Thiên Đồng

Có Phải Mandala đồ hình ADNH

4 bài viết trong chủ đề này

30/08/2008 22:52 (GMT+7)

Khái quát về Mandala

Posted Image

HỎI:Xin cho biết khái quát về ý nghĩa, tính năng và các chủng loại Mandala. (LÊ CHUNG, Thạnh Mỹ, Đơn Dương, Lâm Đồng; MAI NGỌC, Ngũ Hiệp, Cai Lậy, Tiền Giang)

ĐÁP:Bạn Lê Chung và Mai Ngọc thân mến!

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Mạn đồ la là một khu vực hình tròn hoặc hình vuông được phân định theo pháp, dùng để thực hiện các pháp tu của Mật giáo nhằm tránh khỏi sự xâm nhập và nhiễu loạn của ác ma. Hoặc là một đàn tràng bằng đất cát, trên đó vẽ các tôn tượng Phật và Bồ tát, tu pháp xong thì xóa bỏ các hình tượng. Hoặc là một tờ giấy hay tấm vải, trên đó có vẽ hình tượng các Tôn vị.

Theo Đại Nhật Kinh Sớ, Mạn đồ la theo nghĩa Luân viên cụ túc là các Tôn vị vây quanh Đức Đại Nhật Như Lai để cùng giúp sức với Đại Nhật Như Lai đưa chúng sanh vào giác ngộ, giải thoát.

Mạn đồ la theo nghĩa Tụ tập là trụ xứ của chư Phật, Bồ tát và các hàng Thánh giả. Mạn đồ la luận theo nghĩa phát sinh, có công năng nuôi dưỡng hạt giống Phật và sinh Phật quả. Mạn đồ la còn bao hàm ý nghĩa Diệu vị vô thượng (không mùi vị nào có thể sánh được) biểu thị cho sự vi diệu thuần tịnh của Phật quả. Ngoài ra, tất cả hình tướng, ngôn ngữ, pháp khí hoặc thệ nguyện của các Tôn vị… cũng được gọi là Mạn đồ la.

Theo kinh Kim Cương Đảnh, có bốn chủng loại Mạn đồ la: 1. Đại Mạn đồ la (Tôn hình Mạn đồ la) - Bức vẽ các Tôn vị với đầy đủ dung mạo tướng hảo tương đương với hội Thành thân trong Kim Cương giới Mạn đồ la. 2. Tam muội da Mạn đồ la - Bức vẽ những hình Tam muội da của chư Tôn, tương đương với hội Tam muội da. 3. Pháp Mạn đồ la (Chủng tử Mạn đồ la) - Bức vẽ những chủng tử và chân ngôn các Tôn vị, tương đương với hội Vi tế. 4. Yết ma Mạn đồ la - Bức vẽ về những oai nghi sự nghiệp của chư Tôn hoặc hình tượng các Tôn vị được tạo theo đúng oai nghi, sự nghiệp của các Ngài, tương đương với hội Cúng dường.

Trong mỗi chủng loại Mạn đồ la trên đều có ba cách thể hiện: a. Đô hội Mạn đồ la - Các Tôn vị nhóm họp cùng một chỗ, như Mạn đồ la lấy Đại Nhật Như Lai làm trung tâm. b. Bộ hội Mạn đồ la - Các Tôn vị chia thành từng bộ, như Mạn đồ la Phật đảnh của Phật bộ, Mạn đồ la Thập nhất diện Quán Âm của Liên hoa bộ. c. Biệt tôn Mạn đồ la - Lấy một Tôn vị làm trung tâm, như Mạn đồ la Thích Ca, Mạn đồ la Như Ý Luân.

Theo phái Đông Mật, Mạn đồ la gồm hai bộ: Mạn đồ la Kim cương giới và Mạn đồ la Thai Tạng giới.

Mạn đồ la Kim Cương giới còn gọi là Quả Mạn đồ la, Trí Mạn đồ la, Nguyệt luân Mạn đồ la là các hình tướng được vẽ theo kinh Kim Cương Đảnh, biểu thị cho Trí pháp thân của Như Lai. Mạn đồ la Kim Cương giới chia làm năm bộ: Phật bộ (lí trí đầy đủ, viên mãn), Kim Cương bộ (trí), Bảo bộ (phước đức), Liên Hoa bộ (lí) và Yết ma bộ (tác dụng giáo hóa chúng sanh). Năm đức Phật Đại Nhật, A Súc, Bảo Sinh, A Di Đà, và Bất Không Thành Tựu là bộ chủ của năm bộ trên.

Mạn đồ la Thai Tạng giới còn gọi là Nhân Mạn đồ la, Lí Mạn đồ la, Đại bi Mạn đồ la biểu thị cho Lí pháp thân của Đại Nhật Như Lai, căn cứ theo kinh Đại Nhật mà lập ra.

Phái Thai Mật, ngoài Đại Nhật Như Lai ở hai bộ Mạn đồ la Kim Cương giới và Mạn đồ la Thai Tạng giới còn có Trung tôn, tức các Tôn vị khác.

Ngoài ra, Mạn đồ la được vẽ khi tu tập pháp Tôn thắng gọi là Tôn thắng Mạn đồ la. Mạn đồ la để làm đối tượng lễ bái, cúng dường gọi là Cúng Mạn đồ la. Hình vẽ các Thánh chúng trong hội Pháp hoa gọi là Kinh pháp Mạn đồ la. Hình vẽ cảnh giới Tịnh độ của Phật A Di Đà gọi là Tịnh độ Mạn đồ la…

Tổ tư vấn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có phải Mandala là đồ hình chuyển tải lý Âm Dương Ngũ Hành (ADNH)?

Bỏ qua những sự giải thích từ quan điểm tôn giao, thử xét trên lý thuyết ADNH.

Xét bố cục bức tranh thấy rằng mandala được bố cục theo kết cấu chính là Tròn - Vuông.

-Một hình vuông lớn chứa 3 vòng tròn lớn.

-Ba vòng tròn lớn chứa 5 hình vuông nhỏ.

-Năm hình vuông nhỏ chứa 5 vòng tròn nhỏ

-4 cái cột (trụ) ở 4 phía.

Tổng cộng có 8 vòng tròn và 6 hình vuông

Lưu ý thấy,

Vòng tròn thứ 2 từ ngoài đếm vào được quấn thành đai ngũ sắc với chiều tương sinh:

Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim.

Vòng tròn thứ 3 từng ngoài đếm vào, được tạo thành hình bánh răng với nhưng "răng" vuông nhỏ, nếu đếm kỷ thì thấy được tổng cộng có 64 "răng" ứng với 64 quẻ Dịch.

Bốn trụ ở 4 phía trùng hợp với từ mà ta thường gọi là "Tứ Trụ" hay "Tứ Tượng".

Năm vòng tròn phía trong được bố cục như bánh lái tàu với 8 chiếc gậy trùng hợp với 8 hướng cuảu 8 quái cơ bản.

Hình vuông trong cùng được chia thành 4 tam giác với bốn màu Trắng - Xanh - Đỏ - Vàng liên thông với 4 trụ. (Có những Madala khác thì hình vuông trong cùng này chỉ chia chéo hai hình tam giác Trắng và Đen.)

Và nếu lấy vòng tròn nhỏ làm trung cung thì rỏ ràng là sẽ thấy thế của ngũ hành theo Hà Đồ. Nhưng ở đây thì một tam giác ờ trái thì mang màu Vàng. Có lẽ đây là sự sai biệt một ít về màu sắc. Bố cục vẫn không đổi.

Cuối cùng nếu chỉ nhìn Mandala từ vòng tròn lớn trở vào thôi thì chẳng khác nào đồng tiền Âm Dương của người Việt và khớp với câu mật ngữ "Mẹ tròn con vuông" của dân Việt ta lưu truyền.

Có thể nói rằng đây là dấu vết của một nền văn minh cổ xưa đã mất và còn lưu lại tản mác trên địa cầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mặt trống đồng Lạc Việt là một dạng thức của Mandala.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Huy hiểu, học thuyết là hệ thống kiến thức được kết tinh từ trình độ tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa cao của một dân tộc hay nhiều dân tộc. Học thuyết không thể ra đời trong xã hội mà chưa có sự phân hóa giai cấp. Học thuyết chỉ có thể ra đời khi xã hội hình thành tầng lớp lao động trí thức cao.

Học thuyết ADNH là học thuyết rất lớn => dân tộc tạo ra nó chắc chắn là dân tộc phát triển mạnh và thịnh vượng mà trong đó xã hội đã có sự phân hóa giai cấp và đã hình thành tầng lớp lao động trí thức rõ ràng. Chính vì vậy mà những đồ vật, những thứ thuộc về giá trị văn hóa tinh thần của xã hội đó mang đậm nét đặc trưng cho học thuyết chủ đạo đó.

=> Học thuyết ADNH sẽ được nghệ nhân và con người của xã hội đó (Lạc Việt,..) phản ánh lại qua các tác phẩm nghệ thuật cũng như trong cuộc sống (câu chuyện dân gian, truyền thuyết, tôn giáo,...)

Bất kỳ tôn giáo nào khi du nhập vào xã hội có tri thức, tôn giáo đó sẽ không thể không bị ảnh hưởng bởi nét đặc trưng học thuyết của dân tộc đó.

Trống đồng, mandala là những vật thể mang giá trị tinh thần và tôn giáo của dân tộc. Chúng không thể không ảnh hưởng bởi học thuyết ADNH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay