Thiên Sứ

Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can!

13 bài viết trong chủ đề này

Khắc tên 16 nghìn tiến sỹ - xin can, xin can!

12/10/2008 11:37 (GMT + 7)

Nguồn: Tuanvietnamnet

Tôi tin rằng, những nhà khoa học thật sự của Việt Nam không ai muốn nằm cạnh những tiến sỹ “ngoại giao” hay “mua bán”. Họ thà làm viên sỏi lát đường cho người nghèo đi cắt lúa hơn là có tên trên bia đá để phủ bụi thời gian.

Một đêm thức dậy, "đường đời mở rộng"

Người viết bài này có bằng PTS ở Đông Âu, đề tài về tự động hóa văn phòng, dùng máy vi tính thiết kế hệ thống lập lịch tự động. Nếu ai dùng Lotus Notes hay các loại lịch trên internet của Google, Yahoo và so sánh hệ thống tôi xây dựng cách đây 20 năm sẽ nói đó là mớ…giấy lộn.

Luận án được đóng gáy vuông, hơn trăm trang, trông rất được. Về nước nộp cho thư viện quốc gia một cuốn. Nhưng hình như nó đã bị mối xông hoặc bán cho hàng rong gói xôi. Vài năm trước đến xin lại, không thấy nữa.

Thú thật, tôi nhẹ cả người. Nếu ai không may tìm thấy để tham khảo cũng không sợ vì “biết mình là ai?”. Nhưng tôi biết chắc “tôi tên là gì”. Bạn đọc biết tôi sợ nhất cái gì không? Sợ đọc luận án PTS của chính bản thân (!).

Posted Image

Tôi tin rằng, những nhà khoa học thật sự của Việt Nam không ai muốn nằm cạnh những tiến sỹ “ngoại giao” hay “mua bán”. Ảnh: blogdulich

Bằng đỏ được gói trong giấy bóng, cất trong két sắt. Thỉnh thoảng lôi ra ngắm hay mang về cho mẹ già ở quê khoe làng xóm. Cậu sinh viên nhà bên cạnh nhìn thấy vài lần, thản nhiên hỏi: “Chú mua hết bao nhiêu?”.

Tôi không mua bằng. Vì mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta và bạn nên Hội đồng khoa học hàn lâm “thương” người Việt Nam đánh Mỹ, cần nhiều tiến sỹ về xây dựng đất nước. Tôi biết rõ các viện sỹ bạn đã ưu ái bỏ phiếu “đồng ý”, giúp tôi nên danh giá và họ hàng được tiếng thơm.

Cái bằng PTS “ngoại giao” ấy cũng giúp được nhiều việc. Đến hội nghị được giới thiệu “đây là PTS toán lý X”, rất oách!

Rồi một đêm thức dậy, tôi…thành Tiến sỹ vì quốc gia quyết định “không còn học vị PTS”. Đường đời càng mở rộng.

Nhưng thật không may, cái bằng ấy giúp chút danh tiếng nhưng không có miếng. Trình độ có hạn nên đành đổi nghề, đi dạy học kiếm tiền. Thấy tổ chức nước ngoài thi tuyển, tôi đánh liều gửi đơn. Họ nhận vì may mắn trong CV đã không đề Ph.D. Nếu không bị liệt vào loại “over qualified - trình độ quá cao”.

Làm việc một thời gian, nhiều người biết tôi có bằng cấp nên thi nhau gọi đùa “Dr. X” dù tôi chỉ là anh chàng quản trị mạng máy tính. Tôi đã “lạy như tế sao”, xin họ bỏ chữ Dr.

Người ta xứng đáng là tiến sỹ nếu làm trong lĩnh vực đó nhiều năm, có kết quả nghiên cứu được thừa nhận, các trường mời giảng dạy, ứng dụng rộng rãi trong thực tế hoặc ít nhất có các bài báo đăng ở các tạp chí nổi tiếng.

Còn tôi, cái bằng kia đã vứt xó. Bao nhiêu năm nay không có bài báo nào, sống bằng quá khứ “nhầm lẫn” của hội đồng khoa học nước bạn trời Âu.

Xin can, xin can...

Mấy hôm nay nghe chuyện nước ta dự định thành lập Trung tâm bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam thời hiện đại. Họ định dành mười mấy hecta cho “Văn Miếu” khác, ghi danh các tiến sĩ thời nay, có cả rùa đội bia đá khắc tên các nhà khoa học.

Tôi thấy run. Đàng hoàng là tiến sỹ, tên mình có thể được xét. Bà mẹ già 88 tuổi nghe tin này, sợ cụ không qua khỏi…vì mừng. Vì thế, tôi “cắn cơm cắn cỏ”, lạy các chư vị đừng cho tôi lên lưng rùa vì muốn mẹ tôi sống trăm tuổi.

Posted Image

"Nếu lịch sử nhầm lẫn trên "bia đá" dễ trở thành “bia miệng” cho đời sau"Ảnh: vn.wz.cz

Để đưa đất nước đi lên như ngày hôm nay, chúng ta có rất nhiều nhà khoa học thực sự giỏi, đóng góp rất lớn cho phát triển, xóa nghèo và bảo vệ đất nước. Họ xứng đáng có bia đá như các vị trạng nguyên thuở trước.

Những tên tuổi lớn như Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của hay vài chục người khác nên được khắc ngay vào văn bia Quốc Tử Giám. Nhưng khắc tên 16 nghìn tiến sỹ thì thật khủng khiếp.

Tôi lo thần Kim Qui mang trên vai cả tài sản trí tuệ …rởm. Sự dối trá, nhất là dối trá trong khoa học, sẽ nặng như Ngũ Hành Sơn. Mai của các cụ rùa sẽ gẫy, bia sẽ đổ. Thế hệ tương lai mất công khuân đá để…làm đường.

Những năm cuối 1980, tôi còn nhớ phong trào làm hồ sơ phong giáo sư. Có người ra sức tìm các bài báo đăng đâu đó, rồi những bài đứng chung tên được chia chác. Chủ trì đề tài quốc gia được thêm vài điểm dù ông ta chỉ lĩnh tiền “chủ trì nhưng không làm gì”. Họp tổng kết, ông thường ngồi trên bàn đầu, nơi ống kính TV dễ bắt nhất. Tôi cứ tưởng tượng lúc xét lên bia đá trong Văn Miếu mới sẽ diễn vở kịch tương tự. Dám chắc, ông ta lại đòi ra mặt tiền của dãy bia.

16 nghìn tiến sỹ với 16 ngàn bia và rùa, kể cả công nổ mìn, đục, đẽo, khắc trên đá chắc đủ làm một con đường 16 km cho một vùng quê nghèo Hà Tĩnh hay Hà Nội mở rộng. Gọi đó là “Đường Tiến sỹ Việt Nam” sẽ được người đời nhớ lâu.

Tôi tin rằng, những nhà khoa học thật sự của Việt nam không ai muốn nằm cạnh những tiến sỹ “ngoại giao” hay “mua bán”. Họ thà làm viên sỏi lát đường cho người nghèo đi cắt lúa hơn là có tên trên bia đá để phủ bụi thời gian.

Vốn ghét sân golf, vì nước mình còn nghèo, nên tôi xin chuyển mục đích sử dụng mười mấy hecta đất cho thể thao “lỗ” thay vì dùng cho “Văn Miếu” đương đại. Hoặc kinh phí ấy dùng cho thi hoa hậu cũng thú vị, dù tôi không thích trình diễn áo tắm. Hoa hậu “rởm” về học lực nhưng chân dài và các vòng 1-2-3 của các nàng lại rất “thật”.

Về khoa học, công trình “rởm” biến thành tai họa “thật” cho người nghèo. Lịch sử nhầm lẫn trên "bia đá" dễ trở thành “bia miệng” cho đời sau.

Nhà văn hóa Nguyên Ngọc đã “xin can” trên báo Tia sáng (03/10/2008), trí thức Việt kiều Trần Hữu Dũng cũng viết đùa “Xin can, xin can” khi biết tin này.

Biết không thể khuyên người khác, tôi chỉ biết tự can…mình.

  • Hoa Lư
Lời bàn của Sư Thiến:

Phải công nhận ở Việt Nam có nhiều ý tưởng sáng tạo vượt xa các nước tiên tiến. Có thể nói rằng chưa một nước nào trên thế giới nghĩ ra được ý tưởng hoàng tráng này. Tất nhiên để vinh danh trí thức dù thật hay giả thì cũng là trí thức. Việc làm có ý nghĩa này sẽ kích thích sự học hành mà bao năm nay báo chí la lối. Hay! Rất hay!

Tôi đề nghị bổ sung cho dự án này là bia tiến sĩ phải làm bằng đá hoa cương nguyên khối nhập khẩu từ Ý Đại lợi cho nó oách. Trên mỗi đầu cụ rủa phải gắn thêm một bức tượng đá hoa cương của chính vị tiến sĩ đó. Trên bia đá cần giới thiệu nội dung luận án tiến sĩ, chữ phải mạ vàng...

Tôi tin rằng với ý tưởng vinh danh trí thức như thế thì thế hệ sau sẽ phục lăn và sẽ học như ve để được ghi tên vào đấy. Nhà nhà tiến sĩ, người người tiến sĩ, chẳng mấy chốc nền khoa học kỹ thuật sẽ phát triển. Thế giới sẽ phục lăn. Chỉ nội nhìn khu kỷ niệm tiến sĩ cũng đủ xanh mặt. Kinh quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hơn chục ngàn bia tiến sĩ hoành tráng với hàng chục ngàn khu nhà ổ chuột, người thất nghiệp, thanh thiếu niên sa đọa, giết người chẳng kể lý do... Việt Nam sẽ có một bức tranh biếm họa nổi tiếng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao người ta có thể trơ trẽn đến thế nhỉ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Híc! Chán wá nhỉ. Như vậy Việt Nam ta sẽ mất hẳn hai tiến sĩ không góp mặt vào sự hoành tráng của nhà kỷ niệm - chứ không phải tưởng niêm đâu nhá! Nhưng không sao! Với số lượng tiến sĩ đông thế kia - có thiếu hai cũng chẳng là cái đinh gì - hẳn hứa hẹn một tương lai sán lạn cho bầu trời trí tuệ Việt - Phen này thì tuy ông cha ta có "ở trần đóng khố" và là "liên minh 15 bộ lạc" đi chăng nữa thì chắc hẳn với truyền thống tiến sĩ đông như "bia" này chắc các cường quốc như Hoa Kỳ - Nhật Bổn phải khóc tiếng U Ru goay vì ân hận.

Để các quí vị tiến sĩ đều cảm thấy mình xứng đáng đứng trong hàng ngũ văn bia - chứ nếu không các vị tiền sĩ thật không chịu đứng chung với tiền sĩ giả - thì tôi đề nghị thế này - coi như đóng góp ý kiến xây dựng:

Tiến sĩ thật thì bia bằng đá hoa cương nhập khẩu từ Ý Đại Lợi, luận văn nạm chữ vàng, tiền sĩ giấy thì bằng đó vôi Kiện Kê - Phủ Lỗ, luận văn tô bằng sơn Nip fon sơn mông cũng đẹp.

Tất nhiên chẳng vị nào nhận mình là tiến sĩ giấy cả, thôi thì đành "oẳn tù tì" vậy. Híc! Sư Thiến hay Thiên Sứ cũng chào thua!

Share this post


Link to post
Share on other sites

.........

Để các quí vị tiến sĩ đều cảm thấy mình xứng đáng đứng trong hàng ngũ văn bia - chứ nếu không các vị tiền sĩ thật không chịu đứng chung với tiền sĩ giả - thì tôi đề nghị thế này - coi như đóng góp ý kiến xây dựng:

Tiến sĩ thật thì bia bằng đá hoa cương nhập khẩu từ Ý Đại Lợi, luận văn nạm chữ vàng, tiền sĩ giấy thì bằng đó vôi Kiện Kê - Phủ Lỗ, luận văn tô bằng sơn Nip fon sơn mông cũng đẹp.

Tất nhiên chẳng vị nào nhận mình là tiến sĩ giấy cả, thôi thì đành "oẳn tù tì" vậy. Híc! Sư Thiến hay Thiên Sứ cũng chào thua!

Hi, Thiên Sứ lại giúp tạo cơ chế xét "tiến sĩ thật", "tiến sĩ giả". Không khéo phen này vì cơ chế mà thật giả lại thêm lẫn lộn lung tung chẳng biết đằng nào mà lần. :D

Mà Phoenix "nghe đồn" chú Thiên Sứ cũng sắp được xét đặc cách phong học hàm "tiến sĩ". Gay nhỉ :D :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic! Hôm nay đọc vụ này mà thấy KINH. Chợt nhớ chuyện mình.

Hồi xong Đại Học người thầy hướng dẫn TH làm tốt nghiệp tạo điều kiện cho Huy cùng tham gia giảng dạy môn thực tập ở trường Đại Học chính chuyên ngành của mình. Thú thật, ban đầu TH cũng thích lắm vì nhiều việc trong đó có việc: "làm thầy". Nhưng sau 1 học kỳ tham gia phụ giúp giảng dạy, TH bắt đầu ghét chính mình. Không phải vì mình không trả lời được những câu sinh viên hỏi mà chính mình không công bằng với các bạn đó. Các bạn đóng tiền như nhau để học, vậy mà TH chỉ tận tâm người này hời hợt với bạn khác. Một năm sau đó, TH quyết định bỏ nghề dạy dỗ.

Từ đó càng thấm: Cuộc đời là vở kịch. Đời phân ta vai nào, ta phải cố đóng cho trọn vẹn vai đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các quan bác cho nhà cháu hỏi nhỏ một tí thôi.

Thế....thế tiến sĩ hữu danh vô dự có được ghi tên vào đá tảng không ạ.

Các quan bác từ chối thì nhường cho nhà cháu xin suất ...

Nên ghi tên nhà cháu vào ngay hàng đầu ở cửa ra vào.

Số thứ tự : 15999

Tiến sĩ chửi

Tầm nhìn mới

Để chặn họng thiên hạ lại. Để họ chửi trước đi.

Chứ không vào sâu trong đó họ lại chửi rầm lên. Thật là mất trật tự.

Chỉ nên đặt bia trên lưng con ba ba thôi. Thời buổi diệt chủng - rùa chúng ăn thịt gần hết rồi. Chỉ còn ba ba nhân dân còn nuôi nhiều. Mấy lại baba nó bé hơn rùa phải tiết kiệm đá chứ.

Còn nữa thịt ba ba nó mát huyết hạ hỏa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ý tưởng hay!

Mai mốt chắc mình cũng phải tiết kiệm chi tiêu, bán ruộng, ao, vườn để có cái mác Tiến sỹ lưu danh thiên cổ, nhà cháu là Tiến sỹ mua nên xin vào trong ngõ cũng được, không cần mặt tiền đâu ạ. :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôn vinh không đích đáng ắt gây ra đàm tiếu

Đến thăm Điện Versailles, tôi tận mắt thấy cảnh sống của các hoàng đế Pháp xưa thật xa hoa. Rồi đặt chân tới Cố Cung, Di Hòa Viên, tôi lại nhận ra rằng các hoàng đế Trung Hoa còn xa hoa hơn nữa!

Có vị chiếm đoạt tới ba nghìn… cung tần, mỹ nữ! Khi chết, trong lăng mộ còn có mấy nghìn người hầu bằng… đất nung!

Một ông Tổng thống Pháp thời nay không thể nào được “tôn vinh” như Hoàng đế Louis 14! Mỗi thời đại, mỗi chế độ chính trị - xã hội có những quy điển, chuẩn mực, thang giá trị riêng. Cách thi cử và các học vị xưa đâu có giống hệt hôm nay! Vậy thì, tại sao ta lại cứ phải rập theo cách tôn vinh xưa cũ là khắc tên trên bia đá?

Tú tài không đồng nhất với tốt nghiệp PTTH

Khoa cử Nho giáo xưa có ba cấp thi: thi hương (hương thí) ở các tỉnh thành, thi hội (hội thí) ở kinh đô, và thi đình (Trung Quốc gọi là điện thí) tại đại điện Hoàng cung, do đích thân Hoàng đế chủ trì. Cách thi cử này xuất hiện ở Trung Quốc từ đời Tuỳ - Đường (586-907).

Khoa thi đầu tiên ở nước ta diễn ra vào năm 1075 đời Lý Nhân Tông. Đến đời Lê Thánh Tông thì việc thi cử trở nên hoàn bị. Cũng chính vị Hoàng đế này có sáng kiến cho khắc bia tiến sĩ.

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

Ba năm mới diễn ra một khoa thi. Thi hương năm nay thì năm sau thi hội và thi đình. Người thi trượt khoa này, phải ba năm nữa, mới có khoa khác để “so tài cao thấp”! Do vậy, mới xảy ra tình cảnh: Một người đeo đẳng thi 4 khoa liền trong 12 năm, mà vẫn chỉ đỗ tú tài, không sao vươn tới cử nhân! Có điều, đỗ lần 2 thì được gọi là “tú kép”, đỗ lần 3 gọi là “tú mền”, lần 4 là “tú đụp”!

Nhà thơ xuất chúng Tú Xuơng chỉ đỗ tú tài. Và Thi sĩ lừng danh Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu cũng chỉ là một vị tú tài Nho học. Trong tiếng Hán, tú tài có nghĩa là tài năng ưu tú, được bộ Hán - Anh từ điển mà tôi quen dùng dịch là skillful writer (người viết văn giỏi). Bởi vì, muốn đỗ tú tài, phải thuộc làu kinh, sử, và vượt qua được 4 kỳ (tứ trường) khi dự thi hương: Kỳ 1 làm bài về kinh nghĩa; kỳ 2 làm một bài phú và hai bài thơ; kỳ 3 viết các loại văn chiếu, chế, biêu; kỳ 4 viết văn sách. Nghĩa là phải thành thạo sáng tác thơ, phú, văn bát cổ và những gì viết ra phải toát lên nét riêng đặc sắc. Không có gì tương đồng giữa bằng tốt nghiệp THPT hiện nay và học vị đỗ tú tài xưa!

Pháp - Hán từ điển in ở Bắc Kinh dịch từ Pháp baccalauréat là trung học tất nghiệp. Còn sinh viên tốt nghiệp đại học tổng hợp thì được gọi là học sĩ, chứ không phải cử nhân.

Tiến sĩ đâu có phải là doctor?

Học vị tiến sĩ trong khoa cử Nho giáo không tương đồng với học vị doctor hay PhD (tức doctor of phylosophy) của Anh - Mỹ, hoặc docteur của Pháp, doktor nauk của Nga, v.v.

Chính vì vậy, các bộ Anh - Hán từ điển đều dịch doctor là bác sĩ. Người Nhật cũng dịch như vậy. Anh hùng Lương Định Của thường tự giới thiệu mình là bác sĩ nông học, bởi vì văn bằng tiếng Nhật ghi như vậy.

Ngay bộ Pháp - Việt từ điển của Đào Duy Anh in năm 1936 tại Hà Nội cũng dịch: docteur ès-lettres là văn học bác sĩ, docteur ès-sciences là khoa học bác sĩ, docteur en médecine là y học bác sĩ, v.v. Đáng tiếc, một số từ điển khác ở ta về sau dịch không chuẩn docteur thành tiến sĩ.

Học vị tiến sĩ với ngữ nghĩa là người được tiến cử lên Hoàng đế, chỉ có trong thời phong kiến mà thôi. Còn học vị doctor (tiếng Anh) hoặc docteur (tiếng Pháp) thì đều bắt nguồn từ từ Latin doctor, có nghĩa là người uyên bác, nên mới được Trung Quốc, Nhật Bản dịch là bác sĩ.

Tiến sĩ được Hoàng đế trực tiếp chọn để ra làm quan. Còn bác sĩ thì vì học rộng nên thường đi vào nghiên cứu, giảng dạy. Tiến sĩ ba năm mới mở một khoa thi. Còn doctor thì bất cứ lúc nào cũng bảo vệ được luận án.

Số lượng tiến sĩ rất ít! Trong gần một nghìn năm khoa cử Nho giáo, chỉ có gần ba nghìn tiến sĩ. Thí dụ: Khoa thi năm 1652 có 2.000 cử nhân dự thi, chỉ lấy 9 tiến sĩ; khoa thi năm 1656 có 3.000 cử nhân dự thi, chỉ lấy 6 tiến sĩ; khoa thi năm 1706 có 3.000 cử nhân dự thi, chỉ lấy 5 tiến sĩ! Bởi vì, nhà vua chỉ cần chừng ấy ông nghè để bổ sung vào hàng ngũ công khanh.

Còn số lượng doctor thì vô hạn. Ai có vài ba bài báo khoa học, ngồi viết lại thành luận án đạt những tiêu chí cần thiết, là có thể bảo vệ doctor. Chỉ mới khoảng nửa thế kỷ qua, ta đã có 16.000 doctor. Ở một vài nước, số doctor lên tới nửa triệu. Đá nào đủ để khắc bia!

Tầm nhìn nghìn năm

Dựng bia là chuyện “thiên niên chi kế”. Vậy thử tính xem, một nghìn năm nữa, nước ta có bao nhiêu doctor? Chắc phải là… nhiều triệu! Liệu có… “đục hết đá Nam Sơn không đủ để dựng bia”!

Và còn những nhà khoa học được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, v.v. nhưng không có bằng doctor, thì có được khắc bia không? Rồi những doctor người Việt Nam ở nước ngoài?

Có lẽ nên làm theo Từ điển Larousse: Chỉ in danh sách những ai được tặng Giải thưởng Nobel và Huy chương Fields (vinh dự toán học ngang Giải thưởng Nobel). Hiện nay, chưa có người Việt Nam nào đạt được niềm vinh quang ấy. Nhưng, trong thế kỷ 21, có thể có chứ?… Hãy chờ để tôn vinh một cách đích đáng.

Hàm Châu

LTS Dân trí - Làm việc gì mà khái niệm ban đầu không chuẩn thì không tránh khỏi tình trạng hồ đồ cả về mục tiêu đến những tiêu chí để xem xét và kết quả đạt được xem ra cũng rất… mông lung!

Theo như sự phân tích - nói có sách mách có chứng - của tác giả bài viết trên đây thì Dự án xây dựng bia “tiến sĩ” đã rơi vào trường hợp này. Vì vậy tốt nhất là cần phải xem xét lại dự án đó như nhiều ý kiến đã đóng góp. Không nên dựa trên cảm tính và căn cứ vào thiện chí của người đề xuất mà cho phép thực hiện một dự án không những thiếu căn cứ khoa học và ý nghĩa thực tiễn, mà còn không chuẩn xác cả về khái niệm của tên gọi, khắc sâu thêm sự nhầm lẫn đáng tiếc giữa danh vị tiến sĩ ngày xưa với học vị “tiến sĩ” thời nay.

http://dantri.com.vn/diendandantri/Ton-vin...8/10/256760.vip

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc xong, thấy vỡ mộng"Tiến Sĩ". Vạn bề hổ thiện với tiền nhân. Hic :unsure:

Ngày trước tui đi học một lớp nghiệp vụ, có một vị "nữ tiến sĩ tốt nghiệp bên Nga" lúc nào cũng nhã nhặn luôn cho mọi người biết mình là "Tiến sĩ bên Nga". Đến ngày tui nhận chứng chỉ ở một sở X, khi bước vào cửa, tui đã nghe cô nhân viên phòng đó hỏi qua điện thoại "Ồ, vậy ra cô tốt nghiệp Tiến sĩ bên Nga à?". Nghe vậy tui giật mình, rợn người lần thứ 2, 3 gì đó!

:unsure: :( :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam sở trường với các dự ớn, so với các dự ớn trước đây thì ăn thua gì. Có thể liệt kê ra vài cái dự ớn:

- Bán phần mềm bộ gõ tiếng Việt cho nhà nước với giá chỉ 1.000 / dân, nhưng tính ra là hơn 70 tỉ (năm 2000)

- Hoàn thành chính phủ điện tử vào năm 2010, nếu không dừng lại vào năm 2006 chắc còn nhiều vấn nạn

- Xe máy biển chẵn đi ngày chẵn, biển lẻ đi ngày lẻ

- Đường xuyên lòng Hồ Tây

.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước kia, khi du học ở Liên xô, tôi có hỏi một vị giáo sư Liên xô thế nào là Tiến sĩ và thế nào là Phó tiến sĩ và vị giáo sư trả lời: Phó tiến sĩ là ngườil làm một vấn đề học thuật (dĩ nhiên phải có ý nghĩa quan trọng nào đó) chưa ai làm nhưng người ta đã biết cách làm, cứ làm theo cách đó sẽ ra kết quả. Tiến sĩ là người làm (hoặc tự đề xuất và giải quyết) thành công một vấn đề học thuật cũng chưa ai làm và chưa ai biết cách làm như thế nào. Do đó, về nguyên tắc, tại thời điểm đó, về lĩnh vực hẹp của đề tài nghiên cứu, vị Tiến sĩ đó đứng đầu thế giới.

Tôi vẫn có ấn tượng kính nể với anh Cao Tiến Huỳnh, một nghiên cứu sinh làm luận án Tiến sĩ của Việt nam ỡ Liên xô. Đúng là một con người vừa cón trẻ mà thông minh, tài giỏi, uyên bác, mắt sáng như điện và rất khiêm tốn. Vừa làm luận án Tiến sĩ vừa chỉ đạo làm luận án Phó tiến sĩ cho ba hay bốn anh Tây. Bây giờ không biết thế nào, chứ Tiến sĩ ở Liên xô trước kia thực sự là những người rất giỏi, là những chuyên gia đầu nghành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sĩ rởm Vinhvinh đã gặp nhiều , một ông chức vụ rất to ở ĐHBK Hà Nội hướng dẫn bọn Vinhvinh làm tốt nghiệp ngày xưa bắt dịch mấy quyển sách tiếng Anh dày cộp. Sách mua trên mạng thì đầy, thiếu gì mà thầy cấm không cho sv lộ ra với thầy khác. Mỗi thằng dịch một kiểu, toàn những thằng lởm khởm tiếng Anh , dịch xong thầy nhờ những sinh viên khác biên tập lại và đóng tên thầy vào quyển sách đó. Lúc này mới biết tại sao hồi đi học có mấy cuốn sách của Tiến Sĩ này , tiến sĩ nọ sao khó hiểu thế , đọc chẳng hiểu ông ấy viết cao siêu gì , có gì đâu ..chẳng qua là dịch sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay