nuhoangaicaptk21

Nghiep Do Nhan Duyen Sinh ...thi Cung Do Nhan Duyen Diet !

5 bài viết trong chủ đề này

Tiến Sĩ DƯƠNG TIỆN

Ông cử Dương Tiện là một người học hành rất xuất sắc, gia cảnh lại phong lưu. Mùa hạ năm đó cùng đồng bọn kết bạn tham dự kỳ thi Hội. Đã đỗ đầu kỳ thi Hương, trong túi lại có nhiều tiền, mỗi ngày ông đều cùng bạn bè nơi quán trọ uống rượu, ngâm thơ làm vui. Cùng trọ trong quán có một vị thuật sĩ, tướng thuật rất cao minh, nói đâu trúng đó. Dương Tiện thường chuyện trò với ông ta rất tâm đầu ý hợp. Một hôm, Dương Tiện sách một con cá vào phòng thuật sĩ cười bảo :

-Ông rất giỏi xem tướng, ông xem tôi có ăn được con cá này không ?

Vị thuật sĩ xem cá, xem ông Dương Tiện rồi nói :

-Không được !

Dương Tiện mang cá vào bếp chiên, sau đó mang về phòng để lên bàn, rồi đi mời thuật sĩ tới cùng ăn, chuẩn bị cười ông đoán sai.

-Tôi có ăn được cá không ?

-Không được ! Nói chưa dứt lời thì một con rắn từ trên trần nhà rớt xuống làm đổ đĩa cá. Mọi người kinh sợ hét lên. Con rắn bèn bò đi mất. Dương Tiện không ăn được cá rất thán phục thuật sĩ, ông ta khiêm nhượng :

-Tướng thuật của tôi có đáng gì ! Vì ông định ngạo tôi nên tôi cũng đùa một chút chơi chứ con cá này chẳng quan hệ gì đến tướng thuật cả.

-Tôi có đậu được tiến sĩ không ? Thuật sĩ do dự : -Tôi sợ ông giận. -Cứ nói đi, có quan hệ gì ? Thuật sĩ định nói lại thôi, Dương Tiện năn nỉ hai ba lần, thuật sĩ miễn cưỡng bảo :

-Ông không có hy vọng trúng tuyển, hơn nữa sắc mặt ông rất xấu, canh 3 ba hôm nữa ông sẽ chết không toàn thây. Ở đây không xa nhà ông mấy, ông mau trở về ngay.

-Có tránh được không ?

-Như tôi thấy thì không thể được. Dương Tiện thấy ông ta nói chắc như thế, trong lòng hoảng sợ, sửa soạn hành lý đi về. Bạn bè trách thuật sĩ nói láo, giữ không cho Dương Tiện về. Dương Tiện đành lưu lại quán nhưng lòng riêng không an. Ba hôm sau, trời sáng trăng, bạn bè đều ngủ cả. Dương Tiện lo lắng nằm ngồi không yên, bèn trở dậy ra ngoài tản bộ. Bỗng nghe có tiếng khóc nức nở từ một căn nhà đổ nát. Dương Tiện đẩy cửa bước vào thì thấy một người đàn bà đang ôm hai đứa nhỏ khóc lóc rất ai oán. Dương Tiện gạn hỏi thì ra chồng của thiếu phụ thiếu nợ một phú ông 50 lạng bị đối phương thưa kiện, bị bắt bỏ tù, bị đánh đập khổ sở, chỉ còn cách bán vợ, đợ con để hoàn trả. Bà mẹ không nỡ xa con nên mới khóc thương tâm như thế. Dương Tiện nghĩ bụng : tiền thì mình không thiếu, nhưng như thuật sĩ nói mình sắp chết, giữ tiền lại có ích gì chi bằng giúp cho gia đình này khỏi tan nát, bèn hỏi :

-Đã làm khế ước chưa ?

-Còn chưa.

-Nếu có tiền có thể giải quyết được không ?

-Được !

-Người môi giới ở đâu ?

-Ở gần đây thôi.

-Vậy hãy mời ông ta tới đây, tôi về nhà lấy tiền giúp bà. Người thiếu phụ nghi ngờ Dương Tiện có dụng ý gì khác do dự không chịu đi. Dương Tiện cười nói :

-Tôi vì không nỡ thấy gia đình bà cốt nhục phân ly, do đó mới giúp. Bà hãy đi ngay đi, đừng chần chờ nữa. Người đàn bà vui mừng ra đi, Dương Tiện cũng trở về quán trọ lấy 70 lạng bạc mang đến. Khi vào nhà thấy người đàn bà và một ông lão ngồi đó bèn hỏi ông là ai. Ông lão cho biết là người môi giới bán người. Dương Tiện trao tiền cho thiếu phụ và nói rõ nguyên nhân. Ông lão kinh ngạc :

-Thầy chỉ là một người qua đường mà trọng nghĩa như thế, huống hồ tôi là hàng xóm của bà đây. Nhờ hậu ân của thầy, việc bán thân không cần phải nói nữa. Bây giờ lão sẽ mang tiền nộp quan phủ để họ thả ông chồng bà này về. Nói rồi mở túi tiền ra xem, thấy thừa 20 lạng.

-Tiền thừa là để giúp vợ chồng họ mưu sinh, tránh không bị thiếu tiền người khác nữa.

-Thầy thật là chu đáo, là cha mẹ tái sanh của vợ chồng họ. Chuyện xong rồi, Dương Tiện trở về quán trọ nghĩ đến lời thuật sĩ không ngủ được, nghe trống báo canh ba nghĩ bụng :

-Đã tới lúc rồi !

Đương nghĩ ngợi bỗng nghe có tiếng gọi cổng bèn ra mở cửa thì ra là 2 vợ chồng thọ nạn đến cảm ơn. Dương Tiện an ủi 2 vợ chồng rồi tiễn họ ra cửa. Định trở về phòng ngủ thì bỗng nhiên nghe ầm một tiếng vội chạy vào xem thì ra bức tường bị đổ đè ụp xuống giường ngủ gẫy nát. Nếu Dương Tiện nằm trên đó thì đã tan xương nát thịt.

Ngày hôm sau, Dương Tiện đến thăm thuật sĩ cười ông đoán bậy. Thuật sĩ ngắm nghía một lát rồi bảo : -Ông đừng dối tôi. Nhất định hôm qua ông đã làm một việc gì đó ân đức rất lớn khiến mặt ông đầy vẻ tốt lành. Không những ông không chết mà còn thi đậu tiến sĩ nữa. Dương Tiện rất khâm phục. Năm đó, quả nhiên đậu tiến sĩ rồi được triều đình bổ nhiệm vào Hàn Lâm Viện.

(Thiện Hữu Thiện Báo)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triết lý duyên sinh nghiệp quả vẫn diễn ra hàng ngày trong đời thường của chúng ta, mấy ai nhận biết để tạo thiện duyên hầu mong vơi nghiệp quả. Tiếc thay!

Vì vậy Quỹ Từ Thiện diễn đàn của chúng ta ngày càng phát triển tạo cho Wild cảm giác trách nhiệm cần phải làm tốt hơn nữa để tất cả ACE có cơ hội gieo duyên khắp tha nhân trong thời buổi xã hội đi gần đến chỗ tận diệt nhau, không ngày nào trên các phương tiện truyền thông không có những "Tin" sát hại nhau vì những va chạm nhỏ nhoi những bất đồng mà xuất xứ từ những sân si tham ái đời thường.

Có những đạo đức băng hoại đảo lộn trật tự đến mức khiếp sợ mỗi khi gặp cơn to tiếng bộc phát giữa chợ đời lại lo hậu quả!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một buổi sáng con đi chợ thấy một bà gần 50 tóc tai xơ xác ôm một con chó màu trắng sạch sẽ đi rao bán.

Bà cứ ôm nó đi hỏi hết quầy hàng này đến quầy hàng khác để bán với giá chỉ 20 ngàn đồng. Những người bán hàng ở chợ nhìn nhau nghi ngờ. Thứ nhất, họ bà cố ý rao bán lộn giá, lừa đảo vì thịt chó bây giờ giá tới 50 ngàn một ký, bây giờ rao 20 ngàn ai đó vớ phải thế nào cũng bị bà đòi 200 ngàn. Thứ hai, chắc chắn bà này trộm chó của ai đó vì con chó kia đang run rẩy trong tay bà, tè cả ra quần áo của bà và nó sạch sẽ, được lo chu đáo thế kia thì làm sao mà là chó của một bà già nhếch nhác thế này?

Thế nhưng có một cô bán thịt làm liều giật ngay con chó trong tay bà rồi nhét cho bà 20 ngàn kèm lời hăm dọa "hai mươi đủ rồi hén? Không kỳ kèo nữa". Mọi người đứng gần đó có cả con đều giương mắt chờ đợi phản ứng của bà bán chó. Nhưng ai cũng bất ngờ và cả cảm thấy xấu hổ bỏ đi vì bà ấy rút trong túi một cuốn sổ nhỏ đưa cho bà bán thịt và dặn dò thật cẩn thận "sổ khám bệnh của nó nè, nó chích ngừa đầy đủ rồi..." và bà còn quyến luyến muốn rơi nước mắt khi phải chia tay con chó...

HÌnh ảnh đó cứ ám ảnh con mãi nhưng tới tận bây giờ con mới nghĩ ra và tự hỏi tại sao lúc đó con không cho bà ấy 20 ngàn để tớ và chủ khỏi phải chia lìa nhau???

Thật sự con cũng khôn thể hiểu nổi bản thân mình khi lúc nào cũng muốn làm chuyện tốt, giúp đỡ người nhưng khi gặp hoàn cảnh cụ thể (cả việc thấy xác mèo bị cán ngoài đường cần người nhặt bỏ vào thùng rác, hay chôn hay chỉ là đặt nó vào bên lê để nó khỏi bị cán lần nữa... ) thì lại phản ứng vô tình, bất nhẫn như bất kỳ người nào khác...

Con không đổ thừa do ảnh hưởng môi trường hay do giáo dục nhưng rõ ràng việc phân biệt cái tốt, điều thiện nó không được in vào bản chất của con rồi. Nghĩ lại đôi lúc làm chuyện tốt có thể bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.

Mà cơ hội giúp đỡ người thì không nhiều lắm phải không cô Wild?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mà cơ hội giúp đỡ người thì không nhiều lắm phải không cô Wild?

Đúng đấy SC ah! Có người phát tâm được một lần lo hậu sự cho người bất hạnh khi sống không nhà chết không quan tài thế mà chưa đủ duyên để gặp cảnh ngộ đó mà thực hiện ? Vẫn cần có nhân duyên mới làm được phải không?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 NĂM vun trồng cây phúc đời đời hưởng thụ bình yên!

NGẠN TRAI Tiên Sinh

Ngạn Trai tiên sinh người huyện Nghi Hưng, lúc thi đậu tú tài gia cảnh rất nghèo nhưng tính tình rất ngay thẳng, không tùy tiện lấy đồ vật của người, lại hay giúp đỡ người ta. Khi gập người có chuyện, nhất định cứu giúp dù có tổn hại danh tiết cũng không cần.

Ngạn Trai dạy học để kiếm sống. Một năm đêm trừ tịch, trên đường về nhà gập một người đàn bà trung niên vừa đi vừa khóc. Ông thấy lạ bèn hỏi chuyện nhưng bà ta không trả lời. Ông cứ hỏi đi hỏi lại mãi. Bà ta tức giận bảo :

-Người đi đường, mỗi người có tâm sự riêng, ai rỗi hơi mà kể cho người khác nghe !

Ngạn Trai nhìn sắc mặt bà ta buồn thảm bèn an ủi :

-Tôi không phải tùy tiện mà hỏi, nhưng nếu bà có chuyện gì hãy nói tôi biết, biết đâu tôi có thể nghĩ cách giúp bà giải quyết.

-Chồng tôi là lý trưởng làm hụt công quỹ 30 lạng, bị bắt bỏ ngục; mỗi ngày đều bị đánh đập rất khổ sở. Lần trước đi thăm ông nói nếu quá kỳ hạn không nộp đủ tiền nhất định bị xử tử. Chồng tôi dục tôi bán đứa con gái lấy tiền bồi hoàn. Tôi theo lời, nhưng người trung gian lấy cớ cuối năm khó tìm người mua để ép giá chỉ bán được 10 lạng. Đã mất con gái mà chồng cũng không được thoát tội, tôi thật không nghĩ ra biện pháp gì, chỉ định bán thân để thêm chút tiền cứu chồng. Chồng thì tù tội, con gái thì bị bán làm tỳ thiếp, thân mình cũng chẳng giữ được, chỉ chớp mắt cả nhà đã bị tan rã !

-Ba chục lạng cũng không phải là nhiều, chẳng lẽ không có thân thích bạn bè nào để vay mượn sao ? Người đàn bà thở dài :

-Ông ơi ! Nói thì dễ lắm ! Bạn bè thân thiết thì nghèo nàn họ lo cho họ còn chửa xong làm sao lo cho mình. Những người có tiền nghe tin đều lánh xa, tưởng gập mặt cũng khó, nói gì nhờ cứu giúp ? Nói rồi khóc lớn, định đi. Ngạn Trai ngăn lại :

-Chờ chút, tôi tuy không có tiền nhưng 30 lạng cũng có thể vay mượn được. Nhưng con gái bà đã bán rồi có tiền có thể chuộc lại được không ?

-Tôi tuy bán cháu nhưng chưa làm khế ước, nếu có tiền có thể chuộc lại được. Ngạn Trai lấy ra 12 lạng trao cho bà ta :

-Bà hãy lấy tiền này đi chuộc con gái về, ngày mai tôi nhất định đem đủ tiền giúp bà. Người đàn bà không ngờ Ngạn Trai lại nhiệt tâm giúp đỡ như thế, cúi đầu khóc lạy và xin hỏi tên và địa chỉ, còn nói :

-Ngày mai chuộc cháu gái về, nhất định đưa đến nhà ông làm tỳ thiếp.

-Xin bà đừng nói vậy !

Tôi chỉ thương hại mẹ con bà cốt nhục bị phân ly, chứ không muốn nhận con gái bà làm tỳ thiếp. Do đó, không cho biết tên họ và địa chỉ, chỉ hẹn gập lại ở một địa chỉ khác. Khi đi rồi còn quay đầu lại dặn :

-Ngày mai nhớ đến sớm, đừng chậm trễ !

-Dạ ! Ngạn Trai về đến nhà, bà vợ hỏi tiền đong gạo.

-Thật là phí công dạy học ! Đường núi quanh co, vấp té mấy lần tưởng rơi xuống vực, may mà sống sót, làm sao giữ được túi tiền ? Bà vợ biết ông thích giúp người, liền cười bảo :

-Nếu như ngã rơi mất tiền còn có thể tìm lại được, chỉ sợ ông lại đem đi giúp người thôi.

-Chính vậy đó, nhưng còn chưa đủ, biết làm sao ? Bèn thuật cho vợ nghe. Bà vợ vốn là người hiền thục, nghe rồi không nửa lời trách oán, còn khen ngợi :

-Thật là một việc tốt ! Nhưng năm cùng tháng tận đi đâu mà mượn được 20 lạng đây ? Ông đã hứa với người ta thì phải lo cho trọn. Nhà mình hãy còn đủ dùng ông không phải lo cho nhà.

Tiên sinh rất cao hứng bèn đi mượn thân hữu được hơn 10 lạng, nhưng vẫn chưa đủ. Trong thành có một người cho vay, nhưng nếu không có đồ vật gì để cầm thì 1 xu cũng không cho dù là họ hàng hay bạn bè thân thiết.

Trong nhà chẳng có vật gì quý để cầm; Ngạn Trai là người giữ chìa khóa nhà từ đường của tộc họ, chỉ còn cách lấy đồ đạc trong từ đường đem đi cầm. Ngày hôm sau đem tiền đến nơi ước hẹn, giao cho người đàn bà rồi trở về nhà. Người đàn bà bèn len lén đi theo thấy Ngạn Trai nói chuyện với một người trên đường, bèn gạn hỏi người đó để biết tên và địa chỉ.

Vài ngày sau, bà ta dẫn chồng và con gái đến nhà lạy tạ ơn và thỉnh cầu cho con gái ở lại làm tỳ thiếp. Ngạn Trai thấy đứa bé gái chưa tới 10 tuổi nhưng dung mạo đẹp đẽ bèn nói :

-Hãy mang cháu về nhà, sau này kiếm nơi tốt mà gả chồng cho cháu. Đừng để tôi mang tội bất nghĩa ! Cả gia đình lạy tạ mà đi.

Đến ngày nguyên đán, mọi người trong họ đến từ đường để lễ tổ, thấy từ đường trống không. Mọi người đều hoảng sợ tưởng rằng bị trộm. Ngạn Trai nói :

-Tết đến vì không có tiền nên tạm mượn để cầm, khi nào có tiền sẽ xin chuộc lại.

Mọi người tức giận trách mắng, Ngạn Trai vẫn yên lặng, không giải thích cũng không mắc cỡ hay tức giận. Vị tộc trưởng biết ông là người trung hậu, lại hay giúp người, chắc phải có nguyên nhân bí ẩn gì đây, nên bảo mọi người tạm thời về nhà, 3 ngày sau sẽ lại thương nghị. Tộc trưởng đến nhà Ngạn Trai hỏi riêng bà vợ, biết chuyện rồi cao hứng, triệu tập người trong họ lại, nói rõ nguyên nhân và bảo :

-Đây là một chuyện rất tốt ! Kỳ thi năm nay Ngạn Trai nhất định sẽ trúng tuyển. Nhưng đem cầm đồ từ đường là một tội không thể tha. Vậy cấm Ngạn Trai không được vào từ đường, đợi trúng tuyển rồi mới cho vào.

Mọi người đều bằng lòng. Khi ra bảng, Ngạn Trai quả nhiên đậu cử nhân hạng rất cao, được triều đình bổ làm Thông Chân học chính (hiệu trưởng một trường huyện).

(Thiện Hữu Thiện Báo)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay