+Achau+

Bảy Mươi Ngàn Tỉ Đồng Để Biên Soạn Sách Giáo Khoa?

21 bài viết trong chủ đề này

Bảy mươi ngàn tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa?

06/06/2011 09:58:47

Posted Image- Bảy mươi ngàn tỷ đồng là nhiều hay ít? Cố nhiên ai cũng cho là nhiều, quá nhiều, ngoại trừ có một vài người cho là ít, thậm chí rất ít. Một vài phép tính số học đơn giản cho chúng ta thấy có thể làm được việc gì với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng?

TIN LIÊN QUAN

Posted Image

Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015” với kinh phí ước tính 70 ngàn tỷ đồng. Ảnh minh họa

Đơn cử một vài việc (làm riêng mỗi việc chứ không làm tất cả cùng một lúc):

Đủ kinh phí để tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp như vừa qua trong vòng 500 năm tới (5 năm tổ chức 1 lần, 1 lần hết 700 tỉ).

Đủ để mua ô tô loại khá (1 tỉ đồng một chiếc) và phát không cho các vị vừa trúng cử, từ HĐND cấp huyện và thị xã cho đến Đại biểu Quốc hội, mỗi vị một chiếc. Còn cấp xã, cấp phường thì 6 người một chiếc (phải bình bầu hoặc bốc thăm).

Đủ để xây 140.000 căn hộ cho người thu nhập thấp.

Đủ để xây 2.000 ngôi trường mới khang trang hiện đại. Mỗi ngôi trường 35 tỉ là quá tuỵêt vời, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Nếu chia đều cho các tỉnh thì mỗi tỉnh sẽ có hơn 30 trường mới như vậy.

Đủ để mua SGK và phát không cho tất cả học sinh phổ thông trong vòng 35 năm tới .

Đủ để tăng lương cho giáo viên (mỗi người thêm 1 triệu đồng một tháng) trong vòng 6 hay 7 năm tới.

………

Đọc đến đây, chắc có nhiều độc giả sẽ cáu: “Sốt cả ruột! Gì mà cứ lải nhải “đủ để" mãi như thế! Mà lấy đâu ra bảy mươi ngàn tỉ ấy mới được chứ”.

Vâng, xin bạn cứ bình tĩnh đọc tiếp.

Số là kẻ viết bài này vừa được mời dự một cuộc họp để góp ý cho đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa Phổ thông sau năm 2015”. Mục tiêu của đề án: Hoàn thành xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa mới cho bậc trung học phổ thông để bắt đầu thực hiện từ năm 2017. Kinh phí thực hiện: ước tính bảy mươi ngàn tỉ đồng!

Kẻ viết bài này được dự họp từ 8h30’ đến 11h30’ (ngày 1/6 vừa qua), được phát biểu ý kiến 7 phút và được nhận phong bì trong đó có 450.000 đ.

Thưa các bạn! Thế là trong danh mục các việc có thể làm với số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng mà tôi liệt kê trên đây có thêm một việc :

- Đủ để làm một chương trình và biên soạn SGK mới hơn và tốt hơn so với hiện nay.

Mới hơn thì chắc chắn rồi. Chả lẽ với ngần ấy tiền mà cuối cùng chẳng có gì mới? Tuy nhiên tốt hơn thì còn phải kiểm chứng trong quá trình thực hiện. Nhiều khi cái mới lại không tốt và cái tốt thì không mới!

Nếu các bạn là người có quyền quyết định thì các bạn sẽ chọn việc làm nào để tiêu cho hết số tiền bảy mươi ngàn tỉ đồng ấy? Xin nhớ là chỉ những việc làm cho ngành Giáo dục thôi đấy, vì số tiền ấy lấy trong nguồn kinh phí dành cho Giáo dục.

Còn nếu tôi có quyền thì tôi sẽ dùng số tiền ấy vào ba việc: một là xây 1.000 ngôi trường mới (mỗi cái 30 tỉ thôi), hai là phát không SGK cho mọi học sinh trong 5 năm tới, ba là tăng lương cho thầy cô giáo (mỗi người một năm thêm 10 triệu) trong 4 năm tới!!! Thế là vừa hết nhẵn 70000000000000 đồng nhé! (Các bạn chú ý: sau con số 7 là 13 con số 0).

Văn Như Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi có một thắc mắc: tác giả bài viết, Văn Như Cương, lấy tin tức "70 tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa" từ đâu? Tôi thấy vô số web sao tin này lại, nhưng chẳng có ai đưa ra cái LINK gốc. Ai biết làm ơn chỉ giúp.

Edited by paulle

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng có thể do tầm nhìn xa và mức lạm phát kinh tế năm 2017 số tiền 7 tỷ đồng khi thực hiện chỉ có giá trị tương đương 70,000,000 đ Bảy mươi triệu đồng thôi. Có lạc quan quá không? Hay là chuyện đùa trong hội nghị?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có một thắc mắc: tác giả bài viết, Văn Như Cương, lấy tin tức "70 tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa" từ đâu? Tôi thấy vô số web sao tin này lại, nhưng chẳng có ai đưa ra cái LINK gốc. Ai biết làm ơn chỉ giúp.

Giáo sư Văn Như Cương là người trực tiếp họp và nghe công bố - đã viết bài này. Điều này ông ta cũng nói rõ trong bài viết.

Như vậy coi như ông ta là nguồn thông tin gốc và chịu trách nhiệm về công bố của mình. Hoặc là Bee. net chịu trách nhiệm vì lỡ gõ nhầm thêm mấy số không từ nguyên văn bài viết của giáo sư..

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi có một thắc mắc: tác giả bài viết, Văn Như Cương, lấy tin tức "70 tỉ đồng để biên soạn sách giáo khoa" từ đâu? Tôi thấy vô số web sao tin này lại, nhưng chẳng có ai đưa ra cái LINK gốc. Ai biết làm ơn chỉ giúp.

70 nghìn tỷ đồng chứ không phải 70 tỷ đâu nhá.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm 2011 ngân sách của Bộ GD-ĐT tăng 2,9%

Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, tổng dự toán chi ngân sách năm 2011 của Bộ GD-ĐT là 5.081,6 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2010.

Trong đó chi quản lý hành chính tăng 5,3%, chi sự nghiệp khoa học công nghệ tăng 8,1%, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường tăng 5,3%, chi đầu tư xây dựng cơ bản giảm 11,8%... Ngân sách sẽ được phân bổ theo nguyên tắc đảm bảo toàn bộ cho phí hoạt động thường xuyên cho các trường phổ thông dân tộc, dự bị ĐH dân tộc.

Các trường ĐH, CĐ khối sư phạm, khối văn hóa - thể thao, khối nông - lâm - ngư, khối công nghệ - kỹ thuật ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Còn các trường ĐH khối kinh tế - tài chính tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần các hoạt động không thường xuyên...

Được biết, năm 2010 nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị tăng so với các năm trước do điều chỉnh về mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh, đã giảm bớt khó khăn về kinh phí cho các trường.

===========================================================================

Giá sư Văn Như Cương là một nhà giáo đáng kính

Với thông tin kiểu như thế này, thì khó mà biết mức độ chính xác hay là gì . . . Posted Image

Vì ngân sách năm 2011 của Bộ GDDT khoảng 5.081 tỉ tức là chỉ chiếm 7,26% của thông tin 70.000 tỉ đồng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm 2011 ngân sách của Bộ GD-ĐT tăng 2,9%

Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, tổng dự toán chi ngân sách năm 2011 của Bộ GD-ĐT là 5.081,6 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2010.

Trong đó chi quản lý hành chính tăng 5,3%, chi sự nghiệp khoa học công nghệ tăng 8,1%, chi sự nghiệp bảo vệ môi trường tăng 5,3%, chi đầu tư xây dựng cơ bản giảm 11,8%... Ngân sách sẽ được phân bổ theo nguyên tắc đảm bảo toàn bộ cho phí hoạt động thường xuyên cho các trường phổ thông dân tộc, dự bị ĐH dân tộc.

Các trường ĐH, CĐ khối sư phạm, khối văn hóa - thể thao, khối nông - lâm - ngư, khối công nghệ - kỹ thuật ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Còn các trường ĐH khối kinh tế - tài chính tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần các hoạt động không thường xuyên...

Được biết, năm 2010 nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị tăng so với các năm trước do điều chỉnh về mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh, đã giảm bớt khó khăn về kinh phí cho các trường.

===========================================================================

Giá sư Văn Như Cương là một nhà giáo đáng kính

Với thông tin kiểu như thế này, thì khó mà biết mức độ chính xác hay là gì . . . Posted Image

Vì ngân sách năm 2011 của Bộ GDDT khoảng 5.081 tỉ tức là chỉ chiếm 7,26% của thông tin 70.000 tỉ đồng.

Theo ST hiểu thì đây là đề án đang được xây dựng. Mà khi người ta đang xây dựng thì người ta đưa kinh phí lên rất cao để khi được duyệt thì bị cắt đi là vừaPosted Image. Khi đề án chưa được phê duyệt thì kinh phí này chưa thể nào là ngân sách 2011 của Bộ GDĐT được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thiên Sứ và các bạn đã giải thích rõ hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ Giáo dục lên tiếng về đề án 70.000 tỷ đồng

Ngay sau khi báo chí phản ánh về đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa, Bộ Giáo dục đã có công văn khẳng định, đề án mới ở giai đoạn nghiên cứu, con số 70.000 tỷ đồng mới là khái toán, còn phải điều chỉnh trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định.

> 'Cắt 1/3 chương trình giáo khoa để giảm tải'

Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục Đào tạo Phạm Mạnh Hùng thông tin, dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông bước đầu dự toán kinh phí là 70 nghìn tỷ đồng, trong đó số tiền chi cho việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa chỉ khoảng hơn 960 tỷ (chưa đầy 1/70 tổng dự toán). Số tiền còn lại chi cho các việc khác như xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35 nghìn tỷ (chiếm 1/2 tổng dự toán), mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30 nghìn tỷ (gần một nửa tổng dự toán), đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 390 tỷ đồng...

"Đây chỉ là khái toán trong một bản dự thảo đề án đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và đưa ra để lấy ý kiến nhằm bổ sung, điều chỉnh trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định", ông Hùng nhấn mạnh.

Posted Image

Theo Bộ Giáo dục, sau năm 2015 là thời điểm thích hợp để đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện hành. Ảnh minh họa: Hoàng Thùy.

Vị Chánh văn phòng cũng cho hay, hiện nay chương trình sách giáo khoa được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, tức là quan tâm đến việc học sinh học được những gì. Còn chương trình mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng là phải đạt các năng lực ấy. Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống, coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.

Điểm khác biệt mà chương trình mới hướng tới là cân đối, hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và từng bước dạy nghề cho học sinh. Ngoài chương trình chung cho toàn quốc, sách giáo khoa cũng sẽ có phần dành riêng cho các địa phương chủ động xác định. Học sinh sẽ được tăng cường thực hành, giải quyết các tình huống thực tiễn từ đó tích hợp, tránh sự trùng lặp gây quá tải cho chương trình.

"Ở nhiều nước, chương trình giáo dục đều được xem xét, điều chỉnh và thay đổi sau 7-10 năm. Vì vậy việc đổi mới sách giáo khoa đặt ra ở nước ta hiện nay sau năm 2015 là phù hợp với xu hướng và kinh nghiệm chung của thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực với các phẩm chất và năng lực phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước", ông Hùng nói.

Trước đó, dự thảo đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015" đã được đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học vào đầu tháng 6 và vấp phải nhiều ý kiến phản biện.

Là người tham dự hội thảo, Phó Giáo sư Văn Như Cương cho rằng, đề án chưa đúng thời điểm để thực hiện. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa phải là công đoạn cuối trong quá trình đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục.

Theo thầy Cương, số tiền 70 nghìn tỷ đồng là quá lớn và kiến nghị, trong thời gian chờ một kế hoạch đổi mới toàn diện nền giáo dục, nên mạnh dạn cắt bỏ 1/3 chương trình hiện hành để giảm tải cho học sinh, đỡ tốn kém ngân sách, hợp lòng dân, lại có thể áp dụng ngay vào năm sau.

Hoàng Thùy

vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

70.000 tỉ đồng nâng cấp giáo dục: Đổi nhưng không mới 09/06/2011 23:59

Một số định hướng đổi mới chương trình giáo dục (GD) trong đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa GD phổ thông sau năm 2015” so với đề án 10 năm trước không có gì mới. Posted Image

Với dự toán đề án 70.000 tỉ đồng, liệu học sinh có được phát miễn phí SGK?

Trong ảnh: Thầy cô trường Tiểu học Phúc Đồng (H.Hương Khê, Hà Tĩnh) phơi SGK sau trận lũ lịch sử tháng 10.2010 - Ảnh: Bạch Dương

Chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) đang được xây dựng cũng chưa đáp ứng mong đợi của đa số dư luận.

Vẫn tiếp tục một CT, một bộ SGK

Posted ImageTôi chỉ thấy điểm mới là số tiền tiêu tốn lần này sẽ gấp đôi lần trước! Posted Image

GS NGUYỄN XUÂN HÃN ĐH Quốc gia Hà Nội

Xã hội mong đợi CT, SGK mới sẽ được thiết kế theo hướng: một CT, nhiều bộ SGK. Thế nhưng, một trong những định hướng căn bản trong dự thảo đề án là sẽ tiếp tục duy trì mô hình một CT, một bộ SGK. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành CT; tổ chức biên soạn, quyết định chọn SGK để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở GD phổ thông trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia. Địa phương được quyền xây dựng các tài liệu giáo khoa hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người học và đặc thù của địa phương. Theo dự thảo, CT mới được xây dựng xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng là phải đạt được các năng lực ấy. Hàng loạt năng lực được Bộ GD-ĐT xác định như: nhận thức, hành động, giải quyết vấn đề, sáng tạo, làm việc nhóm, thích ứng với môi trường…

"Tiến trình thực hiện

Dự kiến tiến trình về kế hoạch thời gian thực hiện đề án nói trên như sau: Từ tháng 9.2011-3.2013 Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành xây dựng CTGD phổ thông, từ tháng 4 - 9.2013 sẽ thẩm định lần 1, ban hành CT để thử nghiệm. Việc biên soạn SGK sẽ được tiến hành từ tháng 10.2013-6.2015, từ tháng 7.2014-7.2015 sẽ thẩm định lần 1, ban hành SGK để thử nghiệm. Từ tháng 9.2017 sẽ hướng dẫn thực hiện CT, SGK mới."

Định hướng chủ đạo khác mà CT, SGK mới dự kiến sẽ làm là điều chỉnh hài hòa, cân đối giữa dạy chữ, dạy người và từng bước dạy nghề. Ban soạn thảo đề án khẳng định: GD phổ thông không những cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng cơ bản để hình thành vốn tri thức cho con người, mà quan trọng hơn là hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi cá nhân. Do đó, CT, SGK cần giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, thực hiện các mặt GD đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ…

Giảm số môn học bắt buộc

Bộ GD-ĐT khẳng định: CT mới sẽ giảm số lượng môn học bắt buộc trong mỗi cấp học, lớp học và tăng các môn tự chọn đáp ứng nhu cầu, năng khiếu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Cấu trúc CT cũng dự kiến đổi mới, đảm bảo tiếp nối từ tất cả các cấp học, bậc học. Đối với GD phổ thông, CT, SGK được xây dựng là một chỉnh thể nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12 với 2 giai đoạn: giáo dục tiểu học và THCS là cấp học phổ cập (ban soạn thảo gọi đây là giai đoạn cơ bản); giáo dục THPT là cấp học nâng cao và định hướng nghề nghiệp (sau cơ bản).

Chỉ có số tiền đầu tư là mới !

"Lịch sử làm SGK của Singapore

Năm 1965 khi mới độc lập, Singapore phải nhập SGK và chỉ viết sách GD công dân. Đến giai đoạn 1969 - 1970 nước này bắt đầu tự viết SGK và công việc này do Bộ GD đảm nhiệm. Tuy nhiên, sách được viết giai đoạn này vẫn chủ yếu là Giáo dục công dân với 4 thứ tiếng: Hoa, Anh, Mã, Ấn. Đến năm 1979, nước này tiến hành thiết kế SGK mới để giảng dạy theo phương pháp cách tân. Từ năm 1980 đến 1996, Singapore thành lập Viện chuyên viết SGK để cung cấp SGK cho bậc tiểu học và trung học. Từ năm 1997 đến nay, Bộ chỉ tập trung vào khung CT và nội dung CT, còn việc viết SGK được giao cho các nhà xuất bản (hoạt động như những doanh nghiệp) mà Bộ chỉ làm nhiệm vụ phê duyệt. Có lẽ đây cũng là cách Việt Nam nên học để đỡ tốn kém mà lại hiệu quả!

TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM)

Hà Ánh (ghi)"

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia GD thì đề án lần này so với đề án đổi mới trước đây (năm 2001) vẫn không có gì mới. Đề án khẳng định CT mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực của người học. So sánh những nội dung này với mục tiêu đổi mới của 10 năm trước đây không có gì khác. Tại các văn bản về đổi mới chương trình GD phổ thông lần trước (triển khai từ năm 2002 đến nay), Bộ GD-ĐT đã đề cập: “Mục tiêu của việc đổi mới CT và SGK THPT là nâng cao chất lượng GD toàn diện…; đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh...”. Đánh giá về nội dung này, một chuyên gia GD bức xúc: “Việc yêu cầu nâng cao chất lượng GD toàn diện trong lần đổi mới trước đây là đã bao hàm cả việc dạy chữ, dạy người. Còn lần này, Bộ cho rằng CT mới sẽ coi trọng rèn luyện kỹ năng sống… Đây chỉ là việc cụ thể hóa việc dạy toàn diện thôi chứ có gì mới đâu!”.

Ngoài ra, Nghị quyết về Đổi mới chương trình GD phổ thông năm 2000 cũng đã nêu: “CT bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng CT, SGK phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau”. Như vậy, việc ban hành một CT với một chuẩn kiến thức nhưng được vận dụng phù hợp với từng vùng miền đã được triển khai trong CT hiện hành chứ không phải lần này mới được đổi mới.

Còn lại có rất nhiều nội dung mà đề án lần này đưa ra cũng không có gì mới hơn so với lần đổi mới trước đây. Chẳng hạn trước đây Bộ GD-ĐT nêu: “CT tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành”. Còn lần này vẫn với nội dung đó nhưng được diễn đạt bằng cách khác như: “Nội dung các môn học cần cân đối giữa lý thuyết với tăng cường thực hành, gắn với các tình huống đời sống và yêu cầu giải quyết vấn đề...”.

Vì vậy, đánh giá đề án này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội, đã nói: “Nhiều vấn đề cụ thể về hệ thống GD phổ thông vẫn chưa được nghiên cứu làm cơ sở cho đổi mới, do đó nội dung đề án đổi mới chưa có gì mới so với CT, SGK hiện hành”. Còn GS Nguyễn Xuân Hãn - ĐH Quốc gia Hà Nội, thì bức xúc: “Những nội dung đổi mới của đề án chỉ là những nội dung cũ và cũng được làm theo cách cũ nên chắc chắn không thể đổi mới được”. Ông chua xót: “Tôi chỉ thấy điểm mới là số tiền tiêu tốn lần này sẽ gấp đôi lần trước!”.

Tuệ Nguyễn - Vũ Thơ

http://www.thanhnien...-khong-moi.aspx

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi muốn nêu lên 2 vấn đề:

1. Đọc thông tin chính thức của bộ giáo dục thì tôi nhận ra ông Văn Như Cương (một người trong cuộc) viết bài thiếu sót nhiều chi tiết quan trọng và cách viết chỉ có tính cách giật gân. Viết như vậy chỉ có hại cho chính mình.

2. Tôi ước mơ có bộ sách giáo khoa tiểu học đầy đủ để xem sơ qua cho biết nhưng rất tiếc tôi không thể.... vì vậy nên tôi cũng không thể có ý kiến về việc cần thay đổi vào 4 năm sau hay phải 10 năm sau. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi thì nên đổi SGK trong vòng 10 đến 15 năm. Nói đổi cũng không nhất thiết phải cố ý đổi cho thật nhiều, đổi mọi thứ. Theo tôi, sau khi đổi thì trang bìa phải thay đổi khác hẵn, trông bắt mắt hơn (modern hơn) và với nhiều cuốn sách chỉ cần thêm một vài chương (đề mục) mới.

- Tôi thật tình không hiểu là những nhân vật phê bình trong cái post kế trên là những người cũng trong cuộc như ông Văn Như Cương hay là những người ngoài cuộc. Nếu là trong cuộc thì vì chắc họ thua nhóm đa số nên bây giờ họ xổ cơn bực bội của họ cho mọi người dân thường nghe chơi. Tôi thấy làm như vậy tạo sự mất lòng tin của học sinh và phụ huynh vào nền giáo dục nước nhà và như vậy chỉ có hại chứ không có lợi gì cả vì người trong cuộc, dù đồng ý hay không đồng ý, vẫn nên bình tỉnh rồi sẽ có dịp ý kiến của mình được người đồng nghiệp tôn trọng - ý tôi muốn nói, cần coi trọng ý kiến chung và có tinh thần tập thể.

- Trường hợp họ là những người ngoài cuộc thì tôi có thắc mắc: đang bắt đầu tiến hành công việc và 4 năm sau mới xong hết, vậy tại sao họ phát biểu như là họ đã đọc qua những cuốn sách rồi.

Có thể các bạn cũng có cùng thắc mắc giống như tôi nhưng tôi viết xuống suy nghĩ của tôi vì.... tôi đang tập cái tính thấy khúc mắc, thấy sai thì phải lên tiếng và ráng lên tiếng một cách ôn hòa.

Tôi ước gì có một tổ chức như thế này: sẽ thiết lập một số hộp thư góp ý dành riêng cho 2 thành phần: giáo viên và học sinh. Trường nào có góp ý thì gởi về sỡ, rồi sau đó sỡ sẽ gạn lọc ra những góp ý hay nhất để gởi về bộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc anh paulle sống ở nước ngoài thì phải ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngành công nghiệp giấy của Ta ngày càng phát triển để cạnh tranh với thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muỗi.

13 tỷ USD cho giao thông Hà Nội là quá lớn’

Posted Image Posted Image Posted Image Các chuyên gia giao thông cho rằng 260.000 tỷ đồng (tương đương 13 tỷ USD) chiếm hơn 20% GDP của Hà Nội là số tiền quá lớn và khó khả thi.

Chuyện sáng sáng hàng nghìn người mắc kẹt ở những tuyến đường nội đô như Nguyễn Lương Bằng, Ngã Tư Sở đã trở thành cơm bữa. Thậm chí Đại lộ Thăng Long, nơi giao với đường Phạm Hùng, Trần Duy Hưng, Khuất Duy Tiến, vốn được coi là trục hiện đại nhất VN vào giờ tan tầm cũng chật cứng. Đánh giá cao đề xuất “thay áo” cho hạ tầng giao thông Hà Nội, song không ít chuyên gia lo ngại về kinh phí đầu tư lên tới 13 tỷ đôla.

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Trưởng bộ môn Quy hoạch quản lý giao thông vận tải, Đại học Giao thông Vận tải cho rằng, cần cân nhắc số vốn bỏ ra. Hà Nội cần 260.000 tỷ đồng trong 5 năm để giải quyết ách tắc giao thông tương ứng với số tiền mỗi năm là 52.000 tỷ đồng. Trong khi đó, GDP Hà Nội năm 2010 là 238.000 tỷ đồng. Nếu so sánh với GDP Hà Nội, thì số tiền chi cho hạ tầng giao thông mỗi năm sẽ bằng khoảng 22%.

Hiện nay, cả nước chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng cho giao thông một số tiền bằng khoảng 3,5% GDP mỗi năm. Thông thường các nước trên thế giới, ngay cả trong giai đoạn phát triển nóng, cũng chỉ đầu tư cho giao thông khoảng 7-8% hoặc cao nhất là 10% GDP. Do đó, ông Hùng cho rằng Hà Nội bỏ ra số tiền chiếm tới hơn 20% GDP, gấp đôi các nước khác, gấp 6 lần cả nước là một con số kỷ lục.

“Nếu chi một tỷ lệ chiếm tới 22% GDP cho giao thông thì chúng ta sẽ không còn tiền để đầu tư vào các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, nhà ở… Hơn nữa, nguồn thu ngân sách của Hà Nội chỉ khoảng 60.000-70.000 tỷ đồng mỗi năm”, ông Hùng lo ngại.

Posted Image

Đường Hoàng Minh Giám thường xuyên bị tắc vào buổi sáng.

Ông Hùng đề xuất, Hà Nội chỉ nên bỏ ra số tiền bằng khoảng 10% GDP cho giao thông. Trước mắt, hạ tầng ở những nút cổ chai cần được mở rộng như vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy. Ông Hùng cho rằng, mỗi năm, Hà Nội chỉ nên tăng khoảng 5% diện tích mặt đường. Đến năm 2015 chưa có đường sắt đô thị, cần phải kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân, đặc biệt là ôtô. "Lượng ôtô vào nội đô quá nhiều. Giờ cao điểm, Hà Nội có thể thu phí đỗ ôtô cao hơn để hạn chế luồng ôtô vào thành phố", ông Hùng chia sẻ.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô cũng cho rằng cho rằng, trong hoàn cảnh cắt giảm đầu tư công như hiện nay thì việc huy động vốn lên tới hơn 3 tỷ đôla từ ngân sách nhà nước và thành phố không đơn giản. Ngoài ra, theo ông Hùng, việc kêu gọi vốn thi công đường cao tốc không được nhiều nhà đầu tư mặn mà vì thực tế khả năng hoàn vốn thấp. "Bangkok có tới 3 triệu ôtô, Seoul hơn 4 triệu ôtô, trong khi đó cả VN mới chỉ có khoảng một triệu ôtô. Lượng ôtô trên đường cao tốc không cao dẫn đến số tiền thu phí thấp nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư", ông Hùng cho hay.

Ông Hùng cho rằng, Hà Nội phải căn cứ vào nguồn vốn tập trung cho các khu vực "cốt tử" như một số cây cầu dang dở và các đường quốc lộ nối từ Hà Nội tới Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa thay vì tập trung vào một số tuyến đường của huyện.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cần phối hợp giữa các bộ ngành trước khi nâng cấp hạ tầng giao thông. Bà Lan minh họa, giao thông chưa phối hợp được với các ngành liên quan nên đã có tình trạng nhiều tuyến đường như Hoàng Quốc Việt, Trần Hưng Đạo vừa làm xong thì “ông nhà đèn” lại đào tung lên để hạ cáp ngầm. Ngoài ra, chất lượng cơ sở hạ tầng chưa tốt, dự án xây dựng chưa bao lâu đã xuống cấp điển hình là Đại lộ Thăng Long.

“Nên chờ quy hoạch chung của thủ đô được thông qua trước khi trình đề án kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị. Ngoài ra, cần phát triển theo hướng mở dần ra phía ngoài, giãn dân ở nội đô thì mới giảm sức ép dân số, bà Lan lo ngại.

Theo giải trình của Sở Giao thông Vận tải, số vốn bỏ ra từ ngân sách thành phố và trung ương lên tới hơn 3,3 tỷ đôla (khoảng hơn 65.000 tỷ đồng). Vốn ODA, BT, BOT và PPP khoảng 9,5 tỷ đôla (gần 200.000 tỷ đồng). Hà Nội cần vốn tập trung xây dựng các tuyến vành đai là khoảng 102.000 tỷ đồng, các trục chính đô thị hơn 50.000 tỷ đồng, quốc lộ hướng tâm 15.800 tỷ đồng... Ngoài việc phát triển đường vành đai, đường tỉnh lộ, Hà Nội còn dự kiến phát triển xây dựng một số trục chính của các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn...

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, nguồn vốn sẽ được huy động từ nhiều kênh khác nhau, như ngân sách trung ương, thành phố và xã hội hóa... "Đề án mới đang trình sở ban ngành để xin ý kiến đóng góp. Tất cả ý kiến sẽ được Sở xem xét tiếp thu", ông Hùng nói.

Theo VnExpress

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

40.000 bằng, chứng chỉ đại học bị in sai vì "không để ý"

SGTT.VN - Chiều 16.6, ông Nguyễn Hoàng, trưởng ban đào tạo đại học, đại học Huế cho biết có gần 20.000 bằng Tốt nghiệp đại học cấp cho sinh viên (thuộc đại học Huế) ra trường năm 2010 đã được in mẫu Quốc huy khác với mẫu Quốc huy thường thấy dùng ở Việt Nam ở bìa ngoài tấm bằng.

3e18c96aa8a121f84fdf136eb75cbff7_234346.jpg

Bằng Tốt nghiệp đại học được đại …

f123d66925a4c030727d844081491524_234433.jpg

Chứng chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc …

Cụ thể, trên quốc huy Việt Nam có ghi dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” . Nhưng ở các phôi bằng Tốt nghiệp đại học của đại học Huế in ra có thêm một chữ “VIỆT NAM” nữa nằm dưới dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngoài ra, cũng có gần 20.000 chứng chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - An ninh cấp cho sinh viên năm 2010 để có điều kiện ra trường cũng bị in sai lỗi là có đến 2 chữ “Việt Nam” tương tự như bằng Tốt nghiệp đại học.

Ông Lê Văn Thuyết, trưởng ban đào tạo sau đại học, qua điện thoại đã xác nhận với các phóng viên “có hơn 700 bằng thạc sĩ cấp cho khóa ra trường năm 2010 cũng sai ở 2 điểm: Ở bìa ngoài của bằng Thạc sĩ, trên Quốc huy có thừa một chữ Việt Nam. Trong dòng chữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” ở phần trong, bằng đã ghi sai khi viết hoa 2 chữ cái đầu trong chữ “Lập” và “Phúc”. Ngoài ra màu sắc trên Quốc huy cũng không buộc thể hiện đúng theo quy định.

Ông Nguyễn Hoàng, trưởng ban đào tạo đại học cho biết thêm: Việc sử dụng mẫu Quốc huy trong phôi bằng có thêm 2 chữ Việt Nam khác với đa số mẫu Quốc huy hiện nay mà trước đó không phát hiện sự khác biệt như đã nói là vì “biểu tượng”, “hình thức”, “màu sắc” của Quốc huy Việt Nam trong phôi bằng là hình ảnh quá thân thuộc đập vào mắt mọi người. Vì vậy, qua các lần họp để xét duyệt mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ ở đại học Huế đến việc bộ GD&ĐT phê duyệt mẫu phôi cũng không để ý đến chi tiết khác biệt ấy. "Nhưng các văn bằng, chứng chỉ của đại học Huế đã cấp phát cho sinh viên vẫn có đầy đủ giá trị pháp lý vì đã thực hiện theo đúng các mẫu phôi đã được bộ phê duyệt và do đại học Huế phát hành".

Tuy vậy, ông Hoàng nói rằng trong đợt in tiếp theo các phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định mới của bộ GD&ĐT để cấp bằng cho sinh viên ra trường năm 2011, đại học Huế đã điều chỉnh Quốc huy phù hợp với mẫu thông dụng hiện hành (nghĩa là chỉ có 1 dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” chứ không phải “thêm” chữ Việt Nam như các bằng, chứng chỉ in ra năm 2010 như trước đây).

HỒ HƯƠNG GIANG

CẢ MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC, MỘT HỆ THỐNG BỘ GIÁO DỤC THẾ MÀ CŨNG RA NHƯ VẬY . HÌNH NHƯ MẤY ÔNG NÀY KHI KÝ THÌ CHUI XUỐNG GẦM BÀN KÝ THÌ PHẢI. laugh.gif

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tuy vậy, ông Hoàng nói rằng trong đợt in tiếp theo các phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định mới của bộ GD&ĐT để cấp bằng cho sinh viên ra trường năm 2011, đại học Huế đã điều chỉnh Quốc huy phù hợp với mẫu thông dụng hiện hành (nghĩa là chỉ có 1 dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” chứ không phải “thêm” chữ Việt Nam như các bằng, chứng chỉ in ra năm 2010 như trước đây).

Quốc Huy nước CHXHCN Viet Nam đã được Quốc Hội thông qua và chỉ là 01 mẫu duy nhất

Ai có quyền thay đổi Quốc Huy này ?

Quý vị đã đứng trên luật, để làm sai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc anh paulle sống ở nước ngoài thì phải ?

Bạn đoán đúng, nhưng tôi đọc báo thường xuyên và có về VN nhiều lần nên tương đối nắm vững nhiều vấn đề. Tôi có nhận ra ý kiến của tôi trên diễn đàn này và vài cái khác có khi "nghe hơi lạ" nhưng mình cứ nói vì thiết nghĩ ý kiến kiểu gì cũng đều hữu ích trong một khía cạnh nào đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn đoán đúng, nhưng tôi đọc báo thường xuyên và có về VN nhiều lần nên tương đối nắm vững nhiều vấn đề. Tôi có nhận ra ý kiến của tôi trên diễn đàn này và vài cái khác có khi "nghe hơi lạ" nhưng mình cứ nói vì thiết nghĩ ý kiến kiểu gì cũng đều hữu ích trong một khía cạnh nào đó.

Paule đã từng ước : Tôi ước gì có một tổ chức như thế này: sẽ thiết lập một số hộp thư góp ý dành riêng cho 2 thành phần: giáo viên và học sinh. Trường nào có góp ý thì gởi về sỡ, rồi sau đó sỡ sẽ gạn lọc ra những góp ý hay nhất để gởi về bộ.

Một cái đơn giản thôi nhé.

Điều ước của Paule đã thành hiện thực từ lâu lắm rồi. Vì hầu như tất cả các trường từ đại học cho đến mầm non đều có hòm thư góp ý. Nhưng thông thường thì những lá thư đó chỉ để đọc rồi làm nháp thôi Paule.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài học về chống "giặc nội xâm"

Giadinh.net - Chỉ một năm sau ngày Tết Độc lập 2/9/1945, ngày 27/11/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 223 về việc “Xử phạt đối với tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, biển thủ công quĩ hoặc của công dân”.

Sắc lệnh 223 là Đạo luật chống tham nhũng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ra đời chỉ trước Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 chưa đầy một tháng.

Điều đó nói lên sự cấp bách của vấn nạn chống tham nhũng mà Bác Hồ gọi là “giặc nội xâm” trước nguy cơ giặc ngoại xâm đang rập rình ngay trước cửa.

Trong có ấm, ngoài mới êm, nếu nội bộ không trong sạch, không được làm sạch, thì làm sao tập trung toàn lực chống ngoại xâm đi tới thắng lợi?

Bài học mà Bác Hồ chỉ ra cho toàn Đảng, toàn chính quyền và toàn dân rất cụ thể, rất rõ ràng: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng… chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn… thành thử có mắt mà không thấu suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững, kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ mà tham ô, lãng phí.

Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí.” Những cảnh báo cách đây hơn nửa thế kỷ của Bác Hồ mà cứ như Bác đang nói chuyện ngày hôm nay! Cứ như Bác đang nhìn thấu những chuyện đau lòng xảy ra ngày hôm nay gây ra bởi “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí, và bắt đầu từ gốc của nó là bệnh quan liêu, giấy tờ, xa rời dân của các cấp chính quyền, của những người vẫn tự xưng mình là “đầy tớ của nhân dân”.

Cứ mỗi khi chúng ta có dịp nghiền ngẫm những lời căn dặn của Bác, mỗi khi ta thật tình tiếp thu, suy nghĩ về những lời dạy đó, chứ không phải làm qua chuyện “theo phong trào”, ta lại phát hiện ra những điều mới mẻ kỳ lạ từ những lời nói rất dung dị,bình thường của Bác Hồ. Ngay từ khi mới giành được chính quyền, Bác Hồ đã cảnh báo ngay về “nạn giặc nội xâm”-là tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Dùng từ “nội xâm” thật đích đáng, và có lẽ ngày càng đích đáng, khi nhiệm vụ của Nhà nước bây giờ không phải là giành chính quyền hay xây dựng chính quyền trong những ngày “trứng nước” như xưa nữa, mà là xây dựng một nhà nước pháp quyền đủ mạnh, đủ công khai và minh bạch để mọi công dân, dù làm việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải tuân thủ pháp luật và hoàn toàn thấy yên tâm, thấy thoải mái trong việc tuân thủ pháp luật. Cứ vào lúc nào và với bất cứ ai tự cho mình cái quyền “đứng trên pháp luật” để hành xử từ việc nhỏ tới việc lớn, thì chừng đó, “giặc nội xâm” không chỉ là hiểm họa, mà thực sự đã thành tai họa nhỡn tiền.

Nhà báo Thái Duy đã nhớ lại: “Ai cũng biết vụ tham nhũng của đại tá Trần Dụ Châu trước đây. Khi phát hiện một đại tá tham nhũng, Bác Hồ đã kiên quyết xử lý. Có điều tôi rất ngạc nhiên là trong lúc chúng tôi đánh giá vụ này báo chí không vào cuộc, vì đại tá lúc đó to lắm, nhưng Bác Hồ ra lệnh phải tường thuật trên Báo Cứu Quốc và Đài Tiếng nói Việt Nam đầy đủ, tỉ mỉ về vụ án này. Lúc đó Báo Cứu Quốc đăng 6 kỳ, trong đó 4 kỳ đăng trang nhất kèm xã luận.

Bác muốn người dân phải được biết về vụ việc này. Quyền được thông tin của người dân đã được người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đặc biệt tôn trọng. Bài học về việc chống lại “giặc nội xâm” của Bác Hồ đến lúc này vẫn mang tính thời sự.

Thanh Thảo

http://giadinh.net.v...iac-noi-xam.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi đã click cảm ơn nhưng suy nghĩ lại thấy việc sọan lại SGK không phải là việc làm chủ yếu của hs hay thầy cô. Theo tôi, chỉ cần tham vấn một số thầy cô thuộc mọi cấp để tránh lặp lại những lỗi lầm cũ.

Toi nghĩ những người tham gia trực tiếp vào dự án nên cùng nhau nghiên cứu kỷ lưởng bộ SGK của một vài nước có nền giáo dục hàng đầu như là Hàn Quốc hay nhật Bản. Hàn Quốc là nước đang có chương trình giáo dục hàng đầu của thế giới, VN hãy xin dịch SGK của họ - dịch được cái gì hay cái nấy. Cái gì liên quan đến văn hóa, con người Hàn..... thì ta chêm vào cái tương tự nhưng mang bản sắc Việt Nam. Tôi cho rằng làm như vậy thì hs Việt mới có nhiều cơ hội phát triển trí tuệ hơn. Tuy nhiên không biết là người Hàn có chịu không. Đối với người Việt thì ta từng sử dụng ké văn hóa Tàu, từ nội dung đến hình thức cả 1000 năm và ngày nay đa số người lớn vẫn còn ráng đọc cho biết, cho thuộc cổ học tinh hoa hay các tiểu thuyết nổi tiếng về lịch sử Trung Quốc..... và mở miệng ra là thích kể, thích dẫn chứng ông Tàu này.... ông Tàu nọ. Bởi vậy, chỉ mượn cách viết, cách trình bày có tính khoa học cao, dễ hiểu và có tác dụng kính thích não tốt thì chắc là không có gì sai.

Edited by paulle

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều đó nói lên sự cấp bách của vấn nạn chống tham nhũng mà Bác Hồ gọi là “giặc nội xâm” trước nguy cơ giặc ngoại xâm đang rập rình ngay trước cửa.

Cụ đúng là Thánh.

Thử hỏi, giặc ngoại xâm có mục đích gì? Quy lại là Dol. hay Gold mà thôi, vậy rõ ràng cùng tính chất nên gọi là"giặc nội xâm".

Quá siêu việt.

Nếu chúng ta tự soi rọi và điều chỉnh được thì Đây chính là Cực Lạc vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay