67890000

thiền trong đời sống hàng ngày

8 bài viết trong chủ đề này

Chúng ta đã dùng phần lớn cuộc đời mình để gầy dựng một nhân sinh quan giới hạn về cuộc đời. Trong quan điểm nhìn đó, có một cái “Tôi” độc lập và những thứ khác xoay quanh — hoặc là làm hài lòng “Tôi” hay ngược lại làm tổn hại “Tôi”. Chúng ta luôn luôn có chiều hướng sống theo nếp sống nhìn vào mỗi sự, mỗi việc chung quanh ta với một cái nhìn đầy phán đoán: cái này “tôi” thích; cái kia không thuận mắt “tôi” tí nào cả; cái nọ làm cho “tôi” bực mình; v.v..

Và cứ thế, chúng ta cứ bỏ cả đời đi tìm cái “Tôi thích” càng nhiều càng tốt và đẩy ra xa hoặc cho người khác những cái “Tôi không thích”. Từ sáng đến tối, chúng ta không hề mệt mõi phân tích, đắn đo, suy tư, kế hoạch cũng chỉ xoay quanh cái: “Tôi”, “thích”, “không thích”. Nếu chúng ta tinh tế một chút, chúng ta có thể nhận thấy rằng, dưới khuôn mặt thân thiện giả tạo bên ngoài kia, đều có đầy vẫy những nét lo âu, đau khổ, bất ổn.. Chúng ta có hàng ngàn phương thức che đậy những nổi ưu tư này: chúng ta ăn quá độ, uống (chất say) quá mức, làm quá giờ, xem quá nhiều TV. Chúng ta luôn tìm làm một cái gì đó để khõa lấp cái tâm trạng bất ổn của mình. Phần lớn con người có lối sống như thế mãi cho tới cuối cuộc đời

Giác ngộ không phải là một điều gì mà ta có thể đạt được, mà nó là một trạng thái thiếu vắng một thứ gì khác. Cả giai đoạn cuộc đời đã qua, bạn luôn luôn tìm cầu, đeo đuổi những mục đích. Giác ngộ thì buông xả những thứ đó, nhưng chỉ nói cũng không mang lại kết quả gì cả. Tu tập là việc làm của cá nhân không thể nào làm dùm được. Chúng ta có thể đọc cho đến ngàn năm, nó cũng không đưa chúng ta đến đâu cả. Chúng ta phải tu tập, và phải nổ lực cho đến cuối cuộc đời mình.

Cần phải có nhiều nghị lực mới có thể tọa thiền tốt được

Nhưng tọa thiền không phải là việc làm mà ta chỉ cần dụng công trong một hoặc hai năm, để rồi cho chúng ta thuần thục rồi thôi, mà nó là lối tu tập chúng ta sẽ thực hành mãi cho suốt cuộc đời còn lại của mình. Sự nhận thức chân lý cuộc đời là vô cùng tận, không đoạn cuối, nó là khám phá vượt không gian và thời gian. Và sự công phu này sẽ đưa ta hòa nhập vào nó và sống với nó, nhận diện cái thực chất của nó. Từ đó nó chuyển hóa nhân sinh quan của chúng ta, lề lối sống của chúng ta. Chúng ta sẽ sống, làm việc, xử thế khác đi. Thiền là một phương thức sống, là đời sống, chứ không phải là ngồi vào tọa cụ ba-mươi hay bốn-mươi phút trong một ngày. Cả cuộc sống của chúng ta là công phu, là tu tập, là thực hành, hai-mươi-bốn giờ trong một ngày và mỗi ngày.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không nghĩ là, chúng ta cần phải buông xả bất cứ gì cả. Theo tôi, điều chúng ta làm là nhàm chán các Pháp. Nếu chúng ta ép buộc tâm mình làm một điều gì đó, thì khi ấy chúng ta lại trở về với cái tâm phân biệt — thích hay không thích, tốt và xấu, đúng và sai — đó là tình trạng mà chính chúng ta đang cố gắng siêu thoát. Phương cách hữu hiệu nhất để buông xả là, quán sát các tư tưởng khi phát sinh và ghi nhận chúng. “À! Tôi lại thất niệm nữa rồi.” — và không cần phê phán, chỉ đơn giản trở về với hiện trạng của mình trong phút giây này

Đừng bao mong mõi một trạng thái mà trong đó tư tưởng không phát sinh. Tư tưởng vốn không thật, ở vào một thời điểm nào đó thì chúng ta sẽ nhận thấy cái chu kỳ mà tư tưởng phát sinh rồi tan biến không còn cấp bách như lúc ban đầu, và sau đó khoảng thời gian nó gần như tan biến. Khi ấy chúng ta thấy được rằng chúng không thật. Chúng phát sinh rồi hoại diệt mà chính chúng ta cũng không biết tại sao. Chính vì sự thiếu hiểu biết ấy, cho nên chúng ta chấp nó là ta và luôn luôn muốn bảo vệ nó. Nếu chúng ta cứ bình thản ngồi ngắm nhìn (như là xem chớp bóng), không phê phán, tư tưởng nổi lên rồi rơi rụng; chúng ta xem mãi rồi cũng phải chán, phải không?

Tôi không ám chỉ rằng, chúng ta không được để tâm mình rối loạn hay giận dữ. Cái mà tôi nói là: khi tâm chúng ta rối loạn, chúng ta đừng vướng mắc vào nó. Nếu chúng ta đang giận dữ, thì chúng ta cứ giận đi trong giây phút và biết thế; đó là sự khác biệt giữa người có và không có tu tập. Chỉ biết mà không vướng mắc vào cơn giận thì làm sao tâm ta mất thăng bằng

Tôi muốn nói về sự khó khăn căn bản của tọa thiền. Dù cho bạn mới bắt đầu hay là đã ngồi suốt nhiều năm, những trở ngại đều cũng như nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn phải đối diện với sự mơ hồ, nghi ngờ, khó khăn; và nếu bạn không thực tập đủ lâu thì bạn sẽ không nhận chân được lợi ích chân thật của nó.

Khó khăn thì tất nhiên phải có, nhưng nó cũng có cái tốt của nó. Trong khi ngồi, tâm của bạn trực diện với những khó khăn này, có khi như mơ hồ, có lúc xem như vô lý, nhưng bạn đang học thật nhiều về con người mình; và điều bạn học chỉ có giá trị cho riêng bạn mà thôi

Chúng ta phải chú tâm toàn bộ vào những gì đang xảy ra lúc này, bây giờ. Lý do mà chúng ta không muốn chú tâm là vì bởi nó không luôn luôn dễ chịu chút nào cả. Nó không thích hợp cho chúng ta.

Là con người, chúng ta có cái tâm để suy nghĩ. Chúng ta luôn nhớ những đớn đau. Chúng ta luôn luôn ước vọng về tương lai, những điều tốt đẹp ta sẽ có hay sẽ xảy đến cho chúng ta. Chúng ta gạt bỏ những gì không làm ta hài lòng trong hiện tại: “Tôi không thích cái đó. Tôi không phải nghe điều đó. Tôi có thể quên nó ngay và mơ về những gì sẽ xảy ra.” Chúng ta sẳn sàng bỏ rơi hiện tại, để thả hồn mơ mộng về những viễn ảnh sẽ xảy ra trong tương lai. Chuyện này luôn quyện lấy chúng ta, tạo nên một lối sống mà chúng ta cho là bảo đảm, an toàn, vì vậy mà chúng ta cảm thấy tốt đẹp.

Nhưng khi chúng ta sống như thế, chúng ta vô tình đánh mất cuộc đời hiện tại của mình.

Vấn đề nan giải của tọa thiền là: tất cả chúng ta phải liên tục và duy trì đem tâm lang thang về với “phút giây hiện tại.” Thế thôi. Đó là phương pháp tu tập của chúng ta

Cái quí giá mà chúng ta học được trong lúc ngồi im lặng với bao nhiêu bức xúc, thậm chí đau đớn là: khi đau đớn tâm ta thường hay bấn loạn (trôi dạt) và phản kháng (bao nhiêu đủ rồi, thay đổi một chút đâu có sao!) Chúng ta sẽ thấy đường lối vận hành của tâm ta ra sao. Chỉ có khi đau đớn tâm mới phản kháng và ta mới có cơ hội đọc nó dễ hơn so với tâm mê đắm

Hãy nhìn vào quá trình tọa thiền. Những gì chúng ta cần phải làm là: hòa nhập vào những gì đang xảy ra. Bạn không cần phải tin tưởng tôi mà hãy tự thử nghiệm lấy. Khi tâm tôi bị trôi dạt khỏi hiện tại, tôi sẽ nghe tiếng xe chạy; tôi cố gắng không bỏ qua tiếng động nào, và không phê bình, tôi chỉ thật sự lắng nghe; làm thế cũng không khác gì tôi đang tham công án, bởi vì đây là những gì đang xảy ra. Vậy điều tối quan trọng mà thiền sinh phải làm là: rời bỏ cơn mộng để trở về với cái thực tại bao la này. Có thế thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật tánh không là gì cả mà là chính chúng ta, lúc này, ở đây: nghe tiếng ồn, đau đớn hai chân, nghe tiếng nói chuyện; đó chính là Tánh giác. Bạn không thể bắt lấy nó, vì khi bạn cố bắt lấy nó, nó biến đổi.

Khi bạn ngồi thiền, đừng bao giờ mong mình sẽ trở thành thánh. Nếu chúng ta bỏ được cái tâm quay cuồng trong giây phút, chỉ ngồi với thực tại, lúc đó chúng ta như một tấm pha lê trong suốt; chúng ta thấy tất cả: những tham vọng thầm kín hay thô thiễn, tự cao tự đại, nông nỗi, bất an.. cái mà được gọi là tâm linh.

Muốn tu tập pháp môn này, chúng ta phải từ bỏ tất cả hy vọng.” Rất ít người tán đồng về điểm này. Nhưng tôi muốn gởi gắm điều gì ở đây? Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta phải từ bỏ đi cái ý tưởng ở trong đầu; mà cái ý tưởng đó vạch ra cho ta một con đường để đi đến một kiếp sống mà mình mong muốn (sự giải thoát, đắc quả vị..). Cuộc sống có đường lối vận hành của nó, chúng ta không thể thay đổi được, chỉ khi nào chúng ta không còn có ý muốn thay đổi nó thì cuộc sống cũa chúng ta bắt đầu tươi màu và đươm hoa

Khi tôi nói, bỏ đi hy vọng chứ không phải bỏ đi sự phấn đấu. Là một thiền sinh, chúng ta phải miệt mài tinh tấn. Nhưng khi tôi nói miệt mài không có nghĩa là cố gắng vượt ra ngoài khả năng của mình. Miệt mài ở đây ý là nói liên tục không gián đoạn trong sự thực tập đã dự định của mình (tọa thiền mỗi ngày, dự khóa tu học, trình và vấn với thầy), có được như thế thì một ngày nào đó bất chợt, có một tia chân lý chợt lóe lên. Nhưng nó có thể xảy ra nay mai, một năm, hai năm, hoặc mười năm, hay là lâu hơn

Đời sống giác ngộ là phải luôn luôn nhận diện chân lý (tánh giác) trong mọi lúc. Chúng ta cần rất nhiều năm để biến chuyển bản thân ta tới giai đoạn đó.

Tôi không muốn làm cho bạn nãn lòng. Bạn có thể nghĩ là bạn không còn đủ thời gian trong quãng đời còn lại để đạt đến kết quả rốt ráo. Nhưng đó vốn không phải là vấn đề chính yếu. Trên con đường tu tập, mỗi một bước đi đã có sự trọn vẹn của chân lý trong đó rồi

Dĩ nhiên, trong khi chúng ta tu tập, thì mọi sự và lý sẽ hòa nhập và vận hành cùng phát triển với nhau. Mặc dù chúng ta không thích, nhưng chúng ta vẫn phải ngồi. Thật tình mà nói, tôi cũng không thích giống như bạn. Nhưng khi chúng ta ngồi một cách kiên trì và nhẫn nại qua những cơn đau như thế, có một cái gì đó phát triển trong mỗi chúng ta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời cuối của đức Thế tôn trước khi đại Niết bàn là, “mỗi người hãy tự là ngọn đèn cho chính mình.” Ngài đã không có nói, “Hãy tìm đạo sư này hay thiền sư kia, hoặc đến trung tâm Thiền kia hay thiền đường nọ.” Không phải là như vậy, mà một lần nữa là, “Tự là ngọn đèn cho chính mình.” Hay là, “Hãy tự thắp đuốc (ngọn đuốc kia chính là Chánh pháp) lên mà đi.”

Trước hơn hết, chúng ta luôn luôn muốn tự bảo vệ mình đối với những bất trắc thường hay xảy ra. Với niềm lo sợ, chúng ta bắt đầu thu nhỏ mình lại

Đầu tiên, tu tập thì không phải để tạo ra sự thay đổi về tâm lý

Thay đổi tâm lý là sản phẩm phụ sẽ xảy ra trên con đường đi đến mục đích đó. Nó không là cứu cánh.

Tu tập thì không phải để hiểu biết về bản chất vật lý của thiên nhiên một cách tri thức, nguồn gốc cấu tạo và vận hành của vũ trụ. Nếu tu tập nghiêm chỉnh, chúng ta có chiều hướng sở đạt phần nào đó trong lãnh vực này. Nhưng nó không phải là mục đích của tu tập.

Tu tập thì không phải để đạt được trạng thái tĩnh lặng, hạnh phúc, thấy viễn ảnh, màu sắc (xanh, đỏ, trắng, hồng..). Tất cả những trạng thái này có thể và sẽ xảy ra nếu chúng ta tọa thiền đúng và đủ tiến bộ. Nhưng đây cũng không phải là mục đích cơ bản.

Tu tập thì không phải để vun bồi cho có được công năng đặt biệt. Có nhiều loại công năng và mỗi người dù ít hay nhiều đều có nó một cách tự nhiên

Tu tập thì không phải để rèn luyện Định lực cá nhân — sức mạnh do rèn luyện trong tọa thiền nhiều năm. Định lực cũng chỉ là sản phẩm phụ trong Tọa thiền chứ không phải là cứu cánh.

Tu tập thì không phải để có được những cảm giác sung sướng, vui vẽ. Hoặc là để cho mình có cảm giác thánh thiện, đạo đức. Lý do hay sản phẩm hay mục đích của tu tập không phải là để luôn luôn được trầm tĩnh hay tập trung. Một lần nữa, nếu chúng ta công phu nổ lực, thì những điểm này sẽ xuất hiện nhưng nó không phải là điều trọng yếu.

Tu tập thì không phải để luyện cho cơ thể tránh được bệnh hoạn, hay ít đau đớn trong lúc có bệnh tật. Tư thế ngồi có lợi cho một số người có được sức khỏe tốt hơn, nhưng đôi khi có kết quả trái ngược. Nếu muốn tìm cách để có được sức khỏe tốt hơn, thì tu tập Thiền không phải là cách; mặc dù sau nhiều năm tu tập có nhiều ảnh hưởng tốt cho sức khỏe của một số người, nhưng không có gì làm bảo đãm cả.

Tu tập thì không phải để đạt đến lãnh vực thông thái của một người biết mọi chuyện, hay một người có khả năng chinh phục con người và các vấn đề của thế gian. Thiền sinh có thể hiểu rõ ràng hơn trong một số vấn đề, nhưng người thông minh thông thường lại là người nói và làm những chuyện ngớ ngẩn, đần độn. Quán triệt thông thái vẫn không phải là đối tượng cả tu tập.

Thường thường trong thiền định chúng ta không nhắm mắt lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể là trước đây, chúng ta cứ triền miên lang bạt vào quá khứ hay tương lai. Một số người thì hay nghĩ về những sự kiện đã xảy ra; cũng có người thích nghĩ về người khác; hoặc là có người thích luôn luôn nghĩ về bản thân mình. Một số người chỉ muốn không ngừng phê phán người khác. Chỉ khi nào chúng ta lập Niệm tư tưởng của mình ít nhất bốn hay năm năm, thì may ra ta mới có thể hiểu được phần nào về chính mình. Khi chúng ta niệm tư tưởng một cách chặc chẽ và chính xác, thì cái gì sẽ xảy ra đối với chúng (tư tưởng)? Chúng sẽ thưa dần. Chúng ta đâu cần phải đàn áp để loại bỏ nó.

Mặc dù tôi đã nhấn mạnh rất nhiều lần, nhưng tôi dẫn cảm thấy không bao giờ đủ; chúng ta không những lập lại cái chu kỳ này ba lần, thậm chí mười-ngàn lần; và khi ta làm như vậy, cuộc đời của ta sẽ biến chuyển. Đó là trên lý thuyết đã mô tả về tọa thiền. Nó đơn giản; không có gì là phức tạp cả.

Tư tưởng sẽ tạo ra cảm giác và cảm giác sẽ làm cho chúng ta càng bị dao động hơn. Tất cả những cơn dao động cảm quan đều do tâm tạo. Và nếu chúng ta cứ để tiến trình này xảy ra trong khoảng thời gian dài, chúng ta sẽ bị bệnh tật về thân thể và suy nhược về thần kinh.

Nếu bạn là người mới bắt đầu tu tập thiền, điều rất quan trọng cần nên hiểu rằng, chỉ đơn giản ngồi vào tọa cụ trong mười-lăm phút là một sự chiến thắng to lớn cho chính mình rồi. Chỉ ngồi với tư thế hoa sen, và có mặt trong hiện tại ở đây là sự bắt đầu tốt lắm rồi

Tu tập ở bất cứ trình độ nào cũng là hiện hữu với mình trong phút giây này, mà không có nét phán xét tốt xấu, giỏi hay kém

Chúng ta không thể nào dựa vào bất cứ một điều gì cả trong tương lai ở trong phút giây hiện tại. Đời sống thì luôn luôn thay đổi theo chiều hướng riêng của nó. Vậy tại sao chúng ta không thể nương tựa vào sự thực? Có gì khó khăn đâu về điểm này?

Tin tưởng vào dòng sống cuộc đời (nó xảy ra theo chiều hướng của nó) là một bí quyết sinh tồn, cũng là để đạt được sự bình thản nội tâm. Nhưng chúng ta không muốn nghe như thế. Tôi tuyệt đối tin tưởng rằng cuộc đời tôi ở năm tới sẽ thay đổi, sẽ khác hơn, nhưng theo chiều hướng của nó (có thể tốt hơn hay xấu hơn). Nếu ngày mai tôi bị vỡ mạch tim, tôi có thể chấp nhận nó, bởi vì nếu tôi bị thì tôi bị vậy thôi! Tôi có thể bình thản trôi theo dòng đời như-nó-là.

Khi chúng ta làm một việc gì (ví như làm việc thiện), trong tư tưởng của chúng ta có một cái “Tôi” hiện hữu (giống như Krishnamurti nói trong nhiều cuốn sách Thiền của ông), thì rồi mọi việc không còn suông sẽ nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn Chánh Niệm, để giữ cái việc làm độc lập mà không bị dính theo bởi nhân ngã.

Thiền là do đời sống mà có, nó nên thể nhập vào đời sống. Khi chúng ta biết được tâm ta và cảm giác mà do sự suy nghĩ tạo ra, chúng ta có chiều hướng nhìn và ứng xử về sự việc trước mặt, trong cuộc đời tốt hơn. Thiền là một đời sống tích cực, chớ không thụ động ngồi ì ra đó không làm gì cả. Nhưng tất cả mọi hành động của chúng ta đặt bản chất của thực tế.

Những gì chúng ta đang làm, không phải sửa lại bản năng của chúng ta, mà là giải phóng chúng ta ra khỏi vòng kềm tỏa của bản năng tự ngã, bằng cách thấy được rằng, tự ngã là không thật có. Nếu sửa lại nó, thì chỉ là tiến trình thay đổi bằng cách nhảy từ căn tù này sang qua căn tù khác, rồi lế lối phản ứng và cách hành xử vẫn như cũ

Tu tập Thiền thì không bao giờ đơn giản như là nói về nó

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tu tập là để cắt đứt sự vướng mắc vào cái tự ngã. Cái quá trình này đôi khi được gọi là thanh lọc tâm. “Thanh lọc tâm” không có nghĩa là chúng ta trở thành thánh thiện hoặc trở thành một người khác hơn là chính mình; nó chỉ có nghĩa là từ bỏ đi những gì ngăn trở chúng ta sống cách tốt nhất

Chúng ta không thể tháo gỡ Nghiệp trong quá khứ ngoại trừ sống trong giây phút hiện tại

Chúng ta muốn suy nghĩ, suy đoán, mơ mộng, giải quyết vấn đề, biết được bí mật vũ trụ. Khi chúng ta ở trong trạng thái đó, cũng giống như ngọn lửa đang bị tấn một lớp than bùn thiếu không khí. Rồi chúng ta ngạc nhiên tại sao chúng ta bị bệnh, tinh thần lẫn thể xác

Chúng ta phải tọa thiền mỗi ngày — mười phút vẫn tốt hơn không ngồi gì cả.

Khi tất cả sự vướng mắc và lòng tham dục bị phân hóa, Trí tuệ và lòng bi mẫn phát sinh. Đây là trạng thái giác ngộ. Theo tôi, không có người nào hoàn toàn sống trong trạng thái này; hoặc có vài người đạt được lãnh vực này trong lịch sử nhân loại. Nhưng chúng ta lầm lẫn giữa người có công năng đặt dị và người chứng quả giác ngộ

Thứ mà tôi đòi hỏi nơi bạn là sự kiên nhẫn. Tôi đã gặp nhiều người từng tọa thiền trong thời gian dài và có được mức độ thành tựu đáng kể, nhưng tất cả đều bị hõng bởi vì sự phát triển của họ không thăng bằng. Trạng thái thăng bằng thì không phải là vấn đề đơn giản gì. Khi tọa thiền, chúng ta biết được cái tâm của chúng ta phức tạp như thế nào; và có muôn ngàn cơn xoáy cuốn trong cái Ngã huyền bí ấy, cho nên chúng ta cần nhiều người hiểu biết trên nhiều lãnh vực khác nhau giúp đỡ ta. Thiền không thể nào chăm sóc và cải thiện mọi thứ. Khi cường độ của sự tu tập lên đến mức mãnh liệt vào thời kỳ quá sớm, sẽ có nguy hiểm của sự mất thăng bằng, chúng ta cần phải chậm lại. Chúng ta không nên thấy quá nhiều, quá sớm.

Mỗi khi chúng ta kéo tâm về phút giây hiện tại, khả năng kiểm soát tăng dần thêm một lần. Mỗi lần chúng ta tỉnh giác được tâm ta lang thang khỏi hiện cảnh, khả năng kiểm nhận tăng lên một lần

Khi chúng ta gặp những khó khăn, bất toại nguyện trong đời sống, chúng ta cố gắng trốn chạy những vấn đề đó bằng nhiều phương pháp, cơ chế thật vi tế khác nhau. Trong lúc cố gắng thử như thế, chúng ta đối diện với cuộc sống của mình mà trong đó bao gồm một cái “Ta” và một nhóm khác “đời sống ngoài Ta”. Bao giờ chúng ta còn nhận diện cuộc đời qua cái nhân sinh quan như thế, chúng ta sẽ vặn méo tất cả mọi phấn đấu của chúng ta, bằng cách thức là đi tìm một thứ gì đó hay là một người nào đó để xử lý cuộc đời của ta thay cho ta

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khi sự tu tập của chúng ta tiến dần, thì cũng chính là lúc những ảo tưởng đang bị tấn công. Từ từ chúng ta bắt đầu cảm nhận (khủng khiếp!) được rằng, chúng ta phải trả một cái giá cho sự giải thoát; mà bản thân ta phải trả cái giá đó, không ai có thể thay thế. Khi tôi nhận biết được sự thật đó, quả đã làm cơn sửng sốt lớn trong đời tôi. Cuối cùng tôi hiểu rằng, sớm hay muộn rồi tôi cũng phải trả cái giá cho sự hiểu biết này; không ai có thể thay thế cho tôi. Chừng nào chúng ta còn chưa hiểu rõ sự thật này, thì chúng ta vẫn còn trì trệ trong việc tu tập.

Chúng ta nghĩ rằng, chúng ta có quyền không hứng chịu nỗi đau đớn của đời mình. Chúng ta hy vọng một cách tha thiết và sắp xếp cho người khác

Sự ỷ lại như thế làm suy yếu sự tu tập của ta

Sự thật không ai có thể kinh nghiệm đời sống của ta thay ta; hay cảm giác được những niềm đau không thể tránh trong đời sống của ta thay cho ta. Cái giá mà chúng ta phải trả để trưởng thành thì luôn ngay trước mắt; chừng nào chúng ta nhận biết được rằng, chúng ta bắt buộc phải trả cái giá (chịu đựng khổ đau dù không muốn), thì chúng ta mới có sự tu tập đúng đắn (để thoát khổ đau).

Ta phải đạt được trạng thái an ổn của từng sát na trong đời sống, chứ không chỉ trong lãnh vực tâm linh thôi. Làm thế nào ta tròn bổn phận với mọi người, làm thế nào ta giúp đỡ người, bất cứ ra sao ta luôn có sự chú tâm (Tỉnh giác) trong từng giây phút trong đời sống — khi ta sống như thế nghĩa là ta đang trả cho cái giá cho sự giải thoát.

Trong quá trình, ta khám phá ra rằng, nổi đau của ta và của người khác vốn không khác biệt (nếu không nói là một). Sự tu tập của ta và của họ cũng không riêng biệt, bởi vì khi ta thật sự rộng mở đời mình, là ta mở rộng cửa đối với mọi đời người (tất cả). Sự cách biệt do ảo tưởng (mê mờ) đã thu nhỏ đời sống ta;

Ta không thể giới hạn sự tu tập của mình võn vẹn trong thời gian tọa thiền, đúng là thời gian trong khi tọa thiền thì rất ư quan trọng. Nhưng tu tập phải là tiến trình của mọi thời, hai-mươi-bốn giờ trong một ngày (cái giá đầy đủ không thể bớt).

Chúng ta lúc nào cũng cố gắng thay đổi đời mình từ buồn khổ để tới vui tươi hạnh phúc. Hoặc nói khác đi, chúng ta ước mong có một kiếp sống sung sướng, thay vì đời sống đầy vất vã bôn ba đang có. Nhưng hai lãnh vực này lại không giống nhau

Vô ngã không có nghĩa là hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh này hay là không hiện hữu. Nó cũng không phải là vị kỷ, mà cũng không không-vị-kỷ, mà chỉ là một thể. Đời sống vô ngã không trụ vào bất cứ một cái gì, mà là “trụ mà không trụ” vào tất cả — nghĩa là hiện hữu mà không vướng mắc — cho nên không có chỗ cho một cái Ngã tồn tại

Vì thế, vô ngã thì tự tại. Không những thế, vô ngã không có điều tương phản cho nên có lợi cho tất cả.

Thế nhưng, cho những ai kiên nhẫn và tinh tấn trong tu tập, niềm hoan hỉ tăng trưởng, an lạc nhiều hơn; đời sống sẽ hài hòa và lòng bi mẫn lan rộng; những ham muốn thế gian đã từng có trong đời trong quá khứ cũng từ từ thay đổi ở tầng lớp sâu kín

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay