Thiên Sứ

Vietnam Airlines & Tai Nạn Truyền Thông

12 bài viết trong chủ đề này

Tai nạn truyền thông của Vietnam Airlines

Sự xuất hiện tình cờ của nhiều nhân chứng nổi tiếng trong vụ ầm ĩ giữa Vietnam Airlines và HLV Lê Minh Khương, kèm cách xử lý cứng nhắc của hãng hàng không quốc gia đã gây nên một tai nạn truyền thông lớn.

> Vụ ầm ĩ giữa Vietnam Airlines và HLV Taekwondo bị đàm tiếu trên mạng

Trong hơn nửa tháng gần đây, một trong những chủ đề nóng nhất trên các báo là vụ ầm ĩ giữa Vietnam Airlines và HLV Taekwondo Việt Nam Lê Minh Khương. Không giống những vụ cưỡng chế, rồi sau đó là cấm bay đối với các hành khách “quậy” trên máy bay trước đây, hãng hàng không quốc gia gặp rất nhiều chỉ trích của dư luận trong cách xử lý với HLV Lê Minh Khương.

Bà Phạm Thanh Nga – Phó giám đốc Công ty truyền thông Thiên Ngân nhận xét, có 3 nguyên nhân khiến cho vụ cưỡng chế HLV Lê Minh Khương trên máy bay trở thành đề tài nóng của giới truyền thông. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên có những thông tin đối ngược nhau từ phía các nhân chứng tại hiện trường.

Nhân chứng của Vietnam Airlines và một số hành khách khác cùng tham gia chuyến bay có những thông tin hoàn toàn khác nhau khiến cho lý do cưỡng chế HLV Lê Minh Khương rất khó xác định là đúng hay sai.

Posted Image

Ca sĩ Quang Hà, người đầu tiên tố cáo Vietnam Airlines hành xử không đúng mực với HLV Lê Minh Khương. Ảnh: vanhoa

Thứ hai, vụ việc này có những nhân chứng là người nổi tiếng như ca sĩ Quang Hà, đạo diễn Trần Lực nên thu hút sự quan tâm nhiều hơn của giới truyền thông. Bản thân người bị Vietnam Airlines cưỡng chế - HLV Taekwondo Việt Nam Lê Minh Khương, cũng là người nổi tiếng nên sự việc càng thêm “hot”.

Thứ ba, khi có nhiều ý kiến trái chiều, Vietnam Airlines đã ra ngay thông cáo báo chí với dự kiến về đề nghị từ chối vận chuyển HLV Lê Minh Khương. “Rõ ràng, đây là hành động thể hiện sự cứng nhắc và nóng vội, gây ra phản ứng không thuận từ dư luận đối với một vụ việc còn nhiều tranh cãi”, bà Nga nhận định.

Trong khi đó, một người làm trong ngành truyền thông trong giới showbiz thì cho rằng, Vietnam Airlines gặp vận xui khi gặp đúng một nhân chứng là ca sĩ khi tình cờ tham dự chuyến bay này và trở thành người hùng bảo vệ lẽ phải. Sự xuất hiện liên tục của ca sĩ này trên báo nói về vụ việc càng làm cho khủng hoảng truyền thông của hãng hàng không Vietnam Airlines thêm trầm trọng.

Bà Phạm Thanh Nga, Phó giám đốc Công ty truyền thông Thiên Ngân cũng cho rằng, Quang Hà đã có nhiều năm hoạt động trong ngành giải trí và có tên tuổi, chỗ đứng nhất định. “Tôi nghĩ anh ta là một hành khách bất bình với sự việc nên ra làm chứng chứ không sử dụng đó như một chiêu PR. Người ta không dại gì gắn tên tuổi vào một việc lùm xùm như vậy”, chuyên gia về truyền thông này bình luận.

Trong khi đó, bà Vũ Hoài Thu – Phó giám đốc Công ty truyền thông T&A Ogilvy nhận xét, nguồn gốc của vụ khủng hoảng truyền thông là do Vietnam Airlines đã không giải quyết với khách hàng một cách thích hợp. “Khi khách hàng phàn nàn mà gặp phải cách giải quyết không thỏa đáng thì họ có khả năng gây ra những khủng hoảng về truyền thông đối với những thương hiệu lớn”, bà Thu nói.

Chuyên gia về truyền thông này cho rằng, vụ việc của HLV Lê Minh Khương trở nên ầm ĩ không phải vì ông này là người nổi tiếng mà bởi hành khách là người quyết theo đuổi vụ việc đến cùng.

Posted Image

Đạo diễn Trần Lực - nhân chứng khiến cho dư luận thêm sôi sục vì Vietnam Airlines. Ảnh: vanhoa.

Trong khi đó, giám đốc một công ty truyền thông tại Hà Nội từng làm việc với Vietnam Airlines cho biết, từ trước đến nay, hãng hàng không này chưa từng gặp rắc rối nào về truyền thông liên quan đến cưỡng chế hành khách gây rối trên máy bay. Trong vụ việc này, việc xác định hành khách đó có gây rối hay không vẫn chưa rõ ràng nhưng hãng vẫn đưa ra cách hành xử như thể mình đúng. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới những phản ứng tiêu cực của dư luận.

Ông này bổ sung, mô tả của đạo diễn Trần Lực về cảnh tượng cưỡng chế đối với HLV Lê Minh Khương giống hệt như một thước phim sống động với những hình ảnh rất phản cảm của nhân viên Vietnam Airlines là một yếu tố làm cho vụ khủng hoảng bùng nổ. “Anh Trần Lực là một người có tiếng tăm, với tư cách rất đàng hoàng. Bằng chứng của anh ấy đưa ra có sức nặng và làm cho phía hàng không bất lợi. Điều này thu hút thêm sự chú ý của công luận và làm cho khủng hoảng truyền thông càng dâng cao. Tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay, Vietnam Airlines làm gì cho phải cũng rất khó”, ông này chia sẻ.

“Máy bay Vietnam Airlines bay đến TP HCM thì không hạ cánh được và phải bay về Đà Nẵng. Mọi người phải ngồi trên máy bay chờ đợi rất mệt mỏi. Bỗng tôi nhìn ở cách mấy hàng ghế phía trên có hai người đang nói chuyện với nhau - một người là ca sĩ gì đó trông rất quen mặt, người kia mặc áo vest rất lịch sự.

Đang nhìn thì tôi thấy một số người mặc quần áo đồng phục có chữ “An ninh” sau lưng, tiến tới anh mặc áo vest - chính là anh Khương. Chỉ thấy anh Khương giơ tay trình bày thì một người an ninh gạt tay anh xuống. Anh Khương cố lùi lại ở hàng ghế thì mấy người an ninh kia xô vào túm lấy anh này, bẻ tay, đè cổ dạt xuống sàn. Thấy tiếng hét lên “Các hành khách ơi” một cái là sau đấy không thấy gì vì hình như anh ấy bị bịt miệng.

Tôi ở phía sau thấy anh ý mất hút xuống, kể cả đứng dậy cũng không nhìn thấy đâu. Rồi các nhân viên an ninh này đẩy anh ý lên hạng trên. Trong khi đẩy rất khó khăn vì anh này cũng cự lại. Đẩy lên đến giữa khoang VIP và khoang thường - có ngăn giữa để đồ ăn, thì vào một cái là họ kéo ri-đô.

Thấy nhiều người lên xem, tôi cũng đi theo, chui qua ri-đô, thấy anh Khương đang bám vào cái ghế để chống lại sự kéo xuống của mấy người an ninh kia. Tôi nhớ mãi hình ảnh khi nhìn vào mặt anh, thấy anh Khương có vẻ như nhận ra Trần Lực là diễn viên và nói một câu mà tôi không quên được: “Anh ơi cứu em với” làm tôi sững hết cả người. Rồi có một ông an ninh không biết nói gì mà anh Khương nói lại với ông an ninh: “Anh đánh em đau quá”.

Tôi định bước lên can “Thôi đừng đánh người ta…” thì có một cô tiếp viên ra kéo ri-đô che lại và nhìn tôi rất lầm lừ. Tôi không nói chuyện với cô ấy mà hỏi một cô nhân viên khác: “Có việc gì đấy em?”. Cô này nói: “Tại vì hành khách này muốn xuống máy bay”. Tôi bảo: “Muốn xuống sao lại đánh người ta?!”.

Tôi rất bất bình vì nếu người ta có đòi xuống, hành khách không muốn bay thì một là phải cho họ xuống, hai là nói thế nào để họ ngồi đó mà họ yên tâm. Ông ý đòi cuống vé mà cũng đánh ông ý…”

- Trích băng ghi âm trả lời phỏng vấn đạo diễn Trần Lực -

Hoàng Ly

Theo dòng sự kiện:

HLV Lê Minh Khương - Vietnam Airlines (27/04)

Luật sư HLV Taekwondo 'có clip ghi diễn biến sự việc' (27/04)

Vụ Vietnam Airlines và HLV Taekwondo bị đàm tiếu trên mạng (26/04)

HLV Taekwondo muốn đối chất với Vietnam Airlines (26/04)

Cục Hàng không gặp riêng HLV Lê Minh Khương (25/04)

Cục Hàng không chuyển hướng thanh tra vụ HLV Taekwondo (23/04

)HLV Taekwondo 'sẽ kiện nếu Vietnam Airlines không xin lỗi' (22/04)

Nếu bị tiếp viên vu khống, HLV Taekwondo có quyền kiện (21/04)

HLV Taekwondo có thể bị Vietnam Airlines từ chối bay (20/04)

Vietnam Airlines phải giải trình về vụ HLV Taekwondo (20/04)

HLV Taekwondo tố cáo tiếp viên Vietnam Airlines (20/04)

Xem tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thấy nhiều người lên xem, tôi cũng đi theo, chui qua ri-đô, thấy anh Khương đang bám vào cái ghế để chống lại sự kéo xuống của mấy người an ninh kia. Tôi nhớ mãi hình ảnh khi nhìn vào mặt anh, thấy anh Khương có vẻ như nhận ra Trần Lực là diễn viên và nói một câu mà tôi không quên được: “Anh ơi cứu em với” làm tôi sững hết cả người. Rồi có một ông an ninh không biết nói gì mà anh Khương nói lại với ông an ninh: “Anh đánh em đau quá”.

Tôi định bước lên can “Thôi đừng đánh người ta…” thì có một cô tiếp viên ra kéo ri-đô che lại và nhìn tôi rất lầm lừ. Tôi không nói chuyện với cô ấy mà hỏi một cô nhân viên khác: “Có việc gì đấy em?”. Cô này nói: “Tại vì hành khách này muốn xuống máy bay”. Tôi bảo: “Muốn xuống sao lại đánh người ta?!”.

Tôi rất bất bình nếu người ta có đòi xuống, hành khách không muốn bay thì một là phải cho họ xuống, hai là nói thế nào để họ ngồi đó mà họ yên tâm. Ông ý đòi cuống vé mà cũng đánh ông ý…”

Tôi thấy ông Lực này cũng thuộc loại bình dân, cũng tò mò kiểu con nhà bình dân, cũng bắt chước người khác chen lấn nhìn cho bằng được và cũng muốn can thiệp vào công việc ngoài phạm vi cho phép. Thiết nghĩ, những con người Việt Nam có văn hóa hay là người nổi tiếng phải biết cách xử sự một cách bình tỉnh, văn minh và biết giử trật tự, biết tự kiềm chế trong mọi tình huống.

Theo như sự mô tả của ông Lực thì có rất nhiều cái đầu kề sát nhau để quan sát ông Khương bị đánh te tua từ đầu đến cuối khiến một võ sư mà phải lên tiếng van xin. Tuy nhiên, ông Khương vẫn có thể nhận ra một nhân vật nổi tiếng "Trần Lực " nên mới lên tiếng “Anh ơi cứu em với”. Nếu đúng vậy thì ông Khương này không có vẻ gì là đàn ông con trai hay là người có bản lãnh hay xứng danh với tư cách huấn luyện viên võ thuật. Điều này làm tôi thắc mắc về mức độ thật của lời khai của ông Lực.

Tôi không biết ở Việt Nam có văn hóa đi máy bay hay không, chứ ở nước ngoài người nào bị an ninh hay tiếp viên hàng không dùng sức lực để đối phó thì những hành khách khác không bao giờ dại gì can thiệp vào, và mọi người phải tôn trọng trật tự, tôn trọng tuyệt đối cách giải quyết công việc của người có trách nhiệm. Nếu giải quyết sai hay có hành động, lời nói vi phạm thì nạn nhân có thể kiện tụng sau đó. Chuyện đâu còn đó mà. Ta chỉ là hành khách, ta không có quyền can thiệp, ta cũng không biết luật lệ, qui định, cách thức làm việc hay giải quyết sự việc của nhân viên.

Không biết ở Việt Nam có văn hóa đối phó với nhân viên an ninh hay công an, cảnh sát hay không? Ở nước ngoài, khi đối phó với họ ta không được vung tay múa chân, không được nói lớn tiếng, chỉ nói, chỉ lên tiếng khi được yêu cầu. Nói chung ta không dại gì làm trái lời hay tỏ ra không nghe lời, muốn chống cự, vì mọi biểu hiện của sự ngoan cố sẽ có thể bị ăn đòn và bị buộc thêm tội. Theo đúng luật thì hiếm có người nào có thái độ ngoan ngoãn mà vẫn bị đánh hay bị dùng bạo lực quá đáng. Còn người nào bị oan thì cũng giống như trúng số vì danh tiếng sẽ lên nhanh và tiền thắng kiện sẽ vào như nước.

Góp ý vài dòng về những chuyện bên lề, hy vọng những điều trên đúng ở các nước sẽ sớm được xem là đúng tại Việt Nam.

Edited by paulle

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế xin hỏi VNA có lịch sự trong cách cư xử không, có cái quyền gì mà đánh người ta như thế, an ninh sân bay tại sao ko hỏi đầu đuôi hoặc có thể nhẹ nhàng đề nghị người ta xuống khỏi máy bay mà đã lao vào đấm đá, ...

Thái độ của cái nhân viên trả lời Ông khương về việc mất cuống vé có phải là quá vô trách nhiệm và cho rằng mình chả có trách nhiệm gì ko, nói như thế khách hàng nào chịu được, cách trả lời cho song như thế sao có thể tồn tại trong 1 hãng hàng không lớn được

Ở mỹ có vụ đánh sinh viên Việt Nam đó, báo chí đưa ầm ĩ 1 thời gian đó

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi copy bài viết này, để chúng ta có thêm thông tin tham khảo nhé

==================================================================

Trải lòng một tiếp viên trẻ Vietnam Airlines về việc "tấn công hành khách" Có người nói “lên máy bay là sợ tiếp viên 1 phép, phản ứng là bị đánh ngay”, có không những chuyện phi thực tế ấy? Chúng tôi là hãng hàng không quốc gia, chứ không phải hang hàng không mafia. Tiếp viên chúng tôi động não chứ không động thủ.

Posted ImageTiếp viên Vietnam Airlines phục vụ hành khách.Những ngày gần đây có lẽ chủ đề về tiếp viên hàng không chúng tôi trở thành một hot topic và thu hút nhiều ý kiến đóng góp nhất.

Cảm thông có. Phản đối có. Chê trách có. Lên án thì nhiều vô kể.

Thầy chúng tôi hỏi “Có chạnh lòng không?”

Thưa, có chứ. Chạnh lòng lắm chứ, buồn nhiều lắm chứ, và đôi khi là một nỗi ức nghẹn cổ họng và cay xè đôi mắt.

Tôi nói lên đây không phải là một lời biện minh hay phân trần với tất cả những người đã từng là hành khách của VNA, chưa từng là hành khách của VNA và cả những người trong và ngoài ngành. Tôi nói lên đây, để mong nhìn thấy những dòng nghĩ suy chân thành nhất, để nghe những đóng góp chân thành nhất, để cảm nhận thấy nỗi mong đợi của hành khách với chúng tôi và cả những mong đợi nơi chúng tôi về hành khách, những con người mang đến CÁI SỐNG cho VNA.

Đã ai từng vỗ ngực xưng tên rằng mình là người hoàn hảo?

Chưa từng đúng không ạ? Vì một lẽ, con người ta chẳng ai là hoàn hảo cả. Ta có nhan sắc thì ta khuyết trí khôn, ta có trí khôn thì ta thèm nhan sắc. Ta có danh vọng thì ta khuyết bình yên, ta thừa bình yên thì lại khát khao chút nổi tiếng… Chẳng ai là hoàn hảo.

Mỗi con người một điểm mạnh. Cũng ngần ấy con người ấy có khuyết điểm riêng của mình.

Mỗi con người một cách nhìn. Thì cũng ngần ấy những ý kiến lại cứ đánh nhau bôm bốp.

Tôi xin mạn phép nói lên ý kiến của mình về đề tài hot nhất những ngày qua. Chuyện về VNA và chuyện về HLV trưởng Lê Minh Khương.

Tôi sẽ chẳng trình bày dài lê thê, kể lể, lải nhải để mang cái thắng về phần mình. Tôi chỉ muốn nói rằng: TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU CÓ MỘT PHẦN LỖI.

1. Tiếp viên có lỗi vì thiếu sự khéo léo trong cách giải quyết vấn đề phát sinh lúc ấy. Giá như lúc ấy ta nhẹ nhàng hơn một chút, ta khéo hơn một chút thì có lẽ ông HLV ấy đã có cách cư xử khác.

2. Ông HLV có lỗi vì chính cái tôi và sự thể hiện bản lĩnh của mình. Tôi xin lỗi ông vì lời nhận xét của mình. Nhưng nếu lúc ấy, ông xử dụng đúng tinh thần võ đạo, sự bình tĩnh, thì có lẽ sẽ không quá căng thẳng như bây giờ, đúng không ạ?

3. Bộ phận mặt đất tại Đà Nẵng cũng có một phần lỗi. Lỗi của các anh chị là ở chỗ QUÊN. Quên trả lại boarding pass cho hành khách sau khi nhận từ tiếp viên trưởng, để đến khi máy bay đóng cửa và lăn ra runway thì xảy ra chuyện thế này.

1, 2 và 3… Lỗi là ở tất cả chúng ta, nên có trách thì chắc là chúng ta sẽ trách đều tất cả, hoặc không thì… hãy không trách ai cả.

Tâm lý của hành khách khi lên máy bay là chỉ duy nhất một mục đích, đến nơi an toàn, được chăm sóc và hạ cánh đúng giờ.

Chúng tôi cũng có cùng suy nghĩ ấy, vì chúng tôi cũng mong được về nhà đúng giờ với gia đình lắm chứ.

Nhưng ở đời, nhân tính sao bằng trời tính. Chúng ta thay đổi được sở thích, hình ảnh, quần áo, nhưng liệu có thay đổi được mây, mưa, gió, bão, những thứ thuộc quyền sở hữu của ông trời?

Tôi, chúng tôi, và chúng ta đều lệ thuộc vào thời tiết của tự nhiên ấy. Chuyến bay không thể đáp tại sân bay tới, phải bay đến nơi khác để đáp chờ.

Lo lắng không? Có chứ. Nôn nóng về sớm không? Có chứ.

Mong thời tiết khá khẩm hơn để cất cánh được ngay khi có thể không? Có chứ.

Tất cả chúng ta, tổ bay, tổ tiếp viên, và hơn mấy trăm hành khách đều có cùng những mong muốn như thế.

Bực bội không? Có chứ, còn bao nhiêu là chuyện chờ mình giải quyết nữa chứ.

Mệt mỏi không? Có chứ, mệt đầu tiên là mệt tâm lý, tinh thần mỏi nhừ với những việc delayed và divert thế này, và mệt cả thân thể nữa chứ.

Hành khách mệt, chúng tôi hiểu lắm, vì chính chúng tôi cũng mệt.

Vì có mấy ai hiểu rằng trước chuyến bay ấy, chúng tôi, có khi đã phải thực hiện 1 chuyến ban sớm?

Với tần suất 1 ngày 8 lần cất hạ cánh, chúng tôi cũng cảm thấy… nhừ…

Đó chỉ là phần tiếp viên chúng tôi thôi, còn tiếp viên trưởng thì còn cả 1 áp lực nặng nề với ngần ấy chặng bay trong ngày. Nào tài liệu, nào thông tin, nào giấy tờ, nào phát ngôn, nào là đủ cả. Chúng tôi mệt 1 thì các anh chị tiếp viên trưởng mệt 10. Thế nên có đôi khi, họ cũng không điều khiển được tình huống và điều khiển được ngữ điệu trong câu nói của mình. Và cũng có thể, cùng 1 câu nói, nhưng ngữ điệu khác đi thì hành khách cũng sẽ hiểu lệch sang ý khác của mình. Những ai đã và đang làm lãnh đạo chắc sẽ hiểu áp lực của các anh chị tiếp viên trưởng. Những ai nhìn thấu đáo, mong hãy hiểu cho họ đôi phần…

Còn về những người mượn gió bẻ măng hay mượn gió tạo tên cho mình thì có lẽ thành công của họ gặt được là những ánh nhìn phản diện.

Posted Image

Một người cho mình là có tiếng, rằng thì là lên án và có ý kiến mà theo anh ta bảo rằng “nói bằng trái tim”, trên một bài báo nào đó đã gào lên rằng “tôi nhận thấy mình không được bảo đảm về sự an toàn trên chuyến bay,…” rằng thế này, thế nọ… Xin thưa cùng anh, khi anh nhảy choi choi lên vào lúc rối ren, từ deluxe phóng lên gần khoang C, ý kiến, phản ứng… Thì chính những hành động đó đang uy hiếp chính sự an toàn của anh đấy ạ.

Có lẽ anh là hành khách di chuyển thường xuyên bằng máy bay nhưng anh có chắc mình nắm rõ những gì thuộc về an ninh và an toàn bay? Liệu anh có biết thế nào là uy hiếp an toàn bay? Và liệu anh có biết những hậu quả cho những việc uy hiếp an toàn bay ấy như thế nào chăng? Vì lý do gì mà việc không liên quan đến mình mà anh lại nhảy đông đổng lên, trong khi hơn 200 hành khách khác thì vẫn yên tọa và hợp tác cùng tiếp viên? Có lý do gì không ngoài việc tự PR cho mình bằng việc làm của một bà tám???Tôi đã đọc những bài viết và những ý kiến của những người ngoài cuộc trên vài bài báo khác nhau trên mạng, những bức tranh biếm họa ẩn chứa và công khai lên án VNA. Tôi chỉ xin hỏi, rằng bao nhiêu phần trăm sự thật trong những câu chuyện của các bạn viết ra trên những trang báo ấy?

Hãy như trong chuyện lùm xùm này, các anh chị có thấy tiếp viên hành hung hành khách không? Tiếp viên trực tiếp khóa tay và dung dùi cui với khách à? Có không nhỉ? Rõ ràng là không. Ấy vậy mà qua miệng các anh chị, qua lời viết mọi chuyện khác hoàn toàn. Có người nói “lên máy bay là sợ tiếp viên 1 phép, phản ứng là bị đánh ngay”, có không những chuyện phi thực tế ấy? Chúng tôi là hãng hàng không quốc gia, chứ không phải hang hàng không mafia. Tiếp viên chúng tôi động não chứ không động thủ. Tiếp viên chúng tôi không ít người bị khách nóng giận mà tát thẳng vào mặt, chỉ biết khóc, vì chỉ cần phản ứng lại là chúng tôi sai hoàn toàn. Tiếp viên hành hung hành khách, liệu có hay không???

Có người lại nói “lên máy bay, chúng nó đưa đồ ăn ra là phải ăn, không ăn cũng phải ăn”, có không nhỉ, những anh chị đã từng và chưa từng là hành khách của chúng tôi? Hay những lúc ấy chúng tôi phải hỏi lại vì sợ mời sót khách, mời uống những loại nước khác khi khách không muốn ăn, những chuyến bay có bánh mì, chúng tôi hỏi mời bánh mì, có mỳ tôm thì hỏi mời mỳ tôm. Tôi muốn hỏi, chúng tôi bắt khách ăn như quán cơm tù để làm gì??? Chúng tôi đâu có bán suất ăn mà bắt khách ăn để kiếm tiền??? Chúng tôi làm việc và tạo hình ảnh cho cả một thương hiệu VNA. VNA là tất cả chúng tôi, từ mặt đất, đến kỹ sư, từ check in đến phi hành đoàn. Chuyến bay tốt, toàn thể được khen, VNA có tiếng vang. Nhưng chỉ cần có chuyện thì TV chúng tôi bị hành khách lên án không thương tiếc.

Đúng, đúng là trong cái tập thể ắt không thoát khỏi tình trạng có người này, kẻ nọ. Ngón tay còn có ngón ngắn, ngón dài. Có thể anh chị đi trên chuyến bay này không hài lòng, chúng tôi thành thật xin lỗi, nhưng chúng tôi vẫn mong đón tiếp các anh chị trên một chuyến bay khác để sửa đổi những gì chúng tôi thiếu sót, để chúng tôi có cơ hội mang đến cho các anh chị một sự hài lòng và một nụ cười trên gương mặt các anh chị. Dù rằng chuyến bay này hay chuyến bay sau, và dù rằng tiếp viên này hay tiếp viên khác, bạn có sai, chúng tôi vẫn sẵn sàng cố gắng sửa chữa. Vì một lẽ, CHÚNG TÔI LÀ ANH CHỊ EM CÙNG CHUNG 1 MÁI NHÀ VNA. Dù rằng tuổi nghề của tôi là rất non so với các anh chị đã gắn bó cùng nghề này gần 20 năm, nhưng tôi cũng đã từng chứng kiến hay trực tiếp tham gia trên những chuyến bay đặc biệt. Tôi cũng đã từng viết lên những cảm nhận của những chuyến bay ấy. Tôi cũng đã từng thật sự rất hạnh phúc vì những bài viết của mình được các anh chị đọc, hiểu những cảm nhận của tôi, hiểu cái nghề mà tôi nói riêng và chúng tôi nói chung đang theo, tôi hạnh phúc ghê lắm.

Mẹ chồng nàng dâu có yêu thương nhau lắm nhưng đôi lần cũng có xích mích, hiểu nhầm ý nhau. Còn chúng tôi, phận dâu trăm họ, trăm triệu “mẹ chồng”, chúng tôi vẫn mong tất cả hài lòng, mong sự cảm thông và hợp tác.

Những thành phần cá biệt tôi không nhắc đến. Nhưng với chúng tôi, những con người thật sự yêu cái phận dâu trăm họ này vẫn luôn mang trong mình 1 tinh thần đồng nhất “hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi” Trăm nghe không bằng một thấy. Nói dài 100 trang giấy cũng không bằng 1 lần cảm nhận thực tế. Một cỗ xe ngựa không thể tiến lên phía trước khi 2 con ngựa mỗi con một hướng đi riêng. Sự bất đồng nhất sẽ không bao giờ có sự thành công. Sự hài lòng chính là cỗ xe ngựa ấy, mong 1 lần được cảm thông cùng nhau, mong 1 lần hợp tác cùng nhau giữa hành khách và tiếp viên để nụ cười trên mỗi gương mặt chúng ta đều trọn vẹn…

Nếu những lời nói của tôi có xúc phạm hay làm phật lòng ai, thì tôi thành thật xin lỗi. Tự tâm tôi chỉ mong chúng ta thật sự hiểu nhau. Tự tâm tôi chỉ mong những lời nói không thực biến mất. Tự tâm tôi mong những đóng góp chân thành cho chúng tôi.

Không có lỗi sai nào mãi mãi không được sửa chữa…

Nguon: Theo Phunutoday, VN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cám ơn anh YeuPhuNu đã post bài đó lên để anh em có thêm tư liệu

Nhưng đọc qua là em thấy sặc mùi PR của bon VNA rồi, 1 bài này thuê phóng viên viết lên chắc rẻ lắm

Nhìn lại từ đầu tới đuôi sự việc là biết, khi sự việc chưa được làm sáng tỏ thì VNA đã ra thông báo là sẽ cấm bay ông Khương, 1 việc làm như thế cho thấy cái tầm của VNA nó là như thế nào rồi, nói thẳng ra là quá thấp trong cách ứng xử với khách hàng, và luôn mang trong mình tư tưởng xin cho, bề trên kiểu nhà nước, cũng như VNA làm đếch gì có quyền cấm bay, chỉ có lên danh sách thôi chứ

Với những công ty làm dịch vụ việc đầu tiên cho dù đúng hay sai, 1 khi dư luận đã biết đó là xin lỗi khách hàng, vì sẽ tốn ít thời gian hơn là theo đuổi những cái không đâu và làm mất đi hình ảnh của mình, hãy nhìn cách ứng xử của các sản phẩm mang thương hiệu đa quốc gia xem, họ hành xử thế nào trước khách hàng, nhìn cách TOYOTA quyết định chịu lỗ, mất hình ảnh, và chủ tịch hội đồng quản trị đứng lên truyền hình xin lỗi khách hàng, cũng như xin thu hồi lại toàn bộ số xe bị lỗi

Và nhìn cách đối xử với khách hàng của VNA xem, nếu làm mất cuống vé của người ta thì cũng phải biết cách ăn nói thế nào cho hợp, chứ ko thể nào nói trống không theo kiểu vô trách nhiệm như thế được

Trong khi lực lượng an ninh lên máy bay còn chưa thèm có những lời khiếm nhã với khách hàng, không đề nghị khách hàng xuống khỏi máy bay, đã đè đầu ông thượng đế ra tẩn 1 trận rồi tính sau, như thế thì cái tầm của VNA ở mức nào thưa các bác, nếu ko có sự bảo trợ của nhà nước, và ngành hàng không phải cạnh tranh khốc liệt như các ngành khác thì hỏi VNA có tồn tại được nữa ko

Đúng, đúng là trong cái tập thể ắt không thoát khỏi tình trạng có người này, kẻ nọ. Ngón tay còn có ngón ngắn, ngón dài. Có thể anh chị đi trên chuyến bay này không hài lòng, chúng tôi thành thật xin lỗi, nhưng chúng tôi vẫn mong đón tiếp các anh chị trên một chuyến bay khác để sửa đổi những gì chúng tôi thiếu sót, để chúng tôi có cơ hội mang đến cho các anh chị một sự hài lòng và một nụ cười trên gương mặt các anh chị

đọc đến cái đoạn trên là có thể cười vỡ cả bụng rồi, ông uýnh cho con nhà người ta phải đi bệnh viện rồi, cấm người ta không được đi máy bay rồi thì lấy đâu ra lần khác để các ông phục vụ lại

Đọc cái bài này thấy cái đứa viết không phải là nhân viên, lời văn thì chau chuốt, văn phong thì đặc mùi cái bọn viết thuê, thế mà VNA có thể làm được, đúng là cái đầu thấp thì luôn nghĩ ra các cách làm thấp

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chết chửa! Tuần này GĐ em đi SG, máy bay của Sorry Airlines, ko bít có bị dính như mấy ảnh ko nữa!

@ Paulle: Đợi nó bẻ giò rồi đi kiện hả? Nếu nó uýnh chết người, ở VN đền khoảng 30-40 tr VNĐ ~ 2000 USD nên chết để lấy tiền bồi thường không đáng đâu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế xin hỏi VNA có lịch sự trong cách cư xử không, có cái quyền gì mà đánh người ta như thế, an ninh sân bay tại sao ko hỏi đầu đuôi hoặc có thể nhẹ nhàng đề nghị người ta xuống khỏi máy bay mà đã lao vào đấm đá, ...

Thái độ của cái nhân viên trả lời Ông khương về việc mất cuống vé có phải là quá vô trách nhiệm và cho rằng mình chả có trách nhiệm gì ko, nói như thế khách hàng nào chịu được, cách trả lời cho song như thế sao có thể tồn tại trong 1 hãng hàng không lớn được

Ở mỹ có vụ đánh sinh viên Việt Nam đó, báo chí đưa ầm ĩ 1 thời gian đó

Qua cách viết tôi hiểu ngay ông Vi không ưa VNA chắc vì đã có kinh nghiệm không tốt với nó, và rõ ràng ông Vi bị thuyết phục hoàn toàn bởi những gì được nghe từ vài người. Xin lỗi nếu tôi nói sai.

Tôi thấy thích cái câu cuối "Ở mỹ có vụ đánh sinh viên Việt Nam đó, báo chí đưa ầm ĩ 1 thời gian đó". Nó làm cho tôi nhớ tới cái dại của chàng sinh viên người Việt đi du học: không có kiến thức căn bản về những việc cấm kỵ nói/làm khi sống ở nước ngoài, cũng như cách phản ứng ngoan ngoãn đối với bảo vệ, an ninh, cảnh sát.... nên đã bị no đòn oan. Dĩ nhiên vụ ấy và những vụ như... cựu người mẫu Việt bị buộc tội bắt cóc công dân Mỹ... là những vụ báo chí Việt Nam đưa ầm ỉ, nhưng ở Mỹ, cũng có một số báo đưa tin phớt qua một lần rồi im... vì đối với người ta... người Mỹ, theo tôi, đây là chuyện không có gì mà ầm ỉ.

À, chỉ có ông Thích Đủ Thứ phản hồi ý kiến của tôi. Cảm ơn.

Xin trình bày thêm vài ý kiến khách quan của một người ở nước ngoài nhìn vào sự việc:

<<<Chỉ thấy anh Khương giơ tay trình bày thì một người an ninh gạt tay anh xuống. Anh Khương cố lùi lại ở hàng ghế thì mấy người an ninh kia xô vào túm lấy anh này, bẻ tay, đè cổ dạt xuống sàn. Thấy tiếng hét lên “Các hành khách ơi” một cái là sau đấy không thấy gì vì hình như anh ấy bị bịt miệng.

Tôi ở phía sau thấy anh ý mất hút xuống, kể cả đứng dậy cũng không nhìn thấy đâu. Rồi các nhân viên an ninh này đẩy anh ý lên hạng trên. Trong khi đẩy rất khó khăn vì anh này cũng cự lại. Đẩy lên đến giữa khoang VIP và khoang thường - có ngăn giữa để đồ ăn, thì vào một cái là họ kéo ri-đô.

Thấy nhiều người lên xem, tôi cũng đi theo, chui qua ri-đô, thấy anh Khương đang bám vào cái ghế để chống lại sự kéo xuống của mấy người an ninh kia.>>>

Xét theo luật pháp ở các nước ngoài, qua kinh nghiệm của tôi, thì ông Khương sai từ đầu và cái sai này dẫn đến cái sai khác hay cái sai nhỏ dẫn đến cái sai lớn. Còn nhân viên an ninh thì thô bạo, họ thấy ông Khương có phản ứng sai, ngoan cố, không ngoan ngoãn tuân theo yêu cầu của họ nên họ được dịp làm tới bằng tay chân. Giơ tay trước mặt bảo vệ là sai, nhưng việc "cố lùi lại" gởi cho họ tín hiệu có quyền nhào vào làm thịt. Không tình nguyện đi, không tình nguyện xuống, lúc nào cũng để cho họ đẩy, họ kéo thì lấy tư cách gì để bảo "tại sao tôi bị đánh?"

Muốn xã hội có trật tự và tránh xảy ra sự cố không hay thì người dân (trước tiên là người học cao, người nổi tiếng, người có địa vị) phải tuyệt đối làm theo lời yêu cầu của người thi hành luật lệ. Nhân viên máy bay hay nhân viên an ninh cũng nên cảnh cáo ông Khương trước khi dùng bạo lực vì ý thức/kiến thức đối phó với bảo vệ, công an cảnh sát của người Việt chưa có.

Làm người có văn hóa, có bản lĩnh, hay làm người khôn ngoan linh hoạt thì đừng nên bao giờ tạo cớ cho người ta dùng vũ lực đối với mình. Còn khi đã lỡ bị đánh thì ta cũng nên khôn ngoan làm thế nào để người ta phải ngừng, phải chấm dứt. Trong cuộc đời nhiều khi ta phải biết chịu thua để bảo vệ danh dự, để tránh bị thiệt hại, và có khi để thắng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi copy thêm 1 vài viết nữa trên mạng, để mọi người cùng xem nhé

============================================================================

Dân làng võ nói gì về vụ lùm xùm trên máy bay?

HLV trưởng đội tuyển Karatedo Việt Nam Lê Công

Võ sư Đoàn Đình Long,

Trưởng bộ môn Taekwondo Vũ Xuân Thành,

VĐV Nguyễn Văn Hùng nêu ý kiến về sự việc xảy ra với võ sư Lê Minh Khương trên máy bay.

Võ sư Lê Công - HLV đội tuyển karatedo Việt Nam:

Tôi không có mặt trực tiếp trên chuyến bay nên không biết chính xác sự việc như thế nào nhưng quan điểm của tôi là bất kỳ hành khách nào, khi đã lên máy bay thì không nên to tiếng và phải tuân thủ hướng dẫn của phi hành đoàn.

Còn trường hợp của anh Khương lại khác. Thông qua báo chí và ý kiến của nhiều nhân chứng, trong đó có đạo diễn Trần Lực, ca sỹ Quang Hà thì anh Khương không có biểu hiện gây rối. Rõ ràng nhân viên Vietnam Airlines đã hành xử rất kém, thiếu chuyên nghiệp. Thiếu gì cách thuyết phục hành khách khi người ta chỉ muốn lấy lại cuống vé.

Nói không quá, chứ dân võ như chúng tôi, để đối phó với vài nhân viên an ninh chẳng khó khăn gì. Nhưng may là Khương đã bình tĩnh không đánh lại, chứ nếu Khương mà làm như vậy thì không thể chấp nhận được.

Dù sao đây cũng là bài học kinh nghiệm chung cho các HLV, VĐV Việt Nam - những người thường di chuyển nhiều bằng máy bay trong mỗi chuyến tập huấn, thi đấu.

VĐV Nguyễn Văn Hùng - cựu tuyển thủ Taekwondo từng 5 lần vô địch SEA Games:

Nghe tin tôi cảm thấy rất bức xúc, đặc biệt khi người bị hành hung là thầy của tôi. Dân võ thường bao giờ cũng suy nghĩ rất cẩn trọng trước khi làm chuyện gì đó, hơn nữa thầy Khương lại là người điềm đạm.

Với những người đã di chuyển nhiều bằng máy bay ở Việt Nam thì đều biết chuyện bị chậm vài tiếng đồng hồ so với giờ bay xảy ra quá nhiều và mọi người phải chấp nhận khi đã mua vé. Sau những sự việc như này, tôi hy vọng Vietnam Airlines sẽ biết cách trân trọng khách hàng hơn, vì sự phát triển của chính họ.

Ông Vũ Xuân Thành -Trưởng bộ môn Taekwondo, Tổng cục TDTTHiện đang tồn tại hai luồng ý kiến trái ngược nhau về sự việc anh Khương bị hành hung. Phía Vietnam Airlines có lý khi cho rằng hành khách khi lên máy bay phải tuân thủ quy định. Còn anh Khương với tư cách hành khách cũng có quyền lợi của mình khi đã bỏ tiền ra mua vé và phải được phục vụ tận tình.

Chúng tôi đã yêu cầu anh Khương có văn bản tường trình chân thực mọi diễn biến rồi mới có thể đưa ra ý kiến được.

Võ sư karatedo Đoàn Đình Long:

Phải trực tiếp có mặt trên máy bay mới có thể khẳng định đúng sai như thế nào nhưng theo sát vụ việc này qua các báo, tôi thấy sai sót đầu tiên thuộc về nữ tiếp viên hàng không. Đáng ra khi anh Khương đòi lại cuống vé, cô ta phải có trách nhiệm thuyết phục, giải thích, xin lỗi hành khách nếu đã làm mất, chứ việc báo cáo với cơ trưởng, để máy bay đang di chuyển lại buộc phải quay lại bến đỗ thì thành chuyện lớn rồi.

Tiếp theo, nhân viên an ninh khi lên máy bay chưa biết sự việc ra sao đã bẻ tay, chích dùi cui điện là sai rồi. Tôi nghĩ, nếu anh Khương đã đúng, thì nên kiện. Đó là cách để nhân viên hàng không biết cần phải tôn trọng khách hàng hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện kể của một nhà văn đi máy bay Vietnam Airlines

Ngay từ lúc vào cửa máy bay của VNA mang số hiệu 534 tôi biết chắc tổ bay đã thấy tôi được đưa đến bằng xe đẩy và thấy tôi cà lết tới chỗ ngồi nhưng suốt chuyến bay tôi không nhận được một lời hỏi han.

LTS: Trong những ngày này, trên các diễn đàn đang xôn xao bàn luận về vụ việc của HLV Lê Minh Khương trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4, bàn luận về cách ứng xử, thái độ phục vụ, tinh thần cầu thị và lắng nghe của Vietnam Airlines.

Có ý kiến khen, nhiều ý kiến chê nhưng tựu trung lại vẫn là những ý kiến mang tinh thần xây dựng, góp ý với mong muốn thương hiệu Vietnam Airlines xứng tầm là hãng hàng không quốc gia, xứng đáng với slogan "Cất cánh cùng non sông", mong muốn Vietnam Airlines ngày càng phát triển và nhận được sự yêu thương, tin cậy của khách hàng.

Cũng trên tinh thần đó, báo điện tử Dân Việt xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Từ Sơn, mang tựa đề Bình thường và... "bình thường", đã đăng trên báo Văn nghệ số 39 ngày 26.9.2009.

Sau hơn một tháng du ngoạn châu Âu, tuần cuối cùng tôi không may bị đau thần kinh tọa khiến chân trái cứng đơ không di lại được. Tình hình sức khoẻ như vậy khiến tôi và “bà xã” hết sức lo lắng. Con trai tôi (đang sống và làm việc tại Thụy sĩ) gọi diện thoại cho hãng hàng không Air France (hãng bay nối tuyến Hanoi - Zurich - Hanoi với Vietnam Airlines) và văn phòng đại diện Vietnam Airlines báo đề nghị họ bố trí dịch vụ chăm sóc hành khách bị đau ốm bất ngờ hồi hương thuận lợi và an toàn. Hãng hàng không trả lời con tôi:” Xin ngài yên tâm. Đây là trách nhiệm của chúng tôi “.Sáng sớm 12.9 vừa rồi, con trai tôi đưa tôi và vợ tôi ra sân bay Zurich. Làm thủ tục xong, nhân viên hàng không đưa chúng tôi dến phòng chờ dành cho người tàn tật. Mấy phút sau, một nam nhân viên đưa xe đẩy tới, mời tôi ngồi lên xe và bảo vợ tôi cùng đi theo.

Anh nhân viên nhẹ nhàng đẩy xe đưa tôi theo một đường dành riêng vắng vẻ, lên xuống thang máy và các cửa an ninh đến vài ba lần mới tới được chỗ xe ô tô chuyên dụng đón người ốm ra tận cầu thang máy bay. Nhân viên xe đẩy bàn giao hết sức kỹ lưỡng và dặn dò lái xe đưa chúng tôi đi sao cho chu đáo.

Lái xe nhanh chóng mang hành lý xách tay của chúng tôi đặt lên xe rồi dìu tôi lên chỗ ngồi, tự tay thắt dây an toàn cho vợ chồng tôi và luôn miệng nói: “Tốt, tốt rồi. Ông bà yên tâm”. Đến cầu thang chiếc máy bay City Jet mang số hiệu 5111 của Air France anh lái xe bảo chúng tôi ngồi yên tại chỗ để anh đi lo thủ tục với phi hành đoàn.

Mang hành lý, dìu tôi lên máy bay đều do nhân viên phi hành đoàn lo liệu. Mọi việc xong, lái xe và nhân viên phi hành đoàn ký biên bản bàn giao. Anh lái xe bắt tay chúng tôi, chúc lên đuờng bình yên. Chúng tôi hết lời cám ơn anh. Anh nói: “Đây là nhiệm vụ của chúng tôi. Bình thường thôi mà”.

Trên đường bay tới Paris, tôi bàn với vợ:” Chân anh đã đỡ nhiều có thể túc tắc đi làm tiếp thủ tục check-in ở sân bay Charles De Gaulle được, khỏi phải làm phiền bạn”. Vợ tôi đồng ý vì biết đến Paris chúng tôi còn 3 tiếng đồng hồ chờ đợi mới đến giờ bay về Việt Nam.

Máy bay hạ cánh ở sân bay Charles De Gaulle sau hơn 1 giờ bay. Chúng tôi thản nhiên (riêng tôi cố chịu đau chút ít) theo hành khách ra cửa máy bay. Nhưng “âm mưu” của chúng tôi không đạt vì cô tiếp viên đã ngăn chúng tôi lại, chỉ cho chỗ ngồi ở một hàng ghế và nói:” Quý vị phải ngồi chờ chừng 4 phút, xe ô tô chuyên dụng của chúng tôi sẽ đến đón hai vị và giúp các vị làm tiếp các thủ tục cho tới khi các vị chuyển sang máy bay của Vietnam Airlines”.

Hành khách bình thường đã lên xe bus vào nhà ga. Tôi thấy đội làm vệ sinh máy bay tới. Họ định lên máy bay làm nhiệm vụ thì bị cơ trưởng ra lệnh phải chờ chuyển xong hành khách bị đau đi mới được lên máy bay làm nhiệm vụ.

Bốn phút trôi qua. Xe chuyên dụng chưa tới. Cơ trưởng đích thân đến gặp chúng tôi xin lỗi và xin hẹn chờ thêm 5 phút nữa. Cơ trưởng còn thăm hỏi chúng tôi về sức khoẻ, về chuyến đi và xin lỗi liên tục. Tôi nói:”Chờ thêm mấy phút chúng tôi không thấy phiền. Chúng tôi rất cảm dộng về sự chăm sóc ân cần của các ông nhất là khi thấy toàn bộ tổ bay ngồi lại chờ chúng tôi mà chưa rời khỏi máy bay như lệ thường”.

Xe đến. Bàn giao, ký nhận , dặn dò lái xe. Toàn tổ bay tiễn tôi lên xe, bắt tay tạm biệt, chúc may mắn. Chúng tôi ra sức cám ơn. Cơ trưởng nói:”Đây là trách nhiệm của chúng tôi đối với hành khách đau ốm. Bình thường thôi mà”. Lại bình thường! Sao họ đáng yêu thế.

Anh lái xe đưa chúng tôi đi gần như vòng quanh sân bay chừng hơn 20 phút (có lẽ cả hai ba chục cây số) theo đường dành riêng để đến nhà ga thứ nhất. Ở đó lái xe lại bàn giao chúng tôi cho một nữ nhân viên da đen đã đứng đón sẵn. Chúng tôi cám ơn. Anh lái xe lại nói:”Nhiệm vụ bình thường của tôi thôi”.

Cô nhân viên đẩy xe đưa tôi lòng vòng trong nhà ga tới chỗ lên xe bus chuyên dụng chở chúng tôi về ga chính (ga Terminal ). Lại bàn giao, dặn dò. Chúng tôi cám ơn.Bạn nói:”Bình thường thôi mà”.

Đến ga chính, một cô nhân viên da trắng xinh đẹp đã chờ sẵn. Cô đẩy xe đưa tôi đến cửa làm thủ tục check-in của Vietnam Airline. Cô nhân viên dịch vụ bảo tôi ngồi yên trên xe đẩy.Cô cầm hộ chiếu của chúng tôi di làm thủ tục trong khi cửa làm thủ tục chưa mở. Mấy phút sau, thủ tục ưu tiên cho chúng tôi đã làm xong.

Cô nhân viên dịch vụ lại đẩy xe đưa chúng tôi đến tận cửa chờ lên máy bay. Cám ơn. Chào. Lại nói:”Bình thường...”. Tôi tưởng từ phút ấy tôi chỉ việc chờ đến giờ mở cửa ra máy bay, tôi sẽ cố gắng lết chân đi chừng 100 bước trong dường ống là vào máy bay ngồi vào chỗ ngon lành.

Nào ngờ 11h25 là giờ mở cửa vào máy bay thì 11h10 cô nhân viên lúc nãy lại đưa xe đẩy đến và nói với tôi:” Tôi sẽ đẩy xe đưa ông và phu nhân đến tận cửa máy bay, giao ông cho phi hành đoàn mới xong nhiệm vụ”. Nói rồi cô đến thương lượng, trình giấy tờ, bàn giao với nhân viên an ninh cho tôi được lên máy bay trước khi máy bay nhận khách hàng loạt.

Lúc bấy giờ tôi thấy một số hành khách là quan chức ngoại giao mang hộ chiếu đỏ cũng nhường sự ưu tiên lên máy bay trước cho tôi. Xe đẩy đưa tôi đến tận cửa máy bay. Cô nhân viên vội vàng bắt tay tôi và nhà tôi rất chặt, chúc lên đường về nước bình an.

Cảm động không nói lên lời, chúng tôi đăm đắm nhìn cô nhân viên dịch vụ mãi mới nói lắp bắp được lời “Cám ơn nhiều!”.Cô nhân viên cũng cảm động vẫy chào chúng tôi và lại nói:” Nhiệm vụ bình thường của tôi thôi mà. Chúc ông bà bình yên”.

Cô tiếp viên hàng không Việt nam thấy tôi cà nhắc tìm hàng ghế ghi trong phiếu lên máy bay liền giơ tay chỉ rồi quay mặt lại ngay. Tôi cà lết một lúc rồi cũng đến được hàng ghế của mình. Tôi nín đau rướn ngưòi tự tay cất hành lý xách tay của chúng tôi lên ngăn (vì nhà tôi với không tới). Thôi thế là yên ổn.

Sau 11 giờ bay, 4h30 sáng 13.9.09 máy bay dáp xuống Nội bài. Tôi cà lết tới chỗ làm thủ tục nhập cảnh. Người ta phải xếp hàng chờ khá dài vì giờ ấy mới chỉ có 4 cửa làm thủ tục. Khoảng gần hai mươi phút sau người ta mới mở thêm vài cửa nữa cho khách bớt thì giờ chờ trình diện. Tôi lại lết đến chỗ có ghế ngồi chờ lấy hành lý.

Sân bay lúc này mới có rất ít nhân viên làm việc. Cạnh ghế tôi ngồi chờ có mấy cái xe đẩy dành cho người ốm hoặc tàn tật nhưng tôi chẳng thấy ai hỏi han gì mình. Tôi cũng chẳng lấy làm lạ vì ngay từ lúc vào cửa máy bay của VNA mang số hiệu 534 tôi biết chắc tổ bay đã thấy tôi được đưa đến bằng xe đẩy và thấy tôi cà lết tới chỗ ngồi nhưng suốt chuyến bay tôi không nhận được một lời hỏi han.

Thậm chí khi cho ăn nhẹ 2 giờ trước khi hạ cánh cô tiếp viên còn quên không đưa nước uống cho vợ tôi, mặc dầu vợ tôi xin uống nước cà chua. Cô ta có “vâng” nhưng rồi lại “quên” lấy nước cho khách (!). Có lẽ đây cũng là “điều bình thường”.

Tôi chợt nhớ: hôm 19.7.2009 máy bay của VNA mang số hiệu 535 đưa tôi đi từ Hà Nội đến Paris đã khởi hành chậm hơn 1 giờ đồng hồ (hai lần xin lỗi khách khi khách đã ngôi yên trên máy bay vì “lý do kỹ thuật” ) và khi đến nơi nhận hành lý 2 va li của chúng tôi đều bị bẻ khoá. Đồ đạc chẳng mất gì ngoài một cái kính râm (chẳng biết là bị lấy trộm hoặc do sơ xuất của nhân viên soi hành lý nghi ngờ có đồ quốc cấm đã dỡ ra kiểm tra rồi làm rơi đâu đó). Tôi nghĩ: có lẽ đó cũng là những điều người ta cho là ”bình thường”(!).

Về Hà Nội đã được non một tuần. Chân tôi đã đỡ đau nhiều nhưng lòng tôi nhói lên một nỗi đau khác vì băn khoăn: Bao giờ chúng ta có được những con người làm nhiệm vụ chăm sóc con người mang trong mình cung cách ân cần và tinh thần trách nhiệm cao như những nhân viên hãng hàng không Pháp và các nhân viên dịch vụ mặt đất ở Thụy Sĩ và ở Pháp? Tôi hết sức biết ơn về sự giúp đỡ của họ. Hy vọng ai đó đọc bài viết nhỏ này giúp tôi một lần nữa chuyển đến những con người dễ thương ấy lòng biết ơn của chúng tôi.

Tôi hy vọng sự bất bình thường (mà người ta đã quá quen đến mức coi là bình thường), vô cảm trong cung cách phục vụ con người của chúng ta hiện nay ở không ít nhân viên công vụ thuộc không ít lĩnh vực sẽ liên tục bị xã hội lên án mạnh mẽ và xoá bỏ để có được thật nhiều những “công bộc” của nhân dân như Bác Hồ hằng mong muốn.

Liệu những người đang được dân đóng thuế để nuôi họ làm việc cho dân, có nhận thức được một cách đầy đủ trách nhiệm của mình và biến nhận thức ấy thành tình cảm tự nhiên của tình người bằng sự ân cần, chu đáo khi thực thi nhiệm vụ bình thường của mình mà nhân dân đã giao phó cho họ hay không?

===========================================================================================================

Thêm 01 bài này nữa, thì tôi nghĩ là chúng ta có đủ thông tin để nhận xét về vụ việc của VN airline và Huấn luyện viên Lê Minh Khương, dù là ai đúng ai sai Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

@paulle nói thật với bạn không phải là tôi ko ưa gì VNA, mà nói thật tôi cũng như hàng ngàn người dân VN và có thể là Thế giới, bức xúc và bất bình với cách làm việc và hành động quá thiếu chuyên nghiệp và vô trách nhiệm với khách hàng của VNA, tôi không phải là bị thuyết phục bởi những gì 1 vài người nói, mà các thông tin tôi đưa lên là xác thực và đã được kiểm chứng

Đoạn Video mà các bạn có thể xem trên mạng là có thể biết cách hành xử của nhân viên an ninh

Phát ngôn viên của VNA còn chưa biết gì đã đề nghị cho ông Khương vào danh sách cấm bay

Cách hành xử của nhân viên làm mất cuống vé

.....

Cách hành xử với khách hàng của VNA từ trước tới nay với tất cả các khách hàng của mình

@paulle thấy bạn lúc nào cũng luật pháp nước ngoài với chả nước trong, xin hỏi là bạn có đang sống trên sao hỏa không ạ, đừng bao giờ đi so sánh vớ va vớ vẩn như vậy, và cũng đừng như mấy ông thần tượng tây mà lúc nào cũng chê người dân VN thế này thế nọ, mà hãy thấy là dân VN quá rễ tính và xuề xòa nên mới để mấy thằng làm ăn bát nháo như vậy

@yeuphunu cám ơn anh có thêm tư liệu, ko cần phải so sánh đâu xa, thử đi du lịch bên thái lan, rùi vào sân bay của họ là đã thấy khác rùi

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

@paulle thấy bạn lúc nào cũng luật pháp nước ngoài với chả nước trong, xin hỏi là bạn có đang sống trên sao hỏa không ạ, đừng bao giờ đi so sánh vớ va vớ vẩn như vậy, và cũng đừng như mấy ông thần tượng tây mà lúc nào cũng chê người dân VN thế này thế nọ, mà hãy thấy là dân VN quá rễ tính và xuề xòa nên mới để mấy thằng làm ăn bát nháo như vậy

Lẻ ra bạn không nên viết những lời lẻ như trên vì nó không phù hợp và không liên quan đến nội dung của hai cái post của tôi.

Bạn Vi à, những gì bạn viết về so sánh, về thần tượng Tây, chê bai... là hoàn toàn không hợp với cá tính của tôi hay ý định của tôi. Dĩ nhiên, VNA có nhiều cái sai như bạn đã vạch ra, nhưng ý kiến của tôi, như đã nói từ post đầu tiên, chỉ nói tới vụ ông Khương bị đánh.

Bạn hãy đọc lại hai cái post của tôi để thấy tôi không nói chuyện vớ vẫn chút nào. Ý kiến của tôi theo bạn không thể áp dụng được ở nước ta? OK, chắc bạn nói đúng, nhưng đâu có sao vì trước sau gì thì con người Việt nam và xã hội Việt Nam sẽ cất bước cùng đi theo hướng đi của các nước phát triển hơn trong khu vực như là Thái Lan, Mã lai, Đài Loan... Tôi không nói chuyện Tây-Ta mà là chuyện ý thức pháp luật của người dân và tiếc thay một ông HLV có tiếng, từng đi nước ngoài mà còn có phản ứng với an ninh dở như vậy.

Tôi cũng từng chứng kiến cách đối xử thân thiện theo kiểu hầu hạ đối với khách Tây và thái độ lạnh nhạt đối với khách ta hay Việt kiều biết nói tiếng Việt, của tiếp viên hàng không VN. Có thể đây là dịp tốt để áp lực với VNA thay đổi cung cách phục vụ một cách chuyên nghiệp hơn. Một công ty lơn như VNA thay đổi thì nhưng công ty nhỏ hơn ở VN mới từ từ noi theo. Tuy nhiên, không vì thế mà ta cố tình lơ đi cái sai của nhân vật chính, vì có thể vô tình ta khuyến khích sự vi phạm luật lệ gây ra nhiều xáo trộn cho xã hội.

Thôi, lâu lâu ghé vào một xíu. hẹn lần khác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

@paulle thấy bạn lúc nào cũng luật pháp nước ngoài với chả nước trong, xin hỏi là bạn có đang sống trên sao hỏa không ạ, đừng bao giờ đi so sánh vớ va vớ vẩn như vậy, và cũng đừng như mấy ông thần tượng tây mà lúc nào cũng chê người dân VN thế này thế nọ, mà hãy thấy là dân VN quá rễ tính và xuề xòa nên mới để mấy thằng làm ăn bát nháo như vậy

Trở lại viết thêm vài chữ cho đầy đủ và rõ ràng ý nghĩa hơn nhưng không dược, phải post thêm một cái mới.

"Lẻ ra bạn Vi không nên viết những lời lẻ như trên vì nó không phù hợp và không liên quan đến nội dung của hai cái post của tôi. Muốn tranh luận trong tinh thần xây dựng và học hỏi thì hãy nói thẳng vào những chi tiết mà mình không bắng lòng hay cho là không đúng. Tuyệt đối không nên lạc đề, kết luận vội, suy đoán ....."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay