Văn Lang

Phỏng Vấn Nhà Sử Học Lê Văn Lan

16 bài viết trong chủ đề này

Posted Image

Thưa chư vị,

Hôm qua, khi chúng tôi đăng tải ý kiến của GS. Lê Văn Lan kịch liệt phản đối chiều bộ phim "Đường tới thành Thăng Long" trên sóng của Đài truyền hình quốc gia, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

GS. Lê Văn Lan đang đi làm phim về Hoa Lư với đoàn phim Niu-Di -Lân ở Ninh Bình, đã về Hà Nội ngay trong đêm qua và đã dành cho Nguyễn Xuân Diện-Blog cuộc gặp và phỏng vấn sáng nay.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn, được thực hiện tại Hà Nội:

NXD: Thưa GS Lê Văn Lan, vì sao ông lại phản đối kịch liệt việc chiếu bộ phim này trên sóng Đài TH quốc gia trong thời điểm này?

LVL: Không chỉ trong thời điểm này. Nhưng càng trong thời điểm này, thì càng rõ ra một vấn đề cơ bản qua các thời điểm là: Không như công văn của Bộ Văn hóa - Thể thao Du lịch gửi Đài TH Việt Nam ngày 15 tháng 3 năm 2011, nó rằng phim này muốn chuyển tải cho người xem biết và tự hào về một giai đoạn lịch sử của nước ta.

Qua tất cả các thời điểm, tôi đều không thể tự hào về cách người ta đưa giai đoạn lịch sử của nước ta lên phim như thế này.

NXD: Thưa nhà sử học Lê Văn Lan, được biết là nhóm làm phim này đã đưa tên của ông vào danh sách những người cố vấn cho phim mà chưa được phép của ông. Việc đó có đúng vậy không?

LVL: Ở lần xem phim thứ nhất, khi thấy tên tôi trên gie-ne-ríc phim, đề là cố vấn lịch sử, tôi đã trực tiếp phản đối với ông Trịnh Thanh Sơn, GĐ Hãng Trường Thành, đồng thời đã viết 2 bài báo để nói rõ chuyện đó, là: Tôi có được biết phim làm vào lúc nào đâu và làm ở đâu để mà nhận việc cố vấn.

NXD: Thưa, vậy thì đến nay, tên của Giáo sư đã không còn trên gie-ne-ric của phim?

LVL: Họ vẫn đề tên tôi với danh hiệu là Người Tu Chỉnh kịch bản. Nhưng đáng tiếc thay là những điều tôi đề nghi tu chỉnh họ đã không tiếp thu, và họ cứ làm theo ý của họ.

NXD: Xin Giáo sư cho biết vắn tắt rằng vì sao lại không thể chiếu bộ phim này? Nó sai lầm về trang phục, đạo cụ, bối cảnh, hay là những xuyên tạc lịch sử, bạo lực, tình ái, hạ thấp tinh thần của người Việt Nam?

LVL: Thứ nhất, không như công văn của Bộ VH - TT - DL đã nói: "Về cơ bản, tinh thần lịch sử trong phim được tôn trọng". Xin nêu một ví dụ: Về cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (980 - 981) đây là niềm tự hào của tất cả những người Việt Nam chân chính. Nhưng phim này lại chỉ nói về cuộc kháng chiến này dưới dạng một trận đánh ở một ngọn núi ất ơ nào đó (tên là núi Chu Tước). Ở lần xem phim thứ nhất, thì tại trận (núi Chu Tước ất ơ này - lời GS Lan) diễn rõ cảnh Thiền sư Vạn Hạnh khuyên và trao cẩm nang cho Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, nói rằng: Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan. Và trên thực tế của phim, vai diễn Lê Hoàn còn ra lệnh: Kẻ nào bàn đánh. Chém!.

Đến lần xem phim thứ hai và thứ ba (tức là lần duyệt cuối), sau ý kiến phản kháng kịch liệt của tôi, họ đã sửa lại nhưng vẫn kéo toàn bộ cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc ta thời đó vẫn vào trận núi Chu Tước ất ơ ấy. Và lại còn cho ông Vạn Hạnh đón đường hành quân ra trận của ông Lê Hoàn và lại khuyên: "Chớ sát sinh nhiều". Và vai diễn Lê Hoàn đã thực sự thể hiện sự băn khoăn về lời khuyên trận mạc này.

Nói chung, tinh thần và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta oanh liệt là thế, nhưng phim này thể hiện rất mờ nhạt, còn thì đấu đá nội bộ, thậm chí chém giết, sát phạt nội bộ và được tô đậm bằng những trường đoạn rất rùng rợn (thậm chí có nhân vật Hạng Lang sua khi đánh nhau với anh ruột là Long Đĩnh, thì đã chết với những mũi công cắm xuyên từ gáy sang bên mặt, rất rùng rợn)

NXD: Còn nhân vật Lê Hoàn là nhân vật lịch sử chính của giai đoạn này thì đã được thể hiện như thế nào trong phim, thưa giáo sư?

LVL: Tất cả mọi người Việt Nam chân chính đều hiểu và tôn vinh Lê Hoàn là anh hùng dân tộc. Hơn nữa, đây là một nhà thủy lợi đầu tiên với việc đào Kênh Nhà Lê, bây giờ còn sử dụng. Nhưng trong phim này, Lê Hoàn lại hiện ra như một ông vua xa xỉ, chỉ biết bắt dân xây dựng cái gọi là "vườn ngự uyển", không cần biết đến những lời can gián, thậm chí còn trừng phạt cả Lý Công Uẩn vì đã dám ngăn vua xây dựng những công trình phục vụ cho việc ăn chơi xa hoa.

Lê Hoàn còn hiện ra như một ông vua nhu nhược, đi kinh lý thì lại để cho giặc cỏ nó bắt được. Rồi lại sa thải các trung thần. Tóm lại là một ông vua không đúng như lịch sử đã ghi chép và các nhà sử học xưa nay đã nhận định và tôn vinh.

NXD: Thế còn những nhân vật lịch sử khác thì hiện ra trong phim như thế nào? Như là Thái hậu Dương Vân Nga chẳng hạn?

LVL: Tôi và một số nhà nghiên cứu khác đang được dòng tộc họ Dương mời làm một hội thảo khoa học về các nhân vật họ Dương trong lịch sử. Tôi rất sợ rằng dòng tộc họ Dương sẽ có thái độ phản kháng dữ dội khi phim này được chiếu trên song truyền hình quốc gia với hình tượng một Dương Vân Nga ủy mị, sướt mướt, thậm chí đã treo cổ tự tử khi được Lê Hoàn tỏ tình. Trong khi chính sử chép rõ bà là người thông tuệ, sắc sảo, và quyết đoán là thế trong những tình huống cam go của lịch sử.

Ah, còn về Chi hậu Đào Cam Mộc nữa chứ.Đào Cam Mộc hiện lên trong phim, từ đầu chí cuối là một ông tướng võ biền, là cha của một ông tướng trẻ khác, cũng chỉ suốt ngày đòi thách đấu với Lý Công Uẩn. Còn khi được giao việc hộ vệ Lê Đại Hành tuần du thì lại ngơ ngẩn, sơ xuất, để cho hoàng đế của mình bị giặc cỏ bắt sống. Trong khi đó, mọi người đều biết Đào Cam Mộc là quan Chi hậu, tức là người quản mọi việc trong nội cung, và là quan văn.

Tóm lại, những nhân vật lịch sử trong phim đều bị bóp méo làm cho sai lệch đi. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ vì nó là một sự xuyên tạc lịch sử trong một tác phẩm nghệ thuật mà hơn thế qua đây thì việc giáo dục về truyền thống anh hùng của dân tộc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

NXD: Thưa giáo sư, thế còn các sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn này đã lên phim như thế nào?

LVL: Một sự kiện quan trọng bậc nhất là việc Thái tổ Lý Công Uẩn lên ngôi. Phim này không chỉ gọi "lên ngôi" là "đăng cơ"(Tàu hoàn toàn - LVL) mà rành rành lịch sử viết Lý Công Uẩn lên ngôi ở Hoa Lư, được triều đình đồng thuận, nhưng trên phim thì Lý Công Uẩn lại lên ngôi ở ...một ngôi chùa...Tàu.

NXD: Ồ! Thế ạ? Chao ôi! Kinh khủng quá! Thế trang phục của Đức vua Lý Công Uẩn thì sao?

LVL: Không chỉ trang phục của nhà vua, mà của văn võ bá quan và trăm họ đều rất ...Tàu. Rồi thì lại cả cảnh chùa chiền, cung điện, nhà cửa, ngựa xe, binh khí...cũng đều là rất Tàu.

NXD: Thưa giáo sư, đấy là cảnh trên phim, ở lần duyệt cuối cùng phải không? Và những cảnh đó sẽ được chiếu trên Đài truyền hình quốc gia phải không?

LVL: Vâng! Đúng thế. Và chính vì thế tôi mới kiên quyết phản đối việc chiếu bộ phim này ở các rạp và trên sóng Đài Truyền hình quốc gia cũng như các Đài truyền hình địa phương. Tôi tin chắc rằng đồng bào tôi cũng như tôi, không thể "tự hào" về mình, và tổ tiên của mình, ở một giai đoạn lịch sử quan trọng lại Tàu như thế này!

Và tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người kêu gọi tẩy chay bộ phim này.

NXD: Xin chân thành cảm ơn giáo sư Lê Văn Lan đã dành cho Nguyễn Xuân Diện-Blog cuộc phỏng vấn này! Kính chúc Giáo sư dồi dào sức khỏe.

(http://xuandienhannom.blogspot.com)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Phim Trung Quốc nói tiếng Việt” sắp được phát sóng giờ vàng

04/06/2011 14:12:20

Posted Image- Ngu Ngơ vừa bước vào nhà, Mũm Mĩm đã vội vàng túm áo kéo tay, nói anh biết gì chưa, ti vi sắp phát phim “Lý Công Uẩn - Đường tới Thăng Long”, phát giờ vàng thế mới kinh.

Ngu Ngơ trố mắt nhìn Mũm Mĩm, nói cái gì, Ti vi phát cái phim ấy à? Người ta nói phim đó là phim Trung Quốc nói tiếng Việt ấy đấy? Mũm Mĩm bịt mồm Ngu Ngơ, nói anh bé mồm thôi. Ai bảo anh đó là phim Trung Quốc nói tiếng Việt? Ngu Ngơ gạt tay Mũm Mĩm, nói sợ cái gì. Một phim mà đạo diễn Trung Quốc, kịch bản Trung Quốc, bối cảnh Trung Quốc, phục trang Trung Quốc có phải là phim Việt không? Người ta nói thế có đúng không? Hả? Hả?

Mũm Mĩm thở ra, nói thì phim Trung Quốc mà tốt cho ta cũng được chứ sao. Đừng cái gì cũng ghét Trung Quốc. Cái gì hay ho của người ta mình cũng phải tôn trọng. Ngu Ngơ ôm bụng cười rũ, nói ối giời ơi là hay ho. Em đã nghe GS Lê Văn Lan nói chưa? Ông này ở trong Hội đồng duyệt phim đấy. Ông đã xem cả 19 tập phim chứ không phải ăn ốc nói mò đâu.

Posted Image

Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long

Giáo sư nói nguyên văn như vầy: "Về cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (980 - 981) đây là niềm tự hào của tất cả những người Việt Nam chân chính. Nhưng phim này lại chỉ nói về cuộc kháng chiến này dưới dạng một trận đánh ở một ngọn núi ất ơ nào đó, tên là núi Chu Tước. <br style="font-style: italic;"> <br style="font-style: italic;"> Tại trận Chu Tước diễn rõ cảnh Thiền sư Vạn Hạnh khuyên và trao cẩm nang cho Anh hùng dân tộc Lê Hoàn, nói rằng: Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan. Và trên thực tế của phim, vai diễn Lê Hoàn còn ra lệnh: Kẻ nào bàn đánh. Chém!”. Thấy chưa, Thiền sư Vạn Hạnh trong phim xui dại dân Việt: "Không cần đánh! Giặc sẽ tự tan”, Lê Hoàn còn dọa dân Việt: "Kẻ nào bàn đánh. Chém!”.

Mũm Mĩm nói đó là Giáo sư xem lần đầu, lần sau người ta sửa rồi. Ông Trịnh Văn Sơn, giám đốc Trường Thành đã nói: “Chúng tôi hoàn toàn làm theo chỉ đạo của Cục Điện ảnh”. Xem đến lần ba thì Hội đồng duyệt ok rồi mà, yên tâm đi, không còn phim Trung Quốc nói tiếng Việt nữa đâu.

Ngu Ngơ đập bàn cái rầm, nói yên tâm cái gì, sửa đâu mà sửa. Nghe GS Lê Văn Lan vừa trả lời phỏng vấn đó kìa!

Lê Hoàn lại hiện ra như một ông vua xa xỉ, chỉ biết bắt dân xây dựng cái gọi là "vườn ngự uyển", không cần biết đến những lời can gián, thậm chí còn trừng phạt cả Lý Công Uẩn vì đã dám ngăn vua xây dựng những công trình phục vụ cho việc ăn chơi xa hoa” - “Dương Vân Nga thì ủy mị, sướt mướt”. “Chi hậu Đào Cam Mộc hiện lên trong phim, từ đầu chí cuối là một ông tướng võ biền, là cha của một ông tướng trẻ khác, cũng chỉ suốt ngày đòi thách đấu với Lý Công Uẩn. Còn khi được giao việc hộ vệ Lê Đại Hành tuần du thì lại ngơ ngẩn, sơ xuất, để cho hoàng đế của mình bị giặc cỏ bắt sống.”- “Lý Công Uẩn lại lên ngôi ở ...một ngôi chùa...Trung Quốc".

Đó, phim Việt mà vua Việt quan Việt hoàng hậu Việt như thế thì còn gọi là phim Việt không?

Mũm Mĩm trợn mắt há mồm, nói thật thế a. Ngu Ngơ cười cái hậc, nói GS Lê Văn Lan nói thế đấy. Trăm sự do ông Hội đồng mà ra cả, Hội đồng không duyệt Ti vi dù có gan trời cũng không dám phát. Mũm Mĩm khóc hu hu, tay vái miệng kêu, nói ối Hội đồng ôi, tỉnh ngộ đi cho dân nhờ!

Nguyễn Quang Lập

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôi bác Thiên Sứ ơi, cháu đọc bài báo này mà buồn ghê cơ!!!!

Hồi xưa cháu đi học thì chỉ ước sao mình cũng có phim về lịch sử để xem , ngày nay có phim rồi lại tan mộng! Giới văn nghệ sĩ mình cũng làm phim lịch sử cho băng nước anh em - đua đòi mà kiến thức nông cạn vậy thì thật tai hại. Nhiều bộ phim công chiếu rồi bị xã hội lên án, diễn viên thì thanh minh rằng chỉ dốc lực đóng vai diễn của mình, còn tổng thể nội dung bộ phim thì ko hiểu hết !!!!! người đứng đầu thì quy trách nhiệm cho nhau, ai muốn hiểu thế nào thì tự hiểu...âu quy vào cái kết luận : nghệ thuật nó phải vượt trên mức nhìn thông thường ...ặc ặc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phim Trung Quốc nói tiếng việt thì phát sóng giờ vàng.

Còn Việt sử 5000 năm văn hiến thì nói tại đây. Bất cứ ai vào xem giờ nào cũng được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phim Trung Quốc nói tiếng việt thì phát sóng giờ vàng.

Còn Việt sử 5000 năm văn hiến thì nói tại đây. Bất cứ ai vào xem giờ nào cũng được.

Chưa chắc như chú nói đâu. Hacker Việt Nam đang đấu nhau với Hacker Trung Quốc. Hai bên hack nhau tùm lum. Vậy đề nghị BQT cần có biện pháp đề phòng sân nhà cẩn trọng hơn. Kính báo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ bảy, 22 Tháng mười hai 2007, 15:49 GMT+7

/Posted Image[

Đạo Diễn Đỗ Minh Tuấn .và những phản biện kinh hoàng.

[]Posted ImagePhác thảo bối cảnh kinh thành Thăng Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Quocdata đưa lại bài viết. Không xem được vì lỗi.

Chúng tôi sẽ xóa bài này trong 4 giờ nữa. Chúng tôi sẽ tìm bài gốc để đưa lên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những phác thảo phục trang và bối cảnh cuả phim Thái tổ Lý Công Uẩn đã khiến GS Lê Văn Lan “kinh hoàng” còn Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn lại tỏ ra kinh hoàng trước những lời phản biện trên công luận.

Phác thảo chưa hề có tư duy nghệ sỹ

“Nghệ sỹ cần lắng nghe các nhà khoa học, nhưng mặt khác, các nhà khoa học không nên làm dì ghẻ của nghệ sỹ, bao sân mọi quá trình sáng tác, nên để cho nghệ sỹ sáng tác phóng túng theo cảm xúc rồi tư vấn và phản biện” – Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn

Sau buổi sơ duyệt phác thảo phục trang và bối cảnh phim Thái tổ Lý Công Uẩn, dư luận có nhiều ý kiến chê trách, lo lắng cho bộ phim tương lai. GS Lê Văn Lan, một thành viên của Hội đồng biên tập phim cũng có những ý kiến phê phán khá mạnh mẽ. Anh nghĩ thế nào về những phản ứng này?

Thực ra, bản chất của buổi sơ duyệt này là báo cáo các kết quả nghiên cứu khảo cứu ban đầu để làm cơ sở cho các nghệ sỹ sáng tác. Giống như kéo nhau đi xem mảnh đất sẽ xây nhà, xem catalog của mấy ngôi biệt thự và nghe ông chủ trình bày kế hoạch thuê thợ xây dựng...chưa phải xem bản thiết kế ngôi nhà tương lai. Nhưng công luận và các nhà chuyên môn lại nhìn những phác thảo nghiên cứu đó như những phác thảo sản xuất, nên phê phán nó theo kiểu chê quả trứng mới rụng vào dạ con người mẹ là “Ôi dào, thấy bảo sắp đẻ con trai mà chiếu lade chẳng thấy mặt mũi, cũng chẳng thấy chim”!

Chưa, chưa thể nhanh thế đâu! Một bộ phim bình thường cũng chưa thể duyệt phác thảo bối cảnh và phục trang sau vài tháng như vậy, huống hồ đây là một bộ phim có quy mô lớn gấp trăm lần.

Đây là bộ phim đặc biệt nên mỗi công đoạn với các phim khác thực hiện một bước thì phim này phải thực hiện nhiều bước nhỏ. Để đi đến một buổi duyệt phác thảo bối cảnh thực sự, phải qua vài chặng khảo cứu, nghiên cứu và sáng tác nữa với sự tham gia trực tiếp của đạo diễn và hoạ sỹ.

Phải ít nhất ba, bốn tháng nữa mới có thể duyệt phác thảo bối cảnh và phục trang chính thức. Vì anh Lê Đức Tiến muốn tranh thủ sự đồng thuận xã hội nên mời báo chí đến quá sớm, ngay từ bước sơ khởi mang tính nội bộ, dẫn đến việc những bộn bề rau dưa bếp núc bị nhìn nhận đánh giá như bữa tiệc linh đình.

GS Lê Văn Lan có nói rằng những phác thảo bất cập là do các nghệ sỹ làm mà thiếu sự tham gia của các nhà khoa học. Để khắc phục, GS Lê Văn Lan cho rằng hai ông họ Lê (Lê Đức Tiến - nhà sản xuất và Lê Văn Lan – nhà khoa học) cần phối hợp chặt chẽ hơn. Anh nghĩ thế nào?

Tôi không nghĩ vậy. Thực ra, trong giai đoạn đầu tiên này, anh Tiến có biểu hiện coi trọng các nhà khoa học hơn nghệ sỹ. Việc sửa chữa viết lại kịch bản GS Lê Văn Lan được tham gia góp ý từ đầu đến cuối, đọc kịch bản năm lần bảy lượt, nhưng tôi là đạo diễn trong Ban dự án mà có được biết gì đâu?!

Vì nhà sản xuất quá coi trọng nhà khoa học nên các phác thảo được trưng bày đậm tính nghiên cứu mà chưa thấy tư duy nghệ sỹ. Ta có thể thấy dấu vết của các nhà khoa học ở những bản vẽ kỹ thuật thiết kế điện Càn Nguyên, những mẫu phục trang thể hiện sự nghiên cứu trang phục của nhà Tống, của tượng Kim Cương v.v.. nhưng ta chưa thấy trí tưởng tượng của nghệ sỹ và những hình tượng điện ảnh gắn liền với nhân vật, tôn giáo và triều đại.

Chẳng hạn, mảng Hoa Lư gắn với thời trẻ của Lý Công Uẩn và Ngoạ Triều Hoàng đế vừa sơ sài mờ nhạt, vừa thiếu những góc nhìn điện ảnh, vừa không tạo thành một mảng có sắc thái văn hoá riêng phân biệt với mảng bối cảnh Thăng Long.

Nếu tôi chỉ đạo làm các thiết kế này, tôi sẽ phải phân tích cho hoạ sỹ sự khác nhau về phương diện hình tượng và văn hoá của hai mảng bối cảnh trên, để chuỗi hình ảnh trưng bày gắn liền với các nhân vật ở các thời điểm quan trọng và thể hiện sự vận động của cảm xúc và hình tượng. Và cũng phải đưa vào các bối cảnh tinh thần tôn giáo một yếu tố quan trọng của văn hoá thời Lý.

Nhưng vì đây mới chỉ là các phác thảo tổng hợp những nghiên cứu nên anh Lê Đức Tiến, Giám đốc sản xuất chưa đưa đạo diễn vào cuộc. Mọi công việc thiết kế bối cảnh tạm giao cho hoạ sỹ Phạm Quốc Trung và một hoạ sỹ trẻ mới vào nghề thể hiện. Người thì bận làm phim Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, người thì chưa đủ sự tích luỹ về tay nghề và kiến thức nên bối cảnh chủ yếu là Việt hoá các bối cảnh của Trung Quốc thấy được qua khảo sát.

GS Lê Văn Lan nói rằng phác thảo dở và sai là do nghệ sỹ sáng tác một mình, thiếu sự chỉ đạo của các nhà khoa học là không đúng. Nhìn chung, những phác thảo hôm đó chưa phải là con đẻ của các nghệ sỹ, chưa có sự chỉ đạo của đạo diễn và hoạ sỹ phim. Nhưng với tư cách là những ý tưởng ban đầu thì mảng phục trang của TS Nguyễn Thị Tình và những gợi ý bằng hình và bằng lời của hoạ sỹ Phan Cẩm Thượng là rất có giá trị.

Như vậy mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà khoa học và nghệ sỹ hiện nay đang có vấn đề? Theo anh nên xử lý mối quan hệ đó thế nào?

Để đi đến những phác thảo có tính nghề nghiệp hơn, có thể dựa theo đó mà may phục trang hay xây dựng bối cảnh cần nhanh chóng đưa nghệ sỹ vào cuộc. Nghĩa là, mối quan hệ nghệ sỹ và nhà sản xuất cần chặt chẽ hơn, chứ không phải mối quan hệ nhà khoa học và nhà sản xuất cần gắn bó hơn. Không phải hai ông họ Lê cần hợp tác chặt chẽ hơn mà hai ông họ Lê cần hợp tác chặt chẽ hơn với các ông nghệ sỹ họ Đỗ, họ Vương, họ Vũ và nhiều họ khác chứ không chỉ họ Lê!

GS Lê Văn Lan là một học giả uyên bác, nhiệt tình, cởi mở, có nhiều ý kiến sắc sảo. Trong quá trình sáng tác, chúng tôi vẫn thường xuyên tranh thủ tham khảo ý kiến của ông. Nghệ sỹ cần lắng nghe các nhà khoa học, nhưng mặt khác, các nhà khoa học không nên làm dì ghẻ của nghệ sỹ, bao sân mọi quá trình sáng tác, nên để cho nghệ sỹ sáng tác phóng túng theo cảm xúc rồi tư vấn và phản biện.

Bộ phim tương lai là thành quả chung của nhà sản xuất, nhà khoa học và nghệ sỹ, nhưng nếu không tôn trọng trí tưởng tượng phóng túng và cảm xúc mãnh liệt của nghệ sỹ mà cứ bắt họ lẽo đẽo sau lưng nhà khoa học thì làm sao có tác phẩm hay? Cũng giống như bữa tiệc thịnh soạn là sản phẩm chung của người nuôi lợn, đồ tể và đầu bếp, nhưng nếu không cho đầu bếp vào hành nghề thì sao có bữa tiệc ngon?!

Phản biện dựa trên hai tiêu chí chọi nhau

Bộ phim là sản phẩm của các nghệ sỹ là hiển nhiên. Nhưng nếu không có các nhà khoa học tham gia vào quá trình sáng tác thì làm sao bộ phim có thể chính xác với lịch sử?

Nhà khoa học chỉ có thể tư vấn và phản biện, nếu họ tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tác thì khác gì đòi bác sỹ phụ khoa lên giường với chị em đến khám?!

Nói vui vậy thôi, nhưng quả thực hiện nay trong xã hội có sự lầm lẫn đánh đồng giữa tư vấn, phản biện và sáng tác. Xã hội trông cậy vào nhà khoa học quá nhiều trong việc sáng tác phim lịch sử.

Nhiều nghệ sỹ dám ngồi không đúng chỗ vì hy vọng được các nhà khoa học cầm tay chỉ việc. Sáng tác là công việc của trí tưởng tượng nghệ sỹ, không thể trông chờ các nhà khoa học sáng tác thay. Nếu không phân biệt đựơc tư duy khái niệm của nhà khoa học và tư duy hình tượng của nghệ sỹ thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn về tiêu chí. Tôi thấy kinh hoàng trước những lời phản biện vì thấy rõ các tiêu chí chọi nhau.

Anh có thể nói rõ hơn thế nào là mâu thuẫn trong tiêu chí?

Có thể thấy rất rõ hiện nay các phản biện của xã hội với bộ phim tương lai thường căn cứ trên hai tiêu chí: 1, Phải đúng với lịch sử; 2, Phải mang bản sắc Việt Nam.

Thoạt nghe hai tiêu chí này đều khoa học và hỗ trợ cho nhau. Nhưng trên thực tế hai tiêu chí này bị mâu thuẫn với nhau nên đáp ứng được cái này thì lại hỏng cái kia. Chẳng hạn như TS Nguyễn Thị Tình đã tham khảo phục trang nhà Tống để đưa vào phác thảo phục trang của Lê Long Đĩnh và cả của Lý Công Uẩn thời chưa làm vua. Đó là những phác thảo ban đầu rất đúng với lịch sử vì trong sử ghi rõ năm Bính Ngọ, Ngoạ Triều Hoàng đế xuống chỉ sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo đúng như nhà Tống.

Nghĩa là dưới triều đại Lê Long Đĩnh trị vì, trang phục của vua quan và tăng lữ, trong đó có Lý Công Uẩn, là trang phục nhà Tống. Thế nhưng, những phác thảo đầy tính khoa học, chính xác với lịch sử đó lại bị GS Lê Văn Lan phê phán là không mang tính Việt Nam, báo chí trích lại giật tít kiểu “Lý Thái Tổ là vua Tàu?”, rồi vẽ rắn thêm chân, bình loạn thêm làm các hoạ sỹ hoang mang, rối trí và dư luận xã hội ngờ vực bộ phim tương lai. Như vậy có phải là lấy tiêu chí “Phim phải mang tính chất Việt nam” để chọi lại tiêu chí “Phim phải đúng với lịch sử” không?

Việt Nam có văn hoá ngựa xe

Phác thảo bối cảnh kinh thành Thăng LongCứ cho rằng bộ phim có thể không nhất thiết đúng với sử liệu, nhưng chẳng lẽ cũng không cần phải đúng tinh thần văn hoá. Theo GS Lê Văn Lan, “văn hóa ngựa xe” vốn được bắt nguồn từ văn hóa chăn nuôi thảo nguyên chỉ có ở Trung Quốc, còn ta là nước lắm sông ngòi hồ ao, lại ít ngựa.

Tôi không nghĩ như vậy. Quân xâm lược phương Bắc và quân Nguyên Mông đã sử dụng hàng vạn con ngựa để dày xéo Việt Nam, phi ngựa vào tận thành Thăng Long, hà cớ gì người Việt không thể phi ngựa trên đất Việt?

Bảo là ngựa ít không thể có văn hoá ngựa cũng không chính xác. Trung Quốc từng có hàng triệu con ngựa, nhưng sau khi nhà Hán sụp đổ rợ Hung Nô đã thống trị miền Bắc Trung Hoa và lấy ngựa đi nên khi nhà Đường thành lập cả Trung Hoa vẻn vẹn chỉ có khoảng 5000 con ngựa. Vậy mà 50 năm sau số ngựa của Trung Quốc đã lên tới 706,000 con. Nước mình cũng vậy thôi, lúc đầu ít ngựa, nhưng rồi ngựa của giặc mình bắt được hàng vạn con đẻ thêm ra.

Thời Lý, cụ Lý Công Uẩn đã bắt được hơn một vạn con ngựa, bắt của người Man sang ta buôn bán chui. Tức là chỉ một món chiến lợi phẩm của nhà Lý đã gấp đôi số ngựa của nhà Đường lúc mới thành lập. Thế thì tại sao nước ta lại không thể có văn hoá ngựa xe?

Anh vừa phê phán các nhà khoa học nhầm phản biện với sáng tác, việc phân tích "văn hóa ngựa xe" của anh liệu có nhầm sáng tác sang phản biện không? Có sử liệu nào xác nhận "văn hóa ngựa xe" không?

Thực tế là các cụ tổ ta đã sử dụng ngựa xe từ mấy ngàn năm rồi. Trong Đại Viêt sử ký toàn thư ghi rất nhiều việc liên quan đến ngựa xe. Năm Canh thân (181 tr. Tây lịch) Hán triều sai tướng đem quân sang đánh Nam Việt. Quân nhà Hán chịu không được thủy thổ phương nam, nhiều người phải bệnh tật, bởi vậy phải thua chạy về bắc. Từ đó thanh thế Triệu Vũ Đế lừng lẫy, đi đâu dùng xe ngựa theo nghi vệ hoàng đế, như vua Nhà Hán vậy.

Từ thế kỷ thứ ba, sau khi Sĩ Nhiếp sang truyền chữ Hán cho dân ta, nhậm chức Thái thú, sử đã ghi “xe ngựa đầy đường”, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương, bọn con em thì cưỡi ngựa dẫn quân theo. Tiểu sử Sĩ Nhiếp ở Ngô Chí cũng viết như vậy. Bia Tháp, Sùng Thiện Diên Linh của Vua Lý Nhân Tông do thượng thư Nguyễn Công Bật soạn, kể lại cuộc đời, sự nghiệp của vua và việc xây dựng Tháp cùng một số công trình kiến trúc khác có tới 12 lần nhắc đến ngựa xe, xe giá, xe ngọc, xe phượng rồi xe châu rong ruổi đường vàng, ngày khánh thành Vua lệnh chỉnh đốn ngựa xe, rồi ngựa xe thập phương tấp nập thăm chùa, có thể hình dung như bãi xe máy bạt ngàn ở cạnh phủ Tây Hồ bây giờ ấy.

Mong được tự tay thắp hương cụ Lý

Anh có vẻ nắm vững sử liệu như một nhà nghiên cứu?

Thì tôi vốn là người nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trước khi đi học đạo diễn nên trong nhà sẵn các loại sách vở và tài liệu. Hai năm nay để viết hai kịch bản tham gia đấu thầu đạo diễn tôi phải tra cứu nhiều nên nhớ. Kịch bản của tôi cũng khai thác nhiều tình tiết liên quan đến ngựa, chẳng hạn hư cấu chuyện Châu Vị Long câu kết với Đào Khánh Văn mưu phản đã dâng Bạch mã cho Lý Công Uẩn để gài giám mã làm gián điệp, sau này đức độ của Lý Công Uẩn và Hoàng hậu đã thu phục được viên giám mã và vì thế phá tan âm mưu ám sát Hoàng đế của đám này.

Khi việc xây thành Thăng Long gặp nhiều trắc trở do bọn đạo sỹ thuộc phe chống đối hoang tin đánh vào sự mê tín của dân Đại La, Lập Giáo Hoàng hậu đã bố trí cho con Bạch mã này phi qua cửa đền trong đêm lúc vua Lý Công Uẩn khấn thần Long Đỗ, giải toả những lo lắng của nhân dân. Khi biết tin con trai là Khai Quốc vương Bồ làm phản, chiêu tập bọn tù nhân được cha phóng thích để nhũng nhiễu cướp bóc ức hiếp nhân dân, Lý Công Uẩn đã căm phẫn nhảy lên lưng Bạch mã lao trong mưa phi đến phủ Trường Yên tìm Khai quốc vương Bồ để hỏi tội, nhưng đã bị đột quỵ trước khi gặp con trai.

Những tình tiết này có được đưa vào bộ phim tương lai không?

Hiện nay thì chưa, vì những tình tiết này mằm trong kịch bản Người cha của Thăng Long là kịch bản văn học tôi viết mới hoàn toàn. Tôi chỉ bán bản quyền kịch bảnThái tổ Lý Công Uẩn là kịch bản tham gia đấu thầu, viết lại, nâng cao kịch bản của Thiên Phúc theo hướng xử lý của mình.Trong kịch bản này cũng có hàng trăm trang viết mới liên quan cuộc đời Lý Công Uẩn từ lúc mười hai tuổi đến lúc dời đô với những xung đột của quá trình dời đô, liên quan đến các phe phái, các tôn giáo và văn hoá tâm linh thời Lý.

Có phải đây là kịch bản anh đã đăng ký bản quyền tác giả? Vấn đề này đã ông Lê Đức Tiến đã đề cập…

Không, tôi không đăng ký bản quyền kịch bản này vì đây là kịch bản đấu thầu. Tôi cũng không ngớ ngẩn đăng ký bản quyền những nhân vật và sự kiện đã có trong sử sách. Tôi chỉ đăng ký bản quyền kịch bản văn học Người cha của Thăng Long, trong đó tôi hư cấu những xung đột, những câu chuyện, những nhân vật, những tình tiết và chi tiết không có trong chính sử viết về quá trình Lý Công Uẩn dời đô và định đô. Tôi đăng ký bản quyền vì khi biết Hà Nội không dùng kịch bản của tôi, một vài đối tác muốn đầu tư sản xuất phim theo kịch bản này, họ muốn giữ bản quyền.

Vì sao anh không bán bản quyền kịch bản Người cha của Thăng Long cho Hãng phim truyện VN để có thể đưa những điều mình tâm đắc vào kịch bản một bộ phim được đầu tư lớn?

Vì kịch bản này viết theo hướng nhân văn, khai thác các xung đột tôn giáo và hoàng tộc, lại dẫn dắt câu chuyện đến tận khi Lý Công Uẩn chết, các Hoàng tử bất mãn làm phản và Lê Phụng Hiểu đã phò Thái tử Phật Mã vượt qua loạn Tam vương.

Khi viết những chuyện này tôi muốn nói lên sự sáng suốt của Lý Công Uẩn khi đã biết nhìn xa khi sớm có ý thức đào tạo người kế vị, phong Thái tử cho Phật Mã và chuẩn bị sẵn cho Phật Mã những tướng tài tận tâm như Lê Phụng Hiểu, vì thế nhà Lý mới vượt qua được Loạn Tam Vương để trường tồn tới hai trăm năm với nhiều đóng góp xây dựng văn hoá Thăng Long.

Hội đồng có nhiều ý kiến thích, nhưng cũng có ý ngại rằng thể hiện những nỗi đau của Lý Công Uẩn như vậy sẽ không hợp với một phim kỷ niệm. Vì thế, tôi không muốn bán, sợ rằng không dùng đươc sẽ phí. Hai nữa, mình cũng muốn tự tay thắp vài nén hương trước bàn thờ cụ Lý, chứ không muốn đưa tất cả hương cho nhà đền tuốt ra lấy thuốc làm hương mới.

Nghĩa là…?

Nghĩa là tôi muốn được tự tay bổ sung những tình tiết chi tiết hay trong kịch bản này vào phân cảnh. Nếu bán cả hai, mình sẽ được thêm ít tiền, nhưng nếu những người viết lại kịch bản không đưa của mình vào thì coi như kịch bản của mình bị vứt đi. Lúc đó không thể đưa được gì vào phân cảnh, cũng không thể đưa cho đối tác khác làm phim.

Xin cám ơn anh!

  • Hoàng Hường (Thực hiện)
  • nguồn vietnamnet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn

Cập nhật lúc 25/06/2011 03:00:00 PM (GMT+7)

Posted Image- Chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?

"Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" lên sóng VTV

Phim lịch sử và thương hiệu quốc gia

Câu hỏi lớn cho dòng phim cổ trang lịch sử?

'Lịch sử hay lắm, không vớ vẩn như phim'

Có gì trong tay mà làm phim cổ trang?

Thách thức khi làm phim "mặc giáp sắt cưỡi ngựa"

"Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng long” là một bộ phim video (19 tập) do Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Trường Thành phối hợp sản xuất bằng nguồn vốn xã hội hoá nhằm hoàn thành và chiếu trong dịp mừng đại lễ “nghìn năm Thăng Long” tháng 10 năm 2010. Nhưng thật tiếc bộ phim này đã bị tạm dừng và không đúng hẹn với Đại lễ. Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.

Một vài cơ quan báo chí và một số bloger cá nhân đã đua nhau lên tiếng phản đối kịch liệt bộ phim này vì cho nội dung của nó là “thân Tàu” và xuyên tạc lịch sử!? Rồi cả đến trang phục, khung cảnh là của Tàu cả? Nếu cứ như những nhận định ấy (mà chủ yếu dựa trên lời phê phán của nhà sử học Lê Văn Lan) thì các nhà làm phim có “âm mưu” giúp Tàu “đánh” Ta?

Posted Image

Nhưng xem xét lại thì những ý kiến ấy không có cơ sở chuẩn xác bởi một điều đơn giản là nhiều “nhà” phê bình kia lại chưa bao giờ được xem phim này. Ngay những ý kiến của ông Lan cũng sai, và ông cũng đã thừa nhận với PV báo “Gia đình và xã hội” về mấy chi tiết lịch sử mà theo ông là chưa đúng.

Tôi biết ông Lê Văn Lan là người đã có công đọc và nhớ nhiều về lịch sử của nước ta, vì thế một vài kênh truyền hình thường nhờ ông Lan “lên tivi” để nói về sử học nước nhà. Nhiều vấn đề có dính dáng đến quá khứ lịch sử, các cơ quan chuyên môn cũng thường mời ông Lan tham gia góp ý. Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông.

Đến bộ phim này, ông ra sức “công phá”, công phá đến mức nhầm lẫn cả chi tiết lịch sử. Tôi cứ tự hỏi không hiểu vì sao cả một tập thể Hội đồng duyệt phim với khá nhiều giáo sư, tiến sĩ có danh tiếng, hơn nữa cả lãnh đạo Bộ VH - TT- DL đã ký văn bản cho phát hành bộ phim này vậy mà đến nay vẫn chưa ra mắt khán giả?

Posted Image

Phải chăng mấy ý kiến của ông Lan và một vài bloger lại là sự chỉ đạo dư luận? Có người bảo “chúng ta đang ở thời khắc nhạy cảm giữa ta và Trung Quốc, thì hãy tạm dừng phim này, vì chiếu ra có thể “bất lợi”? Nhưng xin thưa rằng đó là điều “biện lý” vô căn cứ. Ngay lúc này chúng ta lại càng cần phải “tung” bộ phim này ra trước công luận để thấy tinh thần quật khởi của dân tộc, và thấy cái quyết liệt của những nhà vua chân chính, những ý tưởng thông minh và cương quyết của Lý Công Uẩn sau bao lần các đời vua trước không thành công trong việc dời đô về kinh thành Đại La.

Nói một cách công bằng là: nếu phim này được chiếu ở nước ngoài thì hay biết mấy, người xem nhất là những Việt kiều trẻ lâu ngày sống xa tổ quốc sẽ hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử quan trọng và nhiều biến động của nước nhà.

Người ta bảo “trang phục của Trung Quốc”, vậy các bạn thử xem, những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm. Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt, vậy ai bảo là mặc áo bào Trung Quốc? Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy”, vậy ai bảo bắt chước phương tây?

Posted Image

Văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể đều có sự kế thừa và giao thoa, vì thế chúng ta không thể bảo thủ dập khuôn, cần có sự học tập và sáng tạo. Ví như bây giờ quốc phục của Ta là gì, chưa ai tìm được. Trong khi chưa có một quốc phục thuần Việt, các nhà nguyên thủ của ta và các giới chức ngoại giao vẫn phải mặc theo Âu Tây là “Com lê - Cà vạt”. Vậy cứ theo cái lý sự cùn của mấy nhà phê bình cố chấp trên đây, thì lãnh đạo ta “theo” Tây cả à?

Bác Hồ bảo “Độc lập không phải là đứng một”, ta tự chủ không có nghĩa ta tách ta khỏi cái chung, ta nhận thức cái chung để rồi ta “độc lập” suy nghĩ, hành động theo định hướng của ta.

Phim “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” ta thuê đạo diễn, nhưng diễn viên giỏi của ta vào vai rất đạt; trang phục vải Tàu nhưng thiết kế mẫu quần áo của họa sĩ Ta; đến nay ta chưa có một trường quay qui mô, thì ta mượn trường quay. Tất cả những cái đó không thể bảo là các nhà làm phim ngả “theo Tàu”. Cốt yếu là nội dung là lịch sử được phản ánh sự kiện qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn và phương tiện hiện đại, vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới.

Posted Image

Quả thật phim của ta lâu nay vẫn quanh quẩn với sự nghèo nàn như kiểu “cơm chấm cơm” vậy! Một tác phẩm nghệ thuật cần được thẩm định qua công chúng, bởi ta đã từng biết, có những tác phẩm nghệ thuật đã được trao giải cao của ban giám khảo, mà khi đưa vào cuộc sống lại không được công chúng đón nhận, vì thế “tác phẩm” ấy tự lụi tàn, tự nó “tan” đi.

Vậy nếu quả thực “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?

Nếu “sợ” cái mới thì rất có thể gây phản cảm với những người luôn có ý tưởng sáng tạo, theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII, để rồi chúng ta tin rằng sẽ có chính kiến thật công minh, giải thoát cho các nhà làm phim đang bức xúc bởi một cái “lý sự” ma mãnh và ác ý nào đó, chỉ vì một lợi ích nhóm mà thôi.

Hoàng Công Minh

Ảnh trong bài: Cảnh phim "Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long"

=================================

Có bao nhiêu bài báo trong nước từ 20 năm nay nói về thời Hùng Vương cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến? Có bao nhiêu bài viết phủ nhận truyền thống Việt sử gần 5000 năm văn hiến trên các báo chí chuyên ngành và báo ngày trong 20 năm qua? Rồi tại ngay các trường học từ phổ thông đến hết đại học luận điểm minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến cũng không có chỗ để chen chân vào!

Tôi không cần xem nội dung bộ phim này, cũng chưa hề xem cái bài báo mà chính tôi coppi và đưa lên, gọi là bênh vực cho cái bộ phim có tư duy " ở trần đóng khố này ". Chỉ xin hỏi:

Căn cứ vào cơ sở khoa học nào để quí vị gắn cho các nhân vật trong phim mặc quần áo như quí vị thể hiện?

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn

Cập nhật lúc 25/06/2011 03:00:00 PM (GMT+7)

Posted Image- Chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?

"Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" lên sóng VTV

Phim lịch sử và thương hiệu quốc gia

Câu hỏi lớn cho dòng phim cổ trang lịch sử?

'Lịch sử hay lắm, không vớ vẩn như phim'

Có gì trong tay mà làm phim cổ trang?

Thách thức khi làm phim "mặc giáp sắt cưỡi ngựa"

"Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng long” là một bộ phim video (19 tập) do Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Trường Thành phối hợp sản xuất bằng nguồn vốn xã hội hoá nhằm hoàn thành và chiếu trong dịp mừng đại lễ “nghìn năm Thăng Long” tháng 10 năm 2010. Nhưng thật tiếc bộ phim này đã bị tạm dừng và không đúng hẹn với Đại lễ. Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.

Một vài cơ quan báo chí và một số bloger cá nhân đã đua nhau lên tiếng phản đối kịch liệt bộ phim này vì cho nội dung của nó là “thân Tàu” và xuyên tạc lịch sử!? Rồi cả đến trang phục, khung cảnh là của Tàu cả? Nếu cứ như những nhận định ấy (mà chủ yếu dựa trên lời phê phán của nhà sử học Lê Văn Lan) thì các nhà làm phim có “âm mưu” giúp Tàu “đánh” Ta?

Posted Image

Nhưng xem xét lại thì những ý kiến ấy không có cơ sở chuẩn xác bởi một điều đơn giản là nhiều “nhà” phê bình kia lại chưa bao giờ được xem phim này. Ngay những ý kiến của ông Lan cũng sai, và ông cũng đã thừa nhận với PV báo “Gia đình và xã hội” về mấy chi tiết lịch sử mà theo ông là chưa đúng.

Tôi biết ông Lê Văn Lan là người đã có công đọc và nhớ nhiều về lịch sử của nước ta, vì thế một vài kênh truyền hình thường nhờ ông Lan “lên tivi” để nói về sử học nước nhà. Nhiều vấn đề có dính dáng đến quá khứ lịch sử, các cơ quan chuyên môn cũng thường mời ông Lan tham gia góp ý. Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông.

Đến bộ phim này, ông ra sức “công phá”, công phá đến mức nhầm lẫn cả chi tiết lịch sử. Tôi cứ tự hỏi không hiểu vì sao cả một tập thể Hội đồng duyệt phim với khá nhiều giáo sư, tiến sĩ có danh tiếng, hơn nữa cả lãnh đạo Bộ VH - TT- DL đã ký văn bản cho phát hành bộ phim này vậy mà đến nay vẫn chưa ra mắt khán giả?

Posted Image

Phải chăng mấy ý kiến của ông Lan và một vài bloger lại là sự chỉ đạo dư luận? Có người bảo “chúng ta đang ở thời khắc nhạy cảm giữa ta và Trung Quốc, thì hãy tạm dừng phim này, vì chiếu ra có thể “bất lợi”? Nhưng xin thưa rằng đó là điều “biện lý” vô căn cứ. Ngay lúc này chúng ta lại càng cần phải “tung” bộ phim này ra trước công luận để thấy tinh thần quật khởi của dân tộc, và thấy cái quyết liệt của những nhà vua chân chính, những ý tưởng thông minh và cương quyết của Lý Công Uẩn sau bao lần các đời vua trước không thành công trong việc dời đô về kinh thành Đại La.

Nói một cách công bằng là: nếu phim này được chiếu ở nước ngoài thì hay biết mấy, người xem nhất là những Việt kiều trẻ lâu ngày sống xa tổ quốc sẽ hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử quan trọng và nhiều biến động của nước nhà.

Người ta bảo “trang phục của Trung Quốc”, vậy các bạn thử xem, những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm. Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt, vậy ai bảo là mặc áo bào Trung Quốc? Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy”, vậy ai bảo bắt chước phương tây

Posted Image

Văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể đều có sự kế thừa và giao thoa, vì thế chúng ta không thể bảo thủ dập khuôn, cần có sự học tập và sáng tạo. Ví như bây giờ quốc phục của Ta là gì, chưa ai tìm được. Trong khi chưa có một quốc phục thuần Việt, các nhà nguyên thủ của ta và các giới chức ngoại giao vẫn phải mặc theo Âu Tây là “Com lê - Cà vạt”. Vậy cứ theo cái lý sự cùn của mấy nhà phê bình cố chấp trên đây, thì lãnh đạo ta “theo” Tây cả à?

Bác Hồ bảo “Độc lập không phải là đứng một”, ta tự chủ không có nghĩa ta tách ta khỏi cái chung, ta nhận thức cái chung để rồi ta “độc lập” suy nghĩ, hành động theo định hướng của ta.

Phim “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” ta thuê đạo diễn, nhưng diễn viên giỏi của ta vào vai rất đạt; trang phục vải Tàu nhưng thiết kế mẫu quần áo của họa sĩ Ta; đến nay ta chưa có một trường quay qui mô, thì ta mượn trường quay. Tất cả những cái đó không thể bảo là các nhà làm phim ngả “theo Tàu”. Cốt yếu là nội dung là lịch sử được phản ánh sự kiện qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn và phương tiện hiện đại, vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới.

Posted Image

Quả thật phim của ta lâu nay vẫn quanh quẩn với sự nghèo nàn như kiểu “cơm chấm cơm” vậy! Một tác phẩm nghệ thuật cần được thẩm định qua công chúng, bởi ta đã từng biết, có những tác phẩm nghệ thuật đã được trao giải cao của ban giám khảo, mà khi đưa vào cuộc sống lại không được công chúng đón nhận, vì thế “tác phẩm” ấy tự lụi tàn, tự nó “tan” đi.

Vậy nếu quả thực “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?

Nếu “sợ” cái mới thì rất có thể gây phản cảm với những người luôn có ý tưởng sáng tạo, theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII, để rồi chúng ta tin rằng sẽ có chính kiến thật công minh, giải thoát cho các nhà làm phim đang bức xúc bởi một cái “lý sự” ma mãnh và ác ý nào đó, chỉ vì một lợi ích nhóm mà thôi.

Hoàng Công Minh

Ảnh trong bài: Cảnh phim "Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long"

=================================

Có bao nhiêu bài báo trong nước từ 20 năm nay nói về thời Hùng Vương cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến? Có bao nhiêu bài viết phủ nhận truyền thống Việt sử gần 5000 năm văn hiến trên các báo chí chuyên ngành và báo ngày trong 20 năm qua? Rồi tại ngay các trường học từ phổ thông đến hết đại học luận điểm minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến cũng không có chỗ để chen chân vào!

Tôi không cần xem nội dung bộ phim này, cũng chưa hề xem cái bài báo mà chính tôi coppi và đưa lên, gọi là bênh vực cho cái bộ phim có tư duy " ở trần đóng khố này ". Chỉ xin hỏi:

Căn cứ vào cơ sở khoa học nào để quí vị gắn cho các nhân vật trong phim mặc quần áo như quí vị thể hiện?

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Lại một bồi bút nữa rồi.

Phải xem xong mới biết nghe thì có vẻ hợp lý về hình thức nhưng là hình thức bịp bợm. Nó gần tương tự phải ở trong một ngôi nhà sắp mua thì mới biết nhà có ở được hay không? Hay phải để Trung quốc nó dàn quân trên Biển Đông rồi mới bảo nó có âm mưu chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông hay không?

Lợi ích nhóm gì ở đây khi cả xã hội phản đối. Từ các bậc học giả cho đến mọi tầng lớp nhân dân. Thế mà bảo vì lợi ích nhóm mà không cho chiếu.

Lại còn lấy mấy ví dụ hoàng đế Quang Trung, tranh dân gian Đông Hồ hứng dừa không liên quan gì tới việc trang phục giống Tàu ở trong bộ phim này. Không biết là không hiểu hay không muốn hiểu.

Bây giờ không nên phải phản đối chiếu bộ phim này nữa mà cần phải xem xét xử lý hình sự với kẻ nào làm phim này và nhất là cứ muốn chiếu phim này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần nhìn lại giá trị phim Lý Công Uẩn

Cập nhật lúc 25/06/2011 03:00:00 PM (GMT+7)

Posted Image- Chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?

"Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng long” là một bộ phim video (19 tập) do Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Trường Thành phối hợp sản xuất bằng nguồn vốn xã hội hoá nhằm hoàn thành và chiếu trong dịp mừng đại lễ “nghìn năm Thăng Long” tháng 10 năm 2010. Nhưng thật tiếc bộ phim này đã bị tạm dừng và không đúng hẹn với Đại lễ. Đến nay vẫn còn nằm trong “kho”.

.......

Posted Image

Nhưng xem xét lại thì những ý kiến ấy không có cơ sở chuẩn xác bởi một điều đơn giản là nhiều “nhà” phê bình kia lại chưa bao giờ được xem phim này. Ngay những ý kiến của ông Lan cũng sai, và ông cũng đã thừa nhận với PV báo “Gia đình và xã hội” về mấy chi tiết lịch sử mà theo ông là chưa đúng.

Tôi biết ông Lê Văn Lan là người đã có công đọc và nhớ nhiều về lịch sử của nước ta, vì thế một vài kênh truyền hình thường nhờ ông Lan “lên tivi” để nói về sử học nước nhà. Nhiều vấn đề có dính dáng đến quá khứ lịch sử, các cơ quan chuyên môn cũng thường mời ông Lan tham gia góp ý. Sau những lần góp ý ấy ông cũng nhận được “phong bì” khá nặng kí với cái thù lao mà tôi cho rằng vượt quá mức công sức lao động chất xám của ông.

Đến bộ phim này, ông ra sức “công phá”, công phá đến mức nhầm lẫn cả chi tiết lịch sử. Tôi cứ tự hỏi không hiểu vì sao cả một tập thể Hội đồng duyệt phim với khá nhiều giáo sư, tiến sĩ có danh tiếng, hơn nữa cả lãnh đạo Bộ VH - TT- DL đã ký văn bản cho phát hành bộ phim này vậy mà đến nay vẫn chưa ra mắt khán giả?

Posted Image

..........

Người ta bảo “trang phục của Trung Quốc”, vậy các bạn thử xem, những tranh dân gian, tranh Hàng Trống, kể cả tranh Đông Hồ cũng hiện đại lắm. Có bức tranh dân gian vẽ vua Quang Trung cưỡi ngựa, mặc áo giáp, vung đao ra trận trông rất hào khí và mãnh liệt, vậy ai bảo là mặc áo bào Trung Quốc? Tranh “hứng dừa” váy yếm của hai phụ nữ rất “sexy”, vậy ai bảo bắt chước phương tây?

............

Văn hóa kể cả vật thể hay phi vật thể đều có sự kế thừa và giao thoa, vì thế chúng ta không thể bảo thủ dập khuôn, cần có sự học tập và sáng tạo. Ví như bây giờ quốc phục của Ta là gì, chưa ai tìm được. Trong khi chưa có một quốc phục thuần Việt, các nhà nguyên thủ của ta và các giới chức ngoại giao vẫn phải mặc theo Âu Tây là “Com lê - Cà vạt”. Vậy cứ theo cái lý sự cùn của mấy nhà phê bình cố chấp trên đây, thì lãnh đạo ta “theo” Tây cả à?

Bác Hồ bảo “Độc lập không phải là đứng một”, ta tự chủ không có nghĩa ta tách ta khỏi cái chung, ta nhận thức cái chung để rồi ta “độc lập” suy nghĩ, hành động theo định hướng của ta.

Phim “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” ta thuê đạo diễn, nhưng diễn viên giỏi của ta vào vai rất đạt; trang phục vải Tàu nhưng thiết kế mẫu quần áo của họa sĩ Ta; đến nay ta chưa có một trường quay qui mô, thì ta mượn trường quay. Tất cả những cái đó không thể bảo là các nhà làm phim ngả “theo Tàu”. Cốt yếu là nội dung là lịch sử được phản ánh sự kiện qua con mắt của nhà biên kịch, nhà đạo diễn và phương tiện hiện đại, vươn lên cái hiện đại để dần dần bắt kịp với điện ảnh khu vực và thế giới.

................................

Quả thật phim của ta lâu nay vẫn quanh quẩn với sự nghèo nàn như kiểu “cơm chấm cơm” vậy! Một tác phẩm nghệ thuật cần được thẩm định qua công chúng, bởi ta đã từng biết, có những tác phẩm nghệ thuật đã được trao giải cao của ban giám khảo, mà khi đưa vào cuộc sống lại không được công chúng đón nhận, vì thế “tác phẩm” ấy tự lụi tàn, tự nó “tan” đi.

Vậy nếu quả thực “Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long” chưa được trình chiếu rộng rãi, chưa có ý kiến của đông đảo người xem mà đã vội bảo nó là “xấu” thì liệu đã thật khách quan và công bằng chưa?

Nếu “sợ” cái mới thì rất có thể gây phản cảm với những người luôn có ý tưởng sáng tạo, theo tôi bộ phim dài tập này hãy được trình chiếu trước các đại biểu Quốc Hội khóa XIII, để rồi chúng ta tin rằng sẽ có chính kiến thật công minh, giải thoát cho các nhà làm phim đang bức xúc bởi một cái “lý sự” ma mãnh và ác ý nào đó, chỉ vì một lợi ích nhóm mà thôi.

Hoàng Công Minh

Ảnh trong bài: Cảnh phim "Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long"

=================================

Hix, Lỗi hệ thống, lại bị virus rồi.Chắc là do hack. Ghê wáPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Hãy nhìn kỹ những bức tranh dân gian trong văn hóa truyền thống Việt và so sánh với bức ảnh trên trong phim.

Cho đến thế kỷ XV - phụ nữ Việt chỉ mặc váy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy cùng nhau ký tên kiến nghị đổi tên quốc tế của biển Đông thành " Southeast Asia Sea " (hiện vẫn đang bị gọi là South-China-Sea). Với chúng ta, 4 chữ “Biển Đông Nam Á” có một nửa là lịch sử cha ông để lại, nửa kia là hiện tại hội nhập cùng bạn bè quốc tế. Hãy cùng các bạn ấy nhập thành một bó đũa.

Ký vào bản tiếng Anh tại đây: http://www.change.or...theast-asia-sea

P/S. Mình ký là một việc, nhưng quan trọng hơn là chuyển thư cho thật nhiều bạn bè khắp nơi ký, vì hiện nay số lượng mới có khoảng 40,000 chữ ký, cần có đủ 500,000 thì mới được chấp nhận. Hãy mau chóng vận động gia đình, bạn bè, những ai yêu Việt Nam (bao gồm người nước ngoài, kể cả …người Trung Quốc, he he), hãy ký để nhanh chóng đạt được ý nguyện chính đáng và đương nhiên này!

======================================================================================================================================

Trên đây là một trong những lá thư mà Wild nhận được trong ngày và rất tin tưởng từ người gởi, những ai quan tâm đến vấn đề Biển Đông, đừng thờ ơ với cơ hội này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao tôi bấm chuột nó ra một trang tiếng Anh. Đợi tôi về nhà nhờ anh em hướng dẫn. Cá nhân tôi ủng hộ việc ký kiến nghị. Đổi tên biển Nam Trung Hoa thành biền Đông Nam Á.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Hãy nhìn kỹ những bức tranh dân gian trong văn hóa truyền thống Việt và so sánh với bức ảnh trên trong phim.

Cho đến thế kỷ XV - phụ nữ Việt chỉ mặc váy.

Hình như cho đến những năm 20 - 40 thế kỷ 19, Phụ nữ VN vẫn chỉ mặc váy cho tới khi vua Minh Mạng (tại ngôi 1820-1840) ra chiếu chỉ gì gì đó. Ca dao có câu:

"Chiếu vua Minh Mạng ban ra...

Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng...

Không đi thì chợ không đông...

Đi thì... phải lột quần chồng... sao đang...?

Có quần...ra quán bán hàng...

Không quần ra đứng đầu làng...trông quan"

Quần không đáy, chắc chắn là váy rồi...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay