Posted 23 Tháng 5, 2011 Có mỗi một chữ A nặng Ạ Trẻ sơ sinh khóc ra tiếng đầu tiên là A. Người mẹ Việt Nam từ hàng vạn năm trước dù biết chữ, hay ở “vùng sâu vùng xa” không biết chữ, thì vẫn dạy cho con tiếng giao tiếp đầu tiên khi nó còn được ẵm trên tay, còn lâu mới bắt đầu biết tập nói, đã hiểu tiếng giao tiếp đầu tiên mẹ dạy là Ạ, tức A nặng Ạ. Đó là một tiếng giao tiếp vô cùng lễ phép “con ạ cụ đi, Ạ cụ Ạ !). Vậy mà chữ A ấy cũng là chữ đầu tiên trong bảng Anphabet của ngôn ngữ Latin, sau thành quốc tế, để tra từ điển. Nhưng A nặng Ạ của mẹ Việt Nam dạy con khi mới ra đời tiếng giao tiếp được biết đầu tiên là Ạ, nó hàm nghĩa lễ phép, hàm nghĩa đồng thuận, lại hàm nghĩa nhắc nhớ ơn, Mẹ là người “mang Nặng đẻ đau”, nên mới có “nặng Ạ” chứ không thì đã dùng dấu khác hay từ khác làm từ giao tiếp đầu tiên dạy trẻ sơ sinh rồi.Tiếc rằng bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam đã tốn công sức, thời gian và tiền bạc cho dự án hàng mấy năm trời, có mời cả cố vấn nước ngoài, để “cải cách sách giáo khoa tiếng Việt lớp Một” là “dạy bắt đầu bằng chữ E”. Từ Ạ ấy mới sinh ra những từ giao tiếp lễ phép khác nữa, rồi dần dần lớn lên nó mới thành các từ giao tiếp bỗ bã hơn để cho người lớn dùng với nhau, đều là nghĩa đồng thuận hay khẳng định. Tiến trình ấy là như sau: Ạ=Dạ=Dã 也=Nhá=Nhé=Nghe=À Nghe. Tiếng Nhật Bản dùng từ “Nhé” cũng đặt cuối câu và cũng nghĩa như vậy, mà họ phát âm cứng hơn chút là “Nê”, rồi nữa, Nê=Hề=Hầy=Hày ( có phải đúng là cái lõi giữa là Hề và Hầy thì nó đang dùng trong tiếng Việt, còn Nê và Hày thì vẫn đang dùng trong tiếng Nhật đấy thôi. Bởi vì người Việt Nam là dân Giữa Chỗ= Giao Chỉ, là trung tâm văn hóa của đại tộc Việt thời cổ đại, mà thời cổ đại ấy Giữa Chỗ = Giao Chỉ nó nằm ở nam sông Dương Tử). Cũng do tiếng giao tiếp lễ phép này của người Việt Nam mà có từ “Nho Nhã”, Nho là do QT vo cụm từ “Vuông Chữ Nho Nhỏ” thành còn lõi giữa là “Chữ Nho”, Vuông Chữ = Vựa Chữ = Văn Tự của người Việt chính là “Vuông Chữ Nho Nhỏ” = Chữ Nho, có chữ nho rồi học giả mới dùng chữ nho làm công cụ để tổng kết tư tưởng của người Việt thành một cái Đạo gọi là Đạo Nho, người tổng kết ấy là ông Khổng Tử. Có chữ Nho trước rồi mới có Đạo, gọi theo nó là Đạo Nho, cũng như nói “có thực mới vực được đạo”, phải có cái công cụ trước rồi nó mới thành đạo, con người ta phải làm cái việc tốt trước thì mới trở thành người tốt. Khi nêu Qui Tắc Tạo Từ Việt gọi tắt là QT, Tôi chưa từng biết xưa có ông Hứa Thận viết cuốn sách Thuyết Văn Giải Tự. Tình cờ đọc trên mạng, bắt gặp Mạng http://zh.wikipedia.org/wiki/說文解字 tôi mới được biết Hứa Thận ( Hứa Thận 許 慎 sinh năm 58, mất năm 147, người Nhữ Nam tỉnh Hà Nam Trung Quốc, thời Đông Hán có làm công chức, nổi danh “Ngũ Kinh vô song Hứa Thúc Trọng五 經 無 雙 許 叔 重”. Ông viết cuốn “Thuyết văn giải tự 說 文 解 字” trong vòng 21 năm, hoàn thành năm 100) được coi là người làm từ điển đầu tiên của Trung Quốc. Và đọc mới chỉ Lời nói đầu của Hứa Thận viết, ngắn có một trang, đã thấy rõ nhiều điều về Lạc Việt thời tiền sử. Đúng là nhờ đọc mạng, đúng như tôi đã dẫn theo QT là: Mẹ=Mẫu=Nhau=Máu=Mạng=Mắt=Bắt=Biết (có ngôn ngữ nào dẫn khái niệm ra được như vậy không?), nhờ có mạng internet tôi mới biết chứ không tôi cũng mù tịt. Văn Hứa Thận viết , Hán ngữ hiện đại phải dịch. Mỗi chữ Hứa Thận giải thích đều là bằng câu trả lời khẳng định bằng tiếng Ạ rất lễ phép như của học trò vậy (mặc dù ông ấy đang là thầy dạy cho người ta biết cách đọc đúng chữ nho, mà hóa ra hầu hết toàn là âm Việt như người Việt Nam nói ngày nay. Vậy mà gần hai ngàn năm sau học giả Đào Duy Anh của Việt Nam lại nói: “Từ Hán Việt là do các ông đồ Việt Nam chọn ra khoảng hơn hai trăm cái âm Việt Nam để dùng đọc chữ Hán cho dễ phát âm” ). Ví dụ trong sách Hứa Thận giải thích nghĩa chữ và hướng dẫn cách phát âm đúng khi đọc như sau: -(Chữ Việt 越 nghĩa là gì?) - Đò 度 Ạ 也 ! (nguyên văn Độ 度 Dã 也 ! -( Đọc như thế nào? ) - Vương 王 Phiệ 伐 =(thiết)= Việt 越 ( Rõ ràng là thời cách nay gần 2000 năm, Hứa Thận ở Hà Nam thuộc Trung Nguyên mà phát âm thì như người Việt Nam vẫn nói ngày nay. QT “lướt” tôi nêu, không biết để hẹn mà lại gặp, cũng trùng hợp với qui tắc “thiết” của Hứa Thận. Bởi vì dẫn theo QT thì Lưỡi=Liền=Liếm=Lát=Lướt=Lướt-Thướt=Thiết, một lát cắt thì nó cũng liền ngọt như tà áo dài lướt -thướt hay như một “thiết diện” của Hán ngữ, nghĩa là liền thành một tiếng. Hán ngữ mà theo cách đọc “thiết” như Hứa Thận hướng dẫn thì sẽ đọc như sau: Váng 王 Fá 伐=(thiết)=Vá, trật, sao thành Việt được, đó là nếu cách nay 2000 năm, còn ngày nay Hán ngữ hiện đại đọc Việt là “Yuê”, cũng trật nốt. Việt nghĩa là Đò thì đúng quá còn gì, người Việt đã đò qua sông Trường Giang để khai thá vùng Trung Nguyên thời cổ đại. -(Chữ Thương 商 nghĩa là gì?) - Cùng 從 ngoài 外 biết 知 trong 內 Ạ 也 ! (nguyên văn Tùng 從 Ngoại 外 Tr i知 Nội 內 Dã也 !). Đúng là như vậy Thương 傷là “nhìn ngoài biết trong”, mẹ thương con chỉ nhìn ngoài mà biết con đói hay nó hay thèm cái gì. Thương 商 nhân thì cũng là nhìn ngoài (chợ) mà biết trong (nhà) phải làm gì để đem ra bán. Cả hai chữ Thương 傷,商 ấy đều là của người Việt Nam, vì nó là do “Thấy thấu Xương”=(lướt)=“Thương” - (Đọc như thế nào?) - Thí 式 Dương 陽=(thiết)= Thương ( QT “lướt” của tôi nêu là “nghĩa”= “nghĩa” nên không còn cần giải thích, vì như “Thấy thấu Xương” thì nó đã chính bằng “Thương” rồi. Qui tắc “thiết”của Hứa Thận là chỉ để hướng dẫn đọc đúng âm, mươn hai chữ lấy âm để “thiết”, là chỉ mượn âm chữ, đừng để ý đến nghĩa hai chữ đó, nghĩa thì phải theo phần giải thích, tức phần trà lời cho câu (Chữ… nghĩa là gì?), thực ra câu này không có, nên tôi để trong ngoặc đơn. Cứ vậy mà tra từng chữ theo Hứa Thận giải nghĩa và hướng dẫn đọc thì vô cùng nhiều, và toàn là Việt cả, cả nghĩa lần âm đọc. Nên chi chỉ đọc vài đoạn trong Lời nói đầu cúa sách Hứa Thận, cũng đã thấy lấp lóe lịch sử Việt ( Phần trong ngoặc đơn là tôi phân tích tại chỗ ngay, để bạn đọc dễ theo dõi) : Thời cổ đại, họ Phục Hy trị lý thiên hạ, nhìn hình trời, coi địa lý, quan sát hình tượng chim thú và mạch lý đất đai, gần thì lấy phép tự thân, xa thi lấy ở vật khác, trên cơ sở đó mà sáng tác ra Dịch và Bát Quái, dùng bói tượng để coi cát hung của người. Đến thời đại họ Thần Nông, dùng cách thắt gút dây thừng để ghi sự việc nhằm trị lý xã hội, quản lý sự vụ đương thời, các ngành nghề trong xã hội và các sự việc phức tạp càng ngày càng nhiều, phát sinh nhiều việc chưa rõ ràng…Khi đã sáng tạo ra chữ viêt, Vua sử dụng công cụ văn tự để càng tiện ban ơn trạch cho dân, còn thần dân thì dùng chữ để mà biết sống cho có đức chứ không phải tự thị rằng biết dùng công cụ là chữ rồi thì dựa nó để mà kiếm chác tước lộc. Chữ tạo ra thuở ban sơ là dựa vào vật mà vẽ ra hình thể vì vậy gọi là “văn” ( Kẻ=Vẽ=Viết=Văn. Đúng là có động tay làm trước rồi nó mới ra hình), sau đó mới xuất hiện các hợp thể là chữ “hội ý”, chữ “hình thanh” để tăng số lượng chữ, những thể sau đó thì gọi là “tự”. Gọi là “tự” vì nó được sinh ra ở “văn” ( Vuông=Vựa=Văn; Chửa=Chứa=Chữ=Trữ=Trự=Tự. Đúng là có cái vật để chứa là cái Vựa=Văn rồi thì mới có vật cần chứa ở trong nó là cái đang được Chửa, mà Chửa=Chữ=Tự, người ta còn đi cầu Tự để mong có con, Chửa chính là chỉ cái thai, còn người mẹ đang “mang thai” thì gọi là đang “có Chửa”, tức đang “có Tự” hay là đang tự có, những chữ “Tự” này viết khác nhau nhưng cái âm Việt thì vẫn giữ nguyên từ 5000 năm trước như vậy,Tự là do Chửa=Chữ=Tự là cái Chồi để làm ra con Người, nên con người là do cái Tế lớn dần dần lên mà sinh ra, sinh ra rồi ai cũng có cái Tên là một Từ gọi lên thành một Tiếng và kèm theo là Tự được viết bẵng Chữ. Và có Vựa rồi mới có vật Chứa ở trong tức Chửa chứ không phải là “mất bò rồi mới lo làm chuồng”, Vuông=Chuồng=Chứa=Vựa=Văn. Cái Vuông Chứa chính là Vựa Chữ, mà Vựa Chữ=Văn Tự, chữ vuông cũng chính là chữ của người Việt ! dù về sau được người Hán kế thừa, đổi hành văn theo ngữ pháp Hán vì vậy gọi nó là Hán Tự. Hành văn trong sách Thuyết Văn GiảiTự của Hứa Thận viết năm 100, cách nay gần hai ngàn năm, như trong phần “ Lời nói đầu” này, Hán ngữ hiện đại phải “dịch” mới ra, gọi là dịch từ cổ văn, vì chữ thì vẫn vậy nhưng hành văn thì không hoàn toàn như ngữ pháp Hán ngữ hiện đại. Nhưng trong sách này Hứa Thận còn nói đến cái còn “Cổ Văn” hơn, đó là “thứ chữ trong vách nhà Khổng Tử mà thời đó chỉ có Khổng Tử và các học sĩ của Khổng Tử là mới đọc hiểu được mà thôi”. Mà đời sau, tức đương thời của Hứa Thận, Hứa Thận còn nói trong sách này rằng: “Lắm kẻ ngu muội chẳng hiểu gì còn nói rằng thứ chữ đó chẳng qua là do các học sĩ của Khổng Tử ngụy tạo ra mà thôi , để làm cho các sách Kinh, do Khổng Tử biên soạn, mang vẻ huyền bí”). Đem văn tự viết trên ống tre ( vậy thời cổ đại kẻ sáng tạo ra chữ phải là của cư dân Việt ở phương nam mới có tre lớn chứ ở bắc Hoàng Hà của người Hán làm gì có tre?), viết trên lụa, gọi là “Thư”. Thư nghĩa là viết việc giống như sự của nó. Văn tự trải qua những năm tháng dài thời Ngũ Đế, Tam Vương có sửa đổi bút họa: Có tạo thêm dị thể, vì vậy tại 72 đời Vua tế thiên phong thiền ở Thái Sơn có lưu chữ khắc trên đá, thể chữ đều không giống nhau. Thời Xuân Thu sách Kinh do Khổng Tử soạn, rồi sách Tả Truyện do được tặng đều viết bằng Cổ Văn. Các học giả thời đó vẫn thông hiểu hình thể và ý nghĩa của Cổ Văn. Về sau đến thời Chiến Quốc thì cục diện là bảy nước hùng cứ các phương, đơn vị đo đạc đồng điền khác nhau, qui cách xe cộ cũng khác nhau, chế độ pháp lệnh khác nhau, quần áo mũ mão cũng qui định khác nhau, lời nói cũng phương âm khác nhau, chữ viết cũng khác nhau. ( Bởi vậy đến tận ngày nay Trung Quốc vẫn tồn tại bảy phương ngữ lớn khác biệt nhau, đủ thấy “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”). Lỗ Cống Vương 鲁 恭 王khi phá hủy nhà Không Tử, vô ý lấy được các cổ tịch. Cùng thời, một số quận huyện và nước chư hầu cũng khai quật được từ dưới đất lên rất nhiều bảo đỉnh và khí vật đời xưa, minh văn trên đó đều là Cổ Văn đời trước. Những tư liệu Cổ Văn đó đều tương tự nhau, tuy nói rằng không thể tái hiện được toàn mạo, nhưng cũng cho biết được đại khái tình trạng lưu hành rộng rãi Cổ Văn thời Tiên Tần. Người đời không biết, cực lực phủ định, thị hủy Cổ Văn, cho rằng Cổ Văn này là do người hiếu kỳ cố ý cải biên văn tự hiện hành mà viết ra, bịa ra chuyện đào được trong vách nhà Khổng Tử, ngụy tạo ra thứ chữ không thể đọc hiểu nổi; cho rằng Cổ Văn là ngụy biến chính tự, quấy loạn thường qui; cho rằng những người ủng hộ Cổ Văn đã mượn đó để làm cho có vẻ huyền diệu ở đời. Tần Thủy Hoàng tiêu diệt lục quốc, muốn thống nhất thành một chế độ, phế bỏ mọi văn tự không giống chữ của nước Tần . Lý Tư 李 斯 được cử ra phụ trách qui phạm văn tự. Bọn họ đều dùng thể chữ Đại Triện, có một số chữ bị giản hóa và sửa đổi thành ra thể chữ mà người ta gọi là Tiểu Triện. Lúc này Tần Thủy Hoàng đốt hết Kinh Thư, trừ diệt cổ tịch… thế là sản sinh ra Lệ Thư làm cho cách viết giản dị hơn, thể chữ Cổ Văn từ đó bị đình tuyệt. Pháp lệnh nhà Hán qui định học sinh sau 17 tuổi được bắt đầu ứng khảo, người thuộc lòng viết đọc thông thạo 9 nghìn Hán tự thì mới được làm Thư sử tiểu lại. Tiếp đó thi thư pháp cả 8 thể chữ. Sau khi thi ở quận xong chuyển lên trung ương, thái sử lệnh tái khảo thí. Người đạt thành tích tối ưu thì được làm thư ký Sở khu mật, công văn của quan sứ, Tần chương, văn tự mà viết không chính xác thì bị kiểm cử, trách phạt. Điều lệnh ấy đến nay tuy vẫn tồn tại nhưng khảo hạch thì bỏ, công phu với văn tự không được giảng tập nên hiện tượng sĩ tử không thông Hán tự xuất hiện kể cũng lâu rồi…. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 5, 2011 Cảm ơn anh Lãn Miên về bài viết. Nhưng A nặng Ạ của mẹ Việt Nam dạy con khi mới ra đời tiếng giao tiếp được biết đầu tiên là Ạ, nó hàm nghĩa lễ phép, hàm nghĩa đồng thuận, lại hàm nghĩa nhắc nhớ ơn, Mẹ là người “mang Nặng đẻ đau”, nên mới có “nặng Ạ” chứ không thì đã dùng dấu khác hay từ khác làm từ giao tiếp đầu tiên dạy trẻ sơ sinh rồi.Tiếc rằng bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam đã tốn công sức, thời gian và tiền bạc cho dự án hàng mấy năm trời, có mời cả cố vấn nước ngoài, để “cải cách sách giáo khoa tiếng Việt lớp Một” là “dạy bắt đầu bằng chữ E”.Từ rất lâu tôi đã xác định: "Chừng nào còn dạy học sinh Việt Nam "Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" thì sẽ không bao giờ có một cuộc cải cách giáo dục thành công ở Việt Nam. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites