yeuphunu

Sách Lược Bành Trướng Của Trung Quốc

4 bài viết trong chủ đề này

Tác giả: Aleksandr Samsonov

Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ. Trong lịch sử các đế chế Trung Hoa thấy rõ 3 chu kỳ: hình thành, hưng thịnh, suy vong và hỗn loạn, trong đó phần lớn hoặc một bộ phận đáng kể dân cư bị chết đi.

Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn “hưng thịnh” - kinh tế và nhân khẩu tăng trưởng, mặc dù giới tinh hoa Trung Quốc đã kìm hãm được sự tăng dân số, nhưng đổi lại, đã nhận lấy “sự già hóa” của dân cư và giảm số lượng nữ giới.

Kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự giúp đỡ của Mỹ) đang có sự phát triển rất nhanh chóng, đã vượt qua Đức, Nhật và đang đuổi kịp Mỹ.

Nhưng trong sự tăng trưởng đó có một cái bẫy chết người, nếu sự tăng trưởng dừng lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề kinh tế-xã hội kinh hoàng, chúng chắc chắn sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị nội địa, các cuộc nổi loạn của nông dân và các khu vực Hồi giáo. Kết quả, Trung Quốc sẽ chuyển sang giai đoạn “suy vong”.

Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rõ quy luật lịch sử này và hoàn toàn logic khi giả định là họ đã tìm ra được cách để vượt qua, hay ít ra là kéo dài khung thời gian của thời kỳ “tăng trưởng”. Các triết gia Trung Quốc cho rằng, tồn tại khả năng có một giai đoạn “đại hài hòa”.

Những dấu hiệu giai đoạn “suy vong” đang đến gần

- “Sự quá nóng” của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã dẫn tới việc nếu như trong nước bắt đầu sự trì trệ (mà điều đó thì có thể xảy ra do khủng hoảng thế giới, lượng cầu ở Mỹ, châu Âu, Nga… suy giảm, mặc dù người ta đang tìm cách duy trì nó một cách nhân tạo bằng cách bơm tiền không được bảo đảm, nhưng điều đó không thể kéo dài mãi); thì các vấn đề kinh tế-xã hội sẽ bùng phát dữ dội ở Trung Quốc.

- Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết mà Trung Quốc phát động từ những năm 1990 đã khiến cả Đông Nam Á lao vào chạy đua vũ trang.

- Sự bất mãn gia tăng trong các tầng lớp dân chúng nghèo khổ nhất (nông dân), mà đến nay vẫn chiếm đa số dân số. Ví dụ, bộ phim Avatar được yêu thích ở Nga thì ở Trung Quốc người ta cũng rất thích. Người Trung Quốc tự so sánh mình với dân tộc hoang đường “navi”, bởi vì chính quyền tiến hành chính sách xua đuổi dân chúng khỏi các vùng đất quê hương để dành chỗ cho các dự án xây dựng quy mô. Tạm thời sự bất mãn được bù đắp bởi khả năng tìm việc làm ở các thành phố.

- Sự gia tăng chủ nghĩa hưởng lạc, sự phân hóa “những người Trung Quốc mới” . Ngày càng nhiều hơn du thuyền, casino, hàng xa xỉ. Trung Quốc đang dần dần để cho các loại vi rus hủy diệt - những người có triệu chứng thoái hóa (chuyển giới, đồng tính nam) nhận được ngày càng nhiều tự do. Tham nhũng gia tăng trong bộ máy đảng và nhà nước, sự thật tạm thời bị kiềm chế bởi các cuộc xử bắn công khai.

- Sự gia tăng bạo lực tự phát, nhất là đối với trẻ em (một dấu hiệu rất xấu, khi thái độ đối với trẻ em là rất đáng lo ngại), nói lên sự gia tăng tiêu cực trong thế giới tiềm thức của văn minh Trung Quốc.

Những lối thoát

- Tìm kiếm những con đường hòa bình để chuyển sang giai đoạn “Đại hài hòa”. Điều đó chỉ có thể với thiện chí của giới tinh hoa Trung Quốc và sự hợp tác rất chặt chẽ với nền văn minh Nga. Nhưng xét tới yếu tố bản thân Nga cũng đang đi tìm kiếm… thì…

- Bành trướng ra ngoài, kể cả bành trướng quân sự, để kéo dài quãng thời gian của giai đoạn “tăng trưởng” cần có những vùng lãnh thổ mới và các nguồn tài nguyên - đặc biệt gay gắt là vấn đề nước sạch và đất nông nghiệp.

Các dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị bành trướng quân sự

- Chạy đua vũ trang: Từ một nước thường thường bậc trung về quân sự, trong vòng 20 năm, Trung Quốc đã trở thành cường quốc số 2 về quân sự. Các chuyên gia quân sự Bắc Mỹ đã lo lắng nói rằng, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về sức mạnh và số lượng vũ khí hiện đại.

- Trung Quốc đang chuẩn bị cho quân đội của họ thực hiện các cuộc tấn công trên bộ - các binh đoàn lục quân hùng mạnh, với một số lượng lớn binh khí nặng, cũng như cho cuộc xung đột với một địch thủ công nghệ cao - họ đang cấp tốc hoàn thiện hạm đội, đóng các tàu sân bay, phát triển phòng không, vũ khí chống hạm, không quân, vũ khí phòng thủ vũ trụ.

- Các nước láng giềng của Trung Quốc đẩy mạnh đột biến hiện đại hóa quân đội - Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ (tất cả các nước này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, điều có thể trở thành cái cớ cho một cuộc chiến tranh lớn). Chỉ có Nga là đang “ngủ”.

- Trên báo chí và trong giới quân sự Trung Quốc, người ta đã nói đến sự cần thiết bành trướng để nhà nước sống còn.

- Trong những bộ phim Trung Quốc mới đây, thấy rõ hình ảnh kẻ thù là “người da trắng” và ít hơn là người Nhật.

file:///C:/DOCUME%7E1/ANHTAM%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.jpg

Thái độ đối với Mỹ

Trung Quốc cho rằng, nước Mỹ ốm yếu và không làm nổi vai trò lãnh đạo và thấy rằng, đang có một “cuộc cải tổ” chờ đợi nước Mỹ. Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rằng, quân đội Mỹ sẽ không “chịu nổi” một cuộc chiến tranh cổ điển và không dám mở một cuộc chiến tranh lớn vì Đài Loan. Mặc dù họ sẽ vẫn ủng hộ “các đồng minh” châu Á (về mặt ngoại giao, có thể là bằng vũ khí, tài chính). Ngoài ra, Trung Quốc còn là “công xưởng” của Mỹ, là chủ nợ trái phiếu lớn nhất của Mỹ, chiến tranh với Trung Quốc, nhất là chiến tranh “thật” sẽ mang lại những tổn thất to lớn cho Mỹ.

Bởi vậy, cũng như Anh và Pháp trước Thế chiến II, Mỹ sẽ nín nhịn đến cùng trước sự bành trướng của Trung Quốc sang các nước láng giếng. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh ở châu Á cũng sẽ có lợi cho giới tinh hoa Mỹ vì thế giới sẽ quên đi các vấn đề của họ.

file:///C:/DOCUME%7E1/ANHTAM%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image003.jpg

Các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu cho công nghiệp Trung Quốc.

Giống như nhiều cường quốc công nghiệp, Trung Quốc rất nhạy cảm với hoạt động của các tuyến đường biển này

Những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc

Theo quan niệm địa-chính trị cổ Trung Quốc: Trung Quốc là “trung tâm của thế giới, còn vây quanh đế chế Trung Hoa là “man di” và “mọi rợ”, những người phải cống nộp cho thiên triều. Trung Quốc vốn rất bảo thủ ở nhiều vấn đề, quan niệm này đã được xem xét lại và hiện đại hóa ở nước Trung Hoa cộng sản.

Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta …” (năm 1965); “Chúng ta phải chinh phục trái đất ... Theo tôi, quan trọng nhất là chinh phục trái đất chúng ta, nơi chúng ta sẽ thiết lập một cường quốc hùng mạnh”.

Danh sách “các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” rất dài: Miến Điện, Lào, Việt Nam, Nepal, Butan, Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Triều Tiên, quần đảo Ryukyu, hơn 300 hòn đảo ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải, Kirgyzya, một phần Tadjikistan, Nam Kazakhstan, tỉnh Badah Shan của Afghanistan, Mông Cổ, vùng Ngoại Baikal và Nam Viễn Đông cho đến tận Okhotsk của Nga.

“Các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là hơn 10 triệu km². Các vùng lãnh thổ đó lớn hơn lãnh thổ Trung Quốc (9.6 triệu km²) hơn 2 lần. Sau Мао, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “nguội đi” và không nêu ra những yêu sách như thế, nhưng quan niệm lịch sử thì họ vẫn giữ.

Và không nên nghĩ là Trung Quốc quên lãng những gì mà họ cho là của họ - họ đã lấy lại Hongkong (thuộc Anh đến năm 1997), Macao (thuộc Bồ Đào Nha đến năm 1999), đã nuốt được một phần lãnh thổ Nga (năm 2005 - 337 km²), 1.000 km² của Tadjikistan (tháng 1.2011, Trung Quốc yêu sách 28.000 km²). Trung Quốc càng mạnh và các nước láng giềng càng yếu bao nhiêu thì “sự thèm muốn” càng lớn bấy nhiêu.

Niềm tin vào phương cách ngoại giao cũng là đáng ngờ. Trung Quốc đã không chỉ một lần, trước khi trở thành cường quốc số 2, xung đột vũ trang với các nước láng giềng: 2 cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ (1962, 1967), xung đột biên giới Trung-Xô (1969), chiến tranh với Việt Nam (1979), 2 cuộc xung đột biên giới với Việt Nam (1984, 1988), 3 cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan. Trung Quốc “đã nuốt chửng” 3 vùng lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa là Đông Turkestan (chiếm vào thế kỷ XVIII), Nội Mông (chiếm hẳn sau Thế chiến II) và Tây Tạng (thập niên 1950).

file:///C:/DOCUME%7E1/ANHTAM%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image004.jpg

3 tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của Trung Quốc:

(1) Biên giới trên bộ với Ấn Độ và Butan;

(2) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Việt Nam;

(3) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Nhật Bản

Nhật Bản

Ở Trung Quốc, người ta có thái độ rất tiêu cực đối với Nhật Bản, nguyên nhân rất khách quan, cuối thế kỷ XIX-nửa đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã tham gia cướp bóc Trung Quốc cùng với phương Tây. Nhật đã 2 lần tấn công Trung Quốc và trong những năm Thế chiến II đã thực hiện một cuộc diệt chủng thực sự ở miền bắc Trung Quốc, hàng triệu người Trung Quốc bị giết (không có con số chính xác). Hơn nữa, Nhật Bản đến nay vẫn không chính thức xin lỗi về chính sách của chính phủ thời đó.

Họ có tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản chiếm giữ năm 1895. Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã đến lúc trả lại các vùng lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc” và công khai tuyên bố về vấn đề này vào năm 1992. Năm 1999, tình hình thêm căng thẳng vì tại thềm lục địa đã tìm thấy các trữ lượng khí đốt lớn và cả hai nước đã chuẩn bị khai thác chúng.

Cuối năm 2010, Nhật Bản thậm chí đã xem xét lại chiến lược quân sự, trong đó nguy cơ chủ yếu đối với Nhật được nêu ra không phải là Nga mà là vấn đề CHDCND Triều Tiên và cuộc chạy đua vũ trang do Trung Quốc phát động. Bởi vậy, Nhật Bản dự định tăng cường hạm đội tàu ngầm, hải quân, không quân và củng cố quan hệ hữu nghị với Mỹ.

Bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên từ thời cổ đại bị coi là “thuộc quốc” của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc ủng hộ chế độ CHDCND Triều Tiên và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với cả 2 nước Triều Tiên. Nhưng không biết Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào nếu trên bán đảo bùng nổ nội chiến và chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Một phương án có khả năng là Trung Quốc chiếm đóng Bắc Triều Tiên.

Đài Loan

Được coi là một bộ phận không thể chia cắt của Trung Quốc thống nhất. Từ năm 1992-1999, hai bên đã đàm phán tái thống nhất, song đổ vỡ vì lãnh đạo Đài Loan tuyên bố, Trung Quốc và Đài Loan là “2 nước ở 2 bờ eo biển Đài Loan”.

Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị giải pháp quân sự cho vấn đề Đài Loan. Mỹ và Nhật Bản hiện ủng hộ Đài Loan, Mỹ vũ trang cho quân đội Đài Loan. Nhưng điều gì sẽ diễn ra nếu Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng hoặc một cuộc chiến tranh nữa (Iran, Pakistan…). Mỹ sẽ không thể bảo vệ Đài Loan, không đủ nguồn lực, hơn nữa công chúng Mỹ sẽ không hiểu: bảo vệ người Trung Quốc khỏi người Trung Quốc để làm gì.

Giới tinh hoa Đài Loan đang tăng cường quân đội: hải quân, phát triển máy bay không người lái, tên lửa chống hạm, phòng không, đề nghị Mỹ bán các máy bay tiêm kích mới.

(còn nữa)

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp theo)

Vấn đề các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo nhỏ ở Biển Đông, bị Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1974, ngoài Việt Nam, Đài Loan cũng yêu sách quần đảo này.

Quần đảo Trường Sa nằm ở Tây Nam Biển Đông, gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, bãi đá ngầm và đảo san hô vòng, tổng diện tích dưới 5 km². Tổng diện tích khu vực này là hơn 400,000 km². Tranh chấp khu vực này là 6 quốc gia - Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei.

Nguyên nhân xung đột là vị trí quan trọng chiến lược của quần đảo, khu vực này giàu tài nguyên sinh học và có thể có những mỏ dầu và khí đốt trữ lượng lớn.

Một phần quần đảo do các đơn vị quân đội Việt Nam đóng giữ, một phần bị chiếm giữ bởi các đơn vị Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan. Thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ nhỏ, năm 2008, Philippines tuyên bố, họ sẽ “chiến đấu đến người thủy binh và lính thủy đánh bộ cuối cùng” vì quần đảo Trường Sa. Có khả năng xảy ra chiến tranh lớn. Cả 6 quốc gia trong những năm gần đây đều tăng cường quân đội, nhất là hải quân, hạm đội tàu ngầm, không lực hải quân được chú ý hơn.

Việt Nam

“Cựu” địch thủ của Trung Quốc, từng bị Trung Quốc đô hộ 1,000 năm, cho đến thế kỷ X. Là đối thủ của Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Khi Việt Nam còn là đồng minh của Liên Xô, thì không có nguy cơ lớn đối với

Việt Nam, nhưng hiện nay, nguy cơ tăng mạnh. Ban lãnh đạo Việt Nam đang tăng cường quân đội, tìm kiếm các quan hệ với Mỹ (có tin đồn, thậm chí Việt Nam sẵn sàng cho Mỹ sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự), cũng cố quan hệ hợp tác với Ấn Độ.

Ấn Độ

Trung Quốc coi bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ là một phần của Nam Tây Tạng và nghĩa là một phần lãnh thổ của mình. Ấn Độ muốn Trung Quốc trả lại vùng lãnh thổ Aksai Chin. Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự với Pakistan, Bangladesh, những nước về lịch sử và văn hóa là một bộ phận của nền văn minh Ấn Độ. Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng ở các nước giáp giới Ấn Độ mà giới tinh hoa Ấn Độ coi là vùng ảnh hưởng của mình là Nepal, Butan, Sri Lanka.

Ấn Độ cũng không thích thú gì việc Trung Quốc chiếm giữ Tây Tạng. Đáp lại, Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh quân đội, tăng cường hợp tác với Mỹ, Nga. Khả năng xảy ra chiến tranh lớn bị hạn chế bởi sự hiểm trở của biên giới Trung-Ấn, núi non.

Afghanistan

Trung Quốc coi tỉnh Badah Shan là lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc”. Nhưng trong khi chiến tranh liên miên diễn ra ở Afghanistan, Trung Quốc chú ý hơn đến bành trướng kinh tế. Rõ ràng là khi Mỹ và các đồng minh rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc sẽ là “anh cả” ở khu vực này và sẽ giành được những tài nguyên họ cần mà không cần chiến tranh. Afghanistan bị tàn phá, nước này cần những khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, mà Trung Quốc thì có tiền.

Tadjikistan

Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với 28,000 km² ở khu vực Đông Pamir. Tháng 1.2011, Tadjikistan đã nhượng 1.000 km² lãnh thổ tranh chấp cho Trung Quốc. Xét tới tiềm lực quân sự thực tế là bằng không so với Trung Quốc của Tadjikistanа, thì sớm hay muộn, nước này cũng phải giao nộp toàn bộ các lãnh thổ “tranh chấp” cho Trung Quốc, thậm chí cả các vùng lãnh thổ khác nữa (xét tới khả năng nội chiến ở nước này). Lối thoát duy nhất đối với Tadjikistan là trở lại trong thành phần nước Nga.

Kirgyzya

Năm 1996 và 1999, Kirgyzya đã cắt cho Trung Quốc gần 12 km² lãnh thổ và tạm thời Trung Quốc bằng lòng với điều đó. Nhưng xét tới tình hình khốn khó của Kirgyzya: các khó khăn kinh tế, quân đội yếu ớt, xung đột sắc tộc (giữa những người dân tộc Kirgyz và Uzbek), khả năng hỗn loạn lan sang từ Afghanistan, Kirgyzya sẽ không tránh khỏi số phận “miếng mồi” của kẻ mạnh. Giống như đối với Tadjikistan, trong hoàn cảnh khủng hoảng thế giới, cách cứu vãn dân tộc duy nhất để khỏi bị “Trung Quốc hóa” hoặc Hồi giáo cực đoan hóa là quay trở lại thành phần nước Nga.

Kazakhstan

Năm 1992-1999 đã diễn ra một quá trình đàm phán ngoại giao, kết quả là Trung Quốc giành được 407 km² lãnh thổ Kazakhstan. Trung Quốc không còn nêu ra vấn đề lãnh thổ nữa và nó được coi là đã giải quyết xong. Nhưng Kazakhstan dân cư thưa thớt, tiềm lực quân sự yếu, biên giới với Trung Quốc dài (hơn 1.700 km) và cách Trung Quốc ứng xử khi cần sống sót là điều dễ hiểu.[/font]

Mông Cổ

Nước này được coi là sự tiếp tục của khu vực Nội Mông và tương ứng là sự tiếp tục tự nhiên của Trung Quốc. Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã không nuốt chửng được nước này chỉ là nhờ sự bảo trợ của Liên Xô hùng mạnh. Mông Cổ đáng quan tâm đối với Trung Quốc ở chỗ với diện tích lớn, nước này gần như không có dân cư (2.7 triệu người), không có quân đội thực sự (gần 9,000 quân).

Nga

Năm 1991, М. Gorbachev ký hiệp ước, theo đó biên giới chạy theo giữa lòng sông Amur. Trước đó, biên giới chạy theo bờ sông Amur, bên phần đất Trung Quốc. Năm 2004-2005, V. Putin đã cắt cho Trung Quốc 337 km² lãnh thổ Nga. Tại đây, vấn đề lãnh thổ dường như đã được giải quyết, nhưng “sự thèm ăn thức tỉnh trong khi ăn”. Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường và nếu như họ chọn bành trướng ra bên ngoài thì Nga sẽ là “đối tượng” có khả năng nhất. Tạm thời, Trung Quốc hạn chế ở việc chiếm lĩnh về kinh tế các vùng lãnh thổ Nga và di dân đến các vùng lãnh thổ hầu như trống rỗng của Siberia và Viễn Đông.

Những nạn nhân đầu tiên có khả năng nhất của sự bành trướng của Trung Quốc

Những nạn nhân đầu tiên của Trung Quốc rõ ràng sẽ là:

- Đài Loan: Theo lập trường nguyên tắc của Trung Quốc thì Đài Loan là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa. Nhưng cũng có khả năng cho lối thoát hòa bình nếu như giới tinh hoa Đài Loan kìm nén được các tham vọng của mình. Nếu như xảy ra một chiến dịch quân sự thì nạn nhân sẽ nhiều, nhưng thiết nghĩ Mỹ và phương Tây sẽ chỉ làm ầm ĩ, chứ sẽ không thực sự tham chiến.

- Các nước phía Bắc: Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kirgyzya, do đây là những vùng lãnh thổ dân cư thưa thớt, có nguồn tài nguyên lớn và tiềm lực quân sự yếu (các đơn vị quân đội chủ yếu của Nga bố trí ở phía Tây, nên Trung Quốc sẽ kịp giải quyết xontg tất cả các vấn đề nhằm chiếm giữ Siberia và Viễn Đông của Nga trước khi các đơn vị đó kịp tới khu vực chiến sự).

- Tấn công Ấn Độ không hấp dẫn Trung Quốc vì chiến trường không thích hợp (vùng núi), về quân số, quân đội Ấn Độ và dự trữ nhân lực của nước này cũng gần như của Trung Quốc. Trung Quốc có thể mở chiến dịch hạn chế chống Ấn Độ để yểm trợ cho đồng minh Pakistan một khi Ấn Độ tấn công Pakistan.

- Chiến tranh với Việt Nam hay bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào là bất lợi. Nguồn dự trữ nguyên liệu của các nước này hạn chế, có dân số đông, quân đội mạnh. Bởi vậy, các nước này sẽ được Trung Quốc để lại sau, họ có thể khuất phục mà không cần chiến tranh, một khi thấy số phận của các láng giềng phía Bắc của Trung Quốc, họ sẽ tự nguyện trở thành “chư hầu” của Trung Quốc.

- Nhật Bản rõ ràng sẽ là nạn nhân cuối cùng, bởi lẽ tiến hành chiếm đóng bằng đường biển là khá phức tạp. Nhưng xét tới sự thù ghét của người Trung Quốc đối với người Nhật thì số phận của họ sẽ rất bi thảm, dân cư quần đảo Nhật sẽ giảm mạnh.

Đặc điểm của sự bành trướng này là giới tinh hoa Trung Quốc sẽ không tiếc lính, tiếc vũ khí trang bị để thực hiện. Trung Quốc đang có cuộc khủng hoảng nhân khẩu nghiêm trọng, “sự già hóa” dân cư và dư thừa thanh niên, thiếu nữ giới. Càng có nhiều người mất mạng trên chiến địa càng tốt, “ung nhọt” căng thẳng xã hội trong nội địa Trung Quốc sẽ xẹp xuống. Còn nhu cầu sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị sẽ có lợi cho nền kinh tế.

Nga có thể làm gì để tự cứu mình?

- Về mặt ngoại giao, ủng hộ việc tái thống nhất hòa bình Hoa lục và đảo Đài Loan.

- Tăng khối lượng hợp tác kinh tế. Khủng hoảng và những chấn động xã hội ở Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy sự khởi đầu của quá trình bành trướng bằng vũ lực đã rất gần. Nga cần nền hòa bình ở Trung Quốc và sự phát triển kinh tế, văn hóa của dân cư nước này. Cần có sự bành trướng văn hóa Nga - tiếng Nga, điện ảnh, giáo dục, văn hóa.

- Liên minh chiến lược với Ấn Độ, thừa nhận các bộ phận của nền văn minh Ấn Độ là Pakistan và Bangladesh là thuộc về Ấn Độ. Tương trợ nhau trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược.

- Hợp tác kỹ thuật quân sự và kinh tế rộng lớn với Mông Cổ, hai nước Triều Tiên, các nước Đông Nam Á. Nối lại liên minh với Việt Nam.

- Lập tức khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, tăng cường mạnh mẽ lực lượng quân đội đóng tại Viễn Đông.

- Có chương trình quy mô lớn tái chinh phục Siberia và Viễn Đông (có thể lấy các kết quả nghiên cứu của Y. Krupnov làm cơ sở), giải quyết sự mất cân bằng nhân khẩu, khi mà phần lớn dân số Nga sống ở phần châu Âu của nước Nga. Có chương trình hỗ trợ sinh đẻ cho người Nga và các dân tộc bản địa ở Siberia và Viễn Đông (không dưới 3-4 con/1 gia đình).

- Giới tinh hoa Nga cần phải thể hiện ý chí sinh tồn bằng cách ngầm cảnh cáo Trung Quốc rằng, xâm phạm đất đai và khu vực ảnh hưởng của Nga (Kazakhstan, Kirgyzya, Tadjikistan, Mông Cổ) có thể dẫn tới đòn đánh hạt nhân hạn chế nhằm vào các thành phố duyên hải phồn vinh của Trung Quốc.

*****

Trung Quốc thi hành sách lược của Tần Thuỷ Hoàng trong quan hệ với các nước lân bang và Thế giới

Ðàn Chim Việt - 21/04/11 | Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

file:///C:/DOCUME%7E1/ANHTAM%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN -Trung Quốc ngày 29/10/2010 - Ảnh tư liệu REUTERS/Na Son Nguyen/Pool

Trung Quốc thi hành sách lược của Tần Thuỷ Hoàng trong quan hệ với các nước lân bang và Thế giới. Thế giới ít biết đến chuyện những nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc thường áp dụng những sách lược của các bậc tiền bối Trung Hoa xưa vào hoạch định các chính sách hôm nay và đều thành công.

Người ta đã từng chứng kiến các nhà hoạch định chính sách thời ông Mao áp dụng đó là sách lược “Phô yếu ẩn mạnh” kết hợp với sách lược “Nhẫn nhục nhu hoà để chờ thời phản công” mà khẩu hiệu xưa chính là “quân tử trả thù mười năm không muộn.” Từ chính sách này Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó, nhất là dưới thời Đặng Tiểu Bình đã thi hành sách lược hoà hoãn bắt tay với Mỹ trong cuộc mặc cả lớn để có Thông cáo chung Thượng hải được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc cuối năm 1975 mà kết quả là Mỹ đã cho Trung Quốc được hưởng “ưu đãi tối huệ quốc” buôn bán vào Mỹ, đổi lại họ dạy kẻ thù của Mỹ là Việt nam một bài học, đó là tấn công xuống phía Nam. Kết quả là dù phải mất 500 ngàn sinh mạng người lính vô tội trong cuộc chinh phạt này nhưng đổi lại có được một nền kinh tế đại nhẩy vọt, tăng trưởng như lên đồng, để rồi hôm nay đã đem về cho đất nước họ với ngân sách dự trữ tài chính khổng lồ là 600 ngàn tỷ đôla và một Trung Quốc đại công trường, xí nghiệp của Thế giới với đủ các sản phẩm từ những cái kim, quần áo đến ti-vi, các hàng điện tử, ô tô và tên lửa, máy bay, tầu thuỷ với giá rất mềm nên dù chất lượng có yếu kém hơn rất nhiều nhưng hợp với túi tiền người tiêu dùng nên đầy sức cạnh tranh Mỹ và thế giới phương Tây. Nay là lúc Trung Quốc thực thi nâng cao chất lượng sản phẩm để lấn át các nước vốn có truyền thống sản xuất các mặt hàng này.

Kinh tế thì là vậy nhưng Trung Quốc đã khéo léo dùng kinh tế để làm đòn bẩy về chính trị và tăng cường vị thế ngày càng mạnh của mình trên thế giới. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, quân sự cổ lỗ nay đã vươn lên là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai và đang rút ngắn lại khoảng cách với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ. Đến lúc này, đối tượng mà họ đang nhắm tới chính là Mỹ. Từ máy bay, tầu chiến loại thường nay tiến đến máy bay, tầu chiến tàng hình và điều khiển qua Sentanit với khoa học chiến tranh hiện đại, các dàn hoả tiễn tàng hình xuyên lục địa đối hãm đối biển kể cả hạ vệ tinh trên không gian.

Chính sách của họ lúc này chính là “tiền trảm chi hậu trảm thầu” có nghĩa là cắt tay chân, các rễ nhỏ trước khi đốn gốc chặt đầu kẻ thù. Kế hoạch mà họ nhắm đến chính là tung các khoản đầu tư kinh tế mạnh hay viện trợ để vừa chiếm thị trường các nước lân bang vừa tước đi ảnh hưởng của Hoa Kỳ hay các quốc gia khác đối với nước nào mà họ nhắm đến.

Thí dụ như Lào và Campuchia, Thái Lan, Indonexia để cắt tay Mỹ và cả Việt Nam vốn là các quốc gia có ảnh hưởng truyền thống với những quốc gia này. Con đường tầu hoả và xa lộ từ Thượng Hải, Thẩm Quyến xuyên qua Lào, Campuchia, Indonexia, Malaixia, Singapo đã chứng minh hùng hồn điều này. Hiện nay Trung Quốc đang tiến tới lập các công ty sản xuất hỏa tiễn với Indonexia để lôi kéo quốc gia này xa dời ảnh hưởng ngày càng tăng của Hoa Kỳ. Chúng ta nên nhớ Indonexia là chủ tịch khối Aisian năm nay và có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam Á. Để thắt chặt hơn nữa sự phụ thuộc của các quốc gia này vào Trung Quốc, với Lào họ viện trợ không hoàn lại hàng năm là 20 triệu đô la và tung hàng tỷ đô la vào xây các công trình kinh tế lớn như đập thuỷ điện và xây dựng. Còn Campuchia ngoài số tiền hàng chục triệu đô la viện trợ không hoàn lại, Trung Quốc đã tân trang toàn bộ quân phục, vũ khí cá nhân cho quân đội nước này và nhận đào tạo các sỹ quan và cán bộ cao cấp cho hai nước nói trên. Tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa Phnompenh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp cho Trung Quốc tiến được một bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam Á, kể cả Singapore ở xa tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ. Trên khắp Cam Bốt, hàng chục công ty quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện, bao gồm đập thủy điện khổng lồ với công suất 246 megawatt trên sông Tatay ở Koh Kong. Tổng số chi phí cho các con đập sẽ vượt mức 1 tỷ đô la. Theo ông Cheam Yeap, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân Dân Cam Bốt đang cầm quyền, tổng cộng Cam Bốt đang nợ Trung Quốc 4 tỷ đô la. “Khả năng (Trung Quốc) chiếm quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi”, Lak Chee Meng, thông tín viên kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnompenh đã nhận định như vậy.

Sin Chew Daily là một trong 4 nhật báo Hoa Ngữ tại Cam Bốt, phục vụ cho 300,000 độc giả người Khmer gốc Hoa và thêm khoảng 250,000 người nhập cư đến từ Trung Quốc bao gồm di dân và các nhà kinh doanh. “Cam Bốt ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách thức trước đây Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính trị là như vậy”.

Tuy nhìn bên ngoài thì người ta vẫn tưởng là Trung Quốc hào hiệp tung tiền phát chẩn cho các nước đàn em nghèo khó nhưng thực ra không phải như vậy mà qua quan hệ đầu tư kinh tế, dựa vào thế mạnh về vốn họ đã bành trướng các công ty, xí nghiệp của Trung Quốc ra nước ngoài một cách dễ dàng và đại thành công, đó là khi kinh tế Trung Quốc tràn vào Campuchia thì kinh tế hai nước mỗi năm buôn bán đạt mức 2 tỷ đô-la nhưng hàng hoá của Campuchia và Trung Quốc chỉ đạt 200 triệu mỗi năm. Như vậy thâm thủng mậu dịch là 1 tỷ 800 triệu đô la. Còn Lào thì con số còn thậm tệ hơn nhiều. Cán cân thương mại hàng năm là 2 tỷ 500 triệu nhưng hàng hoá của Lào vào Trung Quốc chỉ là 200 triệu mà phần lớn là gỗ quý và nông sản. Thâm thủng là trên 2 tỷ đô la. Lào và Campuchia vì những món lợi trước mắt đã dần xa Việt Nam xích gần lại dưới bàn tay điều khiển của thầy phù thủy Trung Quốc hơn.

Việt Nam thì con số thương mại báo chí đưa ra năm 2010 là 40 tỷ đô la, trong khi đó hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc là 7 đến 10 tỷ, còn bên kia là 30 tỷ nghiêng về phía Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc đã dùng “mỡ cá để rán cá” và càng buôn bán với Trung Quốc thì cán cân thương mại càng thâm thủng mạnh hơn. Trong khi đó người ta thấy tổng kim ngạch buôn bán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 2010 là trên 20 tỷ đô la và cán cân thương mại Việt Nam vào Mỹ là 17.5 tỷ đô la. Như vậy rõ ràng kinh tế Việt Nam phát triển là do quan hệ với Mỹ và các nước khác chứ không hề đi lên từ quan hệ với Trung Quốc, trái lại chỉ thâm thủng nặng nề hơn mà thôi. Nếu không duy trì quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ và châu Âu thì kinh tế Việt Nam sẽ lại quay về thời kỳ bao cấp khi xưa không hề sai khác và không thể trông vào sự viện trợ của ông bạn láng giềng này.

Trung Quốc biết ảnh hưởng của Việt Nam rất lớn với khối Asian và là một vật cản hiệu quả sự bành trướng về biển Đông của họ nên đang có xu hướng uyển chuyển hơn trong việc vận động Việt Nam đi đến ký kết về một hiệp ước biển để giải quyết rốt ráo, phá đi rào cản cuối cùng để làm ông chủ biển Đông. Mọi người đang hồi hộp chờ đợi người hùng Mỹ sẽ làm gì để phá thế trận Trung Quốc đã và đang miệt mài làm nhằm cô lập và cắt đi mọi ảnh hưởng truyền thống của Hoa Kỳ tại khu vực quan trọng này.

Tư duy Đông phương nghe lướt qua thì nhẹ nhàng và thâm thuý nhưng khi đi sâu vào trong thực tế mà Trung Quốc áp dụng mới thấy thật là thâm hiểm không như mọi người cứ nghĩ chỉ là “cổ sơ và thâm thuý nhu hòa.” Người ta đã nhìn thấy họ đang chuyển sách lược từ “lấy nhu chống cương” nay lấy cả “nhu và cương chống cương”, đó là sách lược của hảo hán Trung Hoa trên sân khấu chính trị thế giới.

(còn nữa)

(c

Share this post


Link to post
Share on other sites

(Tiếp theo)

Trung Quốc có nguy cơ xung đột với các láng giềng để kiểm soát nguồn năng lượng

RFI - Thứ hai 02 Tháng Năm 2011

<br style="mso-special-character:line-break" clear="all">

file:///C:/DOCUME%7E1/ANHTAM%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg

Tàu tuần tra Trung Quốc tại vùng biển cách quần đảo Okinawa (Nhật Bản) 280 km. Ảnh do Hải quân Nhật chụp ngày 11/09/2010 - Reuters

Đức Tâm

Trong năm 2011, Trung Quốc sẽ tăng cường nhân sự và phương tiện để "áp dụng luật pháp và bảo vệ quyền lợi trong các vùng biển của Trung Quốc". Theo giới phân tích, Bắc Kinh không chỉ muốn độc chiếm nguồn hải sản, mà còn muốn làm chủ các nguồn dầu lửa và khí đốt trong các vùng từ biển Hoa Đông cho đến Biển Đông. Hành động của Trung Quốc có thể làm xung đột bùng lên.

Hôm nay, 02/05/2011, báo chí Trung Quốc đưa tin, Cơ quan Tuần dương nước này sẽ phát triển các phương tiện giám sát vùng biển : Trong năm nay, Trung Quốc có kế hoạch tuyển dụng thêm 1000 người và đưa tổng số nhân viên làm việc trong lĩnh vực này lên đến ít nhất là 10,000. Trong vòng 5 năm tới, Trung Quốc sẽ trang bị thêm 36 tàu tuần tra, bổ xung vào hạm đội tàu ngư chính hiện có là 360 chiếc.

Theo đại diện Cơ quan Tuần dương, ngay trong năm 2011, Trung Quốc sẽ ‘tiến hành các hoạt động tuần tra đều đặn và thường xuyên hơn nhằm tăng cường áp dụng luật pháp trong các vùng biển của Trung Quốc, bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc’. Đồng thời, Bắc Kinh cảnh báo là một bộ phận tàu tuần dương sẽ được lắp đặt các thiết bị mới, nhằm cải thiện việc thực thi pháp luật.

Qua những yêu sách về lãnh thổ và vùng biển, Trung Quốc không chỉ muốn độc chiếm nguồn hải sản. Một trong những ý đồ chính của Bắc Kinh là muốn làm chủ các nguồn dầu lửa và khí đốt tại đây. Giới phân tích cho rằng, tham vọng này của Trung Quốc có nguy cơ gây ra xung đột với các nước láng giềng.

Theo báo trên mạng của Úc, Canberra Times, hiện nay, Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực khai thác dầu khí ở ngoài khơi. Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn muốn tiếp tục tăng cuờng các hoạt động tìm kiếm và khai thác nhiên liệu trong các vùng biển để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Chiến lược bảo đảm an ninh năng lượng này sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, và một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc bởi vì Biển Đông là nơi có các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và tự do lưu thông của các tàu bè và máy bay quân sự các nước.

Ngày 19/04/2011, Hoàn Cầu Thời báo (Global Times) của Trung Quốc đã đăng một báo cáo đặc biệt coi Biển Đông là “Vùng Vịnh thứ hai” có trữ lượng lên tới hơn 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20 nghìn tỷ mét khối khí đốt, tức là lớn gấp 25 lần các nguồn dầu khí đã được thẩm định của Trung Quốc. Một quan chức cao cấp của bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc nhấn mạnh, việc tăng cường tìm kiếm và khai thác dầu khí ở ngoài khơi đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết khó khăn về nhiên liệu của nước này.

Vào đầu những năm 1990, Trung Quốc tự bảo đảm nguồn cung ứng nhiên liệu, thì đến năm 2010, Bắc Kinh phải nhập khẩu 55% để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và như vậy, theo Hoàng cầu Thời báo, mức độ an ninh năng lượng đã vượt qua ngưỡng báo động thuờng được quốc tế công nhận là 50%.

Ngân hàng đầu tư Úc Macquarie dự báo là tỷ lệ tự cung tự cấp về khí đốt của Trung Quốc đã giảm từ 90% xuống còn 65% trong năm 2010. Các tập đoàn năng lượng của Trung Quốc đang chuẩn bị các kế hoạch tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở ngoài khơi, càng ngày càng xa lãnh thổ.

Chiến lược mở rộng địa bàn tìm kiếm nhiên liệu được phối hợp chặt chẽ với hoạt động ngoại giao. Ngày 14/04/2011, Bắc Kinh đã cho lưu hành một bức thư, gửi tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc, tái khẳng định 80% diện tích Biển Đông và tất cả các đảo lớn nhỏ, bãi đá nằm trong hình chữ U – mà Việt Nam thường gọi là đường lưỡi bò – thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong bức thư này, Bắc Kinh nói rằng từ những năm 1970, Philippines đã bắt đầu xâm chiếm một số hòn đảo và bãi đá trong vùng quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, tức Trường Sa – Spratly.

Bức thư này còn đi xa hơn văn bản mà Trung Quốc trước đây gửi Liên Hiệp Quốc để phản đối những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam và Malaysia. Cụ thể là trong bức thư ngày 14/04, Trung Quốc quyết đoán là có chủ quyền đối với toàn bộ vùng quần đảo Trường Sa bao gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho dù phần lớn những hòn đảo ở đây không có người ở và chỉ thấp thoáng nhìn thấy khi thủy triều lên.

Điều ngang ngược hơn cả là Trung Quốc dựa trên những luật lệ quốc gia về biển và hàng hải để khẳng định các đòi hỏi của mình, bất chấp Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 và đây chính là nguy cơ dẫn đến căng thẳng, thậm chí xung đột trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Tags: Biên giới - Biển Đông - Chủ quyền - Phân tích - Trung Quốc

*****

Bắc Kinh gặp rắc rối trong chính sách Biển Đông

Tác giả: Michael Richardson

Vietnam Net – 5-4-2011

Trung Quốc đã là một trong những nhà sản xuất năng lượng ngoài khơi lớn nhất thế giới. Nhưng họ vẫn mong muốn mở rộng quy mô hơn bằng việc tìm kiếm thêm nhiều tài nguyên dầu khí ở vùng biển nội địa và các khu vực gần với Trung Quốc, để tránh phụ thuộc quá mức vào nguồn năng lượng nhập khẩu.

Tuy nhiên, chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc có thể làm phức tạp hóa mối quan hệ giữa họ với Đông Nam Á, với các quốc gia khác như Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc vốn quan tâm và coi Biển Đông như một "lộ trình quốc tế" cho thương mại và hoạt động tự do của tàu thuyền và máy bay quân sự.

Một trong những tâm điểm của việc nghiên cứu năng lượng ngoài khơi mà Bắc Kinh tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nằm ở Biển Đông, nơi Trung Quốc có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh.

Thời báo Hoàn cầu không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, tờ báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khó" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.

Cơn khát dầu của Trung Quốc để phục vụ hệ thống vận chuyển, giao thông và phát triển kinh tế đã thay đổi từ việc tự cung tự cấp dầu vào đầu những năm 1990 sang phụ thuộc tới 55% nguồn dầu nhập khẩu trong tiêu dùng vào năm 2010, vượt quá những gì mà Thời báo Hoàn cầu gọi là: "mức báo động an ninh năng lượng toàn cầu được công nhận ở con số 50%".

file:///C:/DOCUME%7E1/ANHTAM%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image004.jpg

Không chỉ có tỉ lệ nhập khẩu dầu của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng, mà sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt nước ngoài cũng tăng không kém khi Bắc Kinh khuyến khích việc chuyển sang sử dụng nguồn khí đốt sạch hơn so với than đá để cắt giảm ô nhiễm khong khí và khí thải nhà kính. Than đá là nguyên nhiên liệu chủ yếu của Trung Quốc sử dụng để phát điện.

Một báo cáo gần đây của ngân hàng đầu tư Macquarie dự báo rằng, tỉ lệ tự túc khí đốt của Trung Quốc sẽ sụt giảm từ 90% trong năm 2010 xuống 65% trong năm 2020. Các công ty năng lượng nhà nước đang chuẩn bị tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở đáy biển ngoài khơi Trung Quốc và thậm chí là ở những vùng biển sâu hơn, xa hơn kể từ bờ biển nước này.

Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc - một nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi - nhấn mạnh rằng, các vùng nước sâu của Biển Đông vẫn chưa được "khám phá, thăm dò" và có "tiềm năng to lớn". Tập đoàn này đã phác thảo những kế hoạch để thâm nhập lớn ở khu vực này khi họ học cách vận hành các thiết bị khoan sâu trong vài năm tới.

Các lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển kỹ năng, cải tiến trang bị để phô trương sức mạnh ở Biển Đông và bảo vệ các công ty năng lượng Trung Quốc hoạt động ở đây.

Cho tới nay, việc tìm kiếm và sản xuất năng lượng của Trung Quốc vẫn giới hạn tại khu vực phía bắc của Biển Đông gồm ngoài khơi Hong Kong và đảo Hải Nam. Tuy nhiên, trong tháng này, Bắc Kinh nhiều lần quả quyết rằng họ kiểm soát hơn 80% Biển Đông và tất cả các đảo, vỉa đá ngầm trong một bản đồ hình chữ U mà chính họ công bố. Động thái của Trung Quốc lại càng làm nóng thêm những tranh cãi hàng hải.

Philippines đã gửi công hàm chính thức đến Liên Hợp Quốc để phản đối Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông. Philippines cho rằng, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với các đảo và vùng biển lân cận tại Biển Đông là không có cơ sở luật pháp quốc tế. Hãng tin AP đã thấy bản copy công hàm phản đối Trung Quốc mà Philippines gửi tới LHQ. Sự phản đối của Philipplines xuất hiện sau khi một tàu tìm kiếm thăm dò dầu khí nước này thông tin về việc bị hai tàu tuần tra của Trung Quốc "quấy nhiễu". Quân đội Philippines đã triển khai hai máy bay chiến đấu tới khu vực xảy ra vụ việc và tàu Trung Quốc sau đó rời đi mà không có đụng độ gì.

Đáp trả lại, Trung Quốc cũng gửi thư phản đối Philippines lên LHQ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm như vậy. Bắc Kinh khẳng định họ có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa mà Manila "đã bắt đầu xâm chiếm" từ những năm 1970.

Trong lá thư gửi ngày 14/4, Trung Quốc tuyên bố: "Kể từ những năm 1970, Philippines đã bắt đầu xâm lấn và chiếm đóng một số đảo cũng như vỉa đá ngầm tại quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi tên quần đảo Trường Sa) và đưa ra các tuyên bố chủ quyền liên quan, điều mà Trung Quốc mạnh mẽ phản đối". Thư phản đối của Trung Quốc nhấn mạnh: "Sự chiếm đóng của Philippines với một số đảo và vỉa đá ngầm của quần đảo Nam Sa cũng như các hành vi liên quan khác đã cấu thành việc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".

Tháng 5/2009, một ngày sau khi Trung Quốc đưa ra bản đồ chín đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò hay bản đồ hình chữ U) lên một ủy ban của LHQ, Việt Nam và Malaysia đã đệ đơn phản đối. Indonesia, tuy không phải là bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cũng phản đối bản đồ của Trung Quốc trong năm ngoái. Tuy nhiên, trong cả bốn thư ngoại giao đệ trình lên LHQ chống lại bản đồ chín đoạn của Trung Quốc, chỉ có thư phản đối của Philippines khiến Bắc Kinh gửi công hàm đáp trả lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon.

Lá thư của Bắc Kinh khẳng định quả quyết rằng, quần đảo Trường Sa "hoàn toàn thuộc về" lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, cho dù nó gồm phần lớn các đảo không người ở và thường không thể nhìn thấy được khi thủy triều lên.

Không có cách nào khác ngoài việc Trung Quốc có thể sử dụng luật pháp quốc tế hiện hành để chứng minh cho tuyên bố chủ quyền của họ với vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với các nguồn tài nguyên thủy sản, năng lượng và khoáng sản.

Tuy nhiên, trong bức thư gửi LHQ, Trung Quốc lại biện minh cho tuyên bố chủ quyền dựa trên hai đạo luật hàng hải gây tranh cãi của chính họ ngoài Công ước LHQ về Luật biển. Luật pháp nội địa công nhận chủ quyền của Trung Quốc; công ước LHQ lại không như vậy.

Và, nếu cuộc vật lộn để giành quyền kiểm soát Biển Đông dựa trên quyền lực chính trị thay vì luật pháp quốc tế hiện hành, thì Bắc Kinh dường như có lợi thế so với các đối thủ yếu hơn.

Michael Richardson là nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.

Thụy Phương (Theo Japantimes)

(còn nữa)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu Phụ Nữ ơi

anh post bài chịu khó đẩy cho liền dòng và link ảnh thì bấm vào nút img rồi đưa link ảnh vào đó chứ, như thế này người đọc hay oải lắm đó

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay