Tầm nhìn mới

Tây Tạng: Nghinh Đón Lễ "tát Ca Đạt Ngõa"

10 bài viết trong chủ đề này

Tây Tạng: Nghinh đón Lễ "Tát Ca Đạt Ngõa"

Triêu Dương (dịch)

Posted Image



Ngày 2/6/2011, là 1/4 theo lịch Tây Tạng, dưới ánh nắng tươi đẹp của thành phố Lhasa linh thiêng, Tây Tạng lại một lần nữa nghinh đón lễ"Tát Ca Đạt Ngõa" (Sagadawa Festival) - lễ truyền thống của Phật giáoTạng Truyền.



Posted Image


Tháng 4 (theo lịch Tạng) là tháng Phật, ngôn ngữ Tạng gọi là"Tát Ca Đạt Ngõa". Lễ "Tát Ca Đạt Ngõa" bắt đầu từ mồng 1tháng 4, khi đến ngày 15 thì đã đạt đến đỉnh điểm. Tương truyền, ngày 15/4(lịch Tạng) là ngày đản sinh, niết bàn và thành Phật của đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Tây Tạng gọi là tháng Phật. Trọn cả thời gian tháng Phật, để kỷ niệm Phật Tổ, mọi người sẽ thông qua các hình thức như: Chuyển kinh, bố thí, thắp nhang, phóng sanh...


Posted Image

Khách hành hương đang vây quanh Cung điện Potala

Ngày 2/6/2011 là ngày đầu tiên của lễ Tát Ca Đạt Ngõa. Buổi sáng, các phóng viên đã đến các nơi chủ yếu là Lâm Khuếch, Bát Khuếch - con đường chuyển kinh, nhìn thấy các tín đồ tay cầm Phật châu (chuỗi), tay xoay ống chuyển kinh, miệng niệm kinh văn, thành tâm cầu nguyện.



Posted Image

Người chuyển kinh bái Phật đi qua cung điện Potala


Trước chùa Đại Chiêu, các tín đồ triều bái tượng Thích CaMâu Ni và họ xếp thứ tự để đi vào đại điện, cũng có rất nhiều người quỳ dài lễ bái bên ngoài, thể hiện túc nguyện từ trong tâm của họ


Posted Image

Những tín đồ đến từ rất sớm và khấu đầu trước chùa Đại Chiêu(Jokhang)



Tín đồ và du kháchđến chuyển kinh trong thời gian lễ "Tát Ca Đạt Ngõa" tương đối nhiều hơn ngày thường. Đúng 12 giờ trưa, vẫn có rất đông tín đồ vây quanh Cung điện Potala, chùa Đại Chiêu để chuyển kinh.


Posted Image

Vô số người chuyển kinh trong công viên Tông Giác Lộc Khang

Khói trong hai lò Ôi Tang trước quảng trường chùa Đại Chiêu,từ sáng sớm đến trưa, những sợi khói từ cành dâu vẫn lượn lờ không dứt, thỉnh thoảng có một số tín đồ tiếp tục thêm vào lò những cành dâu cành thông, tỏa những sợi khói thơm cuộn tròn trên không. (Ôi Tang chính là những sợi khói lantỏa rồi cuộn vòng giống như mây mù do khói từ những cành tùng bách được đốt lên, là nghi thức cúng tế truyền thống của dân tộc Tạng)


Posted Image

Lò Ôi Tang


Chuyển kinh là một hoạt động tôn giáo của Phật giáo Tạng Truyền, tức là đi xung quanh tuyến đường nhất định để cầu nguyện, cứ một vòng thì xoay ống chuyển kinh một lần. Trên ống chuyển kinh có thần chú Lục Tự Chân Ngôn (sáu chữ Đại Minh Thần chú).


Posted Image


Phật giáo Tạng Truyền cho rằng, nếu ai tụng chú này càng nhiều, biểu lộ tâm kiền thành đối với Phật càng nhiều, thì sẽ thoát khỏi cái khổ luân hồi. Do đây, hàng tín đồ ngoài niệm tụng bằng miệng ra, họ còn chế tạo ống kinh "Ma Ni", đem câu "Lục tự Đại Minh chú" khắc vào ống dẫn kinh, dùng tay xoay chuyển, mỗi lần chuyển, niệm một biến kinh, biểu lộ lặp đi lặp lại hàng trăm hàng nghìn lần câu thần chú "Om Mani Pad meHum"


Posted Image

"Kinh Luân" thường gặp ở hầu hết các chùa Phật giáo Tây Tạng


Posted Image

Potala luôn trong trái tim người Tây Tạng dù ở bất kỳ nơi đâu

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày rằm tháng 5 Việt Lịch của ta là ngày Rằm tháng 4 theo Phật Lịch Tây Tạng này là ngày Đản Sanh của Đức Phật, vì thế nên THIỆN ÁC xuất tâm đều được cộng hóa triệu lần. Chúng ta nên gieo thiện duyên và tránh tạo nghệp báo ít ra trong hôm nay và cho ngày mai giữ được căn lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngắm nhìn cây bồ đề thiêng, ngắm nhìn dòng người thành kính vái lạy khi qua đây, ngắm nhìn phiến đá của quốc vương Ashoka bên dưới cội bồ đề, đánh dấu nơi ngày xưa Phật đã ngồi…

Posted Image

Phiến đá Ashoka ghi dấu nơi ngày xưa đức Phật đã ngồi và đắc đạo

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Theo truyền thống của Tây tạng thì Ngày2/6/2011 là ngày 1/4 theo lịch Tây Tạng, Vậy nên vào tháng 6 /2011 mới chính là tháng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni Đản Sanh

Bởi do Lịch cổ truyền của Trung Hoa và Việt Nam( âm lịch ), năm 2010 – Tân Mẹo cộng thêm 1tháng theo cách tính ngày tháng nhuận, nên lễ Phật Đản tại một số nước Đông và Đông Nam Á như Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc ….. được tổ chứcsớm hơn lịch truyền thống của Tây tạng và Ấn độ trước 1 tháng .

Cụ thể tại cácnước khu vực kể trên Ngày Phật Đản Vesak 2011 sinh được tổ chức vào ngày17/05/2011 nhằm ngày 15/04/ Tân Mẹo

Còn tại Ân độvà Tây tạng thì lại chọn ngày đức Phật Đản Sanh vào ngày 16/6/2011 nhằm ngày15/05/Tân Mẹo.

Cũnggiống như truyền thống Vesak - Sagadawa Festival là dịp lễ truyền thống của Phậtgiáo Tạng Truyền, với đỉnh điểm là ngày rằm tháng 4( Tạng Lịch ) là thời điểmtập trung ba thời điểm có tính hệ trọng đối vớicác Phật tử đang tu tập theo Giáo lý của đức Phật đó là :

- Thờiđiểm đánh dấu thời kỳ đức Phật Đản Sanh để bắt đầu cho một kỷ nguyên truyền báPhật Pháp Vi Diệu

- Thờiđiểm đánh dấu thời kỳ đức Phật Thành Đạo và Chuyển Pháp Luân cho chúng sinhkhắp các cõi

- Thờiđiểm đánh dấu thời gian đức Phật Nhập Diệt và để lại Giáo Pháp Vi Diệu Trườngtồn Vĩnh cửu

Với 3 sự kiệnđáng quan trọng như trên, tại dịp rằm tháng4 này, đối với chúng sanh nói chung vàPhật Tử nói riêng, với bất kỳ một tâm niệm hay một hành động cụ thể nào do nhữnghiệu năng Cộng Lực và Tha Lực nên đều được mang lại nhưng giá trị có tầm mức lớnhơn những ngày bình thường khác cả ngàn lần, Nếu đó là sự ThiệnNiệm cho một sự việc, hay một tác hạnh tốt, có ý nghĩa đúng đắn theo lời Phậtdạy thì những Công Đức cho việc làm này sẽ được tăng trưởng giá trị cho bảnthân người trực tiếp tham gia thực, hoặc cũng tăng phước cho những người và cácchúng sanh khác mà người thực hiện đã phát tâm hồi hướng công đức cho họ lênhàng ngàn lần, triệu lần.

Và ngược lại vớinhững ác niệm, hành vi xấu cho cộng đồng, cho chúng sinh …. Thì ác nghiệp cũngtheo cộng lực đó mà nhân lên gấp bội.

Thường thì vàokhoảng thời gian này ( từ ¼-15/4 , cao điểm là 15/4) người dan và Phật tử Tâytạng nói riêng, Phật Tử nói chung trên thế giới hay thực hiện những như việccông đức như là:

- Tụng đọc Kinh chú : Cầu An, Cầu Siêu, Cầu quốc thái dân an, Cầu Hòabình Thế giới v.v…

- Cúng dường TamBảo

- Thực hiện Ăn Chay; không sát sinh, giữ Giới.

- Thực hiện phóng sanh các loài cầm thú…..

- Phát Bồ Đề Tâm,Bố Thí, Từ Thiện giúp đỡ đồng loại đang cơn khốn khó bĩ cực…..

- Làm các việc lành mang lại lợi ích và tâm anvui cho đồng loại, cho chúng sinh

Năm nay2011, những lợi ích ở trên sẽ được tăng trưởng gấp nhiều lần hơn nữa bởi vì mộtlý do đó là có các hiện tượng Thiên Văn đặc biệt xảy ra trùng hợp ngay đúng vàomùa Ân Đức này. Với 3 hiện tượng Thiên Văn cùng xảy ra dưới đây, trong1 khoảng thời gian ngắn, được xem như làrất hy hữu, thật bao nhiêu ngàn năm mới có một lần, Cụ thể

1. - Nguyệt thực một phần vào đầu tháng

2. - Nguyệt thực toàn phần vào giữa tháng (15/4)

3. - Nhật thực một phần vào cuối tháng

Với nhữnghiện tượng Thiên văn nêu trên, những Năng lượng của Vũ trụ được giải phóng sẽ cótác động nhất định lên những hành tinh trong Vũ trụ và Trái đất . Năng lượng hiệndiện và tiềm ẩn trên Trái đất nói chung và trong bản thân các sinh vật nói riêng,sẽ được kích hoạt tạo sự ảnh hưởng trực tiếp đến Tâm thức của con người, củachúng sinh. Và như thế, nếu ai chú tâm làm những Hạnh Nguyện Tốt thì sẽ hưởngnhững Phước Tốt thật nhiều hơn và ngược lại, nếu mình có những Tâm Ý Xấu thì sẽphải gánh chịu những Nghiệp quả sâu dày là như vậy.

Vàongày đức Phật Đản Sanh này, quý đạo hữu hãy đối chiếu bảng thông báo ở dưới đểbiết rõ thời gian có hiện tượng Thiên Văn là Tổng Nguyệt Thực Toàn Phần ngàyhôm đó để tập trung đọc Kinh Cầu Nguyện thì cũng sẽ có rất nhiều Phúc Lợi vậy:

Thời Khóa Biểu Tổng nguyệt Thực ngày 15 tháng 6 năm 2011

Hiện tượng Thiên văn Giờ Quốc tế (UT) Vietnam

Bắt Đầu Nguyệt thực 18:22(15/6) 01:22(16/6)

Tổng Nguyệt thực bắt đầu 19:22(15/6) 02:22(16/6)

Tổng Nguyệt thực toàn phần 20:12(15/6) 03:12(16/6)

Tổng Nguyệt thực chấm dứt 21:02(15/6) 04:02(16/6)

Bán Nguyện thực chấm dứt 22:02(15/6) 05:02(16/6

Kính cầu chúc các qúy vị có tâm thành tín Phật, đạo hữu xa gần phát Tâm cầu nguyện Bình An và tạo các Phước Duyên, Lợi ích cho bản thân của cá nhân mình, cho gia đình ruột thịt của mình, cho những ngườithân quen, cho Hòa Bình của thế giới và cùng Hồi Hướng Công Đức cho toàn thểchúng sanh khắp các cõi đều được trọn thành Phật Đạo..

OM MUNI MUNI MAHA MUNI SVAHA

TNM Copy và Soạn lược

Edited by Tầm nhìn mới
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đức Dalai Lama: Chúng ta cần tình thương hơn tiền bạc

Giác Ngộ - Trong buổi thuyết giảng tại Trung tâm Hội nghị Melbourne ở Australia ngày 11-6, trước 5.000 thính chúng, Đức Dalai Lama nói rằng tỷ lệ quyên sinh ngày càng gia tăng là do xã hội hiện nay thiếu tình thương. Cho nên nếu muốn chuyển hóa thế giới này tốt hơn, mọi người cần phải biểu hiện tình thương nhiều hơn.

Posted Image

Quang cảnh buổi thuyết giảng của Đức Dalai Lama tại Trung tâm Hội nghị Melbourne ngày 11-6

Ngài nói thay thế tình thương trong xã hội bằng hận thù đã đưa con người đến tình trạng thất vọng và cô đơn. Sở hữu tiền bạc và vật chất chỉ có thể mang đến cho con người hạnh phúc nhất thời mà không thể mang lại an lạc thật sự trong tâm hồn.

Đức Dalai Lama mong muốn mọi người thực tập hạnh từ bi và tắm mát các thế hệ trẻ bằng suối nguồn yêu thương để họ có thể tạo nên một thế giới hạnh phúc hơn thế giới ngày nay.

“Thúc đẩy đạo đức luân lý trên cơ sở yêu thương là câu trả lời tối hậu và duy nhất”, Ngài khẳng định. “Chúng ta cần giáo dục đạo đức luân lý từ cấp mầm non lên đến cấp đại học. Tôi nghĩ chỉ đến lúc đó chúng ta mới có hy vọng thật sự về sự chuyển hóa và sự thay đổi tốt hơn trong xã hội. Xin hãy nuôi dạy thế hệ tương lai bằng lòng từ bi”.

Sau khi nghe Đức Dalai Lama thuyết giảng, sinh viên Donna Nelson hy vọng rằng lời dạy của ngài sẽ giúp mọi người đi trên con đường chính đạo để tìm thấy hạnh phúc bằng tình thương thay vì bằng tiền bạc.

“Mọi người cần bắt đầu tư duy hướng nội để tìm thấy tình thương thay vì theo đuổi những đồng đô-la vạn năng”, nữ sinh này nói.

Đức Dalai Lama hiện đang hoằng pháp tại Australia và New Zealand trong 2 tuần. Đây là chuyến hoằng pháp nước ngoài đầu tiên từ khi ngài từ bỏ vai trò đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong gần đây.

Quần Anh (theo AAP/PTI)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thần chú cho trì tụng

(Mật Tông)

Những thần chú mạnh mẽ này dành cho những mục đích khác nhau và tất cả đều cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Những thần chú và số biến chú trì tụng (ghi ở dưới) thì được khuyến khích cho những ai mà cuộc sống quá bận rộn bởi công việc, gia đình!

Luôn luôn là lợi lạc khi trì tụng nhiều hơn đặc biệt là kết hợp với sự thực hành quán tưởng, truyền khẩu hay sự hướng dẫn khẩu truyền bởi những hữu tình đã giác ngộ (những chân sư). Điều này cần được kết hợp với sự nhận ra và sự trong sáng, rõ ràng trong quán tưởng về những bổn tôn khác nhau và với mục tiêu nhằm hiện thực hóa sự giác ngộ không chỉ cho bản thân mình mà cho vô lượng hữu tình. Quan trọng nhất, hành giả phải 100% chân thành và tin tưởng vào những bổn tôn khác và áp dụng sự trì tụng và điều hướng những sự cầu nguyện và mục tiêu. Với điều này, nó xác định được là hành giả sẽ hiện thực hóa được mục tiêu của thực hành của mình.

1. Thần chú và lời cầu nguyện cho sự lễ lạy :

Om Namo Manjushriye Namah Sushriye Nama Uttama Shriye Svaha

(3x với lễ lạy)

2. Tăng hiệu quả của thần chú

(tăng phước báu của ngày lên 100.000 lần)

Om Sambhara Sambhara Bimana Sara Maha Java Hum

Om Smara Smara Bimana Skara Maha Java Hum

(7x)

3. Thần chú cho ban phước bàn chân:

( trì tụng 7x và thổi vào mỗi bàn chân hoặc đế giày hay bất cứ thứ gì mà tiếp xúc trực tiếp côn trùng khi bạn bước đi).

Om Khrechara Ghana Hum Hri Svaha

(7x)

4. Thần chú của Tâm Kinh (Thần chú Bát Nhã) :

( nhằm dẹp 84.000 phiền não và hiện thực hóa giác ngộ )

Tadyatha [om] Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha

(21x)

5. Thần chú của Phật Thích Ca

( Nhằm tịnh hóa tất cả ô uế và hiện thực hóa bốn thân Phật )

Tadyatha Om Muni Muni Maha Muni Ye Svaha

(7x)

Edited by Nhậm Doanh Doanh
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

6. Thần chú của Yamantaka

Om Hrih Shtrih Vikrita Nana Hum Phat (21x)

7. Thần chú của Phật Dược Sư

(Nhằm dẹp những chướng ngại bên trong, bên ngoài và bí mật của sức khỏe, tăng trưởng sức khỏe toàn hảo và đóng lại cánh cửa đến những cõi thấp)

Tadyatha Om Bekhandze Bekhandze Maha Bekhandze [bekhandze] Radza Samudgate Svaha (8x)

8. Thần chú của Tara Xanh

(Tụng thần chú của Tara Xanh sẽ giúp vượt qua nỗi sợ hãi và giận dữ, bảo vệ chúng ta khỏi những chướng ngại cũng như tăng trưởng những ước nguyện một cách nhanh chóng)

Om Tare Tuttare Ture Svaha (21x)

9. Thần chú của Tara Trắng

(Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử)

Om Tare Tuttare Ture Mama Ayur Punye Jnana Pushtim Kuru Ye Svaha (7x)

10. Thần chú của NAMGYALMA

(Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử)

Om Bhrum Svaha / Om Amrita Ayur Da De Svaha (7x)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

11. Thần chú của Phật Vô Lượng Thọ

(Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử)

Om Ah Ma Ra Ni Ze Vin Ta Ye Svaha (7x)

12. Thần chú của Phật A Di Đà

(Để tịnh hóa nghiệp của hữu tình sinh trong luân hồi và gieo nhân duyên để sinh vào Tịnh Độ)

Om Ah Mi De Wa Hri (7x)

13. Thần chú của Chezerig (Quan Thế Âm)

(Để tịnh hóa những ảo tưởng đặc biệt là sự thù ghét và sự si dại và để hiện thực hóa lòng bi)

Om Mani Padme Hum (7x)

14. Thần chú của Văn Thù Sư Lợi

(Để tịnh hóa những sự tối tăm, trí tuệ thấp, sự lãng quên và hiện thực hóa 7 trí tuệ)

Om Ah Ra Ba Tsa Na Dhi (7x)

[ Dhi …………………………….. ] trong một hơi thở

( ‘Dhi’ là để hiện thực hóa 7 trí tuệ )

15. Thần chú của Vajrapani (Kim Cang Thủ)

(Để dẹp những chướng ngại nội, ngoại và bí mật đặc biệt là rồng và những linh thể có hại và hiện thực hóa địa vị kim cang bất hoại)

Om Vajra Pani Hum Phat (7x)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

11. Thần chú của Phật Vô Lượng Thọ

(Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử)

Om Ah Ma Ra Ni Ze Vin Ta Ye Svaha (7x)

12. Thần chú của Phật A Di Đà

(Để tịnh hóa nghiệp của hữu tình sinh trong luân hồi và gieo nhân duyên để sinh vào Tịnh Độ)

Om Ah Mi De Wa Hri (7x)

13. Thần chú của Chezerig (Quan Thế Âm)

(Để tịnh hóa những ảo tưởng đặc biệt là sự thù ghét và sự si dại và để hiện thực hóa lòng bi)

Om Mani Padme Hum (7x)

14. Thần chú của Văn Thù Sư Lợi

(Để tịnh hóa những sự tối tăm, trí tuệ thấp, sự lãng quên và hiện thực hóa 7 trí tuệ)

Om Ah Ra Ba Tsa Na Dhi (7x)

[ Dhi …………………………….. ] trong một hơi thở

( ‘Dhi’ là để hiện thực hóa 7 trí tuệ )

15. Thần chú của Vajrapani (Kim Cang Thủ)

(Để dẹp những chướng ngại nội, ngoại và bí mật đặc biệt là rồng và những linh thể có hại và hiện thực hóa địa vị kim cang bất hoại)

Om Vajra Pani Hum Phat (7x)

Mật Tông thấy thì dễ tu tập nhưng không hề dễ dàng tý nào, rất nhiều , vô số chướng ngại trong con đường tu tập với hành giả. Có duyên lành với Mật Tông thì mới tu tập . Vì rất dễ phạm vào giới nguyện Samaya. KHÔNG HỀ DỄ DÀNG ĐÂU NHÉ. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay