Lãn Miên

Con Trâu Và Con Ngựa Của Người Lạc Việt

3 bài viết trong chủ đề này

Con Trâu và con Ngựa của người Lạc Việt

Đại gia súc để kéo cày thì chỉ có ở người Việt vì sống bằng nông nghiệp. Những từ chỉ đại gia súc hàng vạn năm trước ở Trung Nguyên đều là tên Việt, phát âm như người Việt Nam ngày nay. Ví dụ Tlu (tiếng Mường)=Tru=Trâu=Ngầu (tiếng Quảng Đông)=Ngưu=Sửu (trong 12 con giáp). Hán ngữ phiên âm chữ Sửu này là “Sẩu” 丑 và phải giải thích nghĩa của nó là con trâu, nhưng chữ Sửu 丑 thì lại không phải là chữ Ngưu 牛chứng tỏ chữ Sửu 丑 chỉ là mượn âm để phiên cái âm Sửu của người Việt, còn ở tiếng Việt thì theo tuần tự ngược về cội nguồn: Sửu=Ngưu=Ngầu=Trâu. Vậy 12 con giáp rõ ràng là của người Việt. Hứa Thận hướng dẫn đọc chữ Ngưu 牛 là Ngũ 五 Cầu 求 =(thiết)=Ngầu. Nếu theo phát âm của Hán ngữ thì là Vủ 五 Xíu 求=(thiết)=Víu, trật lấc, vì Hán ngữ gọi con trâu là “Níu” chứ đâu phải là “Víu”, cả hai đều trật với Ngưu=Ngầu. Con Ngựa của người Việt chính là con Ngọ trong 12 con giáp, Ngựa=Ngọ 午 =Ngự 御. Chữ Ngọ 午 này là do Hán ngữ mượn âm chữ Ngọ 午 nghĩa là giờ giữa trưa của tiếng Việt, “Ngày thật Rõ”=(lướt)= “Ngọ”, để phiên âm chữ Ngựa trong 12 con giáp của người Việt, chứ chữ Ngọ 午 nó chẳng có biểu ý hay biểu âm gì là con Mã 馬 của người Hán cả. Chữ Ngự 御mới thú vị, hóa ra nó chỉ là từ bình dân của người Việt dắt ngựa thồ hàng. Hứa Thận giải thích nghĩa của nó là “điều khiển ngựa”(-Ngự nghĩa là gì?,-Sử 使 mã 馬 ạ也 !, nguyên văn: Sử 使 mã 馬 dã 也). Mà chữ Mã là do tiếng Tày, “con Ngựa” là “tu Mạ”, mà Kẻ=Con=Cò(tiếng Thanh Hóa)=Kô(tiếng Nhật)=Cu=Tu(tiếng Tày)=Tử 子. Còn chữ Sử 使 có nghĩa là Sai khiến, là do từ Sửa của tiếng Việt, gò kẻ khác phải thao tác theo ý hướng dẫn của mình thì gọi là Sửa. Chữ Ngự ấy đã được nâng lên thành tính bác học trong từ Chế Ngự và từ Phòng Ngự trong Binh Pháp Tôn Tử. Và Hứa Thận hướng dẫn cách phát âm chữ Ngự 御 là Ngưu 牛 Cứ 據 =(thiết)=Ngự. Hán ngữ phát âm chữ Ngự 御 bắt chước Việt, thành lơ lớ là Uỳ, vì họ không có phụ âm Ng, không thể phát âm được “ngờ” mới khổ cho họ. Như họ phát âm chữ Ngự 御 theo Hứa Thận dạy “thiết” thì sẽ là “Níu” 牛 “Chuy” 據 =(thiết)= “Nuy”, đều trật lấc như Uỳ, đâu phải là Ngự. Còn cái chữ “Hán tự” mà từ điển Hán ngữ hiện đại dạy đọc là “Cù” 牯 (mà họ cũng chẳng dùng vì không hiểu), nhưng Hứa Thận thì giải nghĩa là “giữ trâu ngựa” và hướng dẫn cách phát âm chữ “Cù”牯 ấy là Cổ 古 Ốc 屋=(thiết)= Cốc thì hóa ra nó đúng là cái Cọc của tiếng Việt, Neo=Nọc=Cọc=Cây=Côn=Càn=Cắm=Cấm. Hứa Thận cũng có con Dê 羝, còn giống Dê lớn con thì gọi là Dê Tượng, như giống xoài lớn trái gọi là xoài tượng, Dê Tượng=(lướt)=Dương 羊. Dê và Dương cùng loài nhưng khác giống.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Lãn Miên.

Tri thức và phát hiện của bác làm sáng tỏ rất nhiều điều trong mối liên hệ văn hóa Hán Việt.

Đề nghị anh chị em kỹ thuật đưa bài này ra trang chủ và lập một chuyên mục liên kết của riêng bác Lãn Miên ngoài trang chủ Lý học Đông phương..

Share this post


Link to post
Share on other sites