yeuphunu

Người Đọc Thông Viết Thạo Chữ Việt Cổ!

10 bài viết trong chủ đề này

Sau 50 năm nghiên cứu chữ Việt cổ, thời đại Hùng Vương, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giờ đã đọc thông, viết thạo chữ Việt cổ. Ông có thể nói luôn cả tiếng của người Việt cổ xưa. Ông Xuyền nói vui rằng, nếu có phép thần thông quảng đại, hoặc cỗ máy vượt thời gian, đưa ông về thời Đông Sơn, ông có thể dễ dàng giao tiếp với người Việt thời kỳ đó.

Giờ đây, thầy giáo Đỗ Văn Xuyền, với bút danh Khánh Hoài, vẫn sáng tác thường xuyên. Bản thảo truyện ngắn, công trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa của ông xếp thành chồng. Tuy nhiên, không ai đọc được những bản thảo đó ngoài ông, vì chúng được viết bằng chữ… Việt cổ.

Tôi đưa cuốn sổ cho ông Xuyền, nhờ ông viết mấy chữ tặng tôi. Chẳng cần suy nghĩ, ông cầm bút viết nhanh như viết chữ Quốc ngữ.

/photos/image/042011/16/chu1.jpg

Ông Xuyền viết tặng phóng viên bằng chữ Việt cổ.

Cho đến lúc này, một số người vẫn coi việc làm của ông là điên rồ, rỗi hơi, bởi dù thứ chữ Việt cổ đó có được khôi phục lại, cũng chẳng ai dùng nữa, vì đã có chữ Quốc ngữ rồi.

Ông Xuyền thì không nghĩ như vậy. Với ông, chỉ cần trả lời được câu hỏi: Thời kỳ Hùng Vương tổ tiên chúng ta có chữ hay không, đã là một thành công ngoài sức tưởng tượng của ông rồi. Với việc chứng minh thời kỳ đó có chữ viết, ông Xuyền càng tự hào về tổ tiên mình, là những người có trình độ, tri thức cao, chứ không phải là những người tiền sử, đóng khố, ở trần như sử sách vẫn nói.

/photos/image/042011/16/chu2.jpg

Giải mã chữ Việt cổ giúp công tác nghiên cứu lịch sử, khảo cổ thời kỳ Hùng Vương thuận lợi hơn.

Các nhà khoa học phương Tây đã làm được một việc vĩ đại, đó là giải mã được chữ viết đã thất truyền của người Ai Cập cổ đại. Dù xã hội hiện đại không dùng thứ chữ đó phục vụ cuộc sống, nhưng nó là phương tiện cực kỳ thuận lợi để các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử. Có vô vàn những tài liệu bí ẩn thời Ai Cập, mà nếu không giải mã được chữ viết, sẽ bế tắc trong việc nghiên cứu. Nghĩ vậy, nên ông Xuyền đã dày công tìm cách giải mã loại chữ Việt cổ thất truyền này.

Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền bảo rằng, tài năng khảo cổ, lịch sử, nhất là chữ Việt cổ của ông, không thể so với những “núi Thái Sơn” như Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Phạm Thận Duật, Vương Duy Trinh… Thế nhưng, ông lại có may mắn hơn các vị tiền bối, là được tiếp thu những công trình nghiên cứu vĩ đại của người đi trước, vô tình có được nhiều tài liệu quý và may mắn khi tìm ra được phương pháp giải mã loại chữ cổ này.

/photos/image/042011/16/chu3.jpg

Rất nhiều tài liệu cổ còn lưu giữ ở vùng sâu, vùng xa chờ các nhà khoa học giải mã.

Sau khi sưu tầm đầy đủ ký tự chữ Việt cổ, nắm được giọng nói, ngôn ngữ của người cổ, ông Xuyền nghiên cứu ngôn ngữ, chữ viết tuần tự theo thời gian từ thời hiện đại trở về trước. Ông đã vô cùng ngạc nhiên khi đọc được một tài liệu cổ, mà nhà truyền giáo Alexandre de Rodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, anh ta đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”.

Như vậy, rõ ràng một thiếu niên bản xứ đã dạy cho nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha này một loại ngôn ngữ tượng thanh. Ông ta chỉ học có 3 tuần là biết cách đọc các từ, thay vì phải học ít nhất 10 năm như chữ Hán. Ông Xuyền tin rằng, thứ chữ mà người thanh niên đó dạy nhà truyền giáo Bồ Đào Nha là chữ Việt cổ! Điều đó có nghĩa, những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công Latin hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ.

/photos/image/042011/16/chu4.jpg

Những văn bản Quốc ngữ thời kỳ đầu rất khó đọc, nhưng ông Xuyền có thể đọc dễ dàng.

Ngoài ra, có một tài liệu lưu ở Tòa thánh La Mã. Sau khi chép lại nhiều trang giấy tập viết chữ Quốc ngữ, đoạn cuối, chủ nhân của tập tài liệu viết thế này: “Đây là tài liệu tập chuyển thể từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ (năm 1625 – tài liệu)”.

Nghĩ theo hướng đó, ông Xuyền lục tìm những tài liệu liên quan đến các nhà truyền giáo, đến chữ Quốc ngữ vào thế kỷ 17, 18.

Ông Xuyền giở một đống tài liệu phôtô các văn bản chữ Quốc ngữ từ cách nay vài chục năm, cho đến 350 năm trước cho tôi xem. Những văn bản này còn lưu lại rất nhiều trong các thư viện ở Lisbon, Pari, Roma... Tôi quả thực hết sức ngạc nhiên về những văn bản này. Những văn bản từ đầu thế kỷ 20 còn đọc được khá trôi trảy, nhưng ngược đến thế kỷ 19, tương đối khó đọc, và nhiều chữ không đọc nổi. Lần giở các văn bản chữ Quốc ngữ của thế kỷ 17 thì gần như không đọc được. Tôi chỉ có thể đọc được một vài chữ trong một văn bản cả ngàn chữ vào thời kỳ mà chữ Quốc ngữ mới ra đời.

/photos/image/042011/16/chu5.jpg

Giờ đây, ông giáo Xuyền ít sử dụng chữ Quốc ngữ, mà toàn sử dụng chữ Việt cổ vào công việc ghi chép, sáng tác.

Theo ông Xuyền, vì ông đã nghiên cứu chữ Việt cổ rất lâu rồi, 50 năm nay rồi, và đã hiểu được tương đối, nên khi cầm những văn bản chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, trong khi các nhà khoa học chưa chắc đã đọc được, thì ông đọc vanh vách, không bị vấp bất cứ một chữ nào.

Điều ngạc nhiên mà ông Xuyền nhận thấy, đó là nhiều ký tự mà các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha sử dụng trong những buổi đầu tương đối giống với chữ Việt cổ. Càng về sau này, qua cả trăm lần cải tiến, thay đổi, những chữ tương đối giống chữ Việt cổ đã dần biến mất và mất hẳn bóng dáng trong các văn bản Quốc ngữ ngày nay.

Mặc dù, về hình dáng, chữ Việt cổ không còn nét nào giống chữ Quốc ngữ, nhưng lại cùng có cấu trúc ghép vần.

Theo ông Xuyền, bí quyết để giải mã được chữ Việt cổ, là phải hiểu được ngôn ngữ thời xưa và nắm được quy luật thay đổi vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ từ “trời” nguyên âm đặt phía trên, từ “đất” nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ “cha, con” nguyên âm đặt phía trước hoặc sau…). Khi đã nắm được quy luật ghép vần, hiểu được ngôn ngữ Việt cổ, thì chỉ cần học chưa đầy 10 ngày, có thể đọc, viết được loại chữ này!

/photos/image/042011/16/chu6.jpg

Con rùa đá có khắc chữ Việt cổ đặt tại miếu Hai Cô. Ảnh nhân vật cung cấp.

Khi đã giải mã được chữ Việt cổ, ông Xuyền có thể dễ dàng phiên dịch từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ và ngược lại. Chữ Việt cổ không ghi âm được phần lớn ngôn ngữ hiện đại, nhưng khi chuyển ngôn ngữ hiện đại về ngôn ngữ Việt cổ, thì việc dịch diễn ra dễ dàng.

Từ ngày giải mã được loại chữ mà ông Xuyền khẳng định là chữ Việt cổ, chính quyền, nhân dân Việt Trì đã góp công sức, tiền bạc xây dựng lại ngôi miếu Hai Cô. Các hoành phi, câu đối đều được viết bằng thứ chữ Việt cổ do ông Xuyền thực hiện.

Mới đây, Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam đã dâng tặng ngôi miếu một “quy thần” bằng đá, lưng khắc chữ Việt cổ. Rùa đá này biểu thượng cho quy thần mà Hùng Quốc Vương dâng tặng cho Vua Nghiêu vào năm 2357 trước công nguyên.

Có thể nói, sự tồn tại của chữ Việt cổ là một sự thật, đã được các học giả trong và ngoài nước thừa nhận. Đó là niềm tự hào dân tộc. Việc giải mã được chữ Việt cổ, giúp chúng ta và thế hệ sau sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc nghiên cứu lịch sử nước nhà.

Công trình giải mã chữ Việt cổ của nhà giáo già Đỗ Văn Xuyền đã đúng hướng hay chưa, đã thành công được mức độ nào, cần có rất nhiều sự đầu tư của các nhà khoa học và các cuộc hội thảo mang tầm quốc gia, thậm chí là quốc tế.

Theo VTC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật là cảm phục những người như thầy Thiên Sứ, bác Đỗ Văn Xuyền đã dành những công sức lớn lao cho việc khôi phục lại những giá trị của Tổ tiên.

Mà chữ Việt cổ đã có như thế mà GS Phan Huy Lê trong bài trả lời phỏng vấn về Thiền Sư Lê Mạnh Thát còn nói "chắc gì đã có". Nó có sờ sờ trước mặt sao GS Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan,... không bắt tay vào nghiên cứu mà vẫn bảo "chắc gì đã có" nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật là cảm phục những người như thầy Thiên Sứ, bác Đỗ Văn Xuyền đã dành những công sức lớn lao cho việc khôi phục lại những giá trị của Tổ tiên.

Mà chữ Việt cổ đã có như thế mà GS Phan Huy Lê trong bài trả lời phỏng vấn về Thiền Sư Lê Mạnh Thát còn nói "chắc gì đã có". Nó có sờ sờ trước mặt sao GS Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan,... không bắt tay vào nghiên cứu mà vẫn bảo "chắc gì đã có" nhỉ?

Tại vì các ông chắc gì đã chịu nghiên cứu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mà chữ Việt cổ đã có như thế mà GS Phan Huy Lê trong bài trả lời phỏng vấn về Thiền Sư Lê Mạnh Thát còn nói "chắc gì đã có". Nó có sờ sờ trước mặt sao GS Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan,... không bắt tay vào nghiên cứu mà vẫn bảo "chắc gì đã có" nhỉ?

Tôi nghĩ nếu vì Tổ Tiên và vì Việt sử hơn 4000 năm văn hiến, ta không nên đặt bất cứ sự kỳ vọng nào vào "đám mê tín" hay môn đồ của cuốn sử khuyết danh VSL bắt đầu từ ông ĐDA. Hiện tại đám môn đệ của những người này, bằng lối tư duy báng bổ, đang mượn danh KH (với hàng lô hàng lốc các học hàm học vị PGS-TS rộ lên chỉ trong chưa đến thập niên gần đây mà họ đã tự cơ cấu cho nhau) để đánh đổ "Việt sử hơn 4000 năm văn hiến" trên khắp các diễn đàn mạng và âm thầm tiếm nghĩa trong cả sách GKLS. Đấy là những người đã công khai kết tội ông Ngô Sĩ Liên và cả Triều Hậu Lê vì sĩ diện mà đã bịa ra Quốc Tổ Lạc Long Quân, Quốc Mẫu Âu Cơ, cả Thánh Gióng (vì triều Văn Lang theo họ chỉ có từ thời Chu thì giặc Ân còn đâu mà Tháng Gióng đánh!?), và v.v... Vậy mà trên thực tế các nhân vật bịa ra ấy được từ vua đến thứ dân đều cam tâm và thành kính quì lạy ngay từ khi vừa được bịa ra!???? Cái gì mà trình độ "uyên bác" cở như họ mà không giải thích nỗi thì họ sổ toẹt chỉ cần mỗi một câu: "sử liệu đâu? bằng chứng khảo cổ đâu?". Thực ra, họ hầu như chỉ rành mỗi món hán nôm nên chỉ biết mỗi một chiêu khư khư bám sát các hán thư mà suy mà diễn...

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi lập luận phủ nhận lịch sử văn hiến Việt trài gần 5000 năm, những luận cứ của đám này đưa ra là: Một nền văn minh phải có chữ viết để lưu giữ và phát triền nền văn minh đó". Họ xác định không có chữ Viết của người Việt cổ và coi đó là một lý do phủ định văn hiến Việt. Bởi vậy, công trình nghiên cứu của thày Xuyền cũng bị lờ đi và gần như chìm vào quên lãng. Dăm ba tờ báo đăng lấy lệ vì không thể phủ định được. Nhưng chưa bao giờ công trình của thày Xuyền được công bố trong hội thào và được nghiên cứu nghiêm túc.

Những bài viết mang tính phủ định giá trị văn hiến của dân tộc Việt thì đăng tải công khai. Họ sẵn sáng nhắc đi nhắc lại công lao của Sĩ Nhiếp và vu cáo cho cha ông ta bịa ra huyền sử đời Hùng.

Không chỉ báo đài trong nước, mà còn của các đài báo nước ngoài vốn bị coi là nhạy cảm như BBC cũng chỉ một giong phủ định văn hóa sử Việt. Chắc không cần phải ví dụ. Nhưng sẽ chẳng bao giờ bạn tìm thấy một công trình nghiên cứu xác định Việt sử 5000 năm văn hiến đăng một cách nghiêm túc trên một tờ báo thuộc loại trung bình trong nước và đặc biệt thí dụ trên BBC thì bạn càng không bao giờ tìm thấy. Nhưng ngược lại, một bài báng bổ văn hóa dân tộc của người đàn bà tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích thì BBC đăng ngay.

Đủ thấy được bản chất của vấn đề.

Bởi vậy, cuộc minh chứng Việt sử còn rất khó khăn. Nhưng sự phủ định Việt sử 5000 năm văn hiến là việc làm ngu xuẩn nhất mà trí tuệ con người phạm phải trong quá trình lịch sử tiến hóa của nó. Cho dù đó là thế lực nào và sức mạnh đến đâu và dù nhìn dưới bất cứ góc độ nào và nhân danh bất cứ một cái gì mà họ có thể nghĩ ra.

Cái gì cũng có hậu quả của nó. Và chúng ta cùng chiêm nghiệm.

.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi lập luận phủ nhận lịch sử văn hiến Việt trài gần 5000 năm, những luận cứ của đám này đưa ra là: Một nền văn minh phải có chữ viết để lưu giữa và phát triền nền văn minh đó". Họ xác định không có chữ Viết của người Việt cổ và coi đó là một lý do phủ định văn hiến Việt. Bởi vậy, công trình nghiên cứu của thày Xuyền cũng bị lờ đi và gần như chìm vào quên lãng. Dăm ba tờ báo đăng lấy lệ vì không thể phủ định được. Nhưng chưa bao giờ công trình của thày Xuyền được công bố trong hội thào và được nghiên cứu nghiêm túc.

Những bài viết mang tính phủ định giá trị văn hiến của dân tộc Việt thì đăng tải công khai. Họ sẵn sáng nhắc đi nhắc lại công lao của Sĩ Nhiếp và vu cáo cho cha ông ta bịa ra huyền sử đời Hùng.

Không chỉ báo đài trong nước, mà còn của các đài báo nước ngoài vốn bị coi là nhạy cảm như BBC cũng chỉ một giong phủ định văn hóa sử Việt. Chắc không cần phải ví dụ. Nhưng sẽ chẳng bao giờ bạn tìm thấy một công trình nghiên cứu xác định Việt sử 5000 năm văn hiến đăng một cách nghiêm túc trên một tờ báo thuộc loại trung bình trong nước và đặc biệt thí dụ trên BBC thì bạn càng không bao giờ tìm thấy. Nhưng ngược lại, một bài báng bổ văn hóa dân tộc của người đàn bà tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích thì BBC đăng ngay.

Đủ thấy được bản chất của vấn đề.

Bởi vậy, cuộc minh chứng Việt sử còn rất khó khăn. Nhưng sự phủ định Việt sử 5000 năm văn hiến là việc làm ngu xuẩn nhất mà trí tuệ con người phạm phải trong quá trình lịch sử tiến hóa của nó. Cho dù đó là thế lực nào và sức mạnh đến đâu và dù nhìn dưới bất cứ góc độ nào và nhân danh bất cứ một cái gì mà họ có thể nghĩ ra.

Cái gì cũng có hậu quả của nó. Và chúng ta cùng chiêm nghiệm.

.

Thật đáng căm phẫn!!!

Rồi đây, trên dương thế chúng sẽ bị nghìn đời phỉ nhổ!

Dưới suối vàng chúng làm sao dám ngẩng mặt nhìn liệt tổ liệt tông!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ông ấy cứ cho rằng mình là "khoa học" nhưng riêng việc không dám tổ chức một buổi hội thảo công khai với những người liên quan bàn về lịch sử văn hóa Việt 5000 năm văn hiến mà chỉ coi "phát hiện" (qua sách và khảo cổ học) mình là chân lý thì tự nó đã phơi bày đó là thứ phản khoa học rồi.

Chưa cần so sánh với những người chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến mà so sánh ngay với giới làm sử chính thống của Trung quốc (những người cùng ở vai trò tương đương) thì thấy rằng giới sử học chính thống ở Việt nam dốt. Trong khi bên Việt nam thì ra sức phủ nhận hoặc nghi ngờ cao độ trước mỗi giá trị lịch sử văn hóa dân tộc thì giới làm sử bên Trung quốc không những nhận vơ, nhân tất mà thậm chí còn ngụy tạo lịch sử nhằm cho ra một cái gọi là 5000 năm văn hiến Trung quốc.

Vừa rồi Trung quốc còn mới tạo ra một cái là người Trung quốc phát minh ra bóng đá đầu tiên trên thế giới, hoặc người Trung quốc là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ chứ không phải Christophe Colong, người Trung quốc là tổ tiên của người Nhật,... Hoặc như Tây Tạng gần đây mới bị Trung quốc chiếm đóng từ thế kỷ 20 nhưng đã kịp cho ra những "bằng chứng" thuộc Trung quốc từ thế kỷ thứ 13, hay Đài Loan mới liên quan tới Trung quốc thời nhà Thanh nhưng đã có tài liệu "chứng minh" Đài Loan thuộc lãnh thổ Trung quốc thời nhà Đường, Hoàng Sa Trường Sa thuộc Trung quốc từ thời nhà Hán Posted Image...v.v... (nhiều quá kể không hết)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Các ông ấy cứ cho rằng mình là "khoa học" nhưng riêng việc không dám tổ chức một buổi hội thảo công khai với những người liên quan bàn về lịch sử văn hóa Việt 5000 năm văn hiến mà chỉ coi "phát hiện" (qua sách và khảo cổ học) mình là chân lý thì tự nó đã phơi bày đó là thứ phản khoa học rồi.

Chưa cần so sánh với những người chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến mà so sánh ngay với giới làm sử chính thống của Trung quốc (những người cùng ở vai trò tương đương) thì thấy rằng giới sử học chính thống ở Việt nam dốt.

Theo tôi, không phải nước Việt không có người tài, nhưng vấn đề ở chổ, đa số người Việt coi trọng chuyện cá nhân, chuyện trước mặt hơn là chuyện chung. Nói gọn lại là người mình không đoàn kết và không đoàn kết nên không thể hay khó làm được việc lớn. Ngay cả cái tên nước ta do người T đặt cho mà ta cũng vui vẽ và tự hào sử dụng và có biết bao việc cần làm hơn là chuyện tổ chứng buổi hội thảo. Nếu cuộc hội thảo thành công, tức không có trao cãi rồi chẳng thể đưa ra được kết luận ý nghĩa gì thì cũng giống như viết báo ca ngợi kiến trúc sư Nguyễn An là người chịu trách nhiệm xây Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Có lẻ chưa cần thiết hay không quan trọng lắm trong thời gian này.

Edited by paulle

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi, không phải nước Việt không có người tài, nhưng vấn đề ở chổ, đa số người Việt coi trọng chuyện cá nhân, chuyện trước mặt hơn là chuyện chung. Nói gọn lại là người mình không đoàn kết và không đoàn kết nên không thể hay khó làm được việc lớn. Ngay cả cái tên nước ta do người T đặt cho mà ta cũng vui vẽ và tự hào sử dụng và có biết bao việc cần làm hơn là chuyện tổ chứng buổi hội thảo. Nếu cuộc hội thảo thành công, tức không có trao cãi rồi chẳng thể đưa ra được kết luận ý nghĩa gì thì cũng giống như viết báo ca ngợi kiến trúc sư Nguyễn An là người chịu trách nhiệm xây Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Có lẻ chưa cần thiết hay không quan trọng lắm trong thời gian này.

Không biết tôi có hiểu nhầm ý anh không?

Có lẻ chưa cần thiết hay không quan trọng lắm trong thời gian này

.

Nhưng với tôi thì việc quan trọng bậc nhất bây giờ phải là minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Việt sử bị bôi nhọ, xuyên tạc, bị phủ định mà coi là không quan trọng thì theo anh chuyện gì là quan trọng?

Văn hóa và lịch sử là tinh hoa của cả một quá trình phát triển của một dân tộc - nó là sự kế thừa và phát triển của một nền văn minh của dân tộc đó và kết quả của nó chính là diện mạo của dân tộc đó ngày hôm nay và là nền tảng để tiếp tục phát triển cho tương lai. Nếu nó bị xuyên tạc, bôi nhọ và phủ định thì đây chính là sự bất cập nghiêm trọng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc đó.

Tôi không phải là người đầu tiên nói ra điều này, mà cách đây vài chục năm, một danh nhân của Việt sử đã phát biểu còn gay cấn hơn: Đại ý: Việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến có sự quyết định quan trong trong tương lai phát triển của dân tộc Việt.

Tính bất hợp lý và phi khoa học của những luận điểm phủ định văn hóa truyền thống Việt sử, sẽ chính là hiệu ứng mềm tác động rất xấu và tiêu cực trong nhiều mặt của xã hội. Ít nhất về mặt giáo dục - tôi đã cho rằng: Không thể có một cải cách giáo dục thành công, nếu trong môn lịch sử, người ta vẫn dạy học sinh việt về một thời Hùng Vương "chỉ là liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy Thiên Sứ và mọi người khác đều nói đúng. Hy vọng sẽ còn tìm ra được nhiều chứng tích cổ quan trọng và cũng hy vọng ngày càng có nhiều nhà sử học Việt tham gia vào công cuộc viết lại lịch sử của nước nhà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay