Posted 18 Tháng 5, 2011 TƯ LIỆU THAM KHẢO ================================== Hạ Vũ có phải là tổ tiên người Việt? Hà văn Thùy Cho đến nay nhiều sử sách ghi rằng, khi Hạ Vũ được Đế Thuấn truyền ngôi, vì Vũ người Việt, người Hán không chấp nhận đã nổi lên làm loạn phản đối, Đế Thuấn phải đánh dẹp mới yên. Hạ Vũ làm vua, trở thành tổ tiên của người Việt, mà hậu duệ là Việt vương Câu Tiễn. Khoảng năm 333 TCN, người Sở diệt nước Việt, người Việt chạy xuống Việt Nam, trở thành tổ tiên người Việt (Kinh) hiện nay. Có đúng vậy không? Tôi xin trình bày một số ý kiến. Sử sách Trung Hoa ghi những vị vua thời tiền sử của họ gồm có: Phục Hy (2852 TCN), Thần Nông (2737 TCN), Hoàng Đế (2697). Tiếp theo là Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí, Đế Nghiêu, Đế Thuấn rồi đến Hạ Vũ (2205 TCN). Học giả La Hương Lâm trong cuốn “Bách Việt nguyên lưu dữ văn hóa,” một khảo cứu công phu về lịch sử và văn hóa các tộc Bách Việt cũng cho rằng, người Việt khởi nguyên từ nhà Hạ rồi lan ra khắp Trung Hoa, không chỉ tại miền Kinh Sở mà còn tới cả các tộc Việt ở Tây Nam Trung Hoa cho tới Lào, Mianmar. Vì vậy, vấn đề đặt ra với chúng ta là, gốc tích của Hạ Vũ từ đâu? Trong số các ông vua kể trên, ta biết, Phục Hy, Thần Nông là hai vị vua của người Bách Việt. Khoảng 40.000 năm trước, người Việt cổ gồm bốn chủng là Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid mà nhân chủng học gọi là nhóm loại hình Australoid từ Trung và Bắc Việt Nam đi lên khai phá Trung Quốc. Sống trong những vùng địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, người Việt cổ chia ra thành nhiều dòng Việt, được lịch sử gọi là Bách Việt. Truyền thuyết ghi nhận ông vua đầu tiên của người Bách Việt là Toại Hoàng, còn được gọi là Thiên Hoàng. Tiếp đó là Phục Hy, gọi là Địa Hoàng và Thần Nông được gọi là Nhân Hoàng. Hoàng Đế (黃帝) là ông vua ở đất hoàng thổ (黃土) có lai lịch khác những vị trên. Hoàng Đế họ Hiên Viên, thủ lĩnh các bộ lạc Mông Cổ phương Bắc (Northern Mongoloid) sống ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Khoảng 2600 năm TCN, họ Hiên Viên thống lĩnh các bộ lạc du mục Mông Cổ vượt Hoàng Hà xâm lăng đất Bách Việt. Người dẫn đầu họ Hiên Viên được tôn xưng là Hoàng Đế với nghĩa vị đế của vùng hoàng thổ. Do người Mông Cổ ít còn Bách Việt quá đông nên tại phía nam Hoàng Hà diễn ra tình trạng những vùng bị chiếm xen kẽ với khu vực còn độc lập. Những khu vực này luôn tranh chấp nhau để mở rộng ranh giới. Thời gian sau, những khu vực như vậy khép lại, tạo ra ranh giới ở nam Hoàng Hà, không cho những bộ lạc du mục khác xâm nhập. Do lâm vào cuộc chiến du kích dai dẳng (tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu, Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu- Ngày trước Hoàng Đế đánh Si Vưu, cuộc chiến tới nay vẫn chưa dứt), người Mông Cổ không thể diệt chủng cũng như không thể nô lệ hóa người Bách Việt mà dùng chính sách chung sống khôn khéo. Họ từ bỏ lối sống du mục, học nghề nông cùng văn hóa của người Bách Việt. Do sống chung, có sự hòa huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt, sinh ra chủng người mới là Mongoloid phương Nam (Southern Mongoloid). Với thời gian, khoảng vài ba thế hệ, do vành đai phía bắc vững chắc, người Mông Cổ không xâm nhập được, nên ở nam Hoàng Hà hầu như không còn người Mongoloid thuần chủng. Những người lai Mông Việt trở thành chủ thể xã hội, tự gọi mình là người Hoa Hạ. Lúc này vật tổ của người du mục là con Sói trắng kết hợp với vật tổ Rồng của dân nông nghiệp thành con Rồng với bộ mặt sói. Người Hoa Hạ do mang một phần máu Việt nên lấy các vị Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông làm tổ của mình. Đó là việc làm chính danh. Để duy trì tính chính thống Mông Cổ, các vương triều tiếp sau Hoàng Đế cưỡng ép dân cư nói theo cách nói của người Mông Cổ, tạo ra ngôn ngữ hệ Sino-tibetant của người Trung Hoa ngày nay. Một câu hỏi được đặt ra: Hoàng Đế, Thiếu Hiệu (2597 TCN), Chuyên Húc (2513 TCN) mang tên Mông Cổ là lẽ bình thường. Nhưng vì sao sau đó lại là những vị mang tên Việt: Đế Cốc (2453 TCN), Đế Chí (2365 TCN)…? Phải chăng, sau gần 250 chung sống, người Việt đã đồng hóa người Mông Cổ cả về huyết thống cả về văn hóa nên trong quốc gia của Hoàng Đế, yếu tố Việt chiếm ưu thế và người Việt được giữ vai trò lãnh đạo? Đó là ý kiến khó phản bác. Ta không biết được công trạng của hai vị này, nhưng với Đế Nghiêu, Đế Thuấn thì thể hiện rõ bản chất của những vị vua mang tinh thần Bách Việt nông nghiệp. Đến bây giờ ta đi vào vấn đề chính: Hạ Vũ là ai? Theo sử sách thì ông là người đứng đầu bộ lạc Việt, là vị quan thân cận của Đế Thuấn. Do tài năng và đức độ, ông được chọn làm vua. Sinh ra khoảng 2205 TCN, tức sau cuộc xâm lăng của Hoàng Đế gần 500 năm, có thể ông là tổ tiên một số nhánh Việt nào đó nhưng không thể là tổ tiên của toàn bộ người Việt trên đất Trung Hoa. Điều này là dĩ nhiên bởi lẽ, từ trước cuộc xâm lăng của Hoàng Đế, người Việt đã sống khắp Trung Hoa. Có những bộ lạc sống chung với người Mông Cổ như bộ lạc của Hạ Vũ, có những bộ lạc vẫn giữ được độc lập, sau này đứng ngoài ảnh hưởng của nhà Chu như nước Sở, cùng những bộ lạc ở nam Dương Tử hoặc vùng Ba Thục. Cho nên việc một số tác giả cho rằng Hạ Vũ là tổ tiên của người Việt vùng Tứ Xuyên cho tới Lào, Mianmar là chuyện hoang đường. Còn với người Việt ở Lưỡng Quảng, Ba Thục và Việt Nam thì Hạ Vũ chỉ là cháu chắt. Sự thể như sau: khi cuộc xâm lăng của Hoàng Đế xảy ra, sau trận Trác Lộc, Đế Lai tử trận, Lạc Long Quân dẫn đoàn quân dân Việt theo Hoàng Hà ra biển trở về Việt Nam, xây dựng nhà nước Văn Lang. Trong đoàn thuyền nhân trở về, có người Việt Australoid và cả người Mongoloid phương Nam. Trước đây tôi cho rằng người Mongoloid phương Nam này được sinh ra do những cuộc tiếp xúc tự nhiên với người Mông Cổ bên Hoàng Hà khoảng 5000 - 6000 năm TCN, và là chủ nhân của văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều. Nhưng gần đây tìm được tư liệu, cho thấy, đó là dân cư của văn hóa Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang. Nhóm dân cư này có lẽ được hình thành như sau: Trước đây, có những nhóm Mongoloid theo bờ biển tới định cư ở vùng của sông Dương Tử (1). Họ sống bằng săn bắt hái lượm mà đánh cá là chính. Khoảng trước 5000-6000 năm TCN, người Việt nông nghiệp Australoid mở rộng vùng phân bố, tiếp cận nhóm dân cư này, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam, tạo nên văn hóa Hà Mẫu Độ. Người Hà Mẫu Độ có nền nông nghiệp lúa nước tiên tiến đồng thời là dân đi biển cừ khôi. Họ tham gia mạng lưới thương mại trong đó có buôn bán ngọc từ cửa sông Dương Tử sang Đài Loan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia…(2, 3,4). Họ là dân cư nước Xích Quỷ- Văn Lang, là chủ lực trong hạm đội của quân Việt. Khoảng 5000 năm trước, họ theo bờ biển Việt Nam (và cả bằng thuyền), đưa văn hóa Hà Mẫu Độ tới Phipippines, Malaysia. Thất bại Trác Lộc đã đẩy nhanh cuộc di cư xuống phía nam của người Hà Mẫu Độ. Tại Việt Nam, người Mongoloid phương Nam hòa huyết với người Việt Australoid tại chỗ sinh ra người Mongoloid phương Nam mới, chính là người Việt hiện đại (Kinh). Điều này được nhiều phát hiện khảo cổ kiểm chứng, đặc biệt là khu mộ táng Mán Bạc, Ninh Bình ở thời Đồ Đồng hơn 2000 năm TCN, trong đó có 30 di cốt của người Australoid và người Mogoloid phương Nam cùng trong một nghĩa địa. Sinh sau tổ tiên người Việt hiện đại gần 500 năm, Hạ Vũ có thể là tổ của nước Việt Câu Tiễn mà không thể là tổ tiên của chúng ta. Đấy là điều chắc chắn. Cuối năm 2009- sửa lại tháng 5. 2011 H.V.T =========================================== Tài liệu tham khảo: 1. Stephen Oppenheimer - Out of Eden Peopling on the World http://www.bradshawf...troduction.html. 2. Wilhelm G. Solheim II, The Nusantao hypothesis: The origins and spread of Austronesia speakers, Asian Perspective XXVI, 1984-1985, pp. 77-78. 3. Wilhelm G. Solheim II, Taiwan, Coastal South China, and Northern Vietnam and The Nusantao Maritime Trading Network, Journal of East Asian Archeology, JEAA, Vol. 2, No. 1-2, 2000, pp. 273-284. 4. Stephen Oppenheimer, The ‘Express Train from Taiwan to Polynesia’: on the congruence of proxy lines of evidence, World Archaeology Vol. 36(4): 591 – 600 Debates in World Archaeology, 2004. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 5, 2011 [Hoàng, còn được gọi là Thiên Hoàng. Tiếp đó là Phục Hy, gọi là Địa Hoàng và Thần Nông được gọi là Nhân Hoàng. Hoàng Đế (黃帝) là ông vua ở đất hoàng thổ (黃土) có lai lịch khác những vị trên. Hoàng Đế họ Hiên Viên, thủ lĩnh các bộ lạc Mông Cổ phương Bắc (Northern Mongoloid) sống ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Khoảng 2600 năm TCN, họ Hiên Viên thống lĩnh các bộ lạc du mục Mông Cổ vượt Hoàng Hà xâm lăng đất Bách Việt. Người dẫn đầu họ Hiên Viên được tôn xưng là Hoàng Đế với nghĩa vị đế của vùng hoàng thổ. Do người Mông Cổ ít còn Bách Việt quá đông nên tại phía nam Hoàng Hà diễn ra tình trạng những vùng bị chiếm xen kẽ với khu vực còn độc lập. Những khu vực này luôn tranh chấp nhau để mở rộng ranh giới. Vậy có nên đọc thêm lịch sử Mông Cổ hoặc của các bộ lạc đó nay thuộc Trung Hoa?. Các bộ lạc này có khả năng thống nhất cao độ để đánh chiếm hay không? Sức mạnh này chỉ thấy vào thời Thành Cát Tư Hãn.Hoàng Đế và các câu chuyện truyền thuyết lại không thấy trong truyền thuyết của Văn Lang như Thánh Gióng chẳng hạn?. Chúng không rõ có ghi nhận lại trong sách sử như Kinh Thư thay vì truyền thuyết hay không (sẽ kiểm tra lại).Vùng Hoàng thổ có thể ở đâu? phải chăng nghiên cứu địa lý... trong Kinh Thư... Theo truyền thuyết phía Bắc Trường Giang cũng thuộc Lạc Việt (Đế Minh giao cho...: và không thấy nói về vấn đề liên quan bằng các câu chuyện khác), như vậy ranh giới vùng này tới...? Vấn đề này có thể chồng lấn vào vùng đất của Hoàng Đế. Nếu Kinh Thư... chỉ ra các 9 Châu thuộc vào cả Nam Trường Giang và Bắc Hoàng Hà thì kết quả là? Và giả sử Nhà Hạ là Lạc Việt thì phía Bắc thiếu sử? >>> phải kiểm tra lại tính hợp lý của Kinh Thư về địa lý, văn hóa... kèm theo bản đồ thời chiến quốc/ Thời Tần. Giao điểm giữa thời nhà Chu và thời chiến quốc thì rất có thể dễ dàng thấy dòng chảy lịch sử?. Đặc biệt thời nhà Hạ cũng nắm rõ ADNH... mới chia 9 châu, quan sát thiên văn, xuân thu tế lễ...: chứng tỏ có giao lưu văn hóa đôi bên? vì Lạc Việt là chủ nhân của học thuyết. Có thể cùng sử dụng ngôn ngữ nên bản ban đầu Kinh Thư, Kinh Lễ... là chữ nòng nọ được chuyển tải qua chữ Hán sau này bởi Không Tử? nếu ta xem phía Bắc là độc lập với Văn Lang. Cũng xem lại vụ việc hòa hiếu về tiến Rùa ngàn năm và chim trĩ trắng tương ứng trong khoảng thời gian nào giữa đôi bên. Khoảng thời gian từ Hiên Viên tới nhà Hạ đã đủ nắm bắt ADNH... áp dụng chặt chẽ vào việc quản lý đất nước chưa?.Nếu: Hạ Thương Chu là vùng phía Bắc cũng không đồng nghĩa Hiên Viên là thủ lĩnh các bộ lạc Mông Cổ phía Bắc khi xem trận chiến là với Phương Nam (Xuy Vưu).Nếu Hiên Viên thắng thì tại sao có khoảng trống lịch sử giữa Hiên Viên và hậu duệ là các Đế Cốc... và còn nhiều thứ nữa... Share this post Link to post Share on other sites