Thiên Sứ

Tình bạn giữa mèo và gà

8 bài viết trong chủ đề này

Tình bạn khó tin giữa mèo và gà

Nàng mèo Snowy ở Middleton (Anh) kết bạn một con gà vừa mất mẹ. Chúng gắn bó với nhau như hình với bóng.

Posted Image

Mối quan hệ kỳ lạ bắt đầu từ hơn hai tháng trước - khi một con cáo giết một đàn gà gồm gà mẹ và 13 gà con. Gladys, tên con gà, may mắn sống sót.

Posted Image

Chủ của Gladys đưa nó vào trong nhà để bảo đảm an toàn. Trong lúc cô đơn và cần bạn thì gà gặp mèo Snowy.

Posted Image

Chúng nhanh chóng trở nên thân thiết và luôn biết cách bày tỏ tình cảm với nhau. Giờ đây chúng là đôi bạn không thể tách rời.

Việt Linh (theo VnExpress)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình mẫu tử giữa các loài vật.

Những con vật họ mèo này mồ côi mẹ trong nhiều hoàn cảnh, nhưng chúng đều nhận được sự nuôi dưỡng và che chở của các con vật khác loài.

Dưới đây là hình ảnh về tình mẹ con của hổ, báo với chó, lợn và đười ươi.

Posted Image

Cô chó Isabella ở Công viên quốc gia Sarafi, Kansas (Mỹ) nhận nuôi ba chú hổ con màu trắng bị mẹ bỏ rơi.

Posted Image

Irma, con đười ươi 5 năm tuổi, vuốt ve chú hổ con Deman 26 ngày tuổi trong bệnh viện thú y Taman Sarafi ở Indonesia. Mẹ của con hổ chết vài ngày sau khi sinh nở.

Posted Image

Một chú chó Bull của Pháp chơi với một chú hổ Bengal 2 tuần tuổi tại vườn thú Shirotori, Higashikagawa, Nhật Bản. Con hổ bị

mẹ bỏ rơi nhưng vẫn sống nhờ bú sữa của con chó.

Posted Image

Một chú heo ở phía đông Ukraine cho 3 chú hổ sơ sinh bú sữa cùng đàn con của nó.

Posted Image

Hai con hổ Siberia bú sữa cùng một chó con tại Hợp Phì, An Huy, Trung Quốc. Mẹ của hai con hổ không có sữa để nuôi chúng.

Posted Image

Nhân viên vườn thú Belgrade ở thủ đô của Serbia đưa con báo đen 2 tuần tuổi Milica vào chỗ nằm của một con chó cái để nó bú sữa. Con báo mẹ đã tìm cách ăn sống Milica nên các nhân viên phải tách hai mẹ con.

Posted Image

Một con lợn chơi với chú hổ con trong một công viên tại Quảng Đông, Trung Quốc. Con hổ bị bỏ rơi ngay sau khi chào đời và lợn đã nuôi nó.

Việt Linh (theo ABC News)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình bạn giữa 1 chú mèo với chú sư tử con...xinh xinh...

Chú mèo đực lông vàng Arnie và cô sư tử con Zara đã hình thành nên một tình bạn thân thiết kỳ lạ tại vườn thú Linton ở Cambridgeshire, Anh.

Arnie giúp Zara tắm rửa và chải lông, không khác gì một người mẹ thực thụ. Zara đã bị mẹ bỏ rơi khi mới 2 ngày tuổi. Bản thân Arnie cũng từng là một "đứa trẻ lạc".

Khi mới 10 ngày tuổi, Zara chỉ nặng 0,9 kg, nay nó đã lên tới 4,5 kg và ngày càng to lớn. Zara sẽ to gấp nhiều lần so với mèo Arnie. Chính vì thế, một ngày nào đó người ta sẽ phải chia rẽ cặp đôi này và đưa con sư tử tới Trung tâm giáo dục động vật hoang dã ở Uganda.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

M.T. (theo Skynews)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình bạn giữa chó, mèo và chuột.

Chú chó Booger, mèo Kitty và các con chuột bạch Mousie, đã trở thành những người bạn thân thiết tại một hàng ăn ở Bisbee, Arizona, Mỹ.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

(Theo China Daily)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động vật - bạn đường kỳ diệu của trẻ (phần 1)

Đối với những trẻ mà thế giới bên ngoài dường như không mấy thân thiện, thì sự đồng lõa ngoan ngoãn và câm lặng của động vật - vốn không bao giờ biết trừng phạt hay phản bội - đôi lúc sẽ là vị cứu tinh đích thực.

Các chuyên gia tâm thần trẻ em, các nhà tâm lý học và giáo dục đều đồng ý rằng khi được quản lý tốt, sự hiện diện của một con vật nuôi quen thuộc bên cạnh một đứa trẻ sẽ làm phong phú thêm các năng lực và kích thích sự phát triển về mặt cảm xúc của trẻ.

Được làm bằng nhựa hay nhồi bông, những con thú đáng yêu ngoan ngoãn ngủ bên cạnh trẻ khi trẻ rời trường mẫu giáo về nhà. Tròn trịa và dễ thương, chúng thổi hồn sống vào những câu chuyện cổ tích đầu tiên mà trẻ nghe kể, sinh sôi bầy đàn trong những tập truyện tranh, phim hoạt hình. Chó sói hay cừu non, chuột và voi, chim hay rùa: trong cuộc sống trẻ thơ, thú vật choán chỗ một cách tức thì, hiển nhiên và dai dẳng. Trẻ em - một khi được sở hữu ngôn ngữ - sẽ không thích thú gì hơn việc chia sẻ các cuộc phiêu lưu của chúng, và sống với những âu lo và sợ hãi trong các chuyến phiêu lưu đó. Động vật thật sự đã chia sẻ cuộc sống với trẻ, và trong đa số trường hợp, trẻ chẳng có gì để mất đối với tình bạn đó.

Cái mới là ở chỗ các nhà tâm lý học, tâm thần học hay giáo dục học đã tìm ra lợi ích của mối dây liên hệ ưu đãi này.

Nhiều công trình nghiên cứu gần đây chứng minh rằng một con thú quen thuộc có thể góp phần làm phong phú thêm và kích thích sự phát triển thể chất của trẻ. Thậm chí trở nên cái chủ yếu trong đời sống của nó. Tại sao? Trước nhất có thể vì con thú được nhận thức như là kẻ ngang hàng với trẻ. Hubert Montagner, nhà nghiên cứu ở Inserm và lãnh đạo nhóm nghiên cứu chuyên biệt về tâm lý của sự phát triển, cho biết “Đứa trẻ không đặt ra câu hỏi. Nó biết rằng nó đồng thời là con người và động vật. Và chẳng có lý do gì mà những con thú lại không giống như nó”. Do đó, chuyên gia này không do dự xác định, thú vật sẽ giúp trẻ giải phóng trí thông minh và tư tưởng của mình.

Trong cuốn sách nhan đề “Trẻ em và thú vật”, Hubert Montagner mô tả sự phát triển của trẻ có thể được kích thích mạnh hơn do quan hệ với một con chó, con mèo hay con ngựa, kể cả khi đứa bé có các biểu hiện rối loạn thích nghi hay tật nguyền. Đối với những trẻ mà thế giới bên ngoài dường như quá xa cách, không thân thiện hay luôn bị cha mẹ ngược đãi, thì một con thú ngoan ngoãn và câm nín - không bao giờ biết đến đòn roi hay phản bội - đôi khi sẽ trở thành vị cứu tinh. Lúc đó con thú thân quen là một chỗ dựa an toàn, “có đôi mắt có thể nhìn thấy tất cả và đôi tai nghe thấy tất cả” và, theo Hubert Montagner, nhờ đó mà trẻ tìm được “khả năng bài xuất một vốn sống liên hệ, các hình ảnh và tư tưởng luôn luôn quấy phá chúng”.

Từ khi nào mối liên hệ này được hình thành? “Cá tính riêng của trẻ con bắt đầu hình thành vào khoảng 6 tháng tuổi, và chỉ ở độ tuổi này thì một con thú mới có thể trở thành một người bạn đường có ích với trẻ”, bác sĩ khoa nhi Lyonel Rossant nhận định. Lúc đó con thú đóng mọi vai trò trong đời sống của trẻ: chỗ dựa cho cảm xúc, vai trò trung gian hòa giải, bạn chơi đùa, sự trung thành. Qua đó các giác quan nơi trẻ sẽ được đánh thức trọn vẹn và bước vào cuộc chinh phục thế giới. Cũng thông qua con thú thân thiện mà trẻ học hỏi được nhiều điều trong cuộc sống. Ví dụ, bản năng tình dục (“những con thú chiếm một bộ phận vô cùng quan trọng trong huyền thoại và truyền thuyết trong sự bộc lộ công khai cơ quan sinh dục và các chức năng giới tính của chúng đối với sự khao khát tò mò ở trẻ con”, Freud nhận định), sự sinh sản. Và đôi khi, cả cái chết.

Rồi cuối cùng cũng đến lúc con thú bị phế bỏ vai trò “lịch sử” của mình - bị ruồng rẫy trước lợi ích của các khoái cảm khác, các dự tính xã hội khác. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ vẫn thật sự gắn bó, thì với đứa trẻ con thú vẫn còn là một thành viên trong gia đình, một yếu tố để dựa dẫm mỗi khi xảy ra tình huống trắc trở nào đó…

Vậy có nên mang theo cái tình bạn đặc biệt, có thể xoa dịu các rối loạn hành vi và quyến luyến này đến những nơi chốn khác trong cuộc sống - bệnh viện, trại hè hay học đường? Hubert Montagner và chính ông mới đây đã tiến hành một thí nghiệm chưa từng có về trường hợp này. Mục tiêu là giúp những đứa trẻ khuyết tật giải trừ được nỗi đau của chúng nhờ vào tác nhân động vật....

(còn nữa)

Kiến thức ngày nay (theo Le Monde

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH CẢM CỦA ĐỘNG VẬT

Những câu chuyện về cảm xúc của động vật thường bị gạt đi.

Bò cảm thấy nhẹ nhõm khi giải quyết xong vấn đề và cừu có thể tạo ra tình bạn sâu sắc. Các nhà khoa học tin rằng động vật không hề là những cỗ máy đơn giản và những cảm giác của chúng đáng được trân trọng.

Các nhà nghiên cứu từ khắp thế giới đang gặp gỡ tại hội thảo của Tổ chức Compassion in World Farming Trust, diễn ra tại London, Anh. Họ chia sẻ những cách thức khám phá suy nghĩ của động vật cũng như theo dõi sự chịu đựng và đối phó với đau đớn của chúng.

Loài người có xu hướng cho rằng mình là những sinh vật duy nhất biết nghĩ và cảm giác. Chúng ta vui mừng gắn yếu tố tình cảm cho những tiếng nói bập bẹ của trẻ nhỏ, trong khi phủ nhận chúng ở cừu hoặc thậm chí tinh tinh. Những câu chuyện về cảm xúc của động vật thường bị gạt đi. Song có lẽ, con người đã quá khinh suất trong sự phủ nhận của mình.

"Động vật không phải là những vật thể vô tri vô giác", giáo sư Marc Bekoff, thuộc Đại học Colorado, Mỹ, nhận xét. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy suy nghĩ của động vật có thể ẩn chứa tình cảm tương tự như chúng ta.

Giáo sư Donald Broom, từ Đại học Cambridge, đã nghiên cứu hành vi trên cừu. Nhóm của ông đặt chúng trong một hàng rào đặc biệt với một đòn bẩy, mà khi bị nhấn xuống, sẽ giải phóng lũ cừu sang một cánh đồng có nhiều thức ăn ngon. Nhóm nghiên cứu nhận thấy khi lũ cừu tìm ra cách ấn cái cần để tới chỗ có thức ăn, chúng rất hoan hỉ.

"Một khi đã học được cách mở ra cánh đồng, chúng bộc lộ phản ứng rất vui vẻ. Nhịp tim của chúng tăng lên, chúng thực hiện nhiều cú nhảy và phi hơn", Broom nói. "Điều đó giống như thể các con vật đang kêu lên Eureka! Tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề".

"Chúng ta cần có đôi chút tôn trọng những động vật này, và tôi nghĩ hầu hết mọi người đều đồng ý điều đó nếu họ cảm thấy chúng nhận thức được điều gì đang xảy ra".

Thân thiện với vật nuôi không chỉ là nghĩa vụ đạo đức, theo các nhà nghiên cứu, nó còn mang lại lợi ích cho chúng ta. Chẳng hạn, những con bò sẽ sản xuất nhiều sữa hơn nếu người chăm sóc trò chuyện nhẹ nhàng với chúng thay vì la hét và đuổi chúng chạy vòng quanh. Một vài trang trại bò sữa giờ đây đã gắn những tấm biển "xin đừng la hét bò".

Chuyên gia nổi tiếng về tinh tinh Jane Goodall, trong một phát biểu mở tại hội thảo cho rằng, cần xem xét lại cách thức nhìn nhận động vật, cả động vật hoang dã và các loài đã thuần hoá. Tiến sĩ Goodall, người đã dành 45 năm để nghiên cứu tinh tinh ở châu Phi, cho biết người và tinh có có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ: cả hai đều có những hành động dã man song cũng có thể có lòng vị tha rất lớn.

Bà đã chứng kiến tinh tinh hỗ trợ những con khác đang hoảng sợ, bị mồ côi hoặc bị thương, chứng tỏ "một lòng trắc ẩn và tình thương y hệt như con người". "Chúng ta phải hiểu rằng mình không phải là sinh vật duy nhất trên hành tinh có cá tính và suy nghĩ", bà nói. (Theo BBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiep si nghĩ đơn giản cuộc đời có nhân quả cho nên ai là ác bậy bạ thì bị đầu thai làm thú ,cho nên thú cũng có suy nghĩ giống người vậy . Trước đây nghe băng thầy Thích Chân Quang giảng có kể chuyện có lần bạn thầy vì lúc còn sống hay chửi bậy nên chết bị đầu thai làm CÚN , thầy nói rằng những người chửi bậy, hung hăng ,không có chuyện gì cũng chửi bậy thì bị đầu thai làm CÚN . Ông bạn này lúc sống thích ngồi ghế bẹt đấy .

Lúc đầu thầy đi đâu đó chơi rồi nhận 1 chó nhỏ về nuôi mà không ngờ rằng sau này mới biết đó là bạn mình ngày xưa .Thầy đưa con chó lên chùa ,và con chó này lúc nào cũng có tật nhảy lên ghê ngồi chứ ko ngồi đất ,thầy cũng thấy lạ .Có 1 lần ,có 1 cô gái trong chùa thấy chú Cún này hay có tật ngồi lên ghế nên lấy ghế đi kô cho ngồi nữa ,thế là đêm ấy cô ta bị ông bạn ấy báo mộng nói rằng:"ghế của tao đang ngồi cớ sao mày lại lấy đi" .Sáng sớm hôm sau cô gái kể cho thầy nghe về câu chuyện tối qua và mô tả hình dáng của người đàn ông ấy ,thầy mới bật ngửa ra đó chính là người bạn mình ngày xưa .

Hay bây giờ thử đi ăn thịt chó về đi ngang qua 1 đàn chó nó sẽ sủa ầm lên ,hehe .Đi ngang qua chó dữ mà lịch sự nói :"Chào chó ,xin phép chó cho tớ đi qua cái " .Thế là nó im re ,hiền ngay .

Hãy xem bài viết này :

Loài vật cũng biết thể hiện tình cảm

Các nhà khoa học cho rằng không chỉ có con người mới có thể bày tỏ cảm xúc yêu ghét mà một số loài thú cũng có cách thể hiện tình cảm của chúng. Ảnh trên Telegraph.

Posted Image

Ai bảo mèo không biết thể hiện sự yêu ghét? khuôn mặt của chú mèo này cho thấy chú đang rất khó chịu.

Posted Image

Gương mặt đáng yêu của chú cún thể hiện chú ta đang rất vui.

Posted Image

Không phải lúc nào chúa sơn lâm cũng dữ dằn.

Posted Image

Nụ cười đặc biệt của ngựa.

Posted Image

Hai chú hà mã cùng "song ca".

Posted Image

Gorila mẹ với nỗi buồn tột đỉnh khi bế xác đứa con trên tay.

Posted Image

Nụ cười khoái trá của một chú Gorila.

Posted Image

Voi cũng biết thể hiện nỗi buồn bằng những giọt nước mắt.

Gia Nghĩa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động vật cũng có đời sống tình cảm?

Động vật không phải là loài vô tri, chúng cũng có đời sống tình cảm và biết quan tâm lẫn nhau. Với tựa đề “The Emotional lives of Animals” (Đời sống tình cảm của những loài động vật), tác giả Marc Bekoff đã khái quát phần nào những cung bậc cảm xúc: vui mừng, thấu cảm, đau buồn, giận dữ, yêu thương trong thế giới động vật mà ông có dịp chứng kiến trong quá trình làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành hành vi của động vật. Sách do nhà xuất bản New World Library ở Mỹ phát hành, xin lược dịch giới thiệu cùng bạn đọc.

Biết ơn

Tháng 12-2005, cá voi lưng gù dài 15 m và nặng 50 tấn bị mắc lưới may mắn được một nhóm thợ lặn giải cứu. Sau khi được tự do, “cô nàng” cọ mũi vào từng thợ lặn rồi bơi xung quanh – một cử chỉ mà theo các chuyên gia về cá voi là “sự giao tiếp khác lạ và hiếm thấy”. Jammes Moskito, thành viên trong nhóm thợ lặn kể: “Dường như nó cảm ơn chúng tôi đã giải thoát cho nó. Con vật dừng lại cách tôi khoảng 30 cm, dùng mũi đẩy tôi như thể đang đùa giỡn. Chưa hết, khi tôi cắt chỉ lưới quấn ngang miệng thì mắt nó nhấp nháy và nhìn chằm chằm vào tôi”.

Thấu cảm

Posted Image

Ceann Lambert – Giám đốc Trung tâm cứu hộ Indiana Coyote (Mỹ) kể một sáng nọ, cô nhìn thấy hai con chuột con đang cố thoát khỏi chậu nước trong nhà xe. Khi thấy chúng bắt đầu đuối sức, cô đổ một ít nước vào chiếc nắp và thả trong chậu. Một con bò đến uống và nhìn thấy mẫu thức ăn mà chúng kiếm được trước đó nên mang lại cho con yếu hơn. Mỗi khi con chuột yếu hơn cố với lấy thức ăn, con còn lại từ từ dịch chuyển thức ăn tới gần cho đến khi đồng loại của mình bắt được. Sau khi phục hồi sinh lực, cả hai leo ra ngoài bằng tấm ván Lambert bắc sẵn trong chậu.

Giận dữ

Khi phiền lòng, con vật cũng “nổi quạu” như người bởi chúng cũng có các chất truyền dẫn thần kinh như serotonin, testosterone, cũng như vùng não chi phối thái độ tức giận, gây hấn và thù hằn. Và không khó nhận ra những khi động vật giận dữ. Loài bạch tuộc cũng biết giận. Khi bị kích động, màu da trắng của chúng chuyển sang đỏ.

Suốt nhiều năm nghiên cứu Alex, tên của một con vẹt xám thông minh, chuyên gia Irene Pepperberg để ý mỗi khi có điều gì không hài lòng, Alex tỏ ra rất giận. Chẳng hạn như khi cho nó ăn thức ăn của chim thay vì hạt điều – món khoái khẩu của nó, Alex sẽ khép hai mắt lại và phùng lông biểu lộ không vừa ý.

Đau buồn

Posted Image

Khỉ đột từ lâu được biết đến là loài vật có thể thức canh khi đồng loại “thân thuộc” qua đời. Do biết “tập quán” này nên một số sở thú đã tổ chức “lễ tang” mỗi khi có khỉ đột chết. Donna Fernandes, Giám đốc Thảo cầm viên Buffalo ở New York có lần tận mắt chứng kiến trong lúc thức canh một con khỉ cái chết do bệnh ung thư, con khỉ đực đã có những hành vi giống như nói lời từ biệt với “bạn đời” của mình: “Nó hú liên tục và vỗ mạnh vào ngực mình với vẻ đau đớn. Không những vậy, nó còn nhặt khúc cần tây – món ăn ưa thích lúc còn sống của con cái – rồi đặt vào tay “vợ” mình và cố đánh thức cô nàng dậy”.

Yêu thương

“Vợ chồng” chó malamute (giống chó ở phía Bắc bang Alaska, Mỹ) tên Tika và Kobuk sau khi đẻ được 8 lứa, “an dưỡng” tuổi già trong nhà cô Anne Bekoff. Anne kể Kobuk mạnh bạo, hay to tiếng và “ăn hiếp” vợ. Bình thường khi ra cửa, Tika phải nhường chồng đi trước, nếu không sẽ bị “thượng cẳng tay”. Tuy nhiên, khi chân của Tika nổi bướu độc và phải cắt bỏ, Kobuk không còn hung hăng và luôn kề cận chăm sóc “vợ”.

Posted Image

Giống chó ở phía Bắc bang Alaska, Mỹ thể hiện tình cảm khi yêu (Ảnh: Dailymail)

Hạnh phúc

Cá heo thường cười “tủm tỉm” mỗi khi hạnh phúc. Chó sói khi “đoàn tụ” thường hớn hở, vẩy đuôi hoặc liếm mõm với nhau. Khi gặp nhau, loài voi vỗ tai, quay tròn và cất “tiếng hú” chào mừng. Một chuyên gia nghiên cứu hành vi động vật có lần quan sát một con tinh tinh “vượt cạn”, đồng loại của chúng bày tỏ vui mừng bằng cách hú và ôm lấy nhau. Chúng thay phiên chăm sóc “sản phụ” và “đứa bé” suốt nhiều tuần.

Quan tâm

Theo dõi đàn voi ở Khu bảo tồn quốc gia Samburu ở Kenya, chuyên gia Iain Douglas-Hamilton kể con voi BabyL bị què nhiều năm qua nhưng những con khác chưa bao giờ bỏ nó đi sau. Cả đàn đi vài bước thì dừng lại đợi con voi “cà thọt” đi tới.

H.A

Theo Daily Mail, Báo Cần Thơ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay