyên tai, vòng bạc đều gắn với một câu chuyện về cuộc đời của người phụ nữ.

Trước kia người ta thường nhìn vào chiếc vòng mã não để đoán định địa vị một ai đó. Những người giàu sang, có quyền lực thường lùng tìm chiếc vòng có hạt mã não đẹp, độc đáo nhất để trưng diện. Theo các nghệ nhân nổi tiếng với nghề chế tác trang sức truyền thống, những hạt mã não có màu phớt đỏ hoặc trắng sữa với nhiều lớp đồng tâm quanh một điểm được xem là của hiếm. Người ta phải xuống vực sâu hoặc đào trong lòng núi mới có thể tìm thấy. Thế nên, nhiều gia đình giàu sang sẵn sàng đổi cả con trâu bạc để "tậu" về chiếc vòng quý.

Bên cạnh đó, không ít hộ dẫu hoàn cảnh khó khăn cũng cố mua bằng đủ số vòng mã não cho từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là người con gái mới lớn. Để giải thích cho điều này, người Vân Kiều chia sẻ, trước kia cô gái nào không có vòng mã não đẹp thì ít người theo đuổi. Thậm chí, đến lúc lập gia đình nếu người ấy không có được nhiều chuỗi vòng giá trị thì cũng chẳng được kính trọng. Đơn giản vì bà con cho rằng, các vị thần không kề bên, phù trợ thì cô gái ấy khó làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, người mẹ.

Ngày nay, tuy giá trị vật chất đã giảm đi đáng kể nhưng chiếc vòng mã não vẫn mang "sức mạnh tinh thần" rất lớn. Nhiều phụ nữ lớn tuổi không bao giờ bỏ chuỗi mã não ra khỏi người. Họ cho rằng thứ trang sức này có hồn vía. Thế nên, khi không đeo nữa, người cao tuổi sẽ rất dễ bị ốm. Bên cạnh đó, nếu ai dại dột cho người khác mượn chiếc vòng mã não thì sự sang giàu, quyền quý sẽ tiêu tan.

Đặc biệt, người Vân Kiều rất kiêng kỵ việc đánh mất hoặc để vòng mã não bị sứt mẻ. Họ tin, nếu điều ấy xảy ra, mọi tai ương sẽ giáng xuống gia đình. Thế nên mỗi khi thấy vòng mã não bị rạn nứt, sứt mẻ, bà con thường nhường chuỗi vòng đó cho người nghèo, xem như làm phúc để hy vọng giảm bớt sự xui rủi. Sau đó, họ sẽ tức tốc làm lễ cúng, xin thay thế bằng một chuỗi mã não mới để thay đổi vận mệnh.

Với niềm tin sâu sắc, người Vân Kiều luôn chọn mã não làm tặng phẩm quý dâng lên thần rừng, thần đất, thần nước... Trong các nghi lễ lớn, chuỗi vòng mã não luôn được đặt ở mâm chính. Chiếc vòng được chọn để cúng tế nhất thiết phải đẹp mắt, được xâu chuỗi cầu kỳ. Người dân nơi đây tin rằng, các vị thần khi nhận được món quà giá trị này sẽ hào phóng ban tặng mưa thuận, gió hòa để bà con có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo báo Quảng Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://thethaovietnam.vn/du-lich/201307/kham-pha-long-mach-tong-thong-thieu-tran-yem-sai-gon-318816/

Khám phá long mạch tổng thống Thiệu trấn yểm Sài Gòn

Cập nhật 08:32, Thứ Hai, 08/07/2013 (GMT+7)

Không phải ngẫu nhiên mà hồ Con Rùa nằm thẳng trục với nhà thờ Đức Bà trên đường Phạm Ngọc Thạch, còn chùa Khải Tường thẳng trục Dinh Độc Lập. Bốn công trình này đều được xây dựng tại những địa điểm ít nhiều đều dính dáng đến long mạch Sài Gòn.

Posted Image

Với thiết kế đài phun nước hình bát giác, có giai thoại cho rằng, hồ Con Rùa là sản phẩm trấn long mạch của vị tổng thống mê tín Nguyễn Văn Thiệu. Kiến trúc thứ hai được cho là biểu tương phong thủy trấn yểm Sài Gòn chính là khám Chi Hòa, cũng với thiết kế bát giác. Hai kiến trúc độc đáo này không chỉ nổi tiếng ở Sài Gòn mà còn có rất nhiều giai thoại mang màu sắc huyền bí, ly kỳ xung quanh.

Con rùa lớn yểm đuôi rồng

Hồ Con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế (trước là Công trường Chiến sĩ trận vong). Đây là nút giao của 3 con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Tuy không chính thức được xác nhận, nhưng rất nhiều giai thoại cho rằng hồ Con Rùa được thiết kế thêm hồ phun nước hình bát giác, con rùa đội bia. Và trụ đứng vươn lên cao ở giữa hồ chính là biểu tượng bát quái đồ, Kim Quy cùng chiếc đại đinh đóng xuống đất là để yểm đuôi rồng.

Các vị cao niên kinh qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của vùng đất này đã kể những giai thoại rằng, tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vốn là người đa nghi và cuồng tín. Bởi vậy, sau khi nhậm chức tổng thống, ông luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng cho vị thế của mình. Vào năm 1967, nghe tin có thầy địa lý cao tay ở Hong Kong, Thiệu liền cho người mời sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập.

Thầy địa lý nghiên cứu đến mấy ngày sau rồi phán: “Dinh Độc Lập được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng nằm cách đó non 1 km, rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững”.

Posted Image

Hồ Con Rùa năm 1972.

Vợ chồng Nguyễn Văn Thiệu lập tức tin theo, cho xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ, một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm của người xưa. Hồ có 4 đường đi bộ xoắn ốc đều hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội bia đá.

Ngoài ra, khu vực trung tâm còn có một cột cao mang hình cánh hoa xòe phía trên. Cột cao này được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Năm 1972, Công trường Chiến trị trận vong được đổi thành Công trường quốc tế. Vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. Tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Lại có giai thoại khác liên quan đến việc hồ Con Rùa là sản phẩm trấn long mạch Sài Gòn. Giai thoại này gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu, hổ phục.

Người Pháp biết rõ điều này, liền cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá vỡ thế chữ Vương (gồm đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Pastuer – Phạm Ngọc Thạch hiện nay), thêm một chấm thành chữ Chủ nhằm phá luôn long mạch của Dinh. Do vậy phải xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên.

Posted Image

Nhưng còn một điều rất huyền diệu về hồ Con Rùa mà rất ít người bình thường để ý đến, chỉ có các thầy phong thủy và các kiến trúc sư học thêm bộ môn trấn yểm mới hiểu tận tường những bí ẩn trong thiết kế tổng quan của Sài Gòn xưa. Đó là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh nằm ngay giữa ngã tư Võ Văn Tần – Lê Quý Đôn xưa chính là chùa Khải Tường. Chùa Khải Tường là nơi chúa Nguyễn Phúc Ánh trên đường bôn tẩu tránh sự truy đuổi của Tây Sơn có ghé qua tá túc. Và hoàng tử Đảm – sau này trở thành vua Minh Mạng - đã được sinh tại nơi đây.

Tương truyền, khi hoàng tử Đảm - chân mệnh đế vương - ra đời, chùa Khải Tường đã phát ra hào quang đến 3 đêm liền. Nếu nhìn trên bản đồ chụp từ vệ tinh thì chùa Khải Tường thẳng trục với Dinh Độc Lập và vuông góc với hồ Con Rùa. Việc trấn yểm này còn liên quan đến ngũ hành, âm dương, phá thủy, giả sơn mà các thầy chiêm tinh, địa lý nào cũng phải biết.

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hồ Con Rùa nằm thẳng trục với nhà thờ Đức Bà trên đường Phạm Ngọc Thạch, còn chùa Khải Tường thẳng trục Dinh Độc Lập. Bốn công trình nổi tiếng này đều được xây dựng tại những địa điểm mà xưa kia ít nhiều đều dính dáng đến long mạch của Sài Gòn và càng không phải ngẫu nhiên mà tạo thành một hình vuông, nếu chiếu bóng sẽ trở thành một đường thẳng.

Bát quái trận giam giữ linh hồn người đã khuất

Một kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa, mà người dân vẫn thường gọi là khám Chí Hòa. Toàn bộ khu trại giam này rộng khoảng 7 ha, được người Pháp xây dựng từ những năm 1943.

Sở dĩ người ta cho rằng khám Chí Hòa là một biểu tượng phong thủy dùng để trấn yểm Sài Gòn là bởi kiến trúc của nó khá đặc biệt. Trại giam này được một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái. Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ: càn, khôn, chấn, tốn, cẩn, khảm, đoài ly.

Đây là công trình được đánh giá khá cao, bởi nó hòa hợp được những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.

Posted Image

Khám Chí Hòa nhìn từ trên xuống.

Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trên bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín phía ngoài, còn phía trong toàn song sắt. Toàn khu trại giam chỉ có một cửa vào, người ta gọi đó là cửa Tử. Qua cửa này là hệ thống đường hầm.

Điều đặc biệt nhất của khám Chí Hòa là tất cả các lối di chuyển bên trong đều được thiết kế theo cung vị. Chính vì thế, người bình thường khi bước qua cửa Tử sẽ mất hết phương hướng, như lạc vào một mê cung trận đồ, không thể tìm thấy lối ra. Chính giữa hình bát giác là một sân rộng cũng được thiết kế theo hình bát quái đồ, với 8 khu hình tam giác chụm vào nhau.

Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phu nước như cột cao của hồ Con Rùa đã nói ở phần trên. Nhìn từ trên cao, đài phun nước này có hình dáng như một thanh gươm đâm thẳng xuống đất. Những giai thoại về khám Chí Hòa đều ghi lại vai trò mấu chốt của thanh gươm này và gọi tên nó là “tru tiên kiếm”.

Tru tiên kiếm trấn yểm khám Chí Hòa, khiến những tên tội phạm dù có xảo quyệt, tinh ranh đến đâu cũng không thể trốn được. Nếu tru tiên kiếm bị nhổ lên thì toàn bộ bát quái trận đồ được thiết kế công phu sẽ tự vỡ.

Chính lối kiến trúc áp dụng bát quái trận đồ nhuốm màu sắc huyền linh này mà người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch vốn là môn khoa học không phải bất kỳ ai cũng nghiên cứu và tiếp nhận được.

Người ta xem khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ giữa lòng Sài Gòn, bởi lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công. Một là của người tù cộng sản vào năm 1945, và hai là của tên giang hồ khét tiếng Phước “tám ngón” sau đó 50 năm.

Hiện tại, bát quái trận đồ đã bị san bằng một nóc nhà cũng bởi tính quá hoàn hảo của nó. Trước kia, các nhà nghiên cứu kinh dịch, lý số khi nhìn vào khám Chí Hòa đều lắc đầu bởi âm binh, chướng khí tại nơi này quá nặng. Vì những tù nhân chẳng may qua đời ở đây thì linh hồn bị bát quái trận đồ giam giữ, không tài nào thoát ra được.

Không biết thật giả ra sao, nhưng chính tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin vào điều này. Ông Diệm đã cho mời một thầy địa lý cao tay nhằm hóa giải một phần trận đồ. Và sau đó, nóc nhà khu GF của bát quái trận đồ vô cùng hoàn hảo đã bị san bằng. Thuận theo ý trời, lòng người, ngoài cửa Tử, cửa Sanh đã được mở để cho các linh hồn được bay đi và sớm siêu thoát.

Có thể những truyền thuyết, giai thoại nhuốm màu huyền linh, kỳ bí nhưng xét về khía cạnh khoa học ngày nay thì không có thật. Nhưng cũng phải thừa nhận, khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ hoàn hảo, ở đó giống như một mê cung đồ khiến ta mất hết mọi khái niệm về phương hướng lẫn không gian và thời gian.

Hôn Nhân & Pháp Luật

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy hình ảnh những cổ vật gốm sứ có xoáy âm dương nên đưa vào đây, mắc dù hơi buồn về hành động khai thác...

==================================================================================

Posted ImagePosted Image

Nhiều cổ vật trên con tàu chìm bị vỡ

Thứ bảy, 17/8/2013 17:09 GMT+7

Trước việc người dân tranh nhau khai thác làm vỡ cổ vật trên con tàu chìm vừa tìm thấy ở vùng biển Bình Châu, cơ quan chức năng Quảng Ngãi đã khoanh vùng bảo vệ, thu giữ nhiều mảnh vỡ cổ vật có niên đại khoảng thế kỷ 16-17.

Posted Image

Rạng sáng 16/8, hàng chục tàu thuyền của ngư dân đã đổ xô đến vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn, tranh giành khai thác trái phép cổ vật trên con tàu chìm vừa phát hiện, cách con tàu chứa "kho cổ vật" 700 tuổi đã khai quật trong tháng 6 vừa qua khoảng 150 m về hướng tây bắc.

Posted Image

Ông Lê Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy xã Bình Châu cho biết, ngư dân phát hiện vị trí con tàu chìm khoảng 1h sáng đã hùa nhau khai thác. Đến 4h cơ quan chức năng điều động công an, biên phòng đến hiện trường ngăn chặn. "Do vụ việc xảy ra vào đêm tối, cùng lúc đông đảo ngư dân tranh giành khai thác làm vỡ cổ vật rất nhiều, thật đáng tiếc. Đây là chiếc tàu chìm chứa cổ vật thứ 3 được ngư dân phát hiện ở vùng biển Bình Châu", ông Nguyên nói.

Posted Image

Cơ quan chức năng thu giữ nhiều mảnh vỡ cổ vật do ngư dân khai thác trái phép trong con tàu chìm. Con tàu chìm ở độ sâu chỉ cách mặt nước gần 4 m, cách bờ khoảng 150 m.

Posted Image

Cổ vật trên con tàu chìm này được các chuyên gia khảo cổ bước đầu nhận định có niên đại khoảng thế kỷ 16-17.

Posted Image

Hoa văn hình hoa xây xanh tinh xảo bên ngoài một cái bát vỡ.

Posted Image

Hoa văn hình hoa dây trong lòng một đĩa gốm.

Posted Image

Một khúc gỗ trôi dạt từ con tàu cổ vừa được phát hiện. Nhiều khả năng do ngư dân dùng xà beng trục vớt trái phép cổ vật vô tình trúng vào thân con tàu chìm nên khúc gỗ dạt ra ngoài nổi lên mặt nước. Ông Đoàn Sung, cố vấn Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (đơn vị được tỉnh cho phép mở rộng thăm dò, khai quật khảo cổ học ở vùng biển Bình Châu) nhận định, nhiều khả năng số hiện vật trên con tàu cổ này nhiều gấp 2 đến 3 lần so với 4.000 cổ vật 700 tuổi đã được khai quật trước đó.

Posted Image

Sáng 17/8, khu vực tàu chứa "kho cổ vật" đã được cơ quan chức năng Quảng Ngãi khoanh vùng bảo đảm an ninh. Tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở Văn hóa cùng Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương khẩn trương lập phương án khảo sát, thăm dò, trình Bộ Văn hóa phê duyệt khai quật cổ vật trước mùa mưa bão năm nay.

Trí Tín

Share this post


Link to post
Share on other sites

.Posted Image

Hình Âm Dương Lạc Việt trên cổ vật của con tàu bị vỡ.

Cảm ơn Đại Phúc.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay