Posted 8 Tháng 6, 2011 Đất Nước Việt Nam Không có ngôn ngữ nào như ngôn ngữ Việt Nam, người Việt Nam từ thủa khai thiên lập địa gọi xứ sở của mình là Đất Nước, đó là Đất liền và Biển cả của dòng giống Tiên Rồng. Người Việt đã khai thác đất liền và biển cả của mình hàng vạn năm nay, minh chứng là hình thuyền trên trống đồng và mộ thuyền của người Việt là những di tích khảo cổ trên một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á. Danh từ Đất Nước còn mãi từ trong sâu thẳm tâm thức của người Việt Nam, dùng đến tận bây giờ, mà các ngôn ngữ khác phải dịch khái niệm đó theo cách hiểu của họ là “Land” hay “Quốc thổ” hoặc “Giang sơn”. Bản thân danh từ Đất Nước của tiếng Việt đã có nghĩa là Đoàn Kết, vì Đất=Đàn=Đoàn; Nước=Nếp=Nết=Kết. Chính cái Nết tức cái Văn Hóa Biển Đông tức Văn Hóa Trống Đồng đã là chất keo kết dính mọi vùng đất của Tổ Quốc Việt Nam. Đến thời hiện đại, có cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Đất Nước đứng lên” của nhà văn Đoàn Giỏi cũng dùng đúng danh từ, đúng ý nghĩa là Đất Nước. Và bút danh Đoàn Giỏi cũng nói lên đầy đủ: Việt Nam, Đoàn kết tất cả mọi thứ lại thì thành Giỏi. Đất Nước là xứ sở Việt Nam, đã có trong lòng người Việt Nam từ hàng vạn năm trước, trong lời nói, khi nhân loại còn chưa có các loại ký tự. Xứ sở Việt Nam là Đất Nước, thực tế diện tích biển của nước ta còn rộng gấp mấy lần diện tích đất liền của nước ta, danh từ Đất Nước là Đất liền và Biển cả đã tồn tại trong tín ngưỡng thờ Tổ Tiên của người Lạc Việt từ hàng vạn năm trước, hiện hữu trong các đền thờ khắp đất nước ta. Trong đền thờ Quốc Tổ Lạc Hồng tại 98 Nguyễn Thái Sơn Gò Vấp Tp HCM có ban thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, ban thờ Quốc Phụ Lạc Long Quân, ban thờ Nguyễn Trãi mà ở tường có khung treo văn bản từ nguyên gốc bài “Bình Ngô đại cáo”. Vào đền nhìn thấy những ban thờ đó trong lòng đã thật cảm động. Ban thờ Quốc Mẫu Âu Cơ có câu đối: “Nhìn Non thương nghĩa Mẹ; Trông Biển nhớ ơn Cha”. Rõ ràng là cuộc sống của dòng giống Tiên Rồng gắn liền với Đất liền và Biển cả. Câu đối dân gian của người xưa: “Nhìn Non thương nghĩa Mẹ; Trông Biển nhớ ơn Cha” nhắc nhở chúng ta rằng: Non cao Biển rộng là nhà; Cội nguồn văn hóa Việt là Rồng Tiên. Trong đền còn có một ban thờ mà linh vị đề là Cửu Huyền Thất Tổ, hai bên là câu đối: Vũ Hóa Hồ Hà Khai Thệ Giác; Trụ Sinh Hà Lạc Biểu Thần Thông. Vì không gặp vị chủ nhang đền thờ ở đó nên không có cơ hội được học hỏi, tôi chưa hiểu hết nghĩa các chữ trên, viết bằng chữ quốc ngữ, thành ra tôi phải đoán mò. Cửu Huyền Thất Tổ có phải là: thờ Tổ (chữ Tổ) của nền văn minh đã khuất (chữ Thất) về nơi chín suối (chữ Cửu) chỉ còn lại dấu tích trong huyền thoại (chữ Huyền) ? Còn câu đối “ Vũ Hóa Hồ Hà Khai Thệ Giác; Trụ Sinh Hà Lạc Biểu Thần Thông” dễ đoán hiểu hơn, nên tôi viết lại bằng chữ nho: 宇 化 湖 河 開 誓 覺 柱 生 河 洛 表 神 通 Và hiểu là: Trời sinh sông biển khai minh Lạc Hà trọn kiếp khiến mình thần thông Nếu là đúng như tôi đoán hiểu, thì rõ ràng là người xưa đã dặn lại rằng “ Vũ Hóa Hà Hồ Khai Thệ Giác”: Dương (chữ Vũ) có trước rồi mới sinh (chữ Hóa) ra Âm (chữ Hồ Hà) tức Trời có trước rồi mới sinh ra Trái Đất, tức có “Mẹ Tròn” trước rồi mới sinh ra “Con Vuông”, và có nước (chữ Hồ Hà) trên trái đất thì mới bắt đầu có sự sống để phát triển (chữ Khai) đến thành nền văn minh (chữ Thệ Giác) của nhân loại. “Trụ Sinh Hà Lạc Biểu Thần Thông”: Hà đồ và Lạc thư (chữ Hà Lạc) là biểu hiện (chữ Biểu) trí tuệ (chữ Thần Thông) trọn vẹn nhất (chữ Trụ) của đời sống (chữ Sinh) nhân loại. Không biết có đúng không ? Mong các bậc thức giả chỉ giáo, xin cảm ơn. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2011 Bác Lãn Miên phân tích hay quá Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 6, 2011 Trong đền còn có một ban thờ mà linh vị đề là Cửu Huyền Thất Tổ, hai bên là câu đối: Vũ Hóa Hồ Hà Khai Thệ Giác; Trụ Sinh Hà Lạc Biểu Thần Thông. Vì không gặp vị chủ nhang đền thờ ở đó nên không có cơ hội được học hỏi, tôi chưa hiểu hết nghĩa các chữ trên, viết bằng chữ quốc ngữ, thành ra tôi phải đoán mò. Cửu Huyền Thất Tổ có phải là: thờ Tổ (chữ Tổ) của nền văn minh đã khuất (chữ Thất) về nơi chín suối (chữ Cửu) chỉ còn lại dấu tích trong huyền thoại (chữ Huyền) ? Còn câu đối “ Vũ Hóa Hồ Hà Khai Thệ Giác; Trụ Sinh Hà Lạc Biểu Thần Thông” dễ đoán hiểu hơn, nên tôi viết lại bằng chữ nho: 宇 化 湖 河 開 誓 覺 柱 生 河 洛 表 神 通 Và hiểu là: Trời sinh sông biển khai minh Lạc Hà trọn kiếp khiến mình thần thông Nếu là đúng như tôi đoán hiểu, thì rõ ràng là người xưa đã dặn lại rằng “ Vũ Hóa Hà Hồ Khai Thệ Giác”: Dương (chữ Vũ) có trước rồi mới sinh (chữ Hóa) ra Âm (chữ Hồ Hà) tức Trời có trước rồi mới sinh ra Trái Đất, tức có “Mẹ Tròn” trước rồi mới sinh ra “Con Vuông”, và có nước (chữ Hồ Hà) trên trái đất thì mới bắt đầu có sự sống để phát triển (chữ Khai) đến thành nền văn minh (chữ Thệ Giác) của nhân loại. “Trụ Sinh Hà Lạc Biểu Thần Thông”: Hà đồ và Lạc thư (chữ Hà Lạc) là biểu hiện (chữ Biểu) trí tuệ (chữ Thần Thông) trọn vẹn nhất (chữ Trụ) của đời sống (chữ Sinh) nhân loại. Không biết có đúng không ? Mong các bậc thức giả chỉ giáo, xin cảm ơn. Xin bàn luận với bác Lãn Miên. Cửu huyền thất tổ có thể hiểu đơn giản là Bảy đời tổ tông chốn cửu huyền, hay nói cách khác thờ Cửu huyền thất tổ là thờ tổ tiên. Nếu Vũ Trụ hiểu là Không gian và Thời gian thì câu đối trên có thể hiểu như sau: Vũ hóa hà hồ khai thệ giác: Trời (không gian) hóa ra sông biển, làm sáng (khai thệ) sự hiểu biết (tri giác) của con người. Trụ sinh hà lạc biểu thần thông: Thời sinh ra bốn mùa (Hà Lạc có thể hiểu như Xuân Thu, chỉ thời gian), là sự thể hiện của thần thông. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 6, 2011 Theo Thiên Đồng thì câu " Cữu Huyền Thất Tổ" có thể hiểu như sau: Cữu là Dương, là lão dương, là cái có trước xét về mặt thời gian, vì "Dương trước Âm sau'. Huyền là thâm thẩm, là vô tận, xa xôi, vô tận ý là cái xa xâm không thể tả được. Thất là mất đi, là những gì hay những ai đi qua, Tổ là gốc gác, là truyền thừa là người trước. Điều đặc biệt ở người Việt là bàn thờ "Cữu Huyền thất Tổ" không thờ một hình ảnh cá nhân cụ thể nào mà đôi khi chỉ là hình ảnh làng quê sông nước, núi non hay chỉ là 4 chữ "Cữu Huyền Thất Tổ" thôi. Như vậy có thể hiểu là thờ Cữu Huyền Thất Tổ là hướng về nguồn cội, nguồn cội nhận biết được với những người đã khuất cụ thể còn biết được, truy nguyên được và nguồn côi với những gì chỉ có thể tư duy trừu tượng. Như vậy thờ "Cữu Huyền Thất Tổ" là hướng về hay tri thức cái Vô Vi luôn cả cái Hữu Vi, cái vô thủy vô chung, cái khởi thủy khó có thể nói Không mà cũng không thể nói Có, cái đó là cái Cữu, tức cái Dương, cái Thái Cực đã qua là nguồn gốc khởi thủy cho vạn hữu. Có thể như thế lắm chứ! Vì nó có trước hơn tất thẩy nên gọi là Cữu. Vì nó miên viễn vô tận nên gọi là Huyền. Vì nó trôi nhưng còn để lại nên gọi là Thất. Vì nó có gốc gác sinh ra truyền thừa, thấy được nên gọi là Tổ. Do vậy Cữu Huyền Thất Tổ mang minh nghĩa Lý Học huyền diệu chứ không thể biểu nghĩa trực quan giản đơn hạn hạn hẹp là "bảy đời tổ chốn cữu huyền". Nếu một câu hỏi đặt ngược lại rằng " chỉ có bảy đời tổ hay sao?". Con số 7 đời dầu cho có biện luận bằng đó là ý nghĩa tượng trưng thì cũng không thoát khỏi sự hữu hạn. Lại thêm chữ Huyền chưa thể giả thích trọn vẹn hay mặt khác mang một ý nghĩa là một thế giới khác? Một Thiên đàng chăng? Điều này lại dẫn mọi tư duy con người đi đến sự huyền bí mê tín. Do vậy không thể mang một minh triết nào khi hiểu một cách ngây thơ, giản đơn rằng "Cữu Huyền Thất Tổ' là "Bảy đời tổ tông chốn cửu huyền". Vài dòng góp ý không tự cho là đúng. Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 2, 2012 Theo Thiên Đồng thì câu " Cữu Huyền Thất Tổ" có thể hiểu như sau: Cữu là Dương, là lão dương, là cái có trước xét về mặt thời gian, vì "Dương trước Âm sau'. Huyền là thâm thẩm, là vô tận, xa xôi, vô tận ý là cái xa xâm không thể tả được. Thất là mất đi, là những gì hay những ai đi qua, Tổ là gốc gác, là truyền thừa là người trước. Điều đặc biệt ở người Việt là bàn thờ "Cữu Huyền thất Tổ" không thờ một hình ảnh cá nhân cụ thể nào mà đôi khi chỉ là hình ảnh làng quê sông nước, núi non hay chỉ là 4 chữ "Cữu Huyền Thất Tổ" thôi. Như vậy có thể hiểu là thờ Cữu Huyền Thất Tổ là hướng về nguồn cội, nguồn cội nhận biết được với những người đã khuất cụ thể còn biết được, truy nguyên được và nguồn côi với những gì chỉ có thể tư duy trừu tượng. Như vậy thờ "Cữu Huyền Thất Tổ" là hướng về hay tri thức cái Vô Vi luôn cả cái Hữu Vi, cái vô thủy vô chung, cái khởi thủy khó có thể nói Không mà cũng không thể nói Có, cái đó là cái Cữu, tức cái Dương, cái Thái Cực đã qua là nguồn gốc khởi thủy cho vạn hữu. Có thể như thế lắm chứ! Vì nó có trước hơn tất thẩy nên gọi là Cữu. Vì nó miên viễn vô tận nên gọi là Huyền. Vì nó trôi nhưng còn để lại nên gọi là Thất. Vì nó có gốc gác sinh ra truyền thừa, thấy được nên gọi là Tổ. Do vậy Cữu Huyền Thất Tổ mang minh nghĩa Lý Học huyền diệu chứ không thể biểu nghĩa trực quan giản đơn hạn hạn hẹp là "bảy đời tổ chốn cữu huyền". Nếu một câu hỏi đặt ngược lại rằng " chỉ có bảy đời tổ hay sao?". Con số 7 đời dầu cho có biện luận bằng đó là ý nghĩa tượng trưng thì cũng không thoát khỏi sự hữu hạn. Lại thêm chữ Huyền chưa thể giả thích trọn vẹn hay mặt khác mang một ý nghĩa là một thế giới khác? Một Thiên đàng chăng? Điều này lại dẫn mọi tư duy con người đi đến sự huyền bí mê tín. Do vậy không thể mang một minh triết nào khi hiểu một cách ngây thơ, giản đơn rằng "Cữu Huyền Thất Tổ' là "Bảy đời tổ tông chốn cửu huyền". Cái này khó lắm. Cửu Huyền: SH Thiên Đồng luận giải OK. Thất Tổ: bình thường thờ gia tiên hay cha hoặc mẹ của chủ nhà (chồng hoặc vợ) nhưng nếu thờ thêm ông bà nội/ ngoại thì phải có thờ "Cửu huyền thất tổ". Như vậy: Cha/ mẹ + ông bà + Thất tổ tạo thành Cửu (9) đời trước chủ nhà. Sự kết hợp giữa 9Cửu Huyền) + (Thất Tổ và 2 đời thờ) tạo thành: Cửu Trùng = Bất diệt=Vĩnh cửu chính là ý nghĩa của Tết Cửu Trùng uống rựu hoa cúc, ngâm thơ thổi sáo + đánh cờ... Tết này cũng là Hội bàn đào của Tây Vương Mẫu???, hãy cùng có ý kiến. Không biết mùa này, miền Bắc trái đào đã ăn được chưa???. Vũ hóa hà hồ khai thệ giác: Trời (không gian) hóa ra sông biển, làm sáng (khai thệ) sự hiểu biết (tri giác) của con người. Trụ sinh hà lạc biểu thần thông: Thời sinh ra bốn mùa (Hà Lạc có thể hiểu như Xuân Thu, chỉ thời gian), là sự thể hiện của thần thông. Nội dung trên mang ý nghĩa rất siêu việt. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 2, 2012 [ Tết Trùng Cửu rúng động …Trung Quốc Những năm gần đây, người Trung Quốc lấy ngày Tết Trùng Cửu 9/9 làm ngày “tết của người già”, đây là dịp mà các bậc hậu bối thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn đến người già, chúc các bậc tiền bối mạnh khỏe, sống lâu. Sáng qua (1/10), nhân dịp Tết Trùng Cửu, dưới sự dẫn dắt của thầy cô, 300 học sinh tiểu học đã tập trung ở sân vận động để rửa chân cho ông bà, cha mẹ nhằm thể hiện niềm tôn kính, quan tâm tới các bậc sinh thành và nuôi dưỡng mình. Khiến nhiều bậc phụ huynh cảm động đến rơi nước mắt vì đây là lần đầu tiên họ được con cháu của mình rửa chân. Dưới đây là một số hình ảnh cảm động của Tết Trùng Cửu ở Trung Quốc: Các học sinh đang rửa chân cho ông bà, cha mẹ của mình Những giọt nước mắt không nói thành lời Một cháu trai đang rửa chân cho ông của mình Theo VTC Với hình ảnh này, sự phân tích Cửu Huyền thất tổ và Tết trùng cửu thật dễ hiểu, ăn khớp nhau, tuy nhiên còn một ý nghĩa quan trọng khác nữa. Theo phong tục của Tàu, Tết Trùng Cửu ăn vào ngày mồng 9 tháng 9. Nguyên đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo cảnh: Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết. Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn... Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.Sách "Phong Thổ Ký" lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn... Tục ấy thành lệ. Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh. Cổ thi có câu: "Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao". "Đăng cao" là lên chỗ cao. "Trùng cửu" và "Đăng cao" đều do điển tích trên. Share this post Link to post Share on other sites