yeuphunu

Trí Tuệ Việt Nam

21 bài viết trong chủ đề này

Ông già và bàn cờ toán 1 triệu USD

Cuối cùng, sản phẩm mang tên cờ toán của ông Vũ Bẩy ở khu Suối Hoa (P.Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) cũng đã được Bộ VH-TT công nhận bản quyền tác giả.

Món cờ toán này kỳ thú tới mức ngay sau đó, có một chuyên gia về cờ ở Trung Quốc đã lặn lội tìm tới gặp ông để đòi mua lại bản quyền với cái giá 1 triệu USD.

Cách đây hơn 20 năm, ông Bẩy lóc cóc đạp xe từ Bắc Ninh về Ủy ban Khoa học nhà nước ở Hà Nội để trình làng một sản phẩm rất mới lạ gọi là “cờ toán”.

Thay vì tìm hiểu xem cái sản phẩm của ông như thế nào, nhiều cán bộ của ủy ban này lại xét nét hỏi ông rằng: “Ông có biết tiếng nước ngoài hay không? Đã đi nước ngoài lần nào chưa?”. Ông Bảy thản nhiên bảo: “Tôi chỉ được học hết lớp 7, chẳng biết nước ngoài thế nào”. Hóa ra, họ nghi ông “cuỗm” trí tuệ của người khác, của nước khác rồi về “cải biên” thành cờ toán.

“Đứa con” không được thừa nhận

Họ nghi hoặc ông cũng có lý. Bởi vì theo tính toán, tổng số nước đi của cờ toán là lũy thừa của 87. Đó là một con số khổng lồ mà người chơi cờ không bao giờ có thể chơi hết những nước đi khác nhau như vậy. Ủy ban Khoa học nhà nước lúc ấy phải nhờ các chuyên gia của Liên Xô (cũ) tính toán, nhưng họ cũng không tính được kết quả lũy thừa của 87 là bao nhiêu. Do không tính được số nước cờ, người ta không công nhận sản phẩm của ông.

Lòng ông Bẩy nặng trĩu. Ông mang sản phẩm trí tuệ của mình đến một tờ báo dành cho trẻ em, đề nghị báo đăng để học sinh cả nước biết. Báo lên khuôn rồi, chẳng may giáo sư Trần Quốc Vượng (đã quá cố) tình cờ thấy được, liền hỏi biên tập viên là thứ cờ này đã đăng ký bản quyền chưa, nếu chưa thì đừng cho đăng. Bởi ông sợ nếu đăng thì chất xám của ông Bẩy sẽ bị đánh cắp ngay lập tức. Báo lại bóc ra.

Năm 1988, con trai ông Bẩy đi Liên Xô. Ông bảo anh ta mang sang đó dịch ra tiếng Nga để mọi người chơi cho khỏi phí. Nhưng khi đến Cục Xuất cảnh trình bày, anh công an bảo: “Nếu có vấn đề gì thì bác sẽ phạm tội bán tài sản trí tuệ quốc gia”. Ông hoảng quá, lại thôi. Đi bao nhiêu cơ quan, cơ quan nào cũng từ chối mà ông cũng không biết phải đem trình cơ quan nào.

Món cờ của ông đành phải cất vào ngăn tủ, cho đến khi nghe Nhà nước thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm về bản quyền, ông Bẩy lại hớn hở đem cờ toán đi trình làng, định là lần cuối, không được thì thôi. Thật bất ngờ, tháng 5-2005, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật (Bộ VH-TT) chính thức công nhận sản phẩm trí tuệ do ông nghĩ ra. Ông Bẩy vui như đào được vàng ròng, hóm hỉnh bảo: “Sau 20 năm, “con” tôi mới được “cấp giấy khai sinh”. Thế là cờ toán đã có bản quyền, không sợ bị ai đánh cắp”. Posted Image

Ông Vũ Bẩy, một người làm nghề nặn tượng nhưng do ham vui nên đã trở thành cha đẻ của món cờ toán

Ngay sau khi món cờ toán của ông được cấp bản quyền, một tờ báo ở Hà Nội đã đặt vấn đề bán đấu giá sở hữu trí tuệ với giá khởi điểm là 1 triệu USD. Biết tin này, một chuyên gia về cờ ở Trung Quốc đã thuê phiên dịch viên tìm đến tận nhà ông ở Bắc Ninh, đề nghị trả 1 triệu USD để mua lại bản quyền và nói rằng sẵn sàng trả hơn nếu có người khác trả nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Bẩy không chấp nhận bởi điều kiện của chuyên gia người Trung Quốc đưa ra là phải thay các dấu chấm tròn trên mặt quân cờ bằng các chữ: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, cửu.

Đồng thời, phải thay tên “cờ toán VN” bằng cờ toán quốc tế. “Tôi không muốn để người ta thay tên gọi vì khi sáng tạo món cờ này, điều thôi thúc tôi là phải sáng tạo ra một thứ cờ của VN, mang nguồn gốc VN. Tôi cũng không bán bởi họ mua nó với ý định thương mại hóa. Nếu họ mua để phổ biến thì tốt, còn ngược lại tôi cũng chẳng cần. Bao năm nay tôi vẫn sống bằng nghề nặn tượng và vẫn đủ sống” - ông Bẩy bộc lộ quan điểm. Ông nói thêm: “Cái mà tôi cần bây giờ là bằng cách nào, phương tiện ra sao để phổ biến cho nhiều người chơi cờ toán một cách hiệu quả, để tôi khỏi tốn tiền photo các bài hướng dẫn”.

Chuyện là, từ khi món cờ toán của ông được công khai thì mỗi ngày có hàng chục, hàng trăm người ở quanh TP Bắc Ninh và khắp các tỉnh trong cả nước gửi thư, gọi điện cho ông xin được gửi bản photo hướng dẫn cách chơi, luật chơi cờ toán. Ông đã tốn cả bạc triệu để gửi các hướng dẫn cho người hâm mộ nhưng vẫn không xuể.

Mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh có kế hoạch trình Bộ GD-ĐT đưa món cờ toán của ông vào thành môn học cho học sinh ở Bắc Ninh. Trong tháng bảy này, UBND tỉnh Bắc Ninh dự định mở một hội thảo về cờ toán của ông Vũ Bẩy. Các chuyên gia của Ủy ban Thể dục thế thao VN cũng đã gặp ông và hứa sẽ phát triển môn cờ toán ra cả nước.

Ván cờ và triết lý xã hội

“Người Việt từ xưa đến nay vẫn chơi cờ tướng. Nhưng cờ tướng là của người Trung Quốc. Rồi người ta chơi cờ vua. Cờ vua cũng là môn cờ du nhập. Chẳng lẽ chúng ta không có một loại cờ của riêng ta? Lúc đó tôi nghĩ có thể dùng các con số để tính toán cho một ván cờ được không? Thế là tôi bắt đầu bỏ thời gian để nghiên cứu về một thứ cờ gọi là cờ toán, để làm sao khi chơi cờ, người chơi phải vận dụng các kiến thức về toán học, đồng thời nó còn giúp khả năng toán học của người chơi được tốt lên” - ông Bẩy tâm sự.

Nung nấu từ những năm 1970, đến tận những năm 1980 ông mới hoàn thành được luật chơi cờ toán. Từ vị trí xếp quân cho tới giá trị mỗi quân hay cách bắt quân... ông đều phải sửa đi sửa lại hàng chục lần.

Theo ông, để đi một nước cờ toán thì phải vận dụng một trong bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. Do phải sử dụng cách chơi phối hợp cả bốn phép tính, nên tổng số nước đi của một ván cờ toán là lũy thừa của 87 (87^87). Trong khi đó, tổng số nước đi của cờ tướng chỉ là lũy thừa của 32, còn cờ vua là lũy thừa của 16). Lũy thừa của 87 là một con số mà “không biết bao nhiêu đời người mới có thể đi hết từng ấy nước đi” - ông khẳng định. Cờ toán vừa dân dã, vừa bác học là vì thế.

Posted Image

Bàn cờ toán do Vũ Bẩy thiết kế, sáng tạo đã được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả sau 20 năm chờ đợi

Ông Bẩy còn gửi vào cờ toán một triết lý nhân sinh: “Khi chơi cờ toán, nó không chỉ giúp người ta tính toán mà còn dạy cho người ta phải biết lẽ sống. Tính cách từng người sẽ được thể hiện qua ván cờ toán. Người tham lam thì chỉ thích cộng, thích nhân. Nhưng cứ nhân, cứ cộng mãi cũng thất bại (thua). Cái đó cũng giống như ở đời: lá lành phải biết đùm lá rách, phải biết chia sẻ cho người khác”.

Đặc biệt, theo ông, cái này mới là độc đáo: quân số 0 (đứng yên một chỗ, không được di chuyển). Tất cả các quân còn lại 1-9 đều có nhiệm vụ công thủ ngang nhau và có một trách nhiệm chung là bảo vệ quân số 0. Trong cờ vua và cờ tướng, khi mất vua hoặc tướng là bị thua. Tuy nhiên, cờ toán lại khác cờ tướng, cờ vua ở chỗ: quân số 0 là dân chứ không phải tướng hay vua, và khi để dân bị đối phương bắt, người chơi sẽ bị thua tuyệt đối.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông già và bàn cờ toán 1 triệu USD

Cuối cùng, sản phẩm mang tên cờ toán của ông Vũ Bẩy ở khu Suối Hoa (P.Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) cũng đã được Bộ VH-TT công nhận bản quyền tác giả.

Món cờ toán này kỳ thú tới mức ngay sau đó, có một chuyên gia về cờ ở Trung Quốc đã lặn lội tìm tới gặp ông để đòi mua lại bản quyền với cái giá 1 triệu USD.

Cách đây hơn 20 năm, ông Bẩy lóc cóc đạp xe từ Bắc Ninh về Ủy ban Khoa học nhà nước ở Hà Nội để trình làng một sản phẩm rất mới lạ gọi là “cờ toán”.

Thay vì tìm hiểu xem cái sản phẩm của ông như thế nào, nhiều cán bộ của ủy ban này lại xét nét hỏi ông rằng: “Ông có biết tiếng nước ngoài hay không? Đã đi nước ngoài lần nào chưa?”. Ông Bảy thản nhiên bảo: “Tôi chỉ được học hết lớp 7, chẳng biết nước ngoài thế nào”. Hóa ra, họ nghi ông “cuỗm” trí tuệ của người khác, của nước khác rồi về “cải biên” thành cờ toán.

“Đứa con” không được thừa nhận

Họ nghi hoặc ông cũng có lý. Bởi vì theo tính toán, tổng số nước đi của cờ toán là lũy thừa của 87. Đó là một con số khổng lồ mà người chơi cờ không bao giờ có thể chơi hết những nước đi khác nhau như vậy. Ủy ban Khoa học nhà nước lúc ấy phải nhờ các chuyên gia của Liên Xô (cũ) tính toán, nhưng họ cũng không tính được kết quả lũy thừa của 87 là bao nhiêu. Do không tính được số nước cờ, người ta không công nhận sản phẩm của ông.

Lòng ông Bẩy nặng trĩu. Ông mang sản phẩm trí tuệ của mình đến một tờ báo dành cho trẻ em, đề nghị báo đăng để học sinh cả nước biết. Báo lên khuôn rồi, chẳng may giáo sư Trần Quốc Vượng (đã quá cố) tình cờ thấy được, liền hỏi biên tập viên là thứ cờ này đã đăng ký bản quyền chưa, nếu chưa thì đừng cho đăng. Bởi ông sợ nếu đăng thì chất xám của ông Bẩy sẽ bị đánh cắp ngay lập tức. Báo lại bóc ra.

Năm 1988, con trai ông Bẩy đi Liên Xô. Ông bảo anh ta mang sang đó dịch ra tiếng Nga để mọi người chơi cho khỏi phí. Nhưng khi đến Cục Xuất cảnh trình bày, anh công an bảo: “Nếu có vấn đề gì thì bác sẽ phạm tội bán tài sản trí tuệ quốc gia”. Ông hoảng quá, lại thôi. Đi bao nhiêu cơ quan, cơ quan nào cũng từ chối mà ông cũng không biết phải đem trình cơ quan nào.

Món cờ của ông đành phải cất vào ngăn tủ, cho đến khi nghe Nhà nước thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm về bản quyền, ông Bẩy lại hớn hở đem cờ toán đi trình làng, định là lần cuối, không được thì thôi. Thật bất ngờ, tháng 5-2005, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật (Bộ VH-TT) chính thức công nhận sản phẩm trí tuệ do ông nghĩ ra. Ông Bẩy vui như đào được vàng ròng, hóm hỉnh bảo: “Sau 20 năm, “con” tôi mới được “cấp giấy khai sinh”. Thế là cờ toán đã có bản quyền, không sợ bị ai đánh cắp”. Posted Image

Ông Vũ Bẩy, một người làm nghề nặn tượng nhưng do ham vui nên đã trở thành cha đẻ của món cờ toán

Ngay sau khi món cờ toán của ông được cấp bản quyền, một tờ báo ở Hà Nội đã đặt vấn đề bán đấu giá sở hữu trí tuệ với giá khởi điểm là 1 triệu USD. Biết tin này, một chuyên gia về cờ ở Trung Quốc đã thuê phiên dịch viên tìm đến tận nhà ông ở Bắc Ninh, đề nghị trả 1 triệu USD để mua lại bản quyền và nói rằng sẵn sàng trả hơn nếu có người khác trả nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Bẩy không chấp nhận bởi điều kiện của chuyên gia người Trung Quốc đưa ra là phải thay các dấu chấm tròn trên mặt quân cờ bằng các chữ: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, cửu.

Đồng thời, phải thay tên “cờ toán VN” bằng cờ toán quốc tế. “Tôi không muốn để người ta thay tên gọi vì khi sáng tạo món cờ này, điều thôi thúc tôi là phải sáng tạo ra một thứ cờ của VN, mang nguồn gốc VN. Tôi cũng không bán bởi họ mua nó với ý định thương mại hóa. Nếu họ mua để phổ biến thì tốt, còn ngược lại tôi cũng chẳng cần. Bao năm nay tôi vẫn sống bằng nghề nặn tượng và vẫn đủ sống” - ông Bẩy bộc lộ quan điểm. Ông nói thêm: “Cái mà tôi cần bây giờ là bằng cách nào, phương tiện ra sao để phổ biến cho nhiều người chơi cờ toán một cách hiệu quả, để tôi khỏi tốn tiền photo các bài hướng dẫn”.

Chuyện là, từ khi món cờ toán của ông được công khai thì mỗi ngày có hàng chục, hàng trăm người ở quanh TP Bắc Ninh và khắp các tỉnh trong cả nước gửi thư, gọi điện cho ông xin được gửi bản photo hướng dẫn cách chơi, luật chơi cờ toán. Ông đã tốn cả bạc triệu để gửi các hướng dẫn cho người hâm mộ nhưng vẫn không xuể.

Mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh có kế hoạch trình Bộ GD-ĐT đưa món cờ toán của ông vào thành môn học cho học sinh ở Bắc Ninh. Trong tháng bảy này, UBND tỉnh Bắc Ninh dự định mở một hội thảo về cờ toán của ông Vũ Bẩy. Các chuyên gia của Ủy ban Thể dục thế thao VN cũng đã gặp ông và hứa sẽ phát triển môn cờ toán ra cả nước.

Ván cờ và triết lý xã hội

“Người Việt từ xưa đến nay vẫn chơi cờ tướng. Nhưng cờ tướng là của người Trung Quốc. Rồi người ta chơi cờ vua. Cờ vua cũng là môn cờ du nhập. Chẳng lẽ chúng ta không có một loại cờ của riêng ta? Lúc đó tôi nghĩ có thể dùng các con số để tính toán cho một ván cờ được không? Thế là tôi bắt đầu bỏ thời gian để nghiên cứu về một thứ cờ gọi là cờ toán, để làm sao khi chơi cờ, người chơi phải vận dụng các kiến thức về toán học, đồng thời nó còn giúp khả năng toán học của người chơi được tốt lên” - ông Bẩy tâm sự.

Nung nấu từ những năm 1970, đến tận những năm 1980 ông mới hoàn thành được luật chơi cờ toán. Từ vị trí xếp quân cho tới giá trị mỗi quân hay cách bắt quân... ông đều phải sửa đi sửa lại hàng chục lần.

Theo ông, để đi một nước cờ toán thì phải vận dụng một trong bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. Do phải sử dụng cách chơi phối hợp cả bốn phép tính, nên tổng số nước đi của một ván cờ toán là lũy thừa của 87 (87^87). Trong khi đó, tổng số nước đi của cờ tướng chỉ là lũy thừa của 32, còn cờ vua là lũy thừa của 16). Lũy thừa của 87 là một con số mà “không biết bao nhiêu đời người mới có thể đi hết từng ấy nước đi” - ông khẳng định. Cờ toán vừa dân dã, vừa bác học là vì thế.

Posted Image

Bàn cờ toán do Vũ Bẩy thiết kế, sáng tạo đã được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả sau 20 năm chờ đợi

Ông Bẩy còn gửi vào cờ toán một triết lý nhân sinh: “Khi chơi cờ toán, nó không chỉ giúp người ta tính toán mà còn dạy cho người ta phải biết lẽ sống. Tính cách từng người sẽ được thể hiện qua ván cờ toán. Người tham lam thì chỉ thích cộng, thích nhân. Nhưng cứ nhân, cứ cộng mãi cũng thất bại (thua). Cái đó cũng giống như ở đời: lá lành phải biết đùm lá rách, phải biết chia sẻ cho người khác”.

Đặc biệt, theo ông, cái này mới là độc đáo: quân số 0 (đứng yên một chỗ, không được di chuyển). Tất cả các quân còn lại 1-9 đều có nhiệm vụ công thủ ngang nhau và có một trách nhiệm chung là bảo vệ quân số 0. Trong cờ vua và cờ tướng, khi mất vua hoặc tướng là bị thua. Tuy nhiên, cờ toán lại khác cờ tướng, cờ vua ở chỗ: quân số 0 là dân chứ không phải tướng hay vua, và khi để dân bị đối phương bắt, người chơi sẽ bị thua tuyệt đối.

Triết lý vì dân thật tuyệt vời. Mất dân là mất tất cả, còn dân là còn tất cả không như cờ tướng, cờ vua.

Cờ tướng theo VL không hẳn của Trung quốc. Bất cứ ai biết chữ tượng hình đều biết trên "hà" của bàn cờ tướng có 4 chữ "Hán giới

và "Sở hà" nghĩa là biên giới nước Hán và sông nước Sở. Điều đó có nghĩa hồi xưa nước Sở của Hạng Vũ không thuộc Hán, biên giới của nhà Hán Lưu Bang bị chặn tại giáp ranh với nước Sở. Bàn cờ tướng tiết lộ thêm chuyện biên giới của nước Văn Lang thời cổ.

Ngoài ra chúng ta đều biết rằng văn minh Hán không hề có voi. Vậy nhưng trên bàn cờ tướng có Voi là quân tượng là một trong những quân binh chủng của hai bên. Điều đó đặt ra chuyện xuất xứ của cờ tướng của cư dân Bách Việt tại phía Nam.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triết lý vì dân thật tuyệt vời. Mất dân là mất tất cả, còn dân là còn tất cả không như cờ tướng, cờ vua.

Cờ tướng theo VL không hẳn của Trung quốc. Bất cứ ai biết chữ tượng hình đều biết trên "hà" của bàn cờ tướng có 4 chữ "Hán giới

và "Sở hà" nghĩa là biên giới nước Hán và sông nước Sở. Điều đó có nghĩa hồi xưa nước Sở của Hạng Vũ không thuộc Hán, biên giới của nhà Hán Lưu Bang bị chặn tại giáp ranh với nước Sở. Bàn cờ tướng tiết lộ thêm chuyện biên giới của nước Văn Lang thời cổ.

Ngoài ra chúng ta đều biết rằng văn minh Hán không hề có voi. Vậy nhưng trên bàn cờ tướng có Voi là quân tượng là một trong những quân binh chủng của hai bên. Điều đó đặt ra chuyện xuất xứ của cờ tướng của cư dân Bách Việt tại phía Nam.

Chính xác! Cở tường là của văn minh Lạc Việt bên bờ nam Dương tử. Chính ở quân Tượng.

Xin xem "Quân Tượng trên bàn cờ tướng" - Tìm về cội nguồn Kinh Dịch.

Cảm ơn Văn Lang.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngay sau khi món cờ toán của ông được cấp bản quyền, một tờ báo ở Hà Nội đã đặt vấn đề bán đấu giá sở hữu trí tuệ với giá khởi điểm là 1 triệu USD. Biết tin này, một chuyên gia về cờ ở Trung Quốc đã thuê phiên dịch viên tìm đến tận nhà ông ở Bắc Ninh, đề nghị trả 1 triệu USD để mua lại bản quyền và nói rằng sẵn sàng trả hơn nếu có người khác trả nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Bẩy không chấp nhận bởi điều kiện của chuyên gia người Trung Quốc đưa ra là phải thay các dấu chấm tròn trên mặt quân cờ bằng các chữ: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, cửu.

Nếu như tay Trung quốc này mua được bản quyền và thay thế bẵng chứ nhất, nhị, tam, tứ, ngũ... thì chắc chắn chúng sẽ phổ biến ra thế giới rằng cờ này của Trung quốc. Đây cũng là một âm mưu hủy hoại văn hóa Việt thời hiện đại.

Thời nào cũng thế. Thâm như Tàu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngô Bảo Châu nhận danh hiệu giáo sư xuất sắc

Ngô Bảo Châu là một trong 6 giáo sư của Đại học Chicago (Mỹ) vừa nhận được danh hiệu giáo sư xuất sắc, theo bản tin của trường đại học này.

Bản tin Đại học Chicago dành lượng lớn bài viết về Giáo sư Ngô Bảo Châu, người vừa đạt giải Fields toán học danh giá chứng minh bổ đề cơ bản trong "chương trình Langlands".

Khi chương trình Langlands được giải quyết, loài người sẽ gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại như số học, đại số và giải tích. Khi công trình của Ngô Bảo Châu - bao gồm gần 200 trang - được xác nhận là đúng, giới toán học khắp thế giới đã thở phào nhẹ nhõm.

Tại các trường đại học ở Mỹ, danh hiệu "Distinguished service professorships" (giáo sư xuất sắc) chỉ được trao cho số ít giáo sư của đại học. Năm giáo sư khác của đại học Chicago cũng đạt danh hiệu giáo sư xuất sắc thuộc các lĩnh vực: hóa học, vật lý, triết học.

Tháng 9 năm ngoái, Giáo sư Ngô Bảo Châu về giảng dạy tại khoa toán, trường đại học Chicago. Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, từng học khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và đoạt giải huy chương vàng Olympic toán quốc tế năm 1988 và 1989. Ông nhận được học vị tiến sĩ tại ĐH Paris-Sud năm 1997.

Năm 2004 Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay, Mỹ dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một hoặc hai người được trao giải và Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.

Sau khi nhận giải thưởng Clay, ông được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp Princeton của Mỹ mời sang làm việc. Viện này là nơi quy tụ nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields. Ngô Bảo Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu vào năm 2007 và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 2008.

Ngày 19/8/2010, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã nhận Giải thưởng Fields do Liên đoàn Toán học thế giới trao tặng. Đây là lần đầu tiên giải thưởng này được trao cho một người Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính xác! Cở tường là của văn minh Lạc Việt bên bờ nam Dương tử. Chính ở quân Tượng.

Xin xem "Quân Tượng trên bàn cờ tướng" - Tìm về cội nguồn Kinh Dịch.

Cảm ơn Văn Lang.

Dạ thưa thầy con cũng xem đoạn này và từ đó phát triển thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hiểu bàn cờ này như thế nào, và cách chơi, luật chơi ra sao, không biết trên diễn đàn có cai biết không, post lên để mọi người cùng xem và tập chơi nhỉ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luật chơi Cờ Toán Việt Nam

Posted Image

Bàn cờ: Bàn cờ hình chữ nhật, gồm 99 ô (9 ô hàng ngang và 11 ô hàng dọc). Ô thứ 5 ở hàng thứ 2 của mỗi bên có đường chéo là vị trí cố định của quân số 0.

Quân cờ: Hình trụ tròn, mỗi bên có 10 quân, mỗi bên một màu khác nhau. Quân số 0 có hình bộ não người, màu xám trắng. Trên những quân cờ còn lại mỗi quân có các dấu chấm tròn thể hiện các số thứ tự 1-9 (quân số 1 có một chấm tròn; quân số 9 có chín chấm tròn).

Xếp quân: Hai bên cùng xếp quân vào hàng ngang dưới cùng, thứ tự từ 1 đến 9, từ trái sang phải, quân số 0 xếp vào ô có dấu chéo, phía trên ô số 5.

Cách đi: Quân số 0 không được di chuyển. Các quân còn lại 1-9 đều được đi theo tám hướng: bốn hướng đi thẳng theo bốn phía ngang, dọc và bốn hướng chéo Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi ô trống trên bàn cờ là một bước đi. Số bước đi được sẽ nhỏ hơn hay bằng trị số của từng quân cờ. Ví dụ, quân số 2 có thể đi 1 hay 2 ô trống, số 9 có thể đi từ 1 đến 9 ô trống, tùy mục đích của người chơi.

Bắt quân: Khi có 2 quân bên mình đứng ở 2 ô liền nhau theo chiều dọc hoặc ngang hoặc chéo để tạo thành một phép tính và phía trước không có quân của đối phương đứng cản, lấy trị số của 2 quân tính các phép hoặc cộng (+), hoặc trừ (-), hoặc nhân (x), hoặc chia (:) với nhau để ra đáp số. Đáp số của mỗi phép tính là số bước đi để bắt quân của đối phương.

Chẳng hạn, bên mình có quân 8 và quân 5 đứng liền nhau (8 đứng dưới, 5 đứng trên) theo hàng dọc thì có thể lấy 8-5 = 3 hoặc 8+5 = 13 để bắt quân đang đứng ở ô thứ 3 của đối phương (tính từ ô của quân 5 đứng trước) nếu muốn đánh tiến. Sau đó, lấy quân số 8 thế vào vị trí mà quân số của đối đối phương bị bắt. Còn nếu muốn bắt lùi thì lấy 5+8 = 13 và bắt quân đang đứng ở ô thứ 3 bắt đầu tính từ quân số 8.

Riêng phép tính chia được đánh cả số dư. Ví dụ 8:5 = 1 dư 3. Như vậy có thể bắt quân ở ô số 1 hoặc ô số 3 theo hướng đi quân.

Chú ý, nếu kết quả của phép cộng hoặc nhân mà lớn hơn 10 thì chỉ lấy số của hàng đơn vị để tính điểm bắt quân. Chẳng hạn 5+8 = 13 thì 3 là điểm để bắt quân của đối phương. Nếu là phép chia có dư thì lấy số dư để bắt quân. Chẳng hạn, lấy quân 8 chia cho quân 5 bằng 1 dư 3 thì 3 là ô cờ được bắt quân của đối phương. Không thể lấy 5 x 8 = 40 vì điểm 0 là không có giá trị.

Nếu phía trước có quân của đối phương đứng cản thì không thể bắt được quân của đối phương. Chẳng hạn 8+5 = 13 thì có thể bắt được quân số bất kỳ của đối phương (1, 2, 3, 4...) đang đứng ở ô thứ 3 tính từ quân số 5 của bên mình, nhưng nếu ở ô thứ 1, 2 có quân đối phương đang đứng thì không thể bắt được quân ở ô thứ 3 kể trên.

Kết thúc 1 ván cờ: Trong quá trình chơi, bất kể khi nào, cứ bắt được quân số 0 của đối phương là thắng tuyệt đối. Nếu không bắt được quân số 0 vẫn có thể tính việc thắng - thua bằng cách dựa theo số điểm. Mỗi quân cờ có số điểm tính theo trị số của nó. Chẳng hạn quân số 1 là 1 điểm, số 2 là 2 điểm... Hai bên thoả thuận thang điểm cho mỗi ván đấu là 10, 20 hay 30… điểm. Một cuộc chơi có thể thoả thuận 3, 5 hay 7 ván nhưng nếu bên đang bị dẫn điểm bắt được quân số 0 cũng giành chiến thắng tuyệt đối, kết thúc cuộc chơi. Nhưng trong quá trình thi đấu, bên nào bị đối phương bắt quân số 0 là bị xử thua tuyệt đối - dù trước đó đang dẫn trước 2-3-4 ván. Cụ thể:

- Ván 1: A thắng B với tỉ lệ điểm 10/7

- Ván 2: A thắng B với tỉ lệ điểm 12/5

- Ván 3: B thắng A tuyệt đối (tức B bắt được quân số 0 của A).

Kết quả cuối cùng: B thắng A.

nguồn: http://environment-safety.com/cofravie/games/chess/cotoan_vn_rule.htm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công ty chân đất' của Nguyễn Tử Quảng

Từ khi chuyển sang kinh doanh phần mềm diệt virus Bkav, những phát ngôn của Nguyễn Tử Quảng luôn bị soi rất kỹ. Thế nhưng, chàng “Hiệp sĩ” trước đây vẫn tiếp tục làm những việc chẳng giống ai.

Khi còn là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1995), Nguyễn Tử Quảng đã bắt đầu viết phần mềm diệt virus Bkav. Thời điểm đó, số lượng virus ít, có khi nửa tháng mới có một loại mới nên công việc cho phần mềm này cũng không nhiều. Sáng đi học, chiều hoặc tối Quảng về mày mò cùng những dòng virus mới. Sau khi có phiên bản cập nhật, anh đem phân phát cho các bạn của mình thông qua đĩa mềm.

Posted Image

Chuyển sang kinh doanh Nguyễn Tử Quảng vẫn tiếp tục làm những việc khác người. Ảnh nhân vật cung cấp

Năm 1997, khi Internet bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, Quảng gửi các bản Bkav mới qua email cho tất cả những người quan tâm. Máy di động của anh cũng kiêm luôn tổng đài giải đáp thắc mắc những vấn đề về virus và được công khai ngay dưới email gửi đi. Lúc đó, Internet của Việt Nam vẫn sử dụng dial up nên rất chậm và hay trục trặc. Mỗi lần Quảng gửi phần mềm diệt virus mới cho mọi người phải mất rất nhiều thời gian bởi cứ phải kết nối đi, kết nối lại nhiều lần. Tốt nghiệp đại học, Quảng làm giảng viên tại trường và đi làm thêm nhiều công việc khác nhau để lấy tiền nuôi đam mê diệt virus. Thế nhưng, càng dấn sâu vào lĩnh vực này, Quảng càng lo lắng hơn khi sức lực của mình quá nhỏ bé. Trước đây, anh chỉ cần bỏ ra một vài giờ mỗi ngày là thừa đủ thời gian cho những loại virus mới. Khi Internet xuất hiện, Quảng bỏ hầu hết thời gian trống để viết phiên bản mới mà vẫn cảm thấy hụt hơi. Từ đó, Quảng nảy ra ý nghĩ tập hợp một số bạn bè, anh em có cùng niềm say mê vào một nhóm, chung tay làm các phiên bản diệt virus mới. Giống như Quảng, những thành viên mới cũng phải đi làm nhiều việc khác nhau để nuôi bản thân và dành tiền, thời gian cho niềm đam mê… không tiền. Chính vì những cống hiến vô điều kiện cho cộng đồng trong nhiều năm mà Quảng được mệnh danh là “Bác sĩ máy tính” hay “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin”. Anh cũng được coi là một chuyên gia máy tính chẳng giống ai bởi những người am hiểu về công nghệ thông tin đều đi làm kinh doanh và kiếm được nhiều tiền, còn Quảng lại hăng hái và nhiệt tình làm những việc miễn phí. Thế nhưng, cùng với việc phổ cập Internet, những dòng virus mới có tốc độ sinh sản chóng mặt khiến Công ty an ninh mạng Bkav của Quảng bị quá tải. Nhóm viết phần mềm diệt virus dù cống hiến gần như toàn bộ thời gian, công sức cũng không đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng. “Chúng tôi cần thêm rất nhiều người chung sức nhưng không thể bắt tất cả phải làm miễn phí như mình. Thêm vào đó, nếu chúng tôi đã dành toàn bộ thời gian và công sức cho niềm đam mê phần mềm diệt virus mà không có nguồn thu từ đó thì không thể duy trì cũng như phát triển bền vững được”, Quảng tâm sự. Năm 2005, sau 10 năm cung cấp miễn phí, “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin” chính thức thương mại hóa Bkav. Cùng với việc chuyển sang kinh doanh, Quảng chọn slogan cho công ty của mình là “Hãy làm việc hết mình, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn”. Bản thân Nguyễn Tử Quảng thừa nhận: “Lúc ban đầu, tôi thấy câu mình chọn rất cải lương bởi theo các chuyên gia về thương hiệu, với slogan công ty, không ai chọn một câu dài như vậy. Đây là chưa kể đến việc, khẩu hiệu này không nói gì đến khát vọng phát triển hay định hướng khách hàng của công ty”. Tuy nhiên, anh vẫn quyết định chọn một slogan chẳng giống ai cho công ty của mình với lý do: “Mình tin vào điều đó nên cứ làm thôi”. Quảng cho rằng một công ty mạnh phải xuất phát từ nhân viên, tất cả đều hết mình thì khát vọng sẽ được thực hiện, khách hàng sẽ được phục vụ với cả cái Tâm chứ không chỉ là mối quan hệ trên thị trường. Triết lý này cũng được thể hiện ngay trong việc tuyển người của Bkav. Những người làm việc nhiệt tình, hết mình sẽ được ưu tiên chứ không phải những người thông minh và kỹ năng tốt. “Kinh nghiệm của chúng tôi cũng cho thấy, nếu như cứ làm việc hết mình thì một nhân viên dù ban đầu có hơi kém cũng sẽ phát triển rất nhanh sau đó và cống hiến nhiều hơn cho công ty so với những người thông minh, kỹ năng tốt nhưng kém nhiệt tình”, Quảng chia sẻ. Trong thời kỳ đầu, không có nhiều người để ý đến việc phải bỏ giầy dép ở bên ngoài và đi chân đất vào Công ty an ninh mạng Bkav. Thế nhưng, khi quy mô đã lên tới hơn 800 người và ở khu văn phòng chính có lượng nhân viên tới hơn 600, quy định này vẫn được duy trì. Với số lượng nhân viên đông như vậy, có lẽ Bkav là công ty hiếm hoi ở Việt Nam đi chân đất trong văn phòng.

Posted Image

Tất cả nhân viên hay khách khi vào Bkav đều bỏ dép ở bên ngoài. Ảnh: Hoàng Hà

Để duy trì được việc đi chân đất trong công ty, các yêu cầu về thảm và vệ sinh ở bên trong văn phòng phải cực kỳ nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hệ thống tủ đựng giày dép phía bên ngoài phải được thiết kế rất kỹ lưỡng để tránh nhầm lẫn, lộn xộn hoặc mất mát cho hàng trăm nhân viên cùng một lúc. Công sức và tiền bạc phải bỏ ra để thực hiện một việc rất nhỏ như thế này là điều rất ít đơn vị muốn làm bởi lợi ích thu được là không rõ ràng. Thế nhưng, với Quảng, việc đi chân đất trong công ty thể hiện một triết lý rất quan trọng mà anh muốn chia sẻ với nhân viên: Coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình. Anh phân tích: “Khi về nhà, ai cũng bỏ giầy dép và đi chân đất. Nếu mình nói với mọi người hãy coi công ty là ngôi nhà thứ hai mà họ không có những điều kiện và cảm giác như vậy thì cũng vô nghĩa”. Ngoài việc đi chân đất trong văn phòng, các toilet của Bkis cũng được bố trí dép chuyên biệt để đi, hệt như ở gia đình. Bên cạnh đó, tất cả các nhân viên của công ty đều được phát gối và chăn miễn phí để ngủ trưa và kéo theo đó là một hệ thống tủ đựng đồ riêng cho nhân viên để tránh tình trạng lộn xộn, bừa bãi của những vật dụng này. Chưa hết, Quảng còn đầu tư xây dựng riêng một bếp ăn cho công ty với các nguồn rau sạch, thịt sạch được nhập từ các nhà cung cấp có thương hiệu để đảm bảo chất lượng bữa ăn trưa cho nhân viên. Toàn bộ quy trình chế biến cũng như đầu bếp đều là người của Bkav chứ không thuê ngoài, giúp công ty chủ động quản lý được chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Giá một bữa trưa chất lượng cao tại đây cũng chỉ tương đương với giá cơm bụi văn phòng (17.000 đồng một suất) bởi được công ty tài trợ. Quảng tâm sự: “Bkav cũng muốn cung cấp bữa trưa miễn phí cho nhân viên như Google đang làm nhưng chưa đủ điều kiện. Khi công ty phát triển tốt hơn, chúng tôi cũng sẽ làm điều đó”.

Posted Image

Ngoài việc phát chăn, gối, Nguyễn Tử Quảng còn muốn cung cấp bữa trưa miễn phí cho mọi nhân viên khi công ty phát triển hơn. Ảnh: Hoàng Hà

Sau hơn 5 năm thương mại hóa sản phẩm diệt virus, Quảng nhận thấy rằng, một năm làm kinh doanh, Bkav có tiến bộ bằng 10 năm cung cấp miễn phí. Nếu như trước đây phần mềm bị lỗi, gặp trục trặc, người dùng không mấy khi phàn nàn về Bkav hoặc cá nhân Quảng trên các diễn đàn. Giờ đây, bất cứ một lỗi nhỏ của sản phẩm hay phát ngôn hơi khác thường nào của Tổng giám đốc Bkav đều nhận được cái nhìn vô cùng khắt khe của cộng đồng mạng cũng như giới truyền thông. Từ danh hiệu “Bác sĩ máy tính”, “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin”, Nguyễn Tử Quảng có thêm biệt danh mới là Quảng “Nổ”, “Quăng bom” vì những phát ngôn của mình. Ban đầu, Tổng giám đốc Bkav bị sốc. Sau những hụt hẫng về cảm giác với biệt danh mới, chàng “Bác sĩ máy tính” năm xưa đã quen dần, thậm chí còn phát hiện ra những điểm tích cực từ sự giám sát khắt khe của công chúng đối với công việc của mình. Giờ đây, người đứng đầu Bkav coi những lời chỉ trích đối với sản phẩm cũng như cá nhân anh là những phản biện cần thiết giúp mình không bị ảo tưởng, luôn cân bằng và tiếp thêm động lực cho mình đi tiếp. Qua mỗi lần bị chỉ trích, Quảng thường cùng đồng nghiệp xem lại sản phẩm và chính bản thân mình để có những thay đổi tốt hơn. Tuy nhiên, anh vẫn tin rằng, người Việt Nam có thể làm ra các sản phẩm công nghệ ngang hàng, thậm chí tốt hơn so với các hãng danh tiếng trên thế giới. Chiếm thị phần áp đảo về thị phần sản phẩm diệt virus ở trong nước, Quảng đặt mục tiêu tiến ra thị trường toàn cầu. Anh cũng bắt đầu với việc cung cấp miễn phí phần mềm Bkav phiên bản quốc tế. Slogan về tiếng Việt được anh đổi sang tiếng Anh là: “Do your best, the rest will come”. Tổng giám đốc của Bkav chia sẻ, anh cảm thấy hài lòng với slogan bằng tiếng Anh bởi nó ngắn hơn và cũng “bớt cải lương hơn với vế thứ hai không cần nhắc tới sự thành công, bởi đơn giản nỗ lực hết mình theo thời gian rồi thành công sẽ tự đến". “Nếu như trước đây tôi nói là sản phẩm công nghệ của Việt Nam có thể sánh ngang, thậm chí tốt hơn của nước ngoài thì nhiều người cho rằng tôi ‘nổ’. Thế nhưng, thông qua kết quả đánh giá độc lập của những tổ chức kiểm định phần mềm diệt virus danh tiếng của thế giới như Virus Bulletin, những người quan tâm đến Bkav sẽ hiểu rõ hơn về công việc của chúng tôi làm. Nếu tôi nói không đúng, sản phẩm không tốt thì kết quả kiểm định độc lập của những tổ chức danh tiếng sẽ khiến những điểm yếu bộc lộ ngay”, anh nói. Rồi Quảng tâm sự, hiện vẫn còn nhiều người chưa tin vào việc một sản phẩm công nghệ Việt Nam có thể tốt hơn của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Đây sẽ là một thách thức lớn mà anh cùng những đồng nghiệp tại Bkav phải vượt qua trong thời gian tới. “Nếu chúng tôi tạo ra được niềm tin đó thì nhiều người khác cũng sẽ tự tin hơn vào khả năng cạnh tranh của người Việt Nam và điều đó sẽ thật tuyệt vời. Tất nhiên là làm được điều này sẽ không dễ dàng nhưng nó làm cho chúng tôi thêm phấn khích”, anh chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt thứ hai bay vào vũ trụ

Trịnh Hữu Châu đã là niềm tự hào vĩ đại của người Việt khi anh hoàn tất hành trình bay vào vũ trụ cùng tàu con thoi Columbia lừng danh.

Bạn có thể không biết được điều này, thế nhưng cả nước Mỹ biết điều này, hơn một nửa thế giới biết điều này. Trên trang bìa của nhiều tạp chí nước Mỹ đã xuất hiện gương mặt Trịnh Hữu Châu như là một kỳ tích châu Á tại NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ).

Eugene Trịnh (tên khai sinh là Trịnh Hữu Châu) sinh ngày 24/09/1950 tại Sài Gòn. Ông là con trai út của kỹ sư công chánh Trịnh Ngọc Sang. Năm 1953, ông cùng với gia đình sang định cư ở Pháp, nơi đây chính là tiền đề phát triển sự nghiệp của chàng kỹ sư tài năng này.

Posted Image

Trịnh Hữu Châu đang được rất nhiều trường đại học danh tiếng ở nước Mỹ mời nói chuyện và giảng dạy.

Trịnh Hữu Châu học trung học tại Trường Michelet (Paris) và lấy bằng năm 1968. Sau đó, ông sang Mỹ học ngành chế tạo máy và vật lý ứng dụng tại Đại học Columbia, tốt nghiệp năm 1972. Trong hai năm liên tiếp 1974 và 1975, chàng trai Sài Gòn này nhận học bổng và bảo vệ thành công các luận án thạc sĩ khoa học và triết học. Châu tiếp tục học lên tiến sĩ và năm 1977 lấy được bằng vật lý ứng dụng của Đại học Yale lừng danh.

Năm 1979, NASA ngắm Eugene như là một tài năng hiếm thấy và ngay lập tức ông được mời vào làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA. Trong thời gian này, ông kết thúc khóa học sau tiến sĩ và tham gia các hoạt động nghiên cứu của Viện Kỹ thuật California dưới sự hỗ trợ của NASA.

Posted Image

Trịnh Hữu Châu thứ 2 từ trái sang cùng phi hành đoàn tàu Columbia STS - 50

Năm 1983, NASA chọn ông để huấn luyện thành chuyên viên sức đẩy làm việc cho phòng thí nghiệm không gian 3 (Spacelab 3) của mình. Ông trở thành người dự khuyết cho chuyên viên sức đẩy nổi tiếng Taylor Wang.

Tháng 8/1990, NASA cái tên Eugene Trịnh được điền vào danh sách thành viên nghiên cứu sức đẩy tại phòng thí nghiệm vi trọng lực của tàu con thoi. Ngày 25/06/1992, sau khi hoàn thành hai năm huấn luyện, ông có mặt trong chuyến bay của tàu con thoi Columbia STS – 50 bay lên không gian. Như vậy, Trịnh Hữu Châu đã trở thành người Việt thứ hai bay vào vũ trụ sau khi Phạm Tuân làm được điều kỳ diệu tương tự trước đó 12 năm (1980).

Trang web của NASA cho biết chuyến bay STS – 50 của Eugene Trịnh kéo dài đúng 13 ngày, 19 giờ, 30 phút và 4 giây. Trong chuyến bay này, tại khoang vật lý DPM, ông đã thực hiện và theo dõi cùng lúc ba thí nghiệm về sức đẩy, sự rơi của chất lỏng và kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa do ông nghĩ ra.

Posted Image

Eugene Trịnh và một vài thành viên của phi hành đoàn Columbia lịch sử năm 1992

Đến nay, hơn 40 công trình khoa học của Trịnh Hữu Châu đã được công bố trên các tạp chí khoa học lớn của Mỹ và châu Âu. Ông là thành viên của các hiệp hội nghiên cứu không gian như Tổ chức Nghiên cứu Sigma Xi, Hội Vật lý Mỹ, Hội Cơ học Mỹ, Viện Hàng không và không gian Mỹ, Hiệp hội Nghiên cứu về nguyên liệu, Hiệp hội Khám phá không gian... NASA đã trao tặng ông huy chương phi hành gia, huy chương thành tựu khoa học đặc biệt và bốn bằng phát minh cùng với các đồng nghiệp.

Ông cũng đã nhận được bảy giải thưởng công nghệ của NASA từ năm 1985 tới nay, trong đó có dụng cụ đo lường về trọng lực thấp được đặt trong máy bay phản lực KC-135 của NASA.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Robot cá chép thông minh

Chú cá chép nhựa uyển chuyển bơi trong hồ nước ở phòng thí nghiệm. Đầu hình tam giác, gắn chi chít thiết bị điện tử và bản vi mạch. Thân cá được ghép bởi ba khớp nhựa rời. Đuôi được làm bởi một mảnh nhựa dẻo, mềm. Chú cá bơi dọc vành hồ, thỉnh thoảng lại đổi hướng khi gặp chướng ngại vật.

Bọn mình đã mất tám tháng để cho ra đời con cá chép này” - Nguyễn Đăng Phúc, sinh viên năm cuối khoa cơ khí máy Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ.

Posted Image

Nhóm chế tạo và robot cá chép - Ảnh: Ngọc Trường.

Robot cá chép là công trình của nhóm bốn sinh viên cùng lớp: Đặng Minh Nhật, Nguyễn Đăng Phúc, Phạm Thành Trung và Lê Minh Thuận. Công trình chế tạo robot cá chép của nhóm bắt đầu từ tháng 8-2010, với những ngày hè lúc nào cũng “trực chiến” ở phòng thực nghiệm open lab của trường. Nhóm mất hơn một tháng để chỉ nhìn ngắm cá chép thật bơi lội ra sao, rồi mất gần ba tháng để robot cá chép “chịu” nước.

Tính toán kỹ lưỡng hết rồi vậy mà khi thả xuống nước cá lại bị thấm”, Thuận nhớ lại. Cuối cùng chú cá robot cũng chịu bơi với các lớp keo silicon tản nhiệt và các bản mạch điện đều được phủ nhựa thông.

Robot cá chép là một dạng robot mô phỏng sinh học. Mặc dù về hình thức chú robot cá chép này trông không được bắt mắt như cá chép thật nhưng lại có nhiều tính năng thông minh.Cảm biến hồng ngoại giúp cá biết tránh các vật cản. Cảm biến gia tốc giúp cá giữ được thăng bằng khi bị lực đẩy tác động. Một la bàn điện tử giúp cá có thể định hướng di chuyển theo lập trình”, Thành Trung giải thích các đặc điểm nổi bật của cá chép robot.

Camera được gắn vào mắt cá có thể truyền tín hiệu hình ảnh về máy tính khi cá xuống nước. Cảm biến áp suất cũng cho phép người sử dụng xác định được độ sâu cá đang bơi. Ngoài ra, cá chép robot có thể tự hoạt động theo chương trình lập trình sẵn mà không cần có sự can thiệp liên tục của người sử dụng.

Hiện nay chú cá này có thể bơi ở mực nước sâu 1m với vận tốc 1cm/giây. “Cá chép robot có thể đảm nhiệm những công việc như giám sát đê điều, xác định các nguồn ô nhiễm dưới nước, cũng như sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm về xác định lực, dòng chảy dưới nước hay được quan tâm như một đồ chơi công nghệ cao”, Minh Nhật nói.

Lĩnh vực chế tạo robot dưới nước hiện nay khá mới, nhóm sinh viên cho biết các tài liệu trên mạng cũng còn hiếm hoi để hướng dẫn chi tiết cách chế tạo robot. Nhưng “vì bức xúc trước thực trạng TP.HCM có quá nhiều kênh rạch bị ô nhiễm trầm trọng”, nên nhóm bốn chàng sinh viên này mới bạo gan thử sức với đề tài có nhiều tính ứng dụng này, Minh Nhật cho biết thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Teen Việt được Tổng thống Mỹ tặng bằng khen

Đây thực sự là một động lực rất lớn cho cá nhân bạn ấy, đồng thời cũng là dấu ấn cho tri thức trẻ Việt Nam mà chàng cựu sinh trường Marie Curie này là một tấm gương tiêu biểu.

Được 8 trường đại học top của Mỹ trao tặng học bổng mời nhập học (Saint Johnis University, Universy of Porland, Portland State Universty, Seton Hall University, Universty of Mount Union, Saint Johnis University, Iona College, Arizona State University). Không những thế, với thành tích học tập xuất sắc đặc biệt, cậu học trò sinh năm 1992 này đã được đích thân tổng thống Obama ký tặng bằng khen.

Đó chính là Nguyễn Văn Thành Mỹ, chàng trai đất Hà Thành đang theo học chương trình IB (Chương trình THPT Quốc tế) của trường Ef International Academy – tại thành phố New York, Mỹ.

Posted Image Bằng khen cho thành tích xuất sắc của Nguyễn Văn Thành Mỹ được đích thân Tổng thống Mỹ Obama ký tặng. Được biết, Thành Mỹ là một trong số 3 gương mặt học viên xuất sắc nhất của trường được nhận bằng khen do chính Tổng thống Obama ký tặng.

Ngay từ đầu năm lớp 12, cậu học trò người Hà Nội đã được 8 trường đại học của Mỹ cấp học bổng đại học, vì yêu thích các môn kinh tế, do đó Thành Mỹ chọn ngành Tài chính - Quản lý trường Saint Johnis University và tháng 8 này bạn ấy bắt đầu cho 4 năm đại học.

Posted Image Thành Mỹ trong Lễ tốt nghiệp đón bằng khen của Tổng thống, Mỹ vinh dự được đeo dây vàng (dành cho học sinh xuất sắc nhất của trường).

Ngoài việc học, hè nào Thành Mỹ cũng dành thời gian dạy học cho các em nhỏ của một số trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi, tham gia các hoạt động của cộng đồng du học sinh ở Mỹ.

Chia sẻ về khó khăn trong những ngày đầu nhập học tại Mỹ, Thành Mỹ cho biết: "Khi mới sang mình rất bỡ ngỡ, mọi thứ đều mới lạ. Sau mấy buổi học trên lớp thầy giao cho viết một bài luận 700 từ. Mình viết mãi cũng chỉ được 400 từ, hôm đó mình đã thức chọn một ngày một đêm để tìm tài liệu viết cho đủ 700 từ và đến sáng hôm sau mình hoàn thành bài luận vào lúc 7h sáng và chỉ kịp ăn sáng nhanh để lên lớp. Kết quả bài luận của mình cũng chỉ được loại C, nhưng mình không buồn vì mình đã làm hết khả năng. Và bài luận ấy là bài duy nhất mình được điểm C, những bài sau mình đều đạt loại A".

Posted Image Thành Mỹ rất thích kết bạn với các bạn du học sinh khác, làm quen với các anh chị đi trước để học hỏi kinh nghiệm.

Thành Mỹ chia sẻ: “Mình thấy cách này rất hiệu quả và cũng đúng với sở thích của mình là "thích kết bạn", thích đi du lịch khám phá những chân trời mới”. Thành Mỹ còn rất thích học ngoại ngữ, Mỹ đang học thêm tiếng Tây Ba Nha.

Sau khi trải qua “khổ ải” của chương trình học IB, Thành Mỹ đã chọn trường Saint Johnis University nhờ những kiến thức vững chắc và niềm đam mê kinh tế, tự nhiên.

Posted Image Trường Saint Johnis University, ngôi trường đẳng cấp mà Thành Mỹ chọn học. Hy vọng rằng trong tương lai Thành Mỹ sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa để làm rạng danh cho đất nước, quê hương nhỏ bé của chúng ta các bạn nhỉ?

Theo:Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cha đẻ ATM- ông là ai ?

Chắc bạn cũng thấy rằng ATM (Automated Teller Machine - máy giao dịch tự động) đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam? Vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào có ATM, người dùng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần đến Ngân hàng. Nhưng có khi nào đó giao dịch trên ATM bạn băn khoăn rằng ATM có từ bao giờ không? Để phần nào giải đáp những băn khoăn này, chúng tôi xin góp với các bạn vài câu chuyện lượm lặt trên Internet về việc ATM đã ra đời như thế nào. Giải mã ẩn số

Tôi không tin” – đó là câu trả lời của đa số mọi người khi được hỏi “Bạn có tin cha đẻ ATM là người Việt Nam không?”. Ai cũng nghĩ đó có thể là người Anh, người Pháp, người Mỹ hay một người nước nào đó nhưng không ai nghĩ đó là người Việt Nam. Sự thật là phát minh đó mang tên một người Việt Nam – Ông Đỗ Đức Cường.

Cảm nhận đầu tiên khi được nói chuyện với ông là gần gũi, nhiệt tình và thông thái. Ông luôn trân trọng khi nói chuyện với bất kỳ ai, từ một người nông dân, anh xe ôm đến người tri thức. Bạn có thể nhìn thấy ông say sưa giải thích về các phát minh với một người tri thức mặc com lê, và bạn cũng có thể nhìn thấy một sự say sưa tương tự khi ông nói chuyện với một người nông dân chân đất.

Thích làm việc ở chân cầu thang để được gặp gỡ mọi người. Trong ví lúc nào cũng có hàng chục thẻ ATM. Là tác giả của trên 50 phát minh và sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ, là Đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc. Trở về Việt Nam năm 2003, hiện ông là cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á.

Chết đói và may mắn của số phận

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Những năm tuổi thơ nghèo khó. Các anh chị em lần lượt chết vì đói. 6 tuổi ông cũng đã chết hụt một lần và sống lại ngay kề miệng huyệt. Sau này ông luôn tự nhủ: “Phải làm giàu, không chỉ bản thân mình giàu có mà mọi người cũng phải giàu có, vì khi mình nghèo thấy số phận hẩm hiu quá!” Có lẽ đó chính là một dấu ấn góp phần tạo nên ý trí vươn lên mạnh mẽ của ông.

Từ sinh viên Y khoa thành cha đẻ ATM

Khởi đầu sự nghiệp học hành tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Sau đó chuyển sang học ngành Kỹ cơ khí tại Đại học Phú Thọ (Đại học tổng hợp). 1963, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam ông là người có chỉ số thông minh cao nhất. Ông được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka. Ông vừa đi học vừa làm thêm tại công ty Toshiba. Một phát minh bất ngờ đã đưa ông đến Mỹ.

Gặp Giám đốc ngân hàng Citibank (Mỹ) trong một buổi ca nhạc do ông tổ chức. Ngay lúc đó ông nhận được một lời mời đến Citibank cùng đề nghị: “Dùng kĩ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng”.

Posted Image

Ông đưa ra 20 câu hỏi buộc ông chủ của Citibank phải thừa nhận 20 cái sai của ngân hàng và từ chối lời mời làm việc. Sự nhiệt tình, thẳng thắn cùng lời cam kết sẽ ủng hộ ông “lội ngược dòng” của Tổng giám đốc đã thuyết phục ông gia nhập Citibank. Mục tiêu của ông là “bình dân hoá dịch vụ ngân hàng”.

Trong thời gian này, ông đồng phát minh ra máy ATM. Đó chính là một bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng.

Trở về Việt Nam

Tháng 6/2003 trở về Việt Nam sau 40 năm để tham gia phiên họp đầu tiên về WTO ở Việt Nam, trợ giúp Seagames 22 và giúp WB làm bản báo cáo về viễn cảnh tốt đẹp của Việt Nam. Người đầu tiên tìm gặp lại là mẹ. Nỗi buồn sau 40 năm gặp lại mẹ lâm bệnh nặng. Chợt thấy mọi thứ trở nên vô nghĩa, ông biết rằng “Mẹ chỉ có một trên đời”. Từ bỏ mức lương cả triệu USD/năm, chấp nhận mất hết cổ phiếu chưa đáo hạn, ông rời Mỹ về Việt Nam để chăm sóc mẹ.

Lời khuyên cho ngành ngân hàng Việt Nam

Trở về Việt Nam cùng mong muốn góp công sức cho việc phát triển ngành ngân hàng, đưa ngân hàng đến từng người dân. Ông đã nhận lời làm tư vấn cho nhiều ngân hàng Việt Nam. Theo ông “ngân hàng Việt Nam nói chung có rất nhiều khiếm khuyết: không minh bạch và khó khăn về vốn và nguồn nhân lực”. Tuy vậy theo đánh giá của ông thì chúng ta cũng có nhiều lợi thế “người Việt, đất Việt, ngân hàng Việt. 83 triệu dân, 47 ngân hàng, 5 triệu tài khoản, 2,5 triệu thẻ”.

Ông Đỗ Đức Cường đã tư vấn và đưa ra 4 lời khuyên cho dịch vụ ngân hàng:

1. Quần chúng hoá dịch vụ ngân hàng, biến ngân hàng thành dịch vụ của cả xã hội chứ không chỉ là câu lạc bộ của người giàu.

2. Bình dân hoá dịch vụ để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng.

3. Chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ. Để phục vụ tốt thì lúc nào cũng phải mỉm cười và coi người sử dụng dịch vụ là người tiêu dùng.

4. Hiện đại hoá đi từ dân dụng đến chuyên dụng. Đừng cạnh tranh kỹ thuật mà phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng.

Khi được hỏi cái gì là khởi đầu cho những phát minh của ông, ông Cường trả lời: “Lúc nào tôi cũng nghĩ rằng khởi đầu của mọi tìm tòi khám phá của mình đều xuất phát từ cuộc sống. Cuộc sống khó khăn quá, cần cải thiện nó tốt hơn. Tôi tìm ra nguyên lý sống của mình là đừng xa xôi mà hãy nhìn, hãy yêu, hãy chăm sóc cuộc sống trước mắt cho thật tốt cái đã. Như thế tự nhiên thành công sẽ đến với mình”. Câu chuyện về ông Đỗ Đức Cường là câu chuyện về một con người chân chất, mộc mạc, gần gũi như chính mong muốn của ông: “Để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng”.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Độc đáo trò chơi 'cờ chiến tranh' của Việt Nam

(ĐVO) Đây là trò chơi cờ hoàn toàn "made in Vietnam" với quân cờ là các khí cụ chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến…

Mới đây, Viện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội) đã tiếp nhận nhiều hiện vật mới, trong đó có một hiện vật hết rất độc đáo là bộ cờ Tư lệnh.

Trờ chơi cờ Tư lệnh (tên khác là cờ Chiến) là một sáng tạo của Đại tá - nhà văn Nguyễn Quý Hải, người từng là tiểu đoàn trưởng pháo 130mm trong chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972. Sản phẩm trí tuệ này đã được công nhận bản quyền ở Việt Nam vào năm 2010.

Trong cờ Tư lệnh, các quân cờ không phải những hình tượng quen thuộc như mã, tốt, sĩ tượng… mà là các khí cụ chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… Quân cờ cao nhất là Tư lệnh, tương tương với Vua trong cờ vua hay Tướng trong cờ tướng. Bởi vậy mới có tên gọi là cờ Tư lệnh.

Posted Image

Một bộ quân cờ tư lệnh có 38 quân (19 quân đỏ, 19 quân xanh). Trên đây là một số quân cờ. Ảnh: Trang web của Đại tá Nguyễn Quý Hải.

Theo đại tá Nguyễn Quý Hải, cờ Tư lệnh là một bộ cờ mang tính mở. Các quân cờ đều có thể đi thẳng, đi tiến, đi ngang, đi lui, tung hoành dọc ngang. Mỗi quân cờ lại có đặc điểm riêng trong nước đi của mình.

Ví dụ, quân pháo binh, không quân được đi và ăn quân đối phương vượt qua khối chắn; được đi chéo ăn chéo như quân tượng (trong cờ tướng) nhưng khác quân tượng là không bị ghìm chân ở bên này chiến tuyến.

Quân cao xạ, tên lửa tạo ra được vòng đai hỏa lực trên không mà quân máy bay của đối phương không thể qua. Vì vậy, để máy bay phát huy hỏa lực oanh kích vào các mục tiêu đối phương thì phải tìm mọi cách tiêu diệt được cao xạ và tên lửa…

Một điểm độc đáo là bàn cờ Tư lệnh có cả vùng biển, lục địa, sông nước, lực lượng tham chiến có đủ cả hải, lục, không quân và phòng không nên cách chơi rất gần gũi với phương thức huy động sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh hiện đại.

Posted Image

Cách bố trí quân trên bàn cờ Tư lệnh.

Cờ Tư lệnh có hai kiểu chơi là chơi giàn quân theo mẫu hoặc chơi nâng cao. Trong kiểu chơi nâng cao, quân có thể bố trí theo chiến thuật riêng và giấu thế bố trí cho đến lúc bắt đầu cuộc chơi.

Cũng như cờ vua, cờ tướng, người chơi sẽ thua nếu bị mất quân Tư lệnh. Điều này xuất phát từ thực tế trong chiến tranh, ở từng trận đánh, chiến dịch, tư lệnh là người chỉ huy trực tiếp, có vai trò quyết định với cuộc chiến. Ngoài ra, còn có cách chơi tính điểm, chấp nước cờ, chấp quân cờ, chấp thế cờ.

Với tính mở cùa trò chơi, người chơi thành thạo có thể đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo các thế, nước cờ hay. Có thể vận dụng nhiều chiến thuật khác nhau như phòng ngự phản công, tấn công; đánh chính diện hay đánh vu hồi, đánh thọc sâu vào nơi hiểm yếu.

Đại tá Nguyễn Quý Hải nhận định: Cờ Tư lệnh vừa mang tính giải trí, vừa mang tính trí tuệ, vừa thư giãn vừa hình thành cho người chơi biết cách tổ chức sử dụng lực lượng hiệu quả tốn ít quân mà giành được thắng lợi.

Tác giả bộ cờ Tư lệnh mong muốn bộ cờ sẽ được cộng đồng chấp nhận, tạo nên một sân chơi lành mạnh mang tính thuần Việt, góp phần xây dựng khả năng tư duy, bản lĩnh chỉ huy cho giới trẻ, đặc biệt là những người phục vụ trong quân đội.

Share this post


Link to post
Share on other sites



Trí Uẩn - Trò chơi đời người
9:26, 26/03/2009

Trí Uẩn, trò chơi mang tên ông và như tên ông. Trí Uẩn, như cuộc đời ông, nhiều uẩn khúc, trò chơi với 7 miếng chắp ra ngàn hình ảnh và không ngừng đổi thay. Những biến ảo của trò chơi, những biến cố của đời người cuối cùng cũng được gói gọn trong 7 mảnh ghép nhỏ ấy. Trí Uẩn giờ đã gần như một trò chơi dân gian với nhiều dị bản. Ít ai biết, 7 miếng gỗ đó đã nuôi nấng mười mấy cuộc đời trong suốt những năm tháng khó khăn…

Posted Image
Bà Nguyễn Thị Thái (vợ ông Trí Uẩn) và anh Nguyễn Trí Hùng luôn nâng niu những di sản mà cha đẻ của trò chơi Trí Uẩn để lại.

Trong căn phòng nhỏ (phía ngoài đã được cho thuê làm hàng nhang đèn) trên phố Phùng Hưng (Hà Nội), có một người đàn bà im lặng tuyệt đối, lưu giữ những kỷ vật của ông, nhà cách mạng Nguyễn Trí Uẩn, đồng thời cũng là cha đẻ của trò chơi Trí Uẩn. Ca phẫu thuật vòm họng đã triệt tiêu khả năng nói của bà. Nhưng những tư liệu về trò chơi Trí Uẩn được bà cất giữ cẩn thận. Căn phòng không rộng, chỉ hơn 10m2. Nhưng nó đã từng là nơi cư ngụ của hơn 10 con người.
Anh Nguyễn Trí Hùng, con trai ông nói: "Ngày đó bố tôi rất nghèo. Ông làm việc ở Xunhasaba và hầu hết thời gian ngoài hành chính ông dành cho việc phát triển trò chơi Trí Uẩn. Và những bộ sách trò chơi của ông được tái bản và bán liên tục. Và ông đã đi đăng ký bản quyền. Nó là thứ nuôi sống cả một gia đình đông con như gia đình tôi. Ngày đó nhà tôi không bao giờ đóng cửa, vì quá chật và cũng chẳng có tài sản gì để trộm có thể lấy được. Buổi tối, trước khi đi ngủ, mấy anh em lau sạch sàn nhà, trải chiếu và nằm kề bên nhau, kín hết cả căn nhà".
Trí Uẩn, hiểu đơn giản là một trò chơi để rèn luyện trí tưởng tượng và sáng tạo của con người. Từ những miếng ghép cố định được thiết kế theo những tiêu chuẩn giản đơn hết mức, người chơi có thể suy nghĩ và tưởng tượng, để ghép thành nhiều hình khác nhau. Một trái tim nhưng có thể ghép theo 28 cách khác nhau, một quả tạ có thể lên tới 88 cách ghép. Và Trí Uẩn có sức gợi mở lớn là không có bất cứ giới hạn nào với người chơi, miễn là có đủ tư duy logic và có sự sáng tạo. Thế nên, những hình mới được tạo nên từ 7 miếng ghép là không ngừng. Mỗi người có thể tự sáng tạo cho mình những cách ghép hình khác nhau, tạo cho mình những hình mới.
Cuốn sách nhỏ bằng bàn tay, được lưu tại Thư viện quốc gia có tên "Trí Uẩn" in năm 1959, đã có rất nhiều bạn đọc phản hồi và được ghi lại. "Từ năm 1945 tôi là học sinh đã chơi Evereto. Trò chơi này giải trí và vui, giúp cho tôi tính toán nhanh và chính xác. Thiếu nhi, học sinh cũng như người lớn chơi rất tốt" - lời của một người lính tên Lê Khắc Thường, tỉnh Thái Nguyên. Nghĩa là từ những năm 1940, Trí Uẩn đã được khai sinh. Và hơn nửa thế kỷ qua, nó vẫn tiếp tục phát triển, dù thăng trầm, dù bị những trò chơi hiện đại làm cho chìm khuất, nhưng giá trị của Trí Uẩn vẫn còn nguyên vẹn.
Cái tên của trò chơi Trí Uẩn, theo lời anh Nguyễn Trí Hùng, là do Bác Hồ đặt. Khi hoà bình lập lại, Bác Hồ và phái đoàn của Đảng và Chính phủ ta đi thăm một số nước, đã mang bộ đồ chơi này làm quà tặng và tên của chính tác giả Trí Uẩn được lấy làm tên trò chơi. Sau 18 lần xuất bản, năm 1974, ông cho ra đời 2 tác phẩm mới của trò chơi Trí Uẩn là "Việt Nam kiên cường" và "Đông Dương quật khởi". "Việt Nam kiên cường" đã được in 5 vạn bản vào 1974 (còn "Đông Dương quật khởi" đã không được in do điều kiện thời đó). Trò chơi Trí Uẩn đã được coi là một trong những trò chơi "độc nhất vô nhị", được bắt đầu từ một tình thế khắc nghiệt của cuộc sống và đã là thú giải trí gần như duy nhất của nhiều thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam suốt thời chiến tranh. Trí Uẩn đã đi vào dân gian cùng trò chơi của mình. Tháng 3/1984, ông đã được đài truyền hình giới thiệu về những trò chơi của mình.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, người con cả của nhà cách mạng Nguyễn Trí Uẩn đã kể khá chi tiết về xuất xứ của trò chơi Trí Uẩn. Tháng 5/1940, Nguyễn Trí Uẩn bị Pháp bắt đi an trí ở Thanh Ba, Phú Thọ. Và được sự đồng ý của đồng chí Lương Khánh Thiện, lãnh đạo Xứ ủy của Đảng lúc bấy giờ, ông đã trốn về Hà Nội hoạt động bí mật. Lúc này địch khủng bố trắng, mật thám nhan nhản khắp nơi lùng sục. Vì thế rất nhiều ngày không thể ló mặt ra ngoài, Nguyễn Trí Uẩn phải ẩn náu trên gác bếp 42 phố Huế - Hà Nội. Trong lúc buồn bực, tù túng, ông tìm cách giải trí bằng cách cắt các miếng bìa ra để chắp hình. Sau nhiều phương án tác giả đã tìm ra cách cắt 7 quân từ 1 hình chữ nhật có chiều 8cm x 10cm. Từ 7 quân có cấu trúc hình học rất hợp lý, tác giả nhanh chóng sáng tác ra nhiều hình rất đẹp, rất giống và trở thành một hình thức giải trí rất tốt.Posted Image


Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày còn nhỏ, tôi thích trò chơi này lắm. Chỉ có 7 miếng gỗ xếp gọn thành một hình chữ nhật theo tỷ lệ vàng, mà có thể xếp thành hàng trăm hình khác nhau. Nó đòi hỏi một sự suy luận rất trí tuệ và hợp lý. Tính hợp lý trong suy luận của tôi một phần do trò chơi này mang lại. Xin cảm ơn ông Trí Uẩn.

Mấy cái trò ghép hình bìa, hoặc bằng nhưa gọi là Lego nhập từ châu Âu bây giờ thì chẳng ra cái gì so với trò chơi Trí Uẩn.

Tôi đề nghị con trai ông Trí Uẩn nên sản xuất tiếp bộ đồ chơi này và phổ biến trong xã hội. Hay đợt tới chúng ta tìm tới nhà bà Trí Uẩn thương lượng việc sản xuất hàng loạt trò chơi này.

Trí Uẩn - Trò chơi đời người

9:26, 26/03/2009

Trí Uẩn, trò chơi mang tên ông và như tên ông. Trí Uẩn, như cuộc đời ông, nhiều uẩn khúc, trò chơi với 7 miếng chắp ra ngàn hình ảnh và không ngừng đổi thay. Những biến ảo của trò chơi, những biến cố của đời người cuối cùng cũng được gói gọn trong 7 mảnh ghép nhỏ ấy. Trí Uẩn giờ đã gần như một trò chơi dân gian với nhiều dị bản. Ít ai biết, 7 miếng gỗ đó đã nuôi nấng mười mấy cuộc đời trong suốt những năm tháng khó khăn…

Posted Image

Bà Nguyễn Thị Thái (vợ ông Trí Uẩn) và anh Nguyễn Trí Hùng luôn nâng niu những di sản mà cha đẻ của trò chơi Trí Uẩn để lại.

Trong căn phòng nhỏ (phía ngoài đã được cho thuê làm hàng nhang đèn) trên phố Phùng Hưng (Hà Nội), có một người đàn bà im lặng tuyệt đối, lưu giữ những kỷ vật của ông, nhà cách mạng Nguyễn Trí Uẩn, đồng thời cũng là cha đẻ của trò chơi Trí Uẩn. Ca phẫu thuật vòm họng đã triệt tiêu khả năng nói của bà. Nhưng những tư liệu về trò chơi Trí Uẩn được bà cất giữ cẩn thận. Căn phòng không rộng, chỉ hơn 10m2. Nhưng nó đã từng là nơi cư ngụ của hơn 10 con người.

Anh Nguyễn Trí Hùng, con trai ông nói: "Ngày đó bố tôi rất nghèo. Ông làm việc ở Xunhasaba và hầu hết thời gian ngoài hành chính ông dành cho việc phát triển trò chơi Trí Uẩn. Và những bộ sách trò chơi của ông được tái bản và bán liên tục. Và ông đã đi đăng ký bản quyền. Nó là thứ nuôi sống cả một gia đình đông con như gia đình tôi. Ngày đó nhà tôi không bao giờ đóng cửa, vì quá chật và cũng chẳng có tài sản gì để trộm có thể lấy được. Buổi tối, trước khi đi ngủ, mấy anh em lau sạch sàn nhà, trải chiếu và nằm kề bên nhau, kín hết cả căn nhà".

Trí Uẩn, hiểu đơn giản là một trò chơi để rèn luyện trí tưởng tượng và sáng tạo của con người. Từ những miếng ghép cố định được thiết kế theo những tiêu chuẩn giản đơn hết mức, người chơi có thể suy nghĩ và tưởng tượng, để ghép thành nhiều hình khác nhau. Một trái tim nhưng có thể ghép theo 28 cách khác nhau, một quả tạ có thể lên tới 88 cách ghép. Và Trí Uẩn có sức gợi mở lớn là không có bất cứ giới hạn nào với người chơi, miễn là có đủ tư duy logic và có sự sáng tạo. Thế nên, những hình mới được tạo nên từ 7 miếng ghép là không ngừng. Mỗi người có thể tự sáng tạo cho mình những cách ghép hình khác nhau, tạo cho mình những hình mới.

Cuốn sách nhỏ bằng bàn tay, được lưu tại Thư viện quốc gia có tên "Trí Uẩn" in năm 1959, đã có rất nhiều bạn đọc phản hồi và được ghi lại. "Từ năm 1945 tôi là học sinh đã chơi Evereto. Trò chơi này giải trí và vui, giúp cho tôi tính toán nhanh và chính xác. Thiếu nhi, học sinh cũng như người lớn chơi rất tốt" - lời của một người lính tên Lê Khắc Thường, tỉnh Thái Nguyên. Nghĩa là từ những năm 1940, Trí Uẩn đã được khai sinh. Và hơn nửa thế kỷ qua, nó vẫn tiếp tục phát triển, dù thăng trầm, dù bị những trò chơi hiện đại làm cho chìm khuất, nhưng giá trị của Trí Uẩn vẫn còn nguyên vẹn.

Cái tên của trò chơi Trí Uẩn, theo lời anh Nguyễn Trí Hùng, là do Bác Hồ đặt. Khi hoà bình lập lại, Bác Hồ và phái đoàn của Đảng và Chính phủ ta đi thăm một số nước, đã mang bộ đồ chơi này làm quà tặng và tên của chính tác giả Trí Uẩn được lấy làm tên trò chơi. Sau 18 lần xuất bản, năm 1974, ông cho ra đời 2 tác phẩm mới của trò chơi Trí Uẩn là "Việt Nam kiên cường" và "Đông Dương quật khởi". "Việt Nam kiên cường" đã được in 5 vạn bản vào 1974 (còn "Đông Dương quật khởi" đã không được in do điều kiện thời đó). Trò chơi Trí Uẩn đã được coi là một trong những trò chơi "độc nhất vô nhị", được bắt đầu từ một tình thế khắc nghiệt của cuộc sống và đã là thú giải trí gần như duy nhất của nhiều thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam suốt thời chiến tranh. Trí Uẩn đã đi vào dân gian cùng trò chơi của mình. Tháng 3/1984, ông đã được đài truyền hình giới thiệu về những trò chơi của mình.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, người con cả của nhà cách mạng Nguyễn Trí Uẩn đã kể khá chi tiết về xuất xứ của trò chơi Trí Uẩn. Tháng 5/1940, Nguyễn Trí Uẩn bị Pháp bắt đi an trí ở Thanh Ba, Phú Thọ. Và được sự đồng ý của đồng chí Lương Khánh Thiện, lãnh đạo Xứ ủy của Đảng lúc bấy giờ, ông đã trốn về Hà Nội hoạt động bí mật. Lúc này địch khủng bố trắng, mật thám nhan nhản khắp nơi lùng sục. Vì thế rất nhiều ngày không thể ló mặt ra ngoài, Nguyễn Trí Uẩn phải ẩn náu trên gác bếp 42 phố Huế - Hà Nội. Trong lúc buồn bực, tù túng, ông tìm cách giải trí bằng cách cắt các miếng bìa ra để chắp hình. Sau nhiều phương án tác giả đã tìm ra cách cắt 7 quân từ 1 hình chữ nhật có chiều 8cm x 10cm. Từ 7 quân có cấu trúc hình học rất hợp lý, tác giả nhanh chóng sáng tác ra nhiều hình rất đẹp, rất giống và trở thành một hình thức giải trí rất tốt.Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy phát điện “chạy bằng nước” làm nóng giới khoa học

Trong thời gian qua, đã có nhiều tờ báo giới thiệu về phát minh máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê (Khu Công nghệ cao TP.HCM). Cộng đồng khoa học đã xôn xao về thông tin này và đặt nhiều dấu hỏi về mặt kỹ thuật đối với "phát minh" nói trên. Ngày 9/3, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM đã phải tổ chức hội thảo để TS Nguyễn Chánh Khê báo cáo về phát minh của mình. Tham dự hội thảo, GS Nguyễn Đăng Hưng có bài viết tường thuật như dưới đây.

Posted Image

TS Nguyễn Chánh Khê (áo xanh) đang giới thiệu với các nhà khoa học về phát minh máy phát điện chạy bằng nước của mình vào sáng 9/3 tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.

Sáng 9/3, tôi lên Khu Công nghệ cao TP.HCM, tham gia hội thảo khoa học về phát minh máy phát điện chạy bằng nước của tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và triển khai kiêm trưởng Phòng Thí nghiệm công nghệ nano (trực thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM).

Tôi chuẩn bị đi đúng giờ, đến đúng lúc. Ban tổ chức hỏi giấy mời và chỉ có ai có giấy mời mới được lấy thang máy lên lầu tham gia. Một đoàn nhà báo khá hùng hậu không được bước vào phòng hội thảo.

Tôi cùng GS.TSKH Vũ Đình Huy (ĐH Bách Khoa TP.HCM) ngồi chờ.

Cũng nhờ ban tổ chức biết tôi qua các hoạt động liên quan đến Khu Công nghệ cao TP.HCM, cuối cùng tôi cũng được mời lên lầu tham gia. Họ còn bố trí cho tôi ngồi phía trước, không xa diễn đàn.

Buổi hội thảo bắt đầu khá đúng giờ. Ban tổ chức mời các vị trong ban thẩm định do Giáo sư-Viện sĩ (GS-VS) Nguyễn Văn Hiệu chủ trì, bao gồm TS Hồ Nhân, GS-TS Nguyễn Thị Phương Thoa (ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM), TS Nguyễn Đức Hùng, TS Lê Hoài Quốc, trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM.

Trong cử tọa có mặt ông Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) nhà sáng lập ra Khu Công nghệ cao TP.HCM và GS.TSKH Nguyển Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước.

TS Nguyễn Chánh Khê vào cuộc trình bày phát minh của mình, với nhiều hình ảnh minh họa.

Nói chung, TS Khê không nói nhiều điều mới so với những công bố trên báo chí gần đây mà chúng ta đã đọc được. Tuy tôi đã chuyển trực tiếp gởi cho tác giả bài phản biện xúc tích, đầy đủ của TS Giáp Văn Dương, trong bài thuyết trình, TS Khê vẫn không trả lời gì về những ghi vấn đã nêu ra. Đây là điều thất vọng thứ nhất của tôi.

Điều thất vọng thứ hai là TS Khê bỏ ra rất nhiều thì giờ (gần 2/3) và dùng nhiều hình ảnh minh họa giải thích nguyên tắc vận hành của pin nhiên liệu dùng hydrogen, cái mà giới thức giả đã quen thuộc vì loại pin này đã được phổ biến trên thương mại. TS Khê cũng kê khai nhiều áp dụng thiết thực của phát minh của mình như chế tạo nước sạch từ nước bẩn hay nước biển, tạo điện sạch cho vùng cao vùng sâu, cho biển đảo không có nguồn nước ngọt.

Bài thuyết trình chấm dứt sau gần một tiếng đồng hồ và ban chủ tọa mời cử tọa tham gia phần thảo luận.

Tôi là người đầu tiên đưa tay và nhận được micro. Tôi nêu rõ tầm quan trọng của sáng chế, nó có thể đảo lộn cục diện năng lượng của thế giới. Bởi vậy việc thẩm định nghiêm túc là tối cần thiết.

Trước tiên, tôi yêu cầu TS Khê phân biệt là trong sáng chế có hai vấn đề. Vấn đề khoa học và vấn đề công nghệ. Công nghệ có bí quyết và việc giữ kín bí mật công nghệ là việc tự nhiên và tôi sẽ không tò mò tìm hiểu ở đây. Cái mà tôi mong TS Khê giải thích cùng cử tọa là khía cạnh khoa học của sáng chế. Khía cạnh khoa học luôn luôn phải công khai minh bạch đối với công chúng đặc biệt các chuyên gia. Câu hỏi của tôi thuộc về phạm trù này và tôi mong mỏi TS Khê sẽ trả lời tôi trên tinh thần khoa học.

Tôi cũng thành thật tỏ bày nỗi thất vọng của tôi là TS không giải thích phần quan trọng nhất của phát minh, việc tách nguyên tử hydrogen H2 ra khỏi phân từ nước H2O (xem sơ đồ dưới đây, chú ý phần đóng khung màu gạch)

Posted Image

Và tôi đi thẳng vào câu hỏi: "Chất có can dự việc tách H2 từ nước là chất gì, chất xúc tác có ghi trên biểu đồ hay chất khử. Phải minh bạch là chất xúc tác sẽ giữ nguyên trạng sau phản ứng và chất khử ngươc lại sẽ tham gia phản ứng phân tử và sẽ có biến đổi". TS Khê khẳng định: đó là chất xúc tác.

Tôi phản đối ngay: Nếu quả như thế thì ở đây nguyên lý cơ bản của khoa học, nguyên lý bảo toàn năng lương bị vi phạm. Lấy ở đâu ra năng lượng 285.83 kJ/phân tử nước để có phản ứng hóa học:

2H2O + 2×285.83kJ → 2H2 + O2

Sau mấy phút dằng co qua lại, TS Khê đã phải công nhận đây là một “tạp chất” có tham dự vào phản ứng phân tử. Đây là minh định đầu tiên triệt tiêu một phần tính lạ lùng khó hiểu của sáng chế.

Cử tọa tập trung thảo luận khá lâu chung quanh vấn đề này: TS Nguyễn Bách Phúc của Viện HASCON, GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, GS-TS Vũ Đình Huy, GS-TS Đặng Lương Mô. Trên bàn chủ tọa can thiệp mạnh mẽ và đanh thép đến từ GSTS Nguyễn Thị Phương Thoa. Nhà khoa học này bảo: Như vậy, công bố máy điện chạy bằng nước là không chính xác bởi vì chính “tạp chất” này là nhiên liệu làm phát sinh H2 từ nước.

Khi hỏi đến quá trình phản ứng của “tạp chất”, nhất là số lượng năng lượng phát sinh từ phản ứng này TS Khê bảo chưa có thì giờ nghiên cứu và mong cử tọa thông cảm cho ông. Có người bảo khoa học phải nghiêm túc và việc tình cảm không thể đặt ở đây.

Các thức giả có mặt cũng nêu rõ là nên làm rõ vai trò của “tạp chất”, đây là hướng nghiên cứu trong tương lai, làm rõ trước khi công bố khoa học.

Nhiều góp ý của cử tọa đặc biệt của các nhà kinh doanh năng lượng mà nội dung tôi không nhớ hết.

Tôi nhác thấy trên màn ảnh TS Giáp Văn Dương đang ngồi chờ tại Singapore mà chưa phát biểu được lời nào. Nối kết “video conference” từ xa thất bại…

Hơn ba tiếng đồng hồ đã trôi qua, đã đến giờ kết thúc. Ban tổ chức mời GS-VS Nguyễn Văn Hiệu lên đọc kết luận. Tôi nhớ ba điều xin tóm tắt ở đây:

GS-VS Hiệu khen ngợi TS Khê đã có cống hiến công nghệ quan trọng có thề làm giàu cho đất nước.

GS-VS Hiệu mong mỏi Khu công nghệ cao TP.HCM tiếp tục tăng cường ủng hộ TS Khê trong tương lai trong công tác hoàn thiện sáng chế này.

GS-VS Hiệu khuyên TS Khê và Khu Công nghệ cao TP.HCM chỉ lấy bằng sáng chế tại Việt Nam, không nên làm tại Mỹ hay nước ngoài vì nên cảnh giác bảo tồn bí mật công nghệ cho nước ta.

TS Lê Hoài Quốc, trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM tiếp lời sẽ yêu cầu TS Khê chế ra một máy tương tự, nhưng qui mô hơn sử dụng lâu bền tại chính Khu Công nghệ cao TP.HCM để minh định một cách thiết thực giá trị của sáng chế.

Cử tọa dành thời gian còn lại để đi thăm phòng thí nghiệm của Khu Công nghệ cao TP.HCM nơi có đặt hai máy phát điện chạy bằng nước đang vận hành.

Phải nói, tôi đến buổi hội thảo với rất nhiều câu hỏi trong đầu... Tôi ra khỏi buổi hội thảo những câu hỏi này càng thêm độ ấm ức vì chẳng có câu hỏi nào được tác giả sáng chể có câu trả lời thỏa đáng. Cái “tạp chất” có khả năng tách hydrogen ra khỏi nước đã càng trở thành một chất bí hiểm ly kỳ bội phần.

Tôi nhìn tác dụng của chất ấy vào nước với hydrogen nổi lên sủi bột như nước đang sôi với biết bao câu hỏi mà chưa có giải thích! Tôi thử đưa tay sờ vào bình chứa. Bình có nhiệt độ nóng khoảng 50-60 độ C.

Như vậy năng lượng phát sinh chẳng những đủ cho phản ứng phân ly của nước mà còn dư ra có thể đun nóng bình chứa! Như vậy từ bao lâu nay tại sao không nghĩ đến việc đo đạc sự thay của khối lượng “tạp chất” ấy trong quá trình phát ra điện? Và tôi cũng giật mình khi thấy bóng điện tắt ngay khi cộng tác viên của TS Khê bẻ cong ống dẫn không cho hydrogen chạy vào bình phát điện chạy bằng pin nhiên liệu. Tại sao đèn tắt nhanh như vậy, như trực tiếp bật lên rồi tắt đi qua “contact” điện, thời gian trễ gần như không có?

Tôi ra về với bao nỗi ngổn ngang. Có một cái gì lạ lùng chưa có câu giải thích! Tôi tự bảo mình đâu phải chuyên gia ngành này. Đành chờ vậy… Bí mật mà…

Nguyễn Đăng Hưng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Độc đáo trò chơi 'cờ chiến tranh' của Việt Nam

(ĐVO) Đây là trò chơi cờ hoàn toàn "made in Vietnam" với quân cờ là các khí cụ chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến…

Mới đây, Viện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Hà Nội) đã tiếp nhận nhiều hiện vật mới, trong đó có một hiện vật hết rất độc đáo là bộ cờ Tư lệnh.

Trờ chơi cờ Tư lệnh (tên khác là cờ Chiến) là một sáng tạo của Đại tá - nhà văn Nguyễn Quý Hải, người từng là tiểu đoàn trưởng pháo 130mm trong chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972. Sản phẩm trí tuệ này đã được công nhận bản quyền ở Việt Nam vào năm 2010.

Trong cờ Tư lệnh, các quân cờ không phải những hình tượng quen thuộc như mã, tốt, sĩ tượng… mà là các khí cụ chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… Quân cờ cao nhất là Tư lệnh, tương tương với Vua trong cờ vua hay Tướng trong cờ tướng. Bởi vậy mới có tên gọi là cờ Tư lệnh.

Posted Image

Một bộ quân cờ tư lệnh có 38 quân (19 quân đỏ, 19 quân xanh). Trên đây là một số quân cờ. Ảnh: Trang web của Đại tá Nguyễn Quý Hải.

Theo đại tá Nguyễn Quý Hải, cờ Tư lệnh là một bộ cờ mang tính mở. Các quân cờ đều có thể đi thẳng, đi tiến, đi ngang, đi lui, tung hoành dọc ngang. Mỗi quân cờ lại có đặc điểm riêng trong nước đi của mình.

Ví dụ, quân pháo binh, không quân được đi và ăn quân đối phương vượt qua khối chắn; được đi chéo ăn chéo như quân tượng (trong cờ tướng) nhưng khác quân tượng là không bị ghìm chân ở bên này chiến tuyến.

Quân cao xạ, tên lửa tạo ra được vòng đai hỏa lực trên không mà quân máy bay của đối phương không thể qua. Vì vậy, để máy bay phát huy hỏa lực oanh kích vào các mục tiêu đối phương thì phải tìm mọi cách tiêu diệt được cao xạ và tên lửa…

Một điểm độc đáo là bàn cờ Tư lệnh có cả vùng biển, lục địa, sông nước, lực lượng tham chiến có đủ cả hải, lục, không quân và phòng không nên cách chơi rất gần gũi với phương thức huy động sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh hiện đại.

Posted Image

Cách bố trí quân trên bàn cờ Tư lệnh.

Cờ Tư lệnh có hai kiểu chơi là chơi giàn quân theo mẫu hoặc chơi nâng cao. Trong kiểu chơi nâng cao, quân có thể bố trí theo chiến thuật riêng và giấu thế bố trí cho đến lúc bắt đầu cuộc chơi.

Cũng như cờ vua, cờ tướng, người chơi sẽ thua nếu bị mất quân Tư lệnh. Điều này xuất phát từ thực tế trong chiến tranh, ở từng trận đánh, chiến dịch, tư lệnh là người chỉ huy trực tiếp, có vai trò quyết định với cuộc chiến. Ngoài ra, còn có cách chơi tính điểm, chấp nước cờ, chấp quân cờ, chấp thế cờ.

Với tính mở cùa trò chơi, người chơi thành thạo có thể đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo các thế, nước cờ hay. Có thể vận dụng nhiều chiến thuật khác nhau như phòng ngự phản công, tấn công; đánh chính diện hay đánh vu hồi, đánh thọc sâu vào nơi hiểm yếu.

Đại tá Nguyễn Quý Hải nhận định: Cờ Tư lệnh vừa mang tính giải trí, vừa mang tính trí tuệ, vừa thư giãn vừa hình thành cho người chơi biết cách tổ chức sử dụng lực lượng hiệu quả tốn ít quân mà giành được thắng lợi.

Tác giả bộ cờ Tư lệnh mong muốn bộ cờ sẽ được cộng đồng chấp nhận, tạo nên một sân chơi lành mạnh mang tính thuần Việt, góp phần xây dựng khả năng tư duy, bản lĩnh chỉ huy cho giới trẻ, đặc biệt là những người phục vụ trong quân đội.

Thế hệ chúng tôi ngày còn bé xíu đã tự tạo quân cờ, bàn cờ và rất ham chơi trò này, thậm chí các quân cờ cũng phong phú và đa dạng hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

>>>Cũng... chơi cờ với mũ bảo hiểm dổm.Posted ImagePosted Image

Đồ đồng nát và tư duy đồng nátPosted Image

Thứ hai, 13/05/2013, 17:39 (GMT+7).http://nguyensinhhung.net/do-dong-nat-va-tu-duy-dong-nat.html

Muốn dẹp đồ đồng nát, trước hết phải dẹp những tư duy đồng nát ra khỏi đầu cái đã.

Posted ImageKhi Quản lý thị trường xin cùng “ra đứng đường” với Cảnh sát giao thông để xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng...

Báo chí đã dùng từ “Nhiệt huyết”“thật thà”, để nói về phát ngôn của Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường Trần Hùng, khi ông nói Quản lý thị trường xin cùng “ra đứng đường” với Cảnh sát giao thông để xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Tất nhiên sự nhiệt huyết và thật thà này đã nhận được rất nhiều tiếng cười.

Tiếng cười “rất khó định nghĩa”, trước sự nhiệt tình cũng rất khó giải thích khi đặt ra câu hỏi tại sao và để làm gì.

Cho dễ hiểu, xin dẫn lại bài viết: Phạt chị em mặc nịt ngực, quần lót “dỏm” luôn thể

Nhẽ nào quản lý thị trường thiếu việc đến mức phải đứng đường nhăm nhăm mấy cái nồi cơm điện để dòm ngó ví tiền dân?

Xin gợi ý cho ông Cục phó rằng chỉ trong một ngày, có tới 4-5 cảnh báo về tình trạng hàng Trung Quốc kém chất lượng đang tràn ngập thị trường.

Nói chuyện Mỹ trước. Sản phẩm tường khô Trung Quốc nhiễm bẩn vừa được tìm thấy trong khoảng 100.000 ngôi nhà, tại “hàng tá tiểu bang” trên khắp nước Mỹ. Truyền thông Mỹ quốc thậm chí đã gọi đó là “một cuộc khủng hoảng” với nạn nhân khốn khố nhất là Florida.

Tội nghiệp cho Florida với một “thảm họa kép” khi quá trình tái thiết sau bão Katrina nhận lãnh luôn một cơn bão “đồ đồng nát giá rẻ Trung Quốc”. “Florida là vô cùng nhạy cảm với bão lốc, và cuộc khủng hoảng này giống như một cơn lốc xoáy thầm lặng. Toàn bộ các vùng lân cận đang bị quét sạch…” - Nghị sĩ Robert Wexler nói.

Nhưng “đừng khóc cho America”, bởi ở Việt Nam, cũng hôm qua, một tờ báo của ngành công an đã cau mày bắt đầu loạt bài điều tra về một thực tếViệt Nam- nguy cơ trở thành ‘bãi phế thải’ của Trung Quốc”.

Thâm hụt mậu dịch không phải nhìn đâu xa. Mua: móng trâu bò; gốc rễ cây tiêu, hồi, hạt dẻ, đỉa, lá xoài khô, râu ngô non, chè vàng, phong ba, rễ cây rừng, đồng vụn, cáp quang…Tức là thu mua những thứ người dân phải phá để bán.

Đọc bài: Hiểm hoạ rình rập sau các trò “ma quỷ” của thương lái Trung Quốc

Trong khi đó: Cam Trung Quốc đang “đội lốt” hoa quả trong nước “xâm chiếm” thị trường. Vịt giống nhập lậu từ Trung Quốc đang tràn ngập nông thôn. Cá cua ếch nhái Trung Quốc, đương nhiên không qua kiểm dịch, từ Bắc chí Nam. Đồ chơi trẻ em nhập Trung Quốc nhiễm chất Phthalate độc hại có thể gây biến dạng giới tính, gan thận… vẫn bán tràn lan trên thị trường. Và thậm chí, cả những chiếc áo lót bán cho 75% phụ nữ Việt Nam.

Hôm qua, sau khi kết quả kiểm tra các mẫu thú nhún Trung Quốc đang được bán trên thị trường Việt Nam được công bố với kết luận “đều bị nhiễm chất Phthalate cao, thậm chí có mẫu cao gấp 5-9 lần so với tiêu chuẩn thế giới”, người dân được “khuyến mại” kèm mấy lời giải thích cũ rích: Nguyên nhân là do sự buông lỏng quản lý, trì trệ, tắc trách của cơ quan chức năng.

Thưa ông Phó Cục trưởng. Cơ quan chức năng chắc chắn là có Quản lý thị trường khi tất thảy những thứ “đồng nát” đó đang xảy ra trên thị trường Việt Nam và một cách âm thầm gây ra triền miên những “cuộc khủng hoảng”.

Thưa ông Phó Cục trưởng, giá như Cục Quản lý thị trường nên xông ra đường nhiệt tình ngăn chặn đồ đồng nát, thay vì dòm ngó cái mũ trên đầu, đồng tiền trong túi người dân.

Muốn dẹp đồ đồng nát, trước hết phải dẹp những tư duy đồng nát ra khỏi đầu cái đã!

Bài liên quan: Còn cái chết nào thê thảm hơn “ngày tận thế”?

Đào Tuấn

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)

Share this post


Link to post
Share on other sites

>> Bài này có thể kiểm chứng tính hợp lý bởi các chuyên gia về lý hoc, với thuyêt Âm - Dương ngũ hành.Posted Image+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

http://nguyentandung...e-viet-nam.html

Tiến sĩ Alan Phan nói về hai ngành tương lai của kinh tế Việt Nam

Thứ sáu, 07/06/2013, 12:46 (GMT+7)

Ban biên tập xin giới thiệu với bạn đọc tham khảo một góc nhìn về tương lai của kinh tế Việt Nam. Tiến sĩ Alan Phan cho rằng hai ngành cần phát triển mạnh ở Việt Nam trong tương lai đó là “Công nghệ thông tin và nông nghiệp”. Vì sao Tiến sĩ này lại nói vậy? mời các bạn xem phân tích của vị Tiến sĩ này sau đây.

>> Thực hư Nhaccuatui lừa người dùng cài mã độc Trung Quốc

>> Steve Jobs của Trung Quốc: Tài năng hay kẻ "chém gió"?

Bây giờ có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng một điều tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: Ngành IT (Công nghệ thông tin) và ngành Nông nghiệp” – Tiến sĩ Alan Phan – doanh nhân có hơn 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc, hiện được biết tới nhiều trong nước với tư cách một chuyên gia kinh tế, chia sẻ quan điểm về định hướng phát triển kinh tế Việt Nam.

Posted Image

Tiến sĩ Alan Phan

Dồi dào nguồn tài nguyên trí tuệ

Tại sao ngành IT lại là tương lai của kinh tế Việt Nam và lại được đặt lên hàng đầu? Thứ nhất dân số Việt Nam là dân số trẻ. Ngành IT rất cần chất xám về sự sáng tạo, năng động; điều đó cần phải có những đầu óc trẻ. Tôi nghĩ ở Việt Nam, đó là một tài nguyên rất dồi dào.

Posted Image

Ngành IT là tương lai của kinh tế Việt Nam

Cái thứ hai của IT là việc học không tuỳ thuộc lắm vào từ chương sách vở mà phụ thuộc rất lớn vào sự khám phá, sáng tạo của bản thân từng cá nhân. Người học ngành này, ngay cả khi phải ôm đồm những môn học không liên quan, nhưng khi đã nắm được kiến thức cơ bản rồi, vẫn có thể đi ra để lập trình hay tự tìm tòi trên mạng, sử dụng mạng thành thạo như một công cụ để làm việc.

Một câu chuyện mới đây thôi, tôi lên trang Amazon (website bán lẻ trực tuyến của Công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ) mua mấy món đồ cần. Một việc rất bình thường khi tôi ở Hoa Kỳ, nhưng ở Việt Nam thì không sao thực hiện được. Bởi vì những trang mạng tại Việt Nam khi check vào để thực hiện giao dịch mua hàng thì máy chủ ở Mỹ chặn hết.

Tôi hỏi anh bạn là một trong những chuyên gia hàng đầu về IT ở Mỹ: Tại sao lại có hiện tượng đó? Anh bạn tôi giải thích: Ngày xưa khi internet mới bắt đầu, những tay hacker giỏi nhất là bên Đông Âu; nhưng bây giờ giỏi nhất là hacker ở Việt Nam và Trung Quốc. Thế nên, cứ các địa chỉ mạng xuất phát từ Việt Nam đi là thế giới người ta đề phòng. (Đoạn này Bác này phát biểu hơi cảm tính, nhỡ là tin tặc cuả Trung quốc dùng địa chỉ IP của Việt nam để hacked thì sao, vì mình vốn quản lý mạng kém...Posted Image).

Tức là trí thông minh của người mình rất tuyệt vời; có điều trí thông minh ấy (ở đây đang nói trong lĩnh vực IT) phần lớn lại chưa được định hướng.

Posted ImageNguồn nhân lực về Công nghệ thông tin của Việt Nam rất lớn

Đó là một cái đáng buồn. Nhưng mặt khác nó lại chứng minh là người mình có đủ kỹ năng và trí tuệ để cạnh tranh với thế giới về IT, nếu chúng ta có định hướng cho lớp trẻ sử dụng trí tuệ của mình. Thành ra tôi nghĩ đó là một hướng đi tốt cho tương lai của kinh tế đất nước. Thêm nữa, IT đâu cần đường sắt cao tốc, đâu cần nhà máy điện nguyên tử, nó chỉ cần một đường truyền thật là tốt là có thể kết nối với cả thế giới.

Quan trọng là biết nắm bắt cơ hội

Cái lợi thế thứ hai tôi cũng cho là tương lai của kinh tế đất nước, đó là nông nghiệp. Việt Nam mình có may mắn là khí hậu rất ôn hòa, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lại có thêm vùng biển bao la để khai thác ngư nghiệp. Có thể nói đây là mặt mạnh của Việt Nam ngay cả so với Trung Quốc. Mình muốn làm về ôtô để mà cạnh tranh với Trung Quốc thì nên quên nó đi, ngay cả với Thái Lan mình cũng không đủ sức cạnh tranh.

Posted ImageTrồng rau trong nhà lưới khu NNCNC TPHCM

Công nghiệp đóng tàu thì chúng ta đều biết nó gây hậu quả với môi trường là như thế nào rồi, những nước phát triển không ai còn làm nữa nên mới mang sang ta, vì thế nên dừng càng sớm càng tốt. Tất cả những cái đó không phải là tương lai đất nước; dù rằng vẫn có những trường hợp đặc biệt có sự đột phá, nhưng phần lớn người dân Việt Nam vẫn là những người sống về nghề nông; nếu cho họ một môi trường để tự phát triển, đem tới những công nghệ mới nhất từ Israel, từ Hoa Kỳ, từ châu Âu … thì sức đột phá nông nghiệp Việt Nam có thể nói sẽ rất cao.

Posted ImageBí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải xem các cây được nuôi cấy mô tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM.

Tôi lấy ví dụ là cà phê. Chúng ta trồng cà phê 100 năm nay sản lượng không tăng, chất lượng không cải thiện. Chúng ta ở trong nhóm những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng thương hiệu hoàn toàn không có, chất lượng không được đánh giá cao, chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô để người ta chế biến mà thôi. Dù “ông chủ” cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là bạn tôi, lúc nào cũng ca tụng thương hiệu của mình, nhưng thực tình trên thế giới không ai biết đến. Câu chuyện xuất khẩu gạo cũng tương tự như vậy.

Posted ImageTrồng rau sạch trong nhà kính tại Israel.

Vậy nên mới nói là cần phải có sự đột phá. Chẳng hạn thay vì trồng điều chúng ta có thể trồng cây vani giá trị kinh tế hơn rất nhiều, với thời giá bây giờ trên thế giới 1 kg khoảng hơn 20.000 USD; ngay cả việc nuôi cá xuất khẩu, tôi có một anh bạn hiện đang chuyển hướng hoạt động mạnh trong việc nuôi cá tầm để lấy trứng bán mấy ngàn USD/kg thay vì đi bán cá tra như trước…

Posted ImageMột góc Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM

Tất cả cơ hội nằm ở đó, nhưng phải biết nắm bắt. Muốn nắm bắt được thì phải có chất xám, có tìm tòi suy nghĩ; mà quan trọng nhất là phải dám đột phá thì mới dám tận dụng các chất xám được cung cấp hay tự tìm tòi học hỏi được.

Tiến sĩ Alan Phan

(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...en-dao-2351694/

Cập nhật lúc 08:06, 02/08/2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến lược về biển, đảo

(ĐVO) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng “khai quốc công thần” với những chiến công “truyền quốc sử” trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, vốn xuất thân là người thầy giáo dạy sử-địa. Ông hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc phòng và kinh tế. Trong bài viết lược thuật này, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những chỉ đạo chiến lược của Đại tướng trong giải phóng, xây dựng và bảo vệ biển, đảo Việt Nam. Tư liệu trong bài được lấy chủ yếu từ sách “Võ Nguyên Giáp - hào khí trăm năm” do NXB Trẻ phát hành.

Tầm nhìn trong giải phóng các đảo ở Biển Đông

Ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhìn ra thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam mà ông còn nghĩ ngay đến việc giải phóng các hòn đảo trên Biển Đông. Đại tướng đã kiến nghị với Bộ Chính trị: “Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”. Kiến nghị này đã được ghi vào Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 25/3/1975.

Cũng từ ngày ấy, Quân ủy Trung ương điều đồng chí Hoàng Trà, Chính ủy Quân chủng Hải quân về làm việc cạnh Bộ Tổng tham mưu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng yêu cầu Bộ Tổng tham mưu và Bộ Ngoại giao cung cấp tài liệu về tình hình biển đảo, chỉ đạo Cục Quân báo nắm tình hình quân ngụy ở Biển Đông để có kế hoạch giải phóng kịp thời.

Khó khăn của ta lúc bấy giờ là lực lượng hải quân còn nhỏ bé, làm thế nào để hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ trên biển là thách thức lớn. Ngày 2/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị cho đồng chí Lê Trọng Tấn: Phải nắm lực lượng ở Khu 5 và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.

Lúc này, ở khu vực Trường Sa có Hạm đội 7 của Mỹ và nhiều nước khác hoạt động. Hải quân ngụy cũng được trang bị tàu lớn. Do đó, đòi hỏi khâu tiến công phải hết sức mưu trí, sáng tạo.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu điều ngay Sở chỉ huy tiền phương của Bộ tư lệnh Hải quân vào Đà Nẵng, tham gia tiếp quản căn cứ hải quân ngụy mà ta vừa giải phóng, chuẩn bị sẵn sàng để giải phóng các đảo. Lệnh của Tổng tư lệnh rất rõ ràng: Khi thấy quân ngụy Sài Gòn nguy khốn thì lập tức tổ chức đánh chiếm các đảo. Trường hợp nước ngoài thừa cơ quân ngụy khốn đốn mà đã chiếm đảo, thì ta kiên quyết chiếm lại, gặp khó khăn gì phải báo cáo Tổng hành dinh.

Posted Image Trên boong tàu hải quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc

Trước đó, ngày 30/3/1975, Quân ủy Trung ương đã điện cho các đồng chí Chu Huy Mân và Võ Chí Công: “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao cho Khu ủy và Bộ tư lệnh B1 nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo, thực hiện gấp rút nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo hiện do quân ngụy chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Ngày 9/4/1975, quân báo thông báo quân ngụy bắt đầu rút khỏi Biển Đông, Quân ủy Trung ương đã điện tối khẩn cho đồng chí Chu Huy Mân và đồng chí Võ Chí Công: “Có tin quân ngụy chuẩn bị rút khỏi Trường Sa. Các anh cho kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước đang có ý đồ xâm chiếm”.

Nhận được lệnh, các tàu hải quân và lực lượng thuộc Khu 5 đã giả danh tàu đánh cá, xuất phát ra Trường Sa. Lực lượng ta đã đánh bằng cách của mình, dùng đặc công bí mật tiếp cận, nhanh chóng đổ bộ, bất ngờ chiếm mục tiêu, lần lượt giải phóng các đảo. Ngày 14/4/1975, chỉ sau hơn một giờ chiến đấu, quân ta giải phóng đảo Song Tử Tây. Sau đó, lần lượt các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn… đều được giải phóng. Ngày 28/4/1975, đảo An Bang được thu hồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Trường Sa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký điện khen: “Nhiệt liệt khen ngợi các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược”.

Mở đường làm kinh tế biển

Năm 1977, trên cương vị Phó thủ tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất một chiến lược về khoa học biển và kinh tế miền biển rất ấn tượng. Nói chuyện với các nhà khoa học, Đại tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu trong hiểu biết về biển cả, để góp phần thúc đẩy việc khai thác tốt hơn những nguồn lợi mà biển cả sẽ đem lại cho đất nước ta”.

Về hướng khai thác kinh tế biển, Đại tướng chỉ ra những vấn đề vượt thời gian: “Việc khai thác dầu khí ngoài biển Việt Nam đã là chuyện trước mắt. Việc sử dụng năng lượng thủy triều ở bờ biển nước ta cũng phải đặt ra rồi. Độ chênh lệch của thủy triều nước ta chứa đựng một tiềm năng quan trọng về năng lượng là rất quý.

Có thể có những kiểu máy điện thủy triều được không? Các đồng chí vật lý biển phải trả lời vấn đề này, ngành cơ khí phải đi trước một bước”… “Ngành sinh học biển phải đi sâu, thúc đẩy phương hướng kinh tế này. Cần phải từ đặc điểm của từng vùng biển có những điều kiện vật lý như nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng chiếu xuống như thế nào, rồi áp suất sóng, thủy động lực, dòng chảy như thế nào, để kết luận xem những vùng nào nuôi được loại cá nào là thích hợp nhất”…

Posted Image Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát Bộ đội Hải quân diễn tập SSCĐ năm 1964.

Trong chỉ đạo phát triển kinh tế biển, ngay từ năm 1977, Đại tướng đã có những chỉ đạo chiến lược rất sâu sắc: Kinh tế vùng biển phải từ đất liền mà phát triển ra biển và các hải đảo. Đưa dân ra làm kinh tế biển đảo, vừa cải thiện được đời sống của dân, vừa có lực lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, để giữ vững chủ quyền biển, đảo. Năm 1985, trước khi có Đổi mới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề ra Chiến lược làm chủ biển với nội dung toàn diện và cụ thể. Cho đến nay, những vấn đề đặt ra trong chiến lược này vẫn nóng hổi tính thời sự. Đến nay, chiến lược này là minh chứng lịch sử làm sáng rõ tư duy khoa học và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về biển, đảo Tổ quốc.

Theo QĐND ;

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay