Posted 5 Tháng 6, 2011 Các độc giả kính mến! Theo Từ Điển Dịch Học thì lịch sử đã tồn tại cả hai danh phái dịch học, đó là Dịch Học Phục Hy và Dịch Học Trần Đoàn. Thực thế, dấu vết của Dịch Học Phục Hy thì dễ tìm thấy trong các sách đã được phiên dịch, so với dấu vết hơi khó tìm, khó gặp đối với người Việt, đó là Dịch Học Trần Đoàn. Vì sao lại như vậy, chỗ này thì được Việt dịch, chỗ kia lại không được Việt dịch ? Bởi vì Dịch Học Phục Hy được xem là Dịch Học Chính Tông còn Dịch Học Trần Đoàn thì khác hẳn Dịch Học Phục Hy. Tuy có sự khác nhưng sao Dịch Học Trần Đoàn vẫn được tồn tại trong những đại từ điển như Vĩnh Lạc Đại Điển ? Ấy là bởi vì tính...thay vì Rubi nhận xét thì tạm thời sẽ bắt đầu sưu tầm từ điển và hơn nữa sẽ so sánh hai loại Dịch Học này với hai hướng đã manh nha mở ra được sự chú ý của các độc giả, tức là hai hướng mà Rubi đã chỉnh lý trực tuyến. Tạm thời, chủ đề này, Rubi đặt bút viết. Nhưng cũng có thể nó chủ động được dừng lại bất kỳ lúc nào. Mời các độc giả xem tạm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 6, 2011 Vĩnh Lạc đại điển Vĩnh Lạc đại điển ( (chữ Hán giản thể: 永乐大典, chính thể: 永樂大典, latin hóa: Yǒnglè Dàdiǎn)) là một bộ bách khoa toàn thư của Trung Quốc được biên soạn theo lệnh Minh Thành Tổ từ năm 1403 đến năm 1408. Đây là một trong những bộ bách khoa toàn thư đầu tiên trên thế giới và cho đến nay đây vẫn là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của thể loại này. Lịch sử Theo lệnh của hoàng đế nhà Minh là Minh Thành Tổ hay Vĩnh Lạc đế, ban đầu khoảng 147 người làm việc dưới sự giám sát tu sửa của nội các đại học sĩ Giải Tấn và vào năm 1404 đã hoàn thành với tên gọi là Văn hiến tập thành. Sau khi xem xét, Minh Thái Tổ cho rằng phần lớn chưa hoàn chỉnh nên năm 1405 ông lại ra lệnh cho thái tử thiếu phó Diêu Quảng Hiếu, Lễ bộ thượng thư Trịnh Tứ, Hình bộ thị lang Lưu Quý Trì, Giải Tấn cùng trên hai nghìn học giả làm việc từ năm 1405 tới năm 1408 để tập hợp hơn 8.000 văn bản thuộc nhiều thời kì của lịch sử Trung Quốc. Các văn bản này đề cập tới đủ mọi lĩnh vực từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cho đến nghệ thuật và tôn giáo cũng như các văn bản ghi chép lịch sử. Bộ sách được hoàn thành năm 1408 tại Nam Kinh Quốc tử giám (南京國子監) với tổng số 22.877 (hoặc 22.937) cuộn được chia thành 11.095 tập với 50 triệu chữ và chiếm thể tích khoảng 40 mét khối. Do kích cỡ quá đồ sộ nên Vĩnh Lạc đại điển chỉ có một bản duy nhất mà không được khắc in. Tới năm 1557 thời Minh Thế Tông hay Gia Tĩnh đế, bộ sách suýt bị hỏa hoạn trong Tử Cấm Thành thiêu hủy vì vậy Vĩnh Lạc đại điển được chép thêm một bản theo lệnh của hoàng đế nhà Minh. Trải qua nhiều biến loạn lịch sử, đặc biệt là sự kiện Liên quân tám nước tấn công hoàng cung nhà Thanh trong thời gian phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, Vĩnh Lạc đại điển bị hủy hoại phần lớn và cho tới nay người ta chỉ còn lưu giữ được khoảng chưa đầy 400 tập của bộ sách này. Bộ sưu tập trọn vẹn nhất các tập Vĩnh Lạc đại điển hiện được cất giữ tại Thư viện Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh. Năm 1962, một phần của bộ sách gồm 109 tập đã được xuất bản. Vĩnh Lạc đại điển bản in 1403Nguồn: wikipediaĐộc giả nào có bản Vĩnh Lạc Đại Điển chữ Hán, đồng thời có thể upload lên mạng để chia sẻ với các độc giả không ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2011 Trang 729-Tu dien chu dich HOÀNG CỰC KINH THẾ QUAN VẬT NGOẠI THIÊN DIỄN NGHĨA 皇极经世官物外篇衍義 Trương Hành Thành thời Nam Tống soạn, 9 quyển, bản Tứ khố toàn thư chép từ Vĩnh Lạc đại điển. Sách này chuyên trình bày nghĩa của sách Hoàng cực kinh thế - Quan vật ngoại thiên của Thiệu Ung, là một trong 7 bộ sách Dịch học của Trương Hành Thành. Hoàng cực kinh thế gồm 2 phần chính là Quan vật nội thiên và Quan vật ngoại thiên. Họ Trương cho rằng "Nội thiên" lý sâu mà số lược. "Ngoại thiên" số tường mà lý rõ, người học tiên thiên nên bắt đầu từ Ngoại thiên, vì thế bổ khuyết, đính chính, đem nguyên văn ứng theo loại mà giải trình nội dung làm thành sách này. Sách này 3 quyển đầu nói về Số, 3 quyển giữa nói về Tượng, 3 quyển cuối nói về Lý, đều do họ Trương theo ý riêng mà sắp đặt, không phải là trật tự của sách gốc. Tứ khố toàn thư xếp vào "Tử bộ, Thuật số loại", Đề yếu chỉ rõ: "Sách của họ Thiệu do tạp toản mà thành, vốn không có nghĩa lệ, Hành Thành chia loại sắp xếp, đầu mối dễ tìm, lại rất có mạch lạc. Dẫu Càn Khôn đóng mở, biến hóa vô cùng, Hành Thành theo hình vẽ cũ, giải nghĩa theo từng câu, về cái vi diệu tự nhiên của tạo hóa chưa hẳn đã thấy được, nhưng cái học của họ Thiệu thì có thể nói đã ý hội tâm lĩnh. Ngụy Liễu Ông nói: Ông đã nắm được tường tận Dịch số, nếu mà sách không truyền hết thì từ đời Tống đã thất truyền rồi. Kinh nghĩa khảo của Chi Di Tôn chỉ nói đến Hoàng cực kinh thế sách ẩn mà không nói đến sách này, cho thấy sách đã mất từ lâu. Nhưng Vĩnh Lạc đại điển vẫn chép được trọn bộ, nay theo tên cũ, vẫn đóng thành 9 quyển". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 6, 2011 Trang 729-Tu dien chu dich HOÀNG CỰC KINH THẾ SÁCH ẨN 皇极经世索隱 Trương Hành Thành thời Nam Tống soạn, 2 quyển bản của Tứ khố toàn thư chép từ Vĩnh Lạc đại điển. Sách này là một trong 7 bộ sách chuyên bàn về Dịch của họ Trương, nội dung suy diễn chủ đề trong Hoàng cực kinh thế của Thiệu Ung. Về bản gốc thì Chu Di Tôn nói: "chưa thấy" (Kinh nghĩa khảo). Tứ khố toàn thư chép từ Vĩnh Lạc đại điển xếp thành 2 quyển được đầy đủ. Đề yếu nói: "Số học của Thiệu Tử có nguồn gốc từ Trần Đoàn, khác hẳn với Dịch lý của Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử. Thuật này vốn đã được đem truyền dạy cho Trình Tử, nhưng Trình Tử không nhận. Chu Tử cũng nói là "Dịch ngoại biệt truyền", người không chuyên nghiên cứu về Thuật số không thể nắm được đầu mối. Nhà Nho có người dẫn sách này để giải Dịch, có người dẫn Dịch để giải sách này, lẫn lộn lung tung, không thể làm sáng tỏ cho nhau. Hành Thành đã mất rất nhiều công sức nghiên cứu học thuyết của Thiệu Tử, nhưng vì ông chưa tường về Tượng số, lại suy diễn ý nghĩa của nó, nên gọi là "sách ẩn". Tống sử-Nghệ văn chí nói chỉ có 1 quyển, nhưng biểu dâng sách của Hành Thành nói là 2 quyển, rõ ràng Tống sử đã nhầm. Nay theo nguyên biểu, chia làm 2 quyển" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 6, 2011 Trang 730-Tu dien chu dich HOÀNG CỰC KINH THẾ THƯ 皇极经世書 Thiệu Ung thời Bắc Tống soạn, 12 quyển, bản của Tứ khố toàn thư. Quyển 1 đến quyển 6 lấy 64 quẻ Dịch phân phối thành nguyên, hội, vận, thế, năm, tháng, ngày, giờ để chứng minh cổ kim trị loạn; quyển 7 đến quyển 10 là luật lữ âm thanh. Cả 10 quyển này hợp thành Nội thiên; quyển 11, 12 ghép vật dẫn loại, phát huy những chỗ sâu kín, là Ngoại thiên. Tứ khố toàn thư xếp vapf "Tử bộ, Thuật số loại". Đề yếu nhận xét: "Hoàng cực kinh thế đại để là loại sách trình bày về lý vật. Sách này, từ nguyên đến hội, từ hội đến vận, từ vận đến thế, bắt đầu từ năm Giaps Thìn đời Đế Nghiêu cho đến năm Kỷ Mùi niên hiệu Hiển Đắc thứ 6 nhà Hậu Chu, mọi hiện tượng hưng vọng trị loạn đều lấy quái tượng Chu dịch mà suy luận. Sau đó Vương Thực soạn Dịch học, Chúc Bất làm Hoàng cực kinh tế giải khởi số quyết, Trương Hành Thành viết Hoàng cực kinh thế sách ẩn đều truyền bá môn học đó. Chu Tử ngữ loại từng nói: "Từ Dịch về sau, chưa một người nào làm được một cái gì đầy đủ đến thế, bao quát được đến thế". Lại nói:"Xem Dịch của Khang Tiết rồi, đều thấy của người khác đều không được", thật đã đề cao đến hết mức." Nhưng Ngữ loại còn nói: "Dịch là sách bói, Hoàng cực kinh thế là sách thiên văn lịch pháp. Kinh thế lấy 12 Tích quái lồng vào 12 hội, quy định thời tiết, lại từ trong đó suy đoán cát hung tiêu trưởng, không liên quan gì với Dịch". Lại nói: "Khang Tiết tự thành nhà "Dịch ngoại biệt truyền". Số học của Thái Quí Thông cũng là để truyền bá học thuyết họ Thiệu". Nhưng con ông là Thẩm soạn sách Hồng phạm hoàng cực nội thiên thì nói: "Lấy số làm tượng thì vụn vặt mà vô dụng, Thái huyền là thế; lấy tượng làm số thì nhiều ngẫu nhiên mà khó thông, Kinh thế là thế." Như vậy là thầy trò Chu Tử cũng người khen người chê sách này. Hà Đường đời Minh bàn trời thì coi nhật, nguyệt, tinh, thần biến thiên thành ngày đêm nóng lạnh; đất thì thủy, hỏa, thổ, thạch biến chuyển thành gió mưa sương sấm, rất là khiên cưỡng. Lại bàn, Càn không phải là trời mà là mặt trời, Ly không phải là mặt trời mà là sao, Không lại là nước, Khảm lại là đất, khác xa quái tượng của Phục Huy. Đến gần đây Hoàng Tông Viêm, Chu Di Tôn càng công kích mạnh hơn. Việc Thiệu Tử chiêm nghiệm như thần, thì sách này có vẻ như tin được, mà sách này lấy tượng phối với số lại thường thường không thể nào giải thích được, Vương Thực trong Dịch học cho rằng sách này thực ra không phải tác phẩm của một mình Thiệu Ung, lưu truyền đã lâu, có thể ngờ là có phần truyền nghi. Còn như những điều nói trong sách đó: "Trị sinh ra từ loạn, loạn sinh ra từ trị, thánh nhân quí việc đề phòng trước khi nảy sinh sự việc thì đều nói là về đại cương của Dịch, đều thuần tùy là quan điểm của nhà Nho, không phải của nhà Thuật số. Vậy ông có thể liệt vào hàng các bậc Chu, Trình, Trương, Chu chăng?" Share this post Link to post Share on other sites